MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ TỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN4
1.Giới thiệu tổng quan về thị trường chứng khoán. 4
1.1.Khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4
1.1.1.Định nghĩa. 4
1.1.2.Phân loại4
1.2.Một số đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán. 4
1.2.1.Bản chất4
1.2.2.Chức năng. 4
1.2.3.Nguyên tắc hoạt động. 4
1.2.4.Chủ thể. 4
1.3.Các tiêu chí chủ yếu đánh giá hoạt động của thị trường chứng khoán. 4
1.3.1.Giá và chỉ số giá. 4
1.3.2.Khối lượng giao dịch. 4
1.3.3.Giá trị giao dịch. 4
1.3.4.Giao dịch của khối đầu tư nước ngoài4
2.Suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán4
2.1.Một số vấn đề lý thuyết về khủng hoảng và suy thoái kinh tế. 4
2.1.1.Khái niệm suy thoái kinh tế. 4
2.1.2.Nguyên nhân của suy thoái kinh tế. 4
2.2.Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường chứng khoán. 4
3.Phân tích ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 – 2008 tới nền kinh tế thế giới4
3.1.Khủng hoảng tài chính Mỹ 2007 – 2008 và nền kinh tế Mỹ sau khủng hoảng . 4
3.1.1.Nền kinh tế Mỹ trước khủng hoảng tài chính. 4
3.1.2.Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2007. 4
3.1.3.Tình hình kinh tế Mỹ từ khủng hoảng kinh tế đến nay. 4
3.2.Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới kinh tế thế giới4
3.2.1.Tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới kinh tế thế giới4
3.2.2.Suy thoái kinh tế ở các nước EU4
3.2.3.Tác động của khủng hoảng tài chính tới các nước Châu Á4
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI KINH TẾ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM . 4
1.Bối cảnh kinh tế Việt Nam và quá trình ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam4
1.1.Bối cảnh kinh tế Việt Nam năm 2000. 4
1.2.Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. 4
1.3.Hoạt động hiện tại của thị trường chứng khoán. 4
2.Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam4
2.1.Tác động của khủng hoảng đối với kinh tế vĩ mô Việt Nam4
2.1.1.Về tốc độ tăng trưởng GDP thực tế. 4
2.1.2.Lạm phát4
2.1.3.Ảnh hưởng thương mại và đầu tư. 4
2.2.Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam qua các chỉ số4
2.2.1.Giá và chỉ số giá. 4
2.2.2.Ảnh hưởng của suy thoái tới khối lượng và giá trị giao dịch. 4
2.2.3.Tác động của suy thoái qua tâm lý các nhà đầu tư trong nước và giao dịch của khối đầu tư nước ngoài4
2.3.Biện pháp khắc phục hậu quả của suy thoái kinh tế của các nước và bài học cho Việt Nam4
2.3.1.Biện pháp hạn chế tác động của suy thoái tới nền kinh tế của các quốc gia sau khủng hoảng tài chính Mỹ. 4
2.3.2.Các giải pháp của Chính phủ Việt Nam4
2.3.3.Những hạn chế còn tồn tại trên thị trường chứng khoán, bất cập về chính sách, và một số bài học cho Việt Nam4
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN4
1.Định hướng điều chỉnh kinh tế vĩ mô ở Việt Nam để giảm tác động của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam4
1.1.Mục tiêu phát triển của thị trường chứng khoán. 4
1.2.Định hướng vĩ mô nhằm hạn chế tác động của biến động kinh tế thế giới tới TTCK Việt Nam4
2.Các giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán. 4
2.1.Khắc phục những vấn đề bất cập trong thị trường chứng khoán Việt Nam4
2.1.1.Nhóm giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và nâng cao tính minh bạch của thị trường4
2.1.2.Nhóm giải pháp khắc phục tình trạng đầu cơ, thao túng giá và tâm lý số đông4
2.2.Nâng cao hiệu quả của những can thiệp của Chính phủ đối với thị trường chứng khoán4
2.3.Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán. 4
KẾT LUẬN4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO4
PHỤ LỤC4
Phụ lục 1: Chu kỳ kinh tế Mỹ (US Business Cycle Expansions and Contractions). 4
Phụ lục 2: Tăng trưởng GDP thực tế Mỹ từ 2008 - nay. 4
Phụ lục 3: Số lượng hàng hóa và công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2000 – 2010
LỜI MỞ ĐẦUTính cấp thiết thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh dẫn vốn quan trọng đồng thời đóng vai trò là thước đo đánh giá hoạt động của nền kinh tế, nơi Chính phủ thi hành nhiều biện pháp quản lý đối với cả nền kinh tế. TTCK Việt Nam đã bước sang năm hoạt động thứ 11, tuy nhiên, tương tự tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, TTCK còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập và dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động kinh tế thế giới và những thông tin vĩ mô, thông tin về chính sách của Nhà nước. Trong giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 – 2009 (có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính Mỹ), thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng của nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề, gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế quốc gia.
Giai đoạn đầu năm 2009 đã có một số nghiên cứu về tác động của khủng hoảng tài chính Mỹ tới TTCK Việt Nam nhưng những nghiên cứu này chủ yếu mang tính chất thời điểm, chưa chỉ ra được những tác động khái quát trong cả thời kỳ. Bên cạnh đó, từ năm 2009, kinh tế thế giới đã có nhiều biến động: sự phục hồi của các nền kinh tế, khủng hoảng nợ châu Âu (bắt nguồn từ Hy Lạp). Do đó, việc nghiên cứu đề tài "Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay" là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề về lý luận, lý thuyết cơ bản thị trường chứng khoán, suy thoái kinh tế và ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường chứng khoán.
Từ những lý thuyết chung, Khóa luận đưa ra những phân tích về tác động của suy thoái kinh tế tới nền kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng, chỉ ra những mặt hạn chế và bất cập trong nội tại TTCK và chính sách vĩ mô Việt Nam.
Trên cơ sở những tác động của suy thoái kinh tế tới TTCK, Khóa luận đề xuất 1 số giải pháp để hạn chế những tác động đó, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển và hoàn thiện TTCK trong tương lai.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu tác động của suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính Mỹ tới TTCK Việt Nam thông qua những biểu hiện cụ thể về biến động giá và chỉ số giá, khối lượng và giá trị giao dịch và tác động qua tâm lý các nhà đầu tư. Khóa luận chủ yếu nghiên cứu các chứng khoán niêm yết trên hai sàn HoSE và HaSTC trong thời gian từ đầu năm 2009 đến nay, những đánh giá về các thời kỳ trước đó chỉ nhằm mục tiêu làm rõ những biến động của TTCK trong giai đoạn từ năm 2009 tới nay.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp thông tin từ các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu kinh tế, các công ty chứng khoán Việt Nam và thế giới về tình hình kinh tế và TTCK, từ đó đưa ra những nhận xét và đánh giá về tác động trong cả thời kỳ và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế những tác động bất lợi đó.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Khóa luận bao gồm ba chương:
Chương I: Khái quát về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán.
Chương II: Phân tích tác động của suy thoái kinh tế đến thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương III: Định hướng phát triển thị trường và các giải pháp đề xuất nhằm hạn chế tác động của suy thoái đối với thị trường chứng khoán
Do tác giả còn hạn chế về hiểu biết và thời gian nghiên cứu nên Khóa luận có thể còn nhiều thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự phê bình góp ý từ các thầy cô và các bạn để có thể hoàn thiện Khóa luận tốt hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
. 4
100 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3942 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế thế giới tới kinh tế vĩ mô Việt Nam nói chung và TTCK nói riêng. Trong năm 2009, những chính sách này đã đạt nhiều thành tựu đáng kể như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, năm 2010 và quý I/2011 kinh tế vĩ mô Việt Nam phải đối mặt với nhiều bất ổn về lạm phát, tỷ giá, lãi suất, thâm hụt cán cân thanh toán. Theo dự báo của nhiều tổ chức, năm 2011 kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,5% - 7,5% nhưng chỉ số CPI cũng tăng trên dưới 10%. Tỷ giá USD/VND đã được điều chỉnh tăng 5% năm 2010 và tăng 9,3% vào ngày 11/02/2011 (đồng thời thu hẹp biên độ dao động +/- 3% xuống +/- 1%) nhưng tỷ giá vẫn có xu hướng tiếp tục tăng và trên thị trường ngoại hối vẫn tồn tại hai loại tỷ giá chính thức và tỷ giá không chính thức.
Ngoài những yếu tố khách quan, những bất ổn vĩ mô kể trên bắt nguồn một phần từ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam gây ra.
- Chính sách kích cầu: Gói kích cầu và hỗ trợ lãi suất được Chính phủ đưa ra đúng thời điểm và có mục tiêu phù hợp. Mặc dù gói kích cầu đã mang lại những hiệu quả đáng kể đối với nền kinh tế nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện chính sách kích cầu. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ lãi suất của Chính phủ trong khi rất nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích như để đảo nợ hay để đầu cơ vào bất động sản, chứng khoán. Phần vốn không được sử dụng đúng mục đích đã gây ra nhiều biến động trong cả nền kinh tế và TTCK.
- Chính sách ổn định lạm phát: Chính sách ổn định lạm phát vấp phải nhiều mâu thuẫn với các mục tiêu kinh tế và chính sách về các nguyên nhiên liệu đầu vào cho sản xuất kinh doanh như giá xăng, giá điện. Quý I năm 2011, tỷ lệ lạm phát Việt Nam đã đạt 6,12% (trong khi mục tiêu Chính phủ là lạm phát cơ bản năm 2011 là 7%), trong đó các nhóm hàng tăng giá mạnh nhất là dịch vụ giao thông và xây dựng cơ bản. Chính phủ đã đưa ra chương trình bình ổn giá nhưng việc thực hiện chương trình chưa thực sự hiệu quả, ưu đãi của Chính phủ chưa thực sự được đưa tới người tiêu dùng cuối cùng.
- Chính sách tỷ giá: trong giai đoạn vừa qua thị trường ngoại hối Việt Nam thường xuyên chứng kiến "chế độ 2 tỷ giá", với mức chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức có thể đạt 10%. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ thâm hụt kéo dài và lạm phát cao trong khi dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ đủ cho khoảng 2 – 3 tuần nhập khẩu.
- Chính sách lãi suất: Năm 2010 – 2011, NHNN chủ trương thắt chặt tín dụng với nhưng về phía chính sách tài khóa, Bộ Tài chính tăng cường phát hành trái phiếu khiến dòng vốn ngân hàng đổ vào trái phiếu, lãi suất tăng cao và doanh nghiệp khó có khả năng tiếp cận nguồn vốn. Cuối năm 2010, NHNN chính thức nâng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%/năm, lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn cũng tăng thêm 1% (lên 7% và 9%/năm). Lãi suất cho vay liên tục tăng khiến nhiều doanh nghiệp giảm khả năng thanh khoản trầm trọng. Tuy nhiên, NHNN lại tăng tổng phương tiện thanh toán và đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2010 là 25% (thực tế đạt 29%) và năm 2011 đạt 22% - mức tăng trưởng tín dụng khó có thể nhận định là thắt chặt.
- Chính sách quản lý thị trường vàng, ngoại tệ và thị trường bất động sản: Năm 2010 – 2011 là giai đoạn Chính phủ Việt Nam có nhiều chính sách can thiệp khá sâu vào các thị trường này. Đây là các kênh đầu tư phổ biến đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Khi TTCK trở nên khó dự đoán với những diễn biến bất thường theo xu hướng giảm, để giảm dòng vốn chảy vào các thị trường này, Chính phủ đã liên tục đưa ra những chính sách quản lý, hạn chế, thậm chí có thể cấm giao dịch trong một giai đoạn nhất định. Những diễn biến chính sách này tạo sự méo mó trên thị trường, gây mất niềm tin của công chúng vào chính sách, đồng thời gây ra những phí tổn không cần thiết đối với nền kinh tế.
Theo quan điểm của tác giả, sự thiếu nhất quán về chính sách dẫn tới tình trạng "vòng tròn luẩn quẩn" giữa các biến số vĩ mô chủ yếu lạm phát – thâm hụt thương mại – tỷ giá – lãi suất. Thêm vào đó việc thực hiện chính sách còn chưa được quản lý chặt chẽ, thực hiện chính sách chưa hiệu quả khiến cho tình hình kinh tế khó khăn hơn, tác động xấu tới niềm tin của công chúng vào chính sách của Nhà nước và khó có thể đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế bền vũng.
Bài học cho Việt Nam
Sử dụng các gói kích cầu
Cũng như hầu hết các chính phủ trên thế giới, chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện gói kích cầu nhiều tỷ USD, thông qua các khoản vay với sự hỗ trợ lãi suất đi kèm với giãn thuế đánh vào các doanh nghiệp. Mặc dù về mặt chủ trương, gói kích cầu này là nhằm hỗ trợ các ngành xuất khẩu và đầu tư vào các dự án hạ tầng, tạo việc làm, thu nhập và kích thích tiêu dùng trong dân cư. Tuy nhiên, sự suy giảm về nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu truyền thống là một trong những trở ngại lớn đối với Việt Nam. Bên cạnh đó, theo Vụ thống kê tài khoản quốc gia, vào 06 tháng đầu năm 2009, tiêu dùng của dân cư đã suy giảm nghiêm trọng (ở mức -10% so với cùng kỳ năm 2008). Đây là một trong những yếu tố khiến gói kích cầu mặc dù được đưa ra rất nhanh và quy mô khá lớn so với tỷ lệ GDP, nhưng hiệu quả của nó cần phải có sự thẩm định và đánh giá chính xác, nhằm tránh cho nền kinh tế bị rơi vào một cuộc suy thoái hay lạm phát mới trong tương lai.
Bài học từ khủng hoảng kinh tế ở Mỹ cho thấy, kích cầu tự bản thân nó không phải là giải pháp cho phép nền kinh tế vượt nhanh ra khỏi khủng hoảng mà thậm chí còn có thể là hiểm họa tiềm ẩn gây nên lạm phát hay suy thoái, nếu thể chế tài chính có những khiếm khuyết, khiến cho dòng vốn kích thích đầu tư bị trái lệch khỏi mục tiêu ban đầu hoặc sử dụng kém hiệu quả. Dòng vốn kích cầu có thể bị lái vào đầu cơ bong bóng chứng khoán hoặc bất động sản, vì bản chất của nó vẫn chỉ là chính sách tiền tệ nới lỏng, dựa trên việc hạ lãi suất.Điều này có thể là một nguy cơ dễ xảy ra bởi rủi ro lựa chọn tồi và hiểm họa do sự vô trách nhiệm trong sự sử dụng vốn vay và cũng bởi chính hành vi trục lợi có thể xảy ra ở ngay các tổ chức tài chính do sự thiếu giám sát chặt chẽ.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, mặc dù gói kích cầu của Chính phủ đã góp phần không nhỏ giúp kinh tế Việt Nam không rơi vào suy thoái và vượt ra khỏi khủng hoảng nhanh hơn nhưng việc áp dụng gói kích cầu vẫn cần chú ý hai vấn đề lớn: quản lý, giám sát thực hiện và áp dụng đúng đối tượng. Chỉ khi thực hiện tốt hai vấn đề nói trên thì việc kích cầu mới phát huy đầy đủ tác dụng của nó và không để lại những rủi ro tiềm ẩn trong tương lai như các bong bóng tài chính, bong bóng bất động sản. Đối với TTCK, gói kích cầu đã giúp nhiều doanh nghiệp khôi phục sản xuất nhưng cũng có thể thổi phồng các nguy cơ về bong bóng và đầu cơ mà nổi bật nhất là trên thị trường bất động sản năm 2010, gây ra sự méo mó trên thị trường.
Ổn định giá
Có thể khẳng định ổn định giá nên là mục tiêu tiếp tục và chủ đạo của chính sách tiền tệ để duy trì niềm tin của các cá thể kinh tế trước và trong khi xảy ra khủng hoảng. Việt Nam đã thực hiện tương đối tốt vấn đề ổn định giá khi nền kinh tế nằm giữa cơn bão khủng hoảng năm 2009, tuy nhiên, khi xem xét trong dài hạn, lạm phát ở Việt Nam vẫn ở mức rất cao – đáng báo động. Đặc biệt là những biến động giá từ giai đoạn cuối năm 2010 đến nay đã làm giảm niềm tin của công chúng vào chính sách của Chính phủ, khiến nền kinh tế dễ rơi vào "vòng luẩn quẩn" của các biến số vĩ mô chủ yếu và trong tình huống xấu nhất có thể đưa nền kinh tế tới khủng hoảng.
Tỷ lệ lạm phát đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với TTCK Việt Nam do yếu tố niềm tin và tâm lý nhà đầu tư hiện vẫn giữ vai trò định hướng cả thị trường trong nhiều thời điểm, nhất là các giai đoạn nhạy cảm khi nền kinh tế đón nhận các thông tin vĩ mô và tin biến động kinh tế thế giới.
Xây dựng hệ thống chính sách vĩ mô thận trọng
Ổn định tài chính nên tập trung vào việc duy trì sử dụng những chính sách thận trọng vĩ mô nhằm có được sự đảm bảo ổn định về tài chính bằng cách giảm thiểu những sự tích tụ các quy mô mang tính hệ thống. Các công cụ thận trọng vĩ mô bao gồm các đòi hỏi về vốn và vật đệm; khả năng dự báo thất thoát, khả năng thanh toán tiền mặt. Với những chính sách thận trọng và có định hướng dài hạn, thị trường tài chính nói chung có khả năng đứng vững trước cơn bão tài chính thế giới hoặc khu vực, thậm chí khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì hệ thống chính sách đã tạo được một cơ sở tài chính tương đối vững chắc, hạn chế tác động của khủng hoảng, nhanh chóng đưa nền kinh tế hồi phục trở lại.
Cơ chế quản lý tiền tệ linh hoạt
NHNN cần có những thay đổi với hoạt động tiền mặt và cơ cấu quản lý khủng hoảng. Sự linh hoạt của NHNN sẽ làm cải thiện khả năng phục hổi của nền kinh tế. Đối với Việt Nam, cơ chế tỷ giá và lãi suất hiện vẫn chưa theo kịp những biến đổi trên thị trường.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA SUY THOÁI ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Định hướng điều chỉnh kinh tế vĩ mô ở Việt Nam để giảm tác động của suy thoái kinh tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam
Mục tiêu phát triển của thị trường chứng khoán
Trong thập kỷ tới, TTCK Việt Nam có nhiều tiềm năng và điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh, tuy nhiên, cơ hội phát triển luôn đồng hành cùng với những thách thức. Vì vậy, mục tiêu của thị trường trong giai đoạn tới được đặt ra như sau:
Một là, phát triển TTCK phải dựa trên chuẩn mực chung của thị trường và các thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế. Đây là định hướng cơ bản nhằm đưa TTCK thực sự trở thành kênh dẫn vốn hiệu quả đối với nền kinh tế.
Hai là, phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội vừa tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội. Đồng thời, TTCK lành mạnh, minh bạch cũng giúp nền kinh tế nâng cao khả năng chống đỡ những biến đọng kinh tế tiêu cực từ bên ngoài như giai đoạn khủng hoảng kinh tế vĩ mô vừa qua.
Ba là, phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm chứng khoán được tổ chức giao dịch theo nguyên tắc thị trường, có sự quản lý, giám sát của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.
Bốn là, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ của thị trường, đảm bảo cho các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán hoạt động an toàn, hiệu quả dựa trên nền tảng quản trị rủi ro và phù hợp với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế. Từng bước tái cơ cấu hệ thống các trung gian thị trường trên nguyên tắc không gây xáo trộn lớn và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thị trường. Các sản phẩm được đa dạng hóa sẽ góp phần làm tăng cơ hội đầu tư cho công chúng, đồng thời giảm rủi ro do danh mục đầu tư được mở rộng.
Năm là, phát triển TTCK trong mối tương quan với việc phát triển thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một hệ thống thị trường tài chính thống nhất, đồng bộ có sự quản lý, giám sát của nhà nước. Hoạt động quản lý, giám sát, điều hành và phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước phải thống nhất về mục tiêu, mục đích, định hướng và giải pháp thực hiện. Trong đó, TTCK và hệ thống NHTM đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường tài chính ngày càng hoàn thiện,
Sáu là, chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước thu hẹp về khoảng cách phát triển giữa TTCK Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới. Đây là định hướng giúp TTCK Việt Nam phát triển ổn định và bền vững hơn, tránh những biến đổi ngược chiều như giai đoạn vừa qua.
Với các mục tiêu phát triển kể trên, tất yếu TTCK Việt Nam sẽ hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường tài chính quốc tế. Do đó, để hạn chế những tác động không mong muốn từ những biến động kinh tế thế giới tương tự như suy thoái kinh tế 2009, đồng thời để thị trường phản ánh đúng tình hình nền kinh tế trong nước và thế giới thì chính sách vĩ mô Việt Nam cần có những định hướng tạo điều kiện cho TTCK nói riêng và cả nền kinh tế nói chung có điều kiện phát triển bền vững hơn.
Định hướng vĩ mô nhằm hạn chế tác động của biến động kinh tế thế giới tới TTCK Việt Nam
Để giảm tác động của suy thoái cũng như những biến động kinh tế thế giới đối với TTCK cần tiếp tục thực hiện 08 nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Tuy nhiên, nhóm giải pháp này được Chính phủ đưa ra từ tháng 4 năm 2008, vì vậy việc thực hiện các giải pháp này trong thời gian tới phải có định hướng phù hợp.
Đối với chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá:
Đây là nhóm chính sách vĩ mô cần có định hướng rõ ràng do những tác động trực tiếp của nó nên TTCK và nền kinh tế, đặc biệt đối với thị trường chịu tác động manhhj mẽ từ tâm lý các nhà đầu tư như TTCK Việt Nam hiện nay.
+ Cần áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát, kích thích đầu tư. Để góp phần tháo gỡ khó khăn hiện nay cho doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, các ngân hàng có thể hỗ trợ doanh nghiệp như khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất cho vay. Hiện tại, lãi suất cho vay trên thị trường đang ở mức cao (khoảng 20%/năm) khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, do đó, các cơ quan hữu quan cần xem xét các giải pháp cân đối lãi suất trên thị trường tài chính, lựa chọn đối tượng cho vay và áp dụng mức lãi suất phù hợp. Với chính sách tiền tệ có khả năng kích thích đầu tư như định hướng trên đây, nền kinh tế sẽ có những bước phát triển bền vững hơn và các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh hơn, tạo nên một TTCK có khả năng chống đỡ những tác động tài chính tiêu cực từ thị trường ngoài nước.
+ Cùng với đó, chính sách tài khoá cũng được xem xét miễn giảm thuế cho doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Nhóm chính sách tài khóa cần được chú trọng hơn và mang định hướng phát triển dài hạn đối với đất nước, chẳng hạn, tiếp tục giảm thuế cho các doanh nghiệp trong nhóm ngành ưu đãi đầu tư hay sản xuất, chế biến nông sản xuất khẩu...
+ Chú ý quản lý tỷ giá và quản lý chặt chẽ thị trường giao dịch ngoại tệ tự do để tránh hiện tượng đầu cơ dẫn đến xu hướng nhà đầu tư trong nước rút tiền chuyển thành ngoại tệ, gây sức ép lên vấn đề tỷ giá và dự trữ ngoại tệ. Một trong những giải pháp Chính phủ có thể xem xét là nâng cao sự hợp tác về quản lý ngoại tệ giữa ba nhóm đối tượng Ngân hàng Nhà nước – Ngân hàng Thương mại – Doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu luôn cần có cầu nối hiệu quả là các NHTM để mua bán ngoại tệ phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, sự hợp tác cần mang tính tự giác, các bên cùng có lợi chẳng hạn như định hướng các NHTM dành ưu đãi cho các doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ thường xuyên để không làm mất bản chất của thị trường ngoại tệ. Chỉ sử dụng biện pháp kết hối khi thật cần thiết do biện pháp này sẽ gây ra sự méo mó đối với thị trường ngoại hối.
+ Thường xuyên rà soát đánh giá lại các khoản vay nợ ngắn hạn nước ngoài của Chính phủ, ngân hàng, doanh nghiệp và danh mục đầu tư gián tiếp nước ngoài, đồng thời nâng cao chất lượng các khoản vay mới.
+ Nâng cao khả năng tài chính cho các ngân hàng để giữ chân luồng vốn nước ngoài tại các NHTM, đồng thời nâng cao sức hấp dẫn của nền kinh tế để thu hút khối đầu tư nước ngoài trên TTCK.
+ Chính phủ cần nghiên cứu xem xét về cấp hạn ngạch cho việc mua trái phiếu của nhà đầu tư nước ngoài để đảm bảo tỷ lệ kiểm soát, phòng khi nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn bằng bán trái phiếu.
+ Tiếp tục thắt chặt chi tiêu công nhất là những dự án kém hiệu quả và chưa cần thiết.
Chính sách tài khóa và tiền tệ được định hướng đúng đắn không chỉ giúp ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, đảm bảo tăng trưởng tín dụng lành mạnh thì còn giúp củng cố niềm tin của công chúng vào chính sách. Đây là nhân tố rất quan trọng đối với TTCK Việt Nam nhưng giai đoạn vừa qua, do chính sách chưa thực sự hiệu quả nên thị trường thường có xu hướng phản ứng trái chiều với thông tin chính sách và tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và trên thế giới.
Khuyến khích đầu tư và xuất khẩu
Cần tìm mọi cách để hỗ trợ xuất khẩu bao gồm: vốn, lãi suất, thuế, thủ tục mở rộng thị trường. Bây giờ là thời điểm để thực hiện việc kích cầu đầu tư, đặc biệt đối với đầu tư vào hạ tầng, kích thích đầu tư vào các dự án có hiệu quả không những bằng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ mà bằng cả sự tham gia của doanh nghiệp, của tư nhân, của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước. Cùng với kích cầu đầu tư cần phải tính ngay đến giải pháp kích cầu tiêu dùng bằng biện pháp hạ thấp lãi suất cho vay của ngân hàng, giảm thuế, miễn thuế… Điều này sẽ giải quyết được bài toán tồn đọng vốn tại ngân hàng và giảm áp lực về chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu và thị trường nội địa sẽ được kích cầu.
Vấn đề đầu tư và xuất khẩu được giải quyết song song sẽ giúp TTCK hoạt động hiệu quả và bền vững hơn, do các doanh nghiệp có được nguồn tài chính vững chắc hơn, có thể tiếp cận tín dụng, mua bán ngoại tệ dễ dàng hơn nhờ cầu ngoại tệ được nâng cao.
Đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế vĩ mô
Thực hiện bằng nhiều biện pháp: Bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu và hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng dễ bị tổn thương trong những biến động kinh tế lớn tương tự cơn bão tài chính.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công ty cổ phần, công ty niêm yết, doanh nghiệp tư nhân để có những giải pháp xử lý phù hợp.
- Tận dụng cơ hội để thu hút vốn đầu tư.
Dòng vốn trên thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định. Việt Nam hiện đang có lợi thế này và vì vậy cần tận dụng tốt cơ hội này thu hút dòng vốn cũng như dòng ngoại tệ. Năm 2009 - 2010, Việt Nam đã duy trì được dòng vốn ngoại đáng kể trên TTCK, tuy nhiên, từ tháng 02/2011, xu hướng mua ròng được nhà đầu tư nước ngoài duy trì liên tục từ năm 2010 đã đảo chiều sau quyết định giảm giá VND 9,3% so với USD khiến nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng nhiều phiên cũng như co hẹp giá trị mua ròng. Giao dịch bất ổn đã kéo giá trị mua ròng tháng 3 và tháng 4 giảm tới 10 lần so với tháng 1/2011. Bên cạnh biến động tỷ giá mạnh thì bất ổn khác như tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách cao khiến kinh tế Việt Nam mất điểm với nhà đầu tư nước ngoài. Đây là những bất cập mà Chính phủ cần có giải pháp khắc phục ngay nhằm thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài trở lại TTCK Việt Nam.
- Đổi mới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu: Tiếp tục tập trung vào xuất khẩu những mặt hàng Việt Nam có lợi thế đồng thời chuyển việc xuất khẩu các mặt hàng của Việt Nam sang các thị trường khác có lợi thế (Đông Nam Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh) tùy theo những biến động của thị trường. Việc mở rộng thị trường không chỉ giúp mang lại lợi nhuận lớn hơn và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp nói riêng mà còn có tác dụng làm đệm đỡ cho cả TTCK khi các thị trường nhập khẩu chủ yếu hiện tại của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản cắt giảm chi tiêu như giai đoạn 2008 – 2009.
- Chọn lọc nhập khẩu: Sự thu hẹp trên phạm vi toàn cầu cũng tạo cơ hội để Việt Nam tranh thủ nhập khẩu các mặt hàng, công nghệ hiện đại mà các nước phát triển phải bán đi do kinh tế của họ khó khăn.
- Nâng cao năng lực công tác dự báo, đảm bảo theo dõi kịp thời diễn biến khủng hoảng tài chính ở Mỹ và toàn cầu để đánh giá đúng và đưa ra những giải pháp phù hợp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đặc biệt là giám sát hoạt động của các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tín dụng.
- Chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế bằng nhiều giải pháp như kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng, thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Khủng hoảng tài chính và suy thoái tuy có những tác động nhất định đến nền kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để Việt Nam có thể thay đổi chính sách, rà soát lại các chính sách chưa phù hợp nhằm đưa ra các chính sách về xuất khẩu, tỷ giá, tiền tệ, tài khóa phù hợp. Đối với TTCK, đây là cơ hội để chúng ta nhìn ra những điểm yếu của thị trường, chính sách và pháp luật để có thể đưa ra những điều chỉnh phù hợp hơn, giúp TTCK có thể phát triển bền vững và ổn định hơn, phản ánh đúng bản chất kinh tế của thị trường nhưng vẫn vững vàng trước những biến động kinh tế lớn như cơn bão tài chính vừa qua.
Các giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán
Khắc phục những vấn đề bất cập trong thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhóm giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý và nâng cao tính minh bạch của thị trường
Thị trường thiếu tính minh bạch là một trong những hạn chế lớn nhất của TTCK Việt Nam, là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự méo mó trên thị trường. Để khắc phục điểm hạn chế này, các nhà lập pháp cần có những điều chỉnh phù hợp về hành lang pháp lý:
(i) Lấp khoảng trống về quy định buộc đăng ký giao dịch tại thị trường chứng khoán có tổ chức
Hiện nay chưa có các quy định buộc các công ty đại chúng phải đưa chứng khoán chào bán ra công chúng vào giao dịch trên thị trường có tổ chức, do vậy, các giao dịch chứng khoán được thực hiện ở cả thị trường có tổ chức (đối với những công ty đại chúng niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán tại hai sàn) và cả thị trường tự do (đối với chứng khoán của công ty không đăng ký giao dịch tại thị trường có tổ chức).
Việc giao dịch chứng khoán trên thị trường tự do sẽ thiếu tính minh bạch do không có đủ thông tin một cách chính thống, mặt khác mọi giao dịch này không chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chứa đựng nguy cơ rủi ro, có khả năng dẫn tới lừa đảo và gây tác động bất lợi đối với thị trường chính thức. Điều này làm cho chứng khoán suy giảm tính thanh khoản, đồng thời ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của các cổ đông, làm các nhà đầu tư thận trọng hơn.
Do đó, cần xây dựng Luật bổ sung quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng theo hướng khi đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, các doanh nghiệp phải cam kết đưa chứng khoán chào bán ra công chúng niêm yết, đăng ký giao dịch tại thị trường chứng khoán có tổ chức trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu thông qua.
(ii) Quản lý chặt hơn về công bố thông tin
Để khắc phục bất cập về sự bất bình đẳng trong công bố thông tin giữa công ty đại chúng niêm yết và công ty không niêm yết, pháp luật về chứng khoán cần quy định yêu cầu công bố thông tin theo quy mô của công ty đại chúng (mức vốn điều lệ, số lượng cổ đông của công ty) mà không phân biệt giữa công ty đại chúng và tổ chức niêm yết.
Quy định này là nhằm đảm bảo tất cả các công ty quy mô vốn lớn đều phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ và ở mức cao hơn so với công ty có quy mô vốn nhỏ. Quy định này góp phần khuyến khích các doanh nghiệp đưa chứng khoán vào niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do, đảm bảo công bố thông tin đầy đủ.
Công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về một số nội dung: Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính 6 tháng đã được soát xét bởi công ty kiểm toán độc lập hoặc tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý; Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên.
Những báo cáo này cần được kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua công tác nâng cao chất lượng kiểm toán (cả các công ty kiểm toán trong, ngoài nước và chất lượng kiểm toán viên – đạo đức nghề nghiệp), nâng cao tính minh bạch về thông tin trên TTCK.
(iii) Quy định cụ thể về chào mua công khai - nâng cao tính minh bạch
Mục đích của chào mua công khai nhằm hạn chế việc thao túng chứng khoán, đảm bảo thị trường vận hành minh bạch, giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ và tổ chức phát hành bảo vệ được quyền, lợi ích của mình trước quyết định của các giao dịch có ảnh hưởng tới giá, tới hoạt động của tổ chức phát hành.
Luật hiện hành quy định các trường hợp phải chào mua công khai bao gồm: Chào mua cổ phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng; chào mua mà đối tượng được chào mua bị bắt buộc phải bán cổ phiếu mà họ sở hữu.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có những trường hợp chào mua với khối lượng từ 10% trở lên sau khi đã đạt mức 25% cũng có thể ảnh hưởng tới giao dịch chứng khoán, ảnh hưởng tới quyết định của tổ chức phát hành và quyền lợi của các cổ đông khác. Tuy nhiên, hiện Luật chứng khoán hiện hành lại chưa có quy định phải chào mua công khai.
Quy định hiện hành về chào mua công khai còn cứng nhắc, dẫn đến khó thực hiện cho các đối tượng phải chào mua công khai trong trường hợp đã nắm giữ trên 25% nhưng có ý định mua tiếp với tỷ lệ nhỏ (có thể là 0,5%, 1%,…) mà không gây ảnh hưởng nhiều tới quyết định của công ty và quyền lợi của các cổ đông khác. Ngược lại có trường hợp chuyển nhượng CK giữa các cổ đông lớn, giữa các công ty trong tập đoàn đã được đại hội cổ đông thông qua hoặc trường hợp công ty mua lại cổ phiếu của chính mình lại phải chào mua công khai như quy định hiện nay là điều không phù hợp, gây khó khăn cho công ty khi thực hiện và tạo thành thủ tục không cần thiết cho công ty.
Cùng với sự phát triển của thị trường, ngày càng xuất hiện nhiều dạng vi phạm mới, tinh vi hơn, phức tạp hơn mà pháp luật chứng khoán không thể thường xuyên thay đổi để bổ sung các quy định cũng như rất khó lượng hoá hết các hành vi vi phạm và chế tài xử phạt, do đó, các cơ quan lập pháp cần cân nhắc kỹ, lấy ý kiến từ công chúng và giới chuyên môn, xây dựng pháp luật chứng khoán chặt chẽ nhưng mang tính khung nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ trong các quy định, đảm bảo tăng cường công tác giám sát, thanh tra, xử phạt, bảo vệ nhà đầu tư; xử lý tốt các công ty niêm yết, công ty chứng khoán thua lỗ; ổn định hoạt động thị trường và tâm lý đầu tư.
Nhóm giải pháp khắc phục tình trạng đầu cơ, thao túng giá và tâm lý số đông
- Để khắc phục tình trạng đầu cơ, về dài hạn cần khắc phục tình trạng đầu tư theo số đông trước. Khi hiện tượng này không còn tồn tại, các nhà đầu cơ hay "làm giá" sẽ tự biến mất khỏi thị trường do các biện pháp này không những không còn mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ mà còn có thể khiến họ gặp phải nhiều rủi ro từ phía thị trường cũng như các nhà quản lý.
- Phương thức khớp lệnh định kỳ khiến các nhà đầu cơ dễ dàng thao túng giá thị trường. Phương thức khớp lệnh liên tục phần nào khắc phục hiện tượng này. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn có thể thao túng giá bằng cách sử dụng "giá mồi", nghĩa là nhà đầu tư muốn bán với khối lượng lớn có thể đặt mua giá trần với khối lượng nhỏ để sau đó sẽ đặt lệnh bán với khối lượng lớn với giá tốt. Do đó, các nhà đầu tư cần tỉnh táo theo dõi diễn biến giao dịch.
Về định hướng dài hạn, để có thể hạn chế được tình trạng thao túng giá trên thị trường hiện nay, cơ quan quản lý cần nâng cấp hệ thống quản lý, khớp lệnh, cho phép nhà đầu tư đặt lệnh online, việc đặt lệnh online sẽ khiến các nhân viên ở những công ty chứng khoán không thể ưu tiên cho lệnh của các nhà đầu tư lớn, có mối quan hệ tốt có thể lợi dụng thao túng giá.
Các biện pháp xử lý nghiêm khắc hơn cũng cần được đưa ra với nhằm xử lý triệt để hơn các nhà đầu tư kiểm soát giá. Đồng thời, các biện pháp về giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tuyên truyền nâng cao hiều biết cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng cần được chú trọng.
Nâng cao hiệu quả của những can thiệp của Chính phủ đối với thị trường chứng khoán
- Tăng cường thông tin minh bạch, giúp mọi cá thể kinh tế tự khắc phục khó khăn
Khi suy thoái kinh tế xuất hiện, các cá nhân và bản thân các doanh nghiệp là những người nhận thấy rõ nhất các sai lầm trong kế hoạch kinh doanh trước đây của mình, và cũng là những người có khả năng nhất trong việc hiệu chỉnh chúng. Để giúp cho các cá thể trong nền kinh tế có thể tự khắc phục khó khăn, Chính phủ nên tăng cường thông tin minh bạch về các hoạt động của mình. Việc đưa ra chính sách cần có chủ trương đường lối rõ ràng, kiểm soát thông tin chặt chẽ, tránh tình trạng những chính sách đang trong quá trình soạn thảo đã gây ra những biến động xấu trên thị trường do các nhà đầu tư lo ngại về sự bất ổn trong chính sách.
Chính phủ cũng có thể thực hiện các hành động như xây dựng các diễn đàn đối thoại thường xuyên giữa Chính phủ với các chủ thể kinh tế và giữa các chủ thể kinh tế trong các ngành nghề khác nhau để cho các doanh nghiệp có thể hiểu được khó khăn, thuận lợi, cũng như dự định của các bên, qua đó góp phần làm cho mối liên kết tổng thể được điều chỉnh về trạng thái tốt hơn, giúp cho nguy cơ khủng hoảng được giải toả, kinh tế phát triển bền vững.
- Chính sách tài khóa:
Trong giai đoạn suy thoái, Việt Nam nên thực hiện chính sách tài khóa cẩn trọng hơn. Ngân sách chỉ nên dùng để hỗ trợ những người lao động bị mất việc làm, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, thu hút đầu tư thay vì tìm cách cứu giúp các doanh nghiệp thua lỗ. Với một ngân sách liên tục bị thâm hụt và khủng hoảng kinh tế thế giới có khả năng còn kéo dài, việc đẩy mạnh chi tiêu Chính phủ ngay trong giai đoạn đầu suy thoái rất dễ khiến cho môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam bị rơi vào bất ổn trong tương lai. Các biện pháp giãn thuế ngắn hạn trong khi nguồn thu bị thu hẹp sẽ tạo ra bất ổn cho doanh nghiệp thay vì giúp doanh nghiệp vượt khó.
Chính phủ cũng cần xây dựng kế hoạch dài hạn để đảm bảo công tác thu ngân sách hiệu quả hơn, giảm chi tiêu thường xuyên, chuyển các khoản đầu tư công sang cho khu vực tư nhân, qua đó góp phần vào việc giảm thuế dài hạn cho khu vực doanh nghiệp và cá nhân mà vẫn đảm bảo được cân đối ngân sách.
- Chính sách tiền tệ:
Theo quan điểm của tác giả, trong giai đoạn suy thoái chúng ta có thể thắt chặt hay nới lỏng trong một số giai đoạn cụ thể, nhưng cần có chính sách nhất quán, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ giữa các ban ngành liên quan. Đặc biệt chú trọng sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và tiền tệ, tránh gây ra những bất ổn vĩ mô do sự thiếu nhất quán về chính sách gây ra.
Về dài hạn, Việt Nam nên định hướng xây dựng chính sách tiền tệ trung tính (neutral monetary policies) để nền tài chính vững mạnh, có khả năng miễn nhiễm với các tác động từ bên ngoài, ngăn ngừa các nguy cơ suy thoái kinh tế trong tương lai.
Việc xác định lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản không nên hướng đến duy trì một mức tăng CPI ổn định hoặc duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế ổn định mà nên căn cứ vào vào các đúc kết thực tiễn (practical maxims) của chính NHNN như các biến động cung – cầu về vốn vay trên thị trường, tăng giảm năng suất của nền kinh tế, cấu trúc của hệ thống tài chính quốc gia, thói quen sử dụng tiền tệ của dân chúng v.v. để sao cho các mức lãi suất danh nghĩa trên thị trường sát với mức lãi suất tự nhiên của nền kinh tế.
Việt Nam cũng nên tiếp tục cho phép nhiều đồng tiền quốc tế làm phương tiện giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. Sự biến đổi tỷ giá cũng như các mức lãi suất ngoại tệ xác lập trên thị trường là những chỉ báo tốt giúp cho NHNN Việt Nam dễ dàng hơn trong việc dò tìm ‘mức lãi suất tự nhiên’ cho nền kinh tế hơn.
Việc xác định tỷ giá chính thức nên được xem là bài toán sau khi NHNN Việt Nam xác lập lãi suất danh nghĩa cho nền kinh tế. Tỷ giá xác lập trên thị trường sẽ dao động căn cứ vào lãi suất danh nghĩa VND, lãi suất ngoại tệ, cung cầu ngoại tệ và vàng trên thị trường. NHNN Việt Nam nên chọn thời điểm thích hợp để nới lỏng hơn nữa biên độ giao động tỷ giá. Trên cơ sở các thông số có tính thị trường đó, NHNN Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ giá chính thức để phản ánh chính sách lãi suất VND của mình và các thay đổi trên thị trường. Đồng thời, Chính phủ cần hạn chế những can thiệp bằng chính sách đối với các thị trường vàng, ngoại tệ để thị trường có thể phản ánh chính xác và linh hoạt hơn những biến động kinh tế.
- Chính sách cải cách doanh nghiệp nhà nước:
Việc đẩy mạnh cổ phần hoá và cải cách doanh nghiệp Nhà nước sẽ giúp cho các doanh nghiệp này chủ động tìm kiếm cơ hội thị trường, và nhờ đó có thể sẽ phát triển nhanh hơn. Nhà nước không nên e ngại việc không bán được cổ phiếu ra bên ngoài ở thời điểm cổ phần hoá. Nhà nước có thể vẫn tiếp tục nắm đa phần vốn sở hữu tại các doanh nghiệp sau khi đã cổ phần. Doanh nghiệp sau cổ phần vẫn có thể có động lực đổi mới phát triển nếu như Nhà nước cam kết sẽ thưởng cho doanh nghiệp một phần lợi nhuận có được từ phần cổ phiếu thoái vốn của mình nếu như doanh nghiệp làm ăn phát đạt.
Khi các doanh nghiệp có một "sân chơi" pháp lý bình đẳng hơn, TTCK sẽ vận động hiệu quả và linh hoạt hơn, phản ánh chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là môi trường lý tưởng cho việc thực thi các chính sách tài khóa, tiền tệ của Chính phủ.
- Tăng cường vai trò của thị trường và xã hội dân sự cho các lĩnh vực kinh doanh hàng hóa thuộc diện kiểm soát giá và thuộc diện cấm, hạn chế, hoặc kinh doanh:
Chính phủ và giới nghiên cứu cần nghiêm túc rà soát lại danh mục các loại hàng hóa thuộc diện kiểm soát giá và thuộc diện cấm, hạn chế, hoặc kinh doanh để nới lỏng các can thiệp hành chính đồng thời tăng cuờng các yếu tố thị trường và xã hội dân sự cho từng mặt hàng. Nếu những nới lỏng này thành công chúng sẽ góp phần rất lớn vào việc mở rộng năng lực sản xuất của nền kinh tế.
Với các mặt hàng thuộc diện kiểm soát giá cả hay kinh doanh có điều kiện như các loại nguyên liệu cơ bản (điện, nước, than, xi măng, sắt thép, xăng dầu, đường sắt), các sản phẩm có tính xã hội (bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, giáo dục), các sản phẩm công nghệ, bất động sản, và các sản phẩm phái sinh v.v., Chính phủ có thể thiết kế cơ chế thị trường ban đầu cho chúng. Một khi cơ chế thị trường cho các lĩnh vực này được thiết lập, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần hoàn toàn có thể tham gia; và theo thời gian, cơ chế giá cả sẽ được hoàn thiện dần từ thực tiễn để đảm bảo lợi ích cho mọi bên tham gia thị trường.
Đối với các mặt hàng thuộc diện cấm hoặc hạn chế kinh doanh (như đánh bạc, các sản phẩm dành cho người lớn, các loại dịch vụ chiêm tinh bói toán, các loại thuốc có tính gây nghiện, karaoke - vũ trường v.v.), Chính phủ trước mắt nên tìm cách chuyển chúng sang loại kinh doanh có điều kiện và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác để dần xây dựng được cơ chế thị trường phù hợp.
Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán
Bên cạnh việc khắc phục những hạn chế nội tại của thị trường và điều chỉnh sự can thiệp của chính sách vĩ mô đối với TTCK, Việt Nam cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện TTCK thông qua các giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt từ 80% đến 110% GDP vào năm 2020.
Việc mở rộng nguồn cung cần chú ý tới cả thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Trong đó, Việt Nam cần phát triển thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế và chú trọng đặc biệt phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ để huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản.
Đồng thời, chúng ta cần củng cố một cách căn bản cầu đầu tư chứng khoán; phát triển và đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn, tiếp tục phát triển hệ thống nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, một thị trường dựa trên nền tảng vững chắc tạo ra bởi hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước chắc chắn sẽ trở nên linh hoạt hơn trước những cú sốc kinh tế và tài chính. Do đó, việc phát triển hệ thống các nhà đầu tư có tổ chức trong nước cũng là một vấn đề then chốt cần được lưu ý để có thể giúp hệ thống tài chính phòng vệ chống lại ảnh hưởng của các cú sốc bên ngoài.
Thứ hai, tăng tính hiệu quả của thị trường trên cơ sở tái cấu trúc TTCK, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin.
Từng bước Việt Nam phải hiện đại hóa các SGDCK với các hệ thống giao dịch, giám sát và công bố thông tin hiện đại và có khả năng kết nối với các SGDCK quốc tế; đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phẩm thị trường đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Việc tái cấu trúc TTCK phải có bước đi thích hợp nhằm phát huy tối đa vai trò của 2 SGDCK đối với sự phát triển của thị trường trong giai đoạn trước mắt, tiến tới thống nhất thị trường trong dài hạn.Kiện toàn và phát triển hệ thống lưu ký, đăng ký, thanh toán, bù trừ theo chuẩn mực quốc tế; hiện đại hóa hoạt động của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, từng bước tham gia và kết nối với Trung tâm Lưu ký Chứng khoán quốc tế và trong khu vực. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin tại các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán, cũng như các công ty chứng khoán và các tổ chức khác có liên quan, nhằm bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ, thống nhất, tương thích và an toàn.
Thứ ba, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường và các tổ chức phụ trợ.
Các tổ chức phụ trợ đối với TTCK Việt Nam hiện chưa được chú trọng phát triển, mới chỉ tồn tại mang tính tự phát và thiếu tính hệ thống nên hiệu quả chưa cao.
Hệ thống các tổ chức trung gian chứng khoán phải được củng cố chuyên nghiệp hơn, có đủ năng lực tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực để cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh chứng khoán trong khu vực và phù hợp với xu hướng chung trên thế giới là mô hình tổ chức các công ty chứng khoán theo mô hình đa năng và củng cố hệ thống quản trị rủi ro các định chế.
Thứ tư, tăng cường năng lực quản lý của các cơ quan liên quan.
Công tác quản lý, giám sát, thanh tra và cưỡng chế thực thi của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán cần được củng cố trên cơ sở phân định rõ chức năng giám sát giữa Bộ Tài chính/UBCKNN với các bộ ngành, giữa các cấp giám sát khác nhau theo hướng chuyên biệt hóa.
Đồng thời, Chính phủ cần có biện pháp khuyến khích và tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức tự quản và tổ chức hiệp hội; thiết lập cơ chế chính thức phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong và ngoài nước trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, nhằm bảo đảm tính minh bạch và hiệu quả trên TTCK Việt Nam.
Thứ năm, chủ động hội nhập quốc tế, có lộ trình phù hợp với trình độ phát triển của thị trường.
Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu hiện nay nhằm nâng cao vai trò, vị thế, tăng khả năng cạnh tranh của TTCK Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Để có được những lợi ích lớn nhất từ hội nhập quốc tế và giảm thiểu được những rủi ro khi tham gia quá trình này, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng một chính sách hội nhập, lộ trình hội nhập có tính đến yếu tố trình độ phát triển của TTCK và nền kinh tế Việt Nam trong từng giai đoạn.
Ngoài ra, để hoàn thiện TTCK, các cơ quan Nhà nước cũng cần thực hiện song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý (Luật chứng khoán và Thu hẹp thị trường tự do); Đẩy mạnh cổ phần hóa (chuyển loại hình công ty TNHH Nhà nước Một thành viên thành công ty cổ phần) và Sử dụng các loại Chứng khoán phái sinh làm đa dạng hóa danh mục đầu tư cho TTCK.
KẾT LUẬN
TTCK Việt Nam đã chịu những tác động tiêu cực từ khủng hoảng tài chính Mỹ và suy thoái kinh tế năm 2008 – 2009. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến khiến TTCK Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng bất lợi biểu hiện qua sự suy giảm chỉ số giá hay giao dịch trên thị trường ảm đạm hơn.
Lý thuyết chung về TTCK đều coi TTCK là một định chế tài chính trực tiếp giúp huy động vốn trong nền kinh tế và đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến sự thu hẹp trong chu kỳ kinh doanh sau khủng hoảng tài chính năm 2008, dẫn tới suy thoái toàn cầu và tác động tiêu cực tới TTCK các quốc gia qua thị trường tài chính, thương mại và đầu tư.
TTCK Việt Nam tuy ít chịu tác động trực tiếp từ suy thoái kinh tế nhưng suy thoái đã khiến thị trường suy giảm tới đáy vào năm 2009 và tiếp tục biến động khi các nhà đầu tư thoái lui vốn hay trước tác động của khủng hoảng nợ châu Âu nhưng khi kinh tế thế giới hồi phục, TTCK Việt Nam lại có xu hướng đi ngược lại do nội tại thị trường còn nhiều hạn chế như tính minh bạch, tâm lý đám đông, sự đầu cơ trên thị trường và chính sách vĩ mô còn một số bất cập.
Định hướng trong giai đoạn tới, Chính phủ Việt Nam cần có những chính sách mang tính ổn định và trung lập hơn, khắc phục một số điểm bất cập trong chính sách vàcác cơ quan hữu quan cần có những giải pháp cụ thể loại bỏ dần những hạn chế của TTCK hoàn thiện hệ thống pháp lý và phát triển để TTCK có thể thực hiện tốt các chức năng quan trọng của mình.
Khóa luận đưa ra những phân tích tổng quan về tác động của suy thoái kinh tế tới TTCK Việt Nam trong cả thời kỳ thị trường xuống đáy và hồi phục. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức nên tác giả chưa phân tích sâu về mặt dữ liệu và mô hình mà phần lớn nghiên cứu mang tính mô tả và phân tích định tính. Hi vọng những nghiên cứu sau có thể thực hiện những phân tích và kiểm định chính xác và chi tiết hơn về mối quan hệ giữa suy thoái kinh tế và sự biến động của TTCK Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
Nguyễn Ngọc Cảnh, Khủng hoảng tài chính toàn cầu – Những tác động đến TTCK Việt Nam, Tạp chí chứng khoán Việt Nam, số 3, 4 năm 2009.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2009), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
FPT Securities (2010), Báo cáo thị trường chứng khoán Việt Nam 2009, Quý I, II, III năm 2010.
FPT Securities (2011), Báo cáo thị trường chứng khoán Việt Nam 2010.
Bạch Đức Hiển (2007), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính.
Đào Lê Minh (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Nguyễn Văn Nam, Thương mại Việt Nam với khủng hoảng kinh tế thế giới, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, năm 2009.
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc ở Việt Nam (2009), Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những tác động dài hạn của nó đối với Việt Nam.
Nguyễn Thị Mai Phương, Suy thoái kinh tế Mỹ và các tác động tới nền kinh tế thế giới, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 362 – Tháng 7/2008.
Hoàng Xuân Quế, Sự phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Tạp chí đầu tư chứng khoán.
Trần Thị Phương Thanh, Khủng hoảng thị trường chứng khoán tại Mỹ năm 1929 và bài học kinh nghiệm cho thị trường chứng khoán Việt Nam, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tháng 6 năm 2009.
Nguyễn Hồng Thu, Tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu đối với châu Á, Tạp chí thị trường Tài chính tiền tệ, số 3+4/2009.
Nguyễn Văn Tiến (2009), Giáo trình Tài chính – Tiền tệ – Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
Đinh Xuân Trình (2008), Giáo trình Thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Giáo dục.
Vietcombank Securities (2011), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán năm 2010.
Vietcombank Securities (2011), Báo cáo vĩ mô và thị trường chứng khoán quý I/2011.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (1999), Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng chỉ số giá chứng khoán và một số gợi ý cho Việt Nam.
Tài liệu tiếng Anh:
Frederic S.Michkin (2007), The Economics of Money, Banking and Finacial Markets, Alternate Edition.
Geoffrey H. Moore (1983), Business Cycles, Inflation, and Forecasting, 2nd ed, Ballinger.
IMF, World Economic Outlook (WEO), từ tháng 04/2008 đến tháng 04/2011.
Jonathan Eaton (2011), Trade And The Global Recession, National Bureau Of Economic Research US.
Sohnke M. Bartram và Gordon M. Bodnar, Không chốn nương thân: Cuộc khủng hoảng toàn cầu trên các thị trường cố phiếu năm 2008/09, Tạp chí tiền tệ và tài chính quốc tế, số 4.
WTO, International Trade Statistics 2010
Các Website:
Các website tài chính: Yahoo Finance: Bloomberg: www.bloomberg.com/, Google Finacnce
Các website nghiên cứu chứng khoán Việt Nam: Vietstock: www.vietstock.vn/, Cophieu68: www.cophieu68.com.vn/, Cafef: Chứng khoán FPT: Chứng khoán Vietcombank:
Website các tổ chức quốc tế:
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Chu kỳ kinh tế Mỹ (US Business Cycle Expansions and Contractions)
BUSINESS CYCLE REFERENCE DATES
DURATION IN MONTHS
Peak
Trough
Contraction
Expansion
Cycle
Quarterly datesare in parentheses
Peak to Trough
Previous trough to this peak
Trough from Previous Trough
Peak from Previous Peak
June 1857(II)October 1860(III)April 1865(I)June 1869(II)October 1873(III)March 1882(I)March 1887(II)July 1890(III)January 1893(I)December 1895(IV)June 1899(III)September 1902(IV)May 1907(II)January 1910(I)January 1913(I)August 1918(III)January 1920(I)May 1923(II)October 1926(III)August 1929(III)May 1937(II)February 1945(I)November 1948(IV)July 1953(II)August 1957(III)April 1960(II)December 1969(IV)November 1973(IV)January 1980(I)July 1981(III)July 1990(III)March 2001(I)December 2007 (IV)
December 1854 (IV)December 1858 (IV)June 1861 (III)December 1867 (I)December 1870 (IV)March 1879 (I)May 1885 (II)April 1888 (I)May 1891 (II)June 1894 (II)June 1897 (II)December 1900 (IV)August 1904 (III)June 1908 (II)January 1912 (IV)December 1914 (IV)March 1919 (I)July 1921 (III)July 1924 (III)November 1927 (IV)March 1933 (I)June 1938 (II)October 1945 (IV)October 1949 (IV)May 1954 (II)April 1958 (II)February 1961 (I)November 1970 (IV)March 1975 (I)July 1980 (III)November 1982 (IV)March 1991(I)November 2001 (IV)June 2009 (II)
--18832186538131017181823132423718141343138111081011166168818
--30224618343622272018242133191244102227215080374539241063658129212073
--483078369974353737364244464335512836406463884855473411752642810012891
----40545052101604030354239563236671740413493934556493211647741810812881
Average, all cycles:1854-2009 (33 cycles)1854-1919 (16 cycles)1919-1945 (6 cycles)1945-2009 (11 cycles)
16221811
42273559
56485373
55* 49**5366
* 32 cycles** 15 cycles
Nguồn: NBER
The determination that the last expansion began in June 2009 is the most recent decision of the Business Cycle Dating Committee of the National Bureau of Economic Research.
Phụ lục 2: Tăng trưởng GDP thực tế Mỹ từ 2008 - nay
Nguồn: Dữ liệu trực tuyến Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA - Bureau of Economic Analysis)
8h59' ngày 19/04/2011
Phụ lục 3: Số lượng hàng hóa và công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2000 – 2010
Số mã chứng khoán niêm yết (2000 – 2010)
HOSE – HASTC - UPCOM
Số lượng công ty chứng khoán (2000 – 2010)
Số lượng tài khoản lưu ký (2000 – 2010)
Số lượng công ty quản lý quỹ (2005 – 2010)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới đến thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 tới na.docx