Không như những nước phát triển, các nước đang phát triển đối mặt với những
vấn đề hoàn toàn khác như nghèo đói, dân số tăng, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu.
Chính vì vậy mà những lý thuyết kinh tế học mà các nước phương Tây đưa ra không thể
đem áp dụng 100% vào các nền kinh tế đang phát triển được. Do vậy, chúng ta cần thấy
được những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, đó cũng chính là những đặc
điểm riêng khi so với các nước phát triển, nhờ đó chúng ta sẽ áp dụng các lý thuyết kinh
tế để đưa ra các chính sách linh hoạt, phù hợp từng nước, từng tình hình cụ thể.
Theo nhà kinh tế học Michael Todaro, trong cuốn “Kinh tế học cho Thế Giới
Thứ 3”, ông đã đưa ra 6 đặc điểm chung của các nước đang phát triển, đó là: Mức sống
thấp; Năng suất lao động thấp; Tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng; Tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng; Phụ thuộc rất lớn vào nông
nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô; Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong
quan hệ với bên ngoài.
59 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7887 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển - Liên hệ thực tiễn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tranh cho một
công việc.
1.3.3 Nguyên nhân của sự tăng dân số
Việc tăng dân số ở các nước phát triển có nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta có thể
tóm lại những nguyên nhân chính sau
Sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sinh tử
Mặc dù tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh ở các nước đang phát triển khá cao 73/1000 trẻ
các nước phát triển chỉ 12/1000 trẻ ( số liệu năm 1990). Tuổi thọ trung bình lại không
cao chỉ khoảng 57 tuổi , cá nước phát triển đen 74 tuổi. Nhưng thực thế tỉ lệ sinh ở các
nước đang phát triển lại rất cao, chỉ vài nước đang phát triển tỉ lệ sinh khoảng 25/1000
người còn lại la rất cao trong khi đó các nước phát triển không có nước nào có tỉ lệ cao
hơn con số này4.
Nhu cầu về lực lượng sản xuất
Ở các quốc gia đang và kém phát triển, nhất là những nơi mà khoa học kỹ thuật
chưa mấy phát triển và việc áp dụng khoa học và sản xuất còn rất hạn chế, lực lượng sản
xuất vẫn chỉ mới ở trình độ cơ khí thủ công, sử dụng lao động cơ bắp, lao động chân tay
là chủ yếu, cộng với những nguồn năng lượng có sẵn trong tự nhiên để sản xuât, trong
xã hội như vậy thì dân số càng tăng, sức lao động càng nhiều, càng đẩy mạnh sức sản
xuất xã hội. Do đó mà dân số không ngừng tăng lên một cách nhanh chóng, để đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế của từng quốc gia .
Quan niệm lạc hậu
Ở một số nước đặc biệt là các nước phương đông vẫn còn một số quan niệm lạc
hậu: sinh nhiều con, tư tưởng trọng nam khinh nữ, muôn sinh con trai… Điều này có thể
4
Số liệu ở trang 128, , Kinh tế học thế giới thứ ba, Michael Todaro, nhà xuất bản Giáo dục 1998
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 22
thấy rất rõ ở Việt Nam, tại các vùng dân tộc thiểu số hoặc các vùng nông thôn thường
có tư tưởng sinh càng nhiều càng tốt và nhất thiết phải có con trai, do đó mà ở các vùng
này gia đình nào cũng có 3 con trở lên. Ở các nước này vai trò và địa vị của người phụ
nữ vẫn còn rất thấp, phụ nữ nhiều nơi vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn. Ngược lại
có thể thấy ở các quốc gia phát triển phương Tây, nơi mà người phụ nữ khá bình đẳng
với nam giới và tham gia ngày càng nhiều vào lực lượng lao động của xã hội thì tỉ lệ
sinh rất thấp, chính quyền nhiều nước còn phải đề ra các chính sách khuyến khích tăng
tỉ lệ sinh.
1.4 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng
1.4.1 Tỷ lệ thất nghiệp của các nước đang phát triển
Thất nghiệp là tình trạng người lao động muốn có được việc làm nhưng không tìm
được việc làm.
1.4.1.1 Khái quát tình trạng thất nghiệp của các nước đang phát triển
Các nước thuộc Thế giới thứ ba ngày nay đang phải đối phó với tình trạng lao động
nông thôn ồ ạt đổ ra thành thị, tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp ngày càng tăng.
Nạn thất nghiệp nghiêm trọng ở thành thị đối với các nền kinh tế chậm phát triển là một
trong những triệu chứng rõ rệt nhất của tình trạng phát triển chưa thỏa đáng của họ. Tại
một loạt các nước đang phát triển, thất nghiệp công khai ở thành thị tác động từ 10%
đến 20% lực lượng lao động. Không dừng lại ở tình trạng thiếu các cơ hội việc làm hay
sử dụng không hết lao động mà còn bao gồm cả sự phân kì ngày càng tăng giữa những
thái độ tự cao và những kì vọng việc làm, đặc biệt là những thanh niên có học với
những công việc ở nông thôn và thành thị.
Xu thế việc làm và thất nghiệp từ 1960 đến 1990 đối với các nước đang phát triển có
sự chênh lệch lớn. Con số thất nghiệp tăng từ khoảng 36,5 triệu người năm 1960 đến 54
triệu người năm 1973, tức là tăng 46%. Tốc độ tăng trung bình là 3%/năm, cao hơn mức
tăng số việc làm hàng năm cùng giai đoạn. Như vậy, số thất nghiệp tăng nhanh hơn số
việc làm trong toàn bộ thế giới đang phát triển.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 23
Mức tăng nhanh trong lực lượng lao động làm tỷ tệ thất nghiệp cận biên(tỷ lệ những
người mới bước vào độ tuổi lao động không tìm được việc làm thường xuyên) tăng
nhanh. Với tốc độ gia tăng lực lượng lao động thành thị nhanh chóng khoảng từ 4% đến
7% /năm và tốc độ tăng việc làm khoảng 2,5%, nạn thất nghiệp thành thị đã đạt tới
những tỷ lệ nghiêm trọng và đôi khi mang tính khủng hoảng. Các nước Mỹ Latinh có
tốc độ tăng lực lượng lao động cao nhất trong những năm 1990 , tiếp đó là Châu Á và
châu Phi. Dựa vào những dự báo trong năm 2000, có khoảng trên 920 triệu người tìm
việc so với năm 1970, trong đó hơn 50% tập trung ở Nam Á và 25% ở Đông Á.
Về cơ cấu tuổi, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi từ 15 đến 24 cao gần gấp đôi tỷ lệ thất
nghiệp của toàn bộ lực lượng lao động.
1.4.1.2 Dự báo về tỷ lệ thất nghiệp
Dự tính đến năm 1990, tỷ lệ thất nghiệp ở Thế giới Thứ ba là 90 triệu nhưng con số
thực tế gần gấp đôi 90 triệu lao động. Nếu tính cả số bán thất nghiệp có thể lên đến 700
triệu lao động trong những năm 1990 thất nghiệp, bán thất nghiệp hoặc năng suất thấp.
Dù chỉ là những con số xấp xỉ, nhưng chúng đã phản ánh rõ tính nghiêm trọng của vấn
đề thất nghiệp.
1.4.2 Tỷ lệ thiểu dụng lao động của các nước đang phát triển
Bên cạnh lực lượng thất nghiệp công khai còn phải tính đến một số lớn những người
mà bên ngoài “hoạt động tích cực” nhưng xét theo ý nghĩa kinh tế thì có hiệu quả sử
dụng rất thấp. Đó là sự xem xét dựa trên các khía cạnh thời gian, cường độ công việc,
năng suất.
1.4.2.1 Năm hình thức của thiểu dụng lao động
- Thất nghiệp công khai: tự nguyện (những người không làm những việc mà họ có
khả năng làm) và không tự nguyện.
- Bán thất nghiệp: những người làm việc ít hơn mức mà mình mong muốn
- Có việc làm nhưng chỉ là hình thức:
+ bán thất nghiệp trá hình
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 24
+ thất nghiệp ẩn
+ những người về hưu non
- Những người làm việc không hiệu quả
1.4.2.2 Khái quát tình trạng thiểu dụng lao động ở các nước đang phát triển
Năm 1973, con số “bán thất nghiệp” tăng thêm 230 triệu người, thì tỷ lệ thất nghiệp
và bán thất nghiệp lên đến 29%, trong đó châu Phi có tỷ lệ thiểu dụng lao động là 38%.
Mặc dù, tỷ lệ thiểu dụng lao động ở Châu Á và Mỹ La tinh thấp hơn nhưng xét về lượng
lẫn chất của vấn đề này cũng nghiêm trọng không kém gì Châu Phi.
1.5 Phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô
Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái bẫy của tình trạng vòng lẫn quẫn
của nghèo đói: thu nhập thấp, đầu tư thấp, tích lũy thấp, năng suất lao động thấp.
Các yếu tố trên vừa là nhân và cũng là vừa là quả đã hình thành một vòng lẫn quẫn
làm cho nhiều quốc gia khó thoát khỏi tình trạng nghèo đói kém phát triển.
Ta thấy đa phần các nước đang phát triển đều có một sự giới hạn nhất định là tiềm
lực kinh tế mà chủ yếu là vốn và khoa học kỹ thuật. Vì vậy, trong chiến lược phát triển
các nước đang phát triển thường chọn sản xuất nông nghiệp là tiền đề, động lực để phát
triển kinh tế. Do sản xuất nông nghiệp không cần nhiều vốn, khoa học kỹ thuật thấp
nhưng hiệu quả đem lại nhanh và rõ nét. Trong nền kinh tế đang phát triển thì nông
nghiệp không chỉ cung cấp lương thực trong nước mà nó tạo ra một nguồn ngoại tệ để
mua sắm các trang thiết bị, nâng cao khoa học kỹ thuật cho các ngành sản xuất khác(
công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến, ….)
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 25
1.6 Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong quan hệ với bên ngoài
Đối với nhiều nước đang phát triển, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự tồn tại
dai dẳng của tình trạng mức sống thấp, thất nghiệp tăng và sự bất bình đẳng về thu nhập
ngày càng tăng chính là sự phân chia rất không bình đẳng quyền lực kinh tế và chính trị
giữa các nước giàu và nước nghèo. Chính vì vậy, các nước đang phát triển thường bị
các nước phát triển chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong mối quan hệ với các
nước phát triển.
Trong các mối quan hệ quốc tế, các nước đang phát triển thường phải đối phó với các
quốc gia giàu và hùng mạnh. Họ phải phụ thuộc vào các nước phát triển về cả thương
mại, công nghệ, viện trợ nước ngoài và chuyên gia. Ưu thế này của các nước công
nghiệp giàu có và sự phụ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đó thường
dẫn tới việc chấp nhận các công nghệ không còn phù hợp (lỗi thời), các cơ chế giáo dục
và giá trị văn hoá ở các nước đang phát triển. Tác động của lối sống giàu có từ các nước
phát triển có thể dẫn tới lối sống thượng lưu, sự tích luỹ của cải riêng, chảy máu chất
xám và nhượng vốn… tất cả những điều này làm cản trở quá trình phát triển kinh tế ở
các nước đang phát triển. (Muốn làm giàu, trước tiên phải có vốn. Muốn có vốn thì phải
biết tiết kiệm. Nếu công dân của các nước đang phát triển tiêu xài hoang phí, học đòi
theo các nước đã phát triển, thì làm lợi cho các nước phát triển.)
Các nước phát triển có những thế mạnh về quyền thống trị trong việc kiểm soát mô
hình thương mại quốc tế, khả năng trong việc quyết định những điều kiện mà theo đó
công nghệ, viện trợ nước ngoài và vốn tư nhân được chuyển giao cho các nước đang
phát triển. các nước giàu thường là giàu hơn với sự trả giá của các nước nghèo.
Tất cả những yếu tố: chuyển giao những giá trị,thái độ ứng xử, thể chế, chuẩn mực,
cơ cấu hoạt động, tiêu chuẩn kinh tế xã hội…của các nước giàu đem áp dụng một cách
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 26
không hợp lý cho nước đang phát triển và việc chảy máu chất xám tạo ra tình trạng dễ
bị tổn thương cho các nước thuộc thế giới thứ 3.
Hầu hết đang phát triển là những nước nhỏ và nền kinh tế của họ là phụ thuộc. Họ
hoàn toàn không có khả năng tách ra khỏi nền kinh tế thế giới. Nhưng có thể hy vọng
trong việc họ liên kết với nhau về mặt kinh tế để tăng sức mạnh trong thương lượng của
mình.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 27
CHƯƠNG 2. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆT NAM
2.1 Mức sống thấp
2.1.1 Thu nhập bình quân đầu người ngày càng thấp hơn so với trung bình của
các quốc gia đang phát triển tại Châu Á
Theo số liệu được WEF công bố, đến năm 2011, dân số Việt Nam là 89 triệu người.
Tổng thu nhập quốc nội đạt 103,6 tỷ USD, tương đương 0,37% GDP của thế giới. Thu
nhập bình quân đầu người đạt 1.174 USD/năm.
Biểu đồ 1.2 Thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam ngày thấp hơn so
với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển tại châu Á (Nguồn: WEF)
Dù mức thu nhập đã được cải thiện đáng kể, đưa Việt Nam gần trở thành quốc gia có
mức thu nhập trung bình, thì thống kê của WEF trong vòng 25 năm qua lại cho thấy thu
nhập của người dân Việt Nam so với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển ở
châu Á ngày một thấp hơn. Năm 1985, thu nhập của người lao động Việt Nam gần như
tương đương với mức trung bình của các quốc gia đang phát triển khác tại châu Á.
Nhưng đến năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đã thấp hơn mức trung
bình này gần 2000 USD.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 28
Tuy nhiên, khi tính thu nhập thực tế sau khi loại trừ yếu tố tăng giá của thời kỳ
2008-2010 thì con số này chỉ còn lại 9,3%/năm, chỉ cao hơn mức tăng thực tế 8,4% của
thời kỳ 2006-2008 và thập hơn mức tăng thu nhập thực tế 10,7%/năm của thời kỳ 2002-
2004.
Trong đó, thu nhập của dân cư ở khu vực thành thị và nông thôn đều tăng so với
2008. Cụ thể, khu vực thành thị đạt 2.130 nghìn đồng; khu vực nông thôn đạt 1.071
nghìn đồng, mức thu nhập này có sự chênh lệch gấp 2 lần nhau.
Năm 2010, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đạt 950
nghìn đồng, tăng 53,4% so với 2008; khu vực thành thị đạt 1.828 nghìn đồng, tăng
46,8% so năm 2008.
Thực tế, tỷ trọng chi ăn uống trong chi tiêu đời sống là một chỉ tiêu đánh giá mức
sống cao hay thấp. Việt Nam là một nước còn nghèo nên tỷ trọng này còn cao nhưng đã
có xu hướng giảm từ 56,7% năm 2002 xuống còn 52,9% năm 2010.Tỷ trọng này càng
cao thì mức sống càng thấp và ngược lại.
Bên cạnh đó, mức chi tiêu của các đối tượng cũng rất chênh lệch. Cụ thể, nhóm hộ
giàu nhất chi cho y tế, chăm sóc sức khỏe gấp 3,8 lần nhóm hộ nghèo nhất, chi cho giáo
dục gấp 6 lần và đặc biệt chi cho văn hóa, thể thao, giải trí gấp 131 lần nhóm nghèo
nhất.
Dù thu nhập bình quân một nhân khẩu năm 2010 chỉ ở mức 1,3 triệu đồng/tháng
nhưng Tổng cục Thống kê cho biết mỗi hộ dân cư đang phải chi tới 3 triệu đồng cho
một thành viên đi học, tăng tới 64% so với năm 2008. Theo khảo sát, 6,2% người được
hỏi về mức sống của mình năm 2010 so với năm năm trước đã khẳng định đời sống của
họ khó khăn hơn, 11,3% cho rằng vẫn như cũ, còn lại cho biết có tăng.
Báo cáo phát triển con người 2011 do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
(UNDP) công bố tại Hà Nội hôm 9-11 cho thấy Việt Nam đứng trong nhóm các nước có
mức phát triển con người trung bình và xếp thứ 128 trên 187 nước được khảo sát.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 29
Trong báo cáo về phát triển con người 2011, chỉ số phát triển con người HDI của
Việt Nam là 0,728. Chỉ số này đã tăng 11% so với mức 0,651 được công bố 10 năm
trước đây nhưng không thay đổi so với năm 2010.
HDI của Việt Nam thấp hơn của các nước khu vực như Trung Quốc, Malaysia,
Indonesia, Thái Lan, Philippines và cao hơn Campuchia, Lào.
Xếp hạng HDI của Việt Nam năm 2011 không thay đổi so với năm 2010 trong khi
của Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines, và Malaysia đã tăng lên.
Biểu đồ 2.2 Chỉ số HDI Việt Nam giai đoạn 1990-2011
[Nguồn:báo Người lao động Thứ Tư, 09/11/2011]
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 30
Biểu đồ 3.2 Chỉ số HDI từ năm 1990 đến 2011
Báo cáo năm 2011 lần đầu tiên đưa ra chỉ số đói nghèo đa chiều cho Việt Nam. Chỉ
số đói nghèo đa chiều đo lường các hình thức thiếu thốn khác nhau về y tế, giáo dục và
mức sống. Theo báo cáo này thì tỉ lệ nghèo phi tiền tệ ở Việt Nam (những hộ thiếu thốn
cả y tế, giáo dục và mức sống) ở mức 23,3%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ đói nghèo quốc
gia là 14,5%.
Chỉ số HDI Việt Nam có tính bền vững không cao.Năm 2011 có tỉ lệ tương tự 2010.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến HDI của Việt Nam thấp và chưa thực sự bền vững,
trong đó sự chậm tiến của giáo dục và y tế đóng vai trò quan trọng. Thời gian qua, Việt
Nam đã đạt được bước tiến quan trọng trong việc giải quyết bất cập về y tế và giáo dục.
2.1.2 Y tế
Y tế, tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em dưới một tuổi đã giảm, hầu hết trẻ em đã được
tiêm phòng và đa số các ca sinh nở được nhân viên y tế đã qua đào tạo hỗ trợ. Tuy
nhiên, trên thực tế, những thành tựu tích cực đã khỏa lấp phần nào sự bất bình đẳng dai
dẳng giữa các vùng, các nhóm thu nhập. Ví dụ, tỷ lệ trẻ còi xương và suy dinh dưỡng, tỷ
lệ tử vong của các bà mẹ ở nông thôn và miền núi cao hơn 2-3 lần so với thành thị. Trên
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 31
thực tế, có tới 3,7% số hộ gia đình đã quay trở lại tình trạng nghèo đói do phải chi quá
nhiều cho chăm sóc sức khỏe.
Biểu đồ 4.2 So sánh tỉ lệ tử vong trẻ em Việt Nam – Thái Lan và dự báo
2.1.3 Giáo dục
Chỉ số phát triển giới GDI cho thấy vẫn còn khoảng cách giới trong giáo dục ở
các tỉnh nghèo nhất. Ở một số tỉnh, tỷ lệ người lớn biết chữ là nữ thấp hơn 20-30% so
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 32
với nam. Ví dụ, ở Lai Châu, tỷ lệ này của nữ là 48% so với 75,5% của nam. Tương tự, ở
một số tỉnh, khoảng cách giới trong tỷ lệ nhập học chung là 30%. Báo cáo năm nay
cũng cho thấy, chi tiêu công cho giáo dục ở Việt Nam ở mức tương đương so với đa số
các nước khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 2008, chi tiêu công cho
giáo dục là 5,3% GDP, chiếm 20% chi tiêu chung của Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả
giáo dục của Việt Nam còn kém so với các nước láng giềng - cả về số năm đi học trung
bình và số năm đi học kỳ vọng. Bên cạnh đó, khoảng một nửa chi tiêu chung cho giáo
dục là từ hộ gia đình, tùy thuộc vào cấp học và tăng mạnh ở những cấp học cao hơn.
Trong khi ở cấp tiểu học, chi tiêu của hộ gia đình chiếm 17,5% tổng chi tiêu.
Bảng 1.2 Các chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam và các nước trong vùng Đông Nam Á
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 33
Bảng 2.2 So sánh các chỉ số phát triển của Việt Nam và các nước
2.1.4 Tuổi thọ
Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam 50 năm qua đã tăng được 33 tuổi (từ 40
tuổi vào năm 1960 lên 73 tuổi vào năm 2010). Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của thế
giới chỉ tăng được 21 tuổi (từ 48 tuổi lên 69 tuổi).
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 34
Biểu đồ 5.2 Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam từ 1960 đến 2011
Cách đây 20 năm, các nhà khoa học đã dự báo dân số Việt Nam sẽ đạt mức 105 triệu
người vào năm 2010. Như vậy, nhờ làm tốt công tác dân số, với khoảng 89 triệu người
như hiện nay, Việt Nam đã “tránh sinh” được 18 triệu người.
Tại Việt Nam, số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 6
xuống còn 2, trong khi trên toàn thế giới chỉ giảm từ 5 xuống 2,5. Tỷ lệ sinh của một số
tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ đang ở dưới mức cho phép. Tỷ suất sinh thấp nhất nước
là TP HCM, trung bình mỗi bà mẹ chỉ có 1,45 con.
Nhưng với quy mô dân số hiện nay, nước ta vẫn là cường quốc về dân số, đứng thứ
13 trên thế giới. Với gần 260 người/km2 đất, mật độ dân số nước ta cao hơn cả Trung
Quốc và gấp gần 6 lần trung bình thế giới.
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cũng cho biết, công tác dân số - kế hoạch
hóa gia đình vẫn còn nhiều khó khăn.Về cơ cấu dân số, dân số Việt Nam đang già đi với
tốc độ nhanh. Năm 2009, tỷ trọng người từ 65 tuổi trở lên là 6,6% và chỉ số già hóa là
35% cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%). Quá trình già hóa này sẽ
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 35
gây áp lực mạnh đến việc đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi.
Bên cạnh đó, việc mất cân bằng giới tính của Việt Nam ngày càng trở nên trầm trọng.
Mặc dù đã tiến hành nhiều biện pháp để khắc phục nhưng tình trạng này chưa thể khống
chế và giải quyết trong thời gian ngắn.
2.2 Năng suất lao động thấp
Biểu đồ 6.2 Mối tương quan giữa tốc độ tăng GDP và Tốc độ tăng NSLĐ
Xét tương quan giữa tốc độ tăng GDP, tốc độ tăng lao động và tốc độ tăng Năng
suất lao động trong vòng 5 năm trở lại đây của nền kinh tế Việt Nam, có thể nhận thấy,
tốc độ tăng năng suất, tương ứng là tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định, nhanh
chậm theo từng năm.
8.44 8.23 8.46
6.31
5.32
6.78
5.41 5.26 5.51
3.44
2.49
3.94
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
2005 2006 2007 2008 2009 2010
tốc độ tăng của GDP
Tốc độ tăng của năng suất
lao động
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 36
Biểu đồ 7.2 So sánh NSLĐ của Việt Nam với một số nước châu Á năm 2010
Năm 2010, Năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt mức 2072 USD/ 1 người
lao động (quy đổi ra Đô la Mỹ theo tỷ giá hối đoái năm 2010). Nếu so sánh với các
nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore thì Năng suất lao động của Nhật
Bản cao gấp 39 lần Việtnam, Singapore cao gấp 26 lần và Hàn Quốc cao gấp 16 lần
Việt Nam. Còn với các nước đang phát triển Năng suất lao động của Malaysia cao gấp
tới 6,5 lần của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc cũng cao gấp 2 lần Việt Nam và thậm
chí Năng suất lao động của Philippines cũng cao gấp rưỡi Năng suất lao động của Việt
Nam.
Tốc độ tăng TFP cũng tương đương với các nước như Malaysia, Hàn Quốc, Thái
Lan. Các nước đã phát triển như Nhật Bản, thì xu hướng tăng TFP đã chậm lại. Giai
đoạn 2007-2010, tốc độ tăng TFP dường như đã chững lại ở hầu hết các nước so với
giai đoạn 2003-2006.
80307
54556
33628
13577
4854
4087
3324
2895
2859
2072
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000
Nhật
Singapore
Hàn Quốc
Malaysia
Thái Lan
Trung Quốc
Philippines
Indonesia
Ấn Độ
Việt Nam
NSLĐ ($/người)
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 37
Tốc độ tăng TFP của Việt Nam tại giai đoạn 2003-2006 là khá cao, tới 2,13%,
nhưng đến giai đoạn 2007-2010 đã giảm rất nhiều còn 0,8%, thấp hơn nhiều nước đang
phát triển.
Biểu đồ 8.2 So sánh TFP của Việt Nam với một số nước châu Á (2000 – 2010)
Nguồn số liệu: Niêm giám Thống kê Việt Nam năm 2010
2.3 Tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng
2.3.1 Thực tiễn
Theo báo cáo Tình hình Dân
ờ
Việt Nam có 58 triệu người trong độ tuổi lao động thực tế (từ 25-64t) đang thời kì
“dân số vàng”. Có nghĩa là bình quân 2 người lao động nuôi 1 người phụ thuộc. Đây là
cơ hội “vàng” khi sử dụng một lực lượng lao động trẻ dồi dào trong giai đoạn tăng
1.21
3.16
2.25
1.39
2.59
2.13
4.2
3.24
-1.06
-1.86
1.64 1.65
0.68 0.8
4.03
1.92
-3
-2
-1
0
1
2
3
4
5
Nhật Bản Singapore Hàn Quốc Malaysia Thái Lan Việt Nam Trung
Quốc
Ấn Độ
TFP 2000-2006
TFP 2007-2010
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 38
trưởng kinh tế 2010-2020.
Biểu đồ 9.2 Dân số Việt Nam qua các năm
2.3.2 Thách thức
- Dân di
- Mất cân bằng giới tính , vấn
đề về trọng nam khinh nữ và xem thường vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống vẫn
là vấn đề được đề cập đến rất nhiều ở VN.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 39
- Việt Nam được Liên Hiệp Quốc
giảm tỉ lệ
tử vong ở bà mẹ khi sinh nở -7 phụ nữ
tử vong/ngày.
- đất chật, người đông
- Chênh lệch giới tính khi sinh rất cao. Tỷ số chênh lệch giới tính khi sinh đã tăng
lên 112 trẻ trai/100 trẻ gái,
- Thách thức lớn về việc là
còn thấp
(HDI - tổng hợp t
116).
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 40
Bảng 3.2 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên của Việt Nam qua
các năm (Nguồn: nhóm tự lập bảng theo số liệu của tổng cục thông kê)
Năm Tỷ suất chết thô% Tỷ suất sinh thô(%) Tỷ lệ tăng tự nhiên(%)
2001 18.6 5.1 13.5
2002 17 5.8 11.2
2003 17.5 5.8 11.7
2004 19.2 5.4 13.8
2005 18.6 5.3 13.3
2006 17.4 5.3 12.1
2007 16.9 5.3 11.6
2008 16.7 5.3 11.4
2009 17.6 6.8 10.8
sơ bộ
2010
17.1 6.8 10.3
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 41
Bảng 4.2 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên ở thành thị của
Việt Nam qua các năm (Nguồn: nhóm tự lập bảng theo số liệu của tổng cục thông kê)
Năm Tỷ suất chết thô% Tỷ suất sinh thô(%) Tỉ lệ tăng tự nhiên(%)
2001 15.4 3.9 11.5
2002 16.9 4.5 12.4
2003 15 4.7 10.3
2004 16.7 4.5 12.2
2005 15.6 4.2 11.4
2006 15.3 4.8 10.5
2007 15.9 4.7 11.2
2008 15.8 4.8 11
2009 17.3 5.5 11.8
sơ bộ
2010
16.4 5.5 10.9
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 42
Bảng 5.2 Tỷ suất sinh thô, tỷ suất chết thô và tỷ lệ tăng tự nhiên ở nông thôn của
Việt Nam qua các năm (Nguồn: nhóm tự lập bảng theo số liệu của tổng cục thông kê)
2.4 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng
Bỏ qua bất bình đẳng xã hội, tội phạm hay bạo lực, giờ đây, nỗi sợ hãi kinh hoàng
nhất đang hoành hành trên toàn thế giới lại chính là vấn đề không thể kiếm được việc
làm và hiện tượng thất nghiệp ngày càng tăng. Thất nghiệp trở thành mối quan tâm
nóng bỏng toàn cầu, vượt xa mọi vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo,
nhất là khi khủng hoảng kinh tế tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình. Việt Nam là một
trong những nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dụa vào nông nghiệp, vấn đề thất
nghiệp và việc làm đang được xem là một trong những vấn đề nan giải hiện nay.
Năm Tỷ suất chết thô% Tỷ suất sinh thô(%) Tỉ lệ tăng tự nhiên(%)
2001 19.7 5.4 14.3
2002 19.6 6.3 13.3
2003 18.9 6 12.9
2004 19.9 5.8 14.1
2005 19.9 5.8 14.1
2006 18.2 5.5 12.7
2007 17.4 5.6 11.8
2008 17.3 5.5 11.8
2009 17.8 7.4 10.4
sơ bộ
2010
17.4 7.3 10.1
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 43
2.4.1 Thực trạng thất nghiệp và thiểu dụng lao động ở Việt Nam hiện nay
- Năm 2008
Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ giảm sút; tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng hóa ứ đọng, kể cả các
vật tư quan trọng, lương thực và nhiều nông sản xuất khẩu có khối lượng lớn; số người
mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước ngoài phải về
nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam vào khoảng
4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm. Danh sách các doanh
nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng dài thêm trong các
báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM. Khủng hoảng kinh tế toàn
cầu và làn sóng thất nghiệp đã lan đến Việt Nam - khi hàng ngàn lao động ở các thành
phố đã bị mất việc làm trong những tháng cuối năm.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 44
Vùng
Tỷ lệ thất nghiệp (%) Tỷ lệ thiếu việc làm (%)
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10
Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23
Trung du và miền núi phía
Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34
Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65
Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69
Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11
Bảng 6.2 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ
tuổi năm 2008 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam)
- Năm 2011
Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động trong độ tuổi lao
động của cả nước sáu tháng đầu năm 2011 giảm so với con số bình quân của cùng kỳ
năm 2010. Cụ thể, hiện cả nước đang có 46,4 triệu người trong độ tuổi lao động, giảm
7,2 nghìn người so với số bình quân năm trước. Trong đó, lao động nam là 24,6 triệu
người, tăng 42,6 nghìn người; lao động nữ là 21,8 triệu người, giảm 49,8 nghìn
người. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm ước tính là 2,58%
(năm 2010 là 4,1%); trong đó khu vực thành thị là 3,96%; khu vực nông thôn 2,02%.
Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính 3,9%, khu vực thành thị 2,15%
và khu vực nông thôn 4,6%.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 45
2005 2007 2008 2009
Sơ bộ
2010
CẢ NƯỚC 5,31 4,64 4,65 4,60 4,29
Đồng bằng sông Hồng 5,61 5,74 5,35 4,59 3,73
Trung du và miền núi phía
Bắc 5,07 3,85 4,17 3,90 3,42
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 5,20 4,95 4,77 5,54 5,01
Tây Nguyên 4,23 2,11 2,51 3,05 3,37
Đông Nam Bộ 5,62 4,83 4,89 4,54 4,72
Đồng bằng sông Cửu Long 4,87 4,03 4,12 4,54 4,08
Bảng 7.2 Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực
thành thị phân theo vùng (ĐVT: %). Nguồn: tổng cục thống kê Việt Nam
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 46
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
CẢ NƯỚC 2,88 4,29 2,30 3,57 1,82 4,26
Đồng bằng sông Hồng 2,61 3,73 2,18 3,50 1,58 4,23
Trung du và miền núi phía
Bắc 1,21 3,42 0,82 2,15 1,97 2,18
Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung 2,94 5,01 2,29 4,47 2,88 4,95
Tây Nguyên 2,15 3,37 1,66 3,70 3,37 3,83
Đông Nam Bộ 3,91 4,72 2,90 1,22 0,60 1,99
Đồng bằng sông Cửu Long 3,59 4,08 3,45 5,57 2,84 6,35
Bảng 8.2 Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ
tuổi phân theo vùng năm 2010. Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
2.4.2 Nguyên nhân thất nghiệp
- Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân khiến người lao
động bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh
nghiệp phải thu hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm
làm ra không tiêu thụ được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy họ buộc phải
cắt giảm lực lượng lao động. Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần
23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã
là năm mà vật giá leo thang rất nhiều.
- Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm
tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư
ngoại quốc và xuất khẩu ( đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ). Danh sách các doanh
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 47
nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu quả là
nạn thất nghiệp sẽ tăng cao ở Việt Nam.
- Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên là thói quen đề cao việc học để "làm thầy"
mặc dù nếu bản thân học "làm thợ" sẽ tốt hơn hay "thích làm Nhà nước, không thích
làm cho tư nhân"; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng của bản thân và
nhu cầu xã hội. Một bộ phận lao động trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân; một
bộ phận khác lại tự ti, không đánh giá hết năng lực thực sự của mình. Rất nhiều lao
động trẻ "nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc.
- Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới,
tính chuyên nghiệp chưa cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng
26%. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào thật nhưng vẫn không tìm được việc làm,
hoặc có việc làm nhưng không ổn định một phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu
cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên nghiệp, công việc chắp vá, không
ổn định.
2.4.3 Tác động của thất nghiệp đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
Trong các vấn đề quan trọng hàng đầu, nổi cộm nhất là việc sử dụng lao động và
thất nghiệp là 1 trong 5 đỉnh của “ngũ giác mục tiêu” (tăng trưởng kinh tế cao, lạm phát
thấp, thất nghiệp ít, tỉ lệ nghèo thấp, cán cân thanh toán có số dư). Thất nghiệp không
chỉ là sự lãng phí mà còn làm cho thu nhập, sức mua có khả năng thanh toán của dân cư
thấp, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế trong nước, cũng như việc “gọi” các nhà đầu
tư nước ngoài. Thất nghiệp làm cho tỉ lệ nghèo cao và sự phân hóa giàu nghèo tiếp tục
gia tăng. Thất nghiệp cũng làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội do “nhàn cư vi bất thiện”,
trở thành vấn đề bức bối mà nhiều gia đình cũng như cộng đồng phải tốn nhiều tiền của,
công sức để khắc phục.
Thất nghiệp dẫn đến tình trạn
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 48
không phải là nhỏ.
Một bộ phận rất lớn người lao động trong các khu công nghiệp là người từ các tỉnh
nông nghiệp. Họ đi lên thành thị làm công nhân vì ở quê không có việc làm hoặc làm
không đủ sống. Nhà máy ngừng sản xuất, phải đóng cửa hoặc giảm bớt lao động nên họ
phải trở về. Nợ cũ chưa trả hết lại chồng thêm nợ mới. Người thất nghiệp kéo từ thành
phố về nhà, cái nghèo ở quê nay phải gánh nặng thêm vì số lao động thất nghiệp tăng
lên.
Tuy nhiên, thất nghiệp không phải bao giờ cũng là xấu. Nếu không có thất nghiệp
thì nhiều người sẽ không có động lực làm việc, đặc biệt là những lao động chân
tay. Nếu không có thất nghiệp doanh nghiệp phải trả các khoản lương cũng như đáp ứng
tất cả các đòi hỏi, đôi khi rất bất hợp lý của người lao động. Nếu không có thất nghiệp
doanh nghiệp cũng có thể không thực hiện được việc tái cơ cấu tổ chức.
Vấn đề chính là ổn định tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu % đễ xã hội không bị biến
động và kinh tế tăng trưởng. Theo 1 số lý thuyết kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp tối ưu là từ
4-5%.
2.4.4 Một vài giải pháp
- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất
sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động không những giải quyết được tình trạng thất
nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.
- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 49
- Hạn chế tăng dân số.
2.5 Phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô
2.5.1 Phụ thuộc rất lớn vào nông nghiệp
Sau khi giải phóng đất nước, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng lạc hậu về nông
nghiệp, dân số tăng nhanh không thể kiểm soát được, ngoại tệ khan hiếm. Do nôn nóng
đẩy nhanh công nghiệp hóa nên chiến lược phát triển kinh tế trong giai đoạn này 1976-
1980 là ưu tiên phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Nhưng tốc độ tăng
trưởng của thu nhập quốc dân đạt 0.4% mà tốc độ tăng trưởng công nghiệp trong giai
đoạn này chỉ đạt 0.6% năm so với 1.9% tăng trưởng của tổng sản phẩm nông nghiệp khi
mà số vốn đầu tư của nhà nước cho nông nghiệp là 21.8%. Vì vậy, để thoát khỏi cái bẫy
công nghiệp hóa nên trong giai đoạn 1981-1985 ”ưu tiên phát triển nông nghiệp, coi
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”. Hệ quả tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của
thu nhập quốc dân đạt 6.4%. Từ đó, nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế, mặc dù theo thời gian vai trò nông nghiệp có phần giảm đi nhưng vẫn giữ vai
trò hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế của đất nước.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 50
Biểu đồ 10.2 Tăng trưở ực kinh tế giai đoạn 2000- 2010.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Vai trò của nông nghiệp Việt Nam đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế kể từ
2001 đến nay thể hiện ở biểu đồ sau.
Biểu đồ 11.2 Giá trị Nông lâm, thủy sản và GDP từ năm 2001 đến năm 2010
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 51
Tốc độ tăng trưởng GDP và Nông lâm, thủy sản tương đối tăng trưởng đều qua
các năm từ 2001 đến 2008, nhưng đến 2009 do ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới nên
tốc độ tăng trưởng có phần chững lại. Bên cạnh đó thì tỉ trọng Nông lâm, thủy sản trong
GDP giảm dần qua các năm do đất nước ngày càng đổi mới từng bước tiến hành công
nghiệp hóa đất nước.
2.5.2 Phụ thuộc vào xuất khẩu sản phẩm thô
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn
tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu tho là
những sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm khai khoáng. Chiến lược này chủ yếu
được thực hiện ở các nước đang phát triển, trong điều kiện trình độ sản xuất còn thấp,
đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn
hạn chế.
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều
rộng. Như khi cơ hội khai thác nông nghiệp nhiệt đới hay tài nguyên thiên nhiên xuất
hiện sẽ có nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thông thường các nhà đầu tư nước
ngoài thường đầu tư vào công nghiệp khai khoáng và công nghiệp sản xuất sản phẩm
nhiệt đới. Sự phát triển các thị trường sản phẩm sơ khai sẽ dẫn đến tăng nguồn vốn đầu
tư nước ngoài và tích lũy trong nước, đồng thời giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động và tăng đội ngũ công nhân lành nghề, dẫn đến tăng quy mô sản xuất của nền
kinh tế. Ví dụ, từ khi xuất khẩu dầu mỏ, ở Việt nam đã giải quyết việc làm trực tiếp cho
gần 10 nghìn lao động và nông nghiệp tăng mạnh, diện tích đất trông cây công nghiệp
tăng hàng nghìn hecta mỗi năm, và cùng với việc mở rộng đất canh tác, một lượng lao
động tương ứng đã được huy động.
Chiến lược xuất khẩu thô cũng tạo ra sự thay đổi cơ cấu của nền kinh tế. Ban đầu là
sự phát triển công nghiệp khai thác và ngành công nghiệp chăn nuôi, trông cây lương
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 52
thực và cây công nghiệp có khả năng xuất khẩu, đồng thời với những nhành này là sự
phát triển chế biến, tạo ra các sản phẩm sơ chế như gạo, cà phê, cao su… Sự phát triển
của công nghiệp chế biến tạo cơ hội cho việc gia tăng xuất khẩu sản phẩm thô, nó lại có
tác động ngược lại với các ngành cung ứng nguyên liệu, tạo ra “mối liên hệ ngược”, ví
dụ như sự phát triển của công nghiệp dệt sẽ tạo ra nhu cầu đối với nguyên liệu như bông
hoặc thuốc nhuộm, do đó đẩy mạnh sản xuất những ngành này. Tác động của “mối liên
hệ ngược” đặc biệt có hiệu quả nhờ vào quy mô sản xuất lớn làm giảm chi phí sản xuất
và tăng cạnh tranh trên thịt trường quốc tế. Sự phát triển của các ngành có liên quan còn
được thể hiện qua “mối quan hệ gián tiếp” thông qua nhu cầu về hàng tiêu dùng. Mối
liên hệ nảy sinh khi phần lớn lực lượng lao động có mức thu nhập ngày càng tăng tạo ra
nhu cầu tăng thêm về hàng tiêu dùng
Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho công
nghiệp hóa. Đối với hầu hết các nước quá trình tích lũy vốn lâu dài, gian khổ và đặc biệt
khó khăn là quá trình tích lũy ban đầu. Quá trình này sẽ có những thuận lợi hơn đối với
những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Họ có thể khai thác sản phẩm
thô để bán hoặc để đa dạng hóa đất nước. Thuận lợi hơn cả là đối với những nước có
nguồn dầu mỏ xuất khẩu với quy mô lớn. Đối với Việt Nam xuất khẩu thô thời gian qua
cũng có những đóng góp đán kể cho nguồn tích lũy của đất nước. Là một nước nghèo và
thiếu ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, thiết bị, với nguồn thu hàng năm về ngoại tệ từ
xuất khẩu sản phẩm sơ chế đã tạo ra nguồn vốn đáng kể để nhập khẩu máy móc thiết bị
và công nghiệp.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 53
2.6 Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong quan hệ với bên ngoài
2.6.1 Đánh giá chung
Việt Nam là nước đang phát triển nên cũng không thể tránh khỏi tình trạng như trên.
Nợ nước ngoài của Chính phủ và do Chính phủ bảo lãnh đến cuối 2010 đạt 32,5 tỷ
USD, tăng 4,6 tỷ USD so với năm trước dẫn đến nợ công vượt 50% GDP.
Bộ Tài chính công bố số liệu chi tiết về nợ của Việt Nam trong năm 2010. Theo đó,
tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ đến cuối năm ngoái đạt 27,86 tỷ USD, tương
đương 85,7% tổng dư nợ.
Việt Nam đang vay nợ nước ngoài với số tiền không nhỏ, như vậy cũng đồng nghĩa
rằng Việt Nam đang phụ thuộc vào kinh tế thế giới rất nhiều và cũng dễ bị tổn thương.
- Ngành nhựa Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu: Việc gia
công các sản phẩm nhựa trong nước phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên phụ
liệu và các bán sản phẩm từ nước ngoài.
- Doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc công nghệ nước ngoài: Đổi mới và cải tiến
công nghệ là yếu tố cơ bản giúp doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, tiết kiệm chi
phí, giảm nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì và mở rộng thị phần.
2.6.2 Việt Nam bị lệ thuộc kinh tế với Trung Quốc
Nhập siêu của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng liên tục kể từ khi hiệp định tự do
mậu dịch ASEAN-Trung Quốc có hiệu lực ngày 1/7/2005. Những năm gần đây mức
nhập siêu này đã tăng rất nhanh từ 2,67 tỉ USD năm 2005 vọt lên tới 12,7 tỉ USD năm
2010, tức là gần gấp năm lần. Mười năm trước, tức vào năm 2000, thặng dư thương mại
của Việt Nam với Trung Quốc là 130 triệu USD.
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường đại học Kinh tế
(Đại học Quốc gia Hà Nội) trong một báo cáo công bố gần đây đã cho rằng, mức độ
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 54
thâm nhập kinh tế của Trung Quốc vào nước ta đang ngày càng tăng trong đa số các sản
phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng. Theo đó các ngành sản xuất Trung Quốc
thâm nhập nhiều nhất hiện nay tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ
khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất.
Góp phần lớn nhất vào tình hình này xuất phát từ hàng loạt gói thầu các công ty
Trung Quốc giành được với rất nhiều hợp đồng EPC (Engineering, procurement and
construction - Thiết kế, mua sắm và xây dựng). Loại hợp đồng nói trên thường được
thực hiện trong lĩnh vực xây dựng các nhà máy điện (của Tập đoàn Điện lực VN), mỏ
(như bauxit Tân Rai, Nhân Cơ, đồng của Tập đoàn Than Khoáng sản VN-TKV), hóa
chất (phân đạm Hà Bắc), giao thông (như xây dựng, cải tạo đường sá ở TP. Hồ Chí
Minh, đường sắt trên cao ở Hà Nội)..., qua đó các công ty Trung Quốc nhập từ máy
móc, thiết bị, vật liệu, đến sắt thép và thậm chí cả nhân công vào VN. Điều này càng
bộc lộ sự yếu kém của các tập đoàn kinh tế nhà nước trong vai trò chủ đạo nhưng
thường buông bỏ trận địa chính mà đầu tư vào lĩnh vực ngoài ngành nghề.
Theo phân tích của VEPR thì chính sách thương mại và công nghiệp của Việt Nam
chưa phát huy được tác dụng trước làn sóng hàng Trung Quốc đa dạng và giá rẻ. Việt
Nam cũng thiếu vắng những hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung
Quốc. Không những thế, Trung Quốc lại biết tận dụng lợi thế của các thỏa thuận thương
mại khu vực.
Trong khi đó, hàng hóa của Việt Nam không có khả năng cạnh tranh về giá cả lẫn
chất lượng nên khó thâm nhập thị trường Trung Quốc. Lâu nay, nhóm hàng xuất khẩu
chủ yếu sang Trung Quốc là khoáng sản và nông lâm thủy sản với số lượng nhỏ, giá cả
bấp bênh và tình hình này hiện vẫn chưa có gì thay đổi.
Có thể thấy nguyên nhân sâu xa của căn bệnh nhập siêu lớn với Trung Quốc là từ
chính sách phát triển và cơ cấu nền kinh tế, cho nên việc giảm nhập siêu với Trung
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 55
Quốc là vấn đề nan giải mà chủ yếu vẫn là phải sớm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cải tổ
hoạt động của khu vực quốc doanh nói riêng để nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung.
Bài toán nhập siêu từ Trung Quốc, cần có các giải pháp đồng bộ không chỉ về chính
sách thương mại mà cả về chính sách đầu tư, chính sách công nghiệp trong cơ chế chọn
nhà thầu.
Ai cũng biết nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu
và tiêu dùng. Muốn thỏa mãn yêu cầu này thì chúng ta phải nhập khẩu đủ lượng nguyên
phụ liệu sản xuất tương ứng. Và trong việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất
thì Việt Nam nhập nhiều từ Trung Quốc vì giá cả, chất lượng nguyên liệu của Trung
Quốc tương đối hợp lý, chưa kể Trung Quốc cũng là thị trường gần, chi phí vận tải thấp.
Thế nhưng thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam đã đến mức báo động.
Trong năm nhóm hàng mà Việt Nam nhập nhiều nhất gồm thiết bị máy móc phụ
tùng, xăng dầu, sắt thép, phân bón, nguyên phụ liệu dệt may thì Trung Quốc đều có tên
ở năm vị trí đầu. Các số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2010 chúng ta nhập từ Trung
Quốc tới 56% sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7%
xăng dầu, 27% phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện...
Nếu nguồn cung này biến động theo chiều hướng xấu thì ngay lập tức không chỉ thị
trường nội địa mà cả kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường Mỹ và EU cũng
sẽ bị ảnh hưởng.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2010 Việt Nam nhập từ Trung Quốc 20,02 tỉ USD
hàng hóa, trong đó các mặt hàng chính gồm: máy móc thiết bị, phụ tùng (22,37%);
bông, vải, sợi, nguyên phụ liệu dệt may, da giày (15,64%); sắt thép, sản phẩm từ sắt
thép, kim loại (11,39%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (8,41%); xăng dầu,
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 56
khí hóa lỏng, sản phẩm từ dầu mỏ (6,97%); hóa chất, sản phẩm hóa chất (4,56%); chất
dẻo nguyên liệu và sản phẩm (2,9%); phân bón, thuốc trừ sâu (2,25%).
Nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm để tiêu thụ hay sản xuất các mặt hàng tiêu
thụ trong nước (thay thế hàng nhập khẩu) cũng chiếm tỷ lệ đáng kể (điện tử, máy tính,
xăng, phân bón, thuốc trừ sâu).
Rõ ràng danh mục hàng hóa mà Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc ngày càng trở nên
nhạy cảm hơn và có mối ràng buộc sâu sắc tới huyết mạch của kinh tế.
Báo chí trong nước trích lời tiến sĩ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt
Nam cho rằng trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam đóng vai trò
chuyên trách cung cấp nguyên, nhiên liệu và nông sản thô cho Trung Quốc, còn Trung
Quốc thì xuất khẩu sản phẩm công nghiệp công nghệ thấp và trung bình cho Việt Nam
với khối lượng lớn vượt trội.
Với cục diện như vậy, nếu không có sự quyết liệt và cải cách chiến lược xuất nhập
khẩu sớm, chúng ta không những lún sâu vào nhập siêu với Trung Quốc mà còn phải trả
giá đắt nếu nhập siêu đó là không an toàn, không chất lượng.
Để giảm nhập siêu từ Trung Quốc trong thời gian tới, ý kiến được đưa ra trong nhiều
cuộc hội thảo cho rằng có hai hướng giải pháp cần thiết. Thứ nhất, phải tăng cường xuất
khẩu với tốc độ xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng của nhập khẩu để dần thu hẹp nhập siêu.
Thứ hai, cần phải đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ và sản xuất nguyên
liệu hỗ trợ. Bộ Công Thương vừa trình Chính phủ phê duyệt đề án khuyến khích phát
triển các ngành công nghiệp hỗ trợ sản xuất nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu, trong đó, Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp ở nước phát triển như Hàn
Quốc, Nhật Bản... đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam.
Nhưng quan trọng hơn cả là Chính phủ cần có chủ trương ở tầm vĩ mô trong bối cảnh
địa chính trị hiện nay để đưa nền kinh tế giảm bớt sự lệ thuộc vào người láng giềng
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 57
phương Bắc. Kinh nghiệm của nhiều nước đã và đang lệ thuộc từ đồng vốn đến kỹ thuật
của Trung Quốc là bài học đáng cho chúng ta suy ngẫm. Sẽ khó khăn giữ được độc lập
về chính trị khi không có được độc lập về kinh tế. Chính vì vậy việc sớm thoát khỏi sự
lệ thuộc kinh tế phải được đặt ra ngay từ bây giờ, dù quá muộn còn hơn không.
- Giai đoạn 1996-2000, tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 5,4% tổng
kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.
- Giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng này đã tăng lên 13,4%.
- Năm 2008 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 19,8% tổng kim ngạch.
- Năm 2009 tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên 25%.
- Năm 2010, Việt Nam chi 19,1 tỉ USD để mua hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong
khi xuất khẩu đối ứng 6,4 tỉ USD.
- Năm 2000, Việt Nam đạt thặng dư thương mại với Trung Quốc 135 triệu USD.
- Năm 2001, thâm hụt trong cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc 200
triệu USD.
- Năm 2007, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 9,145 tỉ USD.
- Năm 2008, con số này là 11,16 tỉ USD.
- Năm 2009, tăng lên 11,532 tỉ USD.
- Năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 12,7 tỉ USD.
- Năm 2011 dự kiến tăng lên 17 tỉ USD.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 58
KẾT LUẬN
Không như những nước phát triển, các nước đang phát triển đối mặt với những
vấn đề hoàn toàn khác như nghèo đói, dân số tăng, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu...
Chính vì vậy mà những lý thuyết kinh tế học mà các nước phương Tây đưa ra không thể
đem áp dụng 100% vào các nền kinh tế đang phát triển được. Do vậy, chúng ta cần thấy
được những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, đó cũng chính là những đặc
điểm riêng khi so với các nước phát triển, nhờ đó chúng ta sẽ áp dụng các lý thuyết kinh
tế để đưa ra các chính sách linh hoạt, phù hợp từng nước, từng tình hình cụ thể.
Theo nhà kinh tế học Michael Todaro, trong cuốn “Kinh tế học cho Thế Giới
Thứ 3”, ông đã đưa ra 6 đặc điểm chung của các nước đang phát triển, đó là: Mức sống
thấp; Năng suất lao động thấp; Tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo tăng; Tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ thiểu dụng nhân công cao và ngày càng tăng; Phụ thuộc rất lớn vào nông
nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô; Bị chèn ép, bị phụ thuộc và dễ bị tổn thương trong
quan hệ với bên ngoài.
Qua các số liệu mà nhóm thu thập được kết hợp với sự phân tích và đánh giá của
nhóm, chúng tôi thấy rằng Việt Nam có những đặc điểm giống với các nước đang phát
triển. Có những tiêu chí chúng ta trên mức trung bình của các nước đang phát triển
nhưng cũng có nhiều tiêu chí dưới mức trung bình. Chúng ta cần nhìn nhận khách quan
vào vấn đề để thấy được sự yếu kém của nền kinh tế Việt Nam. Từ đó, chúng ta mới
đưa ra được giải pháp và phương hướng phát triển trong tương lai.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, phương hướng phát triển của chúng ta cần
chú trọng đến việc nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn lực con người. Nước
ta còn nghèo nàn, vốn đầu tư còn phải đi vay, kỹ thuật - công nghệ phải đi mua nhưng ta
có nguồn lực lao động khá dồi dào, giá rẻ. Trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại, phát
huy thế mạnh, để lực lượng lao động mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Đề tài: Những đặc điểm chung của các nước đang phát triển, liên hệ thực tiễn Việt Nam
Page 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Michael Todaro, (1998), “Economics for a Third World –Third Edition”, Longman
2. Báo cáo Năng suất Việt Nam năm 2010
3. Niên giám thống kê Việt Nam năm 2010
Internet
1.
ghet.html
2.
phat.html
3. Trang web của Tổng cục thống kê Việt Nam
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhung_dac_diem_chung_cua_cac_nuoc_dang_phat_trien_lien_he_thuc_tien_v_.pdf