Qua nghiên cứu, đề tài đã đúc kết được những vấn đề có tính lí luận và thực tiễn về KT và phát triển KT để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các định hướng, giải pháp cho sự phát triển KT huyện Anh Sơn.
Đề tài cũng đã phân tích và đánh giá tương đối đầy đủ những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển KT huyện Anh Sơn. Có thể thấy, Anh Sơn có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên đất, rừng và khoáng sản, làm tiền đề cho sự phát triển nền KT đa ngành theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, qui mô nền KT huyện Anh Sơn còn nhỏ bé, chiếm tỉ trọng chưa cao trong cơ cấu KT của tỉnh Nghệ An.
119 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu kinh tế huyện Anh Sơn giai đoạn 2005 – 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạo ra một khối lượng hàng hóa đáng kể cung cấp cho thị trường. Các trang trại ở Anh Sơn gồm 6 trang trại nuôi gia súc, gia cầm và 1 trang trại tổng hợp. Các trang trại ngày càng phát triển theo hướng SX hàng hóa với tính chuyên môn hóa cao.
2.2.2.2. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
a) Khái quát chung
Anh Sơn là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An nhưng cũng có những điều kiện nhất định để phát triển CN và TTCN. Huyện Anh Sơn nằm dọc trên trục Quốc lộ 7, có đường mòn Hồ Chí Minh đi qua. Toàn huyện có trên 300km đường nhựa và bê tông, 194km đường cấp phối. Toàn huyện hiện có 21 xã thị có đường trung tâm chạy vào tận nơi. Về tiềm năng tự nhiên Anh Sơn sở hữu một trữ lượng đá vôi khá lớn tại khu vực lèn chạy dài Hội Sơn, Phúc Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn.
Bên cạnh đó là trữ lượng về đất sét từ Cẩm Sơn xuống đến Hội Sơn. Đây là các nguyên vật liệu tại chỗ cơ bản dùng cho sản xuất VLXD trên địa bàn. Về xã hội huyện Anh Sơn có lực lượng lao động dồi dào, là cơ sở cho sự phát triển CN và TTCN. Huyện lại có chủ trương hỗ trợ và trích một phần ngân sách sử dụng cho công tác san lấp, đền bù trong giải phóng mặt bằng để bàn giao cho các nhà thầu đầu tư vào SX CN. Huyện đã phối hợp với các chủ đầu tư làm tốt công tác tuyên truyền, tuyển dụng lao động, nhất là khi tham gia SX trong KCN đã được quy hoạch.
Giai đoạn 2005 – 2013, tốc độ tăng trưởng bình quân năm trong SX CN và TTCN đạt trên 16,6 %. Trong đó, tốc độ tăng trưởng TTCN, làng nghề tăng từ 10 % năm 2005 lên 18% năm 2013, giải quyết mỗi năm cho 3000 – 5000 lao động. Năm 2013, GTSX ngành CN và TTCN của huyện Anh Sơn đạt 956,2 tỷ đồng, chiếm 26,9% trong cơ cấu GTSX của huyện.
b) Các ngành công nghiệp chủ yếu
Từ năm 2010, việc sản xuất CN, TTCN trên địa bàn phát triển mạnh, nhiều sản phẩm tăng nhanh như gạch nung, khai thác cát, khai thác đá, chế biến đường. Riêng trong năm 2010 có 3 DN vào đầu tư trên địa bàn, 2 DN cơ bản đã đi vào ổn định và hoàn thiện dây chuyền để SX. Cụm các nhà máy SX vật liệu, chế biến nông sản được hình thành tạo động lực và gắn kết giữa kinh tế ngành của tỉnh với phát triển KT huyện.
Các ngành CN chính ở huyện Anh Sơn là chế biến nông sản, SX vật liệu xây dựng, khai thác cát sỏi, chế biến đồ gỗ,
Đáng chú ý, từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn huyện Anh Sơn có 12/20 DN đăng ký đầu tư với tổng số vốn gần 1.000 tỷ đồng. Nổi bật có Công ty TNHH nhiên liệu sạch đầu tư gần 300 tỷ đồng; Công ty CP thương mại Việt Phát đầu tư dây chuyền 5 tỷ đồng, chế biến chè xanh chất lượng cao xuất khẩu sang Nhật (Tổng đội TNXP 1); Dự án Nhà máy tinh bột sắn (Hoa Sơn) quy mô 15 ha; Công ty CP Thương mại Trường Sơn đầu tư 45 tỷ đồng mở xưởng SX cơ khí (khối 2, thị trấn); Công ty CP Thực phẩm Nghệ An đầu tư nhiều mô hình cây trồng hàng hóa mới với 66 a gấc (10 xã), 15 ha ớt cay xuất khẩu (Hoa Sơn, Tường Sơn). Hiện nay, huhyện đã và đang phối hợp với 11/12 DN đầu tư triển khai công tác giao nhận mặt bằng. Dự kiến năm 2015, sau khi đi vào sản xuất ổn định, các nhà máy sẽ tạo việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương[17].
Hiện tại, trên địa bàn huyện có 2 nhà máy xi măng với tổng công suất 17,6 vạn tấn/ năm, đang trên đường nâng cấp lên công suất mỗi nhà máy 1 triệu tấn/ năm; hai nhà máy chế biến chè CN; một nhà máy đường và nhiều cơ sở SX TTCN.
Bảng 2.16: Số cơ sở sản xuất công nghiệp huyện Anh Sơn
giai đoạn 2005 2013[17]
(Đơn vị: cơ sở)
Hình thức sở hữu
Năm 2005
Năm 2013
Nhà nước
- Trung ương quản lí
- Địa phương quản lí
5
1
4
5
1
4
Ngoài nhà nước
1.056
1.262
- Ông Nguyễn Như Long, Giám đốc công ty TNHH nhiên liệu sạch, cho biết: Nhờ sự quan tâm của huyện Anh Sơn và xã Khai Sơn, sau 3 tháng xúc tiến đầu tư, nhà máy đã được bàn giao mặt bằng và đi vào SX. Hiện nay, dây chuyền đã hoàn thiện 40% khối lượng công việc với tổng vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần 60 lao động với mức lương bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Khi dây chuyền hoàn thiện 100% sẽ tạo việc làm ổn định cho 300 - 400 lao động địa phương”. Dự án than củi sạch đang góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm gỗ nguyên liệu của bà con nông dân với các sản phẩm gồm: gỗ phôi, viên nén cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện và hộ gia đình, cá nhân các nước châu Âu, Nhật Bản.
- Với mức tổng vốn đầu tư gần 50 tỷ đồng, Công ty TNHH May thêu Khải Hoàn đứng chân tại Thị trấn Anh Sơn được khởi công xây dựng từ 6-2010 nay đã hoàn thiện 3.200m2 nhà xưởng cho công nhân làm việc, 3.600m2 nhà phục vụ. Tháng 10/2010 công ty đã chính thức đi vào ổn định tổ chức, đào tạo, ghép học sinh vào dây chuyền để SX. Trong tháng 10/ 2010 công ty đã SX trên 50.000 sản phẩm xuất khẩu sang thị thường Mỹ và Châu Âu. Sang năm 2014, Công ty SX hơn 455 ngàn sản phẩm may mặc, xuất khẩu sang thị trường Đông Âu, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, doanh thu gần 50 tỷ đồng; đang tạo việc làm ổn định cho 450 lao động.
- Công ty CP gạch Tây Nghệ đứng chân tại địa bàn xã Cẩm Sơn được phê duyệt theo dự án với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ đồng, chuyên SX gạch các loại. Công suất thiết kế của nhà máy 30 triệu viên/năm với công nghệ dây chuyền, thiết bị SX hiện đại. Công ty đi vào khởi công từ 2/2010 hiện đã cơ bản hoàn thành dây chuyền, nhà xưởng đang trên đà hoàn thiện một số hạng mục phụ trợ khác. Công ty đã thu hút trên 100 lao động trong đó trên 50% là con em các đồng bào dân tộc trên địa bàn xã Cẩm Sơn như bản Cẩm Hoà, Kẻ May, Cẩm Lợi, Nhân Tài. Công ty CP gạch ngói Tây Nghệ, xã Cẩm Sơn SX trên 10 triệu sản phẩm gạch; doanh thu trên 13 tỉ đồng/ năm. Lãnh đạo công ty còn cho hay công ty sẽ đầu tư thêm dây chuyền để sản xuất gạch lát nền và ngói xây dựng để phong phú mặt hàng và vươn lên chiếm lĩnh thị trường.
- Cùng với việc xây dựng nâng cấp và hoàn thiện hai nhà máy xi măng thuộc Công ty 12/9 và Công ty Thanh Sơn theo công nghệ lò quay hiện đại, Công ty mía đường Sông Lam ngày càng nỗ lực trong sản xuất, đổi mới dây chuyền để nâng công suất gần 500 tấn mía/ngày, tăng hiệu quả lao động; 04 xưởng chế biến chè CN trên địa bàn cũng đã và đang làm tốt công tác đảm bảo và ổn định vùng nguyên liệu, hoạt động mạnh trong các mùa thu hái.
Các KCN nhỏ thị trấn và KCN Đỉnh Sơn được UBND tỉnh phê duyệt, KCN thị trấn đã hoàn thành khép kín quy hoạch quy mô 5 ha tạo cơ sở đẩy mạnh phát triển công nghiệp và TTCN trong thời gian mới tại huyện.
c) Thủ công nghiệp
Trên địa bàn huyện Anh Sơn có các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, ươm tơ, kéo sợi và một số ngành nghề mới đang được hình thành như đan lát mây tre xuất khẩu đã góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Từ năm 2006, 2 xã đã có sản phẩm đưa ra thị trường tiêu thụ trong huyện, trong tỉnh và xuất khẩu. Đó là mặt hàng dệt thổ cẩm ở xã Thành Sơn; sợi tơ tằm, mây tre đan xuất khẩu tại xã Tường Sơn. Dự kiến trong thời gian tới sẽ phát triển thêm nghề đan lát xuất khẩu phân bố đều trên các khu vực Thọ Sơn, Thị trấn, Phúc Sơn, Khai Sơn, Long Sơn. Khôi phục làng nghề dệt thêu bản Gát ở xã Tam Sơn.
Hiện nay huyện Anh Sơn chú trọng dành đất để quy hoạch phát triển CN, tiểu thủ CN, đồng hành cùng doanh nghiệp trong bàn giao mặt bằng sạch, môi trường, phòng chống cháy nổ; chỉ đạo mở rộng vùng nguyên liệu lên các huyện Con Cuông, Tương Dương. Về phía DN yêu cầu cam kết đảm bảo quyền lợi, tạo niềm tin cho người dân. Những chính sách thu hút đầu tư tích cực đã tạo hiệu ứng tốt cho nền KT.
d) Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
● Cụm CN Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn
Cách thị trấn Anh Sơn 16 km, cụm CN Đỉnh Sơn thuộc xã Đỉnh Sơn với tổng diện tích 40 ha. Các ngành CN được tập trung đầu tư là chế biến chè, chế biến đường, SX vật liệu xây dựng, gia công khung nhôm kính, sửa chữa cơ khí, Hiện nay, cơ sở hạ tầng của cụm CN (điện, nước, viễn thông...) vẫn đang dùng chung với hệ thống tương ứng của huyện. Các DN tiêu biểu của cụm CN Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn là công ty CP Mía đường Sông Lam, DN chè Bãi Phủ, công ty CP Kim Nhan, công ty CP Tây Nghệ.
● Khu công nghiệp Tri Lễ
Khu CN Tri Lễ thuộc xã Khai Sơn nằm dọc Quốc lộ 7A và cách trung tâm huyện 8km, có diện tích quy hoạch 200 ha. Tính đến năm 2013, đầu tư các hạng mục chính của khu CN đã đạt trên 50%, tỷ lệ lấp đầy diện tích đạt 57%. Các ngành SX chính trong khu CN là SX nhiên liệu sạch, SX vật liệu xây dựng, sửa chữa cơ khí. Các DN tiêu biểu đầu tư vào khu CN là công ty TNHH MT, công ty TNHH nhiên liệu sạch, công ty TNHH Hoàn Diễn, công ty TNHH Trường Sơn.
2.2.2.3. Dịch vụ
a) Thương mại
Thời gian gần đây, hoạt động thương mại của Anh Sơn có những bước phát triển đáng kể, đặc biệt là khu vực thị trấn Anh Sơn và các xã dọc tuyến Quốc lộ 7 như Phúc Sơn, Khai Sơn, Đỉnh Sơn. Mạng lưới thương mại được mở rộng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về các loại vật tư phục vụ SX, hàng hóa tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm cho người dân Anh Sơn.
Năm 2013, toàn huyện có 2.626 cơ sở kinh doanh thương mại, tăng gần 400 cơ sở so với năm 2005. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2013 đạt 896,3 tỷ đồng, tăng 476,2 tỷ đồng so với năm 2005.
Tỷ đồng
Biểu đồ 2.5: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng huyện Anh Sơn giai đoạn 2005 – 2013 (giá thực tế)[17]
Trong 2.626 cơ sở kinh doanh thương mại có 82 DN và công ty TNHH, 1.772 cơ sở bán buôn, bán lẻ, 138 nhà hàng, 24 khách sạn, nhà nghỉ, 319 cơ sở kinh doanh vận tải. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn huyện Anh Sơn tương đối đa dạng, các mặt hàng phong phú. Đa số các hộ tập trung vào bán lẻ các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của nhân dân địa phương.
Bảng 2.17: Các DN và công ty TNHH hoạt động ở huyện Anh Sơn giai đoạn 2005 – 2013[17]
(Đơn vị: cơ sở)
Chỉ tiêu
2005
2010
2012
2013
Tổng số
42
58
70
82
DN tư nhân
9
13
13
15
DN Cá thể
5
8
10
13
DN Hỗn hợp
3
3
4
5
Công ty TNHH
13
19
24
28
Công ty cổ phần
12
15
19
21
Các hộ kinh doanh thương nghiệp phân bố không đều trên địa bàn, tập trung nhiều ở các vùng trung tâm, các xã có điều kiện giao thông thuận lợi, lưu thông hàng hóa tốt như Thị trấn Anh Sơn, các xã dọc Quốc lộ 7 như Phúc Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn.
Xét tổng quan, sự phát triển mạng lưới thương mại trên địa bàn huyện Anh Sơn phần nhiều còn mang tính tự phát, mới đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương chứ chưa tập trung vào các giải pháp đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hóa. Hầu hết các hộ kinh doanh thương mại có quy mô nhỏ, doanh thu chưa cao và nhiều hộ không đăng kí kinh doanh, gây khó khăn cho công tác quản lý.
Những năm gần đây, mạng lưới thương mại ở huyện Anh Sơn ngày càng được mở rộng, hệ thống chợ được sắp xếp lại, cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp khang trang hơn nên đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Hiện nay, toàn huyện có 19 chợ, trong đó có 1 chợ trung tâm thị trấn; có 18/21 đơn vị xã, thị trấn có chợ[17]. Các mặt hàng bán ra chủ yếu tại các chợ là các mặt hàng nông sản và hàng tiêu dùng; các mặt hàng mua vào chủ yếu là vật tư NN, cây, con giống. Hoạt động kinh doanh khá thuận lợi, hàng hoá lưu thông tốt, giá cả ổn định, góp phần tăng nguồn thu ngân sách.
Cũng trong thời gian qua, huyện Anh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, khai thác các tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất khẩu. Hướng xuất khẩu được xác định là một hướng đi quan trọng của huyện nên được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ. Trước thuận lợi đó, nhiều DN ở Anh Sơn đã chủ động đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường, hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, hàng thủ công nghiệp. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, thiết bị, vật tư NN và một số sản phẩm tiêu dùng như ô tô, đồ gia dụng.
b) Giao thông vận tải
Anh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế, mạng lưới giao thông của huyện ngày càng phát triển, tập trung vào giao thông đường bộ.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đều được triển khai xây dựng. Đường thị trấn Anh Sơn - Bản Vều (31 tỷ đồng), đường Nhân Tài - Già Giang (41 tỷ đồng), đường vào trung tâm xã Tam Sơn (11,7 tỷ đồng) cơ bản đã hoàn thành, khởi công xây dựng đường giao thông tả ngạn Sông Lam (218 tỷ đồng), cầu bắc qua sông Lam tại Cây Chanh (49 tỷ) đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2011. Hệ thống giao thông nông thôn, đường liên thôn, liên xã được chú trọng đầu tư, nâng cấp. Tổng kết năm 2013, toàn huyện có 194 km đường cấp phối, 315,4 km đường nhựa và đường bê tông, đường nhựa tăng 125,4 km so với 2005. Giao thông vào trung tâm 21/21 xã, thị trấn cơ bản thuận lợi.
Bên cạnh đó, nhiều công trình quan trọng đang được huyện đầu tư xây dựng và nâng cấp như: Tuyến đường biên giới Tam Hợp – Hạnh Lâm (đoạn qua địa bàn huyện Anh Sơn có chiều dài 14km), đường kinh tế, quốc phòng (đoạn qua Anh Sơn có chiều dài 40km) và các tuyến đường nguyên liệu chè như Long Sơn, Lĩnh Sơn - Tào Sơn, Long Sơn - Khai Sơn - Cao Sơn - Lĩnh Sơn, Cẩm Sơn - Môn Sơn (Con Cuông) với tổng chiều dài 56km.
Sự phát triển ngày càng hoàn thiện của giao thông vận tải đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng số lượng các phương tiện vận tải, làm cho năng lực vận tải của huyện thêm sức mạnh.
Bảng 2.18: Số lượng phương tiện vận tải đường bộ huyện Anh Sơn
giai đoạn 2005 – 2013[17]
(Đơn vị: chiếc)
Chỉ tiêu
2005
2010
2012
2013
Ô tô vận tải hàng hóa
45
67
88
97
Ô tô vận tải hành khách
9
15
18
25
Xe công nông
20
15
5
-
Tổng
74
97
111
122
Giai đoạn 2005 – 2013, số lượng phương tiện vận tải trên địa bàn huyện Anh Sơn tăng lên nhanh chóng. Cụ thể: xe ô tô vận tải hàng hóa tăng từ 45 chiếc lên 97 chiếc, xe ô tô vận tải hành khách tăng từ 9 chiếc lên 25 chiếc, xe công nông năm 2005 toàn huyện có 20 chiếc, nhưng đến năm 2013 hầu như không còn được phép hoạt động do hầu hết là xe tự chế. Không chỉ về mặt số lượng mà chất lượng phương tiện vận tải cũng ngày càng được nâng cao.
Về cơ cấu, vận tải đường bộ giữ vai trò chủ đạo, vận tải đường thủy giữ vai trò không đáng kể.
Hoạt động vận tải của huyện có những bước tiến đáng kể. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa tăng liên tục qua các năm. Khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2013 đạt 212 nghìn tấn, tăng gấp 2,1 lần so với năm 2005. Cùng thời kì, khối lượng luân chuyển hàng hóa tăng từ 1.650 nghìn tấn/km lên 2.013 nghìn tấn/km. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hành khách cũng tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 2005 – 2013, khối lượng vận chuyển hành khách tăng 188.825 người; khối lượng luân chuyển hành khách tăng 15.600 nghìn hành khách/km.
Có thể thấy rằng, những năm gần đây ngành vận tải của huyện Ạnh Sơn có những chuyển biến tích cực, phục vụ ngày càng có hiệu quả nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân. Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu phát triển kinh tế và đẩy mạnh giao lưu với các huyện, các vùng khác, cần có sự quan tâm đầu tư của các cấp các ngành để đầu tư mở rộng và nâng cấp mạng lưới giao thông của huyện.
c) Du lịch
Anh Sơn - vùng đất trung du xứ Nghệ có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử. Điều đó được minh chứng bởi hệ thống di tích, danh thắng gắn với tên đất, tên người, những lễ hội, huyền tích đậm chất văn hóa vùng miền. Trong dòng chảy thời gian, truyền thống văn hóa ấy đã ngày một kết tinh, là nền tảng quan trọng góp phần vào phát triển của du lịch nói riêng và kinh tế nói chung của địa phương hôm nay và tương lai.
Theo thống kê chưa đầy đủ, huyện Anh Sơn hiện có 62 di tích văn hóa, lịch sử cùng với nhiều danh thắng, tạo thành quần thể chứa đựng giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đầy tiềm năng cho phát triển du lịch, vừa đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Có thể nêu một vài ví dụ như: Di tích đền Cửa Lũy ở xã Hoa Sơn, được xây dựng cách đây hơn 600 năm, thờ phụng những người có công với dân, với nước trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hiện nay đền đang được nhân dân tôn tạo, giữ gìn, trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh. Người dân địa phương tự hào coi đây là một minh chứng rõ nhất cho bề dày lịch sử của mảnh đất này.
Với hệ thống di tích lịch sử phong phú, giàu ý nghĩa, cùng với tiềm năng, điều kiện tự nhiên vùng trung du có rừng sinh quyển, có đồng bào dân tộc ít người sinh sống, có đặc sản chè Gay nổi tiếng thơm ngon đã đi vào tâm thức người dân, những năm qua Anh Sơn đã tích cực kêu gọi các dự án đầu tư phát triển du lịch. Một trong những dự án có tính khả thi và hiệu quả như Dự án Du lịch sinh thái Sông Giăng - bản Vều, khi trở thành hiện thực, sẽ là điểm nhấn cho du lịch của huyện và của vùng miền Tây Nghệ An.
Với lợi thế là địa danh thuộc Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được UNESCO đưa vào danh sách, tour du lịch này sẽ thu hút khách tham quan bằng những trải nghiệm thú vị của núi rừng, sự đa dạng sinh học và nét văn hóa độc đáo của cộng đồng đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn. Tại trung tâm huyện là Nghĩa trang quốc tế Việt - Lào, nơi yên nghỉ của gần 11 ngàn liệt sỹ trong cả nước đã hy sinh anh dũng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, hàng năm đây là nơi tổ chức Lễ hội “Uống nước nhớ nguồn”, là nơi đồng bào, đồng chí hành hương trở lại chiến trường xưa đi tìm đồng đội, nơi tri ân, giáo dục truyền thống cho các thế hệ tiếp nối trong cả nước.
Ngoài ra, Dự án Bảo tồn văn hóa các dân tộc, phát triển làng nghề phục vụ du lịch, đầu tư phát triển nghề dệt thổ cẩm tại bản Bộng, xã Thành Sơn sẽ mang lại cho du khách những thú vị khi hòa mình trong không gian sống mang bản sắc của đồng bào dân tộc Thái. Bên những nếp nhà sàn, du khách được tận mắt ngắm các công đoạn dệt thổ cẩm, thưởng thức ẩm thực độc đáo, chọn những món quà thổ cẩm tinh xảo mang về làm quà
Có thể nói, trong nền kinh tế thị trường sôi động, sự kết hợp hài hòa giữa các quần thể danh thắng, di tích phong phú và tiềm năng tự nhiên hấp dẫn, nếu bảo tồn, phát huy và khai thác tốt, Anh Sơn sẽ trở thành một trong những điểm đến toàn diện, hấp dẫn của miền trung du xứ Nghệ.
Hệ thống cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên địa bàn huyện bước đầu được đầu tư phát triển. Mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc về cơ bản đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn huyện còn hạn chế. Khách du lịch đến huyện Anh Sơn chủ yếu là khách trong nước, thời gian lưu trú ngắn. Do đó, doanh thu từ du lịch chiếm một phần không đáng kể trong tổng doanh thu hàng năm của huyện.
2.2.3. Sự phân hóa lãnh thổ huyện Anh Sơn
Nền kinh tế huyện Anh Sơn những năm qua đã có những chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH. Về mặt lãnh thổ SX, căn cứ vào đặc điểm vị trí địa lí, sự phân hóa về điều kiện tự nhiên, các điều kiện phát triển và thực trạng KT huyện Anh Sơn đã hình thành các tiểu vùng kinh tế sau:
2.2.3.1. Tiểu vùng phía Bắc
Tiểu vùng phía Bắc gồm 3 xã Thọ Sơn, Bình Sơn, Thành Sơn. Diện tích tự nhiên 8.776,30 ha (chiếm 14,7% diện tích và 10,0% dân số toàn huyện). Chú trọng phát triển nguyên liệu mía, nguyên liệu giấy, trồng lạc, chăn nuôi bò, dê. Phát triển CN, tiểu thủ CN với các cơ sở khai thác đá, cát, sỏi, SX gạch ngói, rèn, hàn, lắp ráp chế biến các sản phẩm đồ gỗ, mộc dân dụng, chế biến đường, xay xát lương thực, quần áo may sẵn.
2.2.3.2. Tiểu vùng trung tâm
Tiểu vùng trung tâm gồm 11 xã Tam Sơn, Đỉnh Sơn, Cẩm Sơn, Tường Sơn, Hùng Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn, Hoa Sơn, Thạch Sơn, Phúc Sơn, Vĩnh Sơn và thị trấn Anh Sơn. Diện tích tự nhiên 38.157,65 ha (chiếm 63,9% diện tích và 61,3% dân số toàn huyện). Chú trọng phát triển ngô, mía, lạc, chè, trồng dâu nuôi tằm, xây dựng vườn đồi, KT trang trại. Chăn nuôi trâu bò, lợn, mở rộng nuôi cá ao, cá ruộng nước, cá lồng. Trồng rừng nguyên liệu giấy. Phát triển CN, TTCN (đặc biệt là SX xi măng). Phát triển CN vật liệu xây dựng (nghiền sàng đá) ở Hội Sơn, làng nghề kéo kén ươm tơ ở Tường Sơn, dệt thổ cẩm ở Cẩm Sơn.
2.2.3.3. Tiểu vùng phía Đông
Tiểu vùng phía Đông gồm 6 xã Long Sơn, Khai Sơn, Cao Sơn, Lĩnh Sơn, Lạng Sơn, Tào Sơn. Diện tích tự nhiên 12.812,88 ha (chiếm 21,4% diện tích và 28,7% dân số toàn huyện). Đây là tiểu vùng ổn định thâm canh lúa nước, mở rộng diện tích chè CN, trồng chuối làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến chuối ở Đô Lương, trồng cây nguyên liệu giấy. Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Long Sơn, xây dựng thị tứ Khai Sơn, Long Sơn; Cụm thương mại Khai Sơn, các chợ Long Sơn, Khai Sơn, các nhà hàng, cửa hàng xăng dầu dọc đường Hồ Chí Minh.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những thành tựu
Qua việc phân tích sự phát triển KT huyện Anh Sơn giai đoạn 2005 – 2013, đã cho thấy những chuyển biến tích cực của nền KT huyện theo hướng CNH, HĐH, phù hợp với nền KT thị trường. Kinh tế phát triển ổn định và có tốc độ tăng trưởng khá cao, làm cho đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Cơ cấu KT có những thay đổi phù hợp với tiềm năng của huyện và hướng phát triển chung của toàn tỉnh.
- Về cơ cấu kinh tế theo ngành:
Cơ cấu KT theo ngành của huyện có chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng CN – TTCN và dịch vụ, giảm tỉ trọng của N – L – TS. Trong nội bộ từng ngành cũng có sự thay đổi. Ngành N – L – NN vẫn được xem là bệ phóng để phát triển kinh tế của huyện. Trên cơ sở tác động của khoa học công nghệ, sản xuất N – L – TS của Anh Sơn đã có sự chuyển đổi nhanh chóng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng SX hàng hóa. Một số vùng chuyên canh, thâm canh đã được hình thành và ngày càng mở rộng về quy mô, đem lại hiệu quả KT cao. Năng suất các loại cây trồng và vật nuôi không ngừng tăng lên. Sản xuất LN ngày càng được quan tâm; huyện đẩy mạnh hoạt động khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng mới, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong NN, nhiều loại hình sản xuất phong phú, trong đó HTX ngày càng thể hiện vai trò quan trọng.
Sản xuất CN – TTCN bắt đầu có những bước phát triển nhanh chóng. Một số ngành nghề truyền thống đã được khôi phục, tiếp tục phát triển cả về qui mô và chất lượng. Lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản được ưu tiên, nguồn vốn đầu tư tăng nhanh nhờ việc tranh thủ được nhiều nguồn vốn. Hiện tại huyện đã hoàn thành và tiếp tục triển khai nhiều công trình xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, văn hóa, xã hội.
Các hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng và có đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của KT huyện. Thể hiện ở sự tăng nhanh tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn.
- Về cơ cấu kinh tế theo thành phần:
Huyện tiếp tục hướng đi phát triển nền KT nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế Nhà nước do huyện quản lí chiếm tỉ trọng thấp. Kinh tế tập thể chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ NN. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu do các cá thể, các DN tư nhân và các công ty CP thực hiện.
- Về cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ:
Sự phân hóa KT theo lãnh thổ ngày càng thể hiện rõ nét với việc khai thác thế mạnh riêng của 3 tiểu vùng KT.
+ Tiểu vùng phía Bắc: phát triển nguyên liệu mía, nguyên liệu giấy, trồng lạc, chăn nuôi bò, dê. Phát triển CN, tiểu thủ CN với các cơ sở khai thác đá, cát, sỏi, SX gạch ngói, rèn, hàn, lắp ráp chế biến các sản phẩm đồ gỗ, mộc dân dụng, chế biến đường mơ, xay xát LT, quần áo may sẵn.
+ Tiểu vùng trung tâm: Chú trọng phát triển ngô, mía, lạc, chè, trồng dâu nuôi tằm, xây dựng vườn đồi, KT trang trại. Chăn nuôi trâu bò, lợn, mở rộng nuôi cá ao, cá ruộng nước, cá lồng. Trồng rừng nguyên liệu giấy. Phát triển CN vật liệu xây dựng; làng nghề kéo kén ươm tơ, dệt thổ cẩm.
+ Tiểu vùng phía Đông: ổn định thâm canh lúa nước, mở rộng diện tích chè CN, trồng cây nguyên liệu giấy. Bước đầu đầu tư phát triển CN SX vật liệu xây dựng.
2.3.2. Những hạn chế chủ yếu
- Tăng trưởng KT chủ yếu theo chiều rộng, ở mức khá nhưng chưa thật vững chắc; sức cạnh tranh của nền KT còn thấp.
- Chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng CNH, HĐH chưa mạnh. Giá trị thu nhập của nông dân trên một đơn vị diện tích canh tác còn thấp. Sản xuất CN còn nhỏ bé, mới có một số nhà máy SX vật liệu xây dựng, chế biến hàng nông sản, hiệu quả kinh tế chưa cao. Thương mại, du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của huyện và nhu cầu của nhân dân.
- Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào SX và đời sống còn yếu, chưa có nhiều cải tiến kĩ thuật. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, chất lượng nguồn lao động còn thấp, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển KT. Giải quyết việc làm cho lao động đại phương còn khiêm tốn.
- Thu nhập bình quân theo đầu người của đại bộ phận nhân dân còn thấp.
Những hạn chế cơ bản trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới tốc độ phát triển chung của nền KT huyện Anh Sơn. Chính vì vậy, chính quyền và nhân dân huyện Anh Sơn cần có những định hướng đúng và giải pháp khắc phục kịp thời để sớm đưa KT huyện đi lên
Chương 3:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HUYỆN ANH SƠN ĐẾN NĂM 2025
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển
3.1.1. Quan điểm
Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH huyện Anh Sơn đến năm 2025 gồm các quan điểm phát triển cơ bản là[32]:
- Phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có của huyện; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng KT; áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ vào quá trình SX nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch vụ và để tăng khả năng của nền KT.
- Nâng cao chất lượng tăng trưởng KT với cơ cấu KT hợp lí; sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phát triển nhanh chóng các ngành KT, đặc biệt là các ngành CN có chất lượng và có tính cạnh tranh cao; trước hết là những ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ trên địa bàn huyện. Bên cạnh CN, cần đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện.
- Đầu tư phát triển NN theo hướng SX hàng hóa an toàn và bền vững trên cơ sở phát triển mạnh các vùng chuyên canh, phát triển KT hộ gia đình, KT trang trại,
3.1.2. Mục tiêu phát triển
Tăng trưởng và phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng bền vững 6 – 7%; chuyển dịch mạnh cơ cấu KT, tỷ trọng CN tăng 0,1 – 0,2 %; tỷ trọng dịch vụ tăng 0,6 – 0,7 %; tỷ trọng NN tăng 0,5 – 0,6 %; nâng cao đời sống nhân dân, giảm hộ nghèo, tạo việc làm cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội; phấn đấu giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt trên 19,9 triệu đồng; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo cơ sở cho việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX[32].
Cụ thể:
- Giá trị SX đạt 3.075 tỉ đồng; giá trị gia tăng thêm đạt 1.497 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng KT đạt 6,4 %/ năm.
- Cơ cấu KT: N – L – TS 45,1 %; CN – XD 18,6 %; dịch vụ 36,2 %. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người là 19,885 triệu đồng/ năm.
3.1.3. Định hướng phát triển
3.1.3.1. Định hướng phát triển các ngành kinh tế
Nhiệm vụ trọng tâm quan trọng là đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; mỗi xã tăng 2 – 4 tiêu chí, phấn đấu 2 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, còn lại 5 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Triển khai thực hiện các đề án, dự án và các chương trình phát triển KT – XH theo bổ sung quy hoạch đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Tăng cường quản lý và tổ chức triển khai thực hiện tốt theo quy hoạch, kế hoạch. Làm tốt công tác thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN đầu tư SX kinh doanh trên địa bàn, phấn đấu 4 – 5 DN triển khai đi vào hoạt động. Chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai[32].
a) Nông nghiệp
Quy hoạch chuyển đổi các loại cây trồng 800 – 1000 ha và chỉnh lý bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất NN sau hoàn thành dồn điền đổi thửa.; xây dựng 3 – 4 cánh đồng mẫu lớn ở các xã Tào Sơn, Đức Sơn, Phúc Sơn. Khảo sát quy hoạch sử dụng đất đai để bố trí xây dựng đề án sản xuất và vùng cây nguyên liệu nhằm đảm bảo diện tích các cây trồng đạt theo mục tiêu Đại hội Đảng đã đề ra. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu SX NN và nông thôn. Xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các đề án sản xuất NN đạt hiệu quả cao về giá trị và đạt chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng. Xác định các loại cây trồng chủ lực, trọng tâm: cây lương thực (ngô, lúa, sắn), cây công nghiệp (mía, chè), đưa giá trị SX NN trên mỗi ha gieo trồng đạt trên 50 – 60 triệu đồng. Phát triển KT hộ gia đình bằng nhiều mô hình KT N – L – TS kết hợp, tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi, chú trọng chăn nuôi lợn, bò, gia cầm mang tính chất hàng hóa lớn. Nhân rộng 15 – 20 mô hình KT có hiệu quả cao như trang trại chăn nuôi lợn, trang trại theo mô hình nông – lâm kết hợp. Nhân rộng các mô hình KT có hiệu quả cao trên lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, nhằm tạo nhiều sản phẩm NN ngày càng đa dạng, có sức cạnh tranh cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo.
Tập trung thâm canh 5.800 ha lúa trên diện tích đã ổn định tưới tiêu, phấn đấu năng suất bình quân đạt 54,2 tạ/ ha; sản lượng đạt 31430 tấn. Bố trí diện tích ngô 6500 ha, đưa năng suất bình quân lên khoảng 51,5 ta/ ha để sản lượng đạt 33480 tấn. Tổng sản lượng LT đạt 64.910 tấn. Bố trí 450 ha lạc, tập trung thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong canh tác để nâng năng suất bình quân lên 22,2 tạ/ ha, sản lượng đạt 1.000 tấn. Tăng diện tích nguyên liệu mía lên 1.700 ha, chú trọng công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, đưa giống mới vào SX, đầu tư thâm canh, nâng năng suất bình quân lên 60 tấn/ ha, sản lượng đạt 102.000 tấn mía cây. Trồng mới 100 ha chè, đưa diện tích cây chè lên 2036 ha, thực hiện tốt các quy định về trồng và chăm sóc để năng suất bình quân đạt 12 tấn/ ha. Sản lượng búp tươi đạt 22,8 nghìn tấn. Có chính sách khuyến khích hợp lý đối với cây chè thực phẩm.
Phát triển chăn nuôi theo hướng SX hàng hóa tập trung. Khuyến khích nhân rộng 30 – 40 mô hình hộ chăn nuôi trâu bò tập trung trên 20 con, quy mô 4 – 6 hộ chăn nuôi lợn nái 40 – 60 con và lợn thịt 100 – 200 con. Chú trọng công tác thú y, quan tâm thường xuyên công tác phòng trừ dịch bệnh; chăm lo công tác giống và cải tạo đàn gia súc. Phấn đấu có 18.400 con trâu, 17.300 con bò, 55.000 con lợn, 800.000 con gia cầm. Tổng sản lượng thịt xuất chuồng đạt 13,8 nghìn tấn.
- Lâm nghiệp:
Quản lý và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có. Nâng cao chất lượng rừng trồng; khuyến khích nhân dân trồng xen cây lấy gỗ chất lượng cao với tỷ lệ thích hợp để phục vụ nhu cầu SX hàng tiêu dùng. Tổ chức trồng mới 1500 ha cây LN tập trung, nâng độ che phủ rừng lên 58,2 %.
- Thủy sản:
Tận dụng khả năng sông suối, hồ đập để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tiếp tục phát huy có hiệu quả ba hình thức nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Áp dụng khoa học kĩ thuật để tạo giống có năng suất cao, tạo giống cá tại chỗ. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản như nuôi cá ao, hồ, nuôi cá trên diện tích đất cá lúa và cá lồng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kĩ thuật vào nuôi trồng thủy sản.
Khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp:
Tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng giống mới và các tiến bộ kĩ thuật trong thâm canh để tăng năng suất điển hình các cây trồng: Cây ngô trên 70 – 80 tạ/ ha, cây lúa trên 75 – 80 tạ/ha, cây mía năng suất 100 – 130 tấn/ ha, cây dưa hấu trên 70 – 85 tạ/ ha, chè CN 20 – 25 tấn/ha; xây dựng mô hình cánh đồng kiểu mẫu lớn trồng ngô, lúa, Đưa các cây trồng có lợi thế xuất khẩu cao như trồng ớt cay 60 – 80 ha, trồng gấc 150 – 200 ha, Giá trị sản xuất trên một ha gieo trồng đạt trên 100 – 120 triệu đồng. Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kĩ thuật và nhân rộng các mô hình cánh đồng mẫu, mô hình trồng rau sạch, trồng ớt cay xuất khẩu, trồng gấc, chăn nuôi trâu bò hàng hóa tập trung, mô hình KT trang trại, SX phân bón hữu cơ vi sinh cho nông dân toàn huyện. Áp dụng khóa học kĩ thuật để tạo giống có năng suất cao, tạo giống tại chỗ.
b) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về vốn để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xi măng dầu khí sớm hoàn thành đưa vào SX năm 2015. Tập trung hoàn thành xây dựng cụm CN Đỉnh Sơn, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh lập dự án xây dựng cửa khẩu Cao Vều Phúc Sơn. Tạo điều kiện khôi phục các làng nghề truyền thống như ươm tơ dệt thổ cẩm bản Làng Bộng xã Cẩm Sơn, trồng dâu nuôi tằm xã Tường Sơn, Tạo mọi thuận lợi để 14 DN đã đăng ký đầu tư sớm triển khai thực hiện dự án và kêu gọi tiếp 2 – 3 DN mới. Ưu tiên các ngành SX kinh doanh như: sản xuất gạch ngói, chế biến chè, chế biến lâm sản, chế biến nông sản, may mặc, Đẩy mạnh SX CN và TTCN, mức tăng trưởng 7,3 %. Trọng tâm một số sản phẩm chủ yếu: sản lượng đường 6.875 tấn, đá xây dựng 125 nghìn m3, chè xuất khẩu 2.983 tấn, may xuất khẩu 458 nghìn sản phẩm, than củi sạch xuất khẩu 20.000 tấn, tinh bột sắn 2.000 tấn,
c) Dịch vụ
Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, cơ chế chính sách để các doanh nghiệp, các hộ SX kinh doanh phát triển SX kinh doanh có hiệu quả cao, chú trọng các ngành dịch vụ phục vụ đời sống cho nhân dân, kinh doanh vận tải, kinh doanh hàng nông sản, thực phẩm, kêu gọi các DN về đầu tư kinh doanh lớn trên địa bàn. Tập trung phát triển thương mại ở khu vực thị trấn, các trung tâm xã, khu vực đông dân cư. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chợ Lạng Sơn, Lĩnh Sơn và lập dự án xây dựng mới 3 – 5 chợ nông thôn. Khuyến khích phát triển các dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, thông tin viễn thông, du lịch, Làm tốt công tác quản lý SX kinh doanh trên địa bàn, chống kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng.
3.1.3.2. Định hướng lãnh thổ
Nền KT huyện Anh Sơn những năm qua đã có những chuyển biến tích cực theo hướng CNH, HĐH. Trong những năm tới, huyện tiếp tục duy trì phạm vi và tăng cường tính chuyên môn hóa trong SX của 3 tiểu vùng KT.
Tiểu vùng phía Bắc tiếp tục mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía, nguyên liệu giấy năng suất cao. Phát triển CN, tiểu thủ CN, trong đó ưu tiên phát triển các cơ sở SX gạch ngói, chế biến các sản phẩm đồ gỗ, mộc dân dụng, chế biến đường, quần áo may sẵn.
Tiểu vùng trung tâm tập trung thâm canh ngô và cây CN (mía, chè), trồng dâu nuôi tằm, phát triển mô hình KT trang trại, trồng rừng nguyên liệu giấy. Phát triển CN, tiểu thủ CN (đặc biệt là SX xi măng). Đồng thời, khuyến khích, đầu tư mở rộng qui mô các làng nghề truyền thống (kéo kén ươm tơ ở Tường Sơn, dệt thổ cẩm ở Cẩm Sơn).
Tiểu vùng phía Đông ổn định thâm canh lúa nước, mở rộng diện tích chè CN, trồng cây nguyên liệu giấy. Hoàn thành xây dựng thị tứ Khai Sơn, Long Sơn; cụm thương mại Khai Sơn; các chợ Long Sơn, Khai Sơn.
3.2. Các giải pháp
3.2.1. Về phát triển các nhóm ngành kinh tế
Để đẩy nhanh sự phát triển của các ngành KT thì việc tăng cường đổi mới khoa học và công nghệ, tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện là yêu cầu cấp thiết và có tính tất yếu trong quá trình hội nhập. tuy nhiên, giải pháp này để thực hiện được cần có sự quan tâm và hỗ trợ của tỉnh và Nhà nước.
- Đối với ngành N – L – TS, tiếp tục thực hiện việc điều chỉnh qui hoạch phát triển NN theo các tiểu vùng như đã được xác định trong qui hoạch phát triển KT chung của huyện. Đây là giải pháp cơ bản để chuyển dịch cơ cấu KT NN của huyện theo hướng SX hàng hóa. Trước hết cần nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất NN và tăng cường khuyến khích chuyển đổi đất canh tác NN. Tiếp tục củng cố và mở rộng các vùng SX NN hàng hóa tập trung, tập trung vào các loại cây trồng chủ đạo như lúa, ngô, mía, chè, cam, Để thực hiện tốt các mục tiêu trên cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía các cấp ban ngành để giải quyết tốt hơn nữa các điều kiện phục vụ cho hoạt động SX như: thị trường tiêu thụ, vốn, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào SX.
- Đối với các cơ sở CN do huyện quản lý, cần ưu tiên vốn và các điều kiện thuận lợi khác cho các ngành đã được xác định trong chiến lược phát triển các ngành CN do huyện quản lý như: SX và khai thác vật liệu xây dựng, chế biến chè, chế biến đường,
- Ngành dịch vụ của huyện Anh Sơn đang trong thực trạng kém phát triển. Để khơi dậy tiềm năng và tạo điều kiện tốt nhất để Anh Sơn trở thành một trung tâm dịch vụ ở miền tây Nghệ An, cần có một số giải pháp mang tính chiến lược, cụ thể là:
+ Đẩy mạnh khai thác điểm du lịch Cao Vều; hội chọi trâu Cẩm Sơn,
+ Nhanh chóng triển khai các dự án xây dựng mạng lưới và các chợ trung tâm thương mại theo quy hoạch chung của tỉnh; tiếp tục mở rộng và nâng cấp chợ Thị trấn Anh Sơn, chợ Cây Chanh,
Phát triển dịch vụ trên địa bàn huyện Anh Sơn cần gắn liền với việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa của địa phương, kết hợp chặt chẽ du lịch và văn hóa, chú trọng khai thác du lịch sinh thái,
3.2.2. Về vốn đầu tư
Huy động các nguồn vốn đầu tư trong huyện bao gồm ngân sách huyện, vốn của các cá nhân, DN đóng trên địa bàm; đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài, bao gồm nguồn ngân sách Tỉnh, nguồn vốn hỗ trợ Trung ương, vốn hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước.
Đa dạng hóa các loại hình đầu tư, khuyến khích các thành phần KT cùng tham gia vào phát triển SX; thực hiện xã hội hóa đầu tư và đẩy nhanh tốc độ phát triển nhằm tăng khả năng tích lũy cho nền KT huyện.
a) Đối với nguồn vốn ngân sách
- Để huy động được các nguồn vốn đầu tư nói trên, cần phải tăng cường phối hợp với các sở ban ngành của tỉnh từ khâu xây dựng quy hoạch hàng năm, hàng quý, đảm bảo các công trình, dự án của huyện, nhất là các dự án về giao thông, thủy lợi, CN – TTCN, được thể hiện trong quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh.
- Tranh thủ tối đa và sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ ngân sách từ Trung ương và Tỉnh.
- Sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích theo các dự án thông qua đấu thầu, lồng ghép các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Cần tăng cường công tác quản lý đầu tư, quản lý xây dựng, quản lý thu chi ngân sách. Huy động đúng mức nguồn thu từ các thành phần KT theo chính sách thuế hiện hành. Bên cạnh đó, thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư để nâng cao năng lực trong quản lý đầu tư, quản lý xây dựng, tránh thất thoát, lãng phí nguồn vốn.
b) Đối với nguồn vốn bên ngoài
- Xác định rõ các công trình, dự án ưu tiên và các khu vực ưu tiên để kêu gọi vốn đầu tư của các thành phần KT trong và ngoài nhà nước cho phát triển KT huyện.
- Tăng cường công tác vận động, xúc tiến đầu tư, tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế (vốn ODA, FDI,), huy động vốn từ các DN, cá nhân, vốn hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh,
- Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, áp dụng các chính sách ưu đãi như miễn, giảm thuế thu nhập DN, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất cho các DN trên địa bàn huyện.
c) Đối với nguồn vốn tại chỗ
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và tạo vốn.
- Thực hiện nghiêm túc luật DN. Khuyến khích nhân dân đầu tư phát triển SX kinh doanh. Chú trọng việc thành lập các DN vừa và nhỏ trên địa bàn huyện.
- Tuyên truyền, giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo lòng tin trong nhân dân; thực hiện phát triển KT nhiều thành phần để phát huy tối đa mọi nguồn vốn.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân cũng như các doanh nghiệp đầu tư vốn vào SX kinh doanh.
Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn tại chỗ của huyện Anh Sơn còn tùy thuộc rất lớn vào việc chuyển đổi cơ cấu KT và việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới vào SX, nhất là sản xuất CN và xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông.
3.2.3. Về phát triển nguồn nhân lực
Nhân lực là nguồn lực quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển KT. Hiện tại, chất lượng lao động trên địa bàn huyện Anh Sơn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT – XH. Trong thời điểm hiện tại và những năm tới, nhu cầu lao động có tay nghề cao là một thách thức lớn trong phát triển KT của huyện. Mặt khác, quá trình CNH, HĐH cũng đặt ra nhiệm vụ to lớn về đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí, bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lí kinh doanh và quản lí nhà nước trên địa bàn huyện. Để đáp ứng các yêu cầu đó, thời gian tới cần có kế hoạch và các chính sách tích cực và cụ thể hơn để đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn, trong đó tập trung vào các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề tại các trường phổ thông trên địa bàn.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, mở rộng qui mô và hình thức đào tạo, trong đó tập trung vào các lĩnh vực có ưu thế và phù hợp với yêu cầu phát triển KT của huyện Anh Sơn như: trồng mía, chè, cam, ngô, lúa năng suất; chăn nuôi lợn hướng nạc. Thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, phổ biến kiến thức, chuyển giao công nghệ, cho lực lượng lao động của huyện, nhất là trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, SX CN và tiểu thủ CN.
- Củng cố các trung tâm giáo dục, đào tạo trên địa bàn theo hướng trang bị tốt về phương tiện và cơ sở vật chất kĩ thuật; củng cố đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đồng thời, khuyến khích các DN tham gia đào tạo nghề cho lực lượng lao động của huyện.
- Thực hiện liên kết đào tạo với các trường chuyên nghiệp của tỉnh, Trung ương, cử người đi học các lớp nâng cao, tổ chức mời chuyên gia về đào tạo. Tổ chức các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm cho lao động của huyện, nhất là lực lượng lao động trẻ. Đồng thời, khuyến khích, ưu tiên tuyển dụng lao động trên địa bàn.
- Tiếp tục chủ trương xã hội hóa trong đào tạo nghề nhằm huy động sự đóng góp của các thành phần KT và các tổ chức xã hội. Có chính sách hỗ trợ học nghề cho con em các hộ nghèo, con em các gia đình chính sách.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật lao động; hoàn thiện các chính sách đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho người lao động.
- Có chính sách thu hút những người có trình độ cao trở về quê hương công tác. Đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ khoa học kĩ thuật để phục vụ cho các ngành KT của huyện
3.2.4. Về điều hành vĩ mô
Sự ổn định của KT vĩ mô có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Do đó, tình hình KT vĩ mô phải được thường xuyên đánh giá để chủ động đưa ra các giải pháp phù hợp, bảo đảm cho sự ổn định của KT vĩ mô trong điều kiện thực hiện KT thị trường ngày càng đầy đủ và hội nhập sâu rộng.
3.2.5. Thúc đẩy ứng dụng thành tựu mới của khoa học và công nghệ
Áp dụng rộng rãi các thành tựu mới của khoa học công nghệ vào SX và đời sống trên địa bàn huyện được coi là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng KT, phát triển xã hội. Một số giải pháp cơ bản là:
- Tăng cường việc ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong mọi lĩnh vực thông qua các hoạt động chuyển giao công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
+ Đối với NN: Huyện sẽ chủ động phối hợp với các viện nghiên cứu, các cơ quan liên quan, với các trường đại học để nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới, tập trung trước hết vào một số lĩnh vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng qui mô các vùng chuyên canh chất lượng cao. Ưu tiên cho các cơ sở và hộ nông dân vay vốn ưu đãi để phát triển SX.
+ Đối với CN – TTCN: Áp dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
+ Đối với du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững. Khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong bảo vệ môi trường du lịch.
3.2.6. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và an ninh – quốc phòng trên địa bàn huyện Anh Sơn
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho nhân dân và các tổ chức, DN trên địa bàn về bảo vệ môi trường và an ninh – quốc phòng.
- Bổ sung, hoàn chỉnh các quy định về khai thác; đồng thời sử dụng một cách hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triển KT – XH của huyện.
Qua các quan điểm, mục tiêu, định hướng và giải pháp phát triển KT huyện Anh Sơn, tác giả nhận thấy quan điểm phát triển bền vững, gắn phát triển KT với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường là quan điểm chủ đạo chi phối mọi hoạt động từ quy hoạch đến triển khai và thực hiện các giải pháp phát triển. Hiện nay, KT huyện Anh Sơn phát triển theo hướng mở, có tầm nhìn dài hạn và những bước đi phù hợp. Nông nghiệp tiếp tục được coi là bệ phóng cho sự phát triển KT của huyện. Bên cạnh đó, huyện Anh Sơn cũng hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện và cân đối nền KT, chú trọng hướng phát triển NN hàng hóa, gắn liền với phát triển nông thôn; khai thác tối đa các lợi thế trong phát triển CN – TTCN; đồng thời, phát triển các hoạt động dịch vụ theo hướng hiện đại.
Tác giả đưa ra 6 giải pháp phát triển KT huyện Anh Sơn, trong đó giải pháp về huy động vốn cho đầu tư phát triển, giải pháp về nguồn nhân lực và giải pháp về phát triển KT gắn với bảo vệ môi trường và an ninh – quốc phòng là những giải pháp quan trọng nhất, được quan tâm thực hiện hàng đầu. Tuy nhiên, muốn nền KT đạt hiệu quả cao thì cần phải phối hợp đồng bộ các giải pháp nói trên.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, đề tài đã đúc kết được những vấn đề có tính lí luận và thực tiễn về KT và phát triển KT để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các định hướng, giải pháp cho sự phát triển KT huyện Anh Sơn.
Đề tài cũng đã phân tích và đánh giá tương đối đầy đủ những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển KT huyện Anh Sơn. Có thể thấy, Anh Sơn có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, tài nguyên đất, rừng và khoáng sản, làm tiền đề cho sự phát triển nền KT đa ngành theo hướng CNH, HĐH. Tuy nhiên, qui mô nền KT huyện Anh Sơn còn nhỏ bé, chiếm tỉ trọng chưa cao trong cơ cấu KT của tỉnh Nghệ An.
Những thành tựu và hạn chế về hiện trạng phát triển KT của huyện Anh Sơn đã được phân tích khá chi tiết, cụ thể. Trong giai đoạn 2005 – 2013, qui mô KT có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng KT có xu hướng chậm lại. Thu nhập bình quân theo đầu người có xu hướng tăng nhanh. Cơ cấu nền KT chuyển biến theo hướng tích cực, phù hợp với xu hướng CNH, HĐH. Tuy vậy, mức độ chuyển dịch còn chậm và N – L – TS vẫn còn chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu KT của huyện. Luận văn cũng đã nêu lên sự phân hóa lãnh thổ SX huyện Anh Sơn với 3 tiểu vùng KT dựa trên tiềm năng, lợi thế phát triển của mỗi tiểu vùng. Các mục tiêu, định hướng được xây dựng khá chi tiết cho từng ngành KT; đồng thời một số giải pháp phát triển cụ thể cũng đã được đưa ra để hướng tới sự phát triển nhanh và bền vững cho KT huyện Anh Sơn nói riêng, góp phần vào sự phát triển của KT tỉnh Nghệ An nói chung. Trong đó, tác giả tập trung vào các giải pháp nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn lao động, phát triển nền KT nhiều thành phần, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ vào SX, phát triển KT gắn với sử dụng tài nguyên hợp lí và bảo vệ môi trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song những hạn chế về thời gian, năng lực, nội dung nghiên cứu lại khá rộng nên không tránh khỏi thiếu sót và tồn tại nhất định. Do đó, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành của các thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Cục thống kê Nghệ An (2011, 2013, 2015), Niên giám thống kê Nghệ An 2010,2012, 2014, NXB Nghệ An.
Nguyễn Tiến Dy (chủ biên), (2011), Tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam 2006 – 2010, NXB Thống kê.
Đảng ủy huyện Anh Sơn, Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Anh Sơn, nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Đảng ủy huyện Anh Sơn, (2009), Lịch sử Đảng bộ huyện Anh Sơn – Tập 2.
Đỗ Thị Minh Đức (2007), Giáo trình địa lí KT – XH Việt Nam, Tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Đỗ Thị Minh Đức (2007), Giáo trình địa lí KT – XH Việt Nam, Tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Lê Hoàng Hà (2011), Phát triển kinh tế huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam giai đoạn 2000 – 2010, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, ĐHSP Hà Nội.
Phạm Thị Hằng (2012), Phát triển kinh tế huyện Thọ Xuân trong giai đoạn 2006 – 2011 và tầm nhìn đến năm 2020, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, ĐHSP Hà Nội.
Hội thống kê Việt Nam (2010), Kiến thức thống kê, NXB thống kê.
Huyện ủy Anh Sơn, Nghị quyết số 01 NQ/ĐH, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Anh Sơn lần thứ Huyện ủy Anh Sơn XIX, nhiệm kỳ 2010 – 2015
Phạm Ngọc Linh, Nguyễn Kim Dung (2008), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình kinh tế phát triển, NXb Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Trương Thị Nguyệt, (2009), Kinh tế huyện Kỳ Anh trong thời kì đổi mới, Luận văn thạc sĩ khoa học Địa lí, ĐHSP Hà Nội.
Đặng Văn Phan, (2008), Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, NXB Giáo dục.
Phòng Nông nghiệp huyện Anh Sơn, Báo cáo tình hình nông nghiệp Anh sơn (2005, 2010, 2011, 2012, 2013).
Phòng tài nguyên môi trường huyện Anh Sơn, Báo cáo tổng kết công tác tài nguyên môi trường, (2005, 2010, 2011, 2012, 2013).
Phòng thống kê huyện Anh Sơn, Số liệu thống kê 2005 – 2013.
Phòng thống kê huyện Anh Sơn, Báo cáo thực hiện kinh tế - xã hội huyện Anh Sơn (2005, 2010, 2012, 2013).
Cao Ngọc Thành, Trần Thị Mẫn (2010), Các quan điểm và lý thuyết cơ bản về tăng trưởng kinh tế nói chung.
Bùi Tất Thắng, (2010), Phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Lê Thông (chủ biên) (2011), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
Lê Thông (chủ biên) (2007), Việt Nam- Đất nước con người, NXB giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
Lê Thông, Nguyễn Quý Thao (đồng chủ biên) (2011), Việt Nam, các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, NXB Giáo dục Việt Nam
Nguyễn Văn Thường, Trần Khánh Hưng, (2010), Giáo trình kinh tế Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2007), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2009), Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam, NXB giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên) (2013), Địa lí nông lâm thủy sản Việt Nam, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội
Nguyễn Minh Tuệ (2013), “Tập bài giảng dành cho học viên cao học”.
Tổng cục thống kê Việt Nam, (2001 và 2015), Niêm giám thống kê Việt Nam 2001 và 2014, NXB Thống kê.
UBND huyện Anh Sơn, (2013), tạp chí kỷ niệm 50 năm thành lập huyện Anh Sơn, Nghệ An (2013).
UBND huyện Anh Sơn - Phòng VH và TT số 15/BC-VHTT, Báo cáo kết quả hoạt động văn hoá, thông tin 6 tháng đầu năm 2013 phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013.
UBND huyện Anh Sơn, Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Anh Sơn thời kì 2005 – 2025.
UBND tỉnh Nghệ An (2006), Quyết định phê duyệt quy hoạch sử dụng đất các giai đoạn 2005 – 2010, 2010 – 2015.
UBND tỉnh Nghệ An (6/2015), Báo cáo tình hình KT – XH năm 2014, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2025.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_kinh_te_huyen_anh_son_giai_doan_2005_2013_941.doc