Đề tài Môi trường trong vấn đề marketing của một số doanh nghiệp tại Việt Nam

Trong điều kiện người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lượng môi trường của các sản phẩm cũng như nhu cầu về các sản phẩm sinh thái ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò của môi trường trong vấn đề marketing của mình. Thông qua khóa luận này, em mong muốn đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quát về ảnh hưởng của môi trường tới chiến lược marketing của doanh nghiệp. Trong chương I em đưa ra lý luận chung về marketing và môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh c ủa doanh nghiệp qua đó làm rõ vai trò của marketing và môi trường nói riêng cũng như tầm quan trọng của môi trường trong vấn đề marketing đối với doanh nghiệp.

pdf101 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Môi trường trong vấn đề marketing của một số doanh nghiệp tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng 200 hiệp định về môi trƣờng. Bên cạnh đó, con số các hiệp định môi trƣờng song phƣơng còn lớn hơn rất nhiều, khoảng trên 1000 hiệp định. Điều này cho thấy ngày càng có nhiều vấn đề liên quan đến môi trƣờng và các hiệp định trên cùng nhau tạo ra một cơ chế quản lý môi trƣờng quốc tế. Đối với các doanh nghiệp, có thể thấy rõ nhất các quy định của quốc tế về môi trƣờng thông qua hệ thống các tiêu chuẩn và quy định về môi trƣờng liên quan đến thƣơng mại nhƣ: 1.1.1. Các quy định môi trƣờng trong các hiệp định của WTO. Trong số 46 điều khoản của WTO, có 9 điều khoản mô tả các khía cạnh thƣơng mại liên quan đến môi trƣờng. Tuy nhiên, các khía cạnh môi trƣờng của các hiệp định hiện có của WTO đƣợc thể hiện chủ yếu thông qua 5 hiệp định: Điều XX của GATT 1994; Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT); Hiệp định về vệ sinh an toàn động thực vật (SPS); Hiệp định thƣơng mại về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS); Hiệp định về các biện pháp trợ cấp và đền bù (SCM). Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 69 1.1.2. Các quy định môi trƣờng liên quan đến thƣơng mại trong các công ƣớc quốc tế về môi trƣờng. Bên cạnh các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng đƣợc đề cập trong các Hiệp định thƣơng mại đa biên nhằm kiểm soát việc buôn bán giữa các nƣớc nhằm mục đích bảo vệ môi trƣờng, các Hiệp định môi trƣờng đa phƣơng (MEA) cũng có những điều khoản quy định việc quy định việc xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 140 Hiệp định quốc tế về môi trƣờng và các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trƣờng, trong đó có khoảng 20 Hiệp định có các quy định liên quan đến thƣơng mại quốc tế. 1.1.3. Một số tiêu chuẩn môi trƣờng quốc tế liên quan đến thƣơng mại.  ISO 14000: Tại hội nghị thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và Phát triển do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Rio De Janeiro tháng 6 năm 1992, ngƣời ta đã thấy cần phải có một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trƣờng. Đến tháng 9 năm 1996, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 về Hệ thống quản lý môi trƣờng chính thức đƣợc ban hành. Trong số các tiêu chuẩn của ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trƣờng là quan trọng nhất. Đây là tiêu chuẩn có thể sựu dụng bên thứ ba độc lập đánh giá một cách khách quan sự phù hợp giữa các cam kết của doanh nghiệp với các quy định của pháp luật về môi trƣờng cũng nhƣ đánh giá các tác động lên môi trƣờng của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Một nội dung nữa của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 mà các doanh nghiệp cần quan tâm là vấn đề nhãn môi trƣờng, tiêu chuẩn quá trình chế biến, chu trình sống của sản phẩm. [3]  HACCP (Kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn): Hệ thống HACCP đƣa ra những nguyên tắc và các kiểm soát vệ sinh mấu chốt tại mỗi giai đoạn của dây chuyền chế biến thực phẩm, từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ cuối cùng. HACCP đƣợc thiết lập đặc biệt cho ngành công nghiệp thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, tập trung vào vấn đề vệ sinh. [3] Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 70 Có thể thấy vấn đề môi trƣờng gắn chặt với thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng. Và một trong những nguyên nhân gây tác động lớn đến môi trƣờng là sự ô nhiễm từ các nhà máy, các chất thải công nghiệp. Vì thế, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, chống ô nhiễm không còn là nhiệm vụ riêng của các chính phủ mà nó chính là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các doanh nghiệp. Các hiệp định về môi trƣờng đƣa ra có ý nghĩa nhƣ một quy chế buộc các doanh nghiệp phải tuân theo khi tiến hành kinh doanh. Nếu không tuân thủ các quy định đó, sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ không đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Xây dựng một chiến lƣợc marketing có tính đến yếu tố môi trƣờng đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ chặt chẽ các quy định quốc tế về môi trƣờng. 1.2. “Kinh doanh xanh” (green business) và “marketing xanh” (green marketing) đang trở thành xu hướng trên thế giới Cùng với sự phát triển của xã hội, quan điểm kinh doanh cũng thay đổi. Các doanh nghiệp đã chuyển từ giai đoạn chỉ quan tâm đến lợi nhuận của chính mình sang giai đoạn xây dựng chiến lƣợc kinh doanh dựa trên nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, vấn đề môi trƣờng cũng đặt ra cho các doanh nghiệp yêu cầu đổi mới phƣơng thức sản xuất kinh doanh. Trƣớc hết đó chính là việc khan hiếm nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào buộc các doanh nghiệp phải đƣa ra những quy trình sản xuất tiết kiệm. Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng cũng có một phần lớn là trách nhiệm của các doanh nghiệp. Đồng thời, chính sách của từng quốc gia và quốc tế về vấn đề môi trƣờng đối với doanh nghiệp cũng ngày càng khắt khe hơn. Nhƣng quan trọng nhất là sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Ngày càng có nhiều hơn nữa khách hàng quan tâm tới chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm. Chính điều này đã thúc đẩy các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lƣợc kinh doanh của mình. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 71 Từ cuối những năm 1970, khái niệm “green business” bắt đầu đƣợc thế giới quan tâm, xuất hiện nhiều hội thảo và các tác phẩm xuất bản nói về vấn đề này. Cùng với khái niệm “green business”, khái niệm “green marketing” cũng dần trở nên quen thuộc với các doanh nghiệp trên thế giới. Đó đƣợc coi là chiến lƣợc hiệu quả giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh của mình mà không gây hại tới môi trƣờng. Đáp ứng đƣợc yêu cầu chung của thế giới về vấn đề phát triển thƣơng mại đi đôi với bảo vệ môi trƣờng, “green marketing” nhanh chóng trở thành chiến lƣợc marketing hiệu quả của nhiều doanh nghiệp. Ngày nay, các sản phẩm sinh thái ngày càng đƣợc nhiều ngƣời tiêu dùng lựa chọn buộc tất cả các doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài phải quan tâm thực sự tới môi trƣờng trong chiến lƣợc marketing của doanh nghiệp mình. [7] [9] 2. Bối cảnh trong nƣớc 2.1. Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thương mại và môi trường Kể từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nƣớc có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên, mở cửa thị trƣờng mang lại cơ hội cho doanh nghiệp trong nƣớc thì cũng mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp nƣớc ngoài. Điều này có nghĩa doanh nghiệp Việt Nam bị đẩy vào thế cạnh tranh khốc liệt hơn. Tham gia vào sân chơi chung của thƣơng mại thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải tuân theo các quy định của WTO. Ngoài các quy định về thƣơng mại, doanh nghiệp của chúng ta phải tuân thủ các quy định về môi trƣờng. Muốn cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài không chỉ trên thị trƣờng xuất khẩu mà ngay trên thị trƣờng nội địa, các doanh nghiệp chúng ta cần nắm bắt rõ xu hƣớng chung của thƣơng mại quốc tế cũng Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 72 nhƣ sự thay đổi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Tham gia vào WTO trƣớc hết ngƣời tiêu dùng nội địa có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm tiêu dùng hơn cũng nhƣ nhu cầu về sản phẩm cũng sẽ thay đổi thay xu hƣớng chung của ngƣời tiêu dùng trên thế giới. Bởi vậy, chắc chắn trong tƣơng lai không xa, nhu cầu của ngƣời Việt Nam đối với các sản phẩm sinh thái sẽ tăng cao. Chính điều này sẽ buộc các doanh nghiệp trong nƣớc phải cải tiến kỹ thuật, quy trình quản lý, sản xuất nhằm đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn về môi trƣờng cho các sản phẩm của mình. Hiện nay có khoảng 300 công ƣớc quốc tế về bảo vệ môi trƣờng, Việt Nam cũng đã tham gia các công ƣớc sau:  Công ƣớc liên quan đến bảo vệ các di sản văn hóa tự nhiên (19/10/1982).  Công ƣớc cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ vũ khí hóa học, vi trùng và công việc tiêu hủy chúng.  Công ƣớc về buôn bán quốc tế các giống loại động thực vật có nguy cơ bị đe dọa, 1973 (20/1/1994).  Công ƣớc về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển Marpol (29/8/1991).  Công ƣớc của Liên Hiệp Quốc về sự biến đổi môi trƣờng (26/8/1980).  Công ƣớc của Liên Hiệp Quốc về luật biển (25/7/1980).  Cam kết quốc tế về phổ biến và sử dụng thuốc diệt côn trùng, FAO, 1985.  Công ƣớc Viên về bảo vệ tầng ozon, 1985.  Nghị định thƣ Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon, 1987 (26/1/1984)  Thỏa thuận về mạng lƣới các trung tâm thủy sản ở Châu á - Thái Bình Dƣơng, 1988 (2/2/1989).  Công ƣớc Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và việc hủy bỏ chúng (13/5/1995). Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 73  Công ƣớc khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, 1992 (16/11/1994).  Công ƣớc về đa dạng sinh học, 1992 (16/11/1994). Bên cạnh đó Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization, ISO) từ năm 1977. Do đó, khi tham gia vào thị trƣờng toàn cầu các doanh nghiệp Việt Nam không thể không quan tâm tới các tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng. 2.2. Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế Nhận thức đƣợc nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trƣờng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế, Đảng và Chính phủ đã hết sức coi trọng công tác bảo vệ môi trƣờng coi đây là nhiệm vụ quan trọng gắn liền với các nhiệm vụ khác nhƣ phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội. Tính đến nay, Việt Nam đã có 659 tiêu chuẩn về môi trƣờng, đƣợc xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn và quy định môi trƣờng quốc tế, khu vực mà Việt Nam tham gia cũng nhƣ dựa trên điều kiện cụ thể của môi trƣờng Việt Nam. Các tiêu chuẩn này góp phần thúc đẩy chiến lƣợc phát triển môi trƣờng của đất nƣớc ta trong giai đoạn tới. (21)  Các mục tiêu:  Mục tiêu tổng quát: không ngừng bảo vệ và hoàn thiện môi trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân, đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nƣớc.  Mục tiêu chiến lƣợc: tiếp tục phòng ngừa ô nhiễm, tăng cƣờng bảo tồn đa dạng sinh học, chú trọng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trƣờng.  Các mục tiêu cụ thể:  Phòng ngừa ô nhiễm: Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 74  Tăng cƣờng khả năng về quản lý, đầu tƣ, pháp luật cƣỡng chế và các giải pháp hỗ trợ, phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng nƣớc, không khí, tiếng ồn và chất thải độc hại, nâng cao nhận thức và kiến thức; cung cấp thông tin đầy đủ về phòng ngừa ô nhiễm cho toàn cộng đồng.  Xây dựng quy hoạch phát triển bền vững cho các khu đô thị, khu công nghiệp, nông thôn và các vùng sinh thái.  Áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thích hợp trong sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trƣờng.  Đảm bảo thực hiện đƣợc tiêu chuẩn về môi trƣờng tiệm cận với tiêu chuẩn của các nƣớc phát triển  Bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.  Tăng cƣờng khả năng quản lý, đầu tƣ, pháp luật cƣỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để thực hiện bảo tồn phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của các hệ sinh thái: biển, trên cạn, rừng và dƣới nƣớc.  Bảo vệ, khôi phục và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có nhƣ tài nguyên đất, rừng, nƣớc, khoáng sản và đa dạng sinh học… phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững đất nƣớc.  Bảo tồn các vùng có hệ sinh thái đặc thù để duy trì cân bằng sinh thái, nâng tổng diện tích các khu bảo vệ đa dạng sinh học lên khoảng 2% diện tích tự nhiên của cả nƣớc.  Cải thiện môi trƣờng:  Tăng cƣờng khả năng quản lý, đầu tƣ, pháp luật cƣỡng chế và các giải pháp hỗ trợ để tiến tới xử lý triệt để các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.  Tiến tới thu gom, xử lý cơ bản các chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện và chất thải sinh hoạt ở thành phố và các khu dân cƣ đông đúc. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 75  Tăng cƣờng phục hồi và trồng mới rừng, tiến tới đạt mức độ che phủ trên 40% diện tích cả nƣớc vào năm 2010.  Hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại nhƣ phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chất bảo quản nông sản, thủy sản…  Phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo trên 90% dân số đƣợc dùng nƣớc hợp vệ sinh và các hệ thống vệ sinh đạt tiêu chuẩn môi trƣờng, xử lý cơ bản các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng nghiêm trọng do hậu quả của chiến tranh để lại hoặc do hậu quả của quá trình sản xuất kinh doanh gây ra. Chiến lƣợc phát triển môi trƣờng của đất nƣớc trong giai đoạn tới, chỉ mới đƣa ra những quy định có tính chất nhƣ những nỗ lực nhằm nâng cấp và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên ở Việt Nam. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chúng ta không thể nằm ngoài chiến lƣợc phát triển chung của đất nƣớc. Do vậy việc các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề môi trƣờng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là một yêu cầu tất yếu. 2.3. Khả năng đáp ứng yêu cầu về môi trường của Việt Nam còn thấp Do yêu cầu về chất lƣợng môi trƣờng trong các sản phẩm của ngƣời tiêu dùng nội địa còn thấp cũng nhƣ chƣa có đông ngƣời tiêu dùng quan tâm đến vấn đề này nên các doanh nghiệp trong nƣớc thời gian qua chƣa thực sự chú ý tới môi trƣờng trong vấn đề marketing của mình. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trƣờng có yêu cầu cao về chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm nhƣ EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,… thì khả năng đáp ứng yêu cầu về môi trƣờng của sản phẩm chúng ta còn hạn chế. Nhiều lô hàng thủy sản, thịt, rau quả của ta xuất khẩu sang EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản trong những năm qua vừa bị trả lại hoặc bị cảnh báo do chứa dƣ lƣợng độc tố và vi sinh cao, chất lƣợng bao bì không đảm bảo, quá trình vận chuyển chƣa khoa học,… Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu chƣa nhận thấy vai trò quan trọng của môi trƣờng trong vấn đề marketing. Nếu nhƣ từ cuối những năm Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 76 1980 trên thế giới bắt đầu xuất hiện khái niệm về marketinh xanh (green marketing) và hiện nay nó đã trở thành xu hƣớng chung cho các doanh nghiệp thì tại Việt Nam, khái niệm marketing xanh còn rất mới lạ. Do vậy, để các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng tốt các tiêu chuẩn, quy định quốc tế về môi trƣờng ngay bản thân các doanh nghiệp phải hiểu rõ và đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing của doanh nghiệp. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH MÔI TRƢỜNG TRONG MARKETING CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 1. Giải pháp đối với nhà nƣớc 1.1. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn môi trường quốc gia trên cơ sở các yêu cầu quốc tế và đặc thù của Việt Nam Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu môi trƣờng trong nƣớc cũng nhƣ các tiêu chuẩn môi trƣờng quốc tế. Một hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng đƣợc xây dựng trên cơ sở khoa học, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, tính đến điều kiện đặc thù của doanh nghiệp trong nƣớc sẽ là công cụ hữu hiệu để quản lý môi trƣờng, hƣớng dẫn các doanh nghiệp áp dụng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả và bảo vệ môi trƣờng. Hiện tại Việt Nam cũng đã có một số văn bản pháp luật quy định về môi trƣờng nhƣ: Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 (trong đó chƣơng V có quy định về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ); Bộ tiêu chuẩn môi trƣờng và các văn bản pháp có liên quan. Tuy nhiên thực tế cho thấy khả năng tiêu chuẩn hóa của nƣớc ta còn rất thấp, vì vậy chúng ta cần phải nhanh chóng hoàn thiện những tiêu chuẩn quốc gia tƣơng ứng với tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng nhƣ các tiêu chuẩn ISO 14000, HACCP và các tiêu chuẩn môi trƣờng của WTO. Chúng ta có thể học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề này. Đối với ngành dệt may nói riêng, để đáp ứng yêu cầu xanh – sạch của các nƣớc nhập khẩu, từ năm 2003, Trung Quốc chính Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 77 thức thi hành Tiêu chuẩn quốc gia mới GB 18401 – 2001 đối với Formandehit thoát ra từ các sản phẩm dệt may. Tiêu chuẩn này quy định các giới hạn Formandehit phân giải nhƣ sau: 20mg/kg đối với những sản phẩm dùng cho trẻ sơ sinh (dƣới 24 tháng tuổi); 75 mg/kg cho các sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da và 300 mg/kg đối với các sản phẩm không trực tiếp tiếp xúc với da và dùng trong nhà. Các mức trong tiêu chuẩn này hoàn toàn đồng nhất với các ngƣỡng giới hạn Formandehit của “nhãn sinh thái” Oeko –Tex standard 100 nổi tiếng ở Châu Âu và một số nƣớc phát triển. Trung Quốc đã xây dựng bộ tiêu chuẩn “nhãn xanh” (standard for green label) từ năm 2001, đồng thời lập tổng sở đồ quốc gia thực hiện tiêu chuẩn, quản lý và giám sát thực hiện, tiêu chuẩn này đã hoàn thành năm 2004. [20] Trƣớc khi bƣớc ra thị trƣờng thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần khẳng định đƣợc vị trí của mình trên thị trƣờng nội địa. Bởi vậy, sản phẩm của các doanh nghiệp trƣớc hết phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu môi trƣờng quốc gia. Và khi các tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia đƣợc xây dựng dựa trên chuẩn mực của các tiêu chuẩn quốc tế thì khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế của hàng Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới sẽ đƣợc nâng cao. Không chỉ có chất lƣợng sản phẩm mà cả chất lƣợng bao bì, nhãn sinh thái của sản phẩm cũng sẽ đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thế giới. Nói cách khác, việc xây dựng bộ tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia đã gián tiếp giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng. 1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh việc thực hiện môi trường trong chiến lược marketing Ngày nay, cạnh tranh trong thƣơng mại quốc tế không phải chỉ đơn thuần là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một nƣớc mà là cạnh tranh giữa doanh nghiệp của quốc gia này với quốc gia khác, giữa doanh nghiệp của khu vực thị trƣờng này với khu vực thị trƣờng khác. Vì vậy nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ thích hợp cho các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 78 môi trƣờng trong vấn đề marketing của doanh nghiệp. Đặc biệt Nhà nƣớc cần có các quy chế hỗ trợ về:  Hỗ trợ tài chính: Để thực hiện tốt môi trƣờng trong marketing, doanh nghiệp cần đầu tƣ từ khi nghiên cứu thị trƣờng cho đến hết vòng đời sản phẩm. Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, thiếu vốn nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn môi trƣờng trong quá trình sản xuất cũng nhƣ viêc đạt đƣợc các chứng chỉ môi trƣờng là rất khó khăn. Nhà nƣớc nên hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp thông qua các chƣơng trình tài trợ vùng, tài trợ theo các đơn vị doanh nghiệp, có chế độ hỗ trợ thỏa đáng đối với các doanh nghiệp coi trọng đầu tƣ môi trƣờng.  Hỗ trợ thông tin: Các doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu thông tin kinh doanh, đặc biệt là các thông tin về các quy định môi trƣờng của các thị trƣờng xuất khẩu. Vì vậy cần có sự hỗ trợ kịp thời, thƣờng xuyên cho các doanh nghiệp thông qua các hội nghị, hội thảo, kênh thông tin miễn phí, các website thông tin,… giúp các doanh nghiệp có đƣợc thông tin kịp thời nhất, tránh tình trạng khi sự việc đã xảy ra doanh nghiệp vẫn chƣa rõ mình vi phạm điều gì.  Hỗ trợ đào tạo nhân lực: Đây là khâu yếu nhất của Việt Nam, không chỉ ở các doanh nghiệp mà còn ở các đơn vị kiểm tra cấp chứng nhận. Tại các doanh nghiệp, thông thƣờng các nhà lập chiến lƣợc marketing có kiến thức chuyên môn về kinh doanh, về marketing nhƣng lại không có kiến thức sâu rộng về môi trƣờng, do đó môi trƣờng trong vấn đề marketing của các doanh nghiệp vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Để khắc phục tình trạng này, Nhà nƣớc cần đầu tƣ cho việc đào tạo các chuyên gia về xây dựng và đánh giá tiêu chuẩn môi trƣờng, nâng cấp thiết bị chuyên dùng phục vụ cho công tác đánh giá môi trƣờng, xây dựng các trung tâm mới phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ môi trƣờng nhằm nâng cao ý thức và khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 79  Xây dựng quy chế thƣởng, phạt nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu, sản xuất sản phẩm thỏa mãn các quy định quốc tế về môi trƣờng. Để có đƣợc các tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm các doanh nghiệp phải đầu tƣ một lƣợng lớn về vốn và thời gian. Để giúp doanh nghiệp nhanh chóng bù đắp một phần đầu tƣ, nhà nƣớc cần xây dựng quy chế thƣởng phạt hợp lý. Nếu doanh nghiệp đạt đƣợc tiêu chuẩn quốc tế, Nhà nƣớc có thể thƣởng bằng tiền, bằng sự hỗ trợ tài chính, bằng hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu (đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Doanh nghiệp càng giữ uy tín cho sản phẩm càng dài thì càng đƣợc hƣởng nhiều ƣu đãi. Ngƣợc lại, những doanh nghiệp đƣợc sự hỗ trợ của Nhà nƣớc nhƣng sản phẩm làm ra, hàng xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn quy định sẽ bị phạt. Mức phạt cao nhất là tạm dừng sản xuất cho đến khi nào sản phẩm đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng. 1.3. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng môi trường của sản phẩm Yếu tố quan trọng nhất, có tác động quyết định đối với chiến lƣợc marketing của doanh nghiệp chính là nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Bất kỳ doanh nghiệp nào đều phải dựa trên những nghiên cứu về nhu cầu hiện tại và tƣơng lai của ngƣời tiêu dùng để đƣa ra quyết định cho chiến lƣợc marketing của mình. Bởi vậy, một trong những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing của doanh nghiệp chính là nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng nội địa đối với chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm. Trong những năm vừa qua, sau một loạt các sự việc liên quan đến chất lƣợng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm, ngƣời tiêu dùng cũng bắt đầu chú ý nhiều hơn tới chất lƣợng sản phẩm. Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay nhu cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc đối với các sản phẩm sinh thái chƣa cao. Với bộ phận ngƣời tiêu dùng quan tấm tới chất lƣợng và xuất xứ của sản phẩm, trƣớc hết chỉ vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe của Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 80 chính họ chứ chƣa ý thức đƣợc vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong các sản phẩm đó. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ý thức chung của ngƣời dân về vấn đề bảo vệ môi trƣờng chƣa cao. Trong nhận thức của mỗi ngƣời, vấn đề bảo vệ môi trƣờng thuộc trách nhiệm của Bộ tài nguyên môi trƣờng. Và rất nhiều ngƣời cho rằng bảo vệ môi trƣờng chỉ đơn giản là việc giữ gìn vệ sinh khu vực mình sinh sống chứ chƣa nhận thấy tác động của mỗi sản phẩm mình đang sử dụng tới môi trƣờng. Dƣờng nhƣ đó lại là vấn đề của các nhà sản xuất… Để từng bƣớc nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vấn đề môi trƣờng liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Nhà nƣớc và các cơ quan có chức năng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định quốc gia và quốc tế về môi trƣờng một cách rộng rãi trong công chúng. Đồng thời từng bƣớc, đƣa các quy định đó vào đời sống sinh hoạt của ngƣời dân. Thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình tìm hiểu về tác động của môi trƣờng tới đời sống xã hội, đặc biệt là tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trƣờng. Bên cạnh đó, thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình truyền hình, phát thanh về ảnh hƣởng của chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm tới lợi ích của ngƣời tiêu dùng sản phẩm đó nói riêng và tới toàn xã hội nói chung thông qua đó, hƣớng ngƣời tiêu dùng tới việc sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng, loại bỏ dần các sản phẩm mà việc sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng. Việc tuyên truyền này, trƣớc tiên nên đƣợc tiến hành thông qua các tổ chức giáo dục đào tạo nhƣ việc đƣa vào chƣơng trình học từ cấp tiểu học tới cao đẳng, đại học những môn học về môi trƣờng, về chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm. Với tầng lớp nhân dân nên thực hiện tuyên truyền qua các cơ quan đoàn hội tập thể nhƣ hội phụ nữ, tổ dân phố,… Vấn đề môi trƣờng là vấn đề mang tính chất lâu dài nên các biện pháp nhằm nâng cao Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 81 nhận thức của toàn dân về môi trƣờng cũng cần đƣợc tiến hành trong một thời gian dài và có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn tiến hành. 2. Giải pháp đối với doanh nghiệp 2.1. Nâng cao nhận thức và ý thức của các thành viên trong doanh nghiệp về môi trường và bảo vệ môi trường trong vấn đề marketing Môi trƣờng trong vấn đề marketing vẫn còn là một khái niệm mới đối với nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu đơn giản môi trƣờng trong vấn đề marketing của doanh nghiệp là việc quảng cáo, giới thiệu về các tính năng thân thiện với môi trƣờng của sản phẩm. Đó mới chỉ là một phần nhỏ trong chiến lƣợc marketing của doanh nghiệp. Vấn đề môi trƣờng phải đƣợc đề cập đến trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhận thức về môi trƣờng và nhất là về các quy định, tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về môi trƣờng là nhận thức của toàn doanh nghiệp. Mọi ngƣời phải nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của môi trƣờng trong toàn bộ chiến lƣợc marketing, bắt đầu từ khi nghiên cứu thị trƣờng cho tới khi kết thúc vòng đời sản phẩm. Đảm bảo các quy định của môi trƣờng trong quá trình sản xuất không phải chỉ là công việc của những ngƣời trực tiếp sản xuất mà là trách nhiệm của tất cả mọi ngƣời trong doanh nghiệp. Một chiến lƣợc marketing môi trƣờng chỉ có thể áp dụng thành công khi ngƣời lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp nhận thức đƣợc tầm quan trọng của môi trƣờng trong chiến lƣợc marketing đó cũng nhƣ trong định hƣớng phát triển lâu dài của doanh nghiệp và tự nguyện áp dụng các tiêu chuẩn môi trƣờng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, lãnh đạo doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao nhận thức của toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp, giúp họ hiểu thấu đáo về tƣ tƣởng chỉ đạo, các lợi ích của việc áp dụng các quy định quốc tế về môi trƣờng và ý thức bảo vệ môi trƣờng. Để làm đƣợc điều này, ban lãnh đạo luôn luôn phải xây dựng một chiến lƣợc marketing dài hạn mà trong đó vấn đề môi trƣờng đƣợc xem nhƣ Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 82 một trong những yếu tố quan trọng nhất và là một công cụ marketing hiệu quả. Đồng thời tổ chức những lớp bồi dƣỡng kiến thức về môi trƣờng cho toàn thể nhân viên trong công ty thông qua các lớp học, buổi thuyết giảng giới thiệu về ISO 14000, HACCP… 2.2. Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm môi trường của doanh nghiệp Doanh nghiệp không thể tự mình quyết định sản xuất cái gì, nhƣ thế nào và phân phối ở đâu mà phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trƣờng về nhu cầu khách hàng quyết định. Nếu nhƣ toàn xã hội không có yêu cầu gì về các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng hay chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm thì doanh nghiệp không nhất thiết phải đầu tƣ để sản xuất các sản phẩm đó. Nói cách khác, biện pháp hữu hiệu nhất để các doanh nghiệp đẩy mạnh và thực hiện nghiêm túc môi trƣờng trong vấn đề marketing chính là yêu cầu của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm đó. Xây dựng chiến lƣợc marketing có tính đến vai trò của môi trƣờng không có nghĩa chỉ cần doanh nghiệp nhận thức đƣợc vấn đề môi trƣờng mà doanh nghiệp cần thông qua chiến lƣợc marketing của mình nâng cao nhận thức của khách hàng, của ngƣời tiêu dùng về vấn đó. Tạo ra một sản phẩm có chất lƣợng môi trƣờng tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì tại sao doanh nghiệp không thông qua các công cụ marketing tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình? Trƣớc hết, ngay trên bao bì sản phẩm, doanh nghiệp cần thể hiện đƣợc những thông số tiêu chuẩn môi trƣờng của sản phẩm nhƣ các biểu tƣợng bao bì sản phẩm có thể tái chế, thông số về việc không gây hại tới môi trƣờng của các thành phần hóa chất có trong sản phẩm. Trên bao bì sản phẩm chỉ cần có biểu tƣợng sau khi tiêu thụ hãy cho bao bì vào thùng rác cũng sẽ gây đƣợc thiện cảm với ngƣời tiêu dùng... Trong chiến dịch quảng cáo của mình, doanh nghiệp nên đƣa ra các tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng mà sản phẩm đó đạt đƣợc. Nếu nhƣ việc quảng cáo trên truyền hình do chi phí lớn mà thời gian Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 83 quảng cáo ngắn khiến doanh nghiệp không thể đƣa ra đầy đủ các thông tin chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm thì cần thông qua các phƣơng tiện quảng cáo khác nhƣ: quảng cáo trên báo, các áp phích quảng cáo… Thông qua hội nghị khách hàng, các buổi họp báo công bố sản phẩm mới, doanh nghiệp nên đƣa đến cho ngƣời tiêu dùng những thông tin quan trọng về lợi ích mà các sản phẩm sinh thái, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng mang lại, các chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng doanh nghiệp đã, đang và sẽ thực hiện cũng nhƣ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về môi trƣờng doanh nghiệp đã đạt đƣợc. Một biện pháp hữu hiệu nữa là thông qua các ấn phẩm và trang web của doanh nghiệp, doanh nghiệp giới thiệu đến ngƣời tiêu dùng thông tin môi trƣờng mà doanh nghiệp mình đã thực hiện. Các ấn phẩm nên đƣợc phát cho ngƣời tiêu dùng tại các hội nghị khách hàng, các cuộc họp báo và đặc biệt là tại các hội chợ triển lãm doanh nghiệp tham gia – tại đó doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ với nhiều khách hàng và cũng là cơ hội tốt để doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt của mình so với các doanh nghiệp trong cùng ngành. Nâng cao nhận thức ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng môi trƣờng của các sản phẩm để thông qua đó thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm sinh thái và sản phẩm thân thiện môi trƣờng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing của doanh nghiệp. 2.3. Chú trọng tìm hiểu các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc gia cũng như quốc tế Để phát huy tối đa hiệu quả của môi trƣờng trong vấn đề marketing, các doanh nghiệp cần chú trọng tìm hiểu chi tiết các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia và quốc tế. Muốn áp dụng đúng và áp dụng có hiệu quả nhất các quy định về môi trƣờng, các doanh nghiệp cần hiểu rõ mình phải tuân theo những gì? Từ đó thấy đƣợc doanh nghiệp mình cần thiết lập cơ sở vật chất, cơ chế quản lý sao cho phù hợp các quy định đó. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn cho rằng vấn đề bảo vệ môi trƣờng thuộc trách nhiệm của Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 84 sở tài nguyên môi trƣờng chứ không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp nên không coi trọng việc tìm hiểu rõ quy định của các tiêu chuẩn môi trƣờng. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia nhiều hơn vào thị trƣờng thế giới. Do đó, doanh nghiệp cần tự trang bị cho mình những kiến thức chung đang đƣợc áp dụng cho thị trƣờng toàn cầu, trong đó có các quy định về môi trƣờng. Nhƣng mục đích trƣớc mắt đối với các doanh nghiệp khi tìm hiểu về các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng là trên cơ sở hiểu rõ các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng các doanh nghiệp đề ra cho mình chiến lƣợc marketing phù hợp với điều kiện và mục tiêu kinh doanh của mình. 2.4. Tăng cường khả năng đáp ứng các yêu cầu, quy định quốc gia và quốc tế về môi trường Chính các doanh nghiệp sẽ là ngƣời đổi mới công nghệ, hoàn thiện quy trình sản xuất ngay từ đầu để sản phẩm của doanh nghiệp mình đảm bảo đƣợc các quy định quốc tế về môi trƣờng. Đổi mới công nghệ sản xuất là một trong những giải pháp quan trọng nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng, đặc biệt là tại các thị trƣờng nƣớc ngoài. Một mặt làm giảm giá thành sản xuất, mặt khác nâng cao chất lƣợng do đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn của các nƣớc nhập khẩu về bao bì đóng gói, an toàn vệ sinh, quy trình chế biến. Để đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing trƣớc hết các doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng. Đối với các doanh nghiệp hiện nay việc đƣợc chứng nhận ISO 14000 và HACCP là hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng của doanh nghiệp. Việc sử dụng một hệ thống quản lý môi trƣờng phù hợp với ISO 14000 sẽ giúp cho doanh nghiệp thu đƣợc những lợi ích nhƣ: giảm thiểu chất thải trong sản xuất, sử dụng tiết kiệm và quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên; hạn chế rủi ro, tiết kiệm chi phí thanh tra; rút ngắn thời gian tiến hành Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 85 các thủ tục cấp phép; góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế; giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm một cách rộng rãi mà không gặp bất kỳ trở ngại nào về môi trƣờng (nhất là trên thị trƣờng thế giới). Có thể thấy, tiêu chuẩn ISO 14000 gắn liền với toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, với các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing của mình thì việc đƣợc cấp chứng nhận ISO và các chứng nhận quốc tế khác về môi trƣờng có thể coi là một trong những việc đáng quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Việc cung cấp các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lƣợng về môi trƣờng đối với các doanh nghiệp không chỉ là giải pháp tạm thời nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối với một lô hàng cụ thể mà nó là một chiến lƣợc lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để làm đƣợc điều đó doanh nghiệp cần đầu tƣ thời gian và chi phí trong dài hạn. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc đƣa các quy định quốc tế vào quy trình sản xuất chắc chắn sẽ làm phát sinh chi phí lớn trong thời gian trƣớc mắt. Tuy nhiên, do yêu cầu chung của thị trƣờng, các doanh nghiệp không thể đi ngƣợc lại quy trình phát triển này. Đầu tƣ hoàn thiện quy trình sản xuất là một yêu cầu thiết yếu trong kế hoạch phát triển bền vững của doanh nghiệp. 2.5. Xây dựng chiến lược marketing có tính đến vai trò của môi trường theo từng chính sách cụ thể Doanh nghiệp phải nhận thức đƣợc những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập, đặc biệt là áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp của chúng ta phải quan tâm, đó là nhu cầu của khách hàng đối với chất lƣợng môi trƣờng của các sản phẩm. Do đó, khi xây dựng chiến lƣợc marketing của mình, doanh nghiệp cần xét tới vai trò của môi trƣờng đối với từng chính sách. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 86  Chính sách sản phẩm: Yếu tố môi trƣờng thể hiện rõ nhất trong chính sách sản phẩm là thông qua bao bì, nhãn hiệu do đó các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa tới việc thiết kế bao bì. Bao bì cần phải đƣợc sản xuất bằng các chất liệu có thể tái chế đƣợc và trên bao bì cần có đủ các thông số môi trƣờng cũng nhƣ các biểu tƣợng thân thiện với môi trƣờng. Khi doanh nghiệp có một sản phẩm mới đạt chứng nhận tiêu chuẩn môi trƣờng, doanh nghiệp nên thay đổi thiết kế của bao bì để phân biệt với sản phẩm trƣớc đó. Việc làm này cũng giúp ngƣời tiêu dùng chú ý hơn tới sản phẩm và sẽ quan tâm hơn tới lý do tại sao bao bì lại thay đổi - đây là biện pháp hữu hiệu để thu hút sự chú ý của ngƣời tiêu dùng đối với doanh nghiệp.  Chính sách giá cả: Nâng cao chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mang lại cho ngƣời tiêu dùng nhiều lợi ích hơn. Do đó, doanh nghiệp cần định giá sản phẩm của mình cao hơn các sản phẩm cùng loại không quan tâm tới chất lƣợng môi trƣờng nhằm khẳng định vị thế của sản phẩm. Tâm lý của ngƣời tiêu dùng là giá cả phản ánh chất lƣợng và nhất là khi chất lƣợng đó đã đƣợc kiểm định, chứng nhận thì họ cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm đó. Hơn nữa, khi ngƣời tiêu dùng quan tâm nhiều tới chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm cũng có nghĩa họ chuẩn bị tâm lý cho việc chi trả nhiều hơn cho sản phẩm đó.  Chính sách phân phối: Với các sản phẩm đảm bảo chất lƣợng môi trƣờng doanh nghiệp nên định giá cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp nên xác định rõ địa điểm phân phối của mình. Trong giai đoạn hiện nay, ngoài các sản phẩm đƣợc xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài, với thị trƣờng trong nƣớc các doanh nghiệp nên tập trung hệ thống phân phối tại các thành phố, đô thị lớn và nên thực hiện việc phân phối thông qua hệ thống các siêu thị có uy tín và chất lƣợng hiện nay nhƣ Metro, BigC… Bên cạnh đó các doanh nghiệp cùng ngành, nhƣ ngành thủy sản có thể hợp tác xây dựng hệ thống cửa hàng Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 87 nhƣ G7 hiện nay. Việc làm này cũng sẽ thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời tiêu dùng đồng thời tạo ra danh tiếng cho các sản phẩm môi trƣờng.  Chính sách xúc tiến, hỗ trợ kinh doanh: Đây đƣợc coi là chính sách có tác động lớn nhất và trực tiếp tới ngƣời tiêu dùng về vấn đề chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm. Các doanh nghiệp cần triệt để sử dụng các công cụ của chính sách xúc tiến để quảng bá cho sản phẩm của mình. Hình thức hữu hiệu nhất là quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình. Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quan hệ công chúng để thông qua đó giới thiệu hình ảnh của doanh nghiệp cũng nhƣ sản phẩm của doanh nghiệp. Đây đƣợc coi là hình thức hữu hiệu nhất để đƣa các sản phẩm môi trƣờng tới tay ngƣời tiêu dùng một cách nhanh chóng. Tùy theo lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm sản phẩm của từng doanh nghiệp mà xây dựng các chính sách phù hợp. Nhấn mạnh vai trò của môi trƣờng trong từng chính sách sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao đƣợc hiệu quả áp dụng môi trƣờng trong vấn đề marketing và thông qua đó giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh của mình. 2.6. Chú trọng việc đào tạo nguồn nhân lực và cập nhật thông tin cho cán bộ, nhân viên doanh nghiệp Nguồn nhân lực luôn là nhân tố quan trọng nhất trong bất kỳ kế hoạch hay chiến lƣợc phát triển nào của doanh nghiệp. Vì vậy việc đào tạo nguồn nhân lực là một chiến lƣợc lâu dài và hiệu quả nhất cho hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp còn thiếu những cán bộ marketing giỏi, thiếu những cán bộ có kiến thức chuyên môn sâu về môi trƣờng. Do đó, muốn đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing của doanh nghiệp, cần có kế hoạch đào tạo dài hạn những cán bộ chủ chốt này. Một chiến lƣợc marketing muốn thành công thì những ngƣời xây dựng chiến lƣợc đó phải hiểu rõ mình Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 88 đang xây dựng chiến lƣợc gì, nhắm tới mục tiêu gì và trong chiến lƣợc đó yếu tố nào là quan trọng nhất… Muốn làm đƣợc nhƣ vậy thì những ngƣời hoạch định chiến lƣợc marketing của doanh nghiệp phải có đƣợc kiến thức chuyên môn sâu rộng, cập nhật đƣợc thông tin thị trƣờng và nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng. Việc đào tạo đội ngũ nhân viên marketing am hiểu các kiến thức và quy định về môi trƣờng là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp muốn triển khai chiến lƣợc marketing môi trƣờng nhƣ một chiến lƣợc kinh doanh dài hạn của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin về các quy định, tiêu chuẩn môi trƣờng quốc gia và quốc tế có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Việc làm này không chỉ giúp doanh nghiệp nhận thức kịp thời sự thay đổi của các quy định pháp luật để có biện pháp ứng phó kịp thời mà còn giúp doanh nghiệp nắm bắt đƣợc xu hƣớng chung của xã hội về vấn đề môi trƣờng. Hiện nay trong quá trình tìm hiểu về môi trƣờng trong vấn đề marketing, các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do sách báo viết về vấn đề này không nhiều. Trên thị trƣờng trong nƣớc, sách viết riêng về môi trƣờng hoặc marketing rất nhiều nhƣng chƣa cuốn sách đề cập đến môi trƣờng trong vấn đề marketing tại các doanh nghiệp Việt Nam. Giải pháp để cập nhật thông tin và kiến thức về môi trƣờng trong vấn đề marketing tại các doanh nghiệp là mạng internet. Hiện nay, internet rất phổ biến ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp đều trang bị máy tính và nối mạng để phục vụ cho công việc của mình do vậy rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng kho dữ liệu khổng lồ trên thế giới. Thông qua mạng internet các doanh nghiệp có thể trang bị cho mình các kiến thức về “green marketing” từ các e-book cũng nhƣ từ kinh nghiệm tiến hành green marketing của các doanh nghiệp trên thế giới. 3. Các giải pháp khác 3.1. Giải pháp đối với người tiêu dùng Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 89 Ngƣời tiêu dùng nên thành lập Hiệp hội ngƣời tiêu dùng. Hiệp hội có vai trò nhƣ tổ chức đại diện chung cho ngƣời tiêu dùng cả nƣớc và các tổ chức tại mỗi tỉnh, thành phố đại diện cho ngƣời tiêu dùng tại đó. Hiệp hội thể hiện vai trò của mình trƣớc hết trong việc nâng cao nhận thức cho các hội viên về các sản phẩm sinh thái, sản phẩm thân thiện với môi trƣờng. Việc này đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động của Hội nhƣ các buổi sinh hoạt hội, tại đó các hội viên đƣợc tham gia vào các hoạt động tìm hiểu về các tiêu chuẩn môi trƣờng của sản phẩm cũng nhƣ lợi ích của các tiêu chuẩn đó đối với việc tiêu thụ chúng cũng nhƣ các lợi ích đối với xã hội nói chung. Thông qua đó khuyến khích các hội viên sử dụng các sản phẩm có hàm lƣợng môi trƣờng cao và hạn chế dần tiến tới kiên quyết không mua các sản phẩm gây tác hại xấu tới môi trƣờng. Đồng thời, các hội viên đƣợc học cách nhận biết các dấu hiệu môi trƣờng trên bao bì sản phẩm cũng nhƣ các thông số môi trƣờng cơ bản để tự mình có thể nhận biết và đánh giá về chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm mình đang tiêu dùng và lựa chọn đƣợc sản phẩm tốt nhất cho mình. Mỗi hội viên của Hiệp hội sẽ đóng vai trò là một ngƣời tuyên truyền, định hƣớng tiêu dùng cho gia đình mình cũng nhƣ những ngƣời xung quanh, vận động mọi ngƣời tham gia các hoạt động của Hiệp hội và quan trọng nhất là vận động mọi ngƣời quan tâm nhiều hơn tới các sản phẩm môi trƣờng. Thông qua các cuộc nói chuyện về ích lợi các sản phẩm môi trƣờng tạo cho mọi ngƣời thói quen tốt về việc lựa chọn, mua và sử dụng các sản phẩm môi trƣờng. Việc ngƣời tiêu dùng tự tuyên truyền với nhau về các sản phẩm môi trƣờng là biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm. Một hoạt động nữa của Hiệp hội là vận động các hội viên của mình sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm môi trƣờng. Các sản phẩm môi trƣờng luôn đƣợc định giá cao hơn các sản phẩm cùng loại khác trƣớc hết là do chi phí sản xuất cao hơn, thứ hai là do lợi ích nó mang lại cao hơn nên các nhà Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 90 sản xuất đƣợc phép định giá cao hơn. Khi lựa chọn một sản phẩm bất kỳ ngƣời tiêu dùng nào cũng có sự so sánh về chất lƣợng, giá cả và dịch vụ đi kèm của sản phẩm đó. Nhìn chung thu nhập của ngƣời dân Việt Nam chƣa cao nên đôi khi họ do dự cho việc trả giá cao hơn cho một sản phẩm và điều này hạn chế việc tiêu dùng các sản phẩm môi trƣờng. Hiệp hội cần có các buổi nói chuyện chuyên đề để giúp các hội viên hiểu rõ việc trả giá cao hơn cho sản phẩm đó chính là để nhận đƣợc lợi ích cao hơn từ sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của chính các hội viên. Giúp các hội viên nhận thức đƣợc lợi ích to lớn của chất lƣợng môi trƣờng của sản phẩm và động viên họ sẵn sàng trả giá cao cho sản phẩm ấy là vai trò quan trọng của Hiệp hội. Và chính điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh việc áp dụng môi trƣờng trong vấn đề marketing của mình nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng này. 3.2. Giải pháp đối với các tổ chức tài chính Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp trong nƣớc, đặc biệt là các doan nghiệp vừa và nhỏ chƣa quan tâm thích đáng đến vấn đề môi trƣờng trong chiến lƣợc sản xuất kinh doanh của mình là do điều kiện về cơ sở vật chất hiện tại không đáp ứng đƣợc các yêu cầu đó trong khi nguồn vốn không đủ lớn để đổi mới kỹ thuật công nghệ, quy trình sản xuất cũng nhƣ máy móc thiết bị. Đầu tƣ đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất phải là một quá trình lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí lớn và thời gian dài. Với tiềm lực của mình, rất ít doanh nghiệp có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu này. Vì vậy, các tổ chức tài chính trong nƣớc và quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn và nhanh hơn việc đƣa các quy định và tiêu chuẩn về môi trƣờng vào áp dụng trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Các tổ chức tài chính hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp có một chiến lƣợc kinh doanh dài hạn có tính đến ảnh hƣởng của môi trƣờng và có kế hoạch xây dựng quy trình sản xuất, lắp đặt các trang thiết bị đáp ứng điều kiện Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 91 của các quy định và tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về môi trƣờng. Đó có thể là việc cấp các khoản tín dụng với thời hạn và lãi suất ƣu đãi hay các chính sách hỗ trợ tài chính trong quá trình phân phối và tiêu thụ các sản phẩm đƣợc chứng nhận thân thiện với môi trƣờng. Với sự giúp đỡ của các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện tốt hơn để đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing của mình. Bên cạnh đó, với các doanh nghiệp không đƣa ra đƣợc chiến lƣợc kinh doanh có tính đến tác động tới môi trƣờng, các tổ chức tài chính kiên quyết không cho vay vốn cũng nhƣ có quyết định thu hồi vốn vay đối với các doanh nghiệp không thực hiện đúng việc bảo vệ môi trƣờng nhƣ họ đã cam kết lúc vay vốn. Điều này sẽ buộc các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn nữa tới vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ có ý thức tốt hơn trong việc thực hiện đúng chiến lƣợc marketing môi trƣờng của mình. Có thể thấy, trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang ngày càng phát triển, vấn đề môi trƣờng đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia và nền kinh tế Việt Nam tham gia sâu và rộng vào thƣơng mại quốc tế nhƣ hiện nay, việc đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing của các doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Đó là nhu cầu tất yếu khách quan của tất cả các doanh nghiệp trong nƣớc. Tùy vào điều kiện của từng doanh nghiệp cũng nhƣ từng lĩnh vực hoạt động, cùng với sự hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc và các tổ chức có liên quan, các doanh nghiệp cần đƣa ra cho mình những biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing nhƣ một chiến lƣợc phát triển lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp mình. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 92 KẾT LUẬN Trong điều kiện ngƣời tiêu dùng ngày càng quan tâm tới chất lƣợng môi trƣờng của các sản phẩm cũng nhƣ nhu cầu về các sản phẩm sinh thái ngày càng tăng, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ vai trò của môi trƣờng trong vấn đề marketing của mình. Thông qua khóa luận này, em mong muốn đƣa đến cho ngƣời đọc cái nhìn tổng quát về ảnh hƣởng của môi trƣờng tới chiến lƣợc marketing của doanh nghiệp. Trong chƣơng I em đƣa ra lý luận chung về marketing và môi trƣờng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó làm rõ vai trò của marketing và môi trƣờng nói riêng cũng nhƣ tầm quan trọng của môi trƣờng trong vấn đề marketing đối với doanh nghiệp. Chƣơng II em đƣa ra thực trạng áp dụng môi trƣờng trong vấn đề marketing tại một số doanh nghiệp Việt Nam để từ đó đƣa ra nhận xét của cá nhân em về thực trạng đó cũng nhƣ một số nguyên nhân cơ bản dẫn tới những hạn chế và thách thức của các doanh nghiệp Việt Nam trong việc áp dụng môi trƣờng trong vấn đề marketing. Trên cơ sở lý luận chung của chƣơng I và thực trạng đƣợc nêu lên ở chƣơng II, chƣơng III em đƣa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh môi trƣờng trong vấn đề marketing của doanh nghiệp – các giải pháp đối với Nhà nƣớc, với doanh nghiệp và một số giải pháp khác. Trong điều kiện Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, các doanh nghiệp của chúng ta có nhiều cơ hội hơn để tham gia vào thị trƣờng thế giới nhƣng cũng phải đối mặt với nhiều thử thách hơn. Bởi vậy, các doanh nghiệp của chúng ta cần đề ra những chiến lƣợc marketing phù hợp với xu hƣớng chung của thế giới nhằm khẳng định và nâng cao vị thế của mình tại thị trƣờng nội địa và trên trƣờng quốc tế. Và việc đẩy mạnh môi Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 93 trƣờng trong vấn đề marketing là một trong những giải pháp hữu hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trƣờng chung của thế giới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Nguyệt Anh (số 7 tháng 4 năm 2007, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng, Tổng cục đo lƣờng chất lƣợng Việt Nam, trang 42 – 43. 2. PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trƣờng, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Thầy Trần Sửu (2004), Quản lý chất lƣợng sản phẩm, Nhà xuất bản Thống kê. 4. Mai Thi, số 11 tháng 6 năm 2007, Tạp chí Tiêu chuẩn đo lƣờng chất, lƣợng, Tổng cục tiêu chuẩn đo lƣờng chất lƣợng Việt Nam, trang 43. 5. Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng (2000), Giáo trình marketing lý thuyết, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam. II. Tài liệu tiếng Anh 7. Andrew Crane (2000), Marketing, Morality and the Natural Environment, Routledge. 8. Philip Kotler (2003), Marketing management, Prentice Hall. 9. Jacquelyn A. Ottman (1998), Green Marketing: Opportunity for Innovation, NTC-McGraw-Hill. III. Địa chỉ các trang web 10. Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Thị Quỳnh Trang Lớp: Nhật 2 – K42 – KT&KDQT 94 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. (cập nhật ngày 11/3/2007) 21. 22. 23. 24. 25. (cập nhật ngày 17/9/2007) 26. (cập nhật ngày 2/1/2007) 27.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3777_9108.pdf
Luận văn liên quan