Đề tài Phân tích văn hoá công ty cổ phần Vimeco

Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã có những thay đổi kì diệu. Nước ta đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng là một trong số ít các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Cùng với sự phát triển của quốc gia, trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Cũng chính vì vậy mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ta với các công ty nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, văn hoá doanh nghiệp chính là một chìa khoá vạn năng, là tài sản vô giá giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, tồn tại và phát triển. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hoá doanh nghiệp, trong những năm qua Công ty cổ phần Vimeco đã không ngừng bồi dưỡng vun đắp và phát huy các giá trị văn hoá, trở thành một công ty lớn có uy tín trong lĩnh vực xây dựng. Bài tiểu luận “Phân tích văn hoá công ty cổ phần Vimeco” CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 1. Lịch sử hình thành và phát triển 2. Các lĩnh vực hoạt động chính 3. Sơ đồ tổ chức 4. Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO I. Cấu trúc hữu hình của công ty Vimeco: 1.Kiến trúc đặc trưng: 2. Logo: 3. Slogan: 4. Trang phục: 5. Nghi lễ: a. Nghi lễ chuyển giao: b. Củng cố: c. Nghi lễ nhắc nhở: d. Nghi lễ liên kết: 6. Các ấn phẩm: II. Các biểu tượng phi trực quan: 1. Tầm nhìn: 2. Sứ mệnh: 3. Triết lý kinh doanh : 4. Giá trị cốt lõi : 5. Niềm tin: 6. Đạo đức kinh doanh: 7. Nguyên tắc ứng xử: 8. Các nét văn hoá khác CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY I. Đánh giá quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp của Vimeco: 1. Những kết quả tích cực đã đạt được trong quá trình xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp ở Vimeco: 1.1. Xây dựng tốt cấu trúc hữu hình của Văn hoá doanh nghiệp: 1.2. Thành công bước đầu trong xây dựng các biểu tượng phi trực quan: 2. Những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện Văn hóa doanh nghiệp ở Vimeco: 2.1. Những lỗ hổng văn hóa chưa thể khắc phục: 2.2. Văn hóa doanh nghiệp chưa tạo được sự khác biệt: II. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện Văn hóa doanh nghiệp ở Vimeco: KẾT LUẬN

doc28 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4334 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích văn hoá công ty cổ phần Vimeco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã có những thay đổi kì diệu. Nước ta đã trở thành một điểm sáng trên bản đồ thế giới về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng là một trong số ít các quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Cùng với sự phát triển của quốc gia, trong những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, tăng trưởng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Cũng chính vì vậy mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ta với các công ty nước ngoài ngày càng trở nên gay gắt. Trong bối cảnh đó, văn hoá doanh nghiệp chính là một chìa khoá vạn năng, là tài sản vô giá giúp doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, tồn tại và phát triển. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của văn hoá doanh nghiệp, trong những năm qua Công ty cổ phần Vimeco đã không ngừng bồi dưỡng vun đắp và phát huy các giá trị văn hoá, trở thành một công ty lớn có uy tín trong lĩnh vực xây dựng. Bài tiểu luận “Phân tích văn hoá công ty cổ phần Vimeco” của nhóm 3 lớp Anh 1 sẽ mang đến một cái nhìn tổng quan về tình hình văn hoá tại công ty, đánh giá những điểm tích cực và hạn chế, cuối cùng đưa ra một số kiến nghị và giải pháp. Bài tiểu luận gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần Vimeco Chương II: Phân tích văn hoá doanh nghiệp của Công ty cổ phần Vimeco Chương III: Đánh giá và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện Văn hoá doanh nghiệp của công ty. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO 1. Lịch sử hình thành và phát triển Tên giao dịch: Công ty cổ phần Vimeco Trụ sở chính: Lô E9, đường Phạm Hùng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: (84.4)7848204 Fax: (84.4)7848202 Website: www.vimeco.com Email: mail@vimeco.com Công ty cổ phần cơ giới lắp máy và xây dựng được thành lập vào ngày 24/03/1997 là doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex, có tên giao dịch quốc tế là Machinery erection and construction joint stock company. Nay đổi tên thành Công ty Cổ phần Vimeco. Tên giao dịch quốc tế là Vimeco joint stock company, viết tắt là Vimeco. Các đơn vị thành viên của công ty: Công ty cổ phần Vimeco cơ khí và thương mại M&T Trường mầm non Vimeco Trạm nghiền sàng đá Hà Nam Trạm nghiền sàng đá Đồng Vỡ Xưởng sửa chữa cơ khí Ngọc Hồi Sau 14 năm xây dựng và phát triển công ty đã vươn lên trở thành một doanh nghiệp hàng đầu có uy tín trong lĩnh vực xây dựng. Với những đóng góp to lớn của công ty vào sự phát triển chung của đất nước, công ty đã vinh dự được nhà nước trao tặng huân chương lao động hạng II nhân dịp kỉ niệm 10 năm thành lập công ty cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. 2. Các lĩnh vực hoạt động chính Năm 1997, công ty chỉ tham gia vào hoạt động là xây lắp cùng với sản xuất và cung cấp bê tông thương phẩm . Đến nay công ty đã trở thành một công ty đa ngành, đa nghề. Trong đó, các lĩnh vực trở thành thế mạnh của công ty là: Thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình giao thông thuỷ lợi thuỷ điện. Gia cố xử lý nền móng bằng các loại cột bê tông cốt thép, cọc nhồi, cọc cát, cọc bấc thấm, cọc ống thép, cừ théo Larsen, tường vây, cọc barret Cung cấp bê tông thương phẩm, vật liệu xây dựng, các loại phụ gia theo yêu cầu Gia công lắp đặt thiết bị vật tư Kinh doanh bất động sản Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị Trong đó hoạt động xây dựng ( sản xuất, thi công, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng) là một hoạt động chính mang lại doanh thu nhiều nhất cho công ty. Công ty cũng được biết đến như là một nhà sản xuất, nhà cung cấp có uy tín trong ngành. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vì vậy cũng mang nhiều đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây dựng. Đó là công ty đòi hỏi một đội ngũ lao động lớn, cơ cấu, chất lượng, thành phần phức tạp. Bên cạnh lao động chính thức công ty còn cần phải thuê thêm lao động thời vụ để bù đắp lượng lao động thiếu hụt những lúc nhiều việc. Đây là lực lượng lao động nhìn chung có chất lượng không cao, khó quản lý. Hơn nữa xây dựng là một ngành nghề có nhiều hoạt động nguy hiểm. Do đó đòi hỏi công ty phải chăm lo đến công tác thực hiện vệ sinh an toàn lao động. Hoạt động xây dựng cũng cần phải sử dụng nhiều máy móc nên doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ, sử dụng nhiều phương pháp sản xuất thi công mới. Chính vì vậy lao động công ty cần được đào tạo thường xuyên để nâng cao trình độ và có khả năng nắm bắt, vận hành máy móc công nghê. Tất cả những đặc điểm trên đã tác động đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực công ty nói chung và công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói riêng. 3. Sơ đồ tổ chức PHÓ GĐ P. kế hoạch kỹ thuật Cơ giới vật tư Tài chính kế toán Tổ chức hành chính Bộ phận QLCL và XTTM Các công trường xây dựng ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC CÔNG TY Đại diện lãnh đạo PHÓ GĐ PHÓ GĐ PHÓ GĐ P. Đầu tư Các trạm trộn bê tông Ban quản lý nhà và đô thị Trạm nghiền sàng đá Xưởng cơ khí sửa chữa Trung tâm xuất nhập khẩu XD dựng Ban QLDA Chi nhánh tại các tỉnh TP PHÓ GĐ 4. Kết quả sản xuất kinh doanh những năm gần đây Kết quả sản xuất kinh doanh chính là thước đo quan trọng nhất đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Và bảng chỉ tiêu tổng doanh thu của công ty từ năm 2006 – 2010 dưới đây sẽ cho ta một cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu 485.218 563.319 1082.485 1203.871 1491.120 Tốc độ tăng trưởng (%) 116,1% 192,16% 111,21% 123,86% DT xây lắp 260.861 290.028 651.183 571.166 779.037 Tốc độ tăng trưởng (%) 111,18% 224,52% 87,71% 136,39% DT sx CN, VLXD 151.573 138.180 183.839 262.507 337.957 Tốc độ tăng trưởng (%) 91,16% 133,04% 142,79% 128,74% DT XNK hàng hoá 14.428 18.006 9.200 8.648 12.476 Tốc độ tăng trưởng (%) 124,8% 51,09% 94% 144,26% DT gia công, chế tạo cơ khí 30.095 28.110 47.600 17.821 22.451 Tốc độ tăng trưởng (%) 93,4% 169,33% 37,44% 125,98% DT kd nhà, đô thị và hạ tầng kt 2.831 75.442 154.009 319.047 321.787 Tốc độ tăng trưởng % 2664,85% 204,14% 207,16% 100,86% Doanh thu khác 25.430 13.553 36.654 24.682 17.412 Tốc độ tăng trưởng % 53,29% 270,45% 67,34% 70,55% Nguồn: Phòng phát triển nhân lực Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đã cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng vững bước đi lên.Ngoài những ngành thế mạnh truyền thống là xây lắp và cung cấp bê tông thương phẩm, công ty còn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh sang các ngành khác như kinh doanh bất động sản, chế tạo sửa chữa cơ khí máy móc, kinh doanh xuất nhập khẩu với sự tăng trưởng rất khả quan. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tổng giá trị sản xuất kinh doanh của công ty luôn có năm sau cao hơn so với năm trước với tốc độ tăng trưởng khá cao. Trong đó, lĩnh vực chiếm tỷ trọng doanh thu lớn nhất là lĩnh vực xây lắp. Công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh nhà và đô thị muộn hơn nhưng lĩnh vực này lại là lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng doanh thu rất ấn tượng. Đặc biệt là từ năm 2006 đến năm 2007. Có được kết quả sản xuất kinh doanh như vậy là nhờ công ty đã có một chiến lược kinh doanh đúng và một phương thức hành động hiệu quả, là kết quả của sự nỗ lực và phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung của tập thể cán bộ nhân viên công ty. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIMECO I. Cấu trúc hữu hình của công ty Vimeco: 1.Kiến trúc đặc trưng: Đối với một công ty, toà nhà chính hay còn còn gọi là trụ sở rất được coi trọng, là nơi diễn ra các hoạt động chính, nơi giao dịch của công ty với đối tác và khách hàng.Toà nhà còn là biểu tượng cho phương châm chiến lược của tổ chức, đặc biệt là đối với công ty xây dựng. Do đặc thù là một công ty về xây dựng, đã từng tham gia nhiều dự án xây dựng lớn nên công ty đã phát huy thế mạnh của mình để thiết kế một toà nhà đẹp và tiện lợi cho mọi nhân viên làm việc.Toạ lạc lại lô E9- đường Trung Hoà- Cầu Giấy- Hà Nội, trụ sở của công ty cổ phần xây dựng Vimeco rất dễ được nhận ra bởi kiến trúc đẹp và trang nhã. Điểm đặc biệt của toà nhà này là toà nhà này chính là sự kết hợp giữa trụ sở làm việc với nhà ở của cán bộ công nhân viên công ty. Dự án xây dựng trụ sở làm việc cùng nhà ở cán bộ công nhân viên đưa vào sử dụng đồng bộ từ tháng 5 năm 2006 bao gồm: khu văn phòng làm việc 5 tầng của Vimeco, tại tầng 1 có diện tích 240m2 được cho thuê làm showroom hoặc văn phòng đại diện; khu văn phòng cho thuê dài hạn; 141 căn hộ chung cư và 14 căn biệt thự cao cấp. Về trang trí văn phòng, đến với trụ sở chính của công ty Vimeco, điều đầu tiên để lại ấn tượng với khách hàng và đối tác là sảnh chính rộng rãi với nhân viên luôn nở nụ cười chào đón. Để tạo nên một không gian thoải mái nhất cho nhân viên làm việc, các phòng ban của công ty được trang bị đầy đủ thiết bị máy tính, máy fax, máy in,… mỗi nhân viên có một không gian riêng để tăng cường sự tập trung cho công việc. Mặt khác để tăng tính liên kết, ở mỗi phòng ban đều được sắp xếp một không gian chung, nơi mọi người có thể gặp mặt giao ban đầu tuần, đón khách và tổ chức những sự kiện nhỏ. Trên tầng 3 của công ty có Hội trường là nơi tổ chức các sự kiện lớn như giao lưu văn hoá hay họp đại hội đồng cổ đông… Có một điều đặc biệt khi đến với trụ sở công ty đó là gam màu xanh dương được sử dụng đồng nhất từ sảnh chính tới các phòng ban. Mục đích là tạo điểm nhấn cho trụ sở công ty, mặt khác màu xanh mang lại sự thư giãn cho nhân viên sau những giờ làm việc căng thẳng. 2. Logo: Ngày nay, logo có một vai trò đặc biệt quan trọng trong viêc tạo dựng thương hiệu cho công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, công ty Vimeco ngay từ khi thành lập đã không ngừng quảng bá thương hiệu, tạo dấu ấn và củng cố hình ảnh trong lòng khách hàng. Logo công ty có thể thấy thường xuyên xuất hiện trên các trang thiết bị máy móc, phương tiện chuyên chở như xe bom, xe tải chạy trên đường, cần cẩu tại công trường, trên mũ bảo hộ hay trang phục của từng nhân viên. Do công ty cổ phần Vimeco là công ty con của Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam- Vinaconex nên logo công ty được xây dựng dựa trên logo công ty mẹ và ở dưới có chữ VIMECO là tên công ty. Logo công ty có thiết kế đơn giản dễ nhớ, có hình ảnh biểu trưng dễ tạo nên sự liên tưởng đối với người xem. Logo có màu xanh nước biển, hình quả địa cầu cùng chữ S được lồng vào trong xuyên dài từ cực Bắc tới cực Nam mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Công ty không chỉ muốn là một doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng mà còn mang theo ước mơ hội nhập thế giới và tiến ra biển lớn. Dòng chữ Vimeco là chữ viết tắt tên gọi thời kì đầu của công ty ( công ty cổ phần cơ giới lắp máy và xây dựng – Viet nam machinery erection and construct company). Bây giờ đổi tên thành công ty cổ phần Vimeco. Tên gọi ngắn gon, dễ đọc lại nghe như có tiết tấu giai điều nên dễ nhớ. Trên logo tên công ty được thiết kế với nét chữ khoẻ cứng tạo nên sự vững chãi thể hiện cho khát vọng phát triển nhanh mạnh và bến vững. 3. Slogan: Trong quá trình xây dựng thương hiệu của mình, cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn một slogan truyền tải thông điệp của công ty. Có nhiều phương án như “Make difference- tạo nên sự khác biệt”, “your belief- niềm tin của bạn”… và cuối cùng phương án được đưa ra là “ Nghĩ cùng bạn, làm cho bạn”. Thông điệp ngắn gọn nhưng đã truyền tải được đầy đủ sứ mệnh và mục tiêu của công ty đó là trở thành một người bạn chân thành đáng tin cậy của mọi khách hàng. Vimeco luôn ý thức được khách hàng chính là nhân tố quyết định cho sự thành công và phát triển bền vững. Chính vì vậy công ty luôn cố gắng tìm hiểu và đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng, nghĩ cùng khách hàng để tạo nên những sản phẩm công trình có chất lượng làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất. 4. Trang phục: Có thể nói trang phục của nhân viên giống như bộ mặt của công ty. Thông qua đó có thể đánh giá được phần nào văn hoá doanh nghiệp mà công ty đang theo đuổi. Để tạo nên sự thống nhất và nề nếp trong công ty, sự thoải mái, năng động và an toàn trong công việc, tạo nên hình ảnh một nhân viên Vimeco chuyên nghiệp và lịch sự khi tiếp xúc với khách hàng, Vimeco đã ban hành một quy chế về xây dựng văn hoá doanh nghiệp điều chỉnh cách ăn mặc của người lãnh đạo trưởng các bộ phận và nhân viên gồm có quy định về lễ phục, thường phục và thẻ cán bộ công nhân viên. Lễ phục Lễ phục của cán bộ công nhân viên là trang phục chính thức được sử dụng trong các nghi lễ chính thức trong các cuộc họp trọng thể, tiếp khách, đối ngoại. Lễ phục của nam: Bộ comple, áo sơ mi, cà vạt Lễ phục của nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ. Phù hiệu Trang phục Đối với cán bộ, nhân viên làm việc thường xuyên ở cơ quan công ty và các đơn vị trực thuộc, trang phục phải lịch sự, gọn gàng hoặc mặc đồng phù theo quy định từng phòng ban, không mặc áo phông, trang phục loè loẹt, không đi dép lê khi làm việc. Đối với cán bộ, kỹ sư, nhân viên và công nhân trực tiếp chỉ đạo hoặc sản xuất ở các công trình, nhà máy của công ty, trang phục bảo hộ lao động theo quy định. Trên trang phục có gắn logo và tên công ty. Riêng đối với nhân viên nhà ăn, có trang phục dành cho đầu bếp. Thẻ cán bộ công nhân viên Cán bộ nhân viên cơ quan công ty phải đeo thẻ trong khi làm việc. Cán bộ công nhân công ty làm việc trong các nhà máy công trường phải mang thẻ trong khi thi hành nhiệm vụ. 5. Nghi lễ: a. Nghi lễ chuyển giao: Vào những dịp cuối năm và đầu năm mới, công ty thường tổ chức buổi lễ tổng kết thành tích cuối năm và lễ ra quân đầu năm, nhằm tạo nên một không khí làm việc vui vẻ hăng say trong toàn thể công ty, thúc đẩy cán bộ nhân viên phấn đấu hết mình để hoàn thành mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, các phòng ban trong công ty cũng tổ chức các buổi lễ nhỏ chúc mừng việc nhân viên lên chức, các buổi lễ ra mắt giới thiệu thành viên mới…. b. Củng cố: Đúng như tên gọi, nhằm biểu dương sự nỗ lực hết mình của nhân viên, hàng năm vào ngày thành lập công ty 24/03, bên cạnh các hoạt động văn hoá văn nghệ sôi nổi công ty tổ chức buổi lễ trao thưởng mang tên “ Nhân tài rạng danh Vimeco” tuyên dương các các nhân và tập thể xuất sắc đã có những đóng góp to lớn cho sự thành công của Vimeco trong năm. Bên cạnh đó công ty cũng thưởng một tháng lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty như lời cảm ơn vì tất cả những nỗ lực của họ Ngoài ra hàng tháng công ty cũng có những phần thưởng với các cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc nhằm thúc đẩy và động viên kịp thời tinh thần làm việc cảu nhân viên Vimeco. Ví dụ như với dự án xây dựng công trình tháp Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV với tổng khối lượng 400 tấn và tương đương giá trị gần 8000 tỷ đồng. Các cán bộ, công nhân viên Vimeco không kể ngày đêm dốc sức triển khai công việc. Giữa cái nắng tháng 6 gay gắt, nhịp sống và làm việc tại công trường như hối hả, sôi động hơn. Ai cũng muốn dốc hết sức mình vào công việc để hoàn thành tốt công việc mà Tổng Công ty đã giao phó. 52 cán bộ công nhân viên thuộc trung tâm xây dựng của Vimeco hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Ban quản trị công ty cùng với chủ đầu tư đã quyết định ken thưởng và trao tặng các cán bộ, công nhân viên trực tiếp làm việc tại công trường số tiền 100 triệu đồng. Phần thưởng này là sự động viêc khích lệ rất lo lớn đối với cán bộ công nhân viên tại công trường nói riêng và toàn thể công ty Vimeco nói chung. c. Nghi lễ nhắc nhở: Việc sinh hoạt văn hóa chuyên môn nhằm duy trì cơ cấu và làm tăng thêm năng lực tác nghiệp cho tổ chức là vô cùng cần thiết. Nắm rõ được điều này và để khuyến khích người lao động làm việc, cũng như tăng năng lực chuyên môn, tác nghiệp của cán bộ công nhân viên, công ty thường xuyên tổ chức những đợt tập huấn nghiệp vụ, sinh hoạt văn hoá cho nhân viên. Điển hình là các đợt tập huấn nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, các cuộc thi nâng cấp bậc cho công nhân kỹ thuật… Với các hoạt động này, cán bộ công nhân viên trong công ty vừa được nâng cao tay nghề vừa hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong công việc cũng như trách nhiệm của mình đối với công ty d. Nghi lễ liên kết: Với mục tiêu khôi phục và khích lệ chia sẻ tình cảm và sự thông cảm nhằm gắn bó các thành viên với nhau và với tổ chức. Công đoàn công ty cũng luôn tìm hiểu đời sống nhân viên trong công ty, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn để có những sự hỗ trợ kịp thời, giúp người lao động ổn định cuộc sống, nhanh chóng trở lại làm việc. Thể hiện truyền thống và nét văn hoá Vimeco, cùng tinh thần tương than tương ái, nghĩa tình đồng nghiệp cao đẹp, công ty đã lập quỹ “ Tình đồng nghiệp” , đồng thời kêu gọi sự ủng hộ trong toàn thể cán bộ công nhân viên giúp đỡ người lao động. Đại diện ban lãnh đạo cùng Đoàn thể đã tận tình tới thăm hỏi, động viên và chuyển số tiền ủng hộ tới cho những người lao động chẳng may bị đau ốm. Nhờ sự thăm hỏi động viên, giúp đỡ của công ty, người lao động đều cảm thấy gắn bó, cố gắng cống hiến thể lực và trí lực cho công ty. Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên tổ chức lễ hội, thăm quan du lịch, giao lưu văn nghệ, thi đấu thể thao, vui chơi giải trí nhằm tăng cường sự đoàn kết giao lưu giữa các các nhân, đơn vị, phòng ban. Qua các hoạt động này Vimeco một lần nữa muốn khẳng định “con người là tài sản quý giá, là nhân tố quyết định tạo nên sự thành công của công ty” Do đó chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên cũng là cách công ty tăng cường sự gắn bó lòng trung thành của nhân viên với công ty, giữ chân nhân viên giỏi. Không chỉ chú trọng tổ chức những hoạt động trong nội bộ công ty, công ty còn luôn hướng cán bộ công nhân viên tới những hoạt động xã hội khác như hiến máu nhân đạo, chào mừng 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Công ty Vimeco đã khơi dậy được sự nhiệt tình, sự cảm thông chia sẻ và trách nhiệm với xã hội của người lao động . 6. Các ấn phẩm: Đối với nhân viên, công ty thường xuyên ban hành các tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc sao cho nhanh và hiệu quả. Đối với khách hàng, công ty có các tài liệu quảng cáo giới thiệu sản phẩm và công ty. Bên cạnh đó, công ty còn có các báo cáo thường niên, và website giới thiệu lịch sử hình thành phát triển của công ty, cơ cấu tổ chức, các thành tích đã đạt được và các sự kiện nội bộ… Trên website, nhân viên có thể gửi mail vào hòm thư công ty để đóng góp ý kiến và phản hồi. Như vậy có thể nói website không chỉ là một kênh quảng bá của doanh nghiệp tới khách hàng mà còn là một bảng tin nội bộ, là cầu nối giữa công ty và nhân viên. II. Các biểu tượng phi trực quan: 1. Tầm nhìn: VIMECO phấn đấu trở thành nhà thầu quản lý chuyên nghiệp với tôn chỉ  “ Nghĩ cùng bạn, làm cho bạn", góp phần xây dựng Tổng công ty cổ phần VINACONEX trở thành một tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực xây dựng và bất động sản, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững, quan tâm đến trách nhiệm xã hội, đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển đất nước. Tầm nhìn của Vimeco không chỉ hướng tới xây dựng một doanh nghiệp bền vững mà còn hướng tới cộng đồng và sự phát triển của đất nước. Với một tầm nhìn rõ ràng như vậy, các thành viên trong Vimeco sẽ biết công ty mình đang hướng đến điều gì, từ đó ban lãnh đạo công ty cùng các cán bộ công nhân viên của Vimeco sẽ xây dựng được những kế hoạch, chiến lược đứng đắn nhất để sớm đạt được mục tiêu đề ra. Hơn nữa, với tầm nhìn hướng đến cộng đồng, Vimeco còn tạo được lòng tin của khách hàng, góp phần khẳng định giá trị thương hiệu Vimeco. 2. Sứ mệnh: Sứ mệnh chính là mục đích, lý do ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển. Sứ mệnh của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của công ty đối với xã hội. Sứ mệnh của Vimeco đã thể hiện đầy đủ các yếu tố đó: Với khách hàng: đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ, công nghệ tiên phong, giá cả cạnh tranh.  Với cổ đông: tối đa hóa giá trị cổ đông.  Với đối tác: tin cậy, chân thành, hợp tác cùng phát triển.  Với người lao động: đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện.  Với xã hội: bảo vệ môi trường và song hành cùng lợi ích cộng đồng. Vimeco nhận thức rõ sứ mệnh cao cả là mang lại lợi ích cao nhất cho tất cả các đối tượng trong đó khách hàng là đối tượng ưu tiên hàng đầu. Nhìn vào đây, mọi người đều thấy ích lợi mà Vimeco sẽ đem lại cho mình vì thế càng muốn tham gia và ủng hộ cho mọi hoạt động của công ty. Tuyên bố sứ mệnh như trên, Vimeco ngày càng thu hút được sự ủng hộ của xã hội, yêu mến của người tiêu dùng và cả niềm tin của nhân viên. 3. Triết lý kinh doanh : Triết lý doanh nghiệp là tư tưởng, giá trị, mục tiêu và phương châm hoạt động chung của doanh nghiệp, chỉ dẫn cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vimeco quan niệm rằng để có thể phát triển bền vững, doanh nghiệp cần tuân thủ các phương châm: Biết lắng nghe và khơi dậy nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng. Muốn có sản phẩm tốt, cần phải có con người tốt Mục tiêu đã sai thì không có biện pháp đúng. Liên tục cải tiến, canh tân không ngừng. Chữ tín cùng sự hài lòng của khách hàng là nền tảng cho sự ổn định  bền vững. Triết lý kinh doanh mà Vimeco đưa ra khá đầy đủ và rõ ràng, bất kì một nhân viên nào cũng dễ dàng hiểu và nắm bắt, hình thành cách thức làm việc chung cho các thành viên theo một triết lý chung. 4. Giá trị cốt lõi : Xác định rõ các giá trị vững chắc chính là chìa khóa kinh doanh thành công của mỗi doanh nghiệp. Tại Vimeco, những giá trị cốt lõi này là trọng tâm cho mọi quyết định cũng như hoạt động của công ty: Con Người là nhân tố quyết định cho sự thành bại của Công ty là nguồn tài sản vô giá cần quan tâm nuôi dưỡng và phát triển. Với phương châm “Nghĩ cùng bạn, làm cho bạn” Vimeco hy vọng là người bạn chân thành và đáng tin cậy. “Chữ tín” về chất lượng, tiến độ giá thành là mục tiêu cao nhất mà Công ty muốn dành cho bạn. Với Vimeco, việc khởi công mọi công trình đều bắt đầu từ con người.Vimeco không chỉ gây dựng công ăn việc làm cho mọi người, mà còn góp phần gây dựng tương lai cho các mỗi công dân Vimeco. Công ty đề cao giá trị của từng công dân và cả mỗi công trình mà họ đang  xây dựng, hơn nữa công ty còn động viên khích lệ kịp thời những giá trị đích thực của mỗi công dân Vimeco, khơi dậy những tiềm năng trong họ và cùng nhau sáng tạo nên một nền tảng văn hóa. Giá trị cốt lõi của Vimeco chính là yếu tố con người, nhấn mạnh vai trò của con người trong hệ thống. Mang đậm chất nhân văn, thể hiện tính hướng đến con người là giá trị cốt lõi để khẳng định thương hiệu của mình. 5. Niềm tin: Giá trị cốt lõi và triết lý kinh doanh mà công ty đang theo đuổi đã khẳng định niềm tin là yếu tố luôn được Vimeco coi trọng và được xác định là nền tảng xây dựng thành công của công ty. Trải qua gần 15 năm hình thành và phát triển, toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty luôn giữ vững niềm tin vào sứ mệnh và mục tiêu, cùng nhau chung sức xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh. Vimeco luôn trao trọn niềm tin vào đội ngũ nhân viên của mình được biểu hiện qua các hình thức như trao quyền ngày càng nhiều hơn cho nhân viên, lãnh đạo công ty luôn khuyến khích động viên nhân viên hoàn thành nhiệm vụ và thanh khảo ý kiến nhân viên trong các quyết định quan trọng. Và ngược lại nhân viên cũng luôn tin tưởng vào đội ngũ lãnh đạo công ty ngay cả trong những thời điểm công ty gặp khó khăn nhất. Chính vì vậy công ty đã có một đội ngũ nhân viên có đầy đủ phẩm chất và năng lực. Có những người đã gắn bó với công ty suốt từ ngày đầu thành lập. 6. Đạo đức kinh doanh: Vimeco hiểu rằng không có một doanh nghiệp nào thành công bền vững nếu không có đạo đức kinh doanh. Với slogan “ Nghĩ cùng bạn làm cho bạn”, chữ tín và sự hài lòng của khách hàng làm thước đo cho sự phát triển của công ty, công ty cam kết đảm bảo chất lượng với mỗi sản phẩm của mình, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty hiểu rằng phát triển phải thân thiện với môi trường. Vì vậy, công ty không ngừng cải tiến và hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa những tác động của nó với môi trường. Và với xã hội, công ty thể hiện ý thức trách nhiệm vào sự phát triển chung của cộng đồng thông qua các hoạt động như hiến máu tình nguyện, ủng hộ đồng bào lũ lụt, xây dựng nhà tình nghĩa cho người nghèo… 7. Nguyên tắc ứng xử: Trong khi làm việc cán bộ nhân viên phải tuân thủ nghiêm túc nội quy, các quy chế và các quy định pháp luật. Trong giao tiếp ứng xử phải phù hợp với thuần phong mỹ tục, phải có thái độ tôn trọng, lịch sự, ngôn ngữ giao tiếp phải mạch lạc, rõ ràng. Đối với khách hàng: Giao tiếp ứng xử khi làm việc với khách hàng luôn tôn trọng lịch sự, bảo vệ được thương hiệu của công ty, làm hài lòng khách hàng. Đối với cấp dưới: Cấp trên khi giao tiếp với cấp dưới phải nhã nhặn, chân thành, thẳng thắn, lắng nghe và tiếp thu ý kiến với tinh thần cầu thị. Khi cần hướng dẫn hoặc giải thích thì nội dung giải thích, hướng dẫn phải rõ ràng, cụ thể và đúng các quy định về nội dung liên quan đến công việc. Phải có thái độ khôn khéo, kiên quyết khi xử trí những trường hợp nhạy cảm. c. Đối với đồng nghiệp: Trong giao tiếp ứng xử phải trung thực, thân thiện, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. d. Đối với cấp trên: Trong giao tiếp ứng xử phải đúng mực, lễ phép e. Đối với nhân dân: Nhã nhặn, lịch sự, lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của nhân dân, hướng dẫn, giải thích rõ ràng các nội dung liên quan đến công việc đang tiến hành giải quyết. 8. Các nét văn hoá khác Vimeco đề cao yếu tố tập thể và xây dựng công ty giống như một gia đình, nơi tất cả mọi người luôn có sự gắn bó đoàn kết và thấu hiểu lẫn nhau. Vì vậy ở công ty kể từ khi thành lập đến nay luôn duy trì hoạt động giao ban đầu tuần, uống trà buổi sáng, người trẻ pha trà mời người lớn tuổi hơn trong phòng không phân biệt địa vị. Đầu năm bên cạnh lễ ra quân đầu năm của công ty, nhân viên thường đi thăm hỏi tặng quà lãnh đạo và ngược lại vào ngày làm việc đầu tiên, lãnh đạo công ty mừng tuổi đầu năm cho nhân viên các bộ phận với hi vọng một năm mới gặp nhiều may mắn. Hoạt động này cũng làm tăng cường mối quan hệ gắn bó bền chặt giữa nhân viên và lãnh đạo. CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY Đánh giá quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp của Vimeco: Những kết quả tích cực đã đạt được trong quá trình xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp ở Vimeco: Vimeco là 1 trong những thương hiệu mạnh và có uy tín trên thị trường xây dựng cả nước. Cùng với sự phát triển của Công ty, ngay từ khi mới thành lập, Vimeco đã ý thức được sức mạnh của nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Đến nay, với gần 10 năm hoạt động, Vimeco tự hào có một nền văn hóa mạnh và ấn tượng được xây dựng trên nền tảng mấy ngàn năm của văn hóa dân tộc và học hỏi có chọn lọc kinh nghiệm từ các doanh nghiệp thành đạt trên thế giới. Luôn quan tâm, chăm sóc quyền lợi khách hàng với phương châm “Nghĩ cùng bạn, làm cho bạn”- Vimeco đã thật xứng đáng với sự tín nhiệm của các đối tác, chủ đầu tư. Nó trở thành chất keo dính kết con người Vimeco với nhau, tạo thành một không gian riêng mà trong đó các thành viên có thể thoải mái làm việc, phát huy tối đa năng lực của mình. Cụ thể hơn đó là: Xây dựng tốt cấu trúc hữu hình của Văn hoá doanh nghiệp: Ngay từ những ngày đầu thành lập, Vimeco đã có được những ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, đối tác ngay từ các yêu tố hữu hình: Một biểu tượng hoàn thiện, một khẩu hiệu đã quen thuộc, những bộ đồng phục mang tên Vimeco, các ấn phẩm riêng, khác biệt. Điểm đặc biệt hơn trên hết song song với khẩu hiệu “Khách hàng là thượng đế”, Vimeco cũng chú trọng tới “Đồng nghiệp là thượng đế - Paul Spiegelman”, được thể hiện ở việc toà nhà Vimeco là sự kết hợp giữa trụ sở làm việc với nhà ở của cán bộ công nhân viên công ty. Đầu tư vào đồng nghiệp khiến họ trung thành với công ty hơn. Sự chú tâm của nhân viên sẽ khiến khách hàng ấn tượng và họ cũng sẽ trung thành với công ty. Kết quả là lợi nhuận cao hơn và lại có nhiều tiền hơn để đầu tư trở lại vào các đồng nghiệp. 1.2. Thành công bước đầu trong xây dựng các biểu tượng phi trực quan: Vimeco đã đưa ra một tầm nhìn dài hạn một cách quyết liệt, có sức thuyết phục, không chỉ hướng tới xây dựng một doanh nghiệp bền vững mà còn hướng tới cộng đồng và sự phát triển của đất nước. Một sứ mệnh được tuyên bố rộng rãi tới toàn thể các thành viên của Vimeco, là mang lại lợi ích cao nhất cho tất cả các đối tượng trong đó khách hàng là đối tượng ưu tiên hàng đầu. Tính nhất quán khá cao, giá trị cốt lõi của Vimeco chính là yếu tố con người, nhấn mạnh vai trò của con người trong hệ thống, mang đậm chất nhân văn để khẳng định thương hiệu của mình. Các quan niệm và nguyên tắc sống được đông đảo đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện nghiêm túc. Tinh thần coi trọng những chuẩn mực đạo đức Việt và văn hóa phương Đông truyền thống. Môi trường làm việc liên kết chặt chẽ, đưa ra các bộ nguyên tắc chặt chẽ và đạt đươc sự đồng thuận cao trong việc thực hiện điều phối công việc, ứng xử trong nội bộ công ty cũng như đối với khách hàng. 2. Những mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện Văn hóa doanh nghiệp ở Vimeco: 2.1. Những lỗ hổng văn hóa chưa thể khắc phục: Lỗ hổng văn hóa : văn hóa “ phong bì” : lợi dụng nghi lễ thăm hỏi đầu năm mà một số nhân viên tặng quà cấp trên với mục đích tư lợi cá nhân như chạy chức chạy quyền. Lỗ hổng tuyển dụng: mặc dù công ty luôn coi con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển của công ty thế nhưng cũng giống như đa số những doanh nghiệp nhà nước khác, quá trình tuyển dụng vẫn còn nhiều bất cập với tình trạng “nhất thân nhì quen”. Lỗ hổng đào tạo : đào tạo chưa sát với thực tế, công tác đào tạo chưa được coi trọng trong khi là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì yếu tố tay nghề kĩ thuật là yếu tố then chốt. Theo khảo sát của chúng tôi, nhiều nhân viên đánh giá yếu tố tổ chức học tập chỉ đạt 3.5 điểm, nhiều nhân viên cho rằng họ chưa có cơ hội được tiếp cận với các khóa học của công ty. 2.2. Văn hóa doanh nghiệp chưa tạo được sự khác biệt: Văn hóa mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tạo được hình ảnh đẹp trong lòng khách hàng và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh so với những doanh nghiệp khác chính vì vậy việc xây dựng một nền văn hóa mạnh là vấn đề rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Một nền văn hóa mạnh không chỉ đơn giản bao gồm những yếu tố cơ bản mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có, nó phải có một sự khác biệt và đặc biệt hay nói cách khác, nó còn phải thể hiện được cái riêng của mỗi một doanh nghiệp. Tuy nhiên, Vimeco lại chưa tạo được sự khác biệt đó. Vimeco là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng có thể thấy rằng tính “xây dựng” hay đặc thù về ngành nghề vẫn chưa được đưa vào phát triển một cách mạnh mẽ trong văn hóa của doanh nghiệp. Từ đồng phục của công ty, những hoạt động ngoại khóa hay các hoạt động khác có liên quan cũng chưa nêu được sự khác biệt cho công ty. Chúng ta chưa cảm nhận được cái riêng của Vimeco thông qua văn hóa của nó. Văn hóa của Vimeco mới chỉ đạt được những yêu cầu rất cơ bản mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đang hướng tới. Doanh nghiệp nào cũng có đồng phục, cũng có hoạt động khen thưởng, cũng có hoạt động ngoại khóa nhưng để tạo được sự khác biệt và xây dựng cái riêng thì như thế là chưa đủ. Làm sao để đưa được cái đăc thù ngành nghề kinh doanh vào văn hóa doanh nghiệp mới đủ để doanh nghiệp đạt được nét mạnh. Vì sao những tập đoàn lớn lại có một văn hóa được biết đến rộng rãi đến vậy? Đó chính là nhờ sự khác sự khác biệt gắn kết với đặc thù nghiên cứu và kinh doanh. Như vậy, chúng ta đã có thể thấy những điểm chưa hoàn thiện của văn hóa Vimeco và sau đây sẽ là những giải pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm hoàn thiện hơn văn hóa của Vimeco. II. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện Văn hóa doanh nghiệp ở Vimeco: Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng VHDN là một việc làm hết sức cần thiết nhưng không hề đơn giản. Hầu hết chính sách của các công ty đưa ra đều là nhằm hướng tới hoàn thành sứ mệnh đã đặt ra nhưng bản thân việc thực hiện nó thì không hoàn toàn giống như những gì mà chính sách đã đề ra. Vậy rõ ràng trong văn hoá doanh nghiệp của Vimeco vẫn còn lỗ hổng tương đối lớn mà có lẽ Vimeco đã phải sửa chữa từ lâu. Thiết nghĩ để có thể hoàn thiện hợn được Văn hoá doanh nghiệp của mình, Vimeco cần phải có những biện pháp để xây dựng và phát triển đúng đắn, đó có thể là các biện pháp mà chúng tôi xin đưa ra như sau: Phát triển mạnh mẽ định hướng khách hàng với phương châm khách hàng là “thượng đế”, phải căn cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm, dịch vụ mới và cung cấp dịch vụ chất lượng cao; Xây dựng quan niệm phục vụ là thứ nhất, lợi nhuận là thứ hai, cố gắng ở mức cao nhất để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Tích cực tham gia các hoạt động của xã hội như: từ thiện, đi xe đạp vì môi trường … Đẻ thể hiện doanh nghiệp có trách nhiệm đến xã hội và quan tâm đến cộng đồng, mọi người trong công ty đều có ý thức bảo vệ môi trường Nhanh chóng tiến hành xử lý các khiếu nại của khác hàng một cách hợp tình hợp lý, đồng thời có thông tin nhanh chóng tới bộ phận chuyên trách để tìm hiểu nguyên nhân của khiếu nại. Tránh trường hợp để người sử dụng cảm thấy bị thiếu quan tâm, tôn trọng Doanh nghiệp phải xây dựng các kế hoạch đào tạo bồi dưỡng năng lực tổ chức quản lý chuyên môn đao đức trong sản xuất kinh doanh đối với mỗi cán bộ công nhân viên. Ranh giới giữa sự sáng tạo quá mức và chuẩn mực của hệ thống đạo đức thường rất mong manh. Công ty Vimeco cần quan tâm nhiều hơn tới việc sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam, cố gắng xây dựng một nền văn hóa đặc sắc riêng biệt và có giá trị nổi bật. Ban lãnh đạo phải là người đi đầu trong các hoạt động thể hiện sự gần gũi, trách nhiệm thấu hiểu nhân viên để xóa rào cản mối quan hệ giữa nhân viên và sếp. Nên đề bạt những con người thưc sự tài năng nắm giữ những công việc quan trọng và xứng đáng với thực lực của họ. tham khảo ý kiến của nhân viên trong quá trình ra quyết định. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là không chỉ vì sự nghiệp phát triển của chính bản thân doanh nghiệp mà con có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, chủ động trong hội nhập quốc tế vì mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. KẾT LUẬN Có thể nói văn hóa doanh nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần duy trì và phát triển bền vững doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp nhằm tạo ra quy tắc ứng xử của doanh nghiệp, là hệ thống các giá trị quan niệm, nguyên tắc và chuẩn mực hành vi được chia sẻ rộng rãi bên trong doanh nghiệp và có ảnh hưởng mạnh tới cách thức và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là không chỉ vì sự nghiệp phát triển của chính bản thân doanh nghiệp mà con có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho toàn bộ nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, chủ động trong hội nhập quốc tế vì mục tiêu hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Thông qua quá trình tìm hiểu về Cty Vimeco cùng với sự chỉ dạy nhiệt tình của thầy phụ trách bộ môn đã giúp chúng em có thể phẩn nào biết rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp và cụ thể ở đây là văn hóa doanh nghiệp của Vimeco. Như đã phân tích ở trên văn hóa doanh nghiệp của Vimeco có thể được coi là khá mạnh trong mảng hoạt động xã hội – là một trong những đơn vị đi đầu về lĩnh vực này vừa mang lợi ích cho doanh nghiệp và cũng mang lợi ích cho cộng đồng xã hội. Tuy nhiên vấn đề về chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao giá trị về tinh thần cho nhân viên còn nhiều bất cập đáng quan tâm. Nếu Vimeco giải quyết tốt được mặt hạn chế này thì có lẽ vị thế của công ty sẽ ngày càng vững chắc và được nâng tầm cao mới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích văn hoá công ty cổ phần Vimeco.doc