Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 20 của doanh nghiệp

Qua quá trình thực tập được tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ kĩ thuât TS đã giúp em hiểu được phần nào tình hình khái quát chung cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp chính là phân tích hoạt động Marketing, tình hình quản trị nguồn nhân lực, công tác quản trị sản xuất, tình hình chi phí, giá thành và tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Với những kiến thức đã học ở trường kết hợp với thực tiễn ở công ty em nhận thấy giữa lý thuyết và thực tiễn còn một khoảng cách nhất định. Do đó, bản thân cần phải có sự tích luỹ thêm kiến thức để có thể vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tế công việc sau này. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, cô, chú, anh, chị trong công ty giúp em hoàn thành đợt thực tập, Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Dương Thanh Hà đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.

doc81 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3672 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 20 của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng thêm là 10% x bậc lương x 730.000 + Các khoản giảm trừ gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm tai nạn, quỹ xã hội. Trong đó: BHXH, BHYT = Bậc lương x 730.000 x 6% BHTN = Bậc lương x 730.000 x 1% Quỹ XH = (Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp) x 1% Công đoàn = (Lương cơ bản + Các khoản phụ cấp) x 0,5% Tiền lương khoán Ngoài hình thức trả lương trên, để phục vụ cho công việc thi công có hiệu quả các đội thi công còn sử dụng một số lao động phổ thông hoặc lao động thuê ngoài và trả lương theo hình thức lương khoán. Dưới đây là bảng chấm công và bảng tiền lương của công ty Biểu số 10: Bảng chấm công phòng kỹ thuật (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Cty TNHH TS Co., ltd BẢNG CHẤM CÔNG Yên Hòa-Cầu Giấy-Hà Nội Tháng 5 năm 2010 TT Họ và tên Cấp bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ Ngày trong tháng Số công hưởng lương sản phẩm Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ, ngừng việc hưởng lương 100% Số công nghỉ, ngừng việc hưởng 50% lương Số công hưởng BHXH 1 2 3 4 5 … 28 29 30 1 Ngô Văn Giang + + + + + + 21 2 Nguyễn Hữu Đang + + + + + + 22 3 Nguyễn Văn Lập + + + + 20 4 Nguyễn Văn Huệ + + + 22 5 Ngô Sỹ Soan + + + + 19 6 Vũ Xuân Hảo + + + + + + 18 7 Trần Thị Hà + + + + + 20 8 Đào Văn Kính + + + + + 22 Tổng cộng 164 Người duyệt Ngày 29 tháng 05 năm 2010 (Ký, họ tên) Người chấm công (Ký, họ tên) Ký hiệu chấm công: Biểu số 11: Bảng thanh toán tiền lương tháng 5 năm 2010 STT Họ và tên Chức vụ Lương cơ bản HS cấp bậc HS phụ cấp Ngày công Thành tiền Các khoản giảm trừ Thực lĩnh BHXH 6% BNTN 1% Qũy XH Công đoàn 1 Ngô Văn Giang Trưởng phòng 730.000 4 0,4 21 3.066.000 175.200 29.200 10.220 5.110 2.846.270 2 Nguyễn Hữu Đang Phó phòng 730.000 3,5 0,4 22 2.847.000 153.300 25.550 10.220 5.110 2.652.820 3 Nguyễn Văn Lập Kĩ sư 730.000 2,8 20 1.858.182 122.640 20.440 7.300 3.650 1.704.152 4 Nguyễn Văn Huệ Kĩ sư 730.000 2,8 22 2.044.000 122.640 20.440 7.300 3.650 1.889.970 5 Ngô Sỹ Soan Kĩ sư 730.000 2,8 19 1.765.273 122.640 20.440 7.300 3.650 1.611.243 6 Vũ Xuân Hảo Kĩ sư 730.000 2,8 18 1.672.364 122.640 20.440 7.300 3.650 1.518.334 7 Trần Thị Hà Kĩ sư 730.000 2,8 20 1.858.182 122.640 20.440 7.300 3.650 1.704.152 8 Đào Văn Kính Kĩ sư 730.000 2,8 22 2.044.000 122.640 20.440 7.300 3.650 1.889.970 9 Tổng cộng 5.840.000 164 17.155.000 1.064.340 177.390 64.240 32.120 15.816.910 ĐVT: Đồng ( Nguồn: phòng tài chính kế toán) 2.2.6. Nhận xét tình hình lao động tiền lương của doanh nghiệp Nhìn chung công ty đã có chế độ sử dụng lao động và thực hiện trả lương cho nhân viên hợp lý và đúng luật do nhà nước ban hành. Về lao động - Trang bị đầy đủ phương tiện lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động. - Việc sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới được thực hiện theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động được đăng ký và kiểm định theo quy định của Chính phủ.  - Bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó được định kỳ kiểm tra đo lường.  - Định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động - Có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp; nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc. - Bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật;  - Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, công ty căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh, yêu cầu theo từng công việc. - Thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên và người lao động theo đúng quy định của nhà nước. - Đảm bảo thời gian làm việc theo đúng quy định của nhà nước đối với người lao động. Nhân viên được nghỉ chiều thứ 7 và chủ nhật, ngày lễ tết theo quy định. Về tiền lương Thực hiện trả lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng bậc lương, theo mức độ đóng góp của công nhân viên cho công ty. Có chế độ lương, thưởng,phụ cấp hợp lý nhằm khuyến khích người lao động làm việc. Lao động làm thêm giờ bình thường được trả 150% tiền lương, lao động làm thêm giờ vào ngày lễ được trả 200% tiền lương đang hưởng theo đúng quy định nhà nước Công ty áp dụng mức trả lương theo thời gian đối với nhân viên văn phòng và trả lương khoán đối với công nhân làm ngoài công trường. Việc áp dụng 2 chế độ trả lương này đã phản ánh đúng mức độ đóng góp của công nhân viên cho công ty. 2.3 Tình hình chi phí và giá thành 2.3.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp Đặc điểm Công ty TNHH thương mại và dịch vụ TS có lĩnh vực hoạt động khá rộng, cùng 1 lúc thi công nhiều công trình nên hình thành nên nhiều khoản chi phí khác nhau. Các khoản mục chi phí phát sinh thường rất lớn và trong thời gian dài. Do đó, để thuận tiện cho việc hạch toán kế toán phải tiến hành phân loại chi phí. Phân loại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ TS tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục chi phí. Chi phí sản xuất thi công bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, các phụ kiện …(trừ nguyên vật liệu chung cho máy thi công) dùng trực tiếp cho việc xây dựng, lắp đặt công trình. Chi phí nguyên vật liệu của công trình nào thì tập hợp vào công trình đó, trường hợp không tính được thì phải phân bổ cho từng công trình. - Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí về tiền công, tiền lương, các khoản trích theo lương, khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết cho việc hoàn chỉnh sản phẩm xây lắp. (Không bao gồm lương nhân viên quản lý đội và nhân viên điều khiển máy thi công) - Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Bao gồm: chi phí khấu hao máy thi công, chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công, chi phí nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công và các khoản chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công như: chi phí di chuyển, tháo lắp máy thi công… - Chi phí sản xuất chung : là các khoản chi phí trực tiếp khác ngoài các khoản chi phí phát sinh ở tổ, đội công trình, công trường. Bao gồm: lương, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công, nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của tổ, đội và các chi phí khác liên quan đến tổ, đội. 2.3.2 Giá thành kế hoạch Căn cứ để xây dựng Giá thành kế hoạch giao cho bộ phận thi công được xây dựng dựa trên các căn cứ: - Kế hoạch tiêu thụ hàng hóa dịch vụ và các kế hoạch khác của công ty trong quý. - Quyết định giao chỉ tiêu giá thành quý của giám đốc công ty giao cho công ty. - Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương được giám đốc công ty phê duyệt. - Mặt bằng giá trong quý và các văn bản hướng dẫn của công ty về xây dựng giá thành trong quý. - Tình hình thực hiện giá thành quý trước của công ty. - Giá cả thị trường của hàng hóa dịch vụ. Phương pháp xây dựng Khi xây dựng giá thành kế hoạch công ty dựa vào các căn cứ trên từ đó tính giá thành. Giá thành kế hoạch được tính theo khoản mục: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: khoản mục này giao cho bộ phận thi công được giám đốc công ty phê duyệt, bao gồm 2 loại: + Nguyên vật liệu chính. + Nguyên vật liệu phụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: + Lương công nhân sản xuất. + Bảo hiểm xã hội và kinh phí công đoàn. Chi phí sản xuất chung Đối với những khoản mục chi phí tổng hợp (chi phí gián tiếp) như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm. Ví dụ như phân bổ theo giờ công định mức, theo tiền lương chính của công nhân sản xuất hoặc theo số giờ chạy máy… 2.3.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành toàn bộ Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty là các công trình, hạng mục công trình. Kỳ tập hợp chi phí là hàng tháng. Phương pháp tập hợp chi phí: công ty sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí (chi phí phát sinh ở công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó). Quy trình hạch toán tập hợp chi phí sản xuất Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí vật liệu cần thiết cho việc hoàn thành khối lượng công tác (không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thi công). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm, việc quản lý chi phí này phải chặt chẽ. Việc kiểm soát chi phí phải thông qua nội dụng kiểm soát nhập - xuất - tồn, kiểm soát qua báo cáo của các đội thi công, kiểm kê thường xuyên, định kỳ, xác định khối lượng dở dang, kiểm soát trên hồ sơ nghiệm thu, thanh toán từng đợt, từng tháng. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định bởi đơn giá vật tư. Đơn giá vật tư là giá ghi trên hoá đơn hợp lệ cộng với chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp, tiền thuê kho bãi… Giá của vật tư phải phù hợp với giá thực tế tại thời điểm thi công và phải phù hợp với giá ở từng địa phương, từng công trình Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương, tiền công các khoản trích theo lương, khoản phụ cấp có tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp cần thiết cho việc hoàn chỉnh sản phẩm xây dựng (không bao gồm lương nhân viên quản lý đội và nhân viên điều khiển máy thi công) - Tổ trưởng của đội thi công có nhiệm vụ theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ cho việc thanh toán tiền lương sau này. Khi khối lượng công việc hoàn thành thì tổ trưởng, đội trưởng, phòng kế toán, nhân viên kỹ thuật tiến hành kiểm tra nghiệm thu. Sau đó phòng hành chính căn cứ vào bảng quyết toán nghiệm thu và định mức tiền công cho từng khối lượng công việc để xác định tiền lương cho các tổ, đội sản xuất. Dựa vào bảng khối lượng thực hiện nghiệm thu thanh toán về số tiền lương được hưởng kế toán lập biểu đề nghị thanh toán tiền gửi cho phòng kế toán công ty xin thanh toán tiền lương cho các công nhân viên. Chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Bao gồm chi phí khấu hao máy thi công, chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy thi công, chi phí thi công, chi phí tiền lương, ăn ca, các khoản trích theo lương của công nhân điều khiển máy thi công và phục vụ máy thi công, chi phí nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công và các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi công như chi phí di chuyển, tháo lắp máy thi công … Máy thi công được giao cho tổ, đội thi công quản lý, bảo quản, sửa chữa. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí của đội bao gồm: lương nhân viên quản lý đội, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo tỷ lệ quy định, khấu hao TSCĐ dùng cho đội sản xuất và các chi phí khác liên quan đến hoạt động SXKD Chi phí mua ngoài là các khoản chi phí sửa chữa nhỏ, thường xuyên TSCĐ- máy móc thiết bị, chi phí điện, nước… và các khoản mua ngoài khác Các khoản chi phí này được hạch toán theo thực tế phát sinh và được các đội hạch toán vào Báo cáo thanh toán. Tập hợp chi phí sản xuất Chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng khoản mục chi phí, chi phí phát sinh ở công trình nào thì tập hợp cho công trình đấy. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 so sánh Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí NVL trực tiếp 4.311.044.070 6.789.671.526 2.478.627. 456 57,49 Chi phí nhân công trực tiếp 3.905.257.943 3.177.503.066 (727.754.877) (18,64) Chi phí sản xuất chung 5.472.910.332 8.961.560.860 3.488.650.528 63,74 Giá vốn hàng bán 15.052.237.541 23.312.031.304 8.259.793.763 54,87 Chi phí tài chính 2.729.518.651 452.257.017 (2.277.261.634) (83,43) Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.724.663.090 959.420.569 (1.765.242.521) (64,79) Chi phí khác 94.474.703 85.027.233 (9.447.470) (10) Chi phi thuế TNDN 226.514.581 621.702.274 395.187.693 174,46 Tập hợp chi phí 34.558.240.001 44.396.631.030 9.838.391.030 174 Biếu số 12: Bảng tập hợp chi phí của toàn công ty qua 2 năm 2009 và 2010 ( Nguồn: phòng tài chính- kế toán) ĐVT: Đồng 2.4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính của công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động SXKD - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh BCTC Tất cả các báo tài chính trên đây sau khi lập xong sẽ được Giám đốc trình duyệt, sau đó được gửi đến các cơ quan có liên quan như: Bộ tài chính, Cục thống kê, Cơ quan thuế… Căn cứ, phương pháp lập các loại báo cáo tài chính và phân tích tình hình tài chính tại công ty: Để lập báo cáo tài chính kế toán căn cứ vào: - Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm trước. - Số dư trên các tài khoản loại : 1, 2, 3, 4, tài khoản ngoài bảng, trên các sổ chi tiết, Sổ kế toán tổng hợp của kỳ lập bảng cân đối kế toán. Để có số liệu để lập các báo cáo tài chính thì các sổ sách cần được khóa sổ, sau đó tính ra số dư cuối kỳ các tài khoản, kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan, đảm bảo khớp đúng đồng thời kiểm tra số liệu trên cột cuối kỳ của bảng cân đối kế toán của ngày 31 tháng 12 năm trước. Báo cáo kết quả kinh doanh Biểu số 13: Bảng phân tích báo kết quả kinh doanh ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Mã số TM Năm 2009 Năm 2010 SO SÁNH Gía trị % 1 2 3 4 5 6 7 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 VI.25 34.682.574.970 46.374.324.005 11.691.749.035 33,71 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 3. Doanh thu thuần BH&CC DV (10=01-02) 10 34.682.574.970 46.374.324.005 11.691.749.035 33,71 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 30.872.166.782 40.312.031.304 9.439.864.522 30,58 5. Lợi nhuận gộp BH&CC DV (20=10-11) 20 3.810.408.188 6.062.292.701 2.251.884.513 59,10 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 317.584.151 226.470.086 (91.114.065) (28,69) 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 541.212.126 852.257.017 311.044.891 57,47 Trong đó: Chi phí lãi vay 23 8. Chi phí bán hàng 24 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.781.112.109 3.159.420.569 378.308.460 13,60 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD 30 805.668.104 2.277.085.201 1.471.417.097 182,63 11. Thu nhập khác 31 4.459.320 (4.459.320) (100) 12. Chi phí khác 32 1.146.777 56.179.935 55.033.158 4.798,94 13.Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 3.312.543 (561.79.935) (59.492.478) (1.795,98) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 808.980.647 2.220.365.266 1.411.384.619 174,46 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 226.514.581 388.563.922 162.049.341 71,54 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN(60= 50-51-52) 60 582.466.066 1.831.801.344 1.249.335.278 214,49 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy: doanh thu từ cung cấp hàng hóa dịch vụ năm 2010 tăng so với năm 2009 là 11.691.749.035 đồng ( 33,71%). Giá vốn hàng bán tăng 9.439.864.522 đồng (30,58%), tổng lợi nhuận trước thuế tăng 1.411.384.619 đồng (174,46%), tổng lợi nhuận sau thuế tăng 1.249.335.278 đồng (124,49%). Kết quả trên cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp năm 2010 rất tốt. Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận đều tăng cao so với năm 2009 2.4.2. Bảng cân đối kế toán Biểu số 14: Bảng cân đối kế toán (Năm 2010) ĐVT: Đồng TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số năm 2009 Số năm 2010 1 2 3 4 5 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN (100=110+120+130+140+150) 100 36.948.724.139 43.657.643.790 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 110 4.839.784.113 15.998.261.254 1. Tiền 111 V.01 4.839.784.113 15.998.261.254 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 V.02 1,425,500,000 15.500.000 1.Đầu tư ngắn hạn 121 1.425.500.000 15.500.000 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) (2) 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 3.988.792.173 5.254.592.286 1. Phải thu khách hàng 131 2.484.474.060 3.956.699.455 2. Trả trước cho người bán 132 297.301.516 1.297.887.164 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 1.200.000.000 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 5. Các khoản phải thu khác 135 V.03 7.016.597 5.677 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 139 IV. Hàng tồn kho 140 26.694.647.853 22.250.290.250 1.Hàng tồn kho 141 V.04 26.694.647.853 22.250.290.250 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 138.700.000 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 16.500.000 2. Thuế GTGT được khấu trừ 152 3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 153 V.05 122.200.000 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 B- TÀI SẢN DÀI HẠN (200=210+220+240+250+260) 200 7.679.457.619 8.470.898.258 I.Các khoản phải thu dài hạn 210 1.100.000.000 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 215 3. Phải thu nội bộ dài hạn 213 V.06 1.000.000.000 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 II. Tài sản cố định 220 7.323.639.004 6.711.572.994 1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 7.323.639.004 6.711.572.994 - Nguyên giá 222 7.855.977.172 7.363.962.376 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 223 (532.338.168) (652.389.382) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09 - Nguyên giá 225 - giá trị hao mòn lũy kế (*) 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 V.10 - Nguyên giá 228 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 III. Bất động sản đầu tư 240 V.12 - NGuyên giá 241 - Giá trị hao mòn lũy kế (*) 242 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 564.442.560 1. Đầu tư vào công ty con 251 2. Đầu tư vào công ty liên kết,liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 564.442.560 4.Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn (*) 259 V. Tài sản dài hạn khác 260 355.818.615 94.882.704 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 355.818.615 94.882.704 2. Tào sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 3. Tài sản dài hạn khác 268 Tổng cộng Tài sản (270=100+200) 270 44.628.181.758 52.128.542.048 NGUỒN VỐN 1 2 3 A- NỢ PHẢI TRẢ (300=310+320) 300 13.056.879.589 18.725.438.535 I.Nợ ngắn hạn 310 13.056.879.589 18.725.438.535 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 647.431.343 1.609.322.850 2. Phải trả người bán 312 3.744.656.001 6,360,571,919 3. Người mua trả tiền trước 313 8.182.658.730 10.570.685.907 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 V.16 32.756.793 108.858.500 5.Phải trả người lao động 315 449.376.722 615.999.359 6. Chi phí phải trả 316 V.17 7.Phải trả nội bộ 317 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 V.18 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II. Nợ dài hạn 320 1. Phải trả dài hạn người bán 321 2. Phải trả dài hạn nội bộ 322 V.19 3. Phải trả dài hạn khác 323 4. Vay và nợ dài hạn 324 V.20 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 325 V.21 6. Dự phòng trợ cáp mất việc làm 336 7. Dự phòng phải trả dài hạn 337 B- VỐN CHỦ SỎ HỮU (400=410+420) 400 33.403.103.513 31.571.302.169 I.Vốn chủ sở hữu 410 V.22 33.403.103.513 31,571,302,169 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 30.000.000.000 30,000,000,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu ngân quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 1.571.302.169 3.403.103.513 11. Nguồn vốn đầu tư XDCB 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 V.33 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 Tổng cộng Nguồn vốn (430=300+400) 430 44.628.181.758 52.128.542.048 Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Nhìn vào Bảng Cân đối kế toán ta có nhận xét sau: Về tài sản: Tổng tài sản năm 2010 tăng so với năm 2009. Tổng tài sản năm 2009 đạt 44.628.181.758 đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 36,948,724,139 đồng, tài sản dài hạn là 7.679.457.619 đồng. Tổng tài sản năm 2010 đạt 52.128.542.048 đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 43.657.643.790 đồng, tài sản dài hạn là 8.470.898.258 đồng. Tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng so với năm 2009, tuy nhiên cơ cấu tài sản ngắn hạn có khác nhau. Năm 2009 tài sản ngắn hạn đạt 36.948.724.139 đồng. Trong đó, lượng tiền và các khoản tương đương tiền là 4.839.784.113 đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.425.500.000 đồng, các khoản phải thu ngắn hạn là 3.988.792.173 đồng, hàng tồn kho là 26.694.647.853 đồng. Năm 2010 tài sản ngắn hạn đạt 43.657.643.790 đồng. Trong đó, lượng tiền và các khoản tương đương tiền là 15.998.261.254 đồng, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 15.500.000 đồng, các khoản phải thu ngắn hạn là 5.254.592.286 đồng, hàng tồn kho là 22.250.290.250 đồng. Tài sản dài hạn năm 2009 đạt 7.679.457.619 đồng, trong đó tài sản cố định đạt 7.323.639.004 đồng, tài sản dài hạn khác đạt 355.818.615 đồng. Tài sản dài hạn năm 2010 đạt 8.470.898.258 đồng. Trong đó, các khoản phải thu dài hạn là 1.100.000.000 đồng. Tài sản cố định là 6.711.572.994 đồng, các khoản đầu tư tài chính dài hạn đạt 564,442,560 đồng, tài sản dài hạn khác đạt 94.882.704 đồng. Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn năm 2009 đạt 44.628.181.758 đồng. Trong đó, nợ phải trả là 13.056.879.589 đồng, vốn chủ sở hữu là 33.403.103.513 đồng. Năm 2010 tổng nguồn vốn công ty có được là 52.128.542.048 đồng. Trong đó, nợ phải trả là 18.725.438.535 đồng, vốn chủ sở hữu là 31.571.302.169 đồng. Qua bảng cân đối ta thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu công ty chiếm khá cao so với số nợ phải trả. Điều này cho thấy công ty có tình hình tài chính khá an toàn. Như vậy trong 2 năm gần đây hoạt động của công ty tương đối hiệu quả và ổn định, vì vậy cần phát huy và cố gắng hoạt động tốt hơn trong những năm tiếp theo. Phân tích kết quả kinh doanh Biểu số 15: chi tiết tình hình kinh doanh của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 Chi tiết nội dung 2008 2009 2010 So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2008 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Doanh thu hàng năm 41.091.859.938 34.682.574.979 46.374.324.005 (6.409.284.959) (15,60) 11.691.749.026 28,45 Tổng số tài sản có 41.204.913.591 44.628.181.758 52.128.542.048 3.423.268.167 8,31 7.500.360.290 18,20 Vốn lưu động 39.853.011.288 36.948.724.139 43.567.643.790 (2.904.287.149) (7,29) 6.618.919.651 16,61 Tổng nợ phải trả 10.215.756.390 13.056.879.589 18.725.438.535 2.841.123.199 27,81 5.668.558.946 55,49 Lợi nhuận trước thuế 1.359.124.764 808.980.647 2.220.365.266 (550.144.117) (40,48) 1.411.384.619 103,85 Lợi nhuận sau thuế 978.569.830 582.144.968 1.831.801.344 (396.424.862) (40,51) 1.24.9656.376 127,70 ĐVT: Đồng Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008. Doanh thu hàng năm giảm 6.409.284.959 đồng (15,6%). Tổng số vốn lưu động giảm 2.904.287.149 đồng (7,29% ). Tuy tổng số tài sản hiện có của công ty tăng lên 3.423.268.167 đồng (8,31% ) nhưng số nợ phải trả cũng tăng 2.841.123.199 đồng (27,81%) làm cho lợi nhuận của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế giảm 550.144.117 đồng (40,8%). Lợi nhuận sau thuế giảm 396.424.862 đồng (40,51%). Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty năm 2009 không được tốt. Doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm nguyên nhân là do số lượng tổng tài sản tăng lên không đáng kể kèm theo nó nợ phải trả tăng cao khiến cho doanh thu và lợi nhuận của công ty đều giảm so với năm 2008. Ngược lại tình hình kinh doanh của công ty TS Co.,Ltd năm 2010 tăng cao so với năm 2008. Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản, vốn lưu động, nợ phải trả… đều tăng so với năm 2008, mức tăng cũng khá cao. Doanh thu hàng năm tăng 11.691.749.026 đồng (28,45%), tổng tài sản hiện có tăng 7.500.360.290 đồng (18,2%), số vốn lưu động tăng 6.618.919.651 đồng (16,61%). Do vậy, tuy nợ phải trả tăng 5.668.558.946 đồng nhưng lợi nhuận của công ty năm 2010 vẫn tăng cao so với năm 2008. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế tăng 1.411.384.619 đồng (103,85%), lợi nhuận sau thuế tăng 1.249.656.376 đồng (127,7%). Nhìn chung tình hình kinh doanh của công ty năm 2010 là khá tốt. doanh thu và lợi nhuận của công ty năm 2010 đều tăng cao so với năm 2008 2.4.4. Phân tích cơ cấu tài sản nguồn vốn Để thấy rõ hơn ta có bảng phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn sau: Biểu số 16: Bảng phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn Tỷ trọng (%) so sánh (%) Năm 2009 Năm 2010 Tài sản Tài sản ngắn hạn 82,79 83,75 0,96 Tài sản dài hạn 17,21 16,25 -0,96 Tổng cộng 100 100 0 Nguồn vốn Nợ phải trả 41,96 25 -16,96 Vốn chủ sở hữu 58,04 75 16,96 Tổng cộng 100 100 0 Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ cấu tài sản năm 2010 có sự thay đổi so với cơ cấu tài sản năm 2009 nhưng sự thay đổi không lớn. Năm 2010 tỷ lệ tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2009 là 0.96% và tài sản dài hạn có tỷ trọng giảm so với năm 2009 là 0.96 %. Điều này cho thấy năm 2010 công ty không đầu tư thêm tài sản cố định mà quan tâm đến việc đầu tư nguyên vật liệu và tài sản ngắn hạn khác. Trong năm 2010 nợ phải trả của doanh nghiệp giảm so với năm 2009 16.96% cùng với nó là vốn chủ sở hữu có tỷ lệ tăng hơn so với năm 2009 là 16.96%. Vốn chủ sở hữu có tỷ lệ tăng cho thấy khả năng kiểm soát tài chính của doanh nghiệp khá tốt và doanh nghiệp có khả năng quay vòng vốn cao hơn năm 2009. 2.4.5. Tính toán một số chỉ tiêu tài chính cơ bản Các chỉ tiêu tài chính cơ bản bao gồm: Hệ số về khả năng thanh toán Hệ số cơ cấu tài chính Hệ số hiệu quả hoạt động Hệ số sinh lời. Biểu số 17: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản ĐVT: Đồng Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 So sánh Tuyệt đối Tương đối (%) Khả năng thanh toán Thanh toán hiện tại Lần 2.83 2.33 -0.5 -17.61 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0.37 0.85 0.48 129.73 Hệ số cơ cấu tài chính Hệ số nợ Lần 0.29 0.36 0.07 24.14 Tỷ suất tự tài trợ Lần 0.71 0.64 -0.07 -9.86 Hệ số hiệu quả hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Vòng 1.42 1.89 0.47 33.1 Vòng quay các khoản phải thu Vòng 6.71 8.97 2.26 33.68 Hiệu suất sử dụng tài sản Lần 0.72 0.96 0.24 33.33 Hệ số sinh lời ROS % 20 40 20 100 ROA % 10 40 30 300 ROE % 20 60 40 200 Nhận xét: Cùng với quá trình phân tích các báo cáo tài chính, việc phân tích và sử dụng các hệ số tài chính là những nội dung quan trọng để định giá cổ phiếu vào đầu tư chứng khoán. Quá trình phân tích sẽ giúp cho nhà đầu tư thấy được điều kiện tài chính chung của doanh nghiệp, đó là doanh nghiệp hiện đang ở trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán, hay đang làm ăn tốt và có lợi thế trong kinh doanh khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Hệ số tài chính được phân chia thành 4 nhóm dựa trên các tiêu chí về hoạt động, khả năng thanh toán, nghĩa vụ nợ và khả năng sinh lời của công ty. Nhóm hệ số khả năng thanh toán Tính thanh khoản của tài sản phụ thuộc mức độ dễ dàng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt mà không phát sinh thua lỗ lớn. Việc quản lý khả năng thanh toán bao gồm việc khớp các yêu cầu trả nợ với thời hạn của tài sản và các nguồn tiền mặt khác nhằm tránh mất khả năng thanh toán mang tính chất kỹ thuật. Việc xác định khả năng thanh toán là quan trọng, nó quyết định đến nghĩa vụ nợ của công ty, do vậy sử dụng hệ số thanh toán được xem là cách thử nghiệm tính thanh khoản của công ty. Trong thực tế hệ số thanh toán được sử dụng nhiều nhất là hệ số khả năng thanh toán hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán hiện tại. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn, hệ số này cho thấy mức độ an toàn của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện tại của công ty qua 2 năm đều khá cao, năm 2009 là 2.83, năm 2010 là 2.33 lần cho thấy doanh nghiệp đã chưa quản lý hợp lý tài sản ngắn hạn có hiện hành của mình. Tuy nhiên khả năng thanh toán hiện tại của công ty năm 2010 có giảm hơn so với năm 2009 17.61 % là một dấu hiệu tốt. Hệ số thanh toán nhanh. Hệ số thanh toán nhanh được sử dụng như một thước đo để đánh giá khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng việc chuyển hóa tài sản ngắn hạn thành tiền mà không cần phải bán đi hàng tồn kho. Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách lấy tổng tài sản có tính thanh khoản cao nhất chia cho tổng nợ ngắn hạn. Hệ số này nói lên tình trạng ngắn hạn của một doanh nghiệp có lành mạnh hay không. Về nguyên tắc hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công nợ càng cao và ngược lại. Hệ số thanh toán nhanh của công ty tương đối thấp năm 2009 là 0.37 lần và năm 2010 là 0.85 lần cho thấy doanh nghiệp không đạt được tình hình tài chính tốt. Vốn tiền mặt của công ty không nhiều do đó dễ gặp khó khăn khi cần tiền mặt. Tuy nhiên hệ số này năm 2010 đã tăng 0.48 (129.33 %) so với năm 2009. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2010. Nhóm hệ số nợ của công ty Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ, tỷ suất tự tài trợ. Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao. Những người phân tích báo cáo tài chính luôn quan tâm đến phần tài sản của doanh nghiệp có được do nguồn vốn chủ sở hữu và phần tài sản có được do đi vay. Hệ số nợ đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Chủ nợ ưa thích tỷ số nợ vừa phải, vì hệ số nợ thấp, hệ số an toàn của chủ nợ cao, món nợ của họ càng được bảo đảm. Ngược lại thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được chuyển sang chủ nợ gánh chịu một phần. Hệ số nợ = (Nợ phải trả) / (Tổng nguồn vốn ) Ngược lại với tỷ số nợ là tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ = (Nguồn vốn chủ sở hữu) / (Tổng nguồn vốn) Hai chỉ tiêu này phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp trong kinh doanh. Năm 2010 hệ số nợ của công ty là 0,36 lần và tỷ suất tự tài trợ là 0,64 lần. Năm 2009 hệ số nợ của công ty là 0,29 lần và tỷ suất tự tài trợ là 0,71 lần. Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp có tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu khá cao. Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn thấp. Nhóm tỷ số phản ánh khả năng hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra,.. Hàng tồn kho là loại tài sản thuộc tài sản lưu động, nó luôn vận động. Để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thì từng giai đoạn mà vốn lưu động lưu lại phải được rút ngắn, hàng tồn kho phải được dự trữ hợp lý. Để giải quyết vấn đề nêu ra, phải nghiên cứu vòng quay hàng tồn kho. Chỉ tiêu này cho biết bình quân trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng (lần). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, số ngày hàng lưu trong kho càng giảm và hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao và ngược lại. Qua bảng phân tích cho thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty là 1.89 vòng năm 2010 và 1.42 vòng năm 2009 tăng 33.1 %. Số vòng quay các khoản phải thu Giống như hàng tồn kho, các khoản phải thu là một bộ phận vốn lưu động lưu lại trong giai đoạn thanh toán. Nếu rút ngắn quá trình này chẳng những tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động mà còn giảm bớt được rủi ro trong khâu thanh toán. Số vòng quay các khoản phải thu = (Doanh thu thuần) / (Số dư bình quân các khoản phải thu) Trong đó: Số dư BQ các khoản phải thu = [Số dư các khoản phải thu (đầu kỳ+cuối kỳ)] / 2 Chỉ tiêu này cho biết tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tiền thu được về quỹ càng nhanh, kỳ thu tiền càng ngắn và ngược lại. Năm 2010 số vòng quay các khoản phải thu của công ty là 8.97 vòng và năm 2009 là 6.91 vòng. Năm 2010 số vòng quay các khoản phải thu tăng 2.26 vòng (33.68%). Hiệu suất sử dụng tài sản Quá trình kinh doanh suy cho cùng là quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được lợi nhuận tối đa trong phạm vi và điều kiện có thể, doanh nghiệp phải sử dụng triệt để các loại tài sản trong quá trình kinh doanh để tiết kiệm vốn. Hiệu suất sử dụng tài sản sẽ cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ở doanh nghiệp như thế nào. HS sử dụng tài sản = [Doanh thu thuần (lợi nhuận)] / (Giá trị tài sản bình quân) Trong đó: Giá trị tài sản bình quân = [Tài sản (đầu kỳ+cuối kỳ)] / 2 Chỉ tiêu này cho biết: bình quân 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận. Hiệu suất sử dụng tài sản càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản càng cao và ngược lại. Vận dụng vào công ty TS Co,. Ltd. Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty tương đối lớn. Năm 2010 là 0,96 lần, năm 2009 là 0,72 lần. Khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản năm 2010 cao hơn năm 2009 là 0,24 lần ( 33,33 %). Các chỉ số phản ánh khả năng sinh lời Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận thì nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thể bị sai lầm bởi có thể số lợi nhuận này chưa tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử dụng. Vì vậy các nhà phân tích sử dụng tỷ số để đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn liếng mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = (Lợi nhuận) / (Doanh thu thuần) Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty là 40%, năm 2009 tỷ suất này là 20%. Như vậy qua 2 năm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng lên và mức tăng là 100%. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Tỷ suất lợi nhuận trên vốn = (Lợi nhuận)/ (Giá trị tài sản bình quân) Chỉ tiêu này cho biết bình quân 100 đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần (hoặc lợi nhuận sau thuế). Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của công ty là 40%, năm 2009 tỷ suất này là 10 %. Như vậy qua 2 năm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của công ty tăng 300% Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế) / (Vốn chủ sở hữu bình quân) Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra vào kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Các chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời càng cao và ngược lại tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử dụng. Vì vậy các nhà phân tích sử dụng tỷ số để đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn liếng mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh. Chỉ tiêu này năm 2010 của công ty là 60%, năm 2009 là 20% tăng 200%. Nhìn chung tình hình tài chính của công ty năm 2010 tương đối tốt. Tình hình kinh doanh năm 2010 vượt hơn hẳn so với năm 2008. Các chỉ tiêu tài chính cơ bản năm 2010 đều tăng cao so với năm 2009. Tình quản lý tài chính, quản lý công nợ của công ty năm 2010 rất tốt. Tuy nhiên lượng vốn chủ sở hữu của công ty còn rất lớn công ty nên tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường để đạt được kết quả cao hơn trong những năm tiếp theo. Đánh giá, nhận xét tình hình tài chính của doanh nghiệp Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm tương đối tốt. Doanh thu và lợi nhuận đạt được năm sau cao hơn hẳn các năm trước. Các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán, hệ số nợ và khả năng sinh lời đều cho thấy đây là công ty đang hoạt động rất hiệu quả. Tình hình tài chính của công ty năm 2010 tăng cao so với năm 2009 tuy nhiên nếu chỉ xét về doanh thu và lợi nhuận thì chưa phản ánh đúng khả năng kinh doanh của công ty. Khi phân tích báo cáo tài chính của công ty cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty chưa thật sự tốt: Các chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp trong khi đó chỉ số thanh toán hiện hành của công ty lại khá cao. Cho thấy tỷ lệ tiền mặt công ty đang nắm giữ là không cao, khả năng quản lý tài chính của công ty không được tốt. Công ty dễ gặp khó khăn khi huy động một khoản tiền lớn. Năm 2010 tỷ số nợ của công ty là 0,36 tỷ suất tự tài trợ là 0,64, năm 2009 tỷ số nợ là 0,29 tỷ suất tự tài trợ là 0,71. Điều này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty không cao ngược lại vốn chủ sở hữu của công ty lại lớn. Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu còn thấp. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tương đối thấp. Năm 2010 tỷ lệ này là 40% và năm 2009 là 20%. Công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính và sử dụng hiệu quả tài sản cố định để đem lại kết quả kinh doanh cao hơn. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 3.1 Đánh giá, nhận xét chung về tình hình của doanh nghiệp Tuy là công ty mới thành lập từ năm 2004 nhưng qua 6 năm hoạt động và phát triển TS Co.,Ltd đã có những thành tích đáng kể và ngày càng lớn mạnh. Đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Sau 3 tháng thực tập tại công ty em có những nhận xét sau: Ưu điểm - Công ty có bộ máy quản lý được phân công và phân cấp rõ ràng. Nhiệm vụ và trách nhiệm của từng bộ phận cũng như từng cá nhân cũng được xác định cụ thể. Do đó tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên và giúp cho công tác kiểm tra và đánh giá nhân viên của cấp quản lý được dễ dàng và chính xác hơn. - Công ty nhận thức rõ được tầm quan trọng của các hoạt động marketing trong doanh nghiệp vì vậy công ty cũng đã có sự quan tâm đúng mức cho vấn đề này. Nhiều hoạt động marketing trong công ty được chú trọng: chăm sóc khách hàng, quảng bá hình ảnh công ty trên các phương tiện thông tin và mạng internet… - Công ty có chế độ đãi ngộ và trả lương cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra công ty cũng có những hình thức để khuyến khích nhân viên làm việc. Và tạo điều kiện cho nhân viên có cơ hội phát huy hết khả năng và khuyến khích sự sáng tạo. - Tình hình tài chính của công ty khá ổn định. Đặc biệt năm 2009 các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận… tăng cao hơn so với năm 2008 rất nhiều đã chứng tỏ khả năng phát triển của công ty trong những năm tới. - Công ty chịu trách nhiệm từ khâu thiết kế đến cung ứng nguyên vật liệu do vậy đã đảm bảo được sự đồng bộ trong thiết kế và lắp đặt đồng thời giảm được chi phí trung gian trong cung cấp nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật. - Về phần tổ chức công tác kế toán: Kế toán tại công ty đã bố trí tương đối phù hợp với khối lượng công việc và đáp ứng nhu cầu đề ra. Hình thức hạch toán “Chứng từ ghi sổ” vừa phù hợp đảm bảo, phản ánh kịp thời, trung thực, khách quan. - Ngoài việc đảm bảo lợi ích của các thành viên trong công ty, công ty còn đáp ứng được các mục tiêu xã hội. Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo được uy tín với đối tác, khách hàng thông qua các sản phẩm các công trình đã thực hiện. Hạn chế - Công ty tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động marketing nhưng việc tổ chức và thực hiện vẫn chưa chuyên nghiệp, các hoạt động marketing vẫn chưa được đầu tư đúng mức do vậy hiệu quả đem lại chưa cao. - Tình hình tài chính của công ty khá an toàn và ổn định tuy nhiên còn có một số hạn chế Các chỉ số khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp trong khi đó chỉ số thanh toán hiện hành của công ty lại khá cao. Cho thấy tỷ lệ tiền mặt công ty đang nắm giữ là không cao, khả năng quản lý tài chính của công ty không được tốt. Công ty dễ gặp khó khăn khi huy động một khoản tiền lớn. Năm 2010 tỷ số nợ của công ty là 0,36 tỷ suất tự tài trợ là 0,64, năm 2009 tỷ số nợ là 0,29 tỷ suất tự tài trợ là 0,71. Điều này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty không cao ngược lại vốn chủ sở hữu của công ty lại lớn. Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay các khoản phải thu còn thấp. Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tương đối thấp. Năm 2010 tỷ lệ này là 40% và năm 2009 là 20%. - Là công ty tư nhân vì vậy công ty vẫn là công ty vừa và nhỏ. Các hoạt động quản lý, kinh doanh vẫn chưa thật sự chuyên nghiệp. Công ty còn hạn chế trong việc tìm đối tác. 3.1.2 Một số đề xuất thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty Qua quá trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của công ty TS Co., Ltd em có một vài ý kiến đóng góp để hoạt động kinh của công ty ngày càng phát triển hơn: Hoàn thiện công tác marketing Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến tích cực. Từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong điều kiện đổi mới này marketing ngày càng trở thành một hệ thống chức năng có vị trí quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp trên nhiều góc độ. Marketing làm cho sự lựa chọn, sự thoả mãn người tiêu dùng và chất lượng cuộc sống tối đa hơn. Marketing giúp cho doanh nghiệp linh hoạt trong kinh doanh nắm bắt được thời cơ, nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm cách thoả mãn nhu cầu đó, chiến thắng trong cạnh tranh, thu được lợi nhuận và đạt được mục đích của mình. Hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng và dịch vụ kĩ thuật với nhiều phương thức hoạt động khác nhau và cũng có các thế mạnh khác nhau trên thị trường trong nước và quốc tế sự cạnh tranh giữa các công ty này ngày càng trở nên gay gắt và công ty TS Co., Ltd cũng không tránh khỏi guồng máy cạnh tranh đó, là một công ty tuy đã có thị phần nhất định trên thị trường nhưng hoạt động Marketing của công ty còn kém nên công ty đã gặp phải không ít khó khăn. Vấn đề đặt ra cho công ty TS Co.,Ltd là phải làm sao để mở rộng được thị trường hoạt động của công ty mình nhằm tạo công ăn việc làm cho công nhân viên trong công ty, tránh tổn thất, tăng lợi nhuận cho công ty, đảm bảo vị thế của mình trên thị trường và nhiều mục đích khác. Để có thể thực hiện các hoạt động marketing một cách tốt nhất, công ty cần tạo tính rõ ràng và kiên định trong hoạt động của tổ chức. Tất cả các nhân tố phải xoay quanh tầm nhìn và chiến lược chung, tạo ra khả năng thực hiện các hoạt động một cách nhất quán, xác định các hoạt động có liên quan và đem đến một hệ thống phản hồi từ khách hàng hiệu quả. Cần xây dựng một cấu trúc tổ chức phù hợp, hoạt động truyền thông rõ ràng và rộng khắp. Cùng với việc xây dựng một cơ cấu tổ chức phù hợp và sự ủng hộ tích cực từ phía lãnh đạo, tạo dựng một môi trường văn hóa có tính tương hỗ trong tổ chức sẽ đem đến thành công cho hoạt động marketing. Khả năng hỗ trợ lẫn nhau, trước tiên sẽ đem đến hiệu quả cho hoạt động marketing và sau đó sẽ mở rộng sang các hoạt động khác tạo ra khả năng phối hợp giữa nhiều nhóm chức năng khác nhau. Cần thành lập và đánh giá cao đội ngũ nhân viên marketing, hỗ trợ đầy đủ, và thừa nhận những đóng góp của họ được một cách rộng rãi. Hoạt động bán hàng và hoạt động marketing luôn được kết hợp chặt chẽ với nhau và hỗ trợ nhau, điều này mang lại nhiều lợi ích hơn cho tổ chức. Ngoài ra cần có một ngân sách hợp lý cho các hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Ngân sách quyết định quy mô cũng như chất lượng của các hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Công ty cũng cần không ngừng xây dựng hình ảnh, thương hiệu của mình thông qua các hoạt động công chúng, có một kế hoạch dài hạn và đồng bộ về tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị hình ảnh của công ty với khách hàng. Về tình hình tài chính Công ty có tình hình tài chính tương đối ổn định. Tỷ lệ lợi nhuận và doanh thu hàng năm tương đối cao, tỷ lệ tài sản cố định cũng tăng hơn so với năm trước. Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh của công ty còn thấp, trong khi đó hệ số thanh toán hiện hành lại quá cao. Công ty cần có kế hoạch quản lý tài chính cụ thể và rõ ràng hơn. Hoàn thiện bộ máy quản lý Trong thời gian qua, công ty đã có những tiến bộ đáng kể trong việc thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý, và công ty cũng đã có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bộ máy quản lý của công ty hiện nay vẫn cần phải hoàn thiện để thích nghi với điều kiện hiện nay. Trước hết công ty cần phải triển khai áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều hành quản lý của công ty. Phải có bộ máy lãnh đạo điều hành tốt thì mới có thể điều hành tốt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Thường xuyên tiếp nhận ý kiến phản hồi từ khách hàng Thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nâng cao uy tín của Tổng công ty và thỏa mãn yêu cầu của khách hàng tốt nhất. Việc thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng có thể được thực hiện bằng các hình thức tổ chức hội nghị khách hàng, lập và gửi bảng hỏi cho khách hàng. Công việc này phải được công ty tổ chức hàng năm. 3.2 Định hướng đề tài nghiên cứu. 3.2.1 Tên đề tài. ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG CÔNG NGHIỆP CHO CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT TS. 3.2.2 Tính cấp thiết của đề tài. Trong cơ chế thị trường hiện nay khách hàng là luôn là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Khách hàng tạo ra lợi nhuận cho công ty, trả lương cho nhân viên, khách hàng duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì hoạt động duy trì và tìm kiếm khách hàng luôn luôn được coi trọng. Đối với công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật TS là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ lắp đặt hệ thống điện, các dịch vụ cơ khí, hệ thống thông gió…việc duy trì và tìm kiếm khách hàng là hết sức quan trọng. Khi sử dụng một dịch vụ nào đó, đa phần người tiêu dùng cảm thấy họ sẽ rủi ro hơn so với việc mua một sản phẩm hữu hình. Điều này là tự nhiên khi mà sản phẩm là hữu hình trong khi dịch vụ lại vô hình. Tâm lý chung là khách hàng không biết hết được mình sẽ nhận được những gì từ một dịch vụ cho đến khi họ bỏ tiền ra và thử nghiệm dịch vụ đó.  Nhiều công ty đã không chú trọng vào việc duy trì khách hàng hiện tại mà quá chú tâm vào các hoạt động thu hút khách hàng mới. Khi một khách hàng rời bỏ công ty có nghĩa là lợi nhuận của công ty sẽ bị giảm và khách hàng phải tốn thêm chi phí tiếp thị và quảng cáo để thu hút khách hàng mới. Thực tế cho thấy việc thu hút khách hàng mới tốn kém chi phí hơn rất nhiều so với việc duy trì khách hàng hiện tại trung thành với công ty. Cùng với nhu cầu phát triển và mở rộng công ty việc tìm kiếm thêm khách hàng mới là rất quan trọng nhưng đồng thời công ty cũng phải chú trọng đến hoạt động duy trì khách hàng. Trong thời buổi kinh tế thị trường có rất nhiều công ty được thành lập và cạnh tranh khốc liệt với nhau. Luôn có sự so sánh giữa dịch vụ của công ty này với dịch vụ của công ty khác. Để tồn tại doanh nghiệp cần tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ của mình so với các công ty khác. Vì vậy việc tìm ra những giải pháp mới để duy trì và tìm kiếm khách hàng cho công ty để công ty không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường là vấn đề có vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì những lý do trên mà em đã chọn đề tài: Giải pháp duy trì và tìm kiếm khách hàng công nghiệp cho công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật TS. KẾT LUẬN Qua quá trình thực tập được tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ kĩ thuât TS đã giúp em hiểu được phần nào tình hình khái quát chung cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. Việc phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp chính là phân tích hoạt động Marketing, tình hình quản trị nguồn nhân lực, công tác quản trị sản xuất, tình hình chi phí, giá thành và tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Với những kiến thức đã học ở trường kết hợp với thực tiễn ở công ty em nhận thấy giữa lý thuyết và thực tiễn còn một khoảng cách nhất định. Do đó, bản thân cần phải có sự tích luỹ thêm kiến thức để có thể vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào thực tế công việc sau này. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, cô, chú, anh, chị trong công ty giúp em hoàn thành đợt thực tập, Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của thầy Dương Thanh Hà đã giúp em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Tuy nhiên do thời gian tìm hiểu, nghiên cứu có hạn, vốn kiến thức hạn chế cũng như những kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên báo cáo thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn và em có thể làm tốt hơn trong bài khoá luận sắp tới. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Lệ Hằng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo thực tập chuyên ngành quản trị kinh doanh.doc
Luận văn liên quan