Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long

2.1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn là yêu cầu cần thiết và khách quan của các nhà quản trị. Thông qua việc phân tài chính, phát hiện những mặt tích cực hoặc tiêu cực của hoạt động tài chính, kịp thời để cải tiến hoạt động tài chính tạo lập và sử dụng nguồn tài chính linh hoạt, phục vụ đắc lực cho công tác tài chính các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. Quá trình phân tích tình hình tài chính ở doanh nghiệp phải hướng tới các mục tiêu cụ thể sau: - Đối với nhà quản trị doanh nghiệp phân tích tình hình tài chính cung cấp các thông tin hữu ich về toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp như: tình hình sử dụng và quản lí các loại vốn, khả năng tiềm tàng về vốn, khả năng sinh lợi và khả năng trả nợ Từ đó giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và người sử dụng khác để họ có thể ra quyết định đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. - Đối với nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng về các yếu tố như: mức độ rủi ro, khả năng sinh lời, lợi tức mà họ nhận được hằng năm qua bảng phân tích sẽ cho họ những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. - Đối với cơ nhà nước như cơ quan thuế, tài chính , qua phân tích này cho thấy thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính chính xác mức độ thuế công ty phải nộp và sẽ có biện pháp quản lí hiệu quả hơn. - Như vậy có thể nói mục tiêu quan trọng nhất của việc phân tích tình hình tài chính là giúp người ta lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, đánh giá thực trạng và tiềm năng tài chính của doanh nghiệp. 3.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Phương pháp thu thập số liệu: tổng hợp từ lí thuyết đến quan sát thực tế, nguồn số liệu sử dụng trong luận văn chủ yếu dựa vào bảng tổng kết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. + Phương pháp phân tích: chủ yếu dùng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số. Phương pháp so sánh: dựa trên số liệu để so sánh năm nay với năm trước nhằm thấy được xu hướng thay đổI của doanh nghiệp, xem nó được cải thiện, đứng yên hay xấu đi để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời Phương pháp tỷ số: dùng để đánh giá các chỉ tiêu khi phân tích. 4.1 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu là tại Công Ty thuốc lá Cửu Long 4.1.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu là qua 3 năm từ năm 2004, 2005, 2006 4.1.3 Đối tượng nghiên cứu là bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. * Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối phản ánh bức tranh về tất cả các nguồn ngân quỹ nội bộ (được gọi là nợ và vốn chủ sở hữu) và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định. * Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì của doanh nghiệp. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài chỉ nghiên cứu giới hạn, và trong thực tế vẫn còn có một khoảng cách nhất định giữa lí thuyết với thực tế nên nội dung đề tài còn nhiều hạn chế. Những nhận xét, đánh giá trong đề tài chỉ giới hạn là một bài tiểu luận nên rất mong sự đóng góp, xây dựng của quý thầy cô.

doc53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3013 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ty: Tổng các khoản nợ Tỷ lệ Nợ /VCSH (D/E) = Tổng VCSH Chương 3 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Thuốc Lá Cửu Long tiền thân lá Xí nghiệp quốc doanh thuốc lá Cửu Long, được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 1985 bằng quyết định số 169/QĐ – UBT của UBND tỉnh Cửu Long trên cơ sở tập hợp các đơn vị sản xuất thuốc lá điếu của các cơ quan đoàn thể và tư nhân trong tỉnh vào quỹ đạo quản lý của Nhà nước. Cơ sở vật chất ban đầu rất khó khăn: nhà xưởng, kho tàng bằng tre lá; sản xuất hoàn toàn bằng thủ công với hơn 500 lao động và 500.000 đồng tiền vốn. Thế nhưng được sự ủng hộ của khách hàng và người tiêu dùng; sản phẩm của công ty đã từng bước phát triển chiếm lĩnh phần lớn thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bốn năm sau, nam 1989 công ty tiếp nhận mặt bằng của Xí nghiệp liên danh nước giải khát và chuyển về địa điểm mới số 4D đường Nguyễn Trung Trực phường 8 thị xã Vĩnh Long. Cùng với việc xây dựng và cải tạo lại nhà xưởng có sẵn; bằng nguồn vốn vay công ty đầu tư mua một máy vấn điếu MARK 8- MAX 3 công suất 2.500 điếu/phút do Nhật sản xuất. Cũng vào thời điểm này Xí nghiệp quốc doanh thuốc lá Cửu Long được đổi tên thành Nhà Máy Thuốc Lá Cửu Long bằng quyết định số 2425/QĐ- UBT ngày 29 tháng 12 năm 1989 của UBND tỉnh Cửu Long. Năm 1990 Nhà Máy đầu tư mua thêm một máy đóng bao mềm U2L do Nhật sản xuất tạo thành một dây chuyền vấn điếu đóng bao hoàn chỉnh, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới chuyển từ sản xuất hoàn toàn bằng thủ công sang sản xuất bằng máy. Chỉ một dây chuyền sản xuất không đủ cung ứng cho thị trường. Vì vậy, năm 1991 cùng với đầu tư máy móc ở phân xưởng chế biến sợi, nhà máy đã đầu tư mua thêm một dây chuyền vấn điếu- đóng bao thứ 2. Với hai dây chuyền thiết bị này sản lượng của nhà máy đạt 55- 60 triệu bao/năm vào các năm 91à 93. Năm 1994, người tiêu dùng có xu hướng chhuyển từ bao mềm sang bao hộp cứng, máy đóng bao hộp cứng lại không có, sản lượng giảm đáng kể đời sống người lao động hết sức khó khăn. Trước tình hình đó nhà máy chủ trương cải tiến máy đóng bao mềm kết hợp với lao động thủ công để sản xuất sản phẩm hộp cứng. Với chất lượng sản phẩm đã được chấp nhận, với uy tín của thương hiệu nên sản phẩm bao cứng làm ra không khó để đứng vững và phát triển làm tiền đề để nhà máy tiếp tục đầu tư thêm 2 máy đóng bao hộp cứng vào các năm 1994, năm 2000. Ngày 31 tháng 12 năm 2000, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 153/2000/QĐ- TTg chuyển Nhà máy thuốc lá Cửu Long về làm doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Các năm sau, sản xuất ngày càng phát triển phải sản xuất liên tục 3 ca kể cả những ngày nghỉ lễ. Vì vậy nhu cầu phải đầu tư thêm máy móc trở nên cấp bách. Được chấp thuận của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam, năm 2003 công ty đã đầu tư mua thêm 2 dây chuyền máy vấn điếu- đóng bao hộp cứng nâng năng lực sản xuất theo công bố của Bộ Công Nghiệp lên 88 triệu bao/năm. Theo quyết định số 332/2005/QĐ – TTG ký ngày 06/12/2005 của thủ tướng chính phủ.Đầu năm 2006 nhà máy thuốc lá cửu long chuyển thành công ty trách nhiệm hửu hạn một thành viên thuốc lá cửu long trực thuộc tổng công ty thuốc lá Việt Nam.Giấy chứng nhận kinh doanh số 54.0.4.000007 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Long cấp ngày 29/12/2005. 3.2 Cơ cấu tổ chức Ban tổ chức điều hành gồm một giám đốc: Trần Khải Hoàng và Một phó giám đốc: Nguyễn Quốc Vũ Phòng tổ chức hành chính: tổ chức, sắp xếp về nhân sự, quản lý văn thư đi, đến, phân phác và lưu trữ công văn. Phòng kế toán- tài vụ: ghi chép vào sổ sách kế toán các nghiệp vụ diễn ra hằng ngày, có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính vào cuối kì hay khi cần thiết. Phòng kế hoạch- vật tư: lập kế hoạch, tìm kiếm, kí kết mua nguyên vật liệu. Phòng tiêu thụ: chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường và trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Phòng kĩ thuật cơ điện: sữa chữa, bảo trì, vận hành máy móc. Phòng kĩ thuật công nghệ-KCS: chế biến kiểm nghiệm chất lượng thuốc. Phân xưởng chế biến sợi. Phân xưởng máy vấn, máy đóng bao. Kho nguyên liệu. Tổ sản xuất BAN GIÁM ĐỐC Phòng kế toán- tài chính Phòng kế hoạch vật tư Phòng hành chính tổ chức Phòng tiêu thụ Phòng KTCN KCS Phòng kỹ thuật cơ điện Kho nguyên liệu Quản lí phân xưởng chế biến sợi Quản lí phân xưởng và máy vấn đóng bao Kho phụ liệu Kho thành phẩm Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty thuốc lá Cửu Long 3.3 Quy trình sản xuất: Công ty hoạt động sản xuất liên tục, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu: Cửu Long “A”, Du Lịch “3”, Cửu Long vàng, Roman,… theo dây chuyền công nghệ có chu kỳ sản xuất ngắn, sản lượng nhiều, rất ít sản xuất dỡ dang. Kết cấu sản phẩm của công ty gồm 2 loại thuốc lá: thuốc lá đầu lọc bao cứng 20 điếu, thuốc lá đầu lọc bao mềm 20 điếu. Trong mỗi loại có nhiều nhãn hiệu thuốc lá khác nhau để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng mà nhà máy phục vụ trên thị trường. Quá trình sản xuất theo dây chuyền từ khi nguyên liệu được đưa ở đầu vào đến khi thành phẩm được đóng thùng xuất xưởng bao gồm các giai đoạn sau: Chế biến sợi. Vấn và ghép đầu lọc Đóng bao thuốc, hàn kiếng, phong cây, đóng kiện vô thùng. Phân xửơng chế biến sợi Lá thuốc được đưa đến phân xưởng từ kho nguyên liệu sau đó lần lược qua các khâu: - Hấp chân không - Giũ tơi - Tẩm gia liệu nhằm khắc phục những nhược điểm của nguyên liệu, tăng độ dẻo của nguyên liệu và tăng vị tự nhiên sau này khi sấy. - Các loại nguyên liệu sau khi tẩm ướt được đưa vào hầm ủ để phối trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định. - Sau đó, thuốc nguyên liệu được đưa vào máy xắt, xắt thành từng sợi mỏng. - Sau khi xắt thành sợi trộn đều các loại thuốc đưa vào lò sấy. - Sợi thuốc sau khi sấy đực phun hương trộn điều. - Sau cùng đưa vào máy gia liệu để loại bỏ tạp chất nhằm tránh sự cố khi vận hành máy vấn. Sau đó, được chuyển sang phấn xưởng máy vấn. Phân xưởng máy vấn: dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty tương đối tiên tiến so với trình độ máy móc trong nước, tại phân xưởng này khâu vấn thuốc ghép đầu lọc và giấy sáp vang vào điếu thuốc được sử dụng trên 2 máy vấn. Trên máy vấn sợi đi từ trên xuống và được hút lên bằng hệ thống khí động học, lợi điểm khi hút lên là loại bỏ tạp chất.Công suất máy vấn là 2500 điếu / phút. Sau khi vấn, ghép đầu lọc, dán giấy sáp vàng thuốc điếu được khâu tiếp liệu đưa vào máy đóng bao hàn kiếng, phong cây. Công suất của máy là 110 gói/ phút. Quy cách điếu thuốc sản xuất: + Tổng chiều dài điếu: 84mm + Chiều dài đầu lọc: 20mm + Chiều dài điếu trắng: 64mm + Đường kính điếu: 8,1mm Đối với loại thuốc đầu lọc bao mềm, sau khi đóng bao hàn kiếng thì được phong cây thủ công, đóng thùng nhập kho thành phẩm. Đối với loại thuốc đầu lọc bao cứng, sau khi đóng bao hàn kiếng chuyển sang máy đóng tút 10 bao, rồi đến đóng thùng nhập kho thành phẩm. Nguyên liệu sợi Nguyên liệu lá Hấp chân không Giũ tơi Thái sợi Phối trộn Gia ủ liệu Rang sợi Phối trộn tẩm hương Vấn điếu Đóng bao Nhập kho Sơ đồ 2:Quy trình công nghệ 3.4 Hiện trạng, kết quả hoạt động kinh doanh trong các năm 2005, 2006: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm: 3.4.1 Thuận lợi Dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính phủ, tình hình kinh tế xã hộI đã có những chuyển biến khả quan. Những tháo gỡ và những thay đổi tích cực trong chính sách quản lí kinh tế đã làm cho tình hình kinh tế nước ta ngày càng khởi sắc và đi vào thế ổn định, phát triển. Một số vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước có chất lượng tốt thay thế phần lớn vật tư nhập khẩu. Bên cạnh đó, công việc mua bán thuận tiện nên không phải tồn kho dự trữ nhiều, góp phần cho việc chu chuyển và sử dụng vốn hiệu quả hơn. Trong những năm 1999-2000 ngành sản xuất kinh doanh thuốc lá đã được nhà nước quan tâm chỉ đạo rất cụ thể vì nó được xem là ngành kinh doanh rất đặc biệt, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó nó là ngành đóng góp to lớn đối với ngân sách nhà nước. Cụ thể, thủ tứơng chính phủ có chỉ thị số 13 về việc sắp xếp và chấn chỉnh lại ngành thuốc lá. Bộ thương mại có thông tư số 30 về việc tổ chức, sắp xếp và chấn chỉnh lại ngành thuốc lá, quyết định số 71 của thủ tứơng chính phủ quy định về việc dán tem thuốc lá nhằm để chống hàng giả, hàng lậu trốn thuế. Từ đó một phần hạn chế được sự thao túng và cạnh tranh không lành mạnh của một số tư nhân núp bóng các cơ quan nhà nước, làm cho thị trường thuốc lá có những chuyển biến lành mạnh hơn. Gần đây, nhà nước tiếp tục ban hành các chính sách, biện pháp như: Thông tư 01/2002/TT-BCN hướng dẫn thực hiện nghị định 76/2001/HĐCP về hoạt động kinh doanh thuốc lá. Các biện pháp tăng cường kiểm soát thuốc lá lậu tiêu thụ thị trường nội địa … đã góp phần làm môi trường sản xuất kinh tế kinh doanh bình đẳng, ổn định hơn cho các doanh nghiệp ngành thuốc lá. Công nhân có tay nghề cao, làm chủ kỹ thuật, cán bộ quản lí có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, góp phần vào sự thắng lợi chung của công ty. Là một trong những doanh nghiệp có mức đóng góp ngân sách cao nhất của tỉnh nên công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên và sự hỗ trợ tích cực của ban ngành chức năng trong tỉnh. 3.4.2 Khó khăn Khó khăn lớn nhất của công ty là vấn đề thị trường và tiêu thụ sản phẩm. trong xu thế phát triển chung của xã hội, phần lớn người dân đã ý thức được những tác hại của việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình, nên vấn đề về lâu dài việc phát triển ngành thuốc lá là vấn đề khó khăn. Mặt khác, tình hình kinh tế phát triển, một bộ phận người tiêu dùng có thu nhập cao đã chuyển hướng tiêu thụ những sản phẩm cao cấp hơn trong khi những sản phẩm của công ty chủ yếu là phục vụ cho đối tượng bình dân. Hiện nay cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chuyên môn và nghiên cứu còn thiếu nhiều, nguồn vốn đầu tư còn thấp nên chất lượng sản phẩm còn hạn chế, giá thành còn cao, giảm khả năng cạnh tranh trên thương trường, đặt biệt là đối với các công ty thuốc lá trên thành phố Hồ Chí Minh. Thuốc lá là mặt hàng nhà nước độc quyền quản lý nhưng thực tế, trên thị trường tiêu thụ thuốc lá bao mang tính cạnh tranh khốc liệt, một mất một còn giữa các đơn vị sản xuất thuốc lá, giữa hàng ngoại nhập lậu và hàng nội địa, giữa hàng thật và hàng nhái … Biểu hiện rõ nét trong cạnh tranh là giảm giá bán, tăng hình thức khuyến mãi, bán hàng trúng thưởng, thậm chí lèo lách trong hạch toán như: giảm giá vật tư nguyên liệu mua đầu vào dưới giá mua thật, nhằm giảm giá đầu ra trên cơ sở giảm giá tiêu thụ đặc biệt. Việc này được thực hiện phổ biến ở những đơn vị ngoài Tổng công ty có liên doanh sản xuất với tư nhân. Vấn đề được chứng minh là Uỷ ban vật giá chính phủ đã có quy định giá sàn nhưng trên thị trường còn rất nhiều sản phẩm thuốc lá bán ra dưới giá sàn. Từ sự cạnh tranh không lành mạnh này dẫ đến tình hình tiêu thụ của công ty ngày một khó khăn hơn. Nhu cầu về vốn để dự trữ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất luôn luôn là một áp lực rất lớn đối với đơn vị. Thật vậy, trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay ngoài vốn dự trữ nguyên liệu để ổn định sản xuất, còn phải có vốn gối bán chịu trong khâu lưu thông bán sản phẩm. Do đó nhu cầu đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và vốn để đổi mới công nghệ luôn là một trong những áp lực nặng nề đối với đơn vị trong tình hình hiện nay. 3.5 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % 2005-2004 % 2006-2005 % 1.Chi phí GVHB 66.569.293.826 94,0 74.863.742.721 93,3 69.501.295.498 94,04 8.294.448.895 12,5 (5.362.447.230) (0,07) CP bán hàng 1.380.751.155 1,9 914.949.814 1,1 943.439.334 1,27 (465.810.341) (33,7) 28.489.520 0,03 CP QLDN 2.828.523.302 4,0 3.594.698.023 4,5 3.104.245.877 4,2 766.174.721 27,1 (490.452.146) (0,13) CP tài chính 8.533.300 0,01 364.885.949 0,45 247.279.820 0,33 356.352.649 4176,0 (117.606.129) (0,32) CP khác 57.240.710 0,1 526.789.774 0,7 109.099.181 0,14 469.549.064 820,3 (417.690.593) (0,79) Tổng chi phí 70.844.342.293 100 80.265.066.281 100 73.905.359.710 100 9.420.723.988 13,3 (6.359.706.578) (1,28) 2. Lợi nhuận LN thuần từ HĐKD 3.863.312.895 96,4 3.467.825.522 108,6 2.922.518.413 102,0 (395.487.373) (0,1) (545.307.109) 0,15 LN thuần từ HĐTC 358.148.595 8,93 155.342.776 4,86 66.046.949 2,3 (202.805.819) (0,56) (89.295.827) (0,57) Lợi nhuận khác 143.382.017 3,57 (276.165.923) (0,86) (58.465.896) 2,04 (132.783.906) (0,92) 217.700.027 (0,78) Tổng lợi nhuận 4.006.694.912 100 3.191.659.599 100 2.864.052.517 100 (815.035.313) (0,2) (327.607.082) (0,1) Bảng1: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận năm 2005 so với năm 2004 giảm (815.035.313 đồng) tương đương với tỷ lệ giảm là 0,2 %. Trong đó lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm (395.487.373 đồng) tương đương với tỷ lệ 0,1%, lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm (202.805.819 đồng) tương đương với 0,56%, lợi nhuận khác giảm (132.783.906đồng ) tương đương với 0,92%. Nguyên nhân chủ yếu do công ty quyết toán hai dự án đầu tư, hai dây chuyền máy vấn bao và dự án xây kho nguyên liệu Long Hồ, do đó khoản tiền nhàn rổi ở ngân hàng. Ngoài ra trong năm 2005, công ty tiến hành thanh lý kho cũ nguyên liệu để xây dựng kho mới (nhà kho này mua lại không đúng công năng để dự trữ nguyên liệu thuốc lá) làm tăng chi phí khác so với năm 2004 là 469.549.064 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 820%.Điều này làm cho lợi nhuận khác giảm. Nhưng sang năm 2006 lợi nhuận khác có phần tăng 217.700.027 đồng tương đương 0,78%, từ đó cho thấy công ty có những biện pháp tích cực hơn cần phát huy hơn nữa. Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh một kỳ nhất định. Đó là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp bởi lợi nhuận đạt được nhiều hay ít, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chi phí đã chi ra. Từ bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí năm 2005 so với 2004 tăng 9.420.723.988 đồng tương đương 13,3%. Nguyên nhân là do trong năm nguyên liệu thuốc lá tăng liên tục nên giá vốn hàng bán tăng 8.294.448.895 đồng, tỷ lệ tăng là 12,5%. Chi phí quản lí doanh nghiệp tăng 766.174.721 đồng tương đương 27,1% chứng tỏ công ty chưa thực hiện tốt chính sách tiết kiệm chi phí trong điều kiện nguyên liệu tăng cao. Chi phí bán hàng giảm 465.801.341 đồng, tương đương 33,7% nguyên nhân công ty cắt giảm chi phí khuyến mãi theo chủ trương của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam. Còn năm 2006 so với năm 2005 chi phí bán hàng tăng 28.489.520 đồng tương đương 3%, nhưng tốc độ tăng không lớn hơn tốc độ giảm của chi phí khác và chi phí tài chính. Mặc dù vậy đậy là dấu hiệu tích cực của công ty cần phát huy hơn nữa. 3.6 Phương hướng phát triển của công ty Trong tương lai, để công ty phát triển mạnh mẽ, hoạt động ngày càng hiệu quả thì công ty đề ra những phương hướng như sau : - Mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, không chỉ sản xuất mặt hàng phục vụ cho tầng lớp bình dân mà còn tăng cường sản xuất các mặt hàng cao cấp phục vụ cho những người có thu nhập cao và phục vụ xuất khẩu . - Nâng cao hơn nữa trách nhiệm pháp lý đối với khách hàng, công ty đang cố gắng phấn đấu để đạt nâng cao uy tín, củng cố thương hiệu . - Nắm bắt đầy đủ thông tin kịp thời, bám sát thị trường, tăng cường công tác bán hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh . - Bổ sung nguồn vốn kinh doanh của công ty bằng các biện pháp đúng với quy định của Pháp luật như từ lợi nhuận giữ lại, xin cấp từ ngân sách… - Cố gắng hoàn thiện chính sách bán hàng để tránh xảy ra tình trạng các đại lí bán gối đầu qua nhiều kỳ mới thanh toán . Chương 4 : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty thuốc lá trong 2 năm 2005, 2006: Nhìn chung quy mô hoạt động của công ty từ năm2005, 2006 ngày càng được mỡ rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật đựơc trang thiết bị ngày càng nhiều với xu thế mở rộng thị trường tiêu thụ, thể hiện qua tổng tài sản gia tăng từ 70.761.914.682 đồng (2005) lên 80.270.914.265 đồng (2006). Doanh thu và lợi nhuận năm 2006 có phần giảm hơn so với năm 2005 là do công ty phải chịu khoảng thuế tiêu thụ đặt biệt cao hơn, chịu các khoản chi phí khác nhưng công ty đã có nhiều nổ lực và cố gắng để cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Qua phân tích khái quát tình hình tài chính của cônh ty tương đối khả quan.Tuy nhiên , để tìm hiểu cụ thể hơn, ta cần đi sâu phân tích các chỉ tiêu, số liệu cụ thể. Phân tích bảng cân đối kế toán: 4.1.1 Phân tích tài sản: Để thấy được một cách đầy đủ thực trạng tài chính của đơn vị, những người phân tích báo cáo tài chính cần phải đi sâu vào xem xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản, nguồn vốn cũng như sự biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán để đánh giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lí hay không và xu hướng biến động của nó như thế nào. ĐVT: đồng Tài sản Năm2005 Năm2006 Chênh lệch 2006-2005 Số tiền % Số tiền % Số tiền % A.TSLĐVÀĐẦU TƯ NGẮN HẠN 53.088.560.161 75,11 64.348.588.456 79,98 11.260.028.295 21,21 I. Tiền 3.181.288.220 4,49 26.136.760.495 32,56 22.955.472.275 721,57 II.Các khoản ĐTTC ngắn hạn - - - III. Các khoản phải thu 17.325.390.428 24,48 15.568.241.249 19,39 (1.757.149.180) (10,14) IV. Hàng tồn kho 32.650.466.513 46,14 22.485.257.978 28,01 (10.165.208.545) (31,13) V. Tài sản NH khác - 19.500.000 0,02 19.500.000 B.TSCĐVÀ ĐTDH 17.604.769.521 24,96 15.922.325.809 19.75 (1.682.443.712) (9,56) I. Các khoản phải thu DH (68.585.000) (0,01) (68.585.000) (0,08) 0 II. TSCĐ 17.002.618.413 24,03 15.862.393.958 19,76 (1.140.224.460) (6,71) III.CáckhoảnĐTDH 45.824.997 0,06 49.224.997 0,06 3.400.000 7,42 IV.TSDH khác 624.911.111 0,88 79.291.854 0,01 (545.619.257) (87,31) Tổng tài sản 70.761.914.682 100 80.270.914.265 100 9.508.999.508 13.44 ( Nguồn Phòng Kế Toán ) Bảng 2: Bảng phân tích phần tài sản Qua số liệu cho thấy tổng tài sản của công ty năm 2006 so với 2005 tăng 9.508.999.580 đồng (tương đương 13,44%) điều này chứng tỏ qui mô tài sản của công ty tăng. Để có thể biết tình hình tăng lên có hợp lí hay không cần phải đi sâu vào phân tích sự biến động của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Về TSLĐ và ĐTNH năm 2006 so với năm 2005 tăng 11.260.028.295 đồng ( tương đương 21,21%) là do thị trường có những biến động nên công ty không đầu tư tài chính ngắn hạn mà dự trữ tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán. Đối với các khoản phải thu năm 2006 so với năm 2005 giảm 1.757.149.180 đồng (tương đương 10,14%) là do sản phẩm đã đứng được trên thị trường nội địa điều này cho thấy chính sách thu tiền bán hàng của công ty tốt đã làm cho khoản phải thu giảm. Đối với hàng tồn kho của năm 2006 so với 2005 giảm 10.165.208.545 đồng (tương đương 31,13%) là do tình hình nguyên liệu trên thị trường biến động nên công ty không dự trữ vật tư theo định mức, bộ phận sản xuất cũng chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng, không sản xuất dự trữ thành phẩm. Về TSCĐ và ĐTDH năm 2006 so với năm 2005 giảm 1.682.443.712 đồng ( tương đương 9,56%) nguyên nhân là do công ty bán công trái dài hạn, kì phiếu dài hạn để góp thêm vào việc mua sắm mới máy móc thiết bị, xây dựng nhà kho. Đối với ĐTTCDH tăng 3.400.000 đồng (tương đương 7,42%) điều này chứng tỏ công ty mỡ rộng đầu tư liên doanh. Còn tài sản cố định năm 2006 so với năm 2005 giảm 1.140.224.460 đồng ( tương đương 6,71%) điều này thể hiện một số công trình XDCB đã hoàn bàn giao thành đưa vào sử dụng. Còn khoản mục TSDH khác giảm do công ty phải sử dụng đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn khác. 4.1.2 Phân tích nguồn vốn ĐVT: đồng Nguồn vốn Năm2005 Năm2006 Chênh lệch 2006-2005 Số tiền % số tiền % Số tiền % A.NỢ PHẢI TRẢ 26.322.766.559 37,2 35.968.917.909 44,8 9.646.151.350 36,65 I. Nợ ngắn hạn 24.225.865.493 34,2 33.814.596.676 42,1 9.588.731.180 39,58 II.Nợ dài hạn 2.096.901.066 3 2.154.321.233 2,7 57.420.167 2,74 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 44.439.148.123 62,8 44.301.996.356 55,2 (137.151.770) (0,31) I. Nguồn vốn, quỹ 44.126.498.753 62,4 44.161.192.727 55,02 34.693.970 0,08 II. Nguồn kinh phí , quỹ khác 312.649.370 0,4 140.803.629 0,175 (171.845.741) 54,96 Tổng nguồn vốn 70.761.914.682 100 80.270.914.265 100 9.508.999.580 13,44 Bảng 3: Bảng phân tích phần nguồn vốn Qua bảng số liệu cho thấy nợ phải trả của năm 2006 tăng so với năm 2005 là 9.646.151.350 đồng (tương đương 36,65%) trong đó chủ yếu nợ ngắn hạn tăng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tình hình nhập nguyên liệu của công ty gia tăng. Đối với phần vốn chủ sở hữu của công ty năm 2006 có phần giảm so với năm 2005. Tuy nhiên, trong 2 năm phần vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ trọng cao hơn phần nợ phải trả, chứng tỏ công ty có khả năng tự chủ về tài chính, ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ. Nhưng sang năm 2006 nợ phải trả chiếm 44,8% trong tổng nguồn vốn. Điều đó cho thấy khả năng tìm nguồn tài trợ của công ty được tăng lên để đưa vào việc sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nhưng khả năng tự chủ tài chính của công ty bị giảm sút. Việc công ty đi chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp nguyên liệu như: Công ty TNHH Thạnh Phát, Xí nghiệp in bao bì phụ liệu thuốc lá… cho thấy phần nhiều tài sản của đơn vị được đầu tư bằng các khoản nợ. 4.2 Phân tích số vòng quay vốn chung Trong quản lí, sản xuất kinh doanh, việc sử dụng vốn có hiệu quả là một vấn đề then chốt. Nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, vật lực của doanh nghiệp để nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Tất cả những cải tiến, đổi mới về nội dung, phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lí chỉ thực sự mang lại ý nghĩa khi và chỉ khi làm tăng hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là một vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong qúa trình kinh doanh, cho nên công ty chỉ đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản: lao động.Tư liệu lao động,đối tượng lao động… có hiệu quả. Để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu thông qua bảng sau: Doanh thu thuần HQSDTS (vòng) = Tổng tài sản bình quân 83.050.759.253+155.342.776+250.623.851 Năm 2005= =1,24 (64.258.967.112+70.761.914.682):2 76.652.731.993+66.046.949+50.633.285 Năm 2006= =1,02 (70.761.914.682+80.270.914.265):2 Doanh thu thuần HQSDVLĐ(vòng) = Vốn lưu động bình quân 83.050.759.253+155.342.776+250.623.851 Năm 2005= =1,7 (45.662.222.718+53.088.560.161):2 76.652.731.993+66.046.949+50.633.285 Năm 2006= =1,31 (53.088.560.161+64.348.588.456):2 Doanh thu thuần HQSDVCĐ(vòng) = Vốn cố định bình quân 83.050.759.253+155.342.776+250.623.851 Năm 2005= =4,61 (18.596.753.394+17.604.769.521):2 76.625.731.993+66.046.949+50.633.285 Năm 2006= =4,58 (17.604.769.521+15.922.325.809):2 Doanh thu thuần HQSDVCSH(vòng) = VCSH bình quân 83.050.759.253+155.342.776+250623.851 Năm 2005= =2,26 (29.546.678.386+44.439.148.123):2 76.625.731.993+66.046.949+50.633.285 Năm 2006 = =1,8 (44.439.148.123+44.301.996.356):2 Chỉ tiêu Năm2005 Số tiền Năm2006 Số tiền Chênh lệch 2006-2005 Số tiền % 1. TSBQ 67.510.445.397 75.516.414.473 8.005.969.080 11,86 2. VLĐBQ 49.375.391.439 58.718.574.309 9.343.182.870 18,92 3. VCĐBQ 18.100.761.458 16.763.547.660 (1.337.213.790) (7,39) 4. VCSHBQ 36.992.913.255 44.370.572.240 7.377.658.990 19,94 5. DTT 83.456.725.880 76.769.412.227 (6.687.313.660) (8,01) HQSDTS(vòng) 1,24 1,02 (0,22) (17.74) HQSDVLĐ(vòng) 1,7 1,31 (0,39) (17,74) HQSDVCĐ(vòng) 4,61 4,58 (0,03) (0,65) HQSDVCSH(vòng) 2,26 1,8 (0,46) (20,35) ĐVT: đồng Bảng 4: Bảng phân tích số vòng quay vốn chung Số liệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty qua 2 năm 2005- 2006 đều sụt giảm. Năm 2006 hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm hơn so với năm 2005 từ 4,61 vòng giảm xuống 4,58 vòng (tương đương 0,65%). Nguyên nhân giảm là do doanh thu thuần giảm từ 83.456.725.880 đồng xuống còn 76.769.412.227 đồng. Hiệu quả sử dụng tài sản năm 2006 cũng giảm so với năm 2005 từ 1,24 vòng xuống 1,02 vòng (tương đương 17,74%). Nguyên nhân do tổng tài sản bình quân tăng từ 67.510.445.397 đồng lên 75.516.414.473 đồng. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2006 giảm so với năm 2005 từ 1,7 vòng xuống 1,31 vòng (tương đương 22,94%). Nguyên nhân giảm là do vốn lưu động bình quân tăng từ 49.375.391.439 đồng lên 58.718.574.309 đồng. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm so với năm 2005 từ 2,26 vòng xuống 1,8 vòng (tương đương 20,35%). Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu bình quân tăng từ 36.992.913.255 đồng lên 44.3703572.240 đồng Như vậy, mức độ sử dụng vốn qua 2 năm liên tiếp không hiệu quả chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là không đạt, cần cố gắng hơn 4.3 Phân tích số vòng luân chuyển hàng hoá Trị giá hàng hoá bán ra theo trị giá tài sản Số vòng luân chuyển hàng hoá = Trị giá hàng hoá tồn kho bình quân 74.863.742.721 Năm 2005 = = 3 (8.596.185.029 +32.650.466.513) /2 69.501.295.498 Năm 2006 = = 2 (22.485.257.978 +32.650.466.513) /2 360 Số ngày = Số vòng 360 Năm 2005 = = 120 3 360 Năm 2006 = = 180 2 Chỉ tiêu Năm 2005 Số tiền Năm 2006 Số tiền Chênh lệch 2006-2005 Số tiền % 1. GVHB 74.863.742.721 69.501.295.498 (5.362.447.230) (7,16) 2 HTK BQ 20.623.325.771 27.567.862.245 6.944.536.470 33,67 3.Số vòng luân chuyển hàng hoá 3 2 (1) (33,3) 4. Số ngày (1 vòng) 120 180 60 50 ĐVT: đồng Bảng 5: Bảng phân tích số vòng luân chuyển hàng hoá Qua bảng phân tích số liệu ta thấy số vòng luân chuyển hàng hoá năm 2006 so với năm 2005 có phần tăng. Tuy phần giá vốn hàng bán năm 2006 so với năm 2005 có phần giảm nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là lượng hàng tồn kho bình quân năm 2006 so với năm 2005 có phần tăng (6.944.536.470 đồng tương đương 33,67%) Số vòng luân chuyển hàng hoá năm 2006 so với năm 2005 từ 3 vòng xuống còn 2 vòng tương đương 33,3% nguyên nhân giảm là do lượng hàng tồn kho bình quân tăng từ 20.623.325.771 đồng lên 27.567.862.245 đồng. Số ngày năm 2006 so với năm 2005 có phần giảm từ 180 ngày xuống120 ngày tương đương 50% nguyên nhân do số vòng luân chuyển hàng hoá từ 3 vòng giảm 2 vòng từ đó cho thấy công ty cần phải có biện pháp hữu hiệu hơn. Thời hạn thanh toán Các giao dịch tài chính trong kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp thường xuyên phát sinh các khoản phải thu, phải trả. Tuy nhiên, để thực hiện điều này cần phải có thời gian nhất định nào đó. Vì vậy, trong kinh doanh, việc thanh toán các khoản phải trả doanh nghiệp sẽ dùng tài sản lưu động, đi vay … để có thể đảm bảo chi trả các khoản nợ. Sau đây là bảng phân tích tình hình công nợ tại công ty thuốc lá Cửu Long: Các khoản phải thu bình quân Thời hạn thu tiền = Doanh thu bình quân một ngày (21.884.209.760 +15.040.850.699) /2 Năm 2005 = = 80 83.050.759.253 /360 (15.568.241.249 +15.040.850.699) /2 Năm 2006 = = 71 76.652.731.993 /360 : Các khoản phải trả bình quân Thời hạn trả tiền = GVHB bình quân một ngày (13.352.620.507 + 11.650.740.085) /2 Năm 2005 = = 60 74.863.742.721 /360 (11.650.740.085 +4.808.627.437) /2 Năm 2006 = = 42 69.501.295.498 /360 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Chênh lệch 2006-2005 1.Các khoản phải thu bình quân 18.462.530.230 15.304.545.970 (3.157.984.260) (17,1) 2.Doanh thu bình quân 230.696.553 212.924.255 (17.772.298) (7,7) 3. Các khoản phải trả bình quân 12.501.680.290 8.229.683.759 (4.271.996.531) (34,17) 4. GVHB bình quân một ngày 207.954.840 193.059.154 (14.895.686) (7,16) 5. Thời hạn thu tiền 80 71 (9) (11,25) 6. Thời hạn trả tiền 60 42 (18) (30) Bảng 6: Bảng phân tích tình hình thanh toán Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy được thời hạn thu tiền của năm 2006 so với năm 2005 có phần tốt hơn từ 80 ngày (năm 2005) xuống 71 ngày (năm 2006) tương đương 11,25%. Còn thời hạn trả tiền của năm 2006 so với năm 2005 cũng được rút ngắn từ 60 ngày xuống 42 ngày từ đó cho thấy chính sách bán hàng của công ty tốt. Phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của đơn vị là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động, kinh doanh của đơn vị. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kì và toàn bộ chi phí tương ứng để tạo nên giá trị đó. Nó được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu cứ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm xuống của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của đơn vị tốt hay xấu, mà cấn đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được với tổng tài sản, với vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động. Lãi gộp Hệ số lãi gộp = Doanh thu 8.187.016.532 Năm 2005 = = 0,098 83.050.759.253 7.151.436.495 Năm 2006 = = 0,093 76.652.731.993 Lãi ròng Hệ số lãi ròng = Doanh thu 2.312.982.378 Năm 2005 = = 0,028 83.050.759.253 2.062.117.812 Năm 2006 = = 0,027 76.652.731.993 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay = Lãi vay 3.191.659.599 Năm 2005 = = 8,75 364.885.949 2.864.052.517 Năm 2006 = = 11,59 247.120.100 ROA (%) = LNR/ Tổng TSBQ 2.312.982.378 Năm 2005 = = 3,43 (64.258.967.112+70.761.914.682):2 2.062.117.812 Năm 2006 = = 2,73 (70.761.914.682+80.270.914.265):2 ROE (%) = LNR/VCSHBQ 2.312.982.378 Năm 2005 = = 6,25 (29.546.678.386+44.439.148.123):2 2.062.117.812 Năm 2006 = = 4,65 (44.439.148.123+44.301.996.356):2 ROS (%) = LNR/DT 2.312.982.378 Năm 2005 = = 2,77 83.050.759.253+155.342.776+250.623.851 2.062.117.812 Năm 2006= = 2,69 76.652.731.993+66.046.949+50.633.285 Doanh thu Số vòng quay tài sản = Tổng tài sản bình quân 83.050.759.253 Năm 2005 = = 1,23 67.510.445.397 76.652.731.993 Năm 2006 = = 1,01 75.516.414.473 Tổng tài sản bình quân Đòn bẩy tài chính = VCSHBQ 67.510.445.397 Năm 2005 = = 1,82 36.992.913.255 75.516.414.473 Năm 2006 = = 1,70 44.370.572.240 ĐVT: đồng Tài sản Năm2005 Năm2006 Chênh lệch 2006-2005 Số tiền % 1. LNR 2.312.982.378 2.062.117.812 (250.864.566) (10,85) 2. DTT 83.456.725.880 76.769.412.227 (6.687.313.660) (8,01) 3. Tổng TSBQ 67.510.445.397 75.516.414.473 8.005.969.080 11,86 4.VCSHBQ 36.992.913.255 44.370.572.240 7.377.658.990 19,94 ROS (%) 2,77 2,69 (0,08) (2,89) ROA (%) 3,43 2,73 (0,7) (20,4) ROE (%) 6,25 4,65 (1,6) (25,6) Bảng 7: Bảng phân tích chỉ tiêu lợi nhuận Do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty trong ngành, giữa công ty này với công ty khác nên mức tiêu thụ năm 2006 bị sụt giảm dẫn đến doanh thu giảm 6.687.313.660 (tương đương 8,01%) nên các tỷ suất về lợi nhuận đều bị giảm. Phân tích DuPont các tỷ số tài chính Các tỷ số tài chính ảnh hưởng lẫn nhau, nói cách khác: Một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích hay một vài tỷ số tài chính khác. Ở đây ta có thể lấy chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tông tài sản (ROA) và chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Năm 2005: ROA = ROS x Số vòng quay tài sản = 2,77 x 1,23 = 3,4071 ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính = 3,4071 x 1,82 = 6,20 Năm 2006: ROA = ROS x Số vòng quay tài sản = 2,69 x 1,01 = 2,7169 ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính = 2,7169 x 1,7 = 4,61 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) năm 2006 giảm so với 2005 với tỷ lệ là 0,6% do ảnh hưởng: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2005 tạo ra 2,77 đồng lãi ròng. Năm 2006 tạo ra 2,69 đồng lãi ròng thấp hơn năm 2005 là 0,08 đồng. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: một đồng tài sản của công ty năm 2005 tạo ra 1,24 đồng doanh thu thuần, trong khi năm 2006 đã tạo ra 1,02 đồng tức giảm 0,22 đồng. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản của công ty năm 2006 kém hiệu quả hơn. Năm 2006 tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu giảm 1,59% trong đó do giảm tỷ suất sinh lợi trên doanh thu làm giảm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, giảm vòng quay luân chuyển làm giảm tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Qua đó có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty: quá trình sinh lợi của công ty thấp (tỷ suất sinh lợI của năm 2006 thấp hơn năm 2005). Quy mô hoạt động công ty rất lớn ( doanh thu năm 2006 trên 80 tỷ cao hơn doanh thu năm 2005) nhưng hiệu quả kinh doanh quá thấp. Đây là xu hướng không tốt đối với chủ sở hữu vốn. Chương 5 : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG 5.1 Nhận xét chung về tình hình của công ty: - Bộ máy quản lí của công ty được tổ chức khá hợp lí và chặt chẽ, phù hợp với tình hình hoạt động của công ty. - Kết cấu: Do số lượng cán bộ công nhân viên công ty tương đối đông nên công ty chọn phương pháp chia làm nhiều bộ phận để để dàng quản lý . - Phân công công việc cũng như chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng. - Do tổ chức chặt chẽ nên giúp cho Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Kế Toán Trưởng phát huy hết khả năng làm việc lãnh đạo và chỉ huy của mình. 5.2 Đánh giá khái quát công ty thuốc lá Cửu Long Nhìn chung quy mô hoạt động của công ty từ năm 2005, 2006 ngày càng được mỡ rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật đựơc trang thiết bị ngày càng nhiều với xu thế mở rộng thị trường tiêu thụ, thể hiện qua tổng tài sản gia tăng từ 70.761.914.682 đồng (2005) lên 80.270.914.265 đồng (2006). Doanh thu và lợi nhuận năm 2006 có phần giảm hơn so với năm 2005 là do công ty phải chịu khoảng thuế tiêu thụ đặt biệt cao hơn, chịu các khoản chi phí khác nhưng công ty đã có nhiều nổ lực và cố gắng để cắt giảm chi phí để tăng lợi nhuận. 5.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long Để phát huy hơn nữa thành tích đạt được, khắc phục những khó khăn tồn tại, bản thân em có những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty như sau: Biện pháp1:là lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn, đồng thời khắc phục tình trạng đi và bị chiếm dụng vốn. Ngoài nguồn vốn ngân sách cấp, bất kì doanh nghiệp nhà nước nào cũng cần huy động nguồn vốn bổ sung nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và mỡ rộng quy mô.Trong nền kinh tế thị trường cũng có nhiều nguồn vốn để huy động như: vay ngân hàng, vay đối tượng khác … Do đó, việc lựa chọn các nguồn vốn rất quan trọng và dựa trên nguyên tắc hiệu quả kinh tế. Nếu công ty muốn mỡ rộng quy mô hoạt động sản xuất thì cần huy động nguồn vốn bổ sung từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, phần còn lại vay tín dụng nhà nước … Đối với nhu cầu bổ sung vốn lưu động thì trước tiên công ty cần sử dụng linh hoạt các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập theo mục đích nhưng chưa sử dụng như thu nhập chưa phân phối, các khoản phải trả nhưng chưa đến hạn thanh toán, phần còn lại vay ngân hàng hay từ các đối tượng khác. Nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty ta thấy mặc dù ngồn vốn chủ sở hữu từ năm 2005 so với năm 2004 là tăng, nhưng năm 2006 so với năm 2005 giảm nhưng không đáng kể là 0,31% tỷ trọng tăng nguồn vốn, nhưng khoản nợ phải trả của công ty vẫn còn chiếm tỷ trọng cao 36,65% trong tổng tăng nguồn vốn. Điều cần thiết hiện nay của công ty là tìm cách giảm các khoản nợ phải trả, tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Qua phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty, chúng ta đã biết là khả năng tạo ra doanh thu / 1 đồng vốn của công ty có thể cao hơn nếu công ty biết huy động vốn tốt hơn cho sản xuất kinh doanh. Điều này cũng có nghĩa là công ty cần phải khắc phục tình trạng đi chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn. Biện pháp 2: Chủ động tạo vốn Quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị được biểu hiện bằng quá trình tuần hoàn vốn. Do đó, để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục phải đảm bảo một lượng vốn cần thiết. Đây là một thử thách đối với bộ máy lãnh đạo là làm thế nào để tạo được vốn và duy trì phát triển sản xuất kinh doanh và sử dụng số vốn đó như thế nào để có thể bảo toàn và mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Vì vậy, công ty cần phải chủ động tạo vốn cho chính mình, ngoài số vốn tự bổ sung và vốn do ngân sách cấp, công ty có thể thu hút tù các nguồn sau: vay ngân hàng, liên doanh liên kết với các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh. Do đó công ty phảI dựa vào uy tín của mình trên thương trường để tạo ra đồng vốn. Vốn trong kinh doanh là tiền cộng với niềm tin. Đây chính là biện pháp tạo vốn bằng phương pháp tăm lý song nó có sức mạnh không kém. Biện pháp 3: Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm Hiệu quả sử dụng vốn trước hết được quyết định bởi sự lựa chọn đúng đắn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm. Hiện nay sản phẩm của công ty sản xuất phục vụ người tiêu dùng là tầng lớp người lao động có thu nhập thấp. Do đó, công ty cần cố gắng cắt giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để có một mức giá hợp lý có thể cạnh tranh trên thị trường là một trong những mục tiêu chính của công ty. Bên cạnh việc giảm chi phí thì công ty chú trọng đến vấn đề sử dụng vốn. Mục đích của bất kì một doanh nghiệp nào khi bỏ vốn ra kinh doanh cũng phải thu được lợi nhuận cao. Công ty cần có những biện pháp phương thức nhanh nhất để thanh toán khi ký kết hợp đồng mua bán, nên chọn những phương thức thanh toán hợp lí sao cho vừa có lợi cho công ty đồng thời không gây khó khăn cho khách hàng. Cần có những biện pháp để thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng hay nợ khó đòi, nếu cần thiết thì nhờ pháp luật can thiệp. Có như vậy sản phẩm của công ty mới tiêu thụ được, quá trình sản xuất mới bình thường, tài sản cố định mới có khả năng phát huy hết công suất, công nhân viên chức có thu nhập ổn định vốn lưu động chu chuyển điều đặn, hiệu quả sử dụng vốn cao. Biện pháp 4: Tổ chức tốt quá trình kinh doanh Đảm bảo cho quá trình đó được tiến hành thông suốt điều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Đảm bảo cho việc phối hợp ăn khớp, chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty, nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lượng tốt, tiêu thụ nhanh nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, tồn động vật tư dự trữ, sản phẩm sản xuất không đúng quy cách phẩm chất, ứ động thành phẩm, hàng hoá gây lãng phí các yếu tố sản xuất và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn. Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lí, khai thác hết công xuất thiết kế và nâng cao hiệu suất công tác của máy móc thiết bị. Sử dụng triệt để diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm. Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kì sản xuất, tổ chức tốt quá trình thu mua vật tư, hạn chế tối đa tình trạng ứ động vốn vật tư dự trữ. Mở rộng thị trường để tiêu thụ nhanh, chiếm lĩnh và vươn lên làm chủ thị trường. Biện pháp 5: Công ty cần phát triển đội ngũ tiếp thị có trình độ chuyên môn cao theo từng mạng lưới đại lý. Sản phẩm của công ty sản xuất ra đến tay người tiêu dùng thông qua các kênh phân phối của công ty gồm có các đại lý cấp1 và đại lý cấp 2 Trong đó chức năng và nhiệm vụ của đại lý cấp 1 như sau: Các đại lý cấp 1 của công ty được phép bán sản phẩm thuốc lá cho đại lý cấp 2 trong và ngoài địa phương Các đại lí cấp 2 được phép bán sản phẩm có các đại lý khác nhỏ hơn mình và có thể bán cho người tiêu dùng. Ngoài ra đại lý cấp 2 không bán sản phẩm thuốc lá ra khỏi địa bàn hoạt động. Năm KH Sảnlượng sản xuất Sản lượng thực tế Nộp thuế KH Thực hiện 2004 70.000.000 72.792.121 72.792.121 35.000 35.841 2005 74.000.000 84.455.806 84.455.806 40.300 48.468 2006 56.000.000 92.825.167 92.825.167 38.500 48.039 (Nguồn: phòng kế toán) Bảng 8: Bảng thống kê sản lượng bán ra Để từ đó sẽ nắm bắt “gu” thuốc của người tiêu dùng theo từng địa phương. Trên cơ sở đó tham mưu cho ban lãnh đạo công ty có chiến lược sản phẩm chiếm lĩnh thị trường, tạo đà tăng doanh thu, tăng vòng quay vốn lưu động Việc chuyển đổi sang bao cứng, nhãn hiệu chỉ mới là điều kiện thuận lợi về nhãn hiệu, mác hàng hoá, nó chưa đủ khả năng để đưa công ty đi đến thành công, mà đi cùng với nó còn nhiều khoản phải làm khác như: chất lượng sản phẩm, quảng cáo tiếp thị, phương thức bán hàng thanh tóan… Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ linh hoạt, tuỳ từng loại bạn hàng, số lượng mua, phương thứ mua trả ngay, trả chậm hay làm đại lí mà có những khuyến khích kịp thời dưới các hình thức sau: hoa hồng cho đại lí-môi giới, phụ phí vận chuyển, chiết khấu thanh toán… Áp dụng cơ chế giá bán linh hoạt, năng động phù hợp với từng đối tượng khách hàng, có những chính sách ưu đãi cho những khách hàng lâu năm có uy tín hoặc có quan hệ hai chiều. Biện pháp 6: Mạnh dạng áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh Việc áp dụng kĩ thuật vào sản xuất là một trong những điều kiện quyết định lợi thế và khả năng phát triển của công ty. Bởi vì nếu áp dụng kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại thì công ty sẽ sản xuất ra những sản phẩm mới chất lượng tốt hơn, hợp thị hiếu người tiêu dùng. Tên thiết bị Chủng loại Công suất Nước sản xuất Sản lượng Máy vấn điếu Mark8- Max3 2500 điếu /phút Nhật 2 Máy vấn điếu Mark8- Max3 2500 điếu /phút Anh 2 Máy vấn điếu I J14-23 2500 điếu /phút Trung quốc 1 Máy đóng bao HLP-1 140 bao /phút Anh 3 Máy đóng bao HLP-1 180 bao /phút Anh 1 Máy đóng bao U2L-W7T 110 bao /phút Nhật 1 (Nguồn: phòng kế toán) Bảng 9: Bảng thống kê thiết bị Nhờ đó, công ty có thể tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tăng gía bán, tăng lợi nhuận đồng thời nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công ty có thể rút ngắn chu kì sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế nhằm tiết kiệm chi phí, hạ gía thành sản phẩm. Chương 6 : PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN : Sau khi phân tích tình hình Hiệu quả sử dụng Vốn của công ty thuốc lá Cửu Long trên cơ sở số liệu 2 năm :2005, 2006 cho thấy : Quy mô hoạt động được mở rộng, cơ sở vật chất được trang bị thêm nhưng việc sử dụng lại kém hiệu quả . Đây là vấn đề bức xúc đòi hỏi Ban lãnh đạo công ty cần phải quan tâm đến, nhằm hướng hoạt động của công ty tập trung khai thác để nâng cao công suất máy móc và năng suất lao động. Tình hình tài chính nhìn chung có những biến động không tốt. Các tỷ số khả năng sinh lời dều bị giảm qua các năm. Công ty chưa có chính sách thu tiền bán hàng thật hiệu quả nên khoản phải thu tăng vọt qua các năm. Mặc dù nguồn vốn gia tăng nhưng nợ phải trả lại chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu chứng tỏ tình hình đảm bảo công nợ có phần rủi ro, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. 6.2 KIẾN NGHỊ : Về phía công ty: * Công ty nên chú trọng đến việc chủ động nguồn vốn kinh doanh để tránh phụ thuộc quá nhiều vào các khoản nợ ngắn hạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán * Cần có chính sách thu tiền bán hàng tốt hơn để giảm bớt các khoản phải thu.Từ đó, công ty sẽ hạn chế được phần vốn bị chiếm dụng để có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng quy mô hoạt động. * Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty bị giảm sụt giảm. Điều đó cho thấy đơn vị cần phải phân loại tài sản cố định của họ để đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại tài sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng. Giải quyết sớm những tài sản cố định đối dư, không sử dụng tới. * Để tăng tốc độ luân chuyển vốn, cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất. Tăng tốc độ luân chuyển vốn sẽ giảm bớt lượng vốn, tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Về phía các cấp ban nghành: * Mặc dù tài sản cố định của công ty có tăng lên nhưng tỷ suất đầu tư như vậy là còn thấp so với trung bình trong ngành hoạt động sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, đề nghị cấp trên tiếp tục cấp ngân sách để mua sắm mới thêm máy móc hiện đại sản xuất ra những sản phẩm chất lượng tốt, tiết kiệm chi phí để tăng khả năng cạnh tranh. * Tình hình cúp điện gây trở ngại cho quá trình sản xuất. Vì vậy đề nghị Sở điện lực có biện pháp giải quyết tốt hơn để giúp cho việc sản xuất của công ty cũng như các công ty khác được thuận lợi. * Do luật thuế sửa đổi, bổ sung thêm mặt hàng thuốc lá điếu phải chịu thêm thuế GTGT đã làm cho mức thuế đánh vào sản phẩm gia tăng làm tăng giá thành. Vì vậy cơ quan thuế cần có chính sách phù hợp hơn về thuế để giúp cho các công ty thuốc lá Việt Nam có thể cạnh tranh trên thương trường với các hàng thuốc lá ngoại nhập. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐVT: đồng TÀI SẢN MÃ NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 A.TSLĐ & ĐTNH 100 45.662.222.718 53.088.560.161 64.348.588.456 I. Vốn bằng tiền 110 14.375.880.010 3.181.288.220 26.136.760.495 1. Tiền 111 14.375.880.010 3.181.288.220 26.136.760.495 2.Tiền gởi ngân hàng 112 3. Tiền đang chuyển 113 - - - II. Các khoản ĐTTCNH 120 - - - 1. Đầu tư chứng khoán NH 121 - - - 2. Đầu tư NH khác 128 - - - 3. Dự phòng giảm giá ĐTNH 129 - - - III. Các khoản phải thu 130 22.690.157.679 17.325.390.428 15.707.069.983 1. Phải thu khách hàng 131 21.884.209.760 15.040.850.699 15.568.241.249 2. Trả trước cho người bán 132 - 110.631.000 32.000.000 3. Thuế GTGT đựơc khấu trừ 133 - - - 4. Phải thu nội bộ 134 - - - 5. Các khoản phải thu khác 135 872.534.119 2.173.908.729 106.828.734 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 (66.586.200) - - IV. Hàng tồn kho 140 8.596.185.029 32.650.466.513 22.485.257.978 1. Háng tồn kho 141 8.596.185.029 32.650.466.513 22.485.257.978 2. Dự phòng giảm giá HTK 149 - - - V. TSNH khác 150 - - 19.500.000 B. TSCĐ và ĐT DH 200 18.596.753.394 17.604.769.521 15.922.325.809 I. Các khoản phải thu DH 210 - (68.585.000) (68.585.000) 1. Phải thu DH của KH 211 - - - 2. Dự phòng thu DH khó đòi 219 - (68.585.000) (68.585.000) II. TSCĐ 220 17.358.534.080 17.002.618.413 15.862.393.958 1. TSCĐ hữu hình 221 16.143.412.678 14.847.041.878 13.773.457.731 - Nguyên giá 222 33.682.494.541 34.004.481.001 35.709.729.737 - Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (17.539.081.863) (19.157.439.123) (21.936.272.006) 2. TSCĐ vô hình 227 1.212.979.857 2.155.576.535 2.088.936.227 - Nguyên giá 228 1.368.967.841 2.360.709.841 2.360.709.841 - Giá trị hao mòn luỹ kế 229 (205.133.306) (205.133.306) (271.773.614) 3. Chi phí XDCBDD 230 2.141.545 - - III. Các khoản ĐTTC DH 250 1.160.298.330 45.824.997 49.224.997 1. Đầu tư DH khác 258 1.160.298.330 45.824.997 49.224.997 IV. TS DH khác 260 77.920.984 624.911.111 79.291.854 1. Chi phí trả trước DH 261 77.920.984 624.911.111 79.291.854 TỔNG NGUỒN VỐN 270 64.258.976.112 70.761.914.682 80.270.914.265 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 300 34.712.297.726 26.322.766.559 35.968.917.909 I. Nợ ngắn hạn 310 32.615.396.660 24.225.865.493 33.814.596.676 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 4.000.000.000 7.600.000.000 22.000.000.000 2. Phải trả người bán 312 13.352.620.507 11.650.740.085 4.808.627.437 3. Người mua trả tiền trước 313 33.600.000 61.900 61.900 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 12.939.940.751 2.109.034.537 4.084.316.753 5. Phải trả công nhân viên 315 1.559.080.204 2.046.111.538 2.372.129.996 6. Chi phí phải trả 316 698.105.211 656.586.567 389.263.655 7. Các khoản phải trả phải nộp khác 319 32.049.987 163.330.866 160.196.935 II. Nợ DH 330 2.096.901.066 2.096.901.066 2.154.321.233 1. Phải trả DH người bán 331 - - - 2. Phải trả DH nội bộ 332 2.096.901.066 2.096.901.066 2.096.901.066 3. Dự phòng trợ cấp mất việc 336 - - 57.420.167 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 29.546.678.386 44.439.148.123 44.301.996.356 I. VCSH 410 29.234.033.887 44.126.498.753 44.161.192.727 1. Vốn ĐT của chủ sở hữu 411 32.939.366.937 37.612.691.756 36.931.294.597 2. Quỹ ĐT và Phát triển 416 2.628.482.409 3.062.504.028 1.367.650.109 3. Quỹ dự phòng TC 417 902.948.356 1.138.320.591 1.323.682.148 4. Quỹ khác thuộc VCSH 419 - - 14.313.855 5. LợI nhuận chưa phân phối 420 (7.236.763.815) 2.312.982.378 2.062.117.812 6. Nguồn vốn ĐTXDCB 421 - - 14.313.855 II. Nguồn vốn kinh phí và quỹ khác 430 312.644.499 312.649.370 140.803.629 1. Quỹ khen thưởng và phúc lợi 431 312.644.499 312.649.370 140.803.629 TỔNG NGUỒN VỐN 440 64.258.976.112 70.761.914.682 80.270.914.265 ( Nguồn: Phòng kế toán) BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: đồng Mã số Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 DT Bán hàng & CCDV Trong đó: DT hàngXK Các khoản giảm trừ Hàng bán bị trả lại Thuế TTĐB phải nộp 01 02 03 06 07 106.925.390.810 - 32.633.124.927 268.897.690 32.364.227.237 112.794.605.283 - 29.743.846.030 - 107.452.108.966 - 30.799.376.973 - 1. DTTvề BH&CCDV 10 74.292.265.883 83.050.759.253 76.652.731.993 2. Giá vốn hàng bán 11 66.569.293.826 74.863.742.721 69.501.295.498 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 7.722.972.057 8.187.016.532 7.151.436.495 4. DT hoạt động tài chính 21 358.148.595 155.342.776 66.046.949 5. Chi phí tài chính Trong đó: lãi vay phải trả 22 8.533.300 8.533.300 364.885.949 364.885.949 247.279.820 247.279.820 6. Chi phí bán hàng 24 1.380.751.155 914.949.814 943.439.334 7. Chi phí quản lí DN 25 2.828.523.302 3.594.698.023 3.104.245.877 8. LN thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3.863.321.895 3.467.825.522 2.922.518.413 9. Thu nhập khác 31 200.622.727 250.623.851 50.633.285 10. Chi phí khác 32 57.240.710 526.789.774 109.099.181 11. LN khác 40 143.382.017 (276.165.923) (58.465.896) 12. Tổng Lợi nhuận trước thuế 50 4.006.694.912 3.191.659.599 2.864.052.517 13. Thuế thu nhập DN phải nộp 51 1.096.063.954 878.677.221 801.934.705 14. Lợi nhuận sau thuế 60 2.910.630.958 2.312.982.378 2.062.117.812 ( Nguồn: Phòng kế toán)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty thuốc lá Cửu Long.doc
Luận văn liên quan