Đề tài : Một số giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam

Với mục tiêu nghiên cứu như đã đề ra ở phần đầu, nội dung của luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, trình bày tổng quan về hoạt động du lịch, đặc điểm của du lịch và vai trò của du lịch đối với nền kinh tế. Thứ hai, cung cấp một bức tranh tổng thể hiện tượng du lịch ở Việt Nam, sau đó đề cập đến tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua trên các giác độ tình hình thực hiện các chỉ tiêu; về tổ chức quản lý; về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học-công nghệ; về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch. Từ thực trạng phát triển du lịch Việt Nam để rút ra những nhận xét về những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục

pdf90 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài : Một số giải pháp phát triển du lịch ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá rẻ và vận tải công cộng, giá các dịch vụ cơ bản như vận chuyển, lưu trú, ăn uống chỉ tương đương Việt Nam. Với giá các dịch vụ thấp đã nâng cao tính cạnh tranh của ngành du lịch quốc gia. Nhưng bù vào đó họ có cách khác để tăng doanh thu du lịch. Trung bình, ở Việt Nam mỗi khách du lịch quốc tế chi tiêu 75 đô la một ngày trong khi ở hầu hết các nước Đông Nam Á khác họ chi con số gấp đôi. Song hành với các chiến dịch, mùa du lịch luôn là các đợt giảm giá trên qui mô cả nước, các show biểu diễn, sự kiện hoá… Phần lớn số tiền được du khách chi cho các hoạt động này. Đây là cánh rất khôn ngoan để mở hầu bao của du khách, du khách chi tiền mà vẫn thấy thoải mái, ít có cảm giác về sự đắt đỏ hay tốn kém. Sử dụng hợp lý nguồn vốn đầu tƣ cho du lịch. Nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của nước ngoài và ngân sách nhà nước cấp cho du lịch sẽ được phân cho những đối tượng có khả năng kinh doanh tốt nhất. Trong đó lượng vốn đầu tư, hỗ trợ cho thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỉ lệ cao. Nhờ vậy các dự án du lịch mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhanh chóng thu hồi vốn. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 63 Đa dạng hoá dịch vụ du lịch và đƣa sắc thái truyền thống vào sản phẩm du lịch Đa dạng hoá sản phẩm du lịch và tạo nét riêng cho du lịch cũng là một trong những kinh nghiệm của các nước Đông Nam Á. Du lịch thường là sự kết hợp của nhiều hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ bổ trợ du lịch nhằm thoả mãn tốt nhất mục đích du lịch. Do đó bên cạnh các dịch vụ du lịch thế mạnh của các nước Đông Nam Á như du lịch biển, city tour họ còn chú trọng phát triển thêm các dịch vụ mới, mang tính địa phương, dân tộc vào dịch vụ du lịch để tạo sắc thái riêng cho sản phẩm du lịch. Chẳng hạn Thailand, trong chiến dịch “Amazing Thailand” 1998/1999 đã đẩy mạnh khai thác kết hợp 9 loại hình dịch vụ du lịch và dịch vụ bổ trợ du lịch trong sản phẩm du lịch của mình: 1. Mua sắm: Giới thiệu các sản phẩm truyền thống của địa phương như hàng thủ công mỹ nghệ, vải vóc, đồ trang sức Thailand. Chất lượng của các sản phẩm bán cho du khách luôn được đảm bảo chất lượng tương đương như đồ xuất khẩu. 2. Ẩm thực: Du khách có cơ hội thưởng thức các đặc sản địa phương và món ăn dân tộc từ các nhà hàng dân tộc đến các nhà hàng truyền thống thậm chí nhà hàng nước ngoài. Xây dựng các trường dậy nấu ăn kiểu Thailand ở khắp nơi trên đất nước. 3. Nông nghiệp: Các sản phẩm nông nghiệp là các sản phẩm chính chế biến các món ăn, nếu thích khách cũng có thể mua trực tiếp. 4. Nghệ thuật và lối sống: Du lịch phối hợp với các hoạt động nghệ thuật biểu diễn như hội hoạ, điêu khắc, âm nhạc và múa dân tộc. Thailand luôn khuyến khích sự sáng tạo, bảo tồn các giá trị truyền thống và khuyến khích giới trẻ theo đuổi nghệ thuật truyền thống. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 64 5. Di sản văn hoá: Văn hoá Thailand là sự pha trộn giũa văn hóa Ấn Độ, Burmese, Trung Quốc, Khmer và người Thailand bản sứ. Tất cả những nét văn hoá này đều có ảnh hưởng đến nghệ thuật và lối sống của người dân Thailand. 6. Di sản thế giới: Khai thác tiềm năng du lich của 4 di sản được Unesco công nhận thành cổ Sukhothai và Ayutthaya, di chỉ khảo cổ Ban Chiang và khu bảo tồn Thung Yai. 7. Di sản tự nhiên: Tập trung vào các tài nguyên du lịch tự nhiên của Thailand. Thailand có 79 công viên quốc gia, 89 khu bảo tồn tự nhiên và cấm săn bắn, 35 khu rừng bảo tồn sinh học, 27.000 loài hoa và cây. 8. Du lịch thể thao: Du lịch dựa trên các sự kiện thể thao như Asian Game, FESPIC Games… 9. Liên kết du lịch: Xây dựng các hiệp định du lịch song phương với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, như hiệp định du lịch đa phương với vùng mekong (Myanmar, Lao , Cambodia, Vietnam, Hai Nam (Trung Quốc), Tổ chức các tour du lịch xuyên vùng v.v… Chiến dịch này cũng giống như chiến dịch “Thăm Thailand “ đã thành công rực rỡ. ”Amazing Thailand” không chỉ thành công về các chỉ số kinh tế mà còn thành công về mặt hình ảnh và mở rộng thị trường. Đầu tƣ thích đáng cho quảng bá du lịch: Các nước Đông Nam Á luôn giành một tỷ lệ đáng kể trong nguồn đầu tư cho du lịch vào Marketing, hình ảnh du lịch Indonexia, Thailand, Malaysia, Singapore thuởng xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình nổi tiêng BBC, CNN… Khán giả xem truyền hình Việt Nam cũng đã quen thuộc với đoạn Clip quảng cáo du lịch Singapore với câu Slogan “ độc đáo Singapore”. Ngoài truyền hình các nước Đông Nam Á cũng đẩy mạnh khai thác các kênh quảng cáo khác như Internet, báo chí, Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 65 các hội chợ, diễn dàn du lịch và các sự kiện thể thao văn hoá khác. 2. Hƣớng phát triển của du lịch Việt Nam 2.1 Xu thế phát triển cuả du lịch thế giới Ngành du lịch hiện nay đã được các chuyên gia có uy tín tổng kết có 5 xu hướng phát triển cơ bản: Thứ nhất, du lịch trở thành nhu cầu phổ biến và cần thiết Kinh tế thế giới phát triển đã thúc đẩy đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng cao, theo đó nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, mua sắm cũng tăng theo. Đồng thời hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch ngày một hoàn thiện hơn. Du lịch không còn là một nhu cầu của riêng nhóm dân cư nào nữa và đã trở thành một hiện tượng mang tính đại chúng. Đây là xu hướng có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của du lịch thế giới. Thứ hai, các quốc gia đều chú trọng phát triển du lịch Du lịch được xem là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao. Về mặt kinh tế, du lịch thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá dịch vụ, tăng cường “xuất khẩu tại chỗ” và “xuất khẩu vô hình”, giúp tăng thu ngoại tệ…; Về mặt xã hội, nó góp phần nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần của con người, tôn tạo và phát triển văn hoá, tăng cường giao lưu hợp tác quốc tế v.v… do vậy các nước đều có chiến lược phát triển du lịch, coi du lịch là ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Thứ ba, xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá du lịch. Xu hướng hợp tác du lịch ngày càng phổ biến trên thế giới, các quốc gia đều tích cực tham gia các hiệp định xong phương và đa phương, các cuộc hội thảo, hội chợ về du lịch. Các tour du lịch giữa các quốc gia cũng được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu du lịch nhiều nước trong một chuyến hành trình Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 66 của khách. Các thủ tục thông quan giữa các quốc gia cũng có xu hướng đơn giản hơn, thuận tiện hơn cho hành khách. Xu thế chuyển giao công nghệ giữa các nước đang phát triển và phát triển diễn ra tạo điều kiện cho du lịch ở các nước đang phát triển rút ngắn khoảng các với các nước phát triển. Trong điều kiện đó, nhiều tập đoàn kinh tế trong khu vực như các tập đoàn khách sạn, lữ hành, hàng không… có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều tổ chức du lịch khu vực hay toàn cầu được thành lập nhằm giúp đỡ cho du lịch các nước thành viên phát triển. Bên cạnh xu thế quốc tế hoá thì cạnh tranh giữa các quốc gia về du lịch cũng đang diễn ra hết sức gay gắt, trong điều kiện đó mỗi nước đều giữ gìn và nỗ lực phát huy bản sắc dân tộc, điều kiện tự nhiên làm thế mạnh du hút du khách. Thứ tƣ, xu thế hạn chế tính thời vụ trong du lịch. Tính thời vụ trong du lịch gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động du lịch. Vào mùa du lịch chính, khách du lịch thường rất đông gây hiện tượng quá tải ngành du lịch, ngược lại ngoài vụ khách du lịch thưa thớt, không đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Nhằm nâng cao hiệu quả du lịch, các nước đều cố gắng kéo dài mùa du lịch và san bớt khách du lịch từ khu du lịch chính sang các khu vực khác và vào các thời điểm khác nhau trong năm. Nhiều quốc gia phát triển nhiều loại hình du lịch đặc biệt là các loại hình du lịch vào mùa đông vốn là mùa có ít du khách, tăng cường tuyên truyền quảng cáo… để dần dần hạn chế tính mùa vụ. Thứ năm, xu thế thiết lập môi trƣờng du lịch an toàn. Thực tế cho thấy rằng, môi trường du lịch lành mạnh, trật tự, an ninh xã hội tốt, chế độ chính trị ổn định là điều kiện cần thiết cho du lịch phát triển. Sau một số sự kiện như vụ khủng bố 11/9/2001, dịch SARS năm 2003, cúm Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 67 gia cầm 2004, sóng thần 12/2004… tiêu chí an toàn khi đi du lịch được đặt lên hàng đầu. Một số quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh như Palestine, Pakistan du lịch hầu như không phát triển. 2.2 Xu hướng phát triển của du lịch Đông Nam Á Trong xu thế phát triển chung của thế giới, khu vực Đông Nam Á cũng chịu tác động của xu thế phát triển toàn cầu hoá. Vì vậy thị trường du lịch ASEAN cũng mang đầy đủ xu thế chung của thị trường du lịch thế giới, ngoài ra trong những năm những năm gần đây thị trường ASEAN còn thể hiện một vài xu hướng đặc trưng riêng của khu vực. Một là, xu hƣớng đa dạng hoá sản phẩm du lịch Trước đây khi nghĩ đến du lịch ASEAN, là du khách nghĩ ngay đến du lịch biển. Nhưng trong những năm gần đây cánh nghĩ này đã ít nhiều thay đổi, các nước ASEAN đã chú trọng đến việc đa dạng hoá dịch vụ du lịch. Ngày nay, ngoài thế mạnh du lịch biển, ASEAN còn được biết đến như một thiên đường mua sắm, các lễ hội du lịch hoành tráng, các show diễn nghệ thuật cả truyền thống lẫn hiện đại, du lịch khám phá thiên nhiên cũng đang được chú ý phát triển… Có thể thấy từ du lịch hướng tới mảng thị trường rộng, ASEAN đang mở rộng khai thác thêm các thị trường nhánh và khai thác tối đa tiền năng du lịch quốc gia. Bên cạnh đó, để giảm bớt tính mùa vụ, một số loại hình du lịch mùa đông cũng bắt đầu được chú ý phát triển. Hai là, du lịch hƣớng tới các giá trị truyền thống. Các nước ASEAN với nền văn minh lúa nước là nơi giao lưu của nhiều nền văn hoá, nhiều sắc tộc, tôn giáo, ASEAN là nơi có tài nguyên du lịch nhân văn phong phú. Nhận biết lợi thế này các nước ASEAN đã đưa tính dân tộc vào trong sản phẩm du lịch nhằm tạo tính ấn tượng, độc đáo cho sản phẩm du lịch. Trong các chiến dịch quảng bá du lịch hiện taị của các nước ASEAN Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 68 gần đây đều lấy nét dân tộc truyền thống làm điểm nhấn thu hút khách như chương trình “Truly asia” của Malaysia, “Thailand unforgetable”, “Độc đáo Singapore”… Ba là, xu thế hợp tác trong khu vực. Hiện tại nhờ có các hiệp định được ký kết, công dân các quốc gia đi du lịch trong nội khối ASEAN dễ dàng hơn trước rất nhiều. Hiệp định khung ASEAN về miễn Visa (FAVE) đã được ký kết ngày 25/7/2007 vừa qua tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 39 ở Kuala Lumpur. Theo đó, các công dân ASEAN sẽ được du lịch miễn visa tới các nước thành viên tối đa 14 ngày. Điều đó có nghĩa rằng các nước như Myanmar trước đây chỉ cho phép công dân Thái Lan và Phillipines được miễn visa khi du lịch vào nước mình thì bây giờ phải thực hiện chính sách miễn visa này với công dân các nước ASEAN khác. Chương trình “Phát triển du lịch Mekong“ trong vùng sông mekong mở rộng, gồm sáu nước (Myanmar, Lao, Cambodia, Vietnam, Tỉnh Hải Nam (Trung Quốc, Thailand) hỗ trợ phát triển du lịch giữa sáu nước với nguồn vốn hỗ trợ từ tổ chức ADB. Lượng khách du lịch trong nội khối ngày càng tăng, các tour du lịch gắn kết giữu các nước được gắn kết với nhau đáp ứng nhu cầu đi du lịch nhiều quốc gia trong một chuyến hành trình của du khách tăng tính hấp dẫn chung cho du lịch khu vực. Bốn là, xu hƣớng cạnh tranh giữa các quốc gia. Cùng nằm trên một khu vực địa lý lại có nhiều nét văn hoá tương đồng nên du lịch giữa các quốc gia có thể được du khách lựa chọn thay thế nhau, theo đó cạnh tranh du lịch trong khu vực diễn ra hết sức gay gắt. Các nước không ngừng đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch, liên kết các lĩnh vực nằm trong sản phẩm dịch vụ như hàng không, vận tải, khách sạn, ăn uống, giải trí để giảm giá thành trung tạo ra tính cạnh tranh cao về giá. Nét độc đáo của tài nguyên du lịch thiên nhiên, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá… cũng được Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 69 nhấn mạnh qua đó thể hiện nét độc đáo sức hút riêng của mình. 2.3 Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam Xuất phát từ quan điểm và phương hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Trong giai đoạn vừa qua, "chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2000-2010" đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt và "Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006- 2010" xác định những mục tiêu chính cần đạt được như sau: Về kinh tế, phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, chiếm tỉ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Phát triển du lịch phải gắn với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội nhằm đạt mục tiêu đến năm 2020 nước ta về cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ngành du lịch Việt Nam đạt vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, tranh thủ mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển. Về văn hoá xã hội, phát triển du lịch đi đôi với giữ gìn và tôn tạo các giá trị nhân văn. Du lịch phát triển phải góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và thế giới, giữa các vùng miền trong cả nước đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, tham quan, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân đồng thời du lịch phải tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội. Về an ninh-chính trị, du lịch góp phần nâng cao vị thế chính trị của Việt Nam, giúp giới thiệu đất nước Việt Nam với bạn bè năm châu. Đồng thời giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội, hạn chế mặt trái của du lịch. Về môi trường, du lịch phải tôn tạo và bảo vệ môi trường, tránh các tác Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 70 động tiêu cực của du lịch đến môi trường sinh thái và giá trị nhân văn của các khu du lịch. Về mục tiêu cụ thể Thu hút du khách, đến năm 2010 đón khoảng 6-6,5 triệu du khách quốc tế, 25 đến 30 triệu du khách nội địa tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch quốc tế tăng từ 10-20%/năm; tỷ lệ tăng trưởng khách du lịch nội địa tăng từ 15- 20%/năm. Thu nhập du lịch, phấn đấu thu nhập du lịch đến năm 2010 đạt khoảng 4-5 tỷ USD tương ứng với 6,5 phần trăm GDP cả nước. Xây dựng mới và trang bị lại trang thiết bị khoa học kỹ thuật, xây dựng bốn khu du lịch tổng hợp và 16 khu du lịch chuyên đề quốc gia; chỉnh trang nâng cấp các tuyến đường, điểm du lịch quốc gia và quốc tế. Các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương. Nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch năm 2010 là 2,5 tỷ đô, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng du lịch là 1,57 tỷ. Tạo công ăn việc làm cho xã hội, đến 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội, trong đó có khoảng 350.000 việc làm trực tiếp. 3. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam Phát triển du lịch là một chiến lược trọng tâm mà Đàng và nhà nước ta luôn quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, chúng ta phải đối mặt với không ít khó khăn. Do vậy để phát triển du lịch theo đúng hướng cần phải có những giải pháp và chiến lược khoa học, hợp lý. Qua nghiên cứu tổng quan về du lịch Việt Nam, kinh nghiệm phát triển của một số nước trên thế giới, xu hướng phát triển của du lịch trong tương lai và mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam của Đảng và Nhà nước, xin đưa ra một số giải Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 71 pháp nhằm góp phần phát triển du lịch nước ta. 3.1 Lên kế hoạch phát triển du lịch tổng thể và bền vững Du lịch Việt Nam cần một kế hoạch phát triển tổng thể thật chi tiết, có tính pháp lý cao cho từng địa phương với tầm nhìn lâu dài đến năm 2010 và 2020, có tính đến qui hoạch của các nước trong khu vực để tăng tính liên kết và cạnh tranh trong phát triển. Hạn chế tính trùng lặp về sản phẩm trên cơ sở khai thác và tạo những nét đặc trưng cho từng vùng, từng địa phương và bản sắc của du lịch Việt Nam để làm được điều đó chúng ta cần các hành động cụ thể và thiết thực để chương trình gắn sát với tình hình thực tế, chương trình có thể thực hiện theo các bước: Bƣớc 1: Lập chương rà roát, đánh giá lại tài nguyên, chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng du lịch trên phạm vi toàn lãnh thổ. Từ đó nắm rõ tiềm năng của từng địa phương và tiền năng chung của đất nước làm cơ sở cho kết hoạch phát triển du lịch quốc gia, xác định hướng phát triển ưu tiên. Chương trình này nên có sự tham gia của nhiều bộ phận, ban ngành địa phương, đặc biệt nên có sự đóng góp ý kiến của các công ty du lịch lữ hành và tư vấn của các chuyên gia nước ngoài để tạo được cái nhìn khách quan và toàn diện. Bƣớc 2, Tổ chức các cuộc hội thảo, các công trình nghiên cứu qui mô, cử người đi khảo sát học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài, khảo sát ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch. Bƣớc 3: Thành lập một ban cố vấn gồm đại diện của nhiều thành phần các doanh nghiệp, các chuyên gia và tổ chức nước ngoài … Bƣớc 4: Đề suất các mô hình phát triển và lựa chọn một mô hình phù hợp nhất. Qua khảo sát nghiên cứu có thể đưa ra một một số mô hình phát triển du lịch, tham khảo một số mô hình mà các quốc gia khác đang áp dụng từ đó chọn ra một mô hình phù hợp nhất vời điều kiện của Việt Nam. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 72 Bƣớc 5, Thành lập ban chỉ đạo thực hiện giám sát kế hoạch, có sự tham gia phối hợp từ trung ương các bộ ban ngành có liên quan đến địa phương. Bƣớc 6, Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương trong việc thực thi kế hoạch, cần có sự hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, đào tạo nhân lực cho địa phương có đủ chuyên môn lẫn hiểu biết về kế hoạch tổng thể để thực hiện đúng qui hoạch của địa phương và mục tiêu chung kế hoạch đã đề ra. Bƣớc 7: Thường xuyên kiểm tra giám sát, nếu có sai phạm, chưa phù hợp ban chỉ đạo nhanh chóng đưa ra các điều chỉnh và giải pháp xử lý tình huống. Có như vậy chương trình đưa ra mới hợp lý và thiết thực, giúp nguồn vốn đầu tư cho du lịch được rót đúng hướng và tránh cho địa phương tránh lúng túng trong việc phát triển du lịch. 3.2 Thiết lập chính sách đầu tư du lịch hợp lý 3.2.1 Đầu tư các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế làm động lực cho du lịch quốc gia Du lịch Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, điểm xuất phát thấp so với các nước trong khu vực, hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên du lịch sẵn có. Trong sự thành công của các nước trong khu vực đều có vai trò đầu tầu của các trung tâm du lịch mang tầm cỡ quốc tế được qui hoạch ngay trong những giai đoạn đầu. Việt Nam đang thiếu các khu du lịch như vậy để tạo động lực cho du lịch trong nước. Trong thời gian tới nên chăng chúng ta đầu tư một số khu du lịch như vậy để thu hút du khách đặc biệt là du khách có khả năng chi trả cao. Hiện tại chúng ta có thể nâng cấp các khu du lịch đã có sẵn và đầu tư các khu mới. Một khu du lịch mang tầm hiện đại mang tầm cỡ quốc tế đòi hỏi phải tập trung nhiều nguồn lực, với tiềm lực của nước ta còn nhiều khó khăn, chúng ta có thể lựa chọn đầu tư một khu thí Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 73 điểm, trên cơ sở thành công của khu này có thể nhân rộng và kêu gọi đầu tư thêm các trung tâm hiện đại tương tự. Một số khu du lịch trong nước như khu du lịch biển Nha Trang, Khu nghỉ mát Đà Lạt… có thể nâng tầm vóc và qui mô thành những điểm đến du lịch quốc tế, bằng cách mở rộng qui mô, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư thêm các dịch vụ mới, chuyên nghiệp hoá đội ngũ, tăng cường quảng bá… Phát triển các du lịch từ các trung tâm đã có sẵn có ưu điểm là tận dụng được những điều kiện trước đó như cơ sở hạ tầng, nhân lực du lịch, thương hiệu đã có sẵn… Tuy nhiên cũng có điểm bất lợi như cung cánh làm việc theo nếp cũ, cơ sở hạ tầng không đáp ứng được điều kiện mới, khó khăn trong việc đầu tư mở rộng do phải đền bù, giải phóng mặt bằng, thiếu đồng bộ giữa cái cũ và cái mới… Ngoài ra các khu du lịch này đều nằm đan xen trong các khu dân cư, hoạt động du lịch tác động đến đời sống của cư dân sở tại và ngược lại người dân cũng có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động nghỉ dưỡng của du khách nên việc có thêm các khu du lịch mới là cần thiết. Đầu tư các khu du lịch mới, theo nhận định của nhiều chuyên gia việc hoạch định các khu du lịch mới hiện đại, qui mô lớn hiện nay đối với Việt Nam là cần thiết. Nó sẽ đóng vai trò làm động lực thúc đẩy và góp phần tạo bộ mặt mới cho du lịch quốc gia. Như các nước Đông Nam Á khác Việt Nam cũng có thế mạnh về du lịch Biển, nhưng hiện tại các bãi biển đang được khai thác khá nhỏ, những bãi biển lớn nhất cũng chỉ có chiều dài 10-15km2, qui mô mới chỉ đáp ứng đủ nhu cầu một nhỏ du khách. Trong khi đó nước ta còn nhiều vùng biển và biển đảo chưa khai thác có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và diện tích phù hợp cho du lịch biển trên qui mô rộng, đặc biệt là một số vùng biển đảo như Phú Quốc, Côn đảo, Cát Bà… những nơi này cách biệt đất liền, điều kiện hoang sơ rất phù hợp để xây dựng mới từ đầu một khu du lịch khép kín mang tầm vóc lớn. Một khu du lịch mới tương tự như Bali Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 74 (Indonexia), Puket (Thailand)… sẽ điểm nhấn và tăng sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam với các nước trong khu vực. Là một đất nước có sự ổn định về chính trị, an toàn về mặt xã hội chắc chắn Việt Nam sẽ được nhiều du khách cân nhắc lựa chọn. Để thu hút được nguồn vốn, các trọng điểm du lịch này nhất thiết phải có các ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế, thuê đất, kêu gọi sự tham gia đầu tư, góp vốn của nước ngoài, thành phần kinh tế tư nhân đặc biệt là lực lượng Việt kiều. Khi đi vào hoạt động, ngoài cơ sở hạ tầng hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, nên có thêm nhiều tiện ích nhằm thoả mãn tối đa mục đích du lịch của du khách như các cửa hàng tiện ích miến thuế, điểm đổi tiền, điểm chấp nhận thẻ v.v… đơn giản hoá thủ tục cho du khách đến từ một số khu vực trên thế giới và luôn đảm bảo an ninh tốt. 3.2.2 Có chế thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước Với tốc độ phát triển 20%/ năm du lịch Việt Nam đang rất thiếu vốn cho phát triển nhưng cũng đồng thời là mảnh đất mầu mỡ để thu hút các nhà đầu tư. Nếu chúng ta có được một cơ chế thông thoáng thì dòng vốn đầu tư cho du lịch sẽ được khai thông. Thực hiện nghiêm chỉnh các các cam kết trong quá trình hội nhập hội nhập, cắt giảm thuế theo đúng lộ trình, mở cửa nhiều hoạt động kinh doanh du lịch. Khi cánh cửa thị trường du lịch đã được thông thương với thế giới, du lịch Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn dồi dào từ bên ngoài. Đi đôi với hội nhập du lịch, Việt Nam chúng ta cũng phải có những bước chuẩn bị để tiếp nhận nguồn vốn từ bên ngoài và cạnh tranh trong thu hút nguồn vốn với các nước trong khu vực như: - Tổ chức hội thảo đầu tư du lịch Việt Nam, trong và ngoài nước giới thiệu du lịch Việt Nam và cơ hội đầu tư du lịch tại Việt Nam. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 75 - Nhà nước đứng ra xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản tại những địa điểm định hướng thu hút vốn đầu tư du lịch. - Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài như không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế chưa phát triển, đơn giản thủ tục đầu tư nước ngoài v.v… Bên cạnh chủ động thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, ngành du lịch Việt Nam phát huy nội lực bằng nguồn vốn trong nước là rất cần thiết: - Khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư nhân đầu tư vào du lịch. - Có chính sách thu hút vốn từ các ngành kinh doanh kém hiệu quả khác sang du lịch. - Đối với một số dự án kinh tế có thể cho phép huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. - Trên cơ sơ thế mạnh và đặc điểm của tùng vùng từng giai đoạn tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư du lịch, khuyến khích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là sự tham gia nhiều hơn của thành phần kinh tế tư nhân, từng bước hỗ trợ cho doanh nghiệp du lịch Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. 3.3 Tăng cường hiệu quả quản lý đối với du lịch 3.3.1 Đẩy mạnh cải cách hành chính Đẩy mạnh cải cánh hành chính, phân cấp theo hướng gọn nhẹ. Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ địa phương, tạo điều kiện cho họ đi học tập, đi thực tế ở các địa phương khác. Sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, hình thành tập đoàn du lịch Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 76 Việt Nam hoặc các tổng công ty du lịch mạnh, đa dạng hoá sở hữu bằng cách đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các công ty này, thành lập mới công ty cổ phần, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch để phát huy hiệu quả các nguồn lực xã hội vào phát triển du lịch. 3.3.2 Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch tham gia Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội. Hiệp hội Du lịch phải là cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi cho các thành viên, và làm sợi dây liên kết cho các doanh nghiệp du lịch, thông qua Hiệp hội Du lịch các doanh nghiệp có thể: - Đề xuất ý kiến lên các cấp quản lý địa phương và trung ương - Liên kết và phối hợp với nhau trong hoạt động kinh doanh - Hiệp hội với tư cách là tổ chức đại diện có thể phát động các chiến dịch quảng bá hình ảnh, tham gia các hội chợ, diễn đàn du lịch trên thế giới - Nhân danh mình có thể giúp đỡ và tìm kiếm cơ hội kinh doanh cho các thành viên. - Sự có mặt của hiệp hội có thể đóng vai trò trọng tài giải quyết tranh chấp giữa các thành viên - Tư vấn về pháp luật, cơ chế chính sách v.v… 3.3.3 Tăng cường phối hợp giữa Trung ương, địa phương và các ngành các cấp có liên quan Tăng cường phối hợp giữa Trung ương và địa phương, tăng cường phối hợp giữa giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch với các địa Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 77 phương Uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan quản lý du lịch tại các địa phương qua đó tăng cuờng hiệu quả quản lý. Tạo mối liên hệ mật thiết và thông suốt từ trên xuống dưới. Trong đó ban chỉ đạo nhà nước về Du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao & Du lịch, Tổng cục Du lịch cần thường xuyên giám sát, hướng dẫn các địa phương thực hiện theo đúng kế hoạch, đường lối phát triển chung, có những điều chỉnh và cố vấn về cơ cấu tổ chức hoạt động du lịch tại các địa phương khi cần. Các địa phương là người cụ thể hoá các chỉ đạo từ Trung ương, Bộ văn hoá, thể thao & du lịch, Tổng cục Du lịch cần tuân thủ các chính sách, ý kiến chỉ đạo từ trên, đóng góp ý kiến khi lên trên và ra các quyết định xử lý tình huống trong quyền hạn và tránh nhiệm của mình. Phối hợp giữa ngành du lịch với các bộ ngành liên quan, là một ngành kinh doanh tổng hợp, sự phát triển du lịch cần có sự phối hợp giữa ngành du lịch và các bộ ngành liên quan như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên-môi trường, Bộ Giáo dục-đào tạo, Bộ Thông tin-liên lạc, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Nhà nước, Hải quan, Công an và nhiều bộ ban ngành khác trong các vấn để như nâng cao ý thức toàn dân về du lịch; chính sách khuyết khích đầu tư; hỗ trợ nguồn vốn, tín dụng; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải; tạo môi trường du lịch an toàn, bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn; quản lý các doanh nghiệp du lịch v.v… Trong đó cần phân định rõ phạm vi chức trách giữa các bộ nhằm tạo điều kiện thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch chung, tránh chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ. Trong nhiều vấn của du lịch có liên quan tới nhiều bộ, ngành chức năng cần sự phối hợp đồng bộ để giải quyết giữa nhiều cấp, có thể thành lập thành lập các tổ công tác chuyên trách, tạo các tiền lệ, dự đoán các tình huống xảy ra để đưa các biện pháp giải quyết nhằm nhanh Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 78 chóng tháo gỡ khó khăn. Thắt chặt quản lý hoạt động kinh doanh du lịch và hành nghề du lịch, kinh doanh du lịch là lĩnh vực rất nhạy cảm, nếu làm không tốt sẽ gây tác động xấu đến môi trường, đời sống nhân dân, đặc biệt là làm tổn hại uy tín, hình ảnh của Việt nam trong mắt bạn bè quốc tế. Do đó việc kinh doanh du lịch và các cá nhân hành nghề du lịch cần phải có các điều kiện nhất định. Đối với cá nhân làm việc trong ngành du lịch: - Có các qui định về độ tuổi (với một số nghiệp vụ du lịch có thể có), sức khoẻ, đạo đức v.v… - Chứng chỉ hành nghề: Tuỳ vào từng vị trí lao động có thể đòi hỏi chứng chỉ du lịch du lịch hoạc không, chứng chỉ ở cấp độ nào. Đối với các doanh nghiệp du lịch cũng cần phải có thêm các qui định: 1. Đối với các doanh nghiệp du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn sau: Vốn pháp định: Có thể qui định số vốn bắt buộc đối với một số doanh nghiệp kinh doanh một số loại hình du lịch đặc biết là đối với các doanh nghiệp lữ hành quốc tế. Qui định về lao động trong doanh nghiệp: yêu cầu về tỉ lệ nhân viên có các chứng chỉ du lịch, chứng chỉ bắt buộc riêng cho từng vị trí. Bảo hiểm du lịch: Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khi thực hiện các tour du lịch quốc tế bắt buộc phải mua bảo hiểm du lịch cho du khách. Chất lượng dịch vụ tour du lịch: có các đợt khảo sát chất lượng tour du lịch như phương tiện chuyên chở hành khách, khách sạn nhà nghỉ, thực đơn cho du khách có đúng như đã giới thiệu và đảm bảo chất lượng hay không. 2. Đối với các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 79 resort Tại một số vùng du lịch, khu trọng điểm du lịch quốc gia, định kỳ có thể tổ chức các đợt khảo sát dịch vụ, rút giấy phép hoạt động hoặc cho ngừng hoạt động của các cơ sở vi phạm. Những doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn sẽ được phép hoạt động trong ngành du lịch, ngoài ra còn trao cho họ nhiều ưu đãi khác để khuyến khích họ tiếp tục làm ăn chân chính. - Đặt đường link từ các trang web chính thức của ngành Du lịch Việt Nam đến các Website của các doanh nghiệp. - Nêu tên trong các danh sách doanh nghiệp đảm bảo chất lượng trong các cuốn sách, CD giới thiệu du lịch Việt Nam ra thế giới. - Được phép là thành viên chính thức của Hiệp hội Du lịch. - Và nhiêu ưu đãi, thuận lợi khác. 3.4 Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính và xuất nhập cảnh Hải quan Hoàn thiện cơ chế chính sách theo hướng phù hợp với điều kiện đất nước và thông lệ quốc tế. 3.4.1 Chính sách tài chính Có chính sách ưu tiên thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị khách sạn, các cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được. Có những ưu đãi về thuế như ưu tiên, miễn giảm, chậm nột thuế, giảm tiền thuế đất, giảm lãi suất đối với một số dự án ưu tiên tại một số vùng trọng điểm du lịch. 3.4.2 Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan Tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục hải quan, ngoài các nước trong khu Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 80 vực Đông Nam Á, và hai nước Hàn Quốc, Nhất Bản chúng ta có thể xem xét miễn visa cho một số nước trong các khu vực khác để thu hút tăng lượng khách du lịch từ nhiều khu vực. Tăng cường trang thiết bị hiện đại, cải tiến qui trình kiểm tra tại các cửa khẩu quốc trong việc kiểm hành khách, hành lý, y tế, xử lý vệ sinh v.v… Mở thêm một số dịch vụ thuận tiện cho du khách như đổi tiền, thu đổi trực tiếp ngoại tệ, các quầy hàng miễn thuế, thông tin du lịch v.v… 3.5 Phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch 3.5.1 Phát triển cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở vật chất ngành du lịch hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra đăc biệt là hệ thống đường giao thông phương tiện vận chuyển công cộng. Đây là yếu kém chung của toàn nền kinh tế chứ không riêng gì du lịch nên để khắc phục vấn đề này đòi hỏi thời gian lâu dài. Thế nhưng trước mắt du lịch có thể áp dụng một số biện pháp như: - Đối với hệ thống giao thông có thể ưu tiên xây dựng các sân bay quốc tế nằm gần trọng điểm du lịch, mở rộng và nâng cấp các tuyến đường nối các điểm du lịch với các hệ thống đường chất lượng tốt. - khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng theo các dự án BOT, tạo nhiều ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp đầu tư du lịch có kèm theo nâng cấp hạ tầng cơ sở vùng du lịch. - Thanh tra khảo sát cơ sở hạ tầng tại các địa điểm du lịch, những nơi không đủ tiêu chuẩn nhanh chóng có biện pháp khác phục. Có biện pháp xử lý các doanh nghiệp du lịch hoạt động gây ô nhiễm môi trường, chất lượng dịch vụ không đảm bảo tiêu chuẩn. Về lâu dài Việt Nam cần mở rộng thêm nhiều tuyến đuờng, cải thiện, Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 81 xây mới các tuyến đường xuống cấp, giải quyết vấn đề ách tắc giao thông, phát triển hệ thống vận tải đặc biệt là hệ thống vận tải công cộng, đưa các phương tiện giao thông hiện đại vào hoạt động như tầu siêu tốc, đầu điện ngầm, cải thiện chất lượng xe buýt; có thêm các sân bay nội địa và quốc tế, mở rộng và nâng cấp các sân bay hiện tại. Hệ thống điện nước, thông tin liên lạc, xử lý rác thải cũng cần được nâng cấp đồng bộ, xây mới nhiều trung tâm du lịch, khách sạn, tăng nhanh số lượng phòng nghỉ thay thế cho những nơi đã xuống cấp. Để làm được như vậy cần lên một kế hoạch đồng bộ chi tiết, sự phối hợp của nhiều cơ quan bộ nganh, phát huy nội lực trong nước và kêu gọi viện trợ từ nước ngoài, trong đó việc sử dụng đồng vốn từ viện trợ phát triển (ODA) cần tiết kiệm và nâng cao hiệu quả hơn. 3.5.2 Củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch Nâng cao chất lượng ngành hàng không tránh tình trạng các chuyến bay bị trễ hoặc bị huỷ như hiện nay, nên cho phép nâng số lượng các hãng hàng không tham gia vào ngành này để tạo sự cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng các chuyến bay. Tăng cường an ninh, đảm bảo an toàn cho du khách, tránh nhũng nhiễu của đám hành khất, móc túi bằng cách thành lập lực lượng cảnh sát du lịch phối hợp với các lực lượng tại chỗ. 3.6 Tăng cường công tác tiếp thị và xúc tiến du lịch Đây là biện pháp quan trọng để thế giới biết đến du lịch Việt Nam nhằm thu hút du khách, tuyên truyền đối ngoại, trong thời gian tới cần tập trung vào: Tuỳ vào từng giai đoạn phát triên, chiến lược phát triển chung để thực hiện các chiến dịch xúc tiên tiếp thị du lịch tương ứng. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 82 Thành lập một ban xúc tiến du lịch để huy động cả chuyên môn lẫn nguồn lực của cả nhà nước lẫn tư nhân, bằng cánh này có thể nâng cao được hiệu quả của các chương trình xúc tiến du lịch tại nước ngoài. Tiến hành thiết lập ban đại diện du lịch Việt Nam ở những nước là đầu mối giao lưu quốc tế, và thị trường trọng điểm. Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu tập quán, thói quen tiêu dùng của đối tượng khách, để có sản phẩm phù hợp với từng thị trường. Tổ chức và tham gia các chương trình biểu diễn, hội chợ, thương mại như là một địa điểm du lịch, sử dụng khẩu hiệu tương tự cho các chương trình quảng bá du lịch vào cùng một thời điểm. Các thông tin liên của các chiến dịch quản bá, xúc tiến, tiếp thị du lịch cấp nhà nước nên được chia sẻ rộng rãi, các cá nhân có điều kiện và mong muốn tham gia có thể đăng ký trước để xét mời tham dự. Tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng khách nhau, hình thành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, các công trình kiến trúc, các danh lam thắng cảnh, làng nghề, lễ hội… cộng tác chặt chẽ với các kênh truyền hình, tạp chí du lịch có tiếng trên thế giới. Xây dựng trang Web chính thức cho du lịch Việt Nam trên đó đăng tải các thông tin cần thiết và các đường link tời các trang web của các công ty du lịch và các trang web liên quan đến du lịch. Thiết lập một trung tâm thông tin và ngân hàng thông tin cho báo giới, truyền thông và những người quan tâm. 3.7 Nâng cao ý thức toàn dân về du lịch Trong nước, ý thức của người dân về du lịch chưa cao dẫn đến nhiều khách du lịch cảm thấy không thoải mái. Các hiện tượng không đẹp như, lối cư xử của nhiều người dân với du khách còn thiếu nhã nhặn, hiện hượng hành Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 83 khất người bán hàng rong chèo kéo du khách, xả rác, gây gổ nơi công cộng có thể quan sát thấy ở nhiều nơi. Để nâng cao ý thức toàn dân về du lịch, trong thời gian tới chúng ta cần phát động một chương trình nâng cao ý thức của người dân về du lịch trên qui mô rộng. Một chương trình như vậy cần sự tham gia của ngành giáo dục, lồng ghép vào các chương trình học từ cấp tiểu học trở lên các bài học về ý thức bảo vệ môi trường, tìm hiểu văn hoá lịch sử đất nước, các qui tắc đạo đức, qui cách ứng xử, niềm tự hào dân tộc v.v… để ý thức đối với du lịch được thấm nhuần vào mỗi người dân. Bên cạnh đó, có chương trình nâng cao chất lượng học tập và giảng dậy ngoại ngữ nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ chung của người Việt Nam. Không thể không nhắc tới vai trò của giới truyền thông trong mục tiêu cải thiện ý thức người dân về du lịch. Giới truyền thông cần có các chương trình thông tin, và tuyên truyền giáo dục từ xa về ý thức trong du lịch góp phần hình thành trong người dân thái độ với du khách lịch sự, ân cần, niềm nở. 3.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Trong thời gian tới, du lịch Việt Nam cần phải xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động du lịch kết hợp với đào tạo mới đáp ứng nhu cầu trước mắt lẫn lâu dài; phát triển hệ thống đào tạo du lịch, mở rộng, nâng cấp và xây dựng nhiều trường, trung tâm đào tạo du lịch là rất cần thiết đối với du lịch Việt Nam. Cho sự phát triển nhân lực du lịch Việt Nam xin đưa ra một số đề xuất sau: Thành lập học viện du lịch quốc gia, tại các nước trên thế giới đều có các học viện hoặc trường đại học du lịch quốc gia là trung tâm đào tạo nhân lực du lịch hàng đầu cả nước, một học viện chuyên sâu đào tạo về du lịch Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 84 trong tình hình du lịch nước ta đang ngày một phát triển là hết sức cần thiết. Với tư cánh là học viện du lịch quốc gia, chức năng và nhiệm vụ của học viện không chỉ gói gọn trong công tác đào tạo mà đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu du lịch, giao lưu, hội nhập về đào tạo, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong du lịch. Hội nhập, liên kết, đào tạo thế giới, trong môi trường hội nhập toàn cầu hiện nay, hội nhập về giáo dục cũng nằm trong xu thế chung. Nên có sự liên kết giữa các trung tâm đào tạo du lịch Việt Nam và các trường du lịch quốc tế như liên thông đào tạo, hội thảo, các buổi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giới thiệu phương pháp giảng dậy mới, thu hút tài trợ từ các quốc gia và tổ chức quốc tế cho giáo dục-đào tạo du lịch, cho phép mở các trường du lịch quốc tế tại Việt Nam, mời các tổ chức du lịch quốc tế có uy tín tham gia giảng dậy nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch v.v… Bằng cánh đi tắt đón đầu này giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt những kinh nghiệm, tri thức từ các nước đi trước. Đào tạo và cấp Chứng chỉ du lịch, thiết lập hệ thống các trường, trung tâm đào tạo du lịch chuyên nghiệp và đồng bộ hoá việc cấp chứng chỉ đào tạo tại các trường và trung tâm này. Các trung tâm đào tạo này cần hướng tới mục tiêu nâng cao chuẩn mực dịch vụ đào tạo, tôn trọng văn hoá và môi trường địa phương và đào tạo kỹ năng ngoại ngữ. Xây dựng các chương trình đào tạo du lịch chuyên nghiệp do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch phối hợp với các cơ quan, bộ ngành có liên quan và đăc biệt là có sự tham gia giảng dậy và tư vấn của các tổ chức du lịch quốc tế ( IATA, ASTA, PATAI…). Xác định các chuẩn mực dịch vụ, môi trường, đạo đức kinh doanh du lịch và cấp giấy phép cho những người hoàn thành khoá học nhằm xếp hạng dịch vụ (hướng dẫn viên, đầu bếp, lễ tân, quản lý khách sạn…); xếp hạng cho tất cả những nhà sản xuất tour, Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 85 hãng lữ hành và điều hành du lịch v.v… Gắn kết giữa đào tạo và thực hành, xây dựng mô hình đào tạo trung tâm đào tạo-đại học, học viện chuyên ngành du lịch-cơ sở du lịch, các thí điểm mô hình dậy nghề giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch. Giáo dục du lịch toàn dân, gắn giáo dục-đào tạo du lịch với hệ thống đào tạo du lịch quốc gia, chú trọng giáo dục toàn dân. Từng bước xã hội hoá đào tạo du lịch. Chính sách quản trị nguồn nhân lực hợp lý, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc chính sách cán bộ từ qui hoạch, tuyển dụng, sử dụng, quản lý đến đãi ngộ v.v… Từng bước chuyển giao thế hệ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, ưu tiên sử dụng cán bộ có kiến thức, trình độ, tay nghề. Đặc biệt chú trọng đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch. 3.9 Phát triển du lịch đi đôi với tôn tạo, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và môi trường Nhiều địa điểm du lịch ở Việt Nam đang có dấu hiệu xuống cấp do phát triển quá nóng và thiếu qui hoạch hợp lý nếu chúng ta không có biện pháp nhanh chóng khác phục sẽ gây ra các hậu quả nhãn tiền lẫn sâu xa, lâu dài. Để từng bước cải thiện môi trường du lịch có thể áp dụng một số biện pháp sau: - Xây dựng một hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường du lịch (cả về tự nhiên lẫn xã hội), thành lập một tổ chuyên tránh phối hợp giữa Tổng cục Du lịch và bộ tài nguyên môi trường có tránh nhiệm thường xuyên theo dõi biến động môi trường du lịch để nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời. - Ban hành các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường nguyên ngặt tại các địa điểm du lịch, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng như xây dựng các nhà Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 86 máy xử lý nước thải, khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường, thu hút nguồn viện trợ nước ngoài vào các dự án cải tạo các di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, di sản văn hoá… - Tăng cường công tác quản lý môi trường tại các trọng điểm du lịch, phòng chống tệ nạn xã hội thâm nhập vào du lịch, có chương trình vận động cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch, các đơn vị hành chính, tổ chức nhà nước tham gia vào các chiến dịch bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. 3.10 Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế Đồng thời với các giải pháp phát huy nội lực, coi trọng mở rộng hợp tác quốc tế là cách để đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch Việt Nam, gắn thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới. Thông qua hợp tác trên tất cả các lĩnh vực với các nước, cá nhân và tổ chức như WTO, PATA, ASEAN, ASEANTA, EU… nhằm tranh thủ vốn, kinh nghiệm, và thu hút nguồn khách từ các khối này. Việt Nam cần chủ động hơn việc tham gia hợp tác đa phương khu vực và quốc tế, khai thác tốt quyền lợi hội viện của mình, thực hiện hiệu quả các hiệp định đã ký kết, duy trì tốt các quan hệ song phương và đa phương với các đối tác chiến lược, nghiên cứu có thêm nhiều hiệp định mới trên tinh thần hợp tác, phát triển, các bên cùng có lợi. Thực hiện đúng các các cam kết trong quá trình hội nhập hội nhập, bên cạnh đó cúng cần có những ưu đãi bảo hộ có trọng điểm tạo điều kiện phát huy nội lực, củng cố nền tảng du lịch trong nước. Có những hướng dẫn và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước có kế hoạch phát triển phù hợp với các cam kết của chúng ta, đồng thời tạo điều kiện cho họ từng bước tham gia thị trường quốc tế. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 87 3.11 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Trong bối cảnh ngày nay khi hàm lượng khoa học và công nghệ trong mỗi sản phẩm xã hội ngày càng cao thì yêu cầu hiện đại hoá ngành du lịch là xu hướng thiết yếu. Ứng dụng khoa học công nghệ sẽ là cơ sở cho qui hoạch và phát triển du lịch, nâng cấp sản phẩm du lịch, tăng hiệu quả quản lý… trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào du lịch đã là một trong những tiền đề cho sự hội nhập nhanh chóng của thị trường nội địa với nước ngoài. Để thực hiện yêu cầu chúng ta trên cần: - Đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu phát triển du lịch để nâng cao năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ trong phát triển du lịch. - Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch. - Hỗ trợ và khuyết khích các doanh nghiệp phát triển công nghệ thông tin, tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế vào kinh doanh du lịch. - Tăng cường hợp tác với các tổ chức khoa học quốc tế để tiếp cận, học hỏi và tranh thủ sự giúp đỡ, chuyển giao công nghệ từ các tổ chức này. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 88 KẾT LUẬN Với mục tiêu nghiên cứu như đã đề ra ở phần đầu, nội dung của luận văn đã tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, trình bày tổng quan về hoạt động du lịch, đặc điểm của du lịch và vai trò của du lịch đối với nền kinh tế. Thứ hai, cung cấp một bức tranh tổng thể hiện tượng du lịch ở Việt Nam, sau đó đề cập đến tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong những năm qua trên các giác độ tình hình thực hiện các chỉ tiêu; về tổ chức quản lý; về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học-công nghệ; về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch. Từ thực trạng phát triển du lịch Việt Nam để rút ra những nhận xét về những thành tựu đạt được và những tồn tại cần khắc phục. Thứ ba, đưa ra những giải pháp phát triển du lịch Viêt Nam theo định hướng mà Đảng và nhà nước đã đề ra và trên cơ sở thực trạng du lịch Việt Nam cũng như xu hướng phát triển du lịch của thế giới và khu vực. Do điều kiện về thời gian và các điều kiện khách quan, chủ quan khác, nên nội dung của luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Rất mong thầy cô và bạn bè góp ý để luận văn hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Nhung đã hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. UBTV Quốc hội, Pháp lệnh du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,1999. 2. UBTV Quốc hội, Luật du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2006. 3. Tổng cục Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2000-2010, 10/2001. 4. Trường đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao Động, Hà Nội 2004. 5. Trường đại học Thương mại, Quản trị kinh doanh khách sạn du lịch, NXB Thống kê, 2003. 6. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2006, NXB thống kê, 2006. 7. Đinh Trung Kiên, Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Đại Học Quôc Gia Hà Nội, 2006. 8. TS. Nguyễn Văn Mạnh, Quản trị kinh doanh lữ hành, NXB khoa học kỹ thuật, 2006. 9. Tạp chí du lịch các số 12, 13,14 năm 2007 10. Tổng cục Du lịch, Tổng kết Chương trình HĐQG về Du lịch 2000-2005, 23/8/2006. 11. Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010 12. Nhà nghiên cứu văn hoá Lê Văn Hảo, Bài viết Bốn vùng văn hóa : bốn xứ Đông-Đoài-Nam-Bắc Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam GVHD: ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung Trƣơng Thị Thanh Huyền Lớp: Anh3-K42-QTKD 90 Các Website 1. www.Vietnam.gov.vn 2. www.vietnamtourism.gov.vn 3. www.vietnamtourism.com.vn 4. www.dulichvn.org.vn 5. www.wto.org 6. www.PATAvn.com.vn 7. www.mientrung.com 8. www.vietnamnet.vn 9. www.danang.gov.vn 10. www.trade.hochiminhcity.gov.vn 11. www.mot.gov.vn 12. www.Viettravel.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3636_7856.pdf
Luận văn liên quan