LỜI MỞ ĐẦU
Vai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế là cực kì quan trọng và nó được coi là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, Nhà nước đã và đang có những biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu nhằm tận dụng hết những ích lợi của nó. Một trong số đó là chính sách xây dựng nhsững mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu. Là một nước xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á và có những lợi thế đặc biệt cho việc khai thác, dầu thô là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rất cao ở Việt Nam.
Nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng và trong đó dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế thế giới và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này.
Chính vì lẽ đó, nhóm thuyết trình chính sách thương mại quốc tế số 28 lớp A12 dưới sự hướng dẫn của cô Xuân Nữ đã chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 2001-2007 và 8 tháng đầu 2008” nhằm đưa ra cái nhìn khái quát về hoạt động xuất khẩu mặt hàng dầu thô của Việt Nam trong thời gian trở lại đây.
Trong quá trình làm do hạn chế về kiến thức và thời gian, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
23 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3884 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 2001-2007 và 8 tháng đầu 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
V
ai trò của xuất khẩu đối với quá trình phát triển kinh tế là cực kì quan trọng và nó được coi là phương tiện để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, Nhà nước đã và đang có những biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu nhằm tận dụng hết những ích lợi của nó. Một trong số đó là chính sách xây dựng nhsững mặt hàng chủ lực cho xuất khẩu. Là một nước xuất khẩu dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á và có những lợi thế đặc biệt cho việc khai thác, dầu thô là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu rất cao ở Việt Nam.
N
ền kinh tế toàn cầu đang ngày càng phụ thuộc vào năng lượng và trong đó dầu mỏ giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Giá dầu tác động và ảnh hưởng tới sự phát triển nền kinh tế thế giới và hầu như mọi ngành công nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn tài nguyên quý giá này.
C
hính vì lẽ đó, nhóm thuyết trình chính sách thương mại quốc tế số 28 lớp A12 dưới sự hướng dẫn của cô Xuân Nữ đã chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 2001-2007 và 8 tháng đầu 2008” nhằm đưa ra cái nhìn khái quát về hoạt động xuất khẩu mặt hàng dầu thô của Việt Nam trong thời gian trở lại đây.
T
rong quá trình làm do hạn chế về kiến thức và thời gian, bài tiểu luận còn nhiều thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Nhóm thuyết trình xin chân thành cảm ơn cô!
I. KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU DẦU THÔ VIỆT NAM
Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ (dầu thô) từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm. Toàn bộ dầu thô khai thác được đều dành cho xuất khẩu.
Việt Nam là nhà cung cấp dầu thô đứng thứ 3 Đông Nam Á, với trữ lượng dầu thô đứng thứ 31 trên thế giới chiếm khoảng 0,2% trữ lượng dầu thế giới (theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế - IEA). Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Hãng British Petroleum, nếu với tốc độ khai thác như bây giờ thì trữ lượng dầu mỏ đã được thăm dò của Việt Nam sẽ cạn kiệt sau 6 năm.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietnam National Oil and Gas Group – PetroVietNam) là doanh nghiệp Nhà nước duy nhất được phép hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác và xuất khẩu dầu ra nước ngoài. Dưới sự quản lý của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, các xí nghiệp liên doanh của Việt Nam với các chính phủ nước ngoài trong đó lớn nhất là Xí nghiệp Liên doanh Vietsopetro- cánh chim đầu đàn của ngành dầu khí Việt Nam (đóng góp 80% sản lượng khai thác hàng năm) đã tiến hành thăm dò và khai thác dầu thô trên thềm lục đại Việt Nam.
Hiện nay, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (Vietnam National Oil and Gas Group – PetroVietNam) và các đối tác liên doanh như Xí nghiệp Liên Doanh Vietsopetro, Công ty dầu khí Việt - Nhật (JVPC), Petronas Carigali Vietnam (PCV) đang tiến hành khai thác dầu thô trên các mỏ Bạch Hổ (do Vietsovpetro khai thác), Rồng, Nam Côn Sơn, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông, Sư Tử Đen,… Sắp tới mỏ Phương Đông, Cá Ngừ Vàng sẽ đi vào hoạt động…
Thị trường xuất khẩu dầu thô chính của Việt Nam: Hiện có khoảng 10 nước nhập khẩu dầu thô của Việt Nam, trong đó có các bạn hàng lớn là Australia (24%), Nhật Bản (20%), Singapore, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia,…
Bảng 1 – Cơ cấu thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam (2007)
Tuy nhiên, hiện tại ở Việt Nam chưa có nhà máy lọc dầu nào đã đi vào hoạt động. Dự kiến nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đi vào hoạt động trong tháng 2/2009.
Hàng năm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu thô trung bình chiếm 25% ngân sách nhà nước.
Dầu thô trong nhiều năm luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta.
II.TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU DẦU THÔ TỪ NĂM 2001 ĐẾN THÁNG 08/2008
1. Tình hình xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 – 2007.
1.1.Tình hình.
Giai đoạn 2001-2007 là giai đoạn khối lượng dầu thô xuất khẩu khả ổn định và kim ngạch xuất khẩu tăng khá đều đặn.
- Về khối lượng xuất khẩu:
Bảng 2 - Biểu đồ khối lượng xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 - 2007
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, đồ thị có dạng parabol thoải cho thấy khối lượng dầu thô xuất khẩu qua các năm khá ổn định, dao động trong khoảng 15- 20 triệu tấn; cao nhất là vào năm 2004 với khối lượng xuất khẩu là 20,50 triệu tấn.
- Về kim ngạch xuất khẩu:
Bảng 3- Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu dầu thô của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001 – 2007 có xu hướng tăng dần theo thời gian, cao nhất là năm 2007 với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,59 tỷ USD. Qua phân tích tính toán, ta thấy tốc độ phát triển bình quân là 118,35 % và lượng tăng bình quân của kim ngạch xuất khẩu dầu thô là 0,91tỷ USD.
So với năm 2001, giá trị xuất khẩu năm 2007 tăng thêm 5,46 tỷ USD (274,79%). Mặc dù lượng xuất khẩu có giảm đi 0,3 triệu tấn (98,2%) nhưng do giá dầu thô tăng mạnh thêm 336 $/thùng (gấp 3 lần) nên kim ngạch xuất khẩu không giảm mà vẫn tăng theo xu hướng chung.
Ta có biểu đồ giá xuất dầu thô bình quân của Việt Nam giai đoạn 2001-2007
Bảng 4- Biểu đồ giá xuất dầu thô bình quân của Việt Nam giai đoạn 2001-2007
1.2. Nguyên nhân
1.2.1. Sản lượng khai thác dầu thô làm giảm khối lượng xuất khẩu
Khối lượng xuất khẩu dầu thô hàng năm phụ thuộc vào sản lượng khai thác hàng năm của nước ta. Vì nhà máy Lọc Dầu Dung Quất vẫn chưa đi vào hoạt động nên toàn bộ sản lượng dầu khai thác ở nước ta nên toàn bộ sản lượng dầu thô khai thác được sẽ để phục vụ xuất khẩu.
Từ năm 2001, các mỏ dầu mà Việt Nam khai thác được đang vận hành và sản lượng đang ở mức cao và ổn định. Đến năm 2004 là năm sản lượng cao nhất. Tuy nhiên, do nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn: sự cạn kiệt của các mỏ dầu cũ trong khi công tác tham dò, khai thác các mỏ dầu mới không mới tiến triển nên sau đó sản lượng năm 2005-2007 đã giảm.
1.2.2. Giá dầu thế giới tăng cao làm tăng kim ngạch xuất khẩu
Như vậy, có thể kết luận rằng, giai đoạn 2001 – 2007 sản lượng dầu thô khai thác được là khá ổn định (dao động trong khoảng 15- 20 triệu tấn) do đó lượng thay đổi là nhiều, không ảnh hưởng nhiều đến trị giá xuất khẩu. Trái lại, biến động của giá dầu thô lại chính là nguyên nhân chính trực tiếp làm tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn 2001-2007.
Giá dầu thế giới không ổn định chính là tác nhân chính tác động đến giá dầu thô Việt Nam. Theo quy luật kinh tế thông thường, giá dầu thế giới cũng chịu chi phối bởi cung và cầu. Trong đó, nguồn cung dầu mỏ chủ yếu chính là các nước OPEC và các nước xuất khẩu dầu không thuộc OPEC và Mỹ có thể coi là người tiêu dùng có nhu cầu về dầu mỏ lớn nhất thế giới. Do đó, những thay đổi trong chính sách xuất khẩu của OPEC cũng như biến động của nền kinh tế Mỹ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới giá dầu thế giới.
Giai đoạn 2001-2007 chứng kiến diễn biến căng thẳng về giá dầu thế giới.
Vào năm 2001, nền kinh tế Mỹ yếu đi và sự gia tăng sản lượng của các nước ngoài OPEC đã gây áp lực giảm giá dầu. Giá dầu thế giới lúc này là 25USD/Thùng. Ở trong nước thời điểm này giá dầu bình quân là 187USD/tấn tương đương 27USD/Thùng.
Từ năm 2004, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới giai đoạn này là rất lớn (trên 80 triệu thùng/ngày) là nguyên nhân chính dẫn tới việc giá dầu vượt quá khoảng giá 40-50 USD/thùng. Một vài yếu tố quan trọng khác dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là sự suy yếu của đồng USD và sự phát triển liên tục và nhanh chóng của các nền kinh tế châu á đi liền với sự tiêu thụ dầu của các quốc gia này.Các trận bão nhiệt đới năm 2005 đã gây nên tổn thất cho hệ thống lọc dầu của Mỹ và các nước khác, cộng với việc chuyển từ việc sử dụng hỗn hợp Ête, Butila và Metal sang sử dụng công nghệ ethanol cũng đóng góp vào sự tăng giá dầu. Giai đoạn này giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam là 396USD/Tấn tương đương 57USD/Thùng.
Một trong những lý do quan trọng nhất dẫn tới sự tăng lên của giá dầu đó là mức dự trữ dầu ở Mỹ và các nước tiêu thụ dầu khác. Trước khi sử dụng khả năng sản xuất thặng dư thì dự trữ dầu vẫn là một công rất tốt dùng để dự đoán giá dầu trong ngắn hạn.Tuy nhiên OPEC đã không công bố công khai trong một vài năm do chính sách liên quan tới việc quản lý dự trữ dầu thô quốc tế. Một lý do mà OPEC cắt giảm sản lượng vào tháng 11/2006 và 2/2007 đó là việc dự trữ dầu của các nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Giai đoạn này giá dầu thế giới dao động trong khoảng 60-70USD/Thùng trong khi đó giá dầu thô Việt Nam đạt mức trung bình 523USD/Tấn tương đương 73USD/Thùng.
à Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới 22,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; tốc độ tăng bình quân trong 5 năm đạt 16,1%, trong đó do giá tăng 12,6%, do lượng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là từ 2001- 2004, còn từ năm 2005 đến nay có xu hướng giảm để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; khi Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động thì xuất nhập khẩu dầu thô mới thôi giữ vị trí đứng đầu.
2. Tình hình xuất khẩu dầu thô 8 tháng đầu 2008
2.1. Tình hình.
- Về khối lượng xuất khẩu:
Trong 8 tháng đầu năm 2008, sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam giảm so với cùng kì năm trước, chưa đạt được đúng tiến độ đã đề ra.
Biểu đồ thống kê sản lượng XK dầu thô 8 tháng đầu năm 2008
Cụ thể, trong quý I-2008, Petro Việt Nam đạt tổng sản lượng khai thác 5,64 triệu tấn quy dầu. Trong đó, lượng dầu thô xuất khẩu là 3,67 triệu tấn, riêng 2 tháng đầu năm là 2,27 triệu tấn. Con số này nằm trong dự kiến 14,92 triệu tấn mà Việt Nam dự định khai thác trong năm 2008 so với 15,8 triệu tấn đã khai thác được năm 2007.
Tháng 4 năm 2008, sản lượng dầu thô khai thác 4 tháng ước tính đạt 5,02 triệu tấn, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Dầu thô xuất khẩu đạt 4,58 triệu tấn, giảm 9,6% về lượng so với cùng kỳ năm trước;
Tiếp đó, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm sản lượng xuất khẩu dầu thô ước đạt 5,7 triệu tấn, bằng 81,8% 5 tháng đầu năm 2007
Tổng kết 2 quý đầu năm 2008, sản lượng xuất khẩu dầu thô đạt 6,7 triệu tấn.
Tháng 7, nước ta đã khai thác được hơn 1 triệu tấn dầu thô, giảm 3,7% so với tháng 6, do đó làm tổng sản lượng xuất khẩu 7 tháng đầu năm giảm 6% so với năm trước. Theo thống kê của bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,8 triệu tấn dầu thô, chiếm 53.5% kế hoạch năm.
Như vậy, xuất khẩu dầu thô chưa đạt tiến độ (qua 8 tháng mới chỉ đạt 9 triệu tấn trong khi kế hoạch cả năm tối thiểu là 15 triệu tấn), giảm 10,8% về lượng so với cùng kỳ năm trước.
Về kim ngạch xuất khẩu:
Đứng đầu trong số 10 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, tăng so với cùng kì năm trước do giá dầu thế giới tăng cao.
Biểu đồ thống kê Kim ngạch XK dầu thô của nước ta trong 8 tháng đầu năm 2008
Quý I-2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 2.6 tỷ USD, đạt 148.1% kế hoạch quý 1; bằng 149% so cùng kỳ 2007 và chiếm 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, cao nhất từ trước đến nay. Riêng hai tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước ta đạt 1,66 tỷ USD (18,23% kế hoạch năm 2008).
Tháng 4 năm 2008, kim ngạch 3,5 tỷ USD. Tiếp đó, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm kim ngạch đạt 4,5 tỷ USD, bằng 145,5% so với 5 tháng đầu năm 2007.
Tổng kết 2 quý đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 5.6 tỷ USD, tăng 55% so với cùng kỳ 2007. Nhờ vậy, doanh thu 6 tháng của Petro Việt Nam (PVN) chiếm trên 24,7% GDP cả nước.
Theo thống kê của bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu được 7,8 triệu tấn dầu thô, chiếm 53.5% kế hoạch năm và đạt kim ngạch là 6,8 tỷ USD.
Như vậy, 8 tháng đầu năm 2008, doanh thu xuất khẩu dầu thô của nước ta đạt 7,9 tỷ USD, tăng 53,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng kim ngạch thu được cả năm từ mặt hàng dẫn đầu này có thể đạt 14 tỉ USD. Tuy nhiên, mức 14 tỉ USD này nếu đạt được, dù tăng 65% so với năm trước thì vẫn thấp hơn dự báo.
à Mặc dù sản lượng xuất khẩu dầu thô giảm trong 8 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dầu thô của nước ta vẫn tăng do có sự đóng góp rất lớn của yếu tố giá. (Riêng giá các mặt hàng dầu thô, than đá, gạo, cà phê, cao su tăng giá đã làm kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm của nước ta tăng thêm 5,6 tỷ USD.)
Biểu đồ thống kê giá dầu thế giới trung bình 8 tháng đầu năm 2008
Giá dầu không ngừng tăng trong suốt 8 tháng đầu năm. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, từ đầu năm đến tháng 4 năm 2008 giá dầu của tổ chức này đã 16 lần phá kỷ lục và tăng vọt lên mức 106,65 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô nói chung tại thị trường New York ngày 16 – 4 đã lập kỷ lục 115,21 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 1983 và vào lúc 10 giờ 30 ngày 18-04-2008 vẫn ở mức cao 115,18 USD/thùng.
Nhìn chung, giá dầu trung bình trong 8 tháng qua đạt 117,6 USD/thùng, tăng hơn 53,6 USD/thùng.
à Tóm lại, trong 8 tháng đầu năm 2008, sản lượng dầu thô xuất khẩu của Việt Nam tuy chưa đạt được đúng tiến độ đã đề ra nhưng nhờ giá dầu thô tăng so với dự kiến nên mới 8 tháng chúng ta đã đạt trên 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.
2.2. Nguyên nhân.
2.2.1. Sản lượng xuất khẩu dầu thô giảm, chưa đạt kế hoạch
Nếu như sản lượng dầu thô xuất khẩu trong các năm từ 2001-2007 giao động khá ổn định thì đến năm 2008, cụ thể là 8 tháng đầu năm đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:
- Sản lượng khai thác giảm:
+ Do sản lượng khai thác dầu thô từ các mỏ dầu trong nước giảm mạnh: mỏ Bạch Hổ - mỏ lớn nhất Việt Nam giảm 1 triệu tấn so với năm trước. Các mỏ đã đưa vào khai thác như Phương Đông, Cá Ngừ Vàng... chưa đạt được sản lượng như dự kiến vì điều kiện khai thác còn hạn chế. Đồng thời, một số mỏ mới dự định đưa vào khai thác chưa hoàn tất các công việc chuẩn bị phát triển mỏ.
+ Bên cạnh đó, mục tiêu khai thác 1 triệu tấn dầu thô từ nước ngoài không đạt.
+ Ngành khai thác dầu thô của ta phụ thuộc chủ yếu vào việc cung cấp thiết bị đặt hàng của nước ngoài, trong khi các nhà cung cấp thiết bị khoan, khai thác đều bị quá tải do bội thực khả năng đáp ứng. Chính điều này cũng hạn chế sản lượng khai thác dẫn đến sản lượng xuất khẩu chưa đạt được như kế hoạch.
- Thuế suất xuất khẩu mặt hàng dầu (dạng thô và dạng mỏ) tăng: từ tháng 4 năm 2008, Bộ Tài chính đã quyết định thuế suất xuất khẩu mặt hàng dầu (dạng thô và dạng mỏ) tăng lên là 20% thay cho mức 8%. Tiếp đó vào cuối tháng 8 Bộ Tài chính đang đề nghị sửa đổi khung thuế đối với một số mặt hàng xuất khẩu và khai thác tài nguyên. Theo đó, mức thuế xuất khẩu tối đa cho dầu thô sẽ tăng lên 50% từ mức 20% hiện nay. Chính động thái tăng thuế suất xuất khẩu này đã làm giảm đáng kể sản lượng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trong các tháng vừa qua.
2.2.2. Giá dầu trên thế giới tăng.
Những nguyên nhân chính khiến giá dầu thời gian gần đây liên tiếp phá kỷ lục là đồng USD giảm giá, lo ngại cung không đủ cầu, OPEC không muốn tăng sản lượng và những bất ổn địa chính trị.
- Giá dầu tăng là do đồng USD đang suy yếu:
Các nhà phân tích thị trường dầu mỏ quốc tế thường cho rằng hiện tượng đầu cơ lượng lớn dầu trên thị trường dầu mỏ được khuyến khích bởi đồng USD giảm giá là nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng cao. Đồng đôla suy yếu trong khi dầu mỏ được giao dịch bằng USD, nên các nước XK đều có tâm lý đẩy giá lên để bù vào khoản lỗ của đồng USD. Do đó, các nhà giao dịch cho rằng chỉ khi kỳ vọng về sự giảm giá USD hoàn toàn "mất đi" thì giá dầu trên thị trường thế giới mới thực sự vào xu hướng đi xuống.
- Giá dầu tăng do lo ngại cung không đủ cầu:
Nhu cầu tăng vọt, trong khi nguồn cung không theo kịp là lý do đầu tiên đẩy giá dầu tăng phi mã. Theo báo cáo mới nhất của OPEC, nhu cầu dầu thô của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) sẽ giảm nhẹ, trong khi đó nhu cầu dầu thô của các nước không thuộc OECD, trong đó có một số nước tại châu Á, Trung Đông và Mỹ la-tinh vẫn cao, dẫn tới nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới tiếp tục tăng, đặc biệt 2 “đầu tàu” tăng trưởng nóng ở Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đã khiến nguồn dầu mỏ thế giới bị “ngốn” với tốc độ chóng mặt. Do đó, cho dù sản lượng dầu của OPEC có vượt quá hạn ngạch đi nữa thì các nhà phân tích cho rằng vẫn có tâm lý lo ngại về cung vượt cầu trên thị trường thế giới.
- Giá dầu tăng do OPEC không muốn tăng sản lượng:
Hiện nay, OPEC thiên về quan điểm hạn chế sản lượng để duy trì giá dầu. OPEC đã ba lần quyết định giữ nguyên sản lượng kể từ tháng 12 năm ngoái. OPEC luôn duy trì quan điểm là khủng hoảng kinh tế tại Mỹ sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và dẫn tới nhu cầu dầu thô trên thế giới sẽ giảm.Sự kỳ vọng của OPEC về "giá dầu hợp lý" cũng như những tuyên bố của một số quốc gia thành viên tổ chức này rằng giá dầu đã không cách xa đáng kể mức giá hợp lý, khiến các nhà phân tích cho rằng khó có khả năng OPEC sẽ tăng sản lượng để làm giảm giá dầu cao hiện nay.
- Giá dầu tăng là do khu vực địa chính trị bất ổn:
Một số "điểm nóng" về chính trị lại là những nơi cung cấp dầu cho thế giới khiến nguồn cung dầu mỏ trở nên ngày càng bất ổn trong năm nay. Đã 5 năm trôi qua kể từ khi Mỹ phát động chiến tranh chống Iraq, nhưng tình hình tại Iraq vẫn bất ổn. Cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq hiện không có dấu hiệu được giải quyết và triển vọng về vấn đề hạt nhân của Iran vẫn chưa được ngã ngũ. Những yếu tố này làm cho nguồn cung từ Trung Đông - một khu vực quan trọng cung cấp dầu thô cho thế giới - bấp bênh. Một vài "điểm nút" sản xuất và vận chuyển dầu quan trọng khác cũng nằm ở khu vực địa chính trị khó lường này, làm gia tăng sự bất ổn về nguồn cung dầu trên thị trường thế giới.
à Như vậy, chính những nguyên nhân trên đã khiến giá dầu không ngừng tăng cao trong suốt thời gian vừa qua, điều này ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thế giới nói chung và ngành công nghiệp xuất khẩu dầu thô nói riêng của nước ta.
à Tóm lại, việc tăng kim ngạch xuất khẩu dầu thô phụ thuộc rất nhiều vào giá. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu của ngành dầu khí Việt Nam cần tập trung phân tích tình hình, nâng cao dự báo chính xác về thời điểm và nắm bắt thời cơ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu đúng thời điểm để thu được giá trị lợi nhuận cao.
III. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT KHẨU DẦU THÔ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1.Tác động tích cực
Xuất khẩu dầu mỏ đem về nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia.
Hàng năm, xuất khẩu dầu đóng góp một phần lớn vào GDP. Tháng 7/2008 nộp ngân sách Nhà nước khoảng 62,4 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ. Nhờ đó mà Chính phủ mới có thể chi tiêu cho phát triển giáo dục, phúc lợi xã hội, cơ sở hạ tầng… Cũng nhờ có lượng ngoại tệ từ xuất khẩu dầu mà chúng ta mới có khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước. Vì suy cho cùng thì xuất khẩu là để nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Lượng ngoại tệ có được từ xuất khẩu dầu còn góp phần giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt ngân sách.
Xuất khẩu dầu mỏ cũng có thể trở thành một thứ vũ khí đắc lực trên mặt trận ngoại giao nếu biết sử dụng một cách khéo léo.
Có thể nói sự tồn vong và phát triển của thế giới hiện nay phụ thuộc phần lớn vào các nguồn tài nguyên, chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt, nguồn năng lượng mà loài người hiện chỉ còn 30 đến 35% dự trữ, tức là với tốc độ sử dụng hiện nay dầu mỏ chỉ còn được sử dụng trong khoảng 30 đến 40 năm nữa. Trong khi đó Theo Dự báo thị trường năng lượng năm 2005 của Cơ quan thông tin năng lượng (Energy Information Administration - EIA), nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ đạt 91,65 triệu thùng/ngày vào năm 2010 và 100,38 triệu thùng/ngày vào năm 2015. Các nước nhập khẩu dầu chính như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Ấn Độ đang trong quá trình công nghiệp hóa nhanh. Nhu cầu nhập khẩu dầu của thế giới tăng khoảng 4,5%/năm. Hơn bao giờ hết, dầu mỏ đang trở thành vũ khí của 1 quốc gia, và cũng là miếng mồi béo bở ngoại bang nhòm ngó.
Việt Nam may mắn có được nguồn tài nguyên quý giá này. Nước ta đứng thứ 3 Đông Nam Á và thứ 31 thế giới về sản lượng dầu thô và gas. Chúng ta có thể tận dụng lợi thế này để thiết lập các mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp với các nước láng giềng và qua đó thiết lập những thỏa thuận về kinh tế, chính trị có lợi cho các bên.
2. Tác động tiêu cực của xuất khẩu dầu
Thứ nhất, xuất khẩu dầu ồ ạt có thể làm suy giảm nguồn tài nguyên dầu mỏ, ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trong tương lai.
Đối với nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam thì có một nguồn cung cấp năng lượng ổn định (trong đó có dầu mỏ) là một nhân tố hết sức quan trọng, đặc biệt là cho sự phát triển dài hạn.
Dầu mỏ rất có giá trị nhưng cũng là nguồn tài nguyên có hạn. Theo điều tra được công bố năm 2005 của BP, Việt Nam có trữ lượng dầu vào khỏang 3.12 tỷ thùng, tương đương 0.2% trữ lượng dầu chưa được khai thác của thế giới. Đó là một tỷ lệ hết sức khiêm tốn nếu so với con số 264.2 tỷ thùng tương đương với tỷ lệ 20% của Arabia Saudi.
Kể từ năm 1987 khi Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu, nước ta đã xuất khoảng hơn 100 triệu tấn dầu. Và cũng từ đó đến nay, nhiều mỏ dầu đã bị chúng ta khai thác cạn kiệt. Mỏ dầu Bạch Hổ, một trong những mỏ dầu có trữ lượng lớn nhất cũng chỉ có thể hoạt động trong vài năm nữa.. Dự trữ dầu của Việt Nam ít ỏi và ngày càng trở nên khó khai thác.
Trong khi đó nền kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng, nhu cầu dầu mỏ phục vụ cho phát triển sản xuất ngày càng tăng lên. Nếu chúng ta chỉ theo đuổi mục tiêu xuất khẩu dầu càng nhiều càng tốt, đem lại nguồn thu cho ngân sách càng nhiều càng tốt thì chẳng bao lâu nữa nguồn tài nguyên quý giá này sẽ cạn kiệt. Chúng ta sẽ không có đủ dầu để nuôi nền kinh tế đang phát triến nhanh.
Hiện tại, Việt Nam là nước xuất khẩu dầu nhưng trong tương lai chúng ta sẽ phải nhập khẩu dầu thô. Một khi các nhà máy lọc dầu đi vào hoạt động thì ước tính hàng năm chúng ta cần đến 24 triệu tấn dầu cho các nhà máy này hoạt động. Nguồn cung trong nước không đủ thì đương nhiên sẽ phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Không thể phủ nhận rằng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu mỏ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, nếu không có chính sách hợp lý thì việc xuất khẩu dầu ồ ạt có thể tác động xấu đến sự phát triển kinh tế trong tương lai.
Thứ hai, nếu chỉ chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu dầu để gia tăng kim ngạch xuất khẩu thì sẽ dẫn đến sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế.
Hiện nay, xuất khẩu dầu thô chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu và nguồn thu từ dầu thô vẫn là nguồn tài chính chủ yếu cho chi tiêu của Nhà nước. Nếu chúng ta chỉ dựa vào khai thác dầu thô để xuất khẩu mà không quan tâm đúng mức đến phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu khác thì nền kinh tế có nguy cơ phát triển lệch lạc.
à Rõ ràng, tác động của dầu thô đối với nền kinh tế là không thể phủ nhận. Vì vậy, để giảm bớt những tác động tiêu cực trên cũng như kết hợp hài hòa mục tiêu phát triến kinh tế ngắn hạn và dài hạn, Chính phủ cần đưa ra những chính sách xuất khẩu dầu thô cho phù hợp.
IV. NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU DẦU THÔ VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI
1. Những thay đổi trong chính sách xuất khẩu dầu thô
Nhìn vào những phân tích trong giai đoạn trên có thể thấy dầu thô hội tụ đầy đủ những điều kiện của mặt hàng xuất khẩu chủ lực đó là:
- Điều kiện về cầu: Có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định và luôn cạnh tranh được trên thị trường đó
- Điều kiện về cung: Có nguồn lực để tổ chức sản xuất và sản xuất với chi phí thấp để thu được lợi trong buôn bán
- Có khối lượng kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của đất nước
Tuy nhiên, vị trí của mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn. Một mặt hàng ở thời điểm này có thể được coi là hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng ở thời điểm khác thì không. Hoặc nó chỉ chiếm thị phần ở một số thị trường nhất định chứ không phải ở tất cả các thị trường.
Tới năm 2010 có hai phương án cho việc xuất khẩu dầu thô, tùy thuộc vào lượng khai thác dầu thô:
- Nếu khai thác 14 - 16 triệu tấn thì sẽ sử dụng trong nước khoảng 12 triệu tấn, xuất khẩu 2 - 4 triệu tấn;
- Nếu khai thác 20 triệu tấn thì có khả năng xuất khẩu khoảng 8 triệu tấn.
Như vậy, dù theo phương án nào thì kim ngạch xuất khẩu dầu thô cũng sẽ giảm đáng kể trong giai đoạn tới, dầu thô không còn được coi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nữa vì những thay đổi sau đây trong chính sách của nhà nước:
- Định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động và kỹ thuật trung bình
Theo “Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010” ngày 3/10/2000 và “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010” của Bộ Thương Mại (nay là Bộ Công Thương) thì định hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa là tăng tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động và kỹ thuật trung bình. Và để đạt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu của cả nước là 200 tỉ USD vào năm 2020 thì mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 2 thập kỷ tới là những sản phẩm chế biến sâu, có hàm lượng kĩ thuật cao và giảm dần tỷ trọng hàng thô. Tỷ trọng của các nhóm hàng nông - lâm - thuỷ sản và nhiên liệu - khoáng sản sẽ có xu hướng giảm dần và nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ sẽ có xu hướng tăng dần. Vì thế kim ngạch xuất khẩu dầu thô dự kiến sẽ giảm đi chỉ còn chiếm khoảng 3,5% kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Cụ thể:
Nội dung
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2009
Năm
2006-2010
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
KN
Tỷ trọng
Nhóm nhiên liệu,
khoáng sản
8.021
20,9
8.192
18,1
8.613
16,1
7.077
11,4
6.988
9,6
38.891
14,3
Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản với hai mặt hàng chủ yếu là dầu thô và than đá giảm mạnh từ 21,0% năm 2006 xuống còn 9,6% năm 2010 trong đó giá trị xuất khẩu dầu thô còn 6,1 tỷ USD. Theo kế hoạch dự kiến, lượng dầu thô xuất khẩu bắt đầu giảm từ năm 2009 xuống còn 16 triệu tấn, năm 2010 còn 15,6 triệu tấn.
Trong đó:
Nội dung
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2009
Năm 2006-2010
KN
Tăng
KN
Tăng
Tăng
Tăng
Tăng
Tăng
KN
Tăng
Tăng
Tăng
Dầu thô
7.388
0,2
7.506
1,6
7.901
5,3
6.321
-20,0
6.163
-2,5
35.280
-3,5
- Giảm kim ngạch xuất khẩu dầu thô hướng tới phát triển công nghiệp hóa dầu phục vụ nhu cầu trong nước. Chuyển Việt Nam từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu dầu thô trong tương lai.
Kim ngạch xuất khẩu dầu thô sẽ bắt đầu giảm mạnh từ năm 2009 trở đi như đã nói ở trên là do sản lượng khai thác được sẽ dành một phần để phục vụ cho hoạt động của nhà máy lọc dầu trong nước.
Theo Tập đoàn dầu khí Việt Nam, kế hoạch cung cấp dầu thô và phương án phân phối các sản phẩm xăng dầu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam đã được hoàn tất. Từ tháng 9/2009, Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ vận hành 100% công suất với sản lượng tối đa 3,2 triệu tấn sản phẩm xăng dầu, đáp ứng 30% nhu cầu xăng dầu trong nước. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2015, Việt Nam sẽ có ít nhất 3 nhà máy lọc dầu để ngừng việc nhập khẩu các sản phẩm hoá dầu. Như vậy, một khối lượng lớn dầu thô sẽ được sử dụng để vận hành nhà máy, làm giảm sản lượng dầu thô xuất khẩu. Dự báo tương lai không xa thì Việt Nam sẽ chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu dầu thô.
Năm 2010, nhu cầu dầu của Việt Nam sẽ lên tới khoảng 16,7-17,2 triệu tấn/năm, trong đó, mỗi năm cần 14,1-14,8 triệu tấn để sản xuất năng lượng, khoảng 1,25 triệu tấn nguyên liệu cho hóa dầu. Sau khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất và các nhà máy tiếp sau hoạt động (tổng công suất chế biến 25-30 triệu tấn/năm) Việt Nam sẽ phải nhập khẩu dầu thô để phục vụ cho công nghiệp chế biến dầu trong nước và phải nhập thêm các sản phẩm xăng dầu và hóa dầu mới đáp ứng được nhu cầu.
2. Phương hướng phát triển xuất khẩu dầu thô trong tương lai
- Tăng thuế xuất khẩu dầu thô:
Bộ Tài chính đang đề nghị sửa đổi khung thuế suất đối với dầu thô theo đó thuế xuất khẩu dầu thô sẽ tăng gấp đôi hiện nay. Cụ thể, mức thuế xuất khẩu tối đa cho dầu thô sẽ tăng lên 50% từ mức 20% (mức được nâng lên tháng 4/2008). Việc tăng thuế xuất khẩu mặt hàng này lên mức tối đa cũng là nhằm hạn chế hiện tượng “chảy máu tài nguyên”.
- Xây dựng các nhà máy lọc dầu đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu dầu tinh
Cho đến nay, tất cả các sản phẩm lọc dầu tiêu thụ trong nước đều phải nhập khẩu do Việt Nam tuy đã trở thành nước xuất khẩu dầu thô từ 20 năm nay, đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Malaixia và Indonesia) nhưng công nghiệp lọc dầu vẫn chỉ mới ở giai đoạn chuẩn bị hoặc bắt đầu hoạt động.
Phát triển xây dựng các nhà máy lọc dầu là bước tiền đề quan trọng trong việc thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu. Bài học từ Singgapore - thị trường lớn nhất cung cấp xăng dầu cho Việt Nam nói riêng và cho châu Á nói chung có lẽ sẽ hữu ích trong việc giải bài toán khó về năng lượng khi cả thế giới đang trong cơn sốt nhiên liệu. Singapore- một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên, không có lợi thế so sánh về xuất khẩu dầu thô nhưng họ đã biết tận dụng lợi thế về vị trí địa lý của mình để trở thành đầu mối xuất khẩu dầu tinh của Đông Nam Á. Những chính sách ưu tiên cho ngành lọc hoá đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Sản lượng dầu qua chế biến 1,2-1,5 triệu thùng/ngày và xuất khẩu khoảng 800.000- 1000.000 thùng/ngày. Nước này dành 2/3 sản lượng xăng dầu sản xuất được cho cho xuất khẩu.
Hiện nay có hai dự án nhà máy lọc dầu đang triển khai.
Các dự án nhà máy lọc dầu đang triển khai
Dự án
Nhà máy lọc dầu
Dung Quất
Nhà máy lọc dầu số 2 (Liên hợp hoá lọc dầu Nghi Sơn
Năm vận hành
(dự kiến)
2009-2010
2013
Công suất thiết kế
6,5 triệu tấn/năm
(130.000 thùng/ngày*)
10 triệu tấn/năm
(200.000 thùng/ngày*)
Nhu cầu đáp ứng được tại thời điểm vận hành (%)
33
40
(*Công suất của 1 nhà máy lọc dầu tiên tiến nhất trên thế giới (ở Ả rập xêt út) là 800.000 thùng/ngày)
Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của nước ta khi đi vào hoạt động có thể đáp ứng được khoảng 33% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. Nhà máy lọc dầu số 2 có công suất dự kiến gấp 1,5 lần công suất của Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Hai nhà máy lọc dầu này khi cùng đi vào hoạt động có thể đáp ứng được 60% nhu cầu xăng dầu trong nước.
- Phát triển khai thác các mỏ dầu ở nước ngoài
Theo Bộ Công Thương thì trữ lượng dầu thô trong nước hạn chế và bắt đầu giảm dần. Mỏ dầu thô lớn nhất hiện nay là Bạch Hổ đã giảm sản lượng từ 15-20% hàng năm. Đa số các mỏ mới đều là mỏ trung bình và nhỏ. Bộ Công Thương tính toán, từ những năm 2015 trở đi, Việt Nam sẽ không đủ dầu khai thác để xuất khẩu.
Trong hoàn cảnh tiềm năng khai thác dầu nội địa giảm sút, Petro Việt Nam đang hướng ra nước ngoài. PVN đã lên kế họach đầu tư 6.7 tỷ USD trong giai đọan 2006-2010 để khai thác các mỏ dầu ở các nước có trữ lượng dầu lớn. Đến nay Petro Việt Nam đã tiến hành thăm dò và khai thác dầu khí ở Algeria, Iraq, Madagascar, Venezuela, Mông Cổ, Indonesia, Malaysia và một số quốc gia khác.
PVN cũng tập trung thu hút đầu tư nước ngoài vào thăm dò khai thác dầu khí ở các khu vực còn mở; tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài, cơ hội mua mỏ dầu khí tại châu Phi, châu Mỹ, các nước SNG cũ và khu vực Đông Nam châu Á; hoàn thành đàm phán và ký kết các hợp đồng tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở Liên bang Nga, Venezuela (Venezuela và Việt Nam đã thỏa thuận thành lập hai công ty liên doanh lọc dầu và có một thỏa thuận hợp tác khai thác dầu ở vùng lòng chảo Orinoco phía đông Venezuela, nơi mà PetroVietnam đã được cấp quyền khai thác) và Peru (PVN đã thắng thầu để tham gia thăm dò và khai thác dầu khí tại lô 162 trên lãnh thổ Peru). Như vậy, năm 2008 PetroVietNam có khoảng 10 dự án hợp tác dầu khí ở nước ngoài. Đã có 6 dự án đã được ký kết và 3 - 5 dự án khác sẽ hoàn tất đàm phán ký kết vào cuối năm 2008. Ngoài ra, PVN còn tập trung tháo gỡ khó khăn trong thủ tục đấu thầu, đảm bảo tiến độ các dự án, nhất là các dự án trọng điểm.
PetroVietnam đang tích cực nghiên cứu và đánh giá tiềm năng dầu khí ở nhiều nước như: Myanmar, Cămpuchia, Ai Cập, Tuynisia, Ấn Độ, Ăngôla, Cốt-đi-voa, Ô man, Công gô, Cameroon, khu vực Nam Mỹ,… Đồng thời, PVN cũng đang tích cực nghiên cứu phương án mua mỏ tại một số khu vực tiềm năng như Mauritania với Premier Oil và Vênêzuêla với OMV; tiếp tục chương trình hợp tác với các đối tác nước ngoài có quan tâm để có thể ký thêm các hợp đồng dầu khí trong nước.
- Xây dựng kho dầu dự trữ chiến lược quốc gia
Hiện nay, Bộ Công nghiệp đang hoàn thiện đề án nghiên cứu xây dựng kho dầu dự trữ chiến lược quốc gia.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF khuyến cáo, nhu cầu về dầu mỏ sẽ tiếp tục tăng nhanh, mức tiêu thụ sẽ lên đến gần 140 triệu thùng/ngày vào năm 2030. Nhu cầu của các nước đang phát triển và các nước mới nổi sẽ tăng gấp 3 lần hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh giá dầu thô trên thị trường thế giới tiếp tục có nhiều biến động và tăng cao như hiện nay, việc xây dựng một kho dữ trữ dầu thô là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó, xây dựng được kho dầu dự trữ chiến lược quốc gia sẽ giúp ổn định tình hình sản xuất, gia tăng lợi ích kinh tế. PetroVietNam đang đàm phán với các đối tác lớn như BP, Sell... để đạt được thỏa thuận mua dầu thô dài hạn. PetroVietNam dự kiến, mức dầu thô nhập khẩu để thay thế có thể lên đến 30 - 50% nhu cầu của các nhà máy. Đây sẽ là nguồn cung giúp Việt Nam hạn chế bớt ảnh hưởng từ biến động thế giới, vừa làm nguồn cung cho các nhà máy lọc dầu trong nước, vừa tích trữ để xuất khẩu khi giá dầu thể giới tăng cao. Hơn nữa, dầu thô khai thác từ mỏ dầu Bạch Hổ của nước ta đang đạt giá xuất khẩu cao nhất trên thị trường nên việc nhập khẩu dầu thô thay thế dầu Bạch Hổ sẽ mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn.
KẾT LUẬN
Như vậy, kể từ khi Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu thô năm 1991, cho đến nay, trải qua nhiều tác động, diễn biến của nền kinh tế trong và ngoài nước, dầu thô đã và đang là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta. Dầu thô là mặt hàng có kim ngạch liên tục đứng đầu, chiếm tới hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2007, sản lượng dầu thô khai thác khá ổn định, do đó không ảnh hưởng nhiều đến trị giá xuất khẩu. Trái lại, biến động của giá dầu thô lại là nguyên nhân trực tiếp khiến cho kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng khá đều đặn trong giai đoạn này. Và trong 8 tháng đầu năm nay, tuy sản lượng dầu thô khai thác mới chỉ đạt 59,6% kế hoạch cả năm song đây lại là thời điểm chứng kiến sự thăng hoa của giá dầu (117,6 USD/thùng), do đó kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt trên 8 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kì năm ngoái.
Một điều không thể phủ nhận được rằng nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu dầu mỏ có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước (hàng năm doanh thu từ hoạt động xuất khẩu dầu thô trung bình chiếm 25% ngân sách nhà nước). Song bên cạnh đó, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra những tác động tiêu cực nếu lạm dụng xuất khẩu dầu thô ồ ạt một cách không có định hướng nhằm tăng thu ngân sách nhà nước. Dầu mỏ rất có giá trị nhưng cũng là nguồn tài nguyên có hạn. Đặc biệt đối với một nước đang trên đà tăng trưởng như Việt Nam, nhu cầu dầu mỏ phục vụ cho phát triển sản xuất ngày càng tăng lên, do đó duy trì một nguồn cung cấp năng lượng ổn định (trong đó có dầu mỏ) là một nhân tố hết sức quan trọng cho sự phát triển dài hạn của nền kinh tế.
Đồng thời, cùng với định hướng dịch chuyển của Bộ Công thương về mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong 2 thập kỉ tới là những sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao, giảm dần tỉ trọng hàng thô; thì đó thực sự là một bài toán khó cho dầu thô để vẫn là một mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đồng thời vừa đi đúng định hướng phát triển nhằm bảo đảm cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn, đáp ứng nhu cầu trong nước. Và việc đề ra những chính sách sao cho phù hợp là hết sức cần thiết để đảm bảo cả hai mục tiêu trên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 (Bộ Công Thương)
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình xuất khẩu dầu thô của Việt Nam từ 2001-2007 và 8 tháng đầu 2008.doc