Đề tài Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong nền kinh tế mở

Sở dĩ cơ chế này là cần thiết vì trong ngành bảo hiể m, để thực hiện hoạt động điều tra cần phải có những kỹ năng và chuyên môn phù hợp. Hệ quả của việc xây dựng cơ chế này là một mặt sẽ giúp cho các doanh nghiệp bảo hiể m tránh được những trường hợp trục lợi bảo hiểm đang có dấu hiệu ra tăng hiện nay, mặt khác nếu ở một mức độ có thể chấp nhận được thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có cách xử lý mà vẫn đạt được mục đích giao kết hợp đồng với khách hàng đó. - Cần phải rà soát lại các văn bản luật có điều chỉnh tới lĩnh vực bảo hiểm nói chung vào bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng vì hiện này có khá nhiều văn bản luật cùng điều chỉnh các hoạt động trên thị trường. Nhưng điều bất cập ở đây là các văn bản này thường tạo nên sự chồng chéo bất hợp lý, đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Ví du: Bộ luật Dân Sự Việt Na m đã giành toàn bộ mục 11 từ điều 571 đến 584 để quy định về hợp đồng bảo hiểm, các loại hợp đồng bảo hiể m, đối tương bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, thì tất cả nội dung này lại được nhắc đến trong Luật kinh doanh bảo hiể m 2000 đây chính là sự chồng chéo. Hay quy định trái ngược nhau, ví dụ: ở khoản 3 điều 203 bộ Luật hàng hải Việt Nam 1990 (nay là điều . Bộ luật hàng hải 2005) quy định “đơn bảo hiểm có thể được chấp nhận theo hình thức đơn bảo hiểm đích danh, đơn bảo hiểm theo lệnh, hoặc đơn bảo hiểm vô danh” thì ngay trong khoản 4 lại quy định “Đơn bảo hiểm phải có nội dung cơ bản sau đây a> tên người được bảo hiểm hoặc người có quyề n lợi bảo hiể m , b> ” và ở điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định “nội dung của hợp đồng bảo hiểm gồm: tên, đia chỉ, “

pdf123 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong nền kinh tế mở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ 2003 – 2010 trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ. Theo quyết định số 175/2003/QĐ - TTg ngày 29/8/2003 của Thủ Tướng chính phủ về phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường Bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”, các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu được bảo hiểm của nền kinh tế và nhu cầu của dân cư. Đảm bảo cho các cá nhân và các tổ chức được sử dụng các sản phẩm bảo hiểm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thu hút được nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển xã hội, nâng cao năng lực tài chính của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Thị trường sẽ tiếp tục phát triển nhanh và hiệu quả với đủ các yếu tố của thị trường nhằm đa dạng hóa dịch vụ bảo hiểm từ bắt buộc đến không bắt buộc với chất lượng dịch vụ cao góp phần đảm bảo an toàn và thúc đẩy nền kinh tế, thu hút được nguồn vốn đầu tư và phát triển. Các doanh nghiệp sẽ chủ động nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường kinh doanh theo cơ chế thị trường. Trong thời gian tới, số lượng doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực phi nhân thọ sẽ còn tăng mạnh do nhà nước đang ngày càng dỡ bỏ những rào cản, điều kiện ra nhập thị trường và phạm vi kinh doanh. Tốc độ tăng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 77 trưởng trong giai đoạn tới hy vọng là sẽ là 16% tỷ trọng trong toàn ngành sẽ là hớn 20% chiếm 1,4% GDP vào năm 2010(1). (1) Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 – Bộ Tài Chính Bên cạnh đó, mục tiêu đạt ra là đến năm 2010, tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế tăng khoảng 14 lần so với năm 2002. Tăng mức tỷ lệ phí giữ lại từ 67% năm 2002 đến 85% vào năm 2010. Những mục tiêu trên nằm trong giải pháp chung phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước nhằm đưa thị trường phát triển nhanh hơn nữa, tận dụng những thế mạnh của quá trình mở cửa nền kinh tế. Thị trường bảo hiểm đặc biệt là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ đóng vai trò ngày một tăng trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, huy động vốn cho đầu tư phát triển. II Cầu về bảo hiểm phi nhân thọ trong xã hội Chính nhu cầu trong xã hội tạo nên động lực để phát triển thị trường để các doanh nghiệp cạnh tranh nhau và cùng nhau phát triển. Vậy trước khi đưa ra các giải pháp cụ thể để phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thì chúng ta sẽ phân tích qua tình hình nhu cầu về sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam hiện nay từ hai khách hàng chủ yếu là người tiêu dùng cá nhân, các doanh nghiệp. 1. Khách hàng là ngƣời tiêu dùng cá nhân Cùng với việc thu nhập được nâng cao và đời sống ngày càng được cải thiện, nhận thức của người dân về vai trò của bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng cũng có những thay đổi tích cực. Ngoài ra, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 78 cũng phải công nhận rằng quá trình cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm cũng đóng góp vào sự chuyển biến đó. Thị trường BHPNT còn rất nhiều tiềm năng, chỉ lấy ví dụ riêng với bảo hiểm sức khỏe và tai nạn hiện nay phát triển nhưng còn ở mức quá thấp, mặc dù đó là bảo hiểm bắt buộc, tỷ lệ người tham gia hiện nay chỉ dừng ở mức một con số. Còn đối với bảo hiểm xe cơ giới thì tình hình cũng tương tự, hiện nay chỉ có khoảng 35% xe máy, và 75% xe ô tô là mua bảo hiểm(1). Vậy thì trong tương lai khi đời sống của người dân được nâng cao, ý thức về bảo hiểm và tuân thủ pháp luật sẽ được cải thiện thì nhu cầu cho sản phẩm bảo hiểm này là rất lớn nhất là đối với loại hình bảo hiểm về sức khỏe và tai nạn cũng như bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Qua bảng đánh giá sau ta cũng thấy rõ được là người dân chú trọng vào bảo hiểm an toàn cho bản thân hơn là các tài sản khác. Điều này cũng dễ hiểu vì nói chung so với thế giới mức sống của chúng ta còn khá là thấp, tài sản không có nhiều. Biểu 13: Mức độ đánh giá của người dân với BHPNT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 79 0% 20% 40% 60% 80% 100% Đảm bảo an toàn cho tài sản Đảm bảo cuộc sống cho mình và người thân khi về hưu Đảm bảo cuộc sống cho mình và người thân khi gặp rủi ro Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng lăm Hoàn toàn không quan trọng Nguồn: Tình hình cạnh tranh của bảo hiểm Việt Nam – Bộ Kế hoạch và đầu tư 2. Khách hàng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Phải nói rằng đây là nguồn khách hàng đầy tiềm năng cho các sản phẩm bảo hiểm, khi nền kinh tế nước ta đang phát triển rất mạnh về cả chất và (1) Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 2005 lượng. Số các doanh nghiệp tham gia thị trường ngày một lớn, với các lĩnh vực kinh doanh ngày một đa dạng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng nhân thức rõ hơn về tầm quan trọng của bảo hiểm trong hoạt đông sản xuất kinh doanh của chính bản thân họ trên cả 3 tiêu thức. Ổn ®Þnh hiÖu qu¶ kinh doanh, t¹o sù tin t-ëng cho kh¸ch hµng, t¹o sù tin t-ëng víi ®èi t¸c vµ nh©n viªn, chØ cã 9,9% doanh ngiÖp b¶o hiÓm cho r»ng kh«ng quan träng. BiÓu 20: Vai trß cña b¶o hiÓm víi ho¹t ®éng kinh doanh KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 80 42.10% 37.20% 35.10% 44.20% 57.40% 54.30% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Tạo sự tin tưởng cho khách hàng Tạo sự tin tưởng với đối tác và nhân viên Ổn định hiệu quả kinh doanh Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng lăm Hoàn toàn không quan trọng Nguồn: Tình hình cạnh tranh của bảo hiểm Việt Nam – Bộ Kế hoạch và đầu tư Mặt khác mức độ khai thác thị trường của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay là rất thấp, đặc biệt với các nghiệp vụ xây lắp, hàng hóa xuất nhập khẩu, nông nghiệp. Số liệu ở bảng 8 cho thấy đa số các công trình có sử dụng vốn trong nước không quan tâm tới việc mua bảo hiểm xây lắp. Tới trên 90% công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được bảo hiẻm trong khi chỉ có khoảng 7,17% công trình có vốn đầu tư trong nước được bảo hiểm. đây là con số đáng báo động không phải vì nó ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành bảo hiểm, mà chủ yếu là các rủi ro lớn của xã hội không được rào chắn. Phần lớn vốn đầu tư trong nước là ODA cho các dự án lớn, cơ sở hạ tầng. Việc các công trình này không được bảo hiểm là rủi ro lớn với độ ổn định nền kinh tế và xã hội. Biểu 14 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 81 Bảng 8: Sản phẩm BHPNT và tỷ lệ khai thác các sản phẩm này Sản phẩm BH Tỷ lệ khai thác Xây lắp 7.17% vốn đầu tư trong nước và 90.91% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Dầu khí 41.27% tổng giá trị đầu tư cho ngành dầu khí Hàng xuất khẩu 6.55% kim ngạch xuất khẩu Hàng nhập khẩu 30.67% kim ngạch nhập khẩu Nông nghiệp 1% cây trồng vật nuôi Nguồn: chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010 Hơn thế nữa độ khai thác với bảo hiểm xuất khẩu còn quá bé nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Vì thế trong tương lai khi nhận thức về bảo hiểm được thay đổi, và chúng ta ra nhập quốc tế, thì nhu cầu bảo hiểm sẽ tăng cao. đó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Nói tóm lại nhu cầu cần được bảo hiểm của người dân và của doanh nghiệp là rất lớn. Tốc độ tăng của cầu trong thị trường tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Nhất là trong giai đoạn kinh tế như hiện nay khi sự giao thoa giữa các thị trường là rất mạnh, thì yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp phải phát triển để thoản mãn được nhu cầu đó. III Giải pháp phát triển thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong thời gian tới. Trên các cơ sở về chiến lược phát triển và nhu cầu thực tế về bảo hiểm phi nhân thọ thì ta có thể thấy rằng tiềm năng của thị trường bảo hiểm phi KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 82 nhân thọ Việt Nam là rất lớn nhưng để thị trường này thật sự phát triển thì cần các giải pháp đồng bộ từ phía các nhà hoạch định chính sách và điều tiết thị trường, hiệp hội bảo hiểm Việt Nam và các doanh nghiệp. 1. Giải pháp từ phía nhà nƣớc 1.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo hiểm. Hệ thống pháp luật bảo hiểm cần được rà soát nhằm điều chỉnh các quy định chưa phù hợp, bổ sung quy định còn thiếu hoặc chưa rõ ràng, cụ thể: 1.1.1 Điều chỉnh lại những quy định chưa hợp lý và chưa rõ ràng. - Về vấn đề thuế VAT đánh vào việc tái bảo hiểm trong nước cần được dỡ bỏ hoặc hạ mức thuế xuất này xuống 0% vì mục tiêu phát triển của ngành bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ là tăng doanh thu phí mà là tăng tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ giữ lại trong nước, để đầu tư trở lại nền kinh tế. - Vấn đề chi phí quảng cáo cũng cần được cân nhắc. Vì quy định hiện tại là không vượt quá 10% tổng chi phí mà chí phí của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ chủ yếu là rủi ro tổn thất vậy doanh nghiệp nào có chi phí cao tức tỷ lệ tổn thất cao lại được phép chi cho quảng cáo nhiều, trong khi mà hiệu quả kinh doanh là thấp. Và khi công ty nào có khả năng kiểm soát rủi ro tốt đồng nghĩa với việc là kém khả năng cạnh tranh về mặt quảng cáo. đây thực sự là điều vô lý cần phải được thay đổi ngay. - Các quy định về chấm dứt hợp đồng và hợp đồng vô hiệu cần được rà soát lại nhằm đảm bảo việc áp dụng các quy định được rõ ràng và chính xác. Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và hợp đồng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 83 vô hiệu hoàn toàn khác nhau, do đó việc cung cấp sai thông tin để giao kết hợp đồng không thể dẫn đến hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hợp đồng vô hiệu. - Cần nới lỏng hơn nữa các quy định về việc ra nhập thị trường cũng như phạm vi kinh doanh của các công ty bảo hiểm nước ngoài, để tạo cho thị trường được cạnh tranh bình đẳng hơn, khách hàng có thể được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn. - Sửa đổi các luật sao cho phù hợp với các quy tắc quốc tế về bảo hiểm, tránh sự chồng chéo và mâu thuẫn trong luật và giữa các luật. Vì vấn đề trên đã gây ra nhiều mâu thuẫn làm cho hoạt động trên thị trường đi không đúng hướng, và làm cho ý thức luật pháp của người dân là không cao. Luật xây dựng quá chung chung, với các điều khoản mà người nào cũng có thể hiểu theo cách riêng của mình. Ví dụ như điều 6 luật kinh doanh bảo hiểm có nói rằng: “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam”. Có người hiểu rằng vậy thì mọi cá nhân mà đã mua bảo hiểm thị phải mua bảo hiểm trong nước kể cả những với hàng hóa xuất nhập khẩu. Người khác thì hiểu rằng chỉ có ai có nhu cầu thôi còn khi đã bán FOB hoặc mua CIF thì nhu cầu mua bảo hiểm là không có. Hay ví dụ đối với bảo hiểm trách hiện dân sự hiện nay mức giới hạn trách nhiệm chỉ là 30 triệu VNĐ. Trong khi đó theo điều 610 Luật Dân Sự 2005 có quy định chi phí bồi thường của người xâm phạm tính mạng của người khác bao gồm: “chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại, chi phí mai táng (nếu người đó chết), tiền cấp dưỡng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 84 cho những người mà bị người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng …”. Chỉ riêng thế thôi thì số tiền phải bồi thường đã gấp mấy lần 30 triệu đồng giới, mức hạn trách nhiệm rồi. 1.1.2 Bổ sung các quy định còn thiếu - Chuẩn hóa các thuật ngữ trong các hợp đồng bảo hiểm và các tài liệu đi kèm là rất quan trọng. Các công ty bảo hiểm cần phải sử dụng cùng một thuật ngữ bảo hiểm (có thể do hiệp hội bảo hiểm Việt Nam xây dựng) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người mua bảo hiểm đọc, hiểu và so sánh được các hợp đồng bảo hiểm của các công ty khác nhau tránh việc hiểu sai, hiểu lầm trong tương lai. - Cần có thêm các văn bản hướng dẫn liên qua tới việc tái đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ vào nền kinh tế như là cho vay, đầu tư vào bất động sản, cổ phiếu, để việc đầu tư này hiệu quả hơn, tăng thêm lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến quản trị công ty, minh bạch tài chính cần phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và việc tuân thủ các quy định pháp luật cần được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan nhà nước, tạo lòng tin cho các công ty bảo hiểm khi đầu tư vào các công ty của Việt Nam. - Cần phải có những văn bản pháp lý rõ ràng hơn liên quan đến hoạt động tái bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Các văn bản pháp lý hiện nay có quy định các tiêu chuẩn mà công ty tái bảo hiểm nước ngoài phải đáp ứng, nhưng không quy định các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước phải công bố thông tin về các công ty tái bảo hiểm của họ. Việc cung cấp thông tin về hoạt động tái bảo hiểm của các công ty bảo KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 85 hiểm phi nhân thọ trong nước không chỉ hỗ trợ người mua bảo hiểm, mà còn hỗ trợ các cơ quan chức năng phát hiện những trường hợp các công ty bảo hiểm phi nhân thọ ký kết hợp đồng chỉ để tái bảo hiểm ra nước ngoài “fronting business”. Mặc dù việc tái bảo hiểm ra nước ngoài là không cấm, nhưng nếu tỷ lệ tái quá cao sẽ ảnh hưởng xấu tới quyền lợi của người mua vì chính các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước mới là các doanh nghiệp chịu trách nhiệm pháp lý mà lại không có khả năng bảo hiểm loại rủi ro này. Không những thế nó còn ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của thị trường, và nền kinh tế sẽ mất đi một khoản ngoại tệ đáng kể. - Cần cơ chế để có được sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng khác nhau để đảm bảo hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động bảo hiểm của các ngành khác nhau như xây dựng, vận tải biển, cháy nổ … dễ hiểu hơn, rõ ràng hơn, và việc thi hành luật được chặt chẽ hơn. Như hiện nay, việc hợp tác giữa các cơ quan công an với các tổ chức bảo hiểm là không tốt, vì thực tế cho thấy thì khi có tai nạn xảy ra rất khó để được phía công an cung cấp những tài liệu về mức độ thiệt hại, mức độ vi phạm luật của các bên có liên quan, mà đó lại là cơ sở quan trọng để để công ty bảo hiểm bồi thường. - Cần xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ cho các hoạt động điều tra từ nhân và điều tra dân sự để các doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện chủ động hơn về mặt thị trường. Các kết quả của hoạt động điều tra tư nhân và điều tra dân sự cần phải được pháp chế hóa cụ thể để có giá trị pháp lý làm có sở cho các doanh nghiệp chủ động đánh giá và xử lý những trường hợp có dầu hiệu trục lợi bảo hiểm trước khi vụ việc được coi là mang yếu tố hình sự. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 86 Sở dĩ cơ chế này là cần thiết vì trong ngành bảo hiểm, để thực hiện hoạt động điều tra cần phải có những kỹ năng và chuyên môn phù hợp. Hệ quả của việc xây dựng cơ chế này là một mặt sẽ giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm tránh được những trường hợp trục lợi bảo hiểm đang có dấu hiệu ra tăng hiện nay, mặt khác nếu ở một mức độ có thể chấp nhận được thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có cách xử lý mà vẫn đạt được mục đích giao kết hợp đồng với khách hàng đó. - Cần phải rà soát lại các văn bản luật có điều chỉnh tới lĩnh vực bảo hiểm nói chung vào bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng vì hiện này có khá nhiều văn bản luật cùng điều chỉnh các hoạt động trên thị trường. Nhưng điều bất cập ở đây là các văn bản này thường tạo nên sự chồng chéo bất hợp lý, đôi khi còn mâu thuẫn nhau. Ví du: Bộ luật Dân Sự Việt Nam đã giành toàn bộ mục 11 từ điều 571 đến 584 để quy định về hợp đồng bảo hiểm, các loại hợp đồng bảo hiểm, đối tương bảo hiểm, sự kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, thì tất cả nội dung này lại được nhắc đến trong Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 đây chính là sự chồng chéo. Hay quy định trái ngược nhau, ví dụ: ở khoản 3 điều 203 bộ Luật hàng hải Việt Nam 1990 (nay là điều …. Bộ luật hàng hải 2005) quy định “đơn bảo hiểm có thể được chấp nhận theo hình thức đơn bảo hiểm đích danh, đơn bảo hiểm theo lệnh, hoặc đơn bảo hiểm vô danh” thì ngay trong khoản 4 lại quy định “Đơn bảo hiểm phải có nội dung cơ bản sau đây a> tên người được bảo hiểm hoặc người có quyền lợi bảo hiểm , b>…” và ở điều 13 Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định “nội dung của hợp đồng bảo hiểm gồm: tên, đia chỉ, … “ và tại điều 14 thị quy định là “bằng chứng giao kết hợp đồng chính là hợp đồng bảo hiểm, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 87 đơn bảo hiểm … ”. Từ những quy đinh trên có thể thấy không có đơn bảo hiểm nào là vô danh cả theo quy định Luật hàng hải.(1) (1) PGS TS Nguyễn Như Tiến (2005), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam - Cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài, hay hoạt động tín dụng để đa dạng hóa hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Tóm lại, để thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triển toàn diện và theo đúng quy luật trong nền kinh tế mở như hiện nay thì nhà nước cần phải rà xoát lại toàn bộ các luật có liên quan để nhằm làm hệ thống pháp lý được minh bạch hợp lý tránh tình trạng chồng chéo mâu thuẫn. Cũng như đưa ra các văn bản mới theo sát được thực tiễn hơn, thông thoáng hơn tạo sự hỗ trợ đắc lực từ phía nhà nước. Có như vậy thì mới phát huy được vai trò của một hệ thống pháp luật trong quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường, tạo điều kiện cho thị trường phát triển toàn điện hơn. 1.2 Tăng cƣờng năng lực làm luật và trình độ quản lý của các cán bộ nhà nƣớc. Thực tế cho thấy sự phát triển của thị trường, sự gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, việc đưa vào các sản phẩm mới, các thuật ngữ mới, các phương thức kinh doanh mới, một mặt sẽ đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, của ngành và người tiêu dùng sẽ có lợi hơn, nhưng mặt khác cũng làm này sinh các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, sự mâu thuẫn giữa các công ty bảo hiểm và công KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 88 ty bảo hiểm với người mua bảo hiểm. Do đó để điều tiết thị trường, bảo vệ người tiêu dùng cần phải đổi mới cơ chế quản lý qua đó nâng cao kỹ năng quản lý. - Thống nhất cơ quan quản lý nhà nước với các hoạt động bảo hiểm trên thị trường. - Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với các hoạt động của thị trường theo chuẩn mực của quản lý nhà nước đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ của các nước có thị trường phát triển. Vấn đề này cần được thực hiện thông qua việc đào tạo cả trong và ngoài nước và trao đổi kinh nghiệm đối thoại giữa các doanh nghiệp bảo hiểm và hiệp hội bảo hiểm. Từ đó, cơ quan quản lý nhà nước biết được hướng kiện toàn vừa thực hiện được chức năng tham mưu vừa thực hiện được chức năng giám sát. - Thay đổi cơ bản phương thức quản lý doanh nghiệp, trong đó có quản lý doanh nghiệp như: cấp phép, thẩm định hồ sơ, đăng ký sản phẩm, thay đổi vốn và phạm vi hoạt động… 1.3 Tăng cƣờng kiểm tra giám sát về hoạt động của thị trƣờng Để tạo ra sự phát triển toàn diện, an toàn và lành mạnh cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ thì kiểm tra, giám sát các hoạt động của thị trường của các cơ quan quản lý nhà nước là không thể thiếu được. Những năm vừa qua tốc độ phát triển của thị trường đạt mức khá cao, đây là điều dễ hiểu khi thị trường chúng ta phát triển từ cái mốc ban đầu đường như là con số “0” và đó là kết quả tất yếu của một nền kinh tế mở cửa, hội nhập với thế giới bên ngoài. Nhưng khi thị trường càng phát triển thì lại nảy sinh càng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 89 nhiều các yếu tố phức tạp kéo lùi sự phát triển của thị trường lại về cả chất và lượng. 1.4 Tiếp tục hoàn thiện các quy định có liên quan đến thị trƣờng tài chính, đặc biệt là thị trƣờng chứng khoán nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho toàn bộ nền kinh tế, bảo hiểm trong đó có bảo hiểm phi nhân thọ. Ngành bảo hiểm và ngành chứng khoán có quan hệ mật thiết với nhau. ở đa số nền kinh tế có ngành bảo hiểm phi nhân thọ phát triển, các công ty bảo hiểm được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đối với ngành bảo hiểm, thị trường chứng khoán vừa đóng vai trò là kênh huy động vốn, vừa đóng vai trò cung cấp các cơ hội đầu tư. Vì thế khi thị trường tài chính phát triển thì kéo theo đó là sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Tại Việt Nam, một phần do môi trường pháp lý, một phần do sự hạn chế về năng lực tài chính và sự minh bạch tài chính của các công ty nên chưa có công ty bảo hiểm nào được niêm yết trên thị trường tài chính Việt Nam. Do đó đa số các công ty BHPNT tập trung vào trái phiếu chính phủ, tiền gửi ngân hàng. Theo một nghiên cứu của bộ kế hoạch và đầu tư thì trong tương lai ngân hàng sẽ không có khả năng đáp ứng hết tín dụng cho các doanh nghiệp vì thế sự thay đổi luật để các doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh tín dụng, và tham gia vào thị trường chứng khoán sẽ giải quyết được vấn đề trên. Mặt khác khi các doanh nghiệp bảo hiểm được tham gia vào thị trường tín dụng hay đầu tư vào thị trường bất động sản thì khả năng tài chính của các doanh nghiệp cũng được cải thiện, giảm thiểu được tỷ lệ vốn nhàn rỗi. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 90 2 Đào tạo đội ngũ nhân sự chất lƣợng cao phục vụ ngành bảo hiểm. Nguồn nhân lực hiện nay mới chỉ đáp ứng được nhu cầu của thị trường ở mức độ thấp. Thực tế cho thấy còn có khoảng cách giữa những kiến thức mà sinh viên được học trên ghế nhà trường với những gì diễn ra trên thị trường vì thế mà đào tạo đại học ở nước ta chưa bám sát so với yêu cầu thực tế đây là tình trạng chung của các cả các ngành nghề chứ không riêng gì với bảo hiểm. Nhưng vì bảo hiểm là ngành đặc biệt, nhân lực cho ngành này đòi hỏi rất cao về mặt nghiệp vụ, điều này chỉ có thể có được thông qua thực hành mà thôi. Vì thế mà việc đạo tạo nhân sự cho ngành bảo hiểm vẫn phải được cải cách cơ bản từ trường đại học. Chính phủ thông qua Bộ giáo dục và đào tạo cũng như sự hợp tác giữa các trường đại học và các doanh nghiệp bảo hiểm để sinh viên có nhiều cơ hội được thực hành hơn. Bên cạnh đó cần có sự kết hợp đào tạo giữa các tổ chức trong và ngoài nước để nâng cao nghiệp vụ hơn cho các cấp từ cấp quản lý đến cấp nhân viên. Trên đây là một số giải pháp về phía nhà nước cần triển khai để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, đảm bảo tính toàn diện, an toàn, và lành mạnh trong nền kinh tế mở có sự tham gia sâu rộng của các yếu tố nước ngoài. 2 Giải pháp về phía Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã là ngôi nhà chung, mang tiếng nói chung, thể hiện sự hợp tác liên kết của 21 doanh nghiệp bảo hiểm trong đó có 12 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Trải qua gần 6 năm hoạt động, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 91 Hiệp hội bảo hiểm đã phát huy khá tốt vai trò của hiệp hội ngành nghề, tạo ra nhiều cơ hội cho hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên được hoạt động dưới một mái nhà chung, cùng chung sức khai thác phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Sự ra đời của hiệp hội đã tạo ra môi trường cho các doanh nghiệp bảo hiểm hội viên phát triển và cạnh tranh một cách lành mạnh, hướng mục tiêu hoạt động là đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Hiệp hội đã đưa được tiếng nói chung của các doanh nghiệp trong việc xây dựng khung pháp lý công bằng và tạo thuận lợi cho việc phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, giữ vai trò trung gian giữa các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và cơ quan quản lý nhà nước . Hiệp hội bảo hiểm tôn trọng và phát huy sự liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp nhằm xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, phát triển các sản phẩm mới nhằm phong phú đa dạng thêm sản phẩm trên thị trường. Ngoài ra, hiệp hiệp hội còn là trung tâm cung cấp thông tin và tuyên truyền cho các doanh nghiệp, là nơi đào tạo, giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như thực hiện những chính sách chế độ của nhà nước. Trong một nền kinh tế mở, có một tổ chức đứng ra đại diện cho các doanh nghiệp trong cùng một ngành hàng là điều hết sức quan trọng. Vì thế tầm quan trọng của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là điều không phải bàn cãi. Hiệp hội chính là đối trọng của các doanh nghiệp với các “thế lực” trong và ngoài nước. Để có một thị trường tốt thì việc Hiệp hội cũng đưa ra các giải pháp cũng là điều cần thiết, giải pháp để Hiệp hội hoạt động hiểu quả hơn. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 92 2.1 Mạnh dạng cải tổ, giao chức quyền, đào tạo đội ngũ chuyền nghiệp trong quản lý bảo hiểm Hiện tại thì Hiệp hội bảo hiểm hoạt động rất tốt xong vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ còn yếu và thiếu, cán bộ còn kiêm nhiều chức vụ, điều đó một mặt hạn chế khả năng cống hiến của họ, một mặt còn làm hạn chế, thậm chí là đẩy lùi các mục tiêu phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng. Một giả pháp cho vấn đề trên là thuê các chuyên gia và xây dựng hiệp hội mang tính chuyên nghiệp hơn, bám sát thực tế và yêu cầu của các doanh nghiệp hơn. 2.2 Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm - Hiệp hội đóng vai trò là cầu nối giữa nhà nước và các doanh nghiệp, qua đó cố vấn cho nhà nước, chính phủ để đưa ra những chính sách về bảo hiểm sao cho phù hợp với thực tế và nguyện vọng của các doanh nghiệp. - Cần nâng cao chức năng cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ngoài chức năng là cầu nối, và tiếng nói chung của Doanh nghiệp thì Hiệp hội cũng cần phải tổ chức các hoạt động đào tạo, hội thảo, mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, tuyên truyền quảng cáo cho ngành Bảo hiểm Việt Nam ra quốc tế. - Hiệp hội cần được tiếp cần các thông tin, vì Hiệp hội là tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp để đưa ra được những biện pháp cũng như chính sách đối với thị trường cũng như từng nghiệp vù. Để có những phản ứng kịp thời nếu trên thị trường xảy ra một biến cố gì đó không thuận lợi mà các chính sách của nhà nước chưa thể kịp đưa ra để hạn chế biến cố đó. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 93 3. Biện pháp từ phía các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Trong nền kinh tế mở hiện nay, khi mà sự tham gia vào thị trường quốc tế của nền kinh tế ngày một sâu rộng, thì các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng cũng cần có những biện pháp đúng đăn để có thể “sống sót và phát triển” được. Căn cứ vào thực trạng trong nước cũng như những biến đổi trong tương lai mà tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng của các doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. 3.1 Xây dựng chiến lƣợc phát triển dài hạn Ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện đang trải qua giai đoạn phát triển giao thời. Trong thời kỳ này, đa số các công ty tập trung vào phát triển doanh thu mà làm mọi cách kể cả hạ phí, mở rộng điều khoản, điều kiện, tỷ lệ khấu trừ thấp, thì trong thời gian tới các công ty cần xây dựng chiến lược phát triển lâu dài. Doanh thu phí bảo hiểm là một chỉ số quan trọng về phát triển, nhưng trong bối cảnh hiện nay của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, có thể chỉ số này không quan trọng bằng chỉ số phát triển nguồn nhân lực (ví dụ phát triển năng lực chuyên môn, kỹ năng quản lý) hoặc các chỉ só về hiệu quả hoạt động (chuẩn hóa các quy trình, tiết kiệm thời gian cho công việc …) bởi đây là cơ sở vững chắc có sự phát triển trong tương lai. Tất nhiên, không có doanh thu cao, không công ty nào có thể đầu tư, kể cả để phát triển nguồn nhân lực hay phục vụ những mục đích khác. tuy nhiên, các công ty cần tự xác định cho mình một lợi thế cân bằng để không bị kiệt sức khi bước vào một giai đoạn mới của cạnh tranh. Vì thế một chiến lược lâu dài tập trung tăng giá trị cho sản phẩn, và mặt KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 94 khác cần nỗ lực ổn định tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận là hướng để các công ty có thể phát triển trong tương lai. 3.2 Xây dựng văn hóa phục vụ khách hàng Thực tế cho thấy nhiều công ty bảo hiểm phi nhân thọ đặc biệt là các công ty trong nước khi ký được hợp đồng đa số là dựa trên mối quan hệ, quen biết chứ chưa đi sâu vào khai thác khách hàng thực sự, chưa xây dựng được văn hóa phục vụ khách hàng, trong khi các công ty nước ngoài với văn hóa từ công ty mẹ, đang phát triển nó rất nhanh và rất thành công tại Việt Nam. Các công ty nước ngoài chuẩn hóa được mọi quy trình công việc, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi có thắc mắc, khi thanh toán phí bảo hiểm, khi yêu cầu thông tin, khi yêu cầu bồi thường … Ngược lại, các công ty trong nước mặc dù hiểu được tầm quan trọng của các quy trình này, lại chưa có một chiến lược phù hợp và một kế hoạch hành động để thực hiện điều đó. Các công ty nước ngoài yêu cầu nhân viên của mình làm theo những quy định cụ thể khi phục vụ khách hàng còn các công ty trong nước lại phụ thuộc vào sự năng động của các cá nhân nhân viên trong việc phục vụ khách hàng. Điều này cũng gây ra một số vấn đề, bởi không phải mọi nhân viên nào cũng năng động như nhau khi làm việc với khách hàng. Do đó, nếu nhân viên nào đó không năng động, sẽ không có cơ chế để buộc họ phải tuân theo và việc chăm sóc khách hàng sẽ không được đảm bảo. Do đó các công ty cần nâng cấp hệ thống và chương trình đào tạo của mình nhằm cũng cấp tốt hơn dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nhân viên bán hàng có thể hỗ trợ rất tốt khách hàng, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Các công ty cần phải đạt mình vào vị trí của khách hàng để đánh giá phương thức KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 95 phục vụ khách hàng của mình nhằm xác định những khâu cần phải cải thiện hơn nữa. Mục tiêu không phải phục vụ tốt khách hàng mà là ngày càng nâng cao hiệu quả công việc. 3.3 Nâng cao kỹ năng quản lý Các nhà quản lý của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đặc biệt là các công ty trong nước có thể ở vị trí quản lý trong một thời gian dài, nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm về kinh tế thực tiến. Cách quản lý theo kiểu cũ vẫn là gốc rễ trong các công ty trong nước, đưa ra quyết định chậm, phạm vi trách nhiệm không rõ ràng, thang lương và thưởng không được xây dựng trên cơ sở làm việc, hạn chế quyền tự quyết ở các cấp thấp hơn … chỉ là một vài ví dụ điển hình. Đây là hiện tượng phổ biến trong mọi ngành ở Việt Nam, chứ không chỉ trong bảo hiểm. Ngoài kỹ năng quản lý chung thì các nhà quản lý cần có những kỹ năng chuyên ngành bảo hiểm phi nhân thọ. Do đó các công ty bảo hiểm phi nhân thọ cần phải có những kế hoạch đào tạo dài hạn. Lương, thưởng, chức vị phải gắn với kết quả hoạt động của công việc. Các công ty cũng có thể tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài vào vị trí quản lý, bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đưa kinh nghiệm và kỹ năng của họ vào điều hành kinh doanh. Các công ty trong nước cần chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch chiến lược xem xét liệu sự tham gia của đối tác nước ngoài vào điều hành kinh doanh có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Và nếu là có lợi ích, thì công ty cần phải nỗ lực tìm kiếm đối tác chiến lược nhằm thiết lập mối quan hệ hợp tác lâu dài. 3.4 Nâng cao kỹ năng bảo hiểm rủi ro phức tạp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 96 Hiện nay các công ty đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước dựa vào các công ty tái bảo hiểm nước ngoài để thực hiện bảo hiểm cho các rủi ro lơn và phức tạp như các nhà máy thủy điện, lọc dầu, hàng không, trách nhiệm sản phẩm …dù không có khả năng bảo hiểm những rủi ro này, các công ty trong nước vẫn có thể giành được những hợp đồng này vì phần lớn các dự án này được tài trợ bằng vốn ngân sách và vốn ODA, và chỉ những công ty trong nước mới được cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho những dự án như vậy. Sau khi ký kết hợp đồng thì các công ty này lại tái bảo hiểm cho các công ty ở nước ngoài và phần lớn phí bảo hiểm là bị chuyển ra nước ngoài và các công ty trong nước chỉ được một phần nhỏ. Khi rào cản trên được dỡ bỏ khi Việt Nam ra nhập WTO thì các công ty trong nước sẽ mất phân đoạn thị trường này. Do đó, các công ty trong nước cần phải ngay lập tức học hỏi các kỹ năng (thông qua đào tạo, tuyển dụng các chuyên gia nước ngoài …) thu thập số liệu thống kê để chuẩn bị cho tương lai bởi những công việc này đòi hỏi rất nhiều thời gian. 3.5 Xây dựng hệ thống thu nhập, lƣu trữ, xử lý số liệu thông kê. Mặc dù hoạt động thống kê chỉ có thể được tiến hành nếu có sự phối hợp từ mọi chấp, chính phủ, đến các ngành, các hiệp hội, và xuống các công ty cần có một tổ chức đứng ra điều phối hoạt động thu thập số liệu này ở mọi cấp, các công ty bảo hiểm cần tích cực trong hoạt động này vì đây là vấn đề thiết yếu với mọi công ty. 3.6 Ứng dụng công nghệ thông tin Ở thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam thì việc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh là rất thấp, và còn thấp hơn là ở KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 97 các doanh nghiệp trong nước. Nên về mảng này các doanh nghiệp của chúng ta sẽ tụt hậu rất xa so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Cho tới này, chưa có một công ty trong nước nào có phần mềm bảo hiểm chuyên biệt mặc dù họ cũng đã nhận ra được sự cần thiết của yếu tố này, và điều này cần làm ngay lập tức. Cần phải có một chiến lược về công nghệ thông tin rõ ràng để thích ứng với những biến đổi trong tương lai. Trong môi trường kinh doanh ngày này, công nghệ thông tin là xương sống của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Công nghệ thông tin hỗ trợ giảm chi phí lao động, hoạt động của công ty hiệu quả hơn, góp phần nâng cao dịch vụ chất lượng khách hàng. Việc đầu tư này bước đầu có vẻ tốn kém nhưng những lợi ích mà nó đem lại là lâu dài. 3.7 Phát triển mạng lƣới khách hàng Hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước đang hoạt động tốt hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, một phần nhờ vào sự bảo hộ của chính phủ, một phần dựa vào mạng luới khách hàng đã xây dựng được. Nhưng khi ra nhập WTO, các bảo hộ của chính phủ không còn thì các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì thế mà các doanh nghiệp cần phải phát triển được mạng lưới khách hàng truyền thống vì đây là yếu tố quan trong giúp công ty tăng trưởng ổn định có thêm nguồn lực để thực hiện các kế hoạch phát triển chiến lược để cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài có tiền lực. Không những thế mà các doanh nghiệp này cần phải khai thác các khách hàng mới để đa dạng lượng khách hàng. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 98 Cần phải nghiên cứu kỹ thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn chúng. Vì đây là công đoạn đầu tiên để làm tốt được cả hai việc chiến lược là tạo ra sản phẩm mới và phục vụ khách hàng tốt hơn. nếu không tìm hiểu và phân tích đúng thị trường, không tìm hiểu nhu cầu của khách hàng thì rất khó để đạt được mục đích kinh doanh. Nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp là một ví dụ điển hình, trong giai đoạn 96 – 98 do không nghiên cứu kỹ thị trường mà Bảo Việt đã thất bại trong lĩnh vực này khi trong gia đoạn này doanh thu phí là 0,1 tỷ đồng trong khi đó bồi thường lên tới 2,1 tỷ đồng(1). Tỷ lệ lỗ quá lớn vì thế mà Bảo Việt đã không kinh doanh dịch vụ này nữa. Qua ví dụ trên ta cũng thấy được tầm quan trọng của vệc nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khách hàng, một công cụ quan trọng không thể thiếu trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay. 3.8 Đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường được thể hiện qua khả năng cung cấp sản phẩm có chất lượng, đa dạng, và các dịch vụ đi kèm hoàn hỏa. Thì với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ điều đó càng được thể hiện rõ hơn, khi ngành kinh doanh của các doanh nghiệp này khá là đặc biệt, từ sản phẩm đến các dịch vụ đi kèm. Đối tượng kinh doanh là rủi ro, sản phẩm trên thị trường liên quan đến các nghiệp vụ như là cháy, (1) PGS TS Nguyễn Như Tiến (2005), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam dầu khí, … vì thế mà các doanh nghiệp cần phải khai thác triệt để các loại bảo hiểm bắt buộc thông qua việc nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 99 khách hàng giải quyết khiếu nại bồi thường, và hướng dẫn khách hàng phòng tránh rủi ro một cách có hệ thống và bài bản. Bên cạn đó các doanh nghiệp cũng cần phải phát triển hơn nữa các sản phẩm khác như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, khi tỷ lệ này hiện nay là khá nhỏ, bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm du lịch …và đặc biệt cần phát triển sản phẩm về nông lâm ngư nghiệp vì tỷ lệ người dân trong lĩnh vực trên là khá lớn chiếm hơn 70% dân số Việt Nam (82 triệu người). 3.9 Mở rộng hoạt động đầu tƣ để tăng tỷ xuất lợi nhuận của công ty, và làm cho vốn nhàn rỗi hoạt động hiệu quả hơn. Bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng là một ngành kinh doanh đặc biệt so với các loại hình kinh doanh khác người ta vẫn thường gọi quy trình kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp bảo hiểm là mô hình kinh doanh, sản xuất nược: khi số phí thu được lại được đầu tư trở lại nền kinh tế. Vì lợi nhuận của một công ty không chỉ là doanh thu phí trừ đi chi phí mà lợi nhuận này được tính bằng tổng các khoản thu về trong đó có một phần quan trọng trọng là doanh thu từ lĩnh vực đầu tư. Vì thế hoạt động đầu tư rất quan trọng với các doanh nghiệp bảo hiểm, vì nó có vai trò bảo toàn vốn và nhân vốn. Chính vì lý do này mà các công ty bảo hiểm rất coi trong hoạt động này. Song vấn đề dặt ra là làm thế nào để các công ty này có thể đầu tư cho phù hợp với khả năng của mình, vừa đảm bảo được mức sinh lời cao, nhưng trước hết là nhằm bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhận phát triển. Trên thực tế thì hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là rất kém chủ yếu là mua trái phiếu chính phủ hoặc gửi ngân hàng nên không mang lại hiều quả cao, song cũng phải nói đến cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp bảo KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 100 hiểm phi nhân thọ là rất hạn chế. Hạn chế bởi luật, bởi chính nguồn lực của các công ty này. vậy nên để đảm bảo cho hiệu quả đầu tư được nâng cao thì các doanh nghịệp bảo hiểm phi nhân thọ cần thực hiện: - Mạnh dạng đầu tư vào thị trường chứng khoán, vì bảo hiểm và chứng khoán là 2 lĩnh vực được coi là “anh em” của nhau. Theo kinh nghiệm thế giới thì thị trường chứng khoán là nơi thu hút tới 80% vốn nhàn rỗi của các công ty bảo hiểm. Nhưng cần mua những chứng khoán đã được niêm yết. - Đầu tư vào kinh doanh bất động sản, đó là tái sản thật, mang tính ổn định cao và trong tình hình thị trường như hiện nay thì bất động sản sẽ là nơi cất trữ tốt. - Đầu tư vào hoạt động tín dụng, để làm được điều trên cần có sự cho phép của nhà nước về vấn đề các công ty bảo hiểm được phép kinh doanh tín dụng… 3.10 Tăng cƣờng khả năng tài chính. Tác động đầu tiên của việc mở của nền kinh tế, hội nhập là sự tham gia vào ngày càng nhiều của các doanh nghiệt bảo hiểm phi nhân thọ khác là mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Chỉ có công ty nào thực sự có tiềm năng tài chính mới có thể tồn tài. Đó là một quy luật mà xẩy ra ở bất cứ thị trường nào. Vì thế khi các bảo hộ của Chính phủ bị xóa bỏ thì các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nhỏ của ta có thể phát triển không? Đây là câu hỏi đã có câu trả lời. Để phát triển thì các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước cần có tiềm lực tài chính mạnh, với tài chính mạnh các công ty này có thể đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn. Cổ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 101 phần hóa và niêm yết cổ phiếu trên thị trường là một giải pháp tốt cho công ty để huy động vốn qua đó tăng cường năng lực tài chính. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 102 Kết luận Thị trường bảo hiểm Việt Nam còn rất non trẻ so với thị trường bảo hiểm quốc tế xong đây là thị trường đầy tiềm năng. Thị trường đã có bước nhảy vọt về cả chất và lượng. Từ khi có một công ty duy nhất trên thị trường đến nay đã có 17 công ty thuộc mọi thành phần. Doanh thu phí bảo hiểm gốc cũng tăng mạnh trong năm qua. Cụ thể, các công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài cũng như chi nhánh bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nước ngoài được thành lập ở Việt Nam ngày càng nhiều. Ngoài ra, sự hoàn thiện dần của thị trường của thị trường tài chính đã tạo điều kiện cũng như động lực cho thị trường này ngày càng phát triển. Với một đất nước mà tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được xếp vào hàng cao nhất của thế giới, dân số trẻ, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì tiềm năng để phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng là rất cao. Nhưng vấn đề mấu chốt ở đây là, cơ sở hành lang pháp lý, là việc ổn định xắp xếp lại các doanh nghiệp trong nước theo hướng chuyên môn hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực tài chính. Trong thời gian tới thị trường sẽ tiếp tục mở cửa hơn khi Việt Nam ra nhập WTO, các rào cản của nhà nước sẽ thực sự được rỡ bỏ hứa hẹn sự bùng nổ của thị trường này. Các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và nếu không chuẩn bị kỹ thị các doanh nghiệp này có thể bị thua ngay trên sân nhà. Do phạm vi của đề tài là khá rộng và tính chất mới của những yếu tố trên thị trường nên giải pháp mà khóa luận đưa ra ít nhiều chưa hoàn thiện KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 103 Tài liệu tham khảo Sách [1] Bộ Tài chính “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010”. [2] Bộ Tài chính (2005), Thị trường bảo hiểm Việt nam năm 2004, Nhà xuất bản Bộ Tài Chính, Hà Nội. [3] Bộ Tài chính (2006), Thị trường bảo hiểm Việt nam năm 2005, Nhà xuất bản Bộ Tài Chính, Hà Nội. [4] David Bland Ph.d (2005), Bảo hiểm nguyên tắc và thực hành, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội. [5] Hoàng Văn Châu (chủ biên – 2002), Bảo hiểm trong kinh doanh, Nhà xuất khoa học và kỹ thuật kê, Hà Nội. [6] Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam 2005 – 2006, Bản tin hoạt động, số 2,3 năm 2005 và số 2 năm 2006, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Hà Nội [7] Nguyễn Như Tiến (2006), Thị trường bảo hiểm và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam, Để tài cấp bộ, Trường đại học Ngoại thương Tạp chí [1] Đào Mạnh Phương (2005), Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam, số 3 tháng 8/2005, [2] Nguyễn Lan Hương (2005), Thời báo kinh tế Việt Nam ra ngày 25/03/2005; 28/03 2005; 1/07/2006 [3] Trần Minh Tuấn (2006), Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam, số 1 tháng 1/2006, KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tạ Thị Quỳnh Nhung – Lớp Anh 5 K41B 104 [4] Lê Phong, 2006, Thời báo kinh tế Việt Nam, ra ngày 25/10/2006 [5] Nguyễn Thị Hoa (2006), Bảo hiểm – Tái bảo hiểm Việt Nam, số 1 tháng 1/2006, Website [1] [2] [3] [4] http.//www.gos.gov.vn [5] - [6] [7] [8] - Trang chuyên về bảo hiểm của ĐH Kinh tế TP-HCM - Bộ tài chính - Bộ ngoại giao - Tổng cục thống kê - Bộ kế khoạc và đầu tư - Thời báo kinh tế Việt Nam - Trang thông tin của công ty tái bảo hiểm SwissRe - Trang thông tin của công ty tái bảo hiểm SigmaRe Phụ lục 1: Quá trình phát triển của BHPNT ở Việt Nam từ năm 64 đến nay. Doanh nghiệp Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ Doanh thu phí Mức tăng trưởng Đặc điểm của giai đoạn 1964 – 1993 Độc quyền Bảo Việt Hàng hóa xuất nhập khẩu Bảo hiểm hằng hải Trách nhiệm dân sự 5% Bảo Việt là doanh nghiệp độc quyền, chủ yếu là phục vụ bảo hiểm theo chủ trương của nhà nước, không có một văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nào cả. 1994 – 1996 độc quyền hạn chế Bảo Việt (87%) Bảo Minh (9%) PJICO, PVIC(4%) Thêm vào các sản phẩm: dầu khí Bảo hiểm xây dựng 20 – 30 triệu USD 20% Nhiều công ty được tham gia thị trường hơn nhưng chỉ là công ty nhà nước tuy nhiêu điều này cũng làm giảm được mức độ độc quyền của Bảo việt trên thị trường, nhưng bảo việt vẫn dẫn đầu thị trường với thị phần lên tới 87%. 1997 – 1998 Thành lập doanh nghiệp cổ phần 7 doanh nghiệp: 3 nhà nước, 2 cổ phần và 2 liên doanh. Rủi ro tài chính Gián đoạn kinh doanh Hàng không 50 – 60 triệu USD 30% Tổng doanh thu phí chiếm khoảng 0,38% GDP, các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu được tham gia thị trường dưới hình thức liên doanh (2% thị phần). Tuy nhiên hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn chưa được phép và khả năng tái chính của các doanh nghiệp bảo hiểm còn hạn chếvì thế mà 90% các rủi ro bảo hiểm phải tái cho các công ty bảo hiểm quốc tế. 1999 – 2000 Thành lập doanh nghiệp nước ngoài 10 doanh nghiệp: 3 nhà nước, 3 cổ phần 3 liên doanh và 1 100% vốn nước ngoài Các sản phẩm tiếp tục phát triển ở cả chiều rộng và chiều sâu 70 – 90 triệu USD 12% Trong gia đoạn này 2 công ty nước ngoài đã được thành lập, và tổng doanh thu của toàn thị trường đã chiếm khoảng 0,46% GDP. thị phần của các công ty trong nước đang giảm và ngược lại thì thị phần của các công ty có vốn đầu tư đang tăng lên. Bảo việt vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường với thị phần là 53%. Nhưng thị trường vốn vẫn chưa phát triển. 2001 – 2005 Thị trường cạnh tranh 16 doanh nghiệp 2 nhà nước, 7 cổ phần, 4 liên doanh và 3 100% vốn nước ngoài Mức độ phát triển chiều rộng của các sản phẩm bị chậm lại mà thay vào đó là chất lượng các sản phẩm được nâng cao 250 – 300 triệu USD 25% Đây là thời kỳ mà thị trường vốn đã bắt đầu hình thành và phát triển. Với tổng doanh thu phí vẫn chiếm 0,68%. Tốc độ tăng trưởng đều và ổn định với mức trung bình là 20%. 2005 – Thị trường hội nhập Nhiều sản phẩm hơn sẽ được đưa để cạnh tranh. Mục tiên đề ra là … 20% Thị trường BHPNT sẽ bước vào giai đoạn phát triển cao và ổn định đáp ứng được nhu cầu thị trường. Cạnh tranh trên thị trương sẽ diễn ra hết sức gay gắt, vì thế buộc các doanh nghiệp phải đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó, triển vọng là thành viên WTO sẽ buộc các doanh nghiệp trong nước cần phải nâng cao toàn diện để bắt kịp với các tiêu chuẩn của quốc tế. Nguồn: Tổng hợp từ bảo VinaRe: số 1/2001, 1/2002, 1/2003, 1/2004, 1/2005, 1/2006 và bản tin các quý trong năm 2005 của Hiệp hội Việt Nam. Phụ lục 2: Bảng tình hình kinh doanh của các doanh ngiệp trong thi trường bảo hiểm phi nhân thọ năm 2004 – 2005 STT Doanh nghiệp Loại hình doanh nghiệp Năm thành lập Tổng tài sản 2005 Doanh thu (triệu USD)* Thị phần (%) Tỷ lệ bồi thường (%) Tốc độ tăng trưởng (%) Tỷ đồng Triệu USD 2004 2005 2003 2004 2005 2004 2005 1 Bảo Việt 100%SO 1964 2.324 146,39 121,51 134,68 42,42% 40,47% 38,63% 54,70% 58,60% 10,83% 2 PVI 100%SO 1996 420 26,46 34,77 43,53 24,06% 11,58% 12,49% 26,17% 19,75% 25.18% 3 Bảo Minh JS 1994 1.562 98,39 66,65 75,84 22,89% 22,19% 21,76% 42,20% 38,33% 13,80% 4 PJICO JS 1995 600 37,80 37,80 46,61 8,75% 12,59% 13,37% 45,00% 52,00% 23,33% 5 Bảo Long JS 1995 120 7,56 5,86 6,68 1,49% 1,95% 1,92% - - 13,98% 6 PTI JS 1998 400 25,20 13,10 16,25 4,08% 4.36% 4,66% 20,00% 24,00% 24,04% 7 Viễn Đông JS 2003 350 22,05 1,89 5,98 0,00% 0,63% 1,72% 16,50% 19,30% 16,67% 8 AAA JS 2005 79 4,98 - 0,25 0,00% 0,00% 0,07% - 46,00% - 9 VIA JV 1996 170 10,71 4,28 4,85 1,56% 1,43% 1,39% 33,20% 40,00% 13,24% 10 UIC JV 1997 240 15,12 6,36 7,06 2,27% 2,12% 2,02% 12,80% 18,40% 10,89% 11 QBE 100%FO 1999 99 6,24 5,10 2,46 1,69% 1,70% 0,70% 9,30% 24,30% -51,85% 12 BIC JV 1999 120 7,56 1,39 1,57 0,44% 0,46% 0,45% 22,00% 24,00% 13,64% 13 Groupama 100%FO 2001 78 4,91 - 0,06 0,06% 0,00% 0,02% 124,00% 5,00% - 14 Samsung- JV 2002 126 7,94 1,01 1,64 0,21% 0,34% 0,47% 50,00% 60,00% 62,50% Nguồn: tổng hợp từ : bản tin hoạt động năm 2004 và 2005 của Hiệp hội bảo hiểm việt Nam. (*) theo tỷ giá 2004: 1US$ = 15,739 VND ; 2005: 1 US$ = 15,875 VND SO – State – Own : Doanh nghiệp nhà nước JS – Joint Stock: Doanh nghiệp cổ phần JV – Joint Venture: Liên doanh FO – Foreign Own: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Vina 15 IAI JV 2002 216 13,61 0,57 1,13 0,07% 0,19% 0,33% - - 100.00% 16 AIG 100%FO 2005 - - - - 0,00% - - - Tổng 6,904 435 303 349 100% 100% 100% 37,99% 33,05% 16,09% 15,10% (04) Phụ lục 3: Các sản phẩm trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Sản phầm (tỷ đồng) Năm 2004 Năm 2005 Tỷ lệ tăng doanh thu Doanh thu phí % Phí giữ lại Tỷ lệ tái bảo hiểm Doanh thu phí % Phí giữ lại Tỷ lệ tái bảo hiểm Nông nghiệp 2 0,04% 1 50.00% - 0,00% - 0,00% -100% Gián đoạn kinh doanh 11 0,23% 2 81,82% 19 0,34% 8 57,89% 72,73% Rủi ro tài chính - 0,00% - 0,00% - 0,00% - 0,00% - Trách nhiệm chung 71 1,49% 62 12,68% 85 1,54% 78 8,24% 19,72% Thân tàu và TNDS của chủ tàu 453 9,50% 318 29,80% 516 9,32% 343 33,53% 13,91% Cháy nổ 457 9,58% 200 56,24% 527 9,52% 249 52,75% 15,32% Xe cơ giới 1.350 28,30 % 1.345 0,37% 1.613 29,14% 1.518 5,89% 19,48% Hàng không 336 7,04% 44 113,10% 327 5,91% 13 96,02% -2,68% Vận chuyển hàng hóa 406 8,51% 299 26,35% 448 8,09% 383 14,51% 10,34% Tài sản và thiệt hại tài sản 956 20,04 % 358 62,55% 1.154 20,85% 577 50,00% 2071% Sức khỏe và tai nạn 728 15,26 % 681 6,46% 846 15,28% 821 2,96% 16,21% Tổng 4.770 100% 3.222 32,45% 5.535 100% 3.990 27,91% 16,04% Phụ lục 4: Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Nguồn: Phát triển năng lực cạnh tranh của ngành bảo hiểm – Bộ kế hoạch và đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3583_7095.pdf
Luận văn liên quan