Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 1.2.1 Mục tiêu chung 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.3.1 Không gian 2 1.3.2 Thời gian 2 1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .2 CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3 2.1.1 Khái niệm tín dụng và phân loại tín dụng 3 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng 3 2.1.1.2 Phân loại tín dụng 3 2.1.2 Chức năng của tín dụng .4 2.1.3 Đảm bảo tín dụng .4 2.1.4 Khái quát về tín dụng ngắn hạn .6 2.1.4.1 Khái niệm tín dụng ngắn hạn .6 2.1.4.2 Nguyên tắc cho vay .6 2.1.4.3 Điều kiện cho vay 7 2.1.4.4 Đối tượng cho vay .8 2.1.4.5 Thời hạn cho vay 8 2.1.4.6 Lãi suất cho vay 9 2.1.4.7 Mức cho vay 9 2.1.4.8 Phương thức cho vay 9 2.1.5 Quy trình cho vay 11 2.1.6 Rủi ro tín dụng . 18 2.1.7 Nợ xấu 18 2.1.8 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ngắn hạn 20 2.1.8.1 Doanh số cho vay . 20 2.1.8.2 Doanh số thu nợ . 20 2.1.8.3 Dư nợ tín dụng 20 2.1.8.4 Nợ xấu 20 2.1.8.5 Vòng quay vốn tín dụng 20 2.1.8.6 Hệ số thu nợ . 21 2.1.8.7 Tỷ lệ nợ xấu . 21 2.1.8.8 Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động . 21 2.2 Phương pháp nghiên cứu . 21 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 21 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 22 CHƯƠNG III GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 23 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG 23 3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam 23 3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ . 24 3.2 CƠ CẤU VÀ SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC 25 3.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức . 25 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban . 25 3.2.3 Tình hình nhân sự 27 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM - CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 27 3.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2009 . 30 CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ . 32 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006 – 2008 32 4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng . 32 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng 35 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 . 38 4.2.1 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn trong tổng cơ cấu cho vay 39 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn . 39 4.2.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn 40 4.2.1.3 Tình hình dư nợ theo thời hạn 42 4.2.1.4 Tình hình nợ xấu theo thời hạn . 44 4.2.2 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế . 45 4.2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn 45 4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn . 47 4.2.2.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn . 49 4.2.2.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn . 51 4.2.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn thông qua một số chỉ tiêu 52 4.2.3.1 Dư nợ trên tổng vốn huy động 52 4.2.3.2 Hệ số thu nợ . 53 4.2.3.3 Tỷ lệ nợ xấu . 53 4.2.3.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 54 CHƯƠNG V NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 55 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 55 5.1.1 Thuận lợi . 55 5.1.2 Khó khăn . 55 5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG 56 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn . 56 5.2.2 Đối với công tác cho vay . 56 5.2.3 Đối với công tác thẩm định kiểm tra và hạn chế rủi ro tín dụng 56 CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 57 6.1 KẾT LUẬN . 57 6.2 KIẾN NGHỊ . 58

pdf67 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4724 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c vào kinh doanh thì nguồn vốn là yếu tố được quan tâm hàng đầu, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các phương án kinh doanh của doanh nghiệp có được thực thi hay không. Đối với ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Cần Thơ nói riêng, việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề rất quan trọng, nó là yếu tố cần thiết cho việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như là đảm bảo được các nhu cầu về vốn của khách hàng. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải có biện pháp để đảm bảo được nguồn vốn luôn ổn định để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng cũng như cho việc mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời phải quản lý vốn có hiệu quả. Nhằm đảm bảo được nhu cầu về vốn, trong những năm gần đây, bằng những giải pháp thiết thực thì nguồn vốn của Ngân hàng TPCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ đã có những thay đổi khả quan. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau: Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 42 Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008. ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 102.597 170.812 192.034 68.215 66,49 21.222 12,42 Vốn điều chuyển 85.351 109.480 140.178 24.129 28,27 30.698 28,04 Tổng nguồn vốn 187.948 280.292 332.212 92.344 49,13 51.920 18,52 (Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ) Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn HÌNH 2: BIỂU ĐỒ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy: Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm, về số tuyệt đối và tương đối cụ thể như sau: tổng nguồn vốn năm 2006 là 187.948 triệu đồng. Năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 92.344 triệu đồng tức tăng 49,13% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tổng nguồn vốn vẫn tăng so với năm 2007, nhưng chỉ tăng 51.920 triệu đồng và tăng 18,52%. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn điều chuyển cả về số tuyệt đối và số tương đối trong tổng nguồn vốn qua các năm. Cụ thể như sau: - Năm 2006, vốn huy động là 102.597 triệu đồng, chiếm 54,59% trong tổng nguồn vốn. Trong khi đó, vốn điều chuyển là 85.352 triệu đồng chiếm 45,41% trong tổng nguồn vốn. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 43 - Năm 2007, vốn huy động đạt được là 170.812 triệu đồng, chiếm 60,94% trong tổng nguồn vốn và ta thấy vốn huy động năm 2007 tăng so với năm 2006 là 68.215 triệu đồng hay tăng 66,49%. Trong khi đó, vốn điều chuyển là 109.480 triệu đồng chiếm 39,06% trong tổng nguồn vốn và vốn điều chuyển cũng tăng 28,27% hay tăng 24.129 triệu đồng so với năm 2006. - Năm 2008, vốn huy động vẫn tăng lên so với năm 2007 đạt ở mức 192.034 triệu đồng, tăng 21.222 triệu đồng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn năm 2007, chỉ tăng 12,42%. Mặc dù vốn điều chuyển trong năm 2008 vẫn chiếm tỷ trọng ít hơn vốn huy động trong tổng nguồn vốn nhưng vẫn ở mức 140.178 triệu đồng và tăng 28,04% hay tăng 30.698 triệu đồng so với năm 2007, ta thấy trong năm 2008 tốc độ tăng của vốn điều chuyển lớn hơn vốn huy động. - Vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm nguyên nhân là do Ngân hàng đã có nổ lực rất lớn trong việc tìm ra những giải pháp cho vấn đề vốn và đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thông qua việc Ngân hàng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và điều chỉnh lãi suất huy động hợp lý nhằm mục đích đảm bảo cho nguồn vốn tăng liên tục đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Bên cạnh việc tăng lên của vốn huy động thì chi phí cho công tác huy động vốn cũng tăng lên, vì thế Ngân hàng phải giảm thiểu chi phí này để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên trong năm 2008, mặc dù vốn huy động của Ngân hàng tăng lên nhưng ở mức tăng thấp hơn năm 2007 nguyên nhân là do đầu năm 2008 tỷ lạm phát nước ta ở mức cao dẫn tới việc Ngân hàng Trung ương dùng giải pháp thắt chặc tiền tệ nhằm mục đích hạn chế lạm phát trong nước và cân đối giữa tiền và hàng hóa trong nền kinh tế bằng việc tăng lãi suất cơ bản trong nghiệp vụ huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại từ 8% đến 14%, đồng thời tăng dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng làm cho các Ngân hàng phải chạy đua nhau trong việc tăng lãi suất huy động vốn tạo áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng nên rất khó cho Ngân hàng trong việc huy động vốn cũng như rất khó cho việc đảm bảo tính thanh khoản. Chính vì thế mà việc nguồn vốn huy động của MSB Cần Thơ trong năm 2008 mặc dù tăng nhưng vẫn ở tốc độ thấp hơn năm 2007 cũng có thể được coi là tốt vì như thế sẽ hạn chế được phần nào về rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng cũng như hạn chế việc phải chịu lỗ sau lạm phát. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 44 Bên cạnh việc tăng lên của vốn huy động thì vốn điều chuyển cũng tăng qua các năm, điều này cho thấy việc huy động vốn của Ngân hàng mặc dù tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng nên cần phải sử dụng đến nguồn vốn được điều chuyển từ Hội sở. Việc vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng lên qua các năm sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng không cao vì chi phí từ nguồn vốn này cao hơn so với chi phí huy động được từ nguồn vốn tại chỗ. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải hạn chế việc sử dụng vốn từ nguồn này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. 4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt lài tiền tệ và không phải kinh doanh trên nguồn vốn chủ sở hữu của mình mà chỉ kinh doanh trên nguồn vốn huy động được từ các tổ chức cá nhân trong nền kinh tế. Vì thế, nguồn vốn luôn đóng vay trò chủ đạo trong việc quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và làm thế nào để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao nhất nhằm đảm bảo được nhu cầu về vốn của khách hàng đồng thời hạn chế chi phí đến mức thấp nhất được các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng MSB Cần Thơ nói riêng đặt biệt quan tâm. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 45 Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % I. Tiền gửi của TCKT, Dân cư 87.720 152.125 172.869 64.405 73,42 20.744 13,64 1. Tiền gửi thanh toán 43.685 80.535 98.155 36.850 84,35 17.620 21,88 2. Tiền gửi tiết kiệm 44.036 71.590 74.714 27.554 62,57 3.124 4,36 a. Không kỳ hạn 3.479 2.878 5.454 (601) (17,27) 2.576 89,52 b. Có kỳ hạn 40.557 68.712 69.260 28.155 69,42 548 0,8 II. Huy động khác 14.877 18.687 19.165 3.810 25,61 478 2,56 Tổng nguồn vốn huy động 102.597 170.812 192.034 68.215 66,49 21.222 12,42 Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n Tiền gửi của TCKT, Dân cư Huy động khác Tổng nguồn vốn huy động HÌNH 3: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 46 Như phân tích ở phần 4.1.1, vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm. Để thấy rõ hơn nguyên nhân dẫn đến nguồn vốn Ngân hàng tăng qua các năm, ta đi vào xem xét từng khoản mục cụ thể: 4.1.2.1 Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư được hình thành từ số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng cho những mục tiêu được định sẵn vào một thời điểm nhất định. Nhìn chung tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 huy động được 152.125 triệu đồng tăng 73,42% tức tăng 64.405 triệu đồng so với năm 2006, nguyên nhân là do trong năm này đa số các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng để thuận tiện cho việc thanh toán tiền – hàng hóa giữa các doanh nghiệp cụ thể là tiền gửi thanh toán trong năm 2007 là 80.535 triệu đồng tăng 36.850 hay tăng 84,35% so với năm 2006. Năm 2008 huy động tăng 13,64% tức tăng 20.744 triệu đồng so với năm 2007, ta thấy tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư trong năm 2008 mặc dù tăng so với năm 2007 nhưng về số lượng và tốc độ tăng thấp hơn năm 2007 nguyên nhân là do trong năm này tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế nước ta ở mức cao và mặc dù lãi suất huy động vốn tại các Ngân hàng cũng như tại MSB Cần Thơ tăng cao nhưng do áp lực cạnh tranh nên khó huy động được vốn, bên cạnh việc tăng lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cũng tăng lên rất cao. Từ đó, các doanh nghiệp khó có thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình vì chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp tại thời điểm này cao. Vì thế mà trong năm này đa phần các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ hạn chế việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên việc gửi tiền vào Ngân hàng nhằm mục đích phục vụ nhu cầu thanh toán cũng vì thế mà hạn chế. Cụ thể là tiền gửi thanh toán năm 2008 là 98.155 triệu đồng tăng 17.620 triệu đồng và chỉ tăng với mức là 21,88% < 84,35% của năm 2007. Bên cạnh việc tăng lên hàng năm của tiền gửi thanh toán thì tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân cũng tăng lên qua các năm nhưng với số lượng và tốc độ tăng thấp hơn tiền gửi thanh toán. Cụ thể, tiền gửi tiết kiệm năm 2006 là 44.036 triệu đồng, năm 2007 tiền gửi tiết kiệm tăng 62,57% hay tăng 27.554 triệu đồng so với năm 2006, đến năm 2008 tiền gửi tiết kiệm tiếp tục tăng 3.124 triệu đồng hay tăng 4,36% so với năm 2007. Cũng nhìn vào bảng số liệu ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền gửi tiết kiệm và tăng qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2006 là 40.557 triệu đồng, năm 2007 tăng 28.155 triệu đồng hay tăng 69,42% so với năm 2006, đến năm 2008 tiền gửi tiết kiệm tăng 548 triệu đồng hay tăng 0,8% so với năm 2007. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền chủ yếu được huy động từ nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Nguyên nhân tăng lên của lượng tiền gửi tiết kiệm qua các Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 47 năm là do đời sống của người dân được nâng lên, hoạt động kinh doanh của người dân thu được nhiều lợi nhuận nên họ có nhu cầu tích trữ tiền, bên cạnh đó là do Ngân hàng có chính sách về lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hợp lý, có những chương trình khuyến mãi với nhiều giải thưởng có giá trị… nhằm thu hút được lượng tiền gửi trong dân cư. Sự giảm xuống của tiền gửi tiết kiệm trong năm 2008, nguyên nhân là do trong năm này tỷ lệ lạm phát cao, giá cả các mặt hàng leo thang và không ngừng biến động nên người dân có xu hướng dự trữ tiền tại nhà để phục vụ cho nhu cầu chi tiêu và để đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh khác mặc dù lãi suất huy động của Ngân hàng tại thời điểm này rất cao. Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ và biến động không đều qua các năm nhưng cũng góp phần vào sự tăng lên trong tổng số tiền gửi tiết kiệm và đa số người dân sử dụng loại tiền gửi này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiện lợi hơn là mục đích sinh lời. 4.1.2.2 Huy động khác Nguồn vốn này được hình thành chủ yếu từ việc huy động thanh toán liên hàng, tiếp nhận các nghiệp vụ tài trợ và ủy thác… Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, vốn huy động khác tuy tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2006 nguồn vốn này là 14.877 triệu đồng, năm 2007 huy động khác tăng 3.810 triệu đồng hay tăng 25,61% so với năm 2006, đến năm 2008 nguồn vốn tiếp tục tăng 2,56% hay tăng 478 triệu đồng so với năm 2007. Ta thấy năm 2008 nguồn vốn này mặc dù tăng so với năm 2007 nhưng với mức không cao chỉ tăng 2,56% nguyên nhân là do năm 2008 là năm có lạm phát cao nên đa phần các doanh nghiệp hạn chế lại quy mô hoạt động nên nhu cầu về việc thanh toán liên hàng cũng như nhu cầu về sử dụng nghiệp vụ tài trợ của Ngân hàng ít đi. Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất huy động trong năm 2008 của Ngân hàng cao nhưng vẫn khó có thể huy động được vốn. Tóm lại, trong 3 năm qua tình hình huy động vốn của MSB Cần Thơ đạt kết quả tốt. Mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, áp lực cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng nhưng nguồn vốn huy động của chi nhánh vẫn tăng qua các năm. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 Sau khi Ngân hàng huy động được nguồn vốn thì làm thế nào để nguồn vốn này được sử dụng và sử dụng một cách có hiệu quả, đồng thời phải hạn chế chi phí đến mức thấp nhất là điều mà toàn thể cán bộ, nhân viên của MSB Cần Thơ quan tâm. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 48 4.2.1 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn trong tổng cơ cấu cho vay 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 341.704 450.412 564.233 108.708 31,81 113.821 25,27 Trung và dài hạn 48.249 45.364 23.381 (2.885) (5,98) (21.983) (48,46) Tổng doanh số cho vay 402.953 495.776 587.614 92.823 23,04 91.838 18,52 Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Triệu đồng 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng doanh số cho vay HÌNH 4: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Nhìn chung, doanh số cho vay của MSB Cần Thơ đều tăng qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay năm 2007 tăng 92.823 triệu đồng hay tăng 23,04% so với năm 2006, nguyên nhân là do trong năm này các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ kinh doanh có hiệu quả nên có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh nên nhu cầu vay vốn tăng. Bên cạnh đó, về phía Ngân hàng cũng tạo điều thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn. Đến năm 2008, doanh số cho vay tiếp tục tăng hơn năm 2007 là 91.838 triệu đồng hay tăng 18,52%, ta thấy trong năm 2008 mức tăng trong doanh số Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 49 cho vay thấp hơn năm 2007 là 4,52% nhưng không đáng kể. Thực tế cho thấy trong năm này kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, khó khăn cho cả Ngân hàng và doanh nghiệp vì lạm phát. Nhưng doanh số cho vay của MSB Cần Thơ vẫn tăng so với năm 2007, điều này cho thấy được MSB Cần Thơ có nhiều khách hàng uy tín và có quan hệ tín dụng thường xuyên với Ngân hàng. Cũng do lam phát cao dẫn đến lãi suất cho vay tăng nên doanh nghiệp hạn chế việc vay vốn Ngân hàng để kinh doanh và chủ yếu là sản xuất mang tính cầm chừng trên nguồn vốn tự có làm cho mức tăng doanh số cho vay năm 2008 thấp hơn năm 2007. Trong tổng doanh số cho vay thì ta thấy Ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, tập trung cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân có nhu cầu vay để bù đắp những thiếu hụt tạm thời trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Ngoài ra, Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nhiều hơn cho vay trung và dài hạn là nhằm để hạn chế rủi ro vì cho vay ngắn hạn sẽ ít rủi ro hơn. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm: năm 2007 tăng 31,81% hay tăng 108.708 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng hơn năm 2007 là 113.821 triệu đồng hay tăng 25,27%. Tóm lại, qua phân tích trên thì MSB Cần Thơ đã sử dụng nguồn vốn huy động tốt thông qua việc tăng trong doanh số cho vay. Điều quan trọng còn lại là làm thế nào để quản lý nguồn vốn cho vay có hiệu quả để đem lợi nhuận cho Ngân hàng. 4.2.1.2 Doanh số thu nợ theo thời hạn Sau khi Ngân hàng giải Ngân cho khách hàng vay thì công việc rất quan trọng mà các cán bộ tín dụng phải làm là giám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích như trong hợp đồng vay vốn hay không đồng thời có những biện pháp khắc phục khi khách hàng không sử dụng vốn đúng mục đích và đôn đốc khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi khi đến hạn nhằm đảm bảo việc thu hồi nợ đúng hạn của Ngân hàng. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 50 Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Triệu đồng 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng doanh số thu nợ HÌNH 5: BIỂU ĐỒ DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, năm sau tăng nhiều hơn năm trước. Cụ thể như sau: năm 2007 tăng 20,02% hay tăng 76.098 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ tiếp tục tăng ở mức 22,61% hay tăng 103.162 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong 3 năm vừa qua những khách hàng vay vốn của MSB Cần Thơ làm ăn có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận nên đa phần các khách hàng đều đảm bảo được khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng và đó là những khách hàng truyền thống của Ngân hàng. Ngoài ra còn có sự đóng góp rất lớn trong việc quản lý nguồn vốn, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn của các cán bộ tín dụng. Chênh lệch 2007/2006 Chêch lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 317.064 409.427 520.636 92.363 29,13 111.209 27,16 Trung và dài hạn 63.093 46.828 38.781 (16.265) (25,78) (8.047) (17,18) Tổng doanh số thu nợ 380.157 456.255 559.417 76.098 20,02 103.162 22,61 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 51 Trong tổng doanh số thu nợ thì doanh số thu nợ từ việc cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và đều tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2007 doanh số thu nợ tăng 29,13% hay tăng 92.363 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 27,16% hay tăng 111.209 triệu đồng, tuy mức tăng năm 2008 có giảm 1,97% so với mức tăng năm 2007 nhưng không đáng kể. Ta thấy, bên cạnh việc tăng lên hàng năm trong doanh số thu nợ của những khoản cho vay ngắn hạn thì những khoản cho vay trung và dài hạn có doanh số thu nợ luôn giảm qua các năm. Chính điều này càng khẳng định hơn nữa chiến lược tập trung cho vay ngắn hạn trong thời gian qua đã giúp Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả và hạn chế được rủi ro từ việc cho vay trung và dài hạn. Tóm lại, doanh số thu nợ của MSB Cần Thơ đạt kết quả tốt, đó là kết quả của việc đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn của Ban Giám đốc chi nhánh cùng với sự phấn đấu rất lớn của toàn thể nhân viên cũng như các cán bộ tín dụng trong việc quản lý nguồn vốn cho vay đạt hiệu quả. Tiếp sau đây, chúng ta đi vào xem xét tình hình dư nợ theo thời hạn của MSB Cần Thơ. 4.2.1.3 Tình hình dư nợ theo thời hạn Dư nợ là số tiền mà Ngân hàng cần phải thu của khách hàng trong một thời điểm nhất định, nó là kết quả của việc cho vay và thu nợ. Dư nợ là phần tài sản sinh lời quan trọng của Ngân hàng. Bảng 6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 98.024 139.009 182.606 40.985 41,81 43.597 31,36 Trung và dài hạn 17.213 15.749 349 (1.464) (8,51) (15.400) (97,78) Tổng dư nợ 115.237 154.758 182.955 39.521 34,30 28.197 18,22 Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 52 Triệu đồng 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng dư nợ HÌNH 6: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Từ bảng số liệu ta thấy: Tổng dư nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm, cụ thể: năm 2007 tăng 34,30% hay tăng 39.521 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng dư nợ tiếp tục tăng 18,22% hay tăng 28.197 triệu đồng so với năm 2007. Trong đó, dư nợ từ nghiệp vụ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn và đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng 41,81% hay tăng 40.985 triệu đồng so với năm 2006, đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng 31,36% hay tăng 43.597 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do Ngân hàng có những giải pháp làm tăng doanh số cho vay thông qua việc tìm kiếm những khách hàng mới. Nhưng đến năm 2008, do thiếu tiền mặt nên MSB Cần Thơ hạn chế cho vay những khách hàng mới và chỉ tập trung cho vay những khách hàng truyền thống, vì thế mà làm cho dư nợ ngắn hạn tăng với tốc độ thấp hơn năm 2007. Tóm lại, từ việc Ngân hàng rất chú trọng tới hoạt động tín dụng nên kết quả là dư nợ từ hoạt động này đặc biệt là tín dụng ngắn hạn luôn tăng qua các năm. Chính vì thế mà góp phần vào việc tăng hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 53 4.2.1.4 Tình hình nợ xấu theo thời hạn Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2008 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 874 1.012 0 138 15,79 (1.012) (100) Trung và dài hạn 68 122 0 54 79,41 (122) (100) Tổng nợ xấu 942 1.134 0 192 20,38 (1.134) (100) Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Triệu đồng 0 200 400 600 800 1000 1200 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n Ngắn hạn Trung và dài hạn Tổng nợ xấu HÌNH 7: BIỂU ĐỒ TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Ta thấy, tình hình nợ xấu của MSB Cần Thơ có sự biến động tăng giảm qua 3 năm nhưng theo chiều hướng tốt. Cụ thể, năm 2007 tổng nợ xấu tăng 20,38% tức tăng 192 triệu đồng, trong đó nợ xấu ngắn hạn cũng vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng 15,79% hay tăng 138 triệu đồng. Nguyên nhân là do trong năm này Ngân hàng tăng cường việc cho vay một số khách hàng mới, trong đó có những khách hàng không phải là khách hàng truyền thống của Ngân hàng nên dẫn tới việc có một số ít khách hàng không có thiện chí trả nợ hoặc do quá trình sản xuất kinh doanh của một số ít khách hàng gặp khó khăn dẫn đến thua lỗ nên chưa thể hoàn trã gốc và lãi cho Ngân hàng đúng hạn. Nhưng xét về số tiền thì con số nợ xấu ngắn hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay ngắn hạn. Đến năm 2008 ta thấy MSB Cần Thơ không còn tình trạng nợ Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 54 xấu, đây là kết quả từ việc nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc quản lý các khoản cho vay và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn, đồng thời cũng cho thấy chiến lược cho vay được đề ra từ Ban lãnh đạo MSB Cần Thơ là hướng đi đúng, qua việc trong năm 2008 MSB Cần Thơ tập trung cho vay ngắn hạn những khách hàng truyền thống và có uy tín nên một mặt hạn chế rủi ro, mặt khác đảm bảo thu nợ đúng hạn từ việc kinh doanh có hiệu quả của những khách hàng trên. Nhìn chung, qua 3 năm hoạt động, MSB Cần Thơ đạt kết quả kinh doanh tốt từ nghiệp vụ cho vay ngắn hạn. Từ đó, chứng tỏ một điều là tín dụng ngắn hạn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng, nó góp phần rất lớn vào việc tăng doanh thu và cũng là nguồn thu nhập chính cho Ngân hàng. 4.2.2 Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn theo thành phần kinh tế MSB Cần Thơ mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế nhằm đa dang hóa khách hàng vay vốn, đồng thời vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 4.2.2.1 Doanh số cho vay ngắn hạn Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % DNNN 3.417 4.955 4.514 1.538 45,01 (441) (8,09) DNNQD 307.534 400.416 492.011 92.882 30,20 91.595 22,87 Cá nhân, khác 30.753 45.041 67.708 14.288 46,46 22.667 50,33 Tổng doanh số cho vay 341.704 450.412 564.233 108.708 31,81 113.812 25,27 Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 55 Triệu đồng 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n DNNN DNNQD Cá nhân, khác Tổng doanh số cho vay HÌNH 8: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy: Tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế rất khả quan thể hiện ở chổ doanh số này luôn tăng qua các năm. Cụ thể, tổng doanh số cho vay năm 2007 tăng 31,81% hay tăng 108.708 triệu đồng so với năm 2006, đến năm 2008 doanh số cho vay vẫn tiếp tục tăng 25,27% hay tăng 113.812 triệu đồng so với năm 2007. Trong tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất và luôn tăng qua các năm. Nguyên nhân là do trong những năm qua MSB Cần Thơ chú trọng vào việc cho vay các công ty, doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn TP. Cần Thơ có nhu cầu vay vốn và có dự án kinh doanh khả thi, mặc dù có nhiều rủi ro nhưng đa phần các doanh nghiệp này là những khách hàng truyền thống và có uy tín đối với Ngân hàng. Doanh số cho vay đối với cá nhân, khác: chiếm tỷ trọng khá trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế và đứng thứ 2 sau doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhìn vào bảng số liệu thì doanh số cho vay đối với cá nhân, khác luôn tăng qua các năm và tỷ lệ tăng năm 2008 (50,33%) cao hơn tỷ lệ tăng năm 2007 (46,46%) là 3,87%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã mở rộng quy mô cho vay nhằm khai thác hết tiềm năng trong nền kinh tế với mục đích tăng doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh đó, trong nhu cầu vốn cho việc sản xuất kinh doanh riêng lẽ cũng tăng lên mặc dù năm 2008 lãi suất tăng cao do lạm phát, và những khoản cho vay này có thế chấp và cầm cố nên khá an toàn cho Ngân hàng. Từ bảng số liệu ta thấy, doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng thấp và biến động không ổn định trong 3 năm qua. Cụ thể, năm 2007 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tăng 45,01% hay tăng 1.538 triệu Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 56 đồng so với năm 2006, đến năm 2008 doanh số cho vay giảm 441 triệu đồng hay giảm 8,09% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2008 giảm là do giải pháp thắt chặt tiền tệ của chính phủ nhằm giảm chi tiêu và đầu tư lớn cho các doanh nghiệp quốc doanh vì thế mà Ngân hàng áp dụng chính sách hạn chế cho vay đối với các doanh nghiệp này. 4.2.2.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng, quy mô tín dụng và mức độ tập trung vốn nhưng chưa thể hiện được hiệu quả sử dụng vốn của hai chủ thể cho vay và đi vay. Hiệu quả sử dụng vốn cũng như uy tín của khách hàng được thể hiện ở việc khách hàng thực hiện trả nợ gốc và lãi đúng hạn như cam kết trong hợp đồng tín dụng. Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, công tác thu nợ rất được chú trọng vì đó là nguồn tái đầu tư tín dụng nhằm bảo toàn được vốn hiện có và đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % DNNN 3.171 4.463 2.499 1.292 40,74 (1.964) (44,01) DNNQD 285.262 364.431 462.637 79.169 27,75 98.206 29,95 Cá nhân, khác 28.631 40.533 55.500 11.902 41,57 14.967 36,93 Tổng doanh số thu nợ 317.064 409.427 520.636 92.363 29,13 111.209 27,16 Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 57 Triệu đồng 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n DNNN DNNQD Cá nhân, khác Tổng doanh số thu nợ HÌNH 9: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy: Tình hình thu nợ ngắn hạn của Ngân hàng đạt kết quả khá tốt. Tổng doanh số thu nợ đều tăng qua các năm. Cụ thể, tổng doanh số thu nợ năm 2007 tăng 29,13% hay tăng 92.363 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm năm 2008, tổng doanh số thu nợ tiếp tục tăng 27,16% hay tăng 111.209 triệu đồng so với năm 2007. Để biết được nguyên nhân tăng tổng doanh số thu nợ, ta đi vào xem xét từng chỉ tiêu cụ thể: - Đối với doanh nghiệp nhà nước: Ta thấy doanh số thu nợ không ổn định qua các năm. Cụ thể, doanh số thu nợ năm 2007 tăng 40,74% hay tăng 1.292 triệu đồng so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, doanh số thu nợ lại giảm 44,01% hay giảm 1.964 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2008 đa phần các doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi các chính sách của nhà nước và do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn dẫn đến các doanh nghiệp này làm ăn không hiệu quả nên không đảm bảo được khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác, thêm một nguyên nhân nữa dẫn đến đa phần các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả là do các doanh nghiệp ỷ lại vào sự hỗ trợ vốn từ phía nhà nước. Ta so sánh giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay của doanh nghiệp nhà nước ta thấy: doanh số thu nợ chỉ bằng một nữa doanh số cho vay, chính vì thế mà các cán bộ tín dụng cần đôn đốc các doanh nghiệp chưa trả được nợ phải hoàn thành việc trả nợ gốc và lãi sớm cho Ngân hàng. - Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Song song với việc doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp này tăng qua các năm thì đồng thời doanh số thu nợ từ các doanh nghiệp này cũng tăng qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2007 tăng 27,75% Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 58 hay tăng 79.169 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 29,95% và tăng 98.206 triệu đồng so với năm 2007. Vì đa phần các doanh nghiệp này là những khách hàng truyền thống và uy tín của MSB Cần Thơ, nên mặc dù họ gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh ở năm 2008 nhưng họ vẫn kinh doanh có hiệu quả và đảm bảo được khả năng trả nợ cho Ngân hàng làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng qua các năm. Bên cạnh đó là khả năng quản lý nguồn tiền cho vay đạt kết quả tốt của các cán bộ tín dụng. - Đối với cá nhân, khác: Ta thấy doanh số thu nợ đối với các cá nhân tăng qua các năm, mặc dù tỷ lệ tăng có giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ tăng trong doanh số thu nợ năm 2007 là 41,57% hay tăng 11.902 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số thu nợ tăng 36,93% hay tăng 14.967 triệu đồng. Mặc dù đối tượng cho vay là các cá nhân và họ với phương án sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ nhưng họ kinh doanh có hiệu quả và có thiện chí trả nợ vay cho Ngân hàng, vì thế mà doanh số thu nợ đối với các đối tượng này tăng qua các năm. 4.2.2.3 Tình hình dư nợ ngắn hạn Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng chưa có khả năng trả nợ do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 59 Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % DNNN 1.235 1.727 3.742 492 39,84 2.015 116,68 DNNQD 84.585 120.570 149.944 35.985 42,54 29.374 24,36 Cá nhân, khác 12.204 16.712 28.920 4.508 36,94 12.208 73,05 Tổng dư nợ 98.024 139.009 182.606 40.985 41,81 43.597 31,36 Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n DNNN DNNQD Cá nhân, khác Tổng dư nợ HÌNH 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Bên cạnh doanh số thu nợ tăng qua các năm, ta thấy tổng dư nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế qua 3 năm luôn tăng, điều này phản ánh hiệu quả hoạt tín dụng của MSB Cần Thơ ngày càng được nâng cao. Năm 2007 tổng dư nợ ngắn hạn tăng 41,81% hay tăng 40.985 triệu đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng dư nợ tăng 31,36% hay tăng 43.597 triệu đồng so với năm 2007. Ngoài việc doanh số cho vay, doanh số thu nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn tăng và chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm thì dư nợ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp này cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng qua các năm. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 60 quốc doanh năm 2007 tăng 42,54% hay tăng 35.985 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng 24,36% hay tăng 29.374 triệu đồng so với năm 2007. Trong những năm qua, mặc dù Ngân hàng có mở rộng quy mô cho vay nhưng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng vẫn là các doanh nghiệp này và chủ yếu là những khách hàng có uy tín vì thế mà Ngân hàng có phần tập trung cho vay đối tượng khách hàng này nhiều hơn nhằm hạn chế rủi ro. Chính vì thế mà Ngân hàng cần mở rộng đối tượng cho vay ra các thành phần kinh tế khác nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tín dụng của mình nhưng đồng thời phải hạn chế chi phí và rủi ro. 4.2.2.4 Tình hình nợ xấu ngắn hạn Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % DNNN 64 73 0 9 14,06 (73) (100) DNNQD 564 657 0 93 16,49 (657) (100) Cá nhân, khác 246 282 0 36 14,63 (282) (100) Tổng nợ xấu 874 1.012 0 138 15,79 (1.012) (100) Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chi nhánh Cần Thơ Triệu đồng 0 200 400 600 800 1000 1200 2006 2007 2008 Năm S ố t iề n DNNN DNNQD Cá nhân, khác Tổng nợ xấu HÌNH 11: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 61 Nhìn chung về tình hình nợ xấu của MSB Cần Thơ qua 3 năm đối với các thành phần kinh tế có những chuyển biến tốt. Cụ thể, mặc dù tổng nợ xấu năm 2007 tăng 138 triệu đồng hay tăng 15,79% so với năm 2006 nhưng ta thấy mức tăng nợ xấu trong năm 2007 của các thành phần kinh tế không cao cả về số tiền lẫn tỷ lệ tăng. Sang năm 2008, Ngân hàng đã không còn nợ xấu. Đây là điều rất khả quan trong công tác thu nợ của Ngân hàng chứng tỏ hiệu quả hoạt động và uy tín của Ngân hàng ngày càng cao. Vì thế mà Ngân hàng cần duy trì kết quả này trong những năm tới. 4.2.3 Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn thông qua một số chỉ tiêu 4.2.3.1 Dư nợ trên tổng vốn huy động. Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều có ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng. Chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động của mình không hiệu quả. Bảng 12: TÍNH TỶ LỆ DƯ NỢ NGẮN HẠN TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ ngắn hạn (triệu đồng) 98.024 139.009 182.606 Tổng vốn huy động (triệu đồng) 102.597 170.812 192.034 Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động (%) 95,54 81,38 95,09 Ta thấy trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm qua đạt kết quả tốt được thể hiện ở: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động <1. Đồng thời ta thấy, song song với mức tăng của dư nợ ngắn hạn thì vốn huy động cũng tăng theo. Vì thế mà Ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn của mình. Năm 2006, bình quân 0,9554 đồng dư nợ ngắn hạn thì đã có 1 đồng vốn tham gia. Năm 2007, công tác huy động vốn khả quan hơn vì bình quân 0,8138 đồng dư nợ ngắn hạn có tới 1 đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2008, tình hình huy động vốn tuy không khả quan như năm 2007 nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp, bình quân 0,9509 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 62 4.2.3.2 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng trong một kỳ kinh doanh nhất định, hệ số này càng lớn càng tốt. Bảng 13: TÍNH HỆ SỐ THU NỢ NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Doanh số thu nợ ngắn hạn (triệu đồng) 317.064 409.427 520.636 Doanh số cho vay ngắn hạn (triệu đồng) 341.704 450.412 564.233 Hệ số thu nợ (%) 92,79 90,90 92,27 Nhìn chung công tác thu nợ của Ngân hàng trong cho vay ngắn hạn đạt kết quả tốt. Hệ số thu nợ các năm đều trên 90%, mặc dù có sự tăng giảm nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Chính vì thế mà Ngân hàng cần giữ vững tỷ lệ này và tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác thẩm định các phương án cho vay chặt chẽ, nhằm nâng cao hiệu quả thu nợ của mình và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Để duy trì và phát triển hoạt động tín dụng của mình, Ngân hàng cần đảm bảo được việc tăng doanh số cho vay phải đi đôi với tăng trong doanh số thu nợ. 4.2.3.3 Tỷ lệ nợ xấu Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng càng cao. Bảng 14: TÍNH TỶ LỆ NỢ XẤU NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ xấu ngắn hạn (triệu đồng) 874 1.012 0 Dư nợ ngắn hạn (triệu đồng) 98.024 139.009 182.606 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn (%) 0,89 0,72 0 Từ bảng tính ta thấy, chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng được nâng lên qua các năm thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm dần qua các năm và đều dưới mức cho phép của NHNN (5%). Đặc biệt là ở năm 2008, tỷ lệ nợ xấu bằng không. Để có được kết quả khả quan như trên, trong những năm qua Ngân hàng đã có những giải Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 63 pháp cho vay và thu hồi nợ gốc, lãi rất hữu hiệu và quá trình thực hiện các giải pháp trên đạt kết quả tốt nhằm hạn chế tối đa tình trạng nợ xấu. 4.2.3.4 Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của Ngân hàng trong một kỳ nhất định ( kỳ được xác đinh ở đây là 1 năm ). Trong một kỳ, số vòng quay càng nhiều càng tốt và sẽ đem lại lợi nhuận càng cao cho Ngân hàng. Bảng 15: TÍNH VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh số thu nợ ngắn hạn (triệu đồng) 317.064 409.427 520.636 2. Dư nợ ngắn hạn đầu kỳ (triệu đồng) 73.384 98.024 139.009 3. Dư nợ ngắn hạn cuối kỳ (triệu đồng 98.024 139.009 182.606 4. Dư nợ ngắn hạn bình quân (triệu đồng) = 2 )3()2(  85.704 118.517 160.808 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = )4( )1( 3,70 3,45 3,24 Nhìn chung, ta thấy vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của MSB Cần Thơ qua các năm là khá cao, mặc dù qua các năm có giảm nhưng số vòng quay lớn hơn 3 vòng/năm. Cụ thể: năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 3,70 vòng, sang năm 2007 số vòng quay đã giảm 0,25 vòng so với năm 2006, năm 2008 vòng quay vốn tín dụng tiếp tục giảm 0,21 vòng so với năm 2007. Nguyên nhân là do dư nợ ngắn hạn bình quân đều tăng qua các năm, mặc dù doanh số thu nợ hằng năm cũng tăng nhưng mức tăng không đủ để cho vòng quay vốn tín dụng của năm 2007 và 2008 cao hơn năm 2006. Với kết quả trên, cho thấy đồng vốn của Ngân hàng được thu hồi và luân chuyển tốt qua các năm, có được kết quả này một phần do bản chất của khoản tín dụng là ngắn hạn nên giúp vòng quay đồng vốn được nhanh hơn và hạn chế được rủi ro. Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của MSB Cần Thơ ta thấy tình hình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đạt kết quả khá tốt, chính điều này đã khẳng định hơn nữa hướng đi đúng đắn của Ngân hàng trong việc lựa chọn hướng đầu tư ngắn hạn trong 3 năm qua. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 64 CHƯƠNG V NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Thuận lợi - Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long với tình hình chính trị ổn định. Hiện nay đang có rất nhiều những dự án kinh tế trọng điểm như: dự án cầu Cần Thơ sắp hoàn thành, dự khu đô thị Nam sông Cần Thơ… Đặc biệt là dự án sân bay Trà Nóc đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó là sự phát triển của hệ thống Bưu chính Viễn thông, Hàng không và Bảo hiểm vì đó là các cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. - MSB Cần Thơ với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, năng động và làm việc có hiệu quả thuận lợi cho việc tạo lập và giữ vững uy tín của Ngân hàng, đồng thời thu hút ngày càng nhiều khách hàng. - MSB Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/11/1993, với hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng đã tạo lập được uy tín của mình và khách hàng của MSB Cần Thơ đa phần là những khách hàng truyền thống, có uy tín, có năng lực tài chính, kinh doanh có hiệu quả và luôn gắn bó với Ngân hàng. 5.1.2 Khó khăn - Trong những năm qua, nền kinh tế trong nước biến động phức tạp, khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước và do tỷ lệ lạm phát cao, tình hình dịch bệnh lan rộng nên gây khó khăn cho công tác cho vay cũng như thu nợ của Ngân hàng. - Do sự ra đời của nhiều Ngân hàng, các công ty Bảo hiểm, tiết kiệm Bưu điện, đặc biệt là sự ra đời của các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP. Cần Thơ nên tạo áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. - Chịu sự chi phối của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc ban hành các điều luật mới, đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên cập nhật và thi hành - Công tác Marketing của Ngân hàng còn hạn chế nên việc quảng bá thương hiệu cũng như việc giới thiệu sản phẩm mới của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 65 5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG. 5.2.1 Đối với công tác huy động vốn - Củng cố và nâng cao hơn nữa uy tín của Ngân hàng nhằm tạo lập niềm tin nơi khách hàng. - Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác Marketing nhằm quảng bá thương hiệu đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết của Ngân hàng đến khách hàng. - Đa dạng hơn nữa các hình thức huy động vốn với nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng và kèm theo đó là phải có mức lãi suất huy động linh hoạt hợp lý. - Tăng cường công tác phát hành các loại thẻ thanh toán nhằm huy động được tối đa nguồn vốn trong dân cư cũng như của các tổ chức kinh tế. - Phát triển thêm mạng lưới giao dịch nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất và tiện lợi cho khách hàng qua việc mở thêm phòng giao dịch trên địa bàn thành phố như: khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ. 5.2.2 Đối với công tác cho vay - Tiếp tục giữ vững mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với những khách hàng truyền thống và có uy tín đối với Ngân hàng. - Mở rộng hơn nữa phạm vi cho vay ra nhiều đối tượng và nhiều hình thức cho vay nhưng đồng thời phải đảm bảo hạn chế rủi ro để tăng lợi nhuận. - Nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ,…Nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ tín dụng. - Điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý sao cho vừa đảm bảo được doanh số cho vay tăng lên và có lợi nhuận. 5.2.3 Đối với công tác thẩm định kiểm tra và hạn chế rủi ro tín dụng Trong thời gian qua, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thẩm định các khoản cho vay; theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng; có những biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích; đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Tất cả những điều đó đã được chứng minh qua việc Ngân hàng không còn nợ xấu ở năm 2008. Chính vì thế, Ngân hàng cần giữ vững kết quả đó cho những năm tiếp theo. Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 66 CHƯƠNG VI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng qua 3 năm đạt kết quả tốt. Cụ thể: - Tình hình huy động vốn của MSB Cần Thơ luôn tăng qua 3 năm. Bên cạnh đó, nguồn vốn được điều chuyển từ hội sở về chi nhánh cũng tăng qua các năm. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, Ngân hàng còn phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển. - Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay cũng tăng qua các năm. Điều này cho thấy Ngân hàng đảm bảo được đầu ra cho những khỏa vốn huy động được của mình và hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn và cũng đã đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các khách hàng của mình trên địa bàn TP. Cần Thơ; giúp các doanh nghiệp ổn định kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, hướng đến hỗ trợ phát triển các ngành nghề phù hợp với từng thời kỳ kinh tế trên địa bàn thành phố. - Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng công tác thu nợ cũng được đảm bảo tăng qua các năm và đến năm 2008, Ngân hàng đã không còn nợ xấu. Chính điều này đã cho thấy hiệu quả của việc lựa chọn đối tượng cho vay của Ngân hàng, trong thời gian qua ngân hàng chỉ tập trung cho vay những khách hàng truyền thống và có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phù hợp với tình hình kinh tế lúc đó đồng thời hạn chế cho vay tiêu dung, hạn chế cho vay để đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất. Đồng thời là sự cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên và đặc biệt là cán bộ tín dụng trong công tác giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng trong thời gian tới. Từ những kết quả đạt được đã góp phần vào việc tăng lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm. Thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và Ngân hàng đang phải đối mặt với những thử thách do áp lực cạnh tranh ngành Ngân hàng hiện nay. Chính vì vậy, cần có sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Đặc biệt là sự quản lý, chỉ đạo, điều Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NH TMCP MSB Cần Thơ GVHD: Lê Long Hậu SVTH: Trần Duy 67 hành từ Ban Giám đốc nhằm giữ vững uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường, góp phần vào sự lớn mạnh của cả hệ thống. 6.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Chính phủ cần phải đánh giá kịp thời những diễn biến của nền kinh tế cũng như là tác động của kinh tế thế giới đến Việt Nam để có những chỉ đạo kịp thời nhằm bình ổn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng trung ương cần phát huy hơn nữa vai trò điều hành chính sách tiền tệ của mình nhằm thúc đẩy thị trường tiền tệ ổn định và phát triển. Đồng thời Ngân hàng trung ương cần có những chính sách hỗ trợ các Ngân hàng sau lạm phát. ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua các hình thức tiền gửi tiết kiệm và các hình thức huy động vốn khác nhằm đảm bảo nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời hạn chế việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Chi nhánh cần đề nghị hội sở bố trí nhiều máy rút tiền tự động nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Đồng thời phát hành thẻ để huy động được tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Hiện nay, kinh tế trong nước đã phần nào được ổn định, tỷ lệ lạm phát đã giảm. Vì thế Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác cho vay trung và dài hạn và các hình thức cho vay tiêu dùng nhằm đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam chi nhánh cần thơ.pdf
Luận văn liên quan