MỤC LỤCTrangDANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
LỜI MỞĐẦU1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM . 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam3
1.1.1. Giai đoạn thứ nhất- Từ năm 1992 đến năm 2002. 6
1.1.2. Giai đoạn thứ hai- Từ năm 2002 đến năm 2004. 7
1.1.3. Giai đoạn thứ ba- Từ năm 2004 đến nay. 8
1.2. Đặc điểm các loại hình dịch vụ và khách hàng của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam . 9
1.2.1. Đặc điểm các loại hình dịch vụ. 9
1.2.1.1. Dịch vụ Kiểm toán và Tư vấn kinh doanh. 9
1.2.1.2. Dịch vụ Tư vấn giao dịch kinh doanh. 10
1.2.1.3. Dịch vụ Tư vấn thuế. 10
1.2.2. Khách hàng chủ yếu. 11
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam12
1.3.1. Bộ phận hành chính. 13
1.3.2. Bộ phận nghiệp vụ. 13
1.4. Đặc điểm tổ chức hoạt động kiểm toán tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam14
1.4.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kiểm toán. 14
1.4.2. Quy trình kiểm toán đang được áp dụng tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam18
1.4.2.1. Giai đoạn 1 - Lập kế hoạch kiểm toán và xác định rủi ro kiểm toán19
1.4.2.2. Giai đoạn 2 - Lập chiến lược và đánh giá rủi ro kiểm toán. 20
1.4.2.3. Giai đoạn 3 - Thực hiện các công việc kiểm toán. 21
1.4.2.4. Giai đoạn 4 - Kết thúc công việc kiểm toán và ra Báo cáo kiểm toán21
PHẦN 2: THỰC TIỄN THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM . 22
2.1. Vai trò, ý nghĩa của bằng chứng trong kiểm toán báo cáo tài chính. 22
2.2. Những vấn đề liên quan đến thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam . 24
2.2.1. Các quy định, hướng dẫn của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên. 24
2.2.1.1. Trong giai đoạn xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán một khách hàng mới24
2.2.1.2. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 25
2.2.1.3. Trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán. 25
2.3. Những vấn đề liên quan đến kiểm toán tài chính năm đầu tiên. 28
2.3.1. Số dưđầu năm28
2.3.2. Số dư cuối năm29
2.4. Thực tiễn thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam . 29
2.4.1. Đối với báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã kiểm toán nhưng kiểm toán viên không thấy thỏa mãn. 29
2.4.1.1. Trong giai đoạn chấp nhận kiểm toán. 29
2.4.1.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. 30
2.4.2. Đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 39
2.4.2.1. Thu thập bằng chứng thông qua điều tra, phỏng vấn. 40
2.4.2.2. Thu thập bằng chứng thông qua quan sát49
2.4.2.3. Thu thập bằng chứng thông qua kiểm kê. 51
2.4.2.4. Thu thập bằng chứng thông qua gửi thư xác nhận. 51
2.4.2.5. Thu thập bằng chứng thông qua kiểm tra tài liệu và tính toán lại59
2.4.2.6. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua thủ tục phân tích. 62
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM . 79
3.1. Nhận xét về kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam . 79
3.1.1. Việc tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam79
3.1.2. Việc tuân thủ các hướng dẫn của EY toàn cầu nói chung và EY Việt Nam nói riêng80
3.1.3. Nhận xét về các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam83
3.1.3.1. Nhận xét chung về cách thức sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng83
3.1.3.2. Nhận xét về cách thức sử dụng từng kỹ thuật thu thập bằng chứng. 83
3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam . 86
3.2.1. Kiến nghị chung về mặt phương pháp luận. 86
3.2.2. Kiến nghịđối với việc thực hiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên. 87
3.2.2.1. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua phỏng vấn, quan sát87
3.2.2.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua gửi thư xác nhận. 87
3.2.2.3. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua kiểm kê. 87
3.2.2.4. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua điều tra, tính toán lại tài liệu88
3.2.2.5. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua sử dụng các thủ tục phân tích88
KẾT LUẬN90
PHỤ LỤC92
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO100
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới sô ***********
104 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3484 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst Young Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho và giá vốn hàng bán trong năm 2007. Cụ thể:
Trong tháng 1: Nợ TK 6320711: 2,850,000,000
Có TK 1550011: 2,850,000,000
Trong tháng 2: Nợ TK 6320711: 800,000,000
Có TK 1550011: 800,000,000
Trong tháng 4: Nợ TK 1550011: 500,000,000
Có TK 6320711: 500,000,000
Trong tháng 6: Nợ TK 1550011: 500,000,000
Có TK 6320711: 500,000,000
Trong tháng 8: Nợ TK 1550011: 1,000,000,000
Có TK 6320711: 1,000,000,000
Trong tháng 11: Nợ TK 1550011: 1,650,000,000
Có TK 6320711: 1,650,000,000
Tên tài khoản 1550011 là thành phẩm- lốp xe máy các loại, còn tài khoản 6320711 là giá vốn hàng bán- lốp xe máy các loại. Những điều chỉnh đối với hai tài khoản này không ảnh hưởng tới tổng giá vốn hàng bán trong năm nhưng ảnh hưởng tới giá vốn hàng bán trong tháng điều chỉnh. Do vậy, khi thực hiện thủ tục phân tích đối với hàng tồn kho, kiểm toán viên đã chú trọng đến sự biến động của TK 1550011.
Các bước công việc mà kiểm toán viên thực hiện khi phân tích hàng tồn kho:
Thứ nhất, thu thập bảng kê chi tiết hàng tồn kho tại thời điểm 31/12/2007, sau đó so sánh và giải thích những biến động bất thường tại thời điểm 31/12/2006 của từng tài khoản chi tiết hàng tồn kho. Sau đây là một số biến động đáng chú ý của hàng tồn kho trong quá trình kiểm toán viên tiến hành tính toán và phân tích.
Biểu 2.13: Bảng tóm tắt tình hình biến động của hàng tồn kho
Đơn vị: đồng Việt NamError! Not a valid link.
Xét tổng quát thì tổng giá trị hàng tồn kho cuối năm cao hơn nhiều so với năm 2006, tăng thêm 58.8 tỷ đồng hay 112%, trong đó hàng đang chuyển là chủ yếu (tăng 20.5 tỷ đồng) và 30.4 tỷ đồng là giá trị tăng lên của nguyên vật liệu. Trong năm 2007 nhu cầu sản xuất của Công ty B tăng lên và do vậy mà nguyên vật liệu dự trữ cho sản xuất của Công ty tăng lên. Mặt khác, giá của những nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu cũng tăng trung bình khoảng 20% so với năm ngoái.
Tổng giá trị nguyên vật liệu tăng lên rất nhiều 245% (hay 34 tỷ đồng) là do một vài lý do: Công ty B dữ trữ một lượng nguyên vật liệu gấp 3 lần tại thời điểm cuối năm, thông thường như năm 2006, Công ty B chỉ dự trữ nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất trong hơn một tháng, nhưng năm nay, chỉ trong tháng 12, lượng cao su tổng hợp đã tăng lên 15 tỷ so với lượng dự trữ một tháng năm ngoái (trong tháng 11 và 12, Công ty B có một số hợp đồng lớn).
Những ghi chú cụ thể khác:
- [1] : Tổng lượng hàng đang đi đường là 2 triệu USD, và tăng lên do kế hoạch sản xuất tăng. Công ty thiếu hàng để bán.
- [2] : Tổng khối lượng tăng gấp 3 lần so với cuối năm trước (từ 311 tấn lên 995 tấn).
- [3] : Nhu cầu về sợi lốp tăng lên cùng với nhu cầu về cao su tổng hợp và cao su tự nhiên.
- [4] : Khối lượng tăng lên 4 lần, và sự tăng lên 15% của giá mua dẫn đên số dư của tài khoản 1520105- sợi cacbon tổng hợp.
- [5] : Khối lượng tăng trong trường hợp không có sự tăng lên của giá mua.
- [6] : Khối lượng Công ty B nắm giữ tại thời điểm 31/12/2007 tăng đáng kể so với thời điểm 31/12/2006 (từ 21.4 tấn lên 35.4 tấn), cùng với đó là có sự tăng mạnh của giá mua.
- [7] : Do nhu cầu về sản xuất và dự trữ tăng.
- [8] : Lượng dữ trữ cao su tổng hợp tăng gấp 3 lần và có cùng xu hướng như trong ghi chú [2].
- [9] : Chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm tăng so với năm ngoái. Điều này được lý giải như sau: do giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào tăng trung bình từ 10-15%, vì vậy mà có sự chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí theo dự toán, mặc dù mức thành phẩm giảm. Chính vì vậy, dự phòng giảm giá hàng bán năm 2007 sẽ cao hơn so với năm 2006 (ghi chú [11]).
- [10] : Mức thành phẩm giảm tại thời điểm 31/12/2007 là do doanh thu tăng mạnh vào hai tháng cuối năm trong khi Công ty có giới hạn về sản xuất.
Như vậy, có thể nói, không có sự biến động bất thường nào của hàng tồn kho tại Công ty B mà kiểm toán viên không giải thích được. Kiểm toán viên đã có thể đánh giá ban đầu về tính chính xác và hợp lý của số dư hàng tồn kho. Do nguyên vật liệu và thành phẩm là biến động nhiều nhất trong số các loại hàng tồn kho nên kiểm toán viên đã tiến hành tính thêm vòng quay để hiểu rõ hơn về sự biến động của những loại hàng tồn kho này.
Thứ hai, tính và phân tích biến động vòng quay hàng tồn kho
Biểu 2.14: Bảng phân tích biến động vòng quay nguyên vật liệu
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2006
Chênh lệch số tuyệt đối
% biến động
Nguyên vật liệu đầu năm
14,064,216,321
16,940,373,458
(2,876,157,137)
-16.98%
Nguyên vật liệu cuối năm
48,609,859,160
14,064,216,321
34,545,642,839
245.63%
Số dư bình quân NVL
31,337,037,741
15,502,294,890
15,834,742,851
102.14%
Tổng chi phí NVL trực tiếp
376,089,564,593
264,435,349,974
111,654,214,619
42.22%
Vòng quay nguyên vật liệu
12
17
(5)
-29.64%
Số ngày cho 1 vòng quay
30
21
9
42.13%
Số ngày cho một vòng quay nguyên vật liệu tăng từ 21 ngày trong năm 2006 lên gần 30 ngày trong năm 2007 là một tín hiệu không tốt cho tình hình kinh doanh của Công ty B, tuy nhiên, khi tìm hiểu thêm thì kiểm toán viên đã nhận thấy doanh thu tăng mạnh, từ 369 tỷ đồng lên 510 tỷ đồng trong năm 2007. Doanh thu tăng cũng kéo theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng từ 264 tỷ đồng lên 376 tỷ đồng. Số dư nguyên vật liệu do vậy cũng đã tăng mạnh từ 14 tỷ đồng lên 48 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2007 (như đã giải thích ở trên: do nhu cầu dự trữ và giá mua đều tăng).
Biểu 2.15: Bảng phân tích biến động vòng quay thành phẩm
Đơn vị: đồng Việt Nam
Chỉ tiêu
31/12/2007
31/12/2006
Chênh lệch số tuyệt đối
% biến động
Tổng doanh thu
510,408,412,696
369,187,039,894
141,221,372,802
38.25%
Thành phẩm đầu kỳ
14,511,408,512
20,304,316,129
(5,792,907,617)
-28.53%
Thành phẩm cuối kỳ
11,907,928,523
14,511,408,512
(2,603,479,989)
-17.94%
Số dư bình quân TP
13,209,668,518
17,407,862,321
(4,198,193,803)
-24.12%
Tổng giá vốn hàng bán
481,496,421,510
329,134,674,738
152,361,746,772
46.29%
Vòng quay TP
36
19
18
92.78%
Số ngày cho 1 vòng quay
10
19
(9)
-48.13%
Bảng phân tích đã chỉ ra rằng, doanh thu tăng mạnh (tăng 141 tỷ đồng hay 38%). Giá vốn hàng bán cũng tăng thêm 152 tỷ đồng hay 46.2%. Nhưng mức tồn kho thành phẩm trung bình trong năm 2007 lại giảm xuống 4.1 tỷ đồng (giảm 24% so với năm 2006). Điều này có nghĩa là doanh thu tăng mạnh hơn mức sản xuất và dự trữ nên dẫn tới sự thiếu hụt hàng để bán (trên thực tế, công ty không nhập khẩu nhiều hàng hóa để bán trong những trường hợp thiếu hàng). Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, Công ty B đã tiến hành xây dựng một lò nung mới.
Dựa vào kết quả của việc phân tích trên, kiểm toán viên đã đưa ra kết luận là sự biến động của số vòng quay hàng tồn kho của Công ty B trong năm 2007 là hợp lý.
đ, Khoản mục phải trả công nhân viên
Khi thực hiện các thủ tục phân tích chi phí tiền lương tại Công ty B, kiểm toán viên đã thực hiện những công việc sau:
Thu thập bảng tổng hợp về chi phí tiền lương;
Phỏng vấn bộ phận nhân sự những chính sách liên quan đến việc tăng lương, thưởng hay phụ cấp lương; số nhân viên thôi việc trong năm 2007;
Phân tích sự biến động của chi phí tiền lương năm nay so với năm trước.
Sau khi thu thập được những thông tin về chi phí tiền lương, kiểm toán viên sẽ tổng hợp thành một bảng tổng hợp tiền lương theo tháng. Trong bảng này, sẽ chi tiết tiền lương từ tháng 1 đến tháng 12 trong năm theo khoản mục chi phí tiền lương như: tiền lương cho nhân viên quản lý, tiền lương nhân viên lao động trực tiếp, tiền lương nhân viên lao động gián tiếp, tiền lương nhân viên bán hàng. Kiểm toán viên thường sử dụng biểu đồ để phân tích sự biến động. Thông thường, sau khi phân tích biến động của tổng chi phí tiền lương, khoản mục chi phí mà kiểm toán viên quan tâm nhiều nhất là chi phí tiền lương cho nhân viên lao động trực tiếp. Khoản chi phí này bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí tiền lương của Công ty B. Để phân tích khoản chi phí này, kiểm toán viên phải thu thập được thông tin về số lao động trực tiếp tại Công ty B từ tháng 1 đến tháng 12.
Biểu 2.16: Bảng tổng hợp chi phí tiền lương nhân viên trực tiếp theo tháng
Tháng
Chi phí tiền lương lao động trực tiếp (đồng)
Số nhân viên lao động trực tiếp (người)*1,000,000
1
656,801,228
468,000,000
2
572,320,933
459,000,000
3
686,672,682
468,000,000
4
654,670,657
448,000,000
5
511,454,608
467,000,000
6
605,580,971
489,000,000
7
693,058,786
506,000,000
8
705,752,168
527,000,000
9
681,108,365
526,000,000
10
728,139,057
531,000,000
11
712,337,157
532,000,000
12
878,983,265
544,000,000
Tổng
8,086,879,877
Biểu đồ 2.1: Phân tích sự biến động của chi phí tiền lương lao động
trực tiếp năm 2007
Trong biểu đồ trên, đường cong phía trên là biến động của chi phí tiền lương lao động trực tiếp. Dựa vào biểu đây, kiểm toán viên thấy rằng có nhiều biến động trong chi phí tiền lương trực tiếp.
Trong tháng 2: Đây là thời điểm nghỉ tết, do vậy, thời gian làm việc của nhân viên ít đi, kéo theo tiền công làm thêm giờ, trợ cấp, phụ cấp, thưởng, bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội giảm mạnh.
Tuy nhiên, trong tháng 3 chi phí này tăng đột ngột là do kế toán tiền lương có thực hiện ghi nhận khoản trợ cấp đặc biệt nhân ngày thành lập công ty (số tiền là 136,700,000 đồng) cho cả nhân viên lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
Trong tháng 5, chi phí này lại giảm mạnh do một khoản chi phí được chuyển sang khoản chi phí doanh nghiệp (TK 6422900) (kiểm toán viên đã kiểm tra bút toán điều chỉnh và không thấy có sai sót nào).
Chi phí này bắt đầu tăng từ tháng 7 là do có sự tăng lên của lương kinh doanh cơ bản (tăng 5%) và sự mở rộng quy mô số lao động trực tiếp trong công ty.
Trong tháng 12, mặc dù số nhân viên lao động trực tiếp không thay đổi nhiều nhưng chi phí này lại tăng mạnh. Điều này có thể được giải thích là do Công ty tính lương tháng thứ 13 vào lương tháng 12.
Nhìn chung, thủ tục phân tích được sử dụng đối với hầu hết các khoản mục và chu trình. Ngoài những khoản mục trên, những khoản mục mà kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục phân tích khi kiểm toán Công ty B là: khoản mục thuế giá trị gia tăng (đầu vào và đầu ra), khoản mục chi phí trích trước, khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả mà kiểm toán viên thu được là nhận biết được những biến động và xu hướng bất thường. Kiểm toán viên đã sử dụng phối hợp các phương pháp thu thập bằng chứng khác như điều tra, phỏng vấn, tính toán để tìm hiểu nguyên nhân và nhận thấy không có sai sót trọng yếu nào trong việc trình bày các khoản mục trên báo cáo tài chính. Kiểm toán viên cũng đã đưa ra các bút toán điều chỉnh cần thiết.
Chúng ta có thể nhận thấy rằng, các phương pháp thu thập bằng chứng không phải được sử dụng riêng lẻ và rời rạc mà kiểm toán viên luôn kết hợp các phương pháp trong toàn bộ quá trình kiểm toán. Nhìn chung, khi kiểm toán Công ty A và Công ty B, trong đó, Công ty A năm trước chưa được kiểm toán và Công ty B năm trước đã được kiểm toán, thì quy trình kiểm toán được áp dụng hầu như là giống nhau theo quy định của EY toàn cầu và EY Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, đối với Công ty A, kiểm toán viên đã cân nhắc tăng cường thực hiện các thủ tục bổ sung đối với số dư đầu năm tài chính. Những thủ tục này nhằm đánh giá tính chính xác và hợp lý của số dư đầu năm, làm cơ sở cho kiểm toán số dư cuối năm kiểm toán. Các phương pháp thu thập bằng chứng mà kiểm toán viên thực hiện các thủ tục này là kiểm tra tài liệu và thủ tục phân tích. Đối với Công ty B, kiểm toán viên đã giảm bớt được các thử nghiệm đối với số dư đầu năm, thay vào đó, kiểm toán viên tiến hành thu thập bằng chứng thông qua điều tra, phỏng vấn đối với kiểm toán viên tiền nhiệm, đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp và tính độc lập của kiểm toán viên tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm để đánh giá mức độ chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước. Do vậy, công việc mà kiểm toán viên thực hiện khi kiểm toán Công ty B sẽ giảm bớt nhiều so với Công ty A. Những phương pháp thu thập bằng chứng về tính chính xác của số dư cuối năm khi kiểm toán Công ty A và Công ty B nhìn chung là giống nhau, trong đó phương pháp được kiểm toán viên sử dụng nhiều đó là các thủ tục phân tích. Thủ tục phân tích rất hữu ích trong việc phân tích các biến động bất thường của các dữ liệu và thông tin tài chính (xét trên cả khía cạnh tổng quan báo cáo tài chính, các chu trình, các khoản mục, các tài khoản cụ thể liên quan đến từng khoản mục, các hệ số, tỷ suất tài chính…).
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN TẠI CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM
3.1. Nhận xét về kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
3.1.1. Việc tuân thủ các Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Những vấn đề liên quan đến kiểm toán tài chính năm đầu tiên được quy định rất rõ trong Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 510 (ISA 510) và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510 (VSA 510). Mục đích của hai chuẩn mực này là thiết lập các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn cách thức thực hiện các nguyên tắc, thủ tục có liên quan đến số dư đầu năm tài chính khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên. Tại EY Việt Nam, có thể nhận thấy, khi kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty A và Công ty B, kiểm toán viên đã tuân tủ đúng theo những hướng dẫn của ISA 510 và VSA 510.
Thứ nhất, trước khi kiểm toán số liệu tài chính năm hiện hành, kiểm toán viên coi việc xác định tính chính xác và hợp lý của số dư đầu năm tài chính là một phần công việc quan trọng để đảm bảo chất lượng cho cuộc kiểm toán, điều này có nghĩa là, kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với số dư đầu năm tài chính.
Thứ hai, kiểm toán viên đã có những lưu ý khác nhau đối với báo cáo tài chính năm trước của khách hàng. Các thủ tục đối với số dư đầu năm tài chính phụ thuộc vào báo cáo tài chính năm trước đã được kiểm toán hay chưa được kiểm toán (hoặc đã được kiểm toán mà kiểm toán viên không thấy thỏa mãn).
Đối với báo cáo tài chính đã được kiểm toán, kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán liên quan đến số dư đầu năm thông qua việc liên hệ và xem xét hồ sơ của kiểm toán viên tiền nhiệm. Trong quá trình liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm, việc đánh giá tính độc lập và trình độ chuyên môn nghề nghiệp là một trong những lưu ý quan trọng trong việc xác định mức độ có thể tin tưởng vào báo cáo tài chính năm trước. Cũng thông qua việc xem xét các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên tiền nhiệm mà kiểm toán viên biết được những điều chỉnh cho báo cáo tài chính năm trước và rút ra được những lưu ý cho kiểm toán năm nay. Từ đó, đánh giá được rủi ro đối với các khoản mục trong báo cáo tài chính năm hiện hành.
Đối với báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán, kiểm toán viên đã tăng cường thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung đối với số dư đầu năm tài chính. Đây chính là những kỹ thuật thu thập bằng chứng khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên. Những khoản mục mà kiểm toán viên thực hiện để kiểm toán số dư đầu năm như khoản mục tiền, khoản mục hàng tồn kho, khoản mục phải thu khách hàng, khoản mục phải trả người bán, khoản mục tài sản cố định, khoản mục vốn chủ sở hữu. Khi tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên đã tuân thủ theo hướng dẫn của ISA 510 và VSA 510:
- Với số dư đầu năm của khoản mục tiền, khoản mục hàng tồn kho, khoản mục phải thu – phải trả, kiểm toán viên đã thu thập được bằng chứng khi thực hiện thủ tục kiểm toán năm nay và kết hợp với thủ tục xác nhận số dư đầu năm đối với bên thứ ba theo như quy định trong VSA 510 – đoạn 10, ISA 510 – đoạn 9. Sự kết hợp các thủ tục kiểm toán này cung cấp cho kiểm toán viên đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp.
- Với khoản mục tài sản cố định hữu hình và khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu, kiểm toán viên đã kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, lấy xác nhận về số dư đầu năm từ bên thứ ba cũng như tính toán lại khấu hao tài sản cố định đã trích theo như quy định trong VSA 510 – đoạn 11, ISA 510 – đoạn 10.
3.1.2. Việc tuân thủ các hướng dẫn của EY toàn cầu nói chung và EY Việt Nam nói riêng
Việc đặt ra những quy định, nguyên tắc và hướng dẫn trong hệ thống EY toàn cầu và EY khu vực là nhằm hoàn thiện các phương pháp kiểm toán, giúp kiểm soát và nâng cao chất lượng kiểm toán. Thu thập được đầy đủ các bằng chứng kiểm toán phù hợp là mục tiêu hàng đầu trong mỗi cuộc kiểm toán. Có thể nhận thấy, kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán Công ty A và Công ty B không những tuân thủ theo ISA 510 và VSA 510 mà còn thực hiện theo như những hướng dẫn của EY toàn cầu.
Trong thanh công cụ GAAIT (Global Accounting & Auditing Information Tool), cụ thể trong Hướng dẫn kiểm toán của Ernst & Young toàn cầu tập 2 (The Ernst & Young International- Audit Manual volumn 2), có rất nhiều những hưỡng dẫn chi tiết liên quan đến kiểm toán tài chính năm đầu tiên và các vấn đề khác liên quan đến thu thập bằng chứng kiểm toán khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu.
Thứ nhất, Chương 2- Mục 2.7- Những hướng dẫn trong giai đoạn chấp nhận hay tiếp tục kiểm toán một khách hàng (Acceptance and Continuance of Clients and Engagement):
Kiểm toán viên đã thực hiện đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng mới dựa trên việc xem xét các nhân tố như: tính liêm chính của Ban quản lý, rủi ro kinh doanh, khả năng thực hiện cuộc kiểm toán, tính độc lập của Công ty với khách hàng, chi phí và thời gian của cuộc kiểm toán.
EY Việt Nam cũng tuân thủ chính sách của EY toàn cầu trong việc quyết định chấp nhận một khách hàng mới: Dựa trên thanh công cụ GAC (Global Acceptance and Continuance), chủ phần hùn sẽ tiến hành đánh giá khách hàng thông qua những câu hỏi trong một mẫu giấy tờ có sẵn, và những thông tin này sẽ được tự động cập nhật lên hệ thống EY khu vực. Chỉ có chủ phần hùn mới có quyền quyết định chấp nhận kiểm toán một khách hàng mới.
Thứ hai, Chương 6 (Considerations Related to Initial Audits) có nêu lên một số quy định, hướng dẫn khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên. Hướng dẫn này được soạn thảo dựa vào Chương 8- Hướng Dẫn Kiểm Toán Của Ernst & Young USA và được bổ sung cho phù hợp với Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 510. Hướng dẫn kiểm toán năm đầu tiên của Ernst & Young là sự cụ thể hóa những nguyên tắc, những quy định trong ISA 510:
Kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết để kiểm tra số dư đầu năm dựa trên xem xét các nhân tố như: chính sách kế toán áp dụng tại khách hàng, bản chất của các tài khoản. mức độ trọng yếu của số dư đầu năm tới báo cáo tài chính năm hiện hành.
Đối với báo cáo tài chính năm trước đã kiểm toán: EY có những hướng dẫn rõ ràng về cách thức liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm, những công việc cần phải tiến hành khi tiếp xúc với kiểm toán viên tiền nhiệm nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các qui định của pháp luật.
Đối với báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán nhưng kiểm toán viên năm nay không thỏa mãn: EY không chỉ đưa ra những hướng dẫn về quy trình kiểm toán số dư đầu năm của các khoản mục mà còn hướng dẫn kiểm toán viên trong việc tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu về những nguyên tắc và chính sách kế toán cũng như thu thập một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt khi cần thiết.
Kiểm toán viên cũng tuân thủ theo những hướng dẫn về việc thực hiện các thủ tục cần thiết cho số dư đầu năm của các khoản mục như: tiền, đầu tư ngắn hạn- dài hạn, nợ phải thu, hàng tồn kho, chi phí trả trước, phải thu và đầu tư vào các bên có liên quan, tài sản cố định hữu hình- tài sản cố định vô hình- khấu hao tài sản cố định, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Những quy định, hướng dẫn của EY về kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên được soạn thảo và áp dụng cho hệ thống EY toàn cầu tại tất cả các nước, không riêng bất kỳ một công ty cụ thể ở một nước cụ thể nào. Do vậy, nhìn chung, việc thực hiện các hướng dẫn này tại EY Việt Nam còn mang tính chất chung chung. Tuy nhiên, kiểm toán viên đã thực hiện những thủ tục thay thế và bổ sung những thủ tục để phù hợp với đặc điểm khách hàng và điều kiện của cuộc kiểm toán nhằm thu thập được những bằng chứng cần thiết và có độ tin cậy cao nhất cho quá trình ra kết luận kiểm toán.
3.1.3. Nhận xét về các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 510 (ISA 510), Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510 (VSA 510) cùng những quy định, hướng dẫn của EY liên quan tới kiểm toán tài chính năm đầu chính là những cơ sở để kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm toán khi kiểm toán năm đầu tại Công ty A và Công ty B.
3.1.3.1. Nhận xét chung về cách thức sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng
Khi thực hiện kiểm toán tài chính năm đầu tiên, kiểm toán viên đã sử dụng nhiều các phương pháp thu thập bằng chứng như: phỏng vấn, điều tra, quan sát, tính toán lại, gửi thư xác nhận, thủ tục phân tích. Các phương pháp này luôn được kết hợp với nhau trong quá trình thu thập bằng chứng đối với từng khoản mục cụ thể. Điều này giúp nâng cao tính tin cậy của bằng chứng kiểm toán thu được.
Những phương pháp được sử dụng kết hợp khi kiểm toán các khoản mục cụ thể bao gồm:
Đối với khoản mục tiền: thủ tục phân tích, gửi thư xác nhận, điều tra, tính toán lại tài liệu;
Đối với khoản mục hàng tồn kho: thủ tục phân tích, điều tra, tính toán lại tài liệu, quan sát;
Đối với khoản mục phải thu khách hàng và phải trả người bán: thủ tục phân tích, gửi thư xác nhận, điều tra, tính toán lại tài liệu;
Khoản mục tiền lương: thủ tục phân tích, điều tra, phỏng vấn, tính toán lại tài liệu;
Khoản mục thuế, khấu hao tài sản cố định: thủ tục phân tích, điều tra, tính toán lại tài liệu…
Ba phương pháp thu thập bằng chứng thông qua điều tra, tính toán tài liệu kết hợp với phân tích dữ liệu được sử dụng nhiều nhất, trong tất cả các chu trình và khoản mục.
3.1.3.2. Nhận xét về cách thức sử dụng từng kỹ thuật thu thập bằng chứng
a, Thu thập bằng chứng thông qua phỏng vấn, quan sát
Kiểm toán viên đặc biệt quan tâm đến việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khi kiểm toán tài chính năm đầu tiên. Vì là năm đầu tiên thực hiện kiểm toán nên những hiểu biết về khách hàng còn rất hạn chế. Khâu tìm hiểu khách hàng đóng một phần quan trọng trong việc đánh giá rủi ro, xác định bản chất và quy mô những khoản mục kiểm toán. Kiểm toán viên đã tiến hành tìm hiểu khách hàng thông qua phỏng vấn Ban Giám đốc, nhân viên, liên hệ với kiểm toán viên tiền nhiệm và quan sát để mô tả hệ thống kế toán, công tác quản lý hàng tồn kho, quá trình mua hàng- ghi nhận hàng mua…Quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ cũng phụ thuộc phần nào vào việc báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm trước hay chưa. Tuy nhiên, việc thu thập bằng chứng kiểm toán thông qua phỏng vấn khách hàng chưa được thống nhất trong các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên thường chỉ sử dụng Bảng câu hỏi để thu thập những thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, ít sử dụng lưu đồ.
b, Thu thập bằng chứng thông qua xác nhận
Việc gửi thư xác nhận được kiểm toán viên áp dụng đối với các khoản mục: tiền, phải thu khách hàng, phải trả người bán, hàng gửi bán. Khi sử dụng phương pháp này, kiểm toán viên chỉ quan tâm tới việc gửi thư xác nhận cho số dư của các khoản mục này vào thời điểm 30/11, mà không gửi thư xác nhận đối với số dư tại thời điểm 31/12. Ngoài ra, việc xác định mẫu các khoản gửi thư xác nhận là do phần mềm Microstart của EY toàn cầu thực hiện. Dựa vào đó, kiểm toán viên thường sẽ chọn những tài khoản có số dư lớn để yêu cầu khách hàng gửi thư xác nhận cho bên thứ ba (các ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp). Việc lựa chọn những khoản gửi thư xác nhận có thể dẫn tới rủi ro do kiểm toán viên bỏ qua những tài khoản có số dư nhỏ hơn, vì có thể nếu xảy ra sai sót nhỏ, nhưng tổng hợp và lũy kế của sai sót này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính được kiểm toán.
Khi kiểm toán Công ty A, kiểm toán viên không tiến hành gửi thư xác nhận đối với hàng tồn kho do bên thứ ba nắm giữ do tại Công ty A thì tài khoản 157- Hàng gửi bán không có số dư. Tuy nhiên, tại Công ty B, tài khoản này còn số dư. Việc kiểm toán viên chỉ gửi thư xác nhận số dư tài khoản này tại thời điểm 30/11 có thể có những rủi ro nhất định. Kiểm toán viên sẽ không chứng kiến và quan sát được những hàng tồn kho này, và do vậy, có thể một số cơ sở dẫn liệu liên quan đến hàng tồn kho này bị trình bày lệch lạc (tính hiện hữu, tính giá và đo lường). Chính vì vậy, loại thư xác nhận hàng tồn kho được nắm giữ bởi bên thứ ba có thể không có độ tin cậy cao.
c, Thu thập bằng chứng thông qua kiểm kê
Khi kiểm toán Công ty A và Công ty B, kiểm toán viên đều không thực hiện kiểm kê tiền mặt tại quỹ và kiểm kê hàng tồn kho. Kiểm toán viên chỉ tiến hành thu thập các Biên bản kiểm kê tiền và Biên bản kiểm kê hàng tồn kho của khách hàng vào thời điểm 30/11 và 31/12. Sau đó, căn cứ vào các chứng từ tăng giảm liên quan đến các tài khoản tiền và hàng tồn kho từ thời điểm 30/11 đến 31/12, kiểm toán viên sẽ xác định được số dư của các tài khoản này tại thời điểm 31/12. Có thể nhận thấy, kiểm toán viên đã không tham gia vào quá trình kiểm kê tại khách hàng, do vậy, sẽ khó chắc chắn được là số dư trên Biên bản kiểm kê có chính xác hay không. Mặt khác, có một rủi ro nữa có thể xảy ra đối với kiểm toán viên là việc tồn tại những sai sót và gian lận đối với những tài liệu, chứng từ hạch toán từ 30/11 đến 31/12 (liên quan đến tính hiện hữu và trọn vẹn của những nghiệp vụ tăng giảm tiền mặt và hàng tồn kho).
d, Thu thập bằng chứng thông qua điều tra, tính toán lại tài liệu
Phương pháp này thường được áp dụng đối với khoản mục Tài sản cố định, Khấu hao tài sản cố đinh. Thông thường, kiểm toán viên sẽ kiểm tra đối với số dư tài khoản tại thời điểm 30/11 và cũng dựa vào các chứng từ hạch toán liên quan đến các nghiệp vụ tăng giảm từ 30/11 đến 31/12 để tính ra số dư của tài khoản 31/12. Đối với các nghiệp vụ tăng, giảm trong năm, kiểm toán viên thông thường sẽ lựa chọn những nghiệp vụ có số phát sinh lớn để tiến hành kiểm tra chi tiết, phục vụ cho công tác tình toán lại. Việc lựa chọn những khoản này cũng có rủi ro giống như phần lựa chọn những khoản để gửi thư xác nhận. Kiểm toán viên đã bỏ qua nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ, và nếu xảy ra sai phạm đối với những nghiệp vụ này thì sai sót tổng cộng hoặc lũy kế có thể ảnh hưởng tới Báo cáo tài chính đang được kiểm toán.
đ, Thu thập bằng chứng thông qua thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được sử dụng đối với hầu hết các chu trình và khoản mục. Đây là phương pháp thu thập bằng chứng đơn giản, tốn ít thời gian nhưng hiệu quả. Thông qua phân tích các thông tin trên báo cáo tài chính liên quan, kiểm toán viên có thể dễ dàng nhận thấy những biến động bất thường liên quan đến khoản mục đang phân tích. Từ đó, tìm hiểu nguyên nhân và giải thích cho những biến động bất thường đó. Thông thường, đầu tiên, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích biến động chung đối với Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh, sau đó sẽ sử dụng thủ tục phân tích đối với tất cả các tài khoản chi tiết liên quan đến khoản mục hay chu trình đó (dựa trên việc đối chiếu khớp đúng với sổ cái và báo cáo tài chính). Những biến động mà kiểm toán viên tìm hiểu được thông qua thủ tục phân tích này sẽ làm căn cứ để kiểm toán viên lựa chọn những tài khoản chi tiết quan trọng để thực hiện những thủ tục kiểm toán khác. Nhìn chung, kiểm toán viên sử dụng cả phân tích ngang, phân tích dọc, phân tích tỷ suất. Trong đó, phân tích ngang là chủ yếu (so sánh số liệu năm này với cùng kỳ năm trước, so sánh số liệu cuối tháng này với cuối tháng trước).
3.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
3.2.1. Kiến nghị chung về mặt phương pháp luận
Như đã nói ở trên, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 510 (ISA 510) và Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510 (VSA 510) thiết lập những nguyên tắc chung nhất cho một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên. Tại EY Việt Nam, ngoài việc tuân thủ hai chuẩn mực này thì còn phải tuân thủ những chính sách khác của hệ thống EY toàn cầu. Tuy nhiên, những nguyên tắc, chính sách này còn rất chung chung, không cụ thể đối với từng nước, với từng loại hình khách hàng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán tài chính năm đầu tiên đối với những khách hàng mới, Công ty nên có những quy định, hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn, phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ứng với những lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau.
3.2.2. Kiến nghị đối với việc thực hiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên
3.2.2.1. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua phỏng vấn, quan sát
Trong quá trình phỏng vấn, quan sát hoạt động thực tế tại khách hàng, kiểm toán viên chủ yếu sử dụng bảng câu hỏi để mô tả lại hệ thống kế toán, công tác quản lý hàng tồn kho, quá trình mua hàng- nhận hàng- ghi nhận hàng mua,…Việc sử dụng lưu đồ là rất ít. Hơn nữa, cách thức sử dụng lưu đồ còn chưa thống nhất. Do vậy, Công ty nên sử dụng các ký hiệu thống nhất để vẽ lưu đồ trong các cuộc kiểm toán. Đây sẽ là cách thu thập những thông tin về khách hàng một cách hiệu quả, dễ sử dụng và trên hết là tạo được sự thống nhất trong các cuộc kiểm toán khác nhau.
3.2.2.2. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua gửi thư xác nhận
Đối với tài khoản tiền, phải thu khách hàng, phải trả người bán, kiểm toán viên thường sẽ tiến hành gửi thư xác nhận tại thời điểm 30/11. Kiểm toán viên thường chọn những đối tượng có số dư lớn. Để giảm thiểu rủi ro kiểm toán, kiểm toán viên nên mở rộng quy mô mẫu chọn, lựa chọn ngẫu nhiên thêm những khoản để gửi thư xác nhận, không bao gồm những khoản có số dư lớn. Việc làm này có thể phát hiện ra được những sai phạm nhỏ nhưng tổng hợp hoặc lũy kế của sai phạm này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Ngoài ra, kiểm toán viên cũng nên tăng cường gửi thư xác nhận tại thời điểm 31/12 đối trong tất cả các cuộc kiểm toán, kết hợp với việc kiểm tra bảng đối chiếu số dư cuối kỳ người mua, nhà cung cấp, ngân hàng với số dư cuối kỳ của khách hàng. Trong trường hợp số lượng người mua, người bán, ngân hàng nhỏ thì kiểm toán viên nên tiến hành gửi thư xác nhận đối với tất cả những đối tượng này.
Đối với tài khoản hàng gửi bán: Kiểm toán viên nên kết hợp với phương pháp kiểm kê để tăng tính tin cậy cho số dư cuối kỳ của hàng gửi bán.
3.2.2.3. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua kiểm kê
Kiểm toán viên không trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm kê đối với khoản mục tiền mặt tại quỹ và hàng tồn kho. Do vậy, rủi ro kiểm toán liên quan đến các cơ sở dẫn liệu như tính trọn vẹn, hiện hữu và định giá có thể cao.
Việc không trực tiếp kiểm kê mà chỉ tiến hành thu thập các biên bản kiểm kê của khách hàng đồng nghĩa kiểm toán viên không thể tận mắt quan sát quá trình kiểm kê hay quan sát thực trạng, đếm số lượng tiền mặt tồn quỹ và hàng tồn kho thực tế. Hơn nữa, có thể tồn tại những sai phạm liên quan đến các chứng từ hạch toán tăng giảm từ thời điểm 30/11 đến 31/12, và do vậy, nếu các biên bản kiểm kê của khách hàng có độ tin cậy cao thì việc tính toán lại số dư cuối kỳ của kiểm toán viên sẽ có thể không chính xác. Để giảm thiểu rủi ro này, kiểm toán viên nên yêu cầu thêm khách hàng thực hiện các cuộc kiểm kê khác, có sự chứng kiến trực tiếp của kiểm toán viên. Có như vậy, kiểm toán viên mới thu thập được những bằng chứng có độ tin cậy cao nhằm chứng minh cho sự hiện hữu của tiền mặt tại quỹ hay hàng tồn kho.
Kiểm toán viên cũng nên thực hiện kiểm kê đối với hàng tồn kho do bên thứ ba nắm giữ (kết hợp kiểm tra lại tài liệu liên quan giữa hai bên) để tránh trường hợp số hàng tồn kho đó không có thật hay không thuộc quyền sơ hữu của khách hàng.
3.2.2.4. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua điều tra, tính toán lại tài liệu
Như đã phân tích ở trên, kiểm toán viên khi sử dụng phương pháp thu thập bằng chứng thông quan điều tra, tính toán lại tài liệu đã lựa chọn những nghiệp vụ có số phát sinh lớn để tiến hành kiểm tra chi tiết rồi tính toán lại. Rủi ro trong trường hợp này cũng giống như rủi ro khi chọn mẫu để gửi thư xác nhận. Vì vậy, kiểm toán viên nên tăng cường số lượng mẫu để thực hiện kiểm tra chi tiết kết hợp với việc tính toán lại những dữ liệu liên quan đến nghiệp vụ đó. Đối với những nghiệp vụ tăng giảm tài sản cố định, do số lượng các nghiệp vụ phát sinh ít nên kiểm toán viên nên lựa chọn tất cả các nghiệp vụ để kiểm tra. Cách thu thập bằng chứng theo cách này nên được tiến hành phối hợp với các kỹ thuật khác như: kiểm kê, quan sát.
3.2.2.5. Kỹ thuật thu thập bằng chứng thông qua sử dụng các thủ tục phân tích
Có thể nói rằng thủ tục phân tích rất hữu ích trong việc nhận biết những biến động bất thường của khoản mục nói chung và của các tài khoản cụ thể nói riêng. Khi thực hiện kiểm toán Công ty A và Công ty B, kiểm toán viên đã thực hiện rất nhiều các thủ tục phân tích đối với những số dư cuối năm tài chính hay đối với những biến động tăng, giảm trong năm. Phương pháp thu thập bằng chứng này thường là: so sánh số liệu giữa các thời kỳ với nhau, tính ra một số tỷ lệ của các chỉ tiêu có liên quan với nhau như tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu, số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay phải thu khách hàng, tỷ lệ nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ, thành phẩm trên hàng tồn kho…Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục đối với số dư đầu năm, kiểm toán viên không sử dụng thủ tục phân tích. Do vậy, để tăng độ tin cậy bằng chứng thu được về số dư đầu năm, kiểm toán viên nên tăng cường sử dụng thêm các thủ tục phân tích. Cụ thể:
Kiểm toán viên có thể so sánh số liệu đầu năm với số liệu kế hoạch, dự toán tại thời điểm cuối năm trước (đầu năm kiểm toán) để thấy được những chênh lệch, và xu hướng điều chỉnh năm nay của khách hàng.
So sánh giữa các chỉ tiêu của đơn vị với những chỉ tiêu bình quân ngành cũng có thể giúp kiểm toán viên hiểu biết sâu sắc hơn về hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này cần chú ý sự khác biệt về quy mô, về việc áp dụng chính sách kế toán giữa các đơn vị.
Trong quá trình so sánh, nếu phát hiện được các biến động bất thường, chẳng hạn như khi có những sai biệt lớn, các tỷ lệ ngoài dự kiến, những thông tin tài chính không nhất quán với các bằng chứng kiểm toán thu thập được…kiểm toán viên cần tiến hành điều tra xác minh bằng cách:
Phỏng vấn người quản lý đơn vị, hoặc xác minh lại các giải trình của đơn vị.
Cân nhắc và sử dụng các thủ tục kiểm toán khác để có được kết luận hợp lý.
Nhìn chung, việc sử dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng tại EY Việt Nam là rất tốt. Kiểm toán viên đã tuân thủ đúng theo những chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Việt Nam hay những hướng dẫn của EY toàn cầu trong khi thực hiện kiểm toán tài chính năm đầu tiên. Đây chính là cơ sở để nâng cao chất lượng kiểm toán, giúp Công ty tạo niềm tin cho khách hàng trong những năm kiểm toán tiếp theo. Hoàn thiện phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán sẽ là một nhân tố quan trọng giúp Công ty đạt được mục tiêu kinh doanh của mình là “Người cung cấp mọi giải pháp”, và trong việc thực hiện được mục tiêu biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng truyền thống.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các công ty kiểm toán đang ngày càng đóng góp vai trò quan trọng trong việc lành mạnh hóa thông tin tài chính. Bước sang thế kỷ XXI, Việt Nam đang thật sự đi vào thời kỳ hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế khu vực và thế giới. Có thể nói rằng, tên tuổi của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam góp phần không nhỏ trong việc xây dựng uy tín và hình ảnh của Ernst & Young toàn cầu trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp. Ernst & Young Việt Nam đang cùng với Ernst & Young tại các khu vực khác mở rộng quy mô, và đổi mới phương pháp hoạt động để nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Điều này xứng đáng với những danh hiệu mà Công ty được trao tặng cùng với phương châm hoạt động “Chất lượng trong mọi việc chúng tôi làm” và chính sách “Con người là trên hết”. Ernst & Young xứng đáng là thương hiệu dẫn đầu trong làng kiểm toán tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Ngày nay, các dịch vụ kiểm toán ngày càng khẳng định được tầm quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên môn có chất lượng cao. Báo cáo kiểm toán của các công ty kiểm toán chính là cơ sở cho quá trình ra quyết định quản lý kinh tế vĩ mô, quản lý kinh doanh hay đầu tư. Do vậy, việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán tài chính có uy tín và chất lượng là mục tiêu hàng đầu của các công ty kiểm toán hiện nay. Điều này cũng đồng nghĩa, các công ty phải không ngừng hoàn thiện các phương pháp kiểm toán. Trong đó, hoàn thiện các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán là một trong những nhân tố hàng đầu, giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận chính xác về đối tượng kiểm toán. Có thể nhận thấy, tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán được sử dụng hiệu quả, đặc biệt, Công ty đã phát triển hợp lý dựa trên những chuẩn mực chung kiểm toán chung và những quy định hướng dẫn của Ernst & Young toàn cầu trong quá trình kiểm toán tài chính năm đầu tiên.
Quá trình kiểm toán tài chính năm đầu tiên sẽ có khác biệt nhiều so với những cuộc kiểm toán thường niên, do có nhiều hạn chế về khách hàng. Để nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán, giảm thiểu rủi ro, tạo niềm tin cho các khách hàng mới thì các công ty kiểm toán phải cân nhắc sử dụng các phương pháp thu thập bằng chứng một cách có hiệu quả nhất, nhằm thu thập được đầy đủ các bằng chứng có độ tin cậy cao nhất.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Nguyễn Thị Phương Hoa đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thiện chuyên đề thực tập này.
Sinh viên
Phạm Thị Hương Giang
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mẫu xác nhận các khoản phải thu
[Ngày]
[Tên khách hàng]
[Địa chỉ]
Kính gửi Quý Công ty,
Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young đang tiến hành kiểm toán các Báo cáo tài chính của Công ty chúng tôi và muốn xác nhận các khoản Quý Công ty còn nợ Công ty chúng tôi vào [ngày]. Đề nghị Quý Công ty so sánh số dư của chúng tôi với số dư trên sổ của Quý Công ty, và xác nhận rằng số dư này là đúng, hoặc cung cấp chi tiết các khoản chênh lệch. Sau đó, Quý Công ty ký vào đề nghị xác nhận này và gửi lại bằng phong bì kèm theo trực tiếp cho Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi.
Đề nghị Quý Công ty đồng thời gửi xác nhận số dư này trực tiếp qua fax về Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi trước hoặc vào ngày.......................theo địa chỉ dưới đây, đến người nhận.......................
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Trung tâm thương mại Deaha
Tầng 15, 360 Kim Mã
Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 84-4-8315 100
Fax: 84-4-8315 090
Sổ sách của Công ty chúng tôi ghi nhận vào [ngày] có [số tiền] phải thu từ Quý Công ty. Đề nghị xác nhận này không phải là yêu cầu trả tiền và các khoản thanh toán cũng không được chuyển cho Ernst & Young.
Chúng tôi rất mong nhận được trả lời sớm của Quý Công ty.
Kính thư,
[Tên khách hàng]
XÁC NHẬN
Đồng ý ------- Không đồng ý: ------- (Chi tiết kèm theo)
Chữ ký và dấu: ----------------------------------------- Ngày:-------------
Họ và tên (viết hoa): -----------------------------------------
Chức vụ : -----------------------------------------
Phụ lục 2: Mẫu xác nhận các khoản phải trả
[Ngày]
[Tên nhà cung cấp]
[Địa chỉ]
Kính gửi Quý Công ty,
Công ty Kiểm toán quốc tế Ernst & Young đang tiến hành kiểm toán các Báo cáo tài chính của Công ty chúng tôi và muốn xác nhận các khoản mà Công ty chúng tôi còn nợ Quý Công ty vào [ngày]. Đề nghị Quý Công ty so sánh số dư của chúng tôi với số dư trên sổ của Quý Công ty, và xác nhận rằng số dư này là đúng, hoặc cung cấp chi tiết các khoản chênh lệch. Sau đó, Quý Công ty ký vào đề nghị xác nhận này và gửi lại bằng phong bì kèm theo trực tiếp cho Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi.
Đề nghị Quý Công ty đồng thời gửi xác nhận số dư này trực tiếp qua fax về Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi trước hoặc vào ngày.......................theo địa chỉ dưới đây, đến người nhận.......................
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Trung tâm thương mại Deaha
Tầng 15, 360 Kim Mã
Quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 84-4-8315 100
Fax: 84-4-8315 090
Sổ sách của Công ty chúng tôi ghi nhận vào [ngày] có [số tiền] phải trả cho Quý Công ty. Đề nghị xác nhận này không phải là yêu cầu trả tiền và các khoản thanh toán cũng không được chuyển cho Ernst & Young.
Chúng tôi rất mong nhận được trả lời sớm của Quý Công ty.
Kính thư,
[Tên nhà cung cấp]
XÁC NHẬN
Đồng ý ------- Không đồng ý: ------- (Chi tiết kèm theo)
Chữ ký và dấu: ----------------------------------------- Ngày:-------------
Họ và tên (viết hoa): -----------------------------------------
Chức vụ : -----------------------------------------
Phụ lục 3: Mẫu xác nhận các số dư tiền gửi ngân hàng
(xin đề nghị Công ty điền địa chỉ, số fax và số điện thoại của các ngân hàng có tài khoản vào đây)
GIẤY YÊU CẦU XÁC NHẬN NGÂN HÀNG
Kính gửi Quý Ngân hàng,
Công ty Kiểm toán Quốc tế Ernst & Young đang tiến hành kiểm toán đối với các Báo cáo Tài chính của Công ty chúng tôi cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 và mong muốn Quý Ngân hàng cung cấp các thông tin liên quan tới tài khoản của Công ty chúng tôi vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 như sau:
Số dư cuả tất cả các tài khoản, bao gồm cả các khoản tiền được đặt cọc.
Lãi đã phát sinh nhưng chưa tính vào số dư trên.
Chi tiết các khoản vay, thấu chi và các hình thức tín dụng khác, chỉ rõ các khoản bảo đảm hay không cũng như tính chất của các bảo đảm tín dụng nếu có.
Trái phiếu Ngân hàng giữ để chiết khấu.
Cổ phiếu, chứng khoán Ngân hàng giữ, nói rõ có các bảo đảm hay không, nếu là các trái khoán vô danh thì chúng được đăng ký dưới tên ai.
Các khoản bảo lãnh mà Công ty dành cho Ngân hàng và các khoản mà Ngân hàng bảo lãnh cho Công ty.
Bất cứ một quyền khấu trừ nào có liên quan đến bên thứ ba mà Ngân hàng đã được Công ty dành cho.
Những cam kết cho những hợp đồng có kỳ hạn, trao đổi ngoại hối.
Danh sách chữ ký đăng ký vào ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Chân thành sự cảm ơn hợp tác của Quý Ngân hàng.
Nếu trả lời cho bất kỳ khoản mục nào ở trên là “Không”, xin vui lòng ghi rõ.
Xin vui lòng trả lời trực tiếp bằng FAX hoặc thư về Công ty Kiểm toán độc lập của chúng tôi trước ngày... tháng... năm theo địa chỉ dưới đây, đến người nhận .........................
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Trung tâm thương mại Deaha
Tầng 15, 360 Kim Mã
Quận Ba Đình, Hà Nội
ĐT : 84-4-8315100
FAX : 84-4-8315090
Phụ lục 4: Biểu mẫu xác định tính chính xác của khoản phải thu khách hàng tại thời điểm 31/12/2007 (Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
STT
Tài khoản
Tên khách hàng
Số dư theo sổ sách của khách hàng tại thời điểm 30/11/2007
Biến động số dư tài khoản từ thời điểm 30/11 đến 31/12
Số dư tại thời điểm 31/12 theo biến động tăng, giảm
Số dư tại thời điểm 31/12 theo sổ sách
Chênh lệch
Ghi chú
Biến động tăng
Biến động giảm
1
131301
Công ty Honda Việt Nam
9,707,263,008
11,703,290,293
9,707,263,008
11,703,290,293
11,703,290,293
0
Không
2
131302
Công ty TNHH Yamaha Motor VN
14,297,149,482
15,508,967,639
14,297,149,482
15,508,967,639
15,508,967,639
0
Không
3
131303
Công ty phụ tùng xe máy ôtô Goshi Thăng Long
17,831,573,100
17,169,276,135
17,831,573,100
17,169,276,135
17,169,276,135
0
Không
4
131306
Công ty HH chế tạo CN&GCCB hàng XK VN (VMEP)
2,472,720,904
1,833,975,000
2,472,720,904
1,833,975,000
1,833,975,000
0
Không
5
131307
Công ty TNHH Điện Stanley Việt nam
785,950,000
864,642,900
785,950,000
864,642,900
864,642,900
0
Không
6
131113
Công Ty TNHH TM Lâm Long
327,965,691
245,204,983
327,965,691
245,204,983
245,204,983
0
Không
7
131131
Quách Việt Hùng(Việt Long)
293,332,936
260,732,822
293,332,936
260,732,822
260,732,822
0
Không
Tổng
45,715,955,121
47,586,089,772
45,715,955,121
47,586,089,772
47,586,089,772
0
Phụ lục 5: Bảng tổng hợp tài sản cố định tăng tháng 12/2007
(Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
Mã đơn vị sử dụng
Các thông tin có liên quan
Tên đơn vị
Ngày nhận
Nguyên giá tăng
Ghi chú
Mã tài sản
Số tài sản
Cao su công nghiệp
2,082,027,998
12
01
024
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
[1]
12
01
025
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
[2]
12
01
026
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
[3]
12
01
027
Cao su công nghiệp
05/11/2007
375,228,317
[4]
12
01
028
Cao su công nghiệp
05/11/2007
85,414,444
[5]
12
01
029
Cao su công nghiệp
05/11/2007
38,306,244
[6]
Phòng thí nghiệm
7,535,510
40
01
040
Phòng thí nghiệm
01/12/2007
7,535,510
Khuôn lốp
193,678,036
07
01
227
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,017,409
[7]
07
01
228
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,017,409
[8]
07
01
229
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,821,609
[9]
07
01
230
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,821,609
[10]
KHSX- Lập kế hoạch
7,683,160
20
01
019
KHSX- Lập kế hoạch
01/12/2007
7,683,160
Phòng kế toán
6,977,400
50
01
085
Phòng kế toán
01/12/2007
6,977,400
Nhân sự
7,535,510
51
01
010
Nhân sự
01/12/2007
7,535,510
Phòng mua hàng
7,535,510
56
01
011
Phòng mua hàng
01/12/2007
7,535,510
Tổng
2,312,973,124
Phụ lục 6: Bảng tổng hợp tài sản cố định giảm tháng 12/2007
(Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
Ngày tháng
Diễn giải
Loại tài sản cố định
Nguyên giá giảm
31/12/2007
Ghi giảm 01 khuôn màng 17
Thiết bị sản xuất
79,457,772
31/8/2007
Bán thanh lý ôtô Daihatsu-88LD0016
Phương tiện vận tải
153,075,810
31/8/2007
Bán thanh lý ôtô Suzuki-88LD0015
Phương tiện vận tải
145,125,550
31/8/2007
Bán thanh lý ôtô Labo-88LD0060
Phương tiện vận tải
83,278,571
30/4/2007
Bán thanh lý máy photocopy Xerox Vivace 250
Thiết bị văn phòng
52,100,000
31/8/2007
Ghi giảm máy lọc nước 02A
Tài sản cố định khác
14,295,500
Tổng
527,333,203
Phụ lục 7: Bảng tính lại chi phí khấu hao tháng 12
(Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
Số TS
Tên đơn vị
Ngày nhận
Nguyên giá
Theo khách hàng
Thời gian SD
Theo EY
Cao su công nghiệp
2,082,027,998
14,458,528
14,458,528
24
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
3,664,535
12
3,664,535
25
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
3,664,535
12
3,664,535
26
Cao su công nghiệp
22/09/2007
527,692,998
3,664,535
12
3,664,535
27
Cao su công nghiệp
5/11/2007
375,228,317
2,605,752
12
2,605,752
28
Cao su công nghiệp
5/11/2007
85,414,444
593,156
12
593,156
29
Cao su công nghiệp
5/11/2007
38,306,244
266,016
12
266,016
Phòng thí nghiệm
7,535,510
125,592
125,592
40
Phòng thí nghiệm
1/12/2007
7,535,510
125,592
5
125,592
Khuôn lốp
193,678,036
3,227,967
3,227,967
227
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,017,409
800,290
5
800,290
228
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,017,409
800,290
5
800,290
229
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,821,609
813,693
5
813,693
230
Khuôn lốp các loại
8/11/2007
48,821,609
813,693
5
813,693
KHSX- Lập kế hoạch
7,683,160
128,053
5
128,053
19
KHSX- Lập kế hoạch
1/12/2007
7,683,160
128,053
128,053
Phòng kế toán
6,977,400
116,290
5
116,290
85
Phòng kế toán
1/12/2007
6,977,400
116,290
116,290
Nhân sự
7,535,510
125,592
5
125,592
10
Nhân sự
1/12/2007
7,535,510
125,592
125,592
Phòng mua hàng
7,535,510
125,592
5
125,592
11
Phòng mua hàng
1/12/2007
7,535,510
125,592
125,592
Tổng
2,312,973,124
18,307,614
18,307,613
Phụ lục 8: Phân tích biến động khoản phải thu khách hàng thông qua báo cáo tuổi nợ (Công ty B)
Đơn vị: đồng Việt Nam
Phân loại khách hàng theo thời gian nợ
Tại thời điểm 31/12/2006
Tỷ lệ so với tổng các khoản PTKH cuối 2006
Tại thời điểm 31/12/2007
Tỷ lệ so với tổng các khoản PTKH cuối 2007
Dưới 30 ngày
51,040,593,852
99.27%
40,638,096,475
97.93%
Từ 30 ngày đến 60 ngày
357,709,614
0.70%
633,146,439
1.53%
Từ 60 ngày đến 90 ngày
(8,427,253)
-0.02%
0.00%
Trên 90 ngày
24,824,635
0.05%
225,276,669
0.54%
Tổng
51,414,700,848
100.00%
41,496,519,583
100.00%
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kiểm toán tài chính - Đồng chủ biên: GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – TS. Ngô Trí Tuệ, NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Hồ sơ kiểm toán Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam năm 2007
Luận văn tốt nghiệp năm 2004, đề tài “Hoàn thiện phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam”- Trần Hằng Nga, Lớp Kiểm toán 43B, Đại học Kinh tế quốc dân.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Biểu 1.1:
Số lượng nhân viêc của Ernst & Young toàn cầu năm 2007
Biểu 1.2:
Doanh thu năm 2007 của Ernst & Young toàn cầu
Biểu 1.3:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Ernst & Young Việt Nam
Biểu 1.4:
Sơ đồ tổ chức của một nhóm kiểm toán
Biểu 1.5:
Quy trình kiểm toán của Ernst & Young Việt Nam
Biểu 2.1:
Bảng kiểm soát thư xác nhận các khoản phải thu khách hàng tại thời điểm 30/11/2007
Biểu 2.2:
Biểu kiểm soát thư xác nhận các khoản phải trả người bán tại thời điểm 30/11
Biểu 2.3:
Bảng kiểm soát số dư tiền mặt
Biểu 2.4:
Bảng kiểm soát số dư tiền gửi
Biểu 2.5:
Bảng tính số dư tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm 31/12
Biểu 2.6:
Tình hình tăng giảm tài sản cố định năm 2007
Biểu 2.7:
Bảng tính khấu hao giảm trong tháng 12/2007
Biểu 2.8:
Bảng phân tích biến động số dư khoản mục tiền năm 2007
Biểu 2.9:
Bảng phân tích biến động khoản mục phải thu khách hàng năm 2007
Biểu 2.10:
Bảng phân tích biến động vòng quay các khoản phải thu
Biểu 2.11:
Bảng phân tích biến động khoản mục phải trả người bán
Biểu 2.12:
Bảng phân tích biến động số vòng quay các khoản phải trả người bán
Biểu 2.13:
Bảng tóm tắt tình hình biến động của hàng tồn kho
Biểu 2.14:
Bảng phân tích vòng quay nguyên vật liệu
Biểu 2.15:
Bảng phân tích vòng quay thành phẩm
Biểu 2.16:
Bảng tổng hợp chi phí tiền lương trực tiếp theo tháng năm 2007
Biểu đồ 2.1:
Bảng phân tích biến động chi phí tiền lương trực tiếp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.DOC