Đề tài Nâng cao kết quả dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 thông qua tranh ảnh và xử lí tình huống tiểu phẩm

Câu 1. Trên đường đi học về Thảo và Thủy đang chạy xe thì thấy phía trước cô Tám ở xóm trên cũng đang chạy xe đạp trên đường, bỗng từ trong túi cô rơi ra một túi ni lông màu xanh nhưng cô không hay vẫn tiếp tục chạy. Thảo và Thủy thấy thế vội chạy xe tới, nhặt túi lên và mở ra, trong túi có 600.000 đồng. Thảo và Thủy mừng rỡ, cùng chia nhau số tiền và về nhà. Hôm sau, cả hai cùng rủ nhau ra chợ, mua mỗi bạn một bộ đồ thật đẹp. Suy nghĩ của em về hành động của Thảo và Thủy? Hành động đó có vi phạm pháp luật không? Vì sao?

doc23 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao kết quả dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 thông qua tranh ảnh và xử lí tình huống tiểu phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ TÀI NÂNG CAO KẾT QUẢ DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 THÔNG QUA TRANH ẢNH VÀ XỬ LÍ TÌNH HUỐNG TIỂU PHẨM Người nghiên cứu: PHÙNG THỊ MỸ LINH Đơn vị: Trường THPT Trần Phú - Tuy An - Phú Yên Tuy An, tháng 3 năm 2013 MỤC LỤC Mục Trang 1 2 2.1 2.2 2.3 3 3.1 3.2 3.3 3.4 4 4.1 4.2 4.3 5 5.1 5.2 6 7 TÓM TẮT.. GIỚI THIỆU... Hiện trạng.. Giải pháp thay thế.. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Quy trình nghiên cứu. Đo lường và thu thập dữ liệu. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ. Trình bày kết quả Phân tích dữ liệu và kết quả Bàn luận.. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận... Khuyến nghị. TÀI LIỆU THAM KHẢO.. PHỤ LỤC . 2 3 3 3 4 4 4 5 5 6 7 7 8 9 9 9 9 10 10 1. TÓM TẮT Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đối với môn giáo dục công dân nói chung và môn giáo dục công dân lớp 10 nói riêng, việc tạo cho học sinh hứng thú, tích cực và chủ động tiếp nhận nội dung kiến thức là điều không phải dể, nhất là hầu hết các em đều coi đây là môn học không quan trọng( môn phụ) không thi tốt nghiệp nên chỉ cần học thuộc bài là được. Các em học mang tính chất đối phó , học lấy lệ . Vậy làm thế nào để kích thích sự hứng thú, tích cực của học sinh, để các em có thể tiếp thu tri thức trên lớp một cách tự nhiên,thoải mái đồng thời tạo cho các em cảm giác mong chờ đến tiết học này ?. Để giải quyết câu hỏi trên, tôi đã áp dụng kết hợp phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan và xử lí tình huống, diễn một tiểu phẩm trong bài giảng để giúp học sinh dể dàng tiếp thu bài học hơn,đồng thời tạo sự tò mò hứng thú từ phía học sinh về bài học. Trong quá trình giảng dạy Tôi đã sử dụng đồ dùng trực quan để làm luận chứng minh họa các hiện trạng xã hội hay những vấn đề mang tính cấp thiết từ tự nhiên. Sử lí tình huống để học sinh có cách ứng xử linh hoạt, thể hiện suy nghĩ vào câu chuyện đồng thời có thể khắc sâu kiến thức . Tiểu phẩm trong bài học là để sân khấu hóa các khái niệm, các phạm trù, các đặc điểm trong nội dung bài học. Thực hiện phương pháp này sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn trong việc truyền tải kiến thức, giúp các em hứng thú hơn trong tiếp nhận tri thức. Lớp học sẽ có không khí vui vẻ và thân thiện hơn. Khi tiến hành nghiên cứu, tôi đã thực hiện trên hai nhóm tương đương là lớp 10 trường THPT Trần Phú. Tôi chon lớp 10A8 là lớp thực nghiệm và lớp 10A7 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm chọn giải pháp thay thế là: phương pháp dạy học sử dụng kết hợp đồ dùng trực quan, xử lí tình huống và một tiểu phẩm cho các vấn đề như: Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình, nhận thức, đạo đức là gì, các phạm trù của đạo đức, tình yêu hôn nhân và gia đình . Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh, lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm kiểm tra lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 7.3 còn lớp đối chứng là 6.5. Kết quả kiểm chứng TTEST cho thấy p < 0. 05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, điều đó chứng minh rằng dạy học bằng phương pháp sử dụng kết hợp đồ dùng trực quan, xử lí tình huống và một tiểu phẩm đã nâng cao kết quả học tập của học sinh hơn. 2. GIỚI THIỆU 2.1 Hiện trạng Phần lớn học sinh quen lối học truyền thống, chỉ tiếp thu một cách thụ động những kiến thức thầy cô truyền thụ sẵn có mà chưa tích cực chủ động. Về phía giáo viên thì cũng quen với kiểu dạy học truyền thống, nói lại, đọc lại, chép lại những tri thức đã có từ sách giáo khoa vì thế trong cả tiết học giáo viên làm việc là chủ yếu. Thêm vào đó, môn giáo dục công dân là môn học mà học sinh ít quan tâm vì không thi tốt nghiệp, học chỉ đủ điểm là được, không cần phải dành nhiều thời gian đầu tư, chỉ cần học theo sách giáo khoa là có thể có được điểm trung bình. Kết quả thầy giảng trò nghe, thầy hỏi trò đáp, thầy đọc trò chép và học thuộc lòng một cách khô khan, đơn điệu. Cả hai thầy trò đều như là cổ máy chỉ thu và phát lại những kiến thức sẵn có, đơn điệu mà thiếu đi sự tư duy, tính năng động, sáng tạo. Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, nếu cứ tiếp tục duy trì kiểu dạy và học như thế thì khi ra đời, tham gia vào công tác xã hội các em sẽ không đủ tự tin để ứng phó với những tình huống mới, những kiến thức mới cần phải có sự tư duy, sáng tạo. Nếu như vậy thì việc dạy và học chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thực tế xã hội. 2.2 Giải pháp thay thế Sử dụng phương pháp mới trong dạy học, cụ thể là phương pháp dạy học kết hợp sử dụng tranh ảnh và xử lí tình huống với tiểu phẩm để minh họa và thực hành nội dung kiến thức đã học cho học sinh. Tạo sự hứng thú, sôi động trong lớp học và tạo sự gần gũi giữa thầy và trò. Thiết kế bài giảng vừa logic, khoa học đảm bảo nội dung chuẩn kiến thức vừa có tính hiệu quả cao đồng thời để học sinh tích cực chủ động và hăng hái tham gia vào tiết học. Giáo viên sẽ tạo ra các tình huống phù hợp với nội dung của bài. Về tiểu phẩm,để học sinh có thời gian chuẩn bị thì cuối tiết học của bài trước, giáo viên chủ động đưa ra yêu cầu về nội dung của tiểu phẩm (nội dung chủ yếu là phần kiến thức bài vừa học ), đồng thời quy định khung thời gian để diễn tiểu phẩm, bên cạnh đó giáo viên thông báo với học sinh tiểu phẩm nào học sinh diễn tốt và làm rõ nội dung yêu cầu sẽ được ghi nhận bằng điểm số trong cột kiểm tra miệng. Sau đó cho các tổ trong lớp xung phong nhận tiểu phẩm, giáo viên chọn tổ và giao nhiệm vụ. Tiểu phẩm ấy sẽ được trình bày vào đầu tiết học hôm sau. Và để tăng thêm tính thuyết phục và hiệu quả cho nội dung bài giảng, giáo viên nên sưu tầm tài liệu: tranh ảnh, đồ dùng trực, sử dụng chúng hợp lí, khoa học. Mỗi giáo viên phải tích cực trau dồi kiến thức trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kiến thức xã hội. Đặc thù bộ môn giáo dục công dân là nghiên cứu các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, pháp luật, kinh tế, xã hội... mà những phạm trù ấy được ứng dụng cụ thể vào cuộc sống vì thế đòi hỏi giáo viên phải có vốn sống phong phú cùng sự hiểu biết rộng để có thể vận dụng vốn hiểu biết ấy chắc lọc vào trong bài giảng, như thế sẽ làm tiết học thêm sinh động, tăng tính thuyết phục hiệu quả sẽ cao hơn. Ngoài ra, giáo viên cần chủ động dự giờ đồng nghiệp hầu hết các bộ môn Giáo viên sẽ sử dụng phương pháp này trong 5 bài dạy trong thời gian 1,5 tháng. Với thiết kế bài giảng như mô tả trên, học sinh sẽ tiếp thu kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng, linh động đồng thời các em được thực hành ngay nội dung bài học trên lớp bằng các tiết mục tiểu phẩm của mình, kiến thức sẽ được khắc sâu hơn, kĩ năng nói khi đứng trước đám đông của các em sẽ tiến bộ hơn, vốn sống của các em cũng sẽ phong phú hơn. Mặc khác, từ việc dạy và học như trên sẽ giúp các em thấy rằng sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của môn giáo dục công dân cũng như vốn kiến thức xã hội mà các em có, từ đó các em có thể tự soi mình và điều chỉnh việc học của bản thân cho hợp lí. 2.3 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu a. Vấn đề nghiên cứu: Nâng cao kết quả dạy học môn giáo dục công dân lớp 10 trường trung học phổ thông Trần Phú thông qua việc dạy học sử dụng kết hợp tranh ảnh,xử lí tình huống và tiểu phẩm có làm tăng kết quả học tập của học sinh hay không ? b. Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phương pháp dạy học có sự kết hợp tranh ảnh, xử lí tình huống và tiểu phẩm làm nâng cao kết quả học tập của học sinh. 3. PHƯƠNG PHÁP 3.1 Đối tượng nghiên cứu Giáo viên: Chọn hai giáo viên có tuổi đời và tuổi nghề như nhau, năng động và nhiệt tình trong giảng dạy cũng như trong nghiên cứu. Nguyễn Kim Hùng : giảng dạy lớp 10A7 (lớp đối chứng) Nguyễn Thị Mỹ Kim : giảng dạy lớp 10A8 (lớp thực nghiệm) Học sinh: học sinh hai lớp chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng về học lực, giới tính và dân tộc. Bảng 1. Thông tin học sinh của hai lớp Số học sinh Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Lớp 10A8 43 20 23 x Lớp 10A7 43 19 24 x Ý thức học tập của hai lớp : Tích cực, năng động có tinh thần hợp tác Kết quả học tập của năm 2011-2012 là gần tương đương nhau về điểm số. 3.2 Thiết kế nghiên cứu: Chọn tất cả học sinh của hai lớp 10A7 và 10A8 ban cơ bản của trường THPT Trần Phú cho làm bài kiểm tra trước tác động . Kết quả kiểm tra điểm trung bình của hai lớp như sau : Bảng 2. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước tác động Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Điểm trung bình 6.2 6.0 p 0.119 P=0,119>0,05 Chênh lệch điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là không có ý nghĩa. Vậy hai lớp được coi là tương đương nhau. Thiết kế nghiên cứu Bảng 3 Lớp Kiểm tra trước tác động Tác động Kiểm tra sau tác động Thực nghiệm O1 Dạy học có sử dụng kết tranh ảnh và xử lí tình huống, tiểu phẩm O3 Đối chứng O2 Dạy học không sử dụng tranh ảnh, xử lí tình huống và tiểu phẩm O4 3.3 Quy trình nghiên cứu * Chuẩn bị bài giảng Thầy Nguyễn Kim Hùng dạy lớp đối chứng. Thiết kế bài giảng không sử dụng tranh ảnh, xử lí tình huống kết hợp với tiểu phẩm, bài giảng được chuẩn bị như mọi khi Cô Nguyễn Thị Mỹ Kim dạy lớp thực nghiệm. Thiết kế bài giảng có sử dụng kết hợp phương pháp diễn một tiểu phẩm, xử lí tình huống và tranh ảnh liên quan. *Tiến trình dạy thực nghiệm Tuân theo kế hoạch giảng dạy của nhà trường và thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan Bảng 4. Thời gian thực hiện Ngày thực hiện Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy 07/12/2012 GDCD 12 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức 2/1/2013 GDCD 19 Quan niệm về đạo đức 18/1/2013 GDCD 21 Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học 25/01/2013 GDCD 23 Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình 21/2/2013 GDCD 24 Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình 3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu a. Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra viết của học sinh -Bài kiểm tra trước tác động: Sử dụng bài kiểm tra 15 phút học kì I . Đề kiểm tra có sự thống nhất giữa hai giáo viên dạy cùng khối 10. -Bài kiểm tra sau tác động: Là bài kiểm tra 1 tiết của học kì II, sau khi thực hiện tác động vào lớp thực nghiệm với phương pháp sử dụng tranh ảnh và sử lí tình huống, tiểu phẩm. Nhóm dạy giáo dục công dân 10 đã thống nhất nội dung và ra đề kiểm tra. b.Tiến hành kiểm tra và chấm bài: - Sau khi thực hiện dạy xong các bài nêu trên. Cô Mỹ Kim và thầy Nguyễn Kim Hùng tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra thời gian là 1 tiết. - Các giáo viên dạy giáo dục công dân tiến hành chấm bài theo đáp án đã thống nhất. c. Kiểm chứng độ giá trị nội dung: - Kiểm chứng độ giá trị nội dung bằng cách để thầy Hùng và cô Kim trực tiếp tham gia chấm bài kiểm tra của hai lớp thực nghiệm 10A8 và lớp đối chứng 10A7 - Nhận xét của giáo viên để kiểm chứng độ giá trị nội dung của dữ liệu: + Về nội dung đề kiểm tra: Phù hợp với trình độ học sinh hai lớp thực nghiệm và đối chứng. + Các câu hỏi có tính chất nhận định, so sánh, gợi mở, phát triển tư duy học sinh trong việc sủ lí các tình huống cụ thể. Câu hỏi phù hợp với đề tài nghiên cứu. -Nhận xét kết quả hai lớp: Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.3. Kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng sau tác động là 6.5. Như vậy điểm của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 0.8 điều đó chứng tỏ rằng dạy học bằng phương pháp sử dụng tranh ảnh và xử lí tình huống và tiểu phẩm đem lại kêt quả cao hơn. d. Kiểm chứng độ tin cậy: Kiểm chứng độ tin cậy bài kiểm tra bằng cách cho tiến hành chấm lại lần hai để nhìn nhận và đánh giá kết quả học sinh một cách khách quan, chính xác. Nhờ hai thầy Nguyễn Xuân Diệu và thầy Nguyễn Văn Thuận chấm lại. Kết quả vẫn không thay đổi. Vì thế dữ liệu thu thập được là đáng tin cậy. 4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 4.1 Trình bày kết quả Dùng phép kiểm chứng T-Test độc lập với kiểm tra trước tác động của lớp thực nghiệm ( P1) và sau tác động (P2) Bảng 5: Trình bày kết quả Thực nghiệm lớp 10A8 Đối chứng 10A7 Trước tác động Sau tác động Trước tác động Sau tác động Mốt 6 7 6 6 Trung vị 6 7 6 6 Giá trị trung bình 6.02 7.27 6.27 6.53 Độ lệch chuẩn 0.80 0.77 0.70 0.90 - Phép kiểm chứng T-Test độc lập P1 = 0.119 ( trước tác động để xác định nhóm tương đương) - Phép kiểm chứng T-Test độc lập : P2 = 0.000047 ( sau tác độngcho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng không phải ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động) - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn: SMD = 0.89 Biểu đồ Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 4.2. Phân tích dữ liệu và kết quả Bảng 6. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm Điểm trung bình 6.5 7.3 Độ lệch chuẩn 0.90 0.77 Giá trị p của T.Test 0.000047 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0.89 Ta thấy trước tác động điểm trung bình của hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là tương đương nhau. Sau tác động qua kiểm chứng điểm trung bình bằng hàm T.TEST cho giá trị P2 = 0,000047. Như vậy điểm trung bình giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự chênh lệch lớn. Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Sự chênh lệch lớn về điểm này là do giáo viên đã ứng dụng phương pháp dạy học mới kết hợp linh hoạt tranh ảnh và xử lí tình huông cùng một tiểu phẩm, nhờ thế việc truyền đạt nội dung kiến thức bài học của giáo viên nhẹ nhàng hơn, việc tiếp nhận kiến thức từ phía học sinh cũng không còn gò bó, khô khan như trước nữa. Rõ ràng việc ứng dụng phương pháp dạy học mới này đem lại hiệu quả cao hơn so với phương pháp trước đó. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn Theo bảng tiêu chí của Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.89 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng kết hợp đồ dùng trực quan và xử lí tình huống với diễn một tiểu phẩm đến kết quả học tập của hai lớp là lớn. Vì thế giả thuyết nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp dạy học có sử dụng kết hợp tranh ảnh và xử lí tình huống, diễn một tiểu phẩm làm nâng cao kết quả học tập của học sinh” đã được kiểm chứng. 4.3. Bàn luận: Kết quả bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 7.3. Kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng sau tác động là 6.5. Độ chênh lệch điểm số của hai nhóm sau khi tác động là: O4 – O3 = 0.8 Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác nhau lớn . Điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0,89. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc tác động là lớn. Phép kiểm chứng T.TEST về điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của hai lớp là p=0,000047 < 0,001. Kết quả này một lần nữa khẳng định sự chênh lệch về điểm trung bình của hai lớp không phải do ngẫu nhiên mà là do có sự tác động, kết quả lớp thực nghiệm cao hơn. Hạn chế Phương pháp và hình thức dạy học môn giáo dục công dân rất phong phú và đa dạng . Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và mặt hạn chế riêng, phù hợp với từng bài, từng khâu riêng và từng tiết dạy. Phương pháp dạy học kết hợp sử dụng tranh ảnh, xử lí tình huống và diễn một tiểu phẩm đã đem lại kết quả học tập cao, tuy nhiên không nên quá lạm dụng. Điều quan trọng là cần phải lựa chọn và sử dụng phương pháp này một cách hợp lí, phù hợp với từng loại bài, từng khâu và từng tiết dạy cụ thể. Đem lại sự hứng thú, sự mới mẻ, tạo không khí hòa đồng và thân thiện trong tiết học, nhằm đem lại kết quả học tập cao nhất. 5.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Dạy học bằng việc kết hợp phương pháp sử dụng tranh ảnh và xử lí tình huống và diễn một tiểu phẩm đã nâng cao kết quả học tập của học sinh. Đề tài này có tính khoa học và tính sư phạm cao. Các số liệu được chứng minh cụ thể và được sử lí dựa vào các hàm tính toán. Nó đã khắc phục được những hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm lâu nay ở các trường phổ thông. 5.2. Khuyến nghị: Nhà trường phải có sự quan tâm sâu sắc đến bộ môn giáo dục công dân nói chung và môn giáo dục công dân 10 nói riêng. Cần tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng trực quan phục vụ cho bộ môn này, vì đa số hiện nay khi chuẩn bị giáo án thực hiện tiết dạy, giáo viên hầu như phải tự chuẩn bị, tự tìm tòi các tư liệu, tranh ảnh, hình minh họa ở bênh ngoài chứ tại kho đồ dùng nhà trường chưa có. Trong các kì thi tập trung tại trường: như thi kì I, kì II... cần đưa bộ môn giáo dục công dân vào chương trình thi chung như các môn khác: Toán, văn... để khẳng định cho học sinh thấy rằng đó không phải là một môn phụ, là một môn không quan trọng, học cho qua mà thực sự GDCD là môn học rất cần thiết, rất quan trọng nhất là trong thời đại ngày nay. 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1] Th.s Nguyễn Lăng Bình, Lê Ngọc Bích, Phan Thu Lạc, “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng”, NXB ĐHSP [2] Th.s Đoàn Văn Tam “ Bài giảng – Tập huấn nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng”, Sở giáo dục - Đào tạo Phú Yên tháng 1-2013 [3] Nguyễn Thế Cường, Nguyễn Triệu Linh Giang, Phạm Thanh Bình “ Bài giảng - Tập huấn nghiên cứu Khoa học sư phạm ứng dụng tháng 10-2012” Trường THPT Trần Phú. [4] Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn giáo dục công dân của NXB giáo dục [5] Mai Văn Bính, Lê Thanh Hà, Nguyễn Thị Thanh Mai, Lưu Thu Thủy “ Giáo dục công dân 10”, NXB giáo dục. 7. PHỤ LỤC I.Kế hoạch bài giảng Tiết 23 (theo phân phối chương trình GDCD 10) Bài 12: CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH A.Mục tiêu : -Kiến thức: Biết được thế nào là tình yêu? Tình yêu chân chính? Hôn nhân? -Kĩ năng : xử lí tình huống, đặt vấn đề, thảo luận, diễn xuất -Thái độ : Biết nhận xét đánh giá về tình yêu và hôn nhân Biết được những điều cần tránh trong tình yêu. Hình thành quan niệm đúng đắn về tình yêu B. Nội dung: Tình yêu là gì? Xã hội can thiệp vào tình yêu như thế nào? Thế nào là tình yêu chân chính? Nó được biểu hiện ra sao? Một số điều nên tránh trong tình yêu là gì? Hôn nhân là gì? C. Phương pháp: Tiểu phẩm, tranh ảnh, xử lí tình huống, đặt vấn đề, thảo luận D. Phương tiện: SGK, SGV E. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra Diễn tiểu phẩm tổ một đăng kí với nhan đề ĂN MÀY CAO CẤP (10 phút) Viết kịch bản và đạo diễn: Lê Xuân Tuyết Anh - lớp 10A8 Nội dung tiểu phẩm: Vào một ngày đẹp trời tại xã Bánh ít- huyện Bánh Cam- tỉnh Bánh Bò có một cô bé ăn xin tội nghiệp tên Rách - một cô bé có lòng tự trọng và có tâm hồn trong sáng. Một hôm nọ, cô đang ngồi ăn xin tại khu phố thường ngày, bỗng có hai quí cô đi ngang qua, cô bé đã van xin nỉ non để có được chút tiền sống qua ngày. Đã không động lòng mà hai quí cô còn cho là mình gặp xui xẻo. Sau khi bàn bạc thì một cô rút ví ra lấy cho cô bé 500 đồng, cô bé nhận nhưng cũng tủi. Sau đó hai quí cô bỏ đi, cái ví trong người cô rơi ra mà không hay, cô bé nhặt được . Tưởng cô bé sẽ reo lên mừng rỡ nhưng không cô bé vừa run vừa căng thẳng suy nghĩ. - Rách: Từ nhỏ tới giờ, mình chưa lần nào được cầm trên tay nhiều tiền như thế này. Mình sẽ đi ăn một bữa thật no, mua một bộ đồ thật đẹp. Nhưng cô nghĩ lại: Không được! Đây không phải là tiền mình. Rồi cô lại nghĩ: - Nhưng bây giờ mình đang đói, với lại đây là tiền mình nhặt được chứ đâu phải ăn cắp! Không phải lo! Rồi cô tiếp tục nghĩ: - Nhưng nếu làm như vậy thì đạo đức mình sẽ ra sao? Chức “Ăn xin cao cấp” của mình sẽ như thế nào? Suy nghĩ hồi lâu, cô bé vẫn chưa biết quyết định như thế nào thì lúc đó có một nhóm học sinh đi tới. Nhìn thấy cô bé đang bần thần suy nghĩ, nhóm học sinh tiến tới lo lắng, hỏi thăm. Cô bé kể lại mọi việc đã xảy ra và nhờ các học sinh tìm địa chỉ giúp để trả lại chiếc ví cho người bị mất. Nói về hai quí bà lúc trước, sau khi bỏ đi khỏi nơi cô bé đang ngồi một đoạn thì ghé vào một quán nước bên đường. Lúc định thanh toán tiền nước thì mới phát hiện cái ví mình bị mất , hai quí bà suy nghĩ và nghi ngờ là con bé Rách đã lấy cắp nên vội quay lại. Không để cho cô bé có cơ hội giải thích. Hai quí cô chửi xối xả vào mặt cô bé. - Mày là đồ ăn cướp, mày xin tao đã cho rồi cớ sao mày lại ăn cướp ví của tao nữa. Đã ăn mày lại còn tham lam, cái thứ như mày ai mà ưa (Vừa nói, một quí bà vừa đánh vào đầu cô bé). - Rách : khóc nhưng không thể giải thích được. Ngay lúc đó, nhóm học sinh vừa quay trở lại can thiệp và giải thích rõ mọi chuyện. Hai quí cô đến lúc này mới thấy mình sai, vội xin lỗi và rút tiền cho cô bé. Đến lúc này cô bé mới vừa khóc vừa nói: - Cô cất đi, cháu không nhận đâu. Mặc dù cháu là đứa ăn xin thật, nhưng ăn xin cũng có lòng tự trọng của ăn xin. Cháu chưa bao giờ giành giật hay cướp bóc của ai cả. - Hai quí bà: Thật là một cô bé tốt bụng và có tâm hồn trong sáng. Qua câu chuyện trên, chắc các bạn đã học hỏi được nhiều điều về cách ứng xử giữa người và người với nhau trong cuộc sống. Hãy giữ cho tâm hồn mình thật sự trong sáng. Hãy biết sống tự trọng, không tham của rơi dù đó là của ai. Đấy chính là thông điệp tổ tôi muốn gởi gắm đến các bạn. GV: (3 phút) Cho các tổ tham gia nhận xét về nội dung và khả năng diễn xuất của các diễn viên về tiểu phẩm. Sau đó, giáo viên chốt nhận xét và ghi nhận bằng điểm số cho các thành viên trong tổ tham gia vở diễn. 3. Bài mới (25 phút) Dẫn nhập . Trong đời sống tình cảm cá nhân, tình yêu giữ một vị trí đặc biệt không thể thiếu. Tình yêu là điều kì diệu mà thượng đế ban tặng con người. Tình yêu giúp ta có thêm nghị lực để sống, để phấn đấu vươn lên mà giành lấy hạnh phúc đích thực của cuộc sống. Chính vì thế mà tình yêu đã sớm trở thành đề tài lí thú và muôn thưởcho những tác phẩm hay của những thi sĩ, nhạc sĩVà nó trở thành món ăn tinh thần quý giá cho mọi người, đặc biệt là những người đang yêu. Giúp cho những ai chưa yêu sẽ tìm đến tình yêu, những ai đang yêu sẽ càng yêu nhau hơnTình yêu không chỉ góp phần điều chỉnh hành vi của con người mà nó còn bộc lộ nhiều phẩm chất đạo đức của cá nhân.Tình yêu có nội dung rất rộng, trong phạm vi bài này chỉ nghiên cứu tình yêu nam – nữ (Tình yêu lứa đôi) Vậy tình yêu lứa đôi thiêng liêng, sâu sắc, kì diệu đến thế nào và đặc biệt đến thế nào mà có thể thêm nghị lực để sống, để phấn đấu vươn lên mà giành lấy hạnh phúc đích thực của cuộc sống? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay để trả lời cho câu hỏi đó. Hoạt động thầy và trò Kiến thức cơ bản cần nắm Hoạt động 1. Thảo luận để học sinh hiểu được khái niệm về tình yêu GV đọc bài thơ “nhớ” của Nguyễn Đình Thi. Hỏi. Em hiểu thế nào về tình yêu qua bài thơ này? Học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên mời học sinh khác bổ sung-> GV chốt ý : Đây không phải là một tình yêu đóng khung trong đời sống cá nhân nhỏ hẹp mà gắn liền với lý tưởng lớn của thời đại, đó là nghĩa vụ cứu nước giải phóng Tổ quốc. Tình yêu càng tha thiết thì lý tưởng càng rực sáng. Tình yêu ở đây trở thành nguồn động lực, sức mạnh tinh thần lớn lao để chiến đấu và chiến thắng. GV yêu cầu HS tìm thêm những câu tục ngữ, ca dao, thơthể hiện tình yêu nam nữ Một chờ, hai đợi, ba trông, Bốn thương, năm nhớ, bảy tán chín mong, mười tìm. Thương nhau mấy núi cũng trèo, Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua. Yêu nhau chẳng quản lầm than, Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng qua. Nhớ ai bổi hổi bồi hồi, Như đứng đống lửa, như ngồi đống than! Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh GV nhấn mạnh đến điểm chung của các bài thơ, ca dao tục ngữ đó là tình yêu của nam nữ thanh niên với nhiều sắc thái riêng, đa dạng, phong phú, luôn sâu sắc, và đáng trân trọng. sau đó yêu cầu và hướng dẫn HS rút ra khái niệm tình yêu. GV nhấn mạnh xã hội không can thiệp đến tình yêu nhưng có trách nhiệm hướng dẫn mọi người có quan niệm đúng đắn về tình yêu đặc biệt là ở lứa tuổi thanh niên Hoạt động 2. Xử lí tình huống để HS hiểu thế nào là tình yêu chân chính. Hải là sinh viên con nhà nghèo từ quê vào thành phố học. Trong lớp Hải biết Lan mặt dù không đẹp nhưng gia đình lại giàu có, con một, bố Lan là một quan chức cao cấp, điều kiện rất tốt.Nếu cưới được Lan làm vợ thì Hải sẽ nhanh chóng đổi đời và có được chổ dựa vững chắc, lo gì ra trường không kiếm được việc làm. Vì thế Hải đã ra sức theo đuổi và cuối cùng Lan đã đồng ý nhận lời yêu Hải Qua tình huống trên theo em tình yêu của Hải giành cho Lan có phải là tình yêu chân chính không? Tại sao? Vậy thế nào là tình yêu chân chính? Biểu hiện của tình yêu chân chính? Hoạt động 3. Xử lí tình huống để HS thấy được những điều nên tránh trong tình yêu Trung là một học sinh lớp 11 ở quê lên huyện trọ học. Là người đẹp trai phong độ nên mặt dù sống với Nga như vợ chồng nhưng Trung vẫn tìm hiểu và quen rất với nhiều cô gái khác để chứng tỏ khả năng chinh phục của mình Em nhận xét như thế nào về cách sống của Trung? Trung đã phạm phải những vấn đề gì trong tình yêu? HS suy nghĩ trả lời. sau đó GV hỏi tiếp Vậy những điều nên tránh trong tình yêu là gì? GV chuyển tiếp. Kết quả mà những đôi yêu nhau mong muốn hướng đến đó là hôn nhân . chúng ta tìm hiểu nội dung phần 2 GV hỏi hôn nhân là gì? GV sử dụng đồ dùng trực quan : Tranh. ảnh cho HS thấy thủ tục hôn nhân. GV Cho các em xem tờ đăng kí kết hôn .Đồng thời cho các em xem một số ảnh cưới . 1. Tình yêu a. Tình yêu là gì? Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình b. Thế nào là một tình yêu chân chính Là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ xã hội. Biểu hiện: + Tình cảm chân thực, quyến luyến, gắn bó. + Quan tâm đến nhau, không vụ lợi. + Chân thành, tôn trọng lẫn nhau. + Sự cảm thông, lòng vị tha c. Một số điều nên tránh trong tình yêu của nam nữ thanh niên Yêu quá sớm Yêu một lúc nhiều người Yêu vì vụ lợi Yêu để chứng tỏ khả năng chinh phục bạn khác giới Quan hệ tình dục trước hôn nhân. 2. Hôn nhân a. hôn nhân là gì Là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn 4. Củng cố ( 3 phút) Cho HS nói về cảm nghĩ về câu “Tình đẹp muôn thuở là tình trong trắng tuổi học trò” Sau đó GV lồng ghép, phân tích để HS rút ra thêm bài học bổ ích từ các mặt của tình yêu. 5. Hướng dẫn hoạt động nối tiếp. ( 4 phút) Sưu tầm những mẫu chuyện ngắn, ca dao, tục ngữ về tình nghĩa vợ chồng và gia đình. Xem trước phần tiếp theo của bài là hôn nhân và gia đình. ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Họ và tên:.. Lớp: Thời gian: 45 phút. Phần trắc nghiệm (5 điểm) Câu 1. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng nhận thức gồm có giai đoạn: a. Nhận thức cảm tính b. Nhận thức lí tính c. Nhận thức do thần linh mách bảo d. a,b đúng e. b,c đúng Câu 2. Ngày đầu tiên đi học về, sau khi đã trở thành học sinh lớp 10, Hà rối rít kể với mẹ: Mẹ ơi! Lớp con có tới 43 bạn, cô giáo đã xếp cho con ngồi gần bạn Lan. Mẹ ơi! Bạn ấy đẹp lắm! Da bạn ấy rất trắng, đôi mắt bạn to đen, sóng mũi thì cao, giọng nói lại rất trong trẻo, con rất thích bạn ấy. Theo em nhận xét của Hà về Lan đó là giai đoạn nhận thức nào? a. Nhận thức cảm tính b. Nhận thức lí tính c. Cả a và b Câu 3. Trong khi chuẩn bị cho bài học thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Nga nói với Hằng: - Chúng mình cố gắng thực hiện tốt các giờ thực hành, thí nghiệm của các môn học là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn đấy. Hằng bĩu môi - Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn phải là những vấn đề lớn có giá trị cao cơ. Việc thực hành thí nghiệm của bọn mình chỉ có tác dụng bổ sung cho giờ học lí thuyết thôi. Đâu phải là vận dụng lí thuyết vào thực tiễn. Ý kiến của em thế nào? a. Đồng ý với ý kiến của Nga b. Đồng ý với ý kiến của Hằng c. Không đồng ý với Nga và Hằng Câu 4. Phân biệt đạo đức với pháp luật trong sự điều chỉnh hành vi của con người Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là điều chỉnh mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức là điều chỉnh mang tính bắt buộc, có tính cưỡng chế. Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là điều chỉnh mang tính bắt buộc, có tính cưỡng chế. Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức mang tính tự nguyện và thường là những yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Tìm đáp án đúng nhất ? a. 1 và 4 đúng b. 2 và 3 đúng c. 1 và 2 đúng d. 3 và 4 đúng Câu 5. Tuấn là học sinh đang học 11. Trong dịp nghỉ Tết, bàn bè đi làm xa về nhiều. Tuấn rất vui nên chủ động dùng xe máy chở cùng lúc Bảo, Chung và Diên đi uống cà phê để bạn bè có thời gian hàn huyên tâm sự. Em nhận xét như thế nào về hành động của Tuấn? a. Vi phạm pháp luật b. Vi phạm đạo đức c. Cả a và b B. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. Trên đường đi học về Thảo và Thủy đang chạy xe thì thấy phía trước cô Tám ở xóm trên cũng đang chạy xe đạp trên đường, bỗng từ trong túi cô rơi ra một túi ni lông màu xanh nhưng cô không hay vẫn tiếp tục chạy. Thảo và Thủy thấy thế vội chạy xe tới, nhặt túi lên và mở ra, trong túi có 600.000 đồng. Thảo và Thủy mừng rỡ, cùng chia nhau số tiền và về nhà. Hôm sau, cả hai cùng rủ nhau ra chợ, mua mỗi bạn một bộ đồ thật đẹp. Suy nghĩ của em về hành động của Thảo và Thủy? Hành động đó có vi phạm pháp luật không? Vì sao? Câu 2. Theo em điểm khác biệt lớn nhất của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay với chế độ hôn nhân trong xã hội phong kiến trước đây là gì? III. ĐÁP ÁN Phần trắc nghiệm Câu 1. d ; Câu 2. a ; Câu 3. a ; Câu 4. d ; Câu 5. a Phần tự luận Câu 1. (3 điểm ) Không đồng tình và thấy hành động của Thảo và Thủy là vô lương tâm. (0.5 điểm) Biết rõ nhà cô ấy nhưng hai bạn không có ý định đến để trả lại tiền cho cô Tám. Lại không hề suy nghĩ số tiền ấy cô Tám làm gì để có được, và dùng vào việc gì, gia đình cô sẽ ra sao nếu không có số tiền đó... (1.5 điểm) Hành động đó của Thủy và Thảo không vi phạm pháp luật. (0.5 điểm) Vì: Tiền là tự cô Tám làm rơi, hai bạn có quyền nhặt. Hai bạn không móc túi, không ăn cắp vì thế hai bạn không vi phạm pháp luật (0.5 điểm) Nhưng hành động ấy lại vi phạm nghiêm trọng về đạo đức làm người. (0.5 điểm) Câu 2. (2 điểm) Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay (1 Điểm ) Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ Hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng Thời phong kiến (1 Điểm ) Hôn nhân do sắp đặt theo quan niệm “môn đăng hộ đối” Hôn nhân đa thê, bất bình đẳng “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”. Với chế độ gia trưởng của người chồng. IV. BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG TT Họ và tên Điểm kiểm tra trước tác động Điểm kiểm tra sau tác động 1 NGUYỄN THỊ KIM ANH 6 6 2 LÊ ĐÌNH DANH 6 6 3 NGUYỄN THỊ BÍCH DÂN 7 7 4 PHẠM VĂN DIỆN 6 7 5 PHẠM THỊ TUYẾT DUNG 6 8 6 LÊ THỊ MỸ DUYÊN 5 6 7 VÕ NGUYỄN HUYỀN DUYÊN 6 7 8 NGUYỄN ÁI DƯƠNG 6 5 9 BÙI MINH ĐỨC 7 5 10 NGUYỄN VẠN ĐỨC 6 6 11 DƯƠNG THỊ NGỌC HIỀN 6 7 12 HỒ THỊ KIM HIỀN 6 6 13 NGUYỄN NAM GIA HUY 8 8 14 NGUYỄN VIỆC TÙNG HƯNG 6 7 15 NGUYỄN THỊ VÕ TÚ HƯƠNG 6 5 16 NGÔ THỊ THU HƯỜNG 6 6 17 PHẠM PHI LANH 7 8 18 HỒ THỊ MỸ LINH 7 6 19 NGUYỄN THỊ TRÚC LINH 5 6 20 TRẦN HOÀI LINH 6 6 21 VÕ THỊ TU LOAN 6 8 22 ĐỖ DUY LUẬN 7 6 23 NGUYỄN THỊ NGÂN 7 7 24 ĐÀO THỊ TRÚC NHI 6 7 25 PHẠM VÕ QUỲNH NHƯ 8 8 26 ĐOÀN HỒNG PHI 7 6 27 TRƯƠNG THÁI PHONG 7 7 28 ĐẶNG THỊ DIỄM PHƯƠNG 6 6 29 CAO VĂN QUANG 5 7 30 ĐỖ LONG QUÂN 7 6 31 PHAN NGỌC TÀI 5 6 32 LÊ TRẦN THÀNH 6 7 33 NGUYỄN THỊ THU THẢO 7 7 34 PHẠM TRẦN BẢO TIÊN 6 6 35 LÊ THỊ BÍCH TRÂM 7 9 36 ĐẶNG THỊ TRINH 6 7 37 NGUYỄN THỊ LỆ TRINH 6 6 38 PHAN NGỌC TRỊNH 6 5 39 PHẠM ĐÌNH TÚ 6 6 40 TIẾU THỊ TƯỜNG VI 6 6 41 NGUYỄN XUÂN VINH 6 6 42 LÊ THANH VŨ 7 7 43 TRẦN THỊ BÍCH CHUNG 6 7 LỚP THỰC NGHIỆM TT Họ và tên Điểm kiểm tra trước tác động Điểm kiểm tra sau tác động 1 LÊ XUÂN TUYẾT ANH 7 9 2 LÊ THỊ KIM BÌNH 7 8 3 NGUYỄN THỊ THU CÚC 7 8 4 NGÔ NHẬT DUY 5 6 5 TÔ VĂN ĐẠI 5 7 6 NGUYỄN NGỌC ĐƯỢC 6 8 7 NGUYỄN TRIỀU GIANG 5 6 8 TÔ HỒNG HẠNH 7 8 9 TRẦN NGỌC HẬU 6 7 10 TRẦN TRUNG HIẾU 6 6 11 NGUYỄN VĂN HOAN 5 7 12 VÕ XUÂN HOÀI 5 6 13 THÂN GIA HUY 5 6 14 NGUYỄN THỊ KIM HƯỜNG 7 8 15 TRỊNH THỊ HƯỜNG 7 8 16 NGUYỄN VĂN KHÔI 6 7 17 BÙI THỊ HỒNG KIÊN 6 7 18 NGUYỄN THỊ HỒNG LINH 6 7 19 ĐÀO THANH LONG 6 7 20 NGUYỄN PHƯỚC LỘC 5 6 21 ĐẶNG THỊ THANH NGA 7 7 22 PHẠM THỊ BÍCH NGÂN 7 8 23 PHAN THỊ BÍCH NGỌC 7 8 24 TRƯƠNG MINH NGỌC 7 8 25 ĐINH THỊ NHI 6 8 26 BÙI THỊ BÍCH NHƯ 5 7 27 BẠCH THỊ NHƯ OANH 6 7 28 TRẦN THỊ KIỀU OANH 5 8 29 VÕ THỊ PHƯỢNG 6 8 30 HÀ THỊ KIM QUY 6 7 31 NGUYỄN THỊ BÍCH QUYỀN 7 8 32 NGUYỄN THANH SANG 5 7 33 LƯƠNG NHẬT TÍN 5 7 34 NGUYỄN THỊ HIỀN TRANG 7 8 35 NGUYỄN MINH TRÍ 7 8 36 ĐOÀN CHÍ TRUNG 6 7 37 BÙI THỊ NHƯ TRÚC 5 8 38 PHAN VĂN TÚ 7 8 39 LÊ THỊ KIM TUYẾT 6 7 40 NGUYỄN THỊ THANH VÂN 6 7 41 LÊ MINH VŨ 5 6 42 LÊ THỊ NHƯ Ý 6 7 43 HỒ THỊ MY 6 7 Tuy An, tháng 3 năm 2013 Giáo viên thực hiện PHÙNG THỊ MỸ LINH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnang_cao_ket_qua_day_hoc_mon_lich_su_8508.doc
Luận văn liên quan