MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời nói đầu
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường quốc tế và cạnh tranh trong thị trường quốc tế 1
1. Khái niệm và vai trò của thị trưòng quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 1
1.1 Khái niệm và những yếu tố đặc trưng cơ bản của thị trường quốc tế 1
1.2 Vai trò của thị trường quốc tế 2
2. Cạnh tranh trong thị trường quốc tế 3
2.1 Khái niệm 3
2.2 Vai trò của cạnh tranh trên thị trường quốc tế 4
2.3 Các yếu tố quyết định cạnh tranh 5
2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản . 7
3. Tổng quan về thị trường nông sản thế giới và khả năng cung cấp hàng nông sản của Việt Nam 8
3.1 Đặc điểm thị trường nông sản thế giới 8
3.2 Xu hướng của thị trường nông sản thế giới 9
3.3 Tình hình cung cấp một số mặt hàng nông sản của thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam 10
Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU 16
1. Khái quát thị trường nông sản EU và tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 16
1.1 Khái quát thị trường nông sản EU 16
1.2 Tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 22
2. Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về hàng nông sản tại thị trường EU 23
2.1 ASEAN 24
2.2 Các nước Châu Mỹ La Tinh 31
2.3 Các nước Châu Á khác 32
3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU 34
3.1 Thuận lợi 34
3.2 Khó khăn
3.3 Nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU 38
Chương III: Những giải pháp chủ yếu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU 44
1. Định hướng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam 44
1.1 Định hướng chung 44
1.2 Mục tiêu cụ thể tại thị trường EU 46
2. Những giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại EU 47
2.1 Nhóm các giải pháp chung 47
2.2 Các giải pháp cụ thể cho từng mặt hàng nông sản xuất khẩu vào EU 52
3. Kiến nghị với Nhà nước 54
3.1 Mở rông hoạt động ngoại giao tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nói riêng 54
3.2 Tạo lập và hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam 54
3.3 Xúc tiến gia nhập WTO 56
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
70 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ữa các đơn vị này còn yếu. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, tổng chi phí cho một cán bộ nghiên cứu Việt Nam một năm chỉ bằngg 9% suất đầu tư của Inđônêxia và Thái Lan; 2,5% suất đầu tư của Malayxia. Với mức đầu tư thấp như hiện nay, phần chi lương, hoạt động của bộ máy đã chiếm 60% tổng chi phí, thực chi cho đề tài chỉ 37% Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà - Mấy vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam - NXB Nông nghiệp 2001.
. Thiết bị, máy móc, cơ sở vật chất lạc hậu, cũ kĩ. Công tác thông tin yếu kém. Nguồn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới chưa được thu thập, phân tích và chuyển giao đầy đủ, kịp thời cho người sản xuất. Vì vậy, nhiều loại sản phẩm dù Việt Nam có tiềm năng nhưng sự thua kém về khoa học kỹ thuật làm cho hàng hoá kém khả năng cạnh tranh.
Một nguyên nhân khác là tính phân tán, manh mún của sản xuất nông nghiệp Việt Nam không tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống tốt vào sản xuất đại trà do chi phí tốn kém mà mỗi hộ nông dân cá thể không thể tự mình đài thọ được.
Một nguyên nhân khác nữa phải kể đến sự thiếu vốn của các hộ nông dân, đặc biệt là những hộ trồng cây lâu năm như chè, cà phê. Mặc dù biết có những giống mới cho năng suất cao hơn nhưng những hộ này không giám chuyển đổi vườn cây vì không đảm bảo được chi phí đầu tư cho đến khi vườn cây mới cho ra sản phẩm. Trong khi đó các nguồn vốn tín dụng lại hạn chế và khó tiếp cận.
*. Sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, ít được quy hoạch.
Tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp những năm qua là một hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hiện tượng này cũng đã có những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng nguồn nguyên liệu, năng suất cây trồng, vật nuôi và chi phí sản xuất.
Sản xuất tự phát, mang dấu ấn của từng hộ cá thể hạn chế việcáp dụng sản xuất đại trà, khai thác hiệu quả kinh tế của việc sản xuất trên quy mô lớn, gây ảnh hưởng đến tính đồng đều và chất lượng của nguồn nguyên liệu, do đó làm tăng chi phí cho ngành công nghiệp chế biến vì phải chi thêm phần phân loại và sàng lọc nguyên liệu. Bên cạnh đó, một số loại cây trồng, do sự phát triển mang tính tự phát, phong trào như cà phê, chè ở nhiều nơi đã phá vỡ sự cân bằng cung - cầu các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như điện, nước. Sản xuất cà phê, chè ở Tây Nguyên hiện nay phải đối mặt với nguy cơ suy giảm nguồn nước tưới, nhất là vào mùa khô.
3.3.2. Trong khâu thu mua, bảo quản và chế biến sản phẩm.
* Liên kết giữa người sản xuất, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và các Nhà máy chế biến còn yếu.
Một thực tế tồn tại trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay là sự tách rời giữa người sản xuất nguyên liệu, người cung ứng các dịch vụ đầu vào và các nhà máy chế biến nông sản. Tình trạng này gây ra hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa những người nông dân, những người thu mau và chế biến nông sản, ảnh hưởng đến cả người sản xuất lẫn Nhà máy chế biến. Hậu quả là, người nông dân không yên tâm về thị trường tiêu thụ, không dám đầu tư thâm canh sâu để tăng năng suất, tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, các nhà máy chế biến cũng lâm vào tình trạng không ổn định về nguồn cung cấp, không thể khai thác hết công suất, đồng thời phải bỏ ra chi phí cao cho khâu thu mua nguyên liệu mà chất lượng lại không đồng đều, nên hiệu quả sản xuất không lớn.
* Trình độ công nghệ bảo quản, chế biến nông sản thấp, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch cao, chất lượng sản phẩm chế biến kém.
So với khối lượng nông sản được sản xuất ra, ngành công nghiệp chế biến vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu. Hiện nay tỷ lệ nông sản chế biến vẫn chưa đáp ứng hết yêu cầu. Hiện nay tỷ lệ nông sản chế biến vẫn đạt ở mức thấp. Mới có 60% sản lượng chè, 50% sản lượng mía, 25% sản lượng thuỷ sản, 1% sản lượng thịt… được chế biến công nghiệp Đặng Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà - Mấy vấn đề về phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam - NXB Nông nghiệp 2001.
.
Bên cạnh đó hầu hết các cơ sở bảo quản chế biến nông sản của ta hiện nay được xây dựng từ lâu, quy mô nhỏ, công nghệ, thiết bị đã lạc hậu, xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau, kém đồng bộ nên chất lượng nông sản cũng như tỷ lệ thất thoát nông sản cao, đến 30 - 40%, cao hơn mức trung bình của thế giới. Xét riêng đối với mặt hàng gạo, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch trên thế giới phổ biến ở mức 10%. Trong khi đó, theo kết quả nghiên cứu đánh giá của viện công nghệ sau thu hoạch, tỷ lệ này ở Việt Nam là 13 - 16%, bao gồm:
- Tổn thất lúc thu hoạch 1,3 - 1,7%
- Tổn thất lúc vận chuyển 1,2 - 1,5%
- Tổn thất lúc đập, tuốt 1,4 - 1,8%
- Tổn thất lúc phơi sấy, làm sạch 1,9 - 2,1%
- Tổn thất lúc bảo quản 3,2 - 3,9%
- Tổn thất lúc xay xát 4,0 - 5,0% Báo cáo kết qủa nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu một số loại lương thực, nông sản chính và các công nghệ mới trong bảo quản nhằm giảm tổn thất và duy trì chất lượng các loại lương thực nông sản sau thu hoạch" - Viện Công nghệ Sau thu hoạch.
Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao đã đẩy chi phí sản xuất lêncao, làm giảm hiệu quả kinh tế.
Hơn nữa sự tách rời giữa cơ sở chế biến và nguồn nguyên liệu đã làm phát sinh các khâu trung gian: thu mua, vận chuyển… làm tăng chi phí và giá thành phẩm. Một vấn đề khác nữa là việc kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản. Nông sản, nhất là nông sản thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến sức khoẻ và đời sống con người. Vì thế chỉ tiêu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường thế giới, nhất là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU. Tuy nhiên hiện nay sản xuất nông sản ở Việt Nam vẫn chưa chú trọng lắm đến chỉ tiêu này, do đó nhiều lô hàng bị ách lại vì không đảm bảo được các tiêu chí này.
3.3.3. Trong khâu tổ chức thị trường.
Do thiếu mối liên kết giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu trong nước cũng như giữa người xuất khẩu trong nước với đầu mối bên ngoài nên các nhà xuất khẩu Việt Nam không thể nắm được tổng cung - tổng cầu là bao nhiêu để có thể đáp ứng đủ về số lượng, điều chỉnh về giá cả có lợi nhất cho mình. Nguồn cầu phân tán dẫn đến nguồn cung cũng bị chia nhỏ lẻ, thậm chí có Doanh nghiệp thừa hàng nhưng có Doanh nghiệp lại thiếu hàng để xuất khẩu.
Như vậy, là các Doanh nghiệp Việt Nam vẫn không xuất khẩu được không phải là do không có nguồn cầu mà do nguồn cung không có sự thông thống nhất với nhau.
Đặc biệt, thông tin về nhu cầu thị trường trường EU đến từ nhiều nguồn nên rất cần sự đánh giá, nhận định chung của các nhà xuất khẩu Việt Nam để tìm ra thông tin chính xác nhất. Tuy nhiên, ngay ở mặt này cũng nảy sinh sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các Doanh nghiệp, Doanh nghiệp này dấu thông tin không cho Doanh nghiệp kia biết. Sự mập mờ này cuối cùng dẫn đến thiệt hại cho chính các Doanh nghiệp do các Doanh nghiệp tự gìm giá của nhau xuống, cản trở lượng hàng xuất của nhau trong khi đáng lẽ các Doanh nghiệp thừa khả năng hỗ trợ lẫn nhau hoạt động động hiệu quả hơn.
Hơn thế nữa, do không nắm được tổng cung - tổng cầu hàng nông sản, nên không có sự tập trung giao hàng tại một mối mà phải thông qua 1 nước thứ 3 làm trung gian làm giá thành bị kéo lên do các chi phí vận chuyển, dịch vụ lưu kho, bãi,…
3.3.4. Chính sách của Nhà nước.
* Chính sách đối ngoại.
Hiện nay, trong khối EU, Việt Nam mới chỉ có quan hệ bạn hàng quan trọng với 4 nước là Đức, Anh, Pháp, Hà Lan. Còn với các thành viên khác, hầu như Việt Nam chưa chú trọng mở rộng mối quan hệ lắm. Sự thiếu vắng các chuyến thăm cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam tới các nước này đã làm giảm cơ hội mở rộng thị trường cho Việt Nam và bằng chứng là hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang những thị trường này hầu như không đáng kể. Sự giúp đỡ qua lại về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ sản xuất, chế biến, bảo quản mà các nước này dành cho Việt Nam là chưa có. Đây là là cái Việt Nam thiếu và rất cần tranh thủ được càng nhiều càng tốt từ các nước EU.
* Chính sách thuế.
Thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị, máy móc sản xuất, chế biến nông sản còn rất cao. Điều này cản trở các nhà sản xuất, chế biến trong nước đầu tư tự đổi mới dây chuyền sản xuất do lo lắng khấu hao máy móc quá lớn sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất.
Thuế xuất khẩu mặt khác vẫn chưa được ưu đãi cộng với một lô các khoản lệ phí xuất khẩu khác như lệ phí hải quan, lệ phí tra cứu nhãn hiệu hàng hoá, lệ phí lưu kho, lưu bãi,… đang tiếp tục là gánh nặng cho các nhà xuất khẩu nông sản Việt Nam.
* Chính sách hỗ trợ tín dụng trong sản xuất và xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Sản xuất nông nghiệp mang nặng tính thời vụ và bị ảnh hưởng lớn do thời tiết nên vấn đề thiếu vốn sản xuất thường xuyên xảy ra với người dân. Nhưng nếu người dân vẫn cứ phải đến ngân hàng vay với lãi suất thông thường là 9 - 12%/ năm là quá cao so với mức thu nhập từ sản xuất của họ. Thậm chí, nếu không may mùa màng thất bất thì không những họ bị lỗ mà còn không có khả năng hoàn trả ngân hàng. Do đó, họ không cảm thấy được tính hiệu quá trong sản xuất nếu họ cứ phải đi vay với lãi suất cao như vậy.
Đối với các nhà xuất khẩu, họ cần vay ngân hàng trong thời gian lâu do nhu cầu dự trữ xuất khẩu trong hoàn cảnh có sự thay đổi đột ngột của thị trường EU hay do nhu cầu tập trung hàng xuất khẩu ở kho ngoại quan của một nước khác để phục vụ xuất khẩu kịp thời. Tuy nhiên, nhà nước vẫn chưa có chính sách hỗ trợ về thời gian và không gian trong tín dụng cho nhóm đối tượng này, vô hiệu hoá các nỗ lực của các nhà xuất khẩu nông Việt Nam.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG EU
Định hướng đối với xuất khẩu nông sản Việt nam
Định hướng chung:
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông - thuỷ sản đã tăng từ 2,7 tỷ USD vào năm 1997 lên 4 tỷ USD vào năm 2002 nhưng tỷ trọng của cả nhóm trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 30,7% xuống 24% trong cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ đạt 1,97 tỷ USD, hầu như không tăng trong suốt thời kỳ 1997 - 2002. Điều này cho thấy xuất khẩu nông sản, nhìn chung, đã gặp phải những hạn chế mang tính cơ cấu, một số mặt hàng hiệu quả xuất khẩu không cao như trước. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về giá trị tuyệt đối của nhóm hàng nông sản, thuỷ sản vẫn cho thấy vai trò quan trọng của nhóm này đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Trong điều kiện đó, định hướng chung đối với nhóm hàng nông, thuỷ sản trong thời kỳ 2003 - 2005 là phát triển đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Một số định hướng chính đối với xuất khẩu nông sản là:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp gắn với định hướng thị trường. Đối với những mặt hàng mà thị trường đã tương đối bão hoà như cà phê Robusta, hạt tiêu thì cần kiên quyết giới hạn diện tích ở mức thích hợp; ngược lại, đối với những mặt hàng còn tiềm năng về thị trường như rau quả chế biến thì phải nhanh chóng nghiên cứu kỹ thị trường, trên cơ sở đó hình thành những vùng sản xuất tập trung để cung ứng đủ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Việc chuyển dịch cơ cấu cần chú ý đến yếu tố đảm bảo môi trường sinh thái.
Thứ hai, nâng cao chất lượng hàng hoá ở cả khâu sản xuất và chế biến nông sản để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, cầu nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm thông qua đầu tư vào giống, thuỷ lợi, công tác khuyến nông và đặc biệt và đầu tư vào công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
Thứ ba, tiếp tục thực hiện mở rộng và đa dạng hoá thị trường, đặc biệt là đối với những mặt hàng mà xuất khẩu còn lệ thuộc lớn vào một số thị trường hay một số khu vực thị trường như chè, rau quả, cao su. Bộ Thương mại sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn khảo sát để mở thêm thị trường mới cho hàng nông sản, nhất là gạo (vào Châu Phi và Trung Đông) chè, rau quả chế biến (vào Hoa Kỳ, Nhật Bản); tăng cường vai trò của mình và tăng cường phối hợp với các Hiệp hội trong việc nhận viết và ứng phó với các rào cản kỹ thuật mới xuất hiện.
Thứ tư, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ xuất khẩu nông sản, phát triển các công cụ tài chính, tín dụng như bảo hiểm rủi ro không thanh toán, chiết khấu chứng từ để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường mới; giảm nhanh các chi phí dịch vụ đầu vào cho xuất khẩu để giảm giá thành.
Thứ năm, hình thành cơ chế, chính sách đồng bộ để thực hiện chủ trương bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các mối liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng để nâng cao hiệu xuất khẩu.
Thứ sáu, nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng, đảm bảo có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, xuất khẩu vì mục đích nâng cao hiệu quả xuất khẩu.
Trên cơ sở những định hướng chung về phát triển xuất khẩu nông sản, định hướng cụ thể đối với một số mặt hàng chủ lực như sau:
Bảng11: Dự kiến xuất khẩu nông sản của Việt nam vào năm 2010
Mặt hàng
Lượng XK 2002
Trị giá (triệu USD)
Dự kiến 2010
10/02 (%)
Trị giá (triệu USD)
Gạo (nghìn tấn)
3.240
726
4000-4500
20-28
>1000
Cà phê (nghìn tấn)
718,5
322
750
5
850
Cao su (nghìn tấn)
448,6
268
750
40
500
Hạt điều (nghìn tấn)
62,235
209
70
12,5
400
Hạt tiêu (nghìn tấn)
76,6
107
100
23
230-250
Chè (nghìn tấn)
73,950
83
150
50,7
200
Rau quả
201
>1200
Tổng cộng
1916
>4400
Nguồn : công văn của Bộ Thương mại số 3936/TM-XNK ngày 14/11/2000 về triển khai chiến lược phát triẻn xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010
Nhìn vào bảng trên, mục tiêu xuất khẩu tăng, đặc biệt là các mặt hàng gạo, cao su, hạt điều, rau quả ; còn mặt hàng cà phê dự kiến tăng nhẹ. Mục đích của việc hạn chế lượng xuất khẩu là phối hợp với Hiệp hội ngành nông sản thế giới điều tiết cung cầu trên thị trường thế giới nhằm tránh sự mất giá của các mặt hàng nông sản. Việt Nam vẫn chú trọng vào các thị trường truyền thống, đồng thời, nỗ lực tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tại thị trường Mỹ, EU,... do sản xuất nông nghiệp phải chịu những hạn chế mang tính cơ cấu và do thời tiết nên theo dự thảo Chiến lược chung, tốc độ tăng trưởng của nhóm này sẽ chỉ ở mức 4%/năm trong toàn kỳ 2001-2010.
Mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản cụ thể vào thị trường EU 2005.
Trong những năm tới, mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào EU sẽ như sau: giữ vững thị phần của mặt hàng cà phê, đồng thời tăng thị phần của mặt hàng gạo, cao su, đặc biệt là thị phần mặt hàng rau quả. Mở rộng thị trường cũng là mục tiêu quan trọng. Bên cạnh chú trọng các thị trường hiện tại là Pháp, Anh, Đức, Hà Lan, hàng nông sản Việt Nam cũng cần hướng vào các thị trường tiềm năng khác như Bỉ, Italia, Thụy Điển, Thụy Sĩ và các thị trường tương lai là Bungari, Hungari,… Phát triển các mặt hàng đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại,… Trên cơ sở đó thì mục tiêu cụ thể là:
Bảng 12: Mục tiêu xuất khẩu một số hàng nông sản chính vào thị trường EU
Năm
Các mặt hàng
2002
Dự kiến 2005
Gạo (nghìn tấn)
180
300
Cà phê (nghìn tấn)
360
310
Cao su (nghìn tấn)
56
60
Rau quả (triệu USD)
13,065
17
Nguồn: Một số vấn đề định hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu năm 2003 - Bộ Thương mại.
Bảng trên cho thấy, mục tiêu xuất khẩu vào EU đều tăng về sản lượng, chỉ trừ sản lượng xuất khẩu cà phê là giảm từ 360 nghìn tấn xuống 310 nghìn tấn. Mục tiêu giảm sản lượng cà phê xuấtý sang EU xuất phát từ thực tế là do nguồn hàng giảm dẫn đến tổng sản lượng dự kiến xuất ra thị trường thế giới giảm từ 718,5 nghìn tấn xuống 600 nghìn tấn. Tuy nhiên, điều này không nói lên rằng thị trường EU kém quan trọng hơn mà cà phê xuất sang EU vẫn sẽ chiếm tỷ trọng 51,6% tổng sản lượng xuất khẩu dự kiến là 600 nghìn tấn, sẽ tăng 1,6% so với năm 2002. Tương tự, tỷ trọng các mặt hàng xuất sang EU tăng 3,9% đối với cao su và 0,9% đối với rau quả (bảng 11 - 12).
Việc tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trên nhằm mục đích tăng thị phần hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU vì thị phần lớn hơn chứng tỏ sức cạnh tranh cửa hàng nông sản Việt Nam cao hơn.
Giá cả được giữ ở mức ổn định cũng là một mục tiêu quan trọng vì giá cả các mặt hàng nông sản Việt Nam phụ thuộc vào giá cả thế giới, nghĩa là Việt Nam không thể chủ động trong việc định giá. Một bài học đó là sự rớt giá của của cao su năm 2001 đã khiến cho sản xuất cao su Việt Nam điêu đứng.
Như vậy, để đạt được mục tiêu xuất khẩu hàng nông sản nói chung và mục tiêu xuất khẩu cụ thể sang EU, Việt Nam cần đề ra và thực hiện các giải pháp về tổ chức sản xuất trong nước, giải pháp về chế biến, bảo quản. v.v…
Những giải pháp chủ yếu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.
Nhóm các giải pháp chung
Giải pháp về tổ chức sản xuất trong nước.
Nguyên nhân có tính bao trùm cản trả khả năng xuất khẩu hàng nông sản là do chất lượng sản phẩm không cao, không ổn định, không đồng đều, khối lượng phân tán, nhỏ bé, mẫu mã không hấp dẫn,… Nguyên nhân này mang tính chủ quan, gắn liền với khâu tổ chức sản xuất trong nước. Do đó, giải pháp về tổ chức sản xuất trong nước là giải pháp có tính chiến lược lâu dài.
Quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tạo vùng nguyên liệu có chất lượng cao gắn với hệ thống tiêu thụ phục vụ chế biến và xuất khẩu.
Xác định và qui hoạch đầu tư một cách đồng bộ các vùng sản xuất chuyên canh cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu. Vùng lúa gạo chất lượng cao cho xuất khẩu với khoảng 1,0 triệu ha ở ĐBSCL và khoảng 300.000 ở ĐBSH, dự kiến hàng năm làm ra 70% gạo xuất khẩu có chất lượng cao. Vùng cà phê thâm canh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ khoảng 700.000 ha; vùng cao su Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Trung Bộ khoảng 300.000 ha; vùng chè miền núi phía Bắc khoảng 100.000 ha; vùng điều tập trung thâm canh ở Duyên Hải miền trung, Đông Nam Bộ với diện tích khoảng 300.000 ha
Nâng cao đầu tư và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tập trung cho công tác lai tạo giống, tạo ra những giống có năng suất chất lượng cao.
Đối với lúa, hiện nay đã đưa vào sản xuất trên 100 giống mới khác nhau và được gieo trồng 80 - 90% diện tích gieo trồng lúa cả nước, đã góp phần đáng kể làm tăng sản lượng lương thực. Việc lựa chọn cơ cấu thích nghi trên các vùng sinh thái là cần thiết, song do nhu cầu gạo trên thế giới là hạt dài nên cần tăng cường công tác nghiên cứu về giống để có giống đáp ứng xuất khẩu theo tiêu chuẩn này để nâng sức canh tranh về gạo Việt Nam trên thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.
Đối với cà phê, do chất lượng hiện nay không đồng đều, cần thực hiện chương trình lai ghép, cải tạo rộng lớn trong sản xuất, thay thế cơ bản diện tích số cây cho năng suất thấp, quá nhỏ và bị bệnh gỉ sắt bằng cây dầu dòng được đánh giá tốt. Đặc biệt do nhu cầu nhập khẩu cà phê Arabica của EU tăng trong khi cà phê Robusta ngày càng không được EU ưa chuộng nữa, Việt Nam cần nghiên cứu để sớm mở rộng diện tích trồng cà phê Arabica đáp ứng nhu cầu của EU.
Tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu, chuẩn bị chu đáo cho xuất khẩu.
Trong khâu thu mua, doanh nghiệp cần phải thực hiện giám định chất lượng sản phẩm một cách nghiêm túc vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng nông sản xuất khẩu. Kết thúc khâu thu mua doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng bảo quản vì hàng nông sản là loại hàng dễ bị xuống cấp.
Để thực hiện giải pháp này, hiện nay Việt Nam đang thực hiện mô hình liên kết 4 nhà là Nhà nước, Nhà khoa học, Nhà nông và Nhà kinh doanh trong sản xuất và kinh doanh các mặt hàng xuất khẩu. Nhà nông là người làm ra sản phẩm, song để nâng cao số lượng, chất lượng, chủng loại các sản phẩm thì phải dựa vào các Nhà khoa học. Làm ra nhiều, chất lượng cao, song chỉ cung ứng trong phạm vi làng xã cũng khó trở thành vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá, mà phải có sự hỗ trợ tiêu thụ ra phạm vi toàn cầu của các doanh nghiệp thương mại. Nhà nước ở đây vừa có vai trò tạo ra cơ chế, tạo pháp lý và tháo gỡ trở ngại đặt ra của Nhà nông trong quá trình sản xuất, đồng thời là trọng tài giám sát việc thực thi trách nhiệm của Nhà khoa học, Nhà kinh doanh và người dân. Phấn đấu để mọi nông sản xuất khẩu phải có sự hội đủ trách nhiệm của 3 Nhà. Trong tương lai, mô hình này nên tiếp tục được phát huy.
Giải pháp về chế biến và bảo quản nông sản
Đầu tư đổi mới công nghệ chế biến và bảo quản để hàng hoá phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng EU.
Để nâng cao sức cạnh tranh, cần thiết phải tạo lập chương trình "Hỗ trợ đổi mới công nghệ trong nông nghiệp nói chung, đối với những mặt hàng nông sản xuất khẩu nói riêng". Tập trung chủ yếu vào khâu thu hoạch, bảo quản, chế biến với những công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đẩy mạnh chế biến và tinh chế nông sản. Trước hết, nâng cấp các nhà máy hiện có, trong đó những nhà máy quá lạc hậu thì nên rà xét lại để có hướng xử lý trên cơ sở lấy hiệu quả làm mục tiêu. Đồng thời xây dựng một số nhà máy mới tại vùng nguyên liệu, áp dụng đồng bộ công nghệ tiên tiến và đa dạng hoá sản phẩm chế biến. Trên cơ sở nắm bắt yêu cầu của thị trường EU, xây dựng chương trình hỗ trợ đổi mới công nghệ, đáp ứng yêu cầu của thị trường này về chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp cũng như vệ sinh thực phẩm.
Gắn nhập khẩu công nghệ nguồn với xuất khẩu.
Lâu nay chúng ta thường nhập khẩu máy móc thiết bị chế biến hàng nông sản chủ yếu của Châu Á, giá rẻ nhưng chất lượng không cao. Trong khi quan hệ với EU có nhiều cơ hội có thể tận dụng được vì EU cũng là trung tâm của những máy móc công nghệ nói chung và máy móc, công nghệ chế biến, bảo quản hàng nông sản nói riêng. Trong buôn bán Việt Nam EU chúng ta đã xuất siêu khá lớn. Nếu chúng ta tăng cường nhập khẩu công nghệ nguồn từ EU sẽ làm cân bằng cán cân thanh toán và bớt đi những lý do khiến EU cản trở hàng nông sản xuất khẩu của ta. Chẳng hạn, EU hay lấy chất lượng hàng nông sản, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật đóng gói, bao bì,... để làm rào chắn không cho hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường này. Đồng thời việc nhập khẩu công nghệ hiện đại phục vụ đắc lực cho sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng của EU, từ đó tăng hiệu quả xuất khẩu vào thị trường khó tính này. Đây là một biện pháp hữu hiệu hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản sang EU.
Không ngừng nâng cao trình độ cán bộ nghiên cứu về công nghệ chế biến và bảo quản, khuyến khích phát minh, sáng chế công nghệ chế biến, bảo quản hàng nông sản phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam.
Khuyến khích việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu. Chẳng hạn, tháng 5/2003, một sáng kiến về nước ôzôn nhằm kéo dài thời gian bảo quản mận đã làm cho giá mận tăng từ 500đ/1kg lên 15USD/1kg (Khoảng 200.000 đồng Việt Nam) khi sản phẩm này vào được thị trường Mỹ. Một ví dụ nhỏ như vậy thôi cũng phần nào chứng minh được vai trò to lớn của việc đào tạo, khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến vào tình hình thực tế.
Giải pháp về thị trường
Mở rộng thị trường EU.
Với 377 triệu dân và tổng sản phẩm quốc nội đạt 9,785 tỷ USD năm 2000 EU thuộc nhóm các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Do vậy, việc tiếp tục mở rộng khai thác và tăng thị phần ở thị trường các nước EU mở rộng sang phía Đông Âu vào năm 2005 thì Việt Nam sẽ tiếp tục thâm nhập sâu vào thị trường Ba Lan, Séc, Hungary, Bungary… những thị trường này hiện nay Việt Nam cũng đã thâm nhập theo đánh giá thì đây là thị trường lớn, nhu cầu số lượng cao nhưng chất lượng thì không cần cao bằng thị trường EU. Tuy nhiên, khi những nước này gia nhập EU thì đương nhiên tiêu chuẩn hàng nông sản Việt Nam nhập vào những nước này cũng phải tuân theo tiêu chuẩn của EU. Do đó, việc giữ vững và nâng cao thị phần ở những quốc gia thành viên tương lai của EU là rất khó khăn đối với Việt Nam.
Tăng cường tiếp cận, phân tích thông tin về thị trường.
Việc thu nhập và xử lý thông tin có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp của ta rơi vào tình trạng vừa thừa, vừa thiếu thông tin. Đặc biệt là thông tin chiều sâu về thị trường EU. Nhiều khi thiếu thông tin về nhu cầu của các doanh nghiệp EU khiến các doanh nghiệp Việt Nam bỏ lỡ nhiều cơ hội. Hay kể cả khi các doanh nghiệp Việt Nam xuất hàng sang EU mà thiếu thông tin về hàng rào phi thuế quan như tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch,… vẫn bị thất bại. Hiện nay, các doanh nghiệp có thể tiếp cận tin tức thị trường nhiều nguồn khác nhau (Từ các cơ quan chủ quản trong nước, đại diện ở nước ngoài, các địa chỉ trên Internet) cho nên phải phân tích và xử lý, nhận định thông tin chính xác, tránh dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, trong đó quan trọng nhất là nhanh chóng thành lập các trung tâm thương mại tại thị trường EU.
Xúc tiến thương mại, xét cho cùng đó là bán đúng thời điểm, đúng đối tượng và đúng giá để hạn chế thua thiệt và đạt mức lợi nhuận cao nhất. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự phối hợp các tổ chức chuyên lo buôn bán nông sản ở cả trong nước và nước ngoài. Về phía trong nước, tổ chức này cần phải nắm bắt đầy đủ, chính xác nguồn hàng, lượng hàng, chủng loại, giá thành từng mặt hàng nông sản,.. sẵn sàng đáp ứng ngay nhu cầu tìm hiểu của các tổ chức thương mại quốc tế nói chung và tổ chức thương mại của EU nói riêng. Tại các nước EU, mô hình trung tâm thương mại tỏ ra rất hiệu quả. Nhiệm vụ của Trung tâm là nghiên cứu, nắm bắt được nhu cầu về chủng loại, thị hiếu, số lượng, chất lượng các mặt hàng nông sản tại địa bàn đó và thường xuyên cung cấp thông tin về cho đất nước, tổ chức hội nghị, các cuộc tiếp xúc giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác EU để tìm hiểu lẫn nhau, tổ chức liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước để phát triển công nghệ chế biến, đóng gói, bao bì, tư vấn, môi giới và tìm kiếm khách hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam, tư vấn cho các doanh nghiệp Việt Nam về marketing xuất khẩu, và khi điều kiện cho phép thì tổ chức hội chợ triển lãm nhằm trưng bày, giới thiệu, quảng bá cho các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Làm được tốt những nhiệm vụ trên, trung tâm thương mại sẽ đóng góp rất lớn vào việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU.
* Tổ chức các tập đoàn kinh tế, các liên kết kinh tế bao gồm các doanh nghiệp ở các khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu và hệ thống phân phối sản phẩm.
Tổ chức các tập đoàn kinh tế theo mô hình gồm nhiều công ty con, mỗi Công ty con chịu trách nhiệm về 1 khâu, ví dụ: Khâu sản xuất, khâu chế biến, khâu xuất khẩu, khâu nhập khẩu, khâu phân phối tại thị trường EU. Hoặc thành lập các liên kết kinh tế bao gồm các doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau nhưng hợp tác với nhau, mỗi doanh nghiệp cũng đảm nhận về một khâu . Các tập đoàn kinh tế, liên kết kinh tế hoạt động theo một chu trình khép kín, bổ xung, hỗ trợ lẫn nhau.
Các giải pháp cụ thể cho từng mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU
Mặt hàng gạo:
Từ những điểm mạnh điểm yếu của gạo xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan phân tích ở chương II, có thể rút ra một số giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh của gạo Việt Nam so với gạo Thái Lan. Đồng thời tạo ưu thế riêng cho gạo xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU:
Khắc phục những hạn chế như chi phí tại cảng, lượng gạo tổn thất, thuế xuất khẩu, … để kéo giá thành gạo xuống thấp hơn.
Tăng chi phí trong sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản để tăng chất lượng, đảm bảo gạo tấm 5-10% của Việt Nam đuổi kịp chất lượng gạo tấm 5-10% của Thái Lan.
Vì thị trường EU coi trọng chữ tín nên Việt Nam cần bảo đảm giao hàng theo đúng hợp đồng với phía EU. Đồng thời, cần dần dần xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam để mặt hàng này tồn tại trong tâm chí người tiêu dùng EU
Mặt hàng cà phê:
Hiện nay, cà phê Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao ở thị trường EU với thị phần 45%. Tuy nhiên, cần thực hiện một số giải pháp để khắc phục một số hạn chế còn tồn tại:
Điều đáng lưu ý hiện nay là sản lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu vào EU rất lớn. Vì vậy, một mặt Việt Nam phải cạnh tranh với Brazin, mặt khác hợp tác với Brazin trong việc điều chỉnh sản lượng cà phê xuất khẩu vào EU để tranh tình trạng rớt giá như năm 2001 nếu hai nước này cung quá nhiều so với cầu. Về lâu dài sẽ phá hoại mọi nỗ lực làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào EU.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu, tăng sản lượng cà phê hòa tan và cà phê rang xay để tăng kim ngạch cà phê xuất khẩu vào EU. Đồng thời đáp ứng sự thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng EU, chuyển từ dùng cà phê Robusta sang cà phê Arabica, ngành cà phê Việt Nam nên tập trung ưu tiên cho sản xuất cà phê Arabica.
Mặt hàng cao su:
Hiện nay, lượng hàng cao su Việt Nam xuất khẩu sang EU không lớn, nguyên nhân chủ yếu là do Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu cao su loại RS mà thị trường này cần. Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp sau:
Giảm xuất khẩu mủ cao su chưa qua sơ chế, tập trung sản xuất loại cao su RS với chất lượng tốt để cạnh tranh được với cao su cùng loại của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, …
Nhanh chóng gia nhập Tổ chức kiểm soát giá cả và cao su thiên nhiên (ITRCo). Tổ chức này nắm khoảng 90% sản lượng cao su tự nhiên thế giới cho nên khả năng xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ cao hơn khi Việt Nam trở thành thành viên.
Mặt hàng rau quả:
Đây là mặt hàng Việt Nam lập ra mục tiêu xuất sang EU cao nhất do rau quả nhiệt đới ngày càng được thị trường EU ưa chuộng hơn. Vì vậy:
Việt Nam phải tập trung sản xuất và xuất khẩu rau, hoa quả tươi mà thị trường EU có xu hướng nhập khẩu ngày càng nhiều hơn như: dứa, vải, đu đủ...
Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng vệ sinh rau quả nghiêm ngặt nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của EU. Học tập Thái Lan trong việc đề nghị Tổ chức Nông Lương (FAO) giúp đỡ Việt Nam về kỹ thuật nâng cao chất lượng rau quả và lập chương trình kiểm soát chất lượng rau quả đạt tiêu chuẩn của WTO để được thị trường EU chấp nhận.
Mặt hàng chè:
Chè xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU mới chiếm 1,5% lượng chè EU nhập khẩu. Trước tình hình trên, các chuyên gia cho rằng, để chè Việt Nam tiếp cận thị trường EU cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Tìm hiểu thị hiếu, khẩu vị của người tiêu dùng EU.
Nghiên cứu áp dụng công nghệ chè tiên tiến từ trồng trọt đến chế biến.
Tăng cường quảng cáo, khẳng định thương hiệu chè Việt Nam tại EU.
Tăng cường mối quan hệ với EU nhằm tranh thủ sự hỗ trợ khoa học ở cấp Nhà nước (đầu tư giống, công nghệ trồng và chế biến, …) để chè Việt Nam đảm bảo các yêu cầu của EU.
Kiến nghị với Nhà nước
Để làm tốtý công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, bênh cạnh sự nỗ lực của bản thân các Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước là vô cùng cần thiết. ýÝ thức được điều này, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hàng nông sản đưa ra một số kiến nghị sau:
3.1. Mở rộng hoạt động ngoại giao tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nói riêng
Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Quan hệ buôn bán giữa 2 nước nói chung chỉ có thể phát triển dựa trên mối quan hệ chính trị tốt đẹp. Việt Nam đến nay đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước thành viên của EU. Trên cơ sở đó, các vị lãnh đạo cấp cao Việt Nam nên tăng cường chuyến viếng thăm tới những nước này. Chúng ta vẫn thấy tin một vài vị lãnh đạo các Hiệp hội, Công ty đi cùng lãnh đạo Nhà nước trong những chuyến công tác; và đây là dịp các vị chức sắc tìm hiểu thị trường nhằm tìm kiếm những hợp đồng buôn bán. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội ký kết những hợp đồng liên Chính Phủ. Đây là những hợp đồng có giá trị lớn, mang lại hàng trăm triệu USD KNXK hàng nông sản cho Việt Nam.
Tạo lập và hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam.
Tạo lập và hoàn thiện khung pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho xuất khẩu nông sản.
Đối với hệ thống pháp luật trong nước, đề nghị Nhà nước rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các qui định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ, trước hết là luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà và phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài.
Trong quan hệ với EU, Việt Nam đã ký kết hiệp định hợp tác Việt Nam - EU. Tuy nhiên, hiệp định này chỉ qui định chung về thương mại hàng hoá chứ không qui định cụ thể về hàng nông sản xuất khẩu. Trong tương lai, Việt Nam nên cố gắng đàm phán, ký kết một hiệp định hợp tác Việt Nam - EU về hàng nông sản, tương tự như hiệp định dệt may Việt Nam - EU đã được ký kết năm 2001. Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cần tiến tới thoả thuận, ký kết các hiệp định thương mại song phương với từng quốc gia thành viên của EU, mà trước mắt, cần thiết nhất là với Pháp, Anh, Đức. Thiết nghĩ, một hiệp định thương mại Việt Nam - EU cũng rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang thương thảo với EU về việc gia nhập WTO.
Chính sách ưu đãi thuế để thúc đẩy sản xuất trong nước
Điều chỉnh thời điểm thu thuế và giao nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp hợp lý để nông dân lựa chọn thời gian bán sản phẩm có lợi nhất. Miễn giảm thuế nông nghiệp trong một thời gian cần thiết đối với những sản phẩm cần mở rộng phát triển qui mô. Để hỗ trợ cho đổi mới công nghệ, nên giảm thuế nhập khẩu đối với những trang thiết bị máy móc sản xuất, chế biến nông sản. Trước mắt cần thành lập quĩ bảo hiểm các nông sản: Lúa, gạo, cà phê, cao su,.. để can thiệp thị trường khi giá cả đột biến xuống dưới giá sàn, trợ giúp sản xuất trong trường hợp gặp khó khăn do thiên tai.
Giảm gánh nặng lệ phí cho nhà xuất khẩu:
Bấy lâu nay, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản nói riêng thường than phiền rằng: cứ mỗi lần ký một hợp đồng mới để xuất hàng thì họ lại phải trả một lô các loại tiền lệ phí như: lệ phí hải quan, lệ phí tra cứu nhãn hiệu hàng hoá, lệ phí dịch vụ lưu kho, lưu bãi, dịch vụ vệ sinh container, nâng hạ container,.. "Tất cả" như lời một quan chức Nhà nước bức xúc trước cảnh doanh nghiệp chịu quá nhiều loại phí "như một bày cá long tong đang rứt tỉa doanh nghiệp vốn đã yếu kém so với đối thủ trên thương trường quốc tế". Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, điện tử, dệt may, thủy sản đã đành vì đây là những mặt hàng mang lại giá trị xuất khẩu cao, tỷ trọng ngày càng tăng trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, còn đối với hàng nông sản - mặt hàng có xu hướng hẹp tỷ trọng và giá trị xuất khẩu đang chững lại - thì khoản phí trên đã làm giảm đáng kể khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp vì để xử lý những khoản phí này, một là doanh nghiệp phải chấp nhận giảm lợi nhuận, hai là tính vào giá thành sản phẩm xuất khẩu, đội giá thành sản phẩm lên cao. Điều này đi ngược với mục tiêu tăng xuất khẩu hàng nông sản thị trường EU do giá thành cao sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh nổi với các đối thủ có cùng chủng loại hàng.
Tài trợ tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.
Một hạn chế lớn nhất làm giảm đáng kể giá trị xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU là việc hàng nông sản Việt Nam phải qua một nước thứ 3 (thường là Singapore) rồi mới vào thị trường này. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này nằm ở chỗ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam thiếu khả năng tài chính cho xuất khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt này. Cụ thể thông qua:
- Hỗ trợ về lãi suất cho vay: nghĩa là Nhà nước cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu bằng lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất tín dụng thông thường của các Ngân hàng thương mại thậm chí có dự án tín dụng hỗ trợ xuất khẩu chỉ nên thu phí chứ không nên thu lãi.
- Hỗ trợ về thời gian trong tín dụng: Khâu này chủ yếu liênquan đến yêu cầu, dự trữ hàng xuất khẩu trong hoàn cảnh có sự thay đổi đột ngột của thị trường EU.
- Hỗ trợ về không gian trong tín dụng xuất khẩu, liên quan đến các phương thức kinh doanh đa dạng trong thương mại quốc tế, hàng xuất khẩu phải mở rộng thị trường sẵn sàng để giao tại các kho "ngoại quan". Trong trường hợp đó, tín dụng hỗ trợ xuất khẩu không thể không tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho yêu cầu đẩy mạnh xuất khẩu.
Xúc tiến gia nhập WTO
Tổ chức thương mại TG (WTO) hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc chủ yếu:
Một là không phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại giữa các nước trên cả 2 phương diện quốc tế và quốc gia. Trong giao dịch thương mại quốc tế, đó là qui chế dành ưu đãi như nhau cho tất cả các nước thành viên của WTO, không phân biệt đối xử về thuế quan và qui chế xuất nhập khẩu cho các nước theo mức cao thấp khác nhau, kể cả những nước trước đây đã được hưởng hoặc không được hưởng ưu đãi thương mại.
Hai là thực hiện bảo hộ sản xuất bằng thuế quan, giảm bớt tiến tới bãi bỏ những biện pháp bảo hộ phi thuế quan không có lợi cho người lao động, người sản xuất. Điều này có nghĩa là một khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU sẽ có nhiều thuận lợi hơn và sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam với các đối thủ khác tại thị trường này cũng tăng lên, vì:
- Hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU sẽ không bị phân biệt đối xử như hiện nay nữa. EU đang áp dụng chính sách ưu đãi đối với hàng nông sản nhập khẩu từ các nước Châu Mỹ La Tinh, các nước Caribê, 48 nước nghèo nhất thế giới,.. trong khi Việt Nam không hề được hưởng.
- Những hàng rào phi thuế quan mà EU đặt ra đối với hàng nông sản Việt Nam như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn lao động, môi trường,.. dần dần sẽ được thay thế bằng hàng rào thuế quan. Điều này khiến các doanh nghiệp Việt Nam rất vui mừng vì họ có thể chủ động cố gắng vượt qua hàng rào thuế quan trong giới hạn xuất khẩu còn lợi nhuận; còn trước những hàng rào phi thuế quan mà EU đặt ra họ hoàn toàn bất lực.
- Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ Hiệp Định Nông nghiệp - kết quả của 2 vòng đàm phá Urugoay và Doha. Tuyên bố Doha buộc các nước phát triển phải cắt giảm loại bỏ trợ cấp xuất khẩu, các hạn chế về sản lượng gạo và nông phẩm sẽ được chuyển thành thuế và thuế phải cắt giảm theo Hiệp định Nông Nghiệp. Ngược lại, vì Việt Nam là một nước đang phát triển nghèo nên Việt Nam không phải đưa ra cam kết cắt giảm trợ cấp sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Chính vì những lợi ích to lớn nêu trên mà Nhà nước cần nỗ lực hết sức để gia nhập WTO càng sớm càng tốt.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. SÁCH.
PTS. Lê Đăng Doanh - Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước - Nhà xuất bản lao động 1998.
PGS. Tôn Gia Hoá - Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu chất lượng một số loại lương thực, nông sản chính và các công nghệ mới trong bảo quản nhằm giảm tổn thất và duy trì chất lượng các loại nông sản sau thu hoạch" - Viện công nghệ sau thu hoạch 1995.
PTS. Nguyễn Đình Long - PTS. Nguyễn Tiến Mạnh - Phát huy lợi thế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam - NXB Nông nghiệp 1999.
Đỗ Kim Sơn - Hoàng Thu Hoà - Một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thông - NXB thống kê 2002.
Ths. Nguyễn Trung Vãn - Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới, hướng xuất khẩu - NXB thống kê 2002.
Bộ Ngoại Giao - Vụ tổng hợp kinh tế - Số liệu thống kê xuất khẩu các mặt hàng chính sang EU 2000 - 2002.
Bộ Thương Mại - Bản tóm tắt chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2002.
Bộ Thương Mại - Cục diện kinh tế thế giới 2002 và dự báo thương mại 2003 - Hà Nội 2003.
Bộ Thương Mại - Viện nghiên cứu thương mại - Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam, nhóm hàng nông sản - Hà Nội 1999.
FAO - Commodity Review 2000 - 2001, 2001 - 2002.
Rà soát chính sách thương mại EU - 2002.
II. BÁO VÀ TẠP CHÍ.
Võ Hùng Dũng "Xuất khẩu lương thực" - Nghiên cứu kinh tế T7/2001.
Nguyễn Hữu Điệp "Xúc tiến thương mại, hợp lực 4 nhà - Động lực để nông sản xuất khẩu phát triển" - Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Số 4/2003.
Hoàng Xuân Hoà "Đặc điểm quan hệ thương mại Việt Nam - EU" Nghiên cứu Châu Âu số 6/2001.
Ngọc Hưởng "Tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu vào EU" - Tạp chí Thương mại 28/6/2001.
Ths. Nguyễn Hữu Khải "Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới và định hướng của Việt Nam"- Những vấn đề Kinh tế thế giới 3/2003.
Phùng Thị Vân Kiều "Quy chế nhập khẩu chung của EU hiện nay" - Nghiên cứu Châu Âu - Số 2/2002.
Hiếu Long "Tạo đầu ra cho nông sản thông qua khâu chế biến"- Báo đầu tư số 835, 22/3/2002.
Ths. Kim Ngọc "Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào EU - Thuận lợi, khó khăn và giải pháp" - Kinh tế Châu Á - TBD tháng 12/2001.
Lê Duy Nguyễn "Nhanh chóng hình thành qũy tín dụng hỗ trợ xuất khẩu nông sản" - Tạp chí Ngân hàng số 3/2000.
Cao Đức Phát "Một số vấn đề phát triển nông nghiệp Việt Nam và triển vọng hợp tác với các nước ASEAN và EU" - Tạp chí kinh tế T9/2001.
Mạnh Quân "Lập tổ điều hành thị trường trong nước" - Báo Thanh niên 10/7/2003.
Hà Thanh "Làm tốt công tác ghi nhận và khuếch trương thương hiệu hàng Việt Nam là một biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh" - Tạp chí Thương mại T1/2001.
Quang Thuần "Trái cây Việt Nam: Một thị trường thiếu tổ chức" - Báo Thanh Niên 10/7/2003.
Từ Thanh Thủy "Thị trường Eu còn nhiều chỗ cho hàng Việt Nam" - Thương nghiệp thị trường Việt Nam - số 5/2000.
Ths. Đinh Công Tuấn "Vấn đề bảo hộ đối với sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản ở thị trường EU" - Nghiên cứu Châu Âu số 3/2003.
"Cần phát triển thị trường và xúc tiến thương mại" - Tuần báo Quốc tế 10/8/2001.
"Công nghiệp chế biến, hiện trạng và định hướng phát triển" - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.
"Giá hàng hoá thế giới" - Thị trường 28/4/2003.
"Giải pháp để chè Việt Nam tiếp cận thị trường EU" - thị trường 23 + 24/5/2003.
"Giảm gánh nặng lệ phí cho nhà xuất khẩu" - Thời báo kinh tế Sài Gòn 3/8/2000.
"Liên kết tay ba: Doanh nghiệp - tiểu thương - Nông dân" - Thời báo kinh tế Việt Nam 17/5/2002
"Nâng cao sức cạnh tranh" - Thời báo kinh tế Sài Gòn 1/11/2001.
"Phát triển trồng chè sạch - một giải pháp tăng cường khả năng xuất khẩu chè Việt Nam" - Thương mại số 3/2003.
"Quy chế GSP mới của EU đối với Việt Nam" - Ngoại thương 20/7/2000.
"Tìm hiểu thị trường Châu Âu: Cơ hội xuất khẩu cho các nước đang phát triển" - Ngoại thương 25/5/2000.
III. MỘT SỐ ĐỊA CHỈ TRÊN MẠNG INTERNET.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - www.mard.gov.vn
Bộ Thương mại - www.mot.gov.Việt Nam.
Thời báo kinh tế Việt Nam - www.Vneconomy.com
Thị trường EU - www.europa.eu.int/comm/trade/IndexEn.htm
KẾT LUẬN
Tóm lại, về mặt lý luận, khoá luận đã đưa ra được khái niệm cơ bản nhất về thị trường quốc tế, cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong thị trường quốc tế. Về mặt thực tiễn, khoá luận góp phần nghiên cứu thực trạng cũng như triển vọng phát triển sản xuất và khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam vào thị trường EU, những tồn tại và thách thức làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam với hàng nông sản của các đối thủ khác. Trên cơ sở đó khoá luận đề ra nhóm giải pháp chung gồm giải pháp về tổ chức sản xuất trong nước, giải pháp về chế biến và bảo quản hàng nông sản, giải pháp về tổ chức thị trường; và những giải pháp cho từng mặt hàng cụ thể. Đi kèm với những giải pháp này là một số kiến nghị với Nhà nước nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại thị trường EU.
Trong thời gian tới, EU sẽ thực hiện mạnh mẽ hơn chính sách ưu đãi đối với hàng nông sản của các nước đang phát triển, giảm bảo hộ đối với sản xuất nông sản trong nước, … Vì thế, hàng nông sản Việt Nam không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với hàng nông sản có thế mạnh hơn từ các nước khác. Mục tiêu giữ vững và tăng thị phần cac mặt hàng nông sản Việt Nam tại thị trường EU sẽ gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, hy vọng rằng với những tiềm năng dồi dào sẵn có trong sản xuất nông nghiệp cả về đất đai, điều kiện tự nhiên và nguồn lao động, với định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng trong việc tăng cường phát huy nội lực sẽ tạo ra những sản phẩm nông nghiệp phong phú về chủng loại, với nhiều tầng chất lượng, có khối lượng lớn và giá trị xuất khẩu ngày càng được cải thiện, tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ của “hương vị” sản phẩm Việt Nam trên thị trường nông sản EU nói riêng và thị trường nông sản thế giới nói chung.
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời nói đầu
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường quốc tế và cạnh tranh trong thị trường quốc tế …… 1
Khái niệm và vai trò của thị trưòng quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 1
Khái niệm và những yếu tố đặc trưng cơ bản của thị trường quốc tế…. 1
Vai trò của thị trường quốc tế………….. 2
Cạnh tranh trong thị trường quốc tế…………………………............... 3
Khái niệm 3
Vai trò của cạnh tranh trên thị trường quốc tế…. 4
Các yếu tố quyết định cạnh tranh……… 5
Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản…. 7
Tổng quan về thị trường nông sản thế giới và khả năng cung cấp hàng nông sản của Việt Nam…….. 8
Đặc điểm thị trường nông sản thế giới……… 8
Xu hướng của thị trường nông sản thế giới…………….. 9
Tình hình cung cấp một số mặt hàng nông sản của thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam 10
Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU……………… 16
Khái quát thị trường nông sản EU và tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam………….. 16
Khái quát thị trường nông sản EU………….. 16
Tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 22
Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về hàng nông sản tại thị trường EU 23
ASEAN………….. 24
Các nước Châu Mỹ La Tinh 31
Các nước Châu Á khác………………………………. 32
Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU………………………………… 34
Thuận lợi…………………. 34
Khó khăn…………………………………………………….. 36
Nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU………………………………….. 38
Chương III: Những giải pháp chủ yếu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU………… 44
Định hướng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam………… 44
Định hướng chung……………………. 44
Mục tiêu cụ thể tại thị trường EU………………….. 46
Những giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại EU………………………………… 47
2.1 Nhóm các giải pháp chung…………….. 47
2.2 Các giải pháp cụ thể cho từng mặt hàng nông sản xuất khẩu vào EU 52
Kiến nghị với Nhà nước…………….. 54
3.1 Mở rông hoạt động ngoại giao tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nói riêng…………….. 54
3.2 Tạo lập và hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam …………………………. 54
3.3 Xúc tiến gia nhập WTO………………….. 56
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HÀ NỘI - 2003
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI THỊ TRƯỜNG EU
bb
LỜI NÓI ĐẦU
Phát triển Nông sản xuất khẩu (NSXK) đã và đang là thế mạnh và là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Điều đó phù hợp với xu hướng chung của các nước đang phát triển: Trong thời kỳ "tạo đà" phần lớn các nước dựa vào việc khai thác các thế mạnh "tự nhiên" để tích lũy cho nền kinh tế. Trong những năm 90, nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã chiếm tỷ lệ trên dưới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vậy mà trong những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu cũng như xuất khẩu nông sản của Việt Nam tăng mạnh nhưng kim ngạch xuất khẩu lại có xu hướng giảm sút.
Ngay tại thị trường EU, một thị trường đầy tiềm năng mà Việt Nam mới thâm nhập trong những năm gầy đây, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi rỏ rệt. Kim ngạch hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản tăng mạnh hàng năm và chiến tỷ trọng ngày càng cao, trong khi tỷ trọng hàng nông sản có xu hướng giảm đi trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Là một nước có lợi thế so sánh trong sản xuất nông sản xuất khẩu, Việt Nam có đầy đủ các yếu tố để xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá phát triển, đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và tại thị trường EU nói riêng. Thực tế chứng minh rằng, hàng nông sản Việt Nam đã chiếm được một vị trí khá quan trọng trên thị trường EU. Tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh về một số mặt hàng nông sản chính như: gạo, chè, cà phê, cao su… Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để tăng khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam với hàng nông sản của các nước khác tại thị trường EU.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi cần nghiên cứu, nên em chọn đề tài: "Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu nhằm hệ thống các vấn đề lý luận về thị trường quốc tế và cạnh tranh trên thị trường quốc tế; tổng hợp, phân tích thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp chủ yếu, các kiến nghị nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại thị trường này.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thị trường nông sản EU; tình hình cung cấp một số mặt hàng chính của Việt Nam như: gạo, cà phê, cao su, chè … trong mối quan hệ với quá trình tổ chức sản xuất, chế biến; mặt mạnh và mặt yếu của những mặt hàng này trong quá trình cạnh tranh với hàng nông sản của các nước khác.
Phạm vi nghiên cứu:
Chủ yếu tại thị trường EU và đối với một số mặt hàng nông sản chính của Việt Nam là gạo, cà phê, cao su, rau quả.
Trên tinh thần đó bố cục khoá luận bao gồm những phần sau:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường quốc tế và cạnh tranh trong thị trường quốc tế.
Chương II: Thực trạng cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.
Tuy nhiên, trong giới hạn của một bài khoá luận tốt nghiệp, do khả năng của người viết cũng như những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo, các bác, các chú, các anh chị làm công tác nghiên cứu quan tâm đóng góp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU.DOC