LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, Kinh tế đối ngoại là hoạt động tất yếu khách quan đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, phục vụ cho sự phát triển của các nước đang phát triển, có nền kinh tế mở cửa. Đối với Việt Nam hoạt động kinh tế đối ngoại hiện tại là kết quả của quá trình mở cửa hơn 20 năm, là động lực phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập mới. Bởi hoạt động này làm rút ngắn khoảng cách hội nhập kinh tế của Việt Nam với những nội dung phát triển toàn diện của nó.
Lịch sử đã chứng minh nhiều nước trên thế giới và khu vực đã phát triển nền kinh tế thành công bằng con đường kinh tế đối ngoại với chính sách mở cửa - khoan dung hơn là đóng cửa cô lập và đố kị - nghi ngờ. Điển hình ở Đông Bắc Á; Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, một số nước ASEAN như Singapore, Thái Lan thông qua hoạt động hướng ngoại của mình đã nhanh chóng phát triển trở thành những “con rồng kinh tế”.
Từ kinh nghiệm của các nước, trước và khi tham gia hội nhập WTO, Việt Nam đang tổ chức, sắp xếp lại nền kinh tế và hướng nền kinh tế ra bên ngoài để tìm một “cú hích” mạnh về tài chính, hợp tác chuyển giao công nghệ - khoa học kĩ thuật, hướng xuất khẩu nhằm đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Cho nên,Việt Nam xem mục tiêu kinh tế đối ngoại là mục tiêu chiến lược - động lực phát triển tất yếu.
Xuất phát từ những lý do trên chúng em xin được phân tích đề tài: “ Ngoại thương của Việt Nam hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề về thương mại quốc tế
- Tìm hiểu sự tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế
- Phân tích đánh giá thực trạng của ngoại thương Việt Nam hiện nay
- Đề xuất các giải pháp cho ngoại thương Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngoại thương Việt Nam hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu là các chính sách của nhà nước liên quan đến thương mại quốc tế
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài làm đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, tham khảo tài liệu.
5. Kết cấu bài làm
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo kết cấu bài làm gồm có 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về ngoại thương
Chương II: Thực trạng về hoạt động ngoại thương Việt Nam
Chương III: Đánh giá về ngoại thương Việt Nam
Chương IV: Giải pháp đưa ra cho ngoại thương Việt Nam
MỤC LỤC
Lời nói đầu 4
Chương I: Tổng quan về ngoại thương 6
I. Lý luận về thương mại quốc tế 6
1. Khái niệm về thương mại quốc tế 6
2. Nguồn gốc và vai trò của thương mại quốc tế 6
3. Tác động của hoạt động ngoại thương đến tăng trưởng kinh tế 8
4. . Một số lý thuyết về thương mại quốc tế 9
4.1. Quan điểm của phái trọng thương về thương mại quốc tế 9
4.2. Lợi thế tuyệt đối (Adam Smith) 10
4.3. Lợi thế so sánh ( David Ricardo) 12
4.4. Nguồn lực sản xuất vốn có và lý thuyết Heckscher – Ohlin 14
II. CÔNG CỤ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 17
1. Thuế 17
2. Hạn ngạch 18
3. Quản lý ngoại tệ 19
4. Tín dụng trợ cấp 20
III. CÁC CHIẾN LƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 22
1. Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô 22
2. Chiến lược thay thế sản phẩm nhập khẩu 23
3. Kinh nghiệm hướng ngoại của các nước 25
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27
I. TỔNG QUAN VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 27
1. Ngoại thương Việt Nam trước khi gia nhập WTO 28
2. Ngoại thương Việt Nam sau khi gia nhập WTO 35
II. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM VỚI MỘT SỐ NƯỚC 45
1. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ 45
2. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU 55
3. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 60
4. Xuất- Nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và ASEAN 63
Chương III: ĐÁNH GIÁ VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 67
1. ƯU ĐIỂM 67
2. NHƯỢC ĐIỂM 67
Chương IV: GIẢI PHÁP CHO NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 69
Kết luận 73
Danh mục tài liệu tham khảo 74
73 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9440 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngoại thương của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; Nhật Bản 7,3 tỷ USD, giảm 11,3%; Hàn Quốc 6,7 tỷ USD, giảm 5,3%; Đài Loan 6,2 tỷ USD, giảm 25,9%; EU 5,5 tỷ USD, tăng 2,2%; Mỹ 2,8 tỷ USD, tăng 9,1%; Ôx-trây-li-a 1 tỷ USD, giảm 24%. Tuy kim ngạch nhập khẩu có tốc độ giảm cao hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập siêu hàng hoá năm 2009 ước tính vẫn ở mức 12,2 tỷ USD, giảm 32,1% so với năm 2008 và bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm 2009
Bảng 7: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
Đơn vị
2005
2006
2007
2008
Ô tô nguyên chiếc
Chiếc
21279
12496
30471
51059
Loại 12 chỗ ngồi trở xuống
"
5447
3199
14605
27566
Loại trên 12 chỗ ngồi
"
749
850
1257
783
Ô tô tải
"
12334
7676
10447
15817
Ô tô loại khác
"
2749
771
4162
6893
Thiết bị, phụ tùng ngành dệt, may
Triệu đô la Mỹ
447.2
481.8
641.7
Thiết bị, phụ tùng ngành da, giày
"
87.4
57.9
69.3
Thiết bị, phụ tùng ngành giấy
"
64.0
52.3
112.5
Thiết bị, phụ tùng ngành nhựa
"
164.8
216.1
318.1
Máy và phụ tùng máy XD
"
255.8
290.8
392.6
Máy và phụ tùng máy SX xi măng
"
63.3
112.5
273.1
Máy móc, thiết bị hàng không
"
65.9
7.8
515.0
Máy móc, thiết bị thông tin liên lạc
"
598.2
945.7
1631.7
Máy và phụ tùng máy CNTP
"
130.9
198.3
247.7
Linh kiện điện tử, máy tính nguyên chiếc và linh kiện
"
1638.6
1869.7
2958.4
3714.3
Xăng, dầu các loại
Nghìn tấn
11477.8
11224.6
13195.0
12963.9
Trong đó
"
Xăng
"
2630.1
2821.6
3298.6
3637.3
Dầu diesel
"
5876.7
5671.5
6460.9
6500.0
Dầu mazut
"
2199.5
2012.4
2338.2
2077.4
Dầu hỏa
"
332.8
233.2
251.2
139.5
Nhiên liệu máy bay
"
438.6
458.1
515.8
609.7
Dầu mỡ nhờn
Triệu đô la Mỹ
18.5
20.2
18.6
Phân bón
Nghìn tấn
2915.0
3107.1
3800.1
3034.8
Trong đó:
Phân SA
"
731.8
740.4
996.9
722.3
Phân urê
"
858.4
728.8
740.2
706.9
Phân NPK
"
169.5
142.0
264.2
170.5
Phân DAP
"
606.3
761.6
666.5
433.8
Phân kali
"
456.5
571.6
810.5
1001.3
Loại khác
"
93.4
162.7
321.7
Sắt, thép
"
5495.1
5667.0
8115.5
8263.6
Trong đó: Phôi thép
2239.7
1972.2
2173.8
2392.9
Chì
Triệu đô la Mỹ
43.4
57.6
147.5
Đồng
"
340.2
767.4
898.6
Kẽm
"
66.0
143.5
203.8
Nhôm
"
357.4
512.6
659.6
Kính xây dựng
"
14.2
24.1
29.9
37.3
Hoá chất
"
921.4
1121.8
1527.9
1775.5
Chất dẻo
"
1516.9
1886.2
2528.7
2945.1
Malt
"
57.8
55.8
94.8
Nhựa đường
"
39.6
46.0
60.7
Bông
"
170.0
221.8
268.0
299.6
Xơ dệt (Sợi chưa xe)
"
213.2
213.8
260.5
775.4
Sợi dệt
399.8
439.0
578.5
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu
"
168.3
219.4
401.1
473.8
Clanke
Nghìn tấn
4375.5
3615.0
3812.0
3694.5
Giấy các loại
Triệu đô la Mỹ
411.0
497.8
623.5
753.3
Trong đó
Giấy Kraft
"
47.5
47.1
57.0
Nguyên, phụ liệu tân dược
"
118.4
131.1
188.4
157.6
Nguyên, phụ liệu giày dép
"
843.3
827.5
928.3
2355.1
Phụ liệu may
"
1438.7
1123.9
1224.0
Vải các loại
"
2474.2
2947.0
3990.5
4457.8
Nguyên phụ liệu sản xuất thuốc lá
"
163.5
124.3
200.5
246.2
Dầu, mỡ động thực vật
"
192.3
256.7
482.9
665.5
Bột mỳ
Nghìn tấn
38.8
38.0
77.0
69.2
Lúa mỳ
Triệu đô la Mỹ
200.6
226.3
343.4
292.6
Sữa và sản phẩm từ sữa
"
278.9
302.7
462.2
533.9
Tân dược
"
507.6
570.4
714.2
864.2
Điều hoà nhiệt độ
"
85.5
111.7
153.6
Xe máy (kể cả linh kiện đồng bộ)
"
541.4
557.4
725.0
763.8
Trong đó
"
Nguyên chiếc
"
65.7
76.9
145.0
139.2
Linh kiện CKD, SKD, IKD
"
475.7
480.5
580.0
624.6
Thời gian qua chúng ta cũng đã thực hiện tích cực các biện pháp kiềm chế nhập khẩu như tăng thuế nhập khẩu với một số mặt hàng như ôtô và linh kiện ôtô, vàng; kiểm soát nguồn ngoại tệ cho nhập khẩu; tiết giảm tiêu dùng và cắt giảm đầu tư…đã góp phần kiềm chế nhập khẩu và giảm nhập siêu một cách hiệu quả. Tuy việc nhập khẩu và tỷ lệ nhập siêu đang được kiềm chế, nhưng vẫn ở mức cao. Cụ thể mức nhập siêu năm 2007: 14,3 tỷ USD, tăng 2,8 lần năm 2006; 2008: nhập siêu 17,5 tỷ USD.
Chủ trương đẩy mạnh xuất khẩucác mặt hàng có trị giá lớn, công nghệ cao đang được triển khai với tín hiệu tốt. Lần đầu tiên chúng ta xuất khẩuđược thiết bị lò hơi cho Tập đoàn TKZ của Nga để bạn lắp ráp Nhà máy Điện tại Ấn Độ. Công ty dịch vụ cơ khí hàng hải cũng hạ thủy tại cảng Vũng Tầu dàn khoan khai thác dầu khí xuất khẩu sang Malaysia.
Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại được tổ chức: Hàng trăm hội trợ triển lãm với quy mô khác nhau đã diễn ra ở trong và ngoài nước, trong đó có các hội chợ có tiếng về đồ gỗ ở Hoa Kỳ, thủy sản ở châu Âu và hội chợ Trung Quốc - SEAN (CAEXPO) lần thứ 4 tại Nam Ninh, Trung Quốc; nhiều lượt đoàn cán bộ đi khảo sát các thị trường trọng điểm, tiềm năng, thị trường xa, láng giềng, tiếp tục khôi phục thị trường truyền thống Nga, Đông Âu; nhiều doanh nghiệp tháp tùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong những chuyến thăm nước ngoài hoặc tham gia hoạt động trong những “Ngày Việt Nam ở nước ngoài” tổ chức tại Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ…đã ký kết được nhiều hợp đồng, bản ghi nhớ trị giá hàng tỉ USD. Các hoạt động đó góp phần quảng bá tiềm năng kinh tế - thương mại Việt Nam; gương mặt mới về xuất khẩu của Việt Nam, nhất là thương hiệu quốc gia; giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, trên cơ sở đó tổ chức sản xuất, kinh doanh; giúp các nhà quản lý học tập kinh nghiệm, mở rộng tầm nhìn.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong xuất khẩu vẫn còn bộc lộ một số tồn tại: Hàng da giày, do còn nhiều bất cập từ tổ chức sản xuất đến phương thức xuất khẩu, nhất là khi bị áp mức thuế 10% trong vụ kiện Chống bán phá giá giầy mũ da vào thị trường EU; nhiều doanh nghiệp chưa thực sự linh hoạt trong việc chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và thị trường, nên mặt hàng này đạt mục tiêu khá chật vật. Vẫn còn một tỷ lệ khá lớn các mặt hàng xuất khẩu dưới dạng thô, qua trung gian, tỷ lệ gia công cao, đơn hàng trị giá thấp, khiến phần lớn giá trị gia tăng đều rơi vào tay công ty nước ngoài. Hàng thủ công mỹ nghệ sau chuỗi tăng trưởng cao, đến năm nay tình trạng thiếu gay gắt về nguyên liệu đã bắt đầu bộc lộ, từ chỗ 90% dùng nguyên liệu trong nước, nay tỷ lệ nhập khẩu tới 60%. Mẫu mã tự sáng tác còn nghèo nàn, nên phải dùng gần 90% số mẫu do nước ngoài đặt hàng, vì thế chưa tạo được nét bản sắc của Việt Nam trong mỗi sản phẩm. Xe đạp và phụ tùng xe đạp là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu bị tụt dốc- Giá và nhu cầu một số nguyên, vật liệu nhập khẩu “nóng lên”: giá thép thành phẩm tăng thêm 93 USD/tấn; phôi thép tăng 105 USD/tấn; phân bón tăng 21 USD/tấn; chất dẻo tăng 144 USD/tấn; sợi tăng 151 USD/tấn, kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn, kết hợp với nhu cầu xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại đều tăng mạnh đã đẩy trị giá nhập khẩu tăng thêm khoảng trên 7 tỉ USD.
Trong khi đó, chúng ta không có mặt hàng nào tận dụng cơ hội này xuất khẩu đối ứng để “hạ nhiệt” nhập khẩu và nhập sieu.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng trưởng nhập khẩu. Nhập siêu là hiệu số của kim ngạch nhập khẩu trừ (-) kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ nhập siêu là thương số của trị giá nhập siêu với kim ngạch xuất khẩu.
Mấy năm trước đây, xuất khẩu thường tăng nhanh hơn nhập khẩu, nhưng năm nay chẳng những không cùng tăng ở thế đồng hành, mà lại đổi ngôi nên kết cục trên là không tránh khỏi. Vấn đề điều hành nhập nguyên liệu phế thải còn nhiều bất cập. Ví dụ như vụ nhập lô hàng 6.685 tấn thép phế thải trị giá khoảng 2,5 triệu USD do các Công ty cổ phần Kim khí (Thành phố Hồ Chí Minh); Công ty TNHH Thương mại Anh Trang, Công ty Cổ phần thép Đình Vũ (Hải Phòng); Công ty TNHH Techmart, Tập đoàn Hoà Phát (Hà Nội) nhập về cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn đều bị các cơ quan chức năng không cho thông quan vì cho rằng vi phạm Luật Môi trường, trong khi đó một số cơ quan chức năng khác lại chứng thực là được phép.
Rõ ràng ở đây có vấn đề trong sự vận dụng các văn bản pháp quy về việc nhập khẩu loại hàng này. Thủ tục hành chính trong vận hành xuất khẩu và xuất khẩu tuyđã được cải tiến nhiều, nhưng đâu đó vẫn còn phiền hà, phải "làm luật" mỗi khi vận tải trên đường, ở bến bãi hoặc qua cửa khẩu.
Dưới sức ép của toàn cầu hoá kinh tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức rào cản thương mại mới, tinh vi như áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm hay các biện pháp chống bán phá giá, do đó, một mặt, chúng ta phải nâng cao năng lực của nền kinh tế, của từng doanh nghiệp, đồng thời cần nâng cao khả năng nhận biết sớm các rào cản đó để kịp thời ứng phó nhằm đạt được sự công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế.
Theo xu thế chung, thể chế kinh tế nói chung và ngoại thương nói riêng sẽ tiếp tục được minh bạch trong môi trường chính trị - xã hội ổn định. Tuy vậy, không nên chỉ dừng ở việc hoàn thiện trên văn bản, mà phải chỉ đạo sát sao cùng với điều hành nhất quán của các bộ, ngành, với sự tham gia của các hiệp hội ngành hàng; trong đó khuyến khích khả năng sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp. Cải cách hành chính cần được tiếp tục đẩy mạnh để giúp các doanh nghiệp giảm phí, thời gian, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khả năng cạnh tranh, tạo ra nhiều tích luỹ ban đầu, chuẩn bị cho những bước tiến mới.
II. NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM QUA MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Quan hệ thương mại hàng hóa song phương Việt Nam-Hoa Kỳ ngày càng phát triển, đặc biệt là từ năm 2007, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Năm 2007 là năm đánh dấu mức tăng trưởng nhảy vọt trong thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Số liệu Thống kê Hải quan cho thấy, nếu như trong năm 2005 và 2006, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt tương ứng 5,91 tỷ USD và 7,83 tỷ USD thì đến năm 2007, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã vượt con số 10 tỷ USD. Năm 2008, tuy chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc suy thoái kinh tế bắt đầu tại Hoa Kỳ vào tháng 12/2007 và tiếp đến là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ giữa năm 2008, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn có những dấu hiệu khả quan.
Tổng kim ngạch buôn bán hàng hóa hai chiều trong năm 2008 đạt 14,5 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2007. Sang đến năm 2009, mặc dù tiếp tục gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới này vẫn đạt được 11,36 tỷ USD, giảm nhẹ 4,3% so với kết quả thực hiện của một năm trước đó. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng hoá lớn nhất của các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Trong quý I năm 2010, kết quả hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Hoa Kỳ có nhiều dấu hiệu lạc quan. So với cùng kỳ các năm trước, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam quý I/2010 sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy trong quý I/2010, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với tổng trị giá đạt gần 2,84 tỷ USD, tăng mạnh 23,2% so với cùng thời gian năm trước và chiếm tới 19,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, trong quý I/2010, tổng trị giá hàng hoá các công ty Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đạt 809 triệu USD, tăng mạnh 77,8% so với cùng kỳ của một năm trước. Nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh là do trị giá nhập khẩu thức ăn gia súc & nguyên liệu tăng đột biến với 139 triệu USD, tăng 120 triệu USD so với quý I/2009.
Biểu đồ: Quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam - Hoa Kỳ giai đoạn năm 2005- 2009 và quý I/2010
Nếu duy trì đà tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu bình quân quý I/2010 thì tổng kim ngạch trao đổi hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2010 ước có thể đạt lên đến con số 19 tỷ USD, thậm chí con số này có thể lên đến 20 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có thể đạt hơn 14 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt hơn 5 tỷ USD.
Trong năm 2009, Hoa Kỳ vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam
Số liệu Thống kê Hải quan ghi nhận từ năm 2003 đến nay, Hoa Kỳ luôn luôn là thị trường giành vị trí quán quân về tiêu thụ hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam với tỷ trọng trung bình giai đoạn 2005 - 2009 chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường chính (đứng ở vị trí thứ 7) cung cấp hàng hóa cho các nhà nhập khẩu Việt Nam. Tỷ trọng bình quân nhập khẩu từ Hoa Kỳ cả giai đoạn 2005- 2009 chiếm khoảng 3% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước từ tất cả các thị trường. Như vậy, tính chung cho cả xuất nhập khẩu thì từ năm 2005-2008 Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ ba của các công ty Việt Nam. Nhưng sang năm 2009, Hoa Kỳ đã vượt qua Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai, chỉ sau Trung Quốc.
Bảng 1: kim ngạch, tỷ trọng và thứ hạng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong năm 2009
Chỉ tiêu
Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tính toán trên nguồn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam
Tổng kim ngạch (tỷ USD)
14,36
11,36
3,00
Thứ hạng của Hoa Kỳ trong tổng số tất cả các khu vực thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam
2
1
7
Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (%)
11,4
20,2
4,3
Tính toán trên nguồn số liệu của Cơ quan Thống kê Hoa Kỳ
Thứ hạng của Việt Nam trong tổng số tất cả các khu vực thị trường xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ
30
45
26
Tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ (%)
0,6
0,3
0,8
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam và Cơ quan Thống kê Hoa Kỳ.
Bảng số liệu trên cho thấy Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất của Việt Nam và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 7 sang thị trường Việt Nam. Nhưng ở chiều ngược lại, trị giá buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với thị trường này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ. Cụ thể, về thứ hạng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam so với các khu vực thị trường xuất nhập khẩu khác của Hoa Kỳ thì Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ 30 với thị phần 0,6%. Trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu đứng thứ 45 sang Hoa Kỳ với tỷ trọng 0,3% và là thị trường đứng thứ 26 nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ với tỷ trọng là 0,8%.
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong buôn bán giữa hai nước luôn duy trì mức thặng dư lớn
Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn ở trạng thái nhập siêu và mức nhập siêu ngày càng tăng nhưng ngược lại trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ - cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam luôn duy trì mức thặng dư. Cụ thể trong năm 2005, Việt Nam xuất siêu sang Hoa Kỳ 5,04 tỷ USD; sang năm 2008 con số này là 9,23 tỷ USD.; trong năm 2009, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tại Hoa Kỳ và trên phạm vi toàn cầu, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giảm so với một năm trước đó trong khi nhập khẩu từ thị trường này lại tăng nên xuất siêu của Việt Nam đạt 8,35 tỷ USD, tương đương mức nhập siêu của năm 2007.
Bảng 2: Thống kê kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2005- 2009
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ (triệu USD)
5.905
7.829
10.089
11.869
11.356
Tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (%)
-
32,6
28,9
17,6
- 4,3
Tốc độ tăng/giảm xuất khẩu của cả nước (%)
-
22,8
21,9
29,1
-8,9
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Hoa Kỳ (triệu USD)
863
982
1.700
2.635
3.006
Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ (%)
-
13,8
73,1
55,0
14,1
Tốc độ tăng/giảm nhập khẩu của cả nước (%)
-
21,4
39,6
28,8
-13,3
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam với Hoa Kỳ (XK-NK) (triệu USD)
5.042
6.847
8.389
9.233
8.350
Cán cân thương mại hàng hóa với tất cả các nước trên thế giới (XK-NK) (triệu USD)
-4.540
-5.065
-14.121
-18.029
-12.853
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong những năm qua bao gồm hàng dệt may, gỗ & sản phẩm gỗ, giày dép các loại, dầu thô, hàng hải sản, máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện, ...
Hoa Kỳ cũng là một trong những thị trường lớn nhất về nhập khẩu một số mặt hàng chính của nước ta giai đoạn 2005-2009 như sau: dệt may (chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước); giày dép (chiếm 23%), gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm 33%), ...
Bảng 3: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010
Chỉ tiêu
Kim ngạch (triệu USD)
Tỷ trọng 1 (%)
Tỷ trọng 2 (%)
Tăng/giảm so với năm trước (%)
Năm
Tên hàng
2009
Quý I/2010
2009
Quý I/2010
2009
Quý I/2010
2009
QuýI/2010/quý I/2009
Hàng dệt may
4.995
1.288
44,0
45,4
55,1
57,9
-2,2
23,0
Gỗ & sản phẩm gỗ
1.100
279
9,7
9,8
42,4
37,4
3,4
37,2
Hàng giày dép
1.039
263
9,1
9,3
25,5
26,2
-3,4
6,3
Dầu thô
470
78
4,1
2,7
8,2
6,2
-52,9
-17,5
Hàng thủy sản
711
143
6,3
5,0
16,8
16,0
-3,8
26,5
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
433
124
3,8
4,4
15,7
17,7
42,0
42,9
Hạt điều
255
42
2,2
1,5
30,1
26,6
-4,8
-4,2
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù
224
62
2,0
2,2
30,7
33,4
-4,7
46,6
Cà phê
197
60
1,7
2,1
11,4
12,5
-6,5
-9,5
Hàng hóa khác
1.932
499
17,0
17,6
7,6
7,3
5,7
38,7
Tổng kim ngạch
11.356
20838
100
100
19,9
19,6
-4,3
23,1
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Ghi chú: Tỷ trọng 1: tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Tỷ trọng 2: tỷ trọng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đó của Việt Nam
Hàng dệt may: là một trong những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (khoảng 43% trong giai đoạn 2005-2009). Sản phẩm dệt may của Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu và được Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) nhận định: Việt Nam là một trong những nước hàng đầu ở châu Á có khả năng cạnh tranh được với Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may. Hiệp hội Nhập khẩu Dệt may Hoa Kỳ cũng cho biết Việt Nam là sự lựa chọn thứ hai của các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ sau Trung Quốc khi tìm kiếm nguồn cung cấp hàng từ châu Á. Đặc biệt khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO nên không còn chịu sức ép về hạn ngạch khi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này. Số liệu thống kê cho thấy một điểm đáng lưu ý là trong nhóm hàng này tỷ trọng hàng gia công rất cao, chiếm hơn ½ tổng trị giá nhóm hàng này Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Gỗ & sản phẩm gỗ: Với nguồn cung dồi dào, nguồn nhân lực sẵn có, ngành công nghiệp nhẹ chế biến gỗ đang trên đà phát triển hơn với tỷ trọng giao động quanh mức khoảng 10%. Vị trí đóng góp vào tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ của nhóm hàng này cũng được cải thiện đáng kể. Cụ thể, nhóm hàng này đứng vị trí thứ 8 – 9 sắp theo thứ tự giảm dần của các năm 2003, 2004 thì lần lượt đến các năm 2005, 2006, sản phẩm này vươn lên vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng và vươn lên vị trí thứ hai trong năm 2009.
Giày dép: Cùng nằm trong nhóm hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, sản phẩm giày dép có mức xuất khẩu tăng trưởng khá qua các năm giai đoạn 2005-2009. Tuy nhiên so với trị giá xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU27) thì vẫn chưa xứng với tiềm năng của cả hai nước. Tổng trị giá xuất khẩu hàng giày dép sang Hoa Kỳ chỉ bằng 1/3 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam sang thị trường EU. Do đó, trong thời gian tới các doanh nghiệp giày dép cần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường tiềm năng rất lớn này.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Hoa Kỳ trong những năm qua bao gồm máy móc thiết bị & dụng cụ phụ tùng, bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc & nguyên liệu, nguyên phụ liệu dệt may da giày, ...
Trong giai đoạn 2005 - 2009, cơ cấu mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ luôn đứng đầu là nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và chiếm tỷ trọng khoảng 1/5 tổng trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Bảng 4: Thống kê kim ngạch, tỷ trọng kim ngạch một số nhóm hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2009 và quý I/2010
Chỉ tiêu
Kim ngạch
(triệu USD)
Tỷ trọng 1 (%)
Tỷ trọng 2 (%)
Tăng/giảm so với năm trước (%)
Năm
Mặt hàng
2009
Quý I/2010
2009
Quý I/2010
2009
Quý I/2010
2009
QuýI/2010/
quý I/2009
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
716
154
23,8
19,0
5,7
5,3
68,9
15,8
Ô tô các loại
268
22
8,9
2,7
21,3
13,9
4,9
14,6
Bông các loại
192
46
6,4
5,7
48,9
30,8
-1,5
69,0
Chất dẻo nguyên liệu
147
32
4,9
4,0
5,2
4,2
-6,4
79,3
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
176
139
5,9
17,2
10,0
22,6
25,5
631,7
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
77
30
2,6
3,7
4,0
5,8
-42,1
138,4
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
89
27
3,0
3,3
2,3
2,7
-31,3
73,9
Gỗ và sản phẩm gỗ
104
34
3,5
4,2
11,5
15,4
-15,7
103,0
Sữa và sản phẩm sữa
46
23
1,5
2,8
8,9
13,4
-27,6
120,5
Sản phẩm hóa chất
93
27
3,1
3,3
5,9
6,4
66,6
64,2
Hàng hóa khác
1.098
275
36,5
34,0
2,6
2,5
14,6
65,2
Tổng kim ngạch
3.006
809
100
100
4,3
4,5
14,1
77,8
Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Ghi chú: Tỷ trọng 1: tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng đó trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ.
Tỷ trọng 2: tỷ trọng nhập khẩu từ Hoa Kỳ trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng đó của Việt Nam.
Tóm lại, mặc dù trị giá buôn bán hàng hóa của Việt Nam với Hoa Kỳ trong quý I/2010 có nhiều dấu hiệu lạc quan nhưng trong thời gian tới để có thể tăng thị phần xuất khẩu vào thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn nhất thế giới này, các doanh nghiệp Việt Nam cần thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đồng thời tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại giữa hai nước trong các khuôn khổ: doanh nghiệp-doanh nghiệp, diễn đàn-diễn đàn, hiệp hội-hiệp hội, cơ quan chính phủ-cơ quan chính phủ và cao hơn nữa là giữa Chính phủ của hai nước.
Một điểm đáng chú ý là xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam sang thị trường này chiếm hơn 60% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI từ thị trường này chiếm tỷ trọng chưa đến 1/3. Mặt khác, từ trước đến nay các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chỉ làm hàng gia công cho những đối tác thương mại của Việt Nam sau đó xuất khẩu Hoa Kỳ. Số liệu Thống kê Hải quan mới nhất cho thấy trị giá hàng gia công chiếm hơn ¼ tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này. Do đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm đồng thời phải quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng thương hiệu nhằm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường và tạo niềm tin tốt hơn đối với người tiêu dùng ở thị trường có tiềm năng rất lớn này.
XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU
Quan hệ thương mại Việt Nam – EU không ngừng phát triển cùng với tiến trình hợp tác của phía EU và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam do chính sách” Đổi mới” mang lại. Hiện nay EU là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Quy mô thương mại ngày càng được mở rộng. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU phát triển mạnh và có nhiều triển vọng.Việt Nam có 15 thị trường xuất khẩu trong khối EU kể từ năm 1995, khi EU mở rộng thành 15 nước thì tất cả 15 nước thành viên đều có mối quan hệ buôn bán với Việt Nam tuy ở mức độ khác nhau.
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đều tăng
Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đều tăng (trừ thị trường Phần Lan và Hy Lạp). Có nhịp độ tăng cao như Thụy Điển, Anh, Hà Lan, Bỉ, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và Italia. Chỉ tính riêng thời kỳ 1995-2000, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Thuỵ Điển đã tăng 63,64%/ năm; sang Bỉ tăng 55,21%/ năm; sang Anh tăng 45,09%/ năm;sang Hà Lan tăng 37,40%/ năm; sang Đan Mạch tăng 35,57%/ năm; sang Phần Lan tăng 35,54%/ năm; sang Italia tăng 30,73%/ năm và sang Đức tăng 27,35%/ năm.
Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, chiếm 26,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU; Anh 15,8%; Pháp 14,9%; Hà Lan 14,3%; Bỉ 9,8%...Từ năm 1997 Anh đã vượt Pháp và Hà Lan, vươn lên chiếm vị trí thứ hai sau Đức. Thống kê của EU cũng cho thấy thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối vẫn là Đức với tỷ trọng 30,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU, vị trí thứ hai là Pháp:15,9%; Anh:14,4%
Giày dép – mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU năm 1999 đạt1.334,423 triệu USD, năm 2000 đạt 1.468,000 triệu USD, năm 2001 đạt1.575,157triệu USD, năm 2002 đạt 1.846,132 triệu USD. Cho đến nay, có nhiều số liệu khác nhau về tỷ trọng của EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép và sản phẩm da của Việt Nam. Theo tổng công ty da giày Việt Nam, tỷ trọng xuất khẩu giày da từ Việt Nam sang EU đạt trên 80%. Việt Nam là một trong năm nước có số lượng giày dép tiêu thụ nhiều nhất ở EU do giá thành rẻ, chất lượng và mẫu mã chấp nhận được với loại sản phẩm chủ yếu là giày thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường này; giày vải gần 20%; giày nữ xấp xỉ 15%; dép khoảng 17% và giày da hơn 1,5%.
Tuy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia công (chiếm trên 70% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25% - 30% tổng doanh thu xuất khẩu).Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một mặt ngành giày không nhận được hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên phụ liệu;các doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu mẫu mã giày dép là do khâu tiếp cận thị trường yếu không quan hệ trực tiếp được với các nhà nhập khẩu EU vì phụ thuộc vào người trung gian. Mặt khác,các doanh nghiệp chủ yếu làm gia công cho nước ngoài nên chưa quan tâm nhiều đến việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và cải tiến sản phẩm xuất khẩu, do đó chất lượng sản phẩm giày dép chưa cao, mẫu mã còn đơn điệu.
Dệt may – mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai
EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai sau Hoa Kỳ, kim ngạch nhập khẩu dệt may vào EU hàng năm lên tới trên 60 tỷ USD. Năm 2002 là giai đoạn 3 của việc bãi bỏ hạn ngạch cho các nước thành viên WTO trong lộ trình bãi bỏ gồm 4 giai đoạn kết thúc vào 31/12/2004, do đó hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh mạnh với hàng dệt may các nước thành viên WTO, đặt biệt là Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2002 chỉ đạt 550 triệu USD, giảm 8% so với năm 2001.
Áp lực cạnh tranh đối với hàng dệt may Việt Nam sẽ ngày càng cao, đặt biệt, kể từ ngày 31/12/2004 khi thương mại dệt may hội nhập hoàn toàn. Đây là thách thức rất lớn đối với đối với ngành dệt may Việt Nam, bởi lẽ Việt Nam hiện chưa là thành viên WTO và hầu hết các doanh nghiệp dệt may chưa thực sự quen với phương thức tiếp cận thị trường phi quota.
Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU chiếm 34% - 38% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may hàng năm của Việt Nam. Hiệp định buôn bán hàng dệt may từ khi có hiệu lực (1993) được thực hiện cho đến nay đã nhiều lần được gia hạn và điều chỉnh tăng hạn ngạch. Theo Hiệp định này, hàng năm Việt Nam được xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU với lượng hàng 21.938 tấn – 23.000 tấn
Cùng với những ưu đãi ngày càng nhiều của phía EU dành cho Việt Nam trong Hiệp định buôn bán hàng dệt may sửa đổi, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào EU tăng nhanh. Sau 5 năm thực hiện Hiệp định hàng dệt may, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng lên rất nhanh, nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU cũng gặp không ít những khó khăn. Đó là thiếu bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, không ký được hợp đồng xuất khẩu trực tiếp với các bạn hàng EU mà phải thông qua trung gian nên gần 80% hàng dệt may xuất khẩu sang EU phải gia công qua nước thứ ba, hiệu quả kinh tế thấp. Phần gia công cho các nước khác (không thuộc ASEAN) xuất sang EU thì không được hưởng ưu đãi thuế quan dành cho Việt Nam. Số lượng hàng hóa EU dành cho Việt Nam còn quá thấp so với nhiều nước và khu vực (chỉ bằng 5% của Trung Quốc, 10% - 20% của các nước ASEAN). Sản phẩm xuất khẩu chỉ tập trung vào một số sản phẩm truyền thống như: áo Jackét, áo sơ mi và quần tây. Các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp, chất lượng cao thì Việt Nam chỉ sản xuất với một tỷ lệ rất thấp.
Nông sản – mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba
Hàng nông sản xuất khẩu sang EU chủ yếu là cà phê, cao su, gạo, chè, gia vị và một số rau quả.
Một phần các mặt hàng cao su, cà phê, chè của Việt Nam được tập trung thành các khu sản xuất và chế biến lớn, mang tính công nghiệp nên xuất khẩu sang EU khá ổn định và có tố độ tăng trưởng cao. Chỉ riêng mặt hàng cà phê do giá giảm trên thị trường thế giới kể từ năm 1996 nên xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU có biến động song không nhiều.
Số lượng gạo Việt nam xuất khẩu sang EU chưa nhiều vì mức thuế nhập khẩu đối với gạo của Việt Nam vào thị trường này rất cao (100%).Gạo Việt Nam nhập khẩu vào EU chủ yếu được tái xuất sang một nước thứ ba. Rau quả Việt Nam mới thâm nhập vào thị trường EU vài năm trở lại đây, nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng tương đối nhanh. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này chiếm khoảng 18% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Tổng công ty rau quả Việt Nam.
Các thị trường xuất khẩu nông sản chính của Việt Nam trong khối EU là Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Anh và Bỉ.
Thủy hải sản –mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ tư
Hàng thủy sản Việt Nam trước năm 1991 xuất khẩu vào nước thành viên nào phải tuân thủ quy định về vệ sinh thực phẩm riêng của nước đó và không được tự do luân chuyển giữa các nước thành viên EU. Tuy nhiên, kể từ tháng 11/1999, trong khuôn khổ thị trường EU thống nhất và theo tinh thần của Hiệp định hợp tác, cơ quan chức năng EU đã cùng Bộ Thủy sản kiểm tra điều kiện sản xuất và tháng 3 năm 2000 đã công nhận 29 doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn và vệ sinh, đến cuối tháng 6/2000 EU công nhận thêm 11 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp lên 40; và EU công nhận, bổ sung thường xuyên các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thủy sản xuất khẩu vào EU. Trong số 40 doanh nghiệp này, có 4 doanh nghiệp được xuất khẩu nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam trong khối EU phải kể đến Bỉ (29,9%), Italia (17,2%), Hà Lan (15,9%), Đức (15,4%), Anh (9,9%), Pháp (5,1%), Tây Ban Nha (4,1%)…
XUÂT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
Nhật Bản- Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 9 năm 1973
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Việt Nam xuất khẩu sang chủ yếu là dầu thô và hải sản, nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD. Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.
Việt Nam và Nhật Bản thực hiện việc giảm thuế theo Hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (VJEPA). Thông tin này được nêu ra với doanh nghiệp hai nước tại hội thảo về VJEPA. Theo đó, sẽ có 2.586 dòng thuế trong tổng số 8.873 dòng thuế sẽ được phía Việt Nam xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Nhật trong giai đoạn cắt giảm đầu tiên này.
Trong khi đó, cũng cùng thời gian này sẽ có khoảng 7.220 trong số hơn 9.100 dòng thuế Việt Nam vào thị trường Nhật được xóa bỏ thuế quan (hưởng thuế suất 0%).
Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu tiến hành đàm phán về VJEPA từ tháng 1-2007 ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sau 9 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên đàm phán không chính thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận trên nguyên tắc vào tháng 9-2008 và ký hiệp định vào ngày 25-12-2008.
VJEPA là hiệp định tự do thương mại thứ 10 mà Nhật Bản ký kết với các nước, nhưng là hiệp định tự do thương mại song phương đầu tiên của Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO. Theo VJEPA, trong vòng 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ miễn thuế đối với 94% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này và đặc biệt sẽ miễn thuế đối với 86% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Đây là mức cam kết cao nhất của Nhật Bản đối với một nước thành viên ASEAN.
Thống kê kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếucủa Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 02/2010
STT
Nhóm hàng xuất khẩu
Xuất khẩu (Triệu USD)
Tỷ trọng kim ngạch xuất sang Nhật Bản (%)
So sánh tháng 02/2009 (%)
1
Sản phẩm dệt may
64,9
15,2
- 4,5
2
Sắt thép loại khác
56,2
13,1
146,4
3
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
50,6
11,8
20,9
4
Hàng thuỷ sản
39,6
9,3
8,1
5
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
26,4
6,2
12,0
6
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
25,2
5,8
- 10,3
7
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
18,1
4,2
107,7
8
Than đá
15,0
3,5
282,2
9
Giày dép các loại
14,2
3,3
13,9
10
Sản phẩm từ chất dẻo
13,5
3,2
- 1,0
11
Cà phê
8,8
2,1
- 29,7
12
Thuỷ tinh & sản phẩm bằng thuỷ tinh
5,6
1,3
600,2
13
Túi xách, ví, va li, mũ & ô dù
5,2
1,2
- 12,9
14
Sản phẩm từ giấy
5,1
1,2
83,0
15
Sản phẩm từ sắt thép
4,3
1,0
-9,1
16
Sản phẩm hoá chất
3,9
0,9
39,3
17
Hàng hoá khác
71,2
16,6
- 40,0
Tổng cộng
427,8
100,0
4,9
· Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Trong tháng 02/2010, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá đạt 428 triệu USD sang thị trường Nhật Bản, tăng 4,9% so với tháng 2 năm trước, giảm mạnh 32% so với tháng 01/2010 và chỉ chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 02/2010. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường lớn thứ hai tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam trong tháng 02/2010 (chỉ sau thị trường Hoa Kỳ). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là sản phẩm dệt may; dây điện & dây cáp điện; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và thủy sản
Thống kê kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam có xuất xứ Nhật Bản trong tháng 02/2010
STT
Nhóm hàng
Nhập khẩu (Triệu USD)
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản (%)
So sánh tháng 2/2009 (%)
1
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
155,4
28,4
2,7
2
Sắt thép các loại
75,3
13,8
92,1
3
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
51,6
9,5
2,6
4
Sản phẩm chất dẻo
28,3
5,2
46,6
5
Sản phẩm từ sắt thép
27,6
5,1
87,3
6
Vải các loại
22,4
4,1
- 34,7
7
Chất dẻo nguyên liệu
19,4
3,6
59,8
8
Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi chở xuống
15,7
2,9
220,1
9
Phôi thép
13,0
2,4
83,4
10
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
12,8
2,3
97,5
11
Sản phẩm hoá chất
11,3
2,1
29,8
12
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
8,9
16
- 17,1
13
Hoá chất
8,9
1,6
- 9,4
14
Dây điện & dây cáp điện
6,5
1,2
1,7
15
Đồng
6,4
1,2
55,7
16
Sản phẩm từ giấy
6,3
1,1
81,9
17
Linh kiện & phụ tùng xe máy
6,0
1,1
13,4
18
Kim loại thường khác
5,8
1,1
167,5
19
Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống
5,8
1,1
178,3
20
Hàng hoá khác
58,7
10,8
- 35,5
Tổng cộng
546,1
100,0
12,9
· Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Bảng trên cho thấy trong tháng thứ 2 của năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Nhật Bản trị giá 546 triệu USD, tăng 12,9% so với tháng 2/2009 và giảm 5,5% so với một tháng trước đó và chỉ chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 02/2010 của Nhật Bản sang tất cả các nước. Tính toán cho thấy chiếm tỷ trọng trên 71% tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam từ Nhật Bản là các nhóm hàng chủ yếu sau đây: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; sắt thép & sản phẩm sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện; ô tô, xe máy & linh liện và sản phẩm từ chất dẻo
XUÂT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VÀ ASEAN
Theo số liệu được công bố tại Hội thảo cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các nước ASEAN do Vụ Thị trường châu Á- Thái Bình Dương (Bộ Công thương) tổ chức ngày 15/ 4/2010, kể từ năm 2004, Trung Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Năm 2009 thương mại song phương Việt-Trung đạt 21,3 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2008; kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào khối ASEAN năm 2009 đạt 8,7 tỉ USD.
Phấn đấu năm 2010, thương mại hai nước đạt 25 tỷ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam
Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tập trung ở 3 nhóm hàng thế mạnh: nguyên, nhiên liệu và khoáng sản; nhóm hàng nông sản, thủy hải sản; nhóm hàng công nghiệp, chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm điện tử và linh kiện…
Thời gian vừa qua, nhóm hàng nguyên, nhiên liệu chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, khoảng 55-60%, song trong những năm tới, việc xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản, nhiên liệu thô sẽ được cắt giảm để đáp ứng cho công nghiệp nội địa. Ngược lại, nhóm hàng sản phẩm công nghiệp sẽ là động lực tăng trưởng cho xuất khẩu của nước ta trong tương lai, bởi đây là nhóm hàng gắn chặt với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước phục vụ sản xuất xuất khẩu.
Thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc tăng mạnh từ năm 2005 trở lại đây.
So sánh nhập siêu từ Trung Quốc với tổng NS của cả nước
triệu USD
Năm Chỉ tiêu
2001
2006
2007
2008
2009
KH 2010
VN XK sang TQ
1.418
3.030
3.356
4.536
4.781
5.000
VN NK từ TQ
1.629
7.309
12.502
17.123
15.970
16.800
VN nhập siêu (NS)
210
4.360
9.145
12.587
11.190
11.300
Tỷ lệ NS
14,8%
143,9 %
272,5%
277,5 %
234 %
226%
XK của cả nước
15.029
39.826
48387
62.685
56.584
60.544
NK của cả nước
16.217
44.891
60.783
80.714
68.830
72.660
Cả nước NS
1.118
5.065
12.398
18.031
12.246
12.016
Tỷ lệ NS của cả nước
7,9%
12,7%
25,6%
28,8%
21,6%
19,8%
Tỷ trọng NS từ TQ/ NS của cả nước
18,7%
86,0%
73,76%
69,8%
97,1%
94,4%
(Nguồn: Tự lập biểu theo số liệu của Bộ Thương mại, Bộ Công Thương).
Trong những năm gần đây, do giá các yếu tố đầu vào của sản xuất cũng như giá nhân công ở Trung Quốc ngày càng tăng, các nhà đầu tư nước ngoài, thậm chí cả nhà đầu tư Trung Quốc có xu hướng chuyển nhà máy sản xuất sang Việt Nam để sản xuất hàng tái xuất trở lại thị trường Trung Quốc.
Đây chính là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để xuất khẩu sang thị trường đầy tiềm năng này. Thêm nữa, tuy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm khoảng 8,59% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng hàng Việt Nam chỉ chiếm chưa đầy 0,48% tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Con số đó nói lên dung lượng thị trường Trung Quốc còn rất lớn, như vậy cơ hội cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này còn đang rộng mở
Riêng với thị trường ASEAN, kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt Nam vào khối này năm 2009 đạt 22,5 tỉ USD (nhập khẩu đạt 13,8 tỉ USD và xuất khẩu đạt 8,7 tỉ USD). Mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN là dầu thô và gạo, chiếm khoảng trên 42% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Ngoài gạo và dầu thô, các sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường ASEAN còn có máy vi tính, sản phẩm điện và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; sắt thép các loại; hàng thủy sản; hàng dệt may…
Từ 1-1-2010, cơ hội cho xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam tiếp tục rộng mở khi khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) chính thức thực hiện với cam kết giảm thuế mạnh mẽ từ cả Trung Quốc và các nước ASEAN. Theo đó, hàng loạt các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc và các nước ASEAN 6 sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0 đến 5%. Trong khi đó, 4 nước ASEAN còn lại thuộc nhóm CLMV, bao gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam, được thực hiện cam kết muộn hơn 5 năm, bắt đầu từ 2015.
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VỀ NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
ƯU ĐIỂM
Tốc độ tăng trưởng ngoại thương khá cao qua các năm ( trung bình tên 20%/ năm) và cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất xã hội. Điều đó làm cho quy mô kim ngạch XNK cũng tăng lên nhanh chóng: năm 1988, kim ngạch XNK lần đầu tiên đạt 1 tỷ USD, đến năm 2000 lên hơn 14 tỷ, năm 2006 là 36 tỷ.
Thị trường trong hoạt động ngoại thương ngày càng mở rộng và đã chuyển mạnh từ đơn thị trường sang đa thị trường.
Nền ngoại thương Việt Nam đã từng bước xây dựng được những mặt hàng có quy mô lơn được thị trường thế giới chấp nhận như: dầu khí, gạo, thủy sản, dệt may, giày dép...
Nền ngoại thương Việt Nam đã chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hóa tập quan lieu bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh, phát huy quyền tự chủ của các doanh nghiệp, chuyển từ việc vay nợ để NK là chủ yếu sang đẩy mạnh xuất khẩu để lấy kim ngạch xuất khẩu sang trải cho nhập khẩu, nâng cao dần hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động ngoại thương
Cùng với quá trình mở cửa và hội nhập nền kinh tế, sự tham gia vào các định chế kinh tế quốc tế và đàm phán gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, cơ chế , chính sách của Việt Nam đã được đổi mới mạnh mẽ theo hướng tăng tự do hóa thương mại và đầu tư, giảm thiểu mức độ, phạm vi can thiệp của nhà nước vào lĩnh vực buôn bán quốc tế.
NHƯỢC ĐIỂM
Quy mô XNK còn quá nhỏ bé so với các quốc gia khu vực Đông Nam Á
Cơ cấu mặt hàng XK của Việt Nam còn trong tình trạng lạc hậu, chất lượng thấp, sức cạnh tranh yếu. Hàng XK Việt Nam chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, do đó chịu nhiều thua thiệt trong buôn bán quốc tế
Thị trường ngoại thương Việt Nam còn bấp bênh, chủ yếu là thị trường các nước trong khu vực và các thị trường qua trung gian, còn thiếu những hợp đồng lớn và dài hạn.
Công tác quản lý hoạt động XNK còn thiếu đồng bộ và nhất quán, khi thì cứng nhắc, thủ tục rườm rà, khi thì buông lỏng, dễ dãi. Trong hoạt động XNK nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa giữ được chữ tín với bạn hàng nước ngoài, nhiều khi giao hàng không đúng chất lượng quy định, bị phạt hợp đồng gây hậu quả nghiêm trọng
Trình độ nghiệp vụ ngoại thương của nhiều cán bộ còn non yếu
Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đang là vấn đề “ quốc nạn” cần sớm được giải quyết có hiệu quả
Tuy cơ chế, chính sách đang được tiếp tục đổi mới theo hướng nới lỏng sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực buôn bán quốc tế, nhưng hiện tại cơ chế, chính sách cũng như việc tổ chức thực thi lại đang bộc lộ không ít bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục tháo gỡ. Ví dụ: các văn bản hướng dẫn còn thiếu, không kịp thời, chỉ đạo thực hiện quá chung chung, thiếu cụ thể... Điều đó đang làm cản trở, gây thiệt hại không nhỏ cho cả Nhà nước và các nhà kinh doanh trong và ngoài nước.
CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP CHO NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Để hoạt động ngoại thương Việt Nam phát triển tốt, vượt qua được những thách thức và khó khăn, vẫn nằm trong danh sách các nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu cao của khu vực và thế giới. Trong thời gian tới, Việt Nam cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và luật lệ cuả WTO
Để nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, tạo sự đồng thuận đối với các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Đây là điều quan trọng giúp họ hiểu được tổ chức này, những lợi ích mà tổ chức này mang lại, nhận thức được những thách thức khi gia nhập WTO nhằm tìm phương cách để khai thác cơ hội, vượt qua thách thức, ứng xử hợp lý và hiệu quả nhất để xây dựng nền xuất khẩu Việt Nam mang tính cạnh tranh và đạt hiệu quả cao.
Hai là, phải tăng kim ngạch xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu.
Để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân trong nền kinh tế “mở”, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi phải tăng nhập khẩu những hàng hoá mà không phải là thế mạnh của chúng ta như máy móc, thiết bị, công nghệ…
Do vậy yêu cầu đối với chúng ta là phải tăng kim ngạch xuất khẩu. Muốn vậy phải xây dựng quy hoạch, chính sách và chiến lược để xây dựng các vùng sản xuất và các vùng nguyên liệu tập trung, các vùng sản xuất lớn cho các ngành, doanh nghiệp sản xuất mặt hàng xuất khẩu, có như vậy mới giảm nhập siêu, giảm chi phí sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng và năng suất lao động cao. Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu như triển khai các công cụ quản lý xuất nhập khẩu mới phù hợp với yêu cầu hội nhập và các cam kết quốc tế.
Ba là, xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.
Kết cấu hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện cho các hoạt động ngoại thương thực hiện có hiệu quả. Ngược lại nó sẽ làm giảm hiệu quả của các hoạt động ngoại thương. Đặc biệt xây dựng các khu kinh tế mở, các đặc khu kinh tế và hệ thống sân bay, bến cảng có tính khu vực và quốc tế. Hình thành mạng lưới hạ tầng liên kết và hiện đại, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thương mại hiện đại, thương mại điện tử, công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại. Xây dựng và củng cố các tiêu chuẩn quản trị chất lượng như ISO, HACCP, ISO-14000, GMP…
Bốn là, đẩy mạnh cải cách hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu
Xoá bỏ các thủ tục rườm rà, tạo môi trường thuận lợi và thông thoáng cho các hoạt động xuất nhập khẩu theo hướng thị trường, phù hợp với các cam kết của WTO. Bản thân các chính sách thông thoáng lại tạo nền tảng cho cải cách hành chính trong xuất nhập khẩu. Kịp thời phát hiện khó khăn của doanh nghiệp để bổ sung, sửa đổi nhanh các thủ tục hành chính đảm bảo đơn giản, gọn nhẹ, công khai, minh bạch. Thủ tục hành chính cũng phải được thể chế hoá để nghiêm minh, tránh tuỳ tiện trong thực hiện.
Năm là, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá Việt Nam phải giữ được chữ tín với khách hàng, cần chú trọng tập trung các nguồn lực, đổi mới sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng chiến lược sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong nước và thế giới, đẩy mạnh sản xuất, đặc biệt là sản xuất các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu. Cần phải đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, phương thức thanh toán, cách thức xuất nhập khẩu hàng hoá theo hướng mang lại ích lợi nhất cho các doanh nghiệp.
Sáu là, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại
Chú trọng giới thiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Xây dựng và củng cố thương hiệu sản phẩm của mình phải tiến hành đăng ký cho từng loại sản phẩm, nhất là sự chuẩn bị đầu tư nguồn lực cho các hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại nước ngoài. Xây dựng chiến lược sản phẩm, đây là giải pháp nhằm làm cơ sở và định hướng, từng bước tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của mình trên thị trường. Xây dựng và phát triển các tổ chức xúc tiến thương mại, trợ cấp thích hợp. Đây là điều cần thiết, đầu mối giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài, cung cấp thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường…
Các ngành, các doanh nghiệp phải chủ động tích cực tìm kiếm thị trường mới, phát triển thị trường Châu Phi, Nam Mỹ và Trung Đông. Đồng thời trong bối cảnh khó khăn về thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần chú trọng tập trung vào cả thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ. Tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin thị trường, giới thiệu cơ hội làm ăn, tư vấn pháp lý về các lĩnh vực liên quan tới thương mại quốc tế.
Bảy là, phát triển nguồn nhân lực
Đặc biệt chú trọng nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cho xuất khẩu là yêu cầu cấp bách để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động kinh tế đối ngoại có bản lĩnh chính trị, vững vàng trong môi trường vừa hợp tác vừa đấu tranh. Trang bị tốt kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thông thạo ngoại ngữ, nắm vững luật lệ, pháp luật và có năng lực đàm phán quốc tế. Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực chính là chiếc “chìa khoá” của sự thành công trong hội nhập, yếu tố quan trọng của sự phát triển nhanh và bền vững.
KẾT LUẬN
Chúng ta đang sống trong một thế giới mới, thế giới toàn cầu hóa với những thay đổi lớn, đa dạng và phức tạp. Do đó ngoại thương càng đóng một vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế. Trên đây là một số nhận định và giải pháp mà chúng em đưa ra trong đề tài của mình nhằm nâng cao vai trò của ngoại thương của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa diễn ra gay gắt như hiện nay.
Tuy có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, song đây là một mảng đề tài tương đối đa dạng và năng lực cũng như trình độ còn hạn chế nên bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của cô giáo và toàn thể các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
GS.TS.Đỗ Đức Bình, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng- Kinh tế quốc tế- Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, 2008
TS. Phạm Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Kim Dung – Kinh tế phát triển – nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, 2008
Tổng cục thống Kê, Niên Giám thống kê 2005, năm 2006
Nguồn Tổng cục thống Kê, Niên Giám thống kê 2006, năm 2007
Các trang web:
www.vneconomy.com.vn
www.mof.gov.vn
www.mof.gov.vn
www.vietrade.gov.vn
www.wikipedia.org
www.rfa.org
www.google.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngoại thương của Việt Nam hiện nay.DOC