Sự tăng trưởng kinh tế luôn có ý nghĩa sống còn đối với các nền kinh tế đang phát
triển. Để có tăng trưởng, đòi hỏi quốc gia phải đầu tư. Do vậy, nguồn vốn đầu tư là bài
toán luôn được ưu tiên nhưng không dễ trong giải quyết đối với các quốc gia đang
phát triển. Sự thất thoát trong đầu tư sẽ làm chậm quá trình phát triển và trở thành
gánh nặng cho nền kinh tế trong tương lai. Vì thế, cũng không là quá đề cao kinh
doanh nhượng quyền khi mô hình này được đánh giá là có thể giải quyết tốt vấn đề về
nguồn vốn và rủi ro đầu tư.
37 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3101 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n giao
công nghệ. Tuy nhiên về bản chất nhƣợng quyền thƣơng mại và chuyển giao công nghệ
là hai hoạt động khác biệt.
Nhượng quyền thương mại là việc nhƣợng quyền kinh doanh kèm theo đó là uy
tín, nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại, khẩu hiệu, biểu tƣợng kinh doanh cũng nhƣ các
kiến thức, bí quyết kinh doanh dây chuyền thiết bị công nghệ cho một pháp nhân hoặc cá
nhân. Trên cơ sở đó bên nhận quyền thƣơng mại phát triển một cơ sở kinh doanh mới,
một cơ sở có thể bán, sản xuất kinh doanh một loại hàng hóa nhất định hoặc cung cấp các
dịch vụ có cùng chất lƣợng, hình thức, phƣơng thức phục vụ nhƣ bên nhƣợng quyền và
dƣới thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền. Nói cách khác, “nhượng quyền thương mại là
hoạt động thương mại nhằm mở rộng hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền thông
qua việc chia sẻ quyền kinh doanh trên cùng một thương hiệu cho bên nhận quyền”.
Trong khi đó, chuyển giao công nghệ thực chất là việc chuyển giao các kiến thức
kỹ thuật từ ngƣời có kiến thức cho một ngƣời khác, trên cơ sở đó ngƣời nhận kiến thức
khai thác các giá trị của công nghệ sản xuất ra hàng hóa sản phẩm theo ý kiến chủ quan
của mình chứ không phải theo một khuôn mẫu, quy định nào từ phí bên chuyển giao công
nghệ.
Xuất phát từ sự khác biệt về bản chất đó nên khi sử dụng các văn bản pháp luật về
chuyển giao công nghệ điều chỉnh nhƣợng quyền thƣơng mại đã tạo ra một số vấn đề bất
cập trong thực tiễn. Nhận thức đƣợc những vấn đề bất cập đó, đồng thời để đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn cuộc sống và tiến trình hội nhập, Luật Thƣơng mại 2005 đã chính thức
bổ sung thêm một số hoạt động thƣơng mại vào phạm vi điều chỉnh đó là nhượng quyền
thương mại. Đây là chế định góp phần hoàn thiện pháp luật về thƣơng mại nói chung và
nhƣợng quyền thƣơng mại nói riêng. Nhƣợng quyền thƣơng mại là hoạt động thƣơng mại
độc lập, có những nét đặc thù so với chuyển giao công nghệ.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
9
Dƣới góc độ kinh doanh, nhượng quyền thương mại là một hình thức tiếp thị và
phân phối hàng hóa, dịch vụ rất hiệu quả, theo đó bên nhận quyền đƣợc cấp quyền kinh
doanh một loại sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với các tiêu chuẩn, hệ thống, phƣơng
thức đã đƣợc bên nhƣợng quyền thiết lập với sự trợ giúp, huấn luyện và kiểm soát của
bên nhƣợng quyền. Đổi lại, bên nhận quyền phải trả phí nhƣợng quyền và phí bản quyền
cho bên nhƣợng quyền.
2. Đ c đi m v ngh a của hoạt động nhượng qu ền thương mại:
2.1. i m:
- Nhƣợng quyền thƣơng mại là một hoạt động thƣơng mại do thƣơng nhân thực
hiện, tham gia vào hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại gồm có bên nhƣợng quyền
thƣơng mại và bên nhận quyền thƣơng mại. Hai bên này đều phải là các thƣơng nhân và
có tƣ cách pháp lý hoàn toàn độc lập với nhau. Sau khi nhận quyền thƣơng mại, bên nhận
quyền thƣơng mại đƣợc tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên
cơ sở sự cho phép của bên nhƣợng quyền thƣơng mại để khai thác lợi ích cho chính
mình.
- Nhƣợng quyền thƣơng mại là một hoạt động thƣơng mại có sự chuyển giao
“quyền thƣơng mại” gắn liền với quyền sở hữu trí tuệ đó là “cách thức tổ chức kinh
doanh, nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tƣợng kinh doanh, quảng cáo” của bên nhƣợng quyền cho bên nhận quyền.
- Bên nhƣợng quyền thƣơng mại và bên nhận quyền thƣơng mại luôn tồn tại
“quyền kiểm soát và trợ gi p” rất gắn bó và mật thiết. Đây đƣợc coi là một đặc điểm nổi
bật của nhƣợng quyền thƣơng mại so với các hoạt động thƣơng mại khác. Nhƣợng quyền
thƣơng mại thực chất là việc mở rộng mô hình kinh doanh đã thành công trên thị trƣờng
bằng cách chia s quyền kinh doanh thƣơng mại cho các thƣơng nhân nhận quyền. Tuy
nhiên trong việc mở rộng mô hình kinh doanh, bên nhƣợng quyền thƣơng mại luôn phải
đối mặt với nguy cơ giảm uy tín thƣơng mại nếu bên nhận quyền không thực hiện đ ng
cam kết. Điều này đ i hỏi bên nhƣợng quyền phải kiểm soát và trợ gi p cho bên nhận
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
10
quyền, khiến bên nhận quyền phải tuân thủ chặt chẽ mô hình kinh doanh của bên nhƣợng
quyền, qua đó bảo vệ đƣợc thƣơng hiệu của mình.
- Cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại chính là hợp
đồng nhƣợng quyền thƣơng mại, chính hợp đồng thƣơng mại thể hiện việc thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ
nhƣợng quyền thƣơng mại. Theo điều 285 Luật Thƣơng mại 2005 thì “hợp đồng thƣơng
mại phải đƣợc lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tƣơng
đƣơng”.
2.2. ngh :
Đối với b n nhượng qu ền:
- Mở rộng đƣợc hệ thống kinh doanh mà không phải đầu tƣ nhiều và vẫn nằm trong
sự điều tiết, kiểm soát của mình. Do tính đặc thù của nhƣợng quyền thƣơng mại là bên
nhận quyền thƣơng mại luôn chịu sự kiểm soát của bên nhƣợng quyền thƣơng mại.
- Thu đƣợc một khoản lợi nhuận không nhỏ từ việc nhƣợng quyền cho bên nhận
quyền vì khi nhƣợng quyền, bên nhận quyền phải trả tiền bản quyền thuê thƣơng hiệu và
tiền phí để đƣợc kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhƣợng quyền. Đồng thời bên
nhận quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhƣợng quyền nhờ đó mà bên
nhƣợng quyền có thể tối đa hóa thu nhập của mình.
- Cải thiện đƣợc hệ thống phân phối.
- Th c đẩy việc quảng bá thƣơng hiệu. Khi sử dụng hình thức nhƣợng quyền, bên
nhƣợng quyền sẽ tạo đƣợc những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thƣơng hiệu của
mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nơi của chuỗi cửa hàng sẽ đƣa hình
ảnh về sản phẩm đi sâu vào tâm trí khách hàng một cách dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, vì
chi phí quảng cáo sẽ đƣợc trải rộng cho rất nhiều cửa hàng, cho nên chi phí quảng cáo
cho một đơn vị kinh doanh là rất nhỏ. Điều này gi p bên nhƣợng quyền xây dựng đƣợc
một ngân sách quảng cáo lớn. Đây là một lợi thế cạnh tranh mà khó có đối thủ cạnh tranh
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
11
nào có khả năng vƣợt qua. Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm,
thƣơng hiệu càng đƣợc nâng cao, giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ mang lại nhiều
thuận lợi cho bên nhận quyền khi sử dụng nhãn hiệu, thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền.
Và nhƣ thế cả bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền ngày càng thu đƣợc nhiều lợi nhuận
từ việc áp dụng hình thức kinh doanh nhƣợng quyền.
- Hạn chế khả năng cạnh tranh của các đối thủ.
Đối với b n nhận qu ền:
- Tận dụng đƣợc nguồn lực, tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian trong việc xây dựng
một mô hình kinh doanh, đào tạo đội ngũ quản lý hay xây dựng một thƣơng hiệu trên thị
trƣờng.
- Giảm thiểu rủi ro: Mục đích chủ yếu của nhƣợng quyền chính là giảm thiểu rủi ro.
Việc mở cửa hàng, cơ sở kinh doanh mới có rất nhiều rủi ro và t lệ thất bại cao. Lý do
chính là do ngƣời quản lý là những ngƣời mới bƣớc vào nghề, không có kinh nghiệm và
phải mất nhiều thời gian cho việc học hỏi các đặc trƣng riêng của từng loại hình kinh
doanh. Khi tham gia vào hệ thống nhƣợng quyền, bên nhận quyền sẽ đƣợc huấn luyện,
đào tạo và truyền đạt các kinh nghiệm quản lý, bí quyết thành công của các loại hình kinh
doanh đặc thù mà bên nhƣợng quyền tích lũy đƣợc từ những trải nghiệm trên thị trƣờng,
tức là họ kinh doanh theo một mô hình quản lý có s n. Bên nhận quyền không phải trải
qua giai đoan xây dựng và phát triển ban đầu. Bên nhƣợng quyền sẽ hƣớng dẫn bên nhận
quyền các nguyên tắc chung.
- Đƣợc mua nguyên liệu, sản phẩm với giá ƣu đãi: Bên nhƣợng quyền luôn có
những ƣu đãi đặc biệt về cung cấp sản phẩm, nguyên liệu cho bên nhận quyền. Do đó,
bên nhận quyền đƣợc mua sản phẩm hoặc nguyên liệu với khối lƣợng lớn theo một t lệ
khấu hao đầy hấp dẫn. Giá của các sản phẩm, nguyên liệu đầu vào thấp sẽ là một trong
những lợi thế cạnh tranh lớn. Nếu trên thị trƣờng có những biến động lớn nhƣ việc khan
hiếm nguồn hàng thì bên nhƣợng quyền sẽ ƣu tiên phân phối cho bên nhận quyền trƣớc.
Điều này gi p bên nhận quyền ổn định đầu vào, tránh tổn thất.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
12
- Rất phù hợp với những thƣơng nhân có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ vì mức
cạnh tranh của các thƣơng nhân này nếu tự mình xây dựng các thƣơng hiệu cho riêng
mình thì sẽ rất khó khăn.
3. Các hình thức nhượng quyền thương mại
3.1. Căn ứ vào l nh vực kinh doanh
Nhượng quyền phân phối sản phẩm
Trong nhƣợng quyền phân phối, Bên nhận quyền sẽ đƣợc bán hàng hóa của Bên
nhƣợng quyền dƣới thƣơng hiệu của ngƣời nhƣợng quyền. Đây là hình thức chuyển
nhƣợng quyền sử dụng thƣơng hiệu nhắm mục đích phân phối một sản phẩm hay một tập
hợp các sản phẩm. Nó tạo nên một cơ cấu trực tuyến cho phép đƣa sản phẩm từ khâu sản
xuất đến khâu tiêu thụ cuối cùng. Mối quan hệ giữa hai bên chỉ là mối quan hệ nhà cung
cấp và ngƣời bán. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhƣợng quyền phân phối thƣờng
gặp trong các lĩnh vực nhƣ phân phối mỹ phẩm (Hệ thống cửa hàng phân phối mỹ phẩm
VICHY, L’OREAL…) hay phân phối nhiên liệu cho các loại xe máy, xe ô tô (cửa hàng
phân phối dầu nhờn CASTROL, CALTEX, EXXON). Nhƣợng quyền phân phối sản
phẩm có thế có các hình thức khác nhau tuỳ vào vị trí của bên chuyển nhƣợng trong kênh
phân phối.
- Trường hợp bên chuyển nhượng là nhà sản xuất: lúc này bên chuyển nhƣợng sẽ là
ngƣời trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và ngƣời nhận quyền sẽ đóng vai tr là các
nhà bán l để phân phối hàng hoá của ngƣời sản xuất tới ngƣời tiêu dung dƣới
thƣơng hiệu của bên nhƣợng quyền, trong một lãnh thổ địa lý nhất định.
- Trường hợp bên chuyển nhượng không phải là nhà sản xuất trực tiếp mà đóng vai
trò là một người tổ chức phân phối: tạo ra một tập hợp sản phẩm để bên nhận
chuyển nhƣợng phân phối.
VD i n hình : Thương hiệu cà phê Gloria Jean’s của Mỹ đi vào thị trường Úc bằng
con đường nhượng quyền phân phối sản phẩm này. Doanh nhân Peter Irvine sau khi mua
nhượng quyền sử dụng thương hiệu độc quyền vào năm 1996 đã quyết định cải tiến và bổ
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
13
sung mô hình kinh doanh nguyên thủy của Gloria Jean’s là thay vì chỉ thuần túy bán cà
phê bột được cung cấp bởi chủ thương hiệu, các quán cà phê mang thương hiệu Gloria
Jean’s tại Úc lại chú trọng phục vụ khách uống cà phê tại chỗ. Mô hình này sau đó đã
được tiếp tục nhân rộng khắp nước Úc thông qua hình thức bán franchise và thành công
đến nỗi các cửa hiệu cà phê Gloria Jean’s tại Mỹ cũng đã phải chuyển đổi mô hình gốc
của mình theo phiên bản của Úc.
Nhượng quyền kinh doanh sản xuất
Đây là hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại mà theo đó bên nhận quyền sẽ sản
xuất và bán sản phẩm dƣới nhãn hiệu của bên chuyển nhƣợng. Hợp đồng nhƣợng quyền
bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Các
chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải tuyệt đối đƣợc giữ đ ng. Mối liên hệ và hợp tác
giữa bên bán và bên mua franchise phải rất chặt chẽ và liên tục, và đây cũng là hình thức
nhƣợng quyền phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Bên mua franchise thƣờng phải trả
một khoản phí cho bên bán franchise, có thể là một khoản phí trọn gói một lần, có thể là
một khoản phí hàng tháng dựa trên doanh số, và cũng có thể tổng hợp luôn cả hai khoản
phí kể trên. Tất cả cũng tùy vào uy tín thƣơng hiệu, sự thƣơng lƣợng và chủ trƣơng của
chủ thƣơng hiệu.
Đặc điểm của hình thức nhƣợng quyền này là:
- Hoạt động này liên kết nơi sản xuất với nơi tiêu thụ;
- Việc sản xuất đi đôi với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.
Ví dụ i n hình: Nếu muốn được nhượng quyền kinh doanh một cửa hàng thức ăn
nhanh McDonald’s nổi tiếng thế giới của Mỹ vào thời điểm 2005, bên mua franchise phải
trả một khoản phí nhượng quyền ban đầu là 45.000USD và phí franchise hàng tháng là
1,9% trên doanh số.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
14
Nhượng quyền cung cấp dịch vụ
Là hình thức chuyển nhƣợng bí quyết cung cấp dịch vụ - hay bí quyết kinh doanh
hoàn chỉnh cho phép Bên nhận quyền có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ đặc thù
của hệ thống, nhƣ NQTM trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, giáo dục, thẩm mỹ…
Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh
Đối với loại hình này thì hợp đồng chuyển nhƣợng bao gồm thêm việc chuyển
giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực của mô hình
kinh doanh phải tuyệt đối đƣợc giữ đ ng. Mối liên hệ và hợp tác giữa bên bán và bên
mua Franchise phải rất chặt chẽ và liên tục mặc dù họ có sự độc lập về mặt pháp lý và tài
chính. Bên nhƣợng quyền sẽ cung cấp các khoá đào tạo, cẩm nang hoạt động và hƣớng
dẫn marketing cho ngƣời nhận quyền. VD: Phở 24…
Nhƣ vậy đối với loại hình nhƣợng quyền khá phức tạp này, Bên nhận quyền sẽ áp
dụng toàn bộ công thức kinh doanh, cách thức vận hành của Bên nhƣợng quyền chứ
không chỉ dừng lại ở việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá. Đây là hình thức nhƣợng quyền
phổ biến và hiệu quả hiện nay.
3.2. Căn ứ vào các hình thức mua franchise
Mua franchise riêng lẻ ( single-unit franchise)
Đây là phƣơng thức mua Franchise khá phổ biến khi ngƣời mua Franchise ký một
hợp đồng Franchise trực tiếp với ngƣời bán Franchise (có thể là chủ thƣơng hiệu hoặc chỉ
là một đại lý độc quyền gọi là Master Franchise). C n ngƣời mua Franchise có thể là một
cá nhân hay một công ty nhỏ đƣợc chủ thƣơng hiệu hay đại lý độc quyền của chủ thƣơng
hiệu cấp quyền kinh doanh tại một địa điểm và một thời gian nhất định (3-5 năm hay dài
hơn). Sau thời gian này, hợp đồng có thế đƣợc gia hạn và ngƣời mua franchise sẽ phải trả
một khoản phí nhỏ để gia hạn hợp đồng. Ngƣời mua franchise theo phƣơng thức này
không đƣợc nhƣợng quyền lại cho ngƣời khác cũng nhƣ không đƣợc tự ý mở thêm cửa
hàng mang cùng thƣơng hiệu franchise.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
15
Mua Franchise độc quyền (Master franchise)
Thông thƣờng chủ thƣơng hiệu cấp phép cho ngƣời mua Master franchise độc
quyền kinh doanh thƣơng hiệu của mình trong một khu vực, thành phố, lãnh thổ, quốc gia
trong một thời gian nhất định (thƣờng dài hơn so với các hợp đồng mua franchise riêng
l ). Trong trƣờng hợp này, ngƣời mua franchise độc quyền ( Master franchisee) có thể
bán Franchise lại cho ngƣời thứ ba dƣới hình thức Franchise riêng l hay Franchise phát
triển khu vực. Ngƣời mua Franchise thƣờng phải cam kết mở bao nhiêu cửa hàng trong
một thời gian nhất định, quy định bởi chủ thƣơng hiệu. Ngoài ra, ngƣời mua Master
franchise còn phải cam kết xây dựng các chƣơng trìn huấn luyện, đào tạo những ngƣời
mua Franchise sau này để đảm bảo chất lƣợng và uy tín của thƣơng hiệu.
Mua Franchise phát tri n khu vực (Area development franchise)
Đây là hình thức Franchise nằm giữa hai hình thức mua riêng l và mua độc
quyền, nghĩa là ngƣời mua trong trƣờng hợp này đƣợc cấp độc quyền cho một khu vực
hay một thành phố nhỏ trong một khoảng thời gian nhất định, tuy nhiên không đƣợc bán
Franchise cho bất cứ ai. Ngƣời mua cũng bị ràng buộc trong hợp đồng là phải mở bao
nhiêu cửa hàng trong vòng mấy năm, nếu không sẽ bị chủ thƣơng hiệu cắt hợp đồng và
rút quyền. Ngƣời mua Franchise phát triển khu vực thƣờng đƣợc yêu cầu thanh toán
trƣớc một khoản tiền khá lớn để đƣợc độc quyền mở cửa hàng trong một khu vực hay
thành phố đó.
Liên doanh (joint – venture)
Với hình thức này, chủ thƣơng hiệu hợp tác với một doanh nghiệp địa phƣơng
thành lập công ty liên doanh. Công ty liên doanh này trở thành công ty thay mặt cho chủ
thƣơng hiệu toàn quyền kinh doanh tại một thành phố, một quốc gia hay một khu vực nào
đó. Cả hai đối tác trong công ty liên doanh sẽ đàm phán về cố phần của mình và cách
thức huy động vốn. Thông thƣờng, doanh nghiệp địa phƣơng sẽ đóng góp bằng tiền và
kiến thức địa phƣơng, c n chủ thƣơng hiệu sẽ đóng góp chủ yếu bằng bí quyết kinh
doanh, thƣơng hiệu cộng thêm một số tiền mặt. Đây là hình thức mà chủ thƣơng hiệu
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
16
không mấy ƣu tiên do sẽ phải chấp nhận rủi ro tài chính khi liên doanh thất bại. Do đó,
chủ thƣơng hiệu chỉ đồng ý hình thức liên doanh này khi quà mong muốn xâm nhập vào
một thị trƣờng nào đó mà không có đối tác thuần túy.
4. Hệ thống pháp luật về Nhượng quyền thương mại:
4.1. Những quy ịnh pháp luật của Việt Nam về Nhượng quyền thương mại:
Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại, nhà nƣớc ta đã ban hành
nhiều văn bản điều chỉnh quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại. Quan hệ nhƣợng quyền
thƣơng mại rất phức tạp, phụ thuộc vào đối tƣợng “quyền thƣơng mại” đƣợc chuyển giao
đến mức độ nhƣ thế nào mà mỗi hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có thể có những
đặc trƣng riêng và đặt ra những yêu cầu riêng cho việc áp dụng pháp luật. Vì vậy pháp
luật điều chỉnh hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại cũng rất đa dạng và phong phú.
Trước 01/01/2006
Trong giai đoạn này, franchise chƣa đƣợc luật hóa. Tuy nhiên nó vẫn đƣợc nhắc đến và
chịu sự điều chỉnh của một số văn bản pháp quy:
- Năm 1999
Theo mục 4.4.1 của Thông tƣ 1254/1999/TT-BKHCNMT, do Bộ Khoa học Công nghệ
và Môi trƣờng ban hành ngày 12/7/1999 (hƣớng dẫn Nghị định 45/1998/NĐ-CP về
chuyển giao công nghệ), quy định rằng:
“... hợp đồng với nội dung cấp li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa kèm theo các bí quyết
sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán
cho một hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh – tiếng
Anh gọi là franchise)”
- Năm 2005
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
17
Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP hƣớng dẫn thi hành quy định về
chuyển giao công nghệ, trong đó có định nghĩa khái niệm “cấp phép đặc quyền kinh
doanh” nhƣ sau:
“..cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu
hàng hóa và bí quyết của Bên chuyển giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực thương mại, thời hạn hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai bên thỏa
thuận theo quy định pháp luật”. (k6 Đ4)
Theo mục 5 Phần I Thông tƣ 30/2005/TT-BKCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, “cấp
phép đặc quyền kinh doanh còn gọi là Nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại
(franchise).
K từ ngày 01/01/2006
(Đây là thời điểm có hiệu lực của Luật Thƣơng mại 2005, Luật Dân sự 2005)
- Luật hóa hoạt động “nhượng quyền thương mại”
Theo Luật Dân sự 2005: Nhƣợng quyền thƣơng mại đƣợc hiểu là “cấp phép đặc
quyền kinh doanh”, là đối tƣợng của hoạt động chuyển giao công nghệ (Điều 755).
Theo Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ 01/7/2007) Tuy nhiên theo
Điều 7 Luật này, không thừa nhận “cấp phép đặc quyền kinh doanh” thuộc đối tƣợng
điều chỉnh. Điều này có v nhƣ mâu thuẫn với Điều 755 Bộ Luật Dân sự 2005.
Trong luật thƣơng mại và các văn bản hƣớng dẫn thì điều chỉnh trực tiếp hoạt
động nhƣợng quyền thƣơng mai và vấn đề nhƣợng quyền thƣơng mại đƣợc ghi nhận từ
Điều 284 đến Điều 291 trong Luật Thƣơng mại. Luật Thƣơng mại mới chỉ đề cập đến
những vấn đề chung nhất về nhƣợng quyền thƣơng mại, đó là các quyền và nghĩa vụ của
thƣơng nhân nhƣợng quyền và thƣơng nhân nhận quyền; nhƣợng quyền lại cho bên thứ 3;
đăng ký nhƣợng quyền thƣơng mại.
- Các văn bản hướng dẫn áp dụng Luật Thương mại đối với hoạt động nhượng
quyền thương mại:
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
18
Nghị định 35/2006/NĐ-CP: do Chính phủ ban hành ngày 31/3/2006 để quy định
chi tiết Luật Thƣơng mại về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại. Các vấn đề liên quan
đến điều kiện hoạt động nhƣợng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động
nhƣợng quyền, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động nhƣợng quyền đƣợc thể hiện tƣơng
đối đầy đủ trong Nghị định này.
Thông tƣ 09/2006/TT-BTM: do Bộ Thƣơng mại ban hành ngày 25/5/2006 để
hƣớng dẫn đăng kí hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại. Thông tƣ này quy định cụ thể
thủ tục tiến hành đăng ký hoạt động nhƣợng quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc
có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký, thƣơng nhân thực hiện đăng ký nhƣợng quyền.
4.2. ăng ký hoạt ộng Nhượng quyền thương mại:
Trƣớc khi nhƣợng quyền thƣơng mại, bên dự kiến nhƣợng quyền phải đăng ký với
cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền.
Phân cấp thực hiện việc đăng k :
- Bộ Thƣơng mại thực hiện đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại sau:
Nhƣợng quyền thƣơng mại từ nƣớc ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả hoạt động
nhƣợng quyền thƣơng mại từ Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải
quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam;
Nhƣợng quyền thƣơng mại từ Việt Nam ra nƣớc ngoài, bao gồm cả hoạt động
nhƣợng quyền thƣơng mại từ lãnh thổ Việt Nam vào Khu chế xuất, Khu phi thuế quan
hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Sở Thƣơng mại, Sở Thƣơng mại Du lịch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng nơi thƣơng nhân dự kiến nhƣợng quyền đăng ký kinh doanh thực hiện đăng ký đối
với hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại trong nƣớc trừ hoạt động chuyển giao qua ranh
giới Khu chế xuất, Khu phi thuế quan hoặc các khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật Việt Nam.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
19
Hồ sơ đăng k bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại theo mẫu do Bộ
Thƣơng mại hƣớng dẫn.
- Bản giới thiệu về nhƣợng quyền thƣơng mại theo mẫu do Bộ Thƣơng mại quy
định.
- Các văn bản xác nhận về:
Tƣ cách pháp lý của bên dự kiến nhƣợng quyền thƣơng mại;
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nƣớc ngoài
trong trƣờng hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu công nghiệp đã
đƣợc cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu các giấy tờ trên đƣợc thể hiện bằng tiếng nƣớc ngoài thì phải đƣợc dịch ra
tiếng Việt và đƣợc cơ quan công chứng ở trong nƣớc hoặc cơ quan đại diện ngoại giao
của Việt Nam ở nƣớc ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy
định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục đăng k :
- Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại đến cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại vào Sổ đăng
ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại và thông báo bằng văn bản cho thƣơng nhân về
việc đăng ký đó.
- Trƣờng hợp hồ sơ chƣa đầy đủ hoặc chƣa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận đƣợc hồ sơ, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải có văn bản thông báo
để Bên dự kiến nhƣợng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhƣợng quyền sửa
đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại;
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
20
- Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhƣợng quyền và
nêu rõ lý do.
4.3. Chủ th và hợp ồng nhượng quyền thương mại:
4.3.1. Chủ th thực hiện:
Đối với Việt Nam:
Pháp luật thƣơng mại Việt Nam đã chỉ ra các đối tƣợng có thể trở thành chủ thể
của một quan hệ nhƣợng quyền thƣơng mại bao gồm:
- Bên nhƣợng quyền,
- Bên nhận quyền,
- Bên nhƣợng quyền thứ cấp,
- Bên nhận quyền sơ cấp
- Bên nhận quyền thứ cấp
(Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP).
Theo đó, hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại có thể đƣợc thực hiện dƣới nhiều
hình thức:
- Hình thức cơ bản nhất: tồn tại các bên nhƣợng quyền và bên nhận quyền;
- Hình thức phức tạp hơn: các bên nhận quyền sơ cấp có thể thực hiện việc nhƣợng
lại quyền thƣơng mại cho các bên nhận quyền thứ cấp và trở thành bên nhƣợng quyền thứ
cấp. Quy định này đáp ứng đƣợc tính đa dạng với rất nhiều biến thể mà hoạt động
nhƣợng quyền thƣơng mại chứa đựng.
Ngoài ra, pháp luật về nhƣợng quyền thƣơng mại của Việt Nam cũng có những
quy định cụ thể về điều kiện đặt ra đối với các thƣơng nhân thực hiện hoạt động nhƣợng
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
21
quyền thƣơng mại, đó cũng chính là những điều kiện về mặt chủ thể của hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại. Theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì thương
nhân nhượng quyền thƣơng mại chỉ đƣợc phép cấp quyền thƣơng mại khi đáp ứng đủ các
điều kiện:
- Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhƣợng quyền đã hoạt động đƣợc ít nhất 01
năm (nếu thƣơng nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ cấp từ bên nhƣợng quyền nƣớc
ngoài, thƣơng nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phƣơng thức nhƣợng quyền
thƣơng mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trƣớc khi tiến hành cấp lại quyền thƣơng mại);
- Đã đăng ký hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại với cơ quan có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật (Sở Thƣơng mại, Sở Thƣơng mại – du lịch cấp tỉnh đối với hoạt
động nhƣợng quyền thƣơng mại mang tính nội địa; Bộ Thƣơng mại đối với hoạt động
nhƣợng quyền thƣơng mại có yếu tố nƣớc ngoài);
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tƣợng của quyền thƣơng mại (không
thuộc danh mục hàng hoá cấm kinh doanh; nếu thuộc danh mục hàng hoá kinh doanh có
điều kiện thì phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).
Theo các quy định này thì điều kiện đặt ra đối với thƣơng nhân nhƣợng quyền khá
khắt khe và phức tạp. Trong khi đó, đối với thương nhân nhận quyền, điều kiện chủ thể
này dƣờng nhƣ đơn giản hơn và nhiều khi, pháp luật chỉ quy định thƣơng nhân nhận
quyền đƣợc phép nhận quyền thƣơng mại khi có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp
với hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại.
Đối với một số nước khác:
Những yêu cầu về mặt pháp lý đối với bên nhượng quyền thông thƣờng đƣợc nhấn
mạnh ở các vấn đề:
- Về hình thức doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
với tƣ cách là bên nhƣợng quyền: pháp luật của hầu hết các nƣớc đều yêu cầu tƣ cách
thƣơng nhân đối với bên này.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
22
- Thời gian hoạt động của bên nhƣợng quyền trong lĩnh vực dự định sẽ nhƣợng
quyền là một khoảng thời gian luật định. Khoảng thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc
vào cách nhìn của pháp luật từng nƣớc về sự phức tạp và tính chứa đựng rủi ro của hoạt
động nhƣợng quyền thƣơng mại. Thông thƣờng, thời gian tối thiểu mà pháp luật thƣơng
mại các nƣớc quy định đối với hoạt động của bên nhƣợng quyền trƣớc khi thực hiện
nhƣợng quyền là 01 năm. Ngoại lệ, cũng có những quốc gia quy định một khoảng thời
gian dài hơn là 03 năm hoặc 05 năm.
Đối với bên nhận quyền:
- Tồn tại dƣới một tên thƣơng mại riêng, xác định một tƣ cách pháp lý hoàn toàn
độc lập với bên nhƣợng quyền, chịu mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh của chính
mình, không phụ thuộc vào bên nhƣợng quyền.
- Tồn tại dƣới một hình thức pháp lý nhất định để đảm bảo cho hệ thống nhƣợng
quyền có thể phát triển và không bị phá vỡ bởi bất kỳ một bên nhận quyền nào trong một
loạt các bên nhận quyền đã ký kết hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại
4.3.2. Hợp ồng nhượng quyền thương mại :
- Dựa vào định nghĩa về hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại tại Điều 284 LTMVN
2005 và các quy định pháp luật liên quan có thể gián tiếp rút ra quan niệm về hợp đồng
nhƣợng quyền thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam nhƣ sau:
“Hợp đồng nhượng quyền thương mại là thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận
quyền, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến
hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
1. Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh
doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương
mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
23
2. Bên nhượng quyền được nhận một khoản tiền nhượng quyền, có quyền kiểm soát và trợ
giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.
- Về hình thức của hợp đồng: Điều 285 LTMVN 2005 quy định hợp đồng nhƣợng
quyền thƣơng mại phải đƣợc lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp
lý tƣơng đƣơng. Các hình thức khác có giá trị pháp lý tƣơng đƣơng văn bản gồm có điện
báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
- Về nội dung của hợp đồng: trong trƣờng hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt
Nam, hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
Nội dung của quyền thƣơng mại.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhƣợng quyền.
Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
Giá cả, phí nhƣợng quyền định kỳ và phƣơng thức thanh toán.
Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp.
- Về ngôn ngữ của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại: Hợp đồng nhƣợng quyền
thƣơng mại phải đƣợc lập bằng tiếng Việt. Trƣờng hợp nhƣợng quyền từ Việt Nam ra
nƣớc ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại do các bên thoả thuận.
- Về thời hạn của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại:
Thời hạn hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại do các bên thoả thuận.
Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có thể chấm dứt trƣớc thời hạn thoả thuận
trong các trƣờng hợp do pháp luật quy định.
- Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
24
Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trƣờng
hợp các bên có thoả thuận khác.
Nếu trong hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại có phần nội dung về chuyển giao
quyền sử dụng đối tƣợng sở hữu trí tuệ thì phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp
luật về sở hữu trí tuệ.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
25
II. Nhượng quyền thương mại trong ngành hàng thực phẩm – ăn
uống tại Việt Nam
1. Đ c đi m ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam
Ngành công nghiệp thực phẩm chiếm một t lệ đáng kể sản lƣợng đầu ra ngành
công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội (chiếm 14,92% trong năm 2010 theo
BMI), đồng thời cũng là khu vực thu h t rất nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong những
năm gần đây, đại diện là một số doanh nghiệp nhƣ Unilever, Nestlé và San Miguel…
Sự ổn định về nguồn cung ứng nguyên liệu và giá cả cho các nhà sản xuất trong
nƣớc có đƣợc nhờ sự đa dạng và phong ph của các sản phẩm nông nghiệp trong
nƣớc.Đây là một thế mạnh quan trọng trong giai đoạn bất ổn toàn cầu hiện nay.
Mức thu nhập gia tăng và lối sống thay đổi, nhất là ở khu vực đô thị đã kéo theo
nhu cầu tiêu dùng về các loại đồ ăn nhẹ, các mặt hàng thực phẩm đắt tiền và tiện lợi tăng
cao.Đặc biệt, giới tr và tầng lớp giàu có ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản
phẩm có thƣơng hiệu.Hiện nay, các sản phẩm nổi tiếng của phƣơng Tây, với sự đầu tƣ
mạnh mẽ vào các chƣơng trình tiếp thị và khuyến mại, đang rất đƣợc ƣa chuộng tại thị
trƣờng Việt Nam nhƣ KFC, BBQ, Phở 24…
2. Thực trạng nhượng qu ền thương mại về ng nh thực phẩm tại Việt Nam
2.1. Cá thương hiệu Việt N m kinh do nh nhượng quyền trong ngành thự
phẩm
Các doanh nghiệp trong nƣớc kinh doanh nhƣợng quyền ngành thực phẩm và đồ
uống có thể kể đến là Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô. Trong đó, Trung Nguyên là
doanh nghiệp tiên phong của hoạt động nhƣợng quyền và chính vì đi đầu nên trong quá
trình thực hiện, Trung Nguyên cũng vấp phải nhiều khó khăn cũng nhƣ mất khả năng
kiểm soát tính đồng bộ của hệ thống các quán cà phê mang thƣơng hiệu Trung Nguyên.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
26
Thƣơng hiệu trong nƣớc thứ hai là chuỗi cửa hàng bánh kẹo Kinh Đô. Chuỗi cửa hàng
này chỉ mới bắt đầu thực hiện kinh doanh nhƣợng quyền vào năm 2006 và chƣa thành
công trong việc đạt chỉ tiêu mở 100 cửa hàng vào năm 2008. Nói đến kinh doanh nhƣợng
quyền thì không thể không nhắc đến chuỗi cửa hàng Phở 24, một hệ thống nhƣợng quyền
thành công và chuyên nghiệp ở Việt Nam, Phở 24 không chỉ thực hiện nhƣợng quyền
kinh doanh trong nƣớc mà c n ngoài nƣớc rất thành công.
Năm 2003, hệ thống nhà hàng Phở 24 ra đời tại thành phố Hồ Chí Minh, đây
chính là một hệ thống kinh doanh theo kiểu nhƣợng quyền thƣơng mại tại Việt Nam. Đến
nay, Phở 24 đang tiến đến gần con số 100 cửa hàng tại tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà
N ng , Vũng tàu.. và một số nƣớc trên thế giới. Hình thức nhƣợng quyền của Phở 24 là
nhƣợng quyền công thức kinh doanh, theo đó bên đƣợc nhƣợng quyền đƣợc sử dụng
thƣơng hiệu Phở 24 và đƣợc bên nhƣợng quyền hƣớng dẫn , đào tạo chi tiết, cách thức tổ
chức, điều hành và quản lí cửa hàng phở theo đ ng quy trình chuẩn. Vào thời điểm đó,
luật pháp Việt Nam vẫn chƣa thừa nhận nhƣợng quyền thƣơng mại mà xếp nó vào một
dạng chuyển giao công nghệ đƣợc điều chỉnh bời các quy định pháp lí về chuyển giao
công nghệ.
Ở Việt Nam, hoạt động nhƣợng quyền của các doanh nghiệp đƣợc bắt đầu trong
thời gian qua gắn liền với mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã
biết tận dụng hình thức này để làm “đ n bẩy” phát triển thị trƣờng, nâng cao giá trị
thƣơng hiệu của mình. Hiện nay, thực phẩm đang là ngành thế mạnh của doanh nghiệp
trong nƣớc và có tốc độ nhƣợng quyền lan rất nhanh. Cũng cùng mục tiêu trên,các công
ty thực phẩm nhƣ Kinh Đô, Vissan … đã liên tục phát triển các cửa hàng nhƣợng quyền.
Không chỉ những doanh nghiệp lâu năm có tên tuổi lớn mới có thể áp dụng nhƣợng
quyền thƣơng mại. Với các doanh nghiệp tr , nhƣợng quyền thƣơng mại là bƣớc đi cần
thiết để làm lớn thƣơng hiệu của mình.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
27
2.2. Cá thương hiệu nướ ngoài kinh do nh nhượng quyền trong ngành
thự phẩm
Hiện nay, Tập đoàn Yum! của Mỹ đang có hai thƣơng hiệu nổi tiếng đƣợc nhƣợng
quyền ở Việt Nam đó là KFC và Pizza Hut. Ở Việt Nam, Tập đoàn Yum! Đã bán quyền
kinh doanh thƣơng hiệu dƣới hình thức độc quyền (master franchise) cho Công ty KFC
Việt Nam, một liên doanh giữa Việt Nam và Singapore, kinh doanh trong 25 năm c n
Pizza Hut thì đƣợc nhƣợng quyền theo hình thức master franchise cho Công ty Pizza Hut
Việt Nam là IFB Holdings và Jardine Restaurant Group.
Ngoài 2 thƣơng hiệu trên của Tập đoàn Yum! Thì Tập đoàn Jollibee của
Philippines cũng đã đầu tƣ vào Việt Nam với chuỗi 11 cửa hàng tại thành phố Hồ Chí
Minh tính đến cuối năm 2009. Mặt khác, không thể không kể đến sự phát triển của hệ
thống cửa hàng Lotteria của Hàn Quốc với rất nhiều cửa hàng trải khắp Việt Nam.
Sau hơn 10 năm bắt đầu kinh doanh nhƣợng quyền, hoạt động kinh doanh nhƣợng
quyền trong ngành thực phẩm ở Việt Nam đã có những thành tựu nhất định. Đó là số
lƣợng và chất lƣợng của các hệ thống kinh doanh nhƣợng quyền không ngừng nâng cao,
đã xuất hiện các thƣơng hiệu “made in VN” đi ra thế giới và nhiều thƣơng hiệu toàn cầu
đang đầu tƣ vào Việt Nam. Theo Hiệp hội Nhƣợng quyền thƣơng mại Malaysia (MFA)
đánh giá, thị trƣờng nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng với
mức doanh thu trung bình tăng 50%/năm và xu hƣớng này dự kiến sẽ tiếp tục cho đến
năm 2012. Hiện nay, Nhà nƣớc cũng đã quan tâm đến hoạt động nhƣợng quyền này, dù
rằng sự quan tâm chƣa đạt đ ng mức nhƣng đã thể hiện đƣợc chủ trƣơng của nhà nƣớc
khuyến khích các thành phần kinh tế, các mô hình kinh tế làm ăn hiệu quả. Và nó cũng
thể hiện rằng không nền kinh tế nào muốn phát triển mà không có sự góp phần của hoạt
động nhƣợng quyền.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu vẫn c n một số điểm hạn chế nhất định do
kinh doanh nhƣợng quyền vẫn là một mô hình rất mới m đối với Việt Nam. Hoạt động
nhƣợng quyền trong ngành thực phẩm nói chung c n mang tính tự phát rất cao, chƣa thể
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
28
hiện sự chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa ch trọng đ ng mức việc
xây dựng một thƣơng hiệu mạnh, một mô hình kinh doanh hiệu quả, bảo hộ nó và tiến
hành nhƣợng quyền. Chỉ mới có Phở 24 là chuyên nghiệp trong hoạt động này, c n lại là
rất mới m với các doanh nghiệp Việt Nam. Đấy là chƣa kể có doanh nghiệp đã làm rồi
nhƣng không xây dựng và duy trì tính đồng bộ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, không
thể cứu vãn. Ngoài ra, vẫn chƣa có sự kết hợp giữa bên nhƣợng quyền và ngân hàng
trong việc tạo điều kiện cho việc vay vốn phục vụ cho hoạt động nhƣợng quyền đƣợc dễ
dàng và nhanh chóng. Đặc biệt là, mặc dù nhà nƣớc đã có những quy định của luật pháp
về hoạt động nhƣợng quyền của Việt Nam vẫn c n chồng chéo về phạm vi điều chỉnh của
Luật sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ, Luật thƣơng mại, c n vƣớng mắc xung
quanh vấn đề thừa nhận tài sản thƣơng hiệu, hay vẫn chƣa quy định về vấn đề tranh
chấp… dẫn đến những khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.
Thực trạng của ch ng ta nói chung là thiếu các thƣơng hiệu mạnh để có thể thực
hiện mô hình kinh doanh nhƣợng quyền. Hoạt động nhƣợng quyền rất cần có một thƣơng
hiệu mạnh. Tuy nhiên, thực trạng về thƣơng hiệu của Việt Nam là ít đƣợc doanh nghiệp
ch ý để đầu tƣ, xây dựng phát triển thƣơng hiệu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng
chƣa ch ý đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu để có thể có một khởi đầu tốt cho hoạt động
nhƣợng quyền. Đây cũng là một hạn chế lớn đối với hoạt động này vì muốn cho hoạt
động này phát triển thì doanh nghiệp cần có một sự đánh giá đ ng về tài sản thƣơng hiệu.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
29
III. Hoạt động nhượng quyền thương mại của Phở 24
1. Giới thiệu về Phở 24
Với thực khách trong nƣớc và quốc tế, phở đã trở thành một món ăn đặc trƣng của
ngƣời Việt Nam, và chỉ có ngƣời Việt Nam mới phát huy hết sự tinh tế của ẩm thực góp
phần giữ gìn bản sắc văn hóa ngƣời Việt. Phở 24 đã thực hiện đƣợc điều này, nhằm
quảng bá hình ảnh đất nƣớc con ngƣời, giới thiệu ẩm thực Việt Nam trên toàn thế giới.
Phở 24, một thƣơng hiệu lớn trong ngành ẩm thực và nhƣợng quyền thƣơng mại trong và
ngoài nƣớc.
Phở 24 là chuỗi nhà hàng phở Việt Nam thuộc tập đoàn Nam An Group, tập đoàn
thực phẩm lớn nhất cả nƣớc – thành lập năm 2000 tại thành phố Hồ Chí Minh. Con số 24
nói lên có 24 thành phần nhƣ: xƣơng ống, thịt, gia vị… trong một tô phở 24; 24h chuẩn bị
cho một nồi nƣớc dùng, và hƣớng tới phục vụ 24/24.
Cửa hàng Phở 24 đầu tiên đƣợc mở vào tháng 6 năm 2003 tại đƣờng Nguyễn
Thiệp, đối diện khách sạn Sheraton Sài G n. Đến tháng 6 năm 2010, Phở 24 đã mở đƣợc
57 cửa hàng trong nƣớc: tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà N ng, Vũng Tàu, Nha
Trang, Bình Dƣơng, và 16 cửa hàng ngoài nƣớc nhƣ Jakarta (Indonesia), Manila
(Philippines), Seoul (Hàn Quốc), Phnom Penh (Campuchia), Úc, Hồng Kông. Phở 24 dự
định mở thêm cửa hàng ở một số thành phố chính của Việt Nam cũng nhƣ nƣớc ngoài nơi
có đông dân cƣ ngƣời Châu Á. Những ngƣời sáng lập tin rằng Phở 24 là một khái niệm
kinh doanh độc nhất nhƣng lại dễ nhân rộng do yêu cầu mặt bằng nhỏ, vốn đầu tƣ ít, thủ
tục điều hành đƣợc tiêu chuẩn hóa, và quan trọng nhất là chất lƣợng hàng đầu của món
ăn.
2. Hoạt động nhượng quyền thương mại của phở 24
Chọn cách làm franchise khá mới m nhƣng thích hợp với môi trƣờng kinh doanh
Việt Nam: hoạt động theo hình thức single-unit franchise (nhƣợng quyền cho từng cá
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
30
nhân riêng l ) dễ dàng kiểm soát tính đồng bộ và chất lƣợng của các cửa hàng nhƣợng
quyền.
2.1. Các tiêu chuẩn ơ bản tham gia vào hệ thống nhượng quyền phở 24
Nhằm đảm bảo lâu bền sự thống nhất, khi chọn đối tác nhƣợng quyền, Phở 24 dựa
vào 5 tiêu chí sau:
- Có niềm đam mê lớn đối với thƣơng hiệu Phở 24, ý tƣởng kinh doanh, và chính
sản phẩm.
- Có một bản lý lịch về kinh doanh và quản lý ấn tƣợng.
- Có đủ khả năng tài chính và hiểu biết về ngành kinh doanh lƣơng thực thực
phẩm.
- Có kiến thức sâu về địa phƣơng và khả năng tìm ra những vị trí tốt.
- Có cam kết chắc chắn trong việc phát triển thƣơng hiệu Phở 24 đi đến thành công.
2.2. Cá bước cần làm trở thành chủ cửa hàng franchise phở 24
- Bƣớc 1: Tiếp xúc trực tiếp với văn ph ng công ty Phở 24 hoặc thông qua email
hẹn phỏng vấn
- Bƣớc 2: Ký thỏa thuận giữ bí mật thông tin (Confidentiality agreement) và điền
vào hồ sơ đăng ký mua franchise Phở 24
- Bƣớc 3: Điền đầy đủ các hồ sơ theo yêu cầu và nộp lại cho công ty Phở 24
- Bƣớc 4: Công ty Phở 24 tiến hành kiểm tra và xác minh các thông tin cung cấp bởi
ngƣời mua franchise
- Bƣớc 5: Công ty Phở 24 mời đối tác muốn mua franchise đến văn ph ng để thảo
luận chi tiết triển khai cửa hàng, trong đó có 3 phần quan trọng: địa điểm kinh doanh,
thiết kế cửa hàng và kế hoạch kinh doanh.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
31
- Bƣớc 6: Ký hợp đồng franchise
- Bƣớc 7: Công ty Phở 24 duyệt đồng ý mặt bằng kinh doanh
- Bƣớc 8: Ngƣời mua franchise nộp bản vẽ chi tiết của mặt bằng kinh doanh
- Bƣớc 9: Xây dựng, sửa chữa mặt bằng theo tiêu chuẩn đồng nhất của Phở 24
- Bƣớc 10: Huấn luyện, đào tạo đội ngũ quản lý và nhân viên cửa hàng
- Bƣớc 11: Khai trƣơng cửa hàng franchise
2.3. Chi phí Franchise.
Để đƣợc cấp quyền sử dụng thƣơng hiệu và công thức vận hành một quán Phở 24
với những tiêu chuẩn đồng bộ, đối tác mua franchise phải trả cho chủ thƣơng hiệu Phở 24
một khoản phí nhƣợng quyền ban đầu (phí hành chính chuyển giao công thức kinh doanh,
đào tạo) cộng thêm một khoản phí hàng tháng. Chi phí hàng tháng này là chi phí duy trì
sử dụng thƣơng hiệu, nhãn hiệu và những dịch vụ hỗ trợ khác nhƣ chƣơng trình huấn
luyện, sự hỗ trợ ban đầu, khuyến mãi, quảng bá, tiếp thị, nghiên cứu và phát triển sản
phẩm mới... từ phía chủ thƣơng hiệu Phở 24 trong suốt quá trình 5 năm của hợp đồng
nhƣợng quyền kinh doanh. Mức phí do các bên thỏa thuận.
3 loại chi phí trong franchise của Phở 24:
(1) Phí nhượng quyền hiện nay: (Franchisee chỉ phải nộp phí này cho Franchisor 1
lần duy nhất)
- Trong nƣớc: 20.000USD/cửa hàng
- Nƣớc ngoài: 25.000USD/cửa hàng
(2) Mức đầu tư cho một cửa hàng Phở 24 đủ chuẩn tại Việt Nam vào khoảng
80.000USD (mức đầu tƣ ban đầu bên Franchisee bỏ ra) bao gồm phí nhƣợng quyền, chi
phí xây dựng cải tạo mặt bằng, trang trí nội thất, mua sắm trang thiết bị.
(3) Phí hàng tháng: 2 - 3% dựa trên doanh thu của từng cửa hàng.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
32
2.4. Nguyên tắc kinh doanh của Phở 24:
Không phải mua đứt bán đoạn mà phải đồng hành cùng đối tác trong suốt 5 năm
trời. Vì thế tiêu chuẩn của Phở 24 chọn lựa đối tác là phải có sự đam mê tuyệt đối với mô
hình kinh doanh, có khả năng, kinh nghiệm quản trị, điều hành và phải có đủ vốn đầu tƣ.
2.5. Những hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu Phở 24 cho bên nhận nhượng
quyền
- Hỗ trợ việc đánh giá, tuyển chọn và xây dựng mặt bằng.
- Tƣ vấn về thiết kế, mua trang thiết bị và đồ dùng, thỏa thuận với nhà cung cấp…
- Cung cấp huấn luyện cho đội ngũ nhân viên chủ chốt: Phở 24 đƣa ra những
chƣơng trình huấn luyện cho bên đƣợc nhƣợng quyền không chỉ ở giai đoạn đầu mà còn
trong quá trình kinh doanh. Chƣơng trình huấn luyện bao gồm hết những mặt quan trọng
của kinh doanh nhƣ là phƣơng thức nấu ăn, kiểm soát chất lƣợng, quản lý cửa hàng…
Chƣơng trình đào tạo cho đối tác mua franchise Phở 24 bao gồm thời gian 2-3
tuần huấn luyện tại trung tâm đào tạo của tập đoàn dƣới hình thức lớp học lý thuyết và
thực hành ngay tại cửa hàng phở đang hoạt động. Phía đối tác mua franchise đƣợc yêu
cầu gửi ít nhất một nhân viên quản lý, một nhân viên bếp và một đại diện chủ đến trung
tâm để đƣợc huấn luyện miễn phí. Các nhân viên này sau đó sẽ cùng với đội ngũ chuyên
gia của tập đoàn huấn luyện toàn thể nhân viên còn lại của cửa hàng franchise. Đội ngũ
chuyên gia của tập đoàn này sẽ có mặt tại cửa hàng franchise trƣớc và sau ngày khai
trƣơng ít nhất 3 ngày.
- Cung cấp danh sách các trang thiết bị, nhà cung cấp và những vật dụng khác cần
thiết cho việc kinh doanh.
- Cho các đối tác đƣợc nhƣợng quyền mƣợn sổ tay điều hành.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
33
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, trang thiết bị và dich vụ để tăng doanh số
và sự cạnh tranh.
- Chia s tài liệu tiếp thị, khuyến mãi và các hoạt động khác.
2.6. Một số bước khi Phở 24 xuất khẩu thương hiệu r nước ngoài:
- Mở một cửa hàng thử nghiệm trƣớc, sau đó ký hợp đồng khai thác độc quyền
thƣơng hiệu và mô hình kinh doanh cho đối tác có uy tín và khả năng.
- Luôn cân nhắc yếu tố văn hóa, phong tục tập quán của từng địa phƣơng mà điều
chỉnh sản phẩm và dịch vụ cho phù hợp nhất.
- Rất chú trọng đến chất lƣợng và uy tín khi xuất khẩu thƣơng hiệu ra nƣớc ngoài.
Do đặt trọng tâm phát triển chiều sâu trƣớc nên Phở 24 phải chấp nhận tốc độ nhân
rộng mô hình kinh doanh chậm hơn nhiều so với nhu cầu của thị trƣờng, và điều này
cũng tạo nên một rủi ro cho thƣơng hiệu; đó là rủi ro bị các đối thủ cạnh tranh sao chép
mô hình kinh doanh. Để đối phó với rủi ro này, chủ thƣơng hiệu Phở 24 chỉ còn cách
đánh bóng và xây dựng thƣơng hiệu mình thật vững mạnh vì chỉ có thƣơng hiệu là không
thể sao chép đƣợc. Mạng lƣới tiếp thị và quảng cáo phủ khắp đất nƣớc cũng là một thế
mạnh mà các đối thủ cạnh tranh mới không thể so sánh đƣợc.
3. Kết quả đạt được
Dù ra đời từ năm 2000 nhƣng trải qua một quá trình nghiên cứu và phát triển
hƣơng vị phở cho phù hợp với mọi ngƣời dân, đến tháng 6/2003, Phở 24 mới mở cửa
hàng đầu tiên tại TP. Hồ Chí Minh và trở thành ngƣời đi tiên phong trong lĩnh vực đồ ăn
nhanh tại Việt Nam với dịch vụ chuyên nghiệp. Đến tháng 12/2004, Phở 24 Bắc tiến với
cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Tạp chí The Guide đã bình chọn Phở 24 là “Thƣơng hiệu
Phở đáng tin cậy nhất Việt Nam năm 2004”.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
34
Đánh dấu cửa hạng nhƣợng quyền đầu tiên của Phở 24 là tại quận 7, TP. Hồ Chí
Minh vào tháng 1/2005, tiếp sau đó là một loạt các cửa hàng nhƣợng quyền tại các tỉnh,
thành phố khác trong nƣớc nhƣ ở Đà N ng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dƣơng… Cũng
trong năm này, Phở 24 đã tiến hành nhƣợng quyền thƣơng mại lần đầu tiên ra nƣớc
ngoài, đó là cửa hàng tại thủ đô Jakarta, Indonesia, đánh dấu một bƣớc tiến vƣợt bậc của
hệ thống này trên phạm vi quốc tế. Năm 2006, tại Diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu
(Singapore), Phở 24 đã lọt vào chung khảo “Giải thƣởng quốc tế về nhƣợng quyền” do
Hiệp hội nhƣợng quyền châu Á – FLA (Franchising & Licensing Asia) tổ chức cùng với
7 thƣơng hiệu hàng đầu thế giới. Đến tháng 11/2008 đã có 5 cửa hàng nhƣợng quyền của
Phở 24 tại Jakarta.
Tính đến thời điểm hiện nay, đã có tổng 73 cửa hàng Phở 24 trong và ngoài nƣớc
nhƣ Indonesia, Philippine, Campuchia, Hàn Quốc, Úc…. Tổng số nhân viên tham gia vào
chuỗi cửa hàng Phở 24 đã lên đến con số hơn 1500 nhân viên.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
35
KẾT LUẬN
Sự tăng trƣởng kinh tế luôn có ý nghĩa sống còn đối với các nền kinh tế đang phát
triển. Để có tăng trƣởng, đòi hỏi quốc gia phải đầu tƣ. Do vậy, nguồn vốn đầu tƣ là bài
toán luôn đƣợc ƣu tiên nhƣng không dễ trong giải quyết đối với các quốc gia đang
phát triển. Sự thất thoát trong đầu tƣ sẽ làm chậm quá trình phát triển và trở thành
gánh nặng cho nền kinh tế trong tƣơng lai. Vì thế, cũng không là quá đề cao kinh
doanh nhƣợng quyền khi mô hình này đƣợc đánh giá là có thể giải quyết tốt vấn đề về
nguồn vốn và rủi ro đầu tƣ.
Ngành thực phẩm là một trong những ngành có nhiều thế mạnh để thực hiện kinh
doanh nhƣợng quyền và bằng chứng là ở các quốc gia có hoạt động kinh doanh
nhƣợng quyền phát triển thì ngành thực phẩm chiếm từ 20–40% tổng số hệ thống kinh
doanh nhƣợng quyền. Hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền cũng đƣợc thế giới biết
đến nhiều thông qua các thƣơng hiệu nhƣợng quyền toàn cầu trong ngành thực phẩm
nhƣ McDonald’s, KFC, Subway, Pizza Hut, Jollibee…
Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và cơ hội cho việc phát triển kinh doanh
nhƣợng quyền ngành thực phẩm đã đƣợc nêu trong đề tài nhƣng dƣờng nhƣ vẫn chƣa
đạt đƣợc sự phát triển đúng mức. Trong những năm qua, không thể phủ nhận sự phát
triển cũng nhƣ những thành tựu của hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền ngành thực
phẩm tại Việt Nam nhƣng đó chỉ là một vài bƣớc chấm phá trong một bức tranh nền
kinh tế đang phát triển của Việt Nam. Ts. Lý Quí Trung có nói: “Hoạt động kinh
doanh nhượng quyền ở Việt Nam chỉ như một đứa trẻ chập chững lên ba”.
Trƣớc những thực trạng, những điểm yếu và hạn chế nhƣ đã phân tích, thì các
kiến nghị và các giải pháp khác nhau đƣợc đƣa ra nhằm hạn chế những nhƣợc điểm và
góp phần làm cho hoạt động kinh doanh nhƣợng quyền trong ngành thực phẩm phát
triển đúng tầm của nó.
TMA 408.1 Nhóm 8
Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm – ăn uống tại Việt Nam
36
Danh sách nhóm
1. Nguyễn Thị Minh Anh
0851010039
2. Trần Thị Mỹ Anh
0851010034
3. Trần Thị Thanh Hà
0851010038
4. Nguyễn Thị Hà Linh
0851010030
5. Phạm Thanh Ngọc
0851010033
6. Vƣơng Thị Phƣơng Thảo
0851010036
7. Lê Hà Thu
0851010029
8. Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm
0851010027
9. Đặng Thị Minh Trang
0851010040
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhuong_quyen_thuong_mai_nganh_thuc_pham_tai_viet_nam_5892.pdf