Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11

Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là một trong các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công Ty Sông Đà, một đơn vị chuyên trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ đã phát huy hết khả năng của mình trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong những thời gian qua, Công ty đã gặp không ít khó khăn và luôn phải đối mặt với những thử thách trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua quá trình nghiên cứu ta thấy rõ vai trò của vốn lưu động và mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Công ty. Rõ ràng, Công ty muốn làm ăn có hiệu quả thì vốn lưu động không thể bị ứ đọng hay thất thoát trong quá trình sử dụng. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề phức tạp và bức thiết đặt ra cho Công ty và không thể áp dụng các biện pháp máy móc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

pdf99 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mặt hiện có. Công ty đã và đang có nhiều kế hoạch mở rộng đầu tư vào chứng khoán có độ thanh khoản cao để tạo sự linh động và hiệu quả hơn trong quản lý tiền 72 mặt. Chứng khoán của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 vẫn luôn giữ được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường chứng khoán nói chung. Mô hình quản lý tiền mặt của Công ty có những nét tương đồng với mô hình quản lý tiền mặt Miller Orr. Công ty xác định một mức tiền mặt cơ bản (trong mô hình Miller Orr, gọi là mức tiền mặt theo thiết kế) bằng 5% tổng vốn lưu động và tùy theo nhu cầu thực tế phát sinh nhiều hay ít, Công ty sẽ có những điều chỉnh kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Tuy nhiên mức độ điều chỉnh và biên độ dao động của tiền mặt được điều chỉnh theo sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công ty, kế toán trưởng công ty. Ta có thể thấy được sự phân công cụ thể và rõ ràng trong việc quản lý ngân quỹ, việc xác định mức tiền mặt cơ bản giúp Công ty chủ động trong thanh toán, đảm bảo không bỏ lỡ những cơ hội đáng tiếc do thiếu vốn. Tuy nhiên, một sự khiếm khuyết dễ nhận thấy là nguồn huy động tiền mặt khi cần thiết của Công ty rất hạn chế, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn Ngân hàng thương mại. Sự khiếm khuyết của các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn khiến cho công tác quản lý tiền mặt của Công ty thiếu sự linh hoạt và trở nên thận trọng hơn làm giảm khả năng sinh lời, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.4.1.2. Quản lý dự trữ, tồn kho Dự trữ của Công ty chủ yếu là những nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động xây lắp như: sắt thép, xi măng, ống bê tông, dây điện… và các công trình xây dựng dở dang. Dự trữ của Công ty được quản lý trực tiếp tại các kho của từng xí nghiệp. Các xí nghiệp của Công ty được tổ chức tại các nơi có công trình xây dựng lớn, có thời gian kéo dài. Các xí nghiệp có bộ máy quản lý tương đối độc lập tuy rằng hạch toán phụ thuộc song mỗi xí nghiệp đều lập báo cáo tài chính riêng. Tại mỗi xí nghiệp cũng như ở trụ sở chính của Công ty đều có sự phân công rõ ràng một nhân viên phụ trách quản lý kho (xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ). Công ty không áp dụng các mô hình quản lý dự trữ mà phần lý thuyết đã trình bày mà việc quản lý dự trữ của Công ty, giống nhiều doanh nghiệp Việt Nam là xuất phát từ nhu cầu phát sinh của kế hoạch sản xuất. Thông qua kế hoạch sản 73 xuất quý, các xí nghiệp phân bổ lượng dự trữ cho từng tháng theo tính toán khối lượng xây lắp hàng tháng theo từng đặc thù riêng của xí nghiệp. Do đặc điểm các công trình xây dựng của xí nghiệp là các công trình lớn, thời gian kéo dài (công trình thủy điện, hầm giao thông…) vận chuyển nguyên vật liệu khó khăn cho nên các xí nghiệp thường đảm bảo mức dự trữ tương đối lớn. Đây cũng là một hạn chế, làm gia tăng chi phí lưu kho, bảo quản, chi phí cơ hội sử dụng vốn.... Đặc điểm của mỗi địa bàn, mỗi công trình là khác nhau do vậy mức dự trữ cũng không giống nhau, do từng xí nghiệp quyết định và trình Công ty, điều này tạo sự khó khăn cho Công ty trong việc theo dõi, quản lý thống nhất cũng như việc xây dựng các kế hoạch sản xuất dự trữ chung. Rõ ràng, đây là một nhân tố quan trọng khiến vốn lưu động bình quân của Công ty tăng lên, làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm xuống, giảm hiệu quả sử dụng vốn. 2.4.1.3. Quản lý các khoản phải thu Do đặc thù của ngành nghề của Công ty là khi hoàn tất một công trình, bên thi công phải để lại 10% giá trị công trình (hoặc theo thỏa thuận đã ký kết trong hợp đồng) làm điều kiện đảm bảo về chất lượng công trình trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm). Do đó, khi quy mô xây lắp của Công ty tăng lên, phần nào cũng khiến cho khoản phải thu của khách hàng tăng lên. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2009, Công ty đã nhận thầu rất nhiều công trình có giá trị lớn, điều này phản ánh phần nào khoản mục phải thu của khách hàng cao như vậy. Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm 2009, khoản phải thu của khách là 182 tỷ đồng, chiếm đến 40.69% tổng nguồn vốn lưu động, trong khi đó cả năm 2008, khoản mục phải của khách hàng thu là gần 70 tỷ đồng chỉ chiếm 30.1% tổng nguồn vốn lưu động. Tốc độ tăng nhanh của khoản phải thu trong tổng vốn lưu động cũng là một vấn đề đáng xem xét. 2.4.2. Công tác kế hoạch hóa vốn lưu động 74 Bảng 3.0 Bảng kế hoạch tín dụng vốn lƣu động 2010 Đơn vị : 1000 đồng TT Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2010 Ghi chú 1 Giá trị sản xuất kinh doanh trước thuế 850,398,205 Xây lắp 832,653,198 Đã có hợp đồng Sản xuất công nghiệp 9,386,201 Đã có hợp đồng Sản phẩm phục vụ xây lắp 8,358,806 2 Doanh thu 800,000,000 Xây lắp 753,287,390 Đã có hợp đồng Sản xuất công nghiệp 27,197,309 Đã có hợp đồng Sản phẩm phục vụ xây lắp 19,515,301 Đã có hợp đồng 3 Vòng quay vốn lưu động bình quân Xây lắp 4 Sản xuất công nghiệp 8 Sản phẩm phục vụ xây lắp 6 4 Nhu cầu vốn lưu động bình quân 286,397,267 Xây lắp 243,398,006 Sản xuất công nghiệp 25,873,498 Sản phẩm phục vụ xây lắp 17,125,763 5 Nguồn hiện có và huy động 176,398,005 5.1 VLĐ hiện có 56,199,698 Trong đó: Ngân sách 55,298,301 Tự bổ sung 9,013,997 5.2 Nguồn khác 120,198,307 Trong đó: Các quỹ 7,873,907 Nợ khách hàng 112,324,400 6 Cân đối nhu cầu vốn lưu động (6=4-5) 109,999,262 Đề nghị ngân sách cấp Vay Tổng công ty Vay Ngân hàng 109,999,262 Đã có hợp đồng Nguồn khác (Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 11) Công tác kế hoạch hóa vốn lưu động là một nội dung được Công ty rất quan tâm, mỗi đầu năm Công ty đều xây dựng kế hoạch vốn lưu động cho cả năm và 75 được sự kiểm tra, phê duyệt của Tổng công ty. Nghiên cứu Bảng 3 ta thấy, Công ty đã có một kế hoạch chi tiết và khá đầy đủ về nhu cầu vốn lưu động và nguồn tài trợ tương đối đầy đủ. Thông qua kế hoạch sản lượng (được xây dựng bởi ban giám đốc Công ty, phòng Kinh tế - Kế hoạch) Công ty xác định một mức hiệu quả sử dụng vốn nhất định (vòng quay vốn lưu động), từ đó tính toán được nhu cầu vốn lưu động bình quân cho cả năm tới. Trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng vốn lưu động hiện có với nhu cầu vốn lưu động đã xác định cho năm tới Công ty xác định nguồn và lượng vốn lưu động cần huy động thêm. Một thực tế cho thấy từ bản kế hoạch tín dụng vốn lưu động là trong nguồn huy động vốn của Công ty thì 38.4% là vốn vay từ Ngân hàng thương mại, Công ty chỉ đáp ứng được 56 tỷ đồng chiếm 19% tổng nhu cầu vốn lưu động, còn lại chủ yếu là nợ khách hàng (chiếm đến 39%). Có một kế hoạch tín dụng vốn lưu động rõ ràng như vậy đã tạo cho Công ty sự chủ động trong vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn đúng mục đích nhằm tránh thất thoát, đảm bảo hiệu quả cao nhất cho Công ty. 2.4.3. Công tác quản lý tài chính nói chung 76 Có thể nói đây là một nhân tố thiên về định tính nhưng lại có ảnh hưởng hết sức to lớn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Quản lý, sử dụng vốn lưu động là một bộ phận của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, do đó thật khó dám khẳng định Công ty sử dụng hiệu quả vốn lưu động mà các công tác khác lại thể hiện sự yếu kém. Chắc chắn rằng chỉ khi tổng thể công tác quản lý tài chính được thực hiện khoa học, đạt chất lượng cao thì mới có thể nghĩ đến hiệu quả của từng bộ phận. Trước hết, công tác quản lý tài chính của Nhà nước và của Tổng công ty Sông Đà là điều kiện ràng buộc Công ty khi tìm kiếm những giải pháp tối đa hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Công tác hạch toán kế toán được thực hiện thống nhất trong toàn Tổng công ty Sông Đà bằng một phần mềm kế toán, hệ thống bảng biểu, báo báo được Tổng công ty hướng dẫn thực hiện theo một mẫu chung. Đây là một thuận lợi cho công tác quản lý tài chính thống nhất trong toàn Công ty cũng như mở ra khả năng giao dịch thuận tiện với những Công ty thành viên khác trong Tổng công ty Sông Đà. Điều này cũng giúp cho công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động được minh bạch, khoa học, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng. Nguồn nhân lực là một nhân tố có đóng góp cực kỳ quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Chính vì thế, Công ty rất chú trọng vào vấn đề này, các nhân viên tài chính – kế toán của Công ty nhìn chung có kinh nghiệm công tác, nhanh nhạy nắm bắt và ứng dụng công nghệ tin học trong công việc (100% nhân viên tài chính – kế toán đều có bằng A tin học văn phòng). Công ty thường xuyên tổ chức các đợt bồi dưỡng bổ sung kịp thời nghiệp vụ khi có những thay đổi mới của Nhà nước cũng như của Tổng công ty. Những nhân tố đó đã khiến cho trình độ của các nhân viên tài chính – kế toán luôn được duy trì và nâng cao, công tác quản lý tài chính diễn ra rất nhịp nhàng, khoa học, góp phần vào nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và hiệu quả hoạt động của Công ty nói chung. Do đặc thù hoạt động của Công ty, Công ty thường xuyên có những công trình xây lắp ở các vùng xa xôi, rải rác trên khắp mọi miền tổ quốc vì thế khả năng thu hút những nhân viên tài chính - kế toán giỏi về làm việc tại các công trường là hạn chế. Thêm vào đó, là sự thiếu thốn về phương tiện, thông tin một phần nào khiến cho làm giảm hiệu quả quản lý tài chính nói chung trong toàn Công ty cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. 77 3. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11 Từ những phân tích cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 cũng như các nghiên cứu, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, trong phần này ta sẽ đánh giá tổng thể thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp trong phần tiếp theo. 3.1.Thành quả đạt được Nhìn chung, trong vòng ba năm nghiên cứu Công tác Tài chính – Tín dụng của Công ty đã có nhiều cố gắng, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công tác kinh tế đã tập trung thực hiện việc thương thảo ký kết hợp đồng với các đối tác đảm bảo đúng quy trình, quy định của Công ty. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã được cải thiện đáng kể cùng với sự gia tăng quy mô về sản xuất. Trong 3 năm nghiên cứu, vốn lưu động của Công ty có sự tăng trưởng đều đặn, đánh dấu sự phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Có thể nhận thấy, Công ty đang tiến hành đầu tư mở rộng sản xuất, và đạt được nhiều thành tựu. Tính đến giai đoạn 2007 – 2008, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty đã được nâng cao rõ rệt, hệ số đảm nhiệm và hệ số sinh lời của vốn lưu động tăng nhanh, vốn lưu thông bị ứ đọng đã được giảm đi nhanh chóng, phản ánh hiệu quả hoạt động gắn liền với quy mô sản xuất mở rộng. 3.2. Những vấn đề còn tồn tại Mặc dù kết quả hoạt động của Công ty tương đối tốt, song vẫn còn rất nhiều hạn chế tồn tại mà Công ty cần phải xem xét nhằm có những điều chỉnh hợp lý. Về cơ cấu vốn, vốn chủ sở hữu của Công ty chiếm tỷ trọng quá nhỏ trong tổng nguồn vốn. Hầu hết nhu cầu vốn tăng thêm của Công ty đều được huy động từ vay ngắn hạn Ngân hàng thương mại, điều này làm giảm tính chủ động, linh hoạt trong hoạt động của Công ty. Thêm vào đó, công tác thu hồi vốn và công nợ chưa thực sự đạt yêu cầu, giá trị kinh doanh dở dang và nợ phải thu còn ở mức cao. Theo những phân tích cụ thể ở trên, phần lớn vốn lưu động của Công ty nằm ở khoản mục phải thu của khách hàng. Vấn đề là khi càng mở rộng quy mô sản xuất và có nhiều hợp đồng xây lắp có 78 giá trị lớn thì khoản mục này càng tăng. Chính vì vậy, công ty cần có chính sách tín dụng thương mại hợp lý tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Một tồn tại nữa là công tác kế hoạch hóa vốn lưu động cần được làm cụ thể và chi tiết hơn nữa, đảm bảo sự chắc chắn và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Trên đây là những đánh giá tổng kết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Những đánh giá trên còn nhiều thiếu sót do trình độ có hạn của tác giả, tuy nhiên mục đích cuối cùng của khóa luận không phải dừng lại ở việc phân tích thực trạng và đánh gái hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Sông Đà 11 mà là đề ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty. Dưới đây, tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp cho vấn đề mà khóa luận nghiên cứu. 79 CHƢƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 I. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 1. Về năng lực sản xuất Với bề dày kinh nghiệm tham gia thi công một số công trình lớn nên đã tích luỹ được kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án, đầu tư nên trong những năm gần đây Công ty Cổ phần Sông Đà 11 chú trọng việc đầu tư một số dự án lớn như đầu tư thiết bị phục vụ thi công với giá trị hàng chục tỉ đồng/năm, đầu tư thành lập trung tâm thí nghiệm điện với giá trị gần mười tỉ đồng (nay là Công ty CP kỹ thuật điện Sông Đà)…, tất cả các dự án đầu tư đã và đang hoạt động rất có hiệu quả. Ngày nay Công ty đang là chủ đầu tư Nhà máy thuỷ điện Thác Trắng công suất 6MW tại tỉnh Điện Biên. Bên cạnh đó, xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 500kV là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh truyền thống của Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Hiện tại, đơn vị có một đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm đã qua các công trình lớn, có lực lượng thiết bị thi công hiện đại đáp ứng tốt các hạng mục thi công khó khăn như vượt đồi núi hiểm trở, đầm lầy, thành phố, vượt sông… Đến nay Công ty đã thi công và đưa vào vận hành: - Trạm biến áp 500kV : 01 - Trạm biến áp 220kV : 14 - Trạm biến áp 110kV : 05 - Trạm biến áp 35kV và 65kV : 150 - Đường dây tải điện 500kV : 214 km - Đường dây tải điện 220kV : 300 km - Đường dây tải điện 110kV : 264 km - Đường dây tải điện 35kV : 500 k 80 Cùng với việc mạnh dạn đầu tư hàng trăm tỷ đồng để mua các trang thiết bị hiện đại, các máy móc chuyên dụng thuộc thế hệ mới nhất, Công ty cũng luôn chú trọng đến công tác ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới của Thế giới và các lĩnh vực xây lắp nhằm từng bước nâng cao năng lực sản xuất của Công ty. 2. Về chất lượng sản phẩm Nắm vững và hiểu rõ thế mạnh của mình, Công ty đã và đang đầu tư những máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho thi công các công trình trong lĩnh vực xây lắp Hệ thống thoát nước, đặc biệt Công ty có khả năng thi công các công trình cấp thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khách sạn, nhà ở, văn phòng…Hiện tại, Công ty đã và đang thực hiện tốt nhiều dự án có quy mô lớn như: - Hệ thống cấp nước sạch Nhơn Trạch - Đồng Nai - Hệ thống cấp nước thành phố Hạ Long - Dự án cấp nước bốn tỉnh miền Trung - SP5 - Hệ thống cấp thoát nước KCN Nội Bài; KCN Tiên Sơn - Hệ thống cấp thoát nước KS Deawoo; KS Tây Hồ (Sofitel Plaza) - Hệ thống cấp thoát nước toà nhà Pacific; Saigon Pearl - Hệ thống cấp thoát nước Đại sứ quán Nhật Bản Chất lượng các công trình mà Công ty tham gia thi công luôn được đảm bảo tối đa. Chiến lược của Công ty trong tương lai đặt ra rất rõ ràng: chiếm lĩnh thị trường xây lắp điện trong các thành phố lớn của đất nước song song với nhiệm vụ nâng cao chất lượng và năng lực trong các công trình thủy điện. 3. Về chỉ tiêu kết quả kinh doanh Căn cứ vào những thành tựu đã đạt được trong những năm vừa qua, dựa vào những hợp đồng đã ký kết và dựa vào năng lực sản xuất của mình, Ban giám đốc Công ty đã xây dựng những chỉ tiêu định hướng cho hoạt động kinh doanh năm 2010 về năng lực sản xuất dự kiến theo kế hoạch đề ra cho giai đoạn 2006 – 2010 như sau (Bảng 3). Đặc biệt kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 về cơ bản đã có hợp đồng ký kết với Chủ đầu tư các công trình thi công với khối lượng lớn từ năm 2009 chuyển sang như : đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hoà, Hoà Bình – Nho Quan; 81 công trình tổng thầu thuỷ điện Mường Kim; xây lắp đập và nhà máy thuỷ điện Sông Miện; xây lắp điện, nước toà nhà Điện lực EVN v.v… Tổng giá trị các hợp đồng còn lại năm 2009 chuyển sang 2010 đạt khoảng 954 tỷ đồng . Theo đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hạ quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kế hoạch, đưa sản lượng và doanh thu đạt 800 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 49 tỷ đồng, tăng thu nhập lao động bình quân từ 3,2 triệu đồng lên 4,2 triệu đồng/người/tháng. Bảng 3.1. Giá trị sản lƣợng thực hiện đến năm 2010 ( Theo kế hoạch giai đoạn 2006 – 2010) Đơn vị tính: Đồng STT Các chỉ tiêu KH Năm 2010 TỔNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT KINH DOANH 360,000,000,000 AA Giá trị kinh doanh xây lắp 217,300,000,000 II Các công trình thủy điện 32,800,000,000 III Công trình đường dây và trạm 136,500,000,000 IIII Các công trình khác 48,000,000,000 BB Giá trị kinh doanh nhà và hạ tầng 25,000,000,000 CC Giá trị kinh doanh sản xuất công nghiệp 80,000,000,000 DD Giá trị kinh doanh sản phẩm, bán sản phẩm phục vụ xây lắp 37,700,000,000 (Nguồn: Công ty Cổ phần Sông Đà 11) II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 1. Kế hoạch hóa vốn lưu động 1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động Trong kế hoạch của Công ty, nhu cầu vốn lưu động được xác định như sau:  Bước 1: Công ty tính toán các chỉ số giá trị sản xuất kinh doanh, doanh thu dự kiến. Những chỉ tiêu này được lập căn cứ vào bản kế hoạch sản xuất, những hợp đồng đã được ký kết cho năm tới. Như vậy, cách xác định những chỉ tiêu này là tương đối chính xác và hợp lý. 82  Bước 2: Công ty dự kiến vòng quay vốn lưu động trong năm tới dựa trên cơ sở hoạt động của các năm trước và triển vọng phát triển của Công ty.  Bước 3: Vốn lưu động bình quân được xác định bằng công thức: Vốn lưu động bình quân = Doanh thu dự kiến Vòng quay vốn lưu động dự kiến Ta dễ dàng nhận thấy rằng ưu điểm của phương pháp này là cách tính đơn giản, nhanh gọn mà tính chính xác vẫn cao. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác trong xác định nhu cầu vốn lưu động, Công ty nên phân công việc tính nhu cầu vốn lưu động cho từng xí nghiệp và tổng hợp lại từng xí nghiệp để xác định nhu cầu vốn lưu động cho toàn bộ Công ty. Phương pháp được sử dụng để tính nhu cầu vốn lưu động ở các xí nghiệp là phương pháp trực tiếp. Nội dung của phương pháp này là dựa vào cách phân loại vốn lưu động theo công dụng, đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng khâu của quá trình sản xuất: Dự trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tính nhu cầu vốn cho từng khâu sau đó sẽ tổng hợp lại được nhu cầu của toàn bộ vốn lưu động trong kỳ. Ưu điểm của phương pháp này là xác định được đúng lượng vốn cần thiết của từng khâu do đó bảo đảm độ chính xác cao và tiết kiệm, giúp cho việc quản lý sử dụng vốn ở từng khâu tốt hơn.  Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ: Vốn lưu động ở khâu dự trữ bao gồm toàn bộ giá trị của các nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… Vì vậy, để tính toán chính xác, tiết kiệm nhu cầu vốn cần phải tính toán riêng cho từng loại nguyên vật liệu chính (dùng nhiều và dùng thường xuyên), còn các nguyên vật liệu phụ (ít dùng, không thường xuyên, giá rẻ) có thể tính theo nhóm khác sau đó tổng hợp lại. Đối với nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính, tính theo cách sau:  vc ci ciV M N  83 Trong đó:  Vvc: Nhu cầu vốn lưu động dự trữ nguyên liệu chính  Mci: Mức tiêu dùng bình quân một ngày loại nguyên vật liệu chính thứ i  Nci: Số ngày dự trữ hợp lý cho loại nguyên vật liệu chính thứ i Mức tiêu dùng bình quân một ngày kỳ kế hoạch của một loại nguyên vật liệu chính nào đó được tính theo: Trong đó:  Tmi: Tổng chi phí nguyên vật liệu chính thứ i cho cả năm kế hoạch  Spj: Khối lượng hạng mục công trình j cần xây lắp  mij: Định mức hao phí loại nguyên vật liệu chính i để xây dựng một công trình j  Gij: Đơn giá một đơn vị nguyên vật liệu i Việc tính toán định mức hao phí nguyên vật liệu, mức tiêu dùng bình quân một ngày của nguyên vật liệu chính được thực hiện bởi phòng vật tư – kỹ thuật. Thông qua đánh gía năng lực xây lắp của Công ty và những yêu cầu về kỹ thuật của từng công trình, phòng vật tư – kỹ thuật sẽ đánh giá, ước lượng định mức tiêu hao nguyên vật liệu từ đó tính toán mức tiêu dùng bình quân một ngày của nguyên vật liệu. Số ngày dự trữ hợp lý cho loại nguyên vật liệu chính thứ i (Nci) là số ngày kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua cho đến khi đưa vật liệu vào sản xuất. Số ngày dự trữ hợp lý bao gồm: - Số ngày đi trên đường. - Số ngày thu mua cách nhau ( khoảng cách giữa 2 lần mua vật liệu). - Số ngày kiểm nhận nhập kho vật tư. - Số ngày gia công chế biến, chuẩn bị vật tư để đưa vào sản xuất. - Số ngày dự trữ bảo hiểm, đề phòng sự bất trắc xảy ra do những nguyên nhân khách quan không lường trước được. mi ci T M 360  mi pj ij ij T S m G   hay 84 Số ngày dự trữ hợp lý cho nguyên vật liệu phụ thuộc rất lớn vào điều kiện xây lắp đối với từng công trình, địa điểm thu mua nguyên vật liệu, điều kiện giao thông, vận chuyển, điều kiện khí hậu, thời tiết… Đối với các nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế nếu sử dụng nhiều và thường xuyên thì có thể áp dụng được cách tính như đối với nguyên vật liệu chính. Đối với nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế…sử dụng không thường xuyên, giá rẻ thì có thể phân theo nhóm để tính toán theo công thức sau: vpV M T%  Trong đó:  Vvp: Nhu cầu vốn lưu động để dự trữ nguyên, nhiên vật liệu phụ  M : Tổng mức luân chuyển của nhóm nguyên, nhiên vật liệu phụ nào đó trong kỳ kế hoạch  T% : Tỷ lệ phần trăm so với tổng mức luân chuyển vốn của nhóm nguyên, nhiên vật liệu phụ đó Việc xác định tổng mức luân chuyển của nhóm nguyên, nhiên vật liệu phụ (M) căn cứ vào việc ước tính khối lượng công trình cần thực hiện và mức tiêu hao của nhóm nguyên, nhiên vật liệu này, phòng Vật tư – Kỹ thuật có thể căn cứ vào mức tiêu hao của kỳ trước trên cơ sở so sánh với khối lượng công trình đã thực hiện ở kỳ báo cáo với khối lượng công trình ước tính thực hiện trong kỳ kế hoạch. Tỷ lệ T% so với tổng mức luân chuyển vốn của nhóm nguyên, nhiên vật liệu đó phản ánh tỷ lệ dự trữ cho nhu cầu vốn đáp ứng bộ phận này. Tỷ lệ T% được tính toán dựa vào kinh nghiệm sản xuất, mức tiêu hao, tình hình cung ứng của từng công trình cụ thể. Nhu cầu vốn lưu động cho dự trữ sẽ được tính là: Vcp+Vvp  Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất Vốn lưu động cho khâu sản xuất gồm có: Vốn cho sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm dở dang) và vốn cho chi phí chờ phân bổ. - Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản phẩm dở dang: dc n k sV P C H   85 Trong đó:  Vdc : Nhu cầu vốn lưu động cho sản phẩm đang chế tạo (hạng mục công trình)  Pn : Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch  Ck : Thời gian dự kiến để thực hiện xây lắp các công trình  Hs : Hệ số công trình xây dựng dở dang Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày kỳ kế hoạh được tính bằng cách lấy tổng mức chi phí xây lắp trong kỳ chia cho số ngày trong kỳ. Ta có: sf sx n S Z P 360   Trong đó:  Ssf : Số lượng hạng mục công trình được xây dựng theo kế hoạch  Zsx : Giá thành xây lắp từng hạng mục công trình Hệ số công trình xây dựng dở dang là tỷ lệ phần trăm giữa giá thành bình quân của công trình đang xây dựng với giá thành xây dựng hoàn chỉnh công trình dự kiến. - Xác định nhu cầu vốn lưu động cho chi phí trả trước: Nhu cầu vốn lưu động cho chi phí trả trước trong kỳ được xác định theo: tt pd pf pgV V V -V  Trong đó:  Vtt : Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ  Vpd : Số dư vốn chi phí trả trước đầu kỳ  Vpf : Vốn chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ  Vpg : Vốn chi phí trả trước dự kiến sẽ phân bổ trong kỳ Sau khi tính toán được nhu cầu vốn chi phí sản phẩm đang chế tạo và chi phí trả trước, tổng hợp lại ta sẽ có nhu cầu vốn lưu động trong khâu sản xuất.  Xác định nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông Do đặc thu hoạt động của Công ty là lĩnh vực xây lắp cho nên sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ ngay, không có thời gian dự trữ, xuất vận mà vốn lưu động chỉ cần bù đắp cho độ trễ trong thanh toán. 86 Ta có: lt tt Z V N 360   Trong đó:  Vlt : Nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông  Z : Tổng giá thành của các hạng mục, công trình hoàn thành và đưa vào tiêu thụ  Ntt : Số ngày thanh toán ( là số ngày cần thiết để 2 bên lập chứng từ thanh toán cho đến khi thu được tiền về). Như vậy, thông qua mô hình xác định vốn lưu động, Công ty cần có sự phân công cụ thể nhiệm vụ tính nhu cầu vốn lưu động cho từng xí nghiệp, từng công trình lớn để đảm bảo độ chính xác trong kết quả, phù hợp với nhu cầu thực tiễn của mỗi xí nghiệp. 1.2. Tìm kiếm, lựa chọn các nguồn tài trợ cho vốn lưu động Bằng việc so sánh nhu cầu vốn lưu động bình quân cho kỳ kế hoạch với nguồn vốn lưu động hiện có, Công tu xác định được lượng vốn lưu động thừa hoặc thiếu. Trong trường hợp vốn lưu động thừa so với nhu cầu, doanh nghiệp cần có biện pháp tích cực để tránh tình trạng bị ứ đọng vốn, hay chiếm dụng vốn. Thực tế, qua những phân tích ở trên, ta thấy Công ty luôn thiếu vốn lưu động so với nhu cầu và được tài trợ nhiều từ nguồn vay Ngân hàng. Vấn đề ở đây là nguồn tài trợ cho lượng vốn lưu động thiếu hụt này là quá ít để Công ty có sự lựa chọn chủ động và linh hoạt. Để giải quyết thực trạng này, Công ty nên trình Tổng công ty đề án phát triển tín dụng ngắn hạn giữa các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Sông Đà nhằm tận dụng sự lệch nhau về nhu cầu và thời gian sử dụng vốn lưu động giữa các đơn vị, tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên này tìm kiếm được các nguồn vốn rẻ cũng như là không để xảy ra tình trạng ứ đọng vốn lưu thông, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các công ty thành viên nói riêng và Tổng công ty nói chung. Công ty cũng cần chủ động nghiên cứu hướng phát hành trái phiếu một cách có hiệu quả nhằm thu hút vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán trong tương lai gần. 87 Một nguồn vốn vô cùng quan trọng mà Công ty cần tận dụng tối đa là các khoản tín dụng thương mại do các doanh nghiệp khác cấp cho và khoản tiền ứng trước của khách hàng cho các công trình có giá trị lớn. Đây là những nguồn có tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn và có ưu điểm nổi bật là có tính ổn định cao và chi phí rẻ. 1.3. Theo dõi, đánh giá, điều chỉnh kịp thời Trên thực tế, hoạt động sản xuất của Công ty luôn đòi hỏi nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ trong năm là khác nhau. Do đó, việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh theo thời gian trong năm là vấn đề rất quan trọng. Để đảm bảo vốn lưu động theo thời gian trong năm được quản lý đúng đắn, cần phải có sự theo dõi chặt chẽ từ việc thực hiện kế hoạch hóa vốn lưu động, hàng tháng, hàng quý cần có sự xác định chính xác nhu cầu vốn, từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời, tránh tình trạng chủ quan, bị động. Do đặc tính linh động và chuyển hóa phức tạp của vốn lưu động, Công ty cần phải lập các báo cáo hàng tháng về tình hình sử dụng vốn lưu động để tránh ứ đọng, thất thoát, lãng phí vốn lưu động đảm bảo hiệu quả sử dụng cao. 2. Thành lập bộ phận chuyên trách về định mức – đơn giá Để đảm bảo hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cần xây dựng bộ phận chuyên trách về định mức kinh tế - kỹ thuật có tính hiệu quả và cạnh tranh cao. Định mức kinh tế - kỹ thuật phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật nội bộ của Công ty phải dựa trên cơ sở năng lực và trình độ thực tế của Công ty. - Phải tham khảo các thông tin về định mức của các đơn vị trong cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động để đảm bảo tính cạnh tranh. Đối với các định mức của Công ty cao hơn định mức tiêu chuẩn của Tổng công ty, của các đối thủ cạnh tranh thì bộ phận phụ trách định mức – đơn giá cần phải kết hợp với các phòng ban chức năng, các cơ sở sản xuất, các cán bộ quản lý tìm mọi biện pháp khắc phục và hiệu chỉnh lại. 88 - Định mức kinh tế - kỹ thuật của Công ty cần được đánh giá và xem xét qua mỗi nằm nhằm đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với sự biến động của thị trường. Khi đã ban hành được định mức kinh tế - kỹ thuật khoa học, mang tính cạnh tranh cao, Công ty nên thực hiện cơ chế khoán chi phí sản xuất đến từng tổ, đội nhằm tạo ra sự đơn giản trong quản lý và phát huy tính chủ động sáng tạo của từng bộ phận sản xuất. 3. Cổ phần hóa các xí nghiệp trực thuộc Cổ phần hóa doanh nghiệp hiện là một giải pháp hữu hiệu và là một xu hướng đang được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Cổ phần hóa có ưu điểm lớn là tạo cho doanh nghiệp nguồn vốn cổ phần lớn từ đó nâng cao năng lực sản xuất. Thêm vào đó, cổ phần hóa nâng cao tinh thần làm chủ của người lao động, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong nội bộ doanh nghiệp, tạo động lực để doanh nghiệp phát triển. Qua phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 11, ta thấy một thực tế là vốn chủ sở hữu vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vồn, thể hiện năng lực tài chính về dài hạn là yếu. Mặc dù vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm 2008 đã lên đến 112 tỷ đồng nhưng điều đó vẫn chưa giúp khắc phục được tình hình tài chính yếu trong dài hạn vì vốn chủ sở hữu qua các năm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Do được Tổng công ty bảo lãnh nên với tỷ trọng vốn chủ sở hữu nhỏ nhưng Công ty vẫn vay được vốn từ các Ngân hàng thương mại và nhận được sự tin tưởng của đối tác trong các công trình hay dự án có giá trị lớn. Trong tương lai, nếu tỷ trọng vốn chủ sở hữu vẫn thấp mà Công ty lại mất đi sự bảo trợ của Tổng công ty hay sự ưu đãi của Chính phủ thì bản thân hoạt động của Công ty sẽ gặp nhiều khó khắn trong việc cạnh tranh có hiệu quả và đứng vững trước đối thủ mạnh. Vì vậy, việc cổ phần hóa sẽ giúp cho Công ty có nguồn vốn lưu động dồi dào, có cơ hội tiếp cận với thị trường chứng khoán một cách có hiệu quả. 4. Sử dụng hiệu quả các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Thị trường tài chính là một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Tiến tới một nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập với mục 89 tiêu hiệu quả được đặt lên hàng đầu, Công ty không thể không nghiên cứu và sử dụng các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn trong điều kiện một thị trường tài chính đang trên đà phát triển cao. Khi sử dụng các công cụ đầu tư tài chính ngắn hạn (nắm giữ các chứng khoán ngắn hạn có tính thanh khoản cao) Công ty có thể nhanh chóng huy động tiền mặt với chi phí thấp khi có nhu cầu thanh toán. Mặt khác, khi dư tiền tạm thời, Công ty có thể nắm giữa những chứng khoán thanh khoản để hưởng lãi suất và cũng có thể có cả cơ hội tăng giá của những chứng khoán mình nắm giữ. Tuy nhiên, để có thể tham gia vào thị trường tài chính, thị trường tiền tệ nhằm điều tiết nguồn vốn lưu động (cụ thể là phần ngân quỹ) đòi hỏi phải có trình độ nhất định về lĩnh vực này. Đó là một thị trường đầy tiềm năng, hứa hẹn song cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, Công ty cần định hướng chiến lược, nghiên cứu về lĩnh vự này, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể và có cơ chế tuyển dụng nhằm thu hút nguồn lao động mới được trang bị đầy đủ những kiến thức đó. 5. Vận dụng chính sách tín dụng thương mại linh hoạt Ở chương II, chúng ta nhận thấy rằng khoản mục “phải thu của khách hàng” chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của Công ty. Điều này phản ánh tầm quan trọng của chính sách tín dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Như đã trình bày ở chương I, Công ty cần xây dựng bản phân tích năng lực tín dụng của những khách hàng thường xuyên giao dịch hoặc những khách hàng tiềm năng trong tương lai sẽ giao dịch. Trên cơ sở đó đánh giá, phân loại và xếp hạng tín dụng cho từng nhóm khách hàng để kiểm soát hạn mức tín dụng thương mại trong phạm vi hợp lý và nhanh chóng thu hồi khi cần thiết hay khi đến hạn. Đối với từng khoản tín dụng được đề nghị, cần được tính toán chặt chẽ giá cả để đảm bảo giá trị nhận được tương xứng với tình trạng vốn bị ứ đọng, đồng thời cũng phù hợp với năng lực, nhu cầu của khách hàng. Công ty cần tìm những biện pháp hữu hiệu để thu hồi những khoản tín dụng đã đến hạn và quá hạn, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lớn. Với chính sách tín dụng thương mại hợp lý, linh hoạt nhưng chặt chẽ, Công ty sẽ có thể gia tăng số lượng các công trình xây lắp, giá trị sản phẩm được tiêu thụ 90 đồng thời thu hồi vốn nhanh, nâng cao tốc độ luân chuyển vốn ở khâu lưu thông. Điều này góp phần đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. 6. Áp dụng các biện pháp quản lý vốn lưu động khoa học Các mô hình quản lý tài sản lưu động khoa học như đã trình bày cụ thể trong chương I của khóa luận. Do đặc thù của ngành xây lắp là đặc điểm sản xuất gắn liền với điều kiện tự nhiên nơi sản xuất, do đó việc thống nhất quản lý tài sản lưu động là một nhiệm vụ tương đối phức tạp. Mặc dù vậy, với bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm trong lĩnh vực này, Công ty hoàn toàn có thể nghiên cứu các mô hình khoa học quản lý tài sản lưu động, lựa chọn mô hình phù hợp để áp dụng thống nhất trong toàn Công ty. Bên cạnh đó, có thể có những điều chỉnh cho phù hợp với địa phương theo đánh giá kinh nghiệm của Công ty. Sau khi đã lựa chọn được mô hình phù hợp, Công ty phổ biến và giao cho các xí nghiệp thực hiện. Hàng tháng, hàng quý các xí nghiệp có báo cáo thống nhất lên Công ty phục vụ cho công tác tổng hợp, theo dõi tổng thể toàn bộ hoạt động của Công ty. Việc áp dụng đồng bộ mô hình cho toàn bộ Công ty sẽ tạo nên sự minh bạch trong quản lý tài sản lưu động, đảm bảo hợp lý, hiệu quả trong việc sử dụng các tài sản lưu động, tránh lãng phí, thất thoát. 7. Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua việc tiếp cận công nghệ mới Tiếp cận công nghệ mới tiên tiến của thế giới, như đã trình bày ở phần định hướng năng lực sản xuất của Công ty, là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của Công ty. Rõ ràng, việc tiếp cận công nghệ mới sẽ đảm bảo cho năng lực sản xuất của công ty được tăng cao, đồng nghĩa với việc các công trình được xây dựng với chất lượng cao hơn, thời gian và giá thành giảm, giành được sự tín nhiệm của khách hàng. Hiệu quả sản xuất nâng cao cũng có nghĩa là vòng quay của vốn lưu động tăng lên, hàm nghĩa sự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để có thể thành công trong định hướng này, Công ty phải xây dựng các bước (mốc thời gian) về tiêu chuẩn công nghệ cần đạt được, gắn liền với nó là kế hoạch về vốn để đảm bảo tính hiện thực của kế hoạch. 91 Công ty cần thành lập một bộ phận chuyên trách làm công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Bộ phận này sẽ đồng thời đảm nhiệm vai trò quản lý chất lượng, giám sát thi công, kiểm tra và xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thi công và nghiệm thu nội bộ. Trong cuộc chạy đua về công nghệ, đòi hỏi Công ty phải luôn nghiên cứu, đánh giá năng lực sản xuất của đối thủ cạnh tranh chính của mình. Đây là điều mà Công ty chưa thực sự chú ý và thực hiện phổ biến. Nhận thức rõ vị thế của mình là một yêu cầu rất cần thiết để Công ty có một chiến lược đầu tư đúng đắn, bởi lẽ cần phải có lượng vốn lớn để nắm bắt được khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nếu chiến lược của Công ty không thực sự hợp lý, có thể dẫn đến mất cân đối trong cơ cấu vốn (vốn cố định chi cho mua máy móc thiết bị quá lớn) gây lệch lạc trong hoạt động, giảm hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. 8. Nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ Như ta đã biết, chất lượng của các quyết định quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Trong khi đó, năng lực của các cán bộ quản lý, cán bộ tài chính, những người trực tiếp đưa ra các quyết định tài chính sẽ đảm bảo cho chất lượng của các quyết định này. Nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng cán bộ tài chính, Công ty đã rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực quản lý tài chính thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ. Có hai cách thức mà Công ty hiện đang triển khai:  Một là: Công ty đưa ra những ưu đãi trong tuyển dụng (về lương bổng, trợ cấp, về thời gian công tác, môi trường làm việc…) nhằm thu hút nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao đảm nhiệm hoàn thành tốt công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng.  Hai là: Từ đội ngũ cán bộ hiện tại, đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề và trong môi trường này, Công ty thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc thông qua các đợt học tập trung, cử cán bộ đi học nước ngoài, cử các cán bộ giỏi chuyên môn đến các xí nghiệp làm việc một thời gian để hướng dẫn những người khác thông qua quá trình làm việc 92 Như đã trình bày ở trên đây là những giải pháp được đúc rút từ thực tế và gắn liền với các nhân tố bên trong Công ty Cổ phần Sông Đà 11. Tuy nhiên, trong thực tế, Công ty không thể hoạt động riêng lẻ và tự quyết định được tất cả mà các quyết định hay giải pháp của Công ty đều phụ thuộc vào môi trường kinh tế xã hội cụ thể và kết quả hoạt động nói chung, hay hiệu quả sử dụng vốn nói riêng của Công ty đều phụ thuộc vào môi trường này. Để đảm bảo cho các giải pháp có tính thực thi, đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Cổ phần Sông Đà 11, tác giả xin có những kiến nghị như sau với các cơ quan hữu quan. II. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN 1. Đối với Tổng công ty Sông Đà Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là đơn vị thành viên của Tổng công ty xây dựng Sông Đà, do đó Công ty phải chịu sự giám sát trực tiếp của Tổng công ty. Hoạt động của Công ty phải tuân theo những quy chế quản lý được Hội đồng quản trị Tổng công ty ban hành thống nhất trong toàn bộ Tổng công ty. Tổng công ty cần có những biện pháp phân bổ vốn cho Công ty, đặc biệt là khi Công ty đảm nhiệm những dự án xây lắp lớn cũng như việc thực hiện chiến lược phát triển trong tương lai. Những biện pháp ấy tạo điều kiện cho Công ty có đủ nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lự sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh. Hiện tại Tổng công ty luôn đứng ra bảo lãnh cho Công ty trong những khoản vay Ngân hàng, giúp Công ty giành được niềm tin từ các đối tác kinh doanh. Trong tương lai, hoạt động của Công ty sẽ mở rộng ra không chỉ ở phạm vi trong nước mà là khu vực thế giới, do vậy rất cần Tổng công ty đứng ra bảo đảm tạo điều kiện cho Công ty có đủ uy tín và khả năng tiếp cận với các đối tác lớn trong nước cũng như nước ngoài. Với đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực cao, Tổng công ty cần đóng vai trò là người hướng dẫn,giúp đỡ cho Công ty trong công tác quản lý tài chính nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Hướng dẫn Công ty thực hiện chương trình cổ phần hóa thành công. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ 93 cho cán bộ tài chính kế toán nói riêng và trong Công ty Cổ phần Sông Đà 11 nói chung và giúp Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động. Tổng công ty cần xây dựng chế độ khen thưởng xứng đáng cho những đơn vị thành viên đạt kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tốt cũng như khen thưởng các cá nhân có đóng góp, sáng kiến trong hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm phát huy tinh thần hăng hái, chủ động sáng tạo trong sản xuất ở các Công ty. 2. Đối với các ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc huy động vốn, thanh toán của các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Sông Đà là một doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay Ngân hàng rất lớn. Quan hệ của Công ty với các ngân hàng diễn ra thường xuyên, khăng khít. Do vậy, những quyết định của Ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đặc thù hoạt động của Công ty là luôn cần một lượng vốn lớn và thường xuyên, trong khi vốn chủ sở hữu của Công ty không thể đáp ứng được nhu cầu do quy mô còn nhỏ, vì vậy các Ngân hàng cần nhìn nhận nhu cầu hợp lý của Công ty và coi Công ty như một khách hàng lớn, đầy triển vọng cho hoạt động lâu dài của mình. Ngân hàng đưa ra những cải cách trong cấp tín dụng (đặc biệt là tín dụng ngắn hạn) giúp Công ty nhanh chóng, linh hoạt trong huy động vốn đáp ứng nhu cầu ngắn hạn. Cả Công ty và Ngân hàng cần làm việc và đánh giá tính khả khi của những chiến lược phát triển nhằm tài trợ cho Công ty các nguồn dài hạn. Là một khách hàng thường xuyên và hoạt động có hiệu quả, Ngân hàng cần có những chính sách ưu đãi về lãi suất, về thời hạn và những điều kiện thủ tục khi cấp tín dụng tạo cho Công ty niềm tin về sự đảm bảo của Ngân hàng, từ đó phát triển quan hệ gắn bó lâu dài hơn. Về phương diện thanh toán, Ngân hàng cần hiện đại hóa công nghệ thanh toán, cung cấp những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm gia tăng tốc độ thanh toán, nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty, tạo niềm tin cho các đối tác trong và ngoài nước. 94 3. Đối với Nhà nước Nhà nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong điều phối nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Những chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động của Công ty nói riêng cũng như các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt nam nói chung cần nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý toàn diện của Nhà nước. 3.1. Hoàn thiện chế độ kế toán Nền kinh tế nước ta hơn một thập kỷ qua, với các chính sách xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã có nhiều biến chuyển với sự phát triển của nhiều ngành nghề, nhiều thành phần kinh tế. Chế độ kế toán vì thế cũng đã có nhiều thay đổi để phù hợp với thực tiễn phản ánh các hoạt động kinh tế nói chung. Song trong môi trường hội nhập kinh tế, sự phức tạp của các hoạt động ngày càng gia tăng khiến cho những khiếm khuyết trong chế độ kế toán của Việt Nam càng bộc lộ rõ nét hơn. Để hòa nhập với kinh tế thế giới, Nhà nước cần nghiên cứu và ban hành chế độ kế toán theo hướng phù hợp với chế độ kế toán quốc tế, tạo ra môi trường đồng nhất giúp các doanh nghiệp Việt Nam không bỡ ngỡ khi phải giao dịch với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, Bộ tài chính cần có những quy định cụ thể về công tác lập và nộp báo cáo tài chính, công khai các chỉ tiêu tài chính nhằm tạo tính minh bạch và thói quen cho các doanh nghiệp Việt Nam. 3.2. Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán Trong những năm gần đây, hoạt động của các công ty kiểm toán đang rất phát triển do nhận thức gia tăng của Nhà nước về vai trò của Kiểm toán trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù hoạt động kiểm toán nội bộ trong Tổng công ty Sông Đà được thực hiện rất chặt chẽ và đều đặn, song không phải ở doanh nghiệp nào cũng vậy. Chất lượng công tác kiểm toán nội bộ phụ thuộc rất lớn vào quy mô, cơ cấu cảu doanh nghiệp. Nhằm đảm bảo tính trung thực, hợp lý, khách quan Nhà nước cần nâng cao vai trò của kiểm toán nhà nước trong việc làm minh bạch và công khai thông tin tài chính, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. 95 Song song với phát triển kiểm toán Nhà nước, các công ty kiểm toán độc lập cũng cần được khuyến khích phát triển và kiểm soát chặt chẽ chất lượng hoạt động. Thực hiện tốt công tác kiểm toán giúp Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý vĩ mô, đề ra các chính sách kịp thời và hiệu quả hơn. Thông qua hoạt động kiểm toán, công tác thu thuế sẽ được tiến hàng hiệu quả, tránh tình trạng gian lận, trốn thuế, từ đó đảm bảo nguồn thu của Ngâ sách nhà nước. Đồng thời, Nhà nước cần giải quyết quan hệ nợ nần giữa các doanh nghiệp quốc doanh nhằm giải phóng vốn cho các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động. 3.3. Thúc đầy tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là một lựa chọn đã được xem xét từ lâu. Tuy nhiên, tốc độ cổ phần hóa các doanh nghiệp không cao, chủ yếu là ác doanh nghiệp làm ăn yếu kém, quy mô nhỏ, vì vậy không tạo ra hàng hóa cho thị trường chứng khoán một cách tương xứng. Thực hiện tốt công tác cổ phần hóa sẽ giải quyết tình trạng thiếu vốn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (trong đó có Công ty Cổ phần Sông Đà 11), tạo ra khả năng trực tiếp thu hút vốn từ nước ngoài của các doanh nghiệp, nâng cao tính tự chủ, sáng tạo của mỗi doanh nghiệp. 3.4. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành Hiện nay, công tác thống kê của nước ta chưa được thực hiện tốt. Khi nghiên cứu về thị trường xây dựng và tiến hành phân tích tình hình tài chính của một công ty, người phân tích gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thông tin về ngành. Nhà nước cần xây dựng hệ thống đánh giá các chỉ tiêu trung bình ngành đồng thời công khai các chỉ tiêu này giúp nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp và những đối tác nước ngoài có cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua đó, Nhà nước cũng có thể nắm chắc hơn thực trạng phát triển kinh tế ngành và đưa ra được những chính sách kịp thời, đúng đắn nhằm định hướng phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đề ra. 96 3.5. Những kiến nghị khác Nhiều nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi đầu tư vào Việt Nam vì tính nhất quán của các chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, họ lại ca ngợi môi trường an ninh xã hội ổn định, thuận lợi cho phát triển kinh tế. Là doanh nghiệp trong nước, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 cũng như nhiều doanh nghiệp khác không khỏi chịu ảnh hưởng của tính thiếu nhất quán và thiếu cập nhật của hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam. Sự chồng chéo, nhiều cấp bậc (từ luật, nghị định, thông tư…) tạo khó khăn cho việc theo dõi và tuân thủ của các doanh nghiệp, hạn chế sự năng động, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Nhà nước cần có những cải ách như chế độ 1 cửa trong giải quyết các thủ tục hành chính đang được thí điểm ở một số nơi và nhận được sự đồng tình, ca ngợi từ các doanh nghiệp và nhân dân. Một đất nước có nhiều doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì nền kinh tế của nước đó mới mạnh. Mọi chính sách của Nhà nước cần hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo môi trường kinh tế chính trị lành mạnh, vững chắc, đảm bảo những bước tiến vững chắc đi lên Chủ nghĩa xã hội 97 KẾT LUẬN Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là một nhiệm vụ thường xuyên phức tạp của mỗi doanh nghiệp. Trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước thì đề tài này càng có tính cấp thiết và nhận được sự quan tâm lớn của Nhà nước và các doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Sông Đà 11 là một trong các doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công Ty Sông Đà, một đơn vị chuyên trong lĩnh vực xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ đã phát huy hết khả năng của mình trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong những thời gian qua, Công ty đã gặp không ít khó khăn và luôn phải đối mặt với những thử thách trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua quá trình nghiên cứu ta thấy rõ vai trò của vốn lưu động và mối liên hệ mật thiết giữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của Công ty. Rõ ràng, Công ty muốn làm ăn có hiệu quả thì vốn lưu động không thể bị ứ đọng hay thất thoát trong quá trình sử dụng. Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề phức tạp và bức thiết đặt ra cho Công ty và không thể áp dụng các biện pháp máy móc nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Bằng việc so sánh, đánh giá những lý thuyết áp dụng chúng vào điều kiện cụ thể của Công ty đã cho ta cái nhìn trực quan sinh động về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty. Có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty đã từng bước được cải thiện của các năm. Điều này phản ánh sự quan tâm và các biện pháp hữu hiệu mà Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy nhiên, từ kết quả phân tích ta vẫn thấy còn nhiều hạn chế mà Công ty đang mắc phải. Trong xu hướng phát triển của kinh tế thế giới như hiện nay, cùng với những cơ hội từ việc đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Công ty có nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác lớn ở nước ngoài. Chính vì thế, với nhận thức của mình, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp như đã trình bày ở trên nhằm giúp Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tác giả rất mong muốn Công ty Cổ phần Sông Đà nói riêng và các doanh 98 nghiệp Nhà nước nói chung có thể khắc phục được những điểm yếu và có cơ sở vững chắc để phát triển lớn mạnh hơn trong thời gian tới. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các anh chị trong phòng Tài chính – Kế toán, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã cung cấp tài liệu hữu ích giúp đỡ tác giả hoàn thiện khóa luận này. 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Sách 1. TS. Lưu Thị Hương (chủ biên), (2002), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục. 2. TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên), (2003), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê. 3. Ths. Đặng Thúy Phượng (chủ biên), (2000), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Bộ Tài chính, NXB Tài chính. 4. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Bộ Xây dựng (2002), NXB Xây dựng. 5. TS. Nguyễn Văn Công (chủ biên), (2001), Kế toán doanh nghiệp Lý thuyết – Bài tập mẫu và bài giảng, NXB Tài chính. II. Tạp chí 1. Tạp chí tài chính doanh nghiệp 2. Tạp chí Công nghiệp III. Tài liệu khác 1. Các báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông Đà 11. 2. Các trang web liên quan: Trang web của Công ty Cổ phần Sông Đà 11: Các trang web khác:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5208_2542.pdf
Luận văn liên quan