Để xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý, Ngân hàng cần phải nắm rõ các định hướng phát triển của Ủy ban nhân dân tỉnh về các chỉ tiêu, kế hoạch chung cho nền kinh tế của tỉnh và những chỉ tiêu dành riêng cho hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng cũng cần đánh giá tổng quát về tình hình và năng lực hoạt động của các Ngân hàng bạn trên địa bàn tỉnh như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức tín dụng khác từ đó lựa chọn một phương thức kinh doanh riêng cho mình.
Mở rộng đầu tư thường gắn liền với rủi ro nên Ngân hàng cần phải thận trọng, cần kết hợp nhiều biện pháp để vừa mở rộng doanh số cho vay vừa hạn chế tối thiểu rủi ro. Đối với các doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn thường là ngắn hạn và có tốc độ quay vòng vốn nhanh. Do vậy Ngân hàng có thể tổ chức cho vay bằng cách sử dụng một tài khoản đặc biệt, trong đó thủ tục vay vốn chỉ cần lập ở lần vay đầu tiên. Những lần vay vốn sau Ngân hàng sẽ sẵn sàng cung cấp vốn mà không cần lập thủ tục vay vốn mới. Hình thức cho vay này bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp cho Ngân hàng số doanh thu thu về ít nhất phải bằng số nợ gốc và lãi mà Ngân hàng đã cho vay. Sử dụng hình thức cho vay này giúp Ngân hàng có thể quản lý được rủi ro và dễ dàng trong xử lý.
Tìm kiếm thêm khách hàng triển khai hình thức cho vay tháu chi đối với khách hàng cá nhân có thu nhập khá.
Tạo mối quan hệ tốt với các ban ngành để được hỗ trợ thu hồi vốn khi có
86 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ lúc khách hàng xin vay đến khi thu hồi nợ. Phân tích tình hình nợ quá hạn sẽ cho thấy thực tế về số tiền mà Ngân hàng cho vay nhưng không thể thu hồi được khi đến hạn. Trên nguyên tắc nợ quá hạn chứa đựng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng. Nợ quá hạn càng cao thì rủi ro tín dụng càng cao. Mặc khác nợ quá hạn còn ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng vì khả năng thu hồi nợ gốc đã khó, khả năng thu lãi còn khó hơn. Trong đầu tư tín dụng, chất lượng tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu, mục tiêu đặt ra của Chi nhánh đã được xác định là trong quá trình mở rộng đầu tư trước tiên phải giải quyết nợ quá hạn tồn đọng, hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh.
a. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thời gian:
Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm như sau: ( xem bảng 13 trang sau )
* Tổng quát về tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh qua 3 năm 2004-2006:
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy ngay rằng nợ quá hạn tại Chi nhánh có sự giảm mạnh qua các năm. Cao nhất là năm 2004 với 19.472 triệu đồng. Sang năm 2005, con số này giảm xuống còn 14.768 triệu đồng, giảm 4.704 triệu đồng, tương đương 24,16% so với năm 2004. Đó là do Chi nhánh đã cố gắng dùng nhiều biện pháp để thu hồi các khoản nợ quá hạn như: không cho vay mới, phát mãi tài sản… làm nợ quá hạn giảm. Đến năm 2006, nợ quá hạn tiếp tục giảm còn 10.179 triệu đồng, giảm 4.589 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 31,07%.
Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn theo thời gian tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Cho vay ngắn hạn
10.153
52,14
6.450
43,7
2.540
25
-3.703
-36,47
-3.910
-60,62
Cho vay dài hạn
9.319
47,86
8.318
56,3
7.639
75
-1.001
-10,74
-679
-8,16
Nợ quá hạn
19.472
100,00
14.768
100.0
10.179
100
-4.704
-24,16
-4.589
-31,07
(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp)
Có được kết quả như vậy là do các cán bộ tín dụng đã có điều kiện nâng cao về trình độ chuyên môn và thực hiện nghiêm túc hơn nhiệm vụ của mình. Bên cạnh dó ban xử lý nợ của Ngân hàng đã có sự phối hợp với các ngành luật pháp tích cực xét xử để kịp thời xử lý các món nợ dây dưa tồn đọng.
* Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay ngắn hạn:
Năm 2004, hoạt động tín dụng ngắn hạn của Chi nhánh gặp nhiều rủi ro với số nợ quá hạn là 10.153 triệu đồng, chiếm 52,14% tổng nợ quá hạn. Năm 2005 là 6.450 triệu đồng, giảm 3.703 triệu đồng, tương đương giảm 36,47% so với năm 2004. Sang năm 2006, nợ quá hạn chỉ còn 2.540 triệu đồng, giảm 3.910 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 60,62%. Sự sụt giảm nợ quá hạn của tín dụng ngắn hạn là do dư nợ cho vay qua các năm đều tăng lên và Chi nhánh đã sử dụng nhiều biện pháp hạn chế nợ quá hạn của loại tín dụng này.
* Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay trung – dài hạn:
Từ bảng số liệu cho thấy nợ quá hạn qua 3 năm đều sụt giảm. Năm 2004 là 9.319 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 47,86% tổng nợ quá hạn. Năm 2005, nợ quá hạn là 8.318 triệu đồng, giảm 1.001 triệu đồng, tương đương 10,74% so với năm 2004. Sang năm 2006, con số này giảm xuống còn 7.639 triệu đồng, giảm 679 triệu đồng so với năm 2005, tương đương giảm 8,16%. Nợ quá hạn của loại hình tín dụng trung – dài hạn giảm qua các năm là nhờ vào sự cố gắng của toàn bộ lãnh đạo Ngân hàng cùng với năng lực trình độ của cán bộ tín dụng trong việc thẩm định các hợp đồng cho vay.
b. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế:
Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm như sau: ( xem bảng 14 trang sau )
* Tình hình nợ quá hạn của các doanh nghiệp Nhà nước:
Qua bảng phân tích trên ta thấy năm 2004, doanh nghiệp Nhà nước có số nợ quá hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ quá hạn, là 790 triệu đồng, chiếm 4,06% và luôn giữ ở con số này qua các năm 2005, 2006. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, do doanh số cho vay thấp nên số nợ quá hạn cũng thấp. Nhưng số nợ quá hạn tồn đọng qua các năm như vậy thể hiện hoạt động cho vay của Ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao.
Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Doanh nghiệp Nhà nước
790
4,06
790
5,35
790
7,76
0
0,00
0
0,00
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
2.107
10,82
0
0,00
0
0,00
-2.107
100,00
0
0,00
Cá thể
16.575
85,12
13.978
94,65
9.389
92,24
-2.597
-15,70
-4.589
-32,80
Nợ quá hạn
19.472
100,00
14.768
100,00
10.179
100,00
-4.704
-24,16
-4.589
-31,07
(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp)
Nguyên nhân tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp Nhà nước thấp là do Ngân hàng chỉ cho vay các đơn vị làm ăn có hiệu quả, có chọn lọc qua nhiều năm. Số nợ quá hạn 790 triệu đồng tồn đọng trong 3 năm tập trung ở các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và lương thực – thực phẩm. Mặc dù thủy sản và nông nghiệp là những ngành thế mạnh của tỉnh Trà Vinh nhưng các doanh nghiệp này làm ăn chưa có hiệu quả, bị thua lỗ nhiều dẫn đến không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và để tồn đọng qua các năm.
* Tình hình nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Đây là thành phần kinh tế đang phát triển mạnh ở tỉnh, được đánh giá là làm ăn có hiệu quả và có chất lượng tín dụng khá tốt. Năm 2004, số nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2.107 triệu đồng, chiếm 10,82% tổng nợ quá hạn.Các doanh nghiệp này là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hầu hết đều phát triển từ kinh tế hộ gia đình nên vốn chủ sở hữu thấp. Bên cạnh đó do tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số doanh nghiệp không thích ứng được với cơ chế thị trường dẫn đến hoạt động kém hiệu quả cho nên việc trả nợ cho Ngân hàng chậm trễ. Sang năm 2005 và 2006, được sự điều tiết của Nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả hơn. Số nợ quá hạn trong hai năm này không có. Từ đó cho thấy rủi ro tín dụng của Ngân hàng khi đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không cao, và nguồn vốn đầu tư ngày càng đạt hiệu quả hơn.
* Tình hình nợ quá hạn của cá thể:
Nhìn chung, nợ quá hạn trong những năm gần đây tập trung chủ yếu vào các cá thể. Năm 2004, nợ quá hạn của cá thể là 16.575 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 85,12% tổng nợ quá hạn. Nguyên nhân nợ quá hạn của cá thể chiếm đa số vào năm 2004 là do thành phần này hoạt động đa dạng, ngoại trừ một số làm ăn hiệu quả, phần còn lại do năng lực yếu kém, thiếu trình độ chuyên môn, làm ăn thua lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ đúng hạn, và một phần do lãi suất nợ quá hạn thấp nên người đi vay chú trọng trả nợ bên ngoài (đi vay nặng lãi). Năm 2005 là 13.978 triệu đồng, giảm 2.597 triệu đồng, tương đương giảm 15,7% so với năm 2004. Sang năm 2006, con số này giảm xuống còn 9.389 triệu đồng, giảm 4.589 triệu đồng so với năm 2005, tương đương giảm 32,8%. Nợ quá hạn của cá thể chủ yếu tập trung ở những người kinh doanh các ngành thương mại – dịch vụ, ngành thủy sản và nông nghiệp. Do người dân hoạt động trong các ngành này chưa nắm bắt được tình hình giá cả thị trường và chưa am hiểu về kỹ thuật ngành nghề. Ban xử lý nợ của Chi nhánh đã thường xuyên phân tích, nắm bắt tình hình kịp thời trong quá trình giám sát nợ vay, phân loại nợ, thu nợ và đề ra các giải pháp thu nợ quá hạn, tuy rằng việc thực hiện các giải pháp đó vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đã góp phần kéo giảm nợ quá hạn xuống.
c. Phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế:
Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004 – 2006 như sau: (xem bảng 15 trang sau)
* Tình hình nợ quá hạn của ngành công nghiệp và xây dựng:
Mặc dù doanh số thu nợ đối với ngành công nghiệp và xây dựng chưa được tốt lắm nhưng số nợ quá hạn của ngành này rất thấp. Năm 2004 là 973 triệu đồng, chiếm 5% tổng nợ quá hạn. Sang năm 2005 và 2006, số nợ quá hạn không có. Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh ngành này đều là doanh nghiệp lớn thuộc Trung ương hay các cơ sở quốc doanh quy mô vừa. Với tình hình này cho thấy Ngân hàng đang đầu tư hữu hiệu vào ngành công nghiệp và xây dựng. Đây là một ngành tiềm năng còn nhiều, cần đầu tư vào ngành này nhiều hơn nữa để đưa nền kinh tế tỉnh nhà phát triển cao hơn.
* Tình hình nợ quá hạn của ngành thủy sản:
Năm 2004, số nợ quá hạn tập trung nhiều nhất vào ngành thủy sản là 9.565 triệu đồng, chiếm 49,1% tổng nợ quá hạn. Rủi ro tín dụng xảy ra đối với ngành thủy sản chủ yếu do các khách hàng gặp phải rủi ro trong sản xuất kinh doanh (Ngân hàng chủ yếu cho vay nuôi tôm) dẫn đến sự trì trệ trong việc hoàn trả nợ vay cho Ngân hàng. Sang năm 2005, 2006, dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng kết hợp với phương thức kinh doanh có hiệu quả đã làm cho số nợ quá hạn của ngành giảm xuống. Năm 2005, nợ quá hạn ngành thủy sản giảm còn 7.500 triệu đồng, giảm 2.065 triệu đồng, tương đương 21,6% so với năm 2004. Năm 2006 con số này tiếp tục giảm cón 6.329 triệu đồng, giảm 1.171 triệu đồng so với năm 2005, tương đương giảm 15,6%.
Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006.
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
So sánh 2005/2004
So sánh 2006/2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%)
Công nghiệp + xây dựng
973
5,0
0
0,00
0
0,00
-973
100,00
0
0,00
Thuỷ sản
9.565
49,1
7.500
50,80
6.329
62,18
-2.065
-21,60
-1.171
-15,60
Thương mại - dịch vụ
2.513
12,9
2.993
20,26
1.756
17,25
480
19,10
-1.237
-41,30
Nông nghiệp
4.856
25,0
3.890
26,34
1.717
16,87
-966
-19,90
-2.173
-55,90
Các ngành khác
1.565
8,0
385
2,60
377
3,70
-1.180
-75,40
-8
-2,10
Nợ quá hạn
19.472
100,0
14.768
100,00
10.179
100,00
-4.704
-24,16
-4.589
-31,07
(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp)
Mặc dù là ngành thế mạnh của tỉnh Trà Vinh nhưng nó chỉ có hiệu quả đối với những tàu đánh bắt lớn và đánh bắt xa bờ. Do gặp khó khăn về điều kiện đi lại nên người dân thường không về kịp để trả nợ. Đặc biệt với việc giá xăng dầu lên cao và phí đánh bắt tăng nên nhiều người kinh doanh không có lời. Số nợ quá hạn chiếm đa số ở các cá thể nuôi tôm. Nhiều hộ nuôi tôm một mặt không có kinh nghiệm, mặt khác do thiên tai ảnh hưởng đến đời sống và năng suất thu hoạch tôm, tôm chết hàng loạt nên dẫn đến trắng tay, không có khả năng hoàn trả nợ vay Ngân hàng.
* Tình hình nợ quá hạn của ngành thương mại - dịch vụ:
Từ bảng số liệu ta thấy, nợ quá hạn năm 2004 là 2.513 triệu đồng, chiếm 12,9% tổng nợ quá hạn. Năm 2005 là 2.993 triệu đồng, tăng 480 triệu đồng, tương đương 19,1% so với năm 2004. Nguyên nhân tăng là do các doanh nghiệp trong ngành này kinh doanh bị thua lỗ, một số trường hợp khác do trình độ quản lý còn yếu kém, gặp phải sự tồn đọng trên thị trường tiêu thụ, điều này gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của Ngân hàng và khiến cho nợ quá hạn tăng lên. Sang năm 2006, nợ quá hạn của ngành thương mại - dịch vụ giảm xuống còn 1.756 triệu đồng, giảm 1.237 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 41,3%.
Do tính chất kinh doanh không đồng nhất, có những khu vực luôn tấp nập khách hàng nhưng có những nơi chỉ đông đúc vào dịp lễ, tết nên dễ phát sinh nợ quá hạn. Hệ thống ngành thương mại dịch vụ của tỉnh Trà Vinh chủ yếu thuộc lĩnh vực tư nhân, việc cạnh tranh diễn ra quyết liệt nên rủi ro khá cao. Các doanh nghiệp Nhà nước chưa đóng vai trò chủ lực trong việc chi phối thị trường nội tỉnh nên nhiều loại sản phẩm do tỉnh sản xuất ra bị mất giá, bị ép giá.
* Tình hình nợ quá hạn của ngành nông nghiệp:
Đối với ngành nông nghiệp do cho vay không nhiều nên nợ quá hạn chỉ chiếm phần nhỏ trong cơ cấu nợ quá hạn. Năm 2004 là 4.856 triệu đồng, chiếm 25% tổng nợ quá hạn. Năm 2005 giảm xuống 3.890 triệu đồng, giảm 966 triệu đồng, tương đương 19,9% so với năm 2004. Sang năm 2006, nợ quá hạn của ngành nông nghiệp tiép tục giảm còn 1.717 triệu đồng, giảm 2.173 triệu đồng so với năm 2005, tương đương 55,9%. Nhìn chung nợ quá hạn của ngành nông nghiệp có chiều hướng giảm xuống là một nét khả quan trong công tác tín dụng của Ngân hàng và góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng.
Nợ quá hạn ngành này tập trung ở người nông dân, họ sản xuất chủ yếu là độc canh cây lúa và chăn nuôi bò. Hàng năm do ảnh hưởng của lũ lụt, hạn hán, kéo theo nước mặn, dịch bệnh xâm nhập làm giảm đáng kể năng suất của nông dân. Bên cạnh đó, nông dân có tiến độ trả nợ chậm là do chưa đến kỳ thu hoạch, nông sản chưa bán được hay do giá cả thấp nên chưa bán được.
* Tình hình nợ quá hạn của các ngành khác:
Tuy dư nợ cho vay đối với các ngành khác tăng cao nhưng nợ quá hạn lại thấp và giảm mạnh qua các năm. Năm 2004 là 1.565 triệu đồng, chiếm 8% tổng nợ quá hạn. Năm 2005, nợ quá hạn của các ngành khác là 385 triệu đồng, giảm 1.180 triệu đồng, tương đương 75,4% so với năm 2004. Sang năm 2006, con số này tiếp tục giảm còn 377 triệu đồng, giảm 8 triệu đồng so với năm 2005, tương đương giảm 2,1%. Nguồn vốn đầu tư vào các ngành khác liên tục được mở rộng và số nợ quá hạn lại càng thấp cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng không ngừng được nâng cao.
Nhìn chung nợ quá hạn và nợ khó đòi là vấn đề không tốt trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhưng bất cứ Ngân hàng nào trong quá trình hoạt động cũng gặp phải không ít rủi ro. Đây là điều không thể tranh khỏi. Việc hạn chế rủi ro trong quan hệ tín dụng đang được các cấp lãnh đạo tại Chi nhánh quan tâm và mục tiêu phấn đấu của Chi nhánh là nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tín dụng.
Qua việc phân tích tình hình nợ quá hạn ta thấy nổi bật lên vấn đề sau: tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh qua 3 năm đều có sự sụt giảm đã phản ánh được tinh thần trách nhiệm và khả năng thực hiện tốt công tác thẩm định, quyết định cho vay của các cán bộ tín dụng, lựa chọn đúng đối tượng khách hàng và Ngân hàng cũng đã có sự chú ý đến tính hiệu quả của đồng vốn cho vay. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét và tìm ra giải pháp khắc phục để hạn chế hơn nữa rủi ro tín dụng cho hoạt động của Ngân hàng trong tương lai.
Như vậy để tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh ngày càng được quản lý tốt hơn, Chi nhánh phải xem công tác tín dụng là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh, phải tiến hành phân loại nợ theo Quyết định 234/QĐ-HĐQT-NHCT37 của Ngân hàng Công thương Việt Nam về chấn chỉnh và rà soát lại các khoản nợ cho vay có tiềm ẩn rủi ro để có hướng xử lý thích hợp. Đồng thời Chi nhánh cũng phải phân loại khách hàng để xây dựng các định hướng về tăng trưởng tín dụng, kiểm soát tín dụng, tiếp cận các dự áncủa Trung ương về đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm tại địa phương, phân tích tài chính, đánh giá chất lượng tín dụng đối với từng khách hàng, rà soát lại việc chuyển nợ quá hạn, gia hạn đối với những khách hàng được gia hạn, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất, triển khai áp dụng tốt mô hình hiện đại hóa sản phẩm kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường…
Tất cả các nhà kinh doanh luôn tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận trên tổng số vốn đầu tư của mình cũng như nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh mà yếu tố quyết định là hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá tốt hiệu quả hoạt động cho vay và thu nợ của Chi nhánh ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng tại
Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh qua 3 năm 2004-2006
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Doanh số cho vay
triệu đồng
343.300
353.461
434.145
2. Doanh số thu nợ
triệu đồng
383.822
344.446
407.131
3. Dư nợ (DN)
triệu đồng
234.700
243.715
270.729
4. Dư nợ ngắn hạn (DN_NH)
triệu đồng
150.417
171.281
220.331
5. Dư nợ trung-dài hạn (DN_DH)
triệu đồng
84.283
72.434
50.398
6. Dư nợ bình quân
triệu đồng
235.943
244.358
268.232
7. Nợ quá hạn
triệu đồng
19.472
14.768
10.179
8. Vốn huy động
triệu đồng
136.860
150.780
169.130
9. Tổng nguồn vốn
triệu đồng
259.000
268.755
297.700
10.Hệ số thu nợ = (2)/(1)
%
111,80
97,45
93,78
11. Vòng quay tín dụng = (2)/(6)
Vòng
1,6
1,4
1,5
12. DN/Tổng nguồn vốn
%
90,62
90,68
90,90
13. DN/Vốn huy động
%
171,50
161,64
160,07
14. DN_NH/Tổng nguồn vốn
%
58,07
63,73
74,01
15. DN_DH/Tổng nguồn vốn
%
32,54
26,95
16,93
16. Nợ quá hạn/Dư nợ
%
8,3
6,06
3,76
ĐVT: Đơn vị tính
( Nguồn: tổng hợp từ các bảng số liệu trước )
* Hệ số thu nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng, nó cho biết số tiền Ngân hàng sẽ thu hồi được trong một thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay.
Qua bảng chỉ tiêu cho thấy hệ số thu nợ giảm qua các năm. Năm 2004, hệ số thu nơ đạt 111,8%. Điều này cho thấy hoạt động của Ngân hàng đạt hiệu quả cao trong năm 2004, cứ 100 đồng doanh số cho vay thì Ngân hàng thu được 111,8 đồng. Đây thực sự là một kết quả khả quan cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thu nợ của Chi nhánh. Nhưng hệ số này lại giảm vào năm 2005 và 2006: năm 2005 giảm xuống 97,45% và năm 2006 là 93,78%. Để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đòi hỏi bản thân Ngân hàng cần có sự nỗ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của Ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.
* Vòng quay tín dụng:
Đây là yếu tố thể hiện số vốn đầu tư được quay nhanh hay chậm trong năm. Phân tích yếu tố này nhằm đánh giá được phần nào tình hình thu nợ so với dư nợ mà Chi nhánh đã phát vay để hiểu rõ hơn về tình hình luân chuyển vốn.
Vòng quay tín dụng có sự biến động nhẹ qua các năm. Năm 2004 là 1,6 vòng, năm 2005 giảm xuống còn 1,4 vòng. Ta thấy yếu tố này giảm xuống chỉ còn 1,4 vòng là do năm 2005 tình hình thu nợ bị giảm vì có nhiều khách hàng đến xin gia hạn nợ với nhiều lý do khách quan như thiên tai gây mất mùa, buôn bán chậm, chưa thu được những khoản nợ mà người mua còn thiếu… nên chưa có khả năng hoàn nợ đúng hạn. Đến năm 2006 do đẩy mạnh công tác thu nợ nên Chi nhánh rút ngắn được thời gian của 1 vòng quay tín dụng làm cho nó tăng lên 1,5 vòng. Sở dĩ có sự biến động như thế là do doanh số thu nợ tăng giảm không đều qua các năm. Kết quả năm 2006 cho thấy Chi nhánh đã có những chính sách cho vay phù hợp nên số vòng quay được cải thiện.
* Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn:
Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tập trung vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng là rất lớn. Thông thường tỷ lệ này chỉ cần đạt được 50% là tốt nhưng trong 3 năm qua, Chi nhánh có tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn lớn hơn 90%, cụ thể: năm 2004, tỷ lệ này đạt 90,62%, năm 2005 tăng lên 90,68%, sang năm 2006 tiếp tục tăng lên 90,9%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã khai thác tối đa nguồn vốn để cho vay đồng thời Ngân hàng cũng phải gánh chịu một mức rủi ro rất lớn. Tuy nhiên Chi nhánh sử dụng phần lớn nguồn vốn để cho vay ngắn hạn – đây là loại hình kinh doanh có khả năng thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn loại hình cho vay trung – dài hạn nên đảm bảo hơn mục tiêu kinh doanh an toàn và hiệu quả.
* Tỷ lê dư nợ trên vốn tự huy động:
Năm 2004 tỷ lệ này là 171,50%, năm 2005 là 161,64% và năm 2006 là 160,07%. Nhìn chung qua 3 năm tỷ lệ này luôn rất lớn nên vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay và Ngân hàng đã giải quyết bằng vốn điều chuyển từ Trung ương. Đối với bất kỳ nguồn vốn nào, dù là vốn tự huy động hay vốn điều chuyển từ Trung ương, Ngân hàng đều phải chịu một khoản chi phí. Vì thế Ngân hàng phải điều hành giữa vốn tự huy động và vốn vay sao cho đảm bảo nhu cầu vay vốn của khách hàng và tốn chi phí là ít nhất thì hiệu quả sử dụng vốn sẽ tăng.
* Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn:
Nhìn chung tỷ lệ này tăng qua 3 năm cho thấy Ngân hàng tập trung phần lớn vốn cho tín dụng ngắn hạn với mục đích thu hồi vốn nhanh. Tỷ lệ này năm 2004 là 58,07%, năm 2005 tăng lên 63,73% và đến năm 2006 là 74,01%. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của đơn vị đạt kết quả tốt vì loại hình này ít rủi ro hơn đầu tư trung – dài hạn.
* Tỷ lệ dư nợ trung – dài hạn trên tổng nguồn vốn:
Tỷ lệ này giảm dần qua 3 năm. Năm 2004 là 32,54%, năm 2005 là 26,95% và đến năm 2006 còn 16,93%. Sự sụt giảm này là do Ngân hàng giảm cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng phải cho vay không vượt quá cơ cấu tín dụng mà Ngân hàng Trung ương giao cho. Ngoài ra do quy định khắt khe của hoạt động cho vay nên Ngân hàng khó tìm được khách hàng tin tưởng để cho vay.
* Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của một Ngân hàng, hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy tỷ lệ này giảm mạnh qua các năm. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn được phép nhỏ hơn hoặc bằng 5% và ở mức 2% thì hoạt động của Ngân hàng được coi là bình thường. Nợ quá hạn của Chi nhánh trong năm 2004 rất cao, vượt xa mức trung bình của ngành Ngân hàng, với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 8,3%. Năm 2004 nợ quá hạn cao là do từ phía khách hàng vay vốn, do nguyên nhân khách quan mà khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Tuy Ngân hàng có thể thu hồi nợ qua việc phát mãi tài sản thế chấp nhưng không đủ bù đắp. Trước tình hình kinh tế phức tạp, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi, sức mua giảm… nói chung hoạt động tín dụng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Năm 2005 giảm xuống 6,06% và năm 2006 còn 3,76%, nhưng không phải do Ngân hàng thu hết các khoản nợ mà giảm là do chuyển nợ ngoại bảng để xử lý nên thật ra trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa hiệu quả, chưa phát huy hết tính năng của đồng vốn cho vay. Chính vì vậy Ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị.
Bảng 17: Kết quả hoạt động tín dụng và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Doanh thu
20.900
31.200
47.700
2. Chi phí
19.500
40.400
35.400
3. Lợi nhuận
+1.400
-9.200
+12.300
Tỷ suất lợi nhuận = (3)/(1)
6,7%
-29,49%
25,78%
Tỷ suất chi phí = (3)/(2)
7,18%
-22,77%
34,74%
( Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp)
* Tỷ suất lợi nhuận:
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy năm 2004, lợi nhuận đạt được từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng là 1.400 triệu đồng với tỷ suất lợi nhuận là 6,7%. Sang năm 2005, do tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động bất thường làm cho kết quả hoạt động tín dụng bị lỗ 9.200 triệu đồng, do đó tỷ suất lợi nhuận bị âm 29,49%. Vượt lên sự sụt giảm năm 2005, tỷ suất lợi nhuận của hoạt động tín dụng năm 2006 tăng lên 25,78% với số lợi nhuận đạt được là 12.300 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận năm 2006 đã cho thấy tính hiệu quả trong việc mở rộng hoạt động tín dụng của Ngân hàng mặc dù kết quả chưa cao và không ổn định.
* Tỷ suất chi phí:
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ suất chi phí của hoạt động tín dụng trong 3 năm có sự biến động mạnh. Năm 2004, tỷ suất chi phí là 7,18%, sang năm 2005, do chi phí cao nên lợi nhuận bị âm và tỷ suất chi phí là -22,77%. Đến năm 2006, tỷ suất chi phí tăng lên cao 34,74%. Từ đó chứng tỏ Ngân hàng chưa chú trọng đến hiệu quả của đồng vốn bỏ ra.
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TRÀ VINH
5.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn:
Công tác huy động vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, nó là cơ sở để Ngân hàng có được một nguồn vốn ổn định và tạo thế chủ động cho Ngân hàng trong quá trình hoạt động. Ngoài ra có được một nguồn vốn đủ lớn, đủ mạnh còn là cơ sở quyết định sự tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng.
Trước khi đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn, ta cần thấy được những mặt còn tồn tại trong công tác huy động vốn:
- Nguồn vốn huy động qua 3 năm 2004-2006 có sự tăng lên rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nhưng trong đó nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao.
- Các hình thức huy động chủ yếu là phát hành công cụ nợ, tiền gửi tiết kiêm, tiền gửi thanh toán nhưng trong đó nguồn tiền gửi thanh toán không kỳ hạn chiếm đa số trong tiền gửi thanh toán nên vốn tự huy động chưa ổn định lắm.
- Các dịch vụ cung ứng cho khách hàng trong việc lãnh và gửi tiền chưa có tính đa dạng, các hoạt động thanh toán, chi trả, chuyển đổi chưa nhiều.
- Trong giai đoạn hiện nay có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động cùng địa bàn nên đòi hỏi Chi nhánh phải chủ động về vốn. Vì vậy Chi nhánh cần mở rộng hoạt động huy động vốn nhằm nâng cao tỷ trọng vốn huy động, hạn chế vốn điều chuyển, khai thác triệt để nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.
Sau đây đề tài xin nêu ra một số giải pháp mà Ngân hàng cần làm để hoạt động huy động vốn thực sự mang lại hiệu quả thiết thực hơn:
- Ngân hàng cần giữ vững mối quan hệ với các khách hàng cũ trên cơ sở đảm bảo uy tín với khách hàng, thực hiện chi trả chính xác, kịp thời, đảm bảo lợi nhuận và đảm bảo an toàn vốn cho khách hàng, tạo mối quan hệ thân thiết, gần gũi với khách hàng và khuyến khích họ gia tăng doanh số tiền gửi.
- Mở rộng hoạt động huy động vốn xuống các địa bàn huyện như tổ chức trao đổi với khách hàng về hoạt động của Ngân hàng, khơi dậy ở người dân tâm lý muốn gửi tiền vào Ngân hàng và phải đề ra những giải pháp hoạt động phù hợp từ sự góp ý của khách hàng. Ngân hàng cũng cần tranh thủ kịp thời ý kiến của Ngân hàng cấp trên và của các cấp chính quyền địa phương để đặt thêm các phòng giao dịch hoặc các chi nhánh tại các địa bàn huyện, vừa tạo điều kiện gia tăng nguồn vốn huy động vừa mở rộng hoạt động của Ngân hàng. Để công tác mở rộng địa bàn hoạt động có hiệu quả, Ngân hàng cần chú ý phân tích các yếu tố của môi trường hoạt động như mật độ dân cư, mức thu nhập của người dân, tiềm năng và tính khả thi của các dự án đầu tư, vị trí đóng trụ sở và chính sách cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nếu có. Ngân hàng cũng phải hết sức chú ý đến yếu tố lợi nhuận và có dự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương ngay từ đầu để hoạt động của Ngân hàng ít gặp rủi ro hơn.
- Tuyên truyền thông tin về Ngân hàng ở các vùng sâu, xa đặc biệt kết hợp với Ủy ban nhân dân các cấp trong xã để công tác tuyên truyền được sâu sát và hiệu quả hơn. Ngân hàng có thể in những tờ bướm về hoạt động Ngân hàng gửi cho khách hàng khi họ đến giao dịch. Nội dung của các hình thức tuyên truyền phải được trình bày sao cho khách hàng hiểu và nhận thức lợi ích của việc gửi tiền là có lợi cho cả hai bên.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn: Nhu cầu về vốn của khách hàng ngày một tăng, do đó Chi nhánh cần có nhiều hình thức huy động để phát triển nguồn vốn, cần chú trọng vai trò của tiền gửi tiết kiệm, nhất là những khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm để gia tăng vốn trung – dài hạn. Ngân hàng có thể gia tăng vốn trung – dài hạn qua các hình thức phát hành kỳ phiếu.
Bên cạnh hình thức thu hút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, Ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ thanh toán cho khách hàng như: thanh toán hộ tiền điện, nước, thanh toán chuyển khoản tiền hàng hóa dịch vụ giữa các khách hàng có tài khoản tại Ngân hàng, khuyến khích các khách hàng mở tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán qua Ngân hàng, thanh toán các giấy tờ có giá như Séc, trái phiếu, lệnh phiếu… trên cơ sở đó thu hút một lượng tiền gửi cao hơn.
Tâm lý người gửi tiền bao giờ cũng muốn được trả lãi suất cao nhưng hoạt động của Ngân hàng cũng phải xét đến tính lợi nhuận và phần lớn lãi suất tiền gửi bị chi phối bởi lãi suất cho vay. Trường hợp phải sụt giảm lãi suất, Ngân hàng cần có sự giải thích với khách hàng và tạo cho họ sự ổn định về tâm lý.
Ngân hàng phải áp dụng mức lãi suất phù hợp nằm trong khung quy định của Ngân hàng Nhà nước, có lợi cho hoạt động kinh doanh. Lãi suất tiền gửi phải được tính toán một cách hợp lý, bảo đảm lợi ích của cả hai bên: người gửi tiền và Ngân hàng.Trong nền kinh tế có lạm phát, lãi suất tiền gửi phải cao hơn tỷ lệ lạm phát. Mức cao hơn đó phải đảm bảo một tỷ lệ hợp lý so với tỷ suất lợi nhuận bình quân của các ngành kinh tế trong nước. Đây là cả một nghệ thuật kinh doanh của Chi nhánh mà Ngân hàng Trung ương đã giành quyền chủ động cho các Ngân hàng.
Một trong những nguyên tắc đưa ra lãi suất tiền gửi là mức lãi suất khác nhau tương ứng với các kỳ hạn gửi tiền khác nhau. Kỳ hạn tiền gửi càng dài thì lãi suất tiền gửi càng cao. Mặt khác thực chất của những khoản tiền gửi là khoản tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng của người gửi tiền. Thời gian tạm thời chưa sử dụng của từng người rất khác nhau và ngay cả ở một người thì cũng có những khoản dự định chi tiêu trong những khoảng thời gian khác nhau. Vì vậy để thu hút được nhiều tiền gửi cần phải có nhiều kỳ hạn huy động vốn khác nhau để phù hợp với các khoảng thời gian nhàn rỗi đó, đồng thời đảm bảo được lợi ích của người gửi tiền tương xứng với khoảng thời gian đó.
Trong chính sách huy động vốn cũng cần phải linh hoạt tháo gỡ khó khăn cho người gửi tiền khi họ có rủi ro trong cuộc sống đời thường, cần rút tiền trước hạn thì trả lãi theo số ngày đã gửi. Đây cũng là phong cách giao tiếp làm vui lòng “thượng đế” gửi vào thuận lợi, rút ra dễ dàng. Trước mắt Ngân hàng chịu thiệt thòi một chút nhưng tương lai thì thu lãi gấp nhiều lần.
Đảm bảo an toàn tiền gửi: Bất kỳ người gửi tiền nào cũng đều mong muốn tiền gửi của mình được an toàn, sẽ nhận lại đủ số tiền gửi và lãi của nó theo đúng lãi suất và kỳ hạn đã thỏa thuận. Vì vậy các Ngân hàng phải có biện pháp bảo đảm cho sự an toàn đó mà cụ thể là việc thực hiện bảo hiểm tiền gửi theo Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998.
Ngoài mục đích kiếm lời hay đảm bảo an toàn số tiền gửi, người gửi tiền còn có mục đích là để thuận lợi cho việc giao dịch thanh toán hoặc được hưởng những dịch vụ thuận lợi miễn phí khác. Như vậy để khuyến khích người dân gửi tiền, Chi nhánh cần phải đưa ra các dịch vụ tốt, thuận lợi, đa dạng, từ vấn đề nhỏ nhất như chỗ để xe thuận lợi, bố trí quầy giao dịch thuận tiện, nước uống… đến những vấn đề thiết yếu như hệ thống chi trả tự động, các dịch vụ thông tin, chuyển tiền theo yêu cầu nhanh chóng, chính xác, những lời khuyên, tư vấn có hiệu quả, thời gian làm việc cả ngày lẫn đêm.
Tăng cường trang bị các phương tiện hiện đại để đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tạo tâm lý hài lòng cho khách hàng.
Nên có cơ sở vật chất tốt và đội ngũ nhân viên lịch sự, hấp dẫn. Về mặt tâm lý người ta muốn tiến hành giao dịch kinh doanh với những Ngân hàng có trụ sở kiên cố, bề thế, có nhân viên lịch sự, hiểu biết, duyên dáng và dễ mến, trả lời khách hàng từ tốn, đầy đủ thông tin, dễ hiểu và mạch lạc. Trụ sở kiên cố sẽ làm cho khách hàng tin tưởng vào sự an toàn. Nội thất rộng rãi, thoáng mát, phong cách giao tiếp lịch sự, thái độ vui vẻ, nhiệt tình sẽ tạo tâm lý hài lòng, thoải mái cho người dân đến giao dịch. Nó có tác dụng thu hút và gắn bó người gửi tiền quan hệ với Ngân hàng. Cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức ở nhân viên, thực hiện phương châm hoạt động “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”.
Các cấp lãnh đạo tại Chi nhánh phải có trình độ quản lý tốt, khi Ngân hàng ổn định, có kỹ thuật cao, có những nhà quản lý giỏi sẽ thể hiện cho công chúng biết rằng các giao dịch ở Ngân hàng được điều hànhchính xác, lành mạnh, những người thừa hành thao tác chuẩn xác, nhanh nhẹn, làm cho người gửi tiền có lòng tin vào Ngân hàng hơn. Vì vậy sẽ khuyến khích công chúng đến giao dịch tại Chi nhánh.
5.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay:
Hiện nay đa số các tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã phải đối đầu lớn về tài chính do tài sản thế chấp vay vốn khó xử lý, nợ khó đòi gia tăng vượt khả năng kiểm soát. Bài học quý giá thu được từ nền kinh tế của các nước trong khu vực cho thấy thiệt hại rủi ro trong hoạt động Ngân hàng có sức công phá rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước nhưng không vì thế mà ta không cho vay. Điều quan trọng là khi xem xét thẩm định cho vay phải thận trọng thực hiện theo đúng nguyên tắc và quy trình nghiệp vụ, phải thường xuyên kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để đảm bảo nguồn vốn đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tất nhiên không thể nào tránh được mà chỉ phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất khi rủi ro xảy ra.
5.2.1. Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:
Từ những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại nợ quá hạn của Chi nhánh qua 3 năm 2004-2006, tuy rằng nguyên nhân chủ yếu do ảnh hưởng khách quan của môi trường nhưng Ngân hàng không thể đổ lỗi hoàn toàn do hoàn cảnh mà yếu tố quyết định vẫn chính là từ phía Ngân hàng. Để có thể hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro khách quan và để nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác thu hồi nợ, Chi nhánh cần chú ý một số vấn đề sau:
Chi nhánh cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cấp chính quyền trước nhất là các cơ quan chức năng tại địa phương của khách hàng vay vốn, sau đó là các cơ quan luật pháp cấp cao để phối hợp xử lý kịp thời khi có rủi ro tín dụng xảy ra. Việc phối hợp với chính quyền địa phương còn tạo điều kiện để Ngân hàng có thể thu thập những thông tin về quá trình sử dụng vốn của khách hàng, giúp Ngân hàng có thể phân tích và dự đoán, ngăn chặn rủi ro trước khi nó xảy ra để mang lại tính hiệu quả cho cả khách hàng và Ngân hàng.
Chi nhánh cần tăng cường thu thập các thông tin về khách hàng:
Cùng với quá trình đổi mới của doanh nghiệp, ngành Ngân hàng đang từng bước chuyển đổi về mọi mặt từ phương pháp tư duy trong hoạch định chính sách đến phương pháp điều hành để phù hợp với cơ chế thị trường hoạt động đầy rủi ro. Vì thế một khách hàng vay vốn ở nhiều Ngân hàng khác nhau gây ra những khó khăn khó lường trước. Do đó để giải quyết hiện tượng này một cách tốt đẹp và tạo điều kiện tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng, Chi nhánh cần phải có những biện pháp thu thập thông tin để đánh giá khách hàng một cách toàn diện. Đây là một việc làm cần thiết để hạn chế rủi ro khi Ngân hàng giải quyết cho vay.
Trong quá trình thẩm định cho vay, ngoài những thông tin và thủ tục theo đúng quy định của nguyên tắc cho vay, các cán bộ tín dụng cần thu thập thêm các thông tin bên ngoài để có thể hiểu thêm về khách hàng. Trong khio thu thập thông tin, các cán bộ tín dụng cần tạo mối quan hệ vui vẻ, thân mật, tránh hình sự hóa vấn đề. Khi gặp những tình huống khó giải quyết, cán bộ tín dụng cần xin ý kiến cấp trên để xử lý, không vì tình cảm riêng hay thiên vị sẽ dẫn đến rủi ro và ảnh hưởng đến danh tiếng của Ngân hàng.
Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soat cho vay phải được thực hiệ từ khâu bắt đầu cho đến khi thu nợ gốc và lãi. Cần tập trung kiểm tra, khảo sát ở các khâu:
+ Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi phát tiền vay.
+ Kiểm tra trong quá trình sử dụng tiền vay, khách hàng sử dụng tiền vay đúng mục đích hay không.
+ Kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời hạn tiêu thụ và thanh toán sản phẩm để đôn đốc thu nợ và thu lãi.
Trong công tác thu nợ: các cán bộ tín dụng cần nhắc nhở và thông báo cho khách hàng về số tiền lãi, số nợ gốc và kỳ hạn nợ. Ngân hàng nên khuyến khích khách hàng chủ động đến Ngân hàng để trả nợ, như vậy sẽ ít tốn chi phí hơn cho Ngân hàng. Trường hợp gặp phải rủi ro trong quá trình thu nợ, cán bộ tín dụng cần phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng để xử lý. Trường hợp có thể xét gia hạn nợ cho khách hàng thì cán bộ tín dụng cần yêu cầu khách hàng hạn chế đến mức tối thiểu thời gian gia hạn nợ và phải thực hiện cam kết bằng văn bản để làm căn cứ xử lý nếu khách hàng vi phạm cam kết.
5.2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng:
Chi nhánh cần phải mở rộng cho vay tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên, cho vay bổ sung vốn lưu động đối với các doanh nghiệp sản xuất, mua bán các ngành hàng theo thời vụ như dịp trung thu, tết Nguyên đán, cho vay du học… Ngoài ra Chi nhánh cũng cần mở rộng các sản phẩm tín dụng như cho vay ứng trước, cho vay tạm thời chờ thanh toán, đẩy mạnh chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ hàng xuất khẩu…
Tập trung thu nợ quá hạn: hiện nay nợ quá hạn là vấn đề gây đau đầu cho bất cứ nhà quản trị Ngân hàng nào vì triệt tiêu nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng Ngân hàng là vấn đề không thể làm được. Nguy cơ tiềm ẩn của nợ quá hạn xuất phát từ nhiều phía, không chỉ do chủ quan của nhà quản trị Ngân hàng. Do vậy phòng ngừa đến mức thấp nhất rủi ro trong quá trình thực thi các nghiệp vụ có liên quan là điều không thể thiếu trong hoạt động tín dụng.
Việc giảm nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu dựa vào việc xử lý nợ quá hạn. Việc xử lý này thường tạo sự hiệu quả giả tạo nên dẫn đến gây thiệt hại cho Ngân hàng về sau vì thực tế Ngân hàng chưa thu hồi được các khoản nợ xấu này. Chính vì vậy Ngân hàng cần có nhiều biện pháp tích cực hơn để tăng thu hồi nợ quá hạn cho đơn vị như: luôn đôn đốc, nhắc nhở, tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao khách hàng để nợ quá hạn để có sự phân công đối với những cán bộ tín dụng chuyên trách thu hồi nợ. Bên cạnh đó Chi nhánh cũng nên có hình thức khuyến khích, khen thưởng kịp thời để nhân viên càng tích cực trong việc thu hồi nợ.
Để nâng cao kết quả hoạt động tín dụng, ngoài một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng nhằm xóa sổ nợ quá hạn, Chi nhánh cần chú trọng tăng doanh số cho vay để tăng mức vốn đầu tư của Ngân hàng vào nền kinh tế. Việc tăng doanh số cho vay cần phải gắn với tính hiệu quả của nó, cụ thể như:
+ Có kế hoạch đầu tư đúng hướng, đúng đối tượng khách hàng.
+ Tạo khả năng tăng vòng quay vốn tín dụng.
+ Tăng tỷ suất lợi nhuận của hoạt động tín dụng.
+ Mở rộng địa bàn cho vay phải có cơ sở đảm bảo tiền vay.
Để thực hiện các yêu cầu này, vấn đề quan trọng nhất chính là năng lực của cán bộ tín dụng khi xác định nhu cầu vốn vay của khách hàng, kiểm tra tình hình nguồn vốn để cho vay. Cán bộ tín dụng là người nắm rõ nhất những thông tin về khách hàng, quản lý khách hàng, xử lý rủi ro nếu có. Do vậy việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm là một yêu cầu cần thiết đối với Chi nhánh. Chi nhánh cần tổ chức cho các cán bộ tín dụng theo học các lớp tập huấn về trình độ nghiệp vụ, tổ chức các buổi kiểm tra, trao đổi về khả năng xử lý các nghiệp vụ tín dụng để rút kinh nghiệm… Các cán bộ tín dụng cần tập trung nghiên cứu các văn bản, quy chế, các chủ trương, đường lối hoạt động của Ngân hàng Trung ương và của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra các cán bộ cũng cần phát huy tinh thần đoàn kết vì mục tiêu của Ngân hàng, nghiên cứu học tập kinh nghiệm từ các Ngân hàng bạn.
5.2.3. Những vấn đề cần chú ý khi mở rộng quy mô hoạt động tín dụng:
Việc mở rộng quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường đòi hỏi Ngân hàng phải dựa trên cơ sở đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại mới. Chi nhánh cần nghiên cứu và mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ mới để phục vụ khách hàng như: dịch vụ cho thuê két sắt, dịch vụ thu hộ, chi hộ trong quan hệ thanh toán giữa các khách hàng, dịch vụ chuyển tiền, phát hành và sử dụng séc cá nhân… Chi nhánh cũng cần chú ý nâng cao hiệu quả và mở rộng các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, thực hiện thanh toán nhanh, chính xác, an toàn… để tăng lợi nhuận cho Ngân hàng và tạo điều kiện mở rộng quan hệ tín dụng với nước ngoài.
Sử dụng cơ chế lãi suất hợp lý sao cho có thể huy động được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, kích thích sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.
Chi nhánh cần tăng cường hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng để giới thiệu về hoạt động của mình với khách hàng, tạo điều kiện để thay đổi quan điểm và tạo ra niềm tin đối với khách hàng.
Mở rộng tín dụng nhưng phải nằm trong khả năng quản lý và kiểm soát của Ngân hàng.
Phải nắm bắt kịp thời tất cả các thông tin về tín dụng để xử lý những rủi ro nếu có.
Mở rộng đầu tư tín dụng cần gắn liền với công tác kiểm soát, thanh tra cả đối với khách hàng và đối với Ngân hàng.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận:
Những năm hoạt động trong nền kinh tế thị trường đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam. Chi nhánh đã mở rộng hoạt động huy động vốn và cho vay, đa dạng hóa phương thức hoạt động. Việc huy động vốn nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay được coi là nhiệm vụ hàng đầu của đất nước. Tuy nhiên đó lại là một vấn đề phức tạp. Nó liên quan đến nhiều khía cạnh môi trưòng, nguồn nhân lực, vấn đề pháp lý, yếu tố của doanh nghiệp, người dân còn vốn nhàn rrỗi. Chi nhánh cũng đặt chỉ tiêu hiệu quả lên hàng đầu, đảm bảo việc mở rộng tín dụng đi đôi với tăng cường chất lượng tín dụng. Qua kết quả đạt được ta thấy sự thành công của Chi nhánh phần lớn là do sự lãnh đạo sáng suốt của Ban Giám đốc đã thấy được tiềm năng hoạt động của các ngành kinh tế và tập trung vốn của Ngân hàng để cho vay. Mặc khác nhân tố dẫn đến sự thành công là toàn thể cán bộ trong Chi nhánh đều làm việc tận tình với phương châm “Khách hàng là thượng đế”, chính điều đó đã giúp Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng về phía mình.
Bước vào thời kỳ hội nhập, Ngân hàng đứng trước những thuận lợi và thời cơ mới. Song những thử thách và khó khăn cũng đặt ra rất gay gắt cho Chi nhánh, đòi hỏi sự tự tin, bản lĩnh, nghị lực và sự vững vàng của đội ngũ cán bộ nhân viên trong Ngân hàng. Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay, thực trạng rủi ro tại Ngân hàng, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng tiến nhanh hơn nữa.
Đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay là một yêu cầu thiết thực giúp Chi nhánh đứng vững trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với Ngân hàng khác cùng hoạt động trên địa bàn. Qua phân tích tình hình huy động vốn và cho vay, tôi xin rút ra những thành tựu mà Chi nhánh đạt được như:
- Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ kịp thời vốn cho các doanh nghiệp trong tỉnh Trà Vinh thuộc mọi lĩnh vực: công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ … thực hiện tốt nghị quyết của tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà vinh về chương trình xây dựng, phát triển nông thôn mới, giải quyết công ăn việc làm cho số đông lao động trong tỉnh. Điều này được thể hiện rõ trong việc Chi nhánh không ngừng tăng tổng doanh số cho vay qua 3 năm 2004 - 2006.
- Trong công tác đầu tư, Chi nhánh cũng chú trọng đến các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, thực hiện đầu tư có trọng điểm, kiên quyết không cho vay những dự án không đem lại hiệu quả kinh tế.
- Trong đầu tư tín dụng, Chi nhánh đã cố gắng hạn chế nợ quá hạn phát sinh, tăng cường thu hồi những khoản nợ quá hạn cũ. Chi nhánh cũng tổ chức phân loại nợ, xác định rõ nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn và kịp thời đề ra biện pháp xử lý. Bằng chứng là số nợ quá hạn của Chi nhánh qua 3 năm có sự tụt giảm đáng kể.
- Chi nhánh đã đa dạng hóa các phương thức cho vay để phù hợp với điều kiện và nhu cầu kinh doanh của khách hàng như cho vay hạn mức, thấu chi…
Bên cạnh những thành tựu trên, hoạt động của Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế như:
- Về hoạt động huy động vốn: nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong 3 năm 2004 – 2006 đều tăng lên nhưng tốc độ còn thấp, vì thế hoạt động của Chi nhánh còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Về hoạt động tín dụng: tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh qua các năm đều tăng lên nhưng chủ yếu tập trung vào tín dụng ngắn hạn, doanh số cho vay trung và dài hạn còn thấp.
- Về công tác thu nợ: tuy tỷ lệ thu nợ của Chi nhánh đạt ở mức khá cao nhưng Chi nhánh vẫn chưa thể thu hồi được toàn bộ số nợ đến hạn trong kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do nguyên nhân khách quan, qua đó cho thấy năng lực quản lý rủi ro của cán bộ tín dụng còn hạn chế.
- Về rủi ro tín dụng: qua phân tích về tình hình tín dụng ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Điều này nói lên hoạt động tín dụng của Chi nhánh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các nguyên nhân khách quan.
- Một số mặt tồn tại khác như: việc thẩm định cho vay còn nặng nề về tài sản thế chấp, thủ tục, hồ sơ nên dễ dẫn đến sự hạn chế về quy mô tín dụng. Các cán bộ tín dụng còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý rủi ro tín dụng, sự hỗ trợ của các ngành luật pháp còn chưa triệt để nên Chi nhánh còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết nợ tồn đọng.
6.2. Kiến nghị:
Qua phân tích hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 3 năm gần đây đã cho thấy vai trò rất to lớn của Ngân hàng trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất của tỉnh, tạo ra tiền đề giúp tỉnh vững bước đi lên. Để tiếp tục giữ vững vai trò của mình, ngoài những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, Chi nhánh cần chú ý một số vấn đề sau:
* Về công tác mở rộng địa bàn hoạt động:
Hiện nay ở các khu vực nông thôn, phần lớn trình độ dân trí vẫn còn thấp, người dân chưa quen và rất ngại với các thủ tục giấy tờ. Trong khi đó nhu cầu vay vốn ở nông thôn có thể nói là rất cao, thực tế rất nhiều người vay vốn từ những người tại địa phương với lãi suất rất cao. Để có thể mở rộng hoạt động tín dụng một cách có hiệu quả, Ngân hàng cần hình thành dịch vụ tư vấn tín dụng ở nông thôn bằng cách chọn người ở địa phương có hiểu biết để tiếp thu sự hướng dẫn từ Ngân hàng, sau đó phổ biến lại cho bà con địa phương, hướng dẫn họ làm hồ sơ vay vốn.
* Về mở rộng cơ cấu đầu tư:
Để xây dựng một cơ cấu đầu tư hợp lý, Ngân hàng cần phải nắm rõ các định hướng phát triển của Ủy ban nhân dân tỉnh về các chỉ tiêu, kế hoạch chung cho nền kinh tế của tỉnh và những chỉ tiêu dành riêng cho hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng cũng cần đánh giá tổng quát về tình hình và năng lực hoạt động của các Ngân hàng bạn trên địa bàn tỉnh như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức tín dụng khác… từ đó lựa chọn một phương thức kinh doanh riêng cho mình.
Mở rộng đầu tư thường gắn liền với rủi ro nên Ngân hàng cần phải thận trọng, cần kết hợp nhiều biện pháp để vừa mở rộng doanh số cho vay vừa hạn chế tối thiểu rủi ro. Đối với các doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn thường là ngắn hạn và có tốc độ quay vòng vốn nhanh. Do vậy Ngân hàng có thể tổ chức cho vay bằng cách sử dụng một tài khoản đặc biệt, trong đó thủ tục vay vốn chỉ cần lập ở lần vay đầu tiên. Những lần vay vốn sau Ngân hàng sẽ sẵn sàng cung cấp vốn mà không cần lập thủ tục vay vốn mới. Hình thức cho vay này bắt buộc các doanh nghiệp phải nộp cho Ngân hàng số doanh thu thu về ít nhất phải bằng số nợ gốc và lãi mà Ngân hàng đã cho vay. Sử dụng hình thức cho vay này giúp Ngân hàng có thể quản lý được rủi ro và dễ dàng trong xử lý.
Tìm kiếm thêm khách hàng triển khai hình thức cho vay tháu chi đối với khách hàng cá nhân có thu nhập khá.
Tạo mối quan hệ tốt với các ban ngành để được hỗ trợ thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra.
* Về công tác mở rộng các loại hình dịch vụ khác:
Ngoài nguồn lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, Ngân hàng còn thu thêm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các loại hình dịch vụ khác. Tuy nhiên các sản phẩm của Ngân hàng hiện vẫn còn rất ít. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngày càng cao trong xã hội, cần nghiên cứu mở rộng các loại dịch vụ mới như:
Khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng hiện đại như: phone banking, internet banking, sử dụng thẻ ATM, Séc… Ngân hàng cần bổ sung thêm nhiều máy ATM hơn nữa và các máy này cần phải đựoc liên tục hoạt động, tránh tình trạng thời gian ngưng giao dịch quá lâu sẽ gây ấn tượng không tốt với khách hàng.
Mở rộng các dịch vụ như cho thuê két sắt, dịch vụ bảo quản tài sản, dịch vụ cầm đồ…
Ngân hàng nên chủ động tìm hiểu, khơi dậy nhu cầu của khách hàng đối với các dịch vụ mới bằng cách phát phiếu thăm dò, phỏng vấn xin ý kiến đóng góp của khách hàng để lựa chọn loại hình dịch vụ cho phù hợp.
* Về công tác nhân sự:
Sự đa dạng hóa hoạt động của Ngân hàng, sự quyết tâm giữ vững vai trò cùng với mong muốn sao cho hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn gắn liền với vai trò của những người thực hiện, chính là đội ngũ nhân viên của Ngân hàng. Nói đến vấn đề nhân sự, đó không chỉ là vấn đề số lượng mà vấn đề chất lượng còn quan trọng hơn. Ngân hàng nên tạo mối quan hệ với các trường đại học, các trung tâm giáo dục và đào tạo để thông báo nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng của mình, Ngân hàng cũng có những biện pháp để thu hút các tài năng trẻ như các chính sách ưu đãi, chính sách đào tạo sau một thời gian làm việc…
Trên đây là một vài ý kiến đóng góp nhằm thúc đẩy hoạt động của Ngân hàng trong tương lai. Với vốn kiến thức còn hạn chế của mình, đây chỉ là những ý kiến mang tính chất tham khảo, chắc hẳn sẽ còn nhiều thiếu sót hoặc chưa phù hợp, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp nhiệt tình từ phía Ban lãnh đạo, các cô, chú, anh, chị công tác tại Ngân hàng và ý kiến của quý thầy cô Khoa Kinh tế-QTKD trường Đại học Cần Thơ cùng các bạn để những kiến nghị này có ý nghĩa thiết thực hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thái Văn Đại (2006). Giáo trình Quản trị Ngân hàng.
Lê Văn Tư (2003). Các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB TP Hồ Chí Minh.
Bùi Văn Trịnh, Nguyễn Tấn Nhân. Giáo trình Tiền tệ - Ngân hàng, tủ sách trường Đại học Cần Thơ.
Quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng Công thương Việt nam.
Báo cáo các năm 2004, 2005, 2006 của Chi nhánh Ngân hàng Công thương Trà Vinh.
Các tài liệu liên quan đến hoạt động huy động vốn và cho vay:
Tạp chí thông tin Ngân hàng thương mại năm 2005, 2006.
Tạp chí Ngân hàng Việt Nam năm 2006.
7. Một số tài liệu, công văn do Ngân hàng cung cấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương tỉnh Trà Vinh.doc