Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ

GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu: Trong thời đại hội nhập, Việt Nam đã có những bước đi thành công trên trường quốc tế như gia nhập các tổ chức quốc tế ASEAN, WTO, APEC, đã đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng không chỉ có nhiều cơ hội mà còn có nhiều thách thức lớn phải vượt qua. Vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh được với các ngân hàng khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho công nhân viên và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Bên cạnh những tác động tích cực, việc suy thoái kinh tế thế giới sâu rộng, thị trường chứng khoán liên tục biến đổi và sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng ngày càng tăng do chính sách mở cửa thị trường của Chính phủ cho ngân hàng nước ngoài theo cam kết WTO đã làm cho các ngân hàng ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Cần Thơ nói riêng phải có chính sách kinh doanh hợp lý nhằm thu hút khách hàng đến với mình. Kinh doanh ngân hàng trong mấy năm gần đây đang trở nên hấp dẫn và làn sóng đầu tư mở ngân hàng cũng trở nên sôi động. Tuy nhiên, qua khủng hoảng, cơn say ngân hàng có thể sẽ được nhìn nhận lại, nhất là khi biến động, thử thách khiến cho các ngân hàng bộc lộ rõ hơn bao giờ hết những điểm mạnh và điểm yếu của mình. Và cũng từ trong những biến động khó khăn, rất nhiều người mới nhận ra rằng, ngân hàng là một doanh nghiệp nhưng không phải chỉ có huy động, cho vay để kiếm lãi mà để có được một vị thế kinh doanh vững chãi và lâu dài, người ta phải có năng lực và thể hiện được trách nhiệm và ứng xử của một doanh nghiệp trong lĩnh vực nhạy cảm và có ý nghĩa đặc biệt với nền kinh tế và doanh nghiệp. Thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên có hệ thống cơ sở hạ tầng khá thuận lợi cho các doanh nghiệp hợp tác đầu tư cũng như các ngân hàng phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Cần Thơ là một trong những ngân hàng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường trên. Chính vì vậy, việc phân tích hoạt động kinh doanh cho ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là rất cần thiết và quan trọng. Nó giúp ngân hàng thấy được điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình so với các ngân hàng đối thủ trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Từ đó, chi nhánh sẽ có những giải pháp để tiếp tục đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 đến 2008. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ từ năm 2006 đến 2008. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. - Tìm ra nguyên nhân, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh của ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: - Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ qua 3 năm từ 2006 đến 2008 đã đạt được những kết quả như thế nào? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh? Các yếu tố đó ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh? - Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh?

pdf58 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8430 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
í lãi của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006 - 2008 Chi phí lãi là chi phí có liên quan đến thu nhập và là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Ta thấy chi phí trả lãi tiền gửi từ năm 2006 đến 2008 biến động không đáng kể, trung bình là 26 tỷ đồng/năm, năm 2008 tăng 12% so với năm 2007 và chiếm 22,2% tổng chi phí lãi. Tiền gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gửi được hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi tiền. Trong khi đó, chi phí trả lãi tiền vay luôn cao hơn phí trả lãi tiền gửi và có sự biến động qua các năm. Chi phí lãi là chi phí có liên quan đến thu nhập của chi nhánh. Chi phí lãi là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Cụ thể năm 2007 giảm 31,9% so với năm 2006, năm 2008 tăng lên đến 98 tỷ đồng. Đây là khoản chi lớn nhất của chi nhánh, chiếm 77,8% tổng chi phí của chi nhánh. Trong 3 năm thì năm 2008 số lãi tiền vay phải trả tăng cao vì trong năm 2008 xảy ra khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nên phải cần lượng tiền lớn để cho họ vay khắc phục khó khăn. Thành phố có nhiều dự án lớn phải triển khai nhằm khuyến khích Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 33 - SVTH: Trần Kim Phượng phát triển kinh tế thành phố mà nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng còn rất hạn chế nên chi nhánh phải vay thêm ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác nên phải trả lãi cao. 4.4.2. Chi phí ngoài lãi: Đvt: tỷ đồng 72 36 57 28 126 35 0 50 100 150 200 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chi phí ngoài lãi Chi phí lãi Hình 9: Chi phí ngoài lãi của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006 - 2008 Cùng với sự tăng trưởng của tổng thu nhập thì tổng chi phí của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể do phải chi trả chi phí lãi và chi phí ngoài lãi. Chi phí ngoài lãi là các chi phí khác không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chi nhánh như: chi quỹ lương cho cán bộ nhân viên trong quá trình hoạt động, chi cho hoạt động quảng cáo, chi giấy in, chi trang đồng phục cơ quan, chi mua sắm công cụ giao dịch, chi văn phòng phẩm, chi thuê mặt bằng, chi xăng dầu, công tác phí, chi tuyên truyền, quảng cáo tiếp thị, chi điện nước, vệ sinh cơ quan, chi hội nghị,... chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của chi nhánh (hơn 20%). Đây là những khoản chi mà trong những năm tới chi nhánh nên có biện pháp để hạn chế tăng như tiết kiệm điện nước, quản lý chặt chẽ hơn nữa việc đi lại công tác của nhân viên, tiết kiệm giấy in,... Nhìn chung, chi phí ngoài lãi của chi nhánh qua ba năm biến động không đáng kể. Năm 2007, chi phí ngoài lãi giảm 22,2% so với năm 2006, năm 2008 tăng 25% so với năm 2007 nhưng chi phí này không cao hơn năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng chi phí là do trong năm 2008, ngân hàng Nhà nước liên tục thay đổi mức lãi suất nên làm cho chi nhánh tốn nhiều chi phí cho cán bộ tín dụng trực tiếp đến các doanh nghiệp có quan hệ với chi nhánh để điều chỉnh lãi suất phù hợp. Đồng thời, trong năm 2008, chi nhánh tăng cường công tác tuyên Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 34 - SVTH: Trần Kim Phượng truyền, quảng bá, đồng thời mua sắm một số trang thiết bị và máy móc khá hiện đại nên đã làm cho chi phí ngoài lãi tăng đáng kể. 4.5. Phân tích tình hình lợi nhuận: Đvt: tỷ đồng 128 108 20 100 85 15 174 161 13 0 50 100 150 200 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Hình 10: Tình hình lợi nhuận của BIDV chi nhánh Cần Thơ từ 2006 - 2008 Qua hình ta thấy, lợi nhuận của chi nhánh giảm trong 3 năm từ năm 2006- 2008. Năm 2007, do thu nhập của chi nhánh giảm so với năm 2006 nên lợi nhuận cũng giảm theo. Song năm 2008 mức thu nhập tăng lên đáng kể nhưng lợi nhuận lại giảm so với năm 2007. Điều này cho thấy trong năm 2008, chi nhánh đã có nhiều biện pháp để tăng doanh thu nhằm mục đích đem lại nhiều lợi nhuận cho chi nhánh. Tuy nhiên, doanh thu tăng chưa hẳn đem lại nhiều lợi nhuận. Bên cạnh yếu tố doanh thu thì lợi nhuận giảm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, khả năng thu nợ, chi phí cho việc quảng cáo, tiếp thị dịch vụ,... Nguyên nhân lợi nhuận của chi nhánh trong năm 2008 giảm là do trong năm qua chi nhánh đã trích một khoản chi phí trả lãi tiền vay cao hơn so với năm 2007 đồng thời trong năm qua Nhà nước đã có nhiều đợt điều chỉnh lãi suất cho vay nên khiến cho nhiều doanh nghiệp e ngại, chưa dám đầu tư nhiều. Lợi nhuận ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định vốn nhằm mở rộng phát triển và cải tiến chiến lược khách hàng. Lợi nhuận còn khuyến khích nhà quản lý mở rộng và cải thiện công việc, giảm chi phí và gia tăng các dịch vụ. Chính vì vậy, việc tạo là lợi nhuận là rất cần thiết và quan trọng trong hoạt động của chi nhánh, nó không chỉ quyết định sự sống còn của chi nhánh mà còn giúp cho chi nhánh có thể dễ dàng huy động vốn trong dân cư để chi nhánh ngày càng lớn mạnh, hoạt dộng có hiệu quả hơn. Nhìn chung, thu nhập từ lãi cho vay của chi nhánh trong năm 2008 tăng so với 2007, đây là sự gia Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 35 - SVTH: Trần Kim Phượng tăng đáng khích lệ của chi nhánh, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng lợi nhuận của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần phải tăng cường dịch vụ cho hoạt động cho vay và tiền gửi để thu hút ngày càng nhiều khách hàng có uy tín, tăng sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập ngày nay. Tóm lại, việc phân tích tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận qua các năm là rất cần thiết cho chi nhánh. Đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định kết quả kinh doanh của chi nhánh. Từ đó, chi nhánh đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp để làm tăng thu nhập và giảm chi phí đến mức tối thiểu nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. 4.6. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 6: Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ Chỉ tiêu Năm So sánh Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2007/2006 Năm 2008/2007 Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 838 946 1.080 108 134 Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 808 923 1.069 115 146 Vốn huy động (tỷ đồng) 503 424 480 -79 56 Vốn huy động/ Tổng dƣ nợ (%) 62,3 45,9 44,9 -16,4 -1 Hệ số thu nợ (%) 102,9 95,6 95,4 -7,3 -0,2 Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ (%) 0,6 0,1 10,5 -0,5 10,4 Vòng quay vốn tín dụng (vòng/năm) 3,7 3,7 3,1 0 -0,6 Rủi ro tín dụng (%) 14,34 3,89 13,35 -10,45 9,46 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (ROS) 12,4 11,7 5,38 -0,7 -6,32 Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA) 2,4 1,6 1,2 -0,8 -0,4 (Nguồn : Phòng Kế hoạch Tổng hợp, tháng 4/2009)  Vốn huy động/ Tổng dƣ nợ: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động của chi nhánh trong việc vay vốn. Nhìn chung, qua 3 năm, tỷ số này có xu hướng giảm theo từng Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 36 - SVTH: Trần Kim Phượng năm. Nguyên nhân là do vốn huy động của chi nhánh qua 3 năm có sự biến động nên việc sử dụng nguồn vốn này vào mục đích cho vay cũng biến động theo. Mặc dù tỷ số này giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức trung bình là 50% chứng tỏ chi nhánh sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay có hiệu quả.  Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay): Theo số liệu ở bảng 6 ta thấy hệ số thu nợ của chi nhánh trong năm 2006 là 102,9%; cao hơn so với năm 2007 và 2008. Tuy nhiên, hệ số thu nợ trong năm 2007 và 2008 giảm không đáng kể so với năm 2006 do chi nhánh đặc biệt chú trọng đến việc thẩm định dự án của khách hàng khi vay vốn nên tránh được phần nào tình trạng nợ khó đòi, giảm rủi ro tín dụng cho chi nhánh.  Nợ quá hạn/Tổng dƣ nợ: Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trong năm 2007, nợ quá hạn trên tổng dư nợ của chi nhánh là 0,1%; giảm 0.5% so với năm 2006. Đây là điều đáng mừng vì tỷ số này càng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao, cho thấy nợ quá hạn của chi nhánh thấp. Năm 2008, tỷ số này tăng đến 10,5% thể hiện nợ quá hạn khó đòi của chi nhánh tăng cao.  Vòng quay vốn tín dụng: Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của ngân hàng trong một kỳ nhất định mà cụ thể ở BIDV chi nhánh Cần Thơ mà ta đang xem xét là một năm. Đồng vốn quay vòng càng nhanh càng tốt và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh khá cao chứng tỏ chi nhánh hoạt động có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận hơn. Cụ thể năm 2006 và 2007, vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là 3,7 vòng; đến năm 2008, vòng quay vốn tín dụng giảm còn 3,1 vòng. Qua sự sụt giảm của vòng quay tín dụng trong năm 2008 cho thấy đồng vốn của chi nhánh giảm trong năm này, điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh giảm. Vì vậy, chi nhánh cần phải nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục để vòng quay vốn luôn tăng. Có như thế thì hoạt động kinh doanh của chi nhánh mới có hiệu quả hơn.  Rủi ro tín dụng (Nợ xấu/Tổng dƣ nợ): Rủi ro tín dụng trong ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng là chỉ tiêu đánh giá Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 37 - SVTH: Trần Kim Phượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một điều mà bất kỳ một ngân hàng nào đều cũng gặp phải là việc tồn tại các khoản nợ xấu và nợ quá hạn, nhưng vấn đề cần quan tâm là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đó cao hay thấp. Tỷ lệ nợ xấu đối với tổng dư nợ của chi nhánh qua 3 năm biến động khá phức tạp. Năm 2006 là 14,34%, đến năm 2007 giảm xuống 3,89% nhưng năm 2008 lại tăng lên 13,35%. Sở dĩ tỷ lệ nợ xấu năm 2007 giảm hơn so với năm 2006 là do chi nhánh tăng cường công tác thu nợ và xử lý nợ và ý thức trả nợ của khách hàng tăng lên đã giúp cho tỷ lệ nợ xấu giảm. Để làm giảm nợ xấu thì phải có sự nổ lực từ nhiều phía: từ sự quản lý hiệu quả của Ban lãnh đạo chi nhánh và sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ tín dụng cộng thêm thiện chí trả nợ của khách hàng, điều này nên được duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai.  Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (ROS): Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận, tỷ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của chi nhánh càng tốt. Qua bảng trên ta thấy tỷ số này liên tục giảm qua 3 năm, tuy nhiên số lượng giảm không đáng kể: năm 2006 là 12,4; năm 2007 là 11,7; năm 2008 giảm còn 5,38. Vì ROS tỷ lệ thuận với lợi nhuận nên khi lợi nhuận giảm thì tỷ số này cũng giảm. Điều này chứng tỏ doanh thu của chi nhánh có tăng nhưng do chi phí cũng tăng làm cho lợi nhuận giảm. Qua sự giảm liên tục của tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu cho thấy chi nhánh cần tìm ra nguyên nhân để nâng cao chất lượng kinh doanh, thu về nhiều lợi nhuận cho chi nhánh trong thời gian tới.  Tỷ suất lợi nhuận/Tổng tài sản (ROA): Tỷ suất lợi nhận trên tổng tài sản của chi nhánh có xu hướng giảm qua 3 năm. Mặc dù tổng tài sản của chi nhánh qua 3 năm đều tăng nhưng do lợi nhuận giảm nên làm cho tỷ số này giảm theo. Tóm lại, qua việc phân tích các tỷ số trên, chi nhánh có thể rút ra điểm mạnh, điểm yếu, biết được nguyên nhân làm sụt giảm lợi nhuận của chi nhánh để tìm cách khắc phục, đồng thời chi nhánh có thể so sánh các tỷ số này với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để đưa ra kế hoạch kinh doanh có hiệu quả hơn. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 38 - SVTH: Trần Kim Phượng 4.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh: 4.7.1. Tốc độ phát triển kinh tế:  Kinh tế thế giới: Tiếp tục đà suy giảm từ cuối năm 2007, kinh tế thế giới năm 2008 vẫn đối mặt nhiều khó khăn và chưa có dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia đã chậm lại trung bình giảm 0,5-1% so với mức tăng trưởng của năm 2007 và sau đó là nguy cơ suy thoái đang ngày một trở nên thách thức đối với các nền kinh tế. Cùng với sự biến động bất thường của các hang hóa trọng yếu như vàng, dầu lửa, lương thực…đang có biểu hiện giảm sút. Cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính Mỹ cùng với sự sụp đổ của hàng loạt định chế tài chính Mỹ và Châu Âu đã làm cho thị trường chứng khoán trên thế giới xuống dốc nhanh chóng. Việc khủng hoảng tài chính là rất đáng báo động và không dừng ở phạm vi khủng hoảng hệ thống công ty tài chính như các ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư mà đã lan sang hệ thống ngân hàng thương mại và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ khác.  Kinh tế Việt Nam: Trước các biến động của kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, chính phủ đã tiếp tục thúc đẩy thực hiện 8 nhóm giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. NHNN vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt thong qua công cụ lãi suất cơ bản và hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, nhưng đã linh hoạt hơn trong hổ trợ các NHTM về thanh lhoarn, thể hiện ở việc tăng lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và cho phép các NHTM cầm cố tín phiếu bắt buộc để vay vốn. Điều này đã giúp các NHTM có điều kiện giảm lãi suất cho vay để phục vụ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp. Ngoài ra, trước những biến động của khủng hoảng tài chính Mỹ, Chính phủ đã chủ động chủ trì họp để nghiên cứu, đánh giá các tác động của khủng hoảng và có những chỉ đạo nhằm hạn chế những ảnh hưởng của nó tới Việt Nam. - GDP: Mặc dù chịu nhiều biến động của nền kinh tế thế giới cùng với những tác động của thiên tai, dịch bệnh xảy ra trong nước, nhưng nhờ nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ và các cấp, các ngành nên tổng sản phẩm trong nước Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 39 - SVTH: Trần Kim Phượng (GDP) năm 2008 là 6,25%; thấp hơn 2,25% so với năm 2007 và thấp hơn 0,77% so với kế hoạch điều chỉnh.Con số GDP tuyệt đối của cả nước năm 2008 đạt 1487 ngàn tỷ đồng. Với dân số Việt Nam khoảng 86160 ngàn người, GDP bình quân của mỗi người dân đạt khoảng 16700 đồng/USD thì GDP trung bình của người dân Việt Nam đã đạt 1024 USD/ người. Năm 2008, lạm phát tính qua chỉ số CPI đã lên đến 19,89%, USD mất giá 2,35%. Tốc độ tăng trưởng GDP cho thấy tình hình lạm phát, giá cả các mặt hàng tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân. - Chỉ số gía tiêu dùng: Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2008 tiếp tục xu hướng giảm của 2 tháng trước đó, khi tốc độ tăng đạt mức – 0,68% so với tháng trước. Khép lại cả năm 2008, mức tăng CPI chỉ là 18,89% nếu so với tháng 12/ 2007. Tuy nhiên, giá tiêu dùng bình quân của năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 22,97%. Đây là tốc độ tăng rất cao trong thập kỷ này và là năm đầu tiên chỉ số này tăng 2 con số. Theo dự báo, CPI trong năm 2009 sẽ tiếp tục xu hướng giảm lạm phát có thể chỉ bằng một nửa năm 2008. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chi nhánh TP Cần Thơ, tổng dư nợ trên địa bàn thành phố trong tháng 3 tăng mạnh so với 2 tháng trước. Theo công bố mới đây của Cục Thống kê TP Cần Thơ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2009 giảm 0,18% so với tháng 2-2009 sau khi tăng liên tiếp trong 2 tháng đầu năm. - Tình hình lạm phát và tăng trƣởng kinh tế: Đvt: % 6.6 12.6 19.9 8.2 8.5 6.7 0 5 1 15 20 25 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Lạm phát Tăng trƣởng kinh tế Hình 11: Tình hình lạm phát và tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam từ 2006- 2008 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 40 - SVTH: Trần Kim Phượng Ta thấy tình hình lạm phát trong những năm gần đây tăng khá nhanh. Năm 2007, tỷ lệ lạm phát là là 12,6%; năm 2008 tỷ lệ này tăng lên 19,9%. Đây là mức độ tăng cao nhất từ trước đến nay. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 8,5% cao hơn so với năm 2006. Đến năm 2008, tốc độ này giảm xuống còn 6,7%. Sự gia tăng lạm phát trong năm 2008 đã làm cho các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất làm cho thị trường tiền tệ ngày càng bất ổn. Lãi suất ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán, cũng như ảnh hưởng đến dòng luân chuyển vốn: vốn được chuyển từ thị trường chứng khoán sang thị trường tiền tệ hoặc ngược lại. 4.7.2. Yếu tố chính sách- pháp luật: Với sự lãnh đạo của Đảng, tình hình chính trị của Việt Nam đã ổn định qua một thời gian dài. Đây là cơ hội cho các ngân hàng trong nước yên tâm khi hoạt động kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Nhà nước ban hành, sửa đổi và bổ sung để ngày càng hoàn thiện hệ thống luật pháp, tạo môi trường thông thoáng hơn cho các ngân hàng, ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư, góp phần phát triển nền kinh tế. Thuế: doanh nghiệp chịu tác động bởi các loại thuế thu nhập doanh nghiệp (28%), thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác. Với các loại thuế này trong tương lai sẽ có ít sự thay đổi (vì Nhà nước đang thực hiện các chính sách ưu đãi doanh nghiệp để phát triển kinh tế) cho nên sẽ tạo nhiều thuận lợi và đảm bảo chiến lược được thực hiện ổn định về mặt tài chính. Trong bối cảnh ấy, ngày 11/4/2008, Hội đồng quản trị BIDV đã có Nghị quyết số 216/NQ- HĐQT về chương trình hành động BIDV góp phần thực hiện mục tiêu của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển bền vững. (Nguồn: Đầu tư & Phát triển, số 140) 4.7.3. Thị trƣờng: - Tốc độ phát triển: Cần Thơ là một thành phố trung tâm của khu vực ĐBSCL, nằm trên bờ phải sông Hậu, có vị trí địa lý quan trọng nằm trên trục giao thông giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và cách Thành phố Hồ Chí Minh 169 km về phía Tây Nam. Diện tích nội thị 53 km². Thành phố Cần Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 41 - SVTH: Trần Kim Phượng Thơ có diện tích 1.389,59 km², dân số 1,2 triệu người (2008). Đồng thời, Cần Thơ còn có hệ thống cơ sở hạ tầng khá thuận lợi cho hợp tác đầu tư và thương mại trong và ngoài nước với hệ thống giao thông thủy bộ, sân bay, bến cảng, các khu công nghiệp, khu chế xuất, dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng,…tương đối đồng bộ. Ngoài ra, thành phố này là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như thủy sản, gạo, may mặc, nông sản chế biến, dược phẩm. + Về nông nghiệp: hàng năm thành phố Cần Thơ sản xuất được 1,2 triệu tấn lúa, chế biến xuất khẩu từ 500.000 đến 600.000 tấn gạo, khoảng 110.000 tấn trái cây, 90.000 tấn thủy sản và 20.000 tấn thịt gia súc, gia cầm. + Về công nghiệp: quy mô về giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 12 trong cả nước, với nhịp độ tăng trưởng bình quân 19%/năm. Năm 2008, giá trị công nghiệp đạt trên 12.300 tỷ đồng. + Về thương mại: với vị trí địa lý thuận lợi, Cần Thơ là nơi tập trung nguyên liệu để chế biến, trung chuyển, mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thương mại cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, đồng thời thực hiện mậu dịch với các nước trên thế giới. (Nguồn: Công Trung (2008)). - Cạnh tranh: + Tốc độ phát triển ngành ngân hàng: Theo báo cáo của ngân hàng Nhà nước trong Hội nghị Tổng kết toàn ngành năm 2008, tính đến cuối năm 2008, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam ở khoảng 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư nợ tín dụng. Số nợ xấu trên cơ bản đã được các ngân hàng trích lập đủ dự phòng rủi ro. Trong năm 2008 không có ngân hàng nào rơi vào thua lỗ, một số chỉ số chính cho thấy hệ thống vẫn an toàn và đạt kết quả khả quan. Cụ thể, đến cuối năm 2008, vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống đã tăng 30% so với cuối năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn tăng từ 8,9% lên 9,7%; vốn đảm bảo thanh toán thường xuyên lớn hơn mức phải dự trữ bắt buộc, tỷ lệ khả năng chi trả ngắn hạn lớn hơn 100%, khả năng sinh lời tiếp tục được cải thiện do tốc độ tăng tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu thấp hơn tốc độ tăng chênh lệch thu chi. Trong năm 2009, ngân hàng Nhà nước tiếp tục yêu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 42 - SVTH: Trần Kim Phượng cầu các ngân hàng Thương mại tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, thực hiện tăng trưởng tín dụng phù hợp với mức độ kiểm soát lạm phát. (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tốc độ phát triển của ngành ngân hàng từ năm 2006 đến 2008 thể hiện ở hình sau: Đvt: nghìn tỷ đồng 255 321 387 162 201 244 154 168 197 169 197 211 0 100 20 300 400 Agribank BIDV Vietinbank Vietcombank Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Hình 12: Tổng tài sản so với các ngân hàng thƣơng mại lớn khác tại Việt Nam (Nguồn: Nhìn chung, trong 3 năm từ 2006 đến 2008, tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng tương đối đều nhau và ở mức ổn định. Tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể, Agribank có tổng tài sản cao nhất, kế đến là BIDV, Vietcombank, Vietinbank. Năm 2007, Vietcombạk có tổng tài sản thấp hơn Vietinbank, nhưng đến năm 2008 thì tổng tài sản của Vietcombank đã vượt qua Vietinbank. Năm 2007, tổng tài sản của BIDV tăng 39 nghìn tỷ đồng so với năm 2006 (tăng 24,07%), năm 2008 tăng 43 nghìn tỷ đồng so với năm 2007 (tăng 21,39%). + Mức độ cạnh tranh: Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện nay có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động như: Agribank, Vietcombank, Samcombank, Đông Á, Miền Tây, VP bank,…Đó là những ngân hàng đang hoạt động có hiệu quả và nguy cơ cạnh tranh với BIDV Cần Thơ là rất cao. Những ngân hàng này không những mạnh về tài chính mà còn có nhiều chính sách Marketing đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới để thu hút khách hàng. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 43 - SVTH: Trần Kim Phượng + Vị thế của chi nhánh: BIDV chi nhánh Cần Thơ đã được kế thừa những thành quả của BIDV Việt Nam là ngân hàng được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, nhận giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu mạnh… và nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước. Ngày 2/12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1697/QĐ-TTG tặng Bằng khen BIDV về thành tích trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vi mô, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất, xuất khẩu, đảm bảo an sinh xã hội. - Khách hàng: BIDV Cần Thơ là ngân hàng đã ra đời rất lâu. Vì vậy, chi nhánh có rất nhiều khách hàng quen thuộc ở Cần Thơ. Khách hàng biết đến các sản phẩm dịch vụ, lãi suất cho vay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh thông qua thương hiệu BIDV đã có từ lâu. Ngoài ra, đối với các khách hàng thân thuộc thường gọi điện hoặc truy cập mạng của BIDV để biết giá bán và mua ngoại tệ. Đa số khách hàng của chi nhánh là các doanh nghiệp lớn ở Cần Thơ như: công ty Thủy sản Nam Hải, Phú Hưng,… Ngoài ra, hoạt động tri ân khách hàng là chương trình thường niên của chi nhánh với các chương trình như: tiết kiệm dự thưởng, rút thăm trúng thưởng,…được tổ chức vào những ngày đầu của năm mới được xem là một lần hội ngộ tri ân cùng những đối tác, những người bạn thân thiết đã sát cánh cùng chi nhánh, chia sẻ cơ hội hợp tác thành công, tiếp tục hợp lực vượt qua thách thức trong năm tiếp theo. Trong năm 2008 với những khó khăn biến động, quán triệt chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, chi nhánh đã chủ động, linh hoạt và có những quyết sách kịp thời, thích ứng với diễn biến tình hình kinh tế trong từng thời điểm, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định, hạn chế thấp nhất những rủi ro và thể hiện vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong thực hiện các mục tiêu và chính sách phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Từ đó, chứng tỏ được vị thế chủ động, tiên phong đi đầu, thể hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp Nhà nước hàng đầu quốc gia đối với sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô. Với bản lĩnh và năng lực vốn có, chi nhánh luôn luôn tiên phong đi đầu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 44 - SVTH: Trần Kim Phượng hướng đến khách hàng, hợp lực vượt qua khó khăn, thách thức, chia sẻ cơ hội hợp tác thành công. Chi nhánh đã linh hoạt, đi đầu trong việc thực thi các chính sách tiền tệ để hỗ trợ khách hàng, từng bước cùng các khách hàng biến những thách thức thành cơ hội để tiến lên phía trước. Đặc biệt từ tháng 7/2008 khi thị trường có những diễn biến đảo chiều, chi nhánh đã chủ động hạ lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp. Qua đó, khẳng định vị thế là ngân hàng định hướng, dẫn dắt thị trường lãi suất một cách có hiệu quả. Trong những năm gần đây, chi nhánh đã đổi mới, kiện toàn mô hình kinh doanh theo hướng phục vụ khách hàng, thực hiện tốt mô hình ngân hàng bán lẻ. Năm 2008, BIDV nói chung, chi nhánh nói riêng đã chính thức chuyển đổi đồng bộ mô hình tổ chức toàn hệ thống theo dự án TA2 do World Bank (WB) tài trợ. 4.7.4. Sản phẩm: Các sản phẩm của chi nhánh rất đa dạng như: cho vay, gửi tiền tiết kiệm, mua bán ngoại tệ, thẻ ATM. Ngoài ra, vào ngày 16/2/2009, chi nhánh vừa khai trương đại lý nhận lệnh. Đây được xem là dịch vụ hiện đại của chi nhánh hứa hẹn sẽ có nhiều khách đến tìm hiểu và giao dịch. Lãi suất cho vay và lãi suất tiết kiệm rất được chi nhánh chú trọng vì đây là một trong những yếu tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các đối thủ trên địa bàn. Cung cách phục vụ khách hàng rất chu đáo, luôn vui vẻ và nhiệt tình hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục vay vốn, gửi tiền tiết kiệm, thanh toán quốc tế,… Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 45 - SVTH: Trần Kim Phượng 4.7.5. Tài chính: Bảng 7: Bảng cân đối kế toán của chi nhánh từ năm 2006 đến 2008 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I.TÀI SẢN 838 947 1.080 1.Tiền mặt 11 9 14 2. Tiền gửi tại các TCTD trong và ngoài nước 0 0 0 3.Cho vay các TCKT - cá nhân trong nước 808 923 1.069 4. Dự phòng phải thu khó đòi -2 -16 -24 5. Các khoản đầu tư 3 0 0 6. Tài sản cố định 10 10 12 7. Tài sản khác 8 21 9 II. NGUỒN VỐN 838 947 1.080 1. Tiền gửi của TCKI khác 3 0 1 2. Tiền gửi của TCKT 218 216 225 Không kỳ hạn 204 182 197 Có kỳ hạn 14 34 28 3. Tiền gửi tiết kiệm 245 202 235 Không kỳ hạn 5 7 3 Có kỳ hạn 240 195 232 4. Phát hành giấy tờ có giá 39 7 27 5. Vay của TCTD trong nước 4 4 6 6. Vốn & các quỹ 21 15 0 7. Vốn điều chuyển từ trung ương 293 493 565 8. Vốn khác 15 10 21 (Nguồn : Phòng Kế hoạch Tổng hợp, tháng 4/2009) Không giống với bảng báo cáo kết quả kinh doanh là bảng cho biết kết quả của các hoạt động trong một khoảng thời gian, bảng cân đối kế toán cho biết tình trạng các sự kiện kinh doanh tại một thời điểm nhất định. Nó là một ảnh chụp (tĩnh) chứ không phải là một cuốn phim (động), thể hiện vị thế tài chính của chi nhánh, cho biết tình trạng tài sản cũng như nguồn vốn của chi nhánh. Do BIDV là ngân hàng của Nhà nước nên nguồn vốn khá ổn định và luôn tăng qua các năm. Năm 2006, tổng nguồn vốn của chi nhánh là 838 tỷ đồng, năm 2007 là 947 tỷ đồng, tăng 109 tỷ đồng so với năm 2006 và năm 2008 là 1080 tỷ đồng, tăng 133 tỷ đồng so với năm 2007. Nguồn vốn của chi nhánh còn có một phần vốn điều chuyển từ Trung ương (năm 2008 là 565 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn 52,3%). Đóng góp không nhỏ trong tổng nguồn vốn của chi Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 46 - SVTH: Trần Kim Phượng nhánh không thể không kể đến là tiền gửi tiết kiệm (235 tỷ đồng trong năm 2008), tiền gửi của các tổ chức kinh tế (225 tỷ đồng trong năm 2008). Trong các danh mục về tài sản của chi nhánh, việc cho vay các TCKT - cá nhân trong nước luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 96,4% tổng tài sản trong năm 2006, năm 2007 tăng lên 97,5% và năm 2008 tăng lên tới 99%). 4.7.6. Nhân sự: Hầu hết nhân viên đều có trình độ Đại học và lực lượng nhân viên trẻ có năng lực khá dồi dào do đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có mong muốn làm việc ở Cần Thơ để tích lũy thêm kinh nghiệm. Mỗi phòng đều có Trưởng phòng và Phó phòng để điều hành công việc mỗi ngày. Vì vậy, tránh được tình trạng dồn việc từ ngày hôm trước sang ngày hôm sau. Ngòai ra, tập thể cán bộ nhân viên của chi nhánh đều mặc đồng phục đúng theo quy định. Nhân viên làm việc rất có trách nhiệm, giải quyết tình huống một cách linh hoạt, nhiệt tình, vui vẻ với đồng nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, từ ngày 1/10/2008 BIDV đã triển khai dự án TA2 thì chi nhánh chưa bắt kịp tình hình lúc đó. Chi nhánh có cơ cấu tổ chức thuận lợi gồm 10 phòng ban. Hàng tuần, chi nhánh đều họp giao ban giữa các phòng vào sáng thứ ba để đóng góp ý kiến, lắng nghe và thực hiện sự chỉ đạo của Ban giám đốc. Điều này giúp cho các phòng ban có sự liên kết chặt chẽ, thông tin nội bộ thống nhất trong chi nhánh. Sự phân chia công việc ở các phòng ban khá rõ ràng, tránh được tình trạng phòng thì quá nhiều việc để làm, phòng thì chỉ ngồi chơi. Tuy nhiên, trong cơ cấu tổ chức chưa có bộ phận Marketing vì đây là một lĩnh vực khá mới và nó có vai trò đóng góp vào hiệu quả hoạt động của chi nhánh. 4.7.7. Công nghệ: Đây là một phần không thể thiếu và rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung, chi nhánh nói riêng. Thông tin trên mạng cần phải cập nhật thường xuyên để đảm bảo cho chi nhánh hoạt động linh hoạt. Vì vậy, chi nhánh đã dành riêng một phòng- tổ điện toán để tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin (chương trình phần mềm, máy móc thiết bị…) phục vụ hoạt động kinh doanh, khách hàng đồng thời bảo đảm an toàn thông tin, quản lý kho dữ liệu thuộc phạm vi của chi nhánh. Ngoài ra, chi nhánh còn hỗ trợ khách hàng lớn sử dụng các dịch vụ có tiện ích và ứng dụng công nghệ cao. Hệ thống thanh toán tự Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 47 - SVTH: Trần Kim Phượng động (ATM) liên thông giữa các ngân hàng được xem là một thành quả của sự cải thiện công nghệ ngân hàng. Với sự ra đời của nhiều sản phẩm công nghệ mới như: máy đếm tiền tự động, máy fax nhanh, máy in, máy hủy giấy hỏng,…đã tạo điều kiện cho nhân viên làm việc tốt hơn. Nhân viên chỉ cần giao dịch với khách hàng qua mạng hoặc email, điều đó sẽ tiết kiệm được nguồn nhân lực, giảm chi phí quản lý,…Vì thế, ngân hàng có thể cạnh tranh với các đối thủ về chất lượng dịch vụ và loại hình sản phẩm dịch vụ. Nhưng bên cạnh đó cũng gặp nhiều khó khăn do phải chạy theo công nghệ để không bị lạc hậu và vấn đề nhân sự phải được đào tạo để theo kịp công nghệ. Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh giúp cho chi nhánh có cái nhìn khái quát về môi trường bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, chi nhánh biết được đâu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp để tập trung đầu tư và khai thác các thế mạnh vốn có, đồng thời giải quyết kịp thời những tình huống xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó, chi nhánh có thể dự báo được chính xác tình hình kinh tế của thế giới cũng như của đất nước để giúp chi nhánh tăng thêm thu nhập, giảm chi phí đầu ra sao cho thích hợp. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 48 - SVTH: Trần Kim Phượng 4.8. So sánh điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ: Bảng 8: Bảng so sánh điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ BIDV Cần Thơ Agribank Cần Thơ Vietcombank Cần Thơ Mạng lƣới hoạt động Có 3 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ Có 3 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ Có 5 phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ Tổng tài sản tại Hội sở chính (năm 2008) 243.867 tỷ đồng 386.868 tỷ đồng 211.000 tỷ đồng Đối tƣợng khách hàng Chủ yếu là các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước Chủ yếu là các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước Có nhiều hợp đồng với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn nên thu về nhiều ngoại tệ Sản phẩm dịch vụ Cho vay các dự án phục vụ mục đích đầu tư và phát triển các công trình cơ sở hạ tầng của Nhà nước Chủ yếu cho vay phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, tiền gửi tiết kiệm Có uy tín hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế (Nguồn: www.bidv.com.vn, www.agribank.com.vn, www.vietcombank.com.vn ) Qua việc đánh giá chung điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh với các ngân hàng khác trên địa bàn thành phố Cần Thơ ta thấy chi nhánh cần phải phát huy thế mạnh vốn có là ngân hàng ra đời rất lâu, có nhiều khách hàng quen thuộc, phục vụ mục đích đầu tư cho các công trình của Nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động Marketing cho hoạt động thanh toán và phục vụ cho hoạt động kinh doanh còn yếu. Sau hơn 2 năm Việt Nam gia nhập WTO, số lượng ngân hàng ở Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 49 - SVTH: Trần Kim Phượng địa bàn thành phố Cần Thơ tăng lên đáng kể, đặc biệt là các ngân hàng cổ phần. Ưu điểm của những ngân hàng này là rất linh hoạt trong việc đưa ra sản phẩm mới và chất lượng phục vụ khách hàng. Ví dụ như ngân hàng Đông Á đã cung ứng dịch vụ nạp tiền trực tiếp vào điện thoại di động, sản phẩm thẻ đa năng Dr Card dành riêng cho đội ngũ y, bác sĩ, có đầy đủ các tính năng, tiện ích và thế mạnh nổi bật của thẻ đa năng Đông Á. Với Dr Card, mỗi y, bác sĩ cầm thẻ đến bất cứ chi nhánh, phòng giao dịch nào của DAB sẽ được ưu tiên phục vụ như khách hàng VIP, được cấp hạn mức thấu chi cao, được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt và các chương trình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng VIP. Căn cứ vào số lượng ngân hàng trên địa bàn thành phố Cần Thơ và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng, chi nhánh cần tiến hành nghiên cứu thị trường để đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng cũng như sự mong đợi của họ để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp. Tóm lại, qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh cho thấy thu nhập của chi nhánh được tạo ra từ hoạt động tín dụng là chủ yếu, thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của chi nhánh. Qua 3 năm 2006 - 2008 thu nhập của chi nhánh tăng giảm không ổn định do tỷ lệ lạm phát ngày càng cao và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại Mỹ. Chi phí qua các năm của chi nhánh biến động nên cũng góp phần làm cho lợi nhuận biến động theo. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 50 - SVTH: Trần Kim Phượng CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1. Tồn tại và nguyên nhân: Qua việc phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chi nhánh còn tồn tại một số mặt hạn chế cần phải khắc phục như: - Thứ nhất, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu trong năm 2008 tăng so với năm 2007 đã làm tăng mức độ rủi ro tín dụng. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, đặc biệt việc khai trương các chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại đã ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà quan trọng là vấn đề cạnh tranh lãi suất, và một số hoạt động dịch vụ. Đặc biệt, tình hình lạm phát tăng cao, giá vàng và Đôla ngoại tệ tăng mạnh trong năm 2008 ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, vụ sập cầu Cần Thơ vào giữa năm 2007 đã làm thiệt hại lớn cho thành phố Cần Thơ nói riêng, của cả nước nói chung đã gây không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh như: công tác thu hồi nợ, huy động vốn,… - Thứ hai, việc cho vay còn tập trung vào một ngành hàng, hay một nhóm khách hàng có liên quan như: chế biến thuỷ sản, công nghiệp chế biến,…, chưa khai thác tốt thông tin từ khách hàng. Vì vậy, việc giải quyết các tình huống tín dụng chưa linh hoạt. Nguyên nhân là do chi nhánh chưa tạo được sự chủ động trong việc thu hút khách hàng mới. - Thứ ba, chi phí trong năm 2008 của chi nhánh tăng so với năm 2007. Nguyên nhân là do khoản chi phí trả lãi tiền vay tăng cao và phải trích dự phòng rủi ro nhiều. Hầu hết các khoản chi của chi nhánh đều được kiểm soát chặt chẽ, những khoản chi nội bộ như: bảo trì máy móc, văn phòng phẩm,.. chiếm tỷ lệ nhưng cũng có ảnh hưởng đến chi phí của chi nhánh. - Ngoài ra, nguồn vốn huy động của chi nhánh chưa ổn định, phải vay thêm từ Trung ương nên chưa phát huy được thế mạnh cạnh tranh trong hoạt động tín dụng so với các ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn. Nguyên nhân là do hầu hết các ngân hàng tư trên địa bàn đều có thể huy động vốn từ các cổ đông Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 51 - SVTH: Trần Kim Phượng lớn trong ngân hàng. Đây là nguồn thu rất lớn để gia tăng vốn cho ngân hàng. Vì vậy, họ có thể huy động vốn trong nội bộ một cách dễ dàng hơn so với chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần phải có giải pháp để làm tăng vốn huy động. 5.2. Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ: 5.2.1. Giải pháp về huy động vốn của chi nhánh: - Chi nhánh cần phải có biện pháp thu hút khách hàng hơn nữa để tăng tiền gửi tiết kiệm, chẳng hạn như có các chương trình khuyến mãi tặng quà khi khách hàng đến gửi tiền, phục vụ nước, bánh kẹo trong thời gian khách hàng chờ đợi,… - Chi nhánh cần tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị dưới nhiều hình thức để thu hút sự quan tâm của công chúng như tích cực quảng bá thương hiệu trên tivi, pano, áp phích,... - Đẩy mạnh huy động vốn, gắn huy động với phát triển các nghiệp vụ ngân hàng bằng nhiều hình thức thích hợp, tập trung khai thác nguồn vốn ổn định từ các thành phần dân cư, bằng nhiều biện pháp tổ chức đợt phát hành kỳ phiếu đạt hiệu quả cao, nhằm huy động tốt nguồn vốn tại chổ để chủ động tự cân đối, có biện pháp cụ thể để duy trì và tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống, bên cạnh đó nên tăng cường mở rộng mối quan hệ thu hút thêm khách hàng mới hơn nữa nhằm gia tăng nguồn vốn huy động cho chi nhánh. - Ngoài ra, cổ phần hóa để tăng vốn cũng là giải pháp tốt cần được xem xét và tiến hành thực hiện trong thời gian tới. 5.2.2. Giải pháp về thu nợ và giảm nợ xấu, nợ quá hạn của chi nhánh: - Cần quan tâm hơn nữa trong công tác tổ chức, theo dõi quản lý tình hình đôn đốc thu nợ của cán bộ tín dụng, theo dõi chặt chẽ các khoản nợ sắp đến hạn, và quan trọng hơn hết là chi nhánh phải thường xuyên giám sát, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời biết được khó khăn của khách hàng và từ đó có biện pháp giúp đỡ khách hàng tháo gỡ, giảm tình trạng làm ăn thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng. - Tạo mối quan hệ tốt và tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp chính quyền nhằm phát hiện , ngăn chặn và xử lý kịp thời các khoản nợ có tiềm ẩn rủi ro. Phối Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 52 - SVTH: Trần Kim Phượng hợp chặt chẽ với toà án, thi hành án để giải quyết nhanh lẹ các khoản nợ xấu, nợ quá hạn để khởi kiện nhằm giảm thiểu chi phí và thu hồi vốn nhanh. - Phải luôn cập nhật thông tin kịp thời về khách hàng, phân tích kỹ tất cả các khoản nợ giúp cho phòng Kế hoạch Tổng hợp hoạt động hiệu quả hơn. Ưu đãi đối với doanh nghiệp có vòng quay vốn lưu động cao hơn mức bình quân, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có yêu cầu trả nợ trước hạn. 5.2.3. Giải pháp hạn chế chi phí của chi nhánh: - Khi đưa ra một sản phẩm dịch vụ nào cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa giá trị mà nó mang lại và chi phí bỏ ra phù hợp không để có thể đem về lợi nhuận cho chi nhánh. - Đối với chi phí tác nghiệp, mỗi cán bộ nhân viên phải nâng cao ý thức bảo vệ tài sản công, tránh lãng phí như tắt đèn, quạt khi không có nhu cầu sử dụng, sử dụng giấy in một cách hợp lý,... - Kiểm tra nội bộ tất cả hóa đơn, chứng từ có liên quan đến chi phí của chi nhánh, thu thập thông tin chi phí thực tế. Tuy khoản chi tương đối lớn nhưng không thể khẳng định chi nhánh không quản lý tốt những khoản chi của mình, bởi có những điều kiện khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của chi nhánh buộc phải chi trong thời gian ngắn (chi thuê nhà, lãi vay ngân hàng Đầu tư Trung ương,...) mà trái lại chính những tác động đó tạo cho chi nhánh cái nhìn sâu hơn, thận trọng hơn và quản lý chặt chẽ hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, nhằm giảm đến mức tối thiểu chi phí phát sinh không cần thiết có như vậy mới góp phần làm tăng lợi nhuận của chi nhánh. 5.2.4. Giải pháp để thu hút khách hàng mới của chi nhánh: Để thu hút khách hàng mới, chi nhánh cần tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: vào cuối mỗi tháng có chương trình rút thăm trúng thưởng cho khách hàng vay vốn hay gửi tiền tiết kiệm, chủ động thăm dò ý kiến về mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ mà chi nhánh cung cấp. Khi chi nhánh ra mắt sản phẩm dịch vụ mới cần thông báo cho khách hàng biết bằng cách treo các tờ băng rôn ở các khu dân cư. Bên cạnh đó, nhân viên quầy dịch vụ và cán bộ tín dụng phải có năng lực, nhiệt tình hướng dẫn các thủ tục khi khách hàng có nhu cầu vay vốn hoặc đến giao dịch tại chi nhánh. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 53 - SVTH: Trần Kim Phượng Tóm lại, chi nhánh cần có chương trình hành động tại thành phố Cần Thơ trong thời gian tới. Cụ thể, chi nhánh tiếp tục là một trong những nhà cung cấp các dịch vụ tài chính tốt nhất trên địa bàn như: tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, bảo lãnh, các dịch vụ ngân hàng hiện đại, cho thuê tài chính, bảo hiểm…Đây là những giải pháp tổng thể và tương đối hoàn chỉnh, đầu tư tập trung vào các lĩnh vực có kinh nghiệm và thế mạnh cho mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, chi nhánh cần phải phát huy thế mạnh vốn có là ngân hàng ra đời rất lâu trên địa bàn thành phố để có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như: phát hành các giấy tờ có giá, có nhiều chương trình khuyến mãi khi khách hàng gửi tiền,… Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 54 - SVTH: Trần Kim Phượng CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận: Với sự nổ lực của toàn ngành, trong thời gian qua, BIDV Cần Thơ đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, vượt trội. Có một điều đáng được ghi nhận là BIDV Cần Thơ đã khẳng định được thương hiệu của mình khi là ngân hàng tiên phong hướng hoạt động đến sự minh bạch , hiện đại theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Bước sang năm 2009, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu chưa có dấu hiệu suy giảm sẽ tiếp tục đặt ra những thách thức cho nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam, đặc biệt là hệ thống ngân hàng trong nước. Vì vậy, BIDV càng thêm hiểu và trân trọng, đề cao những mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với các đối tác. Trong thời gian sắp tới, sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ ngày càng quyết liệt hơn, khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn đối với cùng một dịch vụ, BIDV Cần Thơ nói riêng, hệ thống BIDV nói chung cần lường đón trước những khó khăn để chủ động chuẩn bị những điều kiện cần thiết, nắm bắt thời cơ đảm bảo hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ nói riêng đạt hiệu quả cao nhất. Đối với thành phố Cần Thơ, với trách nhiệm của mình, BIDV Cần Thơ luôn dành sự nỗ lực cao nhất đến sự phát triển của thành phố. Trong những năm qua, BIDV Cần Thơ đã hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thi công xây lắp nhằm đáp ứng vốn lưu động hoàn thành hơn 300 dự án trường học, bệnh viện, đường giao thông, khách sạn, nhà hàng.., đạt chất lượng, đảm bảo đúng tiến độ thi công. Đặc biệt, BIDV Cần Thơ đã đầu tư mạnh đối với lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ hải sản đóng góp trên 300 triệu USD cho kim ngạch xuất khẩu của thành phố Cần Thơ. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, để tiếp tục hỗ trợ, thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ, BIDV Cần Thơ tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực tiềm năng và thế mạnh của thành phố. Cùng với đó, BIDV Cần Thơ sẽ chủ động làm đầu mối thu xếp vốn đồng tài trợ cùng với các tổ chức tín dụng trong nước khác và kêu gọi, tìm kiếm các nguồn vốn từ các tập đoàn tài chính toàn cầu và trong khu vực để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển trên địa bàn. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vào thành phố Cần Thơ 2008, đã có 18 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 55 - SVTH: Trần Kim Phượng thỏa thuận hợp tác đầu tư được ký kết giữa UBND thành phố Cần Thơ với các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp. Đây là một kết quả rất khả quan, tạo điều kiện để thành phố Cần Thơ phát huy tiềm năng thế mạnh, trở thành một thành phố Công nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết số 45/NQ-TW của Bộ Chính trị. Bên cạnh các mục tiêu kinh tế, BIDV Cần Thơ cũng đã đề nghị các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước tiếp tục đóng góp tích cực cho hoạt động an sinh xã hội của thành phố Cần Thơ. Trong những năm qua, BIDV Cần Thơ đã dành trên 1 tỷ đồng để xây dựng trường học cũng như hỗ trợ cho nạn nhân bị sập cầu Cần Thơ, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn… 6.2. Kiến nghị: Với những kiến thức đã được học tại trường và những nghiệp vụ học hỏi được từ ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, em kính xin quý cơ quan và các ban ngành đoàn thể có liên quan cho phép em được nêu một số ý kiến cá nhân như sau: - Về phía các cơ quan Nhà nƣớc, các ban ngành có liên quan: + Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập, đăng ký kinh doanh, lập/thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp cũng như các giải pháp tín dụng, hải quan, thuế… tạo điều kiện tối đa để doanh nghiệp có thêm thuận lợi nắm bắt và khai thác thời cơ trong sản xuất kinh doanh. + Ủy ban nhân dân thành phố cần quan tâm hơn nữa công tác tuyên truyền quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với doanh nghiệp để họ biết và nhận thức được đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình khi vay vốn ngân hàng. + Cần có kế hoạch và giải pháp hỗ trợ đầu tư vào một số ngành kinh tế trọng điểm như chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy sản, quy hoạch các khu/cụm công nghiệp tạo điều kiện (nhất là điều kiện về mặt bằng đầu tư) cho các doanh nghiệp đầu tư dự án cũng như duy trì, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. + Chính phủ củng cố và phát triển các Quỹ bảo lãnh tín dụng ở các địa phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong vay vốn. Đồng thời trong trường hợp các doanh nghiệp gặp phải rủi ro không trả được nợ vay ngân hàng Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 56 - SVTH: Trần Kim Phượng thì các Quỹ bảo lãnh này sẽ đứng ra trả nợ thay. Hàng năm bổ sung nguồn vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng từ nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn của các định chế tài chính trong và ngoài nước… + Các cơ quan có thẩm quyền cần có kế hoạch phát triển kinh tế, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, dự báo thị trường để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập. - Về phía BIDV chi nhánh Cần Thơ: + Cần chủ động hơn trong việc thu hút khách hàng, không nên ngồi một chỗ đợi khách hàng đến liên hệ mà phải chủ động tìm khách hàng mục tiêu. + Cần xây dựng trang web riêng của chi nhánh để khách hàng biết được lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh, sự biến động của dịch vụ để khách hàng có thể ở nhà tự lên mạng giao dịch mà không cần trực tiếp đến ngân hàng. + Cần có các tờ băng rôn ở các khu dân cư để thông báo mức lãi suất và chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. + Về nhân sự, nếu có đủ điều kiện thì ngân hàng có thể phân công, bố trí cán bộ tín dụng ở chi nhánh và các phòng giao dịch đi tập huấn nghiệp vụ thường xuyên để nâng cao hoạt động tín dụng, tránh phát sinh rủi ro tín dụng của ngân hàng... Tuy nhiên, cán bộ tín dụng được bố trí phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, có trình độ chuyên môn, không ngại khó khăn với công việc mà mình phụ trách, đặc biệt là phải yêu nghề và hiểu rõ thực tế, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ GVHD: Nguyễn Xuân Vinh - 57 - SVTH: Trần Kim Phượng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Quang Quynh, Trương Anh Dũng (1991). Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội 3. TS. Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh. 4. TS.Nguyễn Thị Mỵ, TS. Phan Đức Dũng (2006). Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, TP. Hồ Chí Minh. 5. TS. Nguyễn Quang Thu (2007). Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống kê, TP.Hồ Chí Minh. 6. 7. 8.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Cần Thơ.pdf
Luận văn liên quan