A SƠ LƯỢC KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MEKONG (AAM)
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:
I./ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
II/ PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN:
1/ Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn:
2/ Phân tích biến động vốn lưu động và nguồn tài trợ vốn lưu động:
3/ Phân tích chu kỳ vốn lưu động:
III/ PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY:
IV/ PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH:
1/ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ROI TRONG HAI NĂM 2008 VÀ 2009
2/ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ROA TRONG HAI NĂM 2008 VÀ 2009
3/ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ROE TRONG HAI NĂM 2008 VÀ 2009
4/ PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN TRONG HAI NĂM 2008 VÀ 2009
LỜI KẾT
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính doanh nghiệp - Phân tích tài chính công ty cổ phần thuỷ sản Mekong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình. Như ông bà ta thường nói: “đồng tiền đi liền khúc ruột”, điều này cho thấy vấn đề tài chính là rất quan trọng. Trong một doanh nghiệp thì vấn đề này còn quan trọng hơn nữa, bởi lẽ tình hình tài chính lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ đạt hiệu quả. Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó nhóm chúng tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thủy sản Mekong”. Thông qua việc phân tích đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
A/ SƠ LƯỢC KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN MEKONG (AAM)
Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong tiền thân là là Xí nghiệp Rau quả đông lạnh xuất khẩu Hậu Giang do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Cần Thơ (Hậu Giang) ký quyết định thành lập tháng 04 năm 1979. Đến cuối tháng 02/2007, Công ty chính thức chuyển đổi hoạt động sang hình thức Công ty Cổ phần với tên là Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 5703000016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cần Thơ cấp. Sau nhiều lần tăng vốn, hiện nay vốn điều lệ của Công ty đã đạt 81 tỷ đồng.
Theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 5703000016 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cần Thơ cấp Các sản phẩm, dịch vụ chính:
Cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu.
Bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu.
Mực, cá đuối đông lạnh xuất khẩu.
Thủy sản khác xuất khẩu.
Cơ cấu cổ đông:
Theo Sổ theo dõi cổ đông của Công ty chốt ngày 30/04/2009, công ty có 201 cổ đông với cơ cấu như sau: Không có cổ phần của Nhà nước và nước ngoài; cổ đông trong nước nắm giữ 100%
Các sản phẩm, dịch vụ chính của công ty như sau:
Các sản phẩm và dịch vụ chính của Công ty hiện nay gồm:
Cá tra fillet đông lạnh xuất khẩu: Đây là mặt hàng chủ lực của Công ty, được sản xuất quanh năm với công suất chế biến hiện nay khoảng 9.000 tấn/năm và dự kiến sẽ phát triển trên 10.000 tấn/năm kể từ năm 2009.
Bạch tuộc đông lạnh xuất khẩu: Đây là mặt hàng nổi tiếng của Công ty trên thị trường Hàn Quốc, do nguồn nguyên liệu bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ nên Công ty giữ mức sản xuất ở mức 800 tấn/năm trong khi công suất tối đa có thể đạt tới 1.000 tấn/năm.
Thủy sản khác: Là mặt hàng phụ và chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng lẻ theo yêu cầu riêng của khách hàng: Cá đuối cắt miếng, Mực làm sạch nguyên con hoặc Mực ống cắt khoanh. Doanh thu xuất khẩu của Công ty chiếm phần lớn (khoảng 92%) trong tổng doanh thu.
Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo:
F Những nhân tố thuận lợi:
- Công ty có vị trí địa lý thuận lợi cho việc vận chuyển, thua mua nguyên liệu, nuôi trồng hải sản và xuất khẩu hàng hóa.
- Công ty đã và đang xây dựng một thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng phát triển.
- Công ty đã nâng cấp nhà xưởng và đầu tư trang thiết bị mới (như xây dựng kho lạnh mới 1.000 tấn, kho lạnh 2.500 tấn, đầu tư băng chuyền IQF).
- Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9001: 2000 từ năm 2004, HACCP từ năm 2002 và đơn vị được Code xuất khẩu sang EU (số DL 183).
- Uy tín thương hiệu ngày càng cao với tình hình tài chính lành mạnh và sản phẩm có chất lượng ngày càng tốt nên được Bộ Thương Mại cấp Bằng khen về doanh nghiệp xuất khẩu uy tín.
F Những nhân tố khó khăn:
- Cạnh tranh trong ngành nghề: Trong các năm 2007, 2008 với sự phát triển ồ ạt các công ty chế biến thủy sản trong khu vực, tình hình cạnh tranh ngày càng gia tăng trong khâu thu mua nguyên liệu, định giá xuất khẩu và tìm khách hàng trong khu vực hoạt động của Công ty.
- Chi phí nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Nguồn nguyên liệu lệ thuộc nhiều vào dân do khu nuôi trồng thủy sản riêng diện tích còn hạn hẹp. Hải sản (bạch tuộc) thì còn lệ thuộc vào các yếu tố khách quan như thời tiết, vụ mùa .Mọi sự biến động về điều kiện khí hậu, thời tiết, dịch bệnh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nguyên vật liệu và hoạt động sản xuất của Công ty.
- Sản phẩm của Công ty chịu sự ảnh hưởng lớn từ những thủ tục nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm ứng với mỗi thị trường khác nhau.
F Kế họach sản xuất kinh doanh
− Chú trọng vào xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh (chiếm 98% sản lượng).
− Kết hợp việc chế biến hai sản phẩm chủ yếu là cá tra và bạch tuộc đông lạnh với việc xây dựng vùng nuôi.
− Kế hoạch xây dựng xí nghiệp chế biến phụ phẩm cá tra và xí nghiệp chế biến thức ăn thủy sản sẽ điều nghiên sau (tùy theo tình hình thực tế mà đầu tư đạt hiệu quả cao).
F Kế hoạch sản xuất kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận và cổ tức nêu trên:
− Củng cố và phát triển thị trường:
− Đa dạng hóa sản phẩm để tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài nước, ưu tiên cho xuất khẩu. Ngoài các sản phẩm truyền thống như cá tra fillet, bạch tuộc, Công ty sẽ chế biến sản phẩm giá trị gia tăng để bán vào các siêu thị, ngoài ra còn có sản phẩm mới như mỡ cá tra, thức ăn chăn nuôi thủy sản sẽ điều nghiên sau.
− Khép kín vùng nguyên liệu qua hình thức tự nuôi và đầu tư cho các thành viên câu lạc bộ nuôi cá sạch để có nguồn nguyên liệu dồi dào, ổn định và đạt tiêu chuẩn quy cách chất lượng đáp ứng yêu cầu khách hàng
− Tập trung vào thực hiện dự án chủ lực đầu tư khu nuôi thủy sản cá tra tại Cồn Đông Hậu, tỉnh Vĩnh Long với vị trí cách nhà máy chế biến cá tra của Công ty 18 Km.
− Kể từ năm 2010 trở đi, Công ty sẽ phát triển thêm vùng nuôi cá để đạt diện tích mặt nước tăng dần lên 30ha.
− Đầu tư trang thiết bị hiện đại để tăng công suất, hạ định mức chi phí nguyên liệu, năng lượng, tăng sức cạnh tranh.
− Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như tiêu chuẩn HACCP, ISO, chăn nuôi sạch, sản xuất sạch.
− Cải tổ bộ máy quản lý để chuyên môn hóa, trí thức hóa, trẻ hóa để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Ngoài ra, Công ty cũng đã có sự liên kết với Công ty Cổ phần Thủy sản Nam Việt, Công ty Cổ phần Thủy sản Hùng Vương nhằm tạo thế lực mạnh trong công nghệ sản xuất, kinh doanh, chăn nuôi thủy sản cá tra và sẽ quyết tâm đưa 03 đơn vị liên kết này chiếm 40% thị phần thủy sản của Việt Nam vào năm 2009 – 2010.
FCác nhân tố rủi ro:
Trong số các rủi ro đối với Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong, những rủi ro có khả năng xảy ra và ảnh hưởng lớn đối với hoạt động kinh doanh của Công ty gồm:
- Rủi ro về nguồn nguyên liệu: Do đặc thù của doanh nghiệp hoạt động chế biến thủy sản là chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao trong doanh thu, trong đó chi phí nguyên liệu chính hiếm tỷ trọng chủ yếu. Vì vậy sự biến động của giá nguyên liệu chính sẽ tác động trực tiếp ến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân tố môi trưởng nuôi rồng, điều kiện tự nhiên và công nghệ nuôi cá cũng ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu của Công ty.
- Rủi ro về thị trường tiêu thụ: Quy định về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của các thị trường mà Công ty có hợp đồng xuất khẩu ngày càng khắt khe đối với các tiêu chí về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, yêu cầu chất lượng phải đồng nhất và khả năng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
- Rủi ro về trong hoạt động xuất khẩu: Đối với việc kinh doanh thủy sản xuất khẩu, các rủi ro có thể xảy ra khi có sự thay đổi hành vi của người tiêu thụ ở các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam. Bên cạnh đó, các chính sách bảo hộ người nuôi cá ở các nước nhập khẩu đã diễn ra qua các vụ kiện chống bán phá giá, cũng như sự thay đổi ngày càng khắt khe về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về chất lượng, tiêu chuẩn về kiểm dịch, thuốc, hóa chất sử dụng trong quá trình chăn nuôi và chế biến thủy sản là những nhân tố có thể làm thu hẹp thị trường xuất khẩu và làm ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
- Rủi ro về tỷ giá: Hiện nay, hoạt động chủ yếu của Công ty là xuất khẩu thuỷ sản nên phần lớn doanh thu của Công ty đều bằng ngoại tệ, trong khi Công ty sử dụng phần lớn nguồn nguyên liệu ở trong nước, nên rủi ro sẽ có thể xảy ra khi có sự biến động bất lợi về tỷ giá làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn chịu một số rủi ro chung như rủi ro về tình hình kinh tế, luật pháp và các rủi ro tai nạn trên đường vận chuyển; các tai nạn, rủi ro mang tính bất khả kháng khác.
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY:
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH
Căn cứ vào số liệu trên bảng (đính kèm), ta thấy:
Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhanh. Năm 2008 doanh thu thuần tăng gần 52 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 14,85% so với năm 2007. Năm 2009 doanh thu thuần tăng gần 65 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng là 16,28% so với năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty đang hoạt động tốt, tiến triển thuận lợi. Theo thông tin của công ty, Sở dĩ doanh thu thuần tăng liên tiếp từ năm 2007 đến 2008 đến 2009 là do: Môi trường kinh doanh:(AAM) thuộc nhóm ngành xuất khẩu thủy sản nên công ty đã hưởng lợi do tỷ giá tăng ( do có nguồn thu từ xuất khẩu thủy sản). Mặt khác, AAM không sử dụng vốn vay Ngân Hàng, mà còn dư vài chục tỷ đồng tiền gửi Ngân Hàng nên được hưởng lợi và không phải chịu chi phí lãi vay tăng thêm. Ngoài ra, công ty đã tận dụng những sản phẩm ưu thế như cá tra đông lạnh, bạch tuộc,…..xuất khấu sang EU, Nga, Úc, Tây Ban Nha, Hàn Quốc…..thu về một lượng ngoại tệ lớn, đồng thời làm gia tăng thị phần, do đó góp phần gia tăng doanh thu thuần. Công ty đã xây dựng được một thị trường xuất khẩu ổn định và ngày càng phát triển với 40 khách hàng lớn ở nhiều nước và vùng lãnh thổ. Tình hình kinh tế khủng hoảng làm ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khiến cho doanh thu năm 2008 chỉ tăng 14,85%so với năm 2007. Năm 2009, nền kinh tế có chút khởi sắc nên doanh thu đã tăng với một tỷ lệ khiêm tốn là 16,28%.
Giá vốn hàng bán:
Năm 2008 tăng 8,15% so với năm 2007. Năm 2009 lại tiếp tục tăng 11,6% so với năm 2008. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá vốn hàng bán chậm hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Ngoài ra, mức chi phí trực tiếp trên 100 đồng doanh thu thuần giảm từ 88,06 đồng xuống 82,91 đồng vào năm 2008 và 79,58 đồng vào năm 2009 Tuy nhiên, Lợi nhuận gộp năm 2008 so với 2007 và năm 2009 so với 2008, mức tăng Lợi nhuận gộp là tương đương nhau. Tốc độ tăng Lợi nhuận gộp năm 2008 là 64,3% giảm xuống 36,96% vào năm 2009. Mặt khác, do tốc độ tăng giá vốn hàng bán chậm hơn so với tốc độ tăng doanh thu thuần nên góp phần làm cho tỷ lệ Lợi nhuận gộp / doanh thu thuần tăng lên liên tiếp từ 11,94% lên 17,09% vào năm 2008 và 20,42% vào năm 2009. Chứng tỏ công ty đã sử dụng tốt chi phí trực tiếp (giá vốn hàng bán). Sở dĩ giá vốn hàng bán giảm dần từ 2007 đến 2009 là do :
Công ty đã quản lý chặt chẽ chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và vận dụng thời cơ giá nguyên vật liệu phù hợp để dự trữ hàng hóa chờ bán khi có giá xuất khẩu phù hợp. Công ty đã nâng cấp nhà xưởng và đầu tư trang thiết bị mới (như xây dựnh kho lạnh mới.) nên đã gia tăng tổng công suất. Mặc dù, giá vốn hàng bán giảm dần nhưng vẫn còn khá cao, Vì:
Nguồn nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào dân.
Diên tích nuôi trồng thủy sản của người dân còn hạn hẹp.
Hải sản (bạch tuộc) thì còn lệ thuộc vào các yếu tố khách quan như: thời tiết, vụ mùa ... nên sản lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty lại chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ bởi khí hậu, thời tiết, dịch bệnh……
Do đó, chưa đáp ứng nguyên vật liệu đầu vào cho doanh nghiệp. giá vốn hàng bán tuy giảm nhưng vẫn còn cao.
Chi phí bán hàng:
Năm 2008 so với 2007 tăng khoảng 12,3 tỷ đồng. Năm 2009 so với năm 2008 tăng nhẹ, 13,6 tỷ. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí bán hàng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần ở cả hai năm 2008 và năm 2009 nên làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính giảm đáng kể. Tỷ lệ chi phí bán hàng trên 100 đồng doanh thu thuần cũng liên tục tăng, nhưng năm 2009 mức tăng %/ doanh thu thuần thấp hơn so với 2008. Từ phân tích ta thấy: chi phí bán hàng tăng chủ yếu là do hiệu quả sử dụng chi phí chứ ít chịu ảnh hưởng của doanh thu. Điều đó, có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng chi phí không hiệu quả. chi phí bán hàng tăng nhẹ. Sở dĩ như vậy là do Sản phẩm của công ty chịu sự ảnh hưởng lớn từ những thủ tục nghiêm ngặt về vệ sinh an toàn thực phẩm ứng với mỗi thị trường khác nhau: các nước nhập khẩu thủy sản đặc biệt là EU thường xuyên thay đổi về quy cách sản phẩm, kiểm tra chất lượng kháng sinh, hóa chất khắt khe. Do đó, chi phí cho việc bảo quản sản phẩm tăng lên. Việc lựa chọn thời điểm bán hàng cũng ảnh hưởng hoạt động kinh doanh của công ty, bởi nó, còn tùy thuộc vào tỷ giá, công ty luôn lựa chọn thời điểm phù hợp nhất để tung sản phẩm ra thị trường. Do đó, phải mất một khoảng chi phí cho khoảng thời gian này.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Năm 2008 so với năm 2007 tăng khoảng 2,3 tỷ đồng (39,91%) giảm xuống gần 1,7 tỷ đồng (20,68%) năm 2009 so với 2008. Tốc độ tăng chi phí quản lý doanh nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu thuần. Kết quả này thể hiện qua chỉ tiêu chi phí quản lý trên 100 đồng doanh thu tăng lên liên tục (nhưng không đáng kể). Tuy chi phí quản lý doanh nghiệp có tăng nhưng không đáng kể lắm. Do đó, không ảnh hưởng lắm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Việc tăng chi phí quản lý doanh nghiệp chủ yếu là do ảnh hưởng của doanh thu thuần, còn ảnh hưởng của hiệu quả thì tương đối thấp. Điều đó, có nghĩa là doanh nghiệp đã sử dụng chi phí hiệu quả. Còn ảnh hưởng của doanh thu thuần đến chi phí quản lý doanh nghiệp ta vẫn có thể chấp nhận được. Bởi lẽ, khi công ty tăng quy mô tiêu thụ sản phẩm thì các chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp vẫn có thể tăng lên. Nhìn chung, dù chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhưng không ảnh hưởng lắm đến hoạt động kinh doanh. Do đó, kết quả trên là vẫn có thể chấp nhận được.
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính năm 2008 so với 2007 tăng khoảng 12 tỷ đồng (94,19%). Năm 2009 so với năm 2008 tăng khoảng 11,2 tỷ đồng (45,13%). Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính có xu hướng tăng giảm dần. Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính trên doanh thu thuần năm 2008/2007 là 2,55%. Năm 2009/2008 tăng 1,55%. Dù tỷ suất Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính/ doanh thu thuần tăng (là điều đáng mừng) nhưng lại có xu hướng giảm dần (trong tương lai, nếu công ty không có chính sách phù hợp thì có nguy cơ thua lỗ). Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính tăng chủ yếu là do ảnh hưởng của hiệu quả. Điều đó có nghĩa DN đã sử dụng cơ cấu chi phí trên doanh thu thuần một cách có hiệu quả. Trong khi đó ảnh hưởng của doanh thu thuần lại thấp hơn. Dù quy mô tiêu thụ sản phẩm tăng nhưng đóng góp không đáng kể vào Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính. Tình hình kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm vẫn chưa tốt, chưa sử dụng tối ưu. Đáng lẽ ra, doanh thu thuần đạt được phải nhiều hơn nữa. Nếu có chiến lược kinh doanh tốt hơn thì Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính còn tăng nữa. Việc tăng Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính do ảnh hưởng của hiệu quả là điều tốt, cần tiếp tục phát huy. Nhưng còn tốt hơn nếu việc tăng Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính là do ảnh hưởng của doanh thu thuần.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng liên tục qua các năm, và đặc biệt tăng mạnh trong năm 2008. Nguyên nhân tăng chủ yếu do:
+ Trong năm công ty đã đầu tư vào các cổ phiếu lớn như FPT, Vinamilk, TTP, thủy sản Bến Tre… và các cổ phiếu chưa niêm yết (Eximbank, Vietcombank…) và lãi gần 3 tỷ đồng
+ AAM không sử dụng vốn vay ngân hàng, mà còn dư vài chục tỷ đồng gửi ngân hàng nên được hưởng lãi từ tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn gần 8 tỷ và không phải chịu chi phí lãi vay tăng thêm khi lãi suất cơ bản tăng . Bên cạnh đó lãi cho vay 3.5 tỷ, cũng góp phần không nhỏ vào sự gia tăng của doanh thu hoạt động tài chính.
+ Vì AAM là một công ty hoạt động chủ yếu là xuất khẩu thủy sản nên khi tỷ giá tăng thì AAM cũng được hưởng lợi, và khoản lãi từ chênh lệch tỷ giá này đã đem lại hơn 10 tỷ đồng, chiếm 41.1% tổng Doanh thu hoạt động tài chính. Đây là khoản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong Doanh thu hoạt động tài chính của AAM
AAM là công ty rất đa dạng trong các hoạt động tài chính. Đây sẽ là nguồn lợi bổ sung cho lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao do không phải là hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Doanh thu hoạt động tài chính 2009 ngoài những khoản trên còn do 2009 AAM kinh doanh ngoại hối và được lãi gần 4 tỷ, chiếm khoảng 6.07% doanh thu hoạt động tài chính. Bên cạnh đó AAM có một khoảng doanh thu lớn từ hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, chiếm 64.4% tổng doanh thu hoạt động tài chính
Lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2008 âm và mức âm rất lớn, hơn 2.3 tỷ. Và mức âm này do doanh thu hoạt động tài chính không đủ bù đắp chi phí tài chính trong năm. Mức chi phí tài chính gần gấp đôi doanh thu hoạt động tài chính và cao nhất trong cả ba năm (tăng 1772% so với 2007 và giảm 19% so với 2009). Chi phí tài chính cao như vậy chủ yếu do công ty phải trích một khoản dự phòng rất lớn, chiếm 97% chi phí tài chính. Như chúng ta đã biết, chi phí tài chính dù giảm 19% so với 2008. Mặc dù 2009 công ty đã hoàn nhập dự phòng lớn nhưng vì danh mục đầu tư chứng khoán của công ty quá nhiều lĩnh vực nên trong năm nó vẫn bị lỗ từ việc bán chứng khoán, chiếm 83.5% tổng chi phí tài chính.
Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí tài chính
Lợi nhuận khác: năm 2007 lớn nhất và giảm dần ở những năm sau, tuy nhiên với kết quả dương của các năm góp phần làm EBIT của doanh nghiệp tăng lên. Lợi nhuận khác có được là do thu từ hỗ trợ hàng xuất khẩu, thu khác, ngoài ra trong 2008 có thu thêm tiền bồi thường từ quy hoạch, thu tiền nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Năm 2007 co thêm tiền bồi thường từ hoàn nhập dự phòng.
Xét những yếu tố cấu thành EBIT:
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính đóng góp nhiều hơn vào EBIT. Lợi nhuận hoạt động chính năm 2008 tăng so với 2007 94.19%, tương đương 12.073 tỷ, năm 2009 tăng so với 2008 45.13%, tương đương 11.233 tỷ. Từ đó, cho thấy sự gia tăng của EBIT 2008 chủ yếu nhờ vào Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính, và một tỉ lệ rất ít từ lợi nhuận khác. Nếu không có sự giảm của hoạt động tài chính thì EBIT còn tăng nhiều hơn nữa. còn EBIT 2009 tăng chủ yếu do Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính, lợi nhuận khác chiếm rất ít. Do chi phí lãi vay không đáng kể nên EBIT và EBT không chênh lệch nhiều. EBT 2009 so với 2008 tăng 1844%.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cùng với sự tăng của EBT thì thuế cũng gia tăng và gia tăng đột biến so với năm 2008, tăng hơn 10 lần (số tuyệt đối). Tuy nhiên xét tương đối thì tỷ lệ tăng của thuế lại thấp hơn tỉ lệ tăng của EBT. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2009 doanh nghiệp đã được một khoản thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại không phải nộp phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ và các khoản chênh lệch phải chịu thuế, do đó gánh nặng nộp thuế của công ty năm 2009 ít hơn năm 2008. Xét tỉ lệ T/EBT 2009 = 16%, tức cứ 100đ EBT doanh nghiệp phải dành 16đ nộp thuế. Vì thuế suất của hai năm là như nhau nhưng tỉ lệ thuế T khác nhau là do thu nhập chịu thuế khác nhau.
EAT 2009 tăng 2082% so với 2008 góp phần lấy lại niềm tin cho chủ sở hữu vào hoạt động kinh doanh. Nếu xét trên 100đ doanh thu thì: Tỉ suất LNST/DT 2009 tăng 10,73% so với 2008 nguyên nhân do:
@ Gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính tạo nhiều lợi nhuận hơn trên 100đ doanh thu, tức ROS tăng 1.55%
@ Gia tăng hiệu quả hoạt động tài chính không kể lãi vay nên lợi nhuận trên 100đ doanh thu tăng 11.61%, tức ROS tăng tương ứng 11.61%
@ Lợi nhuận khác giảm so với năm 2008 nên ROS cũng giảm tương ứng 0.42%
@ Dù quy mô hoạt động tăng lên nhưng chi phí lãi vay tiếp tục giảm có thể do doanh nghiệp vay ít hơn hoặc tìm được nguồn chi phí rẻ hơn. Chi phí không đáng kể nên không ảnh hưởng nhiều đến ROS
@ Gia tăng nghĩa vụ thuế nên làm ROS giảm 2.01%
II/ PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN:
1/ Phân tích biến động nguồn vốn và sử dụng vốn:
a/ Năm 2008:
Theo bảng số liệu (đính kèm) thì trong năm doanh nghiệp đã sử dụng vốn với tổng giá trị: 56,327 triệu đồng, trong đó doanh nghiệp tập trung vốn để gia tăng tài sản và đồng thời cũng giảm bớt nợ và vốn chủ sở hữu. Cụ thể, tăng tài sản 36,913 triệu đồng chiếm 65.53%, ngoài ra doanh nghiệp dùng vốn giảm bớt nợ và giảm bớt vốn chủ sở hữu là 19,414 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34.47%.
Năm 2008 doanh nghiệp đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau:
Gia tăng khoản phải thu khách hàng 8,411 triệu đồng chiếm 14.93% tổng vốn sử dụng vốn trong kỳ, dự trữ thêm hàng tồn kho 10,089 triệu chiếm 17.91%, gia tăng tài sản ngắn hạn khác 7,704 triệu chiếm 13.68%, gia tăng tài sản cố định 8,668 triệu chiếm 15.39%, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng thêm 1,896 triệu (3.37%), tài sản dài hạn khác tăng 145 triệu (0.26%); trả bớt các khoản phải trả 5,155 triệu chiếm 9.15%, phân phối lợi nhuận 13,890 triệu chiếm 24.66%...
Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn trên doanh nghiệp đã sử dụng các nguồn vốn sau: giảm tiền và các khoản tương đương tiền 43,785 triệu đã tài trợ được 77.73%, thu hồi các khoản phải thu khác 3,311 triệu (5.88%) và thu hồi các khoản đầu tư tài chính dài hạn 265 triệu (0.47%); chiếm dụng thêm của người bán 5,243 triệu đã tài trợ được 9.31%, vay thêm nợ dài hạn 218 triệu (0.39%), tăng thêm nguồn vốn kinh doanh 3,505 triệu (6.23%).
Như vậy, trong năm 2008 doanh nghiệp đã sử dụng vốn để mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất và tăng mức dự trữ hàng tồn kho, gia tăng các khoản phải thu khách hàng, phân phối lợi nhuận trong năm. Để tài trợ cho việc đầu tư mở rộng doanh nghiệp đã sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền là chủ yếu chiếm 77.73% tổng nguồn vốn, doanh nghiệp đã giảm một khoản tiền rất lớn để trang trải các nhu cầu của doanh nghiệp trong kỳ, tuy nhiên nó sẽ làm cho khoản tiền dự trữ kỳ tới ít đi và như vậy sẽ gây ra rủi ro thanh toán cho doanh nghiệp; bên cạnh đó doanh nghiệp cũng đã thu hồi về các khoản đã đầu tư và các khoản phải thu khách hàng. Trong năm doanh nghiệp không tăng thêm vốn góp trực tiếp của chủ sở hữu, vì vậy vốn đầu tư của chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển tăng la do doanh nghiệp dành phần lợi nhuận sau thuế để lại mở rộng đầu tư, nguồn vốn này chiếm 6.23% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Đây là biểu hiện tốt, một mặt làm gia tăng tính ổn đinh cơ cấu nguồn vốn, mặt khác nó làm tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đồng thời làm tăng giá trị công ty.
Trong năm 2008, doanh nghiệp cũng tăng nợ vay dài hạn, chiếm dụng thêm vốn của người bán, điều này cho thấy doanh nghiệp đã thành công trong đàm phán với người bán, tạo được uy tín đối với khách hàng và tất cả các khoản đó đều trong hạn phải trả nghĩa là doanh nghiệp hoàn toàn có thể trả được số nợ này.
b/ Năm 2009:
Trong năm doanh nghiệp sử dụng vốn với tổng giá trị 121,944 triệu đồng. Trong đó doanh nghiệp tập trung toàn bộ vốn để gia tăng tài sản. Cụ thể các mục đích sử dụng vốn như sau:
Trong năm 2009, doanh nghiệp sử dụng 65,919 triệu đồng để gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 54.06%.
Tăng các khoản phải thu khách hàng là 17,454 triệu đồng chiếm tỷ trọng 14.31%.
Gia tăng tài sản ngắn hạn khác 10,779 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8.84%.
Gia tăng đầu tư tài sản cố định 24,027 triệu đồng chiếm tỷ trọng 19.07%.
Như vậy chúng ta thấy trong năm doanh nghiệp đã sử dụng một phần khá lớn để gia tăng tiền và các khoản tương đương tiền, mà trong đó chủ yếu là tiền gửi ngân hàng và tiền gửi có kỳ hạn không quá 3 tháng, khoản tiền mặt rất ít. Bởi vì trong năm doanh nghiệp xuất khẩu tốt thu về một khoản tiền lớn, đồng thời tính chất hoạt động của ngành thủy sản là theo mùa vụ và các mặt hàng của doanh nghiệp rất đa dạng, có mùa vụ đan xen nhau và có thời gian sản xuất được xác định riêng cho từng thời kỳ, cho từng sản phẩm riêng nên doanh nghiệp cần một khoản tiền sẵn có để chủ động trong hoạt động sản xuất.
Trong năm này doanh nghiệp cũng sử dụng vốn để gia tăng đầu tư tài sản cố định. Với việc đầu tư và đưa vào khai thác kho lạnh 2500 tấn và 2 máy làm đông nhanh, công suất 600kg/h/máy. Việc tăng cường cơ sở vật chất này giúp công ty nâng công suất chế biến từ 80 tấn nguyên liệu/ngày lên 120 tấn/ngày. Việc đầu tư tài sản cố định tuy giúp doanh nghiệp tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh nhưng nếu không đảm bảo khai thác tốt và hiệu quả và hiệu quả thì sẽ tìm ẩn rủi ro kinh doanh lãng phí vốn.
Doanh nghiệp cũng đã hoàn nhập một khoản lớn dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn. (Giải thích tương tự báo cáo kết quả kinh doanh).
Để tài trợ cho các mục đích sử dụng vốn, doanh nghiệp đã tạo vốn bằng cách: giảm tài sản trị giá 58,666 triệu đồng và đã tài trợ được 48.11% cho các mục đích sử dụng vốn, phần còn lại 51.89% sử dụng vốn được tài trợ bằng việc gia tăng nợ và vốn chủ sở hữu. Cụ thể những nguồn vốn được tạo ra để tài trợ cho sử dụng vốn trong năm như sau:
Thu hồi các khoản phải thu khác đã tài trợ được 27.51% cho việc sử dụng vốn. Trong đó bao gồm: phải thu các đại lý cá chiếm tỷ trọng nhiều nhất, tạm ứng cho cổ đông.
Thu hồi các khoản đầu tư dài hạn (chủ yếu chứng khoán dài hạn) đã tài trợ được 20,384 triệu đồng tương ứng 16.72%.
Gia tăng chiếm dụng vốn người bán tài trợ được 5.13%, do doanh nghiệp đã thành công trong đàm phán và được nhà cung cấp bán chịu với thời hạn dài hơn, vì vậy sự gia tăng các khoản phải trả ngắn hạn đều được đánh giá tốt vì các khoản này đều còn trong thời hạn thanh toán.
Trong năm công ty không tăng vốn góp trực tiếp của chủ sở hữu, mà vốn đầu tư chủ sở hữu và quỹ đầu tư phát triển là do công ty dành phần lợi nhuận sau thuế để lại để mở rộng đầu tư, nguồn vốn này chiếm 14.31% tổng nguồn vốn huy động trong năm. Đây là biểu hiện tốt, một mặt gia tăng tính ổn định trong cơ cấu nguồn vốn, mặt khác nó làm tăng phần đảm bảo tài chính của chủ sở huuwxtrong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tăng giá trị công ty.
2/ Phân tích biến động vốn lưu động và nguồn tài trợ vốn lưu động:
(Với bảng số liệu đính kèm)
Từ bảng trên ta thấy, vốn lưu động của công ty qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 218.801 triệu đồng; 197.821triệu đồng; 238.618 triệu đồng. Vốn lưu động năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2007, nhưng lại tăng mạnh trong năm 2009. Như ta đã biết, các nhân tố hình thành nên vốn lưu động chính là Tài sản ngắn hạn và Các khoản phải trả ngắn hạn, trong năm 2008, với sự sụt giảm của Tài sản ngắn hạn (giảm 20.809 triệu đồng), sự gia tăng của Các khoản phải trả ngắn hạn (tăng 89 triệu so với năm 2007) nên vốn lưu động Công ty năm 2008 giảm xuống 20.980 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2009, tình hình vốn lưu động của Công ty đã tăng vọt so với năm 2008, lý do là Tài sản ngắn hạn tăng mạnh (tăng 63.039 triệu so với 2008, gia tăng đầu tư tài sản cố định với việc đầu tư và đưa vào khai thác kho lạnh 2500 tấn và 2 máy làm đông nhanh, công suất 600kg/h/máy), Các khoản phải trả ngắn hạn mặc dù có tăng nhưng sự gia tăng của nó không nhanh bằng Tài sản ngắn hạn (tăng 22.242 triệu so với 2008). Điều này làm cho vốn lưu động của công ty tăng thêm 40.797 triệu so với năm 2008
Để có cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của công ty thì chúng ta phải đi sâu vào phân tích xem nguyên nhân nào đã dẫn đến sự gia tăng hay sụt giảm của vốn lưu động.
M Năm 2008, vốn lưu động giảm chủ yếu là do tài sản ngắn hạn giảm. Trong đó tiền và các khoản tương đương tiền giảm 20.891 triệu đồng.
M Năm 2009, vốn lưu động tăng mạnh do Tài sản ngắn hạn tăng quá mạnh, vượt xa sự gia tăng của các khoản phải trả ngắn hạn. Các nguyên nhân chính tác động:
Tiền và các khoảng tương đương tiền tăng mạnh, trong năm đã tăng 63.039 triệu.
Hàng tồn kho năm 2009 tăng, tăng 2.437 triệu đồng
Các khoản phải thu khách hàng năm 2009 có sự gia tăng rất đáng kể, tăng 17.454 triệu đồng. Có thể là do công ty đã thực hiện mở rộng chính sách bán chịu cho người mua. Tuy nhiên, nếu việc tăng các khoản phải thu khách hàng là do công ty đã để cho người mua trì hoãn việc trả nợ thì công ty không quản lý tốt các khoản nợ và từ đó làm phát sinh thêm chi phí quản lý nợ cho công ty.
Phải trả người bán năm 2009 tăng 6.252 triệu đồng
Trong ba năm 2007, 2008 và 2009, ta thấy vốn lưu động ròng đều dương nghĩa là nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ tài trợ cho các tài sản lưu động mà còn thừa để tài trợ vào tài sản ngắn hạn, có thể nói công ty không lấy nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn hay nói cách khác, toàn bộ tài sản dài hạn của công ty được tài trợ bằng các nguồn vốn ổn định.
Tỷ lệ vốn lưu động ròng / vốn lưu động năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 98%, 98%, 96%. Mặc dù tỷ lệ này có sự thay đổi – năm 2009 thấp hơn 2007 và 2008 là 2% nhưng đều có chung một xu hướng là quá cao. Cứ 100đ vốn lưu động thì được tài trợ bởi 98đ vốn lưu động ròng năm 2007 và 2008, 96đ vốn lưu động ròng năm 2009.
Qua số liệu trên ta có thể thấy, công ty đã sử dụng cơ cấu vốn quá an toàn và cẩn trọng, hầu hết nhu cầu vốn lưu động đều được tài trợ từ Nguốn vốn dài hạn. Cơ cấu vốn này có ưu điểm là rất ổn định nhưng đem lại một tiêu cực là làm cho chi phí sử dụng vốn, đồng thời dễ dẫn đến việc kém linh hoạt trong sử dụng vốn..
3/ Phân tích chu kỳ vốn lưu động:
So với 2008, chu kỳ vốn lưu động năm 2009 tăng lên một ngày. Kết quả này có được chủ yếu là do gia tăng thời gian thu tiền bán hàng lên bốn ngày, số ngày tồn kho tăng lên một ngày, đồng thời gian chiếm dụng vốn của công ty cũng tăng lên bốn ngày nên làm cho chu kỳ vốn lưu động tăng lên một ngày. Thời gian thu tiền bán hàng tăng lên bốn ngày, sở dĩ như vậy là do thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là EU…..Đồng thời công ty cũng mới gia nhập thị trường quốc tế nên việc DN muốn mở rộng thị trường là không tránh khỏi. Do đó, doanh nghiệp chấp nhận bán chịu để thu được lợi nhuận nhiều hơn trong tương lai. Thời gian dự trữ tồn kho tăng lên một ngày là do doanh nghiệp nhận định thị trường nước ngoài đang ưa chuộng thủy sản của Việt Nam, đồng thời giá cả thủy sản Việt Nam tương đối rẻ hơn so với các nước xuất khẩu thủy sản khác. Ngoài ra, Chính Phủ Việt Nam đang có những chính sách khuyến khích, ưu đãi cho ngành. Do đó, doanh nghiệp tận dụng sản xuất nhiều hơn để tung sản phẩm kịp thời ra thị trường, chấp nhận tồn kho tăng để gia tăng doanh thu trong tương lai. Bằng chứng doanh thu thuần trong hai năm tăng liên tục. Rõ ràng đây là một chính sách phù hợp với tình hình kinh tế, doanh nghiệp đã tận dụng khá tốt những ưu thế sẵn có. Số ngày trả tiền tăng lên bốn ngày là do nhà cung cấp chủ yếu của doanh nghiệp là các hộ nông dân có quá trình gắn bó mật thiết với công ty. Do đó, công ty dễ dàng thương lượng với họ. doanh nghiệp một lần nữa lại tận dụng tốt những ưu thế trong ngành.
Phân tích tác động thời gian luân chuyển vốn lưu động đến nhu cầu vốn lưu động:
Mức gia tăng vốn lưu động do thay đổi chu kì vốn lưu động là : 1868.16 tỷ đồng. Năm 2008 chu kỳ vốn lưu động là 76 ngày, năm 2009 chu kỳ vốn lưu động là 77 ngày, gia tăng 1 ngày. Chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2009 chậm hơn 2008, làm giảm khả năng sinh lời và thanh toán của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp phải chịu một mức gia tăng vốn lưu động là khoảng 1868.16 tỷ đồng.
Mức gia tăng vốn lưu động là do ảnh hưởng của:
F Số ngày tồn kho tăng lên 1 ngày, tốc độ luân chuyển tồn kho 2009 chậm hơn 2008 tạo ra một mức gia tăng vốn lưu động là 1,074 tỷ đồng. doanh nghiệp cần có những biện pháp tích cực đẩy mạnh tồn kho để gia tăng hiệu quả sử dụng vốn cho công ty.
F Số ngày thu tiền bán hàng tăng lên 4 ngày. Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, với mức bị chiếm dụng vốn là 4688.47 tỷ đồng.Vốn bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán.
F Số ngày trả tiền tăng lên 4 ngày. Doanh nghiệp đã thanh toán chậm tiền hàng cho nhà cung cấp. Mức tiết kiệm vốn lưu động do ảnh hưởng của số ngày trả tiền là khoảng 3894.41 tỷ đồng.
Từ những gì đã phân tích ta thấy chu kỳ vốn lưu động năm 2009 gia tăng hơn so với 2008 chủ yếu là do Tốc độ luân chuyển tồn kho và khoản phải thu chậm, điều này không hẳn đã xấu, bởi lẽ doanh nghiệp đang có chiến lược phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường nên chấp nhận một sự gia tăng vốn lưu động để gia doang thu trong tương lai. Tuy nhiên Doanh nghiệp đã chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Đây không phải do doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả mà do doanh nghiệp đã thành công trong việc thương lượng với nhà cung cấp. Doanh nghiệp đã tận dụng những ưu thế sẵn có khá tốt. Nhưng doanh nghiệp cũng phải cố gắng phát huy hơn năng lực sản xuất và đồng thời phải có chính sách bán hàng tốt để có thể thu tiền sớm, đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời làm gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
III/ PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG TY:
a/ Năm 2008:
Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động là 45 tỷ nhưng do trong năm nhu cầu vốn lưu động tăng 28.8 tỷ nên NCF hoạt động kinh doanh của năm là 16.3 tỷ là cơ sở chia lãi cho chủ sở hữu, trả nợ vay và mở rộng đầu tư. Cụ thể doanh nghiệp sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:
Chia lãi cho chủ sở hữu: 8 tỷ
Trả bớt nợ vay: 16 tỷ
Mua tài sản cố định: 14 tỷ
Tổng cộng: 38 tỷ
Cân đối thiếu: 21.7 tỷ
Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh doanh nghiệp dùng để chia lãi và trả một phần nợ vay (8.4 tỷ). Ngoài ra trong năm doanh nghiệp có mở rộng đầu tư sản xuất mua sắm tài sản cố định (Với việc đầu tư và đưa vào khai thác kho lạnh 2500 tấn và 2 máy làm đông nhanh, công suất 600kg/h/máy )nhưng lại không có dòng tiền do thanh lý tài sản cố định nên cần nguồn tiền bù đắp. Xét lưu chuyển tiền tệ hoạt động đầu tư:
NCF hoạt động đầu tư (liên quan đầu tư tài chính): -45 tỷ
NCF hoạt động đầu tư (liên quan tài sản cố định): -14 tỷ
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp vừa mở rộng đầu tư tài chính vừa mở rộng đầu tư tài sản cố định và cần tổng nguồn tiền cho hoạt động đầu tư là 52.8 tỷ. Và doanh nghiệp đã dùng các nguồn tiền sau để bù đắp:
Vay dài hạn: 16 tỷ ( trong đó trả nợ vay 7.6 tỷ, phần còn lại chi hoạt động đầu tư 8.4 tỷ)
Tiền đầu kỳ: 44.4 tỷ
Căn cứ theo bảng cân đối kế toán, lượng tiền tồn đầu kỳ của công ty là tương đối lớn nên công ty có thể sử dụng tiền này để chi mở rộng đầu tư tài chính và mở rộng đầu tư tài sản cố định. Việc mở rộng đầu tư tài chính sẽ góp phần tăng thêm thu nhập cho doanh nghiệp và tránh tồn đọng số dư tiền mặt quá lớn không sinh lời nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro cao do không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Bên cạnh đó, việc sử dụng nợ vay để mua sắm tài sản cố định tức là đã tìm đến nguồn tài trợ bên ngoài, tuy có chi phí sử dụng vốn thấp nhưng lại dẫn đến rủi ro thanh toán ít nhiều cho doanh nghiệp, nhất là nếu như năm 2009 doanh nghiệp kinh doanh khó khăn và không trả được nợ.
Nguyên nhân EAT khác NCF hoạt động kinh doanh?
Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh là 16.3 tỷ, trong khi đó EAT 2.4 tỷ. Nếu so sánh Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh lớn hơn EAT 13.9 tỷ, do đó ta thấy Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh đã tạo ra một cách biệt khá lớn so với EAT, doanh nghiệp có thể chia hết toàn bộ lợi nhuận cho chủ sở hữu bằng NCF hoạt động kinh doanh. Từ đây ta có thể thấy khả năng chia lãi cho chủ sở hữu của doanh nghiệp rất tốt. Xét tỷ lệ Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh/EAT= 6.8, tức một đồng lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra cho chủ sở hữu được đảm bảo phân chia bằng 6.8đ tiền từ hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân tạo ra sự cách biệt nàylà:
Nguyên nhân
NCF hoạt động kinh doanh>EAT
NCF hoạt động kinh doanh<EAT
Khấu hao
3 tỷ
(số tiền khấu hao tính vào chi phí làm lợi nhuận giảm nhưng không chi tiền ra nên NCF hoạt động kinh doanh>EAT)
Trích lập dự phòng
47 tỷ
(chi phí tăng, EAT giảm nhưng NCF hoạt động kinh doanh không đổi NCF hoạt động kinh doanh>EAT)
Lãi từ hoạt động đầu tư
7.3 tỷ
(lợi nhuận tăng nhưng không liên quan đến hoạt động kinh doanh nên NCF hoạt động kinh doanh<EAT)
Nhu cầu vốn lưu động tăng
28.8 tỷ
(NCF hoạt động kinh doanhgiảm nhưng EAT không đổi nên NCF hoạt động kinh doanh<EAT)
Cộng
50 tỷ
36.1 tỷ
Bù trừ
13.9 tỷ
Phân tích khả năng trả nợ vay bằng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp không có các khoản nợ dài hạn đến hạn đầu kỳ và vay ngắn hạn trong năm 2008
b/ Năm 2009:
Tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động là 10,2 tỷ nhưng do trong năm nhu cầu vốn lưu động giảm 22.7 tỷ nên Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh của năm là 33 tỷ là cơ sở chia lãi cho chủ sở hữu, trả nợ vay và mở rộng đầu tư. Cụ thể doanh nghiệp sử dụng theo thứ tự ưu tiên như sau:
Chia lãi cho chủ sở hữu: 17,8 tỷ
Trả bớt nợ vay: 27.4 tỷ
Mua tài sản cố định: 24.4 tỷ
Tổng cộng: 69.6 tỷ
Cân đối thiếu: 36.6 tỷ
Nguồn vốn bù đắp:
Vay nhận được: 35.1 tỷ
Thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: 67.5 tỷ
Thu từ thanh lý tài sản cố định: 0.21 tỷ
Từ cơ cấu nguồn bù đắp thiếu chủ yếu là do thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (nguồn vốn từ nội lực) và vay dài hạn nhận được (nguồn vốn bên ngoài), chứng tỏ doanh nghiệp kết hợp cả nguồn lực bên trong và bên ngoài. Để trả bớt nợ vay, doanh nghiệp đã dùng tiền từ hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư nên giảm được rủi ro thanh toán và rủi ro tài chính.
Việc doanh nghiệp thu hồi đầu tư tài chính vào cổ phiếu niêm yết và không niêm yết (do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu) để đầu tư cho việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp là việc làm hợp lý vì doanh nghiệp đã dùng tiền từ nguồn lực bên trong, nhưng cũng đã sử dụng một phần nợ vay bên ngoài, việc này sẽ tạo nên rủi ro thanh toán nhất định cho doanh nghiệp .
Nguyên nhân EAT khác Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh?
Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh là 33 tỷ, trong khi đó EAT 52.5 tỷ. Nếu so sánh Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh bé hơn EAT 19.5 tỷ, do đó ta thấy Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh đã tạo ra một cách biệt khá lớn so với EAT, doanh nghiệp đã không thể chia hết toàn bộ lợi nhuận cho chủ sở hữu bằng Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh. Từ đây ta có thể thấy khả năng chia lãi cho chủ sở hữu của doanh nghiệp không tốt lắm. Xét tỷ lệ Lưu chuyển tiền tệ hoạt động kinh doanh/EAT= 0.63, tức một đồng lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra cho chủ sở hữu được đảm bảo phân chia bằng 0.63đ tiền từ hoạt động kinh doanh. Nguyên nhân tạo ra sự cách biệt này là:
Nguyên nhân
NCF hoạt động kinh doanh>EAT
NCF hoạt động kinh doanh<EAT
Khấu hao
4.6 tỷ
(số tiền khấu hao tính vào chi phí làm lợi nhuận giảm nhưng không chi tiền ra nên NCF hoạt động kinh doanh>EAT)
Hoàn nhập dự phòng
42.5 tỷ
(chi phí giảm, EAT tăng nhưng NCF hoạt động kinh doanh không đổi)
Lãi từ hoạt động đầu tư
4.4 tỷ
(lợi nhuận tăng nhưng không liên quan đến hoạt động kinh doanh)
Nhu cầu vốn lưu động giảm
22.7 tỷ
(NCF hoạt động kinh doanh tăng nhưng EAT không đổi)
Cộng
27.3 tỷ
46.9 tỷ
Bù trừ
19.6 tỷ
Phân tích khả năng trả nợ vay bằng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp không có các khoản nợ dài hạn đến hạn đầu kỳ và vay ngắn hạn trong năm 2009
IV/ PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ TÀI CHÍNH:
1/ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ROA TRONG HAI NĂM 2008 VÀ 2009
Tỷ lệ hoàn vốn ROI năm 2009 so với năm 2008 tăng 17,84% đạt mức 18,84% cho thấy:
Trình độ sử dụng vốn của Công ty năm 2009 nhìn chung tốt hơn năm 2008.
Mức độ đóng góp cho nền kinh tế năm 2009 nhiều hơn 2007.
ROI chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố:
EBIT/DTT: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên DTT
Ta thấy tỷ lệ này tăng lên 12,738%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí chưa kể lãi vay và thuế năm 2009/2008 là hiệu quả hơn. Nếu hiệu quả sử dụng vốn (vòng quay tổng vốn) không đổi, dưới tác động của hiệu quả sử dụng chi phí, việc gia tăng hiệu quả sử dụng chi phí góp phần làm gia tăng ROI là: 12,738% * 1,3944 =17,76%
DTT/Tổng vốn bình quân:Vòng quay tổng vốn
Tỷ lệ này tăng lên 0,0916, chứng tỏ làm gia tăng hiệu quả sự dụng vốn, khả năng sinh lời của vốn đầu tư tăng lên. Do đó làm gia tăng ROI. Nếu hiệu quả sử dụng chi phí không đổi, dưới tác động của hiệu quả sự dụng vốn là gia tăng ROI là: 0,0916 * 13,549%=1,24%
Kết luận:
Như vậy, tỷ lệ hoàn vốn năm 2009 tăng lên so với năm 2008 hoàn toàn do sự gia tăng hiệu quả sử dụng chi phí doanh nghiệp đã quản lý, kiểm soát tốt chi phí. Qua phân tích doanh thu và chu kỳ vốn lưu động ta thấy rõ điều này. Ngoài ra, tỷ lệ hoàn vốn tăng lên còn nhờ sự gia tăng của hiệu quả sử dụng vốn. Doanh thu cần tiếp tục phát huy hơn nữa để tăng khả năng tạo lợi nhuận cho nền kinh tế.
2/ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ROA TRONG HAI NĂM 2008 VÀ 2009
Tỷ lệ hoàn vốn ROA năm 2009 so với năm 2008 tăng 15.02% đạt mức 15.845% cho thấy:
Hiệu quả hoạt động đầu tư Công ty năm 2009 nhìn chung tốt hơn năm 2008.
Góp phần tăng thêm niềm tin cho những người đầu tư vào doanh nghiệp.
Hai nguyên nhân làm thay đổi suất sinh lời trên tổng tài sản là: tỷ suất lợi nhuận biên (phản ánh hiệu quả tiết kiệm chi phí) và vòng quay tổng tài sản (phản ánh tốc độ luân chuyển giá trị của tài sản hay nói cách khác là hiệu quả tiết kiệm vốn) trong đó, tỷ suất lợi nhuận biên tăng lên rõ rệt là 10,728%, góp phần làm gia tăng chủ yếu suất sinh lời trên tổng tài sản. Đồng thời, vòng quay tổng vốn tăng lên 0,091 vòng, do đó cũng góp phần làm gia tăng ROA. Cho thấy trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp tốt, làm gia tăng khả năng suất sinh lợi trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận biên tăng là do doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng, tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp, và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Vòng quay tổng tài sản chịu ảnh hưởng các vòng quay cơ bản trong doanh nghiệp, đó là: vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng kho…. Đối với doanh nghiệp, vòng quay tổng tài sản tăng không đáng kể là do: vòng quay khoản phải thu giảm 0,81 vòng; vòng quay tồn kho giảm 0,16 vòng. Tuy nhiên, sự giảm sút không đáng kể nên Vòng quay tổng tài sản không giảm mà còn tăng, góp phần gia tăng ROA.
Kết luận:
Năm 2009,Việc gia tăng ROA chủ yếu là do gia tăng tỷ suất lợi nhuận biên, tức doanh nghiệp đã kiểm soát và quản lý tốt chi phí,cùng với sự tăng của vòng quay tổng tài sản làm cho ROA càng tăng thêm.
3/ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG ROE TRONG HAI NĂM 2008 VÀ 2009
a/ Đánh giá tác động của nợ đến ROE trong hai năm 2008 và 2009:
Ở cả hai năm ROA đều lớn hơn Rd. Cụ thể xét năm 2008, ROA là 0.83% và chi phí sử dụng nợ bình quân sau thuế Rd=0.54% < ROA nên sử dụng nợ có tác động tích cực đến ROE, cụ thể sử dụng nợ đã góp phần gia tăng ROE 0.023%, một tỷ lê tăng quá thấp. Năm 2009 nợ cũng góp phần gia tăng ROE 2.198%. Nhìn chung doanh nghiệp sử dụng nợ rất ít nên tác động của nợ đến ROE là không đáng kể.
b/ Đánh giá tác động của nợ vay đến ROE trong hai năm 2008 và 2009
Để đánh giá tác động của nợ vay đến ROE ta so sánh ROA với lãi suất vay bình quân sau thuế.
Năm 2008: lãi suất vay bình quân sau thuế là 15% x (1-25%) = 11.25% > ROA chứng tỏ nợ vay sử dụng trong năm 2008 đã tác động làm giảm ROE
Năm 2009: lãi suất vay bình quân sau thuế là 12% x (1-25%) = 9% < ROA chứng tỏ nợ vay sử dụng trong năm 2009 góp phần làm gia tăng ROE
c/ Phân tích biến động của ROE:
Căn cứ số liệu bảng phân tích, ROE 2009 đạt mức 18%, tăng 17.1% so với năm 2008, chứng tỏ khả năng tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu của công ty năm 2009 tốt hơn so với năm 2008 và sự gia tăng này góp phần củng cố thêm niềm tin cho chủ sở hữu vào hoạt động sản xuất kinh doanh, sự tăng ROE cũng chứng tỏ các quyết định tài chính của công ty thực hiện năm 2009 hiệu quả hơn 2008 (công tác quản trị tài chính) và việc đảm bảo hiệu quả quyết định tài chính là cơ sở góp phần đảm bảo gia tăng giá trị doanh nghiệp.
ROE chịu tác động bởi:
+ Tác động trực tiếp của ROA:
ROA năm 2008 là 0.83% và 2009 là 15.84%, chứng tỏ ROA năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 15% cho thấy hoạt động đầu tư năm 2009 hiệu quả hơn 2008, doanh nghiệp đã gia tăng được hiệu quả hoạt động đầu tư và tác động trực tiếp của nó góp phần làm ROE tăng tương ứng 15%
+ Tác động của nợ:
Cả hai năm ROA đều lớn hơn Rd nên việc sử dụng nợ góp phần làm ROE tăng và mức độ tác động của nợ đến ROE năm 2009 nhiều hơn so với 2008 và tăng thêm 2%, do đó ROE tăng tương ứng 2%. Mức độ tác động của nợ đến ROE chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả sử dụng nợ và mức độ sử dụng nợ. Trong đó:
Xét hiệu quả sử dụng nợ: chịu tác động gián tiếp của ROA và Rd
@ Mức độ tác động gián tiếp của ROA: ROA năm 2009 tăng so với năm 2008 15% góp phần làm tăng khoảng cách của (ROA-Rd) thêm 15%, cho thấy công ty đã gia tăng hiệu quả sử dụng nợ và sự gia tăng này đã góp phần tăng mức độ tác động của nợ đến ROE 15% x (D/E)2008 = 1.215%
@ Mức độ tác động của Rd: Rd năm 2009 giảm so với năm 2008 0.2% chứng tỏ nguồn vốn hình thành từ nợ năm 2009 có chi phí rẻ hơn năm 2008 góp phần làm gia tăng hiệu quả sử dụng nợ lên, cụ thể làm tăng khoảng cách của (ROA-Rd) thêm 0.2%. Điều này dẫn đến mức độ tác động của nợ đến ROE
0.2% x (D/E)2008 = 0.0162%
Nếu tổng hợp tác động gián tiếp của ROA và Rd thì khoảng cách (ROA-Rd) tăng 15.2% tức doanh nghiệp đã gia tăng hiệu quả sử dụng nợ và làm tăng mức độ tác động của nợ đến ROE 1.2%
Xét mức độ sử dụng nợ D/E:
D/E năm 1009 so với năm 2008 tăng 0.061, chứng tỏ năm 2009 doanh nghiệp đã gia tăng mức độ sử dụng nợ để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi ROA vẫn đảm bảo >Rd nên đã làm tăng mức độ tác động của nợ đến ROE 0.061 x 15.51% = 0.95%, tức ROE tăng tương ứng 0.95%
Tổng hợp tác động của từng nhân tố đến ROE:
Tác động gián tiếp của ROA tăng làm cho ROE tăng 1.215%
Tác động của Rd giảm làm cho ROE tăng 0.0162%
Tác động của D/E tăng khi ROA > Rd làm cho ROE tăng 0.95%
Từ những gì đã phân tích ta thấy, ROE năm 2009 tăng so với năm 2008 chủ yếu do tác động trực và gián tiếp của ROA tăng làm cho ROE tăng 16.2%, đây là một dấu hiệu tốt và tạo niềm tin cho chủ sở hữu nhiều hơn, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững hơn.
4/ PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN TRONG HAI NĂM 2008 VÀ 2009
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
Căn cứ vào bảng số liệu (đính kèm) thì Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty cả 2 năm 2008 và 2009 đều lớn hơn 1 và giảm xuống từ 11.77 năm 2008 còn 6.88 năm 2009 . Nó có nghĩa là vào cuối năm 2008, 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 11.77 đồng tài sản ngắn hạn và con số này sẽ là 6.88 đồng vào năm 2009. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời năm 2009 giảm so với 2008 là do nợ ngắn hạn năm 2009 tăng cao so với 2008. Dù vậy hệ số khả năng thanh toán của 2 năm 2008 và 2009 vẫn ở mức cao ,điều này chứng tỏ công ty có đủ tài sản ngắn hạn để đảm bảo cho nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2009 thấp hơn so với năm 2008.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh:
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cũng ở mức cao cụ thể là 8.57 vào cuối năm 2008 và 5.11 vào cuối năm 2009,tức là vào năm 2008 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 8.57 đồng tài sản có tính thanh khoản cao và vào năm 2009 hệ số này là 5.11 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 5.11 đồng tài sản có tính thanh khoản cao. Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2009 giảm so với năm 2008 nợ ngắn hạn trong năm 2009 tăng và tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ tăng của những tài sản có tính thanh khoản cao của công ty. Tuy nhiên hệ số này ở cả 2 năm 2008 và 2009 đều cao, điều này chứng tỏ công ty có đủ tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009 thấp hơn năm 2008.
Kỳ thu tiền bình quân
Qua kết quả tính được (bảng phân tích đính kèm) ta thấy số ngày thu tiền bán hàng bình quân năm 2009 là 46 ngày, dài hơn so với năm 2007 là 4 ngày. Chứng tỏ tình hình thu tiền bán hàng của công ty năm 2009 dài hơn, kém hiệu quả hơn năm 2008. Điều này cần phải xem xét với số ngày thu tiền theo kế hoạch của công ty. Nếu công ty mở rộng chính sách tín dụng bằng cách kéo dài thời gian bán chịu nhằm tăng doanh thu thì kết quả trên là tốt. Tuy nhiên, nếu số ngày thu tiền thực tế dài hơn số ngày thu tiền theo kế hoạch thì chứng tỏ trong năm công ty bị chiếm dụng vốn ngoài kế hoạch, có những khoản nợ phải thu khó đòi. Điều này làm cho khả năng thanh toán của công ty giảm sút. Công ty cần xem xét lại về việc thu tiền bán chịu của mình.
Hệ số vòng quay hàng tồn kho:
Qua kết quả tính toán (đính kèm) ta thấy vòng quay tồn kho của công ty năm 2009 giảm so với năm 2008, nhưng tỷ lệ giảm này rất thấp (chỉ 0,16) nên số ngày luân chuyển tồn kho ở cả 2 năm đều ở mức tương đương ( 49 ngày năm 2008 và 50 ngày năm 2009). Vì đây là doanh nghiệp thủy sản nên số ngày luân chuyển tồn kho như trên là hợp lý. Tuy nhiên cũng cần phải so sánh với số ngày luân chuyển tồn kho theo kế hoạch hay số ngày luân chuyển tồn kho trung bình ngành. Nếu số ngày luân chuyển tồn kho của doanh nghiệp ít hơn so với mức trung bình của ngành thì chứng tỏ công ty hoạt động tốt, khả năng thanh toán nhanh.
Tóm lại,tài sản có tính thanh khoản cao nên hoàn toàn đủ khả năng tài trợ cho những khoản nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán của công ty là khá tốt.
LỜI KẾT
Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng muốn phát triển về quy mô lẫn doanh số, mà quan trọng hơn hết là gia tăng giá trị doanh nghiệp. Đó không chỉ đơn thuần là những hoạt động kinh doanh mà còn cần phải có những phân tích tài chính đúng đắn để có thể đưa ra những quyết định chuẩn xác, hợp lý nhằm thúc đẩy các hoạt động của công ty. Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thủy sản Mekong, ta thấy được tầm quan trọng của quản trị tài chính. Từ việc phân tích tài chính ta mới có thể đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, tiêu thụ, sử dụng và quản lý nguồn vốn, đồng thời tìm ra những khả năng tiềm tàng về vốn của công ty./.
DANH SÁCH NHÓM 4
Nguyễn Thị Cẩm Tú (Nhóm trưởng)
Trần Tuấn Hương Anh
Nguyễn Quốc Đạt
Phạm Thị Bích Nga
Dương Thị Thu Sương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bi np thy.doc