MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7
LỜI MỞ ĐẦU 8
Chương 1. Tổng quan về marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam và một số kinh nghiệm quốc tế 10
1.1. Lịch sử hình thành, khái niệm marketing xuất khẩu 10
1.1.1. Lịch sử hình thành 10
1.1.2. Khái niệm 11
1.2. Các chiến lược marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ 12
1.2.1. Chiến lược marketing quốc tế 12
1.2.2. Tiếp thị toàn cầu 12
1.2.3. Bản chất của marketing quốc tế 13
1.2.3.1. Định nghĩa 13
1.2.3.2. Quản trị marketing quốc tế 14
1.2.4. Chiến lược marketing xuất khẩu 15
1.2.5. Chiến lược lựa chọn thị trường 16
1.2.5.1. Xác định và phân khúc thị trường 16
1.2.5.2. Chiến lược mở rộng thị trường 18
1.2.5.3. Chiến lược chọn lựa thị trường 19
1.2.6. Chiến lược thâm nhập thị trường 21
1.2.6.1. Chiến lược thâm nhập thị trường 21
1.2.6.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến thâm nhập thị trường 23
1.2.7. Chính sách sản phẩm 25
1.2.7.1. Định nghĩa về sản phẩm trong marketing 25
1.2.7.2.Vai trò, vị trí của chiến lược sản phẩm 25
1.2.7.3.Chu kỳ đời sống sản phẩm 25
1.2.7.4. Nhãn hiệu- dấu hiệu- thương hiệu sản phẩm 30
1.3. Bài học marketing xuất khẩu của các nước trên thế giới 31
1.3.1.Hàn Quốc 31
1.3.2. Nhật Bản 32
Chương 2. Thực trạng áp dụng marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 35
2.1. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 35
2.1.1. Một số định nghĩa về doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 35
2.1.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 35
2.1.2.1. Đặc điểm 35
2.1.2.2. Thực trạng hoạt động doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay 37
2.1.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 39
2.1.4. Các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa nhà nhỏ của Việt Nam 41
2.2. Thực trạng áp dụng marketing trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 45
2.2.1. Hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động Marketing trực tiếp ở Việt Nam 45
2.2.2.Mục tiêu marketing xuất khẩu của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 47
2.2.3. Chiến lược marketing xuất khẩu ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 48
2.2.3.1. Lập kế hoạch marketing trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 48
2.2.3.2. Chiến lược marketing của doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam 50
2.2.4. Các công cụ marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 53
2.2.4.1. Thư trực tiếp: 53
2.2.4.2. Marketing qua Catalog 54
2.2.4.3. Marketing trực tuyến 54
2.2.4.4. Sự hiện diện điện tử (Website) 55
2.2.4.5. Diễn đàn, newgroup, bảng tin và các cộng đồng web: 55
2.2.4.6. Các chính sách marketing xuất khẩu sản phẩm trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 57
2.3. Lợi ích của marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 60
2.3.1. Marketing xuất khẩu trên internet tạo lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ 60
2.3.2. Marketing xuất khẩu một công cụ xúc tiến mới ở Việt nam 61
2.4. Các nguyên tắc trong marketing xuất khẩu áp dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 62
2.4.1. Các nguyên tắc của marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 62
2.4.2. Tìm hiểu văn hóa của các nước _bước khởi đầu của chiến lược marketing xuất khẩu 64
2.5. Các yếu tố tác động đến marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp Việt Nam 65
2.5.1. Các yếu tố bên trong 65
2.5.1.1. Sản phẩm 65
2.5.1.2. Giá 66
2.5.1.3. Xúc tiến 66
2.5.1.4. Địa điểm 67
2.5.1.5. Đóng gói 67
2.5.1.6. Định vị 68
2.5.1.7. Con người 68
2.5.2. Các yếu tố bên ngoài 69
2.6. Nguyên nhân marketing xuất khẩu chưa phổ biến và đạt hiệu quả cao ở các doanh nghiệp Việt Nam 70
2.6.1. Giá thành sản phẩm cao 70
2.6.2. Chất lượng sản phẩm hạn chế và mẫu mã lạc hậu 70
2.6.3. Khả năng tiếp thị thị trường hạn chế 71
2.6.4. Tiếp cận thông tin và các dịch vụ khác kém 71
2.7. Marketing xuất khẩu trong thời kỳ hội nhập WTO 73
2.7.1. Các chính sách của nhà nước đối với hoạt động marketing xuất k hẩu dưới tác động của WTO 73
2.7.2. Marketing xuất khẩu dưới tác động của WTO 74
2.8. Đánh giá các kết quả đạt được của doanh nghiệp Việt Nam 76
2.8.1.Công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing xuất khẩu ở công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 76
2.8.1.1. Chức năng của Công ty 76
2.8.1.2. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty 76
2.8.1.3.Công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing xuất khẩu ở công ty 76
2.8.1.4. Hoạt động Marketing xuất khẩu 77
2.8.2.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 79
2.8.2. Những thay đổi cần thiết của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO 82
Chương 3.Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh áp dụng marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 84
3.1. Những bài học kinh nghiệp cho doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu 84
3.1.1. Đánh giá hoạt đông marketing xuấ khẩu của Việt Nam trong những năm qua 84
3.1.2. Những điểm cần chú ý về marketing của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới 85
3.1.2.1. Trong nước 85
3.1.2.2. Khu vực và thế giới 87
3.2. Một số đề xuất cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam 88
3.2.1. Hiểu rõ khách hàng của mình 89
3.2.2. Xây dựng thông điệp marketing 90
3.2.3. Quyết định phương tiện marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam 90
3.3. Giải pháp để tăng cường áp dụng Marketing xuất khẩu ở Việt Nam 91
3.3.1. Nâng cao nhận thức về Marketing xuất khẩu 91
3.3.2. Đào tạo kỹ năng tiến hành Marketing xuất khẩu cho các nhân viên của doanh nghiệp 93
3.3.3. Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động Marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp. 93
3.3.4. Nhà nước cần có các chương trình ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 102
thắc mắc gì về bài viết bạn liên hệ tới số ***********
113 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3586 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển hoạt động marketing xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
etcombank sẽ trả tiền cho công ty .
Nhìn chung, xuất khẩu hàng hóa của Công ty năm qua đạt được nhiều thành tựu đáng kể . Tuy nhiên do sự thiếu đồng bộ đặc biệt là liên kết giữa các nghiệp vụ dẫn đến tình trạng chồng chéo và ỷ lại trong công việc ,, kiểm tra , kiểm soát chất lượng chưa đạt được kết quả cao.
2.8.2. Những thay đổi cần thiết của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO,điều này mang đến nhiều cơ hội và thách thức, những thách thức và cơ hội đan xen và tác động lẫn nhau. Nếu như có quyết tâm đồng thời có sự vận dụng khôn ngoan thì cơ hội sẽ nhiều hơn thách thức, ngược lại doanh nghiệp sẽ phải trả giá. Các DNVVN phải làm gì và làm như thế nào để vượt qua thách thức, tận dụng được cơ hội, đó sẽ là một câu hỏi lớn?
Một thực tế cho thấy rằng khi gia nhập WTO: "Chúng ta muốn có thị trường toàn cầu chúng ta phải mở cửa thị trường trong nước. Đây là thách thức lớn nhất mà chúng ta phải biết vượt qua để đạt được những cơ hội".
Mặc dù có số lượng đông khoảng hơn 230 nghìn doanh nghiệp nhưng phần lớn là DNVVN nên năng lực cạnh tranh có nhiều yếu kém. DN vừa và nhỏ có thể sẽ năng động nhưng sẽ lại bị hạn chế bởi thiếu vốn, công nghệ và năng lực quản lý dẫn tới năng lực cạnh tranh các mặt hàng Việt Nam bị hạn chế. Hiện nay, ngay cả những doanh nghiệp lớn và có tên tuổi ở trong nước cũng chưa có tên trong danh sách 1000 doanh nghiệp lớn của châu Á. Trong khi đó, vào WTO chúng ta buộc phải cắt bỏ thuế quan, bỏ các hạn chế định lượng, bỏ các khoản trợ cấp ưu đãi không phù hợp, mở cửa 110/115 ngành dịch vụ, chấp nhận các nguyên tắc về đối xử quốc gia... Như vậy, thị trường Việt Nam sẽ không còn là mảnh đất riêng của DN Việt Nam nữa.
Trong điều kiện này, buộc DN phải có những thay đổi thích hợp để thích nghi.Việt Nam luôn có lợi thế nhân công rẻ nên rất nhiều nước đã nhập khẩu lao động từ Việt Nam hay chuyển các cơ sở sản xuất đến Việt Nam. Sự chuyển hoá này liên tục và nhanh chóng sẽ mang đến nhiều cơ hội, DN nhỏ nhưng năng động, nếu nhanh nhạy sẽ nắm lấy cơ hội để phát triển.
Khi gia nhập WTO sẽ có nhiều chính sách hỗ trợ thương mại buộc phải bãi bỏ. Điều này sẽ làm cho các DN lâu nay dựa vào ưu đãi để sống phải thay đổi sang hình thức kinh doanh khác hợp lý hơn..
Cùng với những yêu cầu cơ bản để đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ nhân lực, lời khuyên mà nhiều chuyên gia đưa ra cho DN Việt Nam hiện nay là cần nhanh chóng liên kết lại. Mỗi DN và mỗi người hãy tự phân tích chỗ mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình, tự vạch ra một chương trình hành động để vươn lên gia nhập WTO. DN hãy thay đổi quan niệm, thay vì ai thắng - ai thua, các DN hãy hướng tới việc cả hai cùng chiến thắng và đôi bên cùng có lợi..
Khi các DN nước ngoài vào Việt Nam, cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra, các DN có vốn lớn sẽ dùng chính sách lương để thu hút lao động. Thách thức đặt ra cho mỗi DN Việt Nam là một mặt cần có chính sách đào tạo nhưng cũng phải có chính sách giữ người giỏi làm việc cho mình. Mỗi DN một cách riêng và không có đáp án chung cho bài toán nhân lực. DN có thể phân phối cổ phần, nâng lương, xây dựng chính sách phát triển và cả tình cảm và quan hệ để giữ người. Bên cạnh đó, dù muốn hay không nhà nước cũng phải có chính sách đào tạo và đào tạo lại người lao động. Lao động của Việt Nam đông nhưng yêu cầu về ngoại ngữ, tác phong công nghiệp... không chỉ thiếu và yếu trong các DN mà các cơ quan quản lý cũng yếu.Đây sẽ là hạn chế rất lớn đối với người lao động Việt Nam và đồng thời cũng là đối với doanh nghiệp việt Nam
Nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực đây sẽ là yêu cầu cấp thiết để hội nhập. Muốn tự thân vượt qua được những thách thức, các DN Việt Nam phải có nguồn nội lực mạnh mà điều trước hết bắt đầu từ con người. Thị trường Việt Nam còn rất nhiều cơ hội, một điều dễ thấy các DN nước ngoài đang đến nước ta làm ăn ngày càng nhiều,trong khi đó không ít sinh viên Việt Nam đi ra nước ngoài du học được giữ lại nhưng họ nhận thấy những cơ hội ở Việt Nam nên đã quay về lập nghiệp trên quê hương. Vấn đề bây giờ là phải xây dựng một đội ngũ có năng lực, cần có người cầm lái giỏi để nhận thức được cơ hội, tận dụng cơ hội biến những khát vọng phát triển thành hội nhập.
Chương 3.Giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh áp dụng marketing xuất khẩu trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
3.1. Những bài học kinh nghiệp cho doanh nghiệp Việt Nam khi xây dựng chiến lược marketing xuất khẩu
3.1.1. Đánh giá hoạt đông marketing xuấ khẩu của Việt Nam trong những năm qua
Như chúng ta đã thấy, vai trò của marketing xuất khẩu ngày càng được khẳng định như là một công cụ cạnh tranh không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Thông thường khi các thương hiệu nước ngoài thâm nhập thị trường Việt Nam, đối với họ việc nầy được xem như là việc phát triển thêm một thị trường mới bên cạnh những thị trường mà họ đã sẵn có trong khu vực.Điều này cho thấy họ không xuất phát như là một doanh nghiệp mới bắt đầu phát triển kinh doanh, xây dựng một thương hiệu mới như đa số các doanh nghiệp của Việt Nam.
Một điểm khác biệt cơ bản khác giữa các doanh nghiệp nước ngoài so với đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Việt Nam với một chiến lược trung, dài hạn. Ngay từ khi bắt đầu họ đã sẵng sàng bỏ ra một ngân sách đầu tư cần thiết, và thậm chí sẵn sàng chấp nhận lỗ lã từ 4-5 năm đầu tiên để thâm nhập thị trường và chiếm thị phần đa số trong thị trường Việt Nam. Trong khi đó thì các doanh nghiệp Việt Nam thường bị coi là thiếu tầm nhìn chiến lược, bị hạn chế bởi khả năng quản trị và trình độ chuyên môn, họ luôn không đủ sự tự tin và trình độ chuyên môn để đánh giá xu hướng, cũng như tiềm năng của thị trường để mà có thể vạch ra một chiến lược lâu dài cho doanh nghiệp của mình.
Thêm vào đó là khả năng tài chính hạn hẹp cũng là một trong những điểm hạn chế cơ bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Điểm hạn chế này chính là sức ép làm cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động với mục tiêu trước mắt là có thể tồn tại trong giai đoạn trước mắt hơn là nhắm đến phát triển bền vững lâu dài trong tương lai.
Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài thường đưa sang Việt Nam những nhân viên có bề dày kinh nghiệm từ các thị trường gần gũi với Việt Nam như Philippines, Thái Lan, Indonesia và họ tuyển dụng những nhân viên địa phương am hiểu thị trường địa phương để phối hợp với những nhân viên nước ngoài có trình độ chuyên môn cao.
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thì ngược lại thường chỉ có thể sử dụng nguồn nhân lực có sẵn từ địa phương, nguồn nhân lực vốn thích hợp và quen thuộc với nền kinh tế bao cấp hơn là thị trường cạnh tranh tự do.Như vậy, có thể thấy rằng điểm xuất phát của các doanh nghiệp nước ta rất là thấp về tất cả,do vậy, cuộc cạnh tranh sẽ có rất nhiều những khó khăn và vất vả
3.1.2. Những điểm cần chú ý về marketing của doanh nghiệp Việt Nam trong những năm tới
3.1.2.1. Trong nước
WTO đã mở ra nhiều cơ hội và thị trường tiềm năng cho thương hiệu Việt với môi trường cạnh tranh sòng phẳng hơn. Đồng thời nó cũng mở cửa thị trường Việt Nam cho nhiều thương hiệu nước ngoài từ các nước trong khu vực và thế giới.Do đó áp lực cạnh tranh sẽ buộc các doanh nghiệp phải tập trung vào những thị trường trọng điểm để bảo vệ thị phần.
Do sự phát triển của các phân khúc cao, nhờ có kinh tế phát triển,nên thu nhập tăng, do đó người tiêu dùng ngày nay bắt đầu chuyển từ có chổ trú thân, ăn no, mặc ấm sang ăn ngon, mặc đẹp và chổ ở tiện nghi.Đồng thời với sự gia tăng bùng nổ nhu cầu tiêu dùng cao cấp mở ra nhiều phân khúc thị trường giá trị thêm vào đó một số doanh nghiệp đã kịp thời nắm bắt những nhu cầu này và đã phát triển sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng. Bên cạnh các sản phẩm nội địa như Phở 24, Cà phê Highland, Spa, Trường học quốc tế, bệnh viện quốc tế … các thương hiệu cao cấp của nước ngoài như Luis Vouton, Milano, Mango… cũng đã phát triển mạng lưới phân phối thâm nhập vào thị trường VN để đáp ứng những nhu cầu nầy.
Đối với cán cân thương hiệu nội-ngoại.Cùng với sức cạnh tranh của một số thương hiệu Việt trong thời gian gần đây đã tạo ra sự chuyển biến và thu hẹp nhận thức của người tiêu dùng về sự khác biệt giữa thương hiệu ngoại và thương hiệu Việt
Thị trường chứng khoán đã khẳng định giá trị và sự đóng góp của thương hiệu đối với giá trị của doanh nghiệp và quyền lợi của cổ đông. Những doanh nghiệp quan tâm và làm tốt công tác marketing hơn, cổ phiếu thường được đánh giá cao hơn những doanh nghiệp có chỉ số cao hơn nhưng không quan tâm thích đáng đến công tác marketing và thương hiệu.
Cổ phần hoá đã cắt đứt sự bảo bọc của nhà nước đặt doanh nghiệp vào thế phải tự chèo chống và cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đã xác định rõ một điều rằng “đổi mới hay là chết”, phải thay đổi cấu trúc bộ máy doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và để có thể cạnh tranh tốt hơn. Cổ phần hóa cũng tạo ra những sự chuyển đổi sợ hữu ngoạn mục. Đây cũng là những cơ hội làm ăn lớn cho những doanh nghiệp nào biết nắm bắt.
Việc nhà nước ra quyết định tách các doanh nghiệp quốc phòng và doanh nghiệp đã làm kinh tế đơn thuần sang thành doanh nghiệp kinh tế cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế.
Các yếu tố an toàn, vệ sinh và môi trường đã được nhà nước quan tâm hơn, người tiêu dùng ý thức hơn, cũng tạo ra những chuyển biến trên thị trường và hoạt động marketing. Người tiêu dung ngày nay quan tâm hơn đến yếu tố vệ sinh và an toàn, họ chấp nhận trả giá cao hơn để mua những sản phẩm vệ sinh hơn, an toàn hơn. Diễn biến nầy của thị trường cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh, cơ hội marketing sản phẩm.
3.1.2.2. Khu vực và thế giới
Sự phát triển nhanh chóng của CNTT tạo ra nhiều kênh thông tin mới, cung cấp cho NTD nhiều thông tin về sản phẩm, nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu hơn. Các kênh thông tin điện tử với giá ngày càng rẻ hơn đã thực sự làm thay đổi cách mà các nhà marketer đưa sản phẩm đến với người tiêu dung.
Người tiêu dùng ngày nay không cần phải đi ra khỏi nhà mà vẫn có thể chọn mua cho mình một sản phẩm ưng ý qua internet, điện thoại hay các kênh truyền hình tương tác... Điều này giúp cho hoạt động marketing xuất khẩu trở nên hiệu quả hơn.
CNTT cũng đã tác động làm cho rút ngắn chu kỳ thị trường của sản phẩm, đồng thời các nhà sản xuất cũng nhờ vào tốc độ của CNTT mà có thể nắm bắt công nghệ mới nhanh hơn, điều này làm thu hẹp khoảng cách về chât lượng, công nghệ giữa các sản phẩm cùng tham gia trên thị trường. Do đó thương hiệu ngày càng trở thành một yếu tố cạnh tranh then chốt giữa các doanh nghiệp.
. Xu hướng “outsource” từ phương tây nhằm giảm giá thành sản xuất đã phần nào làm suy giảm tầm quan trọng của yếu tố “quốc gia xuất xứ”. Một số quốc gia xuất xứ trước đây được cho là mang đặc trưng chất lượng thấp nay cũng đã được đánh giá cao hơn như Korea, Trung Quốc và kể cả Việt Nam.
Xung đột hồi giáo và phương tây đã làm xoay chuyển hướng đầu tư của các nước Trung Đông và các quốc gia Hồi giáo từ Mỹ và Tây Âu sang các quốc gia khác. Ở tầm quốc gia, nếu như chính quyền biết tận dụng tốt thì đây là một cơ hội hiếm để phát triển kinh tế và thu hút đầu tư. Kể từ sau sự kiện 9-11 khi Mỹ và các nước Tây Âu siết chặc kiểm soát các hoạt động có liên quan đến các nước Trung Đông, Malaysia, Thái Lan đã trở thành một điểm đến được cộng đồng hồi giáo và các nước Trung Đông chọn để thay thế cho các nước phương Tây.Các nước đã chuyển sang khu vực ASEAN điều này cang tạo cơ hội cho Việt Nam trong tương lai.
3.2. Một số đề xuất cho hoạt động marketing của các doanh nghiệp Việt Nam
Liên kết chuổi giá trị chính là liên kết các doanh nghiệp trong chuổi giá trị với nhau để tối ưu hoá hoạt động trong sản xuất và bảo vệ thị trường khỏi sự thâm nhập từ các đối thủ bên ngoài bên ngoài. Đồng thời đảm bảo thị phần của công ty mình trước những đối thủ đáng gờm.
Liên kết thương hiệu chính là tận dụng cơ hội các thương hiệu lớn đổ bộ vào VN,các doanh nghiệp nên chủ động liên kết để hưởng lợi từ uy tín các thương hiệu lớn và chia thị trường.Một thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp của chúng ta có điểm xuất phát không cao mà thương hiệu hàng hóa VN của chúng ta thực sự chưa có chỗ đứng trong NTD.Do đó, việc liên kết các thương hiệu là một chiến lược vô cùng đúng đắn nó sẽ tạo sức mạnh cho các doanh nghiệp. Nó sẽ giúp bổ sung những mặt yếu kém của nhau trong quá trình cạnh tranh ác liệt này.
Tập trung thị trường trọng yếu sẽ là chiến lược hiệu quả nếu doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh giành vị trí số 1 trên thị trường hãy nhắm vào vị trí số 1 của một của 1 phân khúc. Do vậy, chúng ta nên có một chiến lược marketing xuất khẩu tập trung vào những thị trường này một cách cẩn thận nhằm khẳng định vị trí tốt nhất các sản phẩm của mình.
Phân khúc nhu cầu cao.. Chúng ta luôn nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh chóng xây dựng giải pháp marketing xuất khẩu đáp ứng nhu cầu phân khúc nhu cầu cao.
Nghiên cứu và phát triển đồng thời phải cập nhật công nghệ, đầu tư vào R&D để chủ động sáng tạo nhằm xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh về công nghệ.
Mua bản quyền hoặc mua nhượng quyền.Đây cũng sẽ là chiến lược đạt được hiệu quả cao nếu các doanh nghiệp vận dụng một cách chính xác và hiệu quả.
Vị trí chiến lược chính là các doanh nghiệp phải chiếm lĩnh những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng điểm bán hàng, kho trung chuyển, nhà máy sản xuất. Cho dù sau này doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng hết doanh nghiệp luôn có thể nhượng quyền khai thác với giá cao, hoặc có thể sử dụng lợi thế về mạng lưới kho vận để làm đối trọng trong khi thương lượng với các đối tác khác mạnh hơn mình ở những tiêu chí khác (thương hiệu, công nghệ, nguồn vốn…)
Luôn luôn phải biết tận dụng lợi thế của doanh nghiệp địa phương. Tận dụng lợi thế của một doanh nghiệp địa phương để từ đó khai thác triệt để những khía cạnh mà các doanh nghiệp, tập đoàn lớn thường không thể làm tốt bằng doanh nghiệp địa phương.
Marketing một cách có hiệu quả. Nếu không đủ ngân sách cho hãy khai thác triệt để những công cụ marketing chi phí thấp để xây dựng thương hiệu
Tính chuyên nghiệp và tối ưu hóa hoạt động. Đào tạo nhân viên, cập nhật kiến thức, kỹ năng và công nghệ nhằm tối ưu hoá hoạt động sản xuất kinh doanh.
Học từ những điển hình tốt. Hãy học từ kinh nghiệm của các thương hiệu gần gủi với điều kiện và môi trường của doanh nghiệp Việt Nam như Samsung, Lenovo … để xây dựng thương hiệu, làm chủ thị trường trong nước và phát triển thị trường ra nước ngoài khi có điều kiện.
3.2.1. Hiểu rõ khách hàng của mình
Nắm thông tin về khách hàng cũng là bước đầu tiên trong việc marketing xuất khẩu . Công ty phải biết được:
- Ai là khách hàng của công ty.
- Họ mong muốn đìều gì ở các doanh nghiệp
- Đâu là động lực giúp khách hàng mua hàng
Đó là những yếu tố cần thiết của một kế hoạch marketing xuất khẩu hiệu quả cao.Đừng nhầm lẫn mong muốn với nhu cầu. Khách hàng không nhất thiết phải mua những gì họ cần, nhưng họ sẽ mua những gì họ mong muốn.
3.2.2. Xây dựng thông điệp marketing
Thông điệp của marketing của công ty không chỉ giúp khách hàng nhìn thấy triển vọng của công ty bạn mà nó còn thuyết phục họ trở thành khách hàng của công ty bạn. Một thông điệp marketing xuất khẩu cần dựa trên 2 yếu tố.
Thứ nhất, nó phải ngắn gọn và luôn phải nêu bật được điểm chính
Thứ hai, thông điệp marketing xuất khẩu phải được hỗ trợ bởi tất cả các nguồn lực của công ty và được đẩy mạnh nhờ quảng cáo. Để thông điệp được hấp dẫn và thuyết phục nó luôn cần tuân theo các yếu tố cơ bản sau:
- Thể hiện triển vọng của bạn đối với vấn đề nào đó.
- Chỉ ra rằng vấn đề đó rất quan trọng, cần giải quyết và không thể trì hoàn.
- Nhấn mạnh lý do bạn là người duy nhất có thể giải quyết vần đề đó. Nhấn mạnh lợi ích khách hàng sẽ nhận được từ giải pháp của bạn.
3.2.3. Quyết định phương tiện marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Phần trên,chuyên đề các công ty đã được nhắc nhở về việc lựa chọn phân khúc thị trường mà ở đó bạn có thể tiếp cận các đối tượng khách hàng dễ dàng. Khi bạn quyết định phương tiện marketing xuất khẩu, bạn sẽ hiểu được lý do tại sao.
Phương tiện marketing xuất khẩu của công ty là công cụ truyền thồng giúp bạn truyền đạt được thông điệp marketing xuất khẩu của mình đến khách hàng. Việc lựa chọn rất quan trọng vì nó giúp công ty đạt được hiệu quả cao nhất trên số tiền bạn đầu tư. Điều đó nghĩa là khi công ty muốn chọn phương tiện để truyền đạt thông điệp marketing xuất khẩu đến phân khúc triển vọng của công ty với một chi phí thấp nhất.
Dưới đây là một số công cụ công ty có thể sử dụng để truyền đạt thông điệp của mình:
- Quảng cáo trên báo, poster, các cuộc thi, danh thiếp, hội thảo.
- Quảng cáo trên truyền hình, bảng điện, bán hàng trực tiếp.
- Phát thanh, bảng biểu, hội chợ thương mại, những trang vàng, bài báo.
- Qua thư, qua sự kiện từ thiện, mạng trực tuyến.
- Bảng quảng cáo, điện thoại trực tiếp, tạp chí, sự kiện đặc biệt.
- Thưđiện tử, quảng cáo trên phim, tạp chí điện tử.
- Bưu thiếp, người phát ngôn, thông cáo báo chí, fax.
- Sách giới thiệu, trên quà tặng, truyền miệng, trang web.
- Catalogue, tuyên truyền, trưng bày.
Thủ thuật là sử dụng đúng phương tiện để mang thông điệp của công ty đến thị trường đến thị trường.
3.3. Giải pháp để tăng cường áp dụng Marketing xuất khẩu ở Việt Nam
3.3.1. Nâng cao nhận thức về Marketing xuất khẩu
Hiện nay tuy Marketing xuất khẩu chưa thực sự phổ biến ở Việt nam nhưng vẫn có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang sử dụng các công cụ của Marketing. Do vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt nam nói chung cần phải tự nâng cao nhận thức của mình về hoạt động Marketing xuất khẩu . Hiện nay, trong quá trình tìm hiểu về Marketing xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn do sách báo viết về Marketing xuất khẩu không nhiều do vậy thông tin thị trường cho các doanh nghiệp là chưa nhiều. Trên thị trường sách viết về marketing và các bí quyết Marketing rất nhiều nhưng trong số đó rất ít cuốn sách đề cập đến Marketing xuất khẩu . Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam cần có sự lựa chọn đầu tư chọn lọc thông tin khi tìm giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp có thể tìm hiểu về Marketing xuất khẩu cũng như cách để sử dụng nó một cách hiệu quả là Internet. Hiện nay, internet rất phổ biến ở Việt Nam và các doanh nghiệp đa số đều trang bị máy tính và nối mạng internet để phục vụ cho công việc của mình do vậy rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc sử dụng kho dữ liệu khổng lồ trên thế giới. Sách về Marketing xuất khẩu ở Việt nam thì không nhiều nhưng trên mạng thì rất nhiều. Hiểu về Marketing xuất khẩu một bộ phận không thể thiếu được của Marketing xuất khẩu là cơ sở dữ liệu khách hàng. Cơ sở dữ liệu khách hàng quan trọng đến mức nhiều khi người ta vẫn hay gọi Marketing xuất khẩu là Marketing cơ sở dữ liệu khách hàng. Cơ sở dữ liệu khách hàng không chỉ hữu ích cho doanh nghiệp trong việc tiến hành các hoạt động Marketing xuất khẩu mà nó còn hữu dụng trong rất nhiều khâu như kinh doanh, phân phối... Hiểu biết về khách hàng ngày càng trở nên quan trọng và thiết yếu với doanh nghiệp, nắm được thông tin về khách hàng ngày càng trở nên có tính chất sống còn với một doanh nghiệp.
Không chỉ có các nhà bán lẻ mới dành sự quan tâm đặc biệt đến các thông tin về khách hàng, các nhà sản xuất cũng coi các thông tin này là nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sản phẩm. Họ nhận thức được rằng yếu tố tạo nên sự thành công của sản phẩm là phải hiểu sâu sắc mong muốn, nhu cầu, thói quen của khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải sớm có những nhận thức này để có sự đầu tư thích đáng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng. Để đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu khách hàng thì doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí ban đầu không phải là nhỏ: bỏ tiến mua máy tính, các phần mềm quản lý. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chỉ cần xây dựng một lần và sau đó chỉ cần thường xuyên cập nhật nó. Hiện nay, ở Việt Nam các công ty cung cấp các giải pháp phần mềm cho doanh nghiệp khá phổ biến. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với các nhà cung cấp như VNPT , FPT, VDC... để có sự tư vấn và sử dụng các giải pháp phần mềm thích hợp với doanh nghiệp. Các công ty này cũng cung cấp các dịch vụ khách hàng tương đối tốt trong và sau khi bán sản phẩm nên các doanh nghiệp có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ của họ.
3.3.2. Đào tạo kỹ năng tiến hành Marketing xuất khẩu cho các nhân viên của doanh nghiệp
Đây sẽ là một công việc vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp của Việt Nam vì bộ phận nhân viên này là những người trực tiếp tiến hành trực tiếp triển khai chiến lược Marketing xuất khẩu và đương nhiên là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Do vậy, mối quan hệ giữa công ty và khách hàng là hết sức nhạy cảm chỉ một sai sót nhỏ nhặt cũng có thể dẫn đến mất đi một khách hàng trung thành hay một khách hàng tiềm năng. Do đó,việc đào tạo kỹ năng làm việc cho nhân viên là khâu quan trọng thiết yếu nhưng đây cũng là công việc khá khó khăn với các doanh nghiệp do hạn chế về chi phí. Hiện nay, nhìn chung trong các DN Việt Nam nhất là các DN trong khu vực tư nhân trình độ lao động của nhân viên là không cao. Đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có phòng Marketing riêng biệt mà đặc biệt công việc Marketing xuất khẩu sẽ do toàn thể nhân viên trong công ty thực hiện.Do vậy các SMEs nên lập các phòng ban Marketing riêng quy mô bao nhiêu nhân viên là phụ thuộc quy mô của doanh nghiệp. Sau đó các DN nên chú trọng hơn nữa đến khâu tuyển dụng nhân viên đặc biệt là cho phòng ban Marketing. Do một thực tế là các DN không có đủ kinh phí để đào tạo các nhân viên làm việc vì vậy trong khâu tuyển dụng nên chú trọng tuyển dụng những người đã có kinh nghiệm hoạt động Marketing xuất khẩu dù ít dù nhiều, khi đó sẽ tiết kiệm hơn chi phí đào tạo nhân viên mới
3.3.3. Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động Marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp.
Hiện nay, nhà nước đã và đang có sự quan tâm quản lý nhất định đến các hoạt động thuộc lĩnh vực Marketing thể hiện ở sự ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực Marketing. Tuy nhiên,trong hệ thống pháp luật hiện nay cũng còn có nhiều điểm gây tranh cãi đòi hỏi phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ nhất, phải nhanh chóng bổ sung những văn bản pháp quy để điều chỉnh và hướng dẫn một số hoạt động Marketing xuất khẩu mà trước đây chưa có văn bản nào điều chỉnh nhà nước càng cần phải có sự đi trước một bước trong việc ban hành các văn bản pháp lý điều chỉnh. Thực tiễn hoạt động và phát triển của hoạt động Marketing xuất khẩu cho thấy nó có thể gây nhiều nguy cơ xâm hại đời sống riêng tư của người tiêu dùng, dễ gian dối lừa gạt... Do vậy, rất cần có sự quản lý bằng pháp luật của nhà nước để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng và hướng hoạt động marketing trực tiếp ở Việt Nam ngay từ đầu đã phát triển theo đường lối chính quy đúng đắn mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Cần bổ sung những văn bản dưới luật, những văn bản hướng dẫn chi tiết cụ thể các chủ thể pháp luật cũng như các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước có những căn cứ cần thiết tổ chức việc thực hiện các văn bản này được tốt hơn.
Sự hỗ trợ và đầu tư của nhà nước cần nhắm vào những lĩnh vực mà bản thân từng doanh nghiệp không đủ sức tiến hành hoặc đầu tư không có hiệu quả, hoặc chỉ từng doanh nghiệp làm thì chưa đủ. Cụ thể là:
- Các phương tiện thông tin đại chúng luôn cần coi trọng và đặc biệt nên tập trung chú ý tuyên truyền sâu rộng những nội dung và ý nghĩa đích thực của hoạt động marketing xuất khẩu trong toàn xã hội.
- Nhà nước cũng cần hình thành một hệ thống thu thập, phân tích xử lý và phổ biến những thông tin cần thiết chuyên đề về Marketing xuất khẩu để đáp ứng nhu cấu thông tin của doanh nghiệp, dưới dạng cho không hoặc bán lại. Trước hết và tối thiểu là các thông tin về văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động Marketing xuất khẩu, tiếp đến là những thông tin về thị trường khách hàng và các thông tin về thị trường thế giới.
- Tạo điều kiện đồng thời thúc đẩy sự phát huy tác dụng của các Hiệp hội như: Hội Marketing, Hiệp hội quảng cáo và Hội bảo vệ người tiêu dùng. Nhà nước cũng là người trung gian gắn kết các Hiệp hội này lại để cùng phục vụ tốt hơn cho hoạt động Marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam.
- Quan tâm và tạo điều kiện để phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực về Marketing xuất khẩu. Hiện tại nhân lực có trình độ trong các hoạt động marketing là rất ít và yếu trong khi các cơ sở đào tạo lại rất hiếm.
Thứ hai, đổi mới tổ chức bộ máy điều hành của Nhà nước về Marketing xuất khẩu theo một số hướng sau:
- Không nên để quá nhiều cơ quan khác nhau cùng tham gia điều hành mà phải phân công phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan này.
Trong trường hợp nếu có nhiều cơ quan tham gia điều hành thì phải có cơ quan đóng vai trò là người tổng chỉ huy để kết nối và thống nhất quản lý.
Các cơ quan nhà nước luôn giữ vai trò điều hành quản lý.Tuy nhiên Marketing xuất khẩu cần phải là những tổ chức độc lập, chuyên nghiệp có biên chế, chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Tránh tình trạng thiết lập các tổ chức đa chức năng, trong đó nội dung quản lý về Marketing được coi như là nhiệm vụ thứ yếu bổ sung thêm vào.
3.3.4. Nhà nước cần có các chương trình ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các chương trình nhà nước hỗ trợ cụ thể là:
-Tổ chức các triển lãm thương mại ảo hoặc triển lãm điện tử để hỗ trợ và phục vụ các phái đoàn thương mại.Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia.
- Tổ chức và cung cấp kịp thời các kết quả nghiên cứu thị trường và các bạn hàng thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam
- Tổ chức các cuộc hội thảo toàn quốc về TMĐT và Marketing xuất khẩu
Xây dựng các trung tâm kinh doanh ảo trên internet
Trợ giúp cố vấn cho các DN thông qua thư điện tử
Tuyên truyền giáo dục cho các DN về lợi ích của TMĐT và Marketing xuất khẩu
Hướng dẫn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật một cách hiệu quả nhất.
Tổ chức các chương trình hỗ trợ nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh miễn phí cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như mới đây Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 191/2005/QĐ - TTg phê duyệt dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hội nhập và phát triển giai đoạn 2005 – 2010”.
Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức và kỹ năng làm Marketing nhất là các hoạt động Marketing xuất khẩu cho các cán bộ công nhân viên
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, marketing xuất khẩu Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt bậc rất đáng được ghi nhận về cả số lượng và chất lượng. Các doanh nghiệp đã tích cực tìm hiểu và xây dựng các chiến lược marketing xuất khẩu đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của chúng ta đã tiếp cận được với rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có những thị trường khó tính như Mỹ, EU hay Nhật Bản.Chiến lược marketing xuất khẩu khá là đa dạng, phong phú và bước đầu chất lượng các chiến lược xuất khẩu này đã được nhìn nhận là những chiến lược có chất lượng và có hiệu quả cao.
Có thể nói, marketing xuất khẩu Việt Nam có rất nhiều lợi thế khi tham gia vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, để đạt được nhiều thành tựu hơn nữa và tăng khả năng cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu của chúng ta so với các đối thủ, Việt Nam phải xác định được những cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế. Chúng ta phải tận dụng được tối đa các cơ hội và hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Do vậy, nếu các biện pháp trước mắt và lâu dài được thực hiện triệt để, đồng bộ thì các chiến lược marketing Việt Nam nói chung và hoạt động marketing xuất khẩu nói riêng sẽ phát triển lên một tầm cao mới. Với ý nghĩa của một chuyên đề tốt nghiệp tốt nghiệp, đề tài này không có tham vọng là một sự hướng dẫn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực marketing xuất khẩu . Nội dung và mục đích chủ yếu của chuyên đề là nhằm tổng hợp, đánh giá lại những thực tiễn trong hoạt động marketing xuất khẩu trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta trong bối cảnh chung của thị trường thế giới. Toàn bộ các vấn đề nêu ra được phân tích dưới giác độ Marketing xuất khẩu sản phẩm, qua đó tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp Marketing và những khuyến nghị về việc phát triển chiến lược marketing của Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng trong thời gian tới. Một lần nữa, tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã tận tình hướng dẫn cho em trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này . Đồng thời, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, ban ngành, các tạp chí, … đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả thu thập tài liệu phục vụ cho công việc này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Giáo trình Kinh doanh quốc tế – Chủ biên: PTS. Đỗ Đức Bình -Trường Đại học Kinh tế quốc dân –NXB Giáo dục 1998
2. Giáo trình “Marketing lý thuyết”/ PGS.TS Lê Đình Tường - PGS.TS Nguyễn Trung Vãn - CN Nguyễn Thanh Bình - ThS Phạm Thu Hương - ThS Lê Huy Thành - ThS Nguyễn Huyền Minh/ Nhà Xuất Bản Giáo dục/ 2000. .
3. Giáo trình Thương mại quốc tế – Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Duy Bột-Trường Đại học Kinh tế quốc dân –NXB Giáo dục 1999
4. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Chủ biên : PGS.NGUT Vũ Hữu Tửu -Trường Đại học Ngoại thương_NXB Giáo Dục 1998
5.Giáo trình Kinh tế thương mại –Chủ biên: PGS.TS. Đặng Đình Đào-PGS.TS.Hoàng Đức Thân-NXB Thống kê 2001
6.Giáo trình "Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại"_PGS.TS.NGƯT Nguyễn Thị Mơ và PGS.TS Hoàng Ngọc Thiết_Trường Đại học Ngoại thương_NXB Giáo Dục 1997 .
7.Giáo trình Marketing Thương mại – Chủ biên: TS. Nguyễn Xuân Quang-Trường Đại học Kinh té quốc dân-NXB Thống kê 1999 .
8. Giáo trình Tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu –Chủ biên : PGS.NGƯT Vũ Hữu Tửu- Trường đại học Ngoại thương – NXB Giáo dục 2000 .
9. Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Chủ biên : PGS.NGUT Vũ Hữu Tửu -Trường Đại học Ngoại thương_NXB Giáo Dục 1998
10.Chương 1 “Một số vấn đề lý luận cơ bản của Marketing xuất khẩu”/ Sách “Một số biện pháp hoàn thiện chiến lược Marketing xuất khẩu gạo Việt Nam”/ Tiến sĩ Nguyễn Văn Thọ - Trung tâm thông tin và thẩm định giá Miền Nam/ Bộ Tài Chính/ Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh
11. Giáo trình Marketing Thương mại quốc tế –Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Duy Bột –Trường đại học kinh tế quốc dân –NXB Giáo dục 1998
12. Marketing management,Philip kotler,prentice hali, 2006
13. Stratergy ò marketing, JosepP.Guiltinan, Hong Kong,2006
14. Principles of marketing,Pilip kotler,prentice Hall,2006
15. Marketing strategy,Susan Douglas, China, 2006
Website
- Bwportal.com
- franchising.com
- lantabrand.com
- marketingchienluoc.com
- marketingprofs.com
- massogroup.com
- money.com
- neu.eud.vn
- www.cut.eud.vn
Tạp chí
Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam”/ Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Thương Mại
Thời báo Kinh tế Việt Nam.
Trung tâm Thông tin - Bộ Thương Mại (
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: HÀNH LANG PHÁP LÝ MỚI CHO DOANH NGHIỆP FDI
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam
Đây là văn bản được các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá tại Việt Nam đặc biệt quan tâm, nhất là sau khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO với những cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ kinh doanh, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, phân phối và các hoạt động khác, về thị trường bán lẻ.
Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản là hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá như xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối và các hoạt động khác được quy định trong Chương IV, Chương V Luật Thương mại, thể hiện cụ thể các cam kết của Việt Nam về mở rộng thị trường dịch vụ khi gia nhập WTO của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, của các cá nhân tổ chức liên quan đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài việc thực hiện Nghị định này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và pháp luật liên quan
Nghị định này cũng quy định các điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan tại Việt Nam như:
- Là các nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có ký kết, tham gia điều ước quốc tế về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan;
- Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong Điều ước quốc tế
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở rộng thị trường, pháp luật của Việt Nam
- Được Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh chấp thuận.
Ngoài ra Nghị định còn có quy định ngoại lệ đối với nhà đầu tư nước ngoài đến từ quốc gia, vùng, lãnh thổ mà Việt Nam không có quan hệ điều ước, Bộ trưởng Bộ Thương mại sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
UBND cấp tỉnh cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có giấy chứng nhận đầu tư sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại. Có một số trường hợp cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán hàng hoá và hoạt động liên quan mới vào Việt Nam, cơ quan quản lý đầu tư lấy ý kiến Bộ Thương mại và chỉ cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu được Bộ Thương mại chấp thuận, trong trường hợp này, giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là giấy phép kinh doanh;
- Đối với nhà đầu tư chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất, nhập khẩu hoặc chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa trong các cam kết của Việt Nam cấp hoặc bổ sung, không cần chấp thuận Bộ Thương mại;
- Doanh nghiệp đã có quyền phân phố đã được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này, việc lập thêm cơ sở bán lẻ do UBND cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
Về quy trình cấp giấy phép, Nghị định có quy định các doanh nghiệp phải nộp đủ 03 bộ hồ sơ, một bộ gốc cho UBND cấp tỉnh nơi đóng trụ sở chính, trong 3 ngày làm việc cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại, và trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh.
Trong trường hợp sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh thì thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan cấp phép có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Điều ước quốc tế, luật pháp Việt Nam.
Nghị định số 23/2007/NĐ-CP của Chính phủ cũng dành một chương quy định riêng về thủ tục cấp giấy phép cho cơ sở bán lẻ, theo đó hồ sơ đề nghị lập cơ sở bán lẻ cũng gồm 3 bộ, một bộ gốc gửi cho UBND cấp tỉnh nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.
Và trong thời hạn 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận phải gửi hồ sơ lấy ý kiến lên Bộ Thương mại, thời hạn cấp giấy phép cũng là 15 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ thương mại, UBND cấp tỉnh quyết định việc cấp giấy phép lập cơ sở bán lẻ, chậm nhất không quá 30 ngày.
Phụ lục 2: MARKETING XUẤT KHẨU: LÀM GÌ ĐỂ THÀNH CÔNG?
Xuất khẩu là một trong những nhân tố then chốt góp vào tăng trưởng GDP 7-8% hàng năm của nước ta. Chỉ trong 10 năm, kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 6 lần, từ 4,0 tỷ USD (1994) lên 26 tỷ USD vào năm 2004. Dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2005 sẽ vượt qua mốc 30 tỷ USD, đạt mức 31 tỷ USD.
Để tăng tốc kim ngạch xuất khẩu thì phải tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho xuất khẩu như quảng bá, tiếp thị, xúc tiến thương mại,... được gọi chung là marketing cho xuất khẩu. Làm gì để đẩy mạnh hoạt động marketing cho xuất khẩu là điều đang được nhiều nhà lập chính sách và doanh nghiệp quan tâm.
Chương trình các khóa học bao gồm:
(*) Nâng cao nhận thức chung về mẫu bao bì đẹp mắt, an toàn và tiện dụng.
(*) Tạo hiểu biết về thiết kế bao bì và quy trình phát triển thương hiệu.
(*) Trình bày các tình huống thực tế.
(*) Trình bày hiện trạng của xu hướng phát triển bao bì quốc tế ở nước ngoài.
(*) Tiến hành huấn luyện tại công ty về các vấn đề cụ thể.
(*) Đào tạo thực hành cho các thiết kế gia trẻ, các nhà hoạch định marketing, phối hợp với các chuyên gia về vật liệu và công nghệ.
(*) Nâng cao nhận thức về luật bản quyền quốc tế liên hệ với những vấn đề phát triển thương hiệu”.
Chúng tôi cho rằng marketing xuất khẩu là hoạt động rất rộng, không phải chỉ một hay hai doanh nghiệp mà cả ngành cùng tham gia vì nó có liên quan đến nhiều bộ ngành từ trung ương đến địa phương. Nhiệm vụ đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu trước hết phải thuộc về các nhà hoạch định chính sách. Thực tế cho thấy chính quyền địa phương nào quan tâm xúc tiến thương mại thì nền kinh tế của địa phương đó phát triển rất nhanh.
Các nhà sản xuất, doanh nghiệp cũng phải quan tâm đầu tư xây dựng thương hiệu. Người Việt Nam thường không am hiểu nhiều về công tác marketing cho sản phẩm nên khó tránh khỏi thua lỗ vì không bán được hàng. “Vua dầu lửa” của Mỹ từng nói: “Nếu tôi có 5 đồng, tôi sẽ dùng 4 đồng để quảng bá còn 1 đồng để mua máy móc”.
Trong đào tạo, chúng ta cần chú ý đến việc đào tạo những chuyên gia về marketing. Tại tỉnh Đaklak, chúng tôi đã tập trung xây dựng thương hiệu cho cà phê Buôn Ma Thuột và sẽ được bảo hộ trên toàn thế giới.
Tiếp sức cho hoạt động marketing xuất khẩu không thể không nhắc đến vai trò của các nhà ngoại giao. Ngoài công tác chính trị, nhiệm vụ kinh tế phải được đặt lên hàng đầu đối với các nhà ngoại giao. ở thị trường nước ngoài, các nhà ngoại giao am hiểu thị trường, luật pháp cũng như văn hóa nên họ cần được giao thêm nhiệm vụ marketing cho sản phẩm xuất khẩu và hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong nước.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là hoạt động marketing cũng giống như hoạt động ngoại giao, đã ngoại giao nhân dân thì marketing cũng mang tính nhân dân. Cần phải vận động mọi người tham gia vào công tác marketing từ các nhà giáo dục, văn hóa, du lịch, khoa học...
Để đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU, năm 2004, tác giả đã có cuộc điều tra xã hội học với qui mô điều tra 100 doanh nghiệp, được phân chia khu vực theo tỷ lệ như sau: miền Bắc chiếm 53%; miền Trung chiếm 4% và miền Nam chiếm 34%.
Phân theo hình thức pháp lý có 10% là doanh nghiệp tư nhân, 19% là công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 38%. Các đối tượng trả lời bản câu hỏi điều tra là Giám đốc, Trưởng phòng xuất khẩu và Trưởng phòng marketing của các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU.
Kết quả điều tra cho thấy một số vấn đề nổi cộm sau trong thực trạng phát triển thương hiệu hàng hoá xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU 25:
Thứ nhất, hiện nay, ở Việt Nam, cụm từ thương hiệu được mọi người sử dụng rất phổ biến nhưng không ai định nghĩa cụ thể thương hiệu là gì? Việc đó dẫn đến mỗi người hiểu thương hiệu theo một khía cạnh và nhiều khi không đồng nhất.
Thứ hai, tuy có sự hiểu biết khác nhau về thương hiệu nhưng doanh nghiệp lại có sự đồng nhất khi đánh giá tầm quan trọng và lợi ích của thương hiệu. Số lượng doanh nghiệp cho rằng thương hiệu giúp cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm chiếm 9,2%; yên tâm khi sử dụng sản phẩm chiếm 9,1%; tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng hơn chiếm 8,5%. Số lượng doanh nghiệp cho rằng thương hiệu giúp cho sản phẩm bán được với giá cao chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 6,5%.
Thứ ba, việc phát triển thương hiệu hiện nay đang là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Tuy nhận thức về tầm quan trọng của thương hiệu ở các doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, bức tranh về hoạt động đầu tư cho thương hiệu hàng hóa của các doanh nghiệp cũng không mấy khả quan. Chi phí hàng năm các doanh nghiệp dành cho hoạt động đầu tư, xây dựng và phát triển thương hiệu còn rất hạn chế. Số lượng doanh nghiệp đầu tư trên 15% doanh số chỉ chiếm 1,52%. Còn lại, đa phần các doanh nghiệp đầu tư từ 1 đến 5% doanh số cho các hoạt động liên quan đến thương hiệu.
Thứ tư, khi xây dựng và phát triển thương hiệu, các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải chủ yếu là khó khăn về vốn, nạn vi phạm bản quyền và cơ chế chính sách (xem bảng 4). Trong các yếu tố đó, theo đánh giá của doanh nghiệp thì khó khăn lớn nhất về phía Nhà nước là luật pháp không nghiêm trong hoạt động bảo hộ các doanh nghiệp, chống lại hiện tượng hàng giả, hàng nhái; các qui định được ban hành chưa rõ ràng hay trói buộc làm mất thời gian và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Thứ năm, đối với hoạt động bảo hộ thương hiệu hàng hóa trên thị trường EU, trong 100 doanh nghiệp tham gia điều tra, có đến 52% doanh nghiệp xuất khẩu dưới thương hiệu riêng và dưới thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam, 14% doanh nghiệp xuất khẩu dưới thương hiệu của doanh nghiệp khác, 22% doanh nghiệp xuất khẩu dưới thương hiệu của doanh nghiệp EU,...
Phụ lục 3: PHÂN TÍCH SWOT TRONG KINH DOANH
Điều gì làm cho Phân tích SWOT trở nên có sức mạnh như vậy, đơn giản mà nghĩ, nó có thể giúp bạn xem xét tất cả các cơ hội mà bạn có thể tận dụng được. Và bằng cách hiểu được điểm yếu của bạn trong kinh doanh, bạn sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà bạn chưa nhận thức hết. Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa bạn và đối thủ cạnh tranh, bạn có thể phác thảo một chiến lược mà giúp bạn phân biệt bạn với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp bạn cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.
Làm thế nào với SWOT
Để tiến hành phân tích SWOT hãy ghi lại và trả lời các câu hỏi sau:
Điểm mạnh:
Công ty bạn có lợi thế gì?
Bạn có thể làm gì tốt hơn những người khác?
Bạn có gì đặc biệt nhất hoặc nguồn lực rẻ nhất?
Người ta thấy bạn có điểm mạnh gì trên thị trường?
Xem xét vấn đề này phải xem xét trên một khía cạnh từ bên trong, và từ quan điểm của khách hàng và mọi người trên thị trường. Và hãy thực tế là Không nên tự sáng tạo thái quá hoặc cho rằng ta sáng tạo ra nó ( thông tin về điểm mạnh và yếu). Vì thế nếu bạn cảm thấy khó khăn hãy viết về tính cách của bạn. Ở đó bạn có thể có hy vọng biết được điểm mạnh yếu.
Khi nhìn vào Điểm mạnh thì hãy liên tưởng đến đối thủ của bạn – ví dụ, nếu tất cả đối thủ của bạn đều cung cấp sản phẩm có chất lượng cao, thì quá trình sản xuất chất lượng cao không phải là điểm mạnh, nó chỉ là điều kiện cần.
Điểm yếu:
Bạn phải cải tiến cái gì?
Bạn phải tránh cái gì?
Những gì mà dường như mọi người cho rằng thế là Yếu?
Nhắc lại lần nữa, khi xem xét ở cả hai góc độ bên trong và bên ngoài: Có phải người khác dường như nhận thấy được Điểm yếu mà bạn không thấy? Có phải đối thủ của bạn đang làm tốt hơn bạn? Có phải đây là lúc tốt nhất để đối mặt với sự thực?
Cơ hội:
Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại?
Đâu là xu thế tốt mà bạn đang mong đợi?
Những cơ hội được xem là có hiệu quả (có ích) thường được mang đến như sau: * Có sự thay đổi về công nghệ và thị trường ở cả quy mô rông và hẹp * Có sự thay đổi về chính sách của nhà nước về lĩnh vực mà bạn tham gia * Thay đổi về cơ cấu, lĩnh vực xã hội, về dân số, về cách sống … * Những sự kiện tại địa phương * Một cách tiếp cận hiệu quả là nhìn vào điểm mạnh và tự vấn liệu có mở ra cơ hội nào không.
Tương tự nhìn vào điểm yếu và tự vấn liệu có thể có cơ hội bằng cách loại bỏ các điểm yếu này không.
Nguy cơ:
Trở ngại của bạn là gì?
Đối thủ của bạn đang làm gì?
Có phải đang có những thay đổi đối với nghề nghiệp, hay sản phẩm dịch vụ của bạn?
Thay đổi công nghệ có ảnh hưởng đến vị trí của bạn hay không?
Bạn đang có nợ xấu hay có vấn đề đối với vốn lưu đông hay không?
Liệu có điểm yếu nào của bạn đe dọa nghiêm trọng đến công việc của bạn không?
Tiến hành phân tích này đồng nghĩa với việc chỉ ra được những gì cần thiết để làm và đặt các vấn đề vào tầm ngắm.
Phụ lục 4: TẠI SAO PHẢI THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
Trong suốt thập niên 1990 đã có một sự gia tăng đáng kể nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh đã tham gia vào kinh doanh quốc tế. Ðây là kết quả của quá trình quốc tế hóa .
Các Công ty chỉ chuyên doanh trong nước đã đến lúc nhận ra rằng cung của họ đã vượt cầu, ít ra là ở phương diện năng suất sản xuất ngày một nâng cao; điều này ảnh hưởng đến một số nhân tố làm giảm dần sự tăng trưởng của thị trường (hoặc chựng lại), làm gia tăng thêm sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong nước kể cả đối với các Công ty ngoại quốc. Việc tháo dỡ bớt một số hàng rào quan thuế hoặc phi quan thuế, thí dụ như các nước trong liên hiệp Châu ÂU (EU) phải đối phó với một thị trường nội bộ của liên hiệp, được gọi là chương trình EC.92, chương trình này được thiết lập bởi một đạo luật riêng của Châu Âu vào năm 1987. Hoặc chương trình AFTA của các nước trong khối ASEAN, mà Việt Nam là thành viên.
Tháng 7/2000 Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký hiệp định khung Thương mại Việt- Mỹ, trong đầu tháng 9/2001 đã được Hạ Viện Mỹ thông qua và đang chờ sự phê chuẩn một cách đầy đủ của quốc hội hai bên .
Tóm lại, việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là một xu thế bắt buộc, một yêu cầu khách quan, mà khi tham gia vào mậu dịch thế giới, doanh nghiệp tìm thấy môt số thuận lợi như sau:
- Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp mở rộng được thị trường tiêu thụ, kể cả dịch vụ, vì rõ ràng là thị trường nước ngoài lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước; mở rộng được đầu tư.
- Khi thị trường nội địa không tiêu thụ hết sản phẩm của Công ty, thì thị trường quốc tế là một lối thoát duy nhất để tiêu thụ sản phẩm dư thừa, kết quả nhà xuất khẩu có thể phân bổ chi phí cố định cho nhiều sản phẩm, hạ thấp giá thành, nâng cao lợi nhuận, dẫn đến giá bán có khả năng hạ thấp tạo điều kiện tác động trở lại để đẩy mạnh khối lượng hàng hóa bán ra hơn nữa.
- Giảm được rủi ro: bán ở nhiều thị trường tốt hơn chỉ bán ở một nước.
- Ước vọng của các nhà lãnh đạo: các nhà lãnh đạo cao cấp, cổ đông đều muốn Công ty của họ tham gia thương mại quốc tế.
- Mở rộng chu kỳ sống của sản phẩm.
- Khai thác lợi thế hiện có trong thị trường chưa được khai thác.
- Tạo thêm thu nhập từ những kỹ thuật hiện có thông qua nhượng bản quyền (licensing) đặc quyền kinh tiêu ( franchising).
- Nâng cao hiểu biết về cạnh tranh quốc tế.
- Phát triển thêm lợi nhuận để đầu tư, tạo công ăn việc làm.
- Thực hiện tốt quản trị nhân viên cũng như tiến bộ của sản phẩm
Phụ lục 5: NHIỆM VỤ CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Thị trường thế giới của doanh nghiệp là tập hợp những khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó. Nghiên cứu thị trường thế giới là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Cụ thể quá trình này phải giải quyết các vấn đề sau:
- Xác định nước nào là thị trường có triển vọng nhất cho việc xuất khẩu hàng của ta hoặc họ đáp ứng việc nhập khẩu với điều kiện thuận lợi, khả năng mua bán là bao nhiêu.
- Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh .
- Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp sản phẩm của chúng ta muốn thâm nhập thị trường đó cần đạt yêu cầu về chất lượng (ISO.9000; HACCP), số lượng, bao bì đóng gói...
- Thu thập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường.
- Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược Marketing
Điểm mạnh và Điểm Yếu thường là xuất phát từ nội tại trong tổ chức của bạn. Cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới những nhân tố từ bên ngoài. Vì thế có thể coi SWOT chính là một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với một tổ chức.
Bạn có thể áp dụng SWOT cho chính đối thủ cạnh tranh để từ đó tìm ra phương thức hiệu quả trong cạnh tranh. Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng mà.
Ví dụ:
Một công ty tư vấn mới thành lập có thể được kế hoạch theo ma trận SWOT như sau:
Điểm mạnh:
1.Ta có thể phản ứng lại rất nhanh mà không cần phải đào tạo cao hơn.
2.Ta có thể chăm sóc rất chu đáo đối với khách hàng, với mức độ công việc sơ khơi do công ty mới bắt đầu như hiện nay thì ta có rất nhiều thời gian để quan tâm tới khách hàng.
3.Những nhà tư vấn của ta có uy tín rất lớn trên thương trường.
4.Ta có thể thay đổi nhanh chóng và linh hoạt nếu thấy các chương trình marketting của ta là không hiệu quả.
5. Ta không bị vượt tầm kiểm soát, vì thế mà có thể chào những giá trị tốt hơn cho khách hàng.
Điểm yếu:
1.Công ty chưa có thị trường và danh tiếng lâu dài
2.Ta có ít đội ngũ nhân viên với giới hạn kiến thức hạn hẹp trong nhiều lĩnh vực
3.Ta không thể tránh khỏi việc những người chủ chốt gặp các điều phiền toái như ốm đau, bệnh tật hoặc thậm chí bỏ việc…
4.Luồng tư bản, vốn là không ổn định trong thời kỳ đầu
Cơ hội:
1.Ngành kinh doanh của chúng ta đang mở rộng với nhiều khả năng dẫn tới thành công
2.Những nhà cầm quyền muốn thúc đẩy và khuyến khích công việc kinh doanh trong khu vực quản lý
3.Đối thủ của ta dường như chậm chạp đối với việc tiếp thu công nghệ mới.
Nguy cơ:
1.Liệu sự thay đổi trong công nghệ có vượt quá sự thích nghi của chúng ta? Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của một đối thủ lớn có thể khiến ta phải rút lui khỏi thị trường
2.Như thế tư vấn hỗ trợ được quy định thuộc về nhóm có phản ứng nhanh nhậy, dịch vụ tốt đối với nền kinh doanh tại địa phương. Marketing có thể được lựa chọn đối với khu vực công cộng để từ đó có thể lập ngân sách quảng cáo. Ngành tư vấn đòi hỏi phải liên tục cập nhật với những thay đổi trong công nghệ.
Điểm quan trọng:
Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng là một cơ chế rất quan trọng để dánh giá Điểm mạnh yếu cũng như phân tích Cơ hội, nguy cơ mà bạn phải đối mặt. Nó là một sự đánh giá khả năng trong nhận xét và phán đoán bản thân cũng như các nhân tố bên ngoài của chính bạn.
Vận dụng thành công sẽ giúp bạn có một trong những kỹ năng phân tích và đánh giá tình huống tốt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phát triển hoạt động marketing xuất khẩu đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở VN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.DOC