Ngành chè Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Giá trị xuất khẩu trên 130 triệu USD/năm. Với diện tích khoảng trên 125.700 ha (năm 2007), lượng chè xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ ước khoảng trên 180.000 tấn (tăng gấp 3 lần năm 2003, chỉ khoảng 60.000 tấn). Bốn tháng đầu năm 2009, ngành chè đã xuất khẩu được 27.000 tấn chè các loại, đạt kim ngạch 34 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2008, xuất khẩu chè đã tăng 9,7% về sản lượng và 8,9% về giá trị. WTO mang lại cho Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mặc dầu có sự phát triển với tốc độ cao với vị trí quốc gia xuất khẩu nông sản lớn thứ nhất thế giới xét về tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu nông sản trên tổng GDP trong nông nghiệp, nhưng các sản phẩm xuất khẩu đó của chúng ta vẫn chưa có sự phát triển vững chắc, còn bộc lộ nhiều nhược điểm. “Gót chân A-sin” của ngành chè Việt Nam chính nằm ở chất lượng sản phẩm chưa cao, như việc “chất lượng chè không ổn định, công nghệ thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu, đầu tư chế biến để tăng giá trị thặng dư chưa nhiều và đặc biệt chúng ta chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường quốc tế”, Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), lượng chè xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua, đưa nước ta đứng thứ 5 thế giới trong số những nước xuất khẩu chè. Tuy nhiên, thói quen chào bán và xuất khẩu chè sơ chế với giá thường thấp so với thị trường cùng loại.
Lý do dẫn đến chất lượng chè Việt Nam đạt thấp đó là do chương trình cải tiến chất lượng chè Việt Nam chưa hiệu quả, đặc biệt là thái độ chưa nghiêm túc của Việt Nam trong việc báo cáo về chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế. Cũng theo hiệp hội Chè Việt Nam, dù chè của Việt Nam có chất lượng cao, nhưng do áp dụng các tiêu chuẩn cũ trong mua bán với nhà nhập khẩu nên không kích thích các nhà sản xuất trong nước do không mang lại giá trị cao, dẫn tới thực tế chè Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng thứ năm thế giới nhưng các thương hiệu nổi tiếng lại thuộc về các nhà nhập khẩu.
Do đó vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao giá trị của chè Việt Nam cả về sản lượng và chất lượng và tiềm hiểu về năng lực cạnh tranh cũng như những điểm thuận lợi và khó khăn của ngành trong hiện tại và những chiến lược phát triển của ngành trong tương lai. Vì lý do này mà đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè của Việt Nam ” được thực hiện. Qua nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các vấn đề của ngành chè của Việt Nam được đề cập ở trên.
30 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4737 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu chè sang thị trường Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 4
Lý do chọn đề tài 4
Mục tiêu nghiên cứu 5
Mục tiêu tổng quát 5
Mục tiêu cụ thể 5
Phương pháp nghiên cứu 5
Phương pháp thu thập số liệu 5
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 5
Phạm vi nghiên cứu 5
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ
CỦA VIỆT NAM 7
Thị trường xuất khẩu chè thế giới 7
Sản lượng 7
Tiêu thụ 9
Nhu cầu thị trường trong tương lai 10
Giới thiệu tổng quan về ngành chè của Việt Nam 12
Diện tích và sản lượng 12
Các loại chè ở Việt Nam 14
Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2006- quý I năm 2009 15
Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam 15
Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam 16
Chủng loại sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam 18
Chính sách điều hành xuất khẩu của Việt Nam 20
Chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu 20
Đối thủ cạnh tranh 21
Trang
CHƯƠNG 2:GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM 23
Những khó khăn và thuận lợi của chè Việt Nam 23
Giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam 24
Cơ sở đề ra giải pháp 24
Tồn tại của ngành xuất khẩu chè 24
Định hướng của ngành đến 2020 25
Một số giải pháp 26
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28
Kết luận 28
Kiến nghị 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1. Sản lượng chè tháng 10 của Sri Lanka (kg) 8
Bảng 2. Sản lượng chè tháng 2 của Sri Lanka (kg) 8
Bảng 3. Diện tích và sản lượng chè Việt Nam từ 2005-2008 13
Bảng 4. Diện tích và sản lượng chè một số tỉnh năm 2008 14
Bảng 5. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè
Việt Nam từ 2006-2008 15
Bảng 6. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam
quý 1 qua các năm 15
Bảng 7. Xuất khẩu chè của Việt Nam đến một số
thị trường chính trong tháng 7 và 7 tháng 2008 so với 2007 17
Bảng 8. Thị trường xuất khẩu chè quý I năm 2009 18
Bảng 9. Chủng loại chè xuất khẩu chủ yếu trong tháng 7
và 7 tháng 2008 so với 2007 19
Biểu đồ 1. 10 nước có kim ngạch nhập khẩu chè
lớn nhất thế giới năm 2008 10
Biểu đồ 2. Dự báo giá chè năm 2009 của thế giới và Việt Nam 12
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Ngành chè Việt Nam đang đứng trước cơ hội thuận lợi để phát triển mạnh mẽ. Giá trị xuất khẩu trên 130 triệu USD/năm. Với diện tích khoảng trên 125.700 ha (năm 2007), lượng chè xuất khẩu hàng năm của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ ước khoảng trên 180.000 tấn (tăng gấp 3 lần năm 2003, chỉ khoảng 60.000 tấn). Bốn tháng đầu năm 2009, ngành chè đã xuất khẩu được 27.000 tấn chè các loại, đạt kim ngạch 34 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2008, xuất khẩu chè đã tăng 9,7% về sản lượng và 8,9% về giá trị. WTO mang lại cho Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng, mặc dầu có sự phát triển với tốc độ cao với vị trí quốc gia xuất khẩu nông sản lớn thứ nhất thế giới xét về tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu nông sản trên tổng GDP trong nông nghiệp, nhưng các sản phẩm xuất khẩu đó của chúng ta vẫn chưa có sự phát triển vững chắc, còn bộc lộ nhiều nhược điểm. “Gót chân A-sin” của ngành chè Việt Nam chính nằm ở chất lượng sản phẩm chưa cao, như việc “chất lượng chè không ổn định, công nghệ thu hoạch và bảo quản còn lạc hậu, đầu tư chế biến để tăng giá trị thặng dư chưa nhiều và đặc biệt chúng ta chưa xây dựng được những thương hiệu mạnh gắn liền với vị trí của sản phẩm trên thị trường quốc tế”, Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam (Vitas), lượng chè xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trưởng trong những năm qua, đưa nước ta đứng thứ 5 thế giới trong số những nước xuất khẩu chè. Tuy nhiên, thói quen chào bán và xuất khẩu chè sơ chế với giá thường thấp so với thị trường cùng loại.
Lý do dẫn đến chất lượng chè Việt Nam đạt thấp đó là do chương trình cải tiến chất lượng chè Việt Nam chưa hiệu quả, đặc biệt là thái độ chưa nghiêm túc của Việt Nam trong việc báo cáo về chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế. Cũng theo hiệp hội Chè Việt Nam, dù chè của Việt Nam có chất lượng cao, nhưng do áp dụng các tiêu chuẩn cũ trong mua bán với nhà nhập khẩu nên không kích thích các nhà sản xuất trong nước do không mang lại giá trị cao, dẫn tới thực tế chè Việt Nam có sản lượng xuất khẩu đứng thứ năm thế giới nhưng các thương hiệu nổi tiếng lại thuộc về các nhà nhập khẩu.
Do đó vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao giá trị của chè Việt Nam cả về sản lượng và chất lượng và tiềm hiểu về năng lực cạnh tranh cũng như những điểm thuận lợi và khó khăn của ngành trong hiện tại và những chiến lược phát triển của ngành trong tương lai. Vì lý do này mà đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu chè của Việt Nam ” được thực hiện. Qua nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn các vấn đề của ngành chè của Việt Nam được đề cập ở trên.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển ngành xuất khẩu chè của Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
Phân tích hiện trạng xuất khẩu của ngành chè Việt Nam qua các năm.
Phân tích những điểm thuận lợi, bất lợi và những tác động của nó đến sản xuất của ngành chè Việt nam.
Đánh giá các điều kiện phát triển và tiềm năng phát triển của ngành xuất khẩu chè trong tương lai.
Đề xuất một số giải pháp để phát triển ngành chè Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu:
Đề tài sử dụng các số liệu thứ cấp về hoạt động sản xuất, sản lượng, giá cả, cũng như kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam vào thị trường thế giới.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:
Chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối, nhằm đánh giá được thực trạng phát triển và những mục tiêu chưa đạt được của ngành chè Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu vào khả năng sản xuất, chế biến và tình hình xuất khẩu của chè Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến quý I năm 2008. Từ đó có thể thấy được những mặt còn tồn tại và những thành tựu đã làm được của chè Việt Nam.
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ
CỦA VIỆT NAM
Thị trường xuất khẩu chè thế giới:
Sản lượng:
Sản lượng chè xuất khẩu của thế giới chủ yếu bị chi phối bởi một số nước sau: Kênia (nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới), Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Bănglađét,…
Thị trường chè thế giới năm 2008 khởi sắc với xu thế giá tăng mạnh trên tất cả các thị trường và sự phục hồi mạnh mẽ của ngành chè Sri Lanka và Ấn Độ, cùng với cơ hội lớn cho các nước sản xuất chè khác nhờ sản lượng của Kênia- nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới giảm mạnh kể từ cuối năm 2007.
Những biến cố chính trị tại Kênia hồi đầu năm 2008, cộng với điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến sản lượng chè của nước này giảm mạnh. Theo uỷ ban chè Kênia, sản lượng chè 6 tháng đầu năm 2008 của Kênia đã giảm 21% so với cùng kỳ năm 2007, xuống mức 157 triệu kg. Sản lượng chè 5 tháng đầu năm 2008 của nước này đã giảm 21,5% xuống còn 134,6 triệu kg, so với mức 171,5 triệu kg của cùng kỳ năm 2007. Cũng theo cơ quan này, nếu tính cho cả năm 2008 sản lượng chè của Kênia giảm khoảng 9%. Sản lượng chè của nước này giảm mạnh đã tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh. Trong đó, Sri Lanka- nước xuất khẩu chè đen lớn thứ 2 thế giới sau Kênia và là nước sản xuất chè lớn thứ 4 thế giới, hiện đang có được những lợi thế rất lớn, với giá chè của nước này luôn vững ở mức cao nhất trên các thị trường thế giới trong năm nay.
Theo Uỷ ban chè Sri Lanka, giá chè toàn cầu tăng cao đã khuyến khích các nhà sản xuất nước này tăng sản lượng, nhờ đó sản lượng chè nước này đã tăng 7,9% trong tháng 7 năm 2008, lên mức 28,27 triệu kg so với 26,17 triệu kg của cùng kỳ năm 2007. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu đã và đang khiến các nhà sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới phải cắt giảm sản lượng. Sở giao dịch chè Sri Lanka cho biết giá chè thế giới giảm mạnh do lo ngại suy thoái kinh tế đã buộc các nhà sản xuất chè Sri Lanka, một trong nước sản xuất chè đen lớn nhất thế giới, phải cắt giảm 2% sản xuất trong tháng 9. Bởi vậy, sản xuất chè đã giảm còn 25,22 triệu kg so với 25,74 triệu kg trong tháng 9/2007.
Theo các nhà phân tích, sản lượng chè tháng 10 của Xri Lanka cũng đã giảm 12,4% do giá chè thế giới giảm đã khiến sản xuất chè bị đình lại và chất lượng chè giảm. Sản lượng chè tháng 10 của nước này đã giảm xuống mức 23,97 triệu kg so với mức 27,37 triệu kg của cùng kỳ năm 2007. Uỷ ban chè Xri Lanka cho biết, nước này dự đoán giá trị xuất khẩu chè của nước này sẽ đạt khoảng 1,5 tỷ USD trong năm nay, nhưng với tình hình hiện nay thì chắc chắn sẽ chỉ đạt ở mức 1,2 tỷ USD, do giá chè thế giới giảm mạnh. Tuy nhiên, sản lượng chè 10 tháng đầu năm 2008 của Xri Lanka đã tăng 10,2% lên mức 273,9 triệu kg so với mức 248,5 triệu kg của cùng kỳ năm 2007.
Bảng 1. Sản lượng chè tháng 10 của Sri Lanka (kg)
Khu vực
Tháng 10
10 tháng
2007
2008
2007
2008
Vùng Cao
6.459.833
6.488.313
59.909.227
70.461.762
Trung du
4.117.677
3.705.715
42.234.399
42.601.618
Vùng Thấp
16.793.730
13.779.642
146.336.480
160.797.031
Tổng
27.371.240
23.973.670
248.480.106
273.860.411
Nguồn: www.xttm.agro.gov.vn
Bảng 2. Sản lượng chè tháng 2 của Sri Lanka (kg)
Khu vực
Tháng 2
2 tháng đầu năm
2008
2009
2008
2009
Cao nguyên
5.472.079
4.016.804
11.614.283
9.204.087
Trung Du
4.492.469
2.026.731
7.965.502
4.886.109
Vùng thấp
15.463.383
6.514.479
31.459.227
16.273.462
Tổng
25.427.931
12.558.014
51.039.012
30.363.658
Nguồn: www.xttm.agro.gov.vn
Còn tại Ấn Độ, theo thống kê của Hiệp hội chè Ấn Độ (ITA), xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2008 của nước này đã đạt 87,4 triệu kg, tăng 10,4 triệu kg so với cùng kỳ năm 2007, trong đó 44,7 triệu kg là từ miền Bắc Ấn Độ và 42,7 triệu kg là từ miền Nam. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu chè 6 tháng đầu năm 2008 của Ấn Độ đã đạt 8,8332 tỷ rupi, tăng 1,1657 tỷ rupi so với mức 7,6675 tỷ rupi của cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 (quý đầu tiên của năm tài khoá 2008), sản lượng chè xuất khẩu đạt 36,5 triệu kg tăng 3,9 triệu kg so với năm trước, trong đó 14,4 triệu kg là từ miền Bắc Ấn Độ và 22,1 triệu kg là từ miền Nam.
Tóm lại, nguồn cung chè của thế giới giảm do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như thời tiết, chính trị, khủng hoảng kinh tế,… kể từ cuối năm 2007 đến nay. Và theo tình hình hiện tại thì sản lượng chè thế giới sẽ khó có thể phục hồi và tăng trở lại một cách nhanh chóng. Do đó, đây có thể xem là một cơ hội tốt để cho ngành chè Việt Nam phát triển hơn trên thị trường thế giới nếu biết tận dụng tốt thời cơ và có các biện pháp cụ thể để tăng sản lượng chè của quốc gia.
Tiêu thụ:
Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khiến nhu cầu của các khách hàng giảm, cộng với chất lượng chè cuối vụ thấp đã khiến giá chè tại các phiên giao dịch chè tuần cuối năm 2008 và đầu năm 2009 giảm liên tục.
Nhu cầu của các khách hàng giảm, khiến khối lượng tiêu thụ tại các phiên giao dịch giảm mạnh trong những tháng qua. Tại Mombasa- Kênia, khối lượng chè tiêu thụ tháng 1 đã giảm 19% xuống mức 19,1 triệu kg trong tháng 1/09, so với mức 23,7 triệu kg cùng kỳ năm 2008 và tiếp tục giảm mạnh trong tháng 2. Tại Bănglađét, khối lượng tiêu thụ cũng giảm mạnh, do nhu cầu chè giảm và chất lượng chè cuối vụ thấp, đặc biệt khối lượng tiêu thụ đã giảm mạnh trong những phiên cuối cùng của niên vụ chè này. Tại phiên giao dịch cuối vụ ngày 17/3, khối lượng chè tiêu thụ chỉ đạt khoảng 30% so với 1 tháng trước.
Giá chè tại các phiên giao dịch chè tuần lớn nhất thế giới đã liên tục giảm từ đầu năm đến nay, một phần do ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng chủ yếu do chất lượng chè thấp. Trong khi, tại Bănglađét chè đang vào cuối vụ khiến sản lượng và chất lượng đều giảm, thì những khu vực trồng chè ở Kênia và Sri Lanka những nước sản xuất và xuất khẩu chè lớn trên thế giới lại đang chịu ảnh hưởng của hạn hán và điều kiện thời tiết bất lợi, khiến chất lượng chè giảm đáng kể.
Năm 2008, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới đạt 2,18 tỉ đô la Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng trung bình 16,89%. Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008 là Nga (510,6 triệu đô la), Anh (364 triệu đô la), Mỹ (318,5 triệu đô la), Nhật Bản (182,1 triệu đô la) và Đức (181,4 triệu đô la).
Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới đạt gần 3,5 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2007.
Biểu đồ 1. 10 nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới năm 2008
Nhu cầu thị trường trong tương lai:
Mặt dù tình hình kinh tế thế giới hiện nay không mấy khả quan nhưng những đánh giá hiện nay về thị trường chè thế giới năm 2009 tương đối khả quan. Tình trạng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đang khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và thay đổi thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng tại những thị trường lớn đặc biệt là châu Âu và Mỹ đã bắt đầu hạn chế mua những loại đồ uống đắt tiền như nước trái cây, nước ngọt, … mà thay vào đó là những đồ uống rẻ tiền hơn như chè. Đây sẽ là cơ hội cho ngành chè thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2009 - 2010, nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ, Nhật Bản... sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào năm 2010. Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn; Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm.
Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây, nước ngọt...mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc biệt là những loại chè có chất lượng trung bình.
Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2009, tại các thị trường này, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến đặc biệt. Như tại Nga, (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 ki lô gam chè/người/năm.
Trong giai đoạn 2009-2010, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ 223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3%. Tuy nhiên, mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ trong xu hướng suy giảm. Tỷ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè làm từ các loại cây thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng.Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Iraq nhu cầu tiêu dùng chè cũng tăng.
Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích dùng các sản phẩm chè truyền thống.
Dựa vào các phân tích trên, Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp nông thôn (AGROINFO) dự báo giá chè trung bình của thế giới trong năm 2009 sẽ đạt mức 4.008 đô la Mỹ/tấn, tăng gần 1,5% so với năm 2008.
Biểu đồ 2. Dự báo giá chè năm 2009 của thế giới và Việt Nam
Giới thiệu tổng quan về ngành chè của Việt Nam:
Diện tích và sản lượng:
Ở Việt Nam , cây chè đang được coi là cây trồng chủ lực góp phần xoá đói giảm nghèo, thậm chí làm giàu cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao. Ngoài ra, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống đồi trọc và bảo vệ môi trường. Trong 10 năm gần đây Việt Nam đã trở thành một "thế lực" của ngành chè thế giới: chiếm 4% tổng sản lượng, 6% tổng sản phẩm xuất khẩu và 3,7% về diện tích trồng chè. Trên quy mô toàn quốc, có tới 34 tỉnh, thành phố trực thuộc TW dành diện tích đất canh tác để trồng chè.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện VN có 6 triệu người sống trong vùng chè, có thu nhập từ trồng, chế biến và kinh doanh chè. Có 34/63 tỉnh, thành phố có diện tích trồng chè, chủ yếu tập trung ở trung du và miền núi với diện tích năm 2008 trên 130.000 ha, với năng suất 6,5 tấn búp tươi/ha, cung cấp nguyên liệu cho khoảng 700 cơ sở sản xuất chè khô.
Hiện cả nước có 262 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này với khoảng 650 nhà máy chế biến chè (công suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp tươi/ngày) và hàng ngàn hộ dân lập xưởng để chế biến chè tại gia đình. Đội ngũ làm chè lên tới 3 triệu lao động, chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng chè.
Bảng 3. Diện tích và sản lượng chè Việt Nam từ 2005-2008
2005
2006
2007
2008
Chênh lệch tuyệt đối so với năm trước
Chênh lệch tương đối so với năm trước (%)
2006
2007
2008
2006
2007
2008
Diện tích (nghìn ha)
122,5
122,9
125,7
130
0,5
2,8
4,3
100,3
102,3
103,4
Sản lượng búp tươi (nghìn tấn)
570
648,9
704,9
845
78,9
56
140,1
113,8
108,6
119,9
Nguồn: ISO, vietbao.vn
Qua bảng số liệu ta thấy tổng diện tích và sản lượng của Việt Nam không ngừng tăng qua các năm. Về diện tích, năm 2005, toàn quốc có 122,5 nghìn ha chè, nhưng con số này của năm 2008 đã là 130 nghìn ha, tăng 7,5 nghìn ha (6,12%) trong 3 năm. Diện tích trồng chè của cả nước tăng qua các năm từ 2006-2008 lần lược là 0,5 nghìn ha (0,3%), 2,8 nghìn ha (2,3%), 4,3 nghìn ha (3,4%), ta thấy được diện tích không chỉ tăng qua các năm mà còn với tốc độ tăng cao hơn. Diện tích tăng là do xác định được tầm quan trọng của cây chè không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo ở vùng miền núi trung du mà còn có thể giải quyến được một lượng lớn về lao động, nên nhà nước đã có sự hổ trợ nông dân trồng chè mở rộng diện tích canh tác. Về sản lượng, năm 2008 đạt 845 nghìn tấn búp tươi, tăng 275 nghìn tấn (48,2%) so với năm 2005. Sản lượng tăng là do diện tích trồng chè các năm qua không ngừng tăng lên, bên cạnh đó có sự áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào việc trồng chè nên năng suất cũng được nâng cao. Bên cạnh đó cây chè cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết làm cho sản lượng không như mong muốn, cụ thể là sản lượng năm 2007 tăng ít hơn so với năm 2006 mặt dù diện tích lại tăng nhiều hơn. Đó là hậu quả của thời tiết, trong năm 2007 thời tiết không thuận lợi, rét đậm rét hại kéo dài ở miền Bắc làm giảm năng suất của cây chè rất nhiều.
Cây chè Việt Nam chủ yếu được trồng ở khu vực trung du miền núi. Khu vực trung du miền núi phía Bắc và Tây Bắc có diện tích trồng chè lớn nhất, chiếm trên 80% diện tích trồng chè của cả nước. Nhưng tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn nhất nước là Lâm Đồng với 26,5 nghìn ha chè và đạt 190 nghìn tấn búp tươi năm 2008.
Bảng 4. Diện tích và sản lượng chè một số tỉnh năm 2008
Tỉnh
Diện tích (ha)
Sản lượng (tấn)
Lâm Đồng
26.500
190.000
Thái Nguyên
16.000
125.000
Hà Giang
15.064
99.000
Phú Thọ
14.906
98.000
Yên Bái
13.000
86.000
Nguồn: tổng hợp từ: www.agroviet.gov.vn, www.phutho.gov.vn, www.dalat.gov.vn, www.vinhphuc.gov.vn
Các loại chè ở Việt Nam:
Nước ta là một quốc gia có truyền thống uống chè lâu đời, Việt Nam sản xuất và tiêu thụ rất nhiều chủng loại chè, từ các loại chè truyền thống cho đến các loại chè được du nhập từ nước ngoài. Các loại chè được uống nhiều trong dân gian Việt Nam như:
Chè tươi: nguyên liệu gồm lá chè non và già, to nhỏ, xanh tươi, không qua chế biến, hái về rửa sạch vò nhầu lá bằng tay rồi cho vào nồi hoặc ấm đun nước loại to cho thêm vài lát gừng tươi đun cho đến sôi, chắt ra bát, chén uống ngay hoặc cho vào ấm tích ủ nóng để uống dần trong ngày, màu nước xanh tươi màu lục diệp.
Chè ô long: có nguồn gốc từ Trung Quốc (Phúc Kiến Quảng Đông) và Đài Loan; còn gọi là thanh trà. Công nghệ: chè nguyên liệu → làm héo và lên men kết hợp→ sao và vò kết hợp sấy khô→ bán thành phẩm. Nước chè màu vàng kim óng ánh, vị đậm mạnh, hương thơm đặc biệt. Các danh trà Ô long như Thiết quan âm, Thuỷ tiên, Đại hồng bào, Kỳ chủng, Sắc chủng,…
Ngoài ra còn có một số loại chè khác như: chè nụ (nụ hoa chè), chè Bạng, chè mạn Hà Giang (chè bánh, chè chi), chè hương,…
Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tổng công ty chè Việt Nam:
Chè xanh: Gồm có các loại chè xanh hương tự nhiên và các loại chè ướp hương các loại hoa như Nhài, Sen, ...Các loại chè túi lọc.
Chè Ô long: Với các loại giống chè đặc sản được nhập từ Trung Quốc và Đài loan đã qua khảo nghiệm được trồng đại trà tại Mộc Châu, cao nguyên Lâm Đồng,... cùng với các dây chuyền công nghệ sản xuất chè Ô long, sản phẩm chè Ô long của Tổng công ty chè Việt Nam đã có chất lượng đạt tiêu chuẩn như chè Ô long của Trung Quốc và đài loan với các đặc trưng điển hình của loại chè này.
Chè đen: Với các thiết bị dây truyền hiện đại, Tổng công ty chè Việt Nam đã sản xuất đầy đủ các chủng loại chè này (Orthordox, CTC) đạt chất khá trở lên và đã xuất khẩu sang rất nhiều thị trường trên thế giới.
Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006- quý I năm 2009:
Kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam:
Xuất khẩu chè của Việt Nam trong những năm qua tăng cả về sản lượng lẫn kim ngạch. Năm 2006 sản lượng xuất khẩu chè là 100 nghìn tấn đạt kim ngạch 103,64 triệu USD. Con số này của năm 2008 là 104 nghìn tấn và 146 triệu USD, tăng 4% về sản lượng và 40,9% về giá trị. Xuất khẩu chè năm 2008 giảm về sản lượng so với năm 2007 cụ thể là giảm còn 104 nghìn tấn so với 113 nghìn tấn của năm 2007, giảm 9 nghìn tấn (khoảng 8%). Nhưng giá trị xuất khẩu của năm 2008 lại tăng so với năm 2007, từ 129 triệu USD lên 146 triệu USD (tăng 17 triệu USD, 13,2%). Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam từ 2006-2008
2006
2007
2008
Chênh lệch tuyệt đối
Chênh lệch tương đối (%)
2007
2008
2007
2008
Sản lượng (1000 tấn)
100
113
104
13
-9
113
92
Kim ngạch (triệu USD)
103,64
129
146
25,36
17
124,5
113,2
Nguồn: tổng hợp từ www.xttm.agro.gov.vn
Bảng 6. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chè Việt Nam quý 1 qua các năm
QI/2006
QI/2007
QI/2008
QI/2009
Sản lượng (1000 tấn)
19,2
21
21,1
22,916
Kim ngạch (triệu USD)
18,69
21
26,57
28,831
Nguồn: tổng hợp từ www.xttm.agro.gov.vn
So sánh trong giai đoạn quý I qua các năm từ 2006 đến 2009, ta thấy sản lượng và kim ngạch xuất khẩu đều tăng. Sản lượng xuất khẩu quý I/2006 là 19,2 nghìn tấn đạt kim ngạch 18,69 triệu USD đến quý I/2009 đạt 22,916 nghìn tấn và 28.831 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2008, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu quý I/2009 tăng 8,6% về sản lượng và giá trị.
Thị trường xuất khẩu chè Việt Nam:
Việt Nam đã xuất khẩu chè đến hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với các thị trường lớn là Pakistan, Đài Loan, Nga, các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất và Trung Quốc.
Tại châu Á, Việt Nam có 2 khách hàng lớn là Nhật Bản và Đài Loan. Trong đó, Nhật là một thị trường đầy triển vọng với tổng nhu cầu 136.000 tấn/năm và sản xuất trong nước của Nhật chỉ có thể đáp ứng khoảng 90.000 tấn/năm. Mặt hàng chè đen đang đặc biệt được ưa chuộng trên thị trường này. Chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 6,5% tỷ trọng và giá thành chỉ bằng 35% so với giá trung bình từ các nước khác.
Với EU, nhu cầu chè của khối này chủ yếu đều được đáp ứng bằng nhập khẩu với gần 300.000 tấn/năm. Nhưng chè Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1-1,5% tổng kim ngạch. Giá chè của Việt Nam tại đây chỉ bằng 40% so với mặt bằng giá từ các nước khác.
Nga là thị trường truyền thống giàu tiềm năng với sức tiêu thụ khoảng 147.000-162.000 tấn/năm mà sản xuất chỉ đáp ứng 1% nhu cầu. Tuy nhiên, giá chè Việt Nam vào Nga cũng mới chỉ bằng 75% so với giá nhập khẩu từ các nước khác. Thêm vào đó, chè Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc và Indonesia.
Hoa Kỳ, nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với tổng lượng nhập hàng/năm khoảng 149.000 tấn (chè đen chiếm 84%). Chè Việt Nam xuất khẩu vào đây chiếm khoảng 3% thị trường chè chiết xuất tại Hoa Kỳ, trong đó, chè đen chiếm 80% tổng giá trị xuất khẩu vào thị trường này. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ thấp hơn nhiều so với giá chè của các nước khác. Giá chè đen nhập khẩu vào Hoa Kỳ của Việt Nam chỉ bằng 56% giá bình quân từ các nước khác.
Bảng 7. Xuất khẩu chè của Việt Nam đến một số thị trường chính trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2008 so với 2007
Thị trường
T7/08
so T7/07
7T/08
so 7T/07
Lượng (tấn)
Kim ngạch (USD)
Lượng (%)
KN (%)
Lượng (tấn)
Kim ngạch (USD)
Lượng (%)
KN (%)
Đài Loan
2.439
2.886.149
22,2
52,0
10.710
12.683.688
-7,2
23,5
Nga
1.456
1.948.827
65,1
74,9
6.844
8.683.295
13,3
40,7
Arập Thống Nhất
397
737.168
74,9
97,6
2.941
4.357.508
328,1
327,8
Trung Quốc
532
650.012
-69,7
-65,8
3.759
3.853.660
-61,0
-58,1
Arập Xêút
326
771.771
129,6
217,0
1.032
2.224.380
391,4
541,5
Đức
266
413.339
141,8
208,2
1.131
1.910.026
20,3
67,9
ấn độ
507
636.522
2.568,4
1.894,1
1.657
1.681.915
101,8
96,3
Mỹ
458
347.132
445,2
339,2
2.280
1.631.981
3,9
14,2
Indonesia
546
606.137
20,0
89,2
1.697
1.506.133
-60,1
-44,9
Ba Lan
198
270.010
62,3
83,0
1.214
1.468.316
-28,0
-2,8
Philipines
65
207.336
85,7
71,6
456
1.449.294
68,9
78,7
Thổ Nhĩ Kỳ
93
162.036
-67,3
-61,1
626
1.261.513
-27,6
-2,2
Hà Lan
162
233.637
-35,5
-31,5
705
972.252
-24,2
-0,9
Malaixia
174
108.523
-
-
1.485
893.418
-
-
Irắc
-
-
-100,0
-100,0
350
670.095
-77,2
-15,1
Nhật Bản
36
180.755
125,0
556,7
238
636.653
105,2
127,4
Singapore
47
86.140
-39,7
-79,1
338
613.410
-94,2
-92,5
Ucraina
101
108.022
-1,9
2,6
547
603.708
55,4
90,2
Anh
18
40.502
-67,9
-39,4
238
308.209
-68,9
-63,1
Nguồn: Tổng cục hải quan.
Pakistan: Dự báo, đến năm 2010, Pakistan sẽ là nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới. Nước này có nhu cầu thị trường hàng năm khoảng 150.000 tấn. Trong đó, chỉ có 5% chè xanh, còn lại là chè đen. Pakistan cũng là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam năm 2008, đạt 37,8 triệu đô la. Quí 1-2009, Pakistan vẫn là nước có khối lượng và kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất từ Việt Nam, với 6.739 tấn, trị giá 9,337 triệu đô la, chiếm 39% tổng lượng chè xuất khẩu của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu nhiều chè tiếp theo từ Việt Nam là Nga (chiếm 19%), Đài Loan (chiếm 16%). Cụ thể một số thị trường khác thể hiện trong bảng sau.
Bảng 8. Thị trường xuất khẩu chè quý I năm 2009
Mã nước
Khối lượng (tấn)
Giá trị (1000 USD)
Mỹ
840
826
Cộng hòa liên bang Đức
656
817
Balan
299
374
ả Rập Xê út Xyri
66
161
Đài Loan
3.015
3.676
Inđônêxia
637
461
Philippin
33
95
Trung Quốc
875
1.046
Pakixtan
6.739
9.337
Ấn Độ
638
484
Nga
3.866
4.542
Các nước khác
5.252
7.012
Tổng
22.916
28.831
Nguồn: www.agro.gov.vn
Chủng loại sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam:
Chủng loại chè xuất khẩu của Việt Nam rất đa dạng như chè đen, chè xanh, chè nhài, chè hương, chè ô long,…trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ lực là chè đen và chè xanh. Trong năm 2008, mặt hàng chè đen được xuất khẩu nhìêu nhất, đạt trị giá 81.864.997 USD, với lượng xuất 61.652 tấn; tiếp đến là chè xanh với trị giá 45.357.250 USD, với lượng xuất 30.877 tấn; chè nhài xuất được 3.833 tấn, với trị giá 4.202.826 USD. Cụ thể một số loại chè xuất khấu thể hiện trong bảng sau.
Bảng 9. Chủng loại chè xuất khẩu chủ yếu tháng 7 và 7 tháng 2008 so với 2007
Chủng loại
Tháng 7/08
so T7/07
7T/08
so 7T/07
Lượng (tấn)
Kim ngạch (USD)
Lượng (%)
KN (%)
Lượng (tấn)
Kim ngạch (USD)
Lượng (%)
KN (%)
Chè đen
3.647
11.029.362
-81,4
73,8
63.358
44.418.331
-31,5
17,1
Chè xanh
2.627
5.388.441
-36,4
-92,3
172.751
94.538.469
216,6
13,9
Chè lên men
106
427.235
54,9
230,8
534
1.762.699
193,8
365,3
Chè nhài
338
421.527
-19,5
-23,3
1.111
1.579.583
-96,2
-22,4
Loại khác
125
343.363
13,1
122,5
537
1.296.713
-60,4
-49,6
Chè ô long
36
156.021
503,7
657,4
323
1.102.660
190,2
200,8
Chè khô
-
-
-100,0
-100,0
67
198.363
-93,4
-81,9
Chè vàng
38
33.072
216,7
132,3
147
175.038
-76,8
-81,6
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong tháng 7/2008, chè đen tiếp tục là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất, đạt 3,6 nghìn tấn với kim ngạch hơn 11 triệu USD, giảm 81,37% về lượng nhưng tăng 73,78% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Thị trường nhập khẩu chủ yếu loại chè này trong tháng là ảrập Xêút, Đài Loan, Hà Lan, Ai Cập, Anh… Tính chung 7 tháng đầu năm 2008, nước ta đã xuất 63,4 nghìn tấn chè đen, đạt kim ngạch 44,4 triệu USD, mặc dù giảm 31,54% về lượng song lại tăng 17,09% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2007.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu chè xanh trong tháng 7/08 đạt 2,6 nghìn tấn với kim ngạch 5,4 triệu USD, giảm 36,36% về lượng và 92,26% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Đơn giá xuất khẩu trung bình loại chè này trong tháng đạt 1.447 USD/tấn. Thị trường nhập khẩu chủ yếu loại chè này trong tháng 7/08 là Pakistan, Đài Loan, Mỹ, Nga, Nhật Bản… Như vậy, chè xanh đã đạt kim ngạch cao nhất trong 7 tháng đầu năm 2008, với 172,8 nghìn tấn, trị giá 94,5 triệu USD, tăng 216,62% về lượng và 13,97% về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2007.
Ngoài ra, 7 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu các loại chè khác như chè lên men, chè ô long cũng là những loại chè có sự tăng trưởng mạnh, với mức tăng lần lượt là 193,75%; 190,17% về lượng và tăng 365,33%; 200,84% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. Ngược lại, chè nhài, chè khô, chè vàng… lại có kim ngạch giảm rất mạnh, với các mức giảm lần lượt là 96,21%; 93,43%; 76,83%... về lượng và giảm 22,37%; 81,89%; 81,59%... về trị giá so với 7 tháng đầu năm 2007.
Chính sách điều hành xuất khẩu của Việt Nam:
Đối với mặt hàng chè xuất khẩu, Việt Nam đang có chính sách khuyến khích xuất khẩu. Từ năm 2005, Chính phủ ban hành chính sách thưởng cho doanh nghiệp mở rộng thị trường và xuất khẩu chè có giá trị cao; Đồng thời, thông qua chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, tìm kiếm đối tác và xây dựng mạng lưới tiêu thụ chè tại các nước EU. Hiệp hội Chè cũng đề nghị Chính phủ đầu tư kinh phí mở các sàn giao dịch, các trung tâm thương mại chè ở Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, gồm có chợ chè và thương mại điện tử về chè, nhằm giúp buôn bán chè một cách thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, Hiệp hội và các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cũng đã tổ chức xúc tiến thương mại tại nhiều quốc gia là thị trường chính như Pakistan, Thổ Nhỉ Kỳ, Nga,…
Chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu:
Theo quy định mới ban hành của Liên minh châu Âu (EU), tất cả các lô hàng chè nhập vào đây phải đảm bảo dư lượng thuốc trừ sâu không quá 0,01 ppm (ppm: phần triệu) thay vì 0,1 ppm như trước đây. Giới hạn dư lượng ethion mà EU quy định 3 ppm trong năm 2002 và 2 ppm trong năm 2003 thì nay cũng được hạ xuống còn 0,01 ppm như tất cả các loại thuốc trừ sâu khác. Đơn vị xuất khẩu phải gửi mẫu chè cho đối tác nhập khẩu để xét nghiệm, nhằm xác định liệu dư lượng thuốc trừ sâu có nằm trong giới hạn cho phép hay không. Thủ tục này mất thêm nhiều thời gian và cũng khó thực hiện cho từng chuyến hàng bởi rất tốn kém. Đây cũng là khó khăn đối với các nhà xuất khẩu chè trên thế giới nói chung và ngành chè Việt Nam khi thâm nhập thị trường này.
Đối với Nga, chiến lược là nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người tiêu dùng trong nước, do Nga chỉ sản xuất đủ đáp ứng 1% nhu cầu và dự trữ quốc gia đề phòng chiến tranh và thiên tai; cung cấp nguyên liệu cho các công ty nội địa chế biến đóng gói chè đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trong nước. Chính sách nhập khẩu chè là khuyến khích nhập khẩu, không áp dụng biện pháp hạn chế toàn phần và từng phần ,hỗ trơ các nhà máy chế biến đóng gói chè nội địa để khuyến khích nhập chè rời ,hạn chế nhập chè gói; đánh thuế nhập khẩu chè cao buộc người tiêu dùng nga phải trả giá cao cho loại đồ uống thiết yếu.
Đối với Mỹ, chè thuộc trong số nhóm mặt hàng khó nhập khẩu vào nước này và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA). Theo luật Mỹ, chè không đủ độ tinh khiết, không đạt chất lượng và không phù hợp cho tiêu dùng theo các tiêu chuẩn thống nhất sẽ không được phép nhập khẩu. Người nhập khẩu hoặc nhận hàng có trách nhiệm cung cấp mẫu đại diện cho từng loại chè có ghi trong hóa đơn giao hàng để FDA kiểm tra đối chiếu với mẫu chè chuẩn. Chi phí kiểm tra do người nhập khẩu chịu. Nếu kết quả kiểm tra lại vẫn không đạt so với mẫu chuẩn thì người nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ lô hàng trong vòng 6 tháng kể từ ngày có kết quả kiểm tra cuối cùng. Nếu hết 6 tháng hàng chưa được tái xuất thì sẽ bị tiêu hủy. Theo Luật chống khủng bố sinh học mới ban hành, những cơ sở sản xuất, chế biến và đóng gói thực phẩm dành cho người và gia súc, trong đó có chè, nếu muốn xuất khẩu vào Mỹ thì phải đăng ký với cơ quan FDA. Ngoài ra, các cơ sở này phải lưu giữ các chứng từ giao nhận nguyên liệu và sản phẩm để tạo điều kiện cho FDA điều tra trong những trường hợp có nghi ngờ xẩy ra khủng bố sinh học. Nội dung đăng ký gồm: tên, địa chỉ, các loại thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhãn hiệu hàng hóa. Đối với cơ sở nước ngoài có sản phẩm tiêu thụ ở Mỹ nhưng không trực tiếp giao hàng vào Mỹ mà được chế biến tiếp và đóng gói ở nước thứ ba khác trước khi nhập khẩu vào nước này thì không thuộc diện phải đăng ký. Tuy nhiên, nếu hàng chuyển qua nước thứ ba trước khi vào Mỹ nhưng không qua chế biến hay thay đổi nhãn hiệu hàng hóa thì cả chủ cơ sở sản xuất và người giao hàng chuyển tải ở nước thứ ba đều phải đăng ký.
Đối thủ cạnh tranh:
Các nước xuất khẩu chè lớn trên thế giới gồm có: Ấn Độ, Trung Quốc, Sri Lanka, In-đô- nê-xia và Kenya. Tổng sản lượng chè của những nước này chiếm khoảng 75% tổng lượng chè sản xuất trên thế giới. Ở Châu Phi- các nước xuất khẩu chè lớn như Kenya, Malawi, Tanzania, Zim-ba- buê và Nam Phi chiếm 25% sản lượng chè xuất khẩu của thế giới. Trong hai tháng đầu năm 2009, lượng sản xuất chè của các nước này đã giảm mạnh.
Trung quốc, xuất khẩu chè của nước này đã tăng 4,5% trong 4 tháng đầu năm 2009 trong khi tổng xuất khẩu đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Chè là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày và nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc tăng đáng kể bất chấp kinh tế suy giảm. Do dự trữ chè trên thị trường thế giới giảm, xuất khẩu chè của nước này sẽ tăng hơn nữa trong nửa cuối năm nay. Trung Quốc đã xuất khẩu 297.000 tấn chè, trị giá 682 triệu USD trong năm 2008, chiếm 1/5 tổng mậu dịch chè toàn cầu. Trung Quốc đã xuất khẩu vào hơn 120 nước và có 80 triệu dân làm việc trong ngành chè. Mặc dù Trung Quốc là nước xuất khẩu chè lớn thứ 3 thế giới, nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, song nước này vẫn vấp phải nhiều thách thức trong việc xây dựng tiêu chuẩn sản xuất, hệ thống kiểm soát chất lượng và phát triển bán chè sang thị trường thế giới.
Kenya là nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, và là nước đứng thứ hai thế giới về tổng khối lượng xuất khẩu chè. Kể từ cuối năm 2007 trở lại đây thì tình hình sản xuất chè xuất khẩu của Kenya không được ổn định, sản lượng bị giảm do ảnh hưởng của thời tiết.
Sri Lanka là nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Mặt dù cũng chịu ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi và tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới khiến sản lượng chè của Sri Lanka nhưng Sri Lanka vẫn là đối thủ đáng gờm nhất trên thị trường chè thế giới. Bất chấp mọi khó khăn, ngành xuất khẩu chè của nước này vẫn đạt được hai kỹ lục trong năm 2008 khi đạt sản lượng và kim ngạch xuất khẩu là 318,5 triệu kg và 1,22 tỷ USD.
Ấn Độ cũng là nước có sản lượng chè xuất khẩu hàng đầu thế giới, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2009 nước này đã xuất khẩu 36,8 triệu kg gấp hơn 2,5 lần của Việt Nam (14,209 triệu kg).
CHƯƠNG 2:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM
Những khó khăn và thuận lợi của chè Việt Nam
Qua những phân tích về thị trường chè thế giới và chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh cũng như tiềm lực xuất khẩu chè của Việt Nam và chính sách điều hành xuất khẩu của Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa cho mặt hàng này:
Về điểm yếu
Thiếu sự lãnh đạo và kết hợp giữa người dân và doanh nghiệp gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý về chất lượng, số lượng và giá cả. Đây là nguyên nhân làm cho nguồn cung chè luôn bị biến động và chất lượng chè không cao.
Chưa có đầu tư cho thương hiệu chè: hiện nay thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam rất lớn nhưng lại không có một thương hiệu lớn nào tương sứng với tiềm lực hiện tại, làm cho giá trị xuất khẩu không cao.
Xuất khẩu chè hiện nay phần lớn ở dạng thô, không qua chế biến giá trị không cao và cũng rất khó để xây dựng thương hiệu, phần lớn lượng chè của Việt Nam được các nước mua ở dạng thô và chế biến lại bán với giá thành rất cao.
Chất lượng chè chưa cao chủ yếu là do thiếu sự quan tâm về cây giống, quy hoạch và các công đoạn chăm sóc và chế biến. Đa số cây giống là do nông dân tự phát, không rỏ nguồn gốc và chất lượng.
Về điểm mạnh
Có sản lượng xuất khẩu chè lớn thứ năm trên thế giới Sri Lanka, Kenia, Ấn Độ, Trung Quốc, xuất khẩu khoảng 118 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Có nhiều lợi thế để giới thiệu chè với khách hàng quốc tế, thông qua các “ngày chè Việt Nam”. Hiện nay các doanh nghiệp đang hướng tới việc sản xuất và xuất khẩu chè chất lượng, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tiêu chuẩn mới về chè do chính phủ đưa ra và ngày càng phù hợp với tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu.
Ứng dụng các thành tựu khao học kỹ thuật vào sản xuất gốp phần nâng cao chất lượng.
Có điều kiện tự nhiên thuận lợi thích hợp để trồng chè, có thể trồng được các giống chè chất lượng cao.
Cơ hội
Có cơ hội để xây dựng thương hiệu chè toàn cầu hùng mạnh như các quốc gia khác trên thế giới. Việt Nam có đủ điều kiện như về diện tích điều kiện tự nhiên để có được một sản phẩm chất lượng và một thương hiệu mạnh tương đương.
Nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh là điểm đến của nhiều nhà đầu tư trên thế giới, với nhiều chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn của nhà nước.
Nguồn cung chè bị thắt chặt, do sản lượng của các nước bị ảnh hưởng bởi thời tiết, đặc biệt là Kenya tạo ra sự khang hiếm trên thị trường.
Đe dọa
Áp lực cạnh tranh lớn gây khó khăn trong xuất khẩu và chịu áp lực lớn về cạnh tranh giá cả, không thu được giá trị cao.
Các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu và những qui định nhập khẩu khác gây khó khăn trong xuất khẩu của nước ta.
Giải pháp phát triển ngành chè Việt Nam
Cơ sở đề ra giải pháp:
Tồn tại của ngành xuất khẩu chè:
Tồn tại của ngành xuất khẩu chè Việt Nam có thể tóm gọn trong 3 khẩu chính, đó là sản xuất, chế biến và thị trường.
Về sản xuất nông nghiệp, tình trạng sử dụng các loại giống chè chất lượng thấp không rõ nguồn gốc vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng, việc đổi mới cơ cấu trồng chè còn chậm, sản phẩm chè còn đơn điệu, tỷ lệ nguyên liệu chủ động tự sản xuất còn rất thấp: ở Tổng Công ty Chè, tỷ lệ sản lượng nguyên liệu tự sản xuất chiếm 49,7%, mua ngoài chiếm hơn một nửa (khoảng 50,3%). Ở các doanh nghiệp khác, tỷ lệ có nguồn nguyên liệu tại chỗ chỉ chiếm 37,2% sản lượng, còn 62,6% sản lượng là thu mua nguyên liệu trôi nổi trên thị trường.
Ở khâu chế biến công nghiệp, sự phát triển các doanh nghiệp sản xuất chế biến chè với tốc độ cao (hiện cả nước có khoảng hơn 262 doanh nghiệp hoạt động trong ngành chè với hơn 650 nhà máy chế biến vừa và nhỏ cùng 1 vạn hộ gia đình cùng tham gia sản xuất chế biến) cũng đã bộc lộ nhiều điểm vướng mắc cần khắc phục. Nhiều doanh nghiệp chế biến không có vùng cung cấp nguyên liệu riêng nên thiếu chủ động, việc xác định phẩm cấp và giá trị không thống nhất. Hàng loạt các doanh nghiệp ra đời nhưng thiết bị được đầu tư còn chưa cao, kém chất lượng nên chè không đạt chất lượng, khó tiêu chuẩn hóa là hệ quả tất yếu.
Đối với tồn tại thứ 3 là vấn đề thị trường, chè Việt Nam hiện chiếm khoảng trên 6% sản lượng thế giới nhưng sản phẩm trên thương trường quốc tế vẫn chưa có thương hiệu. Nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài mua chè Việt Nam dưới dạng nguyên liệu rồi đấu trộn với các loại chè khác và đăng ký thương hiệu của họ. Vì vậy, những lúc khó khăn, chè Việt Nam bị ép giá là điều không thể tránh khỏi.
Định hướng của ngành đến 2020:
Đến năm 2020, diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ là 140.000 ha, với năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Sản lượng chè thô dự kiến đạt 1.260.000 tấn và đạt mức 300.000 tấn đối với sản lượng chè khô.
Việt Nam tiếp tục củng cố giữ vững các thị trường chủ lực trong xuất khẩu chè như thị trường Pakistan, Đài Loan, Irắc, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc…và tăng cường xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng: Philippin, Kenya, Xiry, Iran, Mexico, Lào, Chi Lê… cũng như mở rộng thị trường tại các nước và vùng lãnh thổ mới hoặc nhập khẩu chè Việt Nam còn ở lượng ít.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng cho chè Việt Nam trong thời gian tới, các cơ quan ban ngành đã phối hợp với Viện Khoa học Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc quy hoạch định hướng phát triển giống chè mới. Đến năm 2010, Viện sẽ cung cấp giống chè mới cho các khu vực trồng chè đảm bảo cơ cấu 60% diện tích là giống chè mới chất lượng cao, đưa năng suất bình quân lên 8 tấn tươi/ha, tăng thêm 2 tấn/ha so năm 2007. Trên 70% diện tích chè Việt Nam hiện nay chỉ phù hợp cho chế biến chè đen, tỷ lệ giống cho chế biến chè xanh và các chè khác chỉ chiếm dưới 30%. Trong khi cơ cấu giống chè của thế giới thì ngược lại: giống chế biến chè đen chỉ chiếm khoảng 10%, giống cho chế biến chè cao cấp chiếm gần 25%, còn lại là giống chế biến được cả chè đen và chè xanh. Do vậy, việc quy hoạch vùng nguyên liệu và phát triển những giống chè mới, cho năng suất cao, đảm bảo chất lượng là vấn đề mà ngành chè đang cố gắng thực hiện trong tương lai.
Một số giải pháp:
Tập trung đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển cây giống, nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu: Đây là việc làm hết sức cần thiết nhưng phải mất thời gian dài, khoảng 4-5 năm. Ngoài việc đưa nhiều giống mới vào khảo nghiệm cũng cần khai thác triệt để các vườn chè hiện có. Muốn làm được như vậy phải tập trung chăm sóc để cây chè sinh trưởng tốt, cho chất lượng đảm bảo, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Giải quyết tình trạng bất hợp lý giữa nhà máy và vùng nguyên liệu: Đây là một sự lãng phí về đầu tư xảy ra ở nhiều nơi. Các công ty, nhà máy này đang đứng trước tình trạng hoạt động không có hiệu quả do không có đủ nguyên liệu. Do đó, sản xuất và xuất khẩu chè cần được tổ chức lại theo hướng quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ. Nhà nước cần cân đối các vùng nguyên liệu, định hướng những diện tích đất phù hợp để trồng chè và có chính sách thu mua và bao tiêu sản phẩm hợp lý nhằm gắn quyền lợi của người sản xuất với người xuất khẩu. Đồng thời cũng cần có biện pháp cương quyết xử lý những nhà máy không đủ điều kiện về công nghệ, lựa chọn một số đầu mối xuất khẩu để giữ ổn định nguồn hàng và tạo thuận lợi trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Có chính sách hỗ trợ đa dạng và linh hoạt về tài chính. Để phục vụ cho định hướng của ngành trong tương lai, ngành chè có nhu cầu lớn về vốn cả ngắn hạn và dài hạn để đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng vùng nguyên liệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu ... Nguồn vốn này không nên chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước mà cần mở rộng tới các tổ chức tín dụng khác, như các quỹ tín dụng phát triển và các ngân hàng. Do đó, các chính sách cho vay tín dụng của Nhà nước cần phải được đa dạng và linh hoạt hơn, đặc biệt là giảm lãi suất cho vay đối với các hộ nông dân.
Đa dạng hoá mẫu mã, bao bì các sản phẩm làm từ chè: Việc tiêu thụ sản phẩm chè phụ thuộc rất lớn vào thị hiếu người tiêu dùng. Thị hiếu này đang dần được thay đổi theo nếp sống hiện đại nên ngoài chất lượng, yêu cầu về sự tiện lợi và sự hợp thời là yếu tố không thể bỏ qua. Vì vậy, cần tăng cường nghiên cứu và tổ chức sản xuất các loại chè ướp hương hoa quả, các loại nước chè đóng hộp, các loại chè thuốc, các loại chè nước uống nhanh đóng túi, chè nhúng, chè hoà tan, chè bột ... để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đào tạo nguồn nhân lực cũng là yêu cầu hết sức bức thiết trong tình hình hiện nay. Hiện tại, lực lượng cán bộ kỹ thuật cơ sở của ngành chè còn thiếu, trình độ yếu kém, tay nghề chưa cao, trong sản xuất chưa kiên quyết uốn nắn theo quy trình, chưa phát hiện được kịp thời các khuyết tật và sự cố xảy ra nên cần phải được đào tạo và đào tạo lại. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên tổ chức thi thợ giỏi, nâng bậc để nâng cao trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân nhằm ổn định và nâng cao kỹ thuật sử dụng thiết bị và kỹ thuật chế biến chè tại cơ sở.
Thành lập công ty liên doanh hoặc 100% vốn của Việt Nam tại những nước có nhu cầu tiêu thụ chè với số lượng lớn để trực tiếp bán và thành lập các kênh phân phối lâu dài. Đây là sự đầu tư lâu dài với quy mô vốn lớn, song sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp vì không những họ có cơ hội tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng, sản phẩm chè sản xuất ra sẽ dễ dàng được người tiêu dùng chấp nhận hơn do việc nghiên cứu để nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng được thực hiện thường xuyên và triệt để, đồng thời, các doanh nghiệp còn được hưởng những ưu đãi về thuế nhập khẩu.
Làm tốt công tác phát triển thương hiệu, phát triển thị trường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm. Tận dụng tốt các ngày hội về chè để quảng bá thương hiệu chè Việt đến với các nước trên thế giới. Đẩy mạnh việc đăng ký độc quyền thương hiệu chè Việt ở các nước nhập khẩu.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Tóm lại, ngành xuất khẩu chè của Việt Nam trong những năm gần đây phát triển rất tốt cả về sản lượng lẫn kim ngạch xuất khẩu. Chấp sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những vấn đề còn tồn tại ngành chè Việt Nam vẫn đang phát triển theo chiều hướng tốt. Sự phát triển của ngành chè có đóng góp rất lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội như xóa đói giảm nghèo, giải quyết được phần nào lao động đặt biệt là vùng trung du miền núi. Trong giai đoạn hiện tại ngành chè Việt Nam vẫn đang phát triển tốt, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề còn tồn tại cần phải giải quyết để ngành chè Việt Nam được phát triển tốt hơn, tương xứng với tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên của đất nước.
Kiến nghị:
Các Sở Nông nghiệp – PTNT phối hợp với các ngành trong các tỉnh trồng chè xây dựng dự án sản xuất chè an toàn, chất lượng cao trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Nông nghiệp – PTNT hỗ trợ kinh phí để triển khai các dự án.
Các Sở chỉ đạo các Chi cục Bảo về thực vật (BVTV), các đơn vị trong ngành nông nghiệp của Sở có kế hoạch cụ thể tập huấn cho tổ chức, cá nhân và nông dân về sản xuất chè an toàn, đặc biệt vấn đề quản lý dịch hại tổng hợp trên chè.
Các Chi cục BVTV: tăng cường công tác thanh kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp theo Chỉ thị của Bộ Nông nghiệp – PTNT, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV trên chè, xử phạt nghiêm minh những đơn vị, cá nhân làm trái quy định của pháp luật trong kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV.
Về phía Cục Bảo vệ thực vật:
Xây dựng chương trình tổng thể về tập huấn IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) trên cây chè trong phạm vi toàn quốc để các tỉnh triển khai.
Tăng cường hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước để có kinh phí hỗ trợ cho chương trình tập huấn xây dựng mô hình chè an toàn và chất lượng cao.
Báo cáo Bộ Nông nghiệp – PTNT: chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp kiểm tra việc thu mua nguyên liệu, chế biến chè trong đó có việc lấy mẫu phân tích dư lượng hoá chất trên chè và công bố kết quả công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Về phía các công ty kinh doanh chè:
Tự chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm chè của công ty mình vì vậy phải kiểm tra giám sát việc thu mua nguyên liệu trong quy trình sản xuất chè và trước khi đi vào sản xuất phải đảm bảo chất lượng.
Các công ty xuất khẩu chè: cần tìm hiểu các nước nhập chè của Vệt Nam: yêu cầu chất lượng như thế nào, đặc biệt là vấn đề dư lượng thuốc BVTV. Trước khi xuất khẩu chè phải gửi mẫu, phải tính dư lưọng hóa chất trên chè đảm bảo yêu cầu của nước mua hàng mới được xuất để tránh mất thị trường chè Việt Nam trên thị trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Cành, 2004, “ Phương pháp và phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế”, Nhà xuất bản ĐH Quốc Gia, Tp. Hồ Chí Minh.
Võ Thị Thanh Lộc, 2000, “Thống kê ứng dụng và dự báo trong kinh doanh và kinh tế”, Nhà xuất bản Thống Kê.
Và một số website:
www.agro.gov.vn
www.vitas.com.vn
www.gso.gov.vn
www.saga.vn
www.dalat.gov.vn
www.phutho.gov.vn
www.vinhphuc.gov.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình xuất khẩu chè sang thị trường Nhật Bản.DOC