Đề tài Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

Nói đến thành công trong công tác hỗ trợ DNV&N chúng ta không thể không nhắc tới nƣớc Mỹ. Có thể nói ở Mỹ các chính sách phát triển DNV&N đã đƣợc xây dựng và triển khai một cách rất hiệu quả và triệt để từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Các cơ quan Chính phủ Mỹ chia ra các phòng ban với các chức năng khác nhau để hỗ trợ cho DNV&N. Cục kinh doanh và Kinh tế (EB) có vai trò xúc tiến các DNV&N ra thị trƣờng ngoài nƣớc thông qua đàm phán nhằ m giả m các rào cản thƣơng mại và đầu tƣ, đòi hỏi ƣu đãi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các DNV&N của Mỹ. Một cơ quan khác là Uỷ ban hỗ trợ hợp tác thƣơng mại Liên bang, cơ quan hoạch định các quyết định mang tính chiến lƣợc về nguồn lực và chƣơng trình hành động, tạo mối liên kết thƣơng mại quốc tế hội nhập cao và hiệu quả, tổ chức các chƣơng trình phát triển DNV&N. Song song với các cơ quan trên, Mỹ cũng thành lập Uỷ ban cố vấ n thƣơng mại cho các DNV&N. Uỷ ban này có trách nhiệ m cố vấn cho Chính phủ Mỹ trong việc ra các chính sách thƣơng mại, tiêu chuẩn, thƣơng mại điện tử, tài chính thƣơng mại, hàng rào phi thuế, trợ cấp xuất khẩu và nguyên tắc xuất xứ. Uỷ ban cũng nhấn mạnh tầ m quan trọng của DNV&N trong các đà m phán thƣơng mại.

pdf112 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 1973 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g điểm cạnh tranh nóng mà thƣờng gặp ở những khoảng trống, những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Ở đâu thị trƣờng có chỗ trống là ngƣời Nhật có mặt ở đó. Họ luôn tìm ra những khả năng tiềm tàng, linh hoạt vận dụng chính sách thị trƣờng và tạo ra những hàng hóa, dịch vụ chất lƣợng cao và mới lạ, biết đƣợc điểm mạnh, yếu của đối thủ, tìm ra phƣơng thức và bƣớc đi thích hợp trong cạnh tranh. Bằng cách đó, các doanh nghiệp Nhật Bản đã đi lên từ qui mô nhỏ và trở thành những tập đoàn hùng mạnh trên thƣơng trƣờng quốc tế. Khả năng tài ba, linh hoạt trong phát hiện và nắm bắt các cơ may thị trƣờng, hệ thống quản lý chất lƣợng toàn diện và văn hoá kinh doanh của ngƣời Nhật - đó là rất nhiều bài học quản trị quí giá cho các doanh nhân trên khắp thế giới nghiên cứu và học tập. 73 2. Bài học về sự hỗ trợ phát triển DNV&N của Chính phủ Mỹ Nói đến thành công trong công tác hỗ trợ DNV&N chúng ta không thể không nhắc tới nƣớc Mỹ. Có thể nói ở Mỹ các chính sách phát triển DNV&N đã đƣợc xây dựng và triển khai một cách rất hiệu quả và triệt để từ trung ƣơng tới địa phƣơng. Các cơ quan Chính phủ Mỹ chia ra các phòng ban với các chức năng khác nhau để hỗ trợ cho DNV&N. Cục kinh doanh và Kinh tế (EB) có vai trò xúc tiến các DNV&N ra thị trƣờng ngoài nƣớc thông qua đàm phán nhằm giảm các rào cản thƣơng mại và đầu tƣ, đòi hỏi ƣu đãi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các DNV&N của Mỹ. Một cơ quan khác là Uỷ ban hỗ trợ hợp tác thƣơng mại Liên bang, cơ quan hoạch định các quyết định mang tính chiến lƣợc về nguồn lực và chƣơng trình hành động, tạo mối liên kết thƣơng mại quốc tế hội nhập cao và hiệu quả, tổ chức các chƣơng trình phát triển DNV&N. Song song với các cơ quan trên, Mỹ cũng thành lập Uỷ ban cố vấn thƣơng mại cho các DNV&N. Uỷ ban này có trách nhiệm cố vấn cho Chính phủ Mỹ trong việc ra các chính sách thƣơng mại, tiêu chuẩn, thƣơng mại điện tử, tài chính thƣơng mại, hàng rào phi thuế, trợ cấp xuất khẩu và nguyên tắc xuất xứ. Uỷ ban cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của DNV&N trong các đàm phán thƣơng mại. Bên cạnh đó Mỹ cũng có giải thƣởng khuyến khích DNV&N nhƣ giải thƣởng dành cho các công ty hoạt động xuất sắc của Bộ trƣởng bộ Thƣơng mại Mỹ. Đây là một hình thức khuyến khích và công nhận vai trò của các DNV&N, tạo động lực cho các oanh nghiệp này phát triển. 74 Mỹ còn tổ chức văn phòng giúp đỡ các DNV&N không có ƣu thế. Văn phòng giúp cho các doanh nghiệp này có thể hoàn thành các hợp đồng cung cấp với tổng trị giá lên tới gần 2 tỷ USD mỗi năm20. Uỷ ban thƣơng mại quốc tế cũng là một trong cơ quan chức năng hỗ trợ rất đắc lực DNV&N thông qua các chƣơng trình đào tạo, hỗ trợ tài chính, chuyên gia, và xúc tiến xuất khẩu của DNV&N. Về mặt chính sách, Bộ Thƣơng mại Mỹ thành lập hai uỷ ban cố vấn trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó, một uỷ ban phụ trách cố vấn về các vấn đề liên quan đến công nghiệp dịch vụ, một uỷ ban phụ trách về bán buôn và bán lẻ, tại mỗi một uỷ ban đều có đại diện của DNV&N cũng nhƣ hiệp hội thƣơng mại công nghiệp. Hai uỷ ban này có nhiệm vụ thu thập các kết quả đàm phán của chính phủ Mỹ, xem xét lại các dự thảo chính sách, đền nghị các hoạt dộng và các định hƣớng cho Chính phủ các vấn đề liên quan dến doanh nghiệp, đặc biệt là DNV&N. Bên cạnh đó, một uỷ ban cố vấn đặc biệt cho DNV&N cũng đựoc thành lập nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp này các vấn đề liên quan đến thủ tục ký kết và soạn thảo hợp đồng, đại diện và đƣa ra các yêu cầu và đề nghị có lợi cho DNV&N tại các tổ chức quốc tế nhƣ OECD, và các cuộc đàm phán tại WTO, đề đạt yêu cầu và thông báo tình hình của DNV&N lên các cơ quan ban hành chính sách của Mỹ và các tổ chức quốc tế. Trên đây chỉ liệt kê sơ lƣợc một vài cơ quan và tổ chức hỗ trợ và phát triển DNV&N của Mỹ. Nhƣng qua đó ta có thể thấy tất cả các vấn đề liên quan đến phát triển DNV&N đƣợc chính phủ Mỹ rất quan tâm và có đƣờng lối, chính sách, giải pháp, công cụ thực hiện hiệu quả. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNV&N ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1. Các giải pháp nhằm gia tăng số lượng DNV&N trong nền kinh tế 20 Wayne, 2005 75 Thứ nhất, khơi dậy tinh thần kinh doanh của người Việt, đặc biệt là của giới trẻ Việt Nam. Để khơi gợi tinh thần kinh doanh có thể thực hiện các biện pháp sau: - Triển khai các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến tinh thần doanh nghiệp, ý chí kinh doanh và làm giàu tới mọi đối tƣợng. - Thí điểm thực hiện đƣa các bài học kinh doanh vào chƣơng trình học ở các trƣờng phổ thông, đại học, dạy nghề. - Mở rộng quy mô và các cuộc thi khuyến khích giới trẻ lập nghiệp nhƣ cuộc thi thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ đã đƣợc tổ chức trong những năm gần đây. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai trợ giúp khởi sự doanh nghiệp. - Thƣờng xuyên tổ chức giao lƣu giữa các doanh nhân thành đạt với sinh viên các trƣờng đại học và các diễn đàn về kinh doanh, làm giàu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới thể chế có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành lập và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đổi mới đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp. - Tiếp tục rà soát các văn bản pháp luật về đăng ký kinh doanh; tiếp tục rà soát, bãi bỏ các giấy phép kinh doanh không cần thiết; - Xác định cụ thể các ngành nghề kinh doanh “nhạy cảm”; tập hợp danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện để phổ biến rộng rãi, nhằm tạo điều kiện cho cả doanh nghiệp và những ngƣời làm công tác đăng ký kinh doanh. 76 Rà soát, đánh giá lại các hồ sơ, trình tự, thủ tục, chi phí và điều kiện đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, bao gồm từ khâu khắc dấu, đăng ký mã số thuế... nhằm xoá bỏ các điều kiện và chi phí bất hợp lý, hƣớng tới xây dựng cơ chế “một cửa” trong đăng ký kinh doanh, khắc dấu, đăng ký mã số thuế. Đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giảm chi phí khởi sự doanh nghiệp đến mức cạnh tranh nhất so với các nƣớc trong khu vực nhƣ: - Thƣờng xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp có thể nhận đƣợc những tham vấn về kinh doanh, nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh một các đơn giản và thuận tiện nhất. Nhà nƣớc nên có kế hoạch thiết lập hệ thống nối mạng đăng ký kinh doanh toàn quốc để giảm nhẹ thủ tục đăng ký kinh doanh. Đổi mới thể chế về đất đai và hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh - Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất đến tận các xã, phƣờng và công khai các quy hoạch này để đảm bảo cơ sở chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất và để các doanh nghiệp, gồm cả DNV&N công khai tiếp cận với đất phục vụ sản xuất. - Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 36/CP theo hƣớng cho phép Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đƣợc quyết định thành lập và phê duyệt các dự án đầu tƣ xây dựng khu công nghiệp quy mô nhỏ, các cụm công nghiệp làng nghề nhằm thống nhất quản lý đối với các mô hình khu, cụm, điểm, công nghiệp. - Xây dựng hệ thống cơ quan đăng ký đất trong cả nƣớc nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và khuyến khích đăng ký các giao dịch về đất. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý, cải cách thủ tục hành chính và chính sách theo hƣớng tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh bình đẳng, minh 77 bạch, ổn định và thông thoáng để thúc đẩy sự thành lập mới các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả kinh doanh của DNV&N. 2.1. Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của DNV&N Có thể nói, hiện nay vốn là một trong những vấn đề nan giải nhất đối với các DNV&N. Nhiều doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, phải bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Vì vậy, nâng cao năng lực về vốn là một trong những chính sách trọng tâm cần giải quyết trong thời gian tới. Để nâng cao năng lực về vốn của DNV&N chính phủ cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, đẩy nhanh việc thành lập và vận hành quỹ bảo lãnh tín dụng tại các địa phương, giúp DNV&N vừa và nhỏ có thể vay vốn khi gặp khó khăn về tài sản thế chấp. Quỹ bảo lãnh tín dụng có thể bảo lãnh tín dụng cho các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các dự án kinh doanh có hiệu quả. Về phƣơng án huy động vốn cho quỹ, kinh nghiệm của các nƣớc cho thấy phần lớn các quỹ bảo lãnh tín dụng đều có một tỷ lệ nhất định từ ngân sách nhà nƣớc, số còn lại huy động từ ngân hàng và các nguồn khác. Trong trƣờng hợp cụ thể của nƣớc ta hiện nay, Chính phủ nên cân nhắc bố trí một phần vốn hoạt động của quỹ từ ngân sách nhà nƣớc và phần còn lại có thể huy từ nguồn vốn của các tổ chức nƣớc ngoài nhƣ JBIC (Nhật Bản), UNDP, IMF… Thứ hai, điều chỉnh chính sách về tài sản thế chấp đối với các khoản vay. Hiện nay, phần lớn các DNV&N không thể vay vốn ngân hàng vì không có tài sản thế chấp. Do đó, nhiều ngân hàng đã cho phép doanh nghiệp dùng tài 78 sản đƣợc hình thành từ các khoản vay để thế chấp hoặc dùng hàng hoá làm tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn không thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu của ngân hàng về tài sản thế chấp. Vì vậy, trong những trƣờng hợp nhất định ngân hàng có thể đánh giá tiềm năng và giá trị của các dự án kinh doanh khả thi để cho vay và cùng với doanh nghiệp giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh đó để đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Lúc đó, ngân hàng có thể coi bản kế hoạch kinh doanh tốt nhƣ một tài sản thế chấp có giá trị thay cho các tài sản khác. Thứ ba, mở rộng hình thức tín dụng thuê mua. Mở rộng hình thức tín dụng thuê mua là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp khắc phục khó khăn về vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. Với hình thức này các ngân hàng thƣơng mại tháo gỡ đƣợc tình trạng “đóng băng” về vốn và đảm bảo an toàn hơn hình thức thế chấp tài sản. Tín dụng thuê mua là loại hình tín dụng trung gian dài hạn, ngƣời có nhu cầu vay vốn không nhận tiền mua sắm thiết bị, tài sản cho mình mà nhận trực tiếp tài sản cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngƣời đi thuê sẽ thanh toán bằng tiền thiết bị đó theo phƣơng thức trả dần và sau một thời gian sử dụng nhất định có thể mua lại chính tài sản đó. Thứ tư, thị trường hoá các khoản nợ. Hiện nay các DNV&N chiếm dụng vốn lẫn nhau rất nhiều khiến cho nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn giả tạo. Nhiều khi ngân hàng thƣơng mại cũng phải đeo đẳng các khoản nợ cho vay mà không có cách gì thu hồi vốn trƣớc ngày đáo hạn hoặc đã quá hạn. Việc thị trƣờng hoá các khoản nợ thực chất sẽ giúp cho các DNV&N thoát khỏi tình trạng thiếu vốn do bị chiếm dụng. Thƣơng phiếu đã đƣợc dùng để ghi giá trị các khoản nợ và đƣợc coi là công cụ tín dụng thƣơng mại có tác dụng làm lƣu động hoá các khoản nợ ở nhiều nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, hầu hết các DNV&N vẫn còn xa lạ với thƣơng phiếu và chƣa có thói quen sử 79 dụng nó nhƣ là một công cụ thanh toán và vay nợ trong các hoạt động kinh doanh của mình. Trong tƣơng lai, cần đẩy mạnh việc sử dụng công cụ này để giúp các doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thiếu vốn do bị chiếm dụng nhƣ trên. Thứ năm, cần phải tạo ra một “sân chơi bình đẳng” để tất cả các loại hình doanh nghiệp tuân thủ các thể lệ tín dụng và đƣợc hƣởng ƣu đãi và điều kiện tín dụng của Nhà nƣớc nhƣ nhau. Về vấn đề này, điều rất quan trọng mà cuộc khủng hoảng tài chính ở các nƣớc Đông Nam Á đã chứng minh một cách sinh động là phải đảm bảo để tất cả các khoản tín dụng đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích tài chính chứ không phải bởi các quyết định chính trị, bao gồm cả vốn vay cho các DNV&N. Ngoài ra, ngân hàng có thể tƣ vấn cho DNV&N cách thức xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh khả thi, quản lý tốt đồng vốn. Lúc đó ngân hàng mới thực sự trở thành ngƣời bạn đồng hành cùng chia sẻ các khó khăn với DNV&N nhằm xóa bỏ đƣợc tình trạng hiện nay là ngân hàng không giải ngân đƣợc trong khi các DNV&N vẫn trong tình trạng thiếu vốn. 2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực công nghệ của DNV&N Sự hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu và thành công của các doanh nghiệp nói chung và DNV&N nói riêng tuỳ thuộc vào sự kết hợp hữu hiệu giữa giáo dục, khoa học công nghệ và đổi mới và vào những dạng kỹ năng, khả năng và năng lực mới. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải giảm bớt sự phụ thuộc của mình vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nƣớc và vào những sản phẩm dựa trên chi phí lao động thấp. Để nâng cao năng lực về công nghệ của các DNV&N nhà nƣớc phải có chính sách mới để xây dựng một nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức, nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đảm bảo liên tục nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Thứ nhất, tạo môi trường cho đổi mới công nghệ 80 Nhà nƣớc có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thị trƣờng công nghệ để tăng khẳ năng tiếp cận thông tin và kỹ thuật công nghệ cao cho DNV&N. Sự hỗ trợ của nhà nƣớc có thể bao gồm các nội dung sau: - Hình thành thị trƣờng thiết bị và công nghệ trên cơ sở khuyến khích hoạt động của các đơn vị kinh doanh thiết bị công nghệ và hình thành khu vực thƣơng mại công nghiệp tập trung nhƣ các khu vực điện, điện tử, vật liệu, xây dựng… - Hình thành thị trƣờng dịch vụ tƣ vấn chuyển giao công nghệ. - Hình thành các đơn vị kiểm định công nghệ trực thuộc các sở khoa học - công nghệ - môi trƣờng có chức năng kiểm định, đánh giá trình độ thiết bị công nghệ theo nhu cầu quản lý nhà nƣớc và nhu cầu xác định giá trị thiết bị, công nghệ của các DNV&N. - Tăng cƣờng hoạt động thông tin công nghệ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, hoạt động đào tạo và đào tạo lại lao động kỹ thuật theo yêu cầu của quá trình dổi mới công nghệ của DNV&N. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần mở rộng thị trƣờng công nghệ bằng việc khuyến khích các hoạt động giao lƣu thƣơng mại về công nghệ, các trung tâm thông tin, tƣ vấn công nghệ, gắn các cơ sở nghiên cứu với các cơ sở sản xuất. Khẩn trƣơng xây dựng các chiến lƣợc công nghệ, ban hành các định chế liên quan đến công nghệ, sở hữu công nghệ, sở hữu trí tuệ, tạo điều kiện cho các DNV&N tìm hiểu thị trƣờng công nghệ mới. Thứ hai, cho phép khấu hao nhanh máy móc thiết bị và khấu trừ khi xác định thuế lợi tức Kinh nghiệm của một số nền kinh tế phát triển cho thấy đây là một trong những biện pháp ƣu đãi thuế thành công đƣợc sử dụng để khuyến khích các DNV&N đầu tƣ thiết bị và máy móc. Theo phƣơng pháp khấu hao nhanh 81 doanh nghiệp có thể bút toán và khấu hao nhiều hơn giá trị khấu hao thƣờng, thậm chí là gấp đôi. Lúc đó doanh nghiệp sẽ giảm đƣợc số lợi tức tính thuế của mỗi năm và giảm số thuế phải nộp. Đây đƣợc xem là một trong những biện pháp ƣu đãi thuế quan thành công nhất để khuyến khích các DNV&N đầu tƣ đổi mới trang thiết bị. Thứ ba, cần có các văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động thuê mua tài chính, bán trả góp để các DNV&N thiếu vốn có thể nâng cấp máy móc thiết bị tốt hơn mà không phải bỏ ra một khoản tiền khổng lồ. Cho thuê tài chính cũng giúp các DNV&N tránh đƣợc tình trạng “mắc kẹt” trong công nghệ. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhƣ vũ bão hiện nay, công nghệ rất nhanh chóng bị lão hoá, vòng đời công nghệ ngày càng bị rút ngắn, một công nghệ đƣợc coi là hiện đại trong giai đoạn này thì chỉ trong một thời gian ngắn sau lại có công nghệ hiện đại hơn thay thế. Nếu các doanh nghiệp dùng một khoản tài chính lớn đầu tƣ vào công nghệ họ sẽ không có tiền để liên tục đổi mới công nghệ, kết quả là doanh nghiệp bị lạc hậu về công nghệ, sản phẩm làm ra không có sức cạnh tranh, không còn khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng. Trong khi đó máy móc thiết bị vẫn chƣa khấu hao hết và doanh nghiệp rơi vào tình trạng “mắc kẹt” trong công nghệ. Để giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng này nhà nƣớc nên mở cửa thị trƣờng cho máy móc thiết bị cũ nhằm thu hút kỹ thuật từ nƣớc ngoài, nhƣng chỉ chấp nhận miễn thuế cho những thiết bị phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế đƣợc xác định cho từng thời kỳ. Thứ ba, thay đổi phương thức hỗ trợ vốn phát triển công nghệ Trƣớc đây các DNV&N thƣờng chỉ sử dụng phƣơng thức vay tín dụng với các điều kiện thế chấp, tín chấp. Phƣơng thức vay này vừa hạn chế khả 82 năng huy động vốn tín dụng ngân hàng của các DNV&N lại vừa tạo ra kẽ hở. Do đó, phải đa dạng hoá các phƣơng thức hỗ trợ để giải quyết ách tắc trong khâu chuyển giao vốn đầu tƣ tín dụng nhà nƣớc tới DNV&N. Các phƣơng thức này bao gồm: - Hình thành quỹ nghiên cứu triển khai, chuyển giao thiết bị công nghệ trên cơ sở sử dụng một bộ phận chi ngân sách cho nghiên cứu khoa học – công nghệ doanh nghiệp (trong điều kiện cho phép, cần thành lập ngân hàng tín dụng nghiên cứu khoa học công nghệ). Nguồn vốn từ quỹ này sẽ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, tổ chức nghiên cứu khoa học – công nghệ cho DNV&N. - Ứng dụng phát triển mô hình nhà nƣớc tổ chức hoạt động thu, đổi thiết bị công nghệ cũ, bán trả góp thiết bị công nghệ mới cho DNV&N. Theo phƣơng thức này, hệ thống ngân hàng thƣơng mại sẽ tài trợ vốn trả góp cho các đơn vị thƣơng mại thiết bị công nghệ và các đơn vị thƣơng mại giao dịch trực tiếp với các DNV&N với hai nội dung: thu mua thiết bị cũ và bán trả góp thiết bị mới. Ngoài ra, nhà nƣớc cần đẩy mạnh việc hỗ trợ thông tin cho các DNV&N nhƣ thông tin về thị trƣờng công nghệ, các thông tin trợ giúp về mặt kỹ thuật, đào tạo… để các DNV&N lựa chọn đƣợc công nghệ thích hợp. Bên cạnh đó, cũng cần giảm bớt chi phí liên lạc viễn thông quốc tế và phí truy cập internet để khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thông tin về công nghệ trên thế giới (hiện nay cƣớc điện thoại và cƣớc viễn thông ở Việt Nam là một trong những nơi cao nhất trên thế giới). Thứ tư, phát triển mô hình vườn ươm công nghệ để nuôi dƣỡng các doanh nghiệp nghiên cứu khoa học – công nghệ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao, thực hiện các trợ giúp cần thiết để các doanh 83 nghiệp này phát triển. Sau khi doanh nghiệp đã có đủ khả năng cạnh tranh sẽ đƣa ra khỏi vƣờn ƣơm và tiếp tục nuôi trồng các doanh nghiệp khác. Tóm lại, đổi mới công nghệ trong các DNV&N là một vấn đề cấp bách và vô cùng khó khăn. Trên đây là một số giải pháp góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, điều quan trọng là các doanh nghiệp phải tự nhận thức đƣợc rằng đổi mới công nghệ là việc làm tất yếu theo xu hƣớng phát triển của thời đại. Thêm vào đó, các tổ chức tƣ vấn, các cơ quan hỗ trợ, các hiệp hội nghề nghiệp phải thực sự là những ngƣời bạn gần gũi đối với các DNV&N, nhất là giai đoạn khởi sự vì áp lực của cuộc cạnh tranh buộc các DNV&N phải vƣơn lên nhƣng nếu thiếu định hƣớng, chỉ dẫn các doanh nghiệp sẽ không tránh khỏi những lúng túng. 2.3. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý và chất lượng nguồn nhân lực cho các DNV&N Về nguồn nhân lực quản lý Nhà nƣớc cần có các giải pháp sau: Thứ nhất, thiết lập hệ thống giáo dục đào tạo và nâng cao kỹ năng cho các giám đốc và nhà quản lý DNV&N. Hệ thống giáo dục chuyên nghiệp này có thể bao gồm: Hệ thống các trƣờng đào tạo quản lý cấp trung ƣơng với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu nhƣ: - Tiến hành nghiên cứu liên quan đến các vấn đề của DNV&N; - Phát triển các chƣơng trình đào tạo cho giảng viên và nhà cung cấp dịch vụ đào tạo; - Nghiên cứu và soạn thảo chƣơng trình đào tạo cho các khóa học, nhóm đối tƣợng, doanh nghiệp khác nhau và kế hoạch cải thiện chƣơng trình đào tạo; 84 - Nghiên cứu, phổ biến phƣơng pháp đào tạo hiệu quả cho các DNV&N; - Tổ chức các khoá đào tạo, đào tạo lại cho các giám đốc quản lý DNV&N nhằm đáp ứng mục tiêu của nhà nƣớc về công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hệ thống các trung tâm đào tạo và đào tạo lại ở các tỉnh và thành phố - Tiến hành cung cấp các chƣơng trình đào tạo và nâng cao kỹ năng cho giám đốc DNV&N trong những lĩnh vực mà các trung tâm ở cấp trung ƣơng chƣa cung cấp; - Tổ chức các khoá học đào tạo cho cán bộ mới vào kinh doanh ở các tỉnh, thành phố; - Cung cấp hỗ trợ về đào tạo quản lý và đào tạo nghề cho các DNV&N ở địa phƣơng đó; Thứ hai, về nội dung của các chương trình đào tạo Nội dung của trƣơng trình đào tạo quản lý có thể chia thành ba nhóm nhƣ sau: - Nhóm 1: Nội dung nhóm này hƣớng vào trang bị các kiến thức cơ bản để chủ doanh nghiệp có hiểu biết một cách khái quát và hệ thống, chuyển từ cách nghĩ cũ sang tƣ duy mới, hiểu biết hơn trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh thay đổi, hỗ trợ phát triển chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh, có những lựa chọn và ứng xử phù hợp trong các quyết định quản lý. - Nhóm 2: Giúp giám đốc doanh nghiệp thực hành các kỹ năng quản lý, tăng cƣờng khả năng tổ chức kinh doanh của họ. - Nhóm 3: Hỗ trợ giám đốc doanh nghiệp tiếp cận phƣơng pháp quản lý hiện đại nhằm cải thiện khả năng quản lý và tăng năng suất lao động. Thứ ba, về phương pháp đào tạo quản lý cho DNV&N 85 Hầu hết các phƣơng pháp đào tạo quản lý do các tổ chức cung cấp cho doanh nghiệp đến nay đều sử dụng phƣơng pháp đào tạo cũ, mang tính thụ động và cần phải thay thế bởi hệ thống phƣơng pháp mới tập trung vào phát huy tính năng động và sáng tạo của học viên. Những phƣơng pháp này bao gồm đào tạo thông qua các ví dụ/ vụ việc cụ thể (case study); vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết một vấn đề phức tạp; chò trơi kinh doanh; chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận nhóm… để các học viên có thể học hỏi lẫn nhau. Thứ tư, phát triển đội ngũ giảng viên, người đi đào tạo quản lý cho DNV&N. Đội ngũ giáo viên và ngƣời đi đào tạo có thể đƣợc chia làm hai nhóm là những ngƣời làm việc toàn thời gian cho một tổ chức đào tạo và cán bộ làm việc bán thời gian. Một số đề xuất nhằm tạo dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ đào tạo chuyên nghiệp bao gồm: - Đƣa ra các ƣu đãi vật chất để thu hút giảng viên làm việc bán thời gian; - Có các biện pháp khuyến khích nhằm thu hút các cán bộ có năng lực tham gia hệ thống đào tạo giám đốc cho DNV&N; - Phát triển chƣơng trình đào tạo quản lý trong nƣớc và nƣớc ngoài và tổ chức thăm quan các doanh nghiệp. Thứ năm, hỗ trợ tài chính cho đào tạo và đào tạo lại giám đốc DNV&N Nguyên tắc chung là chi phí cho các khoá đào tạo quản lý sẽ bù đắp bằng tiền phí thu từ các học viên, giám đốc doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thiết lập càng sớm càng tốt hệ thống đào tạo và đào tạo lại các nhà quản lý DNV&N nhằm đáp ứng một phần cấp bách nhu cầu trong hiện tại và tƣơng lai, hỗ trợ tài chính của nhà nƣớc là cần thiết và quan trọng. 86 Thứ sáu, tăng cường năng lực và mở rộng hoạt động của các trung tâm đào tạo quản lý DNV&N theo hướng liên kết với các trung tâm hỗ trợ và tư vấn kinh doanh. Các doanh nghiệp thƣờng đối mặt với những khó khăn trong việc phát triển kế hoạch và chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả, tìm kiếm cơ hội tiếp cận nguồn vốn, thông tin, thị trƣờng. Kinh nghiệm nhiều nƣớc cho thấy, những khó khăn này có thể đƣợc giải quyết thông qua chƣơng trình đào tạo không giới hạn bao gồm: đào tạo kết hợp với tƣ vấn kinh doanh. Để thực hiện điền này, các trung tâm đào tạo cần thực hiện theo hƣớng: - Cán bộ giảng dạy và đi đào tạo cần đƣợc đào tạo để nâng cao kiến thức về tƣ vấn và thực tế đã từng cung cấp dịch vụ tƣ vấn cho doanh nghiệp; - Đặc biệt chú trọng thiết lập mạng thông tin về hệ thống đào tạo cho DNV&N và kết nối với Trung tâm thông tin quốc gia và trung tâm thông tin của các Bộ, Ngành và các tổ chức liên quan cung cấp các dịch vụ tƣ vấn; - Phát triển đội ngũ chuyên gia trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, tài chính, ngân hàng, tiêu chuẩn chất lƣợng… những ngƣời có khả năng tham gia cung cấp dịch vụ tƣ vấn kinh doanh cho DNV&N. Về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho DNV&N Cho đến nay chúng ta chƣa có một chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực cho các DNV&N, do đó, việc đào tạo nguồn nhân lực của khu vực doanh nghiệp này chủ yếu hình thành một cách tự phát, chƣa có ai quản lý và chƣa có một thị trƣờng rõ ràng cho đào tạo nghề nghiệp. Về lâu dài, cần có một chiến lƣợc nguồn nhân lực chủ động cho các DNV&N trên cơ sở cơ cấu ngành nghề hiện có. Cụ thể cần có các biện pháp sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống dạy nghề hợp lý phù hợp với điều kiện nước ta 87 Hệ thống dạy nghề cần đƣợc tổ chức phân cấp, theo cơ cấu ngành gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội theo vùng lãnh thổ và phát huy tính xã hội hoá trong công tác đào tạo dạy nghề. Cơ quan trung ƣơng quản lý chung về công tác dạy nghề chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành, các địa phƣơng nghiên cứu hoạch định qui hoạch, kế hoạch trình chính phủ về công tác dạy nghề cho các giai đoạn và các bƣớc tiếp theo. Nội dung không chỉ hoạch định về qui mô, chất lƣợng, ngành nghề đào tạo mà cần chỉ rõ phƣơng án bố trí hệ thống các trƣờng nghề. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách tăng cƣờng đầu tƣ cho công tác dạy nghề. Ngoài vốn ngân sách dành cho công tác dạy nghề, cần phải chủ động phát huy vốn từ các nguồn khác nhƣ: Huy động đóng góp của ngƣời học, của ngƣời sử dụng lao động; lồng ghép công tác dạy nghề với các chƣơng trình kinh tế – xã hội khác nhƣ chƣơng trình quốc gia giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo; sử dụng nguồn vốn vay, hoặc tài trợ của các tổ chức quốc tế cho công tác dạy nghề. Thứ hai, khuyến khích hoạt động hỗ trợ nhân lực của các trung tâm hỗ trợ DNV&N Nhu cầu hỗ trợ về nhân lực của các DNV&N rất lớn mà khả năng cũng nhƣ tiềm lực của nhà nƣớc thì có hạn. Do đó, để đáp ứng nhu cầu chính đáng của các doanh ngiệp này, cần thiết phải huy động lực lƣợng hỗ trợ của toàn xã hội. Do đó, cần khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ các DNV&N về nhân lực. Hiện nay, công tác hỗ trợ DNV&N về nhân lực cũng nhận đƣợc sự quan tâm đáng kể. Các cuộc hội thảo bàn về vai trò cũng nhƣ các biện pháp hỗ trợ nhân lực DNV&N đƣợc phòng Thƣơng mại Công nghiệp Việt Nam cùng các đơn vị tài trợ liên tục tổ chức. Ngày càng có nhiều tổ chức hỗ trợ và kết quả cho thấy số lƣợng DNV&N nhận đƣợc sự hộ trợ từ các trung tâm lớn hơn rất 88 nhiều so với những năm trƣớc. Để DNV&N có những bƣớc tiến hơn nữa thì bên cạnh sự hỗ trợ về các chính sách đào tạo nhân lực của chính phủ, các trung tâm cũng cần đƣợc hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt là trong việc hình thành một mạng lƣới liên kết hợp tác cùng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và Nhà nƣớc cần khuyến khích những trung tâm hỗ trợ này phát triển ở mức cao hơn. 3. Các giải pháp phát triển DNV&Ntrong các ngành công nghiệp phụ trợ DNV&N đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm công nghiệp phụ trợ thƣờng đƣợc sản xuất với quy mô nhỏ và đƣợc thực hiện bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, để phát triển công nghiệp phụ trợ của Việt Nam, Chính phủ cần ủng hộ sự phát triển mạnh mẽ các DNV&N trong ngành công nghiệp phụ trợ. Ngoài những giải pháp phát triển DNV&N chung nhƣ đã nêu ở trên, để tạo bƣớc phát triển đột phá cho công nghiệp phụ trợ Chính phủ cần có những giải pháp cụ thể sau: Thứ nhất, khẩn trương hoàn thành quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ quốc gia, nhằm xác định rõ các lĩnh vực cần ƣu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong thời gian tới và các giải pháp đột phá để phát triển công nghiệp phụ trợ. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của nƣớc ta hiện nay, trong thời gian trƣớc mắt cần ƣu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong bốn lĩnh vực là cơ khí, ôtô, điện tử – tin học và dệt may – da giầy. Trong các giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ cần lấy giải pháp doanh nghiệp làm trọng tâm, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh. Thứ hai, thực hiện các ưu đãi nhất định đối với các DNV&N sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ trong những năm đầu hoạt động. 89 - Cho rà soát lại các cơ sở sản xuất các ngành công nghiệp phụ trợ để nắm đƣợc tình hình hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp từ đó có biện pháp hỗ trợ thích hợp. - Thực hiện các ƣu tiên về thuế, mặt bằng sản xuất và nguồn lực tài chính cho các DNV&N sản xuất sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Ví dụ, doanh nghiệp sản xuất linh kiện đƣợc vay vốn dài hạn, đƣợc miễn thuế lợi tức đối với lợi nhuận tái đầu tƣ và xây dựng hệ thống bảo lãnh tín dụng đầu tƣ. - Kết hợp với các doanh nghiệp xây dựng các tiểu chuẩn chất lƣợng thống nhất cho các sản phẩm công nghiệp phụ trợ để các sản phẩm này có thể đáp ứng các yêu cầu quốc tế. Một trong những điểm yếu của công nghiệp phụ trợ Việt Nam hiện nay là chất lƣợng sản phẩm thấp, tính tiêu chuẩn hoá không cao nên không đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà sản xuất các sản phẩm chính. Để khắc phục tình trạng này doanh nghiệp và Nhà nƣớc cần kết hợp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng thống nhất cho các sản phẩm phụ trợ để nâng cao chất lƣợng và tính tiêu chuẩn hoá của sản phẩm. - Lập chế độ tƣ vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên gia nƣớc ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại từng doanh nghiệp. Hiện nay, Nhật Bản và một số nƣớc khác đang có chế độ gửi những ngƣời đã đến tuổi nghỉ hƣu nhƣng còn sức khoẻ và ý chí, muốn đem kinh nghiệm của mình đến giúp các nƣớc đang phát triển, sự phát triển của công nghiệp phụ trợ Việt Nam cũng đang là một trong những vấn đề đƣợc Nhật Bản đang quan tâm hỗ trợ. Chúng ta cần biết tận dụng tốt các cơ hội này. - Lập chế độ thƣởng đặc biệt (ví dụ từ nay đến năm 2008) cho những doanh nghiệp có thành tích cao trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Thứ ba, cải thiện hệ thống kiểm soát chất lượng 90 Hiện nay, các khía cạnh pháp lý về kiểm tra chất lƣợng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lƣợng thuộc bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Việc quản lý tiêu chuẩn, kiểm định chất lƣợng và phân tích mẫu do trung tâm Quản lý và Kiểm định chất lƣợng thực hiện dƣới sự chỉ đạo của cơ quan tiêu chuẩn và chất lƣợng tại Hà Nội, Đà nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Việc quản lý và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm là một trong nhiều chức năng quan trọng của Chính phủ để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của các ngành này. Do đó, cần phải tăng cƣờng và mở rộng hoạt động của các cơ quan trên. Ngoài ra, các cơ quan kiểm tra và quản lý chất lƣợng sản phẩm cần giúp doanh nghiệp nhận thức đƣợc tầm quan trọng của quản lý và kiểm tra chất lƣợng sản phẩm để doanh nghiệp có các biện pháp quản lý và kiểm tra thích hợp ngay tại doanh nghiệp. Thứ tư, khuyến khích đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp phụ trợ. -Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hình thức liên doanh giữa các DNV&N Việt Nam và các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Thực hiện các chính sách ƣu đãi về đầu tƣ nhƣ ƣu đãi về thuế thu nhập, hoặc miễn giảm thuế nhập khẩu thiết bị máy móc cho các nhà đầu tƣ sản xuất phụ trợ… Một số nƣớc đang phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, có chƣơng trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các DNV&N tại các nƣớc đang phát triển. Việt Nam nên đặc biệt tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện có. 4. Các giải pháp phát triển DNV&Nở các làng nghề truyền thống Nhƣ đã phân tích ở trên việc phát triển các DNV&N có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các làng nghề. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp phát triển DNV&N chung Nhà nƣớc ta cần có các giải pháp cụ thể để phát triển các DNV&N ở các làng nghề. 91 Thứ nhất, quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp làng nghề để đưa các DNV&N của làng nghề vào đó hoạt động. Khi quy hoạch cần xem xét ngành nào, sản phẩm nào để lại sản xuất phân tán ở làng quê có hiệu quả không thì nhất thiết phải đƣa vào cụm công nghiệp làng nghề (CCNLN). Ngành nào, sản phẩm nào nếu sản xuất phân tán không hiệu quả và làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh sống của dân cƣ thì kiên quyết thành lập CCNLN, tách khu vực sản xuất ra khỏi khu vực dân cƣ và mở rộng phát triển sản xuất. Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đối với việc hình thành và phát triển các CCNLN. Ví dụ, Nhà nƣớc hỗ trợ đối với việc xây dựng hạ tầng cơ sở ngoài hàng rào, cấp điện, nƣớc đến CCNLN, hỗ trợ 30% kinh phí giải phóng mặt bằng trong hàng rào, hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp làng nghề, ƣu tiên trong việc định giá thuê đất, hỗ trợ công tác đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ… Thứ ba, phát triển các hoạt động dịch vụ với sự hỗ trợ của Nhà nước cho các DNV&N làng nghề. Các hoạt động dịch vụ nhƣ: đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tƣ vấn chất lƣợng, xúc tiến thƣơng mại, tài chính ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với đẩy nhanh sự phát triển các CCNLN. Trên thực tế, các hoạt động dịch vụ trên còn rất nhỏ bé, chƣa phát triển và phần lớn do cơ sở tự lo hoặc do tổ chức trung gian đảm nhận. Do đó, cần chú trọng phát triển các loại hoạt động dịch vụ trên và Nhà nƣớc cần có sự hỗ trợ chúng thông qua các hình thức sau: - Miễn giảm phí khi thụ hƣởng các dịch vụ đó; 92 - Miễn giảm thuế và đƣợc hƣởng ƣu đãi cho các tổ chức dịch vụ nếu các tổ chức đó phục vụ cho phát triển làng nghề và cụm công nghiệp làng nghề. Thứ tư, thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các doanh nghiệp trong làng nghề. Trên thực tế, chƣa có tiến bộ và thay đổi đáng kể trong giải quyết ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề khi thành lập CCNLN. Để giảm ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề và các CCNLN, cần có giải pháp đồng bộ về: Qui hoạch, công nghệ sản xuất, xử lý môi trƣờng và chính sách kèm theo. - Về công nghệ sản xuất: Cần thay đổi và đổi mới công nghệ sản xuất theo hƣớng áp dụng công nghệ ít gây ô nhiễm môi trƣờng, ví dụ: lò ga thay lò hộp sử dụng than củi trong các làng và các cụm công nghiệp sản xuất gốm sứ. - Về xử lý ô nhiễm: Tại các CCNLN có thể thành lập các xí nghiệp xử lý chất thải và áp dụng các phƣơng tiện xử lý chất thải. Nên có các giải pháp để nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi ngƣời lao động. Mỗi cơ sở sản xuất - kinh doanh phải có giải pháp xử lý tập trung phế thải ở CCNLN với sự hỗ trợ có hiệu quả của nhà nƣớc. Thứ năm, hỗ trợ xây dựng tên tuổi thương hiệu và tiếp cận thị trường cho các làng nghề. Các sản phẩm làng nghề của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu rất cao tuy nhiên hiện nay do chƣa có kinh nghiệm trong giao lƣu buôn bán với nƣớc ngoài nên hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở các làng nghề vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có. Nhiều làng nghề vẫn gặp khó khăn, vƣớng mắc lớn trong công tác tiếp cận thị trƣờng và chƣa nhậ thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng thƣơng hiệu. Các giải pháp chính phủ có thể thực hiện là: 93 - Tổ chức các kênh thông tin thƣơng mại hiệu quả đến doanh nghiệp và tổ chức tuyên truyền về thƣơng hiệu. - Chúng ta cũng có thể đẩy mạnh phát triển các sàn giao dịch điện tử để các làng nghề có cơ hội trƣng bày, giới thiệu sản phẩm trên mạng Internet. Đây sẽ là đầu mối cung cấp thông tin về thị trƣờng, đối tác, sản phẩm và là nơi hỗ trợ giao dịch trực tuyến cho phép các doanh nghiệp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng. - Đẩy mạnh và nâng cạo hiệu quả hoạt động xúc tiến thƣơng mại của các tổ chức xúc tiến thƣơng mại cho các doanh nghiệp ở làng nghề nhƣ: Tổ chức các đoàn doanh nghiệp ra nƣớc ngoài để tìm hiểu thị trƣờng, tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh; tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm thƣơng mại trong nƣớc và ngoài nƣớc; phát triển thông tin thƣơng mại; thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại; xây dựng cơ sở kỹ thuật vật chất phục vụ cho các hoạt động xúc tiến thƣơng mại - Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu và hoạt động xúc tiến thƣơng mại của làng nghề. - Xây dựng mối quan hệ và tổ chức thƣờng xuyên việc đỗi thoại giữa các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp làng nghề. 94 5. Các giải pháp phát triển DNV&N ở vùng nông thôn Để phát triển và đa dạng hoá các DNV&N ở nông thôn, ngoài các giải pháp đã nêu Nhà nƣớc cần có các giải pháp cụ thể sau: Thứ nhất, hoàn thiện các chính sách và chương trình phát triển DNV&Nở nông thôn. - Trong chính sách đảm bảo thị trƣờng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nƣớc không những cần ƣu tiên dành một số hợp đồng mua sắm của mình cho các DNV&N mà còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trở nên có năng lực trƣớc khi tham gia đấu thầu. - Hoàn thiện, minh bạch các chính sách về thanh tra, kiểm tra đồng thời giảm quan liêu, bao cấp, can thiệp sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần tăng các biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt ở khu vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều bất cập về trình độ quản lý, nguồn lực ít đƣợc đào tạo, thị trƣờng bị hạn chế, bị ảnh hƣởng của thiên tai… - Trong thời gian tới cần xây dựng cơ chế, lộ trình để hình thành hàng loạt công ty ở khắp nông thôn. Nhà nƣớc cần có sự chỉ đạo, quản lý thống nhất để ngƣời dân ở nông thôn làm quen với phƣơng thức kinh doanh mới, thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo hợp đồng thƣơng mại, xây dựng thƣơng hiệu, có thƣơng phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia rồi quốc tế. Hoạt động này cần đƣợc hoạch định thành chiến lƣợc. Thứ hai, phát triển hệ thống hợp tác xã và dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn. - Hoàn chỉnh các văn bản pháp quy nhằm tăng thêm các chức năng mới cho hợp tác xã nhƣ kinh doanh, phát triển công nghiệp, chế biến, thƣơng mại, xuất nhập khẩu, tín dụng, bảo hiểm... Có thể tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản về công nghiệp hoá nông thôn thời gian đầu Cách mạng Minh Trị. Họ 95 không dùng ngân hàng để cho nông dân vay mà xây dựng tổ chức hợp tác xã làm luôn chức năng cho vay. Hợp tác xã và các tổ chức nông dân không chỉ làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà còn là đại diện, bảo vệ quyền lợi nông dân, tham gia hoạch định, quản lý, giám sát các dự án đầu tƣ phát triển nông thôn. Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp nông thôn như: - Giảm mạnh tiền thuê đất đến mức tối đa có thể đƣợc; - Đơn giản thủ tục hành chính; - Giảm thuế và hỗ trợ việc xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm xuất khẩu nhiều lợi nhuận, dùng nhiều lao động. Thứ tư, tăng cường các hoạt động truyền thông và đào tạo ở nông thôn. Cần tăng cƣờng phối hợp các hoạt động truyền thông đại chúng của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng với các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng ngắn hạn, các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, hiểu biết kinh doanh thị trƣờng, làm giàu chính đáng. Đồng thời. Tăng cƣờng các hình thức giáo dục về nâng cao dân trí, giúp giảm thiểu các hình thức kinh doanh sai trái, chộp giật làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng kinh doanh. Truyền thông đại chúng phải hƣớng đến hình thành hệ thống phân tích thị trƣờng, tƣ vấn kinh doanh thƣơng mại, quảng cáo, marketing sản phẩm, nhất là khi xuất khẩu. Thông qua các hoạt động giáo dục, truyền thông tích cực giới thiệu các hoạt động chuyên nghiệp nhƣ quan hệ công chúng, văn hoá kinh doanh, thƣơng hiệu doanh nghiệp... cho các DNV&N ở nông thôn. 96 KẾT LUẬN Năm 2006 là năm mở đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 – 2010 mang tên: “chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Đây cũng là năm đánh dấu mốc hội nhập kinh tế quan trọng của Việt Nam với việc trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Từ đây, nền kinh tế nước ta sẽ thực sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với nhiều thách thức và cơ hội mới. Tìm ra phương hướng phát triển kinh tế đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước và bối cảnh quốc tế đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Qua Khoá luận trên chúng ta đã thấy được nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm năng to lớn trong việc đáp ứng các nhu cầu đó. Tuy nhiên, hiện nay quá trình phát triển của các doanh nghiệp này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần có sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và toàn xã hội, để có thể phát huy tối đa vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong việc đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ đó, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng phải nỗ lực vươn lên để có thể phát triển xứng đáng với tiềm năng và vai trò của mình. Là một doanh nhân trong tương lai, ngay từ bây giờ các sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên năm cuối khối Kinh tế cũng nên có cái nhìn đúng đắn để có thể góp phần vào việc “phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế” của đất nước. Với sự nỗ lực của tất cả chúng ta, có thể lạc quan tin tưởng rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, đưa nền kinh tế Việt Nam không ngừng đi lên. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. PGS. TS. Lê Thanh Bình (2006), Phát triển, đa dạng hoá doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam, Tạp chí Công Nghiệp tháng 7/2006. 3. Bộ Kế hoạch Đầu tƣ (2006), Báo cáo tổng quan tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn 2001-2005, Hà Nội. 4. PGS.TS. Nguyễn Cúc (2005), Hai mươi năm đổi mới và sự hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 5. TS. Nguyễn Xuân Dũng (2002), Một số định hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Đặng Hiếu (2006), Vai trò của làng nghề trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản tháng 2/2006. 7. Trần Thị Vân Hoa (2002), Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của một số nước trên thế giới và một số ý kiến đối với chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 8. Học viện tài chính- Viện khoa học tài chính (2002), Tình hình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Tài chính, Hà Nội. 9. Đàm Văn Huệ (2006), Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 10. Vũ Ngọc Huỳnh (2005), Hệ thống các văn bản pháp luật mới nhất, Nxb Lao động, Hà Nội. 98 11. Thanh Mai (2006), Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa: Những điều trông thấy, Báo Hà Nội mới số ra các ngày 23 - 25 - 26 - 27 - 30 tháng 10, Hà Nội. 12. Nguyễn Thuỷ Nguyên (2006), WTO - thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 13. GS.TSKH Lê Du Phong (2006), Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ. Kinh nghiệm Hungary và vận dụng vào Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 14. Trần Văn Thọ (2005), Biến động kinh tế Đông Á và con đường công nghiệp hoá Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội. 15. Bích Thuỷ (2006), Phát triển công nghiệp phụ trợ - con đường đầy gian khó, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 339 tháng 8/2006. 16. GS.TS. Nguyễn Văn Thƣờng (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Những rào cản cần phải vượt qua, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 17. GS.TS. Nguyễn Văn Thƣờng, GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Kinh tế Việt Nam năm 2005 trước ngưỡng cửa của tổ chức thương mại thế giới, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 18. Tổng cục Thống kê (2006), Thực trạng doanh nghiệp qua kết quả điều tra các năm 2003, 2004, 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. 19. Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. 20. Tổng cục Thống kê (2006), Tình hình kinh tế xã hội 5 năm 2001- 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội. 99 21. Trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Viện Konrad Adenauer (2005), Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế - Kinh nghiệm trong nước và quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội. 22. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng (2005), Báo cáo kinh tế Việt Nam 2005, Hà Nội. Danh mục các trang web: Trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ : Trang web của Tổng cục Thống kê: Trang web của Bộ Thƣơng mại: Trang web của Bộ tài chính: Trang web của Bộ Công nghiệp: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ƣơng: Tin nhanh Việt Nam: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam: Trang thông tin hỗ trợ DNV&N: Phụ lục 1: Tiêu chí xác định khái niệm SMEs ở một số nước Nước Loại doanh nghiệp Số lao động (người) Tổng số vốn/ trị giá tài sản (triệu) Doanh số/năm (triệu) Cộng hoà liên bang Đức SMEs Doanh nghiệp nhỏ Dưới 500 Dưới 9 Dưới 100 DM Dưới 1 DM Australia&Cana da SMEs Dưới 500 Dưới $20 Canada Nhật SMEs công nghiệp SMEs bán buôn SMEs bán lẻ Dưới 300 Dưới 100 Dưới 50 Dưới 100 Yên Nước Loại doanh nghiệp Số lao động (người) Tổng số vốn/ trị giá tài sản (triệu) Doanh số/năm (triệu) Hàn Quốc SMEs công nghiệp SMEs dịch vụ Dưới 100 Dưới 20 Hongkong SMEs công nghiệp SMEs dịch vụ Dưới 100 Dưới 50 Đài Loan SMEs Dưới $120 HK Singapore SMEs Dưới 100 Dưới $500 Sing Thái Lan SMEs Dnghiệp gia đình Doanh nghiệp nhỏ Dưới 200 Dưới 10 Từ 10 đến 49 Dưới 500 bath Dưới 1 bath Dưới 10 bath Indonesia SMEs Dnghiệp cực nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Dưới 200 Dưới 20 Dưới 2 rupia Dưới 600 rupia Dưới 2000 rupia Dưới 50 rupia Dưới 1000 rupia Philippine SMEs Dnghiệp cực nhỏ Hộ thủ công nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Dưới 200 Dưới 9 Dưới 9 Từ 10 đến 99 Dưới 60 peso Dưới 0,15 peso Từ 0,15đến1,5peso Từ 1,5 đến 15 peso Malaysia SMEs Doanh nghiệp nhỏ Dưới 200 Dưới 50 Dưới $2,5 Malai Dưới $0,5 Malai Myanmar SMEs Dưới 100 Nguồn: [21, tr.22] Phụ lục2. Số lượng và tỷ trọng DNV&N theo ngành năm 2004 Ngành cấp 2 Tổng số doanh nghiệp Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo lao động Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo vốn Tổng số %Tổng số doanh nghiệp %Tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổng số %Tổng số doanh nghiệp %Tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổng số 91754 88234 96,2 100 79400 86,5 100 Nông, lâm nghiệp 1015 871 85,8 1 572 56,4 0,7 Thủy sản 1354 1350 99,7 1,5 1310 96,8 1,6 Công nghiệp khai thác 1192 1121 94 1,3 1015 85,2 1,3 Công nghiệp chế biến 20531 18434 89,8 20,9 15615 76,1 19,7 Sản xuất, phân phối điện 1480 1456 98,4 1,7 1389 93,9 1,7 Xây dựng 12315 11668 94,7 13,2 10323 83,8 13,0 Thơng nghiệp, sửa chữa động cơ, xe máy 36079 35867 99,4 40,6 33372 92,5 42,0 Khách sạn, nhà hàng 3957 3914 98,9 4,4 3653 92,3 4,6 Vận tải, kho bãi 5351 5200 97,2 5,9 4683 87,5 5,9 Tài chính, tín dụng 1129 1113 98,6 1,3 852 75,5 1,1 Kinh doanh tài sản, tư vấn 6172 6111 99 6,9 5591 90,6 7,0 Dịch vụ khác 1179 1129 95,8 1,3 1025 86,9 1,3 Nguồn: [21, tr.82] Phụ lục 3. Mức độ trang bị vốn trung bình của doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2004 Chỉ tiêu Tổng số doanh nghiệp vừa và nhỏ Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo khu vực kinh tế Doanh nghiệp nhà nớc Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp có vốn nớc ngoài Số doanh nghiệp 88222 2959 82819 2423 Số lao động 2211895 336234 1672373 203288 Tổng số vốn (tỷ đồng) 701168 158664 337440 205065 Vốn/doanh nghiệp (tỷ đồng) 7,9 53,6 4,1 84,6 Tài sản cố định/ Tổng số vốn 0,344 0,296 0,297 0,528 Tài sản cố định/lao động (*) (triệu đồng) 109,2 139,6 59,9 532,9 Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2005 Ghi chú (*) : Bao gồm cả đầu tư dài hạn Phụ lục 4. Trình độ học vấn , đào tạo của lao động trong doanh nghiệp năm 1995 Đơn vị: % Loại doanh nghiệp Trình độ đào tạo Cao đẳng, đại học Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật Loại khác Tổng số doanh nghiệp 9,5 9,1 21,7 52,9 Doanh nghiệp nhà nớc 10,2 10,7 26,2 64,8 Doanh nghiệp tập thể 1,6 2,9 12,5 83 Doanh nghiệp tư nhân 3,1 3,3 6,4 87,2 Công ty trách nhiệm hữu hạn 9,6 5,5 7,8 77 Công ty cổ phần 13,2 4,1 5,1 76,1 Doanh nghiệp có vốn nớc ngoài 13,5 5,7 11,2 6 Nguồn : Tổng cục thống kê 1997 Phụ lục 5. Trình độ đào tạo của giám đốc doanh nghiệp năm 1995. Đơn vị: % Loại doanh nghiệp Trình độ đào tạo Cao đẳng, đại học Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật Loại khác Tổng số 35,8 9,4 4,6 50,2 Doanh nghiệp nhà nước 81,4 11,2 0,8 6,5 Doanh nghiệp tập thể 14,8 17,2 8,5 59,5 Doanh nghiệp tư nhân 8,3 6,9 7,1 77,7 Công ty trách nhiệm hữu hạn 77,1 3,4 1,7 17,8 Công ty cổ phần 51,3 10,3 3,1 35,3 Doanh nghiệp có vốn nước ngoài 87,7 2,7 0,1 9,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê 1997 Phụ lục 6: Những khó khăn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 1990-2002 57 24 36 28 11 53 35 50 17 16 58 23 49 17 4 0 10 20 30 40 50 60 70 ThiÕu vèn Nhu cÇu h¹n chÕ Qu¸ nhiÒu c¹nh tranh ThiÕu c«ng nghÖ hiÖn ®¹i ChÝnh s¸ch cña chÝnh phñ 1991 1997 2002 Nguồn: [1,tr 104] Phụ lục 7. Đánh giá môi trường kinh doanh của Việt Nam năm 2006 Mức độ dễ dàng Xếp hạng của Việt Nam Nước xếp hạng cao nhất Nước xếp hạng thấp nhất Hoạt động kinh doanh 99 Nui Dilân Cônggô Gia nhập thị trường 82 Canađa Angôla Giải quyết giấy phép 18 Palau Tandania Sử dụng lao động 122 Palau Buốckina Phaxô Đăng ký tài sản 39 Nui Dilân Nigiêria Tiếp cận tín dụng 106 Anh Campuchia Bảo vệ nhà đầu tư 143 Nui Dilân ápganixtan Đóng thuế 107 Manđơvi Bêlarut Thương mại qua biên giới 83 Đan Mạch Irắc Thực hiện hợp đồng 102 Na Uy Đông Timo Đóng cửa doanh nghiệp 95 Nhật Bản Bờ Tây dải Gaza Nguồn: Ngân hàng thế giới và Công ty tài chính quốc tế, 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3576_1328.pdf
Luận văn liên quan