Đề tài Kinh tế kỹ thuật xây dựng xưởng sản xuất phân bón sinh hóa hữu cơ tổng hợp

Cùng với Glyotoxin, ta còn tách được chất kháng ính Viridin (sắc tố vàng). Môi trường nuôi cấy lên men lỏng gồm có Glyotoxin và Xitrat axit amonium. Ðầu tiền ta tách bằng cách trích ly Viridin với Cloroform, sau đó tiếp tục trích ly bằng Metanol trong điều kiện lạnh. Tinh thể kết tủa lắng xuống là đồng phân ( Viridin, ta tách được cả ( Viridin.

doc16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2646 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh tế kỹ thuật xây dựng xưởng sản xuất phân bón sinh hóa hữu cơ tổng hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG NGHIỆP VIỆN CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM PHÂN VIỆN CNTP TP.HỒ CHÍ MINH 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1 - Tp.Hồ Chí Minh. Tel: 8.299678 – 8.299657 Fax: (84.8) 82289 Tiến sĩ sinh học: NGUYỄN ÐĂNG DIỆP ÐỀ ÁN KINH TẾ KỸ THUẬT XÂY DỰNG XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN SINH HÓA HỮU CƠ TỔNG HỢP (Công suất : 3 - 5 tấn/ngày) TS Sinh học Nguyễn Ðăng Diệp Phân Viện CNTP tại TP.HCM PHẦN I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU I. PHÂN SINH HÓA HỮU CƠ TỔNG HỢP: MỘT HƯỚNG ÐI CHIẾN LƯỢC CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Dân số ngày càng đông, nhu cầu lương thực ngày càng lớn, buộc nông nghiệp phải sản xuất nhiều hơn. Cùng với sự phát triển của các phương tiện vận tải, các sản phẩm nông nghiệp đã trở thành hàng hóa trao đổi giữa các nước và các châu lục. Với sự đòi hỏi ấy, phân hữu cơ không thể đáp ứng được nhu cầu của sản phẩm nông nghiệp. Vì vậy trong vài chục năm trở lại đây, phân bón hóa học đã chiếm lĩnh chủ yếu trong các loại phân được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của hầu hết các nước trên thế giới. Với cách mạng xanh trong nông nghiệp, các giống cây trồng có năng suất cao ra đời với tính chịu phân cao, đòi hỏi nhiều dinh dưỡng, do đó người sản xuất phải bón nhiều loại phân hóa học như Urea, NPK, DAP… và sử dụng chất trừ sâu bệnh. Việc sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu liên tục dẫn đến tình trạng lẩn quẩn khó thoát là đất đai bị bạc màu và nước bị ô nhiễm, tôm cá giảm nhiều, vai trò của sinh vật đất (như giun đất) và vi sinh vật đất giảm hẳn, trong khi đó các loại sâu bệnh lại tăng kháng thuốc. Vì vậy muốn có năng suất cao lại phải dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu nhiều hơn. Ðó là chưa kể đến chất lượng nông sản bị giảm sút. Thường thì nông dân hiện nay mới chỉ thấy được mặt tích cực của các loại hóa chất trừ sâu và phân hóa học, ít ai hiểu được hoặc thấy được những vấn đề tiêu cực sẽ nảy sinh trong tương lai. Con đường mà những nước phát triển đã đi với sự sử dụng các sản phẩm hóa học và lạm dụng các loại hóa chất đã phá hoại tự nhiên, phá vỡ sự cân bằng sinh thái và làm ô nhiễm môi trường. Chúng ta phải tìm ra con đường bảo vệ được môi trường, duy trì được sự cân bằng sinh thái, lại tạo ra được năng suất và sản lượng cần thiết cho xã hội. Chúng ta không thể hủy bỏ ngay việc sử dụng phân bón hóa học và các loại hóa chất trừ sâu mà đi theo cách canh tác hữu cơ hoàn toàn. Hiểu được ý nghĩa lớn lao của nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái để kết hợp hài hòa giữa việc sử dụng phân bón hóa học và các hóa chất với các sản phẩm hữu cơ trong nông nghiệp là hết sức quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay, việc hình thành các sản phẩm hữu cơ mang tính hàng hóa, nghĩa là sản xuất mang tính công nghiệp các loại phân hữu cơ với sự kết hợp hài hòa với phân hóa học là hợp lý nhất. Vấn đề đặt ra ở đây là phải kết hợp được tính tác dụng nhanh và hàm lượng dinh dưỡng cao của phân hóa học với khả năng cải tạo đất, giữ gìn độ phì nhiêu cho đất của phân hữu cơ và phân vi sinh, đồng thời sử dụng hợp lý các chất điều hòa kích thích tăng trưởng cây trồng và các nguyên tố vi lượng. Phân sinh hóa hữu cơ (Bio organic fertillizer) là một loại phân bón tổng hợp cả về mặt hóa học và sinh học, nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của cây trồng và đất trồng. Phân sinh hóa hữu cơ là sản phẩm sinh học. Phân sinh hóa hữu cơ ra đời và phát triển, tự nó mang trong mình tính chiến lược của giai đoạn phát triển nền nông nghiệp của nước ta hiện nay, nó là hướng phát triển tất yếu cho nhu cầu của sản xuất nông nghiệp của thế kỷ 21. Phân sinh hóa hữu cơ là loại phân bón sử dụng quá trình lên men vi sinh vật để hoạt hóa than bùn (hoặc rác thải) rồi phối trộn với các phân hóa học (đạm, lân, kali, lưu huỳnh) các nguyên tố trung lượng, vi lượng cùng các chất điều hòa kích thích tăng trưởng cây trồng. Sử dụng phân sinh hóa hữu cơ, phân vi sinh. Ngoài ra nó còn được bổ sung đầy đủ các nguyên tố và hoạt chất quan trọng mà cây trồng cần và đất thiếu; nó có thể điều chỉnh được hàm lượng dinh dưỡng cho phù hợp với từng loại cây trồng trên mỗi vùng đất canh tác khác nhau. Hiệu quả mang lại do sử dụng phân sinh hóa hữu cơ là rất lớn, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng rộng rãi loại phân bón mới này để tái tạo lại độ phì nhiêu của những vùng đất bạc màu do khai thác không hợp lý, để cải tạo những vùng đất hoang hóa thành đất canh tác, để tăng năng suất và chất lượng nông sản trong điều kiện thâm canh cao. Quan trọng hơn cả là phân sinh hóa hữu cơ giải quyết được vấn đề đảm bảo sinh thái, bảo vệ môi trường và sự phát triển của một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên việc sản xuất phân sinh hóa hữu cơ trên nền than bùn không đơn giản, nó đòi hỏi phải có kỹ thuật và công nghệ thích hợp. Trữ lượng than bùn trên thế giới khoảng 400 đến 800 tỷ tấn với diện tích khoảng 400 – 500 triệu ha. Nhiều nước đã khai thác than bùn làm nhiên liệu và phân bón: phần Lan có diện tích nhỏ than bùn khoảng 10 triệu ha với trữ lượng 30 tỷ tấn. Hãng Satoturrou đã sản xuất 200.000 tấn các dạng phân bón từ than bùn. Thụy Ðiển hàng năm khai thác 1 triệu m3 dùng cho làm vườn. Tiệp Khắc sản xuất khoảng 1,2 tỷ tấn phân từ than bùn ở 14 nhà máy và đã cấm sử dụng than bùn làm nhiên liệu. Mỹ có 5 triệu ha than bùn, trữ lượng 15 tỷ tấn, nhu cầu phân bón than bùn ở Mỹ rất lớn. Các nước Ðức, Trung Quốc, Indonesia, Brazin… cũng khai thác than bùn chủ yếu dùng làm phân bón và chất cải tạo đất. Ở nước ta trữ lượng than bùn cũng tới gần 1 tỷ tấn, tập trung thành mỏ lớn ở Ðồng bằng Sông Cửu Long và hầu như tất cả các tỉnh đều có mỏ than bùn. Từ lâu nông dân ta đã biết dùng than bùn phơi khô, ủ lẫn với phân chuồng hoặc vôi, lân để làm phân bón. Việc chế biến trên đòi hỏi nhiều công sức, mất nhiều thời gian nên việc khai thác sử dụng còn hạn chế. Mặt khác vì chưa hiểu và tận dụng hết các đặc tính hóa lý và sinh học tốt của than bùn nên hiệu quả không cao. Những năm gần đây ở nước ta bắt đầu dùng than bùn làm phân bón theo qui trình công nghệ tiên tiến để cải tạo và nâng cao năng suất cây trồng. Dưới sự hướng dẫn của một số nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật đất phân, Viện Thổ Nhưỡng nông hóa (Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Trường Ðại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh, Viện Khoa học Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới và xây lắp – Hội Phân bón Việt Nam…) một số địa phương đã theo các phương pháp khác nhau xử lý than bùn làm phân bón. Có nhiều tên đặt cho phân sinh hóa hữu cơ tùy theo cơ sở sản xuất: Hãng FONTANA (Ý) sản xuất loại phân hữu cơ lên men tổng hợp gọi tên là “Biorganic” và vào năm 1988 đã chào hàng sang ta với giá 399 đôla / 1 tấn (CIF cảng Sài Gòn). Công ty DONALL (Liên doanh giữa Ever Rich Development LTD Hồng Kông với Tỉnh Ðồng Tháp) từ năm 1989 đã sản xuất tại Tp.Hồ Chí Minh phân sinh hóa trên nền than bùn mang tên KOMIX. Cuối năm 1990, Công ty Phân bón hóa chất Kiên Giang sản xuất phân BIOMIX, tiếp theo là xí nghiệp than bùn Củ Chi Tp.Hồ Chí Minh, xí nghiệp phân Chư Sê Plâyku với công nghệ sản xuất phân BIOMIX C và BIOMIX P. Cùng năm 1990, Trung tâm Khuyến nông Tỉnh Sông Bé sản xuất phân sinh hóa chuyên dùng chi lạc (đậu phộng) mang tên BIOFER. A. “Phân lân vi sinh” của công ty Thiên nông sản xuất ở miền Bắc Việt Nam từ than bùn trộn với phophoric lên men vi sinh, cũng có thể coi là một loại phân sinh hóa hữu cơ với tỷ lệ hoạt hóa thấp (NPK = 0.3.0, nghĩa là chỉ còn 3% P2O5). Ðến năm 1991, phong trào sản xuất phân sinh hóa từ than bùn mở rộng nhanh với nhiều qui trình công nghệ từ nhiều cơ quan khoa học trong nước hoặc từ các công ty tiếp nhận công nghệ nước ngoài. Tháng 10/1991, Trung tâm nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật đất phân thuộc Viện Thổ Nhưỡng nông hóa được phép Bộ Nông nghiệp và CNTP tổ chức hội thảo toàn quốc “Sản xuất và sử dụng phân sinh hóa từ than bùn” lần thứ nhất tại Tp.Hồ Chí Minh. Cho đến nay, phân sinh hóa hữu cơ sử dụng nền than bùn đang được nhiều cơ quan quan tâm. Ủy ban Khoa học Nhà nước nay là Bộ công nghiệp và Môi trường đã hỗ trợ hai dự án sản xuất thử ở Kiên Giang và Bình Ðịnh. Liên hiệp mía đường 2 đã đưa thành chương trình phát triển phân sinh hóa hữu cơ KOMIX chuyên dùng cho mía trên nền bà bùn lọc đường và than bùn tại các nhà máy đường. Viện Thổ Nhưõng Nông hóa Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Viện lúa đồng bằng Sông Cửu Long, Viện nghiên cứu cao su, nhiều trung tâm khoa học và khuyến nông đã và đang nghiên cứu tác dụng và phát triển sản xuất phân sinh hóa hữu cơ. Phân sinh hóa trên nền than bùn đang được nhiều nhà lãnh đạo quan tâm khuyến khích sản xuất và sử dụng. Các xí nghiệp phân sinh hóa hữu cơ đang được xây dựng ở nhiều nơi. Phân KOMIX chuyên dùng cho mía được sản xuất ở La Ngà (Ðồng Nai), Nha Trang (Khánh Hòa)… 3 xí nghiệp KOMIX chuyên dùng cho cà phê, cao su ở Ðắc Lắc mới hoàn thành. Nhà máy phân sinh hóa Bình Ðịnh và các nhà máy phân lân vi sinh của Công ty Thiên nông ở Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Tây… đang đưa ra thị trường nhiều sản phẩm . Phân “Phức hợp con dơi” của Công ty Vật tư và Dịch vụ Nông nghiệp (ASEMCO) cũng đã qua thời gian khảo nghiệm đang mở rộng sản xuất. Một số tỉnh như Tây Ninh, Long An, Ðồng Nai… với nguồn than bùn tại địa phương tốt, đang tiến hành phương án lập nhà máy sản xuất phân sinh hóa hữu cơ qui mô vừa. Trong sự phát triển một hướng đi mới này, đã nảy sinh không ít những sai sót, lệch lại như công nghệ chưa hoàn chỉnh, vi sinh thoái hóa, than bùn lẫn đất cát chất lượng kém, than bùn không được hoạt hóa bằng phương pháp lên men vi sinh hoặc phương pháp nhiệt, kết hợp khoá học, công nghệ phức tạp mắc tiền. Thậm chí có nhiều cơ sở sản xuất phân chất lượng thấp gây tác hại lớn làm giảm năng suất và sản lượng nông nghiệp, làm mất lòng tin của nông dân đối với một số sản phẩm kỹ thuật mới, một loại phân bón mới. Do đó các nhà sản xuất cần cải tiến nâng cao công nghệ, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, hạ giá thành. Nhà nước ta cần tăng cường kiểm tra, quản lý bảo đảm quyền lợi cho người nông dân. *** Tác dụng của phân sinh hóa hữu cơ có rất nhiều mặt. Các thí nghiệm về phân sinh hóa KOMIX, trên 20 loại cây trồng chủ yếu là lúa, ngô, rau, lạc, đậu đổ, mía, cao su, cà phê, chè, dâu tằm, cây ăn quả ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, mièn Ðông Nam bộ Tp.Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Ðịnh trong mấy năm qua đề có kết quả rất tốt. s        Tăng năng suất từ 15 – 30%. s        Cải thiện tính chất đất, tăng độ ẩm giữ đất tơi xốp, dễ cày bừa. s        Cải thiện tính chất sinh học của đất tăng lượng vi sinh vật hữu ích. s        Giảm bệnh cây trồng, chống bệnh nghẹt rễ lúa, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn của cây… Qua nhiều thí nghiệm, 1 tấn than bùn sau lên men (không tính hiệu lực của phân hóa học đã phối trộn) có hiệu quả tương đương với từ 3 đến 5 tấn phân chuồng, giảm được việc sử dụng phân đạm, phân kali. Tác dụng của phân sinh hóa hữu cơ có được không chỉ đơn giản do số lượng chất hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng hóa học mà còn do các chất được sản sinh ra trong quá trình phát triển của nhiều chủng loại vi sinh vật khi lên men như các amonoacid, các chất kháng sinh, và nhiều enzyme hữu ích. Có thể coi phân sinh hóa hữu cơ là sản phẩm đồng thời là thành viên của phương thức (canh tác bán tự nhiên) góp phần phát triển bước đầu nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh thái, phân sinh hóa hữu cơ là một sản phẩm mới cần được khuyến khích sử dụng và hỗ trợ phát triển sản xuất mở rộng với chất lượng cao. II. THAN BÙN, MỘT NGUYÊN LIỆU CHỦ YẾU ÐỂ SẢN XUẤT PHÂN BÓN SINH HÓA HỮU CƠ: s        Than bùn là nguồn nguyên liệu rất lớn của đất nước ta; Thừa Thiên Huế có những mỏ than bùn trữ lượng lớn, chất lượng cao. s        Than bùn có cấu trúc xốp hơn các loại hữu cơ khác có thể ví như người giữ kho tốt các Ion dinh dưỡng cho cây trồng khỏi bị mất vô hình và chính than bùn là nguồn đảm bảo cung cấp dinh dưỡng có điều độ cho cây trồng. s        Than bùn còn chứa một hàm lượng axit Humic là chất kích thích , tạo năng lực mạnh mẽ cho cây trồng dễ dàng tiêu thụ chất dinh dưỡng (thức ăn chính của cây trồng) để nuôi cây và tạo những thuận lợi khác như quang hợp, chống chịu hạn, tăng chất lượng và năng suất cây trồng. s        Than bùn, cụ thể là chất Humat (từ axit Humic) quá trình tạo thành nó bằng hợp chất trọng lượng phân tử lớn, chủ yếu là các vòng Cacbon thơm ngưng tụ cao trong đó có các nhóm dị nguyên tố dưới dạng nhóm chức hoạt động như Carboxyl, Hydroxyl, Metoxyl làm nhiệm vụ trao đổi thay thế các Ion (ion dinh dưỡng cây) mà không có loại hữu cơ nào khác có nhóm chức này; ngoài ra còn tạo nên chất kích thích sinh trưởng tăng nhanh sự phát triển cây trồng như Hum với công thức hóa học: (COOH)n + n NH4OH hum (COONH4)n + H2O (Hum là thành phần hữu cơ của axit humic trong than bùn) s        Tất nhiên than bùn còn có mặt trái của nó, đó là các độc tố, các chất khí H2S, CH4, Sáp, Bistum và vi sinh vật có hại và cả tàng dư thực vật Celuloza trong quá trình hình thành còn tồn tại trong nó. Do đó việc sử dụng than bùn vào làm phân bón phục vụ nông nghiệp một điều buộc là phải hoạt hóa (ngôn từ khoa học) mà cụ thể là khử các độc tố nêu trên bằng phương pháp hóa học và sinh học để tạo thành một chế phẩm tinh khiết (đã thanh trùng) mới dùng có hiệu quả được. Thực tế chỉ dùng than bùn hoạt hóa nó để thành chất tinh khiết trong sản xuất phân bón hỗn hợp hữu cơ hay cải tạo đất cũng được. Nhưng qua nghiên cứu cần đưa vào than bùn các chất hữu cơ khác theo tỷ lệ thích hợp để tăng môi trường xúc tác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình rút ngắn thời gian hoạt hóa, tăng nhanh sự phân hủy độc tố tăng cường nhiệt, tạo thêm môi trường kiềm, tăng độ phân giải lân hữu cơ không tan thành lân tan và tăng nồng độ mùn trong hữu hợp lên, đồng thời tạo thêm hàm lượng chất dinh dưỡng cho cây trồng như N–P–K, vi lượng, trung lượng trong nguyên liệu này. Do đó chúng tôi tăng thêm một số nguyên liệu hữu cơ khác với tỷ lệ mà chúng tôi tạm dự kiến để ghi trong dự án như sau: III. CÁC NGUYÊN LIỆU PHỤ KHÁC: 1.     Bã bùn mía: chủ yếu là tăng mùn và tăng Kali với nồng độ kiềm để chuyển hóa nhanh (bã bùn mía có hàm lượng Kali khá cao). 2.     Phân gia súc (phân heo, bò, gà): chủ yếu để tăng hàm lượng P2O5 và đạm (chủ yếu là NH3 nhằm tạo sự chuyển hóa nhanh). 3.     Rác hữu cơ đã bị phân hủy hay đã xử lý bằng phương pháp sinh hóa học. 4.     Bột thuốc lá vụn: chủ yếu gia tăng nhiệt cho quá trình hoạt hóa, bổ sung thêm các chất chống sâu bệnh và cũng góp phần tăng lượng K2O. 5.     Chế phẩm vi sinh (Trichoderma): nhằm phân giải Cellulose, Chitin, tạo điều kiện cho vi khuẩn cố định đạm phát triển và hoạt động, đồng thời sinh tổng hợp các kháng sinh để tiêu diệt và kiềm hãm các vi sinh vật có hại cho cây trồng. Chế phẩm vi sinh này sẽ được cấy vào phân. 6.     Các chế phẩm khoáng, đa lượng, trung lượng và vi lượng. Riêng vi lượng có thể lấy từ bột rong biển. 7.     Dịch Vedagro của nhà máy bột ngọt Vedan có hàm lượng các chất khoáng và cả các axit amin. 8.     Thuốc trừ sâu bệnh cây trồng lấy từ nim (neem); _ Chiết xuất từ hạt. _ Chiết xuất từ lá. 9.     Rong biển _ Rong biển được thu hoạch từ ngoài khơi biển Việt Nam có hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt là khoáng vi lượng đạt 32% đầy đủ các vi lượng quý hiếm. _ Rong biển được xử lý, làm khô rồi xay thành bột mịn. IV. TÁC DỤNG CHỦ YẾU CỦA CÁC VI SINH VẬT TRICHODERMA: A. Các kháng sinh được tạo nên từ chủng Trichoderma: Ðã có nhiều công trình nghiên cứu Trichoderma, đã xác định nó có khả năng chữa bệnh. Trong đó chú ý nhiều là loài Trichoderma Viride. Nó là một loại nấm phân tán khắp nơi trong đất. Qua nghiên cứu ta xác định có hai loại Trichoderma sinh ra các kháng sinh là Glyotoxin Viridin và các kháng sinh bay hơi. 1. Glyotoxin: Là chất kháng sinh thứ nhất được sản sinh ra bởi nấm đã được tách từ giống Trichoderma Viride (chủng Tr.lignorum). Glyotoxin ngoài việc sinh từ Tri.lignorum, còn phát hiện ở cả Aspergillus fumgitus, một loài Penicilium. Sau 3 – 4 ngày nuôi cấy lên men trên môi trường lỏng có nguồn Nitơ là Amonium ở điều kiện PH thấp, thông khí mạnh. Trong môi trường thức ăn lên men, nếu sử dụng nguồn nitơ phức tạp thì làm hạn chế sự tạo nên Glyotoxin. Nó sẽ bị mất hoạt tính trong môi trường kiềm ngay khi có Oxyene. Tách Glyotoxin từ thể lỏng đã lên men được tiến hành bằng trích ly bởi Cloroforme (0,1 thể tích), kết tủa tiếp theo bằng Benzol hay cồn Ethylic trong điều kiện lạnh. Glyotoxin không bền vững và bị phân giải nhanh trong ánh sáng Phổ kháng sinh của Glyotoxin chống các vi khuẩn, chủ yếu là loại gram dương và các nấm gây bệnh. Hoạt tính kháng sinh của Glyotoxin đối với vi khuẩn. - Mycobacterium tuberculosis = 0,02 – 0,06 mg (ml). - Staph.Aureus, Staph. Albus, Staph.Viridaus, Hemophilus Pertussis, Neisseria Catarrhalis, Salm. Typhosa, Salm Paratyphi – 0,2 – 0,5 mg/ml, Salm.Schottmualleri = 10 mg/ml. Proteus vulgaris và Pseudomonas aeruginosa tác dụng bền vững với Glyotoxin, Corynebacterium diphteriae, Strept pyogenes, Diploc – pseumoniae thì nhạy cảm. Hoạt tính kháng sinh của Glyotoxin với các nấm gây bệnh cũng được thể hiện ở các liều lượng nhỏ nhất trong trồng trọt như sau: ( Ðối với: Blastomyces dermatitidis 1 : 2000 ( 1: 8000 - Trichophyton tonsurraus, Tri. Gipseum, Microsporum audounii, Candida allbicaus, C.crisei, C.tropicalis 1: 2000 ® 1: 100.000 Ðối với Trichophyton rubrum , Tr. Purpureum, Microsporum Canis, Epidermophyton floccosum, Canidida stelletoidea 1: 250.000 ® 1: 100.000. Nấm ký sinh gây bệnh có hoạt tính kháng sinh của glyotoxin thể hiện trong trồng trọt với tỷ lệ như sau: Ðối với Ceratostonella ulmi 1 : 12.000 Ðối với Ascochyta pisi, Botrytis allii, Rhizotonia solani, Sclerotinia sp. 1: 300.000 ® 1 : 450.000. Trong kết quả thực nghiệm, thì glyotoxin không thể hiện hiệu quả chống nhiễm trùng lao của chuột, cũng như không ngăn cản sự phát triển của u ác tính. Ðộc tố LD 100 đối với chuột: 45 – 65 mg/kg Thành phần hóa học của glyotoxin có quan hệ với Tetraxiclin, Piperazin, ngưng tụ bởi hệ thống mạch vòng chứa hai nguyên tử lưu huỳnh. Công thức hóa học của Glyotoxin: C13H14N2S2O4 * Công thức cấu tạo: CH–OH C=O N H O C S S CH–OH CH H Hoạt tính kháng sinh của glyotoxin liên quan với sự có mặt trong phân tử là nhóm chứa đựng lưu huỳnh. 2. Viridin: Cùng với Glyotoxin, ta còn tách được chất kháng ính Viridin (sắc tố vàng). Môi trường nuôi cấy lên men lỏng gồm có Glyotoxin và Xitrat axit amonium. Ðầu tiền ta tách bằng cách trích ly Viridin với Cloroform, sau đó tiếp tục trích ly bằng Metanol trong điều kiện lạnh. Tinh thể kết tủa lắng xuống là đồng phân ( Viridin, ta tách được cả ( Viridin. Sự khác nhau giữa Glyotoxin và Viridin. Nồng độ cực tiểu của kháng sinh này ngăn cản được sự phát triển của nấm như sau ((g/ml). - Colletotrichum lini = 0,003 Saccharomyces cerarisiae = 6,2 - Fusarium coeruleum = 0,003 Tohula utilis = 6,2 - Botrytis allii = 0,006 Trichophyton interdigitate = 6,2 - Trichothcium rosum = 0,05 Trichoderma Viride = 50 - Cladosporium herbarum = 0,2 Penicillium expansum = 6,25 - Fusarium culmorum = 0,2 Stachybotrys atra = 6,25 - Penicillium notatum = 0,2 Botrytis sp. = 12,5 - Stemphillum sp. = 0,2 Mucor pusilus = 12,5 - Cephalosporium sp. = 0,8 Candida crusei = 25 - Aspergillus = 3,1 Willia sp. = 25 - Candida albicans = 6,2 Absidia orchidis = 50 Sự phát triển của Trypanosama cruzi bị kìm hãm ở nồng độ pha loãng là 1: 800 – 1: 1.600. Công thức chung của Viridin cao hơn so với độc tố của Glyotoxin: liều lượng 5 (g/kg làm độc hại đến chuột. 3. Các kháng sinh bay hơi: Ðược sinh ra từ các Trichoderma, kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật Bảng 1: Tính kháng khuẩn của các chất bay hơi do Trichoderma sinh ra Các mẫu thí nghiệm Mức độ phát triển của các vi khuẩn dưới tác dụng của kháng sinh bay hơi B.Coli B.Prodigiosum B.Proteus B.Pyocyaneu B.Mesenteri B.Mycoides Mycobacterium B.Malvacearum Stapphaureus Mẫu đối chứng + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + Mẫu có Tri Koningi 8 + + + + + - + - + + + + + - Mẫu có Koningi 80 + + + + + + - - - + - + + - + ( : Khuẩn lạc phát triển yếu. ( : Vi khuẩn không phát triển. So với mẫu đối chứng chúng ta thấy các kháng sinh bay hơi do Trichoderma tốt nhất là B. Mesenderius và B.Mycoides. Bảng 2: Tác dụng diệt nấm của các chất kháng sinh do Trichoderma sinh ra Các mẫu thí nghiệm Ðường kính khuẩn lạc (cm) Verticillium dahliae Fusarium oxysporum Rhizopus nigricans Sau 2 ngày 10 ngày 2 ngày 10 ngày 2 ngày 10 ngày M. Ðối chứng 0,8 3,2 3,1 11,8 12 12 T. Koningi 80 - - - - 0,8 1,0 T. Koningi 180 - - - 0,4 12 2,2 T. Koningi 8 - - - 1,7 12 12 Rất cao, nhất là nấm Verticllium Dahliae và Fusarium oxysporum. Từ những thí nghiệm ta thấy loại Tr.Koningi và Tr.Lignorum đã kìm hãm sự phát triển của nhiều dạng vi khuẩn và nấm ký sinh gây bệnh. Nhạy cảm nhất là : Ps –tumefaciens, Pstabacum, Ps.andropoponis, Ps.fluorescens, Xanth phaseoli. Kém nhạy cảm hơn là: E.carotovora, Ps.pisi Từ các nấm: Nhạy cảm với kháng sinh bay hơi là: Botrilis cinerea, Helminthosporium sativum, Fusarium culmorum, F.sporotrichiella. Chủng Tri. Koningi có mức độ kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc gây bệnh hơn là Tri lignorum. Ngoài ra Trichoderma Viridin còn sinh tổng hợp được cả các Enzyme cellulase để phân giải các cellulase trong phân xanh và đất làm tăng độ mùn và dinh dưỡng của đất. Các hãng trên thế giới đã sử dụng chủng Trichoderma để sản xuất cellulase như sau: Meiji seika kaisha, Japan Biochemiscals. B. Các enzyme chủ yếu do các chủng Trichoderma sinh ra: 1.     Các protease 2.     Các amlase 3.     Các cellulase 4.     Chitinase Các Enzyme này phân giải các chất xơ, cellulose, chitin, hydrat carbon, protein thành các thành phần đơn giản để cây hấp thụ dễ dàng. Ngoài ra cellulase và chitinase còn phân giải màng tế bào của vi sinh vật và côn trùng ăn hại cây trồng làm cho chúng bị tiêu diệt. PHẦN III: QUY TRÌNH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH HỮU CƠ TỔNG HỢP SƠ ÐỒ TÓM TẮT Phoái hôïp vôùi ña, trung, vi löôïng thaønh nhieàu coâng thöùc khaùc nhau 7 Loïc laáy dòch trong 15 Xöû lyù cheá bieán than buøn, phaân gia suùc,… Phoái troän vôùi ña, trung, vi löôïng, chaát ñoän, keát dính. 1 Phoái cheá ñaûo troän vôùi khoaùng dinh döôõng, cheá phaåm vi sinh Taïo vieân coù f 2,5 – 4mm 2 Leân men vi sinh vôùi chuûng loaïi Trichoderma Saáy khoâ ñeán thuûy phaàn £ 15% 3 Phoái troän theâm löôïng than buøn khoâ, phaân ñaõ xöû lyù vôùi löôïng gaáp 5 laàn Ñoùng goùi voâ bao thaønh phaåm 4 Laøm khoâ, phôi, saáy…ñaït thuûy phaàn £ 20% Phoái troän vôùi ña, trung, vi löôïng, chaát baùm dính, baûo quaûn, nöôùc. 5 Xay, nghieàn, mòn ñaït f = 1 – 2mm Khuaáy troän 6 9 10 11 12 13 14 Ñoùng goùi vaøo chai nhöïa, can,… thaønh phaåm 16 Ñoùng goùi thaønh phaåm daïng boät 8 BẢNG GIÁ DÂY TRUYỀN THIẾT BỊ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH HỮU CƠ TỔNG HỢP TT TÊN THIẾT BỊ SL Ð.GIÁ T.TIỀN 1 Băng tải: -   Khung máy: bằng thép định hình -   Băng tải: bằng cao su -   Kích thước băng tải: B = 300; L=6000 -   Ðộng cơ điện: N = 1,5HP, 3 pha 220/380V 2 18.000.000 36.000.000 2 Máy nghiền: -   Kiểu máy: máy nghiền bùn -   Ðộng cơ điện: N = 10HP, 3 pha 220/380V -   Kích thước tổng quát: 600 x 1250 x 1200 -   Vật liệu chế tạo: bằng thép 2 15.000.000 30.000.000 3 Máy trộn: -   Kiểu máy: máy trộn trục đứng -   Ðộng cơ điện: N = 15HP, 3 pha 220/380V -   Kích thước tổng quát: 1500 x 1600 x 2500 -   Vật liệu chế tạo: bằng thép 2 32.000.000 64.000.000 4 Gàu tải: -   Khung sườn máy: bằng thép -   Băng gàu tải:bằng cao su, B=150, L=4000 -   Gàu tải: bằng thép -   Ðộng cơ điện: N = 1,5HP, 3 pha 220/380V 1 18.000.000 18.000.000 5 Phễu chứa: -   Vật liệu chế tạo: bằng thép -   Thể tích chứa: V = 3000 L -   Vít tháo điện ở máy 150 -   Ðộng cơ điện: N = 1,5HP, 3 pha 220/380V 1 16.000.000 16.000.000 6 Hệ cấp khí lên men: -   Quạt thổi khí: N = 3HP, 4500m3/h -   Ðường cấp ống khí 2 60 6.000.000 85.000 12.000.000 5.000.000 7 Cân định lượng - Nước chế tạo: Việt Nam 2 4.500.000 9.000.000 8 Máy khâu bao: - Nước chế tạo: Ðài Loan 2 5.000.000 10.000.000 9 Máy sấy nằm ngang + lò đốt 1 25.000.000 25.000.000 10 Máy bơm phun 1 3.000.000 3.000.000 11 Máy tạo hạt vành nong (: 3000 1 15.000.000 15.000.000 12 Máy sàng 2 tấn/h 1 15.000.000 15.000.000 13 Máy đóng bao 1 6.000.000 6.000.000 TỔNG CỘNG 264.000.000 HỘI HỮU NGHỊ VIỆT – XÔ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH PHÚ KHÁNH Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc _________________ _________________ CƠ SỞ CHẾ BIẾN MỞ RỘNG BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ HÓA NGHIỆM Rong Sargassum Meolural Rong Sargassum Kinllmaninum Thời gian : Từ tháng 10/1987 đến 10/1988 Ðơn vị thực hiện : Viện Nghiên cứu Biển : 4 mẫu Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Miền Nam : 2 mẫu Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Khánh : 1 mẫu Hàm lượng đạm tổng số : 2,51 – 4,9% Hàm lượng Protein (1) : 11,35 – 15,8% Hàm lượng Lipid tổng hợp : 6,01 – 9,03% Tổng lượng khoán : 30,40 – 33,83% THÀNH PHẦN HÓA HỌC CHỦ YẾU Fe 1,79.10–1 – 2.100 Ae 1.10–2 Cu 1,10.10–3 – 2,4.10–3 Hi 3.10–3 Ce 1.10–3 Bo 2.10–4 I 3.10–1 Br 1.10–2 Mn 1,23.10–2 – 1,89.10–2 Cr 2.10–3 Zn 1.10–2 Ga 1.10–3 Ca 7,8.100 Ni 1.10–3 P 1,49.10–1 – 1,8.10–1 Fb 1.10–3 Na 3.100 Sr 2.10–1 K 1,2.10–1 Sn 1.10–3 Al 3.100 Ti 1.10–1 Si 1.100 V 2.10–3 Mg 10.100 Hàm lượng nước (độ ẩm) : 12,8% Hàm lượng cát : 0,9% Nha Trang, ngày tháng năm 2000 CƠ SỞ CHẾ BIẾN MỞ RỘNG

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docÐỀ ÁN KINH TẾ KỸ THUẬT XÂY DỰNG XƯỞNG SẢN XUẤT PHÂN BÓN SINH HÓA HỮU CƠ TỔNG HỢP.doc
Luận văn liên quan