MỤC LỤC
Chương 1: Giới thiệu
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu . 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu . 2
1.3.1. Không gian 2
1.3.2. Thời gian . 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp luận 3
2.1.1. Khái niệm về tính thanh khoản, cung – cầu thanh khoản và khả năng
thanh toán . 3
2.1.2. Rủi ro thanh khoản 4
2.1.3. Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản . 5
2.1.4. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản . 7
2.2. Phương pháp nghiên cứu . 10
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu . 10
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu . 10
Chương 3: Giới thiệu về ngân hàng VIBANK Cần Thơ
3.1. Quá trình hình thành và phát triển 11
3.2. Mạng lưới hoạt động . 11
3.3. Hoạt động kinh doanh chủ yếu và thị trường mục tiêu . 12
3.3.1. Hoạt động kinh doanh chủ yếu . 12
3.3.2. Thị trường mục tiêu . 12
3.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban 13
3.5. Định hướng phát triển của VIB Cần Thơ trong thời gian tới 16
3.6. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2008 16
3.7. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của VIB - Cần Thơ trong
năm 2008 . 20
3.7.1. Một số điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng 20
3.7.2. Cơ hội, thách thức đối với VIB Cần Thơ trong giai đoạn hiện nay . 21
Chương 4: Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân
hàng
4.1. Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản tại VIB Cần Thơ . 23
4.1.1. Tình hình nguồn vốn 23
4.1.2. Tình hình tài sản 25
4.2. Phân tích cung – cầu thanh khoản tại VIB Cần Thơ . 27
4.2.1. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích các chỉ
số tài chính . 27
4.2.2. Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phương pháp phân tích cung –
cầu thanhh khoản 31
4.3. Dự báo nhu cầu thanh khoản trong năm 2009 34
4.3.1. Sơ lược về tình hình thị trường tiền tệ và một số giải pháp của ngân
hàng nhà nước thực hiện trong năm 2008. 34
4.3.2. Dự báo cung – cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản tại VIB
Cần Thơ trong năm 2009 39
Chương 5: Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại VIBank –
Cần Thơ trong thời gian tới
5.1. Định hướng chung về quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng 42
5.2. Các chiến lược và giải pháp về thanh khoản 42
5.2.1. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản 42
5.2.2. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào nguồn vốn 43
5.2.3. Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng . 44
Chương 6: Kết luận và kiến nghị
6.1. Kết luận . 46
6.2. Kiến nghị . 47
Phụ lục . 50
Tài liệu tham khảo 55
66 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5442 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng quốc tế - Cần thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rợ tín dụng thông qua các phương thức vay với tổng
tài sản. Nhìn chung, tỷ số này chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản từ khoảng 83%
đến 88%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng
trong việc kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Nguyên nhân là do hoạt động tín
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 40 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
dụng chính là nguồn thu lợi chủ yếu cho ngân hàng nên ngân hàng phân bổ tài
sản vào nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu này.
Tỷ số này cao sẽ làm ảnh hưởng đến tính thang khoản của ngân hàng vì
hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và bất ngờ. Vấn đề
thu nợ khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phụ thuộc vào kết quả hoạt động
kinh doanh của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực quản lý và thẩm định của
cán bộ tín dụng…Vì vậy, tình hình kinh tế biến động có nhiều bất ổn trong năm
2008 như thị trường bất động sản gần như đóng băng, chứng khoán giảm sút
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, ảnh hưởng
đến khả năng trả nợ, VIB Cần Thơ đã quyết định giảm tỷ lệ này chỉ còn 83,1%
và hạn chế đối tượng vay vốn và hạn mức cho vay trong các lĩnh vực trên. Tỷ lệ
này là thấp nhất trong 3 năm hoạt động đầu tiên của ngân hàng. Đồng thời, VIB
Cần Thơ cũng chuyển phần tài sản còn lại đầu tư vào các lĩnh vực khác để giảm
thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Theo thống kê của ngân hàng Nhà nước, chỉ số bình quân ngành này chỉ
vào khoảng 50 – 60%, vì vậy cho thấy tiềm ẩn rủi ro nguồn cung thanh khoản tại
VIB Cần Thơ là rất lớn, nó sẽ gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong vấn đề
giải quyết thanh khoản. Trong năm 2009 này, ngân hàng cần có chính sách hợp
lý trong việc dự báo nhu cầu thanh khoản để đáp ứng tốt hơn.
c. Chỉ số cấu trúc tiền gửi
Tỷ số này phản ánh tính ổn định của nguồn cung thanh khoản, tỷ lệ này
càng thấp chứng tỏ khả năng cung thanh khoản càng cao.
Nhìn chung tổng tiền gửi khách hàng và tiền gửi thanh toán tăng dần qua 3
năm nhưng cấu tiền gửi có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy tỷ
lệ tiền gửi có kỳ hạn tăng, đồng nghĩa với nhu cầu thanh toán tiền mặt đột xuất
của khách hàng giảm. Đặc biệt là trong năm 2008, do lãi suất tiền gửi tăng cao
(có thời điểm lên đến hơn 18%/năm), đồng thời tỷ lệ lạm phát cũng tăng . Vì vậy
khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều có xu hướng gửi tiền với kỳ hạn dài để
giảm sự mất giá của đồng tiền.
Chỉ số này giảm từ 38,6% năm 2006 xuống còn 35,5% năm 2008, chứng
tỏ nguồn cung thanh khoản đã được cải thiện tốt hơn và ổn định hơn. Để giảm
được tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong những năm qua, ngân hàng đã không
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 41 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
ngừng xây dựng thương hiệu và biểu lãi suất huy động phù hợp, cạnh tranh được
với các ngân hàng trên địa bàn, thời gian huy động và loại hình huy động tiền gửi
hấp dẫn hơn. Đặc biệt là đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, VIB luôn đưa ra các
mức lãi suất cao và các giải thưởng hấp dẫn khách hàng. Bên cạnh đó, chất lượng
phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, điều này giúp khách hàng có thể yên tâm
khi gửi tiền tại ngân hàng.
Chính những yếu tố này đã giúp ngân hàng gia tăng được nguồn cung
thanh khoản trong những năm qua và tính thanh khoản cũng tốt hơn.
d. Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản
Chứng khoán có tính thanh khoản cũng là một trong những tài sản có tính
thanh khoản cao như: trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, … Nếu một ngân
hàng thiếu thanh khoản trong ngắn hạn có thể sử dụng nguồn cung thanh khoản
từ việc bán hoặc cầm cố loại tài sản này trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Và
đây cũng là một trong những công cụ tài chính mang đến khả năng sinh lời cho
ngân hàng.
Chỉ số này cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng cao, luôn
được đáp ứng bởi các chứng khoán này. Điều này cũng đồng nghĩa với lợi nhuận
của ngân hàng sẽ bị giảm đi vì đầu tư vào lĩnh vực này mang lợi nhuận ít hơn so
với đầu tư vào các lĩnh vực khác như tín dụng …
Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản tại VIB Cần Thơ có sự thay đổi
qua 3 năm, tùy thuộc vào từng thời điểm nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho
ngân hàng. Trong năm 2008, tỷ lệ này tăng cao và số tiền đầu tư vào lĩnh vực này
cũng tăng cao, là 25.689 triệu đồng so với năm 2006 chỉ là 7.363 triệu đồng.
Nguyên nhân là do trong năm 2008, với chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân hàng
nhà nước bắt buộc các tổ chức tín dụng phải mua tín phiếu kho bạc bắt buộc là
20.300 tỷ đồng. Vì thế mà lượng chứng khoán có tín thanh khoản của ngân hàng
tăng mạnh trong năm 2008.
Vì vậy trong những năm tiếp theo VIB Cần Thơ cần cân đối lại số tiền đầu
tư vào lĩnh vực chứng khoán để đáp ứng yêu cầu lợi nhuận nhưnng đồng thời
cũng phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 42 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
Tóm lại:
Với phương pháp dùng chỉ số tài chính để đo lường rủi ro thanh khoản tại
VIB Cần Thơ cho thấy tình hình thanh khoản tại ngân hàng luôn đạt yêu cầu.
Tuy nhiên trong các năm tiếp theo, để tình hình thanh khoản của ngân hàng luôn
ở tình trạng thanh khoản thặng dư thì ngân hàng cần phát huy tốt công tác gia
tăng nguồn cung thanh khoản từ các khoản tín dụng thu về, vì đây là nguồn cung
chủ yếu cho ngân hàng. Đồng thời cũng hạn chế những rủi ro tín dụng bằng cách
tránh cho vay các lĩnh vực nhạy cảm, thẩm định khách hàng kỹ trước khi cho
vay.
Ngoài để đảm bảo nguồn cung thanh khoản, ngân hàng cần tăng cường
công tác huy động vốn, đặc biệt là vốn tiền gửi có kỳ hạn dài để tạo sự ổn định
trong nhu cầu thanh khoản. Thêm vào đó, ngân hàng cần dự báo tốt các nhu cầu
thanh khoản trong tuần, trong tháng, trong quý.
4.2.2. Đánh giá trạng thái thanh khoản bằng việc phân tích cung – cầu
thanh khoản tại ngân hàng
Đây là phương pháp đo lường khả năng thanh khoản dựa vào tổng cung và
tổng cầu thanh khoản tại ngân hàng. Từ đó có những điều chuyển vốn với thích
hợp ứng với mỗi trạng thái thanh khoản nhằm đảm bảo tính thanh khoản và lợi
nhuận của ngân hàng.
Bảng 7: Trạng thái thanh khoản tại VIB- Cần Thơ
ĐVT: Triệu đồng
2007 so với 2006 2008 so với 2007
Khoản mục
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008 Số tiền % Số tiền %
1. Cung thanh
khoản
364.693 823.899 1.052.122 459.206 125,9 228.223 27,7
- Vốn điều
chuyển
43.053 104.293 124.773 61.240 142,2 20.480 19,6
- Các khoản tín
dụng thu về
185.714 495.586 613.135 309.872 166,9 117.549 23,7
- Các khoản TG
và nguồn khác
135.926 224.020 314.214 88.094 64,8 90.194 40,3
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 43 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
2. Nhu cầu
thanh khoản
317.352 808.244 967.049 236.528 74,5 158.805 19,6
- Chi trả TG 69.980 148.042 220.293 78.062 111,5 72.251 48,8
- Cấp tín dụng 223.778 632.370 706.650 408.592 182,6 74.280 11,7
- Khác 23.594 27.832 40.106 4.238 18,0 12.274 44,1
3. Trạng thái
thanh khoản
47.341 15.655 85.073 (31.686) (66,9) 69.418 443,4
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của VIB Cần Thơ)
Qua số liệu thống kê từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn cung thanh khoản
tại VIB Cần Thơ không ngừng tăng lên. Các nguồn cung thanh khoản bao gồm:
vốn điều chuyển từ Hội sở, các khoản tín dụng thu về trong năm, tiền gửi của
khách hàng cá nhân, doanh nghiệp cũng như các tổ chức tín dụng, khả năng vay
mượn trên thị trường liên ngân hàng …Nhìn chung qua 3 năm phân tích, nguồn
cung thanh khoản được hình thành chủ yếu từ các khoản tín dụng thu về và tiền
gửi khách hàng. Trong khi đó vốn điều chuyển chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khoảng từ
11,8% đến 12,6%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu
quả, công tác thu nợ được thực hiện tốt. Song song đó, công tác huy động vốn
cũng được nên cao, tránh sự phụ thuộc quá nhiều từ nguồn cung của Hội Sở.
Đi kèm với sự tăng lên trong cung thanh khoản là nhu cầu thanh khoản
cũng tăng lên. Năm 2006, nhu cầu thanh khoản là 317.352 triệu đồng, đến năm
2008 là 967.049 triệu đồng, với tốc độ tăng không ổn định. Nhu cầu thanh khoản
tăng phần lớn là do cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, tiêu
dùng … đều tăng. Nhìn chung qua 3 năm, tình hình kinh tế nước ta trong đà tăng
trưởng, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 8%. Thêm vào đó, Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới, nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh
doanh đối với các doanh nghiệp là rất lớn. Điều này đã góp phần tăng nhu cầu
thanh khoản đối với ngân hàng.
Với tốc độ tăng trưởng của cung – cầu thanh khoản của năm 2008 so với
năm 2007 thì cung thanh khoản có tốc độ tăng, giảm mạnh hơn so với cầu thanh
khoản. Nếu duy trì một tốc độ như vậy thì trong tương lai, khả năng nguồn cung
thanh khoản thấp hơn nhu cầu thanh khoản và rủi ro thanh khoản sẽ có thể xảy
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 44 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán trong ngắn hạn mà về
lâu dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Vấn đề mà VIB – Cần
Thơ cần quan tâm hiện nay là giảm sự tăng trưởng quá nóng của tín dụng, quản
lý khách hàng tín dụng tốt hơn và thu hút được lượng tiền nhàn rỗi nhiều hơn tại
địa bàn hoạt động.
Nhìn chung qua 3 năm, xét về qui mô thì nguồn cung thanh khoản luôn
lớn hơn nhu cầu thanh khoản. Điều này đã tạo ra trạng thái thặng dư trong thanh
khoản. Năm 2007, thặng dư thanh khoản giảm 31.686 triệu đồng so với năm
2006. Điều này cho thấy ngân hàng sau những năm đầu hoạt động đã biết cân
bằng giữa lợi nhuận và an toàn trong thanh khoản. Nhưng bước sang năm 2008,
với tình hình trên thị trường tiền tệ có nhiều biến động liên tục, có thể ảnh hưởng
xấu đến hoạt động của ngân hàng. VIB Cần Thơ đã quyết định tăng nguồn cung
thanh khoản để giảm thiểu rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải. Năm 2008, thặng
dư thanh khoản đã tăng 69.418 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ là 443 %.
Việc để cung thanh khoản lớn hơn cầu thanh khoản làm cho ngân hàng tốn
nhiều chi phí, thay vì khoản tiền đó đem đầu tư sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho
ngân hàng. Từ năm 2006 đến năm 2008, nguồn cung thanh khoản mang tính ổn
định hơn. Lượng tiền thanh toán trong tổng cung thanh khoản giảm đi, thay vào
đó là nguồn cung ổn định như: tiền gửi có kỳ hạn, các khoản tín dụng thu về, lợi
nhuận kinh doanh,… Từ đó đảm bảo cho tình hình thanh khoản tại VIB Cần Thơ
luôn trong tình trạng đảm bảo.
Có một thực tế tại VIB – Cần Thơ, nguồn cung tiền dồi dào nhưng ngân
hàng chưa tận dụng tối đa các khoản cung này để mang lại lợi nhuận cao hơn cho
ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát huy tốt hơn công tác thu nợ. Bởi
trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng của cấp tín dụng lớn hơn nhiều so với tốc độ
tăng của các khoản tín dụng thu về. Về lâu dài, đây là dấu hiệu không tốt cho
hoạt động tín dụng, cũng như không đảm bảo tình hình thặng dư thanh khoản tại
ngân hàng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 45 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
4.3. Dự báo nhu cầu thanh khoản trong năm 2009.
4.3.1. Sơ lược về tình hình thị trường tiền tệ và một số giải pháp của
ngân hàng nhà nước thực hiện trong năm 2008.
Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần phải có vốn đầu tư. Trong điều
kiện hiện nay ở nước ta, vốn tự có của doanh nghiệp và người kinh doanh có hạn,
vốn đầu tư của Ngân sách Nhà nước cũng có nhiều khó khăn thì vốn đầu tư cho
tăng trưởng kinh tế chủ yếu là vốn tín dụng ngân hàng.
Ngay cả vốn đầu tư nước ngoài thì có tỷ trọng khá là các nhà đầu tư nước
ngoài vay tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, hoặc vay từ ngân
hàng chính quốc sau đó chuyển vào Việt Nam. Như vậy cần phải thực hiện chính
sách tiền tệ linh hoạt. Song để kiềm chế lạm phát thì phải thực hiện chính sách
tiền tệ thắt chặt. Bởi vậy thông lệ trên thế giới cũng như thực tiễn ở nước ta trong
điều hành chính sách tiền tệ hiếm khi đạt được cả hai mục đích một lúc, có khi
phải tạm thời hy sinh mục tiêu này để đạt được mục tiêu kia.
Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, chỉ trong 3 tuần đầu tháng
2/2008, các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải thực hiện đồng thời 4 quyết
định thắt chặt điều hành chính sách tiền tệ của NHNN.
1. Quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11% , mở rộng thêm
phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc và ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn cũng phải thực hiện tỷ lệ dự trữ bắt buộc mới. Theo đó từ đầu tháng 2/2008
tổng cộng có gần 20.000 tỷ đồng các NHTM phải nộp dự trữ bắt buộc tăng thêm
cho NHNN.
2. Ngày 15/2/2008 NHNN công bố quyết định phát hành 20.300 tỷ đồng
tín phiếu NHNN bắt buộc. Ba NHTM Nhà nước có quy mô lớn nhất mỗi ngân
hàng phải mua tới 3.000 tỷ đồng. Hai NHTM cổ phần thuộc tốp đứng đầu phải
mua 1.200 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng. Các NHTM cổ phần thuộc nhóm giữa phải
mua 400 - 500 tỷ đồng/ngân hàng. Khối Ngân hàng nước ngoài có 9 chi nhánh
phải mua từ 100 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng. Hai ngân hàng liên doanh phải mua
150 tỷ đồng/ngân hàng. Không chỉ những vậy, các ngân hàng phải mua 20.300 tỷ
đồng trái phiếu cùng một lúc, gấp từ 20 đến 40 lần so với mức 500 tỷ - 1.000 tỷ
đồng tín phiếu trong các phiên đấu thầu thường kỳ.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 46 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
Điều đặc biệt nữa, nếu như các loại tín phiếu trước đây được giao dịch
trên thị trường mở với NHNN để được vay tái cấp vốn thì quyết định lần này
NHNN nói rõ là không được vay tái cấp vốn. Do đó các NHTM khi thiếu hụt tạm
thời thanh khoản không thể sử dụng tín phiếu mình đang sở hữu để vay tái cấp
vốn ngắn hạn 1-2 tuần tại NHNN. Kỳ hạn của tín phiếu lại khá dài tới 364 ngày,
hay gần 1 năm.
3. Từ tháng 2/2008, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN tăng cao hơn
trước. Theo đó, lãi suất cơ bản tăng từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm; lãi suất tái cấp
vốn tăng từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm và lãi suất chiết khấu tăng từ 4,5%/năm lên
6,0%/năm.
4. NHNN ban hành Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN, ngày 1/2/2008 về
sửa đổi Chỉ thị 03 về cho vay chứng khoán. Trái với mong đợi của các NHTM,
Quyết định 03 còn thắt chặt cho vay chứng khoán hơn so với Chỉ thị 03 trước
đây.
Với 4 quyết định được coi là cứng rắn và kiên quyết nói trên trong điều
hành chính sách tiền tệ của NHNN đã gây ra các tác động sốc và phản ứng tiêu
cực tức thì của thị trường tiền tệ và hoạt động của NHTM.
Lãi suất ngân hàng đã ở mức nguy hiểm
Trước tiên thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử nền
kinh tế Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như
chỉ có người vay mà không có người cho vay. Trên thị trường tiền tệ các NHTM
liên tục bám đuổi nhau tăng lãi suất huy động vốn nội tệ. Chỉ trong có 1 tuần một
số NHTM điều chỉnh lãi suất tới 2-3 lần.
Ngày 20/2/2008, NHTM cổ phần Đông Nam Á (Sea Bank) công bố biểu
lãi suất mới được coi như một dấu hiệu của cuộc chạy đua cạnh tranh tăng lãi
suất trên thị trường tiền tệ Việt Nam, với mức kỷ lục là 12%/năm tại thời điềm
này
Tuy nhiên chỉ một ngày sau đó, ngày 21/2/2008 NHTM cổ phần Sài Gòn -
Hà Nội (SHB) đưa ra chương trình siêu lãi suất, với mức lãi suất cao nhất lên tới
12,5%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 47 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
Không chịu kém, từ ngày 22/2/2008, NHTM cổ phần Sài Gòn (SCB) đưa
ra mức lãi suất cao hơn, huy động vốn kỳ hạn 12 tháng với lãi suất tới
13,5%/năm.
Một số NHTM còn đưa ra mức lãi suất thoả thuận tới 1,2% đến
1,3%/tháng đối với khách hàng gửi tiền với khối lượng lớn, hay giữ chân khách
hàng rút tiền tới hàng tỷ đồng.
Đây được coi là mức lãi suất cực kỳ nguy hiểm vì nó làm cho nhiều người
nhớ đến mức lãi suất tiền gửi lên quá cao cách đây 20 năm khi xảy ra cơn đổ vỡ
gần 6.000 quỹ tín dụng và hợp tác xã tín dụng, trong thời điểm lạm phát lên tới
200% - 300% trong các năm 1987 - 1988 ở nước ta.
Còn NHTM cổ phần An Bình thì tăng cao lãi suất nhưng chủ yếu ở kỳ hạn
ngắn: 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần,…Lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn 4 tuần lên tới
7,8%/năm.
Tiếp theo, một phản ứng dữ dội hiếm thấy và cũng được coi là rất nguy
hiểm khi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng tăng cao
chóng mặt. Đặc biệt lãi suất liên ngân hàng ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm;
ngày 18/2/2008 lập một kỷ lục mới khi lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 kỷ lục
cao hơn nữa lên tới 43%/năm…
Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên
tới 10% thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay chỉ có 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi
suất bình thường. Thị trường tiền tệ căng thẳng đến mức ngày 22/2/2008 NHNN
phải bơm thêm 6.000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho một số NHTM
trúng thầu, với lãi suất tới 13%/năm của kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức
15%/năm của ngày 21/2/2008.
Tính tổng cộng chỉ trong 1 tuần, NHNN phải bơm ra tới 39.000 tỷ đồng,
mức hỗ trợ thanh khoản chưa từng có trong lịch sử can thiệp của NHNN từ trước
đến nay, bằng trên 50% so với mức 61.133 tỷ đồng mua vào giấy tờ có giá ngắn
hạn của cả năm 2007. Tuy nhiên hầu như chỉ có các NHTM Nhà nước, một số ít
NHTM cổ phần quy mô lớn, một số chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có điều
kiện đang sở hữu tín phiếu NHNN và Tín phiếu Kho bạc Nhà nước, trái phiếu đô
thị TP.HCM,… thì mới có cơ hội vay với khối lượng lớn vốn đó, còn phần đông
các NHTM cổ phần thì không.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 48 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
Do đó các NHTM cổ phần quy mô nhỏ và trung bình phải đi vay lại trên
thị trường liên ngân hàng khoản vay của các NHTM đó với lãi suất từ 30% đến
43%/năm, gấp 2 – 3 lần lãi suất mà ngân hàng có thể vay được của NHNN.
Không phải làm gì, các NHTM Nhà nước kiếm được các khoản lãi lớn. Một tình
trạng vốn chạy lòng vòng đẩy lãi suất lên cao trong nền kinh tế hiện nay, rõ ràng
tác động tiêu cực chung đến tăng trưởng GDP, đến hiệu quả nền kinh tế và tính
an toàn của hệ thống NHTM.
Năm 2008, thị trường tiền tệ nóng lên chưa từng thấy trong lịch sử kinh tế
Việt Nam, vốn VND khan hiếm. Trên thị trường liên ngân hàng hầu như chỉ có
người vay mà không có người cho vay.
Một số NHTM chỉ cho khách hàng truyền thống, cho dự án tốt vay vốn,
còn không cho vay đối với khách hàng mới. Phần đông NHTM đã tăng lãi suất
cho vay thêm 0,15- 0,20%/tháng so với trước. Nhiều NHTM cho vay ngắn hạn
VND với lãi suất 1,35-1,45%/tháng, lãi suất cho vay trung dài hạn lên tới 1,5 -
1,65%/tháng, nhưng không phải khách hàng nào cũng vay được. Thậm chí có
trường hợp chào lãi suất cho vay lên tới 2,0%/tháng.
Tình hình này rõ ràng là ảnh hưởng hết sức đáng lo ngại đến tăng trưởng
kinh tế. Bởi vì nhiều dự án sản xuất kinh doanh không thể triển khai được vì
không vay được vốn, hoặc nếu vay được vốn thì lãi suất lại tăng cao, chi phí lớn,
tính toán không có lãi. Do đó nhiều chủ dự án đang tính toán dừng chưa triển
khai dự án vì lãi suất quá cao so với tính toán ban đầu, hoặc do NHTM cam kết
tài trợ vốn nay NHTM đó không giải ngân cho vay.
Về mặt thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn Việt Nam, tác động của việc
thực hiện chính sách tiền tệ có độ trễ ít nhất là 6 tháng. Các chuyên gia của Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong một báo cáo gần đây về nền kinh tế Việt Nam cũng
tính toán rằng độ trễ trong tác động của chính sách tiền tệ là từ 15 đến 18 tháng.
Do đó tình trạng thiếu vốn đầu tư cho nền kinh tế do các NHTM hạn chế cho vay
sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nửa cuối năm 2008. Do
đó rõ ràng mục tiêu tăng trưởng GDP là 9% trong năm nay khó mà đạt được.
Tác động trực tiếp tới TTCK và bất động sản
Về tác động ngược lại mong muốn đối với TTCK là rõ nhất của việc thực
hiện chính sách tiền tệ thắt chặt hiện nay. Sự tác động nói trên là đúng quy luật
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 49 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
bởi nguyên lý chung là giữa TTCK và thị trường tiền tệ có mối liên hệ mật thiết
với nhau. Khi thị trường tiền tệ nóng lên, lãi suất tăng cao thì TTCK đi xuống.
Về tác động đến thị trường bất động sản, thì đang tương đối nhìn thấy rõ
nhất. Hiện nay các giao dịch bất động sản đã chậm lại, giá cả không tăng. Tuy
nhiên nhiều lo ngại là do tác động thắt chặt tiền tệ “quá liều” gây đóng băng thị
trường này, hay sụt giảm quá mức như TTCK bị tác động của Chỉ thị 03 như
trong năm 2007. Bởi vì các nhu cầu vay vốn bất động sản hiện nay hầu như bị
dừng hẳn, kể cả người vay là các doanh nghiệp chủ dự án, kể cả khách hàng cá
nhân. Tình trạng dừng cho vay cả khách hàng cá nhân có nhu cầu đích thực về
nhà ở chứ không phải là đầu cơ.
Hệ thống ngân hàng được ví như mạch máu trong một cơ thể. Dòng vốn
trong nền kinh tế chu chuyển liên tục phản ánh qua hệ thống ngân hàng. Giữa thị
trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản,… có sự liên
thông và liên hệ mật thiết với nhau. Thị trường bất động sản bị ngưng trệ, thị
trường chứng khoán sụt giảm kéo dài, vốn cho sản xuất kinh doanh phải chịu chi
phí lãi suất quá cao và không hiệu quả,…nợ quá hạn ngân hàng gia tăng, các
ngân hàng thương mại sẽ đi về đâu,.. là điều dễ tiên lượng.
Việt Nam đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu rộng
với thị trường thế giới. Mục tiêu về kiềm chế lạm phát, hạn chế sự tăng trưởng
nóng của thị trường bất động sản... là đúng nhưng các công cụ can thiệp phải
theo cơ chế thị trường chứ không thể là các biện pháp hành chính.
Các biện pháp can thiệp và các chính sách lại càng không được gây sốc
cho thị trường. Đồng thời không thể đặt ra yêu cầu một chính sách phải thực hiện
cả 4 mục tiêu cùng một lúc không những quá tham vọng mà còn trái quy luật.
Tóm lại:
Tình hình kinh tế cũng như tình hình trên thị trường tiền tệ trong những
tháng đầu năm 2008 có nhiều sự chuyển biến liên tục, gây nhiều khó khăn cho
các doanh nghiệp và các ngân hàng thương mại trong việc thực hiện các kế hoạch
kinh doanh. Dù vậy, với sự can thiệp kịp thời của chính phủ, của ngân hàng nhà
nước, tình hình kinh tế và thị trường tiền tệ đã có sự ổn định và từng bước phục
hồi vào những tháng cuối năm. Cụ thể: chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 10,11,12
đã giảm, giá cả các mặt hàng thiết yếu như gạo, xăng, sắt thép …cũng giảm. Lãi
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 50 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
suất tiền gửi, cho vay đều giảm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành mở
rộng các hoạt động kinh doanh. Lãi suất cơ bản giảm, dự trữ bắt buộc giảm, tín
phiếu bắt buộc được phát cầm cố, đều này đã giúp cho hoạt động của các NHTM
đi vào ổn định. Do vậy, trong năm 2009, các doanh nghiệp và NHTM cần phải
nhạy bén, đánh giá đúng tình hình kinh tế để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề
ra góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức thu nhập cho người dân.
4.3.2. Dự báo cung – cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản tại
VIB Cần Thơ trong năm 2009.
Bảng 8: Trạng thái thanh khoản của 4 quí trong năm 2009
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục Quí 1 Quí 2 Quí 3 Quí 4
1. Cung thanh khoản 254.646 335.564 351.217 367.389
- Vốn điều chuyển 37.432 39.972 42.280 44.589
- Các khoản tín dụng thu về 165.778 187.601 198.355 209.109
- Tiền gửi và nguồn khác 51.436 107.991 110.582 113.691
2. Nhu cầu thanh khoản 282.619 310.783 329.299 347.816
- Nhu cầu cấp tín dụng 207.427 233.620 247.541 261.462
- Chi trả tiền gửi và nhu cầu khác 75.192 77.163 81.758 86.354
3. Trạng thái thanh khoản -27.973 24.781 21.918 19.573
( Nguồn: Sinh viên tự thực hiện dự báo)
Hiện nay các NHTM tại Việt Nam đều đánh giá tình hình thanh khoản của
ngân hàng mình hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng và quí để xem xét tính rủi ro
trong thanh khoản. Vì nếu một ngân hàng ở trạng thái thanh khoản bị thâm hụt
thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ và uy tín của ngân hàng. Tuy
nhiên, nếu nguồn cung thanh khoản luôn lớn hơn nhu cầu thanh khoản hay ngân
hàng luôn trong trạnh thái thặng dư về thanh khoản thì cũng ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh vì lượng tiền nhàn rỗi sẽ không sinh lời. Do vậy, việc dự báo
đúng nhu cầu thanh khoản cũng như nguồn cung thanh khoản sẽ giúp cho ngân
hàng có thể cân đối được lợi nhuận và rủi ro.
Do có hạn chế về số liệu nên đề tài chỉ đánh giá và dự báo tình hình thanh
khoản tại ngân hàng VIB Cần Thơ theo quí.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 51 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
a. Nhu cầu thanh khoản
Trong tháng 2 – 2009, với quyết định hỗ trợ lãi suất 4% của ngân hàng
nhà nước cho các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực: nuôi và chế biến cá tra, cá
basa, các doanh nghiệp xuất khẩu… Thêm vào đó là lãi suất cho vay đã hạ nhiệt,
khoảng 0,875%/tháng, chỉ bằng một nửa so với thời cao điểm trong năm 2008 là
1,5%/tháng. Điều này đã thúc đầy các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn
có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn.
Dự báo nhu cầu cấp tín dụng vào các quí cuối năm sẽ tăng cao. Nguyên
nhân là do sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước trong việc mở rộng
qui mô sản xuất, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán có sự phục
hồi. Thêm vào đó, cuối năm 2009, cầu Cần Thơ sẽ hoàn thành, con đường đầu tư
của doanh nghiệp nước ngoài vào Cần Thơ sẽ dễ dàng hơn, cạnh tranh nhiều hơn.
Vì vậy, từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp tại địa bàn Cần Thơ có nhu cầu
vay vốn nhiều hơn để mở rộng hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trong thời
gian tới.
Ngoài ra trong các quí năm 2009, nhu cầu thanh khoản về lượng tiền gửi
của khách hàng tăng. Nguyên nhân là do thời hạn các sổ tiết kiệm trong năm
2008 đã đến hạn. Trong khi đó, lãi suất huy động hiện nay tương đối thấp (
khoảng 8,5%/năm), chỉ bằng ½ lãi suất tại thời điểm các tháng trong quí 2, 3 năm
2008. Do vậy việc khách hàng rút tiền khi đáo hạn để đầu tư sang lĩnh vực khác
như đầu tư vào bất động sản, kinh doanh vàng, ngoại tệ … là điều hoàn toàn có
thể xảy ra.
b. Nguồn cung thanh khoản.
Với tình hình thu nợ và công tác quản lý khách hàng rất của cán bộ tín
dụng tại ngân hàng thì lượng tín dụng thu về sẽ tăng trong các quí của năm 2009.
Ngoài ra, lượng tín dụng thu về tăng cũng là do khách hàng có khả năng tiếp cận
được nguồn vốn có chi phí thấp hơn do lãi suất cho vay đã giảm mạnh, nên hoạt
động kinh doanh sẽ có hiệu quả hơn, khả năng trả nợ cao hơn.
Theo dự báo chung của ngân hàng VIB, tình hình cấp tín dụng tăng cao, vì
thế Hội sở luôn có phương hướng sẵn sàng hỗ trợ vốn điều chuyển cho chi
nhánh, góp phần tăng cao tính thanh khoản của ngân hàng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 52 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
Ngoài ra, một lượng cung thanh khoản không thể thiếu là lượng tiền gửi
của khách hàng. Tuy nhiên trong năm 2009, công tác huy động vốn được dự báo
là gặp nhiều khó khăn do mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh. Vì vậy để đạt được sự
ổn định trong nguồn cung thanh khoản, ngân hàng cần có những chính sách huy
động hợp lý, và thu hút được lượng tiền nhàn rỗi này.
c. Trạng thái thanh khoản.
Xét về trạng thái thanh khoản, do nhu cầu cấp tín dụng trong quí 1 tăng
cao trong khi đó nguồn cung chưa đáp ứng kịp nên trạng thái thanh khoản trong
tình trạng bị thâm hụt. Tuy nhiên, ngân hàng sẽ có giải pháp tăng nhanh nguồn
cung thanh khoản bằng việc sự dụng vốn điều chuyển và làm tốt công tác thu hồi
nợ; đồng thời ổn định nhu cầu về thanh khoản qua các chính sách nâng cao lãi
suất huy động tiền gửi có thời hạn. Từ đó tiến tới ổn định trạng thái thanh khoản.
Có thể thấy trong 3 quí còn lại của năm 2009, dự báo tình thành thanh khoản sẽ ở
trạng thái dương. Vì vậy cần có các chính sách tín dụng thích hợp để cung nguồn
tiền nhàn rỗi này để giảm chi phí cơ hội, làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 53 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO
THANH KHOẢN TẠI VIBANK – CẦN THƠ
TRONG THỜI GIAN TỚI
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản đã xác định được
thực trạng thanh khoản tại VIB Cần Thơ và từ đó có thể đề xuất những giải pháp
nhằm nâng cao tính thanh khoản tại ngân hàng. Với trạng thái thanh khoản hiện
nay tại ngân hàng đã đáp ứng được yêu cầu thanh khoản của khách hàng nhưng
so với các ngân hàng khác vẫn chưa cao. Vì nguồn cung thanhh khoản tại VIB
Cần Thơ vẫn còn thấp so với các ngân hàng trên cùng địa bàn và tỷ lệ tài trợ tài
sản vào tài sản thanh khoản thấp vẫn còn cao. Để phát huy điểm mạnh của ngân
hàng nhằm nâng cao tính thanh khoản cũng như góp phần thúc đẩy hoạt động
kinh doanh tốt hơn, ngân hàng cần thực hiện những giải pháp như sau:
5.1. Định hướng chung về quản trị thanh khoản tại VIB Cần Thơ
Ngân hàng cần thường xuyên bám sát hoạt động của bộ phận chịu trách
nhiệm huy động vốn và sử dụng vốn trong phạm vi của ngân hàng; đồng thời
điều phối hoạt động của các bộ phận này với nhau. Chẳng hạn như bộ phận huy
động tiền tiết kiệm nhận thấy sẽ thu hút được một lượng tiền lớn trong thời gian
tới thì cần thông báo cho bộ phận quản trị thanh khoản trong ngân hàng để đề
xuất cấp tín dụng cho khách hàng mới, tránh lượng tiền nhàn rỗi làm phát sinh
chi phí cho ngân hàng.
Ngân hàng cần dự báo được khả năng ở đâu và khi nào khách hàng gửi
tiền, rút tiền. Đồng thời dự báo nhu cầu vay vốn của khách hàng và thời gian thu
hồi nợ để luân chuyển đồng vốn có hiệu quả. Từ việc dự báo được lượng tiền gửi,
nhu cầu tín dụng, tín dụng thu về … để ngân hàng xử lý có hiệu quả tình trạng
thâm hụt hay thặng dư trong thanh khoản
5.2. Các chiến lược và giải pháp về thanh khoản
5.2.1. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào tài sản
Đây là cách tiếp cận truyền thống để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của
ngân hàng thương mại. Chiến lược này đòi hỏi dự trữ thanh khoản dưới hình thức
tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu tiền mặt và chứng khoán. Trong 3 năm
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 54 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
qua, ngân hàng VIB Cần Thơ đã thực hiện khá tốt vấn đế này. Tiền mặt, tiền gửi
tại ngân hàng nhà nước và lượng chứng khoán không ngừng tăng lên, đảm bảo
tính thanh khoản cho ngân hàng.
Khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện đột biến, ngân hàng bán lượng tài sản
dự trữ này (đem chứng khoán đi cầm cố tại Ngân hàng nhà nước) để lấy tiền mặt
cho đến nhu cầu được đáp ứng đầy đủ. Chiến lược quản trị thanh khoản theo
hướng này được gọi là chuyển hóa tài sản bởi vì ngân hàng tăng nguồn cung
thanh khoản bằng cách chuyển đổi tài sản phi tiền mặt thành tài sản tiền mặt.
Tài sản ngân hàng dự trữ để đảm bảo tính thanh khoản là các trái phiếu
chính phủ, tín phiếu kho bạc, các khoản vay từ ngân hàng nhà nước, trái phiếu đô
thị, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác …và các tài sản khác có những đặc
điểm như sau:
- Luôn có sẵn thị trường tiêu thụ để chuyển đổi thành tiền nhanh chóng.
- Giá cả ổn định để không ảnh hưởng đến doanh thu và tốc độ bán tài
sản.
- Có thể mua lại dễ dàng với rủi ro ít mất mát giá trị để người bán có thể
khôi phục lại khoản đầu tư.
Như vậy, trong chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản, một ngân
hàng được coi là quản trị thanh khoản tốt nếu nó có thể tiếp cận nguồn cung
thanh khoản ở chi phí hợp lý, số lượng tiền vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời vào
lúc nó cần đến. Tuy nhiên, sự chuyển hóa tài sản không phải là cách tiếp cận tốt
nhất vì nó tốt khá nhiều chi phí khi dự trữ loại tài sản này. Do vậy trong những
năm tới đây, VIB cần cơ cấu lại khoản mục tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức
khác, tỷ lệ chứng khoán có tính thanh khoản để ổn định và cân đối với lợi nhuận
và rủi ro cho ngân hàng.
5.2.2. Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào nguồn vốn.
Khi cần gia tăng tính thanh khoản, ngân hàng có thể vay mượn trên thị
trường tiền tệ liên ngân hàng để trang trải các nhu cầu thanh khoản khi nguồn dự
phòng đã trang trải hết. Tuy nhiên, việc vay mượn chỉ được triển khai khi nhu
cầu thanh khoản xuất hiện để tránh dự trữ quá mức. Nguồn vay mượn chủ yếu
đối với một ngân hàng bao gồm: chứng chỉ khả nhượng có giá trị lớn, tiền vay
Ngân hàng trung ương, các hợp đồng mua lại, chiết khấu tại ngân hàng nhà nước
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 55 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
…Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên nguồn vốn được hầu hết các ngân
hàng sử dụng và có thể lên đến 100% nhu cầu của họ.
Vay mượn thanh khoản là cách tiếp cận nhiều rủi ro để một ngân hàng giải
quyết vấn đề thanh khoản nhưng đồng thời cũng đem lại lợi nhuận cao nhất do
bởi dao động lãi suất trên thị trường tiền tệ và khả năng thay đổi sẵn có của các
khoản tín dụng. Sẽ là vấn đề khó khăn cho các ngân hàng trên cả 2 phương diện:
chi phí và sự sẵn có của nguồn vốn. Chi phí vay mượn thường xuyên biến động
và tất nhiên sẽ tăng theo mức độ không ổn định của lợi nhuận. Hơn nữa, một
ngân hàng khi gặp khó khăn về tài chính thì hầu như là các khoản vay mượn sẽ
không ổn định và chịu chi phí cao. Thêm vào đó, thông tin này được lan rộng thì
người dân sẽ rút tiền ồ ạt. Đồng thời các tổ chức tài chính khác sẽ thận trọng
trong vấn đề cho vay đối với ngân hàng để tránh rủi ro.
Thật tế trong năm 2008, vấn đề rủi ro thanh khoản đã tồn tại trong các thời
điểm trong quí 2 và quí 3. Khi đó, lãi suất liên ngân hàng đã lên đến trên
30%/năm, các ngân hàng hầu như không có lợi. Nhất là các ngân hàng nhỏ.
Trong khi các ngân hàng có nguồn tài chinh dồi dào thì được lợi trong thời điểm
này. Chính vì thế mà trong năm 2009, VIB Cần Thơ cần xem xét lại tính thanh
khoản của ngân hàng để có những dự trữ hợp lý đối phó với những diễn biến
kinh tế có phần phức tạp như hiện nay.
5.2.3. Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng.
Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn
và những chi phí dự trữ tài sản thanh khoản, phần lớn các ngân hàng đã dung hòa
trong việc lựa chọn chiến lược quản trị thanh khoản. Nghĩa là kết hợp đồng thời
cả hai loại chiến lược này để tạo nên chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng.
Chiến lược này đòi hỏi, các nhu cầu thanh khoản có thể dự kiến, được dự trữ
bằng chứng khoán khả nhượng và tiền gửi tại ngân hàng khác. Trong khi đó, các
nhu cầu thanh khoản đã dự phòng trước (theo thời vụ, theo chu kỳ và theo xu
hướng) được hỗ trợ bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các ngân
hàng đại lý hoặc các nhà cấp vốn khác. Nhu cầu thanh khoản không dự kiến được
trước sẽ được đáp ứng từ việc vay mượn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ. Các nhu
cầu thanh khoản dài hạn cần được hoạch định và có nguồn vốn để đáp ứng nhu
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 56 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
cầu thanh khoản là các khoản tiền vay ngắn hạn, trung hạn và chứng khoán sẽ
chuyển hóa thành tiền khi nhu cầu thanh khoản xuất hiện.
Do vậy, giải pháp về chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng cần được
áp dụng một cách tối đa tại ngân hàng VIB. Để làm được điều này, đòi hỏi phải
nâng cao trình độ và sự nhạy bén của ban quản trị ngân hàng cũng như cán bộ
phòng tín dụng, phòng huy động vốn.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 57 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
6.1. Kết luận
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế,
mức độ cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng thương mại càng trở nên gây
gắt, môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thực tế cho thấy, để hoạt
động của ngân hàng vừa đảm bảo sự an toàn, vừa đạt tỷ lệ sinh lời ở mức
cao nhất luôn là một trong những bài toán khó đối với các nhà quản trị
trong ngân hàng.
Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân
hàng không gặp rủi ro trong thanh khoản khi luôn có được nguồn vốn khả
dụng với chi phí hợp lý vào thời điểm ngân hàng cần. Điều này hàm ý rằng
nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng khả năng chi
trả, có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh toán, mất uy tín và có thể dẫn
đến sự đổ vỡ của cả hệ thống tài chính. Tuy nhiên nếu ngân hàng luôn có
lượng vốn dự trữ lớn thì sẽ làm giảm khả năng sinh lời và lãng phí nguồn
vốn kinh doanh. Do đó, việc cân đối giữa lợi nhuận và rủi ro luôn là bài
toán khó và được mọi nhà quản trị ngân hàng quan tâm.
Trên thực tế hiện nay, vấn đề rủi ro thanh khoản dường như chưa
được quan tâm đúng mức. Một số ngân hàng có cơ cấu dự trữ chưa hợp lý,
phương pháp xác định nhu cầu thanh khoản chưa khoa học, tổ chức quản lý
thanh khoản trong ngân hàng còn nhiều vấn đề bất cập. Đặc biệt là trong
năm 2008, khi ngân hàng trung ương tiến hành hàng loạt nghiệp vụ để giảm
lạm phát như thắt chặt tiền tệ, tăng dự trữ bắt buộc…thì vấn đề về rủi ro
thanh khoản của các ngân hàng thương mại gặp rất nhiều khó khăn. Sự
cạnh tranh về huy động vốn và thiếu vốn đẩy các ngân hàng nhỏ vào tình
trạng hết sức nguy hiểm. Song đến cuối năm 2008, ngân hàng nhà nước lại
thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để kích cầu. Chính vì vậy mà các ngân
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 58 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
hàng cần có những chính sách hợp lý hơn trong thời gian tới để đảm bảo
vấn đề lợi nhuận và tính thanh khoản trong ngân hàng.
Với thực tế đó, VIB Cần Thơ đã có những chính sách hợp lý về huy
động nguồn vốn và tăng cường chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng
trong công tác thẩm định khách hàng trước khi cho vay. Qua đó giúp ngân
hàng đảm bảo được nguồn cung thanh khoản cũng như nắm bắt được nhu
cầu thanh khoản, từ đó xác định được trạng thái thanh khoản trong thời
gian tới. Cũng giống như những ngân hàng khác trên địa bàn, VIB Cần Thơ
còn tập trung tài sản nhiều vào lĩnh vực tín dụng, dẫn đến phần tài sản có
tính thanh khoản thấp chiếm tỷ trọng lớn làm gia tăng rủi ro thanh khoản.
Tuy nhiên, VIB Cần Thơ đã biết phân bổ một tỷ lệ nhất định tài sản vào tài
sản có tính thanh khoản cao như dự trữ một tỷ lệ tiền mặt hợp lý, mua trái
phiếu kho bạc, cho vay trên thị trường liên ngân hàng,…Bên cạnh đó, sản
phẩm huy động vốn của ngân hàng ngày một đa dạng hơn, lãi suất huy
động hợp lý trong từng kỳ hạn, giúp ngân hàng có thể cạnh tranh với các
ngân hàng khác trong cùng địa bàn.
6.2. Kiến nghị
6.2.1. Đối với ngân hàng thương mại Quốc tế - Cần Thơ.
Thứ nhất, ngân hàng cần giảm việc tăng trưởng tín dụng quá nóng như
hiện nay sẽ dẫn đến vấn đề căng thẳng trong thanh khoản. Với tốc độ tăng trưởng
tín dụng đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp lý, đầu tư vào bất động sản, chạy
theo lợi nhuận làm phát sinh rủi ro cao. Trong năm 2007 và năm 2008, tình hình
bất động sản ở Cần Thơ gần như bị đóng băng, tạo sự mất cân đối giữa nguồn
vốn và tài sản do ngân hàng sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay
trung và dài hạn. Chính điều này đã tạo ra rủi ro thanh khoản cao đối với ngân
hàng VIB, đặc biệt là trong quí 1 năm 2009.
Thứ hai, tăng cường chất lượng công tác dự báo tại các ngân hàng thương
mại nói chung và ngân hàng VIB nói riêng. Trong tình hình hiện nay, các ngân
hàng thương mại còn khá chủ quan trong công tác dự báo và chất lượng dự báo
còn khá kém. Do đó, rủi ro sẽ gia tăng và đa phần các ngân hàng thương mại
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 59 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
trong nước còn quá chủ quan khi dựa vào các cơ chế của ngân hàng nhà nước
quá nhiều.
Thứ ba, VIB cần tăng tính liên kết hệ thống với các ngân hàng trên địa
bàn, điều này giúp cho ngân hàng tiết kiệm được nhiều chi phí, đảm bảo an toàn
trong thanh toán. Tránh sự cạnh tranh không lành mạnh, tránh được sự đẩy lãi
suất lên cao gây xáo trộn dòng tiền gửi và làm suy yếu khả năng thanh toán của
toàn hệ thống.
Thứ tư, cần nâng cao kiến thức và học hỏi kinh nghiệm quản trị thanh
khoản của các ngân hàng thương mại lớn trong nước và trên thế giới. Từ đó,
ngân hàng có thể chủ động trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản.
Thứ năm, VIB cần phải làm tốt các công tác sau:
- Tuân thủ các quy định chặt chẽ của Ngân hàng nhà nước.
- Tính toán chính xác các nhu cầu, khả năng thanh toán trong từng thời kỳ.
- Tổ chức tốt việc quản lý khả năng thanh toán.
- Tăng cường trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác thu thập thông
tin và xử lý số liệu.
- Phối hợp, chia sẻ thông tin, sử dụng các tiêu chí và công cụ thống nhất
một cách khoa học, tạo sự đồng bộ với các ngân hàng trong hệ thống.
- Giải quyết nhanh chóng, đúng đắn khi các rủi ro thanh khoản xảy ra.
6.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Hội Sở VIB
- Quản lý thông tin mang tính chất nhạy cảm.
- Quản lý việc thực hiện các chính sách của các tổ chức tín dụng.
+ Thường xuyên thanh tra, giám sát hoạt động của các tổ chức tính dụng,
cảnh báo sớm những nguy cơ và những sai phạm trong việc thực hiện các chính
sách của tổ chức tín dụng.
+ Ban hành những văn bản thống nhất về quản lý rủi ro và có biện pháp
chế tài nhiêm túc đối với các tổ chức không tuân thủ quy định.
- Quan tâm và hỗ trợ công tác quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân
hàng thương mại.
+ Phổ biến kinh nghiệm về quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng
trong và ngoài nước.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 60 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
+ Hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho
cán bộ tín dụng và quản lý.
+ Trong trường hợp có khủng hoảng xảy ra thì Ngân hàng nhà nước cần
có biện pháp hỗ trợ, tránh sự sụp đổ toàn hệ thống.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 61 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
PHỤ LỤC
Bảng 1: Dự báo vốn điều chuyển (YVĐC)
Khoản mục YVĐC X X* YVĐC X2
Quí 1 – 2006 8.066 -6 - 48.396 36
Quí 2 – 2006 9.832 -5 - 49.160 25
Quí 3 – 2006 10.922 -4 - 43.688 16
Quí 4 – 2006 14.233 -3 -42699 9
Quí 1 – 2007 26.425 -2 -52850 4
Quí 2 – 2007 28.600 -1 -28600 1
Quí 3 – 2007 30.004 0 0 0
Quí 4 – 2007 19.264 1 19264 1
Quí 1 – 2008 27.450 2 54900 4
Quí 2 – 2008 29.945 3 89835 9
Quí 3 – 2008 39.927 4 159708 16
Quí 4 – 2008 27.451 5 137255 25
Quí 1 – 2009 37.432 6 224592 36
Tổng 309.551 0 420.161 182
Quí 2 – 2009 7
Quí 3 – 2009 8
Quí 4 – 2009 9
Phương trình dự báo Vốn điều chuyển : Y = aX + b
Trong đó: Y là nhu cầu vốn điều chuyển
Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số
a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 420.161 : 182 = 2.308,577 triệu đồng
b = Σ Y : n = 309.551 : 13 = 23.811,615 triệu đồng
Từ đó ta có phương trình tuyến tính dự báo nhu cầu vốn điều chuyển như sau:
Y = 2308,577 X + 23811,615
Dự báo cho 3 quí cuối năm 2009
Quí 2 – 2009 : Y = 2308,577 x 7 + 23811,615 = 39.972 triệu đồng.
Quí 3 – 2009 : Y = 2308,577 x 8 + 23811,615 = 42.280 triệu đồng.
Quí 4 – 2009 : Y = 2308,577 x 9 + 23811,615 = 44.589 triệu đồng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 62 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
Bảng 2: Dự báo lượng tín dụng thu về trong năm (YTDTV)
Khoản mục YTDTV X X* YTDTV X2
Quí 1 – 2006 44.095 -6 -264570 36
Quí 2 – 2006 46.007 -5 -230035 25
Quí 3 – 2006 49.720 -4 -198880 16
Quí 4 – 2006 45.892 -3 -137676 9
Quí 1 – 2007 113.985 -2 -227970 4
Quí 2 – 2007 143.720 -1 -143720 1
Quí 3 – 2007 138.764 0 0 0
Quí 4 – 2007 99.117 1 99117 1
Quí 1 – 2008 183.940 2 367880 4
Quí 2 – 2008 147.152 3 441456 9
Quí 3 – 2008 153.283 4 613132 16
Quí 4 – 2008 128.760 5 643800 25
Quí 1 – 2009 165.778 6 994668 36
Tổng 1.460.213 0 1.957.202 182
Quí 2 – 2009 7
Quí 3 – 2009 8
Quí 4 – 2009 9
Phương trình dự báo lượng tín dụng thu về : Y = aX + b
Trong đó: Y là lượng tín dụng thu về
Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số
a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 1.957.202 : 182 = 10.753,85 triệu đồng
b = Σ Y : n = 1.460.213 : 13 = 112.324,08 triệu đồng
Từ đó, ta có phương trình tuyến tính dự báo lượng tín dụng thu về như sau:
Y = 10.753,85 X + 112.324,08
Dự báo cho 3 quí cuối năm 2009
Quí 2 – 2009 : Y = 10.753,85 x 7 + 112.324,08 = 187.601 triệu đồng.
Quí 3 – 2009 : Y = 10.753,85 x 8 + 112.324,08 = 198.355 triệu đồng.
Quí 4 – 2009 : Y = 10.753,85 x 9 + 112.324,08 = 209.109 triệu đồng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 63 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
Bảng 3: Dự báo lượng tiền gửi và nguồn cung khác.
Khoản mục Ykhác X X* Ykhác X2
Quí 1 – 2006 32.190 8,64 278.121,6 74,6496
Quí 2 – 2006 34.116 9,00 307.044,0 81
Quí 3 – 2006 36.435 9,60 349.776,0 92,16
Quí 4 – 2006 31.185 9,60 299.376,0 92,16
Quí 1 – 2007 58.898 9,48 558.353,0 89,8704
Quí 2 – 2007 53.674 9,12 489.506,9 83,1744
Quí 3 – 2007 51.136 8,90 455.110,4 79,21
Quí 4 – 2007 60.312 9,00 542.808,0 81
Quí 1 – 2008 78.560 12,00 942.720,0 144
Quí 2 – 2008 89.768 15,00 1.346.520,0 225
Quí 3 – 2008 100.675 17,50 1.761.813,0 306,25
Quí 4 – 2008 45.211 14,00 632.954,0 196
Quí 1 – 2009 51.436 9,12 469.096,3 83,1744
Tổng 723.596 8.433.199,0 1627,649
Quí 2 – 2009 10,10
Quí 3 – 2009 10,60
Quí 4 – 2009 11,20
Phương trình dự báo lượng tiền gửi và nguồn cung khác : Y = aX + b
Trong đó: Y là lượng tiền gửi và nguồn cung khác.
X là lãi suất tiền gửi, lấy lãi suất bình quân quí.
Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số
a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 8.433.199 : 1627,649 = 5181,215 triệu đồng
b = Σ Y : n = 723.596 : 13 = 55661,23 triệu đồng
Từ đó ta có phương trình dự báo lượng tiền gửi và nguồn cung khác như sau:
Y = 5181,215 X + 55661,23
Dự báo cho 3 quí cuối năm 2009
Quí 2 – 2009 : Y = 5181,215 x 10,1 + 55661,23 = 107991,5 triệu đồng.
Quí 3 – 2009 : Y = 5181,215 x 10,6 + 55661,23 = 110582,1 triệu đồng.
Quí 4 – 2009 : Y = 5181,215 x 11,2 + 55661,23 = 113690,8 triệu đồng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 64 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
Bảng 4: Dự báo nhu cầu chi trả tiền gửi và nhu cầu khác
Khoản mục Ykhác X X* Ykhác X2
Quí 1 – 2006 21.757 -6 -130.542 36
Quí 2 – 2006 19.683 -5 -98.415 25
Quí 3 – 2006 33.118 -4 -132.472 16
Quí 4 – 2006 19.016 -3 -57.048 9
Quí 1 – 2007 42.486 -2 -84.972 4
Quí 2 – 2007 40.187 -1 -40.187 1
Quí 3 – 2007 56.803 0 0 0
Quí 4 – 2007 36.398 1 36.398 1
Quí 1 – 2008 55.292 2 110.584 4
Quí 2 – 2008 34.994 3 104.982 9
Quí 3 – 2008 73.185 4 292.740 16
Quí 4 – 2008 76.828 5 384.140 25
Quí 1 – 2009 75.192 6 451.152 36
Tổng 584.939 836.360 182
Quí 2 – 2009 7
Quí 3 – 2009 8
Quí 4 – 2009 9
Phương trình dự báo chi trả tiền gửi và các nhu cầu khác: Y = aX + b
Trong đó: Y là lượng tiền chi trả tiền gửi và các nhu cầu khác
Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số
a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 836.360 : 182 = 4.595,38 triệu đồng
b = Σ Y : n = 584.939 : 13 = 44.995,31 triệu đồng
Từ đó ta có phương trình dự báo chi trả tiền gửi và các nhu cầu khác như sau:
Y = 4595,38 X + 44995,31
Dự báo cho 3 quí cuối năm 2009
Quí 2 – 2009 : Y = 4595,38 x 7 + 44995,31 = 77.163 triệu đồng.
Quí 3 – 2009 : Y = 4595,38 x 8 + 44995,31 = 81.758 triệu đồng.
Quí 4 – 2009 : Y = 4595,38 x 9 + 44995,31 = 86.354 triệu đồng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 65 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
Bảng 5: Dự báo nhu cầu cấp tín dụng
Khoản mục YTD X X* YTD X2
Quí 1 – 2006 45.173 -6 -271038 36
Quí 2 – 2006 54.661 -5 -273305 25
Quí 3 – 2006 52.811 -4 -211244 16
Quí 4 – 2006 71.133 -3 -213399 9
Quí 1 – 2007 150.338 -2 -300676 4
Quí 2 – 2007 161.314 -1 -161314 1
Quí 3 – 2007 135.240 0 0 0
Quí 4 – 2007 185.478 1 185478 1
Quí 1 – 2008 161.330 2 322660 4
Quí 2 – 2008 165.463 3 496389 9
Quí 3 – 2008 183.729 4 734916 16
Quí 4 – 2008 196.128 5 980640 25
Quí 1 – 2009 207.427 6 1244562 36
Tổng 1.770.225 2.533.669 182
Quí 2 – 2009 7
Quí 3 – 2009 8
Quí 4 – 2009 9
Phương trình dự báo nhu cầu cấp tín dụng : Y = aX + b
Trong đó: Y là nhu cầu cấp tín dụng
Theo phương pháp bình phương bé nhất, ta tính được các hệ số
a = (Σ XY) : (Σ X2 ) = 2.533.669 : 182 = 13.921,26 triệu đồng
b = Σ Y : n = 1.770.225 : 13 = 136.171,15 triệu đồng
Từ đó ta có phương trình tuyến tính dự báo nhu cầu cấp tín dụng như sau
Y = 13.921,26 X + 136.171,15
Dự báo cho 3 quí cuối năm 2009
Quí 2 – 2009 : Y = 13.921,26 x 7 + 136.171,15 = 233.620 triệu đồng.
Quí 3 – 2009 : Y = 13.921,26 x 8 + 136.171,15 = 247.541 triệu đồng.
Quí 4 – 2009 : Y = 13.921,26 x 9 + 136.171,15 = 261.462 triệu đồng.
Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại VIBank – Cần Thơ
GVHD: Lê Long Hậu - 66 - SVTH: Trương Vĩnh Phát
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Th.S Thái Văn Đại, Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt, (2008), Bài giảng Quản Trị
Ngân hàng, tủ sách Đại Học Cần Thơ.
2. Th.S Thái Văn Đại, Th.S Bùi Văn Trịnh, (2005), Bài giảng Tiền tệ Ngân hàng,
tủ sách Đại Học Cần Thơ.
3. Th.S Thái Văn Đại (2006), Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng, tủ sách Đại Học
Cần Thơ.
4. Báo cáo thường niên của VIB Cần Thơ năm 2006, 2007 và năm 2008.
5. Các trang web:
www.vib.com.vn
www.gso.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản tại ngân hàng quốc tế - cần thơ.pdf