Mục tiêu của đề tài
- Xác định được cây che phủ có tác dụng tới sinh trưởng phát triển cây ngô đồng thời hạn chế được xói mòn đất.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu góp phần xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển hệ thống canh tác trồng Ngô đất dốc bền vững và hiệu quả thông qua sử dụng một số cây che phủ đất.
- Là cơ sở cho việc định hướng bảo vệ và khai thác tốt hơn tiềm năng đất dốc vùng miền núi phía Bắc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ hướng nông dân vùng núi tới kiểu canh tác đất dốc hiệu quả, bền vững hơn; đồng thời bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tăng thu nhập, giảm đầu tư cho Ngô đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn đồng thời, cải thiện đời sống nông dân vùng cao.
62 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4952 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sử dụng một số cây che phủ trong canh tác ngô đất dốc ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, tăng thêm nguồn gỗ, củi đun và góp phần cải thiện môi trường.
Về mặt này có thể nói nông nghiệp Việt Nam là một trong những nền nông nghiệp có truyền thống sử dụng và kiên trì theo hướng tận dụng nguồn đạm sinh học từ cây phân xanh, nhất là cây bộ đậu. Trong cơ cấu cây trồng trên đất dốc, đó là việc trồng cây họ đậu xen canh gối vụ với cây lương thực rất phổ biến ở nhiều vùng, như trồng ngô, sắn, lúa nương xen các loại đậu đỗ, vừa thu hạt vừa dùng tàn dư thân lá làm vật liệu phủ đất giữ ẩm và bón phân
Cây cốt khí (Tephrosia Candida): Sinh trưởng khỏe trên mọi loại đất xấu nhờ bộ rễ khỏe, chịu hạn rất tốt, có thể sống nhiều năm, lượng lá rụng nhiều. Có nhược điểm là năm đầu mọc yếu, tỷ lệ hóa gỗ cao nếu không cắt chất xanh kịp thời, sâu hại quả nhiều nhưng cốt khí vẫn là cây có năng suất hạt cao.
Với mục tiêu tìm kiếm một loại cây trồng có nhiều đặc tính tốt, trong nhiều năm qua Viện KHKT Nông Lâm nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc đã nhập nội, tuyển chọn, xây dựng thành các mô hình thâm canh ở nhiều vùng sinh thái khác nhau giống lạc dại LD99, một loại cây che phủ đất đa tác dụng. Theo Viện trưởng Lê Quốc Doanh[2] thì lạc dại (Arachis pintoi) là cây họ đậu thuộc loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, hạt nhỏ (8-12mm x 4-6mm), màu nâu nhạt, rễ có nhiều nốt sần có khả năng cố định đạm từ nitơ khí trời rất tốt. Lạc dại dễ trồng, sinh trưởng, phát triển nhanh, có thể thích ứng với nhiều loại đất từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển. Lạc dại có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, có thể trồng được quanh năm, nhưng tốt nhất là mùa xuân và mùa thu với các tỉnh miền Bắc, mùa mưa với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam. Lạc dại là cây đa tác dụng: có thể trồng thuần dạng đồng cỏ hoặc xen với các loại cỏ khác để vừa nhằm bảo vệ, cải tạo đất trống đồi núi trọc rất tốt (có khả năng cố định đạm từ 200-300kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh có thể cung cấp cho đất mỗi năm 595kg N/ha, 140kg P2O5/ha và 200kg K2O/ha), vừa cắt chất xanh làm phân xanh hay làm thức ăn cho chăn nuôi gia súc như trâu, bò, dê, cá… với khối lượng bình quân 150 tấn chất xanh/ha/năm (vì trong thân, lá có hàm lượng đạm rất cao, từ 2,5-3%N) hoặc trồng xen che phủ ở các vườn cây ăn quả, trồng che phủ thành các băng chống xói mòn trên vùng đất dốc cho các loại cây ngắn ngày (ngô, đậu). Lạc dại luôn luôn xanh tốt, ra hoa màu vàng quanh năm nên có thể trồng làm thảm trang trí ở các công viên, đường phố, công sở… vừa có tác dụng tạo cảnh quan đẹp, vừa để bảo vệ môi trường sinh thái rất tốt.Một số nghiên cứu ở viện đã chỉ ra, nhờ có lạc dại trồng xen trong các nương ngô mà đất được giữ ẩm tốt, không bị xói mòn, rửa trôi như trước, đỡ được công làm cỏ và cuối cùng là sản lượng ngô thu hoạch được nhiều hơn so với trước. Nhiều gia đình đã bắt đầu noi theo gia đình chị đưa cây lạc dại vào trồng xen trên các nương đồi dốc nhằm bảo vệ và cải tạo đất theo khuyến cáo của các nhà khoa học. Với những diện tích đất bạc màu qua nhiều năm không trồng được cây gì khác ngoài cỏ dại thì nhờ trồng lạc dại phủ đất mà chỉ 2-3 năm sau lượng mùn trong đất đã tăng lên, đất tốt hơn, tơi xốp hơn, độ ẩm cao hơn do đó bà con đã có thể đưa vào canh tác nhiều loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Năm 2005, trong khuôn khổ của Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp, hướng tới chương trình canh tác bền vững, Trung tâm NCNNDH Nam Trung bộ (nay là Viện NCNNDH Nam Trung bộ) đã trình diễn mô hình trồng đậu tương ĐT12 xen cây ngô trên đất đỏ bazan thuộc xã Ia Phang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.Với giống ngô lai 171 (của Cty Monsanto) trên đất đỏ bazan, trồng trong điều kiện nắng hạn, không được tưới tiêu. Mật độ trồng 120cm x 20cm x 1 hạt (ngô) và 30cm x 10cm x 2 hạt ĐT12. Sau 75 ngày, ĐT12 vẫn chứng tỏ khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất thực thu 25 tạ/ha. Đậu thu hoạch xong, lúc này cây ngô được 2 - 2,5 tháng, bắt đầu phun râu, trổ cờ... nông dân có điều kiện đầu tư chăm sóc tiếp tục nên năng suất vẫn đạt 40 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế mô hình đưa lại tại thời điểm lên tới 21 triệu đồng/ha, cao hơn so với canh tác ngô thuần 2.000.000 đồng/ha. Chênh lệch lãi giữa 2 phương thức canh tác là 10.790.000 đ/năm (gấp 396%). Ngoài ra, nhờ trên bề mặt đất đã có cây đậu tương che phủ nên ngay trong vụ 1 mô hình trồng xen còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đất đai, chống được xói mòn rửa trôi trong mùa mưa. Sau khi thu hoạch ngô, mô hình tiếp tục thử nghiệm trồng ngô gối vụ: 1 - 2 hàng ngô trong hàng ĐT12 vừa mới thu hoạch (mật độ 20cm x 120cm/cây). Ở vụ 2 này, chân đất được bổ sung một lớp mùn đáng kể nhờ xác thực vật của đậu tương và của ngô tận dụng lại sau khi thu hoạch bị phân hủy tạo thành. Chi phí đầu tư và công chăm sóc theo đó giảm hơn (1.380.000 đ/ha) nhưng năng suất ngô vẫn đạt 45 tạ/ha. Kết quả hạch toán hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu từ canh tác ngô trồng thuần sang trồng xen được xác định: Lãi ròng 17.200.000 đồng/ha/năm, trong khi ngô trồng thuần chỉ 7.280.000 đồng/ha/năm (tỷ suất lợi nhuận tăng 1,63%).
Theo TS. Lê Quốc Doanh (2004)[1] thì ở miền núi phía Bắc Việt nam có tới 62% hộ nông dân có thu nhập từ sản xuất ngô và bình quân cây ngô chiếm tới 15% thu nhập của họ. Trong những năm gần đây, do những thành tựu trong sản xuất ngô lai mà năng suất ngô tăng vọt (từ 2,1 tấn/ha năm 1995 lên 3,2 tấn/ha năm 2003). Cộng với sự ổn định về thị trường, vai trò kinh tế của cây ngô ngày càng trở nên quan trọng hơn. Diện tích trồng ngô của miền núi phía Bắc tăng lên đáng kể và cây ngô đã thực sự đóng góp nhiều trong việc cải thiện đời sống nông dân miền núi. Tuy nhiên, một khi tiềm năng năng suất ngô đã đạt đến mức trần thì năng suất thực sẽ giảm. Nguyên nhân là do nông dân chỉ quan tâm sử dụng giống mới và tăng hàm lượng phân hoá học mà không sử dụng phân xanh, phân hữu cơ hoặc tàn dư cây trồng để bảo vệ và nâng cao độ mùn cho đất. Ở nhiều nơi do đất trồng ngô bị xói mòn và thoái hóa đến mức giống mới và phân hoá học không còn phát huy tác dụng. Do hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến thua lỗ nên nông dân trồng ngô sẽ chuyển sang trồng sắn sau đó đất sẽ bị bỏ hóa. Để khắc phục tình trạng trên, nhóm các nhà khoa học thuộc Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm biện kết hợp che phủ đất sau đó trồng ngô tại một số điểm của miền núi phía Bắc. Kết quả cho thấy, với biện pháp canh tác này đã hạn chế xói mòn đất rất lớn, chỉ 0,53 tấn/ha đất bị trôi tức là giảm 84,5% so với đối chứng. Ngoài ra, biện pháp canh tác này cũng thể hiện tác dụng rất tích cực đối với sinh trưởng phát triển của ngô, tăng chiều cao cây từ 9,1cm (đối chứng) lên 19,1cm và 24,1cm (che phủ đất), đồng thời khắc phục được các yếu tố hạn chế của đất dốc và tăng năng suất ngô từ 10,6% đến 31,9%. Do đó, thu nhập cho người dân cũng tăng từ 390.000 - 2.724.000 đồng/ha. Đồng thời giảm nhẹ lao động nặng nhọc như làm đất, làm cỏ (giảm 25% - 91,7% công làm cỏ); góp phần cải thiện đời sống nông dân vùng cao mà vẫn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Có rất nhiều mô hình trồng cây họ đậu, lạc trồng xen với ngô được áp dụng ở rất nhiều nơi mang lại nhưng kết quả tốt vừa cho thu nhập từ cây ngô vừa cho thu nhập từ cây trồng phụ, phần thân lá cây trồng xen chả lại một phần chất dinh dưỡng cho đất.
Thách thức đạt ra cho thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng: Tạo ra nhiều mô hình trông xen cây che phủ vào canh tác ngô, vừa chống được phần nào xói mòn đất, vừa mang lại hiểu quả kinh tế. Nghiên cứu và tìm hiểu tác dụng của vật liệu che phủ và cây trồng xen trên cây ngô, góp phần tăng năng suất ngô và cây ngô đất dốc ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Phần III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu thí nghiệm
- Giống ngô: LVN99 giống phổ biến ở dịa phương có đặc điểm vượt trội của giống này là ngắn ngày, chịu hạn, tính thích ứng rộng, có thể đưa vào 2 vụ sản xuất chính, trong điều kiện thâm canh đạt 7-8 tấn/ha, đặc biệt là màu hạt đỏ đậm rất đẹp.
- Cây che phủ: đậu đen, đậu tương, lạc, cốt khí.
3.2. Địa điểm nghiên cứu
- Tại xã Sơn thịnh, huyện Văn Chấn,tỉnh Yên Bái.
3.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ 2 đến tháng 6 năm 2010.
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Khả năng chống xói mòn
- Sinh trưởng, phát triển của cây trồng (cây ngô + cây che phủ)
- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất (cây ngô)
- Tổng thu nhập hiệu quả kinh tế từ ngô
3.5. Phương pháp nghiên cứu và chỉ tiêu
3.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, với 3 lần nhắc lại.
- Thí nghiệm gồm 5 công thức:
+ Công thức 1: Ngô + canh tác như nông dân (Đối chứng)
+ Công thức 2: Ngô + Lạc là cây che phủ
+ Công thức 3: Ngô + Đậu đen là cây che phủ
+ Công thức 4: Ngô + Đậu tương là cây che phủ
+ Công thức 5: Ngô + Cốt khí là cây che phủ
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Dải bảo vệ
5
4
1 (Đ/C)
3
2
3
2
5
4
1(Đ/C)
1(ĐC)
5
3
2
4
Dải bảo vệ
+ Diện tích ô thí nghiệm: 50m2
+ Trồng diện tích ô thí nghiệm: 725m2 (không tính bảo vệ)
+ Mật độ trồng cây ngô 70cm x 25cm
3.5.2. Qui trình kỹ thuật
- Thời vụ: Vụ Xuân 20/2/2010.
- Làm đất: Đất dọc sạch cỏ cày sâu 20 đến 25cm. Đất tơi xốp theo đúng yêu cầu đề ra.
- Kỹ thuật gieo, khoảng cách, mật độ trồng:
+ Cây ngô: Trồng với mật độ khoảng cách (70cm x 25cm) với 5,7 vạn cây/ha. Gieo sâu 4 - 5cm, mỗi hốc gieo 2 hạt, khi ngô 3 - 4 lá thì tỉa và để mỗi hốc 1 cây.
+ Cây che phủ: Trồng 1 hàng cây trồng xen giữa 2 hàng ngô, mật độ khoảng cách trồng là: 15cm x 4cm x 2 cây/hốc
3.5.3. Phân bón và chăm sóc
- Bón phân: Theo quy trình kỹ thuật được áp dụng theo quy trình của Viện nghiên cứu ngô Trung ương.
+ Phân hữu cơ: 10 tấn phân chuồng/ha.
+ Phân vô cơ: Bón theo công thức 10 tấn PC + 260 kg Ure (120N) + 350 kg supe lân (60P2O5) + 10kg Kali (60 K2O). Đạm urê: 321,89 kg/ha. Lân supe: 545,45 kg/ha. Kali (KCl): 150 kg/ha.
- Phương pháp bón
+ Bón lót: 100% phân chuồng + 100% phân lân
+ Bón thúc: Chia 3 lần
Lần 1: 1/3N + 1/2K2O khi cây có 5 lá
Lần 2: 1/3N + 1/2K2O khi cây có 7 - 9 lá
Lần 3: 1/3N còn lại trước khi trỗ 10 - 15 ngày
- Chăm sóc:
+ Diệt trừ sâu xám từ lúc cây còn nhỏ.
+ Mọc đến 3 lá: Dặm cây thường xuyên, kiểm tra đồng ruộng, gặp mưa xới nhẹ.
+ Khi cây 3 - 5 lá tiến hành tỉa định cây kết hợp xới phá váng, nhổ cỏ đồng thời bón thúc lần một.
+ Khi cây được 7 - 9 lá, bón thúc lần hai kết hợp vun cao gốc chống đổ.
+ Trước trỗ 10 - 15 ngày, bón thúc lần cuối.
+ Thu hoạch khi thân, lá và lá bi khô vàng, chân hạt hình thành sẹo đen.
3.5.4. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu
* Chỉ tiêu về hình thái của cây ngô
- Số cây nghiên cứu: Đo trên 10 cây, dùng cọc đánh dấu
- Chiều cao cây (cm): Đo sau khi ngô trỗ cờ 2 tuần, đo từ mặt đất đến điểm phân nhánh bông cờ đầu tiên.
- Chiều cao đóng bắp (cm): Đo trước thu hoạch 1 tuần, đo từ mặt đất đến đốt mang bắp trên cùng
- Số lá: Đếm sau khi ngô trỗ cờ 2 tuần, đếm tổng số lá/cây (để xác định được chính xác đánh dấu trên lá thứ 5, thứ 10)
* Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số bắp/cây = tổng số bắp/tổng số cây trên ô (theo dõi trước khi thu hoạch 1 - 3 ngày)
- Số bắp hữu hiệu/ô: đếm số bắp hữu hiệu/ô (theo dõi trước khi thu hoạch 1 - 3 ngày)
- Chiều dài bắp (cm): Đo khoảng cách giữa hai đầu mút của hàng hạt dài nhất (đo trên 10 bắp thứ nhất)
- Đường kính bắp (cm): Đo đoạn giữa của bắp (đo trên 10 bắp dùng để đo chiều dài)
- Số hàng hạt/bắp: Đếm số hàng có trên một bắp, một hàng được tính khi 50% số hạt so với hàng dài nhất trên bắp. (đếm trên 10 bắp đã dùng để đo chiều dài)
- Số hạt/hàng: Đếm trên hàng hạt có độ dài trung bình trên bắp. (đếm trên 10 bắp đã dùng để đo chiều dài)
- Khối lượng 1000 hạt (gram) tươi (ở ẩm độ ngoài đồng ruộng). Đếm 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt, sau đó cân khối lượng 2 mẫu, nếu khối lượng của mẫu nặng trừ đi khối lượng của mẫu nhẹ < 5% so với khối lượng trung bình của 2 mẫu, thì có khối lượng 1000 hạt bằng tổng khối lượng của 2 mẫu.
- Khối lượng bắp tươi/ô (kg): cân khối lượng bắp trên ô (cộng thêm khối lượng của bắp lấy mẫu ở 3 lần nhắc lại).
- Tỷ lệ hạt/bắp tươi (%) khi thu hoạch: Mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 1/3 số bắp (thường là 5 - 10 bắp), tẽ lấy hạt rồi cân khối lượng hạt chia cho khối lượng mẫu.
Tỷ lệ hạt/bắp =
Khối lượng hạt
x 100
Khối lượng bắp
- Năng suất lý thuyết (NSLT):
NSLT (tạ/ha)=
Số bắp/cây x số hàng hạt/bắp x P1000 hạt x số cây/m2
10.000
- Năng suất thực thu (NSTT)
NSTT (tạ/ha)=
P bắp tươi/ô x tỷ lệ hạt/bắp x (100 - A0) x 100
(100-14)x S ô
A0: Ẩm độ thu hoạch ngoài đồng ruộng
S ô: Diện tích ô thí nghiệm
100-14: Năng suất tính ở độ ẩm 14%
P bắp tươi/ô: Khối lượng bắp tươi trên ô (kg)
* Đối với cây che phủ
- Khối lượng chất phủ trả lại cho đất
* Chỉ tiêu về cỏ dại
- Phương pháp: lấy mẫu cỏ trong 1m2, 3 lần nhắc; 3 lần/vụ, lần 1: 45 ngày sau gieo, lần 2: 1 tháng sau lần 1, lần 3: kết thúc lúc thu hoạch. (cân tươi, nếu > 1 kg thì lấy 1 kg sấy khô, qui ra tấn/ha). Đếm số loài cỏ dại xuất hiện trong mỗi lần lấy mẫu, ép mẫu để phân loại.
* Chỉ tiêu về xói mòn đất
- Lượng đất xói mòn được sử dụng mương hứng đất ở các ô thí nghiệm, hàng tháng theo dõi cân khối lượng đất bị xói mòn.
- Phương pháp: lấy mẫu theo 5 điểm chéo góc/ô. (gạt lớp phủ bề mặt, lấy 20cm sâu, trộn đều 5 điểm, lấy khoảng 1kg, cho vào túi nilon 2 lớp, ghi ê-ti-két kẹp giữa 2 lớp nilon, buộc chặt miệng ngay sau khi lấy xong).
* Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả kinh tế: tính lãi suất thu được từ cây trồng chính,
3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu được xử lý bằng phương pháp trung bình số học và xử lý thống kê bằng phần mềm IRRISTAT.
Phần IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình thời tiết khí hậu 2009 - 2010 ở Yên Bái
Văn Chấn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Mù Căng Chải, phía Nam giáp tỉnh Sơn La và một phần tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên, và phía Tây giáp huyện Trạm Tấu. Đây là huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống và mang đậm tập quán canh tác nương rẫy truyền thống, đồng thời điều kiện thời tiết khí hậu cũng tương đối khắc nghiệt, đặc biệt là đối với cây ngô trồng trên đất dốc. Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Văn Chấn 6 tháng đầu năm 2010.Thời tiết, khí hậu huyện Văn Chấn có nhiều biến động, đặc biệt là chế độ mưa. Mưa đầu năm đến muộn nên làm chậm thời vụ gieo trồng các loại cây trên đất dốc vốn phụ thuộc vào nước trời, cây ngô cũng nằm trong số đó. Lượng mưa phân phối không đều gây xói mòn rửa trôi mạnh trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. Chính những cơn mưa lớn đầu mùa khi đất vừa được làm xong và cây ngô còn nhỏ cộng với mặt đất không được che phủ đã gây ra hiện tượng xói mòn đất rất lớn. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài đã làm nhiều diện tích ngô bị héo, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây và năng suất hạt sau này. Đó là một trong những lý do dẫn đến sự sai khác về năng suất ngô cũng như những chỉ tiêu theo dõi khác giữa các công thức thí nghiệm.
4.2. Kết quả nghiên cứu trồng cây che phủ trong canh tác ngô
4.2.1. Khả năng sinh trưởng và phát triển của cây ngô
Cây ngô sinh trưởng và phát triển tốt sẽ là yếu tố quyết định rất lớn đến năng suất cuối cùng của cây. Ngoài ra, khi cây có bộ tán rộng, độ che phủ đất lớn sẽ hạn chế sự rửa trôi đất, điều này đặc biệt có ý nghĩa trọng canh tác ngô trên đất dốc.
Trồng cây che phủ có ảnh hưởng thế nào đến đặc điểm hình thái, chiều cao cây ngô được thể hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Chiều cao cây ngô qua các thời kì sinh trưởng
Công thức
Chiều cao cây đóng bắp
(cm)
Chiều cao cây cuối cùng
(cm)
Số lá trên cây
(lá)
1 (Đ/C)
76,0
194,3
17,6
2
80,5
207,1
17,9
3
88,2
208,5
18,7
4
89,0
211,3
18,9
5
91,0
208,7
19,0
P
<0,05
<0,05
<0,05
LSD0,05
1,78
4,79
0,48
CV%
1,1
1,2
1,4
Hình 4.1: Biểu đồ chiều cao cây Ngô qua các thời kì sinh trưởng (cm)
Qua số liệu 4.1 và biểu đồ 4.1 ta thấy:
- Chiều cao đóng bắp của cây ngô biến động từ 76,0 - 91,6 (cm). Trong đó các công thức trồng xen cây che phủ đều cao hơn công thức đối chứng ( không trồng cây che phủ) từ 7,7 - 10,5 (cm) ở mức độ tin cậy 95% trong đó cao nhất là công thức 4 đạt 91,0 (cm).
- Chiều cao cây cuối cùng của cây ngô ở 5 công thức biến động từ 194,3- 211,3cm. Các công thức có trồng cây che phủ đều cao hơn đối chứng (không trồng cây che phủ) từ 13,1 - 17,3cm mức tin cậy 95%. Cao nhất là công thức 4 đạt 211,3 (cm).
- Về số lá trên thân của ngô ở các công thức biến động từ 17,6 - 19,0 lá/cây. Các công thức có trồng cây che phủ, đều hơn hẳn công thức đối chứng ( không trồng cây che phủ). Trong đó công thức 5 số lá trên cây nhiều nhất (19 lá/cây).
Như vậy ở tất cả các công thức có sự kết hợp cây che phủ là cây trồng xen đều có kết quả về chiều cao đóng bắp và chiều cao cuối cùng cao hơn hẳn so với đối chứng (không trồng cây che phủ).
Ở các giai đoạn ngô thu hoạch, chiều cao cây ngô ở các công thức có che phủ cao hơn hẳn so với đối chứng. Do ở các thời kì này cây ngô và các cây trồng xen nhất là cây lạc trồng xen đã đạt được độ che phủ tối đa, điều này sẽ làm hạn chế được rất lớn sự xói mòn đất, giữ ẩm, hạn chế sự phát sinh phát triển và cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại. Ngoài ra, cây lạc còn có khả năng cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định nhờ vi khuẩn nốt sần cố định N cho cây ngô.
Cho nên, việc áp dụng biện pháp kết hợp che phủ đất trong canh tác ngô trên đất dốc, đã thể hiện được ưu thế hơn hẳn so với cách làm truyền thống của nông dân địa phương về số lá chiều, chiều cao đóng bắp và chiều cao cuối cùng.
Qua biểu đồ trên ta cũng thấy rõ sự ảnh hưởng của cây che phủ là cây trồng xen (Lạc, Đậu Đen, Đậu tương, cốt khí) đến các công thức là rõ rệt.
4.2.2. Tình hình cỏ dại ở các công thức thí nghiệm
Cỏ dại có thể xuất hiện trong suốt chu kì sinh trưởng cây trồng và là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm năng suất cây trồng, vì vậy việc phòng trừ cỏ dại là một vấn đề dược đặt ra trong suốt chu kì sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, việc phòng trừ cỏ dại nếu không phù hợp sẽ gây hại đến môi trường sinh thái, làm tăng chi phí sản xuất do sử dụng không đúng liều lượng và không đúng cách.
Bảng 4.2: Tình hình cỏ dại ở các công thức thí nghiệm
Công thức
Số loài cỏ dại
(loài)
Khối lượng cỏ dại
(tạ/ha)
Giảm so với Đ/C
Khối lượng (tạ/ha)
Tỷ lệ
(%)
1 (Đ/C)
10
4,4
2
9
3,6
0,8
18,1
3
7
1,9
2,5
56,8
4
4
1,2
3,2
72,7
5
6
1,8
2,6
59,5
Hình 4.2: Biểu đồ tình hình cỏ dại ở các công thức
Qua số liệu ở bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 ta thấy trong các công thức thí nghiệm, thì các công thức trồng cây che phủ số loài cỏ dại biến động từ 4 - 9 loài, ít hơn đối chứng (không trồng cây che phủ) từ 1 - 6 loài và khối lượng cỏ dại biến động từ 1,2 - 3,6 tấn/ha ít hơn đối chứng từ 0,98 - 3,2 tạ/ha (18,1 - 72,7 %).
Trong đó công thức 3, 4, 5 ít loài cỏ dại (4- 7 loài) khối lượng cỏ dại biến động từ 1,2 - 1,9 tạ/ha và ít hơn so đối chứng từ 2,5 - 3,2 tạ/ha 56,8 - 72,7 %). Vì ở các công thức có che phủ, nhờ có lớp thực vật che phủ đã làm đất giảm rất rõ số loài và mật độ cỏ dại xuất hiện trên đồng ruộng.
Tóm lại việc sử dụng cây che phủ là cây trồng xen vào canh tác ngô có hiệu quả rõ dệt. Như vậy trồng xen làm ảnh hưởng đến nhân tố cỏ dại. Vì số loài cỏ dại và khối lượng cỏ dại ở các công thức che phủ ít hơn rất nhiều so với công thức đối chứng.
4.2.3. Tình hình xói mòn ở các công thức thí nghiệm
Xói mòn là một trong những nguyên nhân chính làm suy thoái đất, giảm năng suất cây trồng. Đất bị rửa trôi sẽ mang theo một lượng lớn dinh dưỡng ở đất lớp đất mặt, ở mức độ nghiêm trọng có thể làm đất sức sản suất. Như vậy việc bảo vệ đất chống xói mòn là một vấn đề rất quan trọng trong sản suất, đặc biệt là canh tác trên đất dốc.
Bảng 4.3: Tình hình xói mòn của các công thức thí nghiệm
Công thức
Lượng đất trôi
(tấn/ha)
Lượng đất trôi giảm so với Đ/C
Lượng đất trôi (tấn/ha)
Tỷ lệ (%)
1
20,2
2
12,5
7,7
38,61
3
7,6
12,6
62,37
4
5,1
15,1
74,75
5
6,5
13,7
67,82
P
<0,05
LSD
2,07
CV
11,0
Qua số liệu bảng 4.3 ta thấy: Lượng đất xói mòn bị rửa trôi ở các công thức thí nghiệm biến động từ 5,1 đến 20,2 tấn/ha. Trong đó các công thức có trồng cây che phủ so công thức Đ/C (không trồng xen phủ) đều giảm so với Đ/C từ 7,7 đến 15,1 tấn/ha (38,61 - 74,75%). Trong đó có 3 công thức 3, 4, 5 lượng đất bị rửa trôi thấp hơn đối chứng biến động từ 5,1 - 7,7 tấn/ha, thấp hơn so công thức Đ/C (không trồng cây che phủ) từ 12,6 - 15,1 tấn/ha (62,37 - 74.73%).
Vậy trồng cây che phủ trong canh tác ngô trên đất dốc là rất cần thiết vì nó có hiệu quả rõ ràng và có tác dụng, giảm lượng đất rửa trôi rõ rệt.
4.2.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ngô
Các yếu tố cấu thành năng suất là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất cuối cùng của cây trồng, nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ đến năng suất cây trồng. Các chỉ số cấu thành năng suất càng cao thì năng suất cây trồng càng lớn.
Bảng 4.4: Một số yếu tố cấu thành năng suất
Công thức
Số bắp/cây (bắp)
Số hàng/bắp (hàng)
Chiều dài bắp (cm)
Số hạt/hàng
(hạt)
Đường kính bắp
(cm)
Số hạt/bắp
(hạt)
1
0,96
13,8
14,4
29,6
3,8
408.0
2
0,97
13,7
14,5
30,0
3,9
411,0
3
0,94
13,7
15,8
31,2
3,9
427,4
4
0,90
14,2
16,8
33,5
4,1
475,7
5
0,92
13,7
16,1
34,1
3,9
467,1
P
>0,05
<0,05
<0,05
<0,05
<0,05
>0,05
CV%
6,1
1,0
2,1
2,5
1,3
3,3
LSD05
ns
0,25
0,6
1,47
0,97
ns
Số liệu bảng 4.4 cho thấy: Các yếu tố cấu thành năng suất của các công thức có biến động khác nhau, số bắp trên cây không chịu ảnh hưởng của các nhân tố thí ngiệm (do các nhân tố phi thí ngiệm gây ra). Số hàng trên bắp: 13,4 - 14,2, chiều dài bắp: 14,4 - 16,8cm. Số hạt trên hàng: 24,6 - 34,1 đường kính bắp: 3,8 - 4,1cm. Số hạt trên bắp: 408,0-475,7 (hạt) trong đó các công thức: 3, 4, 5 có trồng các cây che phủ các yếu tố cấu thành năng suất như đều cao hơn công thức đối chứng (không trồng cây che phủ).
- Chiều dài bắp có biến động từ 14,4 - 16,8cm trong đó công thức 3, 4, 5 có chiều dài bắp dài hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%. Trong đó công thức 4 có chiều dài bắp dài nhất (18,8cm) và ở các công thức 3,4,5 cao hơn so với đối chứng từ: 1,4 - 2,4cm.
- Đường kính bắp của các công thức thí nghiệm biến động từ 3,8 - 4,1cm. Và đều cao hơn công thức đối chứng (không trồng cây che phủ). Đường kính bắp giữa các công thức thí nghiệm tương đương nhau (sai khác không có ý nghĩa).
- Số hạt trên hàng ở các công thức biến động từ 29,6 - 34,1(hạt/hàng) trong đó số hạt trên hàng của công thức 3, 4, 5 nhiều hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
- Số hàng trên bắp của các công thức thí nghiệm, biến động từ 13,7 - 14,2 hàng. Trong đó công thức 4 (ngô + đậu tương) có số hàng trên bắp nhiều nhất (14,2 hàng) có nhiều hơn các công thức còn lại ở mức độ tin cây 95%.
Vậy trồng cây xen phủ trong canh tác ngô có tác dụng làm tăng các yếu tố cấu thành năng suất trên cơ sở đó làm tăng năng suất ngô.
Năng suất là mục đích cuối cùng của người sản xuất, năng suất là kết quả tổng hợp của quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô. Qua theo dõi năng suất của giống ngô LVN99 với các cây che phủ khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.
Bảng 4.5: Năng suất ngô hạt ở các công thức thí nghiệm
Công thức
Năng suất thực thu (tấn/ha)
Tăng so với Đ/C
Năng suất (tấn/ha)
Tỷ lệ (%)
1
6,35
2
6,34
-0,01
-0,16
3
7,38
1,03
16,2
4
7,98
1,63
25,7
5
7,83
1,48
23,3
p
<0,05
LSD
0,46
CV%
3,4
Hình 4.3: Biểu đồ năng suất ngô hạt ở các công thức thí nghiệm
Căn cứ bảng số liệu 4.5 và biểu đồ 4.3 ta thấy: Ở các công thức 2, 3, 4, 5 có trồng cây che phủ trong canh tác ngô thì năng suất ngô biến động từ 6,43 - 7,98 tấn/ha. So với công thức đối chứng (không trồng cây che phủ), thì năng suất đều tăng hơn, trong đó công thức 3, 4, 5 năng suất biến động từ: 7,38 - 7,98 tấn/ha, cao hơn so đối chứng từ: 1,03 - 1,5 tấn/ha.
Như vậy ở các công thức có trồng cây che phủ năng suất vượt trội hơn hắn so với đối chứng. Trong đó, công thức 3 cho năng suất cao nhất là 7,98 tấn/ha, tăng so với đối chứng là 1,63 tấn/ha (25,7%); tiếp đó là công thức 5 đạt 7,83 tấn/ha tăng so với đối chứng 1,48 tấn/ha (23,3%), trong khi công thức đối chứng chỉ đạt 6,35 tấn/ha.
Như vậy, trồng ngô trên đất dốc kết hợp trồng cây che phủ là cây trồng xen năng suất đã tăng rõ rệt so với cách làm truyền thống của nông dân.
4.2.5. Khối lượng chất phủ sau thu hoạch
Sau mỗi chu kì sống, cây trồng đã để lại một lượng sinh khối khá lớn cho đất. Nếu lượng sinh khối này được giữ lại trên đồng ruộng sẽ rất có ích cho việc bảo vệ đất, tăng độ ẩm đất, tăng độ phì đất… điều này đặc biệt có ý nghĩa khi canh tác trên đất dốc. Ngoài ra lượng sinh khối này sẽ là nguồn vật liệu che phủ rất tốt cho cây trồng vụ sau.
Bảng 4.6: Khối lượng chất phủ sau thu hoạch
Công
thức
Khối lượng cây trồng xen (tấn/ha)
Khối lượng thân lá ngô (tấn/ha)
Khối lượng chất phủ (tấn/ha)
Tổng khối lượng chất phủ tăng sau đối chứng
Khối lượng (tấn/ha)
(%)
1
0
8,1
8,1
2
1,63
9,4
11,03
2,93
36,17
3
1,73
10,7
12,43
4,33
53,40
4
2,18
10,82
13,00
4,9
60,50
5
1,97
9,8
11,77
3,67
45,30
P
<0,05
<0,05
LSD05
0,11
0,44
CV
3,3
3,1
Khèi lîng tÊn/ha
C«ng thøc
Hình 4.4: Biểu đồ khối lượng chất phủ sau thu hoạch
Qua bảng số liệu 4.6 và biểu đồ 4.4 ta thấy tất cả các công thức (2, 3, 4, 5) cố trồng cây che phủ thì thu được khối lượng của cây che phủ biến động từ: 1,63 - 2,18 tấn/ha. Cao nhất là công thức 4 (2,18 tấn/ha).
- Khối lượng thân lá ngô ở các công thức 2, 3, 4, 5 có trồng cây che phủ trả cho khối lượng thân lá biến động từ 9,4 - 10,82 tấn/ha. Công thức 3 va 4 đạt 10,7 - 10,82 tấn/ha, cao hơn so với Đ/C (không trồng cây che phủ) từ: 2,6 - 2,72 tấn thân lá trên ha.
- Tổng khối lượng chất phủ (thân, lá, ngô + thân lá cây che phủ) ở các công thức (2, 3, 4, 5) có trồng cây che phủ so Đ/C (không trồng cây che phủ) đều cao hơn. 2,93 - 4,9 tấn/ha (36,17 - 60.50%). Trong đó 2 công thức 3 và 4 đạt 12,43 - 13,00 tấn/ha và tăng hơn Đ/C (không trồng cây che phủ) từ: 4,33 - 40,90 tấn/ha (53.04 - 60,50%).
Như vậy tổng khối lượng chất phủ ở công thức 4 là lớn nhất đem lại hiệu quả chất phủ cao nhất trong tất cả các công thức, đạt được khối lượng chất phủ la 13 tấn/ha.
Sinh khối chất phủ lớn cũng góp phần hạn chế hiện tượng xói mòn trên đất dốc, trả lại cho đất chất hữu cơ một lượng lớn.
4.2.6. Hiệu quả kinh tế
Việc kết hợp che phủ và cây trồng xen để trồng ngô đã cho những kết quả tốt về các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây ngô, các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất thông qua khả năng giữ ẩm đất, kiểm soát cỏ dại, chống xói mòn. Do đó đã làm tăng năng suất cây trồng, tăng sản lượng ngô tại các công thức che phủ.
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm
Công thức/chỉ tiêu
1
2
3
4
5
Tổng thu (triệu đồng/ha)
22,0
25,4
25,6
27,6
27,4
Tổng chi (triệu đồng/ha)
16,7
18,8
18,8
19,1
18,8
Lãi thuần (triệu đồng/ha)
5,5
6,6
6,8
8,5
8,6
Lãi thuần tăng so đối chứng (triệu đồng/ha)
1,1
1,3
3,0
3,1
Lãi thuần tăng so đối chứng (%)
120,0
123,6
154,54
156,4
Qua bảng số liệu 4.7 ta thấy tổng thu ở các công thức trồng cây che phủ (công thức 2, 3, 4, 5) biến động từ 25,4 đến 27,6 triệu đồng/ha, và đều cao hơn Đ/C (không trồng cây trồng xen) từ 3,4 - 5,6 triệu đồng/ha. Đồng thời các công thức có trồng cây che phủ thì có thêm chi phí và chăm sóc cây trồng xen lên tổng chi phí cũng cao hơn đối chứng (không trồng cây trông xen) từ 2,1 đến 3,1 triệu đồng/ha.
- Lãi thuần của các công thức (2, 3, 4, 5) có trồng cây che phủ so Đ/C đều cao hơn. Đạt từ 6,6 đến 8,6 triệu đồng/ha và đều cao hơn so với Đ/C (không trồng cây che phủ) từ 1,1 cho đến 3,0 triệu đồng/ha.
Tóm lại sự kết hợp trồng cây che phủ trong canh tác ngô trên đất dốc đều đạt hiệu quả kinh tế cao.
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu sử dụng một số cây che phủ trong canh tác ngô trên đất dốc chúng ta rút ra một số kết luận sau:
- Về sự sinh trưởng: Ở các công thức ngô có tổng cây xen phủ thì chiều cao đóng bắp (80,5 - 91,0cm), chiều cao cuối cùng (207,1 - 211,3cm) và số lá 17,9 - 19,0 (lá/cây) đều cao hơn so với Đ/C (không trồng cây che phủ).
- Ảnh hưởng của cây ngô có trồng cây trồng che phủ đến cỏ dại và xói mòn đất:
+ Đối với ngô có trồng cây che phủ số loài cỏ dại có từ 4 - 9 loài khối lượng cỏ dại đều giảm hơn so với Đ/C (không trông cây che phủ) 0,8 - 32,0 tạ/ha (18,1 - 72,7%).
+ Khả năng chống xói mòn, giữ đất, các công thức ngô có trồng cây che phủ, lượng đất rửa trôi ít hơn so với Đ/C (không trông cây che phủ) từ 7,7 - 17,1 tấn/ha (38,61 - 74,75).
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ngô thì các công thức ngô có trồng cây che phủ, đều có chiều dài bắp (14,4 - 16,8cm), đường kính bắp (3,8 - 4,1cm). Số hàng trên bắp (13,7 - 14,2), số hạt trên hàng (30,0 – 34,1) và số hạt/bắp cũng như năng suất (6,34 - 7,98 tấn/ha) đều cao hơn đối chứng. Trong đó có công thức 3, 4, 5 ngô trồng xen đậu tương, đậu đen, cốt khí các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cao nhất đạt: 7,38 - 7,98 tấn/ha, so với đối chứng cao hơn: 1,03 - 1,63 tấn/ha.
- Hiệu quả kinh tế thì tổng thu và lãi thuần của các công thức có trông cây xen phủ đều cao hơn đôi chứng (không trồng cây xen phủ). Trong đó có công thức 3, 4, 5 trồng xen đậu đen, đậu tương, cốt khí tổng thu 25,6 - 27,6 triệu đồng/ha. Về lãi thuần cũng là cao nhất so với đối chứng (không trồng cây trông xen phụ) là: 6,8 - 8,6 triệu đồng/ha, cao hơn Đ/C từ 1,3 – 3,1 triệu đồng/ha
5.2. Đề nghị
Kết quả nghiên cứu cho ta thấy công thức 4 và 5 trồng đậu tương và cốt khí xen ngô đạt hiệu quả cao, lãi thuần đạt 8,5 – 8,6 triệu đồng/ha. Nên có thể tiến hành khảo ngiệm và đưa ra phục vụ sản xuất ở một số nơi có điều kiện.
Tiếp tục nghiên cứu sử dụng trồng cây che phủ trong canh tác ngô ở các tỉnh miền núi phía bắc nhằm rút ra kết luận chính xác hơn nhằm phục vụ cho sản xuất ngô trên đất dốc, có hiệu quả bền vững, góp phần nâng cao đời sống của nông dân ở miền núi các tỉnh trung du và miền núi phía bắc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn (Chủ biên) (2003), Nông nghiệp vùng cao - Thực trạng và giải pháp, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
2. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Xây dựng thành các mô hình thâm canh ở nhiều vùng sinh thái khác nhau giống lạc dại LD99, một loại cây che phủ đất đa tác dụng.
3. Hà Đình Tuấn, Lê Quốc Doanh và CTV (2006), Nghiên cứu áp dụng các biện pháp che phủ đất phục vụ phát triển bền vững nông nghiệp vùng cao. Trong: Kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2001 – 2005.
II. Tài liệu tiếng Anh
4. FAO, 2000. Manual on integrated soil management and conservation practices. FAO Land and Water Bulletin, No.8, Rome 2000.
5. FAOSTAT Databases (2006).
6. UDSA, (2009).
7. FAOSTAT, 2008.
8. FAOSTAT, 2010.
9. FAOSTAT, 2010 và UDSA, 2010.
10. CIMMYT (2001), World maize Fact and Trends, CIMMYT- International Maize and Wheat Impruvement Center, el Batan, Mexico, 1997/2000.
11.Studies on the combining ability of CIMMYT maize germplasm, CIMMYT research highlingts, CIMMYT, Elbatan Mexico.
III. Tài liệu từ Internet
12. Niên giám thống kê năm 2010.
13.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới và một số khu vực 5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nước của thế giới năm 2009 6
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong giai đoạn 2000 - 2009 7
Bảng 2.4: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2008 8
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của Việt Nam giai đoạn 1961- 2009 11
Bảng 2.6: Tác động của các biện pháp khác nhau đến dòng chảy bề mặt 15
Bảng 4.1: Chiều cao cây ngô qua các thời kì sinh trưởng 30
Bảng 4.2: Tình hình cỏ dại ở các công thức thí nghiệm……………………. 31
Bảng 4.3: Tình hình xói mòn của các công thức thí nghiệm.......................... 32
Bảng 4.4: Một số yếu tố cấu thành năng suất………………………………. 33
Bảng 4.5: Năng suất ngô hạt ở các công thức thí nghiệm.............................. 34
Bảng 4.6: Khối lượng chất phủ sau thu hoạch................................................ 36
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.............................. 37
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG KHÓA LUẬN
Trang
Hình 4.1: Biểu đồ chiều cao cây Ngô qua các thời kì sinh trưởng (cm) 30
Hình 4.2: Biểu đồ tình hình cỏ dại ở các công thức 32
Hình 4.3: Biểu đồ năng suất ngô hạt ở các công thức thí nghiệm 36
Hình 4.4: Biểu đồ khối lượng chất phủ sau thu hoạch 38
PHỤ LỤC 1
Kết quả theo dõi thời tiết, khí hậu 6 tháng đầu năm 2010 được thể hiện qua đồ thị 1 :
Đặc điểm thời tiết, khí hậu huyện Văn Chấn 6 tháng đầu năm 2010
Thời tiết, khí hậu huyện Văn Chấn có nhiều biến động, đặc biệt là chế độ mưa. Mưa đầu năm đến muộn nên làm chậm thời vụ gieo trồng các loại cây trên đất dốc vốn phụ thuộc vào nước trời, cây ngô cũng nằm trong số đó. Lượng mưa phân phối không đều gây xói mòn rửa trôi mạnh trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. Chính những cơn mưa lớn đầu mùa khi đất vừa được làm xong và cây ngô còn nhỏ cộng với mặt đất không được che phủ đã gây ra hiện tượng xói mòn đất rất lớn. Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng và khô hạn kéo dài đã làm nhiều diện tích ngô bị héo, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây và năng suất hạt sau này. Đó là một trong những lý do dẫn đến sự sai khác về năng suất ngô cũng như những chỉ tiêu theo dõi khác giữa các công thức thí nghiệm.
PHỤ LỤC 2
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCCC FILE CCCC 9/ 9/** 14:35
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
CHIEU CAO CAY CUOI CUNG
VARIATE V003 CCCC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=====================================================================
1 CTHUC$ 4 315.520 78.8800 13.09 0.002 3
2 NL 2 17.0343 8.51715 1.41 0.298 3
* RESIDUAL 8 48.2040 6.02550
--------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 380.758 27.1970
--------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCCC 9/ 9/** 14:35
----------------------------------------------------------------
CHIEU CAO CAY CUOI CUNG
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
--------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS CCCC
C 3 162.033
T1 3 168.033
T2 3 172.233
T3 3 174.567
T4 3 173.467
SE(N= 3) 1.41722
5%LSD 8DF 4.62140
--------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
--------------------------------------------------------------------
NL NOS CCCC
1 5 170.790
2 5 170.850
3 5 168.560
SE(N= 5) 1.09777
5%LSD 8DF 3.57972
--------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCCC 9/ 9/** 14:35
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
CHIEU CAO CAY CUOI CUNG F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |NL
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCCC 15 170.07 5.2151 2.4547 1.4 0.0016 0.2984
PHỤ LỤC 3
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCGDTC FILE CCGDTC 9/ 9/** 14:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
CHIEU CAO CAY GIAI DOAN TRO CO
VARIATE V003 CCGDTC
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
====================================================================
1 CTHUC$ 4 512.633 128.158 19.74 0.000 3
2 NL 2 4.32698 2.16349 0.33 0.729 3
* RESIDUAL 8 51.9348 6.49184
--------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 568.895 40.6354
--------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCGDTC 9/ 9/** 14:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
CHIEU CAO CAY GIAI DOAN TRO CO
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
--------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS CCGDTC
C 3 194.733
T1 3 207.133
T2 3 208.500
T3 3 211.367
T4 3 208.767
SE(N= 3) 1.47104
5%LSD 8DF 4.79690
--------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
--------------------------------------------------------------------
NL NOS CCGDTC
1 5 206.720
2 5 206.170
3 5 205.410
SE(N= 5) 1.13946
5%LSD 8DF 3.71566
----------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCGDTC 9/ 9/** 14:38
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
CHIEU CAO CAY GIAI DOAN TRO CO
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |NL
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | |
NO. BASED ON BASED ON % | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | |
CCGDTC 15 206.10 6.3746 2.5479 1.2 0.0005 0.7290
PHỤ LỤC 4
BALANCED ANOVA FOR VARIATE DATXM FILE DATXMON 9/ 9/** 14:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
LUONG DAT BI RUA TROI
VARIATE V003 DATXM
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=============================================================================
1 CTHUC$ 4 454.764 113.691 85.45 0.000 3
2 NL 2 2.31600 1.15800 0.87 0.458 3
* RESIDUAL 8 10.6440 1.33050
----------------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 467.724 33.4089
--------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DATXMON 9/ 9/** 14:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
LUONG DAT BI RUA TROI
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
--------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS DATXM
C 3 20.2000
T1 3 12.5000
T2 3 7.60000
T3 3 5.10000
T4 3 6.50000
SE(N= 3) 0.665959
5%LSD 8DF 2.17162
--------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
--------------------------------------------------------------------
NL NOS DATXM
1 5 10.8400
2 5 10.4200
3 5 9.88000
SE(N= 5) 0.515849
5%LSD 8DF 1.68213
--------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE DATXMON 9/ 9/** 14:53
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
LUONG DAT BI RUA TROI
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |NL |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
DATXM 15 10.380 5.7800 1.1535 11.1 0.0000 0.4576
PHỤ LỤC 5
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLCNGO FILE KLCAYNGO 9/ 9/** 17:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
khoi luong than la ngo
VARIATE V003 KLCNGO
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=====================================================================
1 CTHUC$ 4 .742133 .185533 46.46 0.000 3
2 NL 2 .172000E-02 .860001E-03 0.22 0.812 3
* RESIDUAL 8 .319466E-01 .399333E-02
--------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .775800 .554143E-01
--------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KLCAYNGO 9/ 9/** 17:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
khoi luong than la ngo
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
--------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS KLCNGO
C 3 8.10000
T1 3 9.43333
T2 3 10.7333
T3 3 10.8223
T4 3 9.8023
SE(N= 3) 0.364844E-01
5%LSD 8DF 0.448972
--------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
--------------------------------------------------------------------
NL NOS KLCNGO
1 5 7.92800
2 5 9.15400
3 5 10.93800
SE(N= 5) 0.282607E-01
5%LSD 8DF 3.121552E-01
--------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KLCAYNGO 9/ 9/** 17:34
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
khoi luong than la ngo
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |NL |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
KLCNGO 15 1.9400 0.23540 0.63193E-01 3.3 0.0000 0.8119
PHỤ LỤC 6
BALANCED ANOVA FOR VARIATE CCDB FILE CCDB 9/ 9/** 14:37
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
CHIEU CAO DONG BAP
VARIATE V003 CCDB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=====================================================================
1 CTHUC$ 4 490.416 122.604 136.61 0.000 3
2 NL 2 7.82500 3.91250 4.36 0.052 3
* RESIDUAL 8 7.18005 .897506
--------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 505.421 36.1015
--------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE CCDB 9/ 9/** 14:37
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
CHIEU CAO DONG BAP
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
--------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS CCDB
C 3 76.0000
T1 3 80.5000
T2 3 88.2000
T3 3 89.0000
T4 3 91.0000
SE(N= 3) 0.546963
5%LSD 8DF 1.78359
--------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
--------------------------------------------------------------------
NL NOS CCDB
1 5 85.7400
2 5 85.0900
3 5 83.9900
SE(N= 5) 0.423676
5%LSD 8DF 1.38156
---------------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE CCDB 9/ 9/** 14:37
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
CHIEU CAO DONG BAP
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |NL |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
CCDB 15 84.940 6.0085 0.94737 1.1 0.0000 0.0521
PHỤ LỤC 7
BALANCED ANOVA FOR VARIATE HAT/BAP FILE HATTRBAP 9/ 9/** 14:54
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
TY LE HAT TREN BAP
VARIATE V003 HAT/BAP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=====================================================================
1 CTHUC$ 4 .302295E-02 .755739E-03 1.06 0.438 3
2 NL 2 .108879E-02 .544396E-03 0.76 0.502 3
* RESIDUAL 8 .572923E-02 .716154E-03
--------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .984098E-02 .702927E-03
--------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE HATTRBAP 9/ 9/** 14:54
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
TY LE HAT TREN BAP
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
--------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS HAT/BAP
C 3 0.824535
T1 3 0.822364
T2 3 0.824370
T3 3 0.817722
T4 3 0.787294
SE(N= 3) 0.154505E-01
5%LSD 8DF 0.503825E-01
--------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
--------------------------------------------------------------------
NL NOS HAT/BAP
1 5 0.819124
2 5 0.823205
3 5 0.803441
SE(N= 5) 0.119679E-01
5%LSD 8DF 0.390261E-01
--------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE HATTRBAP 9/ 9/** 14:54
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
TY LE HAT TREN BAP
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |NL |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
HAT/BAP 15 0.81526 0.26513E-010.26761E-01 3.3 0.4379 0.5017
PHỤ LỤC 8
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SOLA FILE SOLA 9/ 9/** 14:40
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
SO LA TREN CAY
VARIATE V003 SOLA
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=====================================================================
1 CTHUC$ 4 5.14667 1.28667 19.90 0.000 3
2 NL 2 .529334 .264667 4.09 0.059 3
* RESIDUAL 8 .517332 .646665E-01
--------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 6.19333 .442381
--------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOLA 9/ 9/** 14:40
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
SO LA TREN CAY
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
--------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS SOLA
C 3 17.6000
T1 3 17.8667
T2 3 18.7333
T3 3 18.9333
T4 3 19.0333
SE(N= 3) 0.146818
5%LSD 8DF 0.478758
--------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
--------------------------------------------------------------------
NL NOS SOLA
1 5 18.2000
2 5 18.4400
3 5 18.6600
SE(N= 5) 0.113725
5%LSD 8DF 0.370845
--------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOLA 9/ 9/** 14:40
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
SO LA TREN CAY
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |NL |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SOLA 15 18.433 0.66512 0.25430 1.4 0.0005 0.0593
PHỤ LỤC 9
BALANCED ANOVA FOR VARIATE KLCCP FILE KLCCP 9/ 9/** 17:35
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
khoi luong cay trong xen
VARIATE V003 KLCCP
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=====================================================================
1 CTHUC$ 4 228.969 57.2423 ****** 0.000 3
2 NL 2 .197333 .986666E-01 1.78 0.228 3
* RESIDUAL 8 .442707 .553384E-01
--------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 229.609 16.4007
--------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE KLCCP 9/ 9/** 17:35
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
khoi luong cay trong xen
MEANS FOR EFFECT CTHUC$
--------------------------------------------------------------------
CTHUC$ NOS KLCCP
C 3 8.10000
T1 3 9.4333
T2 3 10.7333
T3 3 10.8200
T4 3 9.86667
SE(N= 3) 0.135816
5%LSD 8DF 0.442884
--------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
--------------------------------------------------------------------
NL NOS KLCCP
1 5 7.8000
2 5 9.48000
3 5 10.64000
SE(N= 5) 0.105203
5%LSD 8DF 0.343056
--------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE KLCCP 9/ 9/** 17:35
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
khoi luong cay che phu
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CTHUC$ |NL |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
KLCCP 15 7.6267 4.0498 0.23524 3.1 0.0000 0.2284
PHỤ LỤC10
SE(N= 5) 0.253950E-01
5%LSD 8DF 0.828106E-01
BALANCED ANOVA FOR VARIATE SB FILE SOBAP 20/ 8/** 21:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 1
so bap tren cay
VARIATE V003 SB
LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER
SQUARES SQUARES LN
=====================================================================
1 CT$ 4 .116125E-01 .290311E-02 0.90 0.508 3
2 NL 2 .121063E-01 .605316E-02 1.88 0.214 3
* RESIDUAL 8 .257963E-01 .322454E-02
--------------------------------------------------------------------
* TOTAL (CORRECTED) 14 .495151E-01 .353679E-02
--------------------------------------------------------------------
TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SOBAP 20/ 8/** 21:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 2
so bap tren cay
MEANS FOR EFFECT CT$
--------------------------------------------------------------------
CT$ NOS SB
1 3 0.957895
2 3 0.966082
3 3 0.944820
4 3 0.890477
5 3 0.917605
SE(N= 3) 0.327848E-01
5%LSD 8DF 0.106908
--------------------------------------------------------------------
MEANS FOR EFFECT NL
--------------------------------------------------------------------
NL NOS SB
1 5 0.953684
2 5 0.957193
3 5 0.895250
---------------------------------------------------------------------
ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SOBAP 20/ 8/** 21:11
---------------------------------------------------------------- PAGE 3
so bap tren cay
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ |NL |
(N= 15) -------------------- SD/MEAN | | |
NO. BASED ON BASED ON % | | |
OBS. TOTAL SS RESID SS | | |
SB 15 0.93538 0.59471E-010.56785E-01 6.1 0.5079 0.2140
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu sử dụng một số cây che phủ trong canh tác ngô đất dốc ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái.doc