Đề tài Phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp DESCON

LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, đòi hòi các đơn vị quốc doanh phải thay đổi cách suy nghĩ, đường lối của đơn vị trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò chủ đạo thực sự của doanh nghiệp nhà nước có được trong tay khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao, lợi nhuận tăng vượt trội . Muốn vậy doanh nghiệp phải có những thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán . những thông tin này rất cần thiết cho nhà lãnh đạo, nhà đầu tư, các chủ nợ . để đưa ra cácquyết định đúng đắn trong việc đưa ra các phương hướng hoạt động và đầu tư. Để có được những thông tin trên doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là phân tích các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp mà hình thái vật chất của các quỹ có thể là vốn bằng tiền, nguyên liệu, tài sản cố định trong những thời điểm thời hạn khác nhau. Từ đó doanh nghiệp đề ra các biện pháp tối ưu để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Nhiệm vụ chính của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh thông qua hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó các số liệu phân tích trên sẽ đưa ra các đề xuất, giải pháp cụ thể, chi tiết phù hợp với thực tế của doanh nghiệp để có thể khai thác các tiềm năng và khắc phục yếu kém. Bên cạnh đó dựa vào kết quả phân tích còn có thể hoạch định phương án kinh doanh và dự báo kinh doanh. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh nên nhóm chúng em đã chọn đề tài : “ Phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp DESCON ” làm bài báo cáo của mình.

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp DESCON, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước, đòi hòi các đơn vị quốc doanh phải thay đổi cách suy nghĩ, đường lối của đơn vị trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò chủ đạo thực sự của doanh nghiệp nhà nước có được trong tay khi sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao, lợi nhuận tăng vượt trội . Muốn vậy doanh nghiệp phải có những thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán …. những thông tin này rất cần thiết cho nhà lãnh đạo, nhà đầu tư, các chủ nợ…. để đưa ra cácquyết định đúng đắn trong việc đưa ra các phương hướng hoạt động và đầu tư. Để có được những thông tin trên doanh nghiệp phải tiến hành phân tích tình hình tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là phân tích các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp mà hình thái vật chất của các quỹ có thể là vốn bằng tiền, nguyên liệu, tài sản cố định trong những thời điểm thời hạn khác nhau. Từ đó doanh nghiệp đề ra các biện pháp tối ưu để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Nhiệm vụ chính của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh thông qua hệ thống chỉ tiêu đã được xây dựng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh. Từ đó các số liệu phân tích trên sẽ đưa ra các đề xuất, giải pháp cụ thể, chi tiết phù hợp với thực tế của doanh nghiệp để có thể khai thác các tiềm năng và khắc phục yếu kém. Bên cạnh đó dựa vào kết quả phân tích còn có thể hoạch định phương án kinh doanh và dự báo kinh doanh. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và phân tích hoạt động kinh doanh nên nhóm chúng em đã chọn đề tài : “ Phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp DESCON ” làm bài báo cáo của mình. CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP DESCON Người đại diện: Ông Nguyễn Xuân Bảng Chức vụ: Tổng Giám Đốc Loại công ty: Cổ Phần Ngành nghề hoạt động: Xây Dựng - Thầu Tổng Hợp Địa chỉ doanh nghiệp: 146 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (84-8) 38211664, 38295072, 38230666 Fax: (84-8) 38211242, 38251658 Email: desconco@hcm.vnn.vn Website: www.descon.com.vn « Giới thiệu về doanh nghiệp Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp - DESCON là nhà thầu chuyên nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực xây lắp các công trình công nghiệp và dân dụng, hệ thống Cơ-điện-lạnh. DESCON cũng hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn thiết kế, quản lý dự án; đầu tư và kinh doanh địa ốc, khu công nghiệp; hoạt động thương mại và dịch vụ. DESCON là nhà thầu xây dựng Việt Nam đầu tiên xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Bảo vệ an toàn cho con người, thiết bị thi công, tài sản của nhà đầu tư và thực hiện bảo vệ môi trường trên các công trình xây dựng là chính sách ưu tiên hàng đầu của DESCON. Xây dựng công trình bền vững, có chất lượng và giá cả phù hợp với ngân sách của nhà đầu tư, bàn giao công trình đúng tiến độ, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, bảo hành công trình chu đáo, thỏa mãn các yêu cầu của nhà đầu tư...là hệ thống chính sách nhầt quán của DESCON, hướng tới làm thỏa mãn khách hàng, làm hài lòng nhà đầu tư. Khẩu hiệu của chúng tôi là: "Tất cả để khách hàng hài lòng". « Dịch vụ Xây dựng, lắp đặt, sữa chữa các công trình công nghiệp, công trình dân dụng tới nhóm A, các công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp, các công trình giao thông. Lắp đặt đường dây và trạm biến áp, thiết bị phòng cháy và thiết bị công nghiệp, hệ thống cơ-điện-lạnh. Thiết kế và xây dựng các công trình cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và xử lý môi trường. Tư vấn đầu tư và thiết kế các công trình công nghiệp và dân dụng, quản lý dự án các công trình công nghiệp và dân dụng, các công trình công nghiệp hạ tầng tới nhóm A. Sản xuất kinh doanh thiết bị xây dựng, kết cấu thép, vật liệu xây dựng. Đầu tư và kinh doanh địa ốc. Kinh doanh các ngành nghề khác nhau theo qui định của pháp luật. « Qúa trình phát triển 1976 Khởi đầu là Phân viện Thiết kế miền Nam thuộc Viện Thiết kế Bộ Công nghiệp nhẹ. 1989 Thành lập Công ty Thiết kế và Xây dựng Công nghiệp nhẹ số 2 với tên giao dịch DESCON. 2000 Được 2 tổ chức quốc tế QMS và JAS-ANZ đánh giá và cấp chứng chỉ  ISO 9001:1994. 2002 Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam ra quyết định số 169/QĐ-TTg chuyển đổi Công ty Xây dựng CNn số 2 – DESCON thành Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp (DESCON) 2004 Tổ chức quốc tế QMS và JAS-ANZ đánh giá và cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. 2005 Xây dựng và hoàn chỉnh mạng thông tin nội bộ trên toàn Công ty và các công trường, giúp công tác quản lý hiệu quả cao, mang tính tiên phong, hướng đến văn phòng – công trường điện tử. 2007 Công ty DESCON tham gia TTCK tại Sở GDCK TP.HCM với mã cổ phiếu là DCC. DESCON là thành viên CLB 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam do báo Vietnam.net bình chọn. 2008 DESCON được Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng Cúp vàng ISO 2008, Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kết hợp với Hãng tin quốc tế D&B xếp hạng tín dụng doanh nghiệp loại AAA, được trao giải thưởng Cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “CTCP hàng đầu Việt nam” do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam, Tạp chí chứng khoán Việt nam kết hợp với một số cơ quan chức năng tổ chức bình chọn. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG DESCON PHÂN TÍCH CƠ CẤU BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tài sản ngắn hạn 301.150.803.969 227.540.764.977 200.504.127.941 2 Tài sản dài hạn 59.958.236767 135.027.043.176 162.056.675.688 Tổng tài sản 361.109.040.736 362.567.808.153 362.560.803.629 3 Nợ phải trả 148.457.815.799 170.050.208.469 160.950.231.328 Trong đó: Nợ ngắn hạn 126.928.829.906 150.026.481.000 139.529.245.720 Nợ dài hạn 21.528.985.893 20.023.727.469 21.420.985.608 4 Vốn chủ sở hữu 212.651.221.937 192.517.598.731 201.610.572.301 Tổng nguồn vốn 361.109.037.736 362.567.807.200 362.560.803.629 Cơ cấu 2007 2008 2009 TSNH / Tổng Tài Sản 83.40% 62.76% 55.30% TSDH / Tổng Tài Sản 16.60% 37.24% 44.70% Tổng Tài Sản 100% 100% 100% NỢ / Tổng Nguồn Vốn 41.11% 46.90% 44.39% VCSH / Tổng Nguồn Vốn 58.89% 53.10% 55.61% Tổng Nguồn Vốn 100% 100% 100% Trong cơ cấu tổng tài sản ở cả ba năm của Descon ta điều dể dàng thấy được tài sản ngắn hạn chiếm đa số trong tổng cơ cấu. Cụ thể là: năm 2007 tài sản ngắn hạn chiếm dến 83.4%, và năm 2008 tỷ số này giảm xuống 62,76 % và liên tục giảm đến năm 2009 còn 55.3%. Mặc dù đã giảm nhưng cả 3 năm điều thể hiện tài sản ngắn hạn chiếm đa số. Tiền và các khoản tương đương tiền: phản ánh toàn bộ số tiền hiện có của doanh nghiệp trong 3 năm từ 2007 đến 2009: bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. do vậy tiền và các khoản tương đương càng lớn càng thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Tuy vậy, dự trữ tiền mặt quá lớn sẽ làm giảm khả năng sinh lời thấ, không sinh lời, thậm chí sinh lời âm khi nền kinh tế lạm phát cao. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như: đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác có thời gian đầu tư hơn 3 tháng và dưới 1 năm Các khoản phải thu: là những khoản mà khách hàng và các bên liên quan đang nợ doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo có thời hạn trả dưới 1 năm. Do vậy, đây cũng là loại tài sản có tính thanh khoản cao. Trong nền kinh tế thị trường, bán chịu và cho thiếu chịu được xem là chính sách khuyến mãi, khách hàng chưa có tiền vẫn có thể mua hàng hóa, dịch vụ nhờ vậy doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường tăng doanh số, củng cố mối quan hệ lâu dài. Tuy vậy bán chịu cũng tạo thêm các bất lợi cho doanh nghiệp, nợ phải thu tăng làm tăng nhu cầu vốn lưu động kéo theo sự tăng lên của chi phí tài chính, chi phí đòi nợ, doanh nghiệp sẽ chịu tổn thất khi khách hàng không trả nợ. Tài sản ngắn hạn khác bao gồm các khoản tạm ứng thu hồi, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu hụt chờ xử lý và các khoản thuế chấp ký cược…đây là giá trị những tài sản mà phần lớn trong đó công ty sẽ không thể thu hồi lại được khi bị thanh lý. Ngược lại với cơ cấu tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản: Tài sản cố định: là những phương tiện sản xuất chủ yếu có ảnh hưởng tới năng lực sản xuất của Descon, bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý, phần mềm máy tính,… một doanh nghiệp có quy trình công nghệ hiện đại, mức độ tự động hóa cao có thể giúp họ giảm được chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu. Tuy vậy, nó cũng tạo ra các bất lợi: Thứ nhất: làm tăng mức rủi ro kinh doanh do khấu hao làm tăng tổng định phí Thứ hai: tổng đầu tư lớn, nếu tài sản không được khai thác và sử dụng có hiệu quả thì khả năng sinh lời của vốn sẽ sụt giảm. Bất động sản đầu tư: giá trị các bất động sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng không dùng cho hoạt động kinh doanh chính mà dùng để đầu tư, cho thuê hoặc để bán. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: bao gồm các khoản đầu tư trên một năm: đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, liên doanh, đầu tư chứng khoán và cho vay. Tài sản dài hạn khác: bao gồm các khoản chi phí có thời gian phân bổ trên một năm hoặc các khoản tiền chi ra mà thu hồi về trên một năm. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn ở cả ba năm của Descon ta điều dể dàng thấy được vốn chủ sỡ hữu chiếm đa số trong tổng cơ cấu tổng nguồn vốn của công ty. Cụ thể là: năm 2007 vốn chủ sỡ hữu chiếm dến 58.89%, và năm 2008 tỷ số này giảm xuống 53.10 % và đến năm 2009 tăng lên 55.61%. Mặc dù đã giảm nhưng cả 3 năm điều thể hiện vốn chủ sỡ hữu chiếm đa số. Nợ phải trả bao gồm: Nợ ngắn hạn là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả trong thời hạn dưới một năm bao gồm: vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả cho người bán ( nhà cung cấp), phải trả cho nhà nước và cho công nhân viên. Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dài hơn một năm. Có thể nói nợ dài hạn là nguồn vốn ổn định. Khi có sự tăng lên của nguồn vốn này sẽ giúp cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp ổn định hơn. Nhưng kèm theo đó là lãi suất các khoản vay dài hạn thường cao hơn các khoản vay ngắn hạn nên chi phí sử dụng nợ dài hạn cao hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sỡ hữu: là nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thể hiện tiềm lực tài chính của doanh nghiệp niềm tin của họ và triển vọng phát triển và khả năng sinh lời của vốn đầu tư. Đối với chủ nợ, vcsh được xem là điều kiện đảm bảo gián tiếp cho các khoản họ đã vay. Do vậy sự tăng trưởng của vốn chủ sở hữu được đánh giá tốt. Vcsh bao gồm : các khoản vốn góp trực tiếp của vốn chủ sở hữu, lợi nhuận giữ lại và các khoản lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ được hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn ổn định nhất trong doanh nghiệp, là số vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp góp vào thành lập hay góp bổ sung trong quá trình hoạt động hoặc được bổ sung từ lợi nhuận giữ lại. Được hình thành từ hai nguồn: vốn góp trực tiếp và lợi nhuận giữ lại Vốn đầu tư của CSH: là số vốn do CSH doanh nghiệp vốn lúc thành lập hay bổ sung trong quá trình hoạt động. phản ánh vốn thực góp của các CSH căn Cứ theo vốn điều lệ mà công ty đã đăng ký Thặng dư vốn cổ phần là phần chênh lệch của giá bán cổ phiếu khi phát hành với mện giá cổ phiếu. thặng dư vốn cổ phần thay đổi khi công ty có các khoản chênh lệch giá trong quá trình mua bán cổ phiếu quỷ và có thể chuyển lên vốn đầu tư của chủ sơ hữu khi công ty thực hiện tách cổ phiếu và tăng vốn điều lệ Cổ phiếu quỷ là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty phát hành nhưng không bị hủy bỏ mà sẽ được tái phát hành trở lại sau một thời gian. Do giá trị cổ phiếu quỷ mua vào làm giảm vốn chủ sở hữu nên cổ phiếu quỷ được thể hiện dưới dạng số âm trên bảng cân đối kế toán. Lợi nhuận chưa phân phối: là phần lợi nhuận thực hiện được mà doanh nghiệp chưa chia hoặc chưa phân phối hoặc cũng có thể là các khoản lổ lũy kế trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nếu nó được thể hiện bằng số âm. Nguồn kinh phí và quỷ khác: phản ánh nguồn kinh phí sự nghiệp được cấp nhưng chưa sử dụng hết hoặc đã hình thành tài sản cố định và quỷ khen thưởng phúc lợi 1.2. BÁO CÁO THU NHẬP STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng doanh thu thuần 375.442.582.399 471.685.587.988 404.267.321.396 1 Giá vốn hàng bán 347.202.470.919 432.685.810.325 378.436.136.508 2 Lãi gộp 28.240.111.480 38.999.777.663 25.831.184.880 3 Doanh thu hoạt động tài chính 11.747.700.562 16.725.418.470 10.375.000.904 4 Chi phí tài chính 2.470.762.193 23.391.399.608 -6.083.221.814 5 Trong đó: Chi phí Lãi vay 2.470.762.193 1.077.473.200 824.363.985 Chi phí bán hàng 6 Chi phí QL doanh nghiệp 10.768.660.021 15.231.969.430 13.777.488.883 7 Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh 26.748.389.828 17.101.827.082 28.511.918.723 8 Thu nhập khác 568.528.098 242.599.156 1.447.654.141 9 Chi phí khác 257.483.546 591.150.602 1.255.078.236 10 Lợi nhuận khác 311.044.552 -348.551.446 192.575.905 11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 27.059.434.380 16.753.276.636 28.704.494.628 12 Thuế TN doanh nghiệp 7.555.644.706 5.044.327.982 8.112.584.031 13 Thuế TNDN được miễn giảm 14 Thuế TNDN cần phải nộp Lợi nhuận sau thuế thu nhập 19.503.789.674 11.708.948.654 21.112.629.671 1.2.1. Tổng doanh thu thuần. Doanh thu thuần của công ty nói lên hoạt động của công ty tăng lên nhiều hay ít. Doanh thu thuần của công năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 375.442.582.399, 471.685.587.988, 404.267.321.396, ta thấy doanh thu của công ty tăng tương đối nhiều. Điều này ta thấy được công ty hoạt động có lời cao, tuy nhiên cao nhất là năm 2008 471.685.587.988 cao hơn so với năm 2007, năm 2009 là 96.243.005.600 và 67.418.266.600. Ta có thể thấy công ty hoạt động khá là nhiều, và đem lại doanh thu cũng khá cao, điều này cũng phải bởi công ty hoạt động rất nhiều lĩnh vực như: xây dựng, trang thiết bị bảo hộ, kinh doanh bất động sản,… 1.2.2. Lãi gộp: Cũng tương tự như doanh thu thuần lãi gộp của năm 2008 cũng cao hơn so với hai năm 2007, 2009. Do giá vốn hàng bán tăng lên khá nhanh, vượt quá tốc độ tăng doanh thu. Năm 2008 là 38.999.777.663 và đến năm 2009 giảm khá mạnh 25.831.184.880 do doanh thu tăng không bằng giá vốn hàng bán. Cũng có thể công ty thay đổi cơ cấu bán hàng, chẳn hạn như thay đổi những mạnh hàng có giá vốn nhiều sang mặt hàng có giá vốn thấp hoặc ngược lại. 1.2.3. Lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận này chiếm cao nhất là năm 2009 (28.511.918.723) do ảnh hưởng của các yếu tố như: chi phí lãi vay giảm 824.363.985, chi phí hoạt động tài chính -6.083.221.814, trong khi đó năm 2007 thì thấp hơn nhiều (17.101.827.082). Giá vốn hàng tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu nên tỷ lệ gộp giảm làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm trong năm 2008 là 17.101.827.082 và tăng lên năm 2009 là: 28.511.918.723, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng năm 2008 là: 15.231.969.430 đã giúp công ty cải thiện đôi chút kết quả kinh doanh của mình. 1.2.4. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế: Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ chưa trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp,tổng lợi nhuận trước thuế qua các năm 2007, 2008, 2009 là: 27.059.434.380, 16.753.276.636, 28.704.494.628, lợi nhuận trước thuế năm 2009 cao hơn so với năm 2007, 2008. Tuy nhiên tổng lợi nhuận trước thuế tăng là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận khác giảm cho thấy công ty hoạt động mạnh và thu được nhiều lợi nhuận. 1.2.5. Lợi nhuận sau thuế thu nhập: Lợi nhuận sau thuế là phần chênh lệch giữa tổng lợi nhuận trước thuế với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, lợi nhuận sau thuế năm 2009 là: 21.112.629.671 cao hơn so với năm 2007, 2008. lợi nhuận sau thuế là số thu nhập mà chủ sở hữu doanh nghiệp được hưởng, công ty dùng lợi nhuận này để chia lợi nhuận cho các cổ đông. 2. PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH 2.1. Đánh giá khả năng sinh lời STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tỷ suất lợi nhuận gộp 7.21 3.55 7.10 2 Lợi nhuận biên tế 7.41 4.73 7.86 3 Tỷ số ROA 5.40 3.24 5.82 4 Tỷ số ROE 12.79 8.32 14.66 2.1.1. Tỷ suất lợi nhuận gộp: Tỷ số này cho biết lợi nhuận gộp bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong trường hợp của DESCON, năm 2007 cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được 7,21 đồng lợi nhuận cho cổ đông và năm 2009 tương đối giảm nhẹ còn 7,1. Thế nhưng năm 2008, cứ mỗi 100 đồng doanh thu thì tạo cho công ty được 3,55 đồng Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Có ngành tỷ số này rất cao như ngành du lịch, dịch vụ,… có ngành tỷ số này rất thấp như ngành kinh doanh bất động sản, kinh doanh vàng bạc. Muốn so sánh tỷ số này một cách tốt nhất ta cần phải so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành. Từ phần tỷ suất lợi nhuận của ty ta cũng thấy được lợi nhuận của công ty thay đổi như thế nào, và ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty rất cao. Từ tỷ suất lợi nhuận ở trên ta thấy do lợi nhuận trước thuế giảm khá mạnh năm 2008 (16.753 trđ) trong khi năm 2007 (27.059 trđ), năm 2009 (28.704 trđ). Nên tỷ suất lợi nhuận của DESCON cũng giảm mạnh. 2.1.2. Lợi nhuận biên tế Tỷ số này cho ta biết được lợi nhuận biên tế từ hoạt động kinh bằng bao nhiêu phần trăm tài sản hay cứ 100 đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp của công ty có một số nhận xét như sau năm 2007, 2009 có lợi nhuận lần lượt là 7,41; 7,86 trong khi đó năm 2008 giảm còn 4,73, hay cứ 100 đồng tài sản năm 2007,2009 thì tạo ra được 7,41; 7,86 đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Đánh giá: lợi nhuận biên tế của Descon phụ thuộc rất nhiều vào lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, từ các kết quả trên ta nhận xét thấy rằng năm 2008 giảm tương đối mạnh so với các năm là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công giảm mạnh,sự giảm mạnh này có lẽ ảnh hưởng phần nào của nền kinh tế thế giới (do 2008 cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra ở toàn cầu). 2.1.3. Tỷ số ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản). ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông với DESCON, năm 2008 doanh nghiệp đạt 3,24% bình quân giá trị tổng tài sản, giảm lần lượt so với năm 2007, 2009 là 2,17%; 2,59%. Cũng như tỷ số sức sinh lợi căn bản, tỷ số ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm của ngành sản xuất kinh doanh. Các ngành như du lịch, thương mại… tỷ số này thường này rất cao trong khi các ngành như công nghiệp chế tạo, ngành hàng không,… tỷ số này thường rất thấp. Do đó, đã đánh giá chính xác cần so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành. Đánh giá: năm 2007,2009 công ty hoạt động cứ bình quân 100 đông tài sản sẽ tạo ra được 5,4; 5,82 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Năm 2008 thì giảm còn 3,24 đồng lợi nhuận. Tuy giảm nhưng vẫn ở mức tạm chấp nhận được. 2.1.4. Tỷ số ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Với DESCON năm 2007,2008, 2009 công ty đạt lần lượt là 12,79%, 8.32%,14.66% bình quân giá trị vốn chủ sở hữu của công ty. Cũng như tỷ số ROA, tỷ số ROE trước hết phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, quy mô và mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh với doanh nghiệp tương tự trong cùng một ngành. Từ kết quả trên cũng thấy được sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tác động rất mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và công ty nói riêng là rất lớn, làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2.2. Phân tích hiệu suất tài sản (vòng quay tài sản). STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Vòng quay khoản phải thu 2.06 2.90 1.27 Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 176.87 125.73 191.77 2 Vòng quay tồn kho= DT/HTK 14.11 10.10 14.27 3 Số ngày tồn kho (ngày) 25.86 36.15 25.57 4 Vòng quay TSLĐ = DT/TSLĐ 1.25 1.78 1.89 5 Vòng quay TSCĐ = DT/TSCĐ 38.13 41.48 30.03 6 Vòng quay TTS = DT/TTS 1.04 1.30 1.12 Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày cho một khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân càng cao thì vòng quay khoản phải thu càng thấp và ngược lại. Với Descon, bình quân doanh nghiệp mất khoản 177 ngày ở năm 2007, 126 ngày ở năm 2008 và tăng lên 191 ngày vào năm 2009 cho một khoản phải thu trong năm. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của Descon rất cao điều này cho thấy Descon hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực đầu tư xây lắp công trình, kinh doanh bất động sản, cho thuê trang thết bị bảo hộ lao động, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ cho thuê thiết bị thi công. Nên kỳ thu tiền bình quân lên đến hơn 120 ngày là bình thường. Chỉ tiêu này cũng có thể hiện công ty cho khách hàng thiếu chịu: Nhằm tạo lòng tin với khách hàng, tạo điều kiện tăng doanh thu, đồng thời Descon thực hiện chính sách này cũng gặp khó khăn khi khách hàng thiếu không trả nợ trong thời gian quy định Descon sẽ bị chiếm dụng vốn, các khoản phải thu qua 3 năm điều hơn 120 ngày công tác thu hồi nhằm thực hiện tái đầu tư sẽ gặp khó khăn. Tỷ số hoạt động tồn kho Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết chu kì hàng tồn kho có thể tạo ra doanh thu trong thời gian một năm. Với Descon, năm 2007 hàng tồn kho của công ty quay được 14,11 tương đương với khoản thời gian gần 26 ngày thì hàng tồn kho có thể tạo ra doanh thu. Đến năm 2008, vòng quay hàng tồn kho lại giảm xuống 10,10 cũng có nghĩa là số ngày hàng tồn kho tạo ra doanh thu tăng lên đến 36 ngày. Năm 2009 số vòng quay hàng tồn gần bằng năm 2007 là 14,47 tương đương với số ngày tồn kho là 26 ngày Descon là công ty hoạt động kinh doanh xây dựng nên hàng tồn kho không cho phép giữ lại quá lâu trong kho sẽ làm hư tổn và hao mòn nguyên vật liệu. Ví dụ như xi măng để lâu trong kho sẽ bị hư, sắt tồn đọng nhiều ngày cũng bị oxi hóa. Do đặc điểm của ngành khiến cho hàng tồn kho của doanh nghiệp tương đối thấp, đôi khi điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vòng quay tài sản lưu động Tỷ số vòng quay tài sản lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Về ý nghĩa tỷ số này cho thấy mỗi đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay tài sản lưu động của Descon năm 2007 là 1,25 cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra đươc 1,25 đồng doanh thu. Năm 2008 là 1,78; có nghĩa là 1 đồng tài sản lưu động bỏ ra thu về 1,78 đồng doanh thu. Năm 2009 là 1,89. Vòng quay tài sản lưu động năm 2008 tăng hơn năm trước là 0,53; Tỷ số này tiếp tục tăng ở năm 2009 và tăng 0,64 so với năm 2007 điều này cho thấy vòng quay tài sản lưu động của công ty ngày càng tăng và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Descon là khá tốt. Vòng quay tài sản cố định Tỷ số này cho ta biết được hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số vòng quay tài sản cố định của doanh nghiệp là 38,13 cho biết 38,13 đồng doanh thu có được từ một đồng tài sản cố định. Trong năm 2008 là 41,48 tăng 3,35 so với năm trước, điều này cho thấy tài sản cố định tạo ra doanh thu lớn hơn năm 2007. Vòng quay tài sản cố định tăng có thể hiểu tài sản cố định tạo ra doanh thu ở năm 2008 nhanh hơn ở năm 2007, từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy được doanh thu đến năm 2008 tăng mạnh gần 100 tỷ đồng trong khi đó tài sản cố định ở mẫu số cũng tăng, nhưng tăng rất nhẹ chỉ hơn 3 tỷ đồng làm cho tỷ số vòng quay tăng. Như vậy, khả năng sử dụng tài sản lưu động của Descon là đạt hiệu quả. Tuy nhiên, sang năm 2009 tỷ số này giảm chỉ còn 30,03 có thể hiểu được hiệu quả sử dụng tài sản cố định tạo ra doanh thu kém hiệu quả hơn so với 2 năm trước đó: TSCĐ đến năm 2009 tăng hơn 1 tỷ đồng ngược lại doanh thu mà công ty có được lại ít hơn năm trước 67 tỷ đồng. Mặc dù vậy, nhưng tỷ số này vẩn rất cao, vẩn thể hiện được khả năng sử dụng TSCĐ của DESCON là rất tốt. Vòng quay tổng tài sản Cũng giống như chỉ tiêu vòng quay TSCĐ: Tỷ số này cho ta biết được hiệu quả sử dụng tài sản nói chung không phân biệt TSCĐ hay TSLĐ của doanh nghiệp. Ý nghĩa tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có tốc độ giống như chỉ tiêu vòng quay TSCĐ: ở năm 2008 tăng so với 2007, và giảm ở năm 2009. Tuy nhiên, cả 3 năm chỉ tiêu này luôn lớn hơn 1. Qua đó ta có thể nhận xét rằng, để công ty hoạt động với công suất cao và muốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì phải đầu tư thêm vốn. 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động SX-KD. STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Kỳ thu tiền bình quân 176.87 125.73 191.77 2 Số ngày các khoản phải trả =365*KPTrả/GV 33.43 16.19 15.33 3 Số ngày tồn kho 25.86 36.15 25.57 4 Chu kỳ luân chuyển tiền mặt 0.06 0.13  0.16 Số ngày các khoản phải trả Chỉ tiêu này cho ta thấy trong năm hoạt động kinh doanh của công ty cần phải thanh toán tiền nguồn hàng mua, bao lâu phải trả cho khách hàng cũng như dự tính các khoản thu chi của công ty sau cho phù hợp để hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận cao nhất. Năm 2007 do công ty còn các khoản phải trả rất cao nên số lần trả nợ nhiều nhất trong các năm, và năm 2008, 2009 thì ngược lại do các khoản phải trả giảm nên số lần trả. Từ 31 lần năm 2007 tăng tương đối trong 2008, 2009 lên 35,33 lần trong năm. Từ những vấn đề trên cho thấy được rằng Descon giá vốn hàng bán của công ty tăng tương đối (2007,2008, 2009 lần lượt là 347,202 trd, 432,686 trd, 378,436 trd) các khoản phải trả cho người bán tăng lên giảm xuống tương đối ổn định ( 2007, 2008, 2009 lần lượt là 29,142 trd, 41,507 trd, 34,484 trd) điều này càng làm cho ta thấy rõ hơn công ty hoạt động rất mạnh và có hiệu quả. 2.3.2. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt. Chỉ tiêu này cho thấy cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn bỏ ra có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để trả cho khách hàng. Nhìn chung công ty có chỉ số này tương đối giảm qua các năm, từ năm 2007 chiếm 0.06 đến năm 2008 tăng lên tương đối 0.13, đến năm 2009 thì tăng lên 0.16. chỉ số này tăng là do các nguyên nhân sau: do năm 2007 ta có chỉ số tiền và các khoản tương đương tiền, cũng như nợ ngắn hạn của công ty ít, tiền chiếm 7.120 trđ, còn chiếm 126,929, đến năm 2008 tăng lên khá nhiều 20.224 trđ là tiền và các khoản tương đương tiền còn nợ cũng tăng lên 150.026 trđ, đến 2009 thì chỉ số nợ giảm (139.529 trđ) so với năm 2008 nhưng vẫn tăng hơn so với năm 2007 và tiền thì tăng lên (21.873 trđ). Từ những vấn đề trên cho thấy chỉ này ngày càng tăng điều này cho ta biết được công ty có khả năng thanh toán các khoản phải trả cho khách được một cách nhanh chóng. 2.4 Đánh giá khả năng thanh toán nợ STT KHOẢN MỤC TÍNH Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tỷ số thanh toán nhanh hiện thời 2.37 1.52 1.44 2 Tỷ số thanh toán nhanh 2.16 0.89 1.03 3 Tỷ thanh toán nhanh bằng tiền mặt 0.06 0.13 0.16 Tỷ số thanh khoản nhanh hiện thời Nhận xét: chỉ số thanh khoản hiện thời cho biết mỗi đồng nợ hiện thời của doanh nghiệp có bao nhêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Cụ thể với Descon mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2007 có 2,37 đồng tài sản lưu động để thanh toán, trong khi 1,52 đồng, 1,44 là con số của năm 2008, 2009. Các chỉ số trên thay đổi mạnh là do các vấn đề sau như: tài sản ngắn hạn giảm (năm 2007 là 301.151 trđ, đến năm 2008, 2009 giảm xuống 227.541 trđ và 200.504 trđ), nợ ngắn hạn thì tăng tương đối 23.097 trđ từ năm 2007 đến năm 2008, đến năm 2009 giảm so với 2008 nhưng vẵn tăng so với 2007 (12.600 trđ). Tài sản ngắn hạn giảm cũng có thể do công ty chuyển các hình thức kinh doanh hay nói cách khác giảm bớt tài sản ngắn hạn nhưng tăng tài sản dài hạn lên để kinh doanh các công trình dài hạn hơn. Từ vấn các vấn đề đó ảnh hưởng trực tiếp tỷ số thanh khoản nhanh. Tỷ số thanh toán hiện thời của Descon lần lượt là 2,37, 1,52, 1,44 > 1 điều này có nghĩa là giá trị tài sản lưu động của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn của công ty cũng có thể nói tà sản lưu động của công ty đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tóm lại, tình hình thanh khoản của công ty là rất tốt. Tuy nhiên, nếu so với năm 2007 (2,37) tỷ số thanh khoản năm 2008 là 1,51 nhỏ hơn và đến 2009 giảm còn 1,44 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh khoản năm 2009 giảm đi 0,94 lần so với năm trước, nhưng vẫn đảm bảo ở mức hợp lý (1,44 >1). Từ bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được tài sản lưu động của công ty giảm nhưng nợ ngắn hạn lại tăng làm cho tỷ số thanh khoản giữa đến năm 2008 giảm rỏ rệch. Tỷ số thanh toán nhanh. Tỷ số thanh khoản nhanh cho biết nợ ngắn hạn phải trả của Descon có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể huy động ngay để thanh toán. Cụ thể cới Descon mỗi đồng nợ ngắn hạn năm 2007 có 2,16 đồng tài sản lưu động có thể sử dụng ngay đẻ thanh toán và đến năm 2008 lại giảm xuống còn 0,89, đến năm 2009 tuy tăng lên so với năm 2008 nhưng vẫn giảm so vơi năm 2009 (1,03) Tỷ số thanh khoản của Descon là 2008 là 0,89 1. Điều này cho ta thấy công ty đã có thể thanh toán các khoản nợ đến hạn trả một cách tốt hơn. Tỷ số thanh toán tiền mặt Tỷ số này cho ta biết được khả năng thanh toán bằng tiền mặt của Descon như sau: cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn có bao nhiêu đồng tiền mặt để trả cho khách hàng. Công ty thì có một đồng nợ ngắn hạn thì có 0.06 đồng, 0.13 đồng, 0,16 đồng lần lượt qua các năm 2007, 2008, 2009 tiền mặt để trả nợ. Chỉ số này tương đối nhỏ là do tiền mặt của công ty tương đối ít so với số nợ ngắn hạn của công ty. Cụ thể như sau: năm 2007 có 7.120 trđ tiền mặt thì có 126.929 trđ nợ ngắn hạn, và năm 2008 cũng có 150.026 trđ nợ ngắn hạn thì 20.224 trđ tiền mặt để thanh toán, năm 2009 thì có 21.873 trđ tiền mặt thì lại có nợ ngắn hạn là 139.529 trđ. Từ năm cho thấy được công ty không sử dụng tiền mặt nhiều mà dùng tiền đó để đầu tư các lĩnh vực khác để có khả năng sinh lợi cao hơn, cũng như tiền sẽ không bị mất giá do lạm phát, bên cạnh đó cũng có điều không tốt khi không có tiền mặt tại công ty nhiều, công ty sẽ gặp khó khăn khi cần sử dụng một số tiền mặt lớn để thanh toán nợ đến hạn hay các vấn đề kinh doanh đột xuất cần tiền mặt liền. 2.5 Đánh giá khả năng quản lý nợ STT Khoản mục tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1 Tổng nợ/vốn CSH 0.70 0.88 0.80 2 Tổng nợ/TTS 0.41 0.47 0.44 3 Tỷ số khả năng trả lãi 10.83 15.87 34.59 4 Tỷ số khả năng trả nợ 2.48 2.63 2.52 Tỷ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu: Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Đối với Descon tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu tăng lần lược qua các năm: 2007 là 0,70; năm 2008 là 0,88 và năm 2009 là 0,80 điều nhỏ hơn 1 cho ta thấy được phần lớn tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Mỗi đồng vốn chủ sỡ hữu mà công ty sử dụng không đến một đồng nợ vay cho nên ta có thể thấy được hiện tại công ty sử dụng nợ ít hơn là sử dụng vốn chủ sỡ hữu để tài trợ cho tài sản đồng thời khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của công ty là rất cao. Và vì thế nên công ty đã đánh mất đi cơ hội tiết kiệm thuế và việc sự dụng nợ do không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính. Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Tỷ số nợ trên tổng tài sản được dùng để đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty qua các năm điều nhỏ hơn 50% tỷ số này tương đối thấp cho thấy công ty hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản hay nói hơn là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của công ty cao chứng tỏ được công ty làm ăn có lời. Vì công ty chuyên kinh doanh trên lĩnh vực đầu tư xây lắp công trình, kinh doanh bất động sản, cho thuê trang thết bị bảo hộ lao động, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ cho thuê thiết bị thi công đặc điểm của ngành là cần huy động vòng vốn nhanh nên việc bán chịu là rất ít xảy ra do đó việc huy động vốn là rất dễ nên khả năng mượn nợ của công ty là rất ít. Tỷ số khả năng trả lãi Tỷ số khả năng trả lãi của công ty vào năm 2007 là 10,83 điều này có nghĩa là doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận trước thuế gấp 10,83 lần chi phí lãi vay. Như vậy, khả năng trả lãi của doanh nghiệp rất tốt vì cứ mỗi đồng chi phí lãi vay doanh nghiệp có đến 10,83 đồng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể thanh toán. Và điều đáng mừng hơn nữa là đến năm 2008, 2009 tỷ số này lần lượt đã tăng lên là 15,87 và 34,59 cho thấy khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trả lãi vay ngân hàng trong năm 2008, 2009 của công ty là rất cao. Hiện nay kinh tế xã hội nước ta đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nên hầu hết tất cả các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh điều được mở rộng theo xu thế phát triển của đất nước, các cơ sở hạ tầng được mở rộng và nâng cao do đó ngành xây dựng có thể nói đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu xây dựng cơ sở hạ tầng để tao bộ mặt bên ngoài cho hình thức và quy mô của các công ty nên việc kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng rất dễ sinh ra lợi nhuận. Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số khả năng trả nợ qua 3 năm của công ty lần lượt là năm 2007: 2,48 ; năm 2008 là 2,63 và 2009 là 2,52 cho thấy trong 2 năm đầu 2007 và 2008 tỷ số này tăng lên có thể nói khả năng trả nợ của công ty cao vì công ty làm ăn có lời nhưng đến năm 2009 thì tỷ số này lại giảm xuống 2,52 nhưng không có nghĩa là khả năng trả nợ của công ty không còn cao nữa vì khoảng cách giữa chúng là rất ít có thể do công ty mượn nợ ít nên việc trả nợ đã giảm xuống và tất cả tỷ số của 3 năm điều lớn hơn 1 nên ta có thể thấy được nguồn tiền công ty có thể sử dụng để trả nợ lớn hơn nợ gốc và lãi phải trả và càng chứng tỏ được khả năng trả nợ của doanh nghiệp là rất tốt. Cứ mỗi đồng nợ phải trả cho doanh nghiệp có đến hơn 2 đồng có thể sử dụng để trả nợ. 3 . ĐÁNH GIÁ VỀ MỨC TĂNG TRƯỞNG THU NHẬP 3.1 Tỷ số tăng trưởng: 2007 2008 2009 số cổ phiếu phát hành 10.300.000 10.300.000 10.300.000 Số cổ phiếu đang lưu hành 10.300.000 9.900.000 9.900.000 Cổ phiếu giữ lại 0 400.000 400.000 Tỷ số lợi nhuận giữ lại: tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Nó cho thấy được triển vọng phát triển của công ty trong tương lai. Tỷ số lợi nhuận giữ lại = lợi nhuận giữ lại/lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận giữ lại = 400.000 * 10.000 =4.000.000.000 VND → tỷ số lợi nhuận giữ lại 2008 = 4.000.000.000/11.708.948.654 = 0.342 = 34,2% → tỷ số lợi nhuận giữ lại 2009 =4.000.000.000/21.112.629.671 = 0.189 = 18,9% Năm 2008 lợi nhuận giữ lại của công ty là 34,2% cao hơn nhiều so với năm 2009 (18,9%) là 15,3%, điều này cho ta thấy năm 2008 công ty giữ lại lợi nhuận nhiều để nhằm có được nguồn vốn cho công ty hoạt động mà không phải huy động thêm nhiều nguồn vốn từ các nguồn khác điều này rất có lợi cho công ty, bởi khi ta huy động nguồn vốn từ vay nợ ngân hàng nhiều thì cũng không tốt, bởi lãi suất, hay ta huy động thêm bằng cách phát hành thêm cổ phiếu thì làm cho thành viên trong hội đồng quản trị của công ty đa dạng hơn, nhiều khi không tốt ta sẽ mất đi quyền lãnh đạo công ty, khi các công ty khác có ý muốn sở hữu công ty ta, đến năm 2009 thì tỷ số này giảm mạnh do công ty hoạt động tốt nên không cần giữ lại nhiều nhằm tránh chia lợi nhuận của công ty. 3.1.2 . Tỷ số tăng tưởng bền vững Tỷ số tăng tưởng bền vững =lợi nhuận giữ lại/vốn chủ sở hữu. Năm 2008 = 4.000.000.000/ 192.517.589.713 = 2,1% Năm 2009 = 4.000.000.000/201.610.572.301 = 2% Tỷ này cho ta thấy được năm 2008 cao hơn so với năm 2009 là 0,1%, do vốn chủ sở hữu năm 2009 cao hơn với 2008 3.2 Tỷ số giá trị thị trường: Các tỷ số khả năng thanh khoản, tỷ số quản lý tài sản, tỷ số quản lý nợ và tỷ số khả năng sinh lời đã trình bày trước chỉ phản ánh tình hình quá khứ và hiện tại của công ty. Giá trị tương lai của công ty như thế nào còn phụ thuộc vào kỳ vọng của thị trường. Tỷ số thị trường được thiết kế để đo lường kỳ vọng của nhà đầu tư dành cho cổ đông. 3.3 Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu: Tỷ số này đo lường giữa lãi ròng với số cổ phiếu mà doanh nghiệp đang phát hành. Tỷ số này nói lên lãi trên mỗi cổ phiếu qua một năm là bao nhiêu. Nhà đầu tư rất quan tâm đến chỉ số này, họ mong muốn EPS càng cao càng tốt. Ý nghĩa: EPS là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu. đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của công ty. EPS = Lợi nhuận phân bổ cho các cổ đông /Số lượng cổ phiếu đang lưu hành EPS 2007 = 19.503.789.674/10.300.000 = 1.894đ/cp EPS2008 = 11.708.948.654/9.900.000 = 1182,7đ/cp EPS2009 = 21.112.629.671/9.900.000 = 2132.59đ/cp Qua kết quả trên cho thấy năm 2007 lợi nhuận cổ phiếu của công ty là 1.894đ/cp, năm 2008 là 1182,7đ/cp do thi trường lạm phát, cũng có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế thé giới nên công ty Descon làm ăn giảm hiệu quả nhưng bước sang năm 2009 lợi nhuận trên cổ phiếu của công ty là 2,133đ/cp cho thấy công ty có xu hướng kinh doanh tăng dần, lợi nhuận đạt được cũng cao. Công ty hoạt động có lơi nhuận cao làm cho EPS ngày càng cao, cổ đông đầu tư vào cổ phiếu nhiều sẽ có lợi nhuận cao. 3.4 Tỷ số giá thị trường Tỷ số P/E = giá thị trường của cổ phiếu/lợi nhuận trên cổ phần Giá thị trường của cổ phiếu Descon (DCC) được niêm yết ngày 28/4/2011 là 25.600đ. Năm 2007 = 25.600/1.894 = 13,53 Năm 2008 = 25.600/1.182,7 = 21,65 Năm 2009 = 25.600/2.132,59 = 12 Từ những kết quả trên cho ta thấy nhà đầu tư sẵn lòng bỏ ra 13,53 để mang về 1000đ lợi nhuận. Năm 2008, 2009 là 21,65đ, và 12đ cổ đông bỏ ra bấy nhiêu để mang lại được 1000đ lợi nhuận. Thấy tỷ tương đối cao điều công ty hoạt động tương tốt đem lại lợi nhuận nhiều cho các cổ đông khi tham gia vào công ty. Năm 2007, 2009 tỷ số này thấp so với năm 2008 tỷ số này tương đối là do giá cổ phiếu thấp, do ảnh hưởng của nền kinh tế nên là cho tỷ này khá cao, nhưng chúng ta không thể khẳng định được liền là công ty hoạt động tốt hơn so với năm 2007,2009. KẾT LUẬN 1. Kết luận Bằng việc phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng DESCON, chúng ta đã thấy được toàn bộ những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty. 1.1. Điểm mạnh: Doanh thu của công ty có sự giảm sút từ năm 2007-2008 sự giảm sút đó do vào năm 2008 nước ta xảy ra tình trạng lạm phát nên hầu như ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta kéo theo sự ảnh hưởng đến các doanh nghiêp công ty trong nước trong đó DESCON cũng không ngoại lệ. Nhưng sau đó có sự tăng trưởng tương đối nhanh trong giai đoạn 2008-2009 là do công ty chú trọng đẩy mạnh phục hồi sau khủng hoảng, nâng cao chất lượng, uy tín, sản phẩm, tạo dựng được thương hiệu trên thị trường. Một phần nữa đó là vì công ty đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng, quan tâm tới nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng ở mọi lãnh vực kinh doanh để nâng cao chất lượng của mình. DESCON cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và đạt được hiệu quả cao khi ứng dụng có giải pháp phần mềm ERP ( phần mềm giúp hoạch định các nguồn lực doanh nghiệp). Công ty đầu tư ngày càng nhiều hơn vào chất lượng, uy tín, trang thiết bị, máy móc… để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Trong suốt 3 năm từ 2007 đến 2009, vốn lưu động ròng của DESCON đều dương, doanh nghiệp có khả năng tài trợ tốt cho các hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn cũng như có khả năng thanh toán trong ngắn hạn. Việc thu hồi công nợ của DESCON có hiệu quả cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Điểm yếu: Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty là không mấy khả thi. Năm 2007 hệ số thanh toán ngắn hạn của Descon 2,37 và đến năm 2008 giảm chỉ còn 1.52 cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của Descon đã giảm rõ rệt. Trong khi đó hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời của Descon có lúc đều thấp hơn 1 chứng tỏ cho thấy lượng tiền mặt cũng như là các khoản tương đương tiền (có tính thanh khoản cao nhất) luôn ở mức thấp hơn nhiều so với những khoản nợ ngắn hạn và công ty gần như không đủ khả năng thanh toán trong nếu không sử dụng đến các biện pháp đi vay, bán hàng tồn kho hay đi thu các khoản phải thu. 2. Đề xuất: Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, nhất là khả năng thanh toán bằng tiền. Để làm được điều đó công ty cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào kinh doanh hoặc dùng để đáp ứng kịp thời việc thoanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm chậm trễ. Quản trị khoản phải thu: Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty cần có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỉ lệ chiết khấu đều có thể làm doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp cần đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện các khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý các khoản hao hụt . Quản trị tiền mặt: Áp dụng chính sách chiết khấu với các khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt có hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó công ty cũng cần mở rộng hệ thống phân phối chi nhánh của mình rộng khắp cả nước. Nếu như việc cải tiến chất lượng, tăng cường số lượng sản phẩm giúp công ty có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ khách hàng thì việc mở rộng đại lí sẽ tăng thị phần cho công ty. Đồng thời hiện nay, thị trường chính của Công ty là khu vực miền Nam, chiếm 70% doanh thu của Công ty. Khu vực miền Trung-Cao nguyên và khu vực miền Bắc có tỷ trọng doanh thu ngang nhau, mỗi khu vực chiếm 15% doanh thu của Công ty nên Descon cũng cần tập trung hơn nữa để phát triển các đại lý ở khu vực miền Trung và miền Bắc, mở rộng thị trường.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng công nghiệp DESCON.doc