Hồ tiêu là một trong năm mặt hàng nông sản giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam. Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, xuất khẩu tiêu cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang lại lợi ích lớn đến nền kinh tế quốc dân. Trong xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, ngành tiêu Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức, đỏi hỏi cần phải có những bước đi tích cực để có thể tiếp tục giữ vững vị trí số một của mình trên thị trường thế giới. Những khó khăn, thách thức khách quan cũng như trong nội bộ ngành như: vấn đề về nguồn cung tiêu thô, chất lượng sản phẩm hay thương hiệu. cần phải được nhà nước, chính phủ, cơ quan chức năng và các doanh nghiệp tập trung giải quyết, nếu không chắc chắn thị phần tiêu của Việt Nam sớm muộn sẽ bị các nước như Indonesia, Ấn Độ, Malaysia vượt qua.
48 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10756 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam vào thị trường mỹ và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ thì có 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đó là dệt may, giày dép, gỗ. Trong đó mặt hàng dệt may tiếp tục đứng đầu về xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ với trị giá xuất khẩu cả năm 2013 có thể đạt 8,5 tỷ USD, tăng 10,4% so với mức 7,7 tỷ USD của năm 2012, chiếm đến 36% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này và chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Ngoài ra, các mặt hàng như gỗ và sản phẩm của gỗ, hàng thủy sản, giày dép các loại cũng là những mặt hàng chủ lực, đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade), trị giá buôn bán hai chiều giữa Việt Nam với thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Hoa Kỳ (chưa đển 1%). Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam là đối tác xếp thứ 23 về xuất khẩu hàng hóa và xếp thứ 40 về nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này.
Bảng 3: Thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ 11 tháng 2013 – ĐVT: USD
KNXK 11T/2013
KNXK 11T/2012
Tốc độ tăng trưởng KN (%)
Tổng kim ngạch
24.584.723.574
17.893.330.220
37,40
hàng dệt, may
7.782.067.743
6.809.443.432
14,28
giày dép các loại
2.353.006.526
2.012.843.633
16,90
gỗ và sản phẩm gỗ
1.792.793.754
1.625.921.784
10,26
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
1.351.604.304
807.394.139
67,40
Hàng thuỷ sản
1.331.915.348
1.092.625.731
21,90
máy móc, thiết bị,dụng cụ phụ tùng khác
919.250.848
880.986.636
4,34
túi xách, ví,vali, mũ và ôdù
760.129.699
563.192.930
34,97
Dđiện thoại các loại và linh kiện
652.829.094
130.688.205
399,53
phương tiện vận tải và phụ tùng
561.960.394
569.929.365
-1,40
hạt điều
497.230.305
376.446.462
32,09
dầu thô
473.980.357
330.614.122
43,36
sản phẩm từ sắt thép
400.561.611
387.599.773
3,34
cà phê
271.782.988
402.047.754
-32,40
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
242.631.004
91.567.493
164,98
sản phẩm từ chất dẻo
188.590.582
148.341.068
27,13
Hạt tiêu
176.932.083
110.490.381
60,13
giấy và các sản phẩm từ giấy
85.433.725
79.159.044
7,93
Kim loại thường khác và sản phẩm
83.015.823
62.585.875
32,64
cao su
59.853.932
58.803.227
1,79
sản phẩm từ cao su
49.001.202
44.291.648
10,63
Sản phẩm mây tre, cói và thảm
47.466.808
37.051.616
28,11
Hàng rau quả
46.942.736
36.017.101
30,33
Nguyên phụ liệu dệt,may, da giày
45.925.705
*
thuỷ tinh và các sản phẩm từ thuỷ tinh
42.232.226
39.097.572
8,02
dây điệnvà dây cáp điện
39.445.037
71.524.997
-44,85
sản phẩm gốm sứ
37.740.161
2.012.843.633
-98,13
xơ sợi các loại
28.997.471
27.534.777
5,31
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
28.798.113
26.462.721
8,83
Gạo
28.194.289
26.014.638
8,38
hoá chất
27.696.440
10.805.458
156,32
sản phẩm hoá chất
19.848.181
17.973.185
10,43
sắt thép các loại
17.134.073
17.454.227
-1,83
Xăng dầu các loại
11.310.507
20.793.206
-45,60
chè
10.454.450
8.476.052
23,34
máy ảnh máy quay phim và linh kiện
1.638.384
1.610.749
1,72
Đối với nhập khẩu, các mặt hàng chính Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam trong những năm qua bao gồm máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; bông các loại, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc và nguyên liệu; phế liệu sắt thép …. trong đó mặt hàng máy móc thiết bị có kim ngạch nhập khẩu cao nhất, 492,6 triệu USD, chiếm 14,2% tỷ trọng, tuy nhiên nếu so với cùng kỳ năm ngoái thì nhập khẩu mặt hàng này giảm 3,98%.
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng về kim ngạch là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử với 396,1 triệu USD, giảm 44,95% so với cùng kỳ - đây là mặt hàng có kim ngạch giảm tương đối mạnh, chỉ sau mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện (giảm 94,62%).
Hai mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ đều giảm về kim ngạch, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ trong 8 tháng đầu năm nay chỉ tăng nhẹ.
Ngoài những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm về kim ngạch, còn có những mặt hàng lại có sự tăng trưởng mạnh tuy kim ngạch chỉ đạt ở mức khiêm tốn như: bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 619,52%, kim ngạch 7,8 triệu USD; đá quý kim loại quý tăng 141,8%, kim ngạch 49,3 triệu USD và nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 128,28%, kim ngạch 6,4 triệu USD.
Bảng 4: Thống kê hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Hoa Kỳ 8 tháng 2013
ĐVT: USD ; KNNK/ XK : kim ngạch nhập khẩu/ xuất khẩu
KNNK 8T/2013
KNNK 8T/2012
% so sánh
Tổng kim ngạch
3.459.962.555
3.261.330.723
6,09
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác
492.605.623
513.021.657
-3,98
máy vi tính, sp điện tử và linh kiện
396.186.017
719.730.457
-44,95
bông các loại
347.658.782
187.382.677
85,53
thức ăn gia súc và nguyên liệu
280.576.180
173.381.192
61,83
phế liệu sắt thép
155.260.493
128.194.237
21,11
chất dẻo nguyên liệu
139.300.681
117.511.415
18,54
gỗ và sản phẩm gỗ
137.542.168
134.063.886
2,59
sữa và sp
133.354.837
91.483.776
45,77
sản phẩm hóa chất
122.296.382
97.613.180
25,29
nguyên phụ liệu dệt may, da giày
119.947.603
100.003.130
19,94
hóa chất
77.744.783
88.936.068
-12,58
phương tiện vân tải khác và phụ tùng
57.782.349
47.100.572
22,68
đá quý,kim loại quý và sản phẩm
49.304.504
20.390.959
141,80
dược phẩm
38.528.865
45.496.279
-15,31
sản phẩm từ sắt thép
38.386.097
53.435.131
-28,16
sản phẩm từ chất dẻo
33.407.993
30.437.787
9,76
hàng rau quả
27.321.960
23.745.046
15,06
lúa mì
23.086.179
23.939.587
-3,56
hàng thủy sản
22.664.217
31.025.100
-26,95
vải các loại
15.747.134
16.226.484
-2,95
ô tô nguyên chiếc các loại
14.227.098
24.037.006
-40,81
giấy các loại
13.599.235
16.136.228
-15,72
sắt thép các loại
13.075.961
7.293.798
79,28
cao su
11.301.317
15.214.569
-25,72
sản phẩm khác từ dầu mỏ
10.073.025
8.805.845
14,39
dây điện và dây cáp điện
8.619.366
5.686.093
51,59
sản phẩm từ cao su
8.086.089
9.634.228
-16,07
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
7.865.894
1.093.215
619,52
dầu mỡ động thực vật
7.142.938
5.688.524
25,57
linh kiện, phụ tùng ô tô
6.703.524
3.443.365
94,68
thuốc trừ sâu và nguyên liệu
6.605.645
6.652.728
-0,71
nguyên phụ liệu thuốc lá
6.491.588
2.843.684
128,28
kim loại thường khác
4.434.612
2.434.937
82,12
sản phẩm từ kim loại thường khác
3.950.503
3.847.936
2,67
sản phẩm từ giấy
3.722.926
3.664.407
1,60
phân bón các loại
3.023.738
3.620.258
-16,48
điện thoại các loại và linh kiện
1.309.339
24.320.619
-94,62
ngô
186.342
199.905
-6,78
Nguồn : Tổng cục Hải Quan
Theo nguồn Báo Công thương thì Việt Nam là điểm ưa thích thứ 2 của các nhà đầu tư Hoa Kỳ tại ASEAN.
Cuộc khảo sát mới đây về triển vọng kinh doanh ASEAN năm 2014 do Phòng Thương mại Mỹ tại Singapore thực hiện cho thấy, trong 10 nước thuộc ASEAN, Việt Nam là điểm đến ưa thích thứ 2 của các nhà đầu tư Mỹ (sau Indonesia). Có 43% doanh nghiệp Mỹ được hỏi cho biết đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
Trong năm 2014, mặc dù có nhiều cơ hội và thách thức của thị trường xuất khẩu Việt Nam nhưng thị trường Hoa Kỳ tiếp tục sẽ là thị trường lớn và quan trọng của Việt Nam.
Thị trường Mỹ về sản phẩm Hồ tiêu
Tình hình sản xuất – kinh doanh Hồ tiêu trên thị trường Mỹ
Hiện nay, Mỹ chủ yếu nhập khẩu hồ tiêu của các nước như Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ … chứ không chú trọng sản xuất Hồ tiêu.
Tình hình xuất nhập khẩu Hồ tiêu trên thị trường Mỹ
Mỹ là một trong những nước nhập khẩu nhiều hạt tiêu nhất thế giới, trung bình mỗi năm nước này nhập khẩu khoảng 60.000 tấn hạt tiêu các loại, tương đương 450 triệu USD.
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
Nhập khẩu ( Tấn )
65.000
70.000
68.000
62.458
64.000
Bảng 5 : Sản lượng hồ tiêu Mỹ nhập khẩu ( Nguồn GTIS )
Theo số liệu thống kê của Global Trade Information Services (GTIS), Mĩ là quốc gia nhập khẩu Hồ tiêu lớn nhất trên thế giới với lượng tiêu thụ hàng năm gần 70.000 tấn. Nếu như năm 2009, Mĩ nhập khẩu hơn 65.000 tấn thì bước sang năm 2010, lượng nhập khẩu tăng lên gần 70.000 tấn và năm 2011 giảm xuống còn hơn 68.000 tấn.
Thị trường Hoa Kỳ năm 2012 nhập khẩu tổng cộng 62.458 tấn hồ tiêu, giảm 9% so với năm 2011, gồm 43.692 tấn tiêu đen, 5.869 tấn tiêu trắng và 12.897 tấn hạt tiêu xay. Nhập khẩu tiêu đen và tiêu trắng giảm tương ứng 13% và 3% trong khi nhập khẩu tiêu xay tăng 5%. Năm 2012, Hoa Kỳ nhập khẩu tiêu đen nhiều nhất từ Indonesia với 20.423 tấn (47%), Brazil đạt 8.715 tấn (20%), Việt Nam 7.963 tấn (18%) và Ấn Độ 5.600 tấn (13%). Riêng 4 nước này đã chiếm 98% thị phần tiêu đen nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đối với tiêu trắng, Indonesia cũng là nguồn cung lớn nhất với 4.592 tấn (78%), sau đó là Việt Nam với 883 tấn (13%). Đối với hạt tiêu xay, Ấn Độ và Việt Nam là các nhà cung cấp lớn nhất cho Hoa Kỳ với 5.767 tấn (45%) và 3.490 tấn (27%) . Cả hai nước này cung cấp 72% tiêu xay cho Hoa Kỳ, phần còn lại là từ Đức, Indonesia và Trung Quốc.
Cũng theo GTIS, Mặc dù là quốc gia nhập khẩu Hồ tiêu nhiều nhất trên thế giới trong suốt nhiều năm qua nhưng Mĩ cũng là quốc gia xuất khẩu Hồ tiêu lớn trên thế giới. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Mĩ là nước láng giềng Canada với 4.020 tấn trong năm 2011.
Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi xuất khẩu Hồ tiêu sang thị trường Mỹ.
2.4.1 Các cơ hội mà ngành Hồ tiêu Việt Nam cần nắm bắt
Mỹ là thị trường rộng lớn với hơn 310 triệu người và là một trong những nước có mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới. Do đó, nhu cầu sử dụng hồ tiêu là rất lớn.
Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã và đang phát huy có hiệu quả, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ thuận lợi trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản, đặc biệt là Hồ tiêu Việt Nam, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Mỹ. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và hiểu hơn về thị trường Mỹ từ đó tiếp cận hiệu quả hơn vào thị trường này.
Tiềm lực xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của Hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế đã được nâng cao một bước.
Hơn 1 triệu người Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ là thị trường đáng kể đối với mặt hàng Hồ tiêu Việt Nam, là cầu nối rất tốt để Hồ tiêu Việt Nam thâm nhập thị trường Hoa Kỳ.
Chính phủ Việt Nam đang có nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có Hồ tiêu : Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, hỗ trợ xây dựng quy hoạch, hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Những hỗ trợ này góp phần tăng tiềm lực cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Khi hiệp định TPP được ký kết, cơ hội tiếp cận các thị trường lớn như Mỹ với mức thuế suất thấp hoặc bằng 0% sẽ mang lại cho Việt Nam một lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm Hồ tiêu. Các quy định của TPP sẽ giúp loại bỏ những rào cản phi thuế quan và đảm bảo rằng các quy định hạn chế thương mại sẽ dựa trên những yếu tố khoa học và đánh giá rủi ro rõ ràng. TPP đem đến một cơ hội “không thể bỏ lỡ” để Việt Nam có thể kết nối nền kinh tế của mình với Mỹ và các thành viên TPP khác
2.4.2 Bên cạnh đó, là những khó khăn và thách thức
Năng lực cung ứng và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, ngoài những điểm yếu chung và truyền thống như chất lượng không đồng đều, chưa có thương hiệu, giá cả không cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam còn có những yếu kém như quy mô doanh nghiệp nhỏ, chưa có sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau nên không có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn từ Hoa Kỳ.
Mỹ tăng cường kiểm soát thông qua các tiêu chuẩn như : ISO, GMP, HACCP, an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất và chế biến mặt hàng Hồ tiêu khi đưa vào thị trường Mỹ. Muốn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đó thì phải quan tâm từ khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển. Trong khi sản xuất kinh doanh mặt hàng này của Việt Nam còn lạc hậu, nông dân chưa có trình độ tiếp thu và áp dụng những tiêu chuẩn mới.
Cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam đến Mỹ thường cao hơn và lâu hơn so với các nước khác vận chuyển đến Mỹ ( kể cả những nước xung quanh Việt Nam ).
Hệ thống pháp luật của Mỹ quá đa dạng và phức tạp, nhiều bộ luật khác nhau của các bang dẫn đến việc nhập khẩu chịu điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật khác nhau.
Khó khăn gặp phải trong thanh toán do hai bên chưa thực sự tao được lòng tin với nhau và một phần do thói quen sử dụng các phương thức thanh toán của mỗi bên.
Tại thị trường Mỹ, các sản phẩm Hồ tiêu Việt Nam chưa tạo được khả năng cạnh tranh cao về giá cả, số lượng cũng như chất lượng so với các sản phẩm cùng loại của những nước khác như Ấn Độ, Indonesia, Brazil …
Cùng với Mỹ, Việt Nam đã chính thức tham gia hiệp định TPP, nhưng với mức thuế quan hiện nay thì việc cắt giảm thuế quan sẽ không thực sự mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Chúng ta cần chú ý đàm phán về các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn cho sản phẩm và quy định về xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần cân nhắc bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương là các sản phẩm nông sản xuất khẩu lợi thế trong đó có Hồ tiêu sẽ khó qua được các rào cản kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm do Mỹ quy định.
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT – KINH DOANH, XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.1 Thực trạng sản xuất – kinh doanh Hồ tiêu Việt Nam
3.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Hồ tiêu đang là cây trồng mang lại lợi nhuận vàng cho người nông dân bởi giá tiêu thụ trên thị trường luôn đạt mức cao, do đó người dân các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là Gia Lai đã không thương tiếc chặt bỏ các loại cây trồng chủ lực một thời như cà phê, bời lời... để trồng tiêu. Một phần lớn diện tích đất vườn, đất nương rẫy gieo trồng các loại cây ngắn, dài ngày (kể cả diện tích cà phê hết chu kỳ kinh doanh) cũng đã chuyển sang trồng hồ tiêu.
Mặc dù diện tích trồng tiêu những năm qua được mở rộng nhưng sản lượng cũng như chất lượng lại không tăng tương ứng, thậm chí có năm giảm. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, năm 2011, cả nước có 53.000ha trồng tiêu, đạt sản lượng 125.000 tấn; năm 2012 đạt 57.500ha, sản lượng đạt 115.000 tấn; năm 2013, diện tích trồng tiêu tăng lên 60.000ha nhưng sản lượng ước đạt từ 95.000- 100.000 tấn; năng suất bình quân giảm xuống còn 2,4 tấn/ha (năm 2010 đạt 3-3,5 tấn/ha).
Việt Nam tự tiêu thụ khoảng 5% sản lượng hạt tiêu sản xuất ra, tương đương khoảng trên dưới 5 ngàn tấn/năm. Quy mô thị trường nội địa tăng so với các năm trước đây, từ 1.500 tấn năm 1998 lên đến 5.000 tấn năm 2004, và hiện nay là khoảng 5.500 tấn năm 2013.
Hiện chưa có thông tin chi tiết về năng lực chế biến, quy mô, vốn, chủng loại hàng kinh doanh v.v của các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu.
Một lượng lớn hồ tiêu sau khi sơ chế ở đại lý thu mua được bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu, và các doanh nghiệp này xuất thẳng số tiêu nguyên liệu chỉ qua sơ chế mà không qua chế biến lại. Tỉ lệ hồ tiêu xuất khẩu không qua chế biến ở nhà máy được ước tính khoảng 55-60%, đây là một trong những lý do làm cho hồ tiêu Việt Nam bị ép giá trên thị trường thế giới.
3.1.2 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh
3.1.2.1 Thành tựu
Cho đến nay, không ai trong giới kinh doanh gia vị và nông sản trên khắp thế giới không biết đến Hồ tiêu Việt Nam. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một nhà sản xuất và xuất khẩu số 1 thế giới. Người ta biết đến Hồ tiêu Việt Nam như là một ngành hàng uy tín và chất lượng. Hơn thế nữa, Hồ tiêu Việt Nam còn là một thị trường đầy tiềm năng và triển vọng.
Được khai sinh từ thế kỷ XVII như là một loại cây công nghiệp lâu năm của nông nghiệp Việt Nam, Hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồ không những của nông nghiệp Việt Nam mà của cả thế giới.
Sự phát triển ngoạn mục này bắt đầu từ những năm 1983 – 1990 khi giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng cao. Diện tích canh tác của Việt Nam đã liên tục tăng lên và đạt gần 9.200 ha từ 400 ha vào những năm 1970. Với tốc độ tăng bình quân 27,29 %/năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của Việt Nam đã vượt mức 52.000 ha vào năm 2004, và đến năm 2013 diện tích tiêu cả nước đã đạt 60.000 ha.
Không những thế, Hồ tiêu còn mang lại thu nhập cho hàng ngàn hộ nông dân, cải thiện đời sống, và góp phần phát triển kinh tế Việt Nam.
3.1.2.2 Tồn tại
Việc phát triển cây hạt tiêu tại Việt Nam chủ yếu là do tự phát, chưa có định hướng quy hoạch cụ thể theo yêu cầu sinh thái tối ưu cho cây tiêu và theo nhu cầu thị trường, thiếu các tổ chức có đủ năng lực và tầm nhìn sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất. Quy mô sản xuất hạt tiêu Việt Nam vẫn chủ yếu là sản xuất nhỏ theo từng hộ cá thể, sản lượng và chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu, thời tiết, côn trùng và dịch bệnh.
Hầu hết nông dân thiếu vốn để sản xuất, chế biến lâu dài do đó việc sản xuất và kinh doanh tiêu Việt Nam không ổn định. Hạt tiêu thường được thu hoạch vào mùa mưa, dân không có vốn đầu tư cho thiết bị sấy, nên không kiểm soát được độ ẩm hạt, chế biến thường theo phương pháp thủ công. Điều này đã giải thích lý do tại sao Việt Nam không thể nâng cao tiêu chuẩn và thương hiệu cho mặt hàng hạt tiêu của mình và thường bị lỗ vì phải bán ở mức giá của người mua.
Mặc dù chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu giao dịch thương mại trên thế giới nhưng sản lượng tiêu của Việt Nam chỉ đạt từ 95.000-100.000 tấn mỗi năm, phần thiếu còn lại các doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Tháng 9/2013, Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) đã đưa ra nhận định: Ước tính tồn kho hạt tiêu tại Việt Nam không nhiều, sản lượng thu hoạch năm nay khoảng 118.000 tấn. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), nếu xuất khẩu hạt tiêu năm nay bằng năm trước thì các doanh nghiệp sẽ phải nhập khẩu từ 6.000- 9.000 tấn.
Do nhu cầu hồ tiêu trên thị trường tăng cao, vì thế diện tích hồ tiêu vẫn đang tiếp tục mở rộng một cách tự phát, khó kiểm soát. Trong khi phần lớn nông dân canh tác theo tập quán, chưa được trang bị những kiến thức cần thiết cho sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ, mặt khác việc thay đổi một tập quán canh tác không hề dễ dàng thì nguy cơ tiềm tàng về dịch hại là khó lường. Vì vậy, việc áp dụng GAP – Những nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất hồ tiêu bền vững đang là đòi hỏi thực sự và cấp bách. Tuy nhiên đây cũng là những trở ngại to lớn đòi hỏi phải tổ chức được nguồn nhân lực, vật lực để khuyến nông một cách kiên trì.
Ngành hàng hồ tiêu Việt Nam đang chiếm lĩnh các thị trường Mỹ, Đức, Nhật, Hà Lan... nơi có khả năng thanh toán tốt nhưng cũng ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không tồn dư hóa chất và vi sinh vật hại. Những bài học sâu sắc trong sản xuất và kinh doanh hồ tiêu của các nước đã từng đứng nhất nhì thế giới trước đây như Ấn Độ, Indonesia nay mất vị thế chỉ sau một thời gian phát triển ồ ạt, thiếu bền vững.
Giá bán hồ tiêu Việt Nam thường thấp hơn so với các nước xuất khẩu hồ tiêu khác, trong đó có nguyên nhân về công nghệ sau thu hoạch, hơn nữa để sản xuất ngành hàng hồ tiêu bền vững cần thiết phải sớm xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Việt Nam.
3.1.3 Phương hướng hoạt động – sản xuất kinh doanh Hồ tiêu Việt Nam đến năm 2020
Số liệu thống kê ban đầu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, trung bình mỗi năm có thêm 2.000 héc ta hồ tiêu được trồng mới và với tốc độ đó thì qua năm 2014 Việt Nam sẽ có trên 60.000 héc ta hồ tiêu. Theo quy hoạch về diện tích các loại cây trồng của Chính phủ đến năm 2020 diện tích trồng hồ tiêu của cả nước chỉ xoay quanh con số 50.000 héc ta.
Nhân nhanh và đưa vào sản xuất các giống hồ tiêu thích nghi rộng, ít bị nhiễm bệnh như Vĩnh Linh, Ản Độ, Lada Belangtoeng và tiêu Trung. Áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp để tăng lợi thế cạnh tranh của cây tiêu, như qui hoạch vùng đất trồng tiêu thích hợp, tuyệt đối không trồng trên vùng đất không phù hợp, thay thế dần các vườn tiêu già cỗi và vườn tiêu bệnh.
Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và đưa vào ứng dụng trong sản xuất các biện pháp phù hợp trong nhân giống, trồng và chăm sóc vườn tiêu, thu hoạch, sơ chế và bảo quản, đặc biệt là kỹ thuật bón phân cho tiêu ở từng độ tuổi trên nhiều vùng đất khác nhau, qui trình phòng trừ dịch hại.
Cải thiện tiếp cận thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam, tập trung hơn nữa vào số lượng tiêu thụ thay vì thị phần, tiếp cận các thị trường mới như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á và châu Phi. Tăng cường xuất khẩu tiêu ASTA, tiêu trắng và tiêu xay thay cho tiêu đen cấp thấp.
Đa dạng hoá sản phẩm hồ tiêu như tinh dầu tiêu, tiêu ngâm giấm, tiêu xanh sấy hút chân không, kẹo tiêu; đưa tiêu vào thực phẩm chế biến thay vì xuất tiêu nguyên liệu.
3.2 Thực trạng kinh doanh xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ
3.2.1 Kết quả xuất khẩu
Báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) ghi nhận, giai đoạn 2011-2013, ngành hồ tiêu liên tục tăng trưởng xuất khẩu, từ sản lượng 118.416 tấn năm 2011 tăng lên mức 125.000 tấn năm 2013, chiếm 50% sản lượng tiêu xuất khẩu của toàn thế giới, kim ngạch ước đạt 850 triệu USD. Cả nước hiện có 13 nhà máy chế biến hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, tổng công suất trên 60.000 tấn/ năm, chủng loại bao bì đóng gói đa dạng, thỏa mãn nhu cầu của các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Dự báo năm 2014 tình hình sản xuất xuất khẩu Hồ tiêu tiếp tục ổn định về giá cả với sản lượng 130.000 tấn và kim ngạch 900 triệu USD.
Theo thống kê của Hải quan, đến hết tháng 9/2013, tổng khối lượng xuất khẩu mặt hàng tiêu đã tăng hơn 20% và đem lại giá trị cao hơn 16,5% so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, 9 tháng đầu năm xuất khẩu được 112.000 tấn với giá trị 743 triệu USD. Đối với Hoa Kỳ, xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm đạt 16.930 tấn tương đương 161.15 triệu USD (tăng đến 80% về lượng và 77.1% về giá trị). Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục thuận lợi khi cuối năm mùa lễ hội nhu cầu chế biến món ăn tăng mạnh.
3.2.2 Phân tích kết quả xuất khẩu
3.2.2.1 Phân tích theo cơ cấu, chủng loại sản phẩm
Sản phẩm hồ tiêu Việt Nam hiện nay chủ yếu là hạt hồ tiêu, dưới dạng hạt khô, có thể là tiêu đen (còn nguyên vỏ lụa) hoặc tiêu trắng hoặc tiêu sọ (đã bóc vỏ). Trong đó tiêu đen xuất khẩu chiến đa số, gần 90% tổng lượng xuất. Tiêu trắng chỉ chiếm khoảng 10,3%. Chưa có số liệu thống kê cụ thể về tiêu xanh, tiêu nguyên trái. Hạt hồ tiêu được xuất khẩu chủ yếu để làm gia vị. Hiện Việt Nam chưa dùng hạt hồ tiêu để chế biến sử dụng cho các mục đích khác.
Ngoài sản phẩm tiêu đen sạch, chế biến tiêu trắng (tiêu sọ)ngày càng được chú trọng hơn với tỷ trọng xuất khẩu ngày càng tăng, 3 năm gần đây chiếm đến 17-19% tổng sản lượng tiêu xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2009, xuất khẩu tiêu sọ Việt Nam đã vươn lên hàng đầu và đóng góp đến 50% lượng tiêu sọ xuất khẩu thế giới. Hạt tiêu Việt Nam có chất lượng hương vị (thơm, cay) khá cao, không thua kém tiêu của Indonesia và Ấn Độ. Các vùng tiêu ở Phú Quốc và Bắc Trung bộ có ưu thế về khí hậu giúp tiêu có hạt chắc và hương vị đặc trưng.
3.2.2.2 Phân tích theo thị trường xuất khẩu
Mặt hàng hạt tiêu của Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 23 thị trường đạt trên 1.000 tấn (Hoa Kỳ, Đức, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Hà Lan, Singapore, Ai Cập, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh, Nga, Pakistan, Hàn Quốc, Philippines, Ukraine, Ba Lan, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Italy, Nam Phi, Australia, Canada, Thái Lan). Đáng lưu ý, 3 thị trường đạt trên 10.000 tấn là: Hoa Kỳ 16.930 tấn, CHLB Đức 10.760 tấn, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 10.310 tấn. Đó cũng là những thị trường lớn nhất trong 9 tháng năm 2013.
Bảng 6: Thị trường xuất khẩu hạt tiêu 9 tháng đầu năm 2013. ĐVT: USD
Thị trường
9T/2013
9T/2013 so với cùng kỳ
Tổng kim ngạch
747.987.964
+17,38
Hoa Kỳ
161.154.033
+77,11
Đức
73.731.312
+8,48
Singapore
48.354.685
+50,65
Hà Lan
47.491.755
+1,68
Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất
46.076.871
-19,80
Ấn Độ
31.011.842
-13,76
Anh
24.106.864
+12,80
Ai Cập
22.580.194
-29,21
Nga
22.502.193
+27,86
Tây Ban Nha
21.973.248
-18,75
Ba Lan
14.717.326
+73,52
Hàn Quốc
13.850.632
-10,85
Nhật Bản
12.661.194
+29,43
Philippines
12.261.208
+38,40
Thái Lan
11.919.790
+93,34
Pakistan
11.320.023
-18,98
Ucraina
11.226.355
+0,96
Nam Phi
10.772.526
+50,00
Italia
10.245.967
+14,59
Pháp
9.798.697
+14,41
Australia
8.751.123
+11,86
Canada
7.547.743
+21,95
Thổ Nhĩ Kỳ
6.760.211
-8,71
Malaysia
5.438.617
+47,25
Bỉ
3.064.093
-16,10
Cô Oét
1.368.536
-11,60
Indonesia
719.560
-3,73
Theo Vinanet
3.2.2.3 Phân tích theo hình thức xuất khẩu
Hiện hồ tiêu Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hàng năm có 90% sản lượng dùng cho xuất khẩu, trong đó 80% xuất khẩu dưới dạng sơ chế thô đã làm giảm giá trị kim ngạch thu về. Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC). Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho rằng, trở thành thành viên chính thức của Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế IPC sẽ giúp đẩy mạnh xuất khẩu và nâng giá sản phẩm. Hiện Việt Nam là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng do chưa có thương hiệu nên đa phần hạt tiêu Việt Nam xuất khẩu phải qua trung gian các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và được dán tem của các doanh nghiệp nước ngoài nên hiệu quả không cao.
3.2.2.4 Phân tích theo giá cả xuất khẩu
Trong những năm qua, do Việt Nam là nước có sản lượng hồ tiêu đứng đầu thế giới, người trồng tiêu và doanh nghiệp xuất khẩu đã chủ động điều tiết được lượng bán ra trên thị trường nên giá hồ tiêu năm sau thường cao hơn năm trước. Điều này cũng giúp giá hồ tiêu nội địa trong ba năm qua luôn ở mức từ 110.000-130.000 đồng/kg.
Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam ( VPA ) cho biết, giá trung bình của mặt hàng tiêu đen trong 9 tháng của năm 2013 là 6.471 đô la Mỹ/tấn, tăng 81 đô la Mỹ/tấn so với mức giá trung bình của năm 2012, và tăng 834 đô la Mỹ/tấn nếu so mức giá trung bình của năm 2011. Còn tiêu trắng là 8.911 USD/tấn.
Giá xuất khẩu, nếu năm 1986 mới đạt 3.322,6 USD/tấn, thì năm 2000 đạt 4.260 USD/tấn, năm 2012 đạt 6.794,5 USD/tấn. Giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam ổn định trong tháng 9/2013 với cả 2 loại tiêu đen và tiêu trắng. Năm 2012, giá trung bình đạt 6.794,5 USD/tấn, 9 tháng đầu năm 2013 tuy giá có giảm so với cùng kỳ năm trước (giảm 6,7%), nhưng vẫn còn khá cao, ở mức 6.619 USD/tấn (cao gấp đôi năm 1986, cao gấp 1,6 lần năm 2000). Giá hồ tiêu dịp này đang tăng lên là do các nước nhập khẩu lớn đều đẩy mạnh mua vào, đồng thời giá tiêu trên thị trường thế giới đang trong xu hướng tăng.
Năm
2009
2010
2011
2012
9T/2013
Giá xuất khẩu ( USD/ tấn )
2.500
3.100
5.500
6.795
6.471
Bảng 7: Giá xuất khẩu hồ tiêu ( 2009 – 2013 ) Nguồn VPA
3.2.3 Đánh giá kết quả xuất khẩu
3.2.3.1 Thành tựu
Việt Nam, Indonesia, Ấn độ, Brazil, Malaysia và Srilanka là 5 nước chiếm hơn 95% sản lượng tiêu xuất khẩu thế giới, trong đó Việt Nam chiếm 44% tổng lượng xuất khẩu và đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu hạt.
Tỷ lệ xuất khẩu chiếm 95% sản lượng sản xuất tiêu hàng năm, mang về lượng ngoại tệ khoảng 450 – 500 triệu USD/năm (so với 100 triệu USD/năm của 10 năm trước). Đây là thành quả tổng hợp của việc tăng năng suất cộng với phát triển công nghệ chế biến, sản phẩm hạt tiêu trắng hiện nay chiếm đến 17-20% trong tổng xuất khẩu tiêu hiện nay so với 4% đầu những năm 2000.
Tiêu Việt Nam đã đến được 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Thị trường nhập khẩu tiêu của Việt Nam khá đa dạng. Trước năm 2000, Việt Nam xuất khẩu tiêu chủ yếu sang các nước châu Á, đặc biệt là Singapore. Đến nay, thị trường châu Á vẫn phát triển, thị trường châu Âu tăng mạnh, các thị trường khác như châu Mỹ, đặc biệt là Hoa Kỳ (chiếm 15%) và các nước châu Phi đều tăng đáng kể.
Đến nay Hồ tiêu đã chiếm vị trí thứ 5 về giá trị trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu của cả nước ( sau gạo, cao su, cà phê, điều ).
Cùng với sự lớn mạnh của ngành tiêu, Việt Nam đã dần hình thành các công ty xuất khẩu tiêu lớn. Trong gần 200 doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu hồ tiêu hiện nay (trong đó 13 doanh nghiệp nước ngoài) có hơn 70 doanh nghiệp tham gia chế biến xuất khẩu hồ tiêu trực tiếp, trong số này có khoảng 20 doanh nghiệp đạt năng lực xuất khẩu trên 10 triệu USD/năm.
Bên cạnh sự phát triển của các doanh nghiệp, Việt Nam đã xây dựng thành công thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai), từ đó đã chuyển hướng từ xuất khẩu hàng thô giá rẻ sang sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn. Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê với chất lượng sản phẩm cao, đến nay đã có tiếng trong nước và đã được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ chú ý. Hiện nay, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đang tiếp tục xúc tiến xây dựng thương hiệu hồ tiêu cho Bà Rịa-Vũng Tàu, Phú Quốc, Lộc Ninh (Bình Phước).
3.2.3.2 Tồn tại
Trong nhiều mặt hàng nông sản chủ lực, hạt tiêu chưa lọt vào nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD/năm, vì thế, để xuất khẩu bền vững rất cần nâng cao chất lượng nguyên liệu và gia tăng giá trị sản phẩm.
Bên cạnh đó, phần lớn hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ ở dạng xuất thô nên giá trị không cao, đặc biệt các doanh nghiệp thường xuất khẩu tiêu đen có giá trị thấp hơn rất nhiều so với tiêu trắng, giá trị xuất khẩu tiêu sẽ tăng thêm rất nhiều nếu các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần gia tăng sản xuất tiêu theo tiêu chuẩn của Mỹ (ASTA) bởi loại tiêu này có giá trị cao và rất được các thị trường lớn ưa chuộng.
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu tiêu trong nước còn yếu cả về vốn, kinh nghiệm thương mại quốc tế và quản trị rủi ro. Khủng hoảng kinh tế thế giới nhất là khu vực châu Âu và Mỹ có thể kéo dài vốn là những thị trường xuất khẩu chính của tiêu Việt Nam. Các doanh nghiệp ngành tiêu cần đẩy mạnh đa dạng hóa các thị trường để giảm thiểu rủi ro thị trường xuất khẩu.
CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HỒ TIÊU VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM 2020
4.1. Mục tiêu, cơ sở đề xuất giải pháp
4.1.1. Mục tiêu
Thứ nhất, ngành hồ tiêu đặt mục tiêu xuất khẩu mỗi năm 1 tỷ đô la Mỹ trong vài năm tới và gia nhập nhóm hàng nông sản có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ đô la Mỹ/năm. Giữ vững vị trí số 1 về xuất khẩu Hồ tiêu.
Thứ hai, 9 tháng đầu năm 2013 Việt Nam đã xuất khẩu vào Hoa Kỳ 16.930 tấn, so với năm 2012 tăng đến 80% về lượng và 77.1% về giá trị (VPA). Dự kiến năm 2014 sẽ xuất khẩu sang thị trường này khoảng 25.000 tấn.
Thứ ba, chất lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ASTA- MỸ, và hình thành thương hiệu tiêu Việt Nam trên thị trường Mỹ.
4.1.2. Cơ sở đề xuất giải pháp
Thị trường Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn và tiềm năng với dân số hơn 313.9 triệu người, nhu cầu sử dụng Hồ tiêu rất cao.
Hệ thống luật kinh doanh của Mỹ rất phức tạp vì ngoài luật liên bang, còn có luật từng bang. Cho nên muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ cần phải có sự am hiểu nhất định về hệ thống luật của Mỹ và phải có những bước đi thận trọng và chính xác.
Tính cạnh tranh của thị trường Mỹ rất cao vì đa số các nước đang phát triển như Ấn Độ, Indonexia ... đều lấy Mỹ làm thị trường chủ lực để thâm nhập, và thâm nhập thành công thì sẽ giúp ngành Hồ tiêu Việt Nam hội nhập thành công ở khu vực và toàn cầu.
Sản lượng Hồ tiêu hàng năm của Việt Nam cao, đạt năng suất tốt.
Thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam vẫn còn là một thách thức. Hiện nay chỉ có huyện Chư Sê ( Gia Lai ) là đi đầu trong việc xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Việt. Thực hiện chiến dịch marketing quảng bá sản phẩm, sở hữu trí tuệ như thế nào để Hồ tiêu Việt Nam trở nên phổ biến, được biết đến trên thế giới chính là một thách thức không hề nhỏ.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cần được các doanh nghiệp quan tâm sâu sắc hơn nữa. Bên cạnh đó sản phẩm không đồng nhất, chế biến không đồng bộ ảnh hưởng đến mặt bằng chung của chất lượng sản phẩm. Làm thế nào để hệ thống tiêu chuẩn hiện nay cần phải được áp dụng rộng rãi, sự đồng bộ chất lượng trong sản phẩm chính là những điều đáng quan tâm và cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng hiện nay.
4.2. Dự báo thị trường Mỹ về sản phẩm Hồ tiêu đến năm 2020.
Hoa Kỳ hiện đang là quốc gia tiêu thụ Hồ tiêu hàng năm lớn nhất trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Công ty GTI (Global Trade Information) của Thụy Sĩ cho biết: Năm 2009 Hoa Kỳ đã nhập khẩu 65.000 tấn, trị giá 135,5 triệu USD từ các nguồn hàng trên thế giới thì đến năm 2010, Mĩ nhập khẩu hơn 70.000 tấn, năm 2011 giảm xuống còn 68.000 tấn và năm 2013 là hơn 64.000 tấn (số liệu Việt Nam xuất khẩu vào Mĩ tính theo thống kê của GTI). Dự báo nhu cầu về Hồ tiêu của quốc gia này đến năm 2020 sẽ là 67.000 tấn.
4.3. Định hướng chiến lược xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2020
Trên cơ sở quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế thời kỳ 2011-2020, định hướng cụ thể để phát triển xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam trong thời gian tới là:
Một là, phát triển xuất khẩu Hồ tiêu trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tốc độ và chất lượng tăng trưởng cao, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Hai là, phát triển xuất khẩu trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng phân vô cơ để giảm bớt ô nhiễm môi trường và sản xuất hồ tiêu theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices for Pepper) nhằm sản xuất hồ tiêu hiệu quả, bền vững, bảo vệ được môi trường và xây dựng được thương hiệu hồ tiêu Việt Nam chất lượng cao, có uy tín nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của thị trường Mỹ về Hồ tiêu xuất khẩu.
Ba là, phát triển xuất khẩu Hồ tiêu góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm đảm bảo công bằng xã hội, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho người dân.
Bốn là, đẩy mạnh nhập khẩu công nghệ tiên tiến, nhằm sản xuất ra các sản phẩm khác từ Hồ tiêu, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo.
4.4. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu Hồ tiêu Việt Nam vào thị trường Mỹ đến năm 2020
4.4.1. Giải pháp từ phía Nhà nước Việt Nam và hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Thứ nhất: Nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phấm, hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu Hồ tiêu hiện nay Việt Nam ra thế giới để điều Việt Nam có vị thế, được biết đến nhiều hơn trên thế giới.
Hỗ trợ hông qua các biện pháp đó là giảm thiểu hoặc gỡ bỏ thuế nhập khẩu Hồ tiêu. Thực hiện hỗ trợ vốn, tín dụng cho các doanh nghiệp trước thực trạng khan hiếm nguồn vốn mua nguyên liệu cũng như đầu tư hiện nay. Cần thúc đẩy, đàm phán để Việt Nam có thể hưởng quy chế Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) và được Mỹ công nhận là nước có nền kinh tế thị trường, khi đó xuất khẩu nông sản vào Mỹ mới thuận lợi. Và nhất là hiệp định TPP với Mỹ cần được sớm triển khai.
Thứ hai: Để ngành Hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường thế giới và đạt sản lượng 5 tấn/ha trong năm 2014. Bộ NN&PTNT cần quy hoạch ngay vùng chuyên canh tiêu, xây dựng một chuỗi sản xuất bền vững liên kết 6 nhà (từ người nông dân, nhà khoa học, nhà quản lý tới người thu mua, doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu) nhằm gia tăng giá trị cho hạt tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Việc đoàn kết nông dân, người quản lý thu mua, doanh nghiệp chế biến và xuất nhập khẩu hiện nay là việc làm rất quan trọng khi mà cả nước có hàng trăm doanh nghiệp, cơ sở tiêu lớn nhỏ và người dân trồng điều lại không mặn mà lắm. Người trồng tiêu cần được sự quan tâm của ngành nông nghiệp trong việc phổ biến kỹ thuật canh tác để thâm canh, tăng năng suất. Giải quyết môi quan hệ này sẽ tạo cơ sở phát triên bền vững cho ngành tiêu Việt Nam cũng như giảm thiểu giá thành sản xuất đảm bảo lợi ích phù hợp giữa các bên thúc đẩy ngành phát triển.
Thứ ba: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA ) không những tăng cường các hoạt động thanh tra, kiếm tra chất lượng tiêu của nông dân, thương lái và các doanh nghiệp sản xuất chế biến tiêu, an toàn lao động, vệ sinh môi trường...mà còn cần hướng dẫn cho các cơ sở chế biến tiêu trên cả nước mà còn thực hiện thực hiện những tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, đế có thể nhận cấp giấy chứng nhận quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm cho những cơ sở này. Việc làm này sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm tiêu cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu tiêu vào Mỹ trong thời gian tới, trong đó, có tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đây cũng là yêu cầu của phía Mỹ trong thời gian tới. Đảm bảo chất lượng khi họ thực hiện kiểm tra các sản phẩm tiêu của Việt Nam.
Thứ tư : Hiện nay Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đang triển khai thực hiện một số quy định mới của Luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm (FSMA). Như vậy cần có sự hỗ trợ trực tiếp và kịp thời của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ để giúp các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, và doanh nghiệp Hồ tiêu nói riêng có thể đăng ký cơ sở làm hàng thực phẩm xuất khẩu và đăng ký Người đại diện tại Hoa Kỳ giúp cho các doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
4.4.2. Giải pháp từ các doanh nghiệp xuất khẩu
Thứ nhất, giải pháp nâng cao thương hiệu
Hiện nay hồ tiêu Việt Nam chủ yếu xuất khẩu với các hình thức khác nhau và nhỏ lẻ, chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới. Chính vì vậy cần tạo ra một thương hiệu chung cho hồ tiêu Việt Nam.
Xây dựng Logo hồ tiêu Việt Nam:
Slogan: Vinapep – Gia vị của người nội trợ.
Ý nghĩa của Logo: Logo được thiết kế với hai màu sắc chủ đạo là xanh lá và màu đen. Vòng tròn màu xanh bên ngoài thể hiện toàn cầu hóa, đồng thời màu xanh nhạt là sự non nớt trong việc xây dựng thương hiệu. Vì thế cần được bảo vệ và quan tâm từ các doanh nghiệp và hiệp hội hồ tiêu Việt Nam. Màu xanh đậm của lá thể hiện một ước vọng trong tương lai rằng tiêu sẽ là một mặt hàng có thể làm nên sự vẻ vang, thành công cho ngành nông sản Việt Nam. Màu đen thể hiện một khả năng tiềm ẩn về vị thế của hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế. Hạt tiêu được kết thành hình chữ “V” nhằm nhấn mạnh đây là hồ tiêu mang thương hiệu Việt Nam.
Với việc sử dụng Logo chung cho tất cả các sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Đồng thời các nước nhập khẩu hồ tiêu trên thế giới có thể nhận dạng và biết nhiều đến hồ tiêu Việt Nam, từ đó có thể khẳng định được thương hiệu của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, công tác xây dựng thương hiệu không phải là một việc dễ dàng mà chính là một thách thức lớn đòi hỏi sự nổ lực hết mình của tất cả ngành hồ tiêu, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu cũng như dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo từ phía nhà nước.
Các doanh nghiệp trên thế giới từ lâu đã nhận thức sâu sắc rằng thương hiệu là một tài sản hết sức to lớn, thương hiệu là phương tiện để ghi nhận và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận. Không một doanh nghiệp nào không bỏ công sức và tiền của để tạo dựng và phát triển thương hiệu. Họ gìn giữ, bảo vệ và phát triển thương hiệu bằng cả tài năng, trí tuệ và mồ hôi nước mắt của nhiều thế hệ.
Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu. Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới, duy trì khách hàng trung thành, đưa chính sách giá cao, mở rộng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh.
Thu hút thêm khách hàng mới
Công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị. Một ví dụ là khi có một chương trình khuyến mại nhằm khuyến khích mọi người sử dụng thử hương vị mới hoặc công dụng mới của sản phẩm thì số người tiêu dùng hưởng ứng sẽ đông hơn khi họ thấy đây là một thương hiệu quen thuộc. Lý do chính là người tiêu dùng đã tin tưởng vào chất lượng và uy tín của sản phẩm.
Duy trì khách hàng cũ
Sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những khách hàng cũ trong một thời gian dài. Sự trung thành sẽ được tạo ra bởi 4 thành tố trong tài sản thương hiệu là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác. Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu cộng thêm sự nổi tiếng của thương hiệu sẽ tạo thêm niềm tin và lý do để khách hàng mua sản phẩm, cũng như những thành tố này sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Gia tăng sự trung thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sáng tạo và có những sản phẩm vượt trội. Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu nhưng cũng bị tác động bởi tài sản thương hiệu. Sự trung thành thương hiệu là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại cho công ty.
Đưa ra chính sách giá cao
Tài sản thương hiệu sẽ giúp cho công ty thiết lập một chính sách giá cao và ít lệ thuộc hơn đến các chương trình khuyến mãi. Trong những trường hợp khác nhau thì các thành tố của tài sản thương hiệu sẽ hỗ trợ công ty trong việc thiết lập chính sách giá cao. Trong khi với những thương hiệu có vị thế không tốt thì thường phải sử dụng chính sách khuyến mãi nhiều để hổ trợ bán hàng. Nhờ chính sách giá cao mà công ty càng có thêm được lợi nhuận.
Mở rộng thương hiệu
Tài sản thương hiệu sẽ tạo một nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu. Sony là một trường hợp điển hình, công ty đã dựa trên thương hiệu Sony để mở rộng sang lĩnh vực máy tính xách tay với thương hiêu Sony Vaio, hay sang lĩnh vực game như Sony Play Station… Một thương hiệu mạnh sẽ làm giảm chi phí truyền thông rất nhiều khi mở rộng thương hiệu.
Tận dụng tối đa kênh phân phối
Tài sản thương hiệu còn giúp cho việc mở rộng và tận dụng tối đa kênh phân phối. Cũng tương tự như khách hàng, các điểm bán hàng sẽ e ngại hơn khi phân phối những sản phẩm không nổi tiếng. Một thương hiệu mạnh sẽ hỗ trợ trong việc có được một diện tích trưng bày lớn trên kệ. Bên cạnh đó thương hiệu lớn sẽ dễ dàng nhận được hợp tác của nhà phân phối trong các chương trình tiếp thị.
Tạo rào cản đối với đối thủ cạnh tranh
Cuối cùng, tài sản thương hiệu còn mang lại lợi thế cạnh tranh và cụ thể là sẽ tạo ra rào cản để hạn chế sự thâm nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng thương hiệu. Họ tin rằng một thương hiệu mạnh sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Để có thể sử dụng Logo thương hiệu hồ tiêu của Việt Nam, các doanh nghiệp cần nổ lực để hoàn thiện chất lượng sản phẩm, phải đạt được những tiêu chuẩn sau:
Black pepper Reclean: Tiêu đen sạch rửa bằng hơi nước.
Black pepper steamwashed: Tiêu đen sạch
White pepper: Tiêu trắng sạch.
Một số giải pháp quảng bá thương hiệu:
Cần tham gia các hội chợ triễn lãm nhằm quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam.
Doanh nghiệp Việt Nam nên lập website tại Hoa Kỳ để người tiêu dùng, khách hàng Hoa Kỳ tiếp cận dễ dàng hơn.
Theo số liệu thống kê gần đây của dự án Pew Internet and American Life, có hơn một nửa số người thường xuyên sử dụng internet vào việc tìm kiếm thông tin về những vấn đề mà họ quan tâm. Nếu như internet là công cụ đầu tiên mà người lướt web sử dụng để tìm thông tin về công ty hoặc đối tượng mà họ quan tâm thì đương nhiên internet là công cụ kì diệu để doanh nghiệp quảng bá sức mạnh cũng như thương hiệu của mình. Doanh nghiệp có thể đưa quảng cáo vào trang Facebook của mình. Vì hiện nay, mạng xã hội facebook đang phát triển một cách đáng kinh ngạc.
Thông cáo báo chí: Phải tìm hiểu giới báo đài và các phương tiện truyền thông ở Mỹ và học cách xuất hiện trên các “tít” của họ. Thường xuyên gửi thông cáo báo chí và thông tin về sản phẩm thì cơ may chúng được xuất hiện trên một tờ báo sẽ càng cao. Và chỉ sau một thời gian doanh nghiệp có thể tìm đươc những khách hàng tiềm năng.
Tham gia vào các phòng thương mại, hiệp hội các doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động để có thêm cơ hội được tiếp thị hình ảnh của chính mình.
Hoạt động từ thiện: Đó là những hoạt động đầy thiện ý và giúp ích nhiều cho cộng đồng. Doanh nghiệp có thể đóng góp bằng chính sản phẩm, dịch vụ và thời gian của mình. Đa phần những hoạt động như thế sẽ được giới truyền thông và công chúng ghi nhận. Đây là một cách quảng bá tốt đồng thời gieo được nhân tốt.
Các doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức các cuộc thi nấu ăn nhằm quảng bá tốt slogan “ Vinapep – Gia vị của người nội trợ”.
Thứ hai, giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
Năng lực sản xuất hồ tiêu của Việt Nam hiện nay rất lớn và hiệu quả kinh tế cũng khá hấp dẫn đối với nông dân và các cơ sở thu mua chế biến xuất khẩu hồ tiêu. Tuy nhiên Việt Nam chưa có lợi thế cạnh trạnh trên trường quốc tế vì chất lượng sản phẩm còn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu chuẩn của các nước trên thế giới. Vậy để sản xuất, chế biến hồ tiêu có chất lượng cao, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì sản phẩm của chúng ta phải không ngừng nâng cao về chất lượng.
Khâu trồng
Chọn giống chất lượng tốt và sạch bệnh.
Nâng cao kiến thức các hộ dân qua các buổi tuyên truyền, đạo tạo về kỹ thuật trồng hồ tiêu cho năng suất cao.
Để chinh phục được thị trường Mỹ khó tính, cần thâm canh hồ tiêu theo hướng hữu cơ. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh bằng biện pháp tổng hợp.
Khâu chế biến
Sảnphẩm đạt tiêu chuẩn Mỹ ASTA (American Spice Trade Association Standards 28.04.1999) thỏa mãn theo yêu câu nhập khẩu của các khách hàng Mỹ. Gồm có các tiêu chuẩn:
Black pepper Reclean: Tiêu đen sạch rửa bằng hơi nước.
Black pepper steamwashed: Tiêu đen sach
White pepper: tiêu trắng sạch.
Thu hoạch, chế biến và bảo quản tốt, bảo đảm ATVSTP.
Ứng dụng các chế phẩm sinh học như chế phẩm Tricoderma,... giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả, cải thiện tình hình sản xuất hồ tiêu.
Giảm các lò chế biến nhỏ, tăng cường chế biến công nghiệp công nghệ cao (lập khu công nghệ mini ở địa phương, cho chế biến tập trung, dùng công nghệ cao để xử lý nước thải).
Các doanh nghiệp xuất khẩu cần thường xuyên nắm nhu cầu thị phần, giá cả thị trường, từ đó kê đơn đặt hàng với các cơ sở, nhà máy chế biến tiêu trong nước, kịp thời cung cấp sản phẩm cho thị trường có chất lượng cao, có uy tín về thương hiệu.
Thứ ba, giải pháp hoàn thiện kênh phân phối Hồ tiêu
Như đã phân tích ở trên, hiện nay hệ thống phân phối hồ tiêu của Việt Nam còn hạn chế rất lớn là có quá nhiều khâu và thành phần trung gian tham gia. Trong đó thương lái thu mua đến 80% khối lượng hồ tiêu để xuất khẩu dẫn đến tình trạng ép giá, ép cân khi thu mua hồ tiêu từ nông dân trồng tiêu và ảnh hưởng đến chất lượng hồ tiêu xuất khẩu về tính đồng nhất do khi thu mua thường trộn lẫn các loại tiêu kém chất lượng với tiêu chất lượng cao với nhau vì mục đích lợi nhuận.
Với cách tổ chức lại hệ thống phân phối hồ tiêu hiện nay bằng cách đơn giản hóa tối đa các thành phần trung gian, giảm dần vai trò của thương lái và tăng cường sự liên kết của những thành phần chủ chốt gồm nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu, nhà khoa học và nhà nước, hoạt động xuất khẩu hồ tiêu có thể diễn ra thông suốt và khắc phục hạn chế của kênh phân phối hiện tại. Đặc biệt, năng lực của các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Mỹ còn nhiều hạn chế, do đó chọn lựa kênh phân phối một cách chính xác, chọn các trung gian và việc tổ chức thực hiện các chức năng của trung gian sẽ là giải pháp cho sự thành công của doanh nghiệp nói riêng và hoạt động xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam nói chung. Hoàn thiện kênh phân phối có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm chi phí tối đa và nâng cao năng lực cạnh tranh hồ tiêu trên thị trường hồ tiêu thế giới, nhất là về giá.
Kết luận
Hồ tiêu là một trong năm mặt hàng nông sản giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam. Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, xuất khẩu tiêu cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang lại lợi ích lớn đến nền kinh tế quốc dân. Trong xu hướng hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, ngành tiêu Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như thách thức, đỏi hỏi cần phải có những bước đi tích cực để có thể tiếp tục giữ vững vị trí số một của mình trên thị trường thế giới. Những khó khăn, thách thức khách quan cũng như trong nội bộ ngành như: vấn đề về nguồn cung tiêu thô, chất lượng sản phẩm hay thương hiệu... cần phải được nhà nước, chính phủ, cơ quan chức năng và các doanh nghiệp tập trung giải quyết, nếu không chắc chắn thị phần tiêu của Việt Nam sớm muộn sẽ bị các nước như Indonesia, Ấn Độ, Malaysia vượt qua.
Hiện nay Mỹ đã và đang là đối tác quan trọng, là thị phần xuất khẩu chủ yếu của ngành tiêu Việt Nam nói riêng và các ngành hàng nông sản khác nói chung. Để giữ vững thị phần cũng như đẩy mạnh xuất khẩu Hồ tiêu sang Mỹ cần đòi hỏi rất cao trong chất lượng sản phẩm với hệ thống giám sát, quản lý chặt chẽ từ phía chính phủ cùng với phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều này sẽ làm tăng vị thế, nâng cao giá thành sản phẩm cho Hồ tiêu Việt Nam. Khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế qua đi, thị trường Mỹ đang dần ổn định trở lại, chắc chắn trong tương lai xuất khẩu Hồ tiêu của Việt Nam sang Mỹ nói riêng và thế giới nói chung sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, giữ vững vị trí số một trên thị trường thế giới.
Do thời gian và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS. Văn Đức Long đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Tài liệu tham khảo
Dương Hữu Hạnh Kinh doanh quốc tế - Thách thức của cạnh tranh toàn cầu của NXB Thanh niên, THCM.
TS. Nguyễn Đông Phương Quản trị kinh doanh quốc tế của NXB Lao động – XH, TPHCM.
PGS. TS. Võ Thanh Thu Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ của NXB thống kê, TPHCM, 2001.
Các trang Web:
Cục xúc tiến thương mại Việt Nam
Hải Quan Việt Nam
Giá tiêu đen - Thông tin thị trường hạt tiêu
Tổng cục thống kê
Hồ tiêu Việt Nam
Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương
Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam ( VPA )
Trang thông tin thị trường hàng hóa Việt Nam
Trang xúc tiến thương mại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xuat_khau_ho_tieu_vn_sang_my_5927.docx