Đề tài Mạng lưới sản xuất toàn cầu: thực trạng và triển vọng

PNs đã hình thành từ đầu những năm 1970 và phát triển rộng khắp các lĩnh vực. Đây là một phương thức hợp tác mới trong thương mại và sản xuất tạo ra sự thuận tiện và hiệu quả cao trong quản lý cũng như hoạt động tạo ra giá trị. Nhờ tính hiệu quả này mà GPNs đã thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia, tạo động lực nâng cao năng suất và trình độ công nghệ của mọi thành viên tham gia. Tri thức, công nghệ không ngừng được lan truyền từ những quốc gia phát triển sang những nước kém phát triển hơn trong GPNs vì vậy họ có khả năng đuổi kịp và bứt phá trở thành những nền kinh tế phát triển. Do đó tham gia vào GPNs là cơ hội cho những nước đang phát triển xây dựng nền công nghiệp vững chắc, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng quốc gia và tham gia sâu vào quá trình toàn cầu hóa. GPNs trong hai ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp ô tô là phát triển lớn mạnh hơn cả và mang đầy đủ đặc trưng riêng của mạng lưới sản xuất. Sự phân chia tầng lớp phức tạp nhưng lại có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp. GPNs trong c ông nghiệp điện tử và ô tô đã tạo cơ hội để các quốc gia khu vực Đông Á phát triển kinh tế và đạt được tốc độ tăng trưởng thần kì. Nhờ quá trình lan tỏa tri thức, các quốc gia Đông Á đổi mới công nghệ và đạt được những vị trí quan trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu và trở thành “nhà máy sản xuất” của cả thế giới. Trong tương lai GPNs vẫn là một mô hình liên kết hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho đến các MNCs và TNCs. Chúng ta sẽ thấy được sự mở rộng GPNs sang các khu vực kinh tế mới đầy năng động như các nước ASEAN cả Trung Quốc và Ấn Độ.

pdf110 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mạng lưới sản xuất toàn cầu: thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2008 các nước bị suy thoái kinh tế các nước bị ảnh hưởng nặng nề Nguồn: ủng_hoảng_tài_chính_thế_giới_2008 Tốc độ khủng hoảng tài chính phố Wall đã nhanh chóng lan rộng toàn cầu, và nó đã thực sự tác động đến nền kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế trong năm 2008 và hai năm tới sẽ bắt đầu chậm lại. Các nước suy thoái kinh tế nặng nề chủ 79 yếu nằm ở khu vực Bắc Mỹ, rồi sau đó tác động đến hầu hết các khu vực còn lại trên thế giới (hình 13). Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ và hệ thống kinh tế thế giới thứ ba lần đầu tiên rơi vào suy thoái sau thế chiến thứ hai. Trước bối cảnh kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng trầm trọng như vậy chiến lược của MNCs, TNCs có nhiều thay đổi. Họ phải đối mặt với nhiều thách thức mới như là sự sụt giảm của quy mô cầu, lợi nhuận giảm sút, sản xuất đình trệ. Do đó nhiều tập đoàn lớn đưa ra các kế hoạch đóng cửa các nhà máy sản xuất tại nhiều khu vực để điều chỉnh năng suất và sản lượng cho phù hợp với thị trường hiện tại. Theo một nghiên cứu của Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Đông Quan, Trung Quốc, tính đến tháng 1 năm 2009 có từ 9 đến 45 ngàn nhà máy trong vùng Quảng Châu, Đông Quan, Thâm Quyến, ở phía nam Trung Quốc phải đóng cửa. Đây đều là những khu vực tập trung các doanh nghiệp chuyên gia công, sản xuất phục vụ xuất khẩu. Nhiều tập đoàn lớn trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là sản xuất hàng điện tử, ô tô lần lượt tuyên bố đóng cửa các nhà máy. Ngày 16/12 năm 2008 tập đoàn Toshiba (Nhật Bản) tuyên bố sẽ đóng cửa một số nhà máy sản xuất chip nhớ flash NAND từ tháng 1 năm 2009, đồng thời đình chỉ hoạt động của một số nhà máy sản xuất các thiết bị bán dẫn trong khoảng 25 ngày để giải quyết tình trạng cung đang vượt cầu. Trong tháng 1 năm nay, hãng chip lớn nhất thế giới cũng đưa ra kế hoạch đóng cửa các nhà máy tại Malaysia, Philipines và Mỹ để đối phó với khủng hoảng. Cụ thể Intel sẽ đóng cửa hai nhà máy kiểm định lắp ráp tại Penang, Malaysia và một nhà máy lắp ráp ở Cavite, Philipines, một số nhà máy sản xuất tấm silicon ở Santa và Hillsboro. Trong tháng 2, Intel cũng tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc, họ sẽ chuyển nhà máy từ Thượng Hải – một thành phố đắt đỏ – tới một nơi khác có chi phí thấp hơn là Tứ Xuyên. Hãng chế tạo ô tô Nhật Bản Toyota Motor Corp cũng tạm dừng sản xuất tại nhà máy của hãng ở Nga từ 30/03 cho đến 06/04 năm 2009 do nhu cầu xe hơi đang sa sút. 80 Những động thái trên cho thấy rằng các MNCs và TNCs đang nỗ lực tiết kiệm chi phí và cắt giảm sản lượng sản xuất. Vì vậy trong ngắn hạn chúng ta sẽ thấy sự hợp tác giữa các thành viên trong RPNs và GPNs không còn được như trước. Tuy nhiên về dài hạn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ vẫn thôi thúc các công ty đầu tàu phải cắt giảm được chi phí, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Vì thế những công ty này sẽ phải đưa ra một chiến lược toàn cầu ít tốn kém hơn. Sau khi nền kinh tế dần dần hồi phục, cầu tăng trở lại thì việc phát triển mạng lưới sản xuất là một điều thiết yếu. 1.1.3. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Dòng FDI từ các TNCs và MNCs đến những nước khác phản ánh xu thế dịch chuyển của GPNs. Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục lượng vốn FDI đã đạt mức kỉ lục trong năm 2007 với tổng giá trị là 1.833 tỷ USD. Tuy nhiên bước sang năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năng lực đầu tư của các tập đoàn giảm sút mạnh mẽ, và nguy cơ rủi ro ngày càng cao khiến các nhà đầu tư e ngại hơn. Theo ước tính của UNCTAD2 dòng vốn FDI toàn cầu đã giảm 20% năm 2008, và sẽ còn tiếp tục giảm trong những năm tới. Những ảnh hưởng tiêu cực của tình hình kinh tế suy thoái sẽ còn diễn ra trong thời gian tới, ít nhất là trong ngắn hạn, và khó có sự phục hồi nhanh chóng. Cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất thế giới kể từ năm 1929 tới nay đã khiến cho các TNCs xem xét lại các kế hoạch mở rộng sản xuất toàn cầu, họ đã hủy bỏ một lượng lớn các dự án đầu tư mới và các dự án mua lại & sát nhập liên quốc gia. Xu thế này ngày càng lan nhanh giữa nhiều lĩnh vực, từ ngành công nghiệp khai khoáng cho đến các ngành sản xuất dịch vụ… Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế của UNCTAD, dòng vốn FDI của các nước phát triển sẽ bị tác động mạnh nhất. Do cuộc khủng hoảng tài chính đã khởi nguồn từ các nước phát triển rồi mới lan sang các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi. Vì vậy, những nước phát triển sẽ là khu vực bị ảnh hưởng lớn nhất. Trên số liệu thống kê sơ bộ của UNCTAD trong báo cáo đánh giá mức độ 2UNCTAD, Accesing the impact of current financial and economic crisis on global FDI flows, tháng 1 năm 2009. 81 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, FDI sụt giảm mạnh tại các quốc gia như: Phần Lan, Hungary, Đức, Italy và Vương quốc Anh. Nhìn chung, trong khối các nước phát triển dòng vốn FDI đã giảm khoảng 33% so với năm 2007. Còn đối với các nước đang phát triển, các nền kinh tế chuyển đổi thì luồng vốn FDI vẫn chưa có những ảnh hưởng mạnh mẽ ngay lập tức, tuy nhiên xu thế này cũng sẽ lan rộng sang khu vực còn lại của thế giới vào cuối năm nay. Chính vì thế, mặc dù cách thức hợp tác sản xuất của các MNCs, TNCs, các chi nhánh, các nhà cung cấp, đối tác liên minh chiến lược… đem lại hiệu quả sản xuất cao cho tất cả các bên nhưng do nhu cầu sụt giảm trầm trọng, lượng cầu giảm nên trong thời gian tới hoạt động của các GPNs sẽ đình trệ. Tuy nhiên đây chỉ là những động thái trong ngắn hạn mà thôi. Hiện nay tất cả các nền kinh tế lớn đều đưa ra các gói cứu trợ nền kinh tế khiến tình hình kinh tế nhanh chóng phục hồi, đồng thời các nước liên kết chặt chẽ với nhau trong các tổ chức quốc tế để cùng đưa ra những chiến lược đối chọi với tình hình kinh tế ngày càng xấu đi. Vì vậy, chúng ta có thể tin tưởng rằng trong dài hạn các hình thức liên kết trong mạng lưới sản xuất lại được mở rộng, các TNCs sẽ tiếp tục các dự án mở rộng sản xuất ra toàn cầu của mình. 1.2. Triển vọng phát triển của mạng lƣới sản xuất toàn cầu GPNs đã phát triển nhanh chóng ở nhiều lĩnh vực trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp điện tử, công nghiệp ô tô. Theo nhận định của riêng tôi thì bất cứ lĩnh vực nào trong nền kinh tế có thể phát triển mô hình liên kết GPNs. Tuy nhiên trong ngắn hạn, PNs của các ngành công nghệ cao, các ngành công nghiệp phục vụ nhu cầu giải trí, viễn thông sẽ giảm sút do tình trạng kinh tế suy thoái, cầu đối với những mặt hàng này sụt giảm rất mạnh. Trong khi đó, cầu các mặt hàng thực phẩm, dệt may lại suy giảm ít hơn nên nó có khả năng vẫn duy trì mức độ như hiện nay. Tuy nhiên đó chỉ là sự chững lại tạm thời, còn trong dài hạn GPNs vẫn tiếp tục phát triển ở nhiều khu vực, nhiều ngành khác nữa. Đặc biệt trong tương lai xu hướng phát triển GPNs trong lĩnh vực bán lẻ sẽ phát triển. GPNs đang phát triển hiện nay là do các nhà cung cấp chi phối, tuy nhiên quyền lực đang chuyển dần sang phía người mua GPNs trong lĩnh vực bán lẻ. Người mua ở đây có 82 nghĩa là các doanh nghiệp bán lẻ mua đầu vào từ những doanh nghiệp sản xuất. Trong số 100 công ty đứng đầu thế giới (Fortune Global 500 năm 2007) thì có 5 công ty bán lẻ là Wal-Mart và Home Depot, Tesco, Metro và Kroger trong đó Wal- Mart đạt doanh thu lớn nhất toàn cầu trong hai năm trở lại đây (tham khảo phụ lục 1&2). Có thể thấy rằng ngày càng có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới. Với quy mô thị trường lớn, tiềm lực tài chính vững mạnh các nhà bán lẻ sẽ chi phối các nhà cung cấp bằng chiến lược về giá, chiến lược về kênh phân phối. Có rất nhiều hình thức liên kết trong GPNs bán lẻ đã dần dần phát triển như: nhượng quyền thương mại, mua lại sát nhập giữa các tập đoàn. Vì vậy tương lai những tập đoàn này sẽ phát triển những mạng lưới lẻ trên phạm vi toàn cầu. Với những lợi ích mà GPNs đem lại cho tất cả các bên, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển, tôi nhận thấy rằng chính các quốc gia sẽ thay đổi mình, nâng cao năng lực quốc gia để chủ động tham gia sâu hơn vào GPNs. Trước tiên, có thể thấy xu hướng chuyển dịch mạng sản xuất sang khu vực Đông Á, đặc biệt là các quốc gia ASEAN. Đây là một khu vực kinh tế mới nổi, đầy năng động với nhiều nguồn lực dồi dào chi phí thấp. Hơn nữa trình độ khoa học kĩ thuật của các quốc gia phát triển ở Đông Á như là Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc đang ngày càng phát triển. Đây sẽ là những nước có tầm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mạng lưới sản xuất trong tương lại đặc biệt là Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay đang cạnh tranh ngang hàng với các tập đoàn lớn ở Châu Âu (ví dụ Huawei trông công nghiệp điện tử). Các nước trong khu vực Đông Á và ASEAN cũng đã đưa ra một số chính sách để chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển GPNs ở Đông Á và ASEAN. GPNs tại khu vực này sẽ dần dần cung ứng cho toàn bộ các thị trường lớn trên thế giới như Bắc Mỹ, EU, Châu Á. II. Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam trong thời gian tới khi tham gia vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu 2.1. Thuận lợi 83 Mặc dù là quốc gia cuối cùng tham gia vào mạng lưới sản xuất Đông Á Việt Nam vẫn có nhiều thuận lợi để tham gia sâu hơn nữa vào mạng lưới này. Nằm ở vị trí trung tâm của Đông Á với đường bờ biển dài (3.260 Km) thuận tiện cho việc giao thương với các nước trong khu vực và cả các nước Châu Mỹ nên Việt Nam được rất nhiều MNCs và TNCs chú ý. Vị trí địa lý và giao thông đường biển thuận lợi như vậy sẽ góp phần làm giảm chi phí SL, chi phí vận chuyển hàng hóa bán thành phẩm và thành phẩm. Đây là một trong những nhân tố khiến các MNCs quyết định chọn Việt Nam là địa điểm để đặt các cơ sở sản xuất của mình, nhằm tối ưu hóa chi phí SL, tăng cường phân tán sản xuất ra bên ngoài. Hơn thế, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào các khu vực thương mại tự do (FTA) cả đa phương và song phương. Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện các hiệp định FTAs là hiệp định Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), ASEAN- Trung Quốc (ACFTA), ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia – NewZealand (AANZFTA). Ngoài ra Việt Nam đã tham gia khu vực thương mại tự do song phương với một số quốc gia là Ấn Độ (AIFTA), Nhật Bản (VJEPA). Trong thời gian tới Việt Nam cũng đang đàm phán và tiến tới ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do nữa. Điều này chứng tỏ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu và các rào cản thương mại đã dần dần được xóa bỏ. Vì thế, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Á và thế giới sẽ ngày càng cải thiện và nâng cao. Khi các TNCs và MNCs thực hiện chiến lược outsourcing tại Việt Nam họ sẽ có cơ hội tiếp cận dễ dàng với các thị trường lớn trong khu vực đã có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Như đã phân tích ở các phần trên, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên GPNs. Chính vì vậy, với mức độ hấp dẫn FDI cao Việt Nam có điều kiện thuận lợi để tham gia vào GPNs, đặc biệt là PNs tại Đông Á. Theo báo cáo Đầu tư thế giới năm 2004 của UNCTAD với chủ để “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khu vực dịch vụ” chỉ số hoạt động thu hút FDI của Việt Nam xếp thứ 84 50 thế giới3. Cũng theo đánh giá của UNCTAD, Việt Nam đang đứng trong top 10 thế giới các nước có triển vọng thu hút đầu tư. Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong một thời gian dài tương đối ổn định và có tăng trưởng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay dòng vốn FDI thế giới đã giảm mạnh, nhưng Việt Nam vẫn là một điểm sáng thu hút FDI. Giải ngân FDI năm 2008 cũng đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007 [62]. Ngay trong tháng 1 năm 2009 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có tới 7 dự án FDI với tổng vốn đăng kí là 5,1 tỷ USD [69]. Điều này cho thấy các nhà đầu tư vẫn quan tâm tới thị trường Việt Nam, bởi vì học cho rằng những khó khăn hiện tại của Việt Nam chỉ là khó khăn tạm thời. Chính vì thế tương lại Việt Nam sẽ là một điểm đến lý tưởng cho nhiều TNCs và MNCs muốn mở rộng PNs của mình. Việt Nam có được sự tín nhiệm đầu tư FDI một phần là do môi trường chính trị ổn định, nguồn lao động dồi dào, môi trường FDI cải thiện nhanh chóng. Lâu nay Việt Nam luôn coi giá nhân công rẻ là một lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, thế nhưng các lợi thế này đang mất dần. Trước tiên làm sao chúng ta có thể cạnh tranh với nhiều nước khác về giá nhân công. Thí dụ, Trung Quốc vốn là một quốc gia đông dân nhất thế giới, nguồn lao động dồi dào, mức giá nhân công lại vô cùng rẻ. Hơn nữa, giá nhân công rẻ ở Việt Nam đang dần dần biến mất. Các doanh nghiệp Nhật Bản đến Việt Nam nhận định rằng làn sóng các công ty nước ngoài đổ xô vào Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa họ trong việc thu hút nhân tài. Công nhân Việt Nam sẵn sàng ra đi nếu họ tìm được một công việc mới với mức lương cao hơn cho dù đó là trái ngành nghề. Chính vì vậy, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam khó kiếm được lao động lành nghề. Có thể thấy lợi thế về lao động giá rẻ chỉ là lợi thế so sánh tĩnh của Việt Nam và nó đang dần dần biến mất. 2.2. Khó khăn 3 Chỉ số thu hút FDI là tỷ lệ chiếm hữu của một nước trong dòng FDI toàn cầu so với phần của nước đó trong GDP toàn cầu. 85 Một trong những khó khăn trước tiên của Việt Nam là chịu sự cạnh tranh của các nước đi trước trong khu vực do Việt Nam là nước tham gia cuối cùng vào PNs ở Đông Á. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam còn thấp so với các nước khác trong khu vực. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới Việt Nam còn thua về thu nhập cá nhân tới 51 năm so với Indonesi, 95 năm so với Thái Lan và 153 năm so với Singapore. Tuy nhiên, nếu tính thu nhập bình quân đầu người Việt Nam chỉ cần 15 năm để bắt kịp Thái Lan và 63 năm với Singapore [61]. Bảng 3: So sánh năng lực sản xuất công nghiệp của Việt Nam với Thái Lan và Trung Quốc Nƣớc 2005 2006 2007 2008 GDP theo PPP (tỉ đô la Mỹ) Trung Quốc 6. 213 6 .475 7 .104 7 .800 Thái Lan 496 509 554 553 Việt Nam 198 210 228 347 Giá trị sản xuất công nghiệp (% của GDP) Trung Quốc 47,3 48,9 49,5 49,2 Thái Lan 43,7 44,6 45,3 44,5 Việt Nam 41,0 37,0 42,3 42,7 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ CIA World Factbook 2006-2009 Sức sản xuất công nghiệp Việt Nam thể hiện qua năng lực của các xí nghiệp còn rất non yếu cả về thế tĩnh cũng như thế động trong sự so sánh với những người bạn láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan. Năng lực sản xuất của xí nghiệp Việt 86 Nam so với hai nước trên còn tồn tại một khoảng cách khá xa. Trong suối giai đoạn 2005-2008 tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp đóng góp vào GDP của Việt Nam luôn thấp hơn Thái Lan và Trung Quốc Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của Việt Nam không thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và Thái Lan (giá trị này lần lượt là 37%%, 48,9% và 44,6% năm 2006) nhưng xét về giá trị tuyệt đối thì sản xuất công nghiệp của Việt Nam còn quá thấp so với hai nước kia. Thực tế là GDP (theo PPP) của Trung Quốc cao hơn Việt Nam từ 22,5 cho đến 31,6 lần Việt Nam, GDP (theo PPP) của Thái Lan cũng gấp khoảng 2 đến 3,5 lần GDP Việt Nam (bảng 2). Xét riêng nghành công nghiệp ô tô, tổng công suất lắp ráp ô tô của các liên doanh Việt Nam là khoảng gần 150,000 chiếc/năm, nhưng cũng không nơi nào vận hàng hết công suất do hạn chế về quy mô thị trường. Trong khi đó tại Trung Quốc, tổng công suất của công nghiệp ô tô là gần 4 triệu rưỡi chiến/năm, chỉ tính riêng 3 tháng lượng tiêu thụ các loại xe ô tô sản xuất trong nước là hơn 570,00 chiếc [3]. Năng lực công nghiệp Việt Nam còn yếu kém, chủ yếu là chế biến nông phẩm, thủy sản, gia công linh kiện phụ tùng, lắp ráp… Các quy trình sản xuất trên đều ở giai đoạn đầu, trong khi đó các nước ASEAN 5 (Singpore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipine) đang phát triển ở giai đoạn 3 (nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đầu tư công nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu). Nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam vốn được bảo hộ rất lâu, nhưng sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì hàng rào bảo hộ đối với sản xuất công nghiệp không còn nữa. Nhưng khi đó công nghiệp của chúng tại lại chưa đủ lớn mạnh để cạnh tranh với các nước khác. Điều này gây ra một trở ngại lớn cho Việt Nam khi tham gia vào PNs Đông Á. Việt Nam chưa định rõ được vị trí của mình trên bản đồ phân công lao động quốc tế của khu vực này. Hướng đi của Việt Nam khi tham gia vào PNs Đông Á là dần dần tiến tới trở thành các nhà cung cấp linh, phụ kiện cho các TNCs và MNCs. Tuy nhiên, hiện nay ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn quá non trẻ. Trong cơ cấu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là các ngành dệt may, gia dày, điện tử, gỗ… phải nhập nguyên phụ liệu lên tới 70% - 90%. Các doanh nghiệp FDI 87 phải khó khăn lắm mới tìm được nhà cung cấp linh phụ kiện tại Việt Nam. Đại diện công ty Daihatsu (Nhật Bản) cho biết bọ đi khảo sát hàng tháng trời tại 64 doanh nghiệp tìm nhà cung cấp ốc vít theo chuẩn quốc tế nhưng tất cả đều không đáp ứng [65]. Có quá ít doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ, nếu có thì chủ yếu tham gia khâu đóng gói, bao bì. Phần lớn các nhà cung cấp linh kiện phụ tung cho các công ty nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khoảng cách về tiêu chuẩn chất lượng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước khá lớn. Chính vì các doanh nghiệp sản xuất trong nước còn yếu kém về năng lực nên công nghiệp hỗ trợ chưa hề phát triển nên Việt Nạm phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn FDI. Mặt khác để đầu tư sản xuất linh kiện đòi hỏi vốn rất lớn, một vài linh kiện điện tử chủ đạo trong máy tính hay các đồ gia dụng phải đầu tư hàng trăm triệu USD đến hàng tỷ USD vì vậy đòi hỏi tiềm lực tài chính rất lớn. Điều này nhà đầu tư của chúng ta chưa làm được. Sự phụ thuộc quá nhiều này gây nhiều bất lợi cho Việt Nam. Hiện nay Việt Nam mới chỉ chủ yếu tận dụng lợi thế so sánh tĩnh dể thu hút FDI, rất ít doanh nghiệp quan tâm tới lợi thế động (như phát triển công nghệ, trình độ kĩ thuật). Vì vậy một khi các lợi thế so sánh tĩnh mất đi (ví dụ như trường hợp lợi thế giá nhân công rẻ) thì dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ giảm đáng kể, khiến cho sản xuất công nghiệp Việt Nam gặp phải một cú sốc. Không chỉ năng lực sản xuất yếu kém, mà Việt Nam còn đang thiếu nguồn lao đông có trình độ vững, quản lý ở cấp trung. Tuy dân số Việt Nam đông nhưng chủ yếu là ở nông thôn nên công nhân trong các nhà máy đa phần là chưa được qua đào tạo. Gần đây, Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực để nâng cao trình độ học vấn, trình độ kĩ thuật cho lực lượng lao động, nhưng chúng ta vẫn chưa thực sự có được đội ngũ quản lý cao cấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là sự tiếp thu khoa học công nghệ và tri thức thông quan các hoạt động đầu tư nước ngoài vẫn chưa được phát huy tối đa. Ngoài ra đối với Việt Nam còn một số vấn đề khó khăn khác như chính sách và hệ thống luật của Việt Nam chưa ổn định, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước. Thông tin hai chiều giữa các doanh 88 nghiệp còn rất hạn chế. Các doanh nghiệp Nhật Bản muốn có nhà máy vệ tinh ở Việt Nam cũng không biết tìm ở đâu, các doanh nghiệp Việt Nam muốn làm vệ tinh cho các doanh nghiệp Nhật Bản cũng không có cách nào tiếp cận họ. III. Gợi ý chính sách đối với Việt Nam nhằm tăng cƣờng tham gia vào mạng lƣới sản xuất toàn cầu 3.1. Gợi ý chính sách dành cho Chính Phủ 3.1.1. Tích cực thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có vai trò then chốt để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. FDI còn được coi là kênh quan trọng để một quốc gia tham gia vào RPNs và GPNs. Vì vậy, Việt Nam muốn tham gia sâu rộng hơn vào GPNs trước hết phải thâm nhập sâu vào RPNs, đó là mạng lưới sản xuất tại Đông Á. Bên cạnh đó vẫn không bỏ ngỏ nguồn FDI từ các thị trường lớn như EU và Mỹ để tạo tiền đề tham gia vào GPNs. Trước tiên Việt Nam cần phải cải thiện môi trường đầu tư để thu hút FDI. Để tham gia hiệu quả vào sự phân công lao động trong khu vực Đông Á, Việt Nam cần trở thành cứ điểm sản xuất và lưu thông có hiệu suất4 thì mới hấp dẫn các MNCs. Nếu một cơ sở sản xuất nào đó không cung cấp đúng thời hạn thì cả mạng lưới sản xuất toàn khu vực bị ảnh hưởng, do đó các MNCs rất nhạy cảm về vấn đề này khi chọn môi trường đầu tư. Phân phối là công việc của nhà sản xuất, của MNCs, nhưng yếu tố quyết định phân phối là môi trường đầu tư trong đó hạ tầng phần cứng (hệ thống giao thông, thông tin…) và phần mềm (thủ tục hành chính, thuế quan, luật lệ, quy định…) có vai trò quyết định. Phí tổn liên quan đến việc này còn được gọi là chi phí liên kết dịch vụ, yếu tố này đang ngày càng trở nên quan trọng cho việc đánh giá môi trường đầu tư. Để hấp dẫn các nhà đầu tư nước chúng ta phải đơn giản hóa thủ tục đầu tư. Hiện nay để đàm phán, thời gian đạt được thỏa thuận đầu tư của các doanh nghiệp 4 Cứ điểm sản xuất và lưu thông có hiệu suất là nơi bảo đảm sản xuất một sản phẩm với giá thành rẻ nhờ chi phí đầu vào, chi phí lao động thấp, chất lượng cao và phân phối đúng thời hạn 89 nước ngoài với Chính phủ Việt Nam là rất dài. Với các nhà máy điện ở Việt Nam, các nhà đầu tư thường mất tới ba năm để đàm phán về các điều khoản với Chính Phủ, trong khi đó ở các nước Trung Đông chỉ mất có năm tháng. Hơn nữa môi trường pháp lý của Việt Nam cũng cần phải được đồng bộ hóa. Hiện nay, để đưa ra các văn bản dưới luật, hướng dẫn thi hành luật phải mất thời gian khá lâu, khoảng vài tháng có khi hàng năm. Chính vì thế một vấn đề quan trọng là chúng ta phải rút ngăn thời gian đưa ra các văn bản hướng dẫn thi hành luật, đồng thời đồng bộ hóa hệ thống luật pháp hiện hành để tạo môi trường pháp lý minh bạch, thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Một yếu tố quan trọng không kém để hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài là cơ sở hạ tầng như đất đai, điện, nước, đường, cảng biển…. Hiện nay cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém một phần do thu nhập quốc dân của chúng ta so với các nước trong khu vực còn thu kém nhiều. Hơn nữa nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của Việt Nam mới chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước và vốn viện trợ phát triển (ODA). Theo báo điện tử Vietnamnet năm 2008, Nguồn vốn cơ sở hạ tầng sự kiến giai đoạn 2010-2020 ước tính vào khoảng 70,8 tỷ USD, chiếm 11% GDP. Vì vậy Chính Phủ phải khuyến khích tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng hệ thống giao thông sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại. Các quy định về hợp tác giữa tư nhân và nhà nước cần phải được đưa ra rõ ràng hơn để hài hòa lợi ích của cả hai bên. Ngoài ra, Việt Nam đang lãng phí rất nhiều tiền của vào các hạng mục đầu tư công kém hiệu quả. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do quá trình ra quyết định đầu tư công không được đánh giá một cách thực sự khách quan. Hệ quả là các nhà lãnh đạo quốc gia không thể tin tưởng hoàn toan vào tính chính xác của các lý do biện hộ cho các dự án đầu tư. Chính Phủ cần thành lập một ủy ban đặc biệt, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng, có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định một cách toàn diện và khách quan các dự án có quy mô vượt quá một ngưỡng nhất định nào đó. Kết luận của hội đồng thẩm định này sau đó cần được công bố một cách công khai. 90 3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao Tầm quan trọng của nguồn nhân lực đã được thừa nhận rộng rãi trên tất cả các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, các biện pháp chung chung để phát triển nguồn nhân lực chưa đủ hình thành nên năng lực sản xuất công nghiệp cho Việt Nam. Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động lớn nhưng lại thiếu các kỹ sư có trình độ từ trung cấp đến cao cấp. Số lượng kỹ sư tốt nghiệp đại học được tuyển dụng có đủ năng lực để đáp ứng các nhu cầu về quản lý thiếu rất nhiều, đặc biệt là ở miền Bắc. Hơn nữa giáo dục Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng. Theo số liệu của bộ giáo dục đào tạo năm 2006, số sinh viên các ngành kinh tế và luật chiếm hơn 45%, trong khi đó các ngành công nghệ, khoa học cơ bản chỉ chiếm dưới 15%. Nếu tình trạng này kéo dài chúng ta sẽ thiếu lực lượng hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đây sẽ là vật cản lớn cho quá trình tiếp nhận FDI chất lượng cao. Chính vì vậy để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì Việt Nam cần phải cải cách triệt để đào tạo đại học, cao đẳng cả về cơ sở vật chất và chương trình đào tạo. Trước tiên phải tăng lượng sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật, kỹ sư lên ít nhất tương đương với Malaysia và Thái Lan. Trong các định hướng của Chính Phủ về giáo dục nên đề cao việc phát huy năng lực công nghệ, định hướng cho học sinh trung học phổ thông theo đuổi các ngành nghề kĩ thuật cao. Số lượng phải đi đôi với chất lượng vì vậy để nâng cao chất lượng kỹ sư Nhà nước nên đưa ra hệ thống quốc gia về thợ bậc cao trong sản xuất với các cơ sở đào tạo, chế độ cử đi học ở nước ngoài, các tiêu chí kiểm tra, và hệ thống cấp bằng phù hợp để mỗi năm có thể đào tạo được ít nhất 100 kỹ sư có kỹ năng cao. Các kỹ sư này phảit ham gia sản xuất trực tiếp tại các doanh nghiệp và chịu trách nhiệm đào tạo người khác. Để có một chương trình đào tạo chất lượng, theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của đất nước cũng như thế giới, các trường Đại học Việt Nam nên tăng cường liên kết với các trường Đại học danh tiếng ở nước ngoài. Hơn nữa chương trình đào tạo cũng phải được thay đổi thường xuyên cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, 91 nhất là các chương trình đào tạo các ngành kỹ thuật. Trên thực tế, công nghệ thay đổi với tốc độ chóng mặt. Thế nhưng để đưa ra một giáo trình mới trong các trường đại học Việt Nam đòi hỏi một quá trình thảo luận, tham khảo rất lâu, việc này có thể sẽ làm lỡ cơ hội đuổi kịp công nghệ. Bộ giáo dục đào tạo cần đưa ra một chính sách thông thoáng hơn khi đổi mới giáo trình giảng dạy trong các trường đại học và chỉ nên đưa ra khung chương trình cơ bản nhất mà thôi. Việt Nam nên đầu tư nhiều hơn cho trang thiết bị giáo dục. Có thể thông qua hình thức hợp tác với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan. Qua đó các trường học sẽ có thêm vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hành… còn các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với đôi ngũ lao động có kĩ năng cao trong tương lai, nhà trường sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng những sinh viên có trình độ cao, chất lượng đào tào tốt. 3.1.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ Một nền tảng công nghiệp hỗ trợ vững mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tham gia sâu rộng vào GPNs. Nếu như phát triển công nghiệp hỗ trợ năng lực sản xuất linh kiện phụ tùng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ được nâng cao, do đó sẽ có cơ hội hợp tác với các tập đoàn lớn trong GPNs của họ. Thứ hai, phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ nâng vị trí của Việt Nam trong GPNs do chúng ta không chỉ lắp ráp thông thường như trước nữa, mà tham gia thực sự vào chuỗi giá trị toàn cầu của GPNs. Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn quá non trẻ và yếu kém. Chính vì vậy một trong những chính sách Việt Nam cần chú trọng trong thời gian tới là phát triển công nghiệp hỗ trợ. Bộ công thương và các ban ngành liên quan cần phải đưa ra một chiến lược phát triển cụ thể theo từng giai đoạn cho Việt Nam. Muốn vậy trước tiên chúng ta phải có được một khái niệm thống nhất về công nghiệp hỗ trợ, nêu đúng phạm vi của ngành. Đồng thời cần phải thành lập một ban riêng chuyên trách thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp trong công nghiệp hỗ trợ. 3.1.4. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa 92 SMEs chiếm đa phần trong các doanh nghiệp Việt Nam, theo số liệu công bố tại hội thảo “Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Vai trò, thách thức và triển vọng” do báo Đầu tư và Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tổ chức tại Hà Nội 10/10/2008 cho thấy, có tới 95% số doanh nghiệp Việt Nam là SMEs. Trong những năm qua các doanh nghiệp này giữ một vị trí ngày càng quan trọng, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Chính vì thế, muốn nâng cao năng lực sản xuất của các nhà sản xuất tại Việt Nam thì SMEs là một trọng tâm. Các doanh nghiệp này thường bị hạn chế về nguồn lực tài chính, năng lực. Vì vậy Chính phủ phải liên kết với các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong nước và thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư cho phát triển công nghệ, phát triển năng lực sản xuất. 3.1.5. Tạo liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước Thực tế cho thấy sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước còn quá yếu vì các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu suất, các công ty tư nhân chưa có đủ điều kiện về vốn và thông tin…Các công ty trong nước có thể đẩy mạnh liên kết với các MNCs ở hai mặt: liên kết hàng dọc và liên kết hàng ngang. Liên kết hàng dọc là nỗ lực cung cấp bộ phận, linh kiện cho các công ty FDI, góp phần đưa nền công nghiệp cả nước tiến về thượng nguồn trong chuỗi giá trị. Còn liên kết hàng ngang là tiến hành hợp tác với các MNCs về nhiều mặt để sản xuất, xuất khẩu ra thị trường thế giới, các doanh nghiệp chuyển dịch dần dần từ OEM sang ODM rồi đến OBM. Trong liên kết dọc một khi các doanh nghiệp FDI đã tìm được đối tác có triển vọng hõ sẽ tích cực chuyển giao công nghệ để được cung cấp những sản phẩm trung gian với chất lượng và giá thành đạt yêu cầu. Để các doanh nghiệp Việt Nam có được liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp FDI Chính phủ cần xây dựng các chương trình xúc tiến liên kết thông qua các cuộc tiếp xúc trực tiếp, chuyến thăm cơ sở, hội chợ triển lãm… Đồng thời Việt Nam cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu và trang web về danh mục các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, các sản phẩm hỗ trợ, danh mục các sản phẩm hỗi trợ ưu tiên phát triển để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp. 93 3.2. Gợi ý cho các doanh nghiệp Việt Nam Có thể thấy năng lực của các doanh nghiệp tại Việt Nàm còn thấp kém so với các nước trong khu vực Đông Á. Các lợi thế về nhân công rẻ, chi phí đầu vào thấp là những lợi thế tĩnh không tồn tại lâu dài. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm ra lợi thế cạnh tranh động cho riêng mình. Có thể nói nâng cao trình độ công nghệ là cách thức hữu hiệu nhất để doanh nghiệp Việt Nam tìm chỗ đứng cho mình trên bản đồ phân công lao động quốc tế, cũng như trong khu vực Đông Á. 3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là lực lượng nòng cốt của mỗi một doanh nghiệp. Một phần yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là do yếu kém về nhân lực. Chúng ta thiếu các nhà quản lý bậc cao, thiếu kỹ sư lành nghề. Hiện nay trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, thiếu sự chuyên môn hóa của mỗi cá người lao động, rất nhiều lao động đã được đào tạo trong ngành nghề, lĩnh vực này nhưng lại tham gia vào nhiều lĩnh vực khác. Điều này tạo ra sự thiếu chuyên nghiệp, cũng như yếu kém về chuyên môn. Trước tiên, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình bằng cách đưa ra các chương trình huấn luyện đặc biệt về nghiệp vụ cho các nhân viên của mình. Đồng thời đưa ra các kỳ thi đánh giá lại năng lực của lao động. Doanh nghiệp cũng phải phối hợp với các cơ sở đào tạo trong nước đưa ra một hệ thống đánh giá chất lượng lao động chặt chẽ. Đó sẽ là động lực để mỗi một lao động tự cải thiện bản thân, nâng cao trình độ của mình để đáp ứng với các yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp. Đồng thời doanh nghiệp Việt Nam nên đưa ra các chính sách ưu tiên, hỗ trợ các cán bộ có đủ năng lực, trình độ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, học tập ở nước ngoài. 3.2.2. Tiếp thu tri thức, công nghệ tiên tiến của nước ngoài Hiện nay, trình độ công nghệ của các quốc gia khác trên thế giới đã phát triển rất mạnh. Việt Nam, một nước đi sau khó có thể theo kịp nếu như không đi tắt đón đầu, tiếp nhận những tri thức và công nghệ nước ngoài. Có nghĩa là chúng ta không tập trung vào phát triển công nghệ theo từng bước cơ bản như các nước đã 94 làm. Thông qua các hình thức hợp tác liên doanh các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Điều này đỏi hỏi sự năng động, mềm dẻo của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp để các công ty nước ngoài chấp nhận chuyển giao công nghệ cho mình. Công nghệ có thể được tiếp thu qua việc các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam đào tạo trong một thời gian ngắn, cũng có thể thông qua việc các doanh nghiệp trong nước gửi cán bộ ra nước ngoài học hỏi kinh nghiệm trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu chỉ tiếp thu thụ động các kiến thức, công nghệ đó thì năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam cũng ít cải thiện. Tri thức đó mới chỉ là tri thức hiện, doanh nghiệp cần phải biến nó thành tri thức ẩn của mình, tạo ra năng lực riêng cho doanh nghiệp mình. Vì thế, khi có được công nghệ mới, tri thức mới thì phải truyền dạy lại các kiến thức đó cho toàn bộ lực lượng lao động trong doanh nghiệp, yêu cầu mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp thực hành, áp dụng các tri thức đó vào thực tiễn của Việt Nam, chuyển hóa nó thành các tri thức ẩn. 3.2.3. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển Để tham gia vào GPNs, các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm được chỗ đứng trong hệ thống chuyên môn hóa, nâng cao khả năng sản xuất đạt tới trình độ quốc tế. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ tiếp nhận các công nghệ nước ngoài một cách thụ động được.Với tư cách là người theo sau, doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp quốc tế cần phải có những bước tiến vượt trội. Doanh nghiệp trong nước cần phải phát triển những công nghệ mới dựa trên những nền tàng có sẵn đó, nếu không chúng ta mãi mãi là người đi sau. Có thể thấy các doanh nghiệp tại những nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã dành một lượng lớn cho đầu tư nghiên cứu và phát triển. Họ không chỉ gia tăng kinh phí nghiên cứu phát triển mà đang thay đổi các phân bổ chi phí nghiên cứu phát triển. Thay vì tập trung cho các cơ sở nhà nước mang tính định chế, nay họ rót cho các cơ sở nào hướng đến thị trường có khả năng phát triển nhanh chóng và có tính khai phá thị trường nhiều, kể cả cho các trường hợp khởi nghiệp. 95 KẾT LUẬN GPNs đã hình thành từ đầu những năm 1970 và phát triển rộng khắp các lĩnh vực. Đây là một phương thức hợp tác mới trong thương mại và sản xuất tạo ra sự thuận tiện và hiệu quả cao trong quản lý cũng như hoạt động tạo ra giá trị. Nhờ tính hiệu quả này mà GPNs đã thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia, tạo động lực nâng cao năng suất và trình độ công nghệ của mọi thành viên tham gia. Tri thức, công nghệ không ngừng được lan truyền từ những quốc gia phát triển sang những nước kém phát triển hơn trong GPNs vì vậy họ có khả năng đuổi kịp và bứt phá trở thành những nền kinh tế phát triển. Do đó tham gia vào GPNs là cơ hội cho những nước đang phát triển xây dựng nền công nghiệp vững chắc, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng quốc gia và tham gia sâu vào quá trình toàn cầu hóa. GPNs trong hai ngành công nghiệp điện tử và công nghiệp ô tô là phát triển lớn mạnh hơn cả và mang đầy đủ đặc trưng riêng của mạng lưới sản xuất. Sự phân chia tầng lớp phức tạp nhưng lại có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các doanh nghiệp. GPNs trong công nghiệp điện tử và ô tô đã tạo cơ hội để các quốc gia khu vực Đông Á phát triển kinh tế và đạt được tốc độ tăng trưởng thần kì. Nhờ quá trình lan tỏa tri thức, các quốc gia Đông Á đổi mới công nghệ và đạt được những vị trí quan trọng trong mạng lưới sản xuất toàn cầu và trở thành “nhà máy sản xuất” của cả thế giới. Trong tương lai GPNs vẫn là một mô hình liên kết hiệu quả cho tất cả các doanh nghiệp từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho đến các MNCs và TNCs. Chúng ta sẽ thấy được sự mở rộng GPNs sang các khu vực kinh tế mới đầy năng động như các nước ASEAN cả Trung Quốc và Ấn Độ. Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất Đông Á muộn hơn nhiều quốc gia khác và chưa thực sự có chỗ đứng trong mạng lưới sản xuất này. Để phát triển công nghiệp, phát triển đất nước Việt Nam cần phải thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thu hút FDI để nâng cao năng lực sản xuất các doanh nghiệp trong nước. 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt: 1. Nguyễn Hoàng Ánh & Phạm Song Hạnh, Chuỗi giá trị toàn cầu và sự tham gia của các doanh nghiệp ngành điện tử Việt Nam, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 33 (12/2008). 2. Phạm Thị Thu Hiền, Vị trí của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong mạng lưới sản xuất Đông Á, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 21 (12/2006). 3. Đỗ Mạnh Hồng (2005), Tìm chỗ đứng cho công nghiệp Việt Nam trong mạng lưới phân công lao động quốc tế: Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp để hội nhập và phát triển, 4. Ngân hàng Thế Giới (2008), Điểm lại báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam. 5. Ngân hàng Thế Giới (2008), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của WB, Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, tháng 12/2008. 6. Kenichi Ohno (2007), Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF), Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 7. Trần Thị Ngọc Quyên, (2008), Mạng lưới sản xuất trong ngành công nghiệp điện tử tại Đông Á, tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 33(12/2008). 8. TS. Nguyễn Ngọc Sơn (2008), Dệt may Việt Nam thời kỳ hậu WTO: thực trang và giải pháp, tạp chí kinh tế và dự báo số 11(06/08). 9. Dương Minh Tuấn, Mô hình đàn nhạn bay và vị trí của Nhật Bản trong mạng lưới sản xuất Đông Á, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc á, số 7(89), 13-21. 10. Trần Văn Tùng (2007), Đông Á đổi mới công nghệ để tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, NXB Thế giới. 11. Trần Văn Tùng – Trần Anh Tài (2008), Một số quan điểm lý thuyết về mạng lưới sản xuất toàn cầu, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 8(148), 62-71. 12. Trần Văn Thọ (2005), Đại học Waseda Tokyo Nhật Bản, Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hóa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia. 13. Ngô Trung (2007), Khái quát một quy trình sản xuất chip thông dụng, Thông tin công nghệ, 97 14. Vụ chính sách thương mại đa biên (2008), Quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam và nhu cầu hỗ trợ kĩ thuật trong quá trình đàm phán và triển khai các cam kết FTA. Tài liệu tiếng Anh: 15. Ando, M. (2005), Fragmentation and Vertical Intra-Industry Trade in East Asia, Forthcoming in North American Journal of Economics and Finance. 16. Ando, M. & Kimura (2003), The formation of the international production and distribution networks in East Asia, NBER, 17. Ando và Kimura (2004), The Economic Analysis of International Production/ Distribution Networks in East Asia and Latin America: The Implication of Regional Trade Arrangements, Keyio University. 18. Ando và Kimura (2005), Global Supply Chain in Machinery Trade and Sophisticated Nature of Production/distribution networks in East Asia, hội nghị thương mại Châu á Thái Bình Dương 2005 tổ chức tại đại học Hitotsubashi, Tokyo, Nhật Bản 30/07/2005. 19. Borrus, Michael, Dieter Ernst, and Stephen Haggard (2000), International production networks in Asia, London: Routledge. Và Dieter Ernst (1997), From partial to systemic globalization: IPNs in the electronics industry, BRIE working paper 98. 20. Chopa và Meindl (2001), Supply chain management: Stratergy, Planning, and Operations, Uper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc, chapter1. 21. Daisuke Hiratsuka, (2008), Production Fragmentation and Networks in East Asia Characterized by Vertical Specialization, IDE-JETRO. 22. Daniel Roduner, Agridea ( 2004), Analysis of existing theories, methodologies and discussions of value chain approaches with the development cooperation sector, 23. Deardorff, Alan V. (2001), Fragmentation across cones, In Sven W. Arndt and Henryk Kiezkowski, eds, Fragmentation: New production patterns in the world economy, Oxford University Press. 24. Dicken, P. (2003), Global shift: Reshaping the global economic map in the 21 st century. Fourth edition. London: Sage Publications. 98 25. Dieter Ernst (1997), From partial to systemic globalization international production networks in the Electronics Industry, report prepared for the Sloan Foundation project on the Globalization in the Data storage industry, University of California at San Diego. 26. Dieter Ernst (1999), How globalization reshapes geography of innovation system: Reflection on Global Production Networks in Information Industries. 27. Dieter Ernst (2000), Global production networks and the changing geography of innovation systems: implications for developing countries, East-west center working papers. 28. Dieter Ernst (2001), The Internet, Global production networks and knowledge diffiusion. Challenges and Opportunities for Developing Asia, Pacific Telecommunication Council. 29. Dieter Ernst (2001), The New Mobility of Knowledge: Digital Information Systems and Global Flagship Networks, East-west center working papers. 30. Dieter Ernst & Linsu Kim (2001), Global production networks, knowledge diffusion, and local capability formation, a conceptual framework, East- west center working papers. 31. Dieter Ernst & Paolo Guerrieri , 1997, International Production Networks And Changing Trade Patterns In East Asia: The Case Of The Electronics Industry. 32. Dieter, Heribert (2007), Transnational production networks in the automobile industry and the function of trade-facilitating measures, Notre Europe. 33. ESRC (2003), The Telecommunications Industry in Europe and East Asia, Working Paper 6. 34. ESRC (2003), “Connecting people”: The telecommunications industry in Europe and East Asia. 35. ESRC (2003), Global production networks in Europe and East Asia: The automobile components industries. 36. Freyssenet và Lung (2000), Between globalization and regionalization: what is the future of the motor industry? In J. Humphrey, Y. Lecler và M. S. Salerno (eds) Global strategies and local realities: the auto industry in emerging markets, London: Macmillan, chương 4. 99 37. FSA (2006): press release 09/03. Dallas, Fabless Semiconductor Association. 38. Fukao K., Ishido H., Ito K. (2003), Vertical intra-industry trade and foreign direct investment in East Asia, Journal of Japanese and International Economies 39. Ganeshan, Ram, và Terry P.Harrison (1995), An introduction to supply chain management, 40. Gereffi, Gary và Miguel, Korzeniewicz, eds (1994), Commodity chains and Global Capitalism, Westport, Conn Praeger. 41. Gereffi, Gray và Raphael Kaplinsky, eds (2001), The value of Value chains: The spreading the Gains from Globalisation, Special issue of the IDS Bulletin 32(3). 42. Ina Landua và Stephanie Schneider (2007), Production networks and production hubs – how companies spread the value chain across Europe, International Student Conference. 43. Ingeborg Vind & Niels Fold (2007), Multi-level Modularity vs. Hierarchy: Global Production Networks in Singapore’s Electronics Industry, Geography. 44. Kaplinsky, Raphael (2000), Globalisation and Unequalisation: What can be learned from Value Chain Analysis?, Journal of Development Studies. 45. Kimura F, Ando M. (2005), The economic analysis of Iinternational production/distribution networks in East Asia and Latin America: the implication of regional trade arrangement, Business Politics 7. 46. Kogut (1985), Desinging global strategies: comparative and competitive value-added chains, Sloan Management review 26(4), 15-18. 47. Luthje, Boy (2001), Standort Silicon Valley: Okonomie und Politik der vernetzten Massenproducktion, Frankfurt/New York: Campus. 48. Luthje, Boy (2002), electronics contract manufacturing: Global production and the international division of labor in the age of the Internet. Industry and Innovation. Special issue: Global production networks, editors Dieter Ernst and Linsu Kim. Vol 9 (No.3): 227-247. 49. Luthje, Boy (2004), global production networks and industrial upgrating in China: the case of electronics contract manufacturing, East West center. 100 50. Luthje, Boy và Sproll Martina (2003), Electronic Contract Manufacturing: Networks of Transational Mass Production in Eastern Europe, Faust, Michael Voskamp Ulrich Volker, Eds.: European Restructing in a Global Economy: Fragmentation and Relocation of Value Chains, Gottingen Soziologisches Forschungsinstitutut – SOFI. 51. Martin Hess, Henry Wai-chung Yeung (2006), Whither Global Production Networks in Economic Geography? Past, Present and Future, Article provided by Pion Ltd. 52. Michael Porter (1990), The competitive Advantage of Naions, New York: Free press. 53. Michel Fouquin, Laurence Nayman và Laurent Wagner (2006), Vertical Production networks: Evidence from France, CIREM. 54. Peter Jamnicky(2003), The local production networks: The Advantages of Network Organizational Structures. 55. Prema-chandra Athukorala (2006), Singapore and ASEAN in the new Regional Division of Labour, Singapore economic review. 56. Raikes, Philip, Michael Friis Jensen, và Stefanno Ponte (2000), Global Commodity Chain Analysis and the French Filiere approach: Comparation and Critique, Economy and Society 29, 390-417. 57. Rasiah Rajah (2006), “Electronics in Malaysia: export expansion but slow technical change” in Vandana Chandra (ed), Technology, Adaptation and Exports: How some developing countries got it right, Washington, DC: World Bank, 61-127. 58. Shimokawa (2000), Reorganization of the global automobile industry and structural change of the automobile component industry. 59. Sturgeon, T.J (2002), Modular production networks: a new American model of industrial organization, Industrial and Corporate Change 11: 451- 496. 60. Veloso (2000), The automotive supply chain organization: global trends and perpectives, Working paper, Massachusetts Institute of Technology. Tài liệu trên website: 61. 12/08/2008, Không thay đổi sẽ còn tụt hậu, 101 long_catchup.shtml 62. 24/03/2009, Việt Nam nỗ lực thu hút FDI trong khó khăn, báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam, 63. Công nghiệp điện tử Việt Nam phải đứng trên đôi chân của mình; 50.html 64. Hà Nội mới online 19/12/2008, 65. 16/03/2009, Ước mơ công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn trên giấy, 66. Ths. Hồ Tuấn, 15/09/2008 Chất lượng tăng trưởng dệt may Việt Nam từ cách tiếp cận chuỗi giá trị, 67. IMF (2003), Báo cáo viễn cảnh thế giới: Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất Châu Á, chau-A/10834179/87/ 68. 31/07/2008, Ngành dệt may xuất khẩu trở lại gia công, 69. 15/02/2009, Thu hút FDI: không vì sức ép mà cấp phép tràn làn, 70. 18/02/2008, Nhiều dự án lớn về điện tử đổ vào Việt Nam, 71. 19/10/2008, 960-USD/70107918/157/ 72. Báo cáo của Vietnam development forum (2008), chương 1 73. 02/01/2009, Tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất trong 9 năm qua, 74. 05/03/2008, Việt Nam sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, 102 PHỤ LỤC 1 6 công ty bán lẻ có doanh thu lớn nhất toàn cầu Hạng Công ty Nƣớc Doanh thu DT bán lẻ 1 Wal-Mart Stores, Inc. Mỹ 378 799 374 526 2 Carrefour S.A. Pháp 114 177 112 604 3 Tesco plc Anh 94 740 94 740 4 Metro AG Đức 88 189 87 586 5 The Home Depot, Inc Anh 77 349 77 349 6 The Kroger Co Anh 70 235 70 235 Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Global power of retailing (2009), Stores media www.epicor.com/retailer. PHỤ LỤC 2 Top 100 công ty lớn nhất toàn cầu Hạng Công ty Hạng Công ty 1 Wal-Mart Stores 51 Cardinal Health 2 Exxon Mobil 52 Gazprom 3 Royal Dutch Shell 53 E.ON 4 BP 54 Royal Bank of Scotland 5 General Motors 55 Tesco 6 Toyota Motor 56 Nestlộ 7 Chevron 57 Deutsche Post 8 DaimlerChrysler 58 HBOS 9 ConocoPhillips 59 Matsushita Electric Industrial 10 Total 60 Deutsche Telekom 11 General Electric 61 Morgan Stanley 12 Ford Motor 62 Metro 13 ING Group 63 ẫlectricitộ de France 14 Citigroup 64 U.S. Postal Service 15 AXA 65 Petrobras 16 Volkswagen 66 UnitedHealth Group 17 Sinopec 67 ABN AMRO Holding 18 Crộdit Agricole 68 Peugeot 19 Allianz 69 Sony 20 Fortis 70 Merrill Lynch 21 Bank of America Corp. 71 Altria Group 22 HSBC Holdings 72 Goldman Sachs Group 103 23 American International Group 73 LG 24 China National Petroleum 74 Procter & Gamble 25 BNP Paribas 75 Santander Central Hispano Group 26 ENI 76 Hyundai Motor 27 UBS 77 Telefúnica 28 Siemens 78 Statoil 29 State Grid 79 Prudential 30 Assicurazioni Generali 80 Kroger 31 J.P. Morgan Chase & Co. 81 BASF 32 Carrefour 82 France Tộlộcom 33 Berkshire Hathaway 83 Barclays 34 Pemex 84 Fiat 35 Deutsche Bank 85 Zurich Financial Services 36 Dexia Group 86 AT&T 37 Honda Motor 87 Boeing 38 McKesson 88 BMW 39 Verizon Communications 89 AmerisourceBergen 40 Nippon Telegraph & Telephone 90 Repsol YPF 41 Hewlett-Packard 91 Toshiba 42 International Business Machines 92 Marathon Oil 43 Valero Energy 93 State Farm Insurance Cos. 44 Home Depot 94 Costco Wholesale 45 Nissan Motor 95 Vodafone 46 Samsung Electronics 96 Target 47 Credit Suisse 97 UniCredit Group 48 Hitachi 98 SK 49 Sociộtộ Gộnộrale 99 Mittal Steel 50 Aviva 100 Munich Re Group Nguồn: Fortune Global 500 năm 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4559_6473.pdf
Luận văn liên quan