Đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 1. Lí do lựa chọn đề tài. 2 2. Mục đích lựa chọn đề tài. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3 4. Phương pháp nghiên cứu. 3 5. Nội dung của đề tài. 4 I – Lý luận chung 5 1. Một số vấn đề lý luận về đô thị hóa. 5 1.1. Khái niệm. 5 1.1.1. Khái niệm đô thị. 5 1.1.2. Khái niệm đô thị hóa. 5 1.2. Đặc điểm của đô thị hóa. 5 2. Một số vấn đề lý luận về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 6 2.1. Sự ra đời của cơ sở hạ tầng đô thị. 6 2.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị. 7 2.3. Khái niệm cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 8 2.4. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 8 2.5. Vai trò của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 11 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị. 11 3.1. Các yếu tố về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên. 11 3.1.1. Vị trí địa lý. 11 3.1.2. Điều kiện tự nhiên. 13 3.2. Vấn đề về dân số. 14 3.2.1. Khái niệm dân số đô thị. 14 3.2.2. Đặc điểm dân số đô thị. 14 3.2.3. Sự biến động quy mô dân số đô thị. 14 3.3. Vấn đề tăng trưởng kinh tế. 15 3.3.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế. 15 3.3.2. Khái niệm phát triển kinh tế. 15 3.3.3. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của các ngành. 17 3.3.4. Nguồn vốn đầu tư cho CSHTKT. 17 3.4. Các cơ chế quản lý, tổ chức. 18 3.4.1. Khái niệm quản lý đô thị. 18 3.4.2. Khái niệm bộ máy quản lý đô thị. 18 3.4.3. Nguyên tắc quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị. 18 3.4.4. Cơ chế chính sách. 20 3.5. Công tác quy hoạch đô thị. 20 3.5.1. Khái niệm. 20 3.5.2. Các đặc điểm cơ bản. 21 3.5.3. Mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản của công tác quy hoạch xây dựng đô thị. 21 3.5.4. Nguyên tắc cơ bản. 22 3.6. Các yếu tố về chính trị, xã hội, lịch sử. 23 3.6.1. Yếu tố lịch sử. 23 3.6.2. Yếu tố chính trị. 24 3.6.3. Yếu tố xã hội. 28 II – Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố Hà Nội 30 1. Tổng quan chung về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Thành phố Hà Nội. 30 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội. 30 1.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Hà Nội hiện nay. 37 1.2.1. Giao thông đô thị. 37 1.2.2. Cấp nước sạch đô thị. 43 1.2.3. Thoát nước đô thị. 44 1.2.4. Cung cấp điện chiếu sáng cho đô thị. 45 1.2.5. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải. 48 2. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội. 50 2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hà Nội. 50 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Hà Nội. 50 2.1.2. Phân tích sự ảnh hưởng của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của CSHTKT đô thị Hà Nội. 52 2.2. Vấn đề dân số của Hà Nội hiện nay. 55 2.2.1. Khái quát về tình hình dân số hiện nay của Hà Nội. 55 2.2.2. Ảnh hưởng của dân số đối với sự phát triển của cơ sở hạ tầng Hà Nội. 56 2.3. Sự tăng trưởng kinh tế của Hà Nội. 58 2.3.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành ở Hà Nội. 58 2.3.2. Việc huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng của Thành phố. 59 2.4. Vấn đề quản lý của các cơ quan tổ chức Nhà nước. 62 2.4.1. Phân cấp quản lý. 62 2.4.2. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng. 63 2.5. Công tác quy hoạch Hà Nội. 63 2.6. Tình hình chính trị, xã hội, lịch sử của Hà Nội. 66 2.6.1. Lịch sử của Hà Nội tác động đến CSHTKT. 66 2.6.2. Tình hình chính trị của Hà Nội. 66 2.6.3. Các vấn đề xã hội của Hà Nội. 67 III – Khai thác các nhân tố tích cực để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị 68 1. Các yếu tố tích cực. 68 2. Những tồn tại yếu kém. 69 3. Một số giải pháp đổi mới quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội. 70 Kết luận 72 Tài liệu tham khảo 73 Phụ lục 74

doc80 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t thải loại này tập trung vào một vài ngành như: chế biến thực phẩm, hóa chất và cơ khí. 3 ngành này đã chiếm gần phân nửa tổng lượng chất thải công nghiệp của thành phố. Đối với nguồn thải từ các bệnh viện, hiện cả thành phố có 91 bệnh viện và trung tâm y tế cấp quận, huyện; ngoài ra còn 232 trạm y tế xã và cơ sở y tế nhỏ. Tổng lượng rác y tế xấp xỉ khoảng 20 tấn/ngày; tỷ lệ chất thải y tế nguy hại trong đó chiếm tỷ lệ tương đối cao, chừng 5 tấn/ngày. Nhưng thực tế, việc thu gom và tiêu huỷ rác thải tại Hà Nội còn nhiều khó khăn, mới thu gom được 60-70% chất thải nguy hại. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%.  Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện toàn thành phố có khoảng 410 điểm xây dựng có nguồn phế thải. Nguồn đất thải, phế thải từ các công trường thải ra là rất lớn; còn nhiều phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, đất phế thải thiếu che chắn làm rơi vãi ra đường phố; đặc biệt còn có những tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm cố tình đổ bừa đất phế thải ra lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng. Tại bãi đổ Yên Sở, lượng xe vào ra trung bình khoảng 150-200 xe/ngày với lượng phế thải lên đến 600m3/ngày đêm; lượng xe vào đổ phế thải tại bãi Thanh Trì thậm chí còn lớn hơn, khoảng từ 300-400 xe/ngày đêm. Phương thức thu gom hiện nay hầu hết là gián tiếp, thông qua các xe đẩy tay từ các khu vực dân cư, tập kết về một điểm tự phát rồi chuyển lên ô tô chuyên dụng tại các ngã tư, góc đường… Việc rác thải chưa được phân loại tại nguồn cũng gây khó khăn cho việc vận chuyển, xử lý. Năng lực của các xí nghiệp môi trường đô thị về thiết bị, phương tiện thu gom vẫn còn thiếu, tải trọng nhỏ, cũ, hỏng…chưa theo kịp các yêu cầu thực tế. Đối với khu vực ngoại thành thì lại có đặc điểm diện tích rộng, dân cư không tập trung, thành phần rác thải “phong phú hơn” do hoạt động nông nghiệp: các loại bao bì phân bón, vỏ hộp thuốc trừ sâu…khó thu gom do ý thức người dân chưa cao và hệ thống vận chuyển bị hạn chế cả về nhân lực lẫn phương tiện. 2. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội. 2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Hà Nội. 2.1.1. Khái quát về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Hà Nội. Hà Nội nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, giới hạn trong khoảng từ 20o53' đến 21o23' vĩ độ Bắc, 105o44' đến 106o02' kinh độ Đông, tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía Đông và Đông Nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía Nam và phía Tây. Hà Nội có diện tích tự nhiên 918,1 km2, khoảng cách dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là trên 50km và chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km. Điểm cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn); nơi thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm) 12 m so với mặt nước biển. Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú và nổi tiếng từ lâu đời, Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Địa hình: Đại bộ phận diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển. Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía Tây Bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến trên 400m với đỉnh Chân Chim cao nhất là 462m. Địa hình của Hà Nội thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Điều này được phản ánh rõ nét qua hướng dòng chảy tự nhiên của các dòng sông chính thuộc địa phận Hà Nội. Khí hậu: Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít. Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng nǎm là 23,60C. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng nǎm là 1245 mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng, mùa nào cũng đẹp, cũng hay. Mùa tham quan tốt nhất ở Hà Nội là mùa Thu. Rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới. Mùa Thu ở Hà Nội, thời tiết khô ráo, bầu trời cao, xanh ngắt, gió mát, nắng vàng như mật còn nước thì trong veo như mắt thiếu nữ. Hà Nội có nǎm rét sớm, có nǎm rét muộn. Có nǎm nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên tới 42,8oC (tháng 5/1926). Nǎm rét đậm, nhiệt độ thấp nhất là 2,7oC (tháng 1/1955). Thổ nhưỡng: Lớp phủ thổ nhưỡng vốn liên quan đến đặc tính phù sa, quá trình phong hoá, chế độ bồi tích và đến hoạt động nông nghiệp. Dưới tác động của các yếu tố trên, Hà Nội hiện nay có 4 loại đất chính, đó là đất phù sa trong đê, đất phù sa ngoài đê, đất bạc màu và đất đồi núi. Sinh vật: Các loại thực vật tự nhiên chỉ còn ở dạng thứ sinh, tập trung ở huyện Sóc Sơn. Hiện nay ở đây còn khoảng hơn 6.700 ha đất lâm nghiệp đang được gấp rút trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc để khôi phục thảm thực vật rừng, bảo vệ môi sinh. Do có rừng gần đây đã thấy xuất hiện trở lại nhiều loại chim ǎn ngũ cốc, các loài gậm nhấm và thú rừng (lợn rừng, chồn, sóc, trǎn, rắn...) vốn có rất nhiều trước đây. Giới động vật còn tương đối phong phú là động vật dưới nước như cá, tôm, cua, ốc, kể cả cá trong đồng và ngoài sông Núi non: Dãy Sóc Sơn Nằm trong hệ thống mạch núi Tam Đảo chạy xuống, dãy núi Sóc gồm nhiều ngọn nằm trên hai huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và Sóc Sơn tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Thái. Ngọn Hàm Lợn còn gọi là núi Chân Chim là ngọn cao nhất: 462m. Phía Đông núi Hàm Lợn có núi Don cao 327m, phía bắc có núi Thanh Lanh (427m), núi Bà Tượng (334m) ở xã Ngọc Thanh, giáp Vĩnh Phúc và núi Lục Dinh (294m). Còn có các ngọn Bàn Cờ, Cao Tung, Mũi Cày, Trảm Tướng... Núi Sóc Sơn cao 308m, còn gọi là núi Mã, núi Đền, núi Vệ Linh, nay thuộc xã Phù Linh, Sóc Sơn cách huyện lỵ 4km về phía Tây. Hình thế đẹp, nhiều cây thông, cảnh quan thanh nhã. Sông ngòi: Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn nhất. Sông Hồng bắt đầu từ dãy Ngụy Sơn ở độ cao 1776m thuộc huyện Nhị Đô, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam vào Việt Nam từ Hồ Khẩu (Lào Cai) và chảy ra vịnh Bắc Bộ ở cửa Ba Lạt (Nam Định). Dòng chính của sông Hồng dài khoảng 1160 km, phần chảy qua Việt Nam khoảng 556 km. Sông Hồng chảy vào Hà Nội từ xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm đến xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, dài khoảng 30km, có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2640 m3/s với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 triệu mét khối. Lượng phù sa của sông Hồng rất lớn, trung bình 100 triệu tấn/nǎm. Đê sông Hồng được đắp từ nǎm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m. Ngoài sông Hồng, trong địa phận Hà Nội còn có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ và sông Cà Lồ. 2.1.2. Phân tích sự ảnh hưởng của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển của CSHTKT đô thị Hà Nội. Thuận lợi Những điểm ưu việt về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tạo ra những thế mạnh cho Hà Nội mà hiếm đâu sánh được. Thứ nhất, thế đất bằng phẳng, cao ráo, nằm trên đồng bằng mầu mỡ, khí hậu lại ôn hòa nên rất thuận lợi cho việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của mình. Thứ hai, vị thế trung tâm của đất nước, lại nằm bên sông Hồng khiến cho giao thông đường thủy với các địa phương khác rất dễ dàng và thuận tiện. Thứ ba, Hà Nội nằm hoàn toàn trong đất liền, cách biển khoảng 100km, nói chung là khá an toàn đối với sự tàn phá của các cơn báo, sự dâng lên của nước biển…Do đó, cơ sở hạ tầng sẽ phần nào giảm bớt được sự tàn phá. Khó khăn Do quá trình đô thị hoá và nhu cầu dùng nước sạch ngày càng nhiều, Hà Nội phải không ngừng tăng lưu lượng bơm hút nước ngầm ở dưới sâu trong lòng đất khiến mực nước ngầm bị hạ thấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên sụt lún mặt đất thành phố. Hiện nay, lưu lượng nước ngầm của Hà Nội được bơm hút theo thời gian ngày càng tăng, cộng với điều kiện địa chất phức tạp, nhiều nơi tồn tại những tầng đất yếu với chiều dày lớn. Điều này có thể gây ra các tai biến về môi trường địa chất như sụt lún nền đất, ô nhiễm nước ngầm…Những nơi có tồn tại lớp đất yếu, tốc độ lún bề mặt đất tương đối lớn như Thành Công, Ngô Sỹ Liên, Pháp Vân, mức độ lún khoảng 22-40 mm/năm. Đặc điểm chính của sự sụt lún bề mặt đất do thay đổi mực nước ngầm làm cho bề mặt địa hình thay đổi theo thời gian. Vì vậy khi quy hoạch, xây dựng CSHTKT cần phải lưu ý để đưa ra được giải pháp hợp lý trong việc xử lý cốt san nền, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chống úng ngập tại những khu vực trũng, hay xảy ra ngập lụt khi có mưa to kéo dài. Tình trạng trái đất tiếp tục nóng lên sẽ làm ngập lụt đường bộ và đường hầm, làm biến dạng đường sắt và làm suy yếu các cây cầu. Theo một báo cáo vừa được Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ công bố, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ tác động đến mọi loại hình giao thông bởi mực nước biển dâng cao, lượng mưa gia tăng và mức độ tàn phá của các trận bão ngày càng khốc liệt hơn. Sẽ khó có công trình nào có thể trở thành bất tử khi phải đương đầu với những cơn lốc xoáy khủng khiếp với sức gió lên tới 240km/h, như đã ập vào Bănglađét cuối năm ngoái. “Chúng tôi tin rằng các mối đe doạ với hệ thống giao thông là có thật. Và thiết kế thế nào có thể giúp các công trình đối phó được dông bão và những thảm họa thiên nhiên”, Chủ tịch của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Henry Schwartz Jr nói. Như vậy Hà Nội đang phải đối mặt với 3 nguy cơ: Thứ nhất, việc xuất hiện thêm nhiều đợt nắng nóng khiến phải hạn chế trọng tải tại những sân bay ở trên cao, đồng thời làm giãn nở các mối nối trên cầu (đặc biệt là cầu Long Biên) và làm biến dạng đường ray. Thứ hai, mực nước biển dâng cao và cường độ bão lớn hơn sẽ gây ngập lụt các tuyến đường sắt, làm ngập úng sân bay, hệ thống đường hầm và xói mòn các chân cầu, cản trở giao thông đường không và đường bộ, phá hủy đường sá, cầu cống và hệ thống ống dẫn. Thứ ba, việc xuất hiện thường xuyên hơn các cơn bão nhiệt đới cực mạnh sẽ làm tê liệt dịch vụ hàng không, hàng hải và làm hư hại các tòa nhà. Hệ thống giao thông của Hà Nội được xây dựng căn cứ vào dữ liệu thời tiết trong lịch sử, tuy nhiên do biến đổi khí hậu nên những dữ liệu này có thể không còn đáng tin cậy nữa. “Đã đến lúc giới chuyên gia giao thông phải thừa nhận và đương đầu với những thách thức bắt nguồn từ biến đổi khí hậu và phải vận dụng những kiến thức khoa học mới nhất vào việc hoạch định các hệ thống giao thông”, Chủ tịch của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Henry Schwartz Jr nói. Hơn nữa, tình trạng khô hạn thường xuên xảy ra ở các lưu vực sông Hồng, công Đuống vào mùa khô đã dẫn đến các tuyến đường thủy bị tắc nghẽn do mực nước cạn. Mực nước thấp hơn sẽ cản trở nghiêm trọng hoạt động vận tải trên tuyến đường thủy này. Trong khi đó, các đợt nắng nóng và hạn hán sẽ có thể làm tăng nguy cơ cháy rừng và phá hủy cơ sở hạ tầng giao thông. 2.2. Vấn đề dân số của Hà Nội hiện nay. 2.2.1. Khái quát về tình hình dân số hiện nay của Hà Nội. Quy mô dân số Dân số của thành phố Hà Nội từ năm 1954 đến năm 2007 đã tăng 8,93 lần (từ 0,38 triệu người năm 1954 lên 3,3946 triệu người năm 2007). Trong nội thành, mật độ dân số rất cao, đặc biệt là dân số ở quận Hoàn Kiếm lên tới 33856 người/km2. Mật độ trung bình toàn thành phố là 3685 người/km2 (số liệu tai thời điểm 31/12/2007). Đây là mật độ trung bình cao nhất cả nước. Dân số Hà Nội tăng ngày một nhanh trong giai đoạn hiện nay do quá trình đô thị hoá, do sự mở rộng về diện tích nội thành, do các khu công nghiệp ngoại thành ngày càng thu hút lao động ngoại tỉnh tham gia vào lực lượng lao động của Thủ đô. Hình 9 - Biểu đồ dân số trung bình toàn Thành phố từ 2000 – 2007 Tốc độ tăng dân số Hà Nội Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số Hà Nội đã có xu hướng ổn định, cụ thể khoảng 11%-12%/ năm. Đây là tỷ lệ vào loại thấp nhất so với cả nước. Tuy vậy tỷ lệ sinh ở khu vực ngoại thành còn cao, nhất là các huyện Sóc Sơn, Gia Lâm… nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Hà Nội vẫn còn cao. Tuy nhiên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở Hà Nội vẫn còn thấp hơn so với chỉ tiêu trung bình của cả nước. Bảng 2 - Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Hà Nội Năm 2000 2003 2004 2005 2006 2007 Toàn thành phố (%) 10.87 12.47 12.18 11.96 11.82 12.87 Nội thành (%) 9.94 11.74 11.34 11.07 10.99 11.76 Ngoại thành (%) 11.94 13.3 13.57 13.44 13.2 13.6 Tỷ lệ tăng dân số cơ học cao: Do sức hút của quả trình phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô, tốc độ đô thị hoá ngày càng nhanh nên đã tạo ra dồng người di cư từ các địa phương khác vào thành phố Hà Nội tìm việc làm, chủ yếu là vào khu vực nội thành, dẫn đến tốc độ tăng cơ học từ 0,5% (thời kỳ 1975-1980) lên đến 1,5% (thời kỳ 1990-1995). Số lượng người lao động ngoại tỉnh tại Hà Nội không được quản lý chặt chẽ ngày càng tăng, ước tình đến nay có khoẳng 25-30 vạn. Hơn nữa hăng năm Hà Nội phải tiếp nhận khoảng gần 2 vạn lao động từ các trường đại học, trung học chuyên nghiệp ở lại tìm việc làm tại đây. Tình trạng này dẫn đến sức ép lớn về mọi mặt, đặc biệt là tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội. Như vậy mức tăng dân số ở Hà Nội còn cao,chủ yếu là do mức tăng dân số cơ học cao. 2.2.2. Ảnh hưởng của dân số đối với sự phát triển của cơ sở hạ tầng Hà Nội. Dân số tăng nhanh là áp lực rất lớn đối với CSHTKT đô thi, mà trước hết là giao thông. Bởi vì, trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển, đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn thì tốc độ gia tăng của đường giao thông không thể theo kịp được với tốc độ gia tăng dân số khoảng 11-12% hàng năm. Dân số tăng nhanh, lại tập trung thành từng cụm đông đúc, trong khi mật độ đường so với số dân và mật độ đường so với diện tích đất sử dụng còn quá thấp. Thành phố mới dành 6,1% quỹ đất cho giao thông. Trong 10 năm gần đây mới chỉ làm thêm 60km đường, trong đó 25km đường nội thành. Thành phố có trên 580 nút giao thông, nhưng mới có trên 100 nút được lắp đèn tín hiệu... đã gây ra tình tắc nghẽn nghiêm trọng. Hình10 - Mối quan hệ giữa phát triển giao thông với gia tăng dân số Như vậy, điều thấy rõ nhất là cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là hệ thống đường giao thông không theo kịp sự phát triển kinh tế và bùng nổ dân số Hà Nội mà lẽ ra phát triển giao thông phải đi trước, tính toán đến  nhu  cầu  đi lại của người dân và mức độ lưu chuyển vật chất, hàng hóa khi các thành phố đang trong quá trình xây dựng, phát triển. Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải thì: Quỹ đất dành cho giao thông đường bộ ở Hà Nội là quá thấp. Khu vực nội thành có 343 km đường tương ứng với diện tích mặt đường là 5,25 km2, chiếm khoảng 6,18% diện tích đất đô thị. Khu vực ngoại thành có 770 km đường các loại, chiếm khoảng 0,88% diện tích đất. Các số liệu của Sở Giao thông Công chính Hà Nội cho thấy: Quỹ đất dành cho giao thông đô thị chỉ từ 2 - 3%. Tỷ lệ này chỉ bằng 1/10 các nước trong khu vực (trung bình 22 - 24%). Mạng lưới đường bộ phân bố không đồng đều. Một số khu phố cũ hoặc các trung tâm đô thị có mạng đường tương đối phù hợp nhưng mật độ dân cư cao, mật độ tham gia giao thông quá lớn. Trong khi mật độ đường ngoại thành rất thấp. Tiêu chuẩn thiết kế giao thông Hà Nội không còn phù hợp và đang trở nên quá tải. Theo tính toán của tôi, mật độ trung bình 2 - 3 km/km2như hiện nay của Hà Nội, không dồn ứ, tắc nghẽn cục bộ mới lạ. Chúng ta phải có quy hoạch điều chỉnh mật độ tối thiểu lên 6 - 7 km/km2 . Cần phải quyết liệt hơn trong việc xây dựng quỹ đất cho phát triển giao thông. Hà Nội hiện dự án có mặt khắp nơi. Cả thành phố là một công trường trong khi đó đất để phát triển giao thông bị co lại rất nhanh. Tiếp đến, tăng dẫn số cũng tạo ra sức ép đối với ngành cung cấp nước sạch, điện. Bởi điện, nước sạch là một trong những loại hàng hóa thiết yếu đối với cuộc sống của cư dân đô thị. Nên khi dân số tăng thì cầu cũng tăng, do đó cung cũng phải tăng theo. Gây nên áp lực lớn đối việc cung cấp nước của các công ty, doanh nghiệp điện nước trên địa bàn Thành phố. Dân số tăng lên thì lượng chất thải cũng “tỉ lệ thuận” tăng lên theo, trong khi khả năng 3R (Reduce - Giảm thiểu, Reuse - Tái sử dụng, Recycling - Tái chế) của chúng ta còn kém, nên tình trạng quá tải cho các hệ thống CSHTKT phục vụ cho công tác thu gom sử lý chất thải sẽ rất dễ dẫn đến quá tải, tắc nghẽn. 2.3. Sự tăng trưởng kinh tế của Hà Nội. 2.3.1. Quy mô, tốc độ tăng trưởng của các ngành ở Hà Nội. Tăng trưởng kinh tế của Hà Nội năm 2007 đạt mức cao nhất trong những năm gần đây với 12,1%, cao nhất từ 10 năm nay. Khu vực đầu tư nước ngoài và kinh tế ngoài nhà nước ở lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng cao khoảng trên dưới 30%. HN đã hoàn thành trong năm nay việc sắp xếp, cổ phần hóa 20 doanh nghiệp, xuất khẩu trên địa bàn tăng đến 22%, đạt trên 4 tỷ USD. Thành phố đã đón trên 1,2 triệu khách du lịch, giá trị tăng thêm của dịch vụ tài chính ngân hàng cũng ở mức kỷ lục là hơn 20%. HN là một trong 2 địa phương dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 290 dự án và tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Hiện trên 1.600 văn phòng đại diện nước ngoài có trụ sở ở HN. Thành phố thu ngân sách khoảng 45.709 tỷ đồng, tương đương 102% dự toán giao đầu năm. Nhờ những thành tựu đó mà GDP của Hà Nội đã có những tiến triển vượt bậc trong những năm qua, và được biểu hiện thông qua biểu đồ sau: Hình11 - GDP Hà Nội qua các năm Đến 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đạt mức khá với tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước Thành phố đã thu hút được 250 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 4,427 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu tăng 43,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu địa phương tăng 25,9%. Chỉ số giá tiêu dùng ở nhóm hàng lương thực giảm 1,2%, giao thông, bưu chính viễn thông giảm 1,13%. Dự kiến cả năm 2008, GDP của Hà Nội tăng 11,4%, trong đó công nghiệp tăng 13,3%, dịch vụ tăng 10,9%, nông lâm thuỷ sản tăng 3,9%. 2.3.2. Việc huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng của Thành phố. Vốn nhà nước Kinh tế tăng trưởng cao sẽ là điều kiện không thể tốt hơn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước sẽ giành ngày càng nhiều vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng hơn, do đó CSHTKT sẽ có điều kiện để phát triển. Theo thống kê, hàng năm Nhà nước luôn dành một phần lớn nguồn vốn cho đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách XDCB cho các dự án hạ tầng. Trong 5 năm 2001-2005 tổng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách được bố trí kế hoạch là 16.143 tỷ đồng, tăng 155,5% so giai đoạn 1996-2000, trong đó vốn ODA là 2.873 tỷ đồng chiếm 17,8% và vốn ngân sách địa phương là 13.270 tỷ đồng chiếm 82,2% thì chỉ riêng đầu tư cho hạ tầng 5 năm này, Thành phố đã đầu tư khoảng 7.456 tỷ đồng (chưa có vốn ODA) chiếm 71,5% vốn trong nước. Trong thời gian qua, ngân sách Thành phố tập trung đầu tư cho các công trình hạ tầng cơ sở như đường giao thông, cấp nước, thoát nước, bãi chôn lấp rác thải, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các khu công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật xung quanh các hồ... Thành phố đang chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong đầu tư và khai thác quản lý các lĩnh vực hạ tầng cơ sở như bến bãi đỗ xe, cấp nước, thu gom và vận chuyển rác thải,... Nhu cầu vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng cho giai đoạn đến năm 2010 khoảng 50.000 tỉ đồng (tương đương 3 tỷ USD); cho giai đoạn 2011-2020 khoảng 180.000 tỷ đồng (tương đương 11 tỷ USD). Phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật đô thị là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Thành phố trong giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên các nguồn vốn đầu tư đang mất cân đối lớn đòi hỏi phải được sự quan tâm đặc biệt ưu tiên tập trung vốn đầu tư của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương mới có thể giải quyết được vấn đề này. Hình12 - Vốn đầu tư của Nhà nước cho CSHT Vốn tư nhân Các đại diện từ khu vực tư nhân bao gồm các quỹ đầu tư tư nhân, các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng Việt Nam, các nhà đầu tư tư nhân, các nhà thầu tư nhân tham gia vào các dự án PPP và các nhà tài trợ. Việc khu vực tư nhân tham gia vào cung cấp CSHTKT có vai trò quan trọng do: Thứ nhất, mang lại hàng loạt lợi ích do thực hiện tốt hơn, tầm bao phủ rộng hơn và tính bền vững cao hơn nhờ vào hiệu quả đạt được với năng lực quản lý, sự sáng tạo, khả năng định hướng theo yêu cầu của khách hàng, khả năng thu hồi chi phí cao hơn và việc sử dụng kỹ thuật tiên tiến của khu vực tư nhân; Thứ hai, bổ sung tài chính cho các dự án hạ tầng từ các nguồn vốn tư nhân có thể giúp làm giảm nhu cầu về vốn của các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm. Hơn nữa, với các khoản chi tiêu công cộng chủ yếu được Hà Nội dùng vì mục đích giảm nghèo, thì việc đóng góp tài chính của khu vực tư nhân vào cơ sở hạ tầng sẽ giúp giải phóng các nguồn vốn ngân sách để dùng vào việc đầu tư giảm nghèo ở lĩnh vực khác. Đóng góp tài chính của khu vực tư nhân cũng giúp thay đổi cơ bản cơ cấu chi phí của các dịch vụ cơ sở hạ tầng. Trong các mô hình Sáng kiến Tài Chính Tư Nhân (PFI) được sử dụng ở Châu Âu, việc cung cấp của khu vực tư nhân có thể làm thay đổi gánh nặng kinh phí của Nhà nước. Tuy nhiên, do chi phí giao dịch trả trước cao, rủi ro và thông tin nghèo nàn là những yếu tố quan trọng ngăn cản khối tư nhân đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng cho tương lai ở các nước đang phát triển. Kết quả là những dự án được cơ cấu cho hấp dẫn với khối tư nhân thường khan hiếm. Từ nǎm 1992, Nhà nước đã bắt đầu chú ý tới việc thu hút nguồn đầu tư của doanh nghiệp, tư nhân vào lĩnh vực này, bằng cách đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế, giá thuê đất và đưa hình thức đầu tư BOT, cho phép các doanh nghiệp vay tín dụng để nâng cấp, cải tạo đường cũ và thu phí giao thông để hoàn vốn; doanh nghiệp ứng tiền ra làm đường trước chính phủ dùng ngân sách thanh toán sau. Nhiều đường quốc lộ đã được nâng cấp và sửa chữa bằng các hình thức này như đường Láng - Hoà Lạc (Hà Nội - Hà Tây) và một số đoạn đường nội đô ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương. Với hình thức huy động vốn này, tuy cũng có những kết quả bước đầu, nhưng nhìn chung các nhà đầu tư trong nước bị hạn chế về tài chính vì vậy mà khó có thể thực hiện những dự án có qui mô lớn. Đối với những dự án lớn có qui mô hàng trǎm triệu USD trở lên thường trông chờ vào các nhà đầu tư nươc ngoài, những đây là những lĩnh vực không sinh lợi, khó thu hồi vốn, cùng với một số chính sách về tài chính của Việt Nam chưa làm cho họ yên tâm, nên các nhà đầu tư cũng chưa mặn mà lắm với các dự án này. Hiện nay, mới chỉ có một nhà máy nước, một nhà máy điện, một dự án đường bộ, hai cảng biển và một số dự án trong ngành viễn thông có vốn đầu tư nước ngoài. 2.4. Vấn đề quản lý của các cơ quan tổ chức Nhà nước. 2.4.1. Phân cấp quản lý. Về quản lý hạ tầng cơ sở, ở Thành phố Hà Nội có sự phân chia quản lý giữa Trung ương và địa phương. Cơ sở hạ tầng do Trung ương quản lý bao gồm: Bộ Giao thông Vận tải quản lý đường quốc lộ, đường cao tốc hướng tâm, hệ thống đường sắt quốc gia, vận tải liên tỉnh, hàng không, đường sông; Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Điện lực Việt Nam quản lý hệ thống điện; Bộ Bưu chính Viễn thông và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, các công ty viễn thông quản lý và cung cấp dịch vụ bưu điện và thông tin liên lạc... Thành phố Hà Nội quản lý mạng lưới đường đô thị, đường sắt đô thị, vận tải hành khách nội đô, bến bãi đỗ xe; hệ thống cấp nước, thoát nước, thu gom vận chuyển và xử lý chất thải; chiếu sáng công cộng... Việc phân cấp quản lý này nếu làm tốt thì sẽ giúp cho công tác quản lý CSHTKT đô thị rất hiệu quả. Tuy nhiên, do thực trạng năng lực quản lý của ta còn hạn chế, thiếu khoa học nên gây ra sự chia cắt, chồng chéo trong công việc. 2.4.2. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Cơ chế chính sách giữ vai trò tiên quyết trong công tác quản lý và thu hút đầu tư vào lĩnh vực CSHTKT- một loại hàng hóa công cộng. Để có thể mang lại hiệu quả cao nhất cho hệ thống cơ sở hạ tầng, Nhà nước nói chung và Hà Nội nói riêng cũng đã có rất nhiều chính sách nhằm thu hút đầu tư và và tổ chức quản lý CSHTKT một cách hiệu quả. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính thì rườm rà. Hơn nữa, trong công tác quản lý thì cơ chế chính sách của ta còn lỏng lẻo, thiếu sót gây ra sự lộn xộn trong quản lý cơ sở hạ tầng. 2.5. Công tác quy hoạch Hà Nội. Công tác quy hoạch có vai trò vô cùng quan trọng trong sự đồng bộ hóa giữa quy hoạch CSHTKT với quy hoạch tổng thể chung của Hà Nội. Nếu công tác quy hoạch CSHTKT đô thị có tầm nhìn xa và đi trước phát triển kinh tế-xã hội thì sẽ không phải tốn một chi phí quá lớn cho giải phóng mặt bằng khi cải tạo, làm mới và nâng cấp CSHT đô thị. Tiền đền bù giải tỏa trong nội đô nên để làm những hạ tầng mới ở ngoại ô. Rõ ràng, khâu xây dựng quy hoạch phải chuẩn, đồng bộ và chúng ta cần có những con đường, tuyến đường, công trình hạ tầng mẫu chuẩn, để rồi từ đó phát triển tiếp thành mạng lưới đồng bộ. Ví dụ khi quy hoạch một tuyến đường, người ta đưa tất cả các công trình phụ trợ cần thiết như điện, nước, thoát nước, viễn thông, cây xanh, chiếu sáng v.v... vào chung một dự án. Tiến độ thi công cũng được lập rất cụ thể chi tiết và đồng bộ, xây trước, xây sau nhịp nhàng và hợp lý. Không đào đi đào lại gây lãng phí. Hình13 - Hậu quả của việc quy hoạch không đồng bộ Quy hoạch sẽ giúp cho Thành phố khai thác được một cách triệt để tất cả các tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô nhằm đảm bảo hệ thống cơ sở hạ tầng được đáp ứng hiệu quả nhất, đồng thời nó sẽ giúp cho CSHTKT của Thành phố được đi đúng hướng. Dù biết là rất quan trọng, nhưng trong thời gian qua, công tác quy hoạch của Hà Nội là rất kém. Có thể hiểu rõ điều này thông qua việc Hà Nội đã rất nhiều lần tổ chức quy hoạch: Hình 14 - Các lần tổ chức quy hoạch tổng thể Hà Nội Dù nhiều lần tiến hành quy hoạch tổng thể, tuy nhiên hiện trạng CSHTKT của Hà Nội vẫn còn trong tình trạng yếu và thiếu. Điều đó chúng tỏ công tác quy hoạch của Hà Nội “có vấn đề”. Việc quy hoạch theo chức năng khu vực sản xuất, dịch vụ, văn hóa, thể thao, khu dân cư ở cách nhau theo từng tuyến, từng khu vực riêng biệt sẽ làm cho người dân Thành phố đi lại nhiều lần hơn trong ngày, làm cho số phương tiện và số người tham gia giao thông tăng lên. Đồng thời nó làm cho tần suất sử dụng CSHTKT không đồng đều, chỗ thì thì thừa, chỗ thì thiếu. Việc có nhiều trường đại học, cao đẳng, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp, bến xe nằm ngay trong Thành phố làm cho công nhân, sinh viên, người nhà bệnh nhân… phải đi lại nhiều, và tần suất đi lại ở gần khu vực đó gia tăng. 2.6. Tình hình chính trị, xã hội, lịch sử của Hà Nội. 2.6.1. Lịch sử của Hà Nội tác động đến CSHTKT. Hai cuộc chiến tranh lớn chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã tàn phá Hà Nội rất nặng nề, đồng thời lại phải trải qua một thời gian dài duy trì chế độ quản lý quan liêu bao cấp. Mặt khác, nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, mức độ đô thị hóa thấp, chưa phát triển được nhiều năm. Do đó đã đặt ra cho Hà Nội rất nhiều khó khăn và thách thức trong việc tái thiết và hoàn thiện hệ thống CSHTKT phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Tuy khó khăn là thế, nhưng Hà Nội cũng đã được kế thừa nhiều công trình CSHT có ý nghĩa cực kỳ quan trong đối với sự thịnh vượng của Thành phố. Phải kể đến trước tiên là cầu Long Biên, cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1899-1902). 2.6.2. Tình hình chính trị của Hà Nội. Hà Nội là Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là trung tâm chính trị, nơi làm việc của các cơ quan đầu não của Việt Nam như: Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ chuyên ngành...do đó tình hình an ninh chính trị của Hà Nội luôn luôn được đặt nên hàng đầu. Phải khẳng định rằng, Hà Nội có nền tảng chính trị ổn định, chính sách kinh tế đối ngoại mở cửa linh hoạt, an ninh chính trị và trật tự xã hội bảo đảm. Điều đó đã được quốc tế công nhận và khẳng định: “Việt Nam (trong đó có Hà Nội) là quốc gia có tình hình chính trị ổn định và an toàn nhất thế giới?”. Và đã được thể hiện rõ thông qua hàng loạt các chương trình, hội nghị mà Hà Nội đăng cai tổ chức như: Seagame 22, ASEM5, APEC 14… Chính nhờ chính trị ổn định, mà Hà Nội có điều kiện để tập trung vào công tác xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật của Thành phố và thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư xây dựng CSHTKT. 2.6.3. Các vấn đề xã hội của Hà Nội. Trình độ dân trí Hà Nội là nơi có trình độ dân trí cao nhất trong cả nước với 16476 giáo viên, 606207 sinh viên, 58 trường đại học, cao đẳng. Số lượng tri thức là 700696 người, chiếm 22% dân số Hà Nội. Với trình độ dân trí cao như vậy, Hà Nội có lợi thế rất lớn trong công tác phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của mình thông qua việc quản lý, xây dựng hạ tầng. Ý thức người dân Hà Nội Là một nơi có trình độ dân trí khá cao, tuy nhiên ý thức của người dân Hà Nội không cao. Chinh sự thiếu ý thức trong việc bảo vệ hệ thông cơ sở hạ tầng như tháo trộm sắt ở các cây cầu, ở các taluy, phá hoại hệ thống đường xá (khoan, cắt đường tùy tiên), phá hoại hệ thống cấp thoát nước…không những gây ra sự tốn kém về mặt kinh tế mà còn làm hỏng cả một hệ thống cơ sở hạ tầng đang đồng bộ và hoàn chỉnh. Vì thế, việc nâng cao ý thức của người dân là rất quan trọng, nó giúp cho hệ thống CSHTKT của Thành phố được thông suốt, không bị gián đoạn, tạo nên văn minh cho đô thị Hà Nội. III – Khai thác các nhân tố tích cực để phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trong thời gian tới 1. Các yếu tố tích cực. Sau nhiều nhiều năm đổi mới, công tác quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thành phố đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ: Ban hành được nhiều văn bản có tính pháp quy trong quản lý CSHT ở trung ương cũng như ở địa phương. Cho đến nay, Thành phố nói chung và các quận, huyện nói riêng cũng đã có những quy hoạch tổng thể để phát triển cơ sở hạ tầng của mình. Trên cơ sở quy hoạch chung đã được Chính phủ phê duyệt, Thành phố và các quận huyện đã lập quy hoạch chi tiết cho các khu vực cần phát triển, cải tạo mở rộng cũng như khai thác sử dụng và duy tu bảo dưỡng hệ thống CSHTKT. Thực hiện Nghị quyết 38/CP ngày 04/5/1994 của Chính phủ, các Bộ và địa phương đã bước đầu cải tiến các thủ tục hành chính về quản lý đô thị nhằm tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công cộng CSHTĐT, đã bước đầu chuyển nhiều cơ sở từ sự nghiệp có thu sang hạch toán kinh doanh độc lập để nâng cao hiểu quả trong quản lý CSHTĐT. Hà Nội đã huy động được các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào một số lĩnh vực dịch vụ công cộng, quản lý và phát triển CSHTKT đô thị như thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cung cấp nước sạch, điện, duy trì và bảo dưỡng CSHTKTĐT về giao thông vận tải và thoát nước thải. Và bước đầu đã có kết quả tốt trong quá trình quản lý và điều tiết mở rộng phát triển đồng bộ CSHTĐT, bộ máy quản lý cũng đang được chấn chỉnh, tổ chức lại và bước đầu đổi mới để nâng cao hiệu lực hơn. 2. Những tồn tại yếu kém. Chiến lược phát triển đô thị nói chung và CSHTKT nói riêng chưa được hoàn thiện ở tầm vĩ mô, chưa có chất lượng tốt để làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách và cơ chế quản lý. Quy hoạch không gian đô thị chưa được đầu tư đúng mức về sức người, sức của, nên triển khai thực hiện quá chậm, chất lượng chưa cao. Hệ thống tổ chức quản lý đô thị nói chung và hệ thống tổ chức CSHTĐT nói riêng còn cồng kềnh, chồng chéo về chức năng và nhiệm vụ, lại không phân cấp quản lý rõ ràng nên tính hiệu lực của bộ máy quản lý kém. Hệ thống luật và dưới luật chưa đầy đủ, đồng bộ nên có hiện tượng ỷ lại trông chờ, gây ảnh hưởng đến hoạt động chung. Đội ngũ công chức quản lý đô thị nói chung và quản lý CSHTKT nói riêng chưa được đào tạo có hệ thống theo mô hình quản lý khoa học hiện đại, vì vậy công tác quản lý chuyển biến chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Thủ đô. Hà Nội đang quá tải về sức ép dân cư đô thị đang gia tăng, gây rất nhiều khó khăn về: Đối với giao thông đô thị: Chính quyền Thành phố đang gặp những khó khăn trong quản lý đó là đường phố chật hẹp, mặt đường và nền đường chất lượng kém, thiếu nhiều tín hiệu giao thông, đường phố nhiều nơi chưa được chiếu sáng, chưa có hệ thống cống thoát nước mưa riêng, còn nhiều nơi đường chưa có vỉa hè cho người đi bộ, đường phố bị đào lên lấp xuống nhiều lần để đặt các loại đường dây, đường ống. Cấp nước: không đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng, tỷ lệ thất thoát nước lớn, do thiếu kiểm tra kiểm soát thường xuyên. Thoát nước và vệ sinh đô thị: còn nhiều yếu kém, tình trạng ngập lụt, ô nhiễm môi trường sống diễn ra thường xuyên. Nước thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế đổ thẳng ra sông không qua xử lý. Chính quyền đô thị rất khó xử lý vi phạm. Việc buông lỏng quản lý Nhà nước đã gây lên những sự xâm phạm và phá hủy các công trình công cộng, hành lang bảo vệ đê điều, cầu cống, điện nước, vỉa hè mà chưa được ngăn chặn kịp thời và xử lý theo đúng luật định. Trên đây cho thấy tính pháp lý của của các văn bản pháp luật của Nhà nước và của Thành phố đi vào cuộc sống đô thị chưa cao, một phần do công tác truyền thông chưa cao. Từ việc phân tích những ưu nhược điểm ở trên đã giúp cho các nhà quản lý của Thành phố có nhưng giải pháp để phát huy và duy trì những công việc mình đã là tốt, đồng thời khắc phục, hoàn thiện, cải cách công tác quản lý và các văn bản pháp luật để thực hiện tốt hơn những tồn tại còn yếu kém. 3. Một số giải pháp đổi mới quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các quy định dưới luật về quản lý đô thị nói chung và quản lý CSHTKT nói riêng là một công việc cấp bách nhất. Đổi mới chính sách và cơ chế đầu tư phát triển CSHTKT Hà Nội. Quản lý và phát triển CSHT theo một tiêu chuẩn chung, thống nhất. Việc sử dụng, khai thác, duy tu bảo dưỡng CSHTKT cũng như cải tạo, mở rộng xây dựng CSHTKT phải tuyệt đối tuân theo luật và quy hoạch tổng thể đã được điều chỉnh và được Nhà nước phê duyệt. Thực hiện phương châm: “Lấy CSHTKT để phát triển CSHTKT”, thông qua việc các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức sử dụng CSHT phải có nghĩa vụ đóng góp vào phát triển CSHT thông qua chính sách thuế, lệ phí sử dụng. Số tiền thu được từ thuế, lệ phí sẽ được sử dụng để tái sản xuất CSHTKT. Kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về CSHTKT, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tránh chồng chéo, gây phiền hà cho đối tượng bị quản lý và nhân dân. Nâng cao dân trí, trình độ cán bộ quản lý CSHTKT, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công nghiệp cho mọi dân cư để góp phần thực hiện có hiệu lực hệ thống luật pháp về quản lý CSHTKT. Kết luận * * * Cơ sở hạ tầng kĩ thuật có vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của Thủ đô. Thông qua quá trình phân tích có thể thấy được có rất nhiều yếu tố tác động đến cơ sở hạ tầng kĩ thuật của Hà Nội, yếu tố nào cũng đều có những ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, theo ý kiến của riêng bản thân, tôi nghĩ yếu tố về cơ chế chính sách của Nhà nước và của Thủ đô là quan trọng nhất. Bới chính nhờ những cơ chế chính sách đó, nó không những tác động trực tiếp tới sự phát triển của CSHTKT mà nó còn có thể tác động đến các yếu tố ảnh hưởng tới CSHTKT như vấn đề tự nhiên, dân số, vốn đầu tư, quản lý tổ chức, công tác quy hoạch, chính trị, xã hội. Thông qua việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, thiết nghĩ vấn đề cốt lõi nhất ở đây là phải có một quy hoạch chi tiết, khả thi về hệ thống CSHTKTĐT của Thành phố Hà Nội với tầm nhìn xa, sâu và rộng. Đồng thời cải cách mạnh mẽ hệ thống cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CSHTKT, nhằm cải thiện sự hạn hẹp về nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Tài liệu tham khảo 1. GS.TS. Nguyễn Đình Hương-THS.Nguyễn Hữu Đoàn (2003), Quản lý đô thị, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. GS.TS. Nguyễn Đình Hương-THS.Nguyễn Hữu Đoàn (2002), Kinh tế đô thị, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. GS.TS. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội. 4. PGS.TS. Phạm Ngọc Côn (1996), Kinh tế học đô thị, Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 5. Niên giám thống kê Hà Nội (2007), Nxb Thống kê, Hà Nội. 6. vncold.vn (28/5/07), “Hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị Hà Nội từ vốn ngân sách Nhà nước”, 7. “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành từ nay đến 2020”, 8. Vietnamnet (5/10/2007), “Hệ thống chính trị Việt Nam: Khả năng thích ứng nhanh với lịch sử hiện đại”, 9. Hanoi.gov.vn, “Hà Nội theo năm tháng, lịch sử Hà Nội”, 10. Hanoipc.evn.com.vn (2006), “Hoạt động sản xuất kinh doanh”, Phụ lục CHÍNH PHỦ          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số 38/1994/NQ-CP   Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                           --------------------------------------------                                             Hà Nội, ngày  04 tháng 05 năm 1994 NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 38-CP NGÀY 4-5-1994 VỀ CẢI CÁCH MỘT BƯỚC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC CỦA CÔNG DÂN VÀ TỔ CHỨC           Hiện nay, thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân và tổ chức do nhiều ngành, nhiều cấp qui định, vừa thiếu tính đồng bộ, vừa rườm rà phức tạp, thường xuất phát từ yêu cầu thuận tiện của cơ quan có trách nhiệm giải quyết công việc mà chưa quan tâm đầy đủ đến nguyện vọng và sự thuận tiện cho dân.          Nhiều cơ quan Nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp nhận và giải quyết công việc của dân hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết công ciệc giữa các cơ quan, cuối cùng công việc không ai giải quyết; thậm chí tự đặt ra các thủ tục, các khoản phí, lệ phí không đúng thẩm quyền hoặc thu phí và lệ phí quá mức qui định; không niêm yết công khai cho nhân dân biết các qui định về thủ tục hành chính của Nhà nước; không bố trí cán bộ đủ trình độ và phẩm chất làm công việc tiếp nhận và giải quyết công việc.          Không ít công chức Nhà nước khi tiếp và giải quyết công việc của dân có thái độ thiếu tôn trọng nhân dân, cửa quyền, ban ơn, thậm chí sách nhiễu, đòi hối lộ. Tình hình giải quyết công việc như vậy không những làm mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc của các cơ quan, đơn vị, của nhân dân, mà là nguyên nhân chính làm tệ tham nhũng phát triển, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Vì vậy, cải cách thủ tục hành chính là một đòi hỏi bức xúc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của nhân dân. Đây cũng là một nội dung quan trọng của cải cách một bước nền hành chính quốc gia.           Yêu cầu đặt ra là phải đạt được bước chuyển biến căn bản trong quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan Nhà nước và các cơ quan, đơn vị khác; giữa cơ quan Nhà nước với nhân dân trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc.          Chính phủ quyết định tiến hành ngay từ quý II năm 1994 một số công việc sau đây:           1. Trước hết, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phải tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-TTg ngày 29-10-1992 của Thủ tướng Chính phủ qui định một số điểm trong quan hệ làm việc giữa các đồng chí phụ trách bộ máy hành chính các cấp, với các nội dung chính sau đây:           a) Luật Tổ chức Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ đã xác định các Phó thủ tướng là người giúp Thủ tướng, nhân danh Thủ tướng chỉ đạo, điều hành, chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết công việc thuộc lĩnh vực công tác được phân công, xem đó là được uỷ nhiệm của Thủ tướng. Các Bộ trưởng quan hệ thường xuyên với Thủ tướng, trực tiếp gặp và làm việc với Thủ tướng khi có công việc cần thiết, nhưng khi làm việc với Phó Thủ tướng thì phải chấp hành ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và coi đó là ý kiến thay mặt Thủ tướng.           Tinh thần nói trên cũng cần được thể hiện trong quan hệ làm việc giữa Bộ trưởng với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giữa các đồng chí phụ trách các cấp hành chính trong tỉnh (thành phố) nhằm tăng cường trách nhiệm cá nhân, bảo đảm sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, khắc phục tệ quan liêu, phiền hà, trì trệ.           b) Trong quan hệ làm việc giữa Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Bộ trưởng phải trực tiếp làm việc với các Chủ tịch (hoặc Phó chủ tịch được chủ tịch uỷ nhiệm) Uỷ ban Nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết công việc trực tiếp, nhanh và đủ trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng trong thời gian ngắn nhất, chấm dứt tình trạng Bộ trưởng, Thứ trưởng buộc Chủ tịch (Phó Chủ tịch) Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố phải làm việc trước với từng Vụ, Cục thuộc Bộ, sau đó Bộ trưởng mới giải quyết công việc. Trường hợp đề nghị của tỉnh và thành phố có liên quan đến nhiều Bộ, thì Bộ chuyên ngành phải làm đầu mối bàn với các Bộ liên quan khác, Không nên để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải đi đến từng Bộ để xin ý kiến giải quyết của Bộ trưởng sau đó mới đến bộ trưởng chuyên ngành giải quyết.           c) Đối với những việc vượt quá thẩm quyền của Bộ trưởng thì Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm việc với Thủ tướng (hoặc phó Thủ tướng). Trong trường hợp này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm đứng ra tổ chức để Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng làm việc trực tiếp với Chủ tịch (hoặc phó Chủ tịch) Uỷ ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương.            Những quy định nói ở điểm b và c nói trên cũng được thực hiện đối với Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ.           d) Trong quan hệ làm việc giữa Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (thành phố) với giám đốc các Sở, các Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện (quận) cũng phải xử lý công việc theo tinh thần nói trên.           e) Trong quan hệ làm việc giữa Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân huyện (quận) với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã (phường) cũng phải quán triệt tinh thần nói trên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện (quận) phải dành phần lớn thời gian đi sát các xã (phường) để giải quyết công việc tại chỗ, giảm đến mức thấp nhất việc giải quyết công việc thông qua hội nghị.           2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức một đợt soát xét lại toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí thuộc lĩnh vực mình phụ trách, kể cả những quy định do cấp dưới ban hành nhằm bãi bỏ ngay những quy định thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền và bổ sung, sửa đổi những thủ tục không phù hợp với thực tế, đã và đang trở ngại cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị khác và gây phiền hà cho nhân dân.            Nếu có những quy định do cấp trên ban hành xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ thì báo cáo, kiến nghị để cơ quan đã ban hành xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Công việc này phải được tiến hành trong tất cả các khâu và các lĩnh vực mà trọng tâm là thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấp đất; đăng ký kinh doanh, hành nghề; sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông; hộ khẩu; xuất cảnh, nhập cảnh; trước bạ mua bán chuyển nhượng các loại tài sản; cho vay vốn; công chứng; thanh tra doanh nghiệp.           Đối với những thủ tục đã quy định trước, nay còn phù hợp nhưng được quy định phân tán ở nhiều văn bản, nay cần được hệ thống hoá lại bằng một văn bản thống nhất theo thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để thuận tiện cho việc thi hành và kiểm tra, giám sát. Những thủ tục liên quan đến nhiều Bộ, ngành thì Bộ có chức năng quản lý Nhà nước chính có trách nhiệm phối hợp để ban hành quy định liên Bộ.          Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo triển khai công việc này ngay từ quý II năm 1994, coi đây là một trong những công tác trọng tâm của Bộ, ngành và địa phương từ nay đến cuối năm 1994.          Sau khi các thủ tục hành chính được soát xét lại, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi quản lý của mình, phải công bố công khai hệ thống các văn bản qui định thủ tục mới bằng nhiều hình thức để mọi cơ quan, đơn vị, mọi người dân được biết và thực hiện. Hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung loại thủ tục nào thì kịp thời công bố ngay loại thủ tục đó, nhưng chậm nhất công việc này phải xong trong năm 1994. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, soát xét các thủ tục hành chính của ngành mà kiện toàn ngay các bộ phận tiếp nhận, giải quyết công việc của các cơ quan, đơn vị khác, của công dân, kiên quyết xử lý và đưa những cán bộ vi phạm hoặc không đủ tiêu chuẩn ra khỏi vị trí công tác đó.           3. Ngoài luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ, chỉ có Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ mới có thẩm quyền quy định các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các qui định đó. Việc quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ các quy định về thủ tục hành chính đã có phải được thể hiện bằng văn bản, bảo đảm tính đồng bộ; chính xác, không được trái với luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. Các quy định về thủ tục hành chính phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phải được công bố công khai để mọi cơ quan, đơn vị và nhân dân biết.           Đối với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành Trung ương, nhưng cần phải có quy định riêng để phù hợp với đặc điểm của một số địa phương thì các Bộ, ngành Trung ương có văn bản uỷ quyền cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy định. Các quy định này của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phải có sự thống nhất của Bộ, ngành quản lý về lĩnh vực đó và phải được công bố công khai như quy định thủ tục hành chính của Bộ, ngành.           4. Các Bộ, các ngành và các địa phương có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 276-CT ngày 28-7-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quy định, quản lý các loại phí, lệ phí trong cả nước. Nghiêm cấm các cơ quan và công chức Nhà nước tự đặt ra các khoản phí, lệ phí ngoài những quy định trong Quyết định này.           Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan thống nhất hướng dẫn chế độ quản lý đối với từng khoản thu phí, lệ phí.           5. Tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, đơn thư và giải quyết công việc của dân phải niêm yết công khai các quy định, thủ tục giải quyết từng loại công việc (sau khi đã được các Bộ, ngành soát xét, sửa đổi, bổ sung theo tinh thần trên đây). Phải xác định rõ từng loại việc do cơ quan nào là đầu mối giải quyết công việc đến cùng. Nếu có quy định về phí, lệ phí thì cũng phải được niêm yết công khai.           Những công chức được giao nhiệm vụ tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết việc của dân phải là những người có chuyên môn, liêm khiết, có tác phong thái độ nghiêm chỉnh, đeo thẻ có ảnh ghi rõ họ tên, chức danh công tác và chỉ được giải quyết công việc tại công sở.           Khi nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết công việc của dân, phải có phiếu hẹn thời gian trả lời. Những công việc đã có đủ hồ sơ, thủ tục, thì cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật, không được trì hoãn dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả trường hợp không giải quyết được cũng phải nói rõ lý do để dân biết. Nếu hồ sơ thủ tục chưa đầy đủ, thì phải hướng dẫn cụ thể để đương sự không phải đi lại nhiều lần. Những công việc liên quan đến nhiều bộ phận trong cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan phải đề ra quy chế phối hợp giải quyết trong nội bộ cơ quan để công dân, tổ chức có yêu cầu giải quyết công việc chỉ phải làm việc với một công chức được giao nhiệm vụ làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ và giải quyết công việc.           6. Người yêu cầu giải quyết công việc có quyền khiếu nại, tố cáo với Thủ trưởng phụ trách trực tiếp, với thủ trưởng cơ quan cấp trên hoặc kiện trước toà án những việc làm sai trái, gây phiền hà của công chức Nhà nước như không theo đúng thủ tục, có thái độ cửa quyền, hống hách hoặc vòi vĩnh khi giải quyết công việc. Người đứng đầu tổ chức được giao nhiệm vụ giải quyết công việc và cá nhân công chức trực tiếp giải quyết công việc nếu vi phạm đều phải bị xử lý kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; trước mắt, không để cán bộ có vi phạm các quy định trên làm công tác đó; mặt khác, cần xử lý theo pháp luật những người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để làm rối trật tự, kỷ cương, vu cáo làm mất uy tín người thi hành công vụ và cơ quan Nhà nước.           7. Để việc soát xét lại hệ thống thủ tục hành chính hiện hành cũng như quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi, bãi bỏ thủ tục hành chính được nhanh chóng, giao Văn phòng Chính phủ chủ trì phối hợp với các ngành tổ chức tiếp thu ý kiến các cơ quan, đoàn thể về những thủ tục hành chính đã lỗi thời hoặc trái với luật pháp, gây phiền hà cho các cơ quan, đơn vị, cho nhân dân và tạo kẽ hở cho những người xấu lợi dụng. Thư góp ý của các cơ quan, đơn vị và của nhân dân về những thủ tục hành chính cần sửa đổi, bãi bỏ gửi về Văn phòng Chính phủ không phải trả cước phí bưu điện. Văn phòng Chính phủ chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại ý kiến đóng góp và thông báo cho các Bộ, ngành liên quan xử lý.           8. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì có sự phối hợp với Bộ trưởng, trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Tổng Thanh tra Nhà nước giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành, các địa phương trong việc thực hiện Nghị quyết này.           Đề nghị các cơ quan Trung ương của các đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các cấp tuyên truyền sâu rộng các chủ trương trên đây nhằm thực hiện nghiêm túc có hiệu quả Nghị quyết này. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.DOC
Luận văn liên quan