Đề tài Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cơ sở Đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hóa

A: Mở ĐầU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam.Trong suốt trên 70 năm qua, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đảng đă lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cánh mạng tháng tám năm 1945 thành công, đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc đưa cả nuớc đi lên chủ ngiã xã hội với mục tiêu dân giàu nuớc mạnh, xã hội công bằng văn minh. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ Đảng ta là một tổ chức chính trị chân chính duy nhất đủ khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Mặc dù có sai lầm, khuyết điểm nhưng Đảng ta biết sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, tự phê bình và phê bình để vuơn lên, tự hoàn thiện mình bằng thực tiễn lãnh đạo cách mạng, đổi mới tư duy, nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo để đáp ứng với yêu cầu ngày một cao qua các giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy, trải qua bao khó khăn, phức tạp của các giai đoạn cách mạng, Đảng ta không những đứng vững mà còn khẳng định ngày càng vững chắc vai trò lãnh đạo toàn xã hội, đuợc nhân dân tin yêu và thừa nhận vị trí độc tôn là người lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam. Để xứng đáng với niềm tin của nhân dân, Đảng phải luôn luôn tự hoàn thiện; phải biết học tập, chỉnh đốn và rèn luyện: phải biết nghe tiếng nói của nhân dân, tiếng nói của các tổ chức chính trị – xã hội khác trong và ngoài nước; biết tiếp thu những bài học thành công và thất bại của các đảng anh em và ngay của chính mình, những bài học trên cả ba phương diện: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Với tinh thần đó, Đảng ta luôn luôn coi công tác xây dựng Đảng có vai trò cực kỳ quan trọng trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào. Hơn thế, công tác xây dựng Đảng không chỉ được coi là vấn đề thường xuyên mà còn có ý nghĩa cấp bách trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi đất nước chuyển sang giai đoạn đổi mới, thực hiện kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự nghiệp đổi mới của Đảng ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng mừng về kinh tế – xã hội và nhiều mặt khác. Song, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã tạo ra những tiêu cực khó khăn không nhỏ, đang đặt ra những vấn đề bức xúc ở mọi lĩnh vực, ngay cả trong bản thân tổ chức của đảng và trước hết là ở các tổ chức cơ sở Đảng. ở đó, một bộphận đảng viên thoái hoá, biến chất, phai nhạt lý tưởng, vi phạm kỷ luật; một số tổ chức cơ sở đảng không phát huy được vai trò lãnh đạo của mình; mối quan hệ giữa đảng uỷ cơ sở với lãnh đạo chuyên môn với ban cán sự, đảng đoàn ở các cơ quan không rõ ràng, nhiệm vụ chồng chéo, khó xác định; sinh hoạt đảng bộ, chi bộ thiếu nội dung, xơ cứng với và hình thức; vai trò là hạt nhân chính trị của cấp uỷ bị lu mờ, thiếu sức chiến đấu. Công tác quản lý đảng viên bị buông lỏng; tư tưởng trung bình chủ nghĩa tương đối phổ biến; công tác giáo dục, vận động quần chúng chậm được đổi mới; đội ngũ làm công tác Đảng ở cơ sở chưa được chăm lo đúng mức, trình độ năng lực chưa đáp ứng được với yêu cầu của nhiệm vu.Do đó, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng không chỉ là vấn đề có ý nghĩa thường xuyên, lâu dài mà còn mang tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá là một Đảng bộ có số Đảng viên tương đối lớn. Đảng bộ Cơ quan cấp tỉnh Thanh Hoá trực thuộc Tỉnh uỷ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ với chức năng, nhiệm vụ tương đối đặc thù do cơ cấu mô hình cụ thể của các cơ quan, đơn vị, ban, nghành, công ty, xí nghiệp thuộc tỉnh quản lý. Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh có ba loại hình tổ chức cơ sở đảng là cơ quan sự nghiệp và doanh nghiệp. Các tổ chức cơ sở đảng cơ quan trong điều kiện hiện giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị cuả các nghành cấp tỉnh. Với lý do đó, là một cán bộ công tác tại Đảng uỷ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá, tôi nhận thức về sự cần thiết cấp bách phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở đảng cơ quan, cho nên tôi chọn chuyên đề : “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay “. 2. Tình hình nghiên cứu chuyên đề: Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá thành lập ngày 3-11-1988 theo quyết định của Ban Thường Vụ tỉnh uỷ Thanh Hoá ; là Đảng bộ đượcthành lập hơn 10 năm, mô hình tổ chức còn mới và có những đặc thù rất riêng về choc năng và nhiệm vụ. Vì vậy, việc nghiên cứu của chuyên đề về tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh cũng là vấn đề còn mới mẻ.Nhiều vấn đề công tác xây dựng Đảng ở loại hình tổ chức cơ sở đảng này còn vừa làm vừa rút kinh nghiệm trong thực tiễn.Do đó chuyên đề này chỉ nêu ra những nội dung chủ yếu, bước đầu tìm ra giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá. 3. Mục đích nhiệm vụ chuyên đề : Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh, chuyên đề góp phần tạo ra sự thống nhất trong nhận thức về vị trí, vai trò, chức năng , nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng cơ quan nói riêng và của Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh nói chung. Từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng cơ quan. Đồng thời qua nghiên cứu chuyên đề sẽ giúp cho bản thân phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu suất công tác của bản thân. Nhiệm vụ của chuyên đề là nêu ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay. 4. Cơ sở lý luận,thực tiễn và phương pháp nghiên cứu : Các nội dung của chuyên đề được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng. Đồng thời xuất phát từ tình hình cụ thể của các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá, chuyên đề đánh giá thực trạng và nêu ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan. Các nội dung nêu trên của đề tài được trình bày dựa vào phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng với phương pháp nghiên cứu là kết hợp cả phân tích và tổng hợp, khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm, thu thập tài liệu, kết hợp lý luận với thực tiễn, trao đổi kinh nghiệm, thu thập tài liệu, kết hợp lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề mà nội dung và yêu cầu của chuyên đề đặt ra. 5. Kết thúc của chuyên đề : Gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, tổ chức thực hiện, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 17366 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cơ sở Đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần 2 ( khoá VIII ) có một số cấp uỷ thực hiện chưa nghiêm túc nội dung hướng dẫn của Tỉnh uỷ và Thường vụ Đảng uỷ Cơ quan Cấp tỉnh. Nội dung kiểm điểm chưa đảm bảo chất lượng, chưa đúng yêu cầu, còn chung chung. Công tác thông tin báo cáo gồm: Thông tin báo cáo lên Đảnguỷ cấp trên trực tiếpvà thông báo cho ban cán sự và lãnh đạo chuyên môn, một số tổ chức cơ sở đảng chưa làm tốt. Cấp uỷ cơ quan chưa phản ánhvới thủ trưởng cơ quan về tình hình tổ chức cơ sở đảng và đảng viên trên tất cả các mặt theo quy định số 54 QĐ/TW và ngược lại,thủ trưởng cơ quancũng chưa báo cáo đều đặn cho cấp uỷ biết tình hình nhiệm vụcủa cơ quan cũng như các mặt khác. Chế độ thông tin báo cáo tình hình mọi mặt của một số tổ chức cơ sở đảngvới cấp uỷ cấp trêncũng không được duy trì đều đặn thường xuyên theo định kỳ hàng tháng, quý, năm. +Về lãnh đạo các đoàn thể quần chúng. Một số cấp uỷ của tổ chức cơ sở đảng cơ quan lãnh đạo công tác đoàn thể quần chúng còn chung chung, phương thức lãh đạo còn chưa đổi mới kịp thời theo yêu cầu của nhiệm vụ mới. Sự quan tâm của cấp uỷ chưa thường xuyên, đúng mức và chưa phù hợp với tâm lý, nguyện vọng, lứa tuổi…việc nâng cao trình độ giác ngộ chính trị do quần chúng còn hạn chế, chưa được sự chú trọng bồi dưỡng nhân tố tích cực để kết nạp vào Đảng, nhất là đối đoàn viên thanh niên, chưa tạo được những phương hướng tốt để cho đoàn thể hoạt động có hiệu quả. Do vậy, đã ảnh hưởng, hạn chế đến sự đánh giá hay tháI độ phấn đấu và hoạt động của các tổ đoàn thể quần chúng và đoàn viên cơ quản trong các phong trào thi đua hoặc trong hoạt động phục vụ công tác chuyên môn trong cơ quan. + Nguyên nhân của tồn tại, khuyết điểm. Những tồn tại, khuyết điểm nêu trên do nhiều nguyên nhâncả chủ quan và khách quan; song có một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Về khách quan: Do sự chuyể đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước là mô hình hoán toàn mới, đòi hỏi phải có sự đổi mới toàn diện từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầngtrong đó có sự đôỉ mới về phương thức lãnh đạo về xác lập các tiêu chuẩn giá trị xã hội và đạo đức theo quan điểm đổi mới, cần có nhiều thời gian hơn nữa. Do vậy, việc tìm ra một phương thức lãnh đạo hiệu quả nhất do tổ chức cơ sở đảng ở giai đoạn hiện naylà điều vô cùng khó khăn, phải có thời gian và đầu tư nhiều công sức. - Về chủ quan: Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số cấp uỷ còn hạn chế, chưa nhiệt tình hăng say với công việc. Một bộ phận cán bộ , đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức, có dấu hiệu ý thức chính trị kém, nhân sinh quan cộng sản mờ nhạt và chạy theo lối sống thực dụng. Công tác giáo dục phẩm chất chưa được quan tâm đúng mức. Biện pháp giải quyết những tồn đọng, yếu kém chưa kịp thời, dứt điểm, tình hiệu quả không cao. Đội ngũ cán bộ, đảng viêm là cán bộ chủ chốt tuy được đào tạo cơ bản nhưng chưa toàn diện, không đồng đều. Các đồng chí bí thư thường là cấp phó, nhìn chung còn hạn chế, dè dặt trong việc trao đổi, đề xuất, phối hợp với lãnh đạovà cùng trách nhiệm trong mọi hoạt động cơ sở. Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của cấp uỷ cơ sở có đơn vị chưa đặt đúng vị trí, thiếu cụ thể, thiếu thực tế. Sự phối hợp giữa cấp uỷ, ban án sự, đảng viên, lãnh đạo chuyên môn ở một số đơn vị chưa tốt, một số cấp uỷ lại có biểu hiện phụ thuộcvào ban cán sự, đảng đoàn cho nêntính chủ động trong công táccòn nhiều hạn chế, quy chế được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc đảng, trong đó, bao trùm là nguyên tắc tập trung dân chủ. Về công tác đoàn thể quần chúng nhìn chung, phương thức lãnh đạo đổi mới chưa nhiều, sự quan tâm chưa đúng mức. Thiếu sự chỉ đạo chặt chẽ và tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể hoạt động. Thiếu sự kiểm tra, đôn đốc, chưa có biện pháp hữu hiệu để động viên các phong trào có ý nghĩa tích cực, vẫn sử dụng các biện pháp hành chính , gò ép là chính. Đảng uỷ cấp trên của tổ chức cơ sở đảng cơ quan là Đảng uỷ Cơ quan Cấp tỉnh mặc dù đã có nhiều chủ trương, biện pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo các cơ sở tháo gỡ khó khăn nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng đượcnhiều vấn đề rất nan giải trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức cơ sở đảng. Đội ngũ cán bộ, chuyên viên văn phòng Đảng uỷ tuy đã có nhiều cố gắng, nhiệt tình trong công tác nhưng năng lực cũng còn những hạn chế, bất cập so với yêu cầu nhiệm vụ đặt rả trong giai đoạn cách mạng mới. Đồng thời cũng thừa nhận rằng chế độ chính sách đối với cán bộ làm công tác đảng hiện nay là còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng, không động viên được những đảng viênl àm chuyên trách và nhất là các đồng chí làm bán chuyên trách Đảng. 2/ Một số kinh ngiệm rút ra từ thực tiễn hoạt độngcủa tổ chức cơ sở đảngcơ quan thuộc đảngbộ cơ quan cấp tỉnh thanh hoá. Qua thực tiễn hoạt động của tổ chứccơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh bốn năm vừa qua ( từ 1999 đến 2003 ) có thể rút ra những kinh nghiệm sau: Một là: Phải hết sức coi trọng kiện toàn bộ máy cấp uỷ, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và các đồng chí là cấp uỷ các cấp, làm sao để đội ngũ này nắm vững đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và biến nó thành hiện thực cuộc sống. Tiến hành đồng thời ba mặt công tác: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Công tác tư tưởng nói chung, giáo dục lý luận nói riêng phải được đổi mớimạnh mẽ. Phải làm cho các thông tin trên mọi lĩnh vực cần thiết đều được nhanh nhất, hữu ích nhất đến với mọi cán bộ, đảng viên. Chú ý công tác thông tin nhiều chiềuvà có lợi nhất cho sự nghiệp cách mạng. Hai là: Mỗi tổ chức cơ sở đảng phải đúng chức năng, quyền hạn của mình, thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo chính trị. Cán bộ là khâu quyết định, vì vậy, cán bộ không những cần có phẩm chất chính trị, năng lực và đầy đủ trách nhiệm công tácmà còn phải có ý thức cộng đồng trách nhiệm. Đồng chí bí thư và thủ trưởng cơ quan phải hết sức coi trọng công tác xây dựng đảng, thực sự đầu tư thích đáng thời gian, sức lực, trí tuệ và trách nhiệm để làm tốt công tác đảng. Thường xuyên có ý thức xây dựng và củng cố đảng tổ chức vững mạnh, giữ được nề nếp sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ, chi uỷ phải chuẩn bị nội dung thật tôt trước khi sinh hoạt chi bộ. Chú ý chăm lo giáo dục rèn luyện đội ngũ đảng viên làm tốt nhiệm vụ đảng viên, đồng thời coi trọng đũng mức công tác quản lý đảng viên và tích cực đôn đốc kiểm tra đảng viên chấp hành ĐIều lệ Đảng. Ba là: Mối quan hệ làm việc giữa tổ chức đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng cơ quan phải được xử lý đúng tạo ra sự phối hợp chặt chẽ theo đúng chức năng, trách nhiệm và quyền hạn, trên cơ sở phải xây dựng được quy chế hoạt động với nội dung cụ thểtheo quyết định 54 QĐ/TW của Ban bí thư. Mỗi cấp uỷ đảng cần xây dựng được quy chế làm việc của mình, hình thành nề nếp xây dựng nghị quyết công tác sau mỗi lần sinh hoạt chi bộ đảng cơ quan xây dựng chương trình hành động sau mỗi lần học tập nghị quyết của Đảng, nghị quyết và chương trình hành động đó phải thể hiện tính dân chủ, công khai, có phân công trách nhiệm rõ ràng, có biện pháp chỉ đạo cụ thể, tổ chức thực hiện, sơ kết, đánh giá việc thực hiện và rút kinh nghiệm, đề ra giải pháp khắc phục. Bốn là: Cấp uỷ các cấp tổ chức cơ sở đảng cơ quan lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chung thông qua các chủ trương kế hoạch của đảng bộ, chi bộ. Đồng thời phải quan tâm chỉ đạo sát daocá phong trào của các đoàn thể quần chúng nhằm phát huy dân chủ, tập hợp được trí tuệ của quần chúng, đóng góp vào việc xây dựng chương trình, kế hoạch, mục tiêu nhiệm vụ. Huy động sức mạnh tổng hợp của cá nhânvà tập thể nhằm mục đíchhoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan, của đảng bộ, chi bộ. Năm là: Các cấp uỷ tổ chức cơ sở đảng chủ động nắm bắt cho được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là quan tâm đến các vấn đề liên quan đến lợi ích chính đáng của cán bộ, đảng viên, công nhân viên để công khai thực hiện tong khuôn khổquy định của nhà nước, nhằm khơi dậy mọi tiềm năng hoạt động của cá nhân, của tổ chức và tập thể cơ quan. Sáu là: Các cấp uỷ đảng và uỷ ban kiểm tra các đảng bộ cơ sở tăng cường kiểm tra các tổ chức cơ sở đảng về các mặt công tác, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụcủa người đảng viên nhằm động viên, phát huy ưu điểm, kịp thời uồn nắn, xử lý các vi phạm, giữ nghiêm các kỷ luật của Đảng. III- Phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cơ quan thuộc đảng bộ cơ quan cấp tỉnh Thanh hoá trong giai đoạn hiện nay. 1. Phương hướng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cơ quan trong giai đoạn hiện nay. Sự nghiệp đổi mới trên lĩnh vực kinh tế - xã hội được Đảng ta khởi xướng từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI; Đại hội lần thứ VII; Đại hội VIII tiếp tục khẳng định sự đúng đắn của công cuộc đổi mới và mở rộng sự nghiệp đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có sự đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu lên những thành tựu đạt được, đồng thời cũng vạch ra những khuyết điểm và yếu kém, những thời cơ và thách thức. Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Tình hình đó đặt ra cho Đảng ta những yêu cầu cấp bách về công tác xây dựng Đảng. Trong suốt thập kỷ qua, chưa bao giờ vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng lại được đặt ra với ý nghĩa quan trọng như vậy, nó có ý nghĩa then chốt, quyết định vận mệnh của đất nước và sự sống còn của chế độ. Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá là một Đảng bộ quan trọng, đóng vai trò to lớn trong việc tham mưu cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh lãnh đạo nhân dân thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong khi đó những đòi hỏi bức xúc về đổi mới cơ chế quản lý, phương thức lãnh đạo trong điều kiện đặc thù của Đảng uỷ Cơ quan Cấp tỉnh đang còn phải tìm hướng giải quyết; mặt khác, các tổ chức cơ sở Đảng cơ quan chiếm 72% số lượng Đảng viên trong toàn Đảng bộ đang nắm giữ vai trò lãnh đạo ở tất cả các ngành then chốt của tỉnh, lại trong tình trạng còn nhiều hạn chế và bất cập cần được giải quyết. Vì vậy, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá là việc làm cấp bách và là đòi hỏi tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ở giai đoạn hiện nay. a. Phương châm lãnh đạo, chỉ đạo. Một là: Cần phải kết hợp giữa đổi mới và chỉnh đốn; đổi mới về phương thức lãnh đạo, về cơ chế, cách thức, nội dung hoạt động; chỉnh đốn về tổ chức, về tác phong làm việc v.v.. kết hợp giữa củng cố và phát triển, tiến hành thường xuyên, kiên quyết, kết hợp mọi khả năng, mọi điều kiện để đạt được mục tiêu. Lấy yêu cầu chất lượng là chính, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn làm thước đo chủ yếu. Hai là: "đổi mới và chỉnh đốn Đảng ở cơ sở phải gắn liền với việc từng bước hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chính sách và cơ chế quản lý mới, xây dựng chính quyền các cơ quan quản lý, đoàn thể và phong trào hành động cách mạng của quần chúng" [19,31]. b. Nguyên tắc chỉ đạo. Củng cố và chỉnh đốn Đảng phải: "kiên định những vấn đề về quan điểm có tính nguyên tắc sau đây: - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, dân tộc ta. - Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành động của Đảng. - Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; không chấp nhận "đa nguyên, đa đang". - Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớn tri thức; dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. - Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giia cấp cong nhân" [21, 25]. Củng cố và chỉnh đốn đảng là nhằm để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đó là việc làm trong một quá trình, được tiến hành từng bước, đảm bảo chất lượng, đảm bảo sự ổn định trên tất cả các mặt, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ và đảng viên theo quan điểm của giai cấp công nhân, củng cố mối quan hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. c. Phương hướng tập trung chỉ đạo. Tập trung vào những tổ chức cơ sở Đảng các sở, ban, ngành then chốt, giữ vai trò quan trọng và những đơn vị yếu kém. Tập trung chỉnh đốn, kiện toàn tổ chức, củng cố vai trò lãnh đạo chính trị của tổ chức cơ sở Đảng, đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ cơ quan, chấn chỉnh lề lối làm việc của cán bộ công nhân viên chức; phân định rõ chức năng, quyền hạn, mối quan hệ giữa bí thư và thủ trưởng cơ quan; làm sao vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa bảo đảm chức năng quản lý điều hành của thủ trưởng, tránh sự chồng chéo, bao biện, lạm quyền. Phải xây dựng được chương trình hành động thực hiện các Nghị quyết của Đảng sát với thực tế của đơn vị; chương trình này phải được sự đóng góp ý kiến của tất cả đảng viên (và có thể mở rộng đến quần chúng); đồng thời chương trình hành động này phải đưa vào thực hiện từng bước, có đánh giá, sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm và bổ sung để tiếp tục thực hiện. Người bí thư của tổ chức cơ sở đảng phải đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình triển khai các hoạt động củng cố và chính đốn đảng: từ việc tham gia học tập nghị quyết đến việc đóng góp và chủ trì lãnh đạo thực hiện các kế hoạch đề ra; từ việc phát huy dân chủ nội bộ đến việc chấn chỉnh tổ chức đảng và tăng cường lãnh đạo các tổ chức quần chúng, tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể quần chúng hoạt động. 2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng cơ quan thuộc Đảng bộ cơ quan cấp tỉnh Thanh Hoá. a. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng cơ quan, xây dựng qui chế hoạt động của cấp uỷ, xây dựng quan hệ giữa cấp uỷ với thủ trưởng cơ quan, với ban cán sự, đảng đoàn và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong cơ quan. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng cơ quan được qui định cụ thể trong Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hộ IX) và quy định số 54 QĐ/TW của Ban bí thư (khoá VII), song, để vận dụng vào cơ quan và giải quyết các mối quan hệ một cách đúng đắn thì phải căn cứ trên thực tế, vào điều kiện cụ thể của từng cơ quan và nhất thiết phải xây dựng thành quy chế hoạt động của cấp uỷ thì mới có khả năng thực hiện được. Chi bộ, đảng bộ cơ quan là hạt nhân chính trị lanh đạo cán bộ công nhân viên trong cơ quan thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương nhiệm vụ công tác của cơ quan, phát huy tính chủ động sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên, làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, đoàn thể quần chúng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên. Tổ chức cơ sở đảng cơ quan có vai trò lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức và cán bộ, kiện toàn bộ máy làm việc, đào tạo và sử dụng cán bộ trong cơ quan, đề xuất ý kiến để cấp trên xem xét và quyết định đối với các vấn đề về tổ chức và cán bộ cơ quan thuộc thẩm quyền cấp trên. Lãnh đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong cơ quan. Tham gia ý kiến với Ban cán sự, đảng đoàn và thủ trưởng cơ quan về việc nhận xét, đánh giá, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển, nghỉ hưu, khen thưởng, kỷ luật, đãi ngộ… đối với những cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan và về những chủ trương kiện toàn tổ chức sắp xếp bộ máy, xây dựng qui chế làm việc của cơ quan. Lãnh đạo việc thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định đó. Các tổ chức cơ sở đảng cơ quan có nhiệm vụ lãnh đạo công tác tư tưởng trong cán bộ, công nhân viên cơ quan; phối hợp với thủ trưởng cơ quan, tổ chức cơ sở đảng phải thường xuyên chăm lo nâng cao giác ngộ lý tưởng xã hội chủ nghĩa, giáo dục lòng yêu nước; nâng cao trình độ và năng lực nắm bắt đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ công nhân viên. Lãnh đạo cán bộ công nhân viên chống lại mọi tư tưởng và hành động trái với đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tác phong quan liêu xa vời thực tế, tư tưởng cục bộ gia trưởng, vô tổ chức, vô kỷ luật, chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác. Tổ chức cơ sở đảng phải thường xuyên đề ra chủ trương nhiệm vụ và biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch vững mạnh. Phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ. Thường xuyên phê bình và tự phê bình, xây dựng và giữ gìn nề nếp sinh hoạt đảng. Kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, làm tốt công tác phân công nhiệm vụ và quản lý đảng viên. Tạo điều kiện để đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, được học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt, đối với đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phải biểu dương, khen thưởng kịp thời. đi đôi với việc xử lý nghiêm minh những đảng viên mắc sai lầm khuyến điểm, phải làm tốt công tác phát triển đảng viên mới. Coi trọng việc củng cố và kiện toàn cấp uỷ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cấp uỷ. Tổ chức cơ sở Đảng phải lãnh đạo các đoàn thể quần chúng trong cơ quan phát huy dân chủ, thực hiện chức năng quyền hạn của các tổ chức đó bằng mọi biện pháp, phát huy được sức mạnh tổng hợp qua hoạt động của các đoàn thể. Thực hiện dân chủ, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật, thực hiện công khai tài chính và phối hợp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên. Về mối quan hệ giữa các tổ chức cơ sở đảng cơ quan với thủ trưởng và các tổ chức khác thì chi bộ, đảng bộ, cấp uỷ luôn luôn đảm bảo và tạo điều kiện để thủ trưởng cơ quan thực hiện trách nhiệm và quyền hạn được giao - quyền điều hành và trực tiếp quản lý. Giải pháp dứt khoát là mối quan hệ này phải được qui định thật rõ ràng, cụ thể bằng qui chế văn bản. Đồng thời, thủ trưởng cơ quan phải định kỳ báo cáo với cấp uỷ hoặc tại đại hội những vấn đề thuộc nhiệm vụ cơ quan và vấn đề liên quan đến cơ quan. Phải thực hiện nghị quyết của đảng bộ, chi bộ, phải đảm bảo các điều kiện cho tổ chức cơ sở đảng thực hiện các qui định của cấp trên. Cấp uỷ cơ quan phản ánh với Ban cán sự, đảng đoàn, thủ trưởng cơ quan ý kiến của đảng viên, quần chúng về thực hiện nhiệm vụ và các chính sách, chế độ trong cơ quan. Xây dựng cơ chế hoạt động là giải pháp chủ yếu để khắc phục những lúng túng, vướng mắc trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cấp uỷ với thủ trưởng cơ quan và các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đảm bảo cho tổ chức cơ sở đảng phát huy vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở các cơ quan cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay. b. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác chính trị, tư tưởng trong giai đoạn hiện nay. Công tác xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, trong tình hình hiện nay lại càng quan trọng, chính vì vậy phải được toàn đảng thực sự coi trọng để góp phần vào việc củng cố và chỉnh đốn Đảng. Đối với tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh, công tác giáo dục tư tưởng phải xác định đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và bức xúc hiện nay. Đảng ta đã chỉ rõ: "các cấp uỷ chủ động nắm diễn biến nhận thức tư tưởng chính trị của đảng bộ, đảng viên, thường xuyên cung cấp thông tin, giúp đỡ lẫn nhau tạo sự nhất trí về quan điểm, đường lối của Đảng, kịp thời uốn nắn những lệch lạc" [21,26]. Công tác chính trị tư tưởng đang được tiến hành trong điều kiện dân chủ hoá xã hội ngày một cao, trình độ dân trí đang được nâng lên, nhu cầu được thông tin của công chúng và Đảng viên rất đa dạng, sự bùng nổ thông tin có tính toàn cầu. Do đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải được chú ý đổi mới theo hướng mở rộng, dân chủ, sinh động, sáng tạo, sát hợp với thực tế và cởi mở làm cho Đảng viên có điều kiện tự nhận thức, tự giáo dục. Các tổ chức đảng cơ quan cần củng cố bồi dưỡng và phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng. Nhà nước tại cơ sở, thực sự đưa công tác giáo dục chính trị tư tưởng làm nội dung chủ yếu sinh hoạt chi bộ, đảng bộ và từng cấp uỷ, coi đây là khâu quan trọng để nâng cao chất lượng đảng viên. Thường xuyên thực hiện chế độ thông tin bằng nhiều hình thức, tăng cường thông tin nội bộ và công tác tuyên truyền miệng, vì đây là một hình thức thông tin phổ cập, đến nhanh với mọi đối tượng, chất lượng báo cáo có độ chính xác cao, nội dung toàn diện, phản ánh cả tích cực và tiêu cực, các nhận định, đánh giá thường xuyên có tính tổng kết các hoạt động thực tiễn xây dựng Đảng ở cơ quan. Chống tư tưởng và việc làm trái với đường lối, quan điểm của Đảng, tác phong quan liêu, xa rời thực tế, tư tưởng cục bộ,gia trưởng, vô tổ chức, vô kỷ luật, chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác trong nội bộ cơ quan. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tổ chức cơ sở đảng nhằm nâng cao trình độ trí tuệ của Đảng và lãnh đạo tư tưởng đối với quần chúng. Vì vậy, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng là những biện pháp tổng hợp, đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp trên tấtcả các mặt hoạt động chức năng chuyên môn của Đảng như: tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức và kiểm tra. Và kết quả chỉ có thể thấy được khi có những thành tựu qua các con số trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác; và thấy được khi cán bộ, đảng viên và quần chúng tin và đi theo Đảng. c. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ đảng viên và làm trong sạch hàng ngũ của Đảng. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũ Đảng viên. Do vậy việc nâng cao chất lượng đảng viên và làm trong sạch Đảng là yêu cầu cấp bách hiện nay. Vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng đội ngũ đảng viên là phải khẳng định được bản chất chính trị của Đảng, coi đó là căn cứ, phương hướng chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng đội ngũ đảng viên. Đảng viên hoạt động trong các cơ quan phải nêu cao được vai trò tiền phong gương mẫu, phát huy được kiến thức và năng lực của mình phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, tham gia tích cực vào quá trình thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu nhiệm vụ của cơ quan. Phải đấu tranh chống tham nhũng và các tiêu cực khác trong cơ quan và phạm vi rộng hơn. Phải tham gia làm kinh tế gia đình và ngoài xã hội để từng bước nâng cao đời sống của bản thân và xã hội. Phải gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giữ tốt mối quan hệ với quần chúng ở cơ quan và nơi cư trú; thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, nhận thức và năng lực công tác. Phải có ý thức tổ chức kỷ luật và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên ở tổ chức cơ sở đảng cơ quan cần phải khắc phục và giải quyết một số nội dung sau đây nhằm nâng cao chất lượng và làm trong sạch đội ngũ Đảng viên: Đảng viên thuộc các tổ chức cơ sở đảng cơ quan làm các nhiệm vụ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến địa bàn cả tỉnh và Trung ương, nhưng do địa điểm địa phương là một tỉnh đông dân cư, còn nghèo, các điều kiện phát triển còn rất hạn chế và thực tế là phát triển còn chậm so với các tỉnh, thành khác nên đã hạn chế tầm nhìn, trình độ, năng lực công tác của cán bộ đảng viên. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động mạnh vào mỗi đảng viên, làm cho tính tiên phong gương mẫu, ý chí phấn đấu, phẩm chất đạo đức cách mạng ở họ giảm sút đáng kể. Một bộ phận, kể cả đảng viên là cán bộ chủ chốt, vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng, thoái hoá biến chất, phai nhạt lý tưởng, vi phạm kỷ luật Đảng, không còn tác dụng trong việc thuyết phục vận động quần chúng. Xu hướng chung về độ tuổi bình quân của đảng viên trong Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh tăng lên qua mỗi năm, mặc dù số lượng đảng viên được kết nạp hàng năm tăng lên và có trẻ hoá. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến tính kế thừa và phát triển liên tục của các tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ. Chính từ tình hình trên, điều cần làm của các tổ chức cơ sở đảng cơ quan là hàng năm phải phân tích chất lượng đảng viên, chủ động có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, kiến thức chuyên môn và trình độ lý luận cho các đối tượng cần thiết. Đồng thời phải làm tốt khâu rèn luyện và quản lý đảng viên, bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng. Phải làm trong sạch đội ngũ đảng viên. Đây là một công việc rất khó khăn và phức tạp, cấp uỷ Đảng cần phải có biện pháp kiên quyết, quan điểm dứt khoát, rõ ràng. Thông qua các công tác kiểm tra của tổ chức đảng và dựa vào quần chúng để đánh giá chất lượng đảng viên theo định kỳ, động viên được những đồng chí Đảng viên tích cực. Kịp thời đưa ra khỏi Đảng những đảng viên thoá hoá, biến chất, tham nhũng và có những hành động cơ hội, trù dập, ức hiếp quần chúng. Xử lý kỷ luật thích hợp đối với những đảng viên phạm kỷ luật Đảng, dù đảng viên đó ở cương vị nào. Xoá tên trong danh sách đảng viên những người không thiết tha với Đảng, giảm sút ý chí chiến đấu, không tích cực làm nhiệm vụ đảng viên, bỏ sinh hoạt đảng v.v.. và có kế hoạch giáo dục, giúp đỡ những đảng viên yếu. Tổ chức Đảng cần tổ chức chặt chẽ công tác kết nạp đảng viên mới nhằm tăng thêm năng lực, sinh lực và trí tuệ mới, trẻ hoá đội ngũ. Công tác này cần phải coi trọng về chất lượng, không chạy theo số lượng, chăm lo bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những người ưu tú trong tầng lớp trí thức trẻ, có nhiệt huyết, gắn bó với công việc. Đề phòng một số phần tử xấu, cơ hội về chính trị, tìm cách chui vào Đảng để trục lợi làm giảm sút sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, vì vậy phải làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ. d. Nâng cao chất lượng đội ngũ cấp uỷ cơ sở. Ban chấp hành đảng bộ, chi bộ là cơ quan lãnh đạo toàn bộ hoạt động của tổ chức cơ sở đảng giữa 2 kỳ đại hội, chất lượng của nó luôn là yếu tố có tính chất quyết định đến kết quả công tác xây dựng Đảng của đảng boọ, chi bộ. Do vậy, khi nói đến nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng không thể không nói đến vấn đề quan trọng này. Nhiệm kỳ hiện nay (đại hội năm 2000), các tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan cấp tỉnh Thanh Hoá đã có hầu hết các đồng chí lãnh đạo cấp phó sở, ban, ngành được bầu làm bí thư. Đó là một hướng đúng. Tuy nhiên, đồng chí cấp phó làm bí thư vẫn còn tình trạng e dè, thiếu chủ động và chưa phát huy được vai trò lãnh đạo của cấp uỷ. Đây là tình trạng tương đối phổ biến. Vì vậy, trong quá trình công tác phải phát huy đầy đủ hiệu lực quản lý của cơ quan chuyên môn và quyền làm chủ tập thể của các tổ chức đoàn thể quần chúng đồng thời phải có tập thể cấp uỷ đủ mạnh. Tập thể cấp uỷ này gồm những đồng chí cấp phó làm bí thư và các đồng chí trưởng các phòng ban tham gia cấp uỷ trực tiếp làm bí thư chi bộ. Xu hướng này chắc chắn sẽ tạo ra tình hình thuận lợi cho các cấp uỷ nắm bắt tình hình công tác chuyên môn và các mặt khác, thuận lợi cho việc đồng chí bí thư thực hiện chức năng của mình. Thực tế trong cấp uỷ có nhiều đồng chí giữ trọng trách sẽ thuận lợi cho việc nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ, thuận lợi cho việc cấp uỷ tổ chức lãnh đạo các nhiệm vụ trong cơ quan. Mặt khác, phải xây dựng một phương hướng tìm chọn những đảng viên tiêu biểu, nhiệt tình, trách nhiệm và biết làm công tác đảng, có kinh nghiệm làm công tác vận động quần chúng. Bởi vì, đảng lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, bằng nêu gương, thuyết phục…. Phương hướng này đòi hỏi cấp uỷ cần có kế hoạch đào tạo, chuẩn bị ngay sau khi mỗi kỳ đại hội và phải có ngay phương án sắp xếp cán bộ làm công tác chuyên môn kết hợp với làm công tác đảng. Thực tế, không có sự mâu thuẫn trong việc cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong cơ quan không đủ tiêu chuẩn để baàu vào cấp uỷ mà thông thường là có sự phân công sắp xếp hài hoà. Tuy nhiên sự phân công này những năm qua chưa tạp điều kiện tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng cấp uỷ. Vì vậy, cần sớm có định hướng xây dựng đội ngũ cấp uỷ kế cận đủ mạnh, thường xuyên được bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, đủ phẩm chất, năng lực và tín nhiệm để được bầu vào ban chấp hành đảng bộ mới. Đội ngũ này luôn có khả năng sẵn sàng thay thế và đảm đương tốt trọng trách được giao. đ. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một giải pháp quan trọng để củng cố và chỉnh đốn Đảng, xây dựng các tổ chức cơ sở đảng xứng đáng là hạt nhan lãnh đạo chính trị, là cầu nối giữa Đảng và quần chúng và việc phát huy tác dụng rèn luyện, giáo dục tổ chức và quản lý đảng viên. Đây là một giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Bởi vậy, mỗi cấp uỷ viên, mỗi đảng viên phải coi trọng sinh hoạt chi bộ, thông qua sinh hoạt chi bộ để phát huy năng lực trí tuệ của từng người và của tập thể đảng viên trong việc thảo luận, bàn bạc, đề xuất các vấn đề cần giải quyết hoặc thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi trách nhiệm lãnh đạo của mình. Với ý nghĩa đó, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải được coi là một trong những giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ các tổ chức cơ sở đảng cần tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây: + Về nội dung sinh hoạt: - Phải thông tin kịp thời những vấn đề mới nổi bật từ mặt tích cực và mặt tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, và những vấn đề có liên quan đến cơ quan, đơn vị mình. Sau đó là những vấn đề của địa phương, trong nước và quốc tế, tập trung là những thông tin phù hợp với trình độ, đặc điểm, yêu cầu của chi bộ. Phải làm rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ Đảng về các vấn đề đó để có sự thống nhất về nhận thức và hiểu biết. - Quán triệt sâu sắc, đầy đủ các Chỉ thi, Nghị quyết của cấp trên: xác định phạm vi và trách nhiệm của chi bộ đối với việc thực hiện nghị quyết. - Thảo luận, tìm giải pháp cho việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ chuyên môn của chi bộ. Các vấn đề thuộc phạm vi xây dựng Đảng về tư tưởng, tổ chức, cán bộ, đảng viên. Góp ý kiến về công tác tổ chức và cán bộ thuộc phạm vi phụ trách của mình, về công tác tăng cường lãnh đạo các tổ chức quần chúng. Đấu tranh phê bình và tự phê bình nội bộ, phát hiện và đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực như tham nhũng hối lộ và các tiêu cực khác; phân công và kiểm tra đảng viên thực hiện nhiệm vụ, kết nạp đảng viên mới… Nội dung sinh hoạt không nhất thiết phải có nhiều vấn đề mà tuỳ theo nhiệm vụ của từng tháng để đề ra nội dung cho phù hợp. Thông thường là kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ trong tháng đã qua và đề ra nhiệm vụ công tác cho tháng tới, trong đó cần tập trung vào một số việc, thậm chí vào một số việc cụ thể, đảm bảo chất lượng. + Về tổ chức sinh hoạt: Về căn bản, quá trình tổ chức sinh hoạt gồm ba bước: chuẩn bị, sinh hoạt và tổ chức thực hiện. - Chuẩn bị sinh hoạt: Công việc này là của cấp uỷ trước hết là của bí thư chi bộ. Trước khi tiến hành sinh hoạt, cấp uỷ phải hội ý thống nhất về nội dung, trao đổi mọi vấn đề cần đặt ra để giải quyết ở chi bộ. Nội dung cuộc họp sẽ được trao đổi với người lãnh đạo cao nhất về chuyên môn (thủ trưởng, trưởng, phó phòng, ban…) để tránh trùng lắp và có sự thống nhất trên các mặt về nội dung và lịch trình công tác, sinh hoạt. - Tiến hành sinh hoạt: đây là khâu quyết định sinh hoạt có chất lượng hay không, đòi hỏi phải tạo được bầu không khí dân chủ để phát huy được trí tuệ, trách nhiệm của đảng viên. Do tính chất, nội dung của các buổi sinh hoạt khác nhau nên không khí của các cuộc họp có thể khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi trình độ, năng lực điều hành của cấp uỷ, bí thư phải chủ động trong các tình huống, nhất là đối với các cuộc họp đấu tranh phê bình và tự phê bình. Một tình trạng thường thấy trong sinh hoạt chi bộ là không có nhiều ý kiến, chủ toạ đánh giá tình hình, nêu công việc trong thời gian tới và mọi người đồng ý, hoặc là tình trạng quá nặng nề trong đấu tranh phê bình, thậm chí rơi vào tình trạng cực đoan, dẫn đến các hiện tượng trù úm, mất dân chủ, mất đoàn kết sau hội nghị. Do đó, tổ chức hội nghị là cả một khoa học, một nghệ thuật đòi hỏi người chủ trì phải thật khôn khéo để vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu của sinh hoạt. Cần phải có kết luận của chủ toạ phiên sinh hoạt về các vấn đề đã được trao đổi, bàn bạc, tranh luận. Kết luận phải ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người và mỗi người phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. - Tổ chức thực hiện nghị quyết: Đây là bước được coi như công tác kiểm tra của cấp uỷ, nó giữ vai trò quan trọng trong việc đôn đốc, nhắc nhở các đảng viên thực hiện nhiệm vụ của mình theo nghị quyết đã đề ra. Chất lượng của cuộc sinh hoạt chi bộ có được cải tiến, nâng cao hay không, phần quyết định phụ thuộc vào tính chủ động sáng tạo của cấp uỷ và toàn thể đảng viên trong chi bộ, nhưng mặt khác không thể thiếu vai trò, trách nhiệm và tác động của tổ chức đảng cấp trên trực tiếp và các đồng chí thủ trưởng cơ quan, các đồng chí tỉnh uỷ viên, đảng uỷ viên đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ. Có thể nói ở một mức độ nào đó, nó có tác dụng quyết định các hoạt động nói chung và hoạt động sinh hoạt của các tổ chức cơ sở đảng cơ quan nói riêng. Chi uỷ cần tận dụng lợi thế này để phát huy vai trò của chi bộ và nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ. e. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra. Công tác kiểm tra của Đảng là công tác của toàn Đảng, của các tổ chức cơ sở đảng. Nhưng do chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức cơ sở đảng có khác nhau nên phạm vi trách nhiệm kiểm tra của các tổ chức cơ sở đảng cũng có những điểm khác nhau. Các cấp uỷ Đảng có nhiệm vụ lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp uỷ. Các tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Điều lệ Đảng đối với mọi tổ chức đảng và đảng viên sinh hoạt và hoạt động thuộc phạm vi lãnh đạo của mình. Uỷ bna kiểm tra các cấp tiến hành công tác kiểm tra theo qui định của Điều 32, 33 Điều lệ Đảng và những nội dung do cấp uỷ giao. Đối với việc chấp hành Điều lệ Đảng, cần coi trọng kiểm tra việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần đoàn kết, thống nhất nội bộ, v.v… Qua các hoạt động kiểm tra, Đảng uỷ, ban thường vụ Đảng uỷ và chi bộ cơ sở kịp thời nhận xét, đánh giá đúng ưu điểm, khuyết điểm của tổ chức cơ sở Đảng và Đảng viên trong việc chấp hành điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có biện pháp pháp luật hay ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, đôn đốc và thúc đẩy việc thực hiện Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng , chính sách và pháp luật của Nhà nước có hiệu quả. Đồng thời, Đảng uỷ, Ban thường vụ Đảng uỷ và chi bộ cơ sở tự đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của mình trong việc lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra; rút ra những kinh nghiệm để nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của mình. Qua kiểm tra, nếu phát hiện tổ chức đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm thì chỉ đạo uỷ ban kiểm tra kịp thời giúp đảng uỷ xem xét, kết luận và xử lý (nếu vi phạm đến mức phải xử lý). Có như vậy, công tác kiểm tra của đảng mới thực sự là chức năng lãnhđạo, một nộidung quan trọng của công tác xây dựng Đảng; mới góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng, hoàn thành mọi nhiệm vụ trong công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. f. Tăng cường công tác phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Đảng. Phê bình và tự phê bình là một thứ vũ khí sắc bén, nó giúp cho Đảng ta ngày càng mạnh thêm. Vì thế, phê bình và tự phê bình phải được tiến hành thường xuyên, thiết thực, dân chủ, từ trên xuống và từ dưới lên. mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa chữa cách làm việc cho tốt hơn, đung hơn. Cốt để đoàn kết và thống nhất nội bộ. Nghị quyết hội nghị lần thứ 6 (lần 2) Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay nêu rõ nhiệm vụ: "Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong Đảng" [21, 31]. Nghị quyết đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên mà trước hết là cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo quản lý các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế thực hiện phê bình và tự phê bình với tinh thần đồng chí trong sáng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, nghiêm tu chính sách và khoan dung, thấu tình và đạt lý, tự giác, tự nguyện và trung thực, có phê phán có đấu tranh để xây dựng, để đoàn kết. Chính vì đoàn kết vì nhất trí mà đấu tranh phê phán, tất cả vì mục tiêu lý tưởng và lợi ích chung. Kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng kèn cựa địa vị, lợi lộc, cũng như tư tưởng cục bộ, bản vị hẹp hòi. ở những nơi mất đoàn kết nghiêm trọng thì cấp trên phải trực tiếp chỉ đạo việc tự phê bình và phê bình, kết hợp chặt chẽ với công tác kiểm tra, thanh tra, xem xét kết luận rõ các sai phạm, kiện toàn tổ chức, khôi phục sự đoàn kết nội bộ. Như vậy, thực hiện tinh thần Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 (lần 2) khoá VIII là thực hiện tăng cường công tác phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt đảng. Đối với tổ chức cơ sở đảng cơ quan ở Đảng bộ Cơ quan cấp tỉnh Thanh Hoá thời gian vừa qua đã triển khai và thực hiện rất tốt. Trong thời gian tới cần tập trung nâng cao hơn nữa chất lượng phê bình và tự phê bình trong sinh hoạt Đảng. Phải có qui chế phù hợp trong việc lấy ý kiến của quần chúng, bao gồm cả quần chúng ở nơi cư trú, góp ý phê bình cán bộ, đảng viên. Có cơ chế bảo vệ người dám phê bình, có ý kiến thẳng thắn khi phê bình, đồng thời phải xử lý kịp thời, nghiêm túc người lợi dụng phê bình để vu cáo, hãm hại đồng chí. h. Chăm lo lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng. Đảng ta rất quan tâm đến công tác quần chúng. Trong cách mạng dân tộc dân chủ đảng ta tập hợp quần chúng giành chính quyền. Ngày nay đảng ta tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trong quá trình đổi mới toàn diện, vì vậy chúng ta phải đổi mới nhận thức và phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng cho phù hợp với tình hình mới. Muốn thế Đảng phải chăm lo lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng và xác định đây là công việc quan trọng thường xuyên của Đảng. Quần chúng đi theo sự nghiệp của Đảng vì đó là sự nghiệp cao cả, sự nghiệp mang lại lợi ích cho quần chúng. Xét cho cùng, quần chúng gắn bó với Đảng vì lợi ích của chính bản thân họ. Trong cách mạng dân tộc dân chủ lợi ích của quần chúng là độc lập, tự do, cơm no, áo ấm. Ngày nay mục tiêu trở nên cao hơn, rộng hơn. Vì vậy công tác lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng phải được coi là quan trọng. Các đoàn thể quần chúng là các tổ chức đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân nói chung, cho cán bộ công nhân viên cơ quan nói riêng. Trách nhiệm của các tổ chức cơ sở Đảng cơ quan là phải tạo điều kiện để các tổ chức quần chúng tham gia vào quá trình xây dựng Đảng, xây dựng bộ máy chính quyền, cơ quan, đơn vị, tham gia vào quá trình kiểm tra giám sát hoạt động của các tổ chức Đảng, quá trình điều hành của người thủ trưởng cơ quan, trong việc thực hiện nhiệm vụ cơ quan, quá trình chấp hành chủ trương đưonừg lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đoàn viên và giới thiệu cho Đảng, Nhà nước để kết nạp vào Đảng và bố trí vào những cương vị quan trọng trong cơ quan. Phải tôn trọng tính độc lập theo chức năng hoạt động của các tổ chức đoàn thể cơ quan, hướng dẫn phối hợp và tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể đổi mới nội dung và phương thức hoạt động đúng hưoứng, đúng pháp luật và đúng chức năng nhiệm vụ của mình. Các tổ chức cơ sở đảng cơ quan cần phải phát huy và khơi dậy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, động viên phong trào quần chúng hành động cách mạng thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của cơ quan, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. 3. Một số kiến nghị. + Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh là một Đảng bộ trực thuộc tỉnh uỷ được coi là tương đối với huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh; mọi hoạt động xây dựng Đảng căn bản theo phương thức, cách thức, nội dung như một huyện, thị. Tuy nhiên, Đảng bộ Cơ quan cấp tỉnh không có chính quyền cùng cấp song song tồn tại, cho nên có nhiều mặt gặp khó khăn, có ý kiến cho rằng chỉ làm đảng vụ. Trong khi đó, Đảng bộ nhiều khi phải giải quyết những vấn đề rất quan trọng cả về tư tưởng và tổ chức. Vì vậy, đề nghị Trung ương, Tỉnh cần sớm ban hành những qui định, xác định cụ thể về tổ chức, chức năng, quyền hạn của Đảng bộ cơ quan cấp tỉnh làm cơ sở cho các hoạt động của Đảng bộ. + Để thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, và Nghị quyết trung ước 6 (lần 2), khoá VIII, về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay, đề nghị Trung ương và tỉnh có hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Nghị quyết số 54 QĐ/TW về chức năng, quyền hạn của Đảng bộ, chi bộ cơ quan; Quyết định số 44 QĐ/TW về việc quản lý cán bộ và Quyết định 62 QĐ/TW về hoạt động của Ban cán sự, đảng đoàn cấp tỉnh. + Đề nghị cần có chính sách thoả đáng đối với cán bộ làm công tác Đảng nói chung và các đồng chí làm kiêm nhiệm ở cơ sở nói riêng. Trước mắt có thể có chế độ phụ cấp ngoài lương cơ bản cho các đồng chí từ Bí thư chi bộ đến các đồng chí uỷ viên chấp hành các cấp ở cơ sở. Vì công tác kiêm nhiệm nặng nề, tốn nhiều thời gian công sức ngoài các nhiệm vụ chuyên môn. Kết luận Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời cho đến nay luôn luôn khẳng định vị trí, vai trò to lớn của tổ chức cơ sở đảng. Thực tiễn cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn phát triển đã chứng minh rằng: các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có trở thành hiện thực sinh động của đời sống hay không phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo tổ chức thực hiện của các tổ chức cơ sở đảng. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng, củng cố và chỉnh đốn Đảng là một trong những vấn đề bức xúc đặt ra trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. Để làm được việc đó, chỉ có trên cơ sở nắm vững lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn với một trách nhiệm đầy đủ của cấp uỷ các cấp và của từng đảng viên mới xây dựng được chi bộ, đảng bộ cơ quan ngang tầm với nhiệm vụ mới. Trong những năm đổi mới vừa qua các tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá đã có nhiều đổi mới về phong cách lãnh đạo, chỉnh đốn, đổi mới công tác tổ chức và làm tốt công tác đảng viên góp phần cùng toàn thể đảng bộ, nhân dân trong tỉnh khắc phục khó khăn, đoàn kết nhất trí dưới sự lãnh đạo của Ban chấp hành tỉnh uỷ đưa nền kinh tế của tình nhà phát triển, tạo cơ sở vưng chắc cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV. Tuy vậy, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước thì những kết quả đó mới chỉ là bước đầu chưa vững chắc. Mặt khác, ở mỗi tổ chức cơ sở đảng, đảng viên còn những yếu điểm phải nghiêm tu chính sách sửa chữa mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Trong bối cảnh chính trị thế giới có nhiều diến biến phức tạp, bọn phản động và các thế lực thù địch đang âm mưu "Diễn biến hoà bình" làm suy yếu cách mạng và sự lanh đạo của Đảng ta. Vì vậy, hơn lúc nào hết, đảng viên, các tổ chức cơ sở đảng phải thường xuyên cảnh giác âm mưu phá hoại của kẻ địch, đoàn kết nhất trí, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, đồng thời chủ động chỉnh đốn tổ chức cơ sở đảng, thực hiện phương châm "sâu gốc, bền rễ", mãi mãi xứng đáng là người lãnh đạo duy nhất của giai cấp công nhân, nhân dan lao động và phong trào cách mạng Việt Nam. Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá có 57 tổ chức cơ sở đảng cơ quan với 2913 đảng viên, nắm giữ tất cả các ngành quan trọng của tỉnh cần phải tập trung hơn nữa để nâng cao chất lượng của tổ chức cơ sở đảng, xây dựng được nhiều các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh đảm đương được các vai trò lãnh đạo chính trị, lãnh đạo cơ quan thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ mà tỉnh giao cho đáp ứng nguyện vọng và sự tin cậy của nhân dân trong tỉnh. Việc "nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến dấu của tổ chức cơ sở đảng cơ quan thuộc đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay" có ý nghĩa to lớn đối với công tác xây dựng Đảng của tỉnh. Song, chuyên đề này mới chỉ nêu được một số nội dung chủ yếu kết quả nghiên cứu và đề xuất bước đầu theo nhận thức của cá nhân; chắc chắn còn nhiều nội dung cần phải góp ý, kính mong sự quan tâm đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp. Nhân đây, tôi xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Phạm Thành Dung chủ nhiệm khoa và Khoa quan hệ quốc tế - Phân viện Hà Nội, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các đồng chí Thường trực Đảng uỷ Cơ quan cấp tỉnh Thanh Hoá và các bạn đồng nghiệp để tôi hoàn thành chuyên đề này./. Phụ lục Về công tác xây dựng đảng qua các năm 1999- 2002 của tổ cchức cơ sở đảng cơ quan và của đảng bộ cơ quan cấp tỉnh thanh hoá Biểu 1: tình hình đảng viên của tổ chức cơ sở đảng cơ quan STT 1999 2000 2001 2002 Ghi chú 1. Tổng số Đảng viên 2940 2814 2810 2913 2. Trình độ học vấn - Cấp 1 0 0 0 0 - Cấp 2 10 10 10 10 - Cấp 3 2930 2804 2800 2903 3. Trình độ chuyên môn - Sơ cấp 146 195 185 183 - Trung cấp 1459 1300 1305 1305 - Đại học 1300 1319 1300 1305 Biểu 2. ình hình cấp uỷ cơ sở của tổ chức cơ sở đảng cơ quan qua các nhiêm kỳ STT Nội dung Nhiệm kỳ 1998- 2000 Nhiệm kỳ 2000- 2002 Ghi chú 1 Tổng số cấp uỷ viên cơ sở 476người 492 người 2 Trình độ học vấn - Cấp 2 2,7% 2,5% - Cấp 3 97,3% 97,5% 3 Trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên 70% 80% 4. Trình độ lý luận chính trị cao cấp và đại học 20% 35% Biểu 3: Phân loại chất lượng đảng viên và tổ chức của tổ chức cơ sở đảng cơ quan STT Nội dung Đơn vị tính 1999 2000 2001 2002 Ghi chú 1. Đảng viên Người + Tổng số 2940 2814 2810 2913 + Tham gia phân loại 2930 2790 2785 2884 - Loại I 2907 2761 2763 2879 - Loại 2 18 10 10 10 - Loại 3 5 15 12 12 - Không đủ tư cách 0 4 0 0 2. Tổ chức cơ sở Đảng Tổ chức - Tổng số 49 50 58 57 - Trong sạch vững mạnh 35 37 43 44 - Khá 15 13 15 13 - Yếu kém 0 0 0 0 3. Tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch vững mạnh trong toàn Đảng bộ Tổ chức 46/80 47/78 52/73 50/72 Biểu 4: sử lý kỷ luật Đảng viên của toàn bộ cơ quan cấp tỉnh thanh hoá STT Nội dung 1999 2000 2001 2002 Ghi chú 1. Khiển trách 2 10 5 10 2. Cảnh cáo 5 9 12 12 3 Cách thức 1 0 0 1 4 Khai trừ 0 5 6 2 Tổng số 8 24 23 25 Biểu 5: Kết quả,bồi dưỡng, đào tạo qua các năm của Đảng bộ cơ quan cấp tỉnh thanh phố STT Nội dung 1999 2000 2001 2002 Ghi chú 1. Bồi dưỡng kết nạp Đảng 583 590 239 342 2. Kết nạp Đảng 205 175 187 184 3 Bồi dưỡng nghiệp vụ của công tác Đảng 100 200 2080 4 Bồi dưỡng đảng viên mới 450 311 396 194 Biểu 6: Thống kê tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên của Đảng bô cơ quan cấp tỉnh thanh hoá năm 1999 STT Loại cơ sở Tổng số đơn vị cơ sở Tổ chức cơ sở Đảng Tổ chức đảng trong cơ sở Tổng số đảng viên Ghi chú Tổng số Đảng bộ cơ sở Chi bộ cơ sở Đảng bộ bộ phân Chi bộ 1. Doanh nghiệp nhà nước 13 13 11 2 3 65 796 - Giao thông vận tải, Bưu điện 1 1 1 0 1 11 132 - Thương nghiệp, Dịch vụ, Du lịch 12 12 10 2 2 54 664 2 Cơ sở văn hoá dáo dục, y tế 8 8 7 1 0 76 648 - Trường TH chuyên nghiệp dạy nghề 2 2 2 0 0 14 61 - Trưởng PTTH 1 1 0 1 0 1 19 - Trưởng ĐH - CĐ 3 3 3 0 0 35 322 - Bệnh viện 2 2 2 0 0 26 246 3 Cơ quan hành chính 59 59 32 27 0 285 2940 Cộng 80 80 50 30 3 426 4218 Biểu 7: Thống kê tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên của Đảng bô cơ quan cấp tỉnh thanh hoá năm 2000 STT Loại cơ sở Tổng số đơn vị cơ sở Tổ chức cơ sở Đảng Tổ chức đảng trong cơ sở Tổng số đảng viên Ghi chú Tổng số Đảng bộ cơ sở Chi bộ cơ sở Đảng bộ bộ phân Chi bộ 1. Doanh nghiệp nhà nước 13 13 11 2 3 65 809 - Giao thông vận tải, Bưu điện 1 1 1 0 1 11 135 - Thương nghiệp, Dịch vụ, Du lịch 12 12 10 2 2 54 674 2 Cơ sở văn hoá dáo dục, y tế 8 8 7 1 0 76 704 - Trường TH chuyên nghiệp dạy nghề 2 2 2 0 0 14 78 - Trưởng PTTH 1 1 0 1 0 1 24 - Trưởng ĐH - CĐ 3 3 3 0 0 35 347 - Bệnh viện 2 2 2 0 0 26 255 3 Cơ quan hành chính 57 57 32 25 0 283 2814 Cộng 78 78 50 28 3 424 4327 Biểu 8: Thống kê tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên của Đảng bô cơ quan cấp tỉnh thanh hoá năm 2001 STT Loại cơ sở Tổng số đơn vị cơ sở Tổ chức cơ sở Đảng Tổ chức đảng trong cơ sở Tổng số đảng viên Ghi chú Tổng số Đảng bộ cơ sở Chi bộ cơ sở Đảng bộ bộ phân Chi bộ 1. Doanh nghiệp nhà nước 10 10 8 2 3 48 592 - Giao thông vận tải, Bưu điện 1 1 1 0 1 11 91 - Thương nghiệp, Dịch vụ, Du lịch 9 9 7 2 2 37 501 2 Cơ sở văn hoá dáo dục, y tế 5 5 4 1 0 42 430 - Trường TH chuyên nghiệp dạy nghề 2 2 2 0 0 14 127 - Trưởng PTTH 1 1 0 1 0 1 18 - Trưởng ĐH - CĐ 2 2 2 0 0 27 285 - Bệnh viện 2 2 2 0 0 26 255 3 Cơ quan hành chính 58 58 45 28 0 292 2810 Cộng 73 73 45 28 3 382 3832 Biểu 9: Thống kê tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên của Đảng bô cơ quan cấp tỉnh thanh hoá năm 2002 STT Loại cơ sở Tổng số đơn vị cơ sở Tổ chức cơ sở Đảng Tổ chức đảng trong cơ sở Tổng số đảng viên Ghi chú Tổng số Đảng bộ cơ sở Chi bộ cơ sở Đảng bộ bộ phân Chi bộ 1. Doanh nghiệp nhà nước 10 10 8 2 2 48 640 - Giao thông vận tải, Bưu điện 1 1 1 0 1 11 115 - Thương nghiệp, Dịch vụ, Du lịch 9 9 7 2 1 37 525 2 Cơ sở văn hoá dáo dục, y tế 5 5 4 1 0 42 465 - Trường TH chuyên nghiệp dạy nghề 2 2 2 0 0 14 135 - Trưởng PTTH 1 1 0 1 0 1 20 - Bệnh viện 2 2 2 0 0 27 330 3 Cơ quan hành chính 57 57 33 24 0 295 2913 Cộng 72 72 45 27 2 385 4038

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNâng cao năng lực lãnh đạo & sức chiến đấu của cơ sở Đảng cơ quan thuộc Đảng bộ Cơ quan Cấp tỉnh Thanh Hóa.doc
Luận văn liên quan