Đề tài Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK

Công ty CP chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK đã đi vào hoạt động được hơn 7 năm. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty luôn cố gắng nỗ lực đem lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất làm hài lòng khách hàng. Trong tương lai với mục tiêu phát triển vươn cao, công ty sẽ còn phải cố gắng hơn nữa trong quá trình phát triển. Hiện tại, công ty cũng bắt đầu có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Đây chính là động lực giúp công ty ngày càng cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong tương lai. Qua việc phân tích quá trình sử dụng đòn bẩy của công ty trong giai đoạn 2010 -2012, ta có thể thấy được tác động của các đòn bẩy đến hoạt động kinh doanh và rủi ro của công ty. Từ đó cũng có một cái nhìn rõ nét hơn về việc áp dụng kỹ thuật đòn bẩy trong lĩnh vực kinh tế. Thông qua bài khóa luận này, em đã có được cơ hội vận dụng các kiến thức về đòn bẩy nói riêng và các kiến thức về tài chính doanh nghiệp nói chung và được áp dụng những lý thuyết đó vào thực tế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn gặp phải một số hạn chế có trong kỹ thuật phân tích do vẫn còn một số giả định và tính phức tạp của đề tài, đồng thời do kiến thức em còn hạn chế và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài viết của em có thể hoàn thiện hơn nữa.

pdf82 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2240 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích việc sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng có thể cân đối, xem xét thay đổi định phí trong một phạm vi nhất định để giảm hoặc tăng sản lượng hòa vốn nhằm phù hợp với quy mô và tình hình thị trường để nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, việc sử dụng chi phí cố định nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động và rủi ro hoạt động của công ty. 50 Đơn vị tính: SP Đơn vị tính: SP (Nguồn: Tự tổng hợp) (Nguồn: Tự tổng hợp) Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ định phí của công ty. Mức độ này của ba sản phẩm trong giai đoạn 2010-2012 đều ở mức trung bình. Phần lớn có xu hướng là tăng lên trong giai đoạn 2010-2011 và giảm đi trong giai đoạn 2011-2012. Định phí của công ty chủ yếu bị thay đổi bởi sự tăng giảm của chi phí quản lý kinh doanh. Nguyên nhân chủ yếu là do đặc thù ngành nghề và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp làm chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng định phí. Giai đoạn 2010-2011, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao làm tổng định phí cũng tăng lên đáng kể. Tuy nhiên sang đến năm 2012, chi phí này lại giảm đáng kể thể hiện công ty đang muốn giảm tỷ lệ định phí trong tổng chi phí xuống nhằm giảm việc sử dụng đòn bẩy hoạt động và rủi ro mà đòn bẩy này có thể tác động đến công ty. 2.4.1.2 Phân tích độ bẩy hoạt động Độ bẩy hoạt động bình quân của 3 sản phẩm dựa trên tỷ trọng đóng góp trong tổng doanh thu được xác định dựa trên công thức sau: :;<  ∑   :;< =>? ∑ =>? Trong đó: Pi là tỷ trọng đóng góp trong tổng doanh thu của sản phẩm thứ i; Pi = Doanh thu của sản phẩm thứ i mang lại Tổng doanh thu DOLi là độ bẩy hoạt động của sản phẩm thứ i. Bảng 2.8 Độ bẩy hoạt động bình quân năm 2010 Chỉ tiêu Cột điện chiếu sáng Khung móng cột điện Tủ điện Sản lượng tiêu thụ 1294 1294 793 Sản lượng hòa vốn 922 883 479 DOL (lần) 3,48 3,15 2,53 Pi (%) 39,83 4,43 22,04 @AB (lần) 3,14 Bảng 2.9 Độ bẩy hoạt động bình quân năm 2011 Chỉ tiêu Cột điện chiếu sáng Khung móng cột điện Tủ điện Sản lượng tiêu thụ 1187 1187 798 Sản lượng hòa vốn 865 714 495 DOL (lần) 3,69 2,51 2,63 Pi (%) 36,88 4,10 22,38 @AB (lần) 3,24 Thang Long University Library 51 Đơn vị tính: SP (Nguồn: Tự tổng hợp) 3.14 3.24 2.7 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Độ bẩy hoạt động bình quân DOL (lần) Bảng 2.10 Độ bẩy hoạt động bình quân năm 2012 Chỉ tiêu Cột điện chiếu sáng Khung móng cột điện Tủ điện Sản lượng tiêu thụ 1365 1365 908 Sản lượng hòa vốn 860 1037 535 DOL (lần) 2,70 4,16 2,43 Pi (%) 40,7 4,52 24,44 @AB (lần) 2,70 Đồ thị 2.10 Độ bẩy hoạt động bình quân giai đoạn 2010 - 2012 Nhìn chung, độ bẩy hoạt động bình quân của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 là tương đối cao: Năm 2010, độ bẩy hoạt động bình quân là 3,14 tại mức sản lượng của cột điện và khung móng cột điện là 1294 sản phẩm và tủ điện là 793 sản phẩm. Điều này cho biết khi doanh thu hoặc sản lượng thay đổi 1% thì EBIT sẽ thay đổi 3,14%. Năm 2011, độ bẩy hoạt động bình quân đạt 3,24 tại mức giảm sản lượng của cột điện và khung móng cột điện là 1187 sản phẩm và tủ điện là 798 sản phẩm. Điều này thể hiện khi doanh thu hoặc sản lượng biến đổi 1% thì EBIT sẽ biến đổi 3,24%. Năm 2012, độ bẩy hoạt động bình quân là 2,7 tại mức sản lượng của cột điện và khung móng cột điện là 1365 sản phẩm và tủ điện là 908 sản phẩm. Điều này thể hiện khi doanh thu hoặc sản lượng biến đổi 1% thì EBIT sẽ biến đổi 2,7%. Độ bẩy hoạt động cao cho thấy công ty phải đối mặt với mức rủi ro tiềm ẩn cao, tuy nhiên nếu sản lượng tiêu thụ đã vượt qua sản lượng hòa vốn thì với mỗi một % biến động tăng doanh thu thì sẽ làm gia tăng EBIT với tốc độ nhanh hơn. Giai đoạn 2010 - 2011, độ bẩy hoạt động tăng, tuy nhiên mức tăng không lớn, chủ yếu là do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng làm cho tổng định phí của doanh nghiệp tăng lên. Sang đến năm 2012, công ty thực hiện các chính sách và biện pháp nhằm giảm thiểu chi phí 52 Đơn vị tính: VNĐ (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm) Đơn vị tính: nghìn VNĐ (Nguồn: Báo cáo tài chính các năm) đã làm chi phí quản lý doanh nghiệp giảm được một mức đáng kể vì vậy mà tổng định phí cũng giảm. Vì đang ở trong giai đoạn tình hình nền kinh tế khủng hoảng, không được ổn định nên công ty muốn giảm các khoản chi phí xuống mức tối thiểu, đặc biệt là các chi phí cố định nhằm giảm độ bẩy hoạt động và các rủi ro hoạt động có thể xảy đến. Đây cũng là một trong những chính sách của công ty trong năm 2012 nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong việc sản xuất kinh doanh và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.4.1.3 Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro hoạt động Bảng 2.11 Lợi nhuận hoạt động (EBIT) giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 201 Năm 2011 Năm 2012 Doanh thu thuần 11.687.654.999 11.563.175.242 12.074.474.768 Giá vốn hàng bán 10.216.887.301 9.872.667.120 10.512.909.055 Chi phí quản lý kinh doanh 1.397.627.476 1.571.410.933 1.196.513.903 EBIT 73.140.222 119.097.189 365.051.810  EBIT  EBITGH?H * EBITGH?? * EBITGH?G3  185.763.074 VNĐ  TUVWX = 128.157.062 VNĐ  YZ  TUVWXUVWX  [\% Độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của EBIT trong giai đoạn 2010 – 2012 là tương đối lớn, điều này chứng tỏ mức độ rủi ro hoạt động của công ty là tương đối cao. Như đã trình bày ở phần lý thuyết, rủi ro hoạt động bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về doanh thu, chi phí, số lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán. Vì vậy cần tìm hiểu về sự biến động của các yếu tố trên để thấy được nguyên nhân rủi ro hoạt động cao trong giai đoạn này. Do giá bán của công ty trong giai đoạn này không có sự thay đổi vì vậy mà ta chỉ xem xét sự biến động của hai yếu tố là chi phí và doanh thu. Bảng 2.12 Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị kỳ vọng Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên (%) Doanh thu 11.693.060 11.586.955 12.074.474 1.174.830 209.340 1,78 Chi phí 11.614.515 11.444.078 11.709.423 11.589.339 109.780 0,95 Thang Long University Library 53 Ta có doanh thu trong giai đoạn này biến động với hệ số biến thiên là 1,78%, thể hiện doanh thu đạt được dao động so với mức trung bình là 1,78%. Sự biến động này chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ hàng năm thay đổi. Chi phí cũng có sự biến động với hệ số biến thiên là 0,95%, nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động của chi phí quản lý kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng định phí và do sự biến động về giá nguyên vật liệu đầu vào và giá của một số dịch vụ thuê ngoài như điện, nước. Nhìn chung thì mức biến động của doanh thu và chi phí đều ở mức thấp, không có sự biến động quá lớn trong các yếu tố này. - Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro hoạt động: Như đã trình bày ở phần lý thuyết, độ bẩy hoạt động không phải là nguồn gốc của rủi ro hoạt động, nó không phải là nguyên nhân dẫn đến rủi ro hoạt động. Ta có hai nguyên nhân trực tiếp chủ yếu dẫn đến rủi ro hoạt động là sự biến động của chi phí và doanh thu. Trong giai đoạn 2010 - 2012, doanh thu và chi phí của công ty đều biến động ở mức thấp tuy nhiên EBIT của công ty lại biến động ở mức cao với hệ số biến thiên lên đến 69%. Vậy nguyên nhân tại sao EBIT lại có sự biến thiên lớn như vậy? Đó chính là do có sự tác động của đòn bẩy hoạt động. Đòn bẩy hoạt động chính là yếu tố khuếch đại sự biến động của doanh thu và chi phí lên làm cho EBIT biến động lớn. Độ bẩy hoạt động bình quân của 3 sản phẩm là tương đối cao (năm 2010 là 3,14; năm 2011 là 3,24; năm 2012 là 2,7) vì vậy đã khuếch đại sự biến động của doanh thu và chi phí lên làm cho EBIT biến động với hệ số biến thiên lớn. Điều này có thể đem lại lãi hoạt động lớn cho doanh nghiệp nếu doanh thu tăng hoặc chi phí giảm tuy nhiên điều này cũng có thể làm cho doanh nghiệp lỗ nặng nếu sự biến động của doanh thu và chi phí theo chiều hướng xấu đi. Từ đây có thể thấy rằng đòn bẩy hoạt động cao là một dạng rủi ro tiềm ẩn vô cùng lớn đối với doanh nghiệp nếu có sự biến động giảm về doanh thu hoặc tăng về chi phí. Độ bẩy hoạt động phụ thuộc phần lớn vào ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy mà khó có thể làm thay đổi lớn con số này. Công ty cũng đã và đang có những chính sách giảm thiểu chi phí cố định nhằm hạn chế và làm giảm mức rủi ro tiềm ẩn xuống mức thấp nhất có thể. Điều này có thể thấy được thông qua việc độ bẩy hoạt động của năm 2012 đã giảm tương đối so với năm 2011, xuống còn 2,7 lần với mức giảm là 0,54 lần. Việc xác định đòn bẩy hoạt động là điều cần thiết và vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp bên cạnh việc dự đoán và xác định mức độ biến động của doanh thu và chi phí. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định và chính sách phù hợp nhằm đem lại lợi ích cao cho doanh nghiệp, hạn chế các rủi ro có thể gặp phải. 54 Đơn vị tính: VNĐ (Nguồn:Báo cáo tài chính các năm) 2.4.2. Phân tích đòn bẩy tài chính 2.4.2.1 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty CP chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK Chúng ta xem xét mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2.13 Chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010 2011 2011 2012 Nợ phải trả 6.273.968.832 5.898.181.307 6.781.980.005 (5,99) 14,98 - Nợ dài hạn 0 0 0 0 0 - Vay ngắn hạn 300.000.000 240.000.000 0 (20,00) (100) - Phải trả người bán 3.649.604.395 2.480.008.655 4.140.251.744 (32,05) 66,95 - Người mua trả tiền trước 2.269.203.982 3.158.085.697 2.694.277.732 (39,17) (14,69) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 55.160.455 20.006.955 37.450.529 (63,73) 87,19 Nguồn VCSH 5.387.615.767 10.016.565.130 10.193.116.772 85,92 1,76 Tổng tài sản 11.661.584.599 15.914.746.437 16.975.0896.777 36,47 6,66 Hệ số nợ (lần) 0,54 0,37 0,40 (31,48) 8,11 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (lần) 1,16 0,59 0,67 (49,14) 13,56 Hệ số nợ cho biết trung bình một đồng tài sản hiện có của doanh nghiệp thì có bao nhiêu đồng là do vay nợ mà có. Năm 2010, trong một đồng tài sản thì có 0,54 đồng là do vay nợ mà có. Điều này thể hiện công ty đầu tư tài sản bằng nợ phải trả là tương đối lớn. Năm 2011, hệ số này giảm 31,48% so với năm 2010. Nguyên nhân là do tổng các khoản nợ phải trả trong năm 2011 giảm xuống so với năm 2010, đồng thời tổng tài sản của năm 2011 lại tăng mạnh (36,47%) do được đầu tư bằng nguồn vốn CP tăng thêm, làm cho tỷ trọng tài sản được đầu tư bằng VCSH tăng lên. Sang đến năm 2012, ta có tổng nợ phải trả và tổng tài sản đều tăng lên cho với năm 2011, tuy nhiên mức tăng lên của nợ phải trả là 14,98% lớn hơn mức tăng của tổng tài sản là 6,66% nên hệ số nợ tăng nhẹ, tăng 8,11% so với năm 2011. Thang Long University Library 55 Tỷ số nợ trên VCSH cho biết trung bình một đồng VCSH thì doanh nghiệp đi vay bao nhiêu đồng. Năm 2010, trung bình một đồng VCSH thì công ty vay 1,16 đồng. Điều này thể hiện công ty có tỷ trọng nợ phải trả lớn hơn nguồn VCSH. Năm 2011, tỷ số này giảm mạnh 49,14% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty bổ sung thêm một lượng lớn vốn CP, làm nguồn VCSH tăng 85,92% so với năm 2010. Đến năm 2012, tỷ lệ này tăng nhẹ do tổng nợ phải trả của công ty tăng lên. Nhìn vào bảng trên, ta còn có thể thấy công ty không sử dụng nợ dài hạn trong cơ cấu nguồn vốn, bên cạnh đó các khoản nợ ngắn hạn lại chủ yếu xuất phát từ việc chiếm dụng vốn của người bán và khách hàng, vay nợ ít không đáng kể và có xu hướng giảm dần từ năm 2010 – 2012, đặc biệt đến năm 2012 số nợ ngắn hạn còn là 0. Điều này thể hiện công ty muốn giảm bớt nợ vay có chi phí cố định, tuy nhiên mức chiếm dụng vốn của người bán và khách hàng lại vẫn ở mức cao, vì vậy mà khả năng thanh toán của công ty không tăng lên đáng kể. Giảm các khoản vay ngắn hạn giúp công ty giảm được chi phí lãi vay của doanh nghiệp tuy nhiên cũng làm mất đi một khoản tiết kiệm được từ thuế TNDN do chi phí lãi vay đem lại, bên cạnh đó việc giai tăng các khoản chiếm dụng vốn không mất chi phí phát sinh thực tế (mà chỉ mất chi phí cơ hội) lại có thể đem lại những mối nguy hại trong tương lai như mất uy tín, lòng tin của người bán và khách hàng đối với công ty. Bên cạnh đó, nguồn vốn CP tăng mạnh có thể thấy công ty chọn chiến lược bổ sung thêm nguồn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng việc tăng VCSH, cụ thể là phát hành thêm cổ phiếu thường, chứ không phụ thuộc nhiều vào các khoản vay nợ có chi phí cố định để tài trợ. Từ đó có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012, công ty sử dụng nợ vay có chi phí cố định ở mức thấp và cũng không có cổ phiếu ưu đãi, điều này thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty thấp hay là công ty chưa tận dụng được nhiều đòn bẩy tài chính vào việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.4.2.2 Phân tích điểm bàng quan - Xác định điểm bàng quan: + Năm 2010: Năm 2010, công ty phát hành cổ phiếu thường với tổng mệnh giá cổ phiếu là 1.200.000.000VNĐ. Công ty có đi vay ngắn hạn tuy nhiên phát sinh vào thời điểm cuối năm nên trong năm không phát sinh chi phí lãi vay, vì vậy có thể cho rằng công ty vay số tiền này để tài trợ cho các hoạt động năm 2011. Giả sử công ty không phát hành cổ phiếu thường mà tài trợ số tiền 1.200.000.000 VNĐ trên bằng việc đi vay với lãi suất cho vay dài hạn tại thời điểm đầu năm 2010 là 14%/năm, chi phí lãi vay là 168.000.000VNĐ thì ta sẽ có điểm bàng quan được xác định như sau: Gọi điểm bàng quan là EBIT*. 56 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 0 500000 1000000 1500000 2000000 Phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường Phương án tài trợ bằng nợ vay EPS (VNĐ) EBIT(nghìn đồng) EBIT*= 727.860 (nghìn đồng) Ta có EPS của phương án đi vay là:  !   ∗ ![^. ___. ___ ! `% a\\. \__ EPS của phương án phát hành cổ phiếu là:     ∗ _ ! `% a\\. \__ * !_. ___ Tại điểm bàng quan, ta có: EPS1 = EPS2   ∗ ![^. ___. ___ ! `% a\\. \__  ∗ _ ! `% `!\. \__  UVWX∗  bb. ^[_. ___ VNĐ Đồ thị 2.11 Điểm bàng quan của công ty năm 2010 Phân tích điểm bàng quan giúp công ty có thể lựa chọn được phương án tài trợ vốn sao cho thu nhập trên mỗi cổ phiếu là lớn nhất. Từ điểm bàng quan trên ta có thể thấy rằng nếu EBIT của công ty năm 2010 đạt được lớn hơn 727.860.000VNĐ thì phương án tài trợ bằng nợ mang lại EPS lớn hơn, còn nếu EBIT nhỏ hơn 727.860.000VNĐ thì phương án tài trợ bằng việc phát hành cổ phiếu thường đem lại EPS lớn hơn. + Năm 2011: Năm 2011, công ty tài trợ vốn bằng cả 2 phương án là đi vay và phát hành cổ phiếu thường. Trên bảng cân đối kế toán năm 2011, nợ vay ngắn hạn của công ty là 240.000.000 tại thời điểm 31/12/2011, tuy nhiên công ty tiến hành giảm nợ vay vào thời điểm cuối năm nên trong năm vẫn là vay nợ với số tiền 300.000.000VNĐ. Công ty có khoản tiền đi vay phát sinh vào cuối năm 2010 để tài trợ các hoạt động trong năm 2011 với tổng số tiền là 300.000.000VNĐ và trong năm công ty phát hành cổ phiếu thường với tổng mệnh giá là 4.669.000.000VNĐ. Giả sử số tiền chênh lệch giữa 2 phương án trên là 4.369.000.000 được tài trợ bằng nợ vay, chứ không phải bằng phát hành cổ phiếu thường thì phương án nào sẽ tối ưu hơn. Ta sẽ đi vào phân tích điểm bàng quan để trả lời câu hỏi này. Thang Long University Library 57 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 0 1000000 2000000 3000000 4000000 Phương án tài trợ 1 Phương án tài trợ 2 EPS (VNĐ) EBIT(nghìn đồng) EBIT*= 1.810.482 (nghìn đồng) Phương án 1: Công ty đi vay 4.669.000.000VNĐ, trong đó: 300.000.000VNĐ đi vay với chi phí lãi vay là 34.242.829 (theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011), và giả sử vay 4.369.000.000 VNĐ vào đầu năm với mức lãi suất trung bình tại thời điểm đầu năm 2011 là 18%/năm, chi phí lãi vay là 786.420.000VNĐ. Và công ty phát hành cổ phiếu thường với tổng mệnh giá là 300.000.000VNĐ thì EPS của phương án này là:  !   ∗ b^[. c_. ___ * ac. c. ^\ ! `% `!\. \__ * a_.___ Phương án 2: Đi vay 300.000.000 VNĐ với mức chi phí lãi vay là 34.242.829 (theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011) và phát hành cổ phiếu với tổng mệnh giá là 4.669.000.000VNĐ thì EPS của phương án này là:     ∗ ac. c. ^\ ! `% `!\. \__ * c[[. \__ Ta có :  !     UVWX∗  !. ^!_. c^. ^\ VNĐ Đồ thị 2.12 Điểm bàng quan của công ty năm 2011 Điểm bàng quan cho thấy trong năm 2011 nếu EBIT đạt được lớn hơn 1.810.482.829 VNĐ thì phương án tài trợ 1 đem lại EPS cao hơn và nếu EBIT nhỏ hơn 1.810.482.829 VNĐ thì phương án tài trợ 2 đem lại EPS cao hơn. + Năm 2012: Trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2012 nợ vay ngắn hạn là 0, tuy nhiên trong năm vẫn có khoản nợ vay với tổng số tiền là 240.000.000VNĐ với chi phí lãi vay trong kỳ là 30.148.091 (theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012). Giả sử công ty không tài trợ số vốn này bằng phương án đi vay mà thay vào đó là phát hành cổ phiếu thường thì ta có điểm bàng quan của công ty được xác định như sau: EPS của phương án đi vay là:  !   ∗ a_. !c^. _\! ! `% \^[. ^__ 58 Đơn vị tính: VNĐ (Nguồn: Tự tổng hợp) 0 500 1000 1500 2000 2500 0 1000000 2000000 3000000 4000000 Phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường Phương án tài trợ bằng nợ vay EPS (VNĐ) EBIT(nghìn đồng) EBIT*= 1.269.737 (nghìn đồng) EPS của phương án phát hành cổ phiếu là:     ∗ _ ! `% \^[. ^__ * c.___ Tại điểm bàng quan, ta có: EPS1 = EPS2   ∗ a_. !c^. _\! ! `% \^[. ^__  ∗ _ ! `% \^[. ^__ * c. ___  UVWX∗  !. [\. bab. _\\ VNĐ Đồ thị 2.13 Điểm bàng quan của công ty năm 2012 Năm 2012, EPS của hai phương án ở những giá trị EBIT giống nhau thì đều có giá trị gần bằng nhau, mức độ chênh lệch giữa các giá trị EPS này là rất nhỏ vì vậy mà hai đường biểu diễn EPS của hai phương án tài trợ gần như là một đường. Tuy nhiên thì ta vẫn có nếu EBIT đạt được của năm 2012 lớn hơn điểm bàng quan với giá trị EBIT*= 1.269.737.099VNĐ thì phương án tài trợ bằng nợ vay đem lại EPS lớn hơn và nếu EBIT nhỏ hơn điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng phát hành cổ phiếu thường đem lại EPS cao hơn. - So sánh EBIT bàng quan với EBIT thực tế: Bảng 2.14 EBIT bàng quan và EBIT thực tế của công ty giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 EBIT bàng quan 727.860.000 1.810.482.829 1.269.737.099 EBIT thực tế 73.140.222 119.097.189 365.051.810 Ta có, EBIT mà công ty đạt được năm 2010 nhỏ hơn giá trị điểm bàng quan vì vậy mà phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường sẽ đem lại EPS cao hơn cho các cổ đông. Từ đây có thể công ty thực hiện việc tài trợ vốn năm 2010 bằng phương án phát hành cổ phiếu thường là chính sách đúng đắn nhằm đem lại EPS cao hơn cho cổ đông. EBIT thực tế của năm 2011 nhỏ hơn điểm bàng quan vì vậy sử dụng phương án tài trợ 2 sẽ đem lại EPS cao hơn. Trên thực tế công ty cũng sử dụng phương án tài trợ 2, Thang Long University Library 59 Đơn vị tính: VNĐ (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty các năm) tức là vay nợ có chi phí cố định số tiền 300.000.000VNĐ và phát hành cổ phiếu thường với tổng mệnh giá là 4.669.000.000 để tài trợ vốn cho các hoạt động trong năm 2011. Điều này thể hiện các chính sách tài trợ vốn đều được công ty tính toán cân nhắc để chọn lựa phương án đạt hiệu quả tối ưu nhất cho công ty. Năm 2012, EBIT thực tế đạt được nhỏ hơn điểm bàng quan vì vậy mà phương án tài trợ bằng phát hành cổ phiếu thường sẽ đem lại EPS cao hơn. Nhưng trên thực tế, công ty lại sử dụng phương pháp nợ vay để tài trợ vốn. Tuy nhiên nhìn vào đồ thị ta có thể thấy mức độ chênh lệch của giá trị EPS giữa hai phương án rất nhỏ vì vậy việc công ty chọn phương án nào đi chăng nữa cũng không làm lợi ích mà các cổ đông nhận được thay đổi nhiều. Trong trường hợp không có sự chênh lệch quá lớn giữa EPS của 2 phương án thì công ty chọn phương án nợ vay là đúng đắn do chi phí sử dụng vốn của phương án này thấp hơn, đồng thời cũng được các cổ đông ưa thích hơn do lợi ích của họ không bị phân tán đi nhiều. Nhận xét: Nhìn chung thì công ty lựa chọn các phương án tài trợ vốn đều ở mức hợp lý và đem lại lợi ích lớn nhất cho các cổ đông. Từ đây có thể thấy rằng, các phương án hay chính sách mà công ty áp dụng thì cũng đều được cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng nhằm đem lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho công ty. Đây cũng là một giai đoạn khó khăn đối với công ty do ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vì vậy việc cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng các quyết định, chính sách là vô cùng quan trọng, nó có thể tác động nhiều đến quá trình và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.4.2.3 Phân tích độ bẩy tài chính Độ bẩy tài chính là chỉ tiêu đo lường mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến doanh nghiệp hay là chỉ số đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Vì vậy trước khi phân tích độ bẩy tài chính, ta xem xét mức độ thay đổi của EPS qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2012. Bảng 2.15 Thu nhập trên một cổ phiếu thường của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010-2012 2011-2012 EBIT 73.140.222 119.097.189 365.051.810 62,83 206,52 Lãi vay 0 34.242.829 30.148.091 - (11,96) Thuế TNDN(%) 25 25 25 0 0 Tổng số cổ phiếu thường 519.900 986.800 986.800 89,81 0 EPS 105,51 64,49 254,54 (38,88) 294,70 60 Đơn vị tính: VNĐ (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty các năm) 0 100 200 300 400 0 50 100 150 200 250 300 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 EPS EBIT EPS (VNĐ) EBIT (Triệu VNĐ) Nhìn qua chỉ số EPS ở các năm trong giai đoạn 2010 – 2012, ta có thể chỉ số này đều ở mức rất thấp và có sự biến động lớn giữa các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn này không được ổn định, đồng thời kém hiệu quả, lợi nhuận mang lại không cao, vì vậy làm cho mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường ở mức thấp. Năm 2010, thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường là 105,51 đồng. Sang đến năm 2011, mức thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường này lại càng thấp, giảm 38,88% so với năm 2010. Do vẫn chịu ảnh hưởng một phần của khủng hoảng kinh tế, làm doanh thu sụt giảm, bên cạnh đó trong năm công ty phát hành thêm cổ phiếu thường làm tổng số cổ phiếu thường tăng lên 89,81% so với năm 2010, điều này làm thu nhập trên mỗi cổ phiếu thường sụt giảm mạnh. Tuy nhiên sang đến năm 2012, nhờ vào số tiền được tài trợ thêm từ việc phát hành cổ phiếu và nỗ lực của ban lãnh đạo, công ty đã đầu tư và làm ăn có hiệu quả hơn, đem lại mức doanh thu tăng đáng kể, đồng thời cũng kiểm soát tốt hơn vấn đề chi phí, chi phí lãi vay giảm, điều này làm EBIT tăng gấp 2,06 lần so với năm 2011, EPS cũng tăng lên gấp gần 3 lần so với năm 2011. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của công ty, tuy nhiên công ty cần cố gắng hơn nữa để có thể đạt được mức EPS cao hơn nhiều, nhằm tăng khả năng cạnh tranh, thu hút và đem lại lợi nhuận lớn hơn cho nhà đầu tư. Công ty chỉ sử dụng phương án tài trợ bằng nợ vì vậy ta có độ bẩy tài chính như sau: Bảng 2.16 Độ bẩy tài chính của công ty trong giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010 - 2011 2011 - 2012 EBIT 73.140.222 119.097.189 365.051.810 62,83 206,52 Lãi vay 0 34.242.829 30.148.091 - (11,96) EPS 105,51 64,49 254,54 (38,88) 294,70 DFL (lần) 1 1,41 1,09 41 (22,70) Đồ thị 2.14 Xu hướng thay đổi của EPS và EBIT giai đoạn 2010 - 2012 Thang Long University Library 61 Năm 2010, ta có số tiền vay ngắn hạn là 300.000.000 đồng, tuy nhiên việc vay nợ phát sinh vào thời điểm cuối năm nên chưa phát sinh chi phí lãi vay trong năm, đồng thời năm trước đó không có các khoản vay nợ có chi phí cố định nên chi phí lãi vay của năm 2010 là 0. Vì vậy dù có phát sinh đi vay ngắn hạn nhưng độ bẩy tài chính vẫn bằng 1. Điều này thể hiện dù EBIT có thay đổi bao nhiêu thì cũng không khuếch đại sự biến động của EPS. Năm 2011, DFL tăng lên đạt 1,41 lần, nguyên nhân là do EBIT tăng lên, đồng thời trong năm cũng phát sinh các khoản chi phí lãi vay. Ý nghĩa của DFL là khi EBIT thay đổi 1% thì sẽ làm khuếch đại sự biến động của EPS lên 1,41%. Ta có thể thấy trong giai đoạn 2010 – 2011, EBIT tăng 62,83%, tuy nhiên trong năm có hoạt động phát hành cổ phiếu thường làm cho tổng số cổ phiếu tăng lên đáng kể, điều này làm cho EPS không bị khuếch đại tăng lên mà còn bị giảm 38,88%. Năm 2012, DFL giảm xuống còn 1,09. Nguyên nhân DFL giảm là do công ty giảm dần các khoản vay ngắn hạn xuống và đến cuối năm 2012 tiến hành trả toàn bộ lãi và gốc vay, vì vậy mà chi phí lãi vay giảm xuống so với năm 2011. Trong giai đoạn 2011 – 2012, ta có khi EBIT thay đổi 1% thì sẽ làm khuếch đại sự biến động của EPS lên 1,09%. Ta có thể thấy rõ điều này trong giai đoạn này vì tổng số cổ phiếu của hai năm là bằng nhau, khi EBIT tăng lên gấp 2,06 lần thì dưới tác động của đòn bẩy tài chính đã làm khuếch đại sự biến động của EPS lên, làm EPS tăng lên gấp 2,947 lần. Đây là một ưu điểm trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính tuy nhiên nếu không sử dụng có hiệu quả nó có thể làm khuếch đại sự sụt giảm, làm rủi ro tăng lên, gây tác động xấu đến công ty. Nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2012, công ty không sử dụng các khoản vay nợ có chi phí cố định nhiều nên độ bẩy tài chính đều ở mức vừa phải. Bên cạnh đó, công ty có xu hướng giảm dần các khoản vay nợ có chi phí cố định về 0, điều này làm giảm độ bẩy tài chính và công ty có xu hướng tăng nguồn vốn CP lên cao, điều này cũng phần nào cho thấy công ty muốn nâng cao tính tự chủ và hạn chế các rủi ro gặp phải. 2.4.2.4 Phân tích mối quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính - Đo lường rủi ro tài chính theo độ lệch chuẩn của EPS trong giai đoạn 2010-2012: Do số cổ phiếu thường ở 3 năm trong giai đoạn 2010 – 2012 là khác nhau nên ta không thể áp dụng công thức tính độ lệch chuẩn của EPS theo độ lệch chuẩn của EBIT như công thức phần cơ sở lý thuyết đã nêu. Ta có thể đo lường rủi ro tài chính thông qua độ lệch chuẩn của EPS theo công thức như sau:         Trong đó: &  ∑ &  ; $% là độ lệch chuẩn của EPS; 62 & là thu nhập trên một cổ phiếu thường; & là thu nhập trên một cổ phiếu thường mà các cổ đông kỳ vọng;  là xác suất xảy ra EPS thứ i. Ta có EPS kỳ vọng được xác định như sau: EPS  105,51 * 64,49 * 254,543  141,51 VNĐ    ^!, [[ VNĐ  YZ  TUijUij  `b, b!% Từ độ lệch chuẩn của EPS và hệ số biến thiên, ta có thể thấy rằng EPS trong giai đoạn này biến động ở mức cao. Năm 2011, có sự giai tăng về cổ phiếu thường vì vậy mà EPS cũng biến động tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự biến động của EBIT. Rủi ro hoạt động của công ty trong giai đoạn này cao vì vậy mà việc sử dụng nợ vay cũng phải đối mặt với mức độ rủi ro lớn trong trường hợp thu nhập trước thuế và lãi vay không đủ để trang trải lãi vay. EBIT biến động lớn sẽ gây không ít khó khăn trong quá trình dự đoán thu nhập trước thuế và lãi vay để đảm bảo chi trả lãi vay dẫn đến rủi ro tài chính lớn. - Mối quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính: Độ bẩy tài chính cũng là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá rủi ro tài chính. Như chúng ta đã biết rủi ro tài chính là rủi ro về biến động của EPS và rủi ro về khả năng mất chi trả. Độ bẩy tài chính làm khuếch đại sự biến động của EPS khi EBIT thay đổi, vì vậy độ bẩy tài chính càng lớn thì khả năng biến động lớn về EPS càng cao và rủi ro tài chính từ đó càng lớn. Trong giai đoạn 2010 – 2012, công ty có độ lớn của độ bẩy tài chính ở mức vừa phải, lần lượt qua các năm là 1; 1,41; 1,09. Độ bẩy tài chính cùng với sự biến động của EBIT đã làm EPS biến động ở mức tương đối với hệ số biến thiên là 57,71% và giá trị các EPS thực tế chênh lệch với giá trị kỳ vọng trung bình là 81,66 VNĐ. Nhìn chung thì công ty sử dụng độ bẩy tài chính ở mức vừa phải, tuy nhiên rủi ro hoạt động cao làm rủi ro tài chính cũng cao. Do công ty có độ bẩy hoạt động lớn mà độ bẩy này lại khó có thể thay đổi do ảnh hưởng nhiều bởi đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh nên công ty đang có xu hướng giảm độ bẩy tài chính nhằm hạn chế rủi ro cho công ty. 2.4.3. Phân tích đòn bẩy tổng hợp 2.4.3.1 Phân tích độ bẩy tổng hợp Đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp của hai loại đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, được xác định theo công thức: .0  ./0  .)0 Thang Long University Library 63 Đơn vị tính: lần (Nguồn: Bảng 2.10, 2.11, 2.12, 2.18) Bảng 2.17 Độ bẩy tổng hợp của công ty giai đoạn 2010-2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (%) 2010-2011 2011-2012 DOL 3,14 3,24 2,7 3,18 (16,67) DFL 1 1,41 1,09 41 (22,70) DTL 3,14 4,57 2,94 45,54 (35,67) Đồ thị 2.15 Độ bẩy tổng hợp của công ty giai đoạn 2010-2012 Năm 2010, độ bẩy tổng hợp bằng 3,14, điều này thể hiện ở mức sản lượng của cột điện và khung móng cột điện là 1294, tủ điện là 793 sản phẩm thì nếu sản lượng tăng 1% thì sẽ làm EPS thay đổi 3,14%. Sự biến động của EPS này chỉ chịu tác động của đòn bẩy hoạt động do đòn bẩy tài chính có độ bẩy bằng 1. Năm 2011, độ bẩy tổng hợp tăng mạnh 45,54% so với năm 2011, đạt mức 4,57 lần. Điều này thể hiện, EPS của năm 2011 nhạy cảm hơn so với năm 2010, tại mức sản lượng của cột điện, khung móng là 1187 và tủ điện là 798 sản phẩm, khi sản lượng thay đổi 1% thì EPS sẽ thay đổi lên tới 4,57%. Sự thay đổi này là do trong năm 2011 cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính đều tăng lên lần lượt với tốc độ là 3,81% và 41% so với năm 2010. Năm 2012, độ bẩy tổng hợp giảm 35,67% so với năm 2011, xuống còn 2,94 lần, thể hiện tại mức sản lượng của cột điện và khung móng là 1365 và tủ điện là 908 sản phẩm thì khi sản lượng thay đổi 1% sẽ làm cho EPS thay đổi 2,94%. Sự thay đổi này thể hiện chính sách của công ty trong việc sử dụng định phí trong cơ cấu chi phí và nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Độ bẩy hoạt động giảm 16,67% so với năm 2011 là do công ty thực hiện chính sách giảm thiểu các chi phí không cần thiết, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp làm cho tổng định phí giảm. Do độ bẩy hoạt 3.14 4.57 2.94 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 DOL DFL DTL DTL (lần) 64 động ở mức cao nên để hạn chế các rủi ro có thể gặp phải, công ty giảm các khoản nợ vay trong cơ cấu nguồn vốn và thay vào đó là phát hành cổ phiếu thường tăng VCSH trong giai đoạn 2010-2012, điều này làm chi phí lãi vay giảm và độ bẩy tài chính năm 2012 giảm 22,7% so với năm 2011. Cả hai đòn bẩy đều có độ lớn giảm là nguyên nhân độ bẩy tổng hợp giảm. Nhìn chung thì độ bẩy tổng hợp của công ty trong giai đoạn 2010-2012 là cao, tuy nhiên cũng đã có sự sụt giảm trong giai đoạn 2011-2012. Độ bẩy tổng hợp thể hiện sự tác động đồng thời của cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Từ độ bẩy tổng hợp có thể giúp công ty có cái nhìn khách quan về sự kết hợp giữa 2 đòn bẩy này và đưa ra các chính sách kết hợp một cách hợp lý nhất hai loại đòn bẩy trên nhằm đem lại lợi nhuận cao cho công ty và các cổ đông, đồng thời cũng phải cân bằng được mức độ rủi ro của cả công ty. 2.4.3.2 Phân tích mối quan hệ giữa độ bẩy tổng hợp và rủi ro của công ty Đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính sao cho có được mức đòn bẩy tổng hợp và rủi ro hợp lý. Ta có như đã phân tích ở trên, đòn bẩy hoạt động của công ty là khá cao vì vậy mà mức rủi ro hoạt động là khá lớn nếu có sự biến động xấu về doanh thu và chi phí. Rủi ro tài chính chịu ảnh hưởng của cả rủi ro hoạt động vì vậy nếu duy trì mức nợ vay nhiều, độ bẩy tài chính lớn sẽ làm cho rủi ro tài chính là rất cao. Rủi ro tài chính và rủi ro hoạt động của công ty đều cao là đều ít công ty mong muốn. Tuy nhiên, công ty CP chiếu sáng và thiết bị KK đã biết điều chỉnh tỷ lệ nợ vay xuống, làm cho tỷ lệ nợ vay có chi phí cố định trong cơ cấu nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm dần và đến năm 2012 còn là 0. Điều này làm cho đòn bẩy tài chính giảm và vì vậy mà độ bẩy tổng hợp không ở mức quá cao và không tạo rủi ro quá lớn cho công ty. Từ việc xác định một mức rủi ro mà công ty cũng như các cổ đông có thể chấp nhận được, công ty có thể xác định được độ bẩy tổng hợp và từ đó có thể có sự kết hợp hợp lý giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính nhằm đem lại lợi nhuận cao và đảm bảo sự an toàn tài chính cho công ty. Kết luận: Nhìn chung trong giai đoạn 2010 – 2012, công ty hoạt động với mức đòn bẩy tương đối cao. Điều này có thể dẫn đến mức rủi ro lớn cho công ty. Tuy nhiên mức độ sử dụng đòn bẩy có xu hướng giảm vào năm 2012, đây cũng có thể được cho là một dấu hiệu tốt của công ty trong việc giảm rủi ro và đảm bảo mức độ an toàn cho công ty. Toàn bộ chương 2 là những phân tích về tình hình sử dụng đòn bẩy của công ty, cùng với đó là xác định được mức độ rủi ro mà công ty phải đối mặt. Đó là những cơ sở để có thể thực hiện việc đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy sẽ được trình bày ở chương 3. Thang Long University Library 65 CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHIẾU SÁNG VÀ THIẾT BỊ TOÀN BỘ KK 3.1. Đánh giá tình hình sử dụng đòn bẩy tại công ty CP chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK trong giai đoạn 2010 – 2012 3.1.1. Đòn bẩy hoạt động Từ những phân tích ở chương 2, ta có thể thấy được những điểm đạt được và hạn chế trong việc sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty giai đoạn 2010 – 2012 như sau: - Ưu điểm: Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động và độ bẩy hoạt động của công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 tương đối cao, chỉ cần công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vượt qua điểm hòa vốn thì sau đó mỗi phần trăm doanh thu tạo ra sẽ làm gia tăng lợi nhuận với tốc độ lớn. Tuy nhiên, sang đến năm 2012 thì độ bẩy hoạt động có xu hướng giảm. Điều này giúp công ty giảm thiểu được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy đến. Đây là một trong những nỗ lực của công ty trong việc phát triển bền vững, tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho công ty. Bên cạnh đó, sản lượng tiêu thụ của ba sản phẩm chính trong công ty của cả 3 năm đều lớn hơn mức sản lượng hòa vốn. Điều này cho thấy công ty đều có lãi hoạt động ở cả 3 năm. Đây là một dấu hiệu tốt trong quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty. Việc duy trì và phát triển mạnh sản lượng tiêu thụ lớn hơn nhiều mức sản lượng hòa vốn sẽ giúp công ty giảm thiểu rủi ro có thể xảy đến và tăng lợi nhuận cho các cổ đông. - Hạn chế: Mặc dù sản lượng tiêu thụ đều lớn hơn sản lượng hòa vốn tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa hai sản lượng này không lớn, vì vậy mà lợi nhuận hoạt động của công ty chưa cao. Sản lượng hòa vốn phần lớn có xu hướng tăng lên trong giai đoạn này cho thấy công ty cần phải nỗ lực hơn nhiều trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để vượt qua sản lượng hòa vốn, mang lại lợi nhuận cho công ty. Điều này sẽ gây áp lực và là thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đối với công ty. Trong giai đoạn 2010 – 2011, nguyên nhân chủ yếu là do tổng định phí tăng mà cụ thể là sự tăng lên của chi phí quản lý kinh doanh. Trong giai đoạn 2011 – 2012, chi phí quản lý kinh doanh có sự giảm mạnh, tuy nhiên chi phí biến đổi đơn vị lại tăng lên, cụ thể là chi phí sản xuất chung biến đổi tăng do giá điện, nước tăng lên, chi phí nhân công trực tiếp tăng do chính sách của công ty và chi phí các nguyên vật liệu trực tiếp cũng tăng do ảnh hưởng của tình hình lạm phát chung trên thị trường là nguyên nhân làm cho sản 66 lượng hòa vốn tăng. Vì vậy công ty cần có các chính sách nhằm quản lý chặt chẽ các chi phí trên nhằm duy trì sự ổn định và đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. 3.1.2. Đòn bẩy tài chính - Ưu điểm: Độ bẩy tài chính nhìn chung là thấp, công ty vay nợ phát sinh chi phí lãi vay cố định là ít, chủ yếu là huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu thường, thể hiện tính tự chủ về tài chính của công ty cao. Từ việc phân tích điểm bàng quan có thể thấy các phương án huy động vốn mà công ty đưa ra thì phần lớn đều là phương án mang lại hiệu quả hoạt động và lợi ích tốt nhất cho công ty. Độ bẩy tài chính và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính không lớn cũng giúp công ty giảm thiểu và hạn chế được rủi ro tài chính có thể xảy đến. - Hạn chế: Mức độ sử dụng đòn bẩy không cao, độ bẩy tài chính thấp, đồng thời có xu hướng giảm. Điều này thể hiện công ty không tận dụng được nhiều lợi ích của độ bẩy tài chính mang lại và lợi ích từ việc tiết kiệm thuế TNDN do sử dụng nợ vay. Thu nhập trên cổ phiếu thường của công ty cũng không ổn định và vẫn còn thấp. Công ty chưa phát huy được tác động của đòn bẩy tài chính nhằm giai tăng EPS. Nhìn chung, việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty chưa thực sự hiệu quả và đạt được như kỳ vọng của các nhà quản trị. Vì vậy, công ty cần có các chính sách sử dụng nợ vay hiệu quả và nhiều hơn mà vẫn đảm bảo được mức độ rủi ro mà công ty chấp nhận được. 3.1.3. Đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy tổng hợp của công ty trong giai đoạn này ở mức tương đối cao, tuy nhiên có xu hướng giảm. Đòn bẩy này chịu tác động phần lớn từ sự thay đổi của đòn bẩy hoạt động do đòn bẩy tài chính ở mức thấp. Độ bẩy tổng hợp lớn cho thấy công ty phải đối mặt với mức độ rủi ro cao, tuy nhiên có xu hướng giảm thể hiện nỗ lực hạn chế, giảm thiểu rủi ro của công ty trong giai đoạn này. Đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp của hai loại đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính. Công ty phải biết kết hợp hai loại đòn bẩy này sao cho đạt được hiệu quả kinh tế lớn nhất, đồng thời đảm bảo mức độ rủi ro của cả công ty ở mức hợp lý. Trong giai đoạn 2010 – 2012, đòn bẩy hoạt động của công ty ở mức cao vì vậy mà mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty cũng không lớn nhằm cân bằng để đòn bẩy tổng hợp không ở mức quá cao. Trong thời gian tới, công ty nên có các chính sách giảm thiểu đòn bẩy hoạt động và nâng cao việc sử dụng đòn bẩy tài chính để đạt được sự cân bằng và hợp lý, đem lại hiệu quả sử dụng cao cho cả 3 loại đòn bẩy. Thang Long University Library 67 3.2. Định hướng phát triển của công ty CP chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK Trong thời buổi hội nhập và phát triển theo hướng toàn cầu hóa thì mọi công ty luôn phải đối mặt với vô vàn thách thức: sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, sự phát triển đa dạng và thay đổi không ngừng, sự đổi mới và nâng cao về công nghệ kỹ thuật Muốn đứng vững trên thị trường, đòi hỏi các nhà quản trị phải có tầm nhìn xa và kỹ năng hoạch định chiến lược, định hướng phát triển cho công ty để có những bước đi đúng đắn trong tương lai. Công ty CP chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK đã vạch ra những định hướng và mục tiêu phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh như sau: + Phát triển các hình thức quảng cáo, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được mức doanh thu và lợi nhuận lớn hơn. + Phát triển và đa dạng hóa thêm nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng. + Mở rộng mạng lưới cung cấp sản phẩm trên cả nước. + Đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao năng suất và tự động hóa các quy trình sản xuất. + Áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý doanh nghiệp. + Nâng cao uy tín, giữ vững mối quan hệ lâu dài với các khách hàng hiện có, đồng thời mở rộng tăng cường mối quan hệ đối tác với các khách hàng khác. + Thực hiện các chính sách ưu đãi, thu hút lực lượng chuyên môn, nhân công có tay nghề cao, các cán bộ có trình bộ và kinh nghiệm nhằm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 là tương đối cao. Vì vậy để đảm bảo việc phát triển bền vững cũng như hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp, đồng thời cũng để việc sử dụng đòn bẩy tài chính có thể phát huy lợi ích của mình thì công ty nên giảm bớt đòn bẩy hoạt động xuống, nhằm cân bằng rủi ro cho cả công ty. 3.3.1. Tăng cường đầu tư TSCĐ Việc đầu tư thêm TSCĐ hỗ trợ quá trình sản xuất giúp công ty tăng được năng suất, cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh, đồng thời việc phát triển đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị cũng sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Ngoài việc thường xuyên bảo dưỡng cho máy móc thiết bị thì việc thanh lý các TSCĐ cũ đã hết khấu hao hoặc sắp hết khấu hao bằng việc mua TSCĐ mới sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất. Việc tăng TSCĐ sẽ làm định phí trong doanh nghiệp tăng lên, tuy nhiên nó cũng có thể giảm bớt được biến phí của công ty như giảm được lượng công nhân hoạt động hoặc tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, 68 Đơn vị tính: VNĐ (Nguồn: tự tổng hợp) Giả sử, năm 2013 công ty đầu tư mua một TSCĐ để thực hiện công đoạn cắt, sấn nguyên vật liệu mà không cần đến nhân công thực hiện công đoạn này, trị giá 400.000.000VNĐ để hỗ trợ việc sản xuất cột điện chiếu sáng, thời gian khấu hao là 10 năm. Khi đó, chi phí khấu hao tăng thêm 40.000.000VNĐ/năm. Năm 2011, với TSCĐ cũ thì việc sản xuất tốn kém nguyên vật liệu hơn, cụ thể là để sản xuất được 1 cột điện cần 1.621.564VNĐ tiền các nguyên vật liệu trực tiếp. Sau khi dùng TSCĐ mới, tiết kiệm được 4% chi phí nguyên vật liệu cho mỗi sản phẩm, với giá trị là 1.621.564 * 4% = 64.863VNĐ/SP. Và giảm được 3 lao động phục vụ cho công việc trên. Số lương trung bình giảm được là 30.000.000VNĐ/năm. Ta có biến phí đơn vị mới là: 3.890.624.515 30.000.000 64.863 ∗ 1365 1365  2.763.433VNĐ Bảng 3.1 Sản lượng hòa vốn và độ bẩy hoạt động khi công ty đầu tư TSCĐ mới Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 (Dự tính) Chênh lệch (%) Định phí 644.478.123 684.478.123 6,21 Biến phí đơn vị 2.850.274 2.763.433 (3,05) Giá bán đơn vị 3.600.000 3.600.000 0 Sản lượng tiêu thụ (SP) 1365 1365 0 Sản lượng hòa vốn 860 818 (4.88) Độ bẩy hoạt động 2.7 2.5 7,41 Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, việc tăng chi phí cố định làm cho định phí tăng, biến phí giảm, từ đó sản lượng hòa vốn và độ bẩy hoạt động cũng giảm. Độ bẩy hoạt động giảm cũng sẽ kéo theo mức độ rủi ro của công ty giảm. Cùng với đó là sản lượng hòa vốn giảm, khiến cho công ty chỉ cần sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ít hơn để có thể hòa vốn và do đó lợi nhuân đạt được cũng có thể cao hơn, giảm bớt áp lực cho các nhà quản trị trong việc thúc đẩy sản phẩm tiêu thụ để vượt qua điểm hòa vốn. 3.3.2. Quản lý chặt chẽ và hiệu quả các chi phí quản lý doanh nghiệp Một công ty muốn hoạt động tốt và có lợi nhuận cao thì ngoài việc đầu tư, phát triển kinh doanh hiệu quả thì còn cần phải biết quản lý chi phí một cách chặt chẽ và hợp lý, giảm thiểu các chi phí không cần thiết đối với doanh nghiệp. Công ty CP chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK có chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn và đặc biệt nó ảnh hưởng trực tiếp đến tổng định phí của doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2011- 2012, công ty cũng đã giảm được 23,86% chi phí này, điều này làm cho cả sản lượng hòa vốn và độ bẩy hoạt động đều giảm xuống đáng kể. Công ty cần phải có các Thang Long University Library 69 chính sách quản lý và thắt chặt các chi phí về quản lý doanh nghiệp để có một mức chi phí phù hợp và hiệu quả. Điều này sẽ giúp công ty giảm thiểu được chi phí phát sinh, đồng thời sản lượng hòa vốn và độ bẩy hoạt động cũng có thể giảm xuống. Để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp ta có thể giảm một số bộ phận chi phí như sau: - Chi phí nhân viên quản lý: xem xét cân nhắc giảm lương của một số cán bộ làm việc không hiệu quả, xem xét vấn đề trả lương theo định mức công việc và lương theo doanh thu của công ty. Có thể sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong việc quản lý doanh nghiệp như: CRM, ERP, HRM, để giảm thiểu lượng nhân viên. - Chi phí bằng tiền khác và chi phí dịch vụ mua ngoài: thực hiện chính sách tiết kiệm, kiểm soát việc sử dụng đồ dùng của công ty vào việc cá nhân. Cắt giảm các chi phí hội nghị, tiếp khách, đến mức thấp nhất bằng cách hạn chế hoặc tiết kiệm. Đưa ra các điều khoản thắt chặt việc sử dụng các chi phí trên. - Chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí đồ dùng văn phòng: sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các thiết bị đồ dùng văn phòng. Hạn chế mua hoặc thanh lý bớt các máy móc ít sử dụng hoặc không thực sự cần thiết, 3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 thấp. Nếu tận dụng một cách hiệu quả và hợp lý thì đòn bẩy tài chính sẽ đem lại lợi ích lớn cho công ty. Đặc biệt, việc sử dụng phương án nợ vay cũng đem lại nhiều lợi ích như chi phí sử dụng vốn thấp, tiết kiệm được thuế TNDN, Vì vậy, công ty có thể tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính lên với một cơ cấu nguồn vốn hợp lý để mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn cho công ty. 3.4.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay Công ty có thể tiến hành vay nợ nhiều hơn khi thiếu vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để hưởng những lợi ích mà việc sử dụng nợ vay mang lại. Tuy nhiên để việc sử dụng nợ vay đem lại hiệu quả cao thì công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng nợ vay. Công ty cần cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh để đảm bảo sao cho khả năng sinh lời trên tài sản mà công ty đầu vào là hiệu quả và cao nhất. Việc sử dụng vốn vay có hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận bù đắp cho chi phí lãi vay, giảm thiểu rủi ro tài chính cho công ty. 3.4.2. Tìm kiếm và sử dụng các nguồn nợ vay có chi phí thấp nhất Chi phí lãi vay luôn là sức ép đối với các công ty tài trợ vốn bằng phương án nợ vay, vì vậy họ luôn muốn tiết kiệm chi phí lãi vay, giảm sức ép thanh toán nợ và lãi vay cho công ty. Công ty có thể tiến hành nhiều cách thức huy động khác nhau ở các nguồn khác nhau để vay nợ. Vì vậy công ty có thể tìm kiếm và lựa chọn cho mình một 70 nguồn nợ vay có chi phí phù hợp với công ty. Ngoài việc vay vốn của các tổ chức tín dụng thì công ty cũng có thể phát hành trái phiếu bên trong công ty cho các công nhân có vốn nhàn rỗi mua hoặc phát hành ra bên ngoài thị trường. Đôi khi nhiều người trong cán bộ công nhân viên có vốn đi gửi tiết kiệm, công ty có thể vay chính họ với mức lãi suất cao hơn ngân hàng và thấp hơn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. Điều này có lợi cho cả công ty và công nhân viên hoạt động tại công ty. Tùy từng điều kiện cụ thể mà công ty có thể lựa chọn cho mình các phương thức vay vốn khác nhau để có được phương pháp huy động vốn tốt nhất. Bên cạnh đó thì việc thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu cho công ty cũng là biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng cho cả 2 loại đòn bẩy. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc bán hàng nhằm đạt được mức sản lượng và doanh thu cao trong tương lai sẽ giúp giảm bớt rủi ro hoạt động và rủi ro bán hàng. Đồng thời nếu mức sản lượng hay doanh thu vượt qua điểm hòa vốn càng lớn thì thông qua đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính sẽ làm cho lợi nhuận của công ty cũng như lợi ích mà các cổ đông nhận được càng cao. Công ty có thể thúc đẩy việc bán hàng thông qua việc nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty trên thị trường, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đưa ra các chính sách marketing hợp lý, Thang Long University Library LỜI KẾT Công ty CP chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK đã đi vào hoạt động được hơn 7 năm. Trong quá trình hình thành và phát triển, công ty luôn cố gắng nỗ lực đem lại những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất làm hài lòng khách hàng. Trong tương lai với mục tiêu phát triển vươn cao, công ty sẽ còn phải cố gắng hơn nữa trong quá trình phát triển. Hiện tại, công ty cũng bắt đầu có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Đây chính là động lực giúp công ty ngày càng cố gắng và nỗ lực hơn nữa trong tương lai. Qua việc phân tích quá trình sử dụng đòn bẩy của công ty trong giai đoạn 2010 -2012, ta có thể thấy được tác động của các đòn bẩy đến hoạt động kinh doanh và rủi ro của công ty. Từ đó cũng có một cái nhìn rõ nét hơn về việc áp dụng kỹ thuật đòn bẩy trong lĩnh vực kinh tế. Thông qua bài khóa luận này, em đã có được cơ hội vận dụng các kiến thức về đòn bẩy nói riêng và các kiến thức về tài chính doanh nghiệp nói chung và được áp dụng những lý thuyết đó vào thực tế. Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn gặp phải một số hạn chế có trong kỹ thuật phân tích do vẫn còn một số giả định và tính phức tạp của đề tài, đồng thời do kiến thức em còn hạn chế và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để bài viết của em có thể hoàn thiện hơn nữa. Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hướng dẫn Th.s Ngô Thị Quyên cùng các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK đã giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này! Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2013 Sinh viên Dương Bích Phương TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Lan Phương (2012), Luận văn: Phân tích tác động của đòn bẩy đến lợi nhuận và rủi ro tại công ty than Hà Tu, Đại học Thăng Long. 2. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2011), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tr.82-94. 3. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tr.246-269. 4. ThS. Ngô Kim Phượng (2013), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động, TP. Hồ Chí Minh, tr.44-77. 5. TS. Đỗ Quang Trị (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản tập 2, Nhà xuất bản Lao động, TP. Hồ Chí Minh, tr.71-84. 6. Wesite của công ty cổ phần chiếu sáng và thiết bị toàn bộ KK www.kklighting.vn Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa17244_9913.pdf