Đề tài Nhận định về tình hình lạm phát ở Việt Nam trong tương lai

LỜI GIỚI THIỆU. Sau một thời gian dài bị lãng quên, giờ đây lạm phát ở Việt nam là một vấn đề cực kì nóng bỏng, một đề tài tranh luận gay gắt của các nhà kinh tế cũng như làm đau đầu chính phủ ta trong việc đưa ra các biện pháp kiềm chế nó lại. Năm 2008 là một năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2005-2010. Sau những thành công của năm 2007 với nền kinh tế tăng trưởng hơn 8.44%, nước ta bước vào năm 2008 với mục tiêu tăng trưởng từ 8.5 – 9%, tiếp tục tăng cường giảm lạm pháp, nâng cao đời sống người lao động Nhưng ngay từ những tháng đầu năm chúng ta đã liên tiếp gặp phải những khó khăn. Một mùa đông lịch sử kéo dài trong hơn 20 chục năm qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp với số gia súc, gia cầm chết vì rét đền hàng trăm ngìn con, vụ lúa đông xuân ở miền Bắc không theo kịp vụ, lúa kém phát triển. Dịch bệnh tai xanh trên lợn, cúm gà, dịch tả- tiêu chảy trên người đang gây những thiệt hại lớn về người và của. Trong khi đó dưới tác động của nền kinh tế thế giới đang có xu hướng suy thoái, giá nhiên liệu lên trên 120USD/thùng, giá vàng cũng đạt những đỉnh điểm mới với hơn 1.9 triệu/chỉ. Tất cả những yếu tố đó đang tác động xấu đến nền kinh tế nước ta. Người dân ta đã rất cực khổ khi phải hứng chịu biết bao cơn bão do thiên nhiên gây ra, giờ đây lại càng bần cùng hơn khi đối mặt với “cơn bão giá”. Những người nghèo lại càng nghèo thêm! Trước những tác động xấu của nền kinh tế chính phủ đã phải đề ra những biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế lạm pháp, bình ổn giá cả. Những biện pháp như cắt giảm chi tiêu công, tiếp tục trợ giá xăng dầu, dừng các dự án đầu tư kém hiệu quả đã làm chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao. Kết quả của nghiên cứu này của chúng tôi nhằm làm rõ nguyên nhân của sự tăng giá ở nước ta hiện nay. Vấn đề mà chúng tôi quan tâm là làm sao để “hãm phanh” được lạm pháp, bình ổn được giả cả hàng hóa, vai trò điều hành của chính phủ đến đâu, những giải pháp dài hạn nào sẽ được đặt ra? Điều mà sinh viên chúng tôi hy vọng là mong chờ một nền kinh tế lạc quan hơn trong tương lai với tỉ lệ lạm phát vừa phải để cuộc sống của người lao động đặc biệt là những người nghèo không phải chịu cảnh cực khổ trước thời bão giá như hiện nay.

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2460 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận định về tình hình lạm phát ở Việt Nam trong tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n qua. 3.2. Nguyên nhân về phía cung. 3.2.1. Do chi phí sản xuất tăng cao. Q1 Sản lượng thực tế. Q2 O P1 P2 Giá E1 E2 AS2 AD2 AS1 Khi chi phí sản xuất tăng sản lượng giảm, sản lượng giảm: đường AS1 dịch chuyển sang AS2 , điểm cân bằng cung cầu dịch chuyển tương ứng từ E1 đến E2 làm giá cả tăng từ P1 đến P2 và sản lượng thực tế giảm từ Q1 tới Q2. Nền kinh tế Mỹ suy giảm và đồng đô la Mỹ mất giá kéo theo sự suy giảm của kinh tế toàn cầu; giá cả thế giới tăng cao đột biến, nhất là giá dầu thô, lương thực và giá nhiều vật tư, nguyên liệu chủ yếu đã tác động xấu đến các nền kinh tế và làm lạm phát tăng cao ở hầu hết các nước. Với nước ta, độ mở của nền kinh tế lớn (tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2007 trên 150% GDP, riêng nhập khẩu gần 90%) nên bị tác động rất mạnh. Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2008 tăng cao hơn cùng kỳ năm trước (27,6% so với 22%), nhưng nhập khẩu tăng quá cao so với 4 tháng đầu năm 2007 (71% so với 33,6%), nhập siêu 4 tháng bằng 60,8% kim ngạch xuất khẩu, đây là mức nhập siêu cao nhất trong nhiều năm qua. Nhập khẩu tăng cao chủ yếu là do số lượng nhập khẩu các nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc phục vụ sản xuất tăng nhanh; nguyên nhân sâu xa là cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và còn nhiều yếu kém, công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất và công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, hàng công nghiệp xuất khẩu chủ yếu là gia công lắp ráp: khoảng 70% nguyên liệu và linh kiện phải nhập khẩu. Như thuốc chẳng hạn “chúng ta sản xuất được 50% nhu cầu thuốc trong nước, nhưng 80% trong số đó là nguyên liệu nhập khẩu" (Theo Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng). Bối cảnh đó đã làm giá hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh mẽ như xăng dầu, sắt thép, phân bón, thuốc trừ sâu - là những nguyên nhiên vật liệu đầu vào chính của sản xuất. Điều này đã tác động làm chi phí sản xuất tăng cao, đẩy giá cả hàng hoá tăng theo và sản lượng thực tế giảm. Mặc dù Chính phủ đã cố gắng kiểm soát giá xăng dầu, nhưng từ đầu năm 2007 đến hết Quý I/08 giá xăng dầu đã phải điều chỉnh tăng 4 lần, tính chung giá xăng dầu đã tăng tới 38%, giá thép tăng 91%, giá điện tăng 7,6%; giá than tăng 30%; giá xi măng tăng 15%; giá phân bón tăng 58%. 3.2.2. Nguồn cung lương thực, thực phẩm giảm. Biến đổi khí hậu toàn cầu trên thế giới không những tác động đến nhiều quốc gia mà Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ trong tháng 10/2007, miền Trung phải hứng chịu 5 cơn bão liên tiếp, trong khi đó dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt như cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng ở lợn, vàng lùn ở lúa cùng với rét đậm, rét hại khiến cho nguồn cung lương thực - thực phẩm bị sụt giảm, cung không đủ cầu, đẩy giá Toàn cảnh trận lũ tháng 10-2007 cả hàng hoá tăng lên. Tiêu hủy heo dịch tại Thanh Hóa. Cụ thể về dịch bệnh heo tai xanh thì tỉnh Thanh Hóa là tỉnh bị thiệt hại nặng nhất; theo số liệu thống kê, đến ngày 27-4-2008, dịch đã lan ra 473 phường, xã của 26 huyện, thị xã của tỉnh, với số lượng lợn nhiễm bệnh lên tới hơn 185 nghìn con, chiếm hơn 13% tổng đàn lợn của tỉnh (1,4 triệu con). Tính riêng trong đợt rét đậm, rét hại đầu năm 2008, có khoảng 200 nghìn ha lúa, 18 nghìn ha mạ, 35 nghìn ha rau màu bị hỏng hoàn toàn, 180 nghìn trâu, bò bị chết rét,... Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 nghìn tỷ đồng. 3.3. Những yếu kém trong quản lý nhà nước. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng, nhất là việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại còn nhiều bất cập, kém hiệu quả, để nhiều ngân hàng cổ phần tăng dư nợ tín dụng quá cao và sử dụng tỷ lệ lớn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản, gây khó khăn cho việc quản lý và ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành tỷ giá, nhất là tỷ giá đồng Việt Nam với đồng đô la Mỹ chưa thật linh hoạt, phù hợp. Vai trò của Nhà nước trong quản lý thị trường (trong đó có thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản) và quản lý giá cả, quản lý xuất nhập khẩu còn nhiều bất cập, yếu kém; chậm đề ra các chính sách thích hợp, có hiệu quả để quản lý và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của các hoạt động này. Việc kiên trì thực hiện giá cả theo cơ chế thị trường là chủ trương đúng đắn và cần thiết, nhưng trong điều hành, có lúc, có việc chưa thật hợp lý. Các giải pháp chống đầu cơ, buôn lậu hiệu quả chưa cao. Công tác nghiên cứu dự báo và thông tin thị trường chưa được coi trọng đúng mức. Năng lực tham mưu tổng hợp về kinh tế vĩ mô chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý điều hành. Đến những tháng cuối năm 2007, trong khí thế lạc quan chung về những thành tựu đạt được, vẫn nhìn nhận nhiều về thời cơ, thuận lợi, chưa phân tích dự báo được hết những khó khăn thách thức mới. IV. CÁC BIỆP PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT. 4.1. Thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Để thực hiện mục tiêu lạm phát, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 2/2008, các ngân hàng thương mại (NHTM) phải thực hiện đồng thời 4 quyết định thắt chặt tiền tệ của ngân hàng nhà nước (NHNN). - Thứ nhất, quyết định tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc từ 10% lên 11%, mở rộng thêm phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc và NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới. Theo đó từ đầu tháng 2/2008 tổng cộng có gần 20.000 tỷ đồng các NHTM phải nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm cho NHNN. - Thứ hai, ngày 15/2/2008 NHNN công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNH bắt buộc. Ba NHTM Nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng. Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải mua 400-500 tỷ đồng/ngân hàng. Khối ngân hàng nước ngoài có 9 chi nhánh phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai ngân hàng liên doanh phải mua 150 tỷ đồng/ngân hàng. Không chỉ như vậy, các NH phải mua 20.300 tỷ đồng trái phiếu cùng một lúc, gấp từ 20 đến 40 lần so với mức 500 tỷ - 1000 tỷ đồng tín phiếu trong các phiên đấu thầu thường kỳ. - Thứ ba, từ tháng 2/2008, các loại lãi suất chủ đạo cuan NHNH tăng cao hơn trước. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên 6,0%/năm. - Thứ tư, NHNH ban hành quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Trái với mong đợi của các NHTM, Quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước đây, từ việc khống chế 3% tổng dư nợ tín dụng sang khống chế 15-20% vốn điều lệ. 4.2. Cắt giảm đầu tư công :  Chi tiêu công bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư. Chính phủ chủ trương trong tình hình hiện nay, chúng ta phải giảm chi tiêu công, trong đó có chi dùng thường xuyên. Chi thường xuyên gồm: chi hành chính sự nghiệp, chi tiếp khách, chi mừng sự kiện này kia..Vì vậy các bộ ngành, địa phương phải chủ động rà soát danh mục dự án để cắt giảm hoặc tạm dừng đầu tư. Theo đó, những công trình chưa cấp thiết thì dừng lại chưa triển khai, những công trình đang triển khai dở dang, hiệu quả cao thì ưu tiên dồn vốn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành. Trong thời gian qua, tổng dư nợ tín dụng cho đầu tư tăng trưởng quá lớn. Thông thường, tiền lệ tăng trưởng dư nợ nói trên chỉ nằm trong khoảng từ 26 - 30% nhưng năm 2007, đã tăng ở mức 53,88%! Trong quý 1/2008, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp giảm tổng dư nợ tín dụng nhưng vẫn tăng 10,8%, trong khi bình thường như quý 2/2007 chỉ tăng 5,04%. Vì thế, Chính phủ yêu cầu khu vực đầu tư công có liên quan đến nguồn vốn Nhà nước, phải rà soát và xem lại, nhất là đối với đầu tư của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty 90 – 91.   Công khai danh mục cắt giảm vốn: Ví dụ, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tổng công ty cà phê Việt Nam đều thống nhất đề xuất dừng 11 dự án trong danh mục đầu tư hai năm 2007-2008 của đơn vị này, trong đó có nhiều dự án về hồ chứa nước, công trình thủy lợi hay đường giao thông liên vùng ở tỉnh Đắc Lắc. Bảy dự án khác đã và đang đợi phê duyệt đầu tư của Tổng công ty cao su Việt Nam được chính nơi này đề nghị cắt hoặc tạm dừng cũng nhanh chóng được Bộ Kế hoạch - Đầu tư nhất trí đưa vào danh mục cắt giảm. Những số liệu ban đầu cho thấy, với 451 dự án của 15 bộ,ngành, 15 địa phương, 12 tập đoàn kinh tế, tổng công ty 90, 91 (tính đến ngày 3-4) đã tạm tính được con số 2.692 tỉ đồng vốn nhà nước chưa phải bố trí ngay trong năm 2008 cho danh mục này. Thực tế, con số tạm tính trên mới chỉ từ 1/5 số đơn vị cần thống kê danh mục cắt giảm hoặc đình hoãn đầu tư từ 70 tập đoàn kinh tế, tổng công ty 90, 91. Đó cũng chỉ là danh sách sơ bộ từ 15/64 tỉnh thành trong cả nước và các bộ, ngành. Cho đến khi tập hợp được đầy đủ, số vốn tạm ngừng chảy từ nguồn ngân sách, trái phiếu chính phủ và tín dụng nhà nước chắc chắn sẽ còn nhiều hơn. Trong danh mục các dự án có khả năng đình hoãn trong năm 2008, có cả các dự án từ trước được đánh giá là thuộc diện nhạy cảm. Chẳng hạn, Nhà Quốc hội (tổng mức vốn đầu tư dự kiến là 3.000 tỉ đồng), các công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long (cắt giảm 25.000 tỉ đồng) v.v. Theo lời Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Võ Hồng Phúc, tiêu chí cắt giảm các dự án đầu tư công đầu tiên dựa trên quy mô nguồn vốn và thủ tục đầu tư. Về chuyện tổng mức đầu tư, nguồn ngân sách nhà nước sẽ từ chối những dự án thực hiện trong thời gian dài nhưng khối lượng thực hiện không nhiều, các dự án có nguồn vốn không khả thi, dự án chưa rõ nguồn vốn cân đối các năm sau và không ứng vốn năm 2009 cho các dự án triển khai năm 2008 trừ các trường hợp thật cấp bách. Nguồn trái phiếu chính phủ cũng chỉ bố trí vốn cho các dự án đầu tư kiên cố hóa trường lớp và trung tâm y tế cấp huyện nếu chuẩn bị được đầy đủ thủ tục đầu tư theo đúng thời gian và quy chế. Nguồn vốn tín dụng nhà nước qua ngân hàng phát triển sẽ rà soát tính cấp bách của dự án, khả năng huy động các nguồn vốn (nhất là các dự án hợp vốn). Nếu chưa nhìn thấy các nguồn vốn tham gia hoặc những dự án xét thấy không có khả năng trả nợ sẽ không còn tồn tại trong danh mục cân nhắc nữa. Nguồn vốn đầu tư thuộc các doanh nghiệp nhà nước sẽ được đặc biệt chú trọng kiểm soát các trường hợp dự án sử dụng nguồn vốn không đúng quy trình về thủ tục đầu tư và các quy định về sử dụng ngân sách, nhất là các dự án đầu tư ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. 4.3. Tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh dể tăng sản lượng lương thực, thực phẩm. Hiện nay, tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi VN đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng. Vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ. Để thực hiện yêu cầu này, Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh và thành phố chỉ đạo quyết liệt, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về vốn, về thị trường, về thủ tục hành chính, thúc đẩy sản xuất phát triển. 4.4. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hóa, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ. Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng đã và sẽ tiếp tục làm việc với các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, phân bón..., giao nhiệm vụ cho các đơn vị này phải bảo đảm nguồn hàng, đồng thời có trách nhiệm cùng Chính phủ kềm giữ giá cả. Trong khi kiên trì chủ trương thực hiện cơ chế giá thị trường, xóa bỏ bao cấp qua giá, nhưng trong tình hình hiện nay, mặc dù giá thế giới tăng cao, Chính phủ đã quyết định: từ nay cho đến hết tháng sáu, chưa tăng giá điện, giá than, giá xăng dầu; giữ ổn định giá ximăng, phân bón, nước sạch, thuốc chữa bệnh, vé máy bay, tàu hỏa; giao Bộ Tài chính rà soát để cắt, giảm các loại phí thu từ nông dân... Để bảo đảm nguồn cung trên thị trường nội địa, giữ vững an ninh lương thực và kiềm chế sự tăng giá quá mức của nhóm hàng này, Chính phủ qui định lượng xuất khẩu gạo năm nay ở mức 4 triệu tấn và từ nay đến hết quí 3 không quá 3,2 triệu tấn. Chính phủ cũng đã giao Bộ Tài chính đề xuất phương án nâng thuế xuất khẩu than, dầu thô và nghiên cứu khả năng áp dụng thuế xuất khẩu gạo. Trong điều kiện đồng đôla Mỹ giảm giá so với đồng tiền các nước là thị trường xuất khẩu lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỉ giá hối đoái giữa đồng tiền VN và đồng đôla Mỹ không phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường ngoại tệ. Vì vậy, Chính phủ chủ trương áp dụng tỉ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi. Cán cân thương mại là một chỉ tiêu vĩ mô rất quan trọng. Nhập siêu tăng trong năm 2007 và tăng cao hơn trong quí 1 năm nay, đã đe dọa đến cân đối vĩ mô, đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kiên quyết để hạn chế tình trạng này trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu. Để làm việc này, Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp: Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu VN đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu. 4.5. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông. Chính phủ kêu gọi mọi người, mọi nhà triệt để tiết kiệm tiêu dùng, nhất là nhiên liệu, năng lượng. Đây là giải pháp vừa có tác dụng giảm sức ép về cầu, giảm nhập siêu, vừa góp phần nâng cao hiệu quả của cả nền sản xuất xã hội. 4.6. Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, ximăng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm...; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thường xuyên kiểm tra giá bán tại các mạng lưới bán lẻ và các đại lý bán lẻ của doanh nghiệp mình. Chính phủ đã chỉ đạo các tổng công ty nhà nước phải gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện yêu cầu này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động của hệ thống bán lẻ và đại lý bán lẻ của doanh nghiệp. Chính phủ cũng yêu cầu các hiệp hội ngành hàng tham gia tích cực, ủng hộ các chủ trương và giải pháp bình ổn thị trường, giá cả. 4.7. Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội. Chính phủ đã quyết định tăng 20% mức lương tối thiểu cho những người lao động thuộc khối cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội từ ngày 1-1-2008. Chính phủ cũng qui định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động VN làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại VN, lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của VN có thuê mướn lao động. Riêng với người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề), mức lương tối thiểu qui định cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Ngoài ra, khoảng 1,8 triệu người về hưu và người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội đã được tăng lương 20%, hơn 1,5 triệu người có công đã được điều chỉnh trợ cấp lên 20% so với mức chuẩn hiện hành. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 289/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân. Theo đó, thực hiện cấp bằng tiền tương đương 5 lít dầu hỏa/năm (dầu thắp sáng) cho các hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính sách và hộ nghèo ở những nơi chưa có điện lưới; điều chỉnh mức hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho người nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 130.000 đồng/người/năm; hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ bảo hiểm y tế đối với thành viên thuộc hộ cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện; hỗ trợ ngư dân mua mới, đóng mới tàu đánh bắt hải sản, tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản; hỗ trợ ngư dân để thay máy tàu sang loại máy mới tiêu hao ít nhiên liệu hơn; hỗ trợ về kinh phí bảo hiểm thân tàu cho tàu đánh bắt hải sản, tàu dịch vụ phục vụ hoạt động khai thác hải sản và bảo hiểm tai nạn cho thuyền viên làm việc theo hợp đồng lao động trên các tàu cá, tàu dịch vụ; hỗ trợ về dầu cho ngư dân là chủ sở hữu tàu đánh bắt hải sản hoặc tàu cung ứng dịch vụ cho hoạt động khai thác hải sản. Chính phủ đã quyết định giữ ổn định mức thu học phí, viện phí và tiếp tục cho sinh viên, học sinh đại học, cao đẳng, học nghề có hoàn cảnh khó khăn được vay ưu đãi để học tập. Tiếp tục xuất gạo dự trữ quốc gia để cấp không thu tiền cho hộ đồng bào bị thiên tai, thiếu đói. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các giải pháp hỗ trợ khác đối với các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Điều quan trọng cần chú ý là phải xây dựng cơ chế và kiểm tra việc thực thi, bảo đảm nguồn hỗ trợ của Nhà nước đến đúng đối tượng, không bị thất thoát, tham nhũng. V. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG LẠM PHÁT. 5.1. Hệ quả của chính sách thắt chặt tiền tệ. Thời gian gần đây báo chí liên tục đưa tin về việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, NHTM tăng lãi suất tiền gửi, siết chặt cho vay... với mục tiêu chung là kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế. Tuy nhiên cái giá phải trả cho việc thực hiện những chính sách này không rẻ chút nào. Bài viết của PGS-TS Trần Ngọc Thơ - ThS Hồ Quốc Tuấn đăng trên Thời báo Kinh Tế Sài Gòn dưới đây trao đổi về những cái giá mà kinh tế Việt Nam phải trả khi thực hiện mục tiêu kìm chế lạm phát.Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đưa ra quyết định 346/QĐ-NHNN về việc phát hành tín phiếu NHNN bằng tiền đồng dưới hình thức bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Đây rõ ràng là một biện pháp nằm trong gói giải pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát của Chính phủ, bên cạnh các bài thuốc tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh các loại lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn...đã được tiến hành.  Trong điều kiện nền kinh tế thế giới đang rơi vào tình trạng lạm phát cao và đứng trước nguy cơ suy thoái toàn cầu, ngân hàng trung ương nhiều nước phải đứng giữa lựa chọn khó khăn là tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát hay giảm lãi suất để kích thích kinh tế, NHNN đã lựa chọn quan điểm thắt chặt tiền tệ. Nhìn vào động thái của các nước trên thế giới về chính sách lãi suất và rộng hơn là chính sách tiền tệ, chúng ta có thể thấy rằng Việt Nam đang đi theo hướng đi của những nước đang có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định như Hàn Quốc, Trung Quốc và Úc là ưu tiên chống lạm phát chứ không đi theo con đường cắt giảm lãi suất của Mỹ hay vài nước ASEAN khác như Thái Lan, Phillipines và Indonesia là chấp nhận lạm phát để chống suy thoái. Nguyên nhân NHNN quyết liệt chống lạm phát cũng không khó hiểu. Từ năm ngoái, áp lực từ phía dư luận về vấn đề lạm phát đã không nhỏ, và nhiều ý kiến đã đề nghị hy sinh tăng trưởng chống lạm phát. Mặt khác, trong các tháng đầu năm, tỷ lệ lạm phát đã tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,38% trong tháng 1; đồng thời hậu quả của các đợt rét đậm ở miền Bắc và dịch cúm gia cầm bùng phát đang tạo áp lực tăng giá không nhỏ trong các tháng tiếp theo. Như vậy, chống lạm phát bằng mọi giá gần như là mục tiêu mà Chính phủ đang ưu tiên nhất. Và đã mang lại những hê quả đáng kể. 5.1.1. Thắt chặt tiền tệ sẽ tiếp thêm năng lượng cho “cuộc đua tăng lãi suất”. Ngay từ tháng 1-2008, tình hình vốn tiền đồng của các ngân hàng thương mại đã căng thẳng, ngay từ đầu năm mới, lãi suất liên ngân hàng đã có lúc lên đến 25%. Nhiều ngân hàng đã liên tục điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng lên, có nơi điều chỉnh biểu lãi suất 2-3 lần trong một tháng. Như vậy, quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu sẽ tiếp thêm năng lượng cho cuộc đua tăng lãi suất của ngân hàng. Nhìn ở một khía cạnh nào đó, cuộc đua này sẽ khiến nhiều người bắt đầu quan tâm trở lại với việc đem tiền đi gửi ngân hàng vì lãi suất tiền đồng tăng cao trong khi thị trường chứng khoán đầu năm không có tín hiệu tốt còn thị trường bất động sản thì đang bị đánh giá là quá nóng và bị cơ quan quản lý “theo dõi” quá kỹ. Tuy nhiên, nếu lãi suất huy động của ngân hàng tăng thì lãi suất đầu ra khó mà đứng yên. Như vậy, chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên. Ở đây có hai tình huống có thể xảy ra. Một là doanh nghiệp chuyển hết phần chi phí tăng thêm này vào giá bán và như vậy, giá cả không những không giảm mà tăng thêm, khiến mục tiêu giảm lạm phát bằng thắt chặt tiền tệ không thể thực hiện. Việc doanh nghiệp có thể chuyển chi phí vay mượn vào giá cả hay không phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát của người dân và khả năng có các nguồn hàng thay thế trên thị trường. Với quyết tâm chống lạm phát của Nhà nước và việc nền kinh tế chúng ta đang mở cửa tự do thương mại sau WTO, khả năng xảy ra tình huống này không lớn. Tuy nhiên, không vì thế mà ta có thể xem thường, không giám sát kỹ các khâu trong quá trình lưu thông hàng hóa, tránh tình trạng hàng rẻ mà doanh nghiệp vẫn thích bán giá mắc vì người dân vẫn đang trong tình trạng lo sợ tăng giá.  Còn trong tình huống thứ hai, đó là chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên, mà doanh nghiệp không thể chuyển phần chi phí này vào giá bán thì họ sẽ chịu nhiều khó khăn, có thể dẫn đến thua lỗ, và giảm quy mô kinh doanh. Điều này tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm.  5.1.2. Tạo áp lực lên tăng trưởng và việc làm. Trong tình hình các nhà phân tích và tổ chức quốc tế đều điều chỉnh dự báo tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt như Mỹ, Nhật, châu Âu và các người khổng lồ mới nổi ở châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ theo hướng giảm đi, chúng ta dễ dàng nhận ra kinh tế toàn cầu đang đi chậm lại và đã ở trong vòng xoáy suy giảm tăng trưởng (có lẽ còn hơi sớm để dùng từ suy thoái kéo dài). Trước tình hình như vậy, quyết định thắt chặt tiền tệ, như đã bàn ở trên, sẽ tạo áp lực tăng lãi suất ngân hàng, tăng chi phí vay mượn cho sản xuất kinh doanh trong tình hình nền kinh tế cần nhiều vốn để phát triển (hệ số ICOR của nền kinh tế còn quá cao nên để duy trì tăng trưởng thì phải đổ nhiều vốn vào), có thể là sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc sau khi thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ đã bị điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng từ hai con số còn 9,6%, còn tăng trưởng Việt Nam sau khi thắt chặt tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Mà tăng trưởng không cao thì sẽ tạo sức ép lên việc làm và thu nhập của người dân. Đây cũng là vấn đề xã hội không nhỏ.  5.1.3. Trở ngại cho thu hút vốn gián tiếp. Trong điều kiện thị trường chứng khoán đầu năm 2008 vẫn chưa mấy khởi sắc, liên tục các quy định thắt chặt tiền tệ sẽ tạo ra cảm giác cho nhà đầu tư là NHNN đang “hy sinh thị trường chứng khoán” để chống lạm phát. Điều này có khả năng sẽ làm xói mòn hơn nữa niềm tin của nhà đầu tư vào triển vọng của thị trường này trong năm nay. Với một thị trường được xây dựng trên niềm tin, niềm tin bị sụt giảm thì thị trường khó mà phát triển khỏe mạnh, sẽ không tạo ra tỷ suất sinh lợi cao nữa. Mà thị trường không tạo ra tỷ suất sinh lợi cao thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn cảm thấy thị trường Việt Nam hấp dẫn nữa.  5.1.4. Thắt chặt tiền tệ “Bi kịch và nghịch lý”. Chúng ta đang thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát. Điều đó đồng nghĩa với việc lãi suất (LS) sẽ tăng lên. Đến lượt nó, LS sẽ là người lựa chọn những dự án hay phương án kinh doanh nào chịu nổi nó thì tồn tại, nếu không phải chấp nhận phá sản. Thế nhưng chính những người thắt chặt chính sách tiền tệ lại đồng thời cũng mong muốn có được LS thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp. Đó là sự thiếu nhất quán thứ nhất. Sự thiếu nhất quán thứ hai mới thật sự đáng lo ngại, đó là thắt chặt tiền tệ khiến thanh khoản của các ngân hàng (NH) gặp khó khăn, nhưng họ không được phép tăng LS huy động vốn, cũng không được thực hiện tái cấp vốn tại NH Nhà nước. Nghịch lý này càng làm trầm trọng thêm, bởi cái gọi là đồng thuận LS mà Hiệp hội NH đưa ra vì các NH nhỏ không thể huy động được vốn nhàn rỗi của dân cư, phải chuyển sang mua lại vốn của các NH lớn trên thị trường liên NH với LS lên đến 18-24%/năm. Các NH lớn lại có cơ hội kiếm lợi từ việc huy động vốn rẻ trên thị trường tiền gửi và cho vay cao trên thị trường liên NH. Có thể coi đây là một bi kịch của chính sách tiền tệ. Nói đúng hơn là sự thất bại, bởi vì với chính sách như vậy thì hiệu ứng chống lạm phát từ việc phải loại bỏ những dự án có hiệu quả thấp không còn nữa, thay vào đó là sự thiếu hụt thanh khoản trầm trọng của các NH, đặc biệt là các NH nhỏ. Nghịch lý thứ ba là chúng ta đang trong quá trình thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế. Điều đó có nghĩa là cần phải tiếp tục cải cách thể chế kinh tế theo nguyên tắc thị trường và phù hợp với thông lệ quốc tế. Thế nhưng vào chính lúc nền kinh tế mạnh nhất, vốn nước ngoài vào nhiều nhất thì khó khăn ập tới không phải từ bên ngoài mà chính là khu vực hoạch định chính sách, đặc biệt là chính sách đầu tư công và chính sách tiền tệ. Hóa ra thách thức lớn nhất của hội nhập kinh tế lại không phải ở năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp (DN), vì một năm qua các DN vẫn phát triển mà là năng lực quản lý kinh tế vĩ mô, hoạch định chính sách tiền tệ và tài khóa còn xa mới đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế hội nhập. Điều mà nhiều DN đang lo ngại là không phải vì họ không đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và năng lực quản trị để cạnh tranh quốc tế, mà chính là chính sách nhà nước đẩy họ vào chỗ bất lợi trong cuộc cạnh tranh đó. Những dấu hiệu của đầu năm 2008 cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng chuyển sang các dự án bất động sản, đầu tư gián tiếp nước ngoài có xu hướng chuyển sang tận dụng chênh lệch LS của trái phiếu Chính phủ. Nếu tình hình này kéo dài, không chỉ các DN vừa và nhỏ của VN bị thua thiệt, mà ngay cả các tập đoàn lớn và các dự án bất động sản tầm cỡ cuối cùng rơi vào tay các DN và các quĩ đầu tư nước ngoài. Điều đáng buồn là hầu hết dự án bất động sản lớn đều do các DN VN khởi xướng, đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vay của các NH nội địa bỗng nhiên rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài... Khắc phục những nghịch lý này như thế nào? Đừng ai nghĩ rằng có thể điều khiển thị trường theo ý chí của mình. Thị trường có những khuyết tật của nó nhưng rất tiếc không phải là những khuyết tật mà chúng ta đang can thiệp như hiện nay. Sự can thiệp hành chính chỉ làm tăng thêm sự méo mó của thị trường. Sự can thiệp của chính sách tiền tệ phải nhằm làm sự vãn hồi cân bằng nhanh hơn, giảm bớt những tổn thất và phải tôn trọng nguyên tắc của thị trường mới có hiệu quả. Các can thiệp hành chính kiểu như trần LS, hạn mức tín dụng... đều có tác dụng rất hạn chế. 5.1.5. Tác động tới thị trường chứng khoán. Bỏ trần lãi suất có tác dụng không tốt đối với thị trường chứng khoán mà theo nhiều nhận định là chỉ trong ngắn hạn còn về dài hạn sẽ có tác dụng tốt. Một điều chắc chắn sẽ xảy ra khi trần lãi suất huy động được gỡ bỏ là nhiều Ngân hàng sẽ tăng lãi suất huy động từ đó tất yếu sẽ hút thêm tiền từ trong dân đổ vào Ngân hàng.Trong giai đoạn vừa qua thị trường chứng khoán,thị trường bất động sản khủng hoảng thì luồng tiền đầu tư lớn đã được chuyển qua kênh đầu tư vàng và gửi tiết kiệm. Đến nay chứng khoán,bất động sản thì vẫn ảm đạm trong khi kênh đầu tư vàng vẫn tỏ ra hấp dẫn khi giá vàng vẫn đang tăng thì kênh đầu tư vào Ngân hàng lại cũng tiếp tục trở nên hấp dẫn hơn.Giờ đây trần lãi suất huy động được gỡ bỏ thì chắc chắn một lượng tiền lớn từ trong dân sẽ tiếp tục đổ vào Ngân hàng và liệu trong lượng tiền đó có phần nào bị rút từ chứng khoán sang hay không. Điều tác động xấu nữa tới thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay chính là những nhà đầu tư đang cầm tiền. Những người cầm tiền trong xã hội lâu nay đang liên tục tìm hướng đầu tư thích hợp cho mình và họ luôn đứng trước nhiều lựa chọn. Thị trường chứng khoán đi xuống ảm đạm đã làm mất đi lượng lớn nhà đầu tư tìm hướng đầu tư chứng khoán,làm giảm lực cầu đi rất nhiều. Giờ đây khi mà kênh đầu tư chứng khoán vẫn chưa xuất hiện điểm hấp dẫn trong khi kênh đầu tư khác trở nên hấp dẫn hơn thì hiển nhiên sẽ có một bộ phận nhà đầu tư chuyển ý định đầu tư chứng khoán sang gửi vào Ngân hàng.Như vậy lực cầu chứng khoán lâu nay đang rất yếu thì sau khi chính sách này ban hành sẽ càng yếu hơn vì một bộ phận người dân chuyển hướng đầu tư, và thực tế đã cho thấy có một lượng tiền nhất định được rút từ tài khoản giao dịch chứng khoán ra để gửi vào Ngân hàng. Đó mới là tảng băng nổi, còn tảng băng chìm chính là một bộ phận nhất định những người lâu nay đang dòm ngó vào thị trường chứng khoán chờ cơ hội mua vào thì sau khi chính sách này đưa ra họ sẽ tạm quên chứng khoán để “ngủ” trong Ngân hàng một thời gian. Đúng là cần có chính sách dài hạn và nhìn vào tổng thể để kiềm chế lạm phát, giữ tốc độ tăng trưởng tốt cho nền kinh tế. Tuy nhiên thiết nghĩ cũng nên gắn thị trường chứng khoán vào tổng thể để nhìn nhận mà có những chính sách thực sự có mặt lợi cao gấp nhiều lần mặt thiệt hại và được cả trước mắt và lâu dài thì càng tốt. 5.1.6. Tác động tới thị trường bất động sản. Những động thái thắt chặt thị trường tín dụng lên thị trường bất động sản đã phát huy tính tích cực, góp phần hạ cơn sốt tăng giá bất động sản, đồng thời sẽ hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản và đưa thị trường này đi vào quỹ đạo công khai, minh bạch. Giải pháp về chính sách thắt chặt hệ thống tài chính - tiền tệ sẽ làm bảo đảm về hiệu quả kinh tế - xã hội của các dự án đầu tư, tránh tình trạng dàn trải vốn. Qua đây, buộc các nhà đầu tư bất động sản cân nhắc, tính toán và đưa ra quyết định đầu tư bất động sản hay chuyển vốn vào các lĩnh vực kinh tế khác. 5.2. Cắt giảm đầu tư công để chống lạm phát: Vẫn chỉ là bề nổi. TT - Theo Bộ Kế hoạch - đầu tư (KH-ĐT), tính đến ngày 19-5 mới có 30 địa phương và chín bộ, ngành gửi báo cáo về số công trình dự định cắt giảm với gần 600 dự án, tương đương khoảng 2.000 tỉ đồng. Theo một số chuyên gia, mức cắt giảm này còn khiêm tốn, cần phải làm mạnh tay hơn mới góp phần kiềm chế lạm phát. 5.3. Giảm nhập siêu: Vẫn trong vòng luẩn quẩn. Theo Bộ Công Thương, chỉ trong quý I/2008, nhập siêu đã lên tới 7,36 tỉ USD, bằng khoảng 50% mức nhập siêu của cả năm 2007. Là nước phụ thuộc vào thị trường thế giới, nhập khẩu chiếm đến 85% GDP nhưng chưa bao giờ nhập siêu của VN cao như hiện nay. Vấn đề càng trở nên cấp thiết hơn khi theo cam kết WTO, VN phải tiếp tục cắt giảm nhiều dòng thuế ngay trong năm nay và hoàn toàn mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009. Để giảm nhập siêu, theo các chuyên gia, có hai cách là tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu tuy nhiên các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn chồng chất do đồng USD rớt giá. Nguyên nhân sâu xa của nhập siêu như đã nói ở phần 3.2.1 , đây là vòng luẩn quẩn của một nền kinh tế còn non yếu không có công nghiệp phụ trợ. Tần ngần, đắn đo khi mua bó rau, con cá. 5.4. Áp lực tới người tiêu dùng: Đứng trước cửa hàng thịt của Vissan ở chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh, TPHCM), chị Thanh Trang không tin nổi vào mắt mình khi nhìn bảng giá: sườn non đã lên 78.000 đồng/kg; thịt ba rọi, nạc dăm: 63.000. Bó rau muống bé tí cũng đã 4.000 đồng. Tiền chợ một ngày của chị giờ phải tăng gần gấp đôi. “Bão” giá mới từ “cú hích” xăng dầu. Một buổi sáng theo chân các bà nội trợ mới hiểu hơn cho chị em cái khó, áp lực của việc đi chợ thời “bão” giá. Niềm vui đi chợ, được lo bữa ăn cho những người yêu thương trong gia đình trở thành một gánh nặng của chị em phụ nữ. Giá cả như trực thăng cất cánh: Bấm bụng lựa 1kg ba rọi, chị Thanh Trang lật đật sang sạp bán rau và tiếp tục bị choáng. Bó rau muống bé bằng nắm tay đã lên 4.000 đồng, ngay cả khế chua cũng lên 10.500 đồng/kg, cà chua leo lên tận 12.000 đồng/kg… Mua đủ nguyên liệu để nấu canh chua đã hết 12.000 đồng, xin thêm trái ớt chị bị bà hàng rau nhắc ngay “ba trái 500 đồng”. Ghé qua hàng thủy hải sản mua một con cá điêu hồng bé nấu canh, đang nghĩ ngợi về nồi canh buổi tối, bà bán cá báo giá khiến chị giật mình “19.000 đồng”! Theo chị Trang, tiêu chuẩn một ngày của gia đình bốn thành viên như nhà chị lúc trước chỉ cần 50.000 - 60.000 đồng là đủ, giờ phải tăng gần gấp đôi. “Chỉ có mình ông xã đi làm lo cho gia đình nên kinh tế phụ thuộc vào chồng là chính. Giá cả tăng chóng mặt như vậy làm tôi thấy ngại mỗi khi tính toán chi tiêu trong nhà với chồng. Mà con thì đang tuổi ăn tuổi lớn, đâu có bớt lại được”, chị Trang thở ra. Nhưng chị Trang vẫn “may mắn” khi khả năng chi tiêu còn có thể “nhúch nhích” được. Như chị H, ngụ ở quận 3, có chồng chạy xe ôm, ăn uống đạm bạc vì chồng phát tiền chợ 40.000 đồng cho cả nhà bốn miệng ăn. “Bữa ăn nào ổng cũng đặt chén nặng nhẹ, hỏi tiền chợ đưa làm gì mà cơm không có gì ăn, hết rau muống xào đến luộc rồi nấu canh. Thịt thì loe ngoe vài ba miếng đã hết…”, giọng chị đầy ấm ức. Ngồi nghe chị tính mới thấy toát mồ hôi. Thịt sườn từ 55.000 đồng giờ lên hơn 70.000 đồng, mua kho chỉ dám cân hai lạng cũng hết 14.000 đồng. Rau muống phải ba bó xào ăn mới đủ hết thêm 9.000 đồng, bí xanh lúc trước có 7.000 đồng/kg giờ cũng lên 9.000 đồng. Tính nhẩm sơ sơ đã là 32.000 đồng... Người nghèo phải đi chợ… chiều: Không ít bà nội trợ không dám đi chợ buổi sáng mà chọn đi chợ buổi chiều để mong mua được đồ rẻ hơn. Chị T, công nhân may mặc làm theo thời vụ ở Gò Vấp, lương tháng khoảng 700.000 đồng, đi chợ Trần Hữu Trang để lo bữa ăn cho hai vợ chồng và đứa con trai học lớp 7.   Ba bìa đậu hũ chiên quắt queo giá 7.000 đồng, hai lạng thịt “rẻo” (dính cả mỡ lẫn nạc, cắt lụn vụn) 8.500 đồng, một giỏ cá hấp ba con, mỗi con bằng hai ngón tay ghép lại thêm 3.000 đồng, nửa ký rau muống 1.000 đồng và thêm 2.000 đồng dầu ăn.   Ngày nào cũng chỉ mấy món đó vì khả năng chỉ đến đó, chị T nói. Tiền thuê nhà, tiền học cho con, tiền ăn hằng ngày - ba khoản tiền thiết yếu nhất cũng đã “ngốn” hết gần tiền lương của cả hai vợ chồng cộng lại nên dù rất thương chồng làm việc trong môi trường độc hại, thương đứa con đang sức ăn sức lớn nhưng chị cũng đành nuốt nước mắt chịu trận... Bạn Bùi Tấn Thời, sinh viên năm 2 Trường đại học Văn Hiến, than: “Bình thường đi chợ khoảng 30.000 đồng nấu ăn hai bữa (chưa kể tiền gạo và chất đốt) cho bốn anh em. Sáng 26-11 em đi chợ chi hết 38.000 đồng nhưng bữa trưa ăn thâm qua bữa chiều. Tụi em phải thêm mấy gói mì tôm làm canh mới tạm đủ no”. VI. NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG TƯƠNG LAI. 6.1. Nhận định của Ngân hàng thế giới. Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam: Tại lễ công bố Báo cáo cập nhật về tình hình khu vực Đông Á - TBD, các chuyên gia của World Bank (WB) đưa ra hai kịch bản dự đoán về kinh tế Việt Nam trong 2008 trong đó, tăng trưởng Việt Nam sẽ ở mức từ 7,5% đến 8% và sẽ phục hồi trở lại trên 8% vào năm 2009. Tăng trưởng nóng do tín dụng ngân hàng tăng cao. Bản báo cáo ghi nhận, năm 2007 và đầu 2008, kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu tăng trưởng quá nóng. Tỷ lệ lạm phát tăng mạnh từ mức 6,6% năm 2006 lên tới 15,7% tính đến tháng 2/2008. Cán cân vãng lai thâm hụt ở mức đang ngại, khoảng 9,3% - 9,7% GDP, giá tài sản tăng cao, đặc biệt là giá cổ phiếu đầu 2007 và giá bất động sản cuối 2007. WB cho rằng, tăng trưởng kinh tế quá nóng của Việt Nam không phải là kết quả của việc chi tiêu ngân sách quá cao của Chính phủ, mà của tín dụng ngân hàng tăng ở mức cao, từ 25,4% năm 2006 lên hơn 50% (11/2007). Điều này gây quan ngại về chất lượng các hạng mục đầu tư của ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng cao chủ yếu xuất phát từ việc tăng dự trữ ngoại hối ở mức kỷ lục. Trong thời gian cuối 2007, đầu 2008, NHNN đã có những biện pháp dường như trái ngược nhau dẫn tới tình trạng thiếu khả năng thanh toán của hệ thống ngân hàng thương mại. Gần đây, đầu tháng 3/2008, Chính phủ đã thông qua một gói giải pháp mới bao gồm một nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ và tài chính được thiết kế nhằm hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực tới quá trình tăng trưởng. Martin Rama - Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam Kinh tế trưởng của WB tại khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Milan Brahmbhatt ghi nhận, các giải pháp này "đi theo đường hướng đúng, để điều chỉnh cân đối cán cân tài chính, ổn định tài chính. Các biện pháp được thực hiện tốt ở Việt Nam trên cơ sở khuôn khổ tài chính mạnh". "Thành công của nhóm giải pháp này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc thực hiện trên thực tế và khả năng điều chỉnh của Chính phủ trong các hoàn cảnh cụ thể", bản báo cáo đánh giá. Martin Rama, Kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam cho rằng, ở khu vực, Việt Nam không phải là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ khủng hoảng kinh tế Mỹ. Việt Nam có mức tăng xuất khẩu ổn định, trung bình 20-21% trong nhiều năm qua. Việt Nam không phải là nhà sản xuất bị loại ra, chịu ảnh hưởng xấu do khủng hoảng mà có thể là người hưởng lợi từ tình hình kinh tế hiện nay. Điều Việt Nam cần quan tâm là các dòng vốn. Hiện nay, Việt Nam không có dấu hiệu rõ ràng để dự đoán dòng vốn. Vấn đề thị trường cầm cố liên quan đến cho vay mua bất động sản gặp phải có thể lan sang các loại tài sản khác như thẻ tín dụng. Trong thị trường tài chính, hiệu ứng lây lan, thậm chí giữa các nước có tác động rất mạnh đến nền kinh tế. Một cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô lớn hơn có thể khiến dòng vốn đổ vào bị chậm lại, thậm chí đảo chiều. Giống như việc phòng cháy, nếu một nơi xảy ra cháy, các nơi khác sẽ hoạt động dè dặt, cầm chừng hơn để không đẩy đến tình trạng bị cháy lây lan. Dù chịu nhiều tác động do khủng hoảng, nhưng Việt Nam vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2008. Ở phương án xấu nhất, tốc độ tăng trưởng cũng sẽ ở mức 7,5%. Trên đà khôi phục chung của kinh tế khu vực, năm 2009, Việt Nam có thể quay trở lại mức tăng trưởng trên 8%. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi mức tăng trưởng này tác động như thế nào phụ thuộc khá lớn vào quy mô nền kinh tế. Hy sinh 1% tăng trưởng đối với một thị trường như Việt Nam sẽ tạo những hiệu quả lớn. Việt Nam cần chuẩn bị bước đi chắc chắn đưa giải pháp chống ảnh hưởng lạm phát. Tình hình hiện này không nặng nề như khủng hoảng châu Á 1997. Xử lý như thế nào hoàn toàn là chính sách trong nước để sử dụng nguồn tiền dự trữ hiệu quả, bảo vệ được nền kinh tế... Việt Nam không thiếu dự trữ để nhập khẩu, do đó, chưa cần tới sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế" như trường hợp các nước năm 1997. Phá "tam pháp bất khả thi" không gây đổ vỡ kinh tế. Để chống lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô, ông Martin Rama cho rằng, bên cạnh những giải pháp của Chính phủ vừa đưa ra, Việt Nam cần tập trung "phá" tam pháp bất khả thi. Đó là: Chu chuyển dòng vốn, tỷ giá cố định và chính sách tiền tệ độc lập. Khi NHNN mua vốn vào để duy trì tỷ giá, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến tính thanh khoản của tiền Đồng trong nền kinh tế. Tính thanh khoản có thể được nâng cao nhờ nghiệp vụ trung hòa, bán trái phiếu, thu lại tiền Đồng. Song NHNN gần như đã bán hết trái phiếu chính phủ. Lượng cung tiền có thể bị thắt chặt bằng cách bán trái phiếu của NHNN song lãi suất được đưa ra lại không hấp dẫn. Cuối quý IV năm 2007, NHNN không thể áp dụng dù lãi suất rất cao (12% là quá cao só với bất kỳ chuẩn nào) nhưng không thể so với đầu cơ bất động sản trong cơn sốt bong bóng của thị trường này. Tín dụng tăng hơn 50% trong năm 2007 với nguồn vốn từ nhiều dòng lên tới 22 tỷ USD đã góp phần làm tăng giá, tăng nhập khẩu, tạo bong bóng bất động sản. Xử lý "tam pháp bất khả thi" có thể bằng cách mềm hoặc làm mạnh nhưng quan trọng là không làm kinh tế vỡ vụn ra nếu không muốn phải hi sinh hớn, không làm suy sụp hẳn một khía cạnh nào. Cần phải tính toán rất kĩ giữa chi phí và lợi ích trong việc áp dụng từng giải pháp, giảm thiểu chi phí phải bỏ ra. "Phá vỡ tam pháp bất khả thi" cần những biện pháp mềm mỏng, không nóng vội được nếu không muốn gây đổ vỡ", ông nói. "Cần phải từng bước áp dụng tăng lãi suất, thực hiện tỷ giá linh hoạt, không nên đưa giải pháp quá mạnh, dẫn đến trường hợp thay vì đưa lại điểm cân bằng đã vượt lên, thay vì giá quá cao sẽ chuyển về giá quá thấp". Việc này cần một giai đoạn chuyển tiếp, quá độ, thực hiện các bước diễn tiến bình thường, giảm sức ép với tất cả các mặt của nền kinh tế: chấm dứt bong bóng bất động sản, thực hiện cơ chế thị trường, tín dụng thắt chặt cho vay để mua bất động sản, chi tiêu công thắt chặt. Tuy nhiên, thắt chặt chi tiêu công phải điều hòa vì nhu cầu chi tiêu cho đầu tư công rất cao, không thể thắt chặt quá. Hiệu quả hoạt động của nền kinh tế chịu ảnh hưởng rất mạnh. Cần đặt vấn đề giải pháp như vậy có tốt, hiệu quả không? Ví dụ, xuất khẩu giảm mạnh do tác động khủng hoảng kinh tế, chi tiêu công ở mức thấp, có thể kinh tế không hoạt động được nữa. Lúc đó, cả nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Việt Nam cần giai đoạn chuyển đổi, học hỏi từ các nước khác, thận trọng để tránh bị tổn thương, đặc biệt với người dân. "Kết quả không thể đến sau một ngày", Việt Nam cần kiên trì thực hiện các giải pháp một cách phù hợp. Tách rời ảnh hưởng của đồng đôla. Để cắt giảm chi phí, hạn chế tối đa mức đánh đối, trả giá, ông Martin Rama khuyến nghị, Việt Nam cần sớm chấm dứt tình trạng bong bóng trên thị trường nhà đất, dựa trên cơ chế thị trường trong vận hành các thể chế tài chính, siết chặt hoạt động vay vốn của khu vực công, tách rời ảnh hưởng của đồng đôla đối với nền kinh tế và quản lý tốt dòng vốn. Kinh tế gia trưởng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh việc tách rời ảnh hưởng của đồng đôla. Chính sách tiền tệ của Việt Nam thời gian qua rối, không tách rời được ảnh hưởng của đồng đôla và tình hình kinh tế thế giới. Việt Nam cần điều chỉnh giỏ ngoại tệ của mình, không quá phụ thuộc vào đồng đôla. "Nếu muốn là quốc gia xuất khẩu có sức cạnh trnah lớn, không phải sức cạnh tranh tới hạn, Việt Nam cần đảm bảo khả năng cạnh tranh theo cả giỏ ngoại tệ chung". Martin Rama cho rằng, năm tới, tình hình sẽ có cải thiện, Việt Nam sẽ tăng giá tiền đồng, điều chỉnh tỷ giá theo hướng linh hoạt hơn. So sánh với các nước trong khu vực, thời gian qua, Việt Nam áp dụng tỷ giá hối đoái ở mức cực đoan, trong khi láng giềng Philippine áp dụng tỷ giá linh hoạt ở mức 16%. Nếu mức linh hoạt tỷ giá của Việt Nam là 5-6%, lạm phát thời gian qua có thể thấp hơn. Tuy nhiên, ông Rama cho biết, Ngân hàng thế giới không dám đưa ra lời khuyên cho Việt Nam áp dụng tỷ giá như Philippine vào thời điểm hiện tại do sự không tương thích giữa các đồng tiền. "Việt Nam chưa sẵn sàng. Việt Nam có thể đảm bảo tính linh hoạt trong tỷ giá từ 0,5% đến 1%, 2%. Mức này dù thấp nhưng chấp nhận được". Và cũng theo đánh giá của tổ chức WB: “Chính sách bình ổn kinh tế đã phát huy tác dụng” Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng, các chính sách bình ổn kinh tế được Chính phủ thực hiện đã bước đầu có hiệu quả, thể hiện ở việc giá cả và kim ngạch nhập khẩu có dấu hiệu giảm tốc. Trong Báo cáo cập nhật về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam, WB đưa ra nhận định này và khuyến nghị tiếp tục dành ưu tiên cho mục tiêu ổn định kinh tế.   Các chuyên gia của WB nhận định, gói chính sách bình ổn kinh tế được Chính phủ Việt Nam thực hiện, trong đó hàng đầu là biện pháp thắt chặt tiền tệ, đã tỏ ra hiệu quả. "Điều này gợi ý về sự cần thiết phải tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ", báo cáo của WB cho hay. Theo WB, nếu nhìn bề ngoài, sẽ thấy hiệu quả của gói chính sách chưa rõ nét trong việc bình ổn các cân đối kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nếu chú ý đến độ trễ khoảng 3 tháng, sẽ thấy chính sách thắt chặt hiện nay đã có hiệu quả. Dẫn chứng cho điều này, WB cho hay, ngoại trừ tháng 5 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng do ảnh hưởng tâm lý từ đợt tăng giá gạo, thực tế giá cả bắt đầu hạ nhiệt từ tháng 3. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu tăng cao, song tỷ lệ tăng so với cùng kỳ năm 2007 cũng giảm tốc trong cùng tháng 3. Các chuyên gia của WB nhận định: "Nếu xu hướng này được khẳng định, và kỷ luật tiền tệ nghiêm ngặt tiếp tục được theo đuổi, có thể hy vọng lạm phát với các mặt hàng phi lương thực và giá trị nhập khẩu hàng tháng sẽ giảm dần trong các tháng tới". Ngân hàng Thế giới cũng tỏ ra lạc quan về nền kinh tế trong dài hạn, dù tình hình không thể thuận lợi bằng một năm trước đây. "Chính phủ quyết tâm chống lạm phát và gói chính sách bình ổn sẽ dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn so với dự báo đưa ra đầu năm. Tuy nhiên, nền tảng kinh tế của Việt Nam vẫn mạnh và tăng trưởng GDP có thể sẽ nhanh phục hồi hơn so với mục tiêu chính thức", báo cáo của WB cho hay. WB cũng cho rằng, nhìn nhận một cách tích cực thì quyết tâm thực hiện gói chính sách bình ổn kinh tế của Chính phủ sẽ không làm tốc độ tăng trưởng kinh tế bị chậm lại đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cũng lưu ý, cần thực hiện các biện pháp khác trong gói chính sách ổn định kinh tế, chứ không thể dựa hoàn toàn vào thắt chặt tiền tệ. 6.2. Nhận định của chủ tịch ngân hàng phát triển châu Á. Chỉ số lạm phát của VN sẽ chỉ còn 7-8%. Đây là khẳng định của Chủ tịch ngân hàng ADB trước báo giới Việt Nam hôm qua 21/2 nhân dịp chuyến thăm 3 ngày của ông tại Việt Nam mới đây theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ. Trả lời báo chí ngày hôm qua (21/2), Chủ tịch Ngân hàng phát triển Châu Á Haruhiko Kuroda nhận định lạm phát của Việt Nam có thể hạ xuống mức 7-8% trong vài tháng tới. Những giải pháp “mạnh tay” về tài chính, tiền tệ của Chính phủ đã cho thấy nhiều dấu hiệu cơn sốt giá cả hiện nay có thể sẽ được kiềm chế. Lạm phát sẽ giảm mạnh. Phát biểu của Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã khiến nhiều  người dân “ấm lòng” trong những ngày đầu năm. Tại cuộc họp báo, ông Haruhiko Kuroda nhận định: các biện pháp chính sách tiền tệ thắt chặt mà Việt Nam đang tiến hành sẽ giúp giảm lạm phát từ 2 con số xuống 1 con số trong vài tháng tới, có thể chỉ còn 7-8%. Và năm 2009, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam sẽ giảm mạnh. Hơn nữa do tác động của sự giảm sút kinh tế toàn cầu được bắt đầu từ Mỹ, năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể sẽ giảm đôi chút, còn khoảng 8%. Tuy nhiên, sự sụt giảm này trong thực tế có thể sẽ có lợi, đặc biệt là trong vấn đề kiểm soát lạm phát, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Chủ tịch ADB cũng cho biết, trong các buổi tiếp xúc với lãnh đạo Việt Nam ông đã khuyến nghị Việt Nam nên tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, giám sát chặt chẽ chỉ số lạm phát, cán cân thanh toán, đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Bởi vì qua tiếp xúc với nhiều đại diện của khu vực kinh tế tư nhân, họ đều có đánh giá tích cực về kinh tế Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có kế hoạch tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng rất quan tâm tới việc kiềm chế lạm phát của Việt Nam và mong muốn Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính, tốc độ giải ngân cho các dự án, cũng như việc đào tạo thêm nhiều lao động tay nghề cao. Với những chính sách tài chính tiền tệ khá quyết liệt hiện nay của Ngân hành Nhà nước, có thể thấy những nhận định của Chủ tịch ADB là không hề mang tính “ngoại giao”. Trong hai tháng đầu năm, nhằm kiềm chế lạm phát và kiểm soát tăng giá, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai một số biện pháp như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền đồng với các ngân hàng thêm 1%, tăng lãi suất cơ bản đồng Việt Nam, hạn chế định mức cho vay chứng khoán ở mức dưới 20% vốn điều lệ của ngân hàng. Và mới đây nhất là công bố phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc. Trong những ngày qua, các ngân hàng đã thực hiện nghiêm những chỉ đạo này với việc tăng lãi suất để hút tiền đồng, hạn chế cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Trong thông báo gửi báo chí ngày 20/2, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định: sẽ tiếp tục mua ngoại tệ để bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước, điều hành linh hoạt lượng tiền cung ứng để hỗ trợ vốn cho các tổ chức tín dụng. Mặt bằng giá mới sẽ thấp hơn giá hiện nay. Mặc dù có những dấu hiệu rất tích cực về việc cơn bão giá sẽ được kìm hãm trong thời gian tới, nhưng điều đó sẽ không đồng nghĩa với việc giá cả sẽ “dễ chịu”. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng nhận định, mức tăng giá trong tháng 2/2008 sẽ vẫn còn cao và đặc biệt người tiêu dùng có thể phải chấp nhận sống chung với một mặt bằng giá mới. Theo nhận định của ông Hoàng Thọ Xuân - Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thì đang có những cơ sở để hình thành mặt bằng giá mới ở Việt Nam: Thị trường thế giới đã hình thành một mặt bằng giá mới, nhất là nhóm nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư. Trong điều kiện thế giới như vậy mà chúng ta lại có những cơ sở kinh tế còn chưa ổn định, thì đương nhiên sớm muộn gì chúng ta cũng có một mặt bằng giá mới. Nếu đánh giá một cách lạc quan thì  giá cả một số mặt hàng nhu yếu phẩm, lương thực thực phẩm và các dịch vụ sinh hoạt sẽ dịu bớt đi trong thời gian tới và sau đó sẽ dần dần trở thành mặt bằng giá mới. Tất nhiên là mặt bằng giá mới sẽ thấp hơn mức giá như hiện nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhận định về tình hình lạm phát ở việt nam trong tương lai.doc
Luận văn liên quan