Điểm mạnh và khó khăn của khu du lịch Cồn Phụng:
1. Điểm mạnh:
- Gần gũi với thiên nhiên, không khí trong lành, mát mẻ.
- Con người nơi đây thì thật thà, chất phác, và điều quan trọng là rất mến khách.
- Bầu không khí vui vẻ, không ồn ào giúp xua tan mọi vất vả của cuộc sống hằng ngày.
- Phong cách phục vụ nhiệt tình, vệ sinh an toàn thực phẩm được nâng cao, an ninh trật tự được đảm bảo.
2. Khó khăn:
- Chưa khai thác hết tiềm lực về du lịch tại Cồn Phụng, như: chưa đa dạng và phong phú về trò chơi giải trí.
- Cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, những cơ sở sản xuất truyền thống đang bị mai một dần.
- Hạn chế về trình độ ngoại ngữ khi giao tiếp với khách nước ngoài.
- Buôn bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính cá nhân, chưa có sự quản lý thống nhất của ban quản lý khu du lịch.
II. Những giải pháp giúp cho khu du lịch Cồn Phụng phát triển hiệu quả:
- Tận dụng những tài nguyên du lịch hiện có để mở rộng phạm vi hoạt động, đa dạng các loại hình trò chơi giải trí như: câu cá thư giãn, chèo ghe đua, tắm bùn, thi “ai nhanh hơn nào” thông qua trò chơi buộc cua,
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5875 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những thuận lợi và thách thức đối với du lịch Cồn Phụng - Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
1
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
I. Cơ sở lý luận:
Hiện nay, việc các Công ty đưa sản phẩm của mình đến khách hàng thông
qua hình thức chính là Quảng cáo. Có thể coi quảng cáo như là một trong các
dạng truyền thông tin trong thương mại và như là một trong bốn yếu tố của
tác nghiệp thị trường hay là các thành phần của tiếp thị (markeing mix): hàng
hoá, giá cả, tiêu thụ và quảng cáo.
Trong vai trò này của mình, tất nhiên, quảng cáo phải thông báo (về sự
hiện diện của hàng hoá, giá cả, kích cỡ,...) nhưng trước hết quảng cáo phải
kích thích việc mua sắm, bởi vì chính đó là chức năng chủ yếu của quảng cáo,
nhiệm vụ chủ yếu của nó. Để thực hiện nhiệm vụ đó, quảng cáo tìm phương
pháp lôi cuốn, và sau đó "quyến rũ" và chinh phục khách hàng tiềm năng.
Việc tìm kiếm phương pháp đó diễn ra trong suốt nửa thế kỷ và đã dẫn đến
tác động đa dạng hiện đại mà tất cả chúng ta là đối tượng của nó, và nhờ đó
“quảng cáo trong khác vọng kích thích con người thực hiện việc mua sắm, nó
hình dung hình ảnh của riêng mình và hình ảnh đó đáp ứng hoài bão và kỳ
vọng của nó. Những cái đó là chức năng của môi trường văn hoá xã hội và vì
vậy là những cái quyết định mà trước tiên quảng cáo phải hướng vào chúng”.
Chính vì vậy quảng cáo là người tiếp nhận, người sử dụng hơn là người
khởi xướng: nó không tạo ra, nhưng tăng cường cái hiện có, không phát minh
nhưng phổ biến cái đã được phát minh. Tuy nhiên, chúng ta hãy thận trọng:
“Mỗi quảng cáo đều đụng chạm đến vị trí của khách hàng trong cơ cấu xã hội
- nói một cách khác, nó có thể làm cho khách hàng được thoả mãn thêm hoặc
xô đẩy vào trạng thái cô đơn lo lắng như một con người mất phương hướng.
Các chuyên gia về quảng cáo không bao giờ được quên rằng các quảng cáo,
bề ngoài như những đồ chơi vô hại, đặc vấn đề nghi vấn chính nhân cách của
khách hàng tương lai, sự thích nghi văn hoá xã hội nói chung với những tiêu
chuẩn sinh hoạt lâu đời....”.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
2
II. Quảng cáo:
1. Khái niệm Quảng cáo:
Quảng cáo là một hoạt động truyền thông có mục đích trình bày về một
thông điệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hay ý kiến khác, được phổ biến qua
một hay nhiều phương tiện truyền tin và phải trả tiền.
2. Sự cần thiết của quảng cáo:
Đề cập đến sự cần thiết của Quảng cáo trong sản xuất kinh doanh, có nhiều
ý kiến trái ngược nhau. Có nhiều Doanh nhân nổi tiếng thì cho rằng quảng
cáo rất cần thiết để thông tin, duy trì doanh số và nó gắn liền với hoạt động
sản xuất kinh doanh, và hằng năm các Doanh nghiệp này phải chi ra một
khoản lớn dành cho chi phí quảng cáo. Trái lại, cũng có những Doanh nghiệp
khác thì cho rằng cứ làm tốt sản phẩm của mình, phục vụ khách hàng thật tốt
thì mọi chuyện trong kinh doanh sẽ tốt đẹp, không cần phải quảng cáo, tốn
tiền vô ích.
3. Mục đích của Quảng cáo:
Quảng cáo có nhiều mục đích:
Truyền thông tin giới thiệu cơ sỡ
Giới thiệu sản phẩm
Phòng thủ, bảo vệ thị phần
Gia tăng doanh số
Cạnh tranh
Nhắc nhỡ.
Quảng cáo vừa mang tính hài hước, vừa mang tính nghệ thuật và hấp dẫn,
lôi cuốn người xem và nghe nhằm hướng đến hành động.
Đối với Doanh nghiệp chưa phát triển hoặc sản phẩm mới tung ra thị
trường thì Quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu thông tin, nhằm gia tăng
doanh số. Đối với Doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng hoặc sản phẩm đã
chiếm lĩnh thị trường, quảng cáo nhằm nhắc nhỡ hoặc bảo vệ thị phẩn đã
chiếm lĩnh.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
3
Quảng cáo không có tác dụng tức thời mà nó ngấm ngầm như người uống
thuốc Bắc. Nó làm cho cơ thể dần dần khỏe mạnh nhằm tránh các chứng bệnh
tấn công.
Sử dụng, kết hợp 3 mô hình quảng cáo trong du lịch để quảng cáo khu du
lịch Cồn Phụng – Bến Tre. Gồm mô hình 4S’s + mô hình 3H’s + mô hình
6S’s.
PHẦN II: QUẢNG CÁO KHU DU LỊCH CỒN PHỤNG – BẾN TRE
I. Khái quát chung:
Bản đồ Tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh đồng bằng cuối nguồn sông Cửu Long tên trước kia là
Kiến Hòa. Tiếp giáp với biển Đông, có bờ biển dài 60 km (38 miles). Phía bắc
giáp Tiền Giang, phía tây và tây nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà
Vinh. Thành phố Bến Tre cách thành phố Sài Gòn 85 km (53 miles).
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
4
Bản đồ sông ngòi Bến Tre
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
5
Bốn nhánh sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, sông Ba Lai, sông Hàm
Luông và sông Cổ Chiên chia đất Bến Tre lần lượt thành cù lao An Hóa (gồm
một phần huyện Châu Thành, huyện Bình Đại), cù lao Bảo (gồm một phần
huyện Châu Thành, thành phố Bến Tre, các huyện Giồng Trôm, Ba Tri) và cù
lao Minh (gồm các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày bắc, Mỏ cày nam, Thạnh Phú).
Các sông rạch khác là sông Bến Tre, rạch Bàng Cùng, kinh Thêm, kinh Tân
Hương, kinh Tiền Thủy, rạch Cầu Mây, rạch Vũng Luông... Bờ biển Bến Tre
dài khoảng 60 cây số, rất thuận lợi cho việc đánh cá. Ngoài khơi có các đảo
nhỏ như Cồn Lợi, Cồn Hồ…
Mỗi dòng sông trên đất Bến Tre đều có âm vang lịch sử của mình. Dòng
sông Cửa Ðại kể cho muôn đời nghe về chiến công của người anh hùng áo vải
Tây Sơn Nguyễn Huệ: nơi Rạch Gầm - Xoài Mút nhấn chìm hai vạn quân
Xiêm. Dòng sông Hàm Luông từng được người Bến Tre coi là dòng Bạch
Ðằng của quê mình…
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26 ° C đến 27 ° C. Lượng mưa trung bình
hàng năm từ 1.250mm - 1.500 mm (49 in - 59 in). Là tỉnh có nhiều sông rạch,
Bến Tre có điều kiện thuận tiện để phát triển du lịch xanh, du lịch sinh thái,
bởi ở đó còn giữ được nét nguyên sơ của miệt vườn, giữ được môi trường
sinh thái trong lành trong màu xanh của những vườn dừa, vườn cây trái rộng
lớn.
Bến Tre là vựa lớn của đồng bằng sông Cửu Long với nhiều sản vật và hoa
quả: cam, quít, sầu riêng, chuối, chôm chôm, măng cụt, mãng cầu, xoài cát,
bòn bon, khóm, vú sữa, bưởi da xanh, ... trồng nhiều ở huyện chợ lách, Giồng
Trôm, Mỏ Cày và Châu Thành. Ngoài ra huyện chợ lách còn là nơi trồng các
loại hoa kiểng, Bonsai nổi tiếng, trong thời gian gần đây cây táo hồng đang
được phát triển rất mạnh tại một số huyện như Mỏ Cày, Chợ Lách,... Bến Tre
giàu thủy sản với các loại: cá thiều, cá mối, cá cơm. Cây công nghiệp có dừa,
thuốc lá, mía, bông. Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa (gần 40.000 ha trồng
dừa), nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa Bến Tre, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
6
phồng Sơn Đốc. Làng nghề Cái Mơn hàng năm cung ứng cho thị trường hàng
triệu giống cây ăn quả và cây cảnh nổi tiếng khắp nơi.
Cây dừa – biểu tượng của Bến Tre
Sông nước Bến Tre còn là nguồn tiềm năng của du lịch đường thủy. Mùa
khô, ngày đẹp trời, du khách có thể dạo chơi trên sông nước. Với trên dưới 30
điểm du lịch vườn, dẫn đầu đồng bằng sông Cửu Long về du lịch sinh thái
vườn. Ðến đây, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc sản miệt
vườn. Nơi đây không chỉ có dừa mà còn biết bao là tôm, cua, cá mực... mà
người dân nơi đây sẽ sẵn sàng chiêu đãi.
Rồi khách lại có thể ghé lên những cồn Ốc, cồn Chim, cồn Phụng,… để
ngắm nghía gần xa và lại để thưởng thức tiếp lần nữa những thứ đặc sản của
các cồn bãi trên sông mà trên đất liền không có. Bởi thế cho nên sông rạch
Bến Tre không chỉ là danh lam thắng cảnh mà còn là nét văn hóa ẩm thực kỳ
diệu, mời chào du khách muốn về vùng sông nước.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
7
Cầu Rạch Miễu
Hiện nay, việc khánh thành và đưa vào sử dụng cầu Rạch Miễu, đã góp
phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay,
khoảng 345.300 lượt khách du lịch đã đến tham quan, vui chơi, giải trí tại Bến
Tre, tăng hơn 10,31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt doanh thu trên 105 tỷ
đồng, tăng 26,25% so với cùng kỳ, vượt 2% so với kế hoạch. Trong đó khách
quốc tế đạt 138.800 lượt tăng 10,11% so với cùng kỳ; khách trong nước đạt
206, 500 lượt, so với cùng kỳ tăng 10,45%.
Theo Sở Thương mại – Du lịch tỉnh Bến Tre, từ đầu năm đến nay lượng
khách du lịch, nhất là du khách nước ngoài đến Bến Tre liên tục tăng. Lượng
khách đến tham quan đông nhất là ở các điểm du lịch sinh thái của huyện
Châu Thành với gần 90.000 lượt du khách.
Để phục vụ du khách ngày một tốt hơn, hiện tỉnh đang tiến hành khảo sát,
lập dự án đầu tư xây dựng một số khu du lịch như: Khu vui chơi giải trí Mỹ
Thạnh An (Mỏ Cày), khu du lịch Vàm Hồ (Ba Tri), khu du lịch Hưng Phong
(Giồng Trôm), phát triển cơ sở hạ tầng khu du lịch Cồn Phụng (Châu
Thành),v.v… với tổng số vốn đầu tư ước tính cả năm là 24.348 triệu đồng.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
8
Hiện tỉnh Bến Tre có 29 khách sạn và nhà nghĩ với 404 phòng được trang
bị đầy đủ tiện nghi; 34 nhà hàng phục vụ khoảng 8.200 lượt khách; hơn 100
đò; 20 xe ngựa,v.v… phục vụ khách du lịch.
Điểm qua các địa điểm du lịch nổi tiếng tại Bến Tre:
1) Cồn Phụng:
Thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, nằm trên một cù lao nổi giữa
sông Tiền, đến Cồn Phụng du khách có thể đi xuồng máy dọc cồn thăm các
cơ sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa... lên xe ngựa
thăm vườn cây ăn trái, dừng chân ngồi nghỉ dưới ngôi nhà lợp lá dừa để uống
trà với mật ong và quất, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe
nhạc đờn ca tài tử.
Cửu đỉnh ở Cồn Phụng
2) Cồn Ốc:
Có một tên khác (Cồn Hưng Phong) thuộc xã Hưng Phong, huyện Giồng
Trôm, có nhiều vườn dừa và vườn cây ăn quả.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
9
3) Cồn tiên:
Thuộc xã Tiên Long, huyện Châu Thành, là một bãi cát đẹp, hàng năm vào
ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng vạn người đến tắm và vui chơi giải trí.
4) Sân chim Vàm Hồ:
Thuộc địa phận hai xã Mỹ Hòa và Tân Xuân, huyện Ba Tri, là nơi trú ngụ
của gần 500.000 con cò và vạc và các loài chim thú hoang dại khác cùng với
rừng chà là và thảm thực vật phong phú gồm các loại cây ổi, so đủa, đậu ván,
mãng cầu xiêm, dừa nước, đước đôi, bụp tra, chà là, ô rô, rau muống biển...
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
10
Tới thăm sân chim Vàm Hồ, du khách được đi dạo đường rừng, bơi xuồng
len lỏi trong rừng ngập mặn, tham quan khu căn cứ kháng chiến, đi qua những
chiếc cầu tre lắt lẻo, ngả lưng trên chiếc võng đung đưa dưới tán lá rừng, hít
thở không khí trong lành của dòng sông Ba Lai.
5) Vườn cây ăn trái – Cái Mơn:
Măng cục Cái Mơn
Nổi tiếng với Sầu riêng Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách.
Ðến đây mùa nào cũng có các loại trái cây để ăn. Làng nghề Cái Mơn hàng
năm còn cung ứng cho thị trường nhiều triệu cây giống các loại như sầu riêng,
măng cụt, xoài cát, nhãn tiêu, bòn bon và các loại cây có múi.
Cái Mơn cũng là nơi có nhiều nghệ nhân, nhân giống triết cành tạo nên các
loại cây cảnh và hình bó nai, hình con hươu, nai, rồng, phượng... rất đẹp mắt.
Sản phẩm được bán nhiều ở Thủ Ðức, Biên Hòa,... và xuất sang các nước
trong khu vực Đông Nam Á.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
11
Sầu riêng Cái Mơn
Đối với những ai muốn đi thăm quan các di tích lịch sử, tìm hiểu và viếng
các khu lăng mộ của các anh hùng, liệt sĩ, cách mạng tiêu biểu, thì đây là
những địa điểm phù hợp.
6) Khu lăng mộ và nhà lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu:
Nhà thơ yêu nước, tác giả truyện thơ Lục Vân Tiên. Khu lăng mộ, đền thờ
và nhà lưu niệm của nhà thơ Đồ Chiểu ở xã An Đức, huyện Ba Tri.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
12
7) Khu lăng mộ Phan Thanh Giảng:
Tiến sĩ đầu tiên ở Nam Kỳ, đền thờ tại Bảo Thạnh, Ba Tri, Bến Tre.
8) Khu lăng mộ Võ Trường Toản:
Nhà nho, nhà giáo lớn của thế kỷ 18 Võ Trường Toản. Khu lăng mộ ở xã
An Đức, huyện Ba Tri.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
13
9) Đền thờ Nguyễn Thị Định:
Khu tưởng niệm và đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định đặt tại xã Lương
Hoà, huyện Giồng Trôm, cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 20 km.
Đây là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng sâu sắc và hiệu quả
nhất của tỉnh Bến Tre.
Đồng thời còn có hai Lễ hội lớn ở Bến Tre là Hội đình Phú Lễ và Lễ hội
Nghinh Ông.
10) Đình Phú Lễ:
Ở ấp Phú Khương xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thờ Thành
Hoàng Bổn Cảnh. Hàng năm Lễ hội đình Phú Lễ diễn ra 2 lần: lễ Kỳ Yên vào
ngày 18, ngày 19 tháng 3 âm lịch để cầu cho mưa thuận, gió hòa và lễ Cầu
Bông vào ngày 9, ngày 10 tháng 11 âm lịch cầu cho mùa màng tươi tốt. Lễ
hội có rước sắc thần, lễ tế Thành Hoàng, người đã có công khai khẩn giúp dân
trồng trọt. Đêm có hát bội và ca nhạc tài tử.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
14
11) Lễ hội Nghinh Ông:
Là Lễ hội phổ biến của các làng ven biển của Việt Nam, trong đó có Bến
Tre. Hàng năm vào các ngày 16/6 âm lịch tại các đình đền hay miếu của các
xã thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, mở Lễ hội này. Trong ngày hội tất cả
tàu thuyền đánh cá đều về tập trung neo đậu để tế lễ, vui chơi và ăn uống.
Lế Hội Nghinh Ông – Bình Đại
Sau khi quý khách đã đi tham quan sơ lược toàn cảnh về các địa điểm du
lịch nổi tiếng của Bến Tre, của Quê hương Đồng Khởi. Một vùng đất mầu
mỡ, cây trái quanh năm, và là nơi sinh ra các anh hùng của dân tộc, nơi có
một cuộc vùng lên, Đồng Khởi của những người con yêu Quê hương, yêu Tổ
quốc vào ngày 17 – 01 – 1960, đã làm nên một lịch sử hào hùng cho Quê
hương Xứ dừa.
Nhân tiện đây xin giới thiệu đến quý du khách một địa điểm du lịch chính
yếu trong những địa danh du lịch trên. Nơi mà khi du khách đã đến một lần
rồi, mà vẫn muốn đến đó tiếp lần hai, lần ba nữa… Còn đối với quý du khách
là những người rất bận rộn, thời gian quý như vàng, không để đi du lịch và
tham quan hết các địa điểm du lịch trên thì đây cũng chính là điểm dừng chân
lý tưởng, một không khí thoáng mát, phong cách phục vụ niềm nở, được trở
về với cuộc sống dân dã, không có những tiếng ồn ào của cuộc sống thành thị
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
15
tấp nập, và là một nơi nghĩ ngơi thích hợp nhất. Đồng thời khi quý khách đến
đây còn được tham gia nhiều trò chơi, sinh hoạt dân gian mang đậm bản sắc
văn hóa vùng sông nước, được tận mắt chứng kiến nét sinh hoạt đời thường
của người dân nơi đây gắn liền với các nghề thủ công được chế tác từ dừa,
được ăn những trái ngon đặc sản của vùng Nam bộ như: mít nghệ, sapoche,
bưởi, cam, xoài, nhãn lòng, … và đặc biệt nước dừa ở đây ngọt lịm không
phải tỉnh nào cũng có được, và còn nhiều thứ đặc biệt hơn nữa, mà khi đến
đây thì chắc chắn du khách sẽ thích thú với nó. Trên đây chỉ là vài nét toàn
cảnh về khu du lịch mà tôi sắp giới thiệu cho quý du khách. Khu du lịch mà
tôi muốn giới thiệu đến quý khách là khu du lịch Cồn Phụng. Với địa thế dân
dã, hữu tình của vùng sông nước, Cồn Phụng là một nơi du lịch lý thú và hấp
dẫn.
3 mô hình quảng cáo trong du lịch:
Mô hình 4S’s:
SEA: Biển
SUN: Mặt trời, tắm nắng
SHOP: Cửa hang lưu niệm, mua sắm
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
16
SEX ( or SAND): Hấp dẫn, khêu gợi giới tính (hay bãi cát).
Mô hình 3H’s:
Heritage: Di sản, nhà thờ
Hospitality: Lòng hiếu khách, khách sạn – nhà hàng
Honesty: Lương thiện, uy tín trong kinh doanh.
Mô hình 6S’s:
Sanitaire: Vệ sinh
Santé: Sức khỏe
Sécurité: An ninh, trật tự xã hội
Sérénité: Thanh thản
Service: Dịch vụ, phong cách phục vụ
Satisfaction: Thỏa mãn.
Để quảng cáo cho khu du lịch Cồn Phụng đạt hiệu quả cao nhất nên việc
áp dụng kết hợp 3 mô hình trên là điều cần thiết. Kết hợp SHOP của 4S’s +
Heritage và Hospitality của 3H’s + Sanitaire, Sérénité, Service và
Satisfaction của 6S’s.
Cồn Phụng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch,
huyện Châu Thành, Cồn Phụng được xem là cửa ngõ của tỉnh Bến Tre, cách
trung tâm Tp.Bến Tre 12 km (đường bộ) và 25 km (đường sông). Diện tích
50ha, dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm thủ công mỹ nghệ từ cây dừa và
trồng cây ăn trái. Với đủ loại trái ngon đặc sản của Nam Bộ như: Mít,
sapoche, bưởi, ca cao, nhãn,…
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
17
Sapoche
Ca Cao
Ca Cao
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
18
Bưởi Năm Roi
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
19
Nhãn lòng
Mít nghệ
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
20
Cồn Phụng không những chỉ níu chân du khách bằng những trái cây ngon,
mà còn thu hút du khách qua các món ăn ngon mang đậm hương vị Nam Bộ,
với những món ăn dân dã,…
Cá Tai tượng chiên xù
Cá Lóc nướng trui
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
21
Nếu du khách cảm thấy đói, có thể dùng bữa ăn đạm bạc với những món
ăn miệt vườn chính cống. Ngồi ăn trong khuôn viên của nhà hàng, khung
cảnh thoáng mát, sạch sẽ và rất vệ sinh, giúp cho quý du khách có một bữa ăn
thật ngon miệng và vừa ý nhất.
Khuôn viên của nhà hàng tại khu du lịch Cồn Phụng
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
22
Sau đó, có thể ngã lưng lên trên những chiếc võng rợp bóng mát trong khu
vườn nhãn. Nếu du khách muốn vui chơi, có thể câu Cá Sấu, hay chụp hình
lưu niệm bên những chú Đà Điểu rất hiền và dễ thương. Chúng xòe đôi cánh
như là một lời chào thân thiện mỗi khi du khách đến gần...
Đến đây quý du khách còn có thể thể đi xuồng máy dọc cồn thăm các cơ
sở sản xuất kẹo dừa, sản xuất đồ lưu niệm từ cây, vỏ trái dừa... Với lòng mến
khách của người dân nơi đây, họ sẵn sàng cho quý khách nhập cuộc, bạn có
thể tự tay mình làm ra một viên kẹo dừa thơm ngon, và gọt giũa để làm nên
những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa thật đặc biệt.
Du khách
được tận tay
gói những
viên kẹo dừa
thơm ngon.
Quý du khách còn được đi xuồng nhỏ tham quan sông nước hữu tình
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
23
Không những thế, quý quan khách còn đi xe ngựa thăm vườn cây ăn trái,
những âm thanh vang lên “ lọc cọc, lọc cọc,…” nghe rất vui tai, từng bước
chân chậm rãi nhẹ nhàng, giúp cho quý du khách tận hưởng một bầu không
khí trong lành và mát mẻ mà còn lãng mạn nữa. Sau đó quý khách còn được
dừng chân ngồi nghỉ dưới ngôi nhà lợp lá dừa để uống trà với mật ong và
quất, thưởng thức các món ăn trái cây miền nhiệt đới, nghe nhạc đờn ca tài tử.
Xe ngựa chở du khách đi tham quan vườn trái cây
Đối với những người có máu nghệ sĩ thì đây cũng chính là dịp để họ mở
rộng tầm mắt, được trở về với sự dân dã đời thường, ăn những món ăn giản dị
mà tuyệt vời, lại được thưởng thức những cung điệu vu vương của âm nhạc
quê hương, thì giống như lạc vào cõi thần tiên. Một cuộc sống thật vô tư và tự
do biết mấy, làm tan biết hết mọi ưu phiền, lo toan của cuộc sống hằng ngày
đầy vất vả. Bõ qua hết tất cả mọi thứ để tận hưởng cảm giác thăng hoa của cơ
thể, và sự thanh thản của tâm hồn.
Khái quát sơ lược về Đàn ca tài tử:
Âm nhạc thính phòng Việt Nam bao gồm ca trù, ca Huế và đờn ca tài tử,
phát triển mạnh từ đầu thế kỷ thứ 20. Điểm khác biệt chính yếu giữa nhạc
thính phòng Việt Nam và dân ca Việt Nam là: nhạc thính phòng gồm những
tác phẩm (có khi được ký âm) mà người trình diễn cũng như người thưởng
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
24
thức phải được huấn luyện để có thể sử dụng các nhạc cụ, trình bày tác phẩm,
cũng như hiểu biết về thi ca ; trong khi dân ca mang tính cách tự phát, tự diễn
trong lúc lao động hoặc giải trí.
Đờn ca tài tử (còn gọi là nhạc tài tử) được phát triển chủ yếu tại miền Nam
Việt Nam. Thuật ngữ tài tử có thể hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, tài tử là
những người tài năng (talent), những bậc thầy tham gia trình diễn; thứ hai, tài
tử là những người nghiệp dư (amateur), gồm cả những bậc thầy - nhưng
không lấy đó làm kế sinh nhai - tham gia biểu diễn (music of the amateurs).
Nền tảng của đờn ca tài tử chính là nhạc lễ (còn gọi là nhạc ngũ âm), một
loại nhạc được phát triển vào thế kỷ thứ 17 dựa trên nhạc tế tự cung đình Huế
và âm nhạc của các tỉnh Nam Trung bộ. Nhạc lễ trở nên thịnh hành ở miền
Nam vào cuối thế kỷ 19, phục vụ chính yếu cho các lễ hội tại địa phương. Các
ban nhạc lễ lúc bấy giờ thường gồm có các nhạc cụ gõ và dây kéo vĩ. Do nhu
cầu phục vụ cho các tang lễ về khuya, nhạc lễ cần phải chơi với âm lượng nhỏ
theo yêu cầu của gia chủ. Từ đó các ban nhạc lễ được tổ chức một cách gọn
nhẹ hơn và bắt đầu dùng song lang thay cho trống nhạc để giữ tiết tấu, cũng
như bỏ bớt các nhạc cụ dây kéo vĩ để chỉ còn có đàn cò.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
25
Mặc dù về mặt thang âm điệu thức giữa âm nhạc cải lương và âm nhạc của
đờn ca tài tử không có ranh giới rõ rệt , nhưng với cùng một làn điệu, cùng
một bản đàn, lối ca và hòa tấu nhạc tài tử có một số khác biệt với lối ca và hòa
tấu nhạc trên sân khấu cải lương. Do không bị hạn chế vào việc diễn xuất và
kịch bản sân khấu, người nghệ sĩ của nhạc tài tử có nhiều thuận lợi hơn trong
việc ứng tác và chơi ngẫu hứng.
Xuất phát từ việc nhận thức được tầm quan trọng của nhạc đờn ca tài tử
trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói
chung, ngày nay đã có khá nhiều nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học ở trong và
ngoài nước đang tìm cách sưu tầm và hệ thống hóa các bài bản của nhạc tài
tử, nghiên cứu thang âm điệu thức, phương pháp ký âm ..v.v.. Một số nhạc sĩ
cũng đang tìm cách sáng tác thêm các bài bản mới để góp phần vào số lượng
bài bản đang thịnh hành hiện nay.
Còn đối với những du khách thích mạo hiểm, thách thức trước sự sợ hãi
của mình thì có lẽ đây là một trò chơi khá lý tưởng, đòi hỏi sự gan dạ và dũng
cảm của quý du khách. Trò chơi với những chú Rắn, bắt rắn quấn quanh mình
và nhanh tay chộp lại những khoảnh khắc đáng nhớ như thế này, đó là một kỉ
niệm khó quên nhất.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
26
Những nhà huấn luyện Rắn tài ba trong tương lai
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
27
Đến Cồn Phụng ngoài việc vui chơi, giải trí, thưởng thức những món ăn và
trái ngon đặc sắc của miền quê sông nước. Còn một điều quan trọng mà quý
khách chưa biết đến, một nét riêng của Cồn Phụng mà những nơi khác lại
không có. Nơi đây có một di sản văn hóa, một trong những đạo giáo nổi tiếng
ở Nam Bộ. Và cái tên Đạo Dừa được người dân nơi đây nhắc đến nhiều nhất,
khi đã đến đây, đến với khu du lịch cồn Phụng mà quý du khách không ghé
qua chiêm ngưỡng những nét đẹp, nét huyền bí qua những công trình của Ông
Đạo Dừa để lại thì thật là tiếc nuối. Nói đến đây thì phải kể đến cái nét riêng
của Đạo dừa. Việt Nam là một nước có rất nhiều đạo giáo du nhập vào từ
ngoại quốc như Nho giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo, phật giáo và Hồi
giáo,… Nhưng riêng Đạo dừa thì ngược lại đã xuất cảng được những tư tưởng
riêng tư của Ông Đạo dừa ra ngoại quốc. Đồ đệ nổi tiếng của ông ở Mỹ là con
trai của văn hào J. Steinbeck, một nhà văn đã từng đoạt giải thưởng văn
chương Nobel của thế giới.
Khái quát về Đạo dừa và Ông Đạo dừa:
Đạo Dừa là một tín ngưỡng tại miền Nam Việt Nam, còn gọi là
Đạo Vừa (vừa phải, trung dung) hoặc Hòa đồng Tôn giáo. Và cũng là tên gọi
cho người sáng lập, thường được gọi là Ông Đạo Dừa, tên thật là Nguyễn
Thành Nam (1909-1990), là người sáng lập Đạo Dừa ở Bến Tre, Việt Nam.
Cồn Phụng có di tích Đạo Dừa trên diện tích chừng 1.500m², hiện được
bảo tồn nguyên trạng các hạng mục kiến trúc được xây dựng từ thời giáo chủ
Đạo Dừa: sân 9 con rồng (1 con rồng đực và 8 con rồng cái) tượng trưng cho
Cửu Long Giang; tháp Hoà bình (cửu trùng đài) - nơi ông Đạo Dừa ngồi
giảng kinh pháp và truyền bá đạo giáo, toà tháp có kiến trúc lạ mắt với những
mảng đắp chạm rồng, phượng được gắn bằng những mảnh vỡ của bát đĩa, ấm
chén; một đỉnh lớn. Nguyễn Thành Nam tự xưng là "Xứ giả của hòa bình",
chủ trương mang lại hoà bình từ mọi tôn giáo, sống bằng hoa trái – chủ yếu là
ăn dừa (không ăn các sản vật khác).
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
28
Toàn cảnh sân 9rồng của Đạo dừa
Cửu trùng đài
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
29
Ngoài ra còn một số hình ảnh trong khuôn viên của Ông Đạo dừa, được
làm từ những mảnh vỡ của ấm chén và bát đĩa, nó thì rất thú vị và lạ mắt.
Cửu trùng đài - nơi ngồi truyền đạo của Ông Đạo dừa
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
30
Vài nét tiểu sử về Ông Đạo dừa:
Ông Đạo Dừa tên thật là
Nguyễn Thành Nam sinh
năm 1909 tại xã Phước
Thịnh, tổng An Hòa, huyện
Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa
(nay là huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre).
Ông là con của một gia
đình giàu có. Cha tên
Nguyễn Thành Trúc, làm
chánh tổng từ năm 1940
đến năm 1944 và mẹ là bà
Lê Thi Sen.
Năm 1928, ông sang Pháp du học tại Rouen.
Năm 1935, ông tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước.
Năm 1935, ông cưới bà Lộ Thị Nga và sinh ra một người con gái tên là
Nguyễn Thị Khiêm.
Năm 1945, ông đến chùa An Sơn ở Bảy Núi, Châu Đốc, quy y cầu đạo với
hòa thượng Thích Hồng Tôi. Tu theo luật đầu đà, ông ngồi tại bệ đá trước cột
phướn chùa suốt 3 năm, đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương, thân hình
chỉ còn da bọc xương.
Năm 1948, ông trở về Định Tường (nay là Tiền Giang) ngồi tựa mé sông
trên cầu Bắc, hành đạo mặc kẻ qua người lại.
Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước,
đêm đêm lên ngồi hành đạo trên đài, choàng một manh áo, chịu đựng mưa
nắng. Cuộc sống tu hành đơn sơ, đạm bạc, thức ăn chỉ là trái cây, chủ yếu là
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
31
dừa (nên mới có biệt danh là Ông Đạo Dừa). Mỗi năm ông chỉ tắm một lần
vào ngày Phật Đản.
Năm 1958, ông gửi thư phản đối Tổng thống Ngô Đình Diệm về một
chính sách nào đó, nên bị bắt giam, sau được thả ra...
Năm 1963, ông Nguyễn Thành Nam đến Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch,
huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre xây dựng chùa Nam Quốc Phật'', và tại đây
ông lập ra đạo Dừa. Ông đặt mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn,
thiết kế làm ba tầng đưa về neo đậu bên một khu đất, trên đó xây dựng một số
tháp, đài, nhà khách, vườn hoa...
Ông tự xưng là Thiên nhơn giáo chủ Thích Hòa Bình, tuyên bố theo cả ba
tôn giáo là Nho, Phật, Lão. Đạo của ông không cần tụng kinh, gõ mõ mà chỉ
cần ngồi tham thiền và ăn chay, tưởng niệm... và khuyến khích người đời
sống tôn trọng lễ nghĩa và yêu thương nhau, cư xử hòa mục với nhau. Về thực
phẩm, Đạo Dừa khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa.
Ông thử nghiệm hòa đồng dân tộc bằng cách nuôi chuột và mèo sống
chung với nhau trong một lồng. Qua hình ảnh này ông chứng-minh là hai kẻ
đối-nghịch vẫn có thể "sống chung hòa-bình" và mong muốn Việt Nam sẽ
không còn chiến tranh.
Năm 1967, ông có nhờ báo chí tuyên truyền đạo của mình và vận động ra
tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Trong số tín đồ Đạo Dừa có con trai của nhà văn Mỹ John Steinbeck.
Sau biến cố 1975, Đạo Dừa bị cấm, tài sản bị nhà nước trưng dụng, ông
tìm cách vượt biên nhưng không thoát và bị bắt đưa đi học tập cải tạo [1] [2].
Về sau, ông được người thân trong gia đình lãnh về sống tại Phú An Hòa.
Năm 1990, ông qua đời ở tuổi 81.
Là một trong nhiều đạo tồn tại ở Miền Nam trước 1975. Đạo Dừa chủ
trương hòa đồng tôn giáo, tổng hợp tinh hoa của nhiều tôn giáo, đặc biệt là
Phật giáo, Kitô giáo. Dựng đàn Bát quái, lập thuyền Bát nhã với đài lộ thiên
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
32
để cầu Phật, tiên, thánh... sao cho mưa thuận gió hòa, dân sống yên vui, đất
nước thái bình, vv... Tín đồ lên đến hàng vạn...
Bia mộ được dựng lên để tưởng nhớ Ông Đạo dừa, cũng như những đóng
góp của Ông mong muốn cho Việt Nam không còn chiến tranh và mọi người
sống yêu thương lẫn nhau hơn.
Bia mộ của Ông Giáo chủ Đạo dừa
Cuối cùng sau một ngày tham quan với nhiều điều mới mẻ và độc đáo, và
bạn muốn lưu lại những kỉ niệm khi đến Cồn Phụng, cũng như mang về
những món quà nho nhỏ mà đầy ý nghĩa để làm quà cho gia đình, bạn bè và
người thân, những món
quà đặc biệt được chế
tác nguyên chất từ dừa
như: túi sách, ví, kẹp tóc,
mặt dây chuyền, nhẫn,
mặt nạ, đèn ngũ, thiệp
chúc mừng, búp bê, và
những chiếc xe rất dễ
thương và ngộ nghĩnh…
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
33
Và đây……
Còn đây nữa,…
Và rất nhiều sản phẩm để quý khách có thể chọn lựa những món hàng vừa
ý thích.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
34
Rễ dừa được nghệ nhân tạc khắc thành mặt người rất đẹp mắt
Tổng quát toàn cảnh về khu du lịch Cồn Phụng, xin giới thiệu cho quý du
khách được biết. Hãy thử một ngày tham quan, du ngoạn Cồn Phụng, chắc
chắn bạn sẽ thích thú nơi đây, những người dân quê chân chất, thật thà này và
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
35
cảm thấy không uổng phí một chuyến đi du lịch vùng sông nước như thế này.
Cuối cùng xin gởi lời chào đến toàn thể quý du khách, chúc quý du khách có
một ngày du lịch thật ý nghĩa, tràn đầy niềm vui và hạnh phúc.
Thân chào và hẹn gặp lại!!!
II. Điểm mạnh và khó khăn của khu du lịch Cồn Phụng:
1. Điểm mạnh:
Gần gũi với thiên nhiên, không khí trong lành, mát mẻ.
Con người nơi đây thì thật thà, chất phác, và điều quan trọng là rất
mến khách.
Bầu không khí vui vẻ, không ồn ào giúp xua tan mọi vất vả của cuộc
sống hằng ngày.
Phong cách phục vụ nhiệt tình, vệ sinh an toàn thực phẩm được
nâng cao, an ninh trật tự được đảm bảo.
2. Khó khăn:
Chưa khai thác hết tiềm lực về du lịch tại Cồn Phụng, như: chưa đa
dạng và phong phú về trò chơi giải trí.
GVBM: Hồ Đức Hiệp
Người thực hiện: Đinh Thanh Thế
Môn: Quảng
Cáo & KM 1
36
Cơ sở hạ tầng đang xuống cấp, những cơ sở sản xuất truyền thống
đang bị mai một dần.
Hạn chế về trình độ ngoại ngữ khi giao tiếp với khách nước ngoài.
Buôn bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính cá nhân, chưa có
sự quản lý thống nhất của ban quản lý khu du lịch.
III. Những giải pháp giúp cho khu du lịch Cồn Phụng phát triển
hiệu quả:
Tận dụng những tài nguyên du lịch hiện có để mở rộng phạm vi hoạt
động, đa dạng các loại hình trò chơi giải trí như: câu cá thư giãn,
chèo ghe đua, tắm bùn, thi “ai nhanh hơn nào” thông qua trò chơi
buộc cua,…
Cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng của khu du lịch như: bảo tồn và
tuần tu khu di tích Đạo dừa, đầu tư và nâng cấp các nhà hàng, khách
sạn, xây dựng phòng trưng bày giới thiệu các Danh nhân và di tích
lịch sử của Bến Tre, mở rộng đường xá, bên cạnh đó cũng cần có sự
hỗ trợ của chính quyền địa phương về hệ thống giao thông, đầu tư
và cải thiện tình hình cho những cơ sở sản xuất truyền thống.
Khuyến khích nhà vườn có vốn, có kinh nghiệm trồng cây ăn trái,
thiết kế cảnh vườn sạch đẹp, thâm canh cây ăn trái tốt, có sản phẩm
trái cây phục vụ quanh năm.
Đối với những đơn vị làm công tác du lịch thì phải đầu tư và phát
triển nguồn nhân lực, về năng lực, trình độ giao tiếp và cách ứng xử
đối với du khách trong và ngoài nước.
Những hộ buôn bán nhỏ lẽ nên tập trung lại, và lập thành từng tổ,
nhóm với nhau, để tận dụng và đa dạng sản phẩm, tránh sự gây gổ
tranh giành khách mất trật tự và giữ an toàn trong khu du lịch.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những thuận lợi và thách thức đối với du lịch Cồn Phụng - Bến Tre.pdf