Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường Học viện chính trị chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học KTCT có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập của Sinh viên khi học môn KTCT nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.
- Thực tiễn cho thấy đa số Giảng viên của bộ môn Kinh tế chính trị vẫn chưa có kỹ năng vận dụng thành thạo phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học KTCT, Sinh viên cũng chưa được làm quen nhiều phương pháp này trong học tập. Vận dụng lý luận dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học KTCT, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm và thực nghiệm có đối chứng 2 bài giảng KTCT.
111 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2215 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn Kinh tế chính trị ở Học viện chính trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tư bản và giải quyết mâu thuẫn của công thức đó thông qua lý luận về Hàng hóa SLĐ
- Giảng viên yêu cầu Sinh viên nhắc lại khái niệm SLĐ?
- Sinh viên sẽ trả lời là (m) sinh ra trong sản xuất
- Sinh viên nhắc lại khái niệm SLĐ đã được học ở chương II
- Khái niệm SLĐ: SLĐ là toàn bộ những năng lực (thể lực và trí lực) tồn tại trong cơ thể sống của con người và được sử dụng vào sản xuất
-Phương pháp xây dựng bài toán nhận thức, đặt câu hỏi dẫn dắt.
- Điều kiện chuyển hoá SLĐ thành Hàng hóa.
+ Người lao động phải được tư do về thân thể.
+ Người lao động không có TLSXvà tài sản khác.
Þ Như vậy, chỉ đến chủ nghĩa tư bản mới xuất hiện đầy đủ 2 điều kiện ra đời Hàng hóa SLĐ
- Giảng viên: Như vậy, trong mọi xã hội thì SLĐ luôn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tuy nhiên không phải xã hội nào SLĐ cũng trở thành Hàng hóa. Vậy SLĐ chỉ trở thành Hàng hóa trong những điều kiện nào?
- Giảng viên thuyết trình 2 điều kiện ra đời Hàng hóa SLĐ
+ Người lao động được tư do về thân thể
+ Người lao động không có tư liệu sản xuất và những của cải khác để sinh sống
- Giảng viên đặt câu hỏi khắc sâu kiến thức: Trong các xã hội: Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa thì xã hội nào xuất hiện Hàng hóa SLĐ?
Giảng viên miêu tả những hình tượng: ''Nô tì IZaoza'', ''Cô chủ nhỏ'' của Bzaxin; người nông dân trong phim "' Chị Dậu''' của Việt Nam hay người lao động làm thuê trong phim ''' ÔSin'' của Nhật Bản
- Giảng viên có thể cung cấp thêm cho Sinh viên tư liệu về sự ra đời của 2 điều kiện trên trong chủ nghĩa tư bản
+ Do tác động của quy luật giá trị dẫn tới xuất hiện 2 điều kiện trên
+ Chủ nghĩa tư bản sử dụng biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ tư bản thông qua việc cướp bóc ruộng đất của người nông dân để thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của 2 điều kiện trên
- Sinh viên sẽ trả lời bằng cách vận dụng tri thức liên môn:
+ Trong xã hội Chiếm hữu nô lệ, SLĐ chưa trở thành Hàng hóa vì người nô lệ không có tự do về thân thể và cũng không có TLSX trong tay
+ Trong xã hội Phong kiến, SLĐ cũng chưa trở thành Hàng hóa vì người nông nô, nông dân về cơ bản có phần nào được tự do về thân thể nhưng lại dựa trên sở hữu nhỏ về TLSX.
+ Trong xã hội Tư bản SLĐ trở thành Hàng hóa vì có đủ 2 điều kiện ra đời: Người công nhân vừa được tư do về thân thể và không có TLSX, muốn tồn tại thì họ buộc phải đi làm thuê.
- Phương pháp thuyết trình, giảng giải và phương pháp vận dụng tri thức liên môn
b. Hai thuộc tính của Hàng hóa SLĐ
+ Giá trị của Hàng hóa SLĐ:
- Giảng viên dẫn dắt sang ý mới: Khi SLĐ trở thành Hàng hóa thì hàng hóa SLĐ có mấy thuộc tính?
- Để làm rõ thuộc tính giá trị của Hàng hóa SLĐ, Giảng viên yêu cầu Sinh viên nhắc lại nội dung 2 thuộc tính của Hàng hóa thông thường
- Giảng viên: Hãy đưa ra khái niệm giá trị Hàng hóa SLĐ?
- Sinh viên trả lời được là có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng
- Sinh viên: Giá trị Hàng hóa thông thường đo bằng hao phí lao động xã hội của người sản xuất Hàng hóa kết tinh trong Hàng hóa
- Sinh viên: Giá trị Hàng hóa SLĐ đo bằng hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra SLĐ
- Giảng viên sử dụng những câu hỏi gợi mởi để SV phát hiện ra kết cấu giá trị Hàng hóa SLĐ
+ Hãy chỉ ra kết cấu giá trị của Hàng hóa thông thường?
+ Để có SLĐ và tái sản xuất ra SLĐ sau 1 ngày lao động người công nhân phải tiêu dùng gì?
+ Những TLSH đó chỉ nuôi sống người công nhân hay cả gia đình anh ta?
+ Sinh viên: Giá trị cũ (c) + giá trị mới (v + m)
+ Sinh viên: Lương thực, thực phẩm... Tức những tư liệu sinh hoạt
+ Không chỉ nuôi sống người công nhân mà cả gia đình anh ta
Phương pháp đặt câu hỏi gợi mở
+ Để có việc làm người công nhân có tính tới phí tổn để đào tạo cho mình một nghề nghiệp chuyên môn nhất định không?
+ Hãy chỉ ra kết cấu giá trị của Hàng hóa SLĐ?
=>Giảng viên chốt kiến thức: Giá trị của Hàng hóa SLĐ được đo bằng: giá trị TLSH cần thiết nuôi sống công nhân + TLSH cho gia đình họ + phí tổn đào tạo nghề.
- Giảng viên: Giá trị Hàng hóa SLĐ có đặc điểm gì khác giá trị HH thông thường ?
- Giảng viên giải thích sâu về yếu tố tinh thần và lịch sử:
+ Yếu tố tinh thần: Tồn tại trong cơ thể sống của con người
+ Yếu tố lịch sử: ở các xã hội khác nhau thì giá trị Hàng hóa SLĐ cũng khác nhau, nó còn phụ thuộc vào lịch sử hình thành và đấu tranh của giai cấp công nhân
- Giảng viên yêu cầu Sinh viên nhắc lại khái niệm GTSD của Hàng hóa thông thường
- Giảng viên yêu cầu Sinh viên khái quát thuộc tính GTSD của Hàng hóa SLĐ?
+ Người công nhân cần phải chi phí để học nghể, khi có chuyên môn mới xin được việc làm.
+ Bằng những TLSH cần thiết để nuôi sống người công nhân và gia đình anh ta cộng với phí tổn đào tạo để công nhân có 1 trình độ chuyên môn nhất định
- Sinh viên: Có thể trả lời Giá trị Hàng hóa SLĐ khác với Hàng hóa thông thường ở chỗ nó mang cả yếu tố tinh thần và lịch sử
- Sinh viên: Là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
- Sinh viên có thể khái quát: GTSD của Hàng hóa SLĐ: Là công dụng của Hàng hóa SLĐ dùng để thoả mãn nhu cầu cho người mua (Nhà tư bản) để sản xuất ra hàng hóa.
L
+ GTSD của Hàng hóa SLĐ có tính chất đặc biệt so với hàng hóa thông thường.
- Giảng viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở để Sinh viên phát hiện ra tính chất khác biệt của Hàng hóa SLĐ so với Hàng hóa thông thường.
+ Chúng ta có nhìn thấy giá trị dử dụng của Hàng hóa thông thường không?
+ Chúng ta có nhìn thấy khả năng lao động của một người nào đó không?
Trong tất cả các em đang học ở đây liệu có biết ai được điểm cao nhất khi học môn học này không?
+ GTSD của Hàng hóa thông thường càng sử dụng thì càng tăng lên hay càng giảm đi?
+ Giảng viên: Một người công nhân làm việc cho nhà tư bản 3 năm thì sao? Có tạo ra nhiều của cải vật chất không? Trình độ lao động của họ có tăng lên không ?
+ Sinh viên: Có nhìn thấy( Ví dụ: công dụng của chiếc Tivi)
+ Sinh viên trả lời là không nhìn thấy hoặc trả lời là có nhìn thấy
® Sinh viên sẽ trả lời: Không biết được
+ Sinh viên: Càng giảm đi (VD: 1 cái áo mặc 3 năm)
+ Sinh viên: Trong 3 năm, người công nhân sẽ tạo ra nhiều của cải vật chất cho nhà tư bản, trình độ lao động của họ cũng tăng lên
Kết luận: Hàng hóa SLĐ là phạm trù kinh tế biểu hiện rõ nét dưới CNTB, Nó là điều kiện để chuyển hoá tiền thành tư bản
- Giảng viên yêu cầu Sinh viên chỉ ra sự khác nhau giữa thuộc tính GTSD của Hàng hóa SLĐ so với Hàng hóa thông thường?
ÞVấn đề đặt ra ban đầu đã được làm sáng tỏ.
Giảng viên: Tư bản là gì?
Giảng viên đưa ra các quan niệm về tư bản để Sinh viên giải quyết vấn đề
+ Tư bản là tiền
+ Tư bản là yếu tố sản xuất
+ Tư bản là quan hệ sản xuất cơ bản của chủ nghĩa tư bản
Quan niệm nào đúng, sai? Tại sao?
- Giảng viên lấy thông tin phản hồi từ Sinh viên để Sinh viên liên hệ giữa lý luận với thực tiễn: Hiện nay, hiện tượng người lao động ở nông thôn ở nước ta lên những đô thị lớn để tìm việc làm, SLĐ của họ có phải là Hàng hóa không?
Þ Sinh viên sẽ khái quát được: Nếu Hàng hóa thông thường càng sử dụng thì GTSD càng mất đi, ngược lại GTSD của Hàng hóa SLĐ càng sử dụng thì nó càng tăng lên
® Sinh viên trả lời được: Tư bản là quan hệ sản xuất cơ bản của chủ nghĩa tư bản vì nó biểu hiện quan hệ bóc lột giữa nhà tư bản với người công nhân
Phương pháp liên hệ giữa lý luận với thực tiễn
Trên đây là bài soạn tổng thể của Chương IV: “ Sản xuất giá trị thặng dư – Quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản phần 1: Sự chuyển hóa tiền thành tư bản”, chúng tôi sử dụng PPGQVĐ kết hợp với một số phương pháp dạy học khác như PP thuyết trình, PP đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm.
Sau đây là kế quy trình thực hiện phương pháp giải quyết vấn đề cụ thể cho nội dụng trên:
Bước 1: Đặt vấn đề
Giáo viên đưa ra vấn đề cho sinh viên bằng câu hỏi gợi mở. Ở chương trước chúng ta đã nghiên cứu những tri thức về Hàng hóa - Tiền tệ. Chúng ta đã tìm hiểu về bản chất và chức năng của tiền tệ. Qua nghiên cứu cho thấy tiền tệ là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi Hàng hóa, nó là loại Hàng hóa đặc biệt, trở thành phương tiện vật chất của cuộc sống. Trong chủ nghĩa tư bản, tiền là hình thái ban đầu của tư bản, mọi tư bản đều xuất hiện trước hết dưới một hình thái tiền tệ nhất định, nhưng bản thân tiền có phải là tư bản không? Phải chăng những người có nhiều tiền đều là nhà tư bản? tiền chỉ trở thành tư bản trong những điều kiện nhất định. Vậy điều kiện nào để biến tiền thành tư bản?
Bước 2: Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Giáo viên lên kế hoạch giải quyết vấn đề. Sinh viên tập trung nghiên cứu thảo luận giải quyết vấn đề. Để thực hiện giải quyết nội dung bài học giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở cùng phương pháp thảo luận nhóm cùng với PP thuyết trình, đàm thoại để hướng dẫn sinh viên nghiên cứu giải quyết vấn đề
Quy trình được thực hiện như sau:
- Giáo viên đưa ra yêu cầu cho sinh viên so sánh hai công thức: Công thức H - T - H và công thức T - H - T'. Để thực hiện yêu cầu này giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: Giảng viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có nhóm trưởng và thư ký nhóm.
- Giảng viên nêu yêu cầu cho cả 4 nhóm:
Yêu cầu 1: Hãy chỉ ra điểm giống nhau giữa(1) và (2)
- Cả 4 nhóm tiến hành thảo luận:
-Giảng viên yêu cầu đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Các thành viên trong nhóm lắng nghe và sẵn sàng bổ sung ý kiến ( nếu được yêu cầu )
- Giảng viên kết luận điểm giống nhau.
Yêu cầu 2: Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa hai công thức (1) và (2)
- Cả 4 nhóm tập trung suy nghĩ
- Giảng viên yêu cầu đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận
- Đại diện 4 nhóm lên trình bày kết quả thảo luận (Sinh viên có thể trình bày chưa đủ ý, thiếu sự lôgíc, lập luận khoa học)
- Giảng viên khái quát, tổng hợp những ý trả lời của 4 nhóm rồi đưa ra kết luận và nhấn mạnh: Vậy ở công thức (2): T' > T, T'= T+Dt(Giá trị dôi ra ngoài giá trị ban đầu, Mác gọi là giá trị thặng dư, ký hiệu là ( m). Sự vận động của công thức (2) là không có giới hạn vì mục đích là giá trị HH ÞT' > T, T' = T +Dt (Dt là giá trị dôi ra ngoài giá trị ban đầu, Mác gọi là (m). Số tiền ứng ra ban đầu với mục đích thu lại (m) gọi là tư bản. Như vậy sau hoạt động thảo luận nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sinh viên đã giải quyết được vấn đề thứ nhất đặt ra đó là điểm giống và khác nhau giữa hai công thức từ đó tìm ra được công thức chung của tư bản.
- Giảng viên đưa ra câu hỏi định hướng để chuyển sang ý b: Giá trị thặng dư sinh ra ở đâu? để tìm hiểu bí ẩn này, chúng ta sang nghiên cứu mục b.
- Giảng viên đặt 2 câu hỏi:
Câu hỏi 1: Lưu thông có sinh ra giá trị không?
Câu hỏi 2: Lưu thông có sinh ra Giá trị thặng dư không?
- Thông qua hai câu hỏi giáo viên đã đưa sinh viên vào tình huống có vấn đê. Sinh viên có thể trả lời, nếu không trả lời được, Giảng viên sử dụng những câu hỏi gợi mở để Sinh viên liên hệ với những tri thức của bài trước.
+Hãy cho biết nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị?
+ Nếu tuân theo quy luật giá trị, lưu thông không sinh ra giá trị và Giá trị thặng dư nhưng nhìn vào công thức thì lưu thông dường như lại sinh ra giá trị và Giá trị thặng dư. Để làm rõ vấn đề, Giảng viên đưa ra 2 trường hợp cụ thể của lưu thông:
Trường hợp1: Mua bán ngang giá :
Trường hợp 2: Mua bán không nhang giá:
- Sinh viên theo yêu cầu của giáo viên đọc tài liệu liên hệ tri thức đã học từ bài trước để giải quyết vấn đề đặt ra.
- Trên cơ sở những phân tích, Giảng viên yêu cầu Sinh viên khái quát mâu thuẫn của công thức chung tư bản?
- Giảng viên gợi ý để Sinh viên khái quát:
+ Nhìn bề ngoài, (m) có sinh ra trong lưu thông không?
+ Các trường hợp của lưu thông có sinh ra giá trị và (m) không?
+ Ngoài lưu thông có sinh ra giá trị và (m) không?
- Sinh viên có thể khái quát được là (m) vừa sinh ra trong lưu thông lại vừa không sinh ra trong lưu thông.
- Giáo viên kết luận: Dường như (m) vừa sinh ra lại vừa không sinh ra trong lưu thông. Đây chính là mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.
- Giảng viên đặt câu hỏi: Quá trình sản xuất TBCN là sự thống nhất giữa sản xuất với lưu thông. Nếu (m) không sinh ra trong lưu thông thì nó sinh ra ở đâu?
- Giảng viên đặt ra bài toán sáng tạo: (m) sinh ra trong quá trình sản xuất. Vậy trong quá trình sản xuất bao gồm những yếu tố nào? nhân tố nào có khả năng tạo ra (m)?. Trả lời câu hỏi đó, chúng ta nghiên cứu mục 2 – Hàng hóa SLĐ. Giáo viên đưa sinh viên vào tình huống có vấn đề bằng cách xây dựng bài toán nhận thức. Để hiểu đơn vị kiến thức này, giảng viên sử dụng hệ thống các câu hỏi dẫn dắt
- Giảng viên yêu cầu Sinh viên nhắc lại khái niệm SLĐ?
- Sinh viên nhắc lại khái niệm SLĐ đã được học ở chương II.
- Giảng viên: Như vậy, trong mọi xã hội thì SLĐ luôn là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, tuy nhiên không phải xã hội nào SLĐ cũng trở thành Hàng hóa. Vậy SLĐ chỉ trở thành Hàng hóa trong những điều kiện nào?
- Giảng viên thuyết trình 2 điều kiện ra đời Hàng hóa SLĐ
- Giảng viên đặt câu hỏi khắc sâu kiến thức: Trong các xã hội: Chiếm hữu nô lệ, Phong kiến, Tư bản chủ nghĩa thì xã hội nào xuất hiện Hàng hóa SLĐ?
- Sinh viên sẽ trả lời bằng cách vận dụng tri thức liên môn:
- Giảng viên dẫn dắt sang ý mới: Khi SLĐ trở thành Hàng hóa thì hàng hóa SLĐ có mấy thuộc tính?
- Để làm rõ thuộc tính giá trị của Hàng hóa SLĐ, Giảng viên yêu cầu Sinh viên nhắc lại nội dung 2 thuộc tính của Hàng hóa thông thường
- Giảng viên: Hãy đưa ra khái niệm giá trị Hàng hóa SLĐ?
- Sinh viên nghiên cứu tài liệu và trả lời
- Giảng viên sử dụng những câu hỏi gợi mởi để SV phát hiện ra kết cấu giá trị Hàng hóa SLĐ
- Sinh viên suy nghĩ trả lời rút ra kết luận
- Giảng viên chốt kiến thức: Giá trị của Hàng hóa SLĐ được đo bằng: giá trị TLSH cần thiết nuôi sống công nhân + TLSH cho gia đình họ + phí tổn đào tạo nghề.
- Giảng viên yêu cầu Sinh viên nhắc lại khái niệm GTSD của Hàng hóa thông thường
- Giảng viên yêu cầu Sinh viên khái quát thuộc tính GTSD của Hàng hóa SLĐ?
- Giảng viên đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở để Sinh viên phát hiện ra tính chất khác biệt của Hàng hóa SLĐ so với Hàng hóa thông thường.
- Thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở sinh viên sẽ khái quát được: Nếu Hàng hóa thông thường càng sử dụng thì GTSD càng mất đi, ngược lại GTSD của Hàng hóa SLĐ càng sử dụng thì nó càng tăng lên.
Bước 3. Kết luận vấn đề
Sinh viên rút ra các kết luận đã thảo luân. Giáo viên nhận xét, đánh giá. Trên cơ sở những nội dung đã nghiên cứu tìm hiểu ở trên, giảng viên rút ra kết luận: Hàng hóa SLĐ là phạm trù kinh tế biểu hiện rõ nét dưới CNTB, Nó là điều kiện để chuyển hoá tiền thành tư bản. Như vậy, vấn đề ban đầu đặt ra đã có câu trả lời, vấn đề học tập đã được giải quyết.
* Thiết kế bài thực nghiệm số 2
Chương XI: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
Số tiết của chương: 8 (trong đó số tiết giảng: 4; Số tiết tự học, thảo luận: 4)
I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này SV có khả năng:
1. Về kiến thức:
- Hiểu được tính tất yếu khách quan của sự tồn tại nền kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường ở nước ta.
- Nắm được bản chất qua phân tích đặc điểm và đặc trưng của việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ đó đề cập đến các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
- Nắm được vai trò và các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2. Về kỹ năng:
- Kĩ năng luận giải cơ sở lý luận về các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước
- Kĩ năng phân tích bản chất của nền kinh tế thị trường ở nước ta
3. Về thái độ:
- Hiểu ra sự tồn tại của mô hình kinh tế thị trường ở nước ta là tất yếu khách quan và thấy được ý nghĩa của sự tồn tại nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
II. Phương pháp
Phương pháp chủ đạo là giải quyết vấn đề, ngoài ra GV có thể sử dụng kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác
III. Đồ dùng, phương tiện dạy học
- Máy chiếu qua đầu, bản trong, bút dạ hoặc máy tính và Projector (nếu có)
- Phiếu học tập
- Các bảng biểu diễn sơ đồ minh hoạ
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác -Lênin và một số tài liệu tham khảo khác như sách hướng dẫn học tập kinh tế chính trị, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc từ khi đổi mới đến nay, tài liệu về kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân...
IV. Hoạt động dạy học
1. Mở bài: Lịch sử phátt triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế nhau của các phương thức sản xuất xã hội. Nhưng bất kỳ nền sản xuất nào cũng đều phải giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? Với số lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai và phân phối sản phẩm như thế nào? Giải quyết những vấn đề này có hai kiểu tổ chức kinh tế xã hội, đó là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa (giai đoạn cao của nó là kinh tế thị trường). Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình kinh tế thị trường và sự vận dụng mô hình kinh tế này ở nước ta hiện nay.
NỘI DUNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của sinh viên
Phương pháp
I. Sự cần thiết khách quan phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
1. Sự tồn tại khách quan và lợi ích của việc phát triển kinh tế hàng hoá kinh tế thị trường
2. Đặc điểm kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
Tiết 3 - 4:
II. Vai trò của nhà nước và các công cụ quản lý vĩ mô đối với nền KTTT định hướ ng XHCN.
1. Vai tròcủa nhà nước trong nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
a. Nhà nước XHCN có vai trò kinh tế đặc biệt.
b. Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước.
Tiết 5- 6
2. Các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Tiết 7
GV yêu cầu SV tự nghiên cứu giáo trình và trả lời ra giấy các câu hỏi sau :
+ Khái niệm kinh tế thị trường ?
+ Tại sao nói kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa ?
+ Kinh tế thị trường có phải là sản phẩm riêng của CNTB hay không ?
+ Ở nước ta có đủ điều kiện cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường hay không ?
+ Việc lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ích lợi như thế nào ?
+ Phân tích đặc điểm phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ?
( Yêu cầu SV chuẩn bị kỹ để thảo luận các vấn đề này trong 2 tiết)
Hoạt động 1 :
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận qua các câu hỏi:
So sánh bản chất và đặc trưng của kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ?)
- GV nhận xét câu trả lời, chuẩn kiến thức :
Điểm khác nhau cơ bản giữa KTTT định hướng XHCN và KTTT ở các nước TBCN là bản chất của nhà nước và chế độ phân phối. Cơ sở của đặc trưng KTTT định hướng XHCN là chế độ XHCN mà chúng ta xây dựng.
- GV chiếu sơ đồ về đặc trưng chung của KTTT định hướng XHCN và KTTT ở các nước TBCN là :
+ Các chủ thể kinh tế có tính độc lập cao
+ Giá cả do thị trường quyết định
+ Nền kinh tế vận hành theo các quy luật kinh tế thị trường
+Nền KTTT hiện đại có sự điều tiết của nhà nước.
Điểm khác nhau giữa KTTT định hướng XHCN và KTTT ở các nước TBCN được biểu hiện cụ thể ở mục đích, về vấn đề sở hữu, về quản lý, về phân phối, về chính sách xã hội.
- GV tổng kết, nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.
Hoạt động 2: Phân tích các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.
- GV dẫn :
Muốn phát triển nền KTTT định hướng XHCN, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Vậy để kinh tế thị trường ở nước ta hình thành và phát triển cần thực hiện các giải pháp nào ?
- GV chiếu sơ đồ và phân tích cụ thể về các giải pháp :
+ Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
+ Mở rộng phân công lao động xã hội, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
+ Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả
+ Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển KTTT định hướng XHCN.
- GV kết luận :
Những giải pháp trên tác động qua lại với nhau, sẽ tạo nên sức mạnh thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá, KTTT nước ta phát triển theo định hướng XHCN.
Hoạt động 1:
GV dẫn :
Ngày nay không có một quốc gia nào dù là chưa CNH hay đó ở thời kỳ hậu công nghiệp mà không có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế theo rất nhiều lý do khác nhau. Tuỳ thuộc vào bản chất của nhà nước và trình độ phát triển kinh tế của từng chế độ xã hội mà vai trò kinh tế của nhà nước có những biểu hiện thích hợp.
- GV đưa ra câu hỏi :
Tại sao nói nhà nước XHCN có vai trò kinh tế đặc biệt ?
Vai trò đó được thể hiện như thế nào ?)
- SV thảo luận cặp để trả lời theo dẫn dắt của GV: “Vai trò kinh tế đặc biệt của nhà nước ta khác gì so với nhà nước tư bản chủ nghĩa?”
- GV chuẩn kiến thức :
Bên cạnh những nội dung chung, sự quản lý kinh tế của nhà nước XHCN và sự quản lý của nhà nước tư sản có sự khác nhau cơ bản. Sự quản lý kinh tế của nhà nước tư sản đối với nền kinh tế thị trường nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho các tổ chức độc quyền. Nhà nước XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản quản lý nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xó hội công bằng dân chủ, văn minh ; đảm bảo cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
- Nhà nước XHCN cú vai trò kinh tế đặc biệt (GV đưa ra những luận cứ trong giáo trình trang 269)
Hoạt động 2: Phân tích chức năng quản lý kinh tế của nhà nước.
- GV dẫn : Nhà nước XHCN có các chức năng kinh tế sau :
+ Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị, xã hội cho sự phát triển kinh tế.
+Nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế
+ Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả và lành mạnh.
+ Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo định hướng XHCN.
- GV phân tích các chức năng trên và kết luận : Do cơ chế thị trường có các khuyết tật vốn có của nó nên đòi hỏi nhà nước phải can thiệp vào để sửa chữa những khuyết tật đó. Knh tế ở nước ta cũng vậy. Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế thị trường là nhằm làm cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Hoạt động 1:
Phân tích các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận qua các nhóm câu hỏi :
+ Tại sao nhà nước phải sử dụng hệ thống pháp luật làm công cụ điều tiết kinh tế ?
+ Có thể sử dụng hai công cụ kế hoạch và thị trường tách rời nhau hay không ?
+ Phân tích bản chất, chức năng và vai trò của tài chính trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay ?
+ Trình bày bản chất, chức năng, vai trò của tín dụng trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam ?
+ Phân tích chức năng và nghiệp vụ của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay ?
- Yêu cầu các nhóm chuẩn bị theo sự phân công lên trình bày dưới sự dẫn dắt của GV.
(Phần chuẩn bị của SV vấn đề này có thể dùng để chấm bài kiểm tra tính điểm thành phần cho một vài nhóm)
Hoạt động 2 :
Sau khi các nhóm trả lời xong, GV nhận xét, khích lệ SV, chuẩn kiến thức và đưa câu hỏi vận dụng như sau : Hãy cho biết những phương hướng tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập ở nước ta hiện nay ?
- GV yêu cầu SV tự nghiên cứu và tiết sau sẽ thảo luận trong phần tổng kết, củng cố chương.
Hoạt động 1:
Tổng kết, củng cố chương
- GV giao nhiệm vụ cho cỏc nhóm qua câu hỏi:
+ Trình bày hiểu biết của anh ( chị) về kinh tế thị trường ?
+ Tại sao nói kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa ?
+ Kinh tế thị trường có phải là sản phẩm riêng của CNTB hay không ?
+ Ở nước ta có đủ điều kiện cho sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường hay không ?
+ Việc lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ích lợi như thế nào ?
+ Phân tích đặc điểm phát triển kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vì sao tất yếu phải trải qua TKQĐ tiến lên CNXH?
+ Hãy cho biết những phương hướng tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng và ngân hàng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, mở cửa và hội nhập ở nước ta hiện nay ?
- SV thảo luận, cử đại diện phát biểu theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét câu trả lời, chuẩn một số kiến thức mở rộng:
+ KTTT là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi mua bán.
+ Nền KTTT là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa và KTTT và kinh tế hàng hoá có điểm giống nhau và khác nhau
* Giống nhau :
Đều ra đời, tồn tại, phát triển dựa trên 2 điều kiện ; đều vận động, phát triển theo các phạm trù, quy luật kinh tế.
* Khác nhau :
Về trình độ phát triển. Trong kinh tế nông nghiệp, sản xuất và lưu thông hàng hoá dựa trên trình độ phân công lao động thấp, lao động thủ công là chủ yếu, số lượng hàng hóa ít, chất lượng kém, giá thành cao.
Trong nền kinh tế công nghiệp ( KTTT) dựa trên nền đại công nghiệp cơ khí, phân công lao động phát triển, lao động được cơ khí hoá, năng suất lao động xã hội tăng lên, chất lượng hàng hoá đảm bảo, giá cả hàng hoá thấp, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Mối quan hệ về kinh tế giữa các dân tộc được thông qua quốc tế hoá
+ KTTT không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là sản phẩm chung của văn minh nhân loại với những điều kiện cho sự tồn tại của kinh tế hàng hóa bắt đầu có từ cuối thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, mà KTTT là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá.
- GV chuẩn hoá các nội dung thảo luận khác và kết luận toàn bài.
Hoạt động tiếp nối:
- GV yêu cầu SV về nhà trả lời các câu hỏi trong giáo trình trang 288
- GV dặn dò SV đọc trước chương XI : Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
- Hướng dẫn SV tìm tài liệu tham khảo.
- SV : Đọc giáo trình và tìm câu trả lời
- SV đọc giáo trình, thảo luận và phát biểu
Nêu ra tình huống bằng câu hỏi
PP hướng dẫn sử dụng tài liệu học tập để SV tự học
PP thuyết trình kết hợp sử dụng tài liệu học tập
PP thảo luận nhóm
PP thuyết trình với sử dụng tài liệu học tập +sử dụng phương tiện hiện đại
PP thảo luận nhóm
PP thuyết trình
PP thảo luận nhóm
PP thảo luận nhóm
PP thảo luận nhóm
Trên đây là bài soạn tổng thể của Chương XI : « Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam »
Trong quá trình dạy học, chúng tôi sử dụng PP GQVĐ có sử dụng kết hợp với một số phương pháp dạy học khác trong quá trình tổ chức cho sinh viên nghiên cứu giải quyết vấn đề.
Sau đây là quy trình thực hiện cụ thể :
Bước 1: Đặt vấn đề
Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề thông qua câu hỏi dẫn dắt: Lịch sử phátt triển của xã hội loài người là lịch sử phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng thời cũng là quá trình thay thế nhau của các phương thức sản xuất xã hội. Nhưng bất kỳ nền sản xuất nào cũng đều phải giải quyết bốn vấn đề cơ bản: Sản xuất cái gì? Với số lượng bao nhiêu? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai và phân phối sản phẩm như thế nào? Giải quyết những vấn đề này có hai kiểu tổ chức kinh tế xã hội, đó là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa (giai đoạn cao của nó là kinh tế thị trường). Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu về mô hình kinh tế thị trường và sự vận dụng mô hình kinh tế này ở nước ta hiện nay. Như vậy đến đây sinh viên được kích thích tư duy, vậy mô hình kinh tế thị trường như thế nào và có đặc trưng gì.
Bước 2: Nghiên cứu và giải quyết vấn đề
Giáo viên lên kế hoạch giải quyết vấn đề:
- Mục đích:
+ Phải giúp sinh viên làm sáng tỏ những vấn đề sau:
+Những đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
+Vai trò của nhà nước và các công cụ quản lý vĩ mô đối với nền KTTT định hướng XHCN
- Quy trình thực hiện giải quyết vấn đề
+ Giáo viên hướng dẫn sinh viên từng bước giải quyết vấn đề dưới hình thức thảo luận nhóm
+ Để SV hiểu được bản chất của KTTT định hướng XHCN qua các đặc trưng của mô hình kinh tế này ở nước ta. Giáo viên tổ chức sinh viên thảo luận nhóm. Yêu cầu sinh viên so sánh bản chất và đặc trưng của kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ?
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 11 nhóm (mỗi nhúm 10 SV) chia ngẫu nhiên theo bàn liền kề. GV yêu cầu các nhóm tự bầu trưởng nhóm và thư ký, quy định thời gian và chỗ ngồi thảo luận cho mỗi nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm bằng cách đặt câu hỏi:
Nhóm 1, 2, 3: Mục đích của nền KTTT ở nước ta là gì ? Mục đích đó khác KTTT các nước TBCN như thế nào ?
Nhóm 4, 5, 6: Vấn đề sở hữu trong nền KTTT ở nước ta có điểm gì khác với nền KTTT các nước TBCN ?
Nhóm 7, 8,9: Về vấn đề quản lý và phân phối trong nền KTTT ở nước ta được thể hiện như thế nào ?
Nhóm 10, 11 : Tính định hướng XHCN của nền KTTT ở nước ta thể hiện như thế nào ? ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này ở nước ta hiện nay ?
- SV các nhóm thảo luận
+ SV tự nghiên cứu
+ SV trao đổi theo cặp
+ SV thảo luận trong nhóm
- Đại diện cỏc nhúm báo cáo kết quả thảo luận
- Các nhóm cùng tranh luận, góp ý kiến
- GV nhận xét câu trả lời, chuẩn kiến thức :
Điểm khác nhau cơ bản giữa KTTT định hướng XHCN và KTTT ở các nước TBCN là bản chất của nhà nước và chế độ phân phối. Cơ sở của đặc trưng KTTT định hướng XHCN là chế độ XHCN mà chúng ta xây dựng.
- GV chiếu sơ đồ về đặc trưng chung của KTTT định hướng XHCN và KTTT ở các nước TBCN là :
+ Các chủ thể kinh tế có tính độc lập cao
+ Giá cả do thị trường quyết định
+ Nền kinh tế vận hành theo các quy luật kinh tế thị trường
+ Nền KTTT hiện đại có sự điều tiết của nhà nước.
Điểm khác nhau giữa KTTT định hướng XHCN và KTTT ở các nước TBCN được biểu hiện cụ thể ở mục đích, về vấn đề sở hữu, về quản lý, về phân phối, về chính sách xã hội.
+ Mục đích của nền KTTT định hướng XHCN là phát triển LLSX hiện đại gắn với xây dựng QHSX mới phù hợp trên cả ba mặt : sở hữu, quản lý và phân phối nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Mục đích trong nền KTTT các nước TBCN là phục vụ lợi ích của các nhà tư bản, xây dựng cơ sở kinh tế cho CNTB, bảo vệ chế độ tư bản và phát triển CNTB.
+ Về sở hữu trong nền KTTT ở nước ta dựa trên nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước gữ vai trò chủ đạo. Sở hữu trong nền KTTT TBCN cũng dựa trên nhiều thành phần kinh tế nhưng do nhà nước TBCN quản lý và sở hữu tư nhân là nền tảng của chế độ tư hữu.
+ Về quản lý : Nền KTTT ở nước ta lấy cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN làm cơ chế vận hành, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động. Nhà nươc trong nền KTTT TBCN là nhà nước tư bản, bảo vệ lợi ích của thiểu số giai cấp tư bản, những người giàu có.
+ Về phân phối : KTTT định hướng XHCN thực hiên đa dạng hóa các hình thức phân phối, trong đó lấy phân phối theo lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh làm chủ đạo.
+ Tính định hướng XHCN của nền KTTT ở nước ta cũng thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, giáo dục, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc...
- GV tổng kết, nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này : Chủ trương xây dựng và phát triển nền KTTT định hướng XHCN thể hiện trình độ tư duy, và vận dụng của Đảng ta về quy luật về sự phự hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Đây chính là mô hình tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
* Để hiểu được vai trò của nhà nước và các công cụ quản lý vĩ mô đối với nền KTTT định hướng XHCN giáo viên tổ chức cho sinh viên trao đổi tìm hiểu vấn đề dưới hình thức thảo luận nhóm với nội dung
Tại sao nói nhà nước XHCN có vai trò kinh tế đặc biệt ? Vai trò đó được thể hiện như thế nào ?
* Mục tiêu:
SV hiểu được vai trò kinh tế đặc biệt của nhà nước XHCN trong nền KTTT.
* Cách tiến hành:
- SV thảo luận cặp để trả lời theo dẫn dắt của GV: “Vai trò kinh tế đặc biệt của nhà nước ta khác gì so với nhà nước tư bản chủ nghĩa?”
- Đại diện các cặp báo cáo kết quả thảo luận
- Các cặp còn lại tranh luận, góp ý kiến
- GV chuẩn kiến thức gồm những luận cứ sau đây:
Bên cạnh những nét chung, sự quản lý kinh tế của nhà nước XHCN và sự quản lý của nhà nước tư sản có sự khác nhau cơ bản. Sự quản lý kinh tế của nhà nước tư sản đối với nền kinh tế thị trường nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho các tổ chức độc quyền. Nhà nước XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản quản lý nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh ; đảm bảo cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
- Sở dĩ nhà nước XHCN có vai trò kinh tế đặc biệt, mới mẻ so với các nhà nước trong lich sử vì :
+ Nhà nước XHCN là người đại diện cho nhân dân và toàn xó hội, có nhiệm vụ tổ chức, quản lý đất nước về mọi mặt hành chính, kinh tế, xã hội.
+ Nhà nước XHCN là người đại diện cho sở hữu toàn diện về tư liệu sản xuất, có nhiệm vụ quản lý các xí nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước.
+ Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực là chủ yếu cũng có những hạn chế, khuyết tật như : khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, cạnh tranh không lành mạnh... cần có sự quản lý của nhà nước nhằm góp phần khắc phục những hạn chế, khuyết tật, phát huy mặt tích cực của KTTT là một tất yếu khách quan.
* Để sinh viên hiểu các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Giáo viên cho sinh viên thảo luận nhóm
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 11 nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm bằng cách phát phiếu câu hỏi:
Nhóm 1, 2: Tại sao nhà nước phải sử dụng hệ thống pháp luật làm công cụ điều tiết kinh tế ? Có thể sử dụng hai công cụ kế hoạch và thị trường tách rời nhau hay không ?
Nhóm 3, 4,5: Phân tích bản chất, chức năng và vai trò của tài chính trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay ?
Nhóm 6,7,8,9: Trình bày bản chất, chức năng, vai trò của tín dụng trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam ?
Nhóm 10,11: Phân tích chức năng và nghiệp vụ của ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay ?
- Các nhóm thảo luận
+ Các nhón tự nghiên cứu
+ Thảo luận theo cặp
+ Thảo luận trong nhóm
- Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận
- Cả lớp tranh luận, trao đổi và thống nhất đáp án theo cách hiểu của các em
- GV nhận xét câu trả lời, khen ngợi các nhóm thực hiện tốt, chuẩn kiến thức
Bước 3 : Kết luận vấn đề
Trên cơ sở tổng kết nội dung bài học giáo viên rút ra kết luận
3.3. Kết quả thực nghiệm.
3.3.1.Kết quả hoạt động trong giờ học.
* Những bảng thống kê
Bảng 3.2. Thống kê ý kiến trả lời của Sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đối với câu hỏi điều tra
TT
Nội dung câu hỏi và các phương án trả lời
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
1
Thái độ của em đối với môn KTCT M - LN
a- Rất thích học
b- Thích học
c- Phân vân
d- Không thích học
42
30
15
0
20
40
20
15
2
Hoạt động của em trong giờ học
a- Chủ động
b- Diễn ra bình thường
c- Chưa chủ động
50
20
17
25
35
35
3
Em có thường xuyên giải quyết những tình huống do GV đưa ra không?
a- Thường xuyên
b- Thỉnh thoảng
c- Chưa bao giờ
67
20
0
0
40
55
4
Em có hỏi lại GV những vấn đề học tập mà bản thân còn chưa rõ ?
a- Thường xuyên
b- Thỉnh thoảng
c- Chưa bao giờ
45
20
22
10
20
65
5
Mức độ ghi nhớ nội dung sau giờ học
a- Nắm vững tri thức ngay trên lớp
b- Chỉ nắm được một số nội dung
c- Không nắm được nội dung
50
27
10
15
50
30
6
Mức độ ghi chép trong giờ học
a- Rất nhiều
b- Nhiều
c- Bình thường
d – ít
0
10
30
47
50
20
25
0
7
Tham gia học tập theo nhóm trong giờ học
a- Thường xuyên
b- Thỉnh thoảng
c- Chưa bao giờ
87
0
0
0
15
80
8
Mức độ liên hệ giữa lý luận với thực tiễn trong giờ học
a- Thường xuyên
b- Thỉnh thoảng
c- Chưa bao giờ
70
17
0
10
60
30
Trên cơ sở 2 bài thực nghiệm, phiếu điều tra tính tích cực học tập của SV, chúng tôi rút ra kết luận như sau:
Ở lớp thực nghiệm tinh thần học tập của Sinh viên rất sôi nổi, thông qua bầu không khí dân chủ trong học tập, các em đều phát huy được hết khả năng của mình. Sinh viên không e ngại trong thảo luận, trong việc giải quyết các vấn đề mà Giảng viên đưa ra, giờ học là sự cọ sát hai chiều giữa Giảng viên và Sinh viên. Thông qua việc tự mình giải quyết những nhiệm vụ nhận thức, trong giờ học Sinh viên không chỉ tích luỹ được một khối lượng tri thức lớn, không chỉ biết cách liên hệ giữa lý luận với thực tiễn mà quan trọng hơn là phương pháp giải quyết vấn đề đã góp phần rèn luyện cho Sinh viên khả năng tư duy, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Trong khi đó ở lớp đối chứng thì giờ học trầm hơn, Sinh viên thụ động trong việc tiếp nhận tri thức do Giảng viên đưa ra, Sinh viên chủ yếu rèn luyện kỹ năng chép bài nhanh còn những yêu cầu quan trọng trong rèn luyện tư duy, hình thành kỹ năng, kỹ xảo cần thiết thì ở mức thấp.
3.3.2. Kết quả học tập.
Để so sánh kết quả học tập của Sinh viên hai lớp, Giảng viên tiến hành kiểm tra với những câu hỏi như nhau. Kết quả học tập của Sinh viên thể hiện qua ba bài kiểm tra nhận thức và bài thi kết thúc học phần.
Bảng 3.3. Thống kê điểm kiểm tra và điểm thi ở lớp thực nghiệm
Thang
điểm
Số bài
<5
5 - 6
7
8
9
10
HSP
HLQ
HSP
HLQ
HSP
HLQ
HSP
HLQ
HSP
HLQ
HSP
HLQ
Bài kiểm tra số 1
1
2
3
5
17
20
12
18
2
5
1
1
Bài kiểm tra số 2
2
4
3
10
15
19
10
10
3
5
3
3
Bài thi học phần
4
5
4
5
8
15
10
17
4
5
4
4
Bảng 3.4. Thống kê điểm kiểm tra và điểm thi ở lớp đối chứng
Thang
điểm
Số bài
<5
5 - 6
7
8
9
10
HSP
HLQ
HSP
HLQ
HSP
HLQ
HSP
HLQ
HSP
HLQ
HSP
HLQ
Bài kiểm tra số 1
2
5
9
22
15
18
8
10
4
2
0
0
Bài kiểm tra số 2
5
6
12
19
13
20
7
9
1
3
0
0
Bài thi học phần
5
6
8
18
15
18
6
12
4
3
0
0
Phân tích số liệu thống kê kết quả học tập của Sinh viên: Trên cơ sở so sánh kết quả học tập của Sinh viên 2 lớp thực nghiệm và 2 lớp đối chứng qua 2 bài kiểm tra, chúng tôi thấy:
- Thang điểm dưới 5 ở 2 lớp đối chứng là khá cao (18 lượt Sinh viên = 9,5%) thì tỷ lệ này ở 2 lớp thực nghiệm chỉ có (9 lượt Sinh viên =5,2%).
- Thang điểm khá (điểm 7) thì tỷ lệ ở 4 lớp là tương đương: 2 lớp thực nghiệm là (62 lượt Sinh viên =35,6%) thì 2 lớp đối chứng là (66 lượt Sinh viên =34,7 %)
- Thang điểm giỏi (điểm 8) thì tỷ lệ này là rất chênh lệch: 2 lớp đối chứng chỉ có (34 lượt Sinh viên =17,9%) thì ở 2 lớp thực nghiệm là (50 lượt Sinh viên =28,7%).
- Thang điểm xuất sắc (điểm 9;10) có sự chênh lệch rõ rệt: 2 lớp thực nghiệm là (26 lượt Sinh viên =14,9%) thì 2 lớp đối chứng chỉ có (10 lượt Sinh viên =5,3%).
Như vậy, từ kết quả tổng hợp trên cho thấy số lượt Sinh viên đạt điểm khá, giỏi và xuất sắc ở lớp thực nghiệm dạy học bằng phương pháp giải quyết vấn đề là khá cao, chiếm 79,2% trong khi điểm trung bình chỉ có 15,6% và điểm không đạt chiếm tỷ lệ rất thấp (5,2%). Ngược lại, thì ở lớp đối chứng số lượt Sinh viên đạt điểm khá, giỏi và xuất sắc chỉ là 57%; điểm trung bình chiếm 33,5% và điểm không đạt chiếm 9,5%. Điều đó đã khẳng định giả thuyết đưa ra của đề tài là hoàn toàn đúng đắn, hiệu quả dạy học phương pháp giải quyết vấn đề trong KTCT nâng cao rõ rệt, số lượt Sinh viên không đạt giảm xuống, số Sinh viên khá giỏi tăng lên, nhiều em đã đạt điểm xuất sắc. Bên cạnh đó Sinh viên đã rèn luyện được phương pháp học tập tích cực, rèn luyện kỹ năng tư duy, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Để tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm từ việc đề ra mục tiêu, lựa chọn địa điểm đến việc phân bổ thời gian, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Chúng tôi thiết kế 2 cụm kiến thức thực nghiệm và 2 bài kiểm tra nhận thức với bài thi kết thúc học phần.
Kết quả cho thấy, hoạt động của Sinh viên ở lớp thực nghiệm tích cực, chủ động, sáng tạo hơn hẳn lớp đối chứng, kết quả học tập KTCT vượt trội, việc rèn luyện khả năng tư duy, hình thành kỹ năng, kỹ xảo tăng lên trông thấy. Xuất phát từ đặc thù môn KTCT là nghiên cứu quan hệ kinh tế giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng cho nên trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp giải quyết vấn đề với các phương pháp khác.
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường Học viện chính trị chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học KTCT có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó góp phần to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập của Sinh viên khi học môn KTCT nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.
- Thực tiễn cho thấy đa số Giảng viên của bộ môn Kinh tế chính trị vẫn chưa có kỹ năng vận dụng thành thạo phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học KTCT, Sinh viên cũng chưa được làm quen nhiều phương pháp này trong học tập. Vận dụng lý luận dạy học giải quyết vấn đề vào dạy học KTCT, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch thực nghiệm và thực nghiệm có đối chứng 2 bài giảng KTCT.
- Kết quả thực nghiệm cho phép chúng tôi rút ra quy trình nhằm sử dụng tốt phương pháp giải quyết vấn đề vào dạy học KTCT:
+ Quy trình thiết kế bài giảng.
+ Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp.
Muốn thực hiện quy trình đó phải chú ý đến điều kiện đối với Giảng viên, Sinh viên và các cấp quản lý.
- Kết quả đạt được cho phép chúng tôi khẳng định: Đề tài nghiên cứu đúng hướng, đúng mục đích và giả thuyết khoa học đưa ra. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy xung quanh đề tài còn nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết nhưng do thời gian có hạn nên không thể đi sâu giải quyết hết mọi vấn đề. Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học để đề tài ngày càng được hoàn thiện thêm về mặt lý luận và thực tiễn. Để có thể sớm phát huy tác dụng trong ứng dụng thực tiễn giảng dạy môn KTCT ở trường Học viện chính trị nói riêng và ứng dụng trong giảng dạy lý luận chính trị trong các trường Cao đẳng, Đại học nói chung./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, vụ GV.
Nguyễn Duy Bắc (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Việt Dũng, Vũ Hồng Tiến, Nguyễn Văn Phúc(1999), Phương pháp giảng dạy KTCT ở các trường Đại học và Cao đẳng, NXB giáo dục, Hà Nội.
ĐCSVN(2006),Văn kiện đại hội toàn quốc lần thứ X, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hội đồng trunng ương?(1999), Giáo trình KTCT Mác - Lênin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình KTCT Mác - Lênin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội.
Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy học đại học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Hội thảo khoa học: Quán triệt, vận dụng nghị quyết đại hội IX nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
I.Ia. Lênê (1997)Dạy học nêu vấn đề , NXB giáo dục, Hà Nội, 1997.
A.M. MachiusKin (1972), Tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học, NXB giáo dục,1972.
LÊRLAMÔP (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục 1978.
M.I. Makhơnutốp (1972), Lý luận và thực hành dạy học nêu vấn đề.
Trung tâm thông tin tư liệu Một số vấn đề KTCT Mác - Lênin và thời đại ngày nay (1993), HVCTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
V. Ôkôn (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, NXB giáo dục.
Phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội các trường cao đẳng quân sự (1977), Nxb Giáo dục.
Trần Thị Mai Phương (2013), Phương pháp dạy học Kinh tế chính trị theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
Trần Thị Mai Phương (2009), Dạy học Kinh tế chính trị theo phương pháp tích cực, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phạm Trung Thanh (chủ biên), Nguyễn Thị Lý (2006), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên,Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Cảnh Toàn (2004), Dạy học và cách học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thủy (2011), Vận dụng phương pháp nêu vấn đề trong dạy hoc phần “Công dân với kinh tế” Môn GDCD ở trường THPT Tĩnh Gia 2, Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ khoa học.
Vũ Văn Tảo, Trần Văn Hà (1996), Dạy - Học giải quyết vấn đề, một hướng đổi mới công tác giáo dục, đào tạo, huấn luyện, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
Vũ Hồng Tiến, Một số phương pháp dạy học tích cực, chuyên đề II, tài liệu bồi dưỡng GV dạy chương trình sách giáo khoa thí điểm lớp 11 môn giáo dục công dân.
Nguyễn Cảnh Toàn (2004), học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Trần Đình Tuấn (2007), Nâng cao chất lượng, hiệu quả bài giảng các môn khoa học xã hội nhân văn ở các trường ĐHQS. Luận án tiến sĩ giáo dục học, Học viện chính trị, HN.
Lê Hồng Thái (2007), Phương hướng vận dụng hệ phương pháp dạy học phát huy tính tích cực nhận thức của học viên đại học quân sự, luận án tiến sĩ giáo dục học, Học viện chính trị, HN.
Thái Duy Tuyên (2005), tìm kiếm một chiến lược phát triển phương pháp dạy học phổ thông, Viện KHGD, HN.
Phạm Viết Vượng (1995) , Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Nxb Bộ giáo dục và Đào tạo, HN.
PHỤC LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP KĨ NĂNG, KỸ XẢO CỦA HỌC VIÊN
Học viên lớp:..........................................................
Các em vui lòng chia sẻ những thông tin về phương pháp học tập, kĩ năng, kĩ xảo của bản thân trong quá trình học tập môn Kinh tế chính trị bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Hoạt động chủ yếu của các em trên lớp là gì
STT
Hoạt động chủ yếu của các em trên lớp
Ý kiến
1
Ghi chép
2
Nghe giảng
3
Thảo luận
Câu 2: Làm cách nào để các em ghi nhớ kiến thức
STT
Cách các em ghi nhớ kiến thưc
Ý kiến
1
Học thuộc lòng
2
Ghi ra giấy
3
Trao đổi với bạn bè
Câu 3: Em có thường xuyên rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề trên lớp không
STT
Nội dung
Mức độ
Em có thường xuyên rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề trên lớp không
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Câu 4: Em đã tự mình khái quát được nội dung học tập chưa
STT
Nội dung
Mức độ
Khái quát tốt
Chưa có khả năng khái quát
Em đã tự mình khái quát được nội dung học tập chưa
Câu 5: Các em có thường xuyên vận dụng lý thuyết với thực tiễn không
STT
Nội dung
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Các em có thường xuyên vận dụng lý thuyết với thực tiễn không
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN CỦA HỌC SINH SAU KHI THỰC NGHIỆM
Học viên lớp:..........................................................
Các em vui lòng chia sẻ những thông tin của bản thân sau quá trình học tập môn Kinh tế chính trị bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Thái độ của em đối với môn KTCT M – LN
STT
Nội dung
Mức độ
Rất thích học
Thích học
Phân vân
Không thích học
Thái độ của em đối với môn KTCT M - LN
Câu 2: Em có thường xuyên giải quyết nhữn tình huống do GV đưa ra không
STT
Nội dung
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Em có thường xuyên giải quyết tình huống do GV đưa ra không
Câu 3: Em có hỏi lại GV những vấn đề học tập mà bản thân còn chưa rõ ?
STT
Nội dung
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Em có hỏi lại GV những vấn đề học tâp mà bản thân còn chưa rõ
Câu 4: Mức độ ghi nhớ nội dung sau giờ học
STT
Nội dung
Mức độ
Nắm vững tri thức ngay trên lớp
Chỉ nắm được một số nội dung
Không nắm được nội dung
Mức độ ghi nhớ nội dung sau giờ học
Câu 5: Tham gia học tập theo nhóm trong giờ học
STT
Nội dung
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ
Tham gia học tập theo nhóm trong giờ học
Câu 6: Mức độ ghi chép trong giờ học
STT
Nội dung
Mức độ
Rất nhiều
Nhiều
Bình thường
Ít
Mức độ ghi chép trong giờ học
Câu 7: Em có đóng góp ý kiến gì về cách dạy của giáo viên trong quá trình dạy không? Hãy nêu cụ thể?
.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các em!
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn Kinh tế chính trị ở Học viện chính trị” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ nguồn, đảm bảo tính khách quan của tư liệu và bản quyền tác giả.
Học viên
Nguyễn Thị Ly
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học môn Kinh tế chính trị ở Học viện chính trị” là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội của tác giả dưới sự hướng của các Thầy cô bộ môn, sự giúp đỡ của các Thầy Cô trong ban chủ nhiệm khoa Lý luận Chính trị - GDCD. Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến những sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Văn Phúc là giảng viên trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi, người đã luôn tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian quý báu để trao đổi và định hướng nghiên cứu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn động viên và là chỗ dựa tinh thần để tôi học tập và thực hiện thành công đề tài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Học viên
Nguyễn Thị Ly
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNTB : Chủ nghĩa tư bản
GTSD : Giá trị sử dụng
GQVĐ : Giải quyết vấn đề
HSP : Hệ sư phạm
HLQ : Hệ lục quân
KTCT : Kinh tế chính trị
KTTT : Kinh tế thị trường
PPDH : Phương pháp dạy học
THCVĐ : Tình huống có vấn đề
TBCN : Tư bản chủ nghĩa
TLSH : Tư liệu sinh hoạt
SLĐ : Sức lao động
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả điểm kiểm tra đầu vào của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. 51
Bảng 3.2. Phiếu điều tra phương pháp học tập, kỹ năng, kỹ xảo của Sinh viên 52
Bảng 3.2. Thống kê ý kiến trả lời của Sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đối với câu hỏi điều tra 91
Bảng 3.3. Thống kê điểm kiểm tra và điểm thi ở lớp thực nghiệm 93
Bảng 3.4. Thống kê điểm kiểm tra và điểm thi ở lớp đối chứng 93
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_phap_giai_quyet_van_de_trong_day_hoc_mon_kinh_te_chinh_tri_o_hoc_vien_chinh_tri_8837.doc