Đề tài Phân tích swot ngành du lịch Việt Nam

Giới thiệu chung 4 I, Điểm mạnh của du lịch việt nam . .5 1, Vị trí địa lý thuận lợi 5 2. An ninh chính trị ổn định . 7 3. Tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng 8 4.Tiềm năng con người ,cơ sở vật chât ,đường lối 9 II) Điểm yếu ,khó khăn ,tồn tại 9 1, cơ sở hạ tầng vật chất 9 2, Hoạt động Marketing, quảng cáo và xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và đầu tư chưa cao 10 3, Chưa khai thác, bảo tồn đúng mức 11 4, Thiếu nhân lực lành nghề .13 III/Cơ hội Oportunities) . .14. 1, Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu .14 2. Nhu cầu du lịch giải trí sinh thái ngay càng cao . 16 3. Tình hình an ninh xã hội của các nước có hoạt động du lịch mạnh diễn biến phức tạp và bất ổn . .27 4.Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất 29 5. Quan điểm phát triển về ngành du lịch 35 IV/Thách thức(Threats ) .37 1,Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu 37 2, Ý thức ,văn hoá ,ứng xử của người dân việt nam 39 3, Du khách sẽ một đi không trở lại .42 4, Ảnh hưởng của các thị trường du lịch trong khu vực 46 5,Thủ tục còn rườm rà 48 V/Một số giải pháp phát triển du lịch 49 Kết: 51 BẢNG PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA NGÀNH DU LỊCH

doc52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 19636 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích swot ngành du lịch Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúng sống trong các hệ sinh thái tương đối mong manh. Tình trạng này có thể được khắc phục nếu có quy hoạch thích hợp. Chẳng hạn như khoanh vùng bảo vệ, xây dựng chòi quan sát từ xa có thể xem được một số con tê giác còn sống sót tại vườn quốc gia Cát Tiên mà đầu tháng5/1999 các nhà nghiên cứu đã chụp được những bức ảnh đầu tiên bằng máy ảnhtự động. Khi có các nguồn tài chính có thể xây dựng các khu nuôi thú bán hoang dã. Hiện tại ở Vườn quốc gia Cúc phương đã xây dựng được một khu nuôi các loài linh trưởng rộng khoảng 2 ha. Du khách có thể tham quan và ngắm nhìn một số loài khỉ vượn vào lúc cho ăn. Vườn quốc gia Ba vì cũng đang xây dựng khu nuôi thú và chim bán hoang dã ở khu vực có độ cao 400 mét so với mực nước biển. Sự đặc hữu về động thực vật là một hấp dẫn đối với du lịch sinh thái mang tính chất nghiên cứu khoa học. Những nhà khoa học có thể đến đây để tìm hiểu những loài động thực vật chỉ có ở Việt nam. Sự phong phú về hệ sinh thái ở Việt nam sở dĩ có được là nhờ sự đa dạng về địa hình của đất nước. Sự đa dạng về địa hình kết hợp với sự phong phú về hệ sinh thái đã cho ra đời những sản phẩm, địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hấp dẫn nhất phải kể đến rừng mưa nhiệt đới Vườn quốc gia Cúc phương, Cát bà, Ba bể, Bạch mã và khu bảo tồn thiên nhiên Phong nha – Kẻ bàng, Hoàng liên sơn . Phong nha-Kẻ bang. Nhiều vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên phân bố dọc theo 3260 km bờ biển với hệ động thực vật còn khá phong phú và nhiều bãi tắm lý tưởng như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Xuân Thuỷ, Sầm Sơn, Lăng Sô, Bình Châu, Phước Bửu. Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên vùng đảo và quần đảo cũng là địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng. Nơi đây ngoài hệ sinh thái trên cạn còn có hệ sinh thái trên biển với các rạn san hô có thành phần loài phong phú. Chúng ta có thể tổ chức du lịch lặn, xem hệ động thực vật biển phong phú trong các rạn san hô ở khu vực đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc và các đảo thuộc khu vực Nha Trang, Khánh Hoà. Phú Quốc. Ba phần tư diện tích lãnh thổ của Việt nam là đồi núi với nhiều đỉnh núi cao có khí hậu mát mẻ rất thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng mùa hè. Những địa điểm nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo, BaVì, Bạch Mã, Bà Nà - Núi Chúa đã được người pháp khai thác cách đây nửa thế kỷ và hiện còn lưu giữ nhiều tàn tích của các biệt thự cũ. Từ các trung tâm ngỉ dưỡng nay ta có thể thiết kế các đường mòn thiên nhiên với cự ly từ 2 –3 km để kết hợp du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác. Sông, suối, thác, ghềnh, hồ tự nhiên và nhân tạo trong các khu bảo tồn thiên nhiên ở các vùng núi rất thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao dưới nước . Cũng một nỗ lực nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái của Việt nam, Nguyễn Quang Mỹ và nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rất nhiều hang động ở các vườn quuốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên vùng núi đá vôi trên phạm vi cả nước. Động Phong nha, Chùa hương,Tam cốc, Bích động, các hang động trong khu vực di sản thiên nhiên Hạ long là những điểm tham quan nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo sự phân tích của Ngô Đức Thịnh, từ đa dạng về tự nhiên dẫn đến sự đa dạng về văn hoá. Chính vì vậy mà mà người Việt nam không thuần nhất mà gồm 54 dân tộc khác nhau. đáng chú ý hơn là các dân tộc thiểu số thường sống kề gần hoặc trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Họ hiện vẫn đang lưu giữ được phong cách sống, bản sắc văn hoá riêng và tập tục độc đáo. Điều này khiến Việt nam càng trở nên hấp dẫn trên phương diện du lịch sinh thái. Hiện tại đời sống của những người dân ở đây có nhiều khó khăn thiếu thốn. Đây cũng là cơ hội để du lịch sinh thái thể hiện mình, đóng góp vào phát triển cộng đồng tại các điểmdu lịch . 2.3.2 Cô hội cho du lịch sinh thái biển. Việt Nam là quốc gia ven biển, có vị trí địa lý - chính trị quan trọng trong giao lưu quốc tế. Biển và thềm lục địa có vai trò quan trọng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia. Vì vậy, phát huy lợi thế một quốc gia có biển, kết hợp vói phát triển kinh tế với an ninh - quốc phòng đã trở thành chiến lược lâu dài của đất nước ta. Phát triển du lịch biển góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngànhkinh tế khác: Du lịch biển là ngành kinh tế có tính liên ngành, vì vậy, sự phát triển của du lịch biển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành trong mối quan hệ tương hỗ. Đồng thời, tạo cơ hội phát triển mới, làm tăng nguồn thu cho quốc gia và cải thiện cán cân thanh toán, góp phần đẩy mạnh phát triển nền kinh tế biển, đa dạng hóa nền kinh tế cho suốt dọcvùng duyên hải và hải đảo của 29 tỉnh, thành phố, là cửa mở có sức lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển. Thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước. Phát triển du lịch biển tăng cơ hội tạo việc làm, hiện nay trên thế giới có157 quốc gia có biển và ở các mức đọ khác nhau, vấn đề việc làm cho người dân vùng ven biển là một khó khăn không nhỏ ở nước ta hiện nay. Bởi nếu số người chưa có việc làm quá lớn ở khu vực địa lý chính trị có tính nhạy cảm cao này sẽ dẫm đến những vấn đề xã hội, hình htành nhân tố không ổn định đối với sự phát triển kinh tế nói chung và an ninh quốc phòng. Vì thế, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển là một việc rất quan trọng đối với chính phủ. Du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hoá cao, có khả năng tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội trong quá trình phát triển. Vì vậy, việc phát triển du lịch biển có ý nghia khá quan trọng trong việc giải quyết vấn đề nói trên, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi số lao động cần bố trí việc làm ở vùng ven biển nước ta đã lên đến khoảng 10 triẹu người (chiếm khoảng 84% dân số trong đọ tuổi lao động ở 29 tỉnh, thành ven biển). (Phố biển Đà Nẵng) Tại Việt Nam du lịch biển có vai trò đặc thù và chiếm vị trí quan trọng trong chiên lược phát triển du lịch của cả nước. Chiến lược phát triển Du lịchViệt Nam đến năm 2010 và quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Vịêt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định 7 khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch, trong số đó đã có tới 5 khu vực là thuộc vùng ven biển. Mặc dù cho đến nay, nhiều tiềm năng du lịch biển đặc sắc, đặc biệt là hệ thống đảo ven bò, chưa được đầu tư khai thác một cách tưông xứng, tuy nhiên ở khu vực ven biển đã tập trung khoảng 70% các khu điểm du lịch trong cả nước, hang năm thu hút khoảng 60-80% lượng khách du lịch. điều này đã khẳng định vai trò của du lịch biển đối với sự phát triển chung của Du lịch ViệtNam. Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, du lịch biển Việt Nam đã chuyển biến ngày một mạnh mẽ với những bước tiên quan trọng cả về lượng và chất. Đã có sự phát triển đáng kể về sản phẩm du lịch. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch được cải thiện một bước. Hoạt động du lịch biển chiếm tỷ trọng lớn ( năm 2000 chiếm 63% GDP du lịch của cả nước), đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của toàn ngành Du lịch VIệt Nam và kinh tế - xã hội vùng biển. 3.– Tình hình an ninh xã hội của các nước có hoạt động du lịch mạnh diễn biến phức tạp và bất ổn. Tình hình chính trị tiếp tục không ổn định tại Thái Lan, khủng bố tại Ấn Độ, Indonesia… khách sẽ có xu thế chuyển hướng vào Việt Nam nếu chúng ta có chính sách kích cầu hợp lý. Năm 2009 là năm chúng ta đăng cai hội chợ du lịch quốc tế ATF Hà Nội, đây là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam. Thái Lan, làn sóng biểu tình của phe Áo đỏ, bắt đầu từ giữa tháng ba với đỉnh điểm là các vụ xung đột với lực lượng an ninh vào ngày 10/4, ngoài thiệt hại về người, cũng gây thiệt hại nặng nề về vật chất. Thái Lan là quốc gia có thu nhập từ ngành du lịch cao kỷ lục trong nền kinh tế - 6% GDP. Từ giữa tháng 3, số lượt du khách vào nước này đã giảm 30%. Trước khi khủng hoảng chính trị nổ ra, Thái Lan hy vọng đón tiếp khoảng 16 triệu lượt khách trong năm 2010. Hiện ngành du lịch Thái Lan đề ra mục tiêu cố gắng đạt được 13 triệu lượt khách.Đối với một số nhà phân tích, ngoài thiệt hại vật chất, hình ảnh của Thái Lan đã bị hoen ố. Từ lâu nay, đất nước này vẫn được coi là một ốc đảo ổn định, bình yên tại châu Á. Giờ đây, Thái Lan được biết đến như một quốc gia bất ổn và rủi ro chính trị cao.Thu nhập ở ngành du lịch, một trong những ngành kinh tế chính của Thái Lan, đã giảm đáng kể. Khoảng 10% nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc vào du lịch, do vậy, tình hình bất ổn như hiện nay sẽ có tác động lớn đối với tăng trưởng kinh tế của Thái Lan. Biểu tình, bạo loạn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế và hình ảnh đất nước du lịch Thái Lan. Ấn Độ, ngành công nghiệp du lịch Ấn Độ, được coi là nằm trong số hàng đầu thế giới biểu diễn ba (sau Trung Quốc) - được định nghĩa là các nước thiết lập để phát triển nhanh nhất so với năm 2007 và thập kỷ tới - sẽ có tác động tiêu cực như khách du lịch thích đến thăm các địa điểm an toàn. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng còn có những điểm đến du lịch nổi tiếng như New York, London, Madrid và Bali có cũng bị tấn công khủng bố. Những nơi này và các quốc gia của họ đã phục hồi từ sự suy thoái đột ngột trong bức ảnh đó đã có một tác dụng tương ứng tiêu cực đến ngành công nghiệp du lịch quốc tế và kinh tế của đất nước. Đây đứng là một cơ hội tốt cho ngành du lịch Việt Nam, một đất nước có tình hình an ninh chính trị ổn định, khi các nước trong khu vực có ngành du lịch phát triển đang có sự bất ổn về chính trị,an ninh. Nhờ đó mà,9 tháng đầu năm 2010, khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 4 quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng du lịch cao nhất trên thế giới và dự báo sẽ vượt chỉ tiêu đón 4,2 triệu lượt khách năm 2010 của ngành du lịch.CôngThương - Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 9/2010 đạt 383.463 lượt khách, tăng 26% so với tháng 9/2009. Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 303.463 lượt; đường biển đạt 5.000 lượt và đường bộ đạt 75.000 lượt khách. Tính chung cho 9 tháng đầu năm 2010, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3.731.919 lượt, tăng 34,2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, tất cả các thị trường khách đều tăng so với cùng kỳ năm 2009 như Trung Quốc tăng 89,2%, Thái Lan tăng 39,5%, Hàn Quốc tăng 29,4%, Australia tăng 27,9%, Malaysia tăng 23,1%, Đài Loan tăng 20,7%, Nhật Bản tăng 18,7%, Pháp tăng 12%, Mỹ tăng 2,4%. 4.Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất. Ngành du lịch Việt Nam đang ngày một hoàn thiện, công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã có những cố gắng trong hình thành đội ngũ cán bộ, quản lý, tổ chức hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường kiểm tra chuyên ngành và liên ngành đối với các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Quy mô tuyển sinh ngày càng tăng, từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế; mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40 trường), trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (hơn 30 trường) và nhiều trung tâm dạy nghề được hình thành và phát triển nhanh, đang được định hướng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch được nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên - nhân tố quyết định sự nghiệp và chất lượng đào tạo - tăng nhanh về số lượng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng từng bước được chuẩn hóa. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, lực lượng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được hình thành; nguồn lực trong nước đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được tăng cường; nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, đến nay đã thu hút được trên 30 triệu USD cho phát triển nguồn nhân lực du lịch và sử dụng ngày một hiệu quả. Những tiến bộ và cố gắng nêu trên của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đội ngũ lao động của Ngành. Năm 1990 toàn Ngành mới có hơn 17.000 lao động trực tiếp, đến nay đã có gần 30 vạn lao động trực tiếp (tăng gần 10 lần so với 30 năm trước, phần đông từ các ngành khác chuyển sang) và trên 70 vạn lao động gián tiếp, phần lớn là ở độ tuổi dưới 30 (60%); phân bổ trên phạm vi cả nước (miền Bắc 40%, miền Trung 10%, miền Nam 50%). Lao động quản lý chiếm tỷ trọng khá cao (25%); lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu chiếm 75%, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là lao động làm các nghề khác. Trong tổng số có 56,86% lao động được đào tạo (0,21% cán bộ đạt trình độ sau đại học; 12,75% đại học và cao đẳng; 25,8% trung cấp và 18,1% sơ cấp (nghề). Có 32% lao động phục vụ trực tiếp biết tiếng Anh; 3,2% biết tiếng Pháp; 3,6% biết tiếng Trung Quốc ở các mức độ khác nhau; các ngoại ngữ khác cũng đã được quan tâm đào tạo, nhưng số lượng người thông thạo không nhiều. Đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức ngành Du lịch mặc dù với biên chế rất hạn hẹp (cơ quan Tổng cục Du lịch hiện có 104 biên chế; người làm công tác du lịch tại các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bình quân trong toàn quốc khoảng 10 biên chế), đã nỗ lực vượt bậc, hoàn thành được chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở cả tầm chiến lược và tác nghiệp cụ thể. Chủ trương xã hội hóa trong đào tạo du lịch, có sự kết hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, người học để xây dựng đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất và trách nhiệm, đổi mới công nghệ, tăng cường quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh. Bảng 8. Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam ĐVT: người 1990 1995 2000 2002 2005 2006 2007 Tổng số 70.000 184.000 450.000 710.000 834.096 915.000 1.035.000 Lao động trực tiếp 20.000 64.000 150.000 210.000 234.096 255.000 285.000 Lao động gián tiếp 50.000 120.000 300.000 500.000 600.000 660.000 750.000 Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước với ngành du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để thu hút du khách quốc tế. Và Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất. Với tạp chí Du lịch trực tuyến Smart Travel Asia có trụ sở tại Hongkong, Trung Quốc vừa công bố kết quả bình chọn cho những lựa chọn du lịch hàng đầu ở châu Á và Việt Nam có 3 địa danh lọt vào top 10 là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hội An.Theo đó, trong lĩnh vực thành phố lễ hội tốt nhất, Hội An (Việt Nam) và Bangkok (Thái Lan) cùng đứng thứ 5, đứng đầu ở lĩnh vực này là đảo du lịch Bali của Indonesia. Trong lĩnh vực thành phố mua sắm tốt nhất, Hà Nội đứng thứ 6, Hongkong (Trung Quốc) đứng đầu bảng. Trong lĩnh vực thành phố kinh doanh tốt nhất, TP.HCM cùng với Seoul (Hàn Quốc) và Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc) đứng thứ 10. Đứng đầu ở lĩnh vực này là Hongkong. Đặc biệt, trong lĩnh vực resort và khách sạn, khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội đứng thứ 2, chỉ xếp sau khách sạn Amanpuri, Phuket của Thái Lan. Danh sách các di sản thế giới do UNESCO công nhận tại: Quần thể di tích Cố đô Huế Vịnh Hạ Long Phố cổ Hội An Khu thánh địa Mỹ Sơn Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long Khẩu hiệu ngành du lịch: Giai đoạn Biểu trưng Khẩu hiệu 2001-2004 Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới Vietnam - A destination for the new mellennium 2004-2005 Hãy đến với Việt Nam Welcome to Vietnam 2006-nay Việt Nam - Vẻ đẹp tiềm ẩn Vietnam - The hidden charm 5. Quan điểm phát triển về ngành du lịch: 5.1 Du lịch - ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao Du lịch phát triển nhanh, vững chắc khi các lĩnh vực kinh tế xã hội phát triển đồng bộ, đặc biệt là các lĩnh vực văn hoá thương mại, giao thông vận tải, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, đối ngoại, quốc phòng, an ninh...Mặt khác, mọi phương án phát triển du lịch cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp trong một kế hoạch tổng thể cho từng giai đoạn, phù hợp với khả năng đầu tư, đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia luôn là đối tượng hấp dẫn khách du lịch. Với lịch sử hàng ngàn năm, nước ta có nguồn tài nguyên lịch sử văn hoá phong phú, có giá trị cao đối với việc thu hút khách du lịch đến thăm quan tìm hiểu. Nội dung văn hoá cần được quán triệt và triển khai cụ thể trong các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có khả năng thu hút rộng rãi các thành phần kinh tế, công đồng dân cư tham gia. Do vậy cần xác lập những mô hình hoạt động có hiệu quả nhằm khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội, giữ gìn và phát triển các nguồn tài nguyên môi trường, bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. 5.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thành một ngành kinh tế mũi nhọn: Tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế; nâng cao chất lượng và đa dang hoá sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển. Phát huy những lợi thế và mọi nguồn lực để phát triển du lịch nhanh và có hiệu quả, đặc biệt là ở các trọng điểm ưu tiên, đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng chung về kinh tế – xã hội của đất nước, đẩy nhanh qúa trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo được các mục tiêu đề ra. Phát triển du lịch bền vững, theo định hướng phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hoá - lịch sử, đảm bảo sự tăng trưởng liên tục về thu nhập du lịch góp phần tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trong khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và tình hình nước ta hiện nay, phát triển du lịch giai đoạn tới cần dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời tích cực tranh thủ sự ủng hộ và trợ giúp quốc tế. Đẩy mạnh phát triển du lịch đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng đáng kể trong khối ngành dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy một số lĩnh vực kinh tế xã hội liên quan cùng phát triển. Phát triển du lịch gắn với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhằm đạt được mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, ngành Du lịch Việt Nam đạt vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực. 5.3 Phát triển du lịch quốc tế và nội địa đảm bảo hiệu quả cao về chính trị và kinh tế xã hội, lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng đột phá. Đẩy mạnh phát triển du lịch quốc tế nhằm khuyến khích, thúc đẩy và tăng cường sản xuất và xuất khẩu tại chỗ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tuyên truyền đối ngoại, mở rộng giao lưu, hội nhập. Trong giai đoạn tới cần hướng tới thị trường khách quốc tế có khả năng chi trả cao, du lịch dài ngày, thị trường truyền thống và thị trường có nguồn khách lớn, đảm bảo tăng trưởng ổn định lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Song song với phát triển quốc tế cần tăng cường phát triển du lịch nội địa với thị trường gần 100 triệu dân, có sức mua đang lên trong 10 năm tới, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước và tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch. Phát triển mạnh du lịch để tạo thêm việc làm cho xã hội, mở rộng giao lưu giữa các vùng, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc xoá đói giảm nghèo, cải thiện diện mạo các khu, điểm du lịch ở đô thị và nông thôn, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa có nhiều tài nguyên và tiềm năng phát triển du lịch. 5.4 Phát triển du lịch kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội Phát triển du lịch gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng an ninh đặc biệt ở các vùng biên giới, hải đảo nơi có tiềm năng phát triển du lịch. Mọi phương án phát triển du lịch cần được xem xét trong mối quan hệ tương hỗ với quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Hoạt động du lịch cần chú trọng đến việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ gìn truyền thống đạo đức, nhân phẩm con người Việt Nam. Ngoài những cơ hội với ngành du lịch Việt Nam thì không ít những thách thức mà ngành phải vượt qua,đó là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu. IV/Thách thức(Threats) 1,Ảnh hưởng khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu. 1.1: Ảnh hưởng tới khu vực thế giới(asian ): Trước tình hình khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính, ngành du lịch Việt Nam cũng nằm trong bối cảnh khó khăn chung với các nước ở khu vực và trên thế giới. Theo Hiệp hội Du lịch thế giới (WTTC), cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tác động đến lĩnh vực du lịch, khiến tỉ lệ tăng trưởng du lịch thế giới phát triển chậm lại. Theo đó, nếu như năm 2007 mức tăng là 3,9% thì trong năm 2008 chỉ ở mức 3%. Theo Hiệp hội Du lịch thế giới (WTTC), cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ sẽ tác động đến lĩnh vực du lịch, khiến tỉ lệ tăng trưởng du lịch thế giới phát triển chậm lại. Theo đó, nếu như năm 2007 mức tăng là 3,9% thì trong năm 2008 chỉ ở mức 3%. Jean-Claude Baumgarten, chủ tịch WTTC, nhận định những thách thức của ngành du lịch thế giới trong năm 2008 chính là tình trạng kinh tế Mỹ chậm lại, đồng USD suy yếu, các nhiên liệu tăng cao và những những lo ngại về sự thay đổi khí hậu. Tuy nhiên, ông Baumgarten cho rằng sự phát triển của những nước mới nổi lên sẽ là những điểm đến du lịch cũng như là những nguồn cung ứng lượng khách du lịch quốc tế. Vì vậy về trung hạn, ngành công nghiệp không khói của thế giới vẫn mang lại những điều tích cực. Và trong năm 2008, khi người Mỹ có xu hướng sẽ không du lịch quá xa nhà, thì ngược lại Mỹ sẽ là điểm đến du lịch chủ yếu trong năm 2008. Trung Quốc sẽ chiếm vị trí thứ hai, trước cả Nhật và Đức. Tuy nhiên, theo báo cáo hằng năm về tính cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch, Thụy Sĩ, Áo và Đức đứng đầu bảng xếp hạng. Theo các chuyên viên phân tích trong lĩnh vực này, di sản văn hóa, vẻ đẹp của thiên nhiên luôn có sức hút khách du lịch, nhưng cơ sở hạ tầng cũng là điều không thể xem thường. WTTC ước tính doanh thu của ngành du lịch thế giới sẽ đạt 8.000 tỉ USD trong năm 2008 và hơn 15.000 tỉ USD từ nay đến 10 năm tới. Theo đó, mức tăng trung bình sẽ ổn định ở tỉ lệ 4,4% từ năm 2009 - 2018, góp phần giải quyết việc làm cho 297 triệu người trên thế giới . Tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng đã ảnh hưởng lớn đến du lịch. Một thời gian dài giá xăng dầu tăng, giá vé máy bay đến Việt Nam tăng gấp đôi. Mục tiêu đón 4,8-5 triệu khách quốc tế sẽ khó thành hiện thực. Năm ngoái, Malaysia thu hút 21 triệu khách, tăng 16%. Năm nay, nước này dự kiến tăng khoảng 20%, nhưng 9 tháng đầu năm chỉ tăng 6%. Singapore năm ngoái đón 10 triệu lượt khách, tăng 6,7% thì 9 tháng đầu năm nay chỉ tăng 0,1%.  1.2: Tác động tiêu cực đến việt nam: Ta có thể thấy điều nay thông qua sự sụt giảm đáng kể lượng khách du lịch đến việt namTheo thống kê của Tổng cục Du lịch, trong năm 2009, lượng khách du lịch quốc tế chỉ đạt 3,8 triệu lượt người (giảm 11,5% so với năm 2008) Ví dụ, một đoàn khách Australia đã hủy hợp đồng với Trung tâm Du lịch Vietsky Travel vì tỷ giá ngoại tệ thay đổi làm giá tour tăng cao. Lượng khách quốc tế của nhiều công ty giảm tới 50%. Theo ông Đào Hồng Thương, Phó giám đốc Trung tâm Vietsky Travel, suy thoái kinh tế thế giới khiến du khách giảm chi tiêu, cộng với tỷ giá ngoại tệ trong nước thay đổi liên tục khiến giá tour tăng, gây khó khăn cho nhiều đoàn khách châu Âu. Một đoàn khách Czech khác cũng cho biết sẽ hủy hợp đồng vì không muốn mua vé máy bay giá cao, không chấp nhận giá tour tăng.  Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Du lịch Hanoitourist, cũng cho hay, khách nước ngoài vào du lịch tại VN qua đơn vị này đã giảm tới 50% so với năm trước, đặc biệt là Thái Lan. Mỗi năm công ty đón khoảng 7.000 du khách Thái thì nay chỉ được một nửa.  Nhiều đơn vị lữ hành tên tuổi khác cũng đều bị sút giảm khách quốc tế như Vietran tour giảm 30%, Vietravel giảm 10%... Theo đại diện của Vietran tour, khách du lịch Malaysia, Trung Quốc mọi năm vào VN khá ồ ạt song nay thì cầm chừng. Theo nhận định của một số đơn vị lữ hành, ngoài nguyên nhân suy thoái kinh tế thế giới, giá dịch vụ trong nước tăng cao cũng khiến khách quốc tế sút giảm. Năm nay, giá tour tăng 20% - cao nhất trong nhiều năm. Nguyên nhân là giá dịch vụ đầu vào tăng như hàng không, khách sạn, ăn uống...  Thông thường các hợp đồng đón khách đã được ký từ năm trước nên doanh nghiệp du lịch khá điêu đứng khi giá dịch vụ trong nước tăng ào ạt. Một đoàn khách Pháp mới hủy hợp đồng vì đơn vị báo lại giá tour tăng thêm 100 USD một khách.  *Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế cũng khiến nhiều đoàn khách quốc tế cắt giảm chi tiêu ở Việt Nam. Nhiều khách sạn 5 sao trở nên vắng vẻ hơn, thay vào đó khách sạn 3 sao lại "lên ngôi". Theo chị Đào Việt Nga, đại diện khách sạn Melia, thời điểm này các năm trước công suất phòng tại khách sạn Melia thường đạt tới 90% song nay chỉ gần 80%. Một số khách hàng truyền thống cho biết họ chuyển sang đặt phòng khách sạn ít sao hơn để giảm chi phí.  Theo nghiên cứu của Công ty TNHH CB Richard Ellis Việt Nam, các khách sạn 5 sao trong quý 3 năm 2009 có hiệu suất sử dụng chỉ đạt 59%, giảm 19% so với thời gian cùng kỳ năm ngoái và giá thuê trung bình 148,5 USD một đêm. Nhiều khách sạn cao cấp đã phải giảm giá để thích ứng với điều kiện của thị trường. Trong khi đó khách sạn 3 sao lại tăng công suất lên đến 80%.  Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, khách du lịch quốc tế 9 tháng là 3,3 triệu khách, chỉ tăng 5,9 % so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường giảm mạnh nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu... Như vậy, khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác đông không nhỏ đến ngành du lịch, ngành được coi như là ngành công nghiệp không khói,trong đà suy giảm chung này, du khách đến VN vẫn thua các nước trong khu vực, do cách làm du lịch của ta vẫn không được cải thiện bao nhiêu. 2. Ý thức ,văn hoá ,ứng xử của người dân việt nam Có những hình ảnh rất bình thường và cả những hình ảnh không bình thường đang góp phần làm giảm giá trị của Việt Nam trong mắt những du khách. Hình như ngành Du lịch Việt Nam vẫn đang độc hành trên con đường chinh phục thế giới. Bãi biển "thảo dược", rất lợi cho sức khỏe Khoe áo ngoài lại cả áo trong, thời trang 2 trong 1. Ý thức của chính người lớn khi để con trẻ làm việc này nơi công cộng Những cảnh này phổ biến khắp các bãi biển Việt Nam Văn hoá tham gia giao thông của người dân việt nam làm xấu hình ảnh đất nước việt nam trong mắt bạn bè quốc tế. Nó tạo một ấn tướng không tốt khi đến việt nam là đến Việt nam đi lại rất nguy hiểm, hay xảy ra tai nạn và tắc đường. 3. Du khách sẽ một đi không trở lại 3.1:một ví dụ: Vì sao trong khi có tới 40% khách du lịch châu Âu quay lại Thái Lan sau lần đầu tiên thì ở Việt Nam, con số này chỉ là 15%? Lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, anh Hikari (du khách Nhật Bản) rất thích không khí hậu trong lành, yên bình ở những bãi biển như Hạ Long, Cát Bà, Nha Trang. Điều mà anh Hikari cảm thấy tiếc, đó là những bãi biển đẹp như vậy lại có những hàng quán nhếch nhác, tạm bợ dựng lên san sát. Những quán hàng này tỏ ra thu hút đông du khách vào mùa cao điểm. Đáng nói là những quán hàng này là thủ phạm gây ô nhiễm môi trường bởi hệ thống xử lý nước thải, thu gom rác không được đầu tư hoàn chỉnh. Anh Hikari cho rằng, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vội vã mà thiếu sự đầu tư bài bản về chất lượng sẽ khiến cho du lịch phát triển không bền vững. Du khách ngày càng có yêu cầu và đòi hỏi khắt khe hơn về điều kiện vệ sinh môi trường tại các điểm du lịch. Những điểm du lịch không đạt chuẩn sẽ chỉ thu hút khách lần đầu mà không có lần tiếp theo.  Ông Trần Thế Dũng, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Thế hệ trẻ cho rằng, vấn nạn "chặt chém", làm ăn "chụp giật" thường xảy ra tại các điểm du lịch vào mùa cao điểm nhưng đến nay, ngành du lịch vẫn chưa tìm ra "phương thuốc đặc trị" cho căn bệnh này. Nếu không có những bước phát triển cơ bản thì chính kiểu kinh doanh "ăn xổi ở thì" sẽ giết chết ngành du lịch Việt Nam trong tương lai. Rất nhiều du khách lẫn các nhà tổ chức lữ hành quốc tế khi đến Việt Nam đều phải thán phục trước những thắng cảnh đẹp. Nhưng cũng chỉ có 15% trong số đó quay lại lần thứ 2. Giám đốc khu vực Air France tại Việt Nam, ông Maurice Berja nhận xét: "15% du khách quay lại ư? Như vậy là quá thấp chứ không chỉ là thấp". 3.2. Không phải du khách nào cũng chỉ thích xem cảnh đẹp Có rất nhiều nguyên nhân đưa đến việc du khách quốc tế không muốn quay trở lại Việt Nam . Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn. "Chúng ta chỉ mới khai thác những gì trời phú cho Việt Nam. Vịnh Hạ Long, Sapa hay Đà Lạt... là những địa danh không đâu sánh được nhưng thử hỏi chúng ta đã làm gì cho những nơi đó đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Từ trước đến giờ có quá ít các công trình do nhà nước đầu tư cho mục đích du lịch. Tôi không dám nói đến những công trình cỡ như Disneyland, nhưng ít ra cũng phải gần như vậy. Khách du lịch rất đa dạng, đâu phải ai cũng thích đi xem cảnh đẹp, di tích lịch sử hay tắm biển. Phải đa dạng hóa sản phẩm, càng phong phú mới mong có nhiều khách đến". Dưới cái nhìn của một người châu Âu làm việc ở Việt Nam nhiều năm, Maurice Berja đánh giá: "Có thể nói hạ tầng du lịch của các bạn đã được cải thiện nhiều, nhưng cần phải làm nhanh hơn nữa vì phải cạnh tranh với các nước chung quanh. Khách châu Âu quay trở lạiViệt Nam cũng ngày một nhiều hơn, nhưng tỷ lệ 15% là quá thấp. Thấp so với tiềm năng của Việt Nam và so với Thái Lan, Indonesia..." "Có thể nói hạ tầng du lịch của các bạn đã được cải thiện nhiều, nhưng cần phải làm nhanh hơn nữa vì phải cạnh tranh với các nước chung quanh. Khách châu Âu quay trở lại Việt Nam cũng ngày một nhiều hơn, nhưng tỷ lệ 15% là quá thấp. Thấp so với tiềm năng của Việt Nam và so với Thái Lan, Indonesia..." - Maurice Berja - Giám đốc khu vực Air France Quảng bá là một hoạt động vô cùng cần thiết cho du lịch, nhưng xin đừng nói suông. Một chuyên gia du lịch nước ngoài đã chỉ ra mâu thuẫn giữa việc chúng ta đổ tiền ra đi quảng bá du lịch, mời gọi khách đến trong khi hạ tầng, dịch vụ phục vụ trong nước lại chưa kịp chuẩn bị. Ông này ví von: "Các bạn bỏ công sức ra mời mọc khách, nhưng khi khách đến thì nhà cửa vẫn bề bộn, thức ăn chưa chuẩn bị xong... thử hỏi khách có muốn quay trở lại lần thứ hai?". Chất lượng dịch vụ cũng đang có vấn đề mà nguyên nhân chỉ vì đầu tư không đồng bộ. Hãy lấy việc thu hút du khách Nhật Bản làm ví dụ. Từ chính phủ đến doanh nghiệp, tất cả đều nỗ lực kéo người dân xứ sở mặt trời mọc, vốn xài sang và khó tính có tiếng này đến Việt Nam. Điều oái ăm là những "thượng đế" xài sang này không thèm dùng tiếng Tây, tiếng Tàu và chấp nhận bỏ nhiều tiền ra để được phục vụ tốt. Kết quả là khi họ ùn ùn kéo đến, chúng ta không có đủ hướng dẫn viên biết tiếng Nhật để phục vụ tốt. Thế là rất đơn giản: "Đất nước các bạn đẹp thật, thức ăn - mua sắm rẻ, con người thân thiện... nhưng không có người biết tiếng Nhật thì làm sao phục vụ tốt người Nhật được. Vậy thì... bai", một người Nhật đã đúc kết như vậy. 3.3. Môi trường xã hội chưa thật trong lành Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch sinh thái - loại hình rất được khách nước ngoài ưa chuộng - nhưng hiện phát triển chưa đúng nghĩa bởi: "Việc xây dựng cơ sở vật chất như đường sá, nhà nghỉ... chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn, quản lý yếu kém, thiếu vốn đầu tư cho việc quy hoạch các dự án du lịch và công tác xây dựng hệ sinh thái rừng, thiếu sự tư vấn của ngành để kêu gọi đầu tư phát triển phục vụ cho việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái rừng cũng như hoạt động du lịch sinh thái.... Ông Lý Tất Vinh - Trưởng phòng nghiên cứu phát triển Công ty du lịch Chợ Lớn nói thêm: "Điều mà du khách nước ngoài phản ảnh nhiều nhất là môi trường nhân văn và sinh thái chưa thật sự "trong lành". Tại TP Hồ Chí Minh, du khách rất ngại qua các giao lộ vì tình trạng xe lưu thông dày đặc, nạn móc túi, cướp giật, đeo bám bán hàng rong, quà lưu niệm kém chất lượng... Đại diện Công ty du lịch Fiditourist đưa ra một nguyên nhân khác: "Khách nước ngoài rất thích tắm biển, thế nhưng các bãi biển nổi tiếng như Vũng Tàu, Nha Trang... hiện đang rất mất trật tự và ô nhiễm, chưa tạo được sự an toàn cho du khách". Một vấn đề khác - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương David Paulon dự đoán sẽ có khoảng 400.000 du khách Mỹ đến Việt Nam vào năm 2006; đồng thời cảnh báo: "Các bạn có đủ năng lực phục vụ du khách quốc tế đến năm 2006? Liệu có đủ phòng đạt tiêu chuẩn?" Nhìn lại sự kiện đầu năm 2003 khi lượng khách quốc tế tăng đột biến, nhiều khách sạn phải từ chối khách vì hết phòng mới thấy những cảnh báo của các chuyên gia nước ngoài là không thừa. Khi đặt vấn đề vì sao tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam quá thấp, chúng tôi mới biết là cả Tổng Cục Du lịch lẫn các doanh nghiệp trong ngành đều chưa tiến hành một cuộc điều tra, khảo sát nghiêm túc nào về vấn đề này. Phải chăng điều đó không quan trọng? 3.4. So với các nước khác trong khu vực, giá tour đến Việt Nam thường cao hơn từ 20-25%. Giá vé máy bay đến Việt Nam đã đắt hơn nhiều so với khu vực, chưa kể mọi chi phí khác đã đẩy giá của 1 tour du lịch khá cao. 4, Ảnh hưởng của các thị trường du lịch trong khu vực Thái Lan, tuy rằng, từ nửa cuối năm 2008 tới nửa đầu năm 2009, những biến động chính trị cũng như những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu... làm lượng khách du lịch cũng như doanh thu từ du lịch của nước này sụt giảm nghiêm trọng. Các cơ quan hữu trách Thái-lan phải lên tiếng cảnh báo, nước này có thể mất tới 190 tỷ bạt (khoảng 5,35 tỷ USD) doanh thu từ du lịch cũng như hàng triệu lượt khách năm 2009. Thực tế cho thấy rõ điều này. Quý IV năm 2008, quãng thời gian diễn ra nhiều cuộc biểu tình, sân bay quốc tế Xu-va-na-bum phải đóng cửa, lượng khách du lịch đến Thái-lan chỉ đạt hơn 3,3 triệu lượt, giảm hơn 700 nghìn lượt so cùng kỳ năm 2007. Trong quý II-2009, sau khi Hội nghị cấp cao ASEAN tại Pát-tay-a bị hủy bỏ, lượng khách du lịch tới Thái-lan cũng giảm hẳn, chỉ còn 2,9 triệu lượt khách so hơn 3,5 triệu lượt khách cùng kỳ năm 2008. Nhưng ngành du lịch Thái-lan vốn tự hào với danh xưng "đất nước nụ cười" và nụ cười của người Thái để lại ấn tượng khó phai mờ trong du khách. Thạt vậy ta cùng nhìn lại sự phát triển của nghành du lịch Thailan trong 10 năm từ Năm 1998, lượng khách tới Thái-lan là 7,76 triệu lượt người với tổng doanh thu gần 250 tỷ bạt (sáu tỷ USD tính theo tỷ giá trung bình) thì mười năm sau, năm 2008, con số này đã tăng gấp hai lần, tới 14,5 triệu người với doanh thu 540 tỷ bạt (16,38 tỷ USD). Để thấy được rằng đi du lịch Thailand có sức hút vô cùng lớn đối với du khách toàn thế giới. Và người Thái đang xây dựng cho mình một kế hoạch để trở thành một điểm đến hấp dẫn nhất trong khu vực. Một trong những hướng đi được Thái-lan xác định nhằm nhanh chóng đưa ngành du lịch nước này thoát khỏi quãng thời gian ảm đạm và mang lại nguồn doanh thu lớn, đó là phát triển MICE. MICE - tạm gọi là ngành công nghệ tổ chức sự kiện, ghép chữ cái đầu của các từ tiếng Anh gồm: gặp gỡ, hội họp; khen thưởng; hội nghị, hội thảo; triển lãm. MICE là loại hình du lịch tổng hợp kết hợp công tác tổ chức và cơ sở hạ tầng. Khách hàng MICE vừa tham gia hội thảo, hội nghị, các sự kiện lớn... vừa có cơ hội du lịch, tham quan, giải trí. Việc phát triển MICE mang lại lợi nhuận cho du lịch, thương mại và một loạt các ngành dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn, hàng không... Lượng khách hưởng dịch vụ MICE có khả năng chi tiêu cao gấp từ bốn đến sáu lần so với khách du lịch đơn thuần. Năm 2007, MICE thu hút hơn 850 nghìn lượt khách tới Thái-lan, mang lại nguồn thu 69,5 tỷ bạt, chiếm hơn 13% tổng doanh thu của ngành du lịch. Bà Xu-pa-ván Ti-ra-rát, quyền Cục trưởng Hội nghị và Triển lãm Thái-lan (TCEB), cơ quan trực thuộc Chính phủ phụ trách phát triển MICE, cho biết, tiềm năng phát triển MICE ở Thái-lan rất lớn, nhưng từ cuối 2008 và đầu năm nay MICE của Thái-lan bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng chính trị, chỉ riêng bảy sự kiện lớn dự định tổ chức ở Thái-lan phải hủy đã khiến nước này mất đi khoảng 11.580 khách và khoảng 950 triệu bạt. Tổng lượng khách du lịch MICE năm 2008 chỉ đạt hơn 700 nghìn lượt với doanh thu hơn 52 tỷ bạt. Xác định niềm tin và an ninh là hai yếu tố cơ bản tác động MICE, TCEB đã phát triển năm chiến lược khôi phục và thúc đẩy MICE từ năm 2009 đến 2012 nhằm đưa Thái-lan trở thành một điểm đến hàng đầu của ngành công nghệ tổ chức sự kiện trong khu vực, bao gồm: Tiếp cận và hội nhập thị trường; khởi động thị trường trong nước thông qua chiến dịch khuyến mãi dành cho khách hàng MICE; đẩy mạnh hoạt động truyền thông theo đó sử dụng báo chí để quảng bá hoạt động; khởi động thị trường MICE nội địa, tập trung thúc đẩy và phát triển MICE tại bốn tỉnh, thành phố chủ yếu gồm Băng-cốc, Pát-tay-a, Phù-kệt và Chiềng Mai; kiểm soát khủng hoảng toàn diện theo đó hợp tác với các cơ quan hữu trách, phối hợp nâng cấp an ninh và an toàn Hệ thống kiểm soát an ninh MICE (MSMS). TCEB dành hơn 200 triệu bạt để thực hiện năm chiến lược nói trên nhằm phục hồi và phát triển ngành MICE bắt đầu từ năm nay. Từ nay đến cuối năm 2009, các mắt xích trong chuỗi dịch vụ của MICE gồm hệ thống giao thông, các khu hội chợ, triển lãm, hội thảo, khách sạn, nhà hàng, điểm du lịch, mua sắm sẽ được kết nối hoàn chỉnh, giúp du khách thuận tiện hơn trong nhiều hoạt động tại Băng-cốc cũng như các thành phố lớn. Bà Xu-pa-ván Ti-ra-rát tin tưởng rằng, việc đẩy mạnh phát triển MICE sẽ góp phần không nhỏ giúp ngành du lịch Thái-lan nhanh chóng. 5,Thủ tục còn rườm rà. Ví dụ như: Nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra bức xúc về thủ tục liên vận giữa các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia. Theo ông Dũng, dù Việt Nam và Lào đã có cam kết không cấm các hãng du lịch qua đón khách tại Lào. Nhưng tại Savanakhet xe du lịch của Việt Nam chưa thể chạy xe không sang đón khách về, xe của hãng du lịch Lào sẽ chở khách đến cửa khẩu, sau đó chuyển khách sang xe của VN. “Điều này gây mệt mỏi cho du khách, làm giá vé tour tăng cao”, ông nói. Cũng theo ông Dũng, tại các cửa khẩu, việc làm thủ tục cho khách du lịch rất chậm, nhiều du khách rất mệt mỏi khi chờ đợi, trong khi ở đây không có khu mua sắm, nghỉ dưỡng. Hiện nay, loại hình du lịch caravan đang còn tiềm năng phát triển. Từ năm 2006 đến năm 2008, có hơn 200 đoàn caravan với gần 3.500 xe các loại và hơn 11.000 lượt người đến Việt Nam. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp thì việc xin tổ chức một đoàn caravan tốn rất nhiều thời gian (từ 15-30 ngày) vì thủ tục xin phép Chính phủ, xin phép nhiều bộ, ngành, nhiều cấp rất phiền phức. Loại hình này hiện chỉ mới cho phép thực hiện ở các tỉnh miền Trung khi đoàn caravan đi qua cửa khẩu của các tỉnh này. Trong khi đó, các cửa khẩu và những tỉnh phía Nam vẫn chưa được phép đón tiếp đoàn caravan vì chưa cho phép xe tay lái nghịch hoạt động. Ông Nguyễn Đức Chí, Phó Phòng lữ hành Sở VH-TT&DL TP HCM nói: “Nhiều hãng lữ hành hỏi chúng tôi có được tổ chức đón các đoàn caravan từ cửa khẩu Mộc Bài xuống TP HCM không, nhưng thật đáng tiếc là chưa được phép. Tôi thấy TP.HCM rất phù hợp với việc phát triển loại hình du lịch này, từ TP.HCM đoàn có thể đi du lịch vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, hoặc lên Đà Lạt, ra các tỉnh duyên hải miền Trung”. Theo đại tá Vũ Đỗ Anh Dũng, Cục Phó Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an), khi tổ chức các đoàn caravan thì nên có lực lượng CSGT hộ tống, dẫn đoàn có thu phí để đảm bảo an toàn cho khách. Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch cho biết, trong thời gian tới sẽ kiến nghị Chính phủ ban hành một loạt văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề phát triển hạ tầng, các thủ tục giải quyết cho du khách và phương tiện qua cửa khẩu, xây dựng các trạm dừng chân, các loại hình dịch vụ. Ý thức của người dân Việt Nam còn rất kém, chưa có văn minh công cộng…. Từ khách du lịch đến những người làm du lịch,chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài. Việc không giám sát chặt chẽ của những bộ, ngành có liên quan – Thiếu sự quan tâm đúng mức của các cơ quan có liên quan đến ngành(Thủ tục rồm rà, công tác thị thực nhập cảnh quá chậm, Luật Du Lịch còn nhiều bất cập...). Như vậy, cái cần thiết là thay đổi nhận thức từng người dân, từng cán bộ quản lý địa phương, thấy được trách nhiệm của mình trong từng việc rất rất nhỏ. Làm sao loại bỏ được kiểu kinh doanh chụp giật. Làm sao loại bỏ được những hành vi, ứng xử thiếu văn hóa. Làm sao vận động được sự ủng hộ và huy động được chính nội lực của người dân chung tay với Nhà nước cùng phát triển ngành du lịch!!? Vậy ngành du lịch cần gì để tận dụng hết những cô hội và điểm mạnh của mình? Và khắc phục những điểm yếu, vượt qua những thách thức về ngành ra sao? V/Một số giải pháp phát triển du lịch Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã đặt ra mục tiêu “Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực. Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực”. Kế hoạch phát triển kinh tế  xã hội 5 năm 2006-2010 cũng xác định mục tiêu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực; Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng cao; Đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hoá. Thực tế cho thấy, những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển của khách du lịch đến hoặc trong phạm vi đất nước, xúc tiến du lịch ở nước ngoài, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân, cải tiến quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch, đồng thời nâng cao nguồn nhân lực trong ngành. Để đạt được các mục tiêu đề ra, chúng ta cần tập trung các giải pháp như sau: 1. Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế chính sách về du lịch, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn Luật Du lịch làm cơ sở cho công tác điều hành, quản lý nhà nước, cũng như trong hoạt động kinh doanh của chính các doanh nghiệp. Tổng cục Du lịch chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) rà soát các quy định có liên quan đến đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cơ chế liên kết, phối hợp giữa các ngành, các cấp và các doanh nghiệp… để tìm ra các quy định bất hợp lý làm cản trở sự phát triển của ngành và đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung, đồng thời kiến nghị Ban chỉ đạo Nhà nước về du lịch xem xét, xử lý kịp thời.  2. Về công tác xúc tiến, quảng bá du lịch: Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến cơ chế tài chính cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Có chế tài huy động vốn nhiều hơn nữa từ doanh nghiệp cho quảng bá, xúc tiến du lịch.  Gắn công tác xúc tiến, quảng bá du lịch với xúc tiến đầu tư thương mại. 3. Một trong những chính sách quan trọng nhất cần tính đến là đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề  và giám sát, để ngành có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ du lịch như mong muốn của khách hàng. 4. Hình thành một số Khu du lịch có “thương hiệu” mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Hiện nay, Chính phủ đã cho lập quy hoạch các khu du lịch quốc gia (có thể thuê nước ngoài làm quy hoạch) làm cơ sở để thu hút đầu tư. 5. Các địa phương cần chấn chỉnh ngay công tác quy hoạch các ngành liên quan đến phát triển du lịch của địa phương mình, đẩy mạnh công tác cải thiện cảnh quan môi trường du lịch. Khôi phục làng nghề, lễ hội truyền thống để tạo thêm nhiều các sản phẩm du lịch hấp dẫn.  6. Ngân sách Trung ương cùng với ngân sách địa phương cần tập trung bố trí vốn đầu tư nhiều hơn nữa để đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cấp các di tích lịch sử – văn hoá nhằm cải thiện đáng kể vấn đề này trong 5 năm tới. 7. Kiến nghị Chính phủ sớm xem xét, thông qua đề án phát triển kinh doanh Casino tại Việt Nam, nhằm tạo thêm dịch vụ vui chơi giải trí để thu hút khách du lịch nước ngoài, hình thành những khu du lịch, giải trí tổng hợp có quy mô lớn, đảm bảo cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. 8. Nhằm khuyến khích phát triển du lịch, các ngành cần nghiên cứu cơ chế chính sách như giảm chi phí đầu vào, giảm giá, giam thuế… đối với các dịch vụ phục vụ khách du lịch như nhiều nước đã thực hiện trong thời gian qua để trình Quốc hội và Chính phủ xem xét, quyết định. 9 Hiệp hội du lịch cần đẩy mạnh các hoạt động của mình để trở thành người đại diện cho các doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển của ngành và hoạt động của doanh nghiệp, là đầu mối thúc đẩy liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp. 10. Chú trọng hơn nữa sự phối hợp đồng bộ và hợp tác chặt chẽ với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là những ngành dịch vụ đầu vào hỗ trợ cho ngành du lịch trong một chiến lược tổng thể phát triển dịch vụ của Việt Nam. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch để Ban Chỉ đạo trở thành cầu nối liên kết giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc phát triển du lịch.   11. Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế: Là một trong những nước thuộc ASEAN, Việt Nam có điều kiện thực hiện những sáng kiến khu vực để phát triển thị trường du lịch của mình. Mở cửa thị trường, Việt Nam sẽ có các cơ hội thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để phát triển du lịch. Tuy nhiên, với tư cách là dịch vụ đáp ứng nhu cầu cuối cùng (chứ không phải là dịch vụ trung gian), du lịch sẽ là lĩnh vực dễ bị tổn thương trước sự thay đổi của các yếu tố bên ngoài (như khủng bố, thiên tai) nhiều hơn các dịch vụ khác. Đồng thời, cũng còn một số vấn đề đáng quan tâm khác, đó là: (a) khả năng duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh của ngành để phát triển bền vững và giảm thiểu những tác động tiêu cực; (b) làm thế nào để nhân rộng những lợi ích của phát triển du lịch tới nhiều người dân hơn (đặc biệt là những người dân thuộc nhóm nghèo hoặc chịu thiệt thòi trong xã hội) và phân bổ lợi ích từ ngành du lịch một cách công bằng hơn; (c) phát triển ngành du lịch theo hướng phục vụ tốt hơn công cuộc xoá đói, giảm nghèo. Các cơ hội quốc tế và trong nước sẽ thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh chóng và bền vững trong những năm tới. Tuy nhiên, cần lưu ý cải thiện năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam bằng cách nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch và chất lượng đầu vào của các loại dịch vụ trung gian (như đào tạo, tiếp thị và nghiên cứu thị trường, ICT, dịch vụ chuyên môn…), hội nhập tốt hơn và nâng cao tính sẵn có của nhiều loại hình du lịch. Với vai trò đã được khẳng định của mình trong phát triển kinh tế, xã hội thời gian vừa qua, chắc chắn phát triển du lịch sẽ tiếp tục là lĩnh vực được coi trọng trong quá trình nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020. Kết: BẢNG PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA NGÀNH DU LỊCH: TOWS Strengths: S1 - Tình hình an ninh chính trị ổn định. S2 - Vị trí địa lý nằm ở trung tâm Đông Nam Á. S3 - Đa dạng về sản phẩm dịch vụ du lich.(Du lịch sinh thái, cảm giác mạnh, đa dạng lễ hội, ẩm thực...) S4 - Nguồn nhân lực trẻ dồi dào. S5 - Giá Thấp. Weaknesses: W1 - Cơ sỏ hạ tằng kém. W2 - Hoạt động Marketing, quảng cáo và xúc tiến du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và đầu tư chưa cao. W3 – Chưa khai thác đúng mức sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ du lịch. W4 – Năng lực cạnh tranh kém, Quản lý thông tin môi trường chưa cao, mạng lưới thông tin ngành yếu. W5 – Thiếu nhân lực lành nghề. Oportunities: O1- Nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn cầu. O2 – Nhu cầu du lịch giải trí sinh thái ngay càng cao. O3 – Tình hình an ninh xã hội của các nươc có hoạt động du lịch mạnh diển biến phức tạp và bất ổn. O4 – Việt Nam được các tổ chức về du lịch có uy tín đánh giá là một trong những điểm đến lý tưởng nhất SO Năng cao chất lượng dịch vụ du lịch đê thu hút du khách quốc tế. Khai thác có định hướng tiềm năng về địa lý của quốc gia, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch. Phát triển du lịch có định hướng chiến lược WO Phát triển cơ sở hạ tằng, đẩy mạnh hoạt động marketing. Chiến lược tạo dựng Thương Hiệu riêng cho từng mảng, khu, miền du lịch. Đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ du lịch trọng tâm. Xây dựng chiến lược quản lý thông tin môi trường. Xây dựng chiến lược khác biệt hoá Threats: T1 – Khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu. T2 – Lượng khách quốc tế đã đến Việt Nam quay lại không nhiều. T3 – Ô nhiểm môi trường ngày càng cao, các loại dịch bệnh diển biến bất thường. T4 – Thiếu sự quan tâm đúng mức của các cơ quan có liên quan đến ngành(Thủ tục rồm rà, công tác thị thực nhập cảnh quá chậm, Luật Du Lịch còn nhiều bất cập...) T5 – Xu Hướng tiết kiệm chi tiêu của xã hội cao. T6 –Hiện tượng chảy máu chất xám ST Tăng cường các hoạt động quảng cáo, khuyến mải du lịch. Xây dựng chiến lược quản lý chất lượng sản phảm dịch vụ du lịch đạt chuẩn quốc tế. Phối hợp đồng bộ và hợp tác chặt chẽ với các ngành kinh tế khác. Kiến nghị chính phủ điều chỉnh luật du lịch phù hợp với bối cảnh nền kinh tế. Xây dựng chiến lược kích thích chi tiêu cho du lịch. Định vị lại WT Đẩy mạnh công tác cải thiện cảnh quan môi trường du lịch Khôi phục làng nghề, lễ hội truyền thống để tạo thêm nhiều các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Đầu tư đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề  và giám sát, để ngành có thể đáp ứng được chất lượng dịch vụ du lịch như mong muốn của khách hàng. Liên doanh, lien kết với các hang du lịch nổi tiếng. Du lịch kết hợp sinh thái hổn hợp. Thuê các chuyên gia giỏi trong ngành Cải thiện an toàn, vệ sinh (cả về nghĩa Bóng – Đen) Đây là bài thảo luận cảu nhóm chúng em! Chắc chắn còn nhiều thiếu sót mong cô nhận xét và hướng dẫn cho chúng em để bài làm hoàn thiện hơn. Chúng em chân thành cảm ơn cô! NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5 ^_^

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích swot ngành du lịch việt nam.doc
Luận văn liên quan