Đề tài Quá trình phát triển ngoại thương của Hàn Quốc 2006-2010

Mục lục Nội dung Trang MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 A – QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA HÀN QUỐC 3 I – Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động ngoại thương, coi phát triển ngoại thương là mục tiêu cốt yếu để phát triển kinh tế đất nước . 3 II – Vai trò và xu hướng xuất khẩu trong nền kinh tế Hàn Quốc . 4 III – Quan điểm về các chính sách thương mại và “làn sóng FTA” 5 1. Các quy định về thương mại . 5 2. Tự do hóa thương mại và làn sóng FTA . 5 IV – Lộ trình chính sách thương mại phải thực hiện 7 1. Chính sách về thuế quan . 7 2. Hàng rào phi thuế quan 8 3. Chính sách khuyến khích xuất khẩu . 8 B – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG HÀN QUỐC 2006 – 2010 9 I – Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo và tỉ trọng của từng mặt hàng . 9 1. Các mặt hàng xuất khẩu và tỉ trọng từng mặt hàng 9 1.1 Thiết bị điện tử 11 1.2 Tàu thuyền 12 1.3 Ô tô . 14 1.4 Máy móc chung và phụ tùng . 15 2 – Các mặt hàng nhập khẩu . 15 2.1 Nhập khẩu lao động nước ngoài . 15 2.2 Nhập khẩu café, thuốc lá, chè . 16 2.3 Nhập khẩu thủy sản 18 II – Khủng hoảng tài chính năm 2008 ảnh hướng tới hoạt động ngoại thương của Hàn Quốc 19 1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới kinh tế Hàn Quốc nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng 19 2. Hàn Quốc đối phó với khủng hoảng, kinh tế phát triển trở lại, hoạt động ngoại thương lại tấp nập 21 III – Các đối tác ngoại thương của Hàn Quốc . 23 1. Quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc 23 2. Quan hệ Hàn Quốc – Mỹ 24 3. Quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản 25 4. Quan hệ Hàn Quốc – Liên minh Châu Âu . 26 5. Quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam 26 IV – Lịch trình cắt giảm thuế quan của Hàn Quốc theo cam kết với WTO . 28 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 32 PHÂN CÔNG TÌM HIỂU TÀI LIỆU, VIẾT BÀI . 32 MỞ ĐẦULà một quốc gia thuộc Đông Nam Á, nằm ở nửa phía nam bán đảo Triều Tiên – Hàn Quốc là một cái tên vẫn thường được nhắc đến cùng với Hồng Kông , Singapore và Đài Loan, lập thành bốn con rồng châu Á. Đó là những nền kinh tế nổi bật đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Vậy điều gì đã làm nên một “Huyền thoại sông Hàn”? Có thể khẳng định một trong những nhân tố quan trọng không thể không nhắc đến đó là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương đã và đang đóng vai trò tiên quyết tới nền kinh tế của Hàn Quốc nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Hoạt động ngoại thương bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu. Nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó mà nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Hàn Quốc đã tự nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình để đưa hoạt động ngoại thương của đất nước phát triển. Quá trình phát triển ngoại thương trong giai đoạn 2006 – 2010 của Hàn Quốc đã có những bước chuyển biến vượt bậc để phù hợp với xu thế hội nhập và phù hợp với tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt đã xuất sắc vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008. Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quan điểm, chính sách thương mại của chính phủ Hàn Quốc trong việc điều tiết hoạt động ngoại thương và thực tế quá trình phát triển của nó trong giai đoạn này. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Hoàng Việt – giáo viên bộ môn Chính sách thương mại, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã giúp chúng em trong việc định hướng đề tài, tìm hiểu và khai thác thông tin để hoàn thành tốt bài tiểu luận này.

doc33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quá trình phát triển ngoại thương của Hàn Quốc 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ởi vậy, các thiết bị điện tử, tàu thuyền, máy móc, ô tô, chất bán dẫn,…. là các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng của đất nước Hàn Quốc. Sau đây là biểu đồ cơ cấu xuất khẩu của Hàn Quốc trong năm 2008 và 2009. Biểu đồ: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2008 Biểu đồ: Cơ cấu xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2009 Nhìn hai biểu đồ trên ta thấy, thiết bị điện tử, tàu thuyền , máy móc và ô tô là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hàn Quốc, chiếm tỉ trọng cao trong cả 2 năm. Trước đây, các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thô, sơ chế, gỗ dán, sợi cotton…… Tuy nhiên ngày nay, các mặt hàng xuất khẩu của nước này đã thay đổi hoàn toàn, thay thế bằng những sản phẩm thành phẩm, mang lại nhiều nguồn lợi cho kinh tế quốc gia. Tuy lượng xuất khẩu của một số mặt hàng như ô tô, sản xuất thép có xu thế giảm nhưng vẫn là những ngành xuất khẩu thế mạnh của Hàn Quốc và đạt sản lượng cao hàng năm. Sau đây là một số thông tin về tình hình xuất khẩu của một số mặt hàng nổi trội của nước này qua các năm từ 2006 đến 2010. 1.1 Thiết bị điện tử Do có nguồn tài nguyên sẵn có về vonfram và chì, ngành công nghiệp điện tử của Hàn Quốc rất phát triển. Hàn Quốc nổi tiếng với nhiều công ty, tập đoàn điện tử, viễn thông lớn, mang tầm cỡ quốc tế với doanh thu hàng năm lên tới cả trăm tỉ USD. LG, Samsung, Sony,….. đều là những nhãn hiệu đã có thương hiệu lâu năm và nhận được sự tin dùng của khách hàng khắp nơi trên thế giới. Có thể nói mặt hàng điện tử đã mang về cho nền kinh tế Hàn Quốc một lợi nhuận khổng lồ, giúp cho nước này giữ vững được vị trí kinh tế của mình trên trường quốc tế. Một trong những mặt hàng điện tử xuất khẩu vượt trội của Hàn Quốc là thiết bị LCD. Thiết bị LCD bao gồm màn hình máy tính, màn hình tivi và cả màn hình laptop. Thị trường TV màn hình tinh thể lỏng hiện đang chứng kiến sự cạnh tranh của chín công ty của Nhật Bản, sáu công ty của Trung Quốc và hai công ty Hàn Quốc, bao gồm công ty điện tử Samsung và công ty điện tử LG. Tuy nhiên, thiết bị LCD Hàn Quốc vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng thế giới và doanh số LCD của nước này vẫn dẫn đầu thế giới. Theo số liệu của Bộ kinh tế và tri thức Hàn Quốc, thị phần TV thế giới năm 2010, xét theo số lượng bán của TV màn hình ống tia điện tử và màn hình phẳng, trong năm 2010, lượng tiêu thụ TV Samsung là 18,2%, LG là 15,8%, Sony là 8,7%, Panasonic là 6,9% và Toshiba là 6,1%. Như vậy, tổng số lượng TV của Hàn Quốc được tiêu thụ trên thế giới chiếm 55,7%, hơn nửa số lượng TV được tiêu thụ trên toàn cầu. Hãng điện tử Samsung, là bộ phận lớn nhất của Tập đoàn Samsung, và là một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới. Hãng điện tử Samsung hoạt động tại chừng 65 quốc gia và có khoảng 208.000 công nhân. Điện tử Samsung được coi là một trong 10 nhãn hàng hóa tốt nhất thế giới. Năm 2009, doanh thu của điện tử Samsung lên tới 117,4 tỉ USD. Một số mặt hàng phổ biến nhất được sản xuất bởi Samsung bao gồm màn hình LCD LED-backlit TV và điện thoại di động S Galaxy. Nhiều người tiêu dùng không thể nhận ra, những sản phẩm không phải của Samsung như TV và điện thoại vẫn có các thành phần bộ nhớ do Samsung sản xuất ở bên trong. Trong phân khúc thị trường TV, vị trí thị trường của Samsung chiếm ưu thế. Trong bốn năm kể từ năm 2006, công ty đã được ở vị trí đứng đầu về số lượng TV bán ra, dự kiến ​​sẽ tiếp tục trong năm 2010 và xa hơn nữa. Trong bảng điều khiển thị trường LCD toàn cầu, công ty đã giữ vị trí dẫn đầu trong tám năm liên tiếp. TV LCD Samsung rất nổi tiếng tại Indonesia, Singapore, Ấn Độ, Việt Nam và Nigeria. Một lý do khiến TV LCD Samsung nổi tiếng ở Singapore là độ phân giải cao. Tại Indonesia, sản phẩm Samsung có giá cao hơn 10-15% so với các nhãn hiệu khác, song nó được những khách hàng thu nhập cao ưa chuộng vì điều kiện bảo hiểm và tuổi thọ cao. Ngoài Tivi LCD, điện thoại di động - cũng là mặt hàng đem về nhiều lợi nhuận cho Samsung. Samsung Electronics đã bán được 235.000.000 điện thoại di động trong năm 2009. Vào cuối quý 3 / 2010 Samsung xuất xưởng hơn 70 triệu điện thoại, cho nó một thị phần toàn cầu là 22% . Nhìn chung, Samsung đã bán 280.000.000 điện thoại di động trong năm 2010, tương ứng với thị phần 20,2% Ngoài Samsung, LG cũng là một hãng điện tử mang lại nhiều lợi nhuận cho Hàn Quốc. Điện tử LG hoạt động trên nhiều mảng khác nhau: thiết bị nghe nhìn, thông tin viễn thông, điện gia dụng, đồ điện và điện tử…….Máy giặt LG, tủ lạnh LG, máy tính LG, điều hòa….. là những sản phẩm được người tiêu dùng thế giới biết đến nhiều hơn cả. Doanh thu năm 2009 của LG là 78,891 tỉ USD. LG cũng là một trong những công ty điện tử hàng đầu thế giới, chi nhánh đại diện trên khoảng 60 quốc gia và quan hệ hợp tác với 171 nước. 1.2 Tàu thuyền Mặc dù mới tham gia vào ngành công nghiệp đóng tàu với vẻn vẹn chưa được 40 năm kinh nghiệm, Hàn Quốc đã có những bước tiến ngoạn mục, vượt qua nhiều quốc gia có lịch sử đóng tàu lâu hơn rất nhiều. Và các công ty đóng tàu Hàn Quốc đã hoàn toàn tự tin giữ vững vị trí dẫn đầu bảng trên trường quốc tế Công nghiệp đóng tàu là ngành kinh tế góp phần quan trọng trong phát triển quốc gia, và Hàn Quốc đã phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành ngành chiến lược đối cho sự phát triển kinh tế đất nước từ những năm 1970. Mặc dù có lịch sử phát triển muộn hơn so với Châu Âu, Nhật Bản, song Hàn Quốc vẫn đã xây dựng được một nền công nghiệp đóng tàu có khả năng cạnh tranh cao và kỹ thuật tiên tiến. Trong 10 nhà máy được xếp hạng đứng đầu trên thế giới, có sáu nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc. Hyundai đứng vị trí số một tiếp theo là Samsung và Daewoo. Ngành công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc đã đạt được khối lượng đơn đặt hàng kỷ lục trong nhiều năm. Năm 2006, khối lượng đặt hàng của Hàn Quốc đạt 18.1 triệu CGT. Với lượng đơn hàng chưa thực hiện lên tới 41.4 triệu CGT, họ đã đảm bảo đủ khối lượng công việc cho 3 năm tiếp theo. Vì vậy, họ có đủ khả năng theo đuổi một chiến lược có chọn lọc và tiếp tục tập trung vào loại tàu trị giá cao. Trong những năm gần đây, các nhà máy đóng tàu chính của Hàn Quốc đã tập trung nhiều vào các loại tàu giá trị lớn như tàu khoan, tàu chở container cực lớn và tàu LNG (chở khí hóa lỏng). Hàn Quốc ngày nay là quốc gia đứng đầu thế giới về sản phẩm tàu LNG. Lĩnh vực này đang phát triển mạnh cùng với việc LNG được sử dụng ngày càng nhiều như là một nguồn nhiên liệu vì nó tương đối sạch. Lượng tiêu thụ LNG được dự báo tăng 25% mỗi năm trong thập kỷ tới và đội tàu LNG của thế giới được dự báo tăng gấp đôi lên tới khoảng 250 tàu trong khoảng thời gian này. Hyundai, Daewoo và Samsung đã chiếm được phần lớn các hợp đồng đóng tàu LNG trên thế giới. Năm 2007, tổng doanh số nước ngoài mà ngành đóng tàu mang về là 27,68 tỉ USD. Các công ty đóng tàu Hàn Quốc giành được 38,9% tổng số đơn đặt hàng trên toàn cầu, cao hơn so với con số 37,3% của các đối thủ Trung Quốc. Theo báo cáo của Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, nhu cầu đóng tàu toàn cầu trong năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, song số đơn đặt hàng mà các công ty nước này giành được lại gia tăng. Trong nửa đầu năm 2008, các hãng đóng tàu của Hàn Quốc đã giành được 50,6% tổng số đơn đặt đóng tàu trên toàn cầu, với tổng giá trị 12,4 tỉ đô USD và tổng trọng tải 12,40 triệu tấn, tiếp tục dẫn đầu thế giới về ngành đóng tàu. Trung Quốc chỉ giành được 34,3% tổng số đơn đặt đóng tàu trên toàn cầu. Theo các chuyên gia, nhiều công ty tàu biển muốn đặt hàng với các hãng đóng tàu Hàn Quốc trong thời gian qua đã phải chuyển hướng sang Trung Quốc do đơn đặt hàng của Hàn Quốc đã quá nhiều, còn lâu mới thực hiện xong. Tuy vậy, ngay khi có cơ hội là họ lại tìm đến Hàn Quốc. Về nửa sau năm 2008, số đơn đặt hàng của Hàn Quốc cũng giảm, chỉ còn 41,4 % tổng số đơn đặt hàng thế giới. Tuy nhiên, đây vẫn là một con số cao khi nền kinh tế thế giới đang chịu khủng hoảng nặng nề. Năm 2009 Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin và tập đoàn công nghiệp nặng Hyundai của Hàn Quốc đã hợp tác để sản xuất và xuất khẩu tàu chiến hạng trung, được trang bị hệ thống vũ khí tối tân Aegis. Theo ông Cho Woo Tae – phát ngôn viên tập đoàn Hyundai, Lockheed rất hiếm khi cộng tác với một công ty nước ngoài để sản xuất tàu chiến được trang bị tên lửa Aegis. Sự kiện này cho phép cả 2 tập đoàn sản xuất ra tàu chiến hiện đại tối tân mà giá cả lại hợp lí hơn, nhằm đem lại lợi nhuận về sản lượng và doanh thu cho cả hai bên. Năm 2010, ngành đóng tàu thế giới phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức đăng kiểm Na Uy (DNV), Hàn quốc là nước đứng đầu danh sách các nước bị hủy hợp đồng đóng mới nhiều nhất với 194 tàu, tương ứng với 19.2 triệu DWT và chiếm 39.4% tổng số 492 tàu bị hủy hợp đồng trên tòan thế giới. Trung quốc đứng thứ hai trong danh sách này với 161 tàu bị hủy hợp đồng tương ứng với 12.9 triệu DWT. Để hỗ trợ ngành đóng tàu vượt qua khó khăn, chính phủ Hàn quốc đã có kế họach cấp 4.7 ngàn tỉ Won cho ngành này. Và đến ngày 30 tháng 4 vừa qua Tổng thống Hàn Quốc Lee đã đồng ý tăng gấp đôi vốn cho ngành đóng tàu thành 9.5 ngàn tỉ Won (tăng 2.8 ngàn tỉ Won từ ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn quốc và 2 ngàn tỉ Won từ tổng công ty bảo hiểm xuất khẩu Hàn quốc) Sự trợ giúp của chính phủ các nước trong thời điểm này được coi là quý hơn vàng, vì nếu vượt qua được khủng hỏang kinh tế ngành đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội và phát triển trong tương lai. 1.3 Ô tô Là một nhà sản xuất ô tô lớn, Hàn Quốc sản xuất trên ba triệu xe hàng năm. Kể từ khi Hàn Quốc lần đầu tiên xuất khẩu xe năm 1976, ngành công nghiệp ô tô của nước này đã phát triển với tốc độ kinh ngạc. . Ô tô Hàn Quốc ngày nay chiếm lĩnh nhiều thị trường trên trường quốc tế kể cả thị trường tiềm năng như Trung Quốc và thị trường khó tính như Mỹ. Ngành xuất khẩu ô tô trở thành một trong những thế mạnh của ngoại thương Hàn Quốc và trở thành ngành công nghiệp không thể thiếu đối với kinh tế của đất nước này. Từ năm 2006, lãnh đạo năm tập đoàn sản xuất ô tô trong nước đã cho biết họ hy vọng tổng lượng xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô sẽ đạt mức 44,5 triệu đô la .Hãng Hyundai-Kia Motor và các công ty khác như GM Daewoo và Renault Samsung Motor đều đưa ra sản lượng kinh doanh cao nhất từ trước tới giờ.Năm tập đoàn sản xuất ô tô cũng đã công bố các kế hoạch của mình sẽ chi khoảng 2 ngàn tỷ won để phát triển loại ô tô hai động cơ và ô tô dùng nhiên liệu ắc qui điện vào năm 2010 và khoảng 14 ngàn tỷ won để giúp đỡ về tài chính cho các nhà thầu phụ với hoạt động nghiên cứu và phát triển đến năm 2009. Năm 2010, theo Hiệp hội Các nhà sản xuất Xe hơi Hàn Quốc, lượng xe xuất khẩu của nước này trong 10 tháng đầu năm đã vượt doanh số của cả năm trước đó. Họ đã tiêu thụ được 2,25 triệu xe ở thị trường nước ngoài, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các nhà phân tích, những yếu tố dẫn tới mức tăng trưởng đáng kể này chính là sự hồi phục kinh tế toàn cầu, đặc biệt là Mỹ và các nền kinh tế mới nổi, những mẫu xe mới và lợi thế cạnh tranh về giá do đồng yen Nhật Bản mạnh lên. Chỉ trong tháng 11/2010, Hyundai Motor đã xuất khẩu 47.000 xe sang Mỹ, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi Kia Motors đạt mức doanh số hàng năm kỷ lục kể từ khi thâm nhập thị trường ôtô lớn nhất thế giới. Bốn mẫu xe của tập đoàn Hyundai-Kia đã lọt vào danh sách những xe tốt nhất tại Australia năm 2010. Ngoài ra, dòng xe hạng nhỏ ix20 của Hyundai Motor và mẫu crossover Soul và compact Venga của Kia Motors cũng được cấp chứng chỉ môi trường quốc tế của Đức. Trên đà uy tín của ôtô Hàn Quốc ngày càng tăng cao trên thế giới, các công ty ôtô Hàn Quốc hàng đầu đã bắt đầu mở rộng cơ sở sản xuất ra nước ngoài. 1.4 Máy móc chung và phụ tùng Hàn Quốc chuyên xuất khẩu đi các nước các loại máy móc về quang học, hóa học, dệt may, cơ khí, thiết bị đông lạnh và phụ tùng ô tô……Thị trường tiêu thụ máy móc của nước này tương đối rộng, đều là các thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Trung Đông, Nhật Bản, và khối ASEAN. Sau khi mở rộng được cơ sở sản xuất ở nước ngoài, Hàn Quốc cho xuất khẩu máy móc chưa lắp ráp sang các cơ sở đó để lắp ráp thành phẩm và tiêu thụ ở chính nước đó, nhằm giảm được giá cả của các sản phẩm. Quan chức Bộ Kinh tế và tri thức cho biết, Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu máy móc của Hàn Quốc bằng cách mở rộng đầu tư vào các nước đang phát triển và những nước tiên tiến đang trên đà hồi phục kinh tế sau khủng hoảng 2008. Tuy nhiên, Hàn Quốc phải tìm phương án xuất khẩu phù hợp, khi Trung Quốc có sức cạnh tranh mạnh tại các thị trường mới nổi còn các nước châu Âu và Nhật Bản vẫn chiếm ưu thế về xuất khẩu máy móc công nghệ cao. Ngoài thiết bị điện tử, tàu thuyền, ô tô và máy móc, Hàn Quốc còn có thế mạnh trong một số ngành khác như xuất khẩu thép, xuất khẩu sản phẩm dầu thô và đặc biệt là chất bán dẫn. 2 – Các mặt hàng nhập khẩu Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào ngoại thương, không chỉ có về xuất khẩu mà còn cả nhập khẩu. Do nguồn tài nguyên về nông nghiệp bị thiếu hụt, các mặt hàng mà Hàn Quốc nhập khẩu chủ yếu là nông sản. Ngoài ra, do đặc thù kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu lao động của Hàn Quốc cũng là một vấn đề đáng quan tâm. 2.1 Nhập khẩu lao động nước ngoài Với một nền kinh tế phát triển , Hàn Quốc luôn là một thị trường tiềm năng thu hút các lao động nước ngoài. Sự bùng nổ của nền kinh tế Hàn Quốc từ những năm 80s đã khiến nước này thiếu hụt nhân công trầm trọng. Để cung cấp đủ nhân lực cho các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, Hàn Quốc đã bắt đầu có chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài từ những năm 1980s. Hàng năm Hàn Quốc cần tiếp nhận khoảng 50.000 lao động nước ngoài để cung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, năm 2006 Hàn Quốc tiếp nhận khoảng 105.400 lao động nước ngoài, trong đó chương trình cấp phép lao động tiếp nhận 70.000 lao động và chương trình tu nghiệp sinh tiếp nhận khoảng 32.000 người. Năm 2007, Hàn Quốc tiếp nhận gần 110.000 lao động nước ngoài, tăng thêm 4.600 người so với năm 2006. Các doanh nghiệp nhỏ của Hàn Quốc tại những vùng xa đô thị được cho phép nâng tỉ lệ người lao động nước ngoài lên 20% tổng số lao động. 2010,số lao động nước ngoài đang tham gia hoạt động kinh tế ở Hàn Quốc chiếm 2,2% dân số Hàn Quốc với 551.858 người và chiếm 47% trong tổng số 1.170.000 người nước ngoài đang cư trú ở đây. Tính theo từng quốc gia, lao động người Trung Quốc gốc Hàn chiếm 55,1%; lao động người Việt Nam chiếm 9,16%; Philipin chiếm 5,23% và Thái Lan 4,68%. Sau khi chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, Hàn Quốc thắt chặt quy chế nhập lao động ngoại quốc. Chính phủ đã giảm bớt mức giới hạn cho phép nhập lao động nước ngoài từ 72.000 lao động năm 2008 xuống còn 24.000 lao động năm 2010. Hàn Quốc cũng tăng cường thắt chặt quy chế xin việc nhất là trong lĩnh vực xây dựng nhằm đảm bảo cho các lao động này làm việc trong môi trường an toàn nhất. Do những điều chỉnh trên mà từ quý 2 năm 2008 đến nay số lượng lao động nước ngoài vào Hàn Quốc giảm xuống. Trước đây, bình quân mỗi năm lượng lao động nước ngoài vào Hàn Quốc tăng 15% nhưng tính đến thời điểm 2008 trở lại đây, nó chỉ còn 1%. Dự kiến năm 2011, Hàn Quốc tiếp tục nhập khẩu lao động nước ngoài cho các khu vực sản xuất thiếu lao động, đặc biệt trong lĩnh vực xử lí rác thải và sản xuất muối và hạn chế tiếp nhận lao động trong lĩnh vực chăn nuôi do đang phải đối phó với dịch lở mồm long móng lây lan. 2.2 Nhập khẩu café, thuốc lá, chè Thị trường Cà phê Hàn Quốc hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu và những năm gần đây tiêu dùng cà phê có tăng trưởng. Uống cà phê đã trở nên phổ biến đối với người Hàn Quốc. Thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng chuộng các nhãn Cà phê nổi tiếng có chất lượng cao như Starbucks, Seattle’s Best Coffee, Coffee Bean, Rosebud,vvv. Năm 2007 thị trường tiêu thụ cà phê Hàn Quốc ước tính khoảng 1,5 tỷ USD với cà phê uống liền chiếm 95% thị phần, còn lại là cà phê rang xay. Sau đây là bảng thống kê về nhập khẩu café của Hàn Quốc thời gian gần đây Tình hình nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc giai đoạn 2005 – 2008 Đvị: USD Tên hàng 2005 2006 2007 2008 (1-10 ) Thị trường cung cấp chính Cà phê chưa rang 129.080.000 143.682.000 174.295.000 203.591.000 Việt Nam, Brazil, Colunbia, Honduras Cà phê rang 10.079.000 15.427.000 24.897.000 29.031.000 Mỹ, Italy, Nhật, Thuỵ sỹ, Đức Cà phê uống liền 21.680.00 25.046 26.985.000 35.995.000 Brazil, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Thuỵ sỹ Tổng cộng 160.839.000 184.155.000 226.177.000 268.617.000 Năm 2008 cà phê chưa rang được nhập khẩu chiếm xấp xỉ 80% kim ngạch chủ yếu được nhập từ Việt Nam, Brazil, Columbia, Honduras. Trên 60% cà phê rang được nhập từ Mỹ. Đối thủ cạnh tranh của Mỹ là Italy và các nước EU khác. Người Hàn Quốc ngày càng ưa dùng cà phê hoà tan vì tiện sử dụng và giá hợp lý hơn so với cà phê hạt tươi. Năm 2008 nhập khẩu cà phê uống liền chiếm xấp xỉ 26% tổng trị giá và Mỹ chiếm trên 30% thị phần. Nhật Bản chiếm 20%, còn lại là các đối thủ khác như Trung Quốc, Brazil, Ai cập.Quy định nhập khẩu café của Hàn Quốc là :Thuế nhập khẩu cà phê vào Hàn Quốc khá thấp và không phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: cà phê hạt chưa rang = 2%; cà phê rang=8%; cà phê uống liền=8%. Thuế gia strị gia tăng (VAT)=10%.Ngoài ra chính phủ Hàn Quốc còn có những quy định về ghi nhãn sản phẩm với những nội dung khá chi tiết. Năm 2009, trong bối cảnh kinh tế đi xuống, Hàn Quốc đã giảm nhập khẩu café lần đầu tiên trong 5 năm. Số liệu của Hải quan Hàn Quốc cho thấy, nhập khẩu cà phê  vào nước này năm qua đã giảm 4,5% so với năm trước đó, với kim ngạch 276,3 triệu USD. Về khối lượng, cà  phê nhập khẩu giảm 1,5%, chỉ đạt 100.576 tấn. Đây là lần đầu tiên trong 5 năm trở lại đây nhập khẩu cà phê của Hàn Quốc giảm cả lượng lẫn trị giá. Trong 6 tháng đầu năm trước, nhập khẩu cà phê vào Hàn Quốc tăng 3,7%, đạt 54.417 tấn, nhưng trong nửa cuối năm nhập khẩu đi xuống mạnh do nhu cầu giảm sút. Không những vậy, mặt hàng thuốc lá nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Lần đầu tiên trong vòng 4 năm qua nhập khẩu thuốc lá vào Hàn Quốc giảm 7,5% về khối lượng so với năm 2008, chỉ đạt 51.877 tấn. Về giá  trị, kim ngạch nhập khẩu thuốc lá năm qua tăng 87% đạt 242,9 triệu USD, dù vậy đây vẫn là mức thấp trong vài năm trở lại đây. Trước năm 2009, kim ngạch nhập khẩu thuốc lá vào Hàn Quốc tăng ở hai chữ số trong 3 năm trước, trong đó năm 2008 tăng 44,4%. Trung Quốc là quốc gia cung cấp thuốc lá cho Hàn Quốc nhiều nhất, chiếm 23,5%, tiếp đến là Ấn Độ với 23,2%, Braxin chiếm 18,9%. Thị trường tiêu dùng chè Hàn Quốc có nhiều khả năng và cơ hội phát triển tốt vì người tiêu dùng ngày càng có nhận thức về sức khoẻ của uống chè. Cạnh tranh bán chè xanh sẽ tăng lên do đang có nhiều công ty tham gia vào kinh doanh chè để đáp ứng nhu cầu đang tăng. Thị phần chè xanh năm 2006 là 42,4%; năm 2007 là 45%. Một số các hàng lớn của Hàn Quốc như LG , Amore Paciffic đang đầu tư trồng và chế biến chè xanh tại Trung Quốc và nhiều nhãn hiệu chè xanh của hai công ty này đang được nhập khẩu và cung cấp qua các kênh phân phối vào Hàn Quốc như các siêu thị, các cửa hàng tiện dụng. Về thuế nhập khẩu và quy định, thuế nhập Chè xanh, chè đen- đóng gói không quá 3kg = 40%. Hàn Quốc đòi hỏi chất lượng các loại chè nhập khẩu phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài ra sản phẩm nhập khẩu phải được Cơ quan kiểm dịch thực vật Hàn Quốc cấp chứng nhận đã qua kiểm dịch trước khi được nhập khẩu.  2.3 Nhập khẩu thủy sản Năm 2006, tổng sản lượng nhập khẩu thủy sản vào Hàn Quốc lên đến 1,38 triệu tấn, đạt giá trị 2,77 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2005. Đây là giá trị cao nhất từ trước đến nay, trong đó Trung Quốc chiếm 37% thị phần đạt 1.034 triệu USD, Nga (13%) 347 triệu USD, Nhật (8%) 224 triệu USD, Việt Nam (7%) 206 triệu USD, USA 151 triệu USD, Thái Lan 144 triệu USD, Đài Loan 86 triệu USD và Chi Lê 84 triệu USD. Tám nước này chiếm đến 82% tổng giá trị nhập khẩu thủy sản Hàn Quốc năm 2006.Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2007, tổng sản lượng nhập khẩu thủy sản vào Hàn Quốc đạt 1,255 triệu tấn, với giá trị 2,734 tỷ USD tăng 10% so với cùng kỳ năm 2006. Trong đó Trung Quốc chiếm 35% đạt 963 triệu USD, Nga (14%) 381 triệu USD, Nhật (9%) 245 triệu USD, Việt Nam (9%) 235 triệu USD, Thái Lan 138 triệu USD. Năm 2007, tổng giá trị nhập khẩu nguyên năm dự kiến lên đến 3 tỷ USD, tức là tăng 10% so với năm 2006 (2,77 tỷ USD). Trong khi đó, năm 2006 thủy sản Hàn Quốc chỉ xuất đi được 367.498 tấn, đạt 1.09 tỷ USD, đây là số lượng xuất đi thấp nhất chưa từng có trong lich sử. Theo số liệu thống kê cuả Bộ Thủy sản Hàn Quốc, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc đứng hàng thứ tư sau các nước Trung Quốc, Nga và Nhật Bản. Trong 11 tháng đầu năm 2007, Việt Nam xuất sang Hàn Quốc đạt giá trị 235 triệu USD, chiếm 9% thị phần. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng như tôm, cá các loại và surimi Năm 2008, tổng nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 2.96 tỉ USD (trong đó :Trung Quốc 1.014,23 trUSD, Nga 383,475 trUSD, Việt Nam 304,125 trUSD, Nhật Bản 206,943 trUSD, Mỹ161,781 trUSD), giảm 13% so với năm 2007 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Năm 2009, tổng sản xuất thủy hải sản của Hàn Quốc tiếp tục giảm và tổng nhập khẩu được duy trì bằng mức năm 2008 , đáp ứng nhu cầu nội địa. Nhằm nâng cao chất lượng mặt hàng thủy sản nhập khẩu , Cơ quan kiểm định chất lượng hàng thủy sản quốc gia Hàn Quốc đã có những quy định mới sửa đổi bắt đầu áp dụng từ năm 2010 về tỷ lệ sản phẩm nhập khẩu bắt buộc phải kiểm dịch sẽ nâng lên 30% tổng lô hàng nhập khẩu thay vì mức 28%. Trước đây, Hàn Quốc là một nước có xuất khẩu thủy sản với giá trị nhiều hơn nhập khẩu. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi do nhu cầu tiêu thụ thủy sản nội điạ ngày càng tăng và nguồn cung cấp nội điạ ngày càng giảm. Hiện tại, giá trị nhập còn vượt xa trong tương lai. II – Khủng hoảng tài chính năm 2008 ảnh hưởng tới hoạt động ngoại thương của Hàn Quốc 1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới kinh tế Hàn Quốc nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 xuất phát từ Hoa Kỳ khi tốc độ tăng trưởng của kinh tế Hoa Kì bắt đầu chậm lại, các nhà đầu tư về nhà ở bắt đầu có những khoản vay không thể trả nổi cho các tổ chức tài chính của nước này. Hàng loạt các tổ chức tài chính của Mỹ bắt đầu tuyên bố phá sản, kể cả những tổ chức tài chính có thâm niên hoạt động lâu năm. Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã liên tiếp dẫn đến khủng hoảng ở nhiều nước khâc nhau và trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, Hàn Quốc không nằm ngoài sự tác động này và thị trường tiền tệ ở Hàn Quốc bắt đầu bị ảnh hưởng. Tháng 9 năm 2008, đồng won Hàn Quốc bị mất giá mạnh, có lúc tới mức 1.500 won/đô la Mỹ. Ảnh hưởng của khủng hoảng tới hoạt động ngoại thương Đồng won mất giá khiến cho việc nhập khẩu đầu vào của các doanh nghiệp gặp khó khăn. Giá các mặt hàng nhập khẩu lần lượt tăng. Đồng won yếu buộc các nhà nhập khẩu phải chi phí nhiều hơn vào dầu mỏ, dịch vụ và các hàng hóa khác, khiến cho giá thành sản phẩm cũng theo đó mà tăng lên. Xuất khẩu của các ngành chủ lực như: máy móc, phụ tùng ô tô và sản phẩm hóa dầu đều giảm ở mức 2 con số. Bộ Kinh tế Hàn Quốc dự báo, xuất khẩu nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. Những công ty sản xuất thép cắt giảm sản lượng và các mỏ khai thác cũng tung ra thị trường ít quặng hơn. Các công ty xuất khẩu mắc kẹt tại cảng bởi họ không còn nhận được hỗ trợ giải quyết các giao dịch từ phía các ngân hàng nữa. Tần suất vận chuyển những hàng hoá với số lượng lớn như quặng sắt hay ngũ cốc giảm mạnh trong năm 2008. Hãng tàu lớn gần như ngừng đặt hàng đóng mới tàu hay huỷ hợp đồng cũ bởi không vay được vốn ngân hàng. Tháng 10/2008, số lượng tàu đặt đóng mới trên toàn thế giới giảm đến tháng thứ 3 liên tiếp xuống con số 46 tàu lớn, mức thấp nhất trong gần 1 thập kỷ. Con số tàu đặt đóng mới tháng 6/2008 là 69. Tổng giá trị hợp đồng đóng tàu năm 2008 tính đến hết ngày 01/11/2008 là 129,6 tỷ USD, thấp hơn 38% so với 1 năm trước. Tại Hàn Quốc, công ty chịu ảnh hưởng đầu tiên là C& Heavy Industries. Công ty đã nhận được nhiều đơn đặt hàng với tổng số 60 tàu trị giá 2,3 tỷ USD. Sau đó tình hình tài chính gặp khó khăn, công ty đã đề nghị được nhận hỗ trợ tài chính từ ngân hàng song không thành công. Cho đến nay, số tàu chưa làm xong vẫn ở nguyên tại bãi của công ty. Năm 2008, Hàn Quốc không mấy vui vẻ bởi ngành đóng tàu – vốn là niềm tự hào của Hàn Quốc và là lĩnh vực duy nhất Hàn Quốc chiến thắng Nhật – đang gặp cực kỳ nhiều khó khăn. Tuy nhiên, xét về tổng sản lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, nếu xét về tỉ trọng các mặt hàng xuất khẩu thì tỉ trọng xuất khẩu tàu lại tăng 2,92%. Ngoài xuất khẩu tàu, một số mặt hàng xuất khẩu khác của Hàn Quốc cũng giảm mạnh do nhu cầu người tiêu dùng trên toàn cầu giảm và các ngân hàng không còn hỗ trợ giải quyết cho các giao dịch nữa. Theo như biểu đồ thể hiện tỉ trọng xuất khẩu của các mặt hàng năm 2008 và 2009 ở phía trên, sản lượng xuất khẩu của các ngành hầu như đều giảm.Sản phẩm dầu thô giảm 2,94%, máy móc chung giảm 1,56%,…… Nhìn chung, đồng won mất giá đã dẫn tới lạm phát, khiến cho các hoạt động ngoại thương của Hàn Quốc đều bị ì trệ. Tuy nhiên, theo chính phủ Hàn Quốc, việc đồng won mất giá đã làm giảm cầu và hoạt động xuất khẩu nhưng sẽ làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu phải cạnh tranh với nhau một cách khốc liệt hơn. Các nhà xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc đang "mở cờ trong bụng" khi cơn sốc bắt nguồn từ sự sụt giảm của đồng USD tác động đến các thị trường châu Á, bởi nó kéo giá trị đồng won giảm theo. Các công ty Hàn Quốc thậm chí còn được hưởng lợi thế hơn khi đồng yên Nhật Bản ngày lên tăng giá. Điều này có nghĩa là các công ty Hàn Quốc như Hyundai Motor, Samsung Electronics và LG Electronics, vốn coi các công ty Nhật Bản là những đối thủ chủ chốt, sẽ được lợi vì hàng hóa xuất khẩu của họ có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc vẫn có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn khủng hoảng và đưa ngoại thương phát triển trở lại. Tác động trở lại của xuất khẩu tới kinh tế Hàn Quốc Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kim ngạch xuất khẩu đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua; thu nhập quốc gia và dự trữ ngoại tệ đều giảm mạnh, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Theo hãng KBS,  thu nhập quốc gia của Hàn Quốc đã xuống tới mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Thống kê sơ bộ của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc cho biết, tổng thu nhập quốc dân trong quý 3 năm nay của nước này đã giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và 3,7% so với quý trước. Nguyên nhân khiến thu nhập quốc dân giảm là thâm hụt thương mại, do giá dầu tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008. Do xuất khẩu gặp khó khăn nên dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc cũng đã giảm 8 tháng liên tiếp và chỉ còn khoảng 200 tỷ USD, tính đến cuối tháng 11. Số ngoại tệ dự trữ tháng 11 đã giảm 18 tỷ USD so với tháng 10 và sẽ tiếp tục giảm, sau khi Chính phủ rót thêm vốn vào thị trường. Vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã phải cung cấp khoảng 32 tỷ USD cho thị trường tài chính để tăng tính thanh khoản. Hậu quả việc kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc giảm mạnh những tháng qua làm nhiều ngành sản xuất bị đình trệ, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Bộ Kế hoạch và Tài chính vừa cho biết, tỷ lệ người lao động chính không có việc làm trong hộ gia đình Hàn Quốc đã lên tới 16% trong bối cảnh thị trường việc làm ngày càng hạn hẹp. Đây là tỷ lệ cao nhất kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu tiến hành thống kê trong lĩnh vực này vào năm 2003. 2. Hàn Quốc đối phó với khủng hoảng, kinh tế phát triển trở lại, hoạt động ngoại thương lại tấp nập Cho rằng phát triển ngoại thương là đòn bẩy để đưa kinh tế Hàn Quốc phát triển trở lại, chính phủ Hàn Quốc đã có những biện pháp về tài chính kịp thời để hỗ trợ các doanh nghiệp. Chính phủ dự kiến sẽ chuyển 1 lượng tiền trong Hiệp định hoán đổi tiền tệ Hàn-Mỹ vào thị trường trong tháng này. Bộ Tài chính cũng đang có kế hoạch ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ tương tự với Nhật Bản và Trung Quốc, góp phần ổn định thị trường tài chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Các nhà xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc đang "mở cờ trong bụng" khi cơn sốc bắt nguồn từ sự sụt giảm của đồng USD tác động đến các thị trường châu Á, bởi nó kéo giá trị đồng won giảm theo. Các công ty Hàn Quốc thậm chí còn được hưởng lợi thế hơn khi đồng yên Nhật Bản ngày lên tăng giá. Điều này có nghĩa là các công ty Hàn Quốc như Hyundai Motor, Samsung Electronics và LG Electronics, vốn coi các công ty Nhật Bản là những đối thủ chủ chốt, sẽ được lợi vì hàng hóa xuất khẩu của họ có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Cuộc khủng hoảng vừa qua là cuộc khủng hoảng tốt. Sau khi suy giảm 5,1% trong quý 4/2008, kinh tế Hàn Quốc là nền kinh tế đầu tiên trong nhóm OECD tăng trưởng trở lại. Tốc độ tăng trưởng hiện nay của kinh tế Hàn Quốc còn cao hơn so với trước khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9/2008. Như vậy, có thể nói kinh tế Hàn Quốc không chịu suy thoái. Năm 2009, trong khi cái bóng của cuộc khủng hoảng tài chính bao trùm toàn cầu thì chủ nhân của những bước tiến tích cực thoát khỏi khủng hoảng chính là Hàn Quốc. Năm 2008, Hàn Quốc còn là quốc gia phải nhờ vào Hiệp định hoán đổi tiền tệ với Nhật và Mỹ để giảm bớt ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng thì năm 2009 đã trở thành quốc gia có tốc độ thoát ra khỏi khủng hoảng nhanh nhất và trở thành hình mẫu của khắc phục khủng hoảng trong mắt báo chí nước ngoài. Báo chí nước ngoài cũng càng đánh giá tích cực hơn về kinh tế Hàn Quốc. Tờ Wallstreetjournal hôm 24/7 vừa qua đã đưa tin rằng “Hàn Quốc đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế”. Tờ này đã trích bản báo cáo gần đây nhất của nhà kinh tế học Morgan Sharon Lam cho rằng “xuất khẩu của Hàn Quốc đang phục hồi nhanh so với các quốc gia khác”. Hàn Quốc – đối tác xuất nhập khẩu thứ 2 của Trung Quốc đang có được những lợi ích lớn từ thị trường Trung Quốc – thị trường đông dân nhất nhì thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2009 được dự đoán sẽ đứng hàng thứ 9 trên thế giới. Tờ Shinwa của Trung Quốc đã trích bản báo cáo của Viện Nghiên cứu Thương mại Quốc tế Hàn Quốc để đưa tin rằng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ vượt quá con số 350 tỷ USD, lần đầu tiên vươn lên vị trí số 9 trên thế giới. Trong khi đó Viện Nghiên cứu Thương mại Quốc tế Hàn Quốc dự đoán tổng kim ngạch xuất khẩu là 356 tỷ USD, nhập khẩu là 327 USD, chênh lệch cán cân thương mại là 29 tỷ USD. Về quy mô xuất khẩu, đây là lần đầu tiên Hàn Quốc vươn tới vị trí như trên kể từ sau khi đứng ở vị trí thứ 10 thế giới năm 1985. Như vậy, cuộc khủng hoảng tài chinh năm 2008 là cuộc khủng hoảng có tác động xấu với các nước khác, nhưng với Hàn Quốc lại là động lực để vươn lên một vị trí mới trong bảng xếp hạng vị trí các nước kinh tế trên thế giới. Thời gian đầu, khủng hoảng kinh tế làm sản lượng xuất nhập khẩu giảm xuống, nhưng sau đó lại làm cho nó tăng mạnh trở lại. III – Các đối tác ngoại thương của Hàn Quốc Các đối tác lớn về thương mại của Hàn Quốc chủ yếu là các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu. Trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiến khoảng 21,5%, nhập khẩu chiếm 17,7%. Xuất khẩu sang Mỹ chiếm 10,9%, nhập khẩu chiếm 8,9%... 1. Quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2007 đạt 145 tỷ USD . Và Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ ba của Trung Quốc, sau Mỹ và Nhật Bản. Những con số về tồng kim ngạch hai chiều là một cơ sở để Hàn Quốc và Trung Quốc tiến hành đẩy mạnh các hoạt động kinh tế thương mại giữa hai nước. Và để cam kết hơn cho quá trình trao đổi thương mại giữa hai nước là việc hình thành Hợp tác Thương mại quốc tế Trung Hàn trong giai đoạn 2006 - cuối năm 2010 và đầu năm 2011.Có thể nói, 1 thỏa thuận FTA giữa Hàn Quốc và Trung Quốc là mong muốn của cả 2 phía Seoul và Bắc Kinh. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ vào năm 2008, trong khi các nền kinh tế phát triển tăng trưởng chậm, thì Trung Quốc lại nổi lên như 1 “siêu cường mới”. Bởi vậy, với vị trí địa lý gần Trung Quốc, việc ký kết Hiệp định thương mại tự do với quốc gia này là điều cần thiết cho sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc trong tương lai. Còn về phía Trung Quốc, họ muốn có FTA với Hàn Quốc như là 1 phần của kế hoạch mở rộng ảnh hưởng về mặt ngoại giao, chính trị đến các nước xung quanh trong khu vực châu Á. Lý do tiếp theo, Trung Quốc đang mong muốn đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hóa và đảm bảo nguồn lực cho phát triển kinh tế và 1 FTA với Hàn Quốc sẽ rất có ích cho họ để thực hiện mục tiêu này. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm thay đổi trật tự kinh tế thế giới, trong đó đáng kể nhất là sự nổi lên của Trung Quốc. Do vậy, lẽ tự nhiên là Hàn Quốc quan tâm đến Hiệp định thương mại tự do với Trung Quốc, đối tác thương mại và đầu tư lớn nhất của mình. Còn về phía Trung Quốc thì kể từ sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Chính phủ nước này coi FTA như là 1 chính sách quan trọng, đồng thời cũng muốn mở rộng quan hệ với Hàn Quốc để làm cơ sở cho việc phát triển khối kinh tế Đông Á thông qua FTA. Từ tháng 3/2007 đến tháng 6/2008, 2 bên đã 5 lần tiến hành nghiên cứu chung giữa khu vực công, giới công nghiệp và giới học giả về tính khả thi, những thuận lợi và khó khăn của Hiệp định thương mại tự do). Hiệp định với Trung Quốc sẽ mang lại cho Hàn Quốc những lợi ích to lớn hơn so với bất kỳ hiệp định nào đã ký trước đó. Chỉ cần làm phép so sánh với FTA đã ký với các nền kinh lớn khác như Mỹ và EU thì sẽ thấy rõ. Hiệp định thương mại tự do với Mỹ dự kiến sẽ khiến GDP của Hàn Quốc tăng lên 1,3%, còn FTA ký với EU cũng được dự báo đem lại hiệu quả tăng trưởng GDP 3,1%. Trong khi đó, nếu FTA Hàn-Trung có hiệu lực thì người ta dự đoán nó sẽ thúc đẩy GDP của Hàn Quốc tăng đến 4%, cho thấy hiệu quả to lớn mà hiệp định mang lại cho Hàn Quốc. Vốn dĩ thuế quan của Trung Quốc cao hơn so với nhiều nước khác và quy mô thương mại Hàn-Trung cũng rất lớn nên nếu FTA giữa 2 nước được ký kết thì GDP của Hàn Quốc có thể tăng trưởng đến 4%. Điều này rất thuận lợi để các công ty Hàn Quốc tiến vào thị trường Trung Quốc. Hơn thế, từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Chính phủ Trung Quốc càng coi trọng FTA với các nước láng giềng hơn để đối phó với sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ từ các nước phát triển. Tóm lại, 1 Hiệp định thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích cho cả 2 phía Seoul và Bắc Kinh 2. Quan hệ Hàn Quốc – Mỹ Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc. Hàn Quốc và Mỹ là hai quốc gia đều coi trọng dân chủ tự do, nhân quyền và kinh tế thị trường. Vốn từ lâu đã có quan hệ hợp tác và trung thành với nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng có lợi, hai quốc gia đã phát triển quan hệ đối tác chín muồi trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị , quân sự đến những vấn đề về thương mại, công nghệ và đầu tư. Trong đó đặc biệt hoạt động hợp tác ngoại thương giữa hai quốc gia được xem như hàng đầu trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Theo Bộ thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, thương mại hai chiều giữa Hàn Quốc và Mỹ đã đạt 71,6 tỉ USD năm 2004. Mỹ vẫn là một đối tác thương mại lớn và thị trường nhập khẩu lớn của Hàn Quốc, tiêu thụ đến 20% tổng sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc. Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Hàn Quốc sang Mỹ thì mặt hàng sản phẩm công nghiệp vẫn duy trì tỷ lệ cao trong nhóm mặt hàng xuất khẩu sang mỹ và trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay vẫn chiếm tới khoảng trên dưới 75% và chủ yếu trong đó là các sản phẩm thuộc ngành công nghiệp nặng và hóa chất chiếm tới xấp xỉ 80%. Đồng hành với sự phát triển của quan hệ thương mại giữa hai nước, cùng với mức độ phụ thuộc ngày càng lớn giữa hai quốc gia, vấn đề xung đột giữa hai nước cũng tăng theo. Trong quá khứ , Hàn Quốc thường ở vào thế bị động và chẳng thể nào khác thì giờ đấy họ là một đối tác tuy không ngang hàng với Mỹ nhưng tiếng nói có trọng lượng hơn rất nhiều. Hàn Quốc cũng đã có rất nhiều những chính sách tỏ tõ quan điểm với Mỹ thông qua FTA nhằm hy vọng mở cửa mạnh mẽ hơn thị trường nội địa nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải quan hệ hợp tác của Mỹ Hàn không hoàn toàn mang màu sắc ảm đạm . Thống kê số liệu đến cuối năm 2005 và đầu năm 2006 vẫn cho thấy Mỹ là một trong ba nước có nguồn hàng nhập khẩu vào Hàn Quốc lớn nhất và vẫn có xu hướng gia tăng trong những năm tiếp theo. Cùng với Hiệp định Thương mại Tự do Mỹ- Hàn ( KORUS FTA -2007) , quan hệ giữa 2 nước đã sang một giai đoạn mới khi tổng thổng Lee Myung-bak đắc cử vào tháng 12/2007. Quan niệm của Tổng thống Lee về hợp tác an ninh, hiệp định thương mai song phương và chính sách đối với Triều Tiên rất phù hợp với Mỹ. Ngay sau khi nhậm chức, ông đã yêu cầu ngừng các nhượng bộ lớn về kinh tế đối với Bình Nhưỡng cho tới khi nước này từ bỏ các chương trình Hạt nhân và hoạch định một vai trò mang tinh toàn cầu hơn cho tham vọng của Hàn Quốc. Ngày 8/12/2010, sự kiện Mỹ - Hàn ký kết hiệp định thỏa thuận tự do giữa hai nước bao gồm nhiều lĩnh vực, từ ngành ô tô, thị trường tài chính, rồi đến ngành điện tử đã mở ra một cơ hội lớn cho kinh tế Hàn Quốc phát triển lên một tầm cao mới .FTA Mỹ- Hàn được xem là bước tiến quan trọng trong giao dịch thương mại song phương, đánh dấu mốc cho sự phát triển quan trọng trong quan hệ hợp tác Mỹ - Hàn , đặc biệt trên phương diên kinh tế và thương mại. 3. Quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước láng giềng, phân cách bởi eo biển Triều Tiên. Hai quốc gia có quan hệ gần gũi về văn hóa và lịch sử bang giao tích cực từ thời cổ đại. Trong những thế kỷ gần đây, hai quốc gia đã trải qua những giai đoạn lịch sử không mấy êm đềm khi Hàn Quốc trở thành thuộc địa của Nhật Bản (1910-1945). Năm 1965, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã được nối lại. Nhờ đó, hai nước có thể khai thác các thế mạnh như sự gần gũi về mặt địa lý và các nét tương đồng về văn hóa và tích cực theo đuổi phát triển quan hệ gần gũi và những điểm đồng về văn hóa để thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Rất nhiều chương trình tăng cường trao đổi du lịch song phương, trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã góp phần tăng cường hiểu biết và quan hệ hợp tác giữa nhân dân hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc. Mỗi năm có 3 triệu người Nhật Bản và Hàn Quốc qua lại giữa hai nước, đồng thời kim ngạch thương mại hai chiều hàng năm đạt hơn 53 tỉ USD. Những con số này là minh chứng rõ ràng về mức độ phụ thuộc ngày càng sâu sắc giữa hai nước.   Hàng loạt các cuộc đàm phán song phương đã góp phần tạo nên bầu không khí thân thiện giữa hai quốc gia. Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hàn Quốc và Nhật bản đang được tiến hành thảo luận một cách cụ thể. Trong thế kỷ 21, sẽ ngày càng có thêm nhiều cuộc trao đổi và hợp tác tích cực diễn ra giữa hai quốc gia. Hai nước sẽ không chỉ hợp tác chung để tăng cường thịnh vượng trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương mà còn để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. 4. Quan hệ Hàn Quốc – Liên minh Châu Âu Hàn Quốc có quan hệ truyền thống gắn bó với các quốc gia Tây Âu, đặc biệt là các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). Mối quan hệ này dựa trên cơ sở chia sẻ ý tưởng về tự do dân chủ, thương mại và kinh tế thị trường. Châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Hàn Quốc. Việc xúc tiến và triển khai hiệp định thương mại FTA giữa EU- Hàn Quốc đã được nhanh chóng tiến hành triển khai . Ngày 13/7/ 2009 trải qua hai năm lẻ hai tháng, những đàm phán thương mại tự do Hàn Quốc – Liên minh châu Âu EU cuối cùng đã hoàn thành và dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2010. Đàm phán thương mại Hàn Quốc – EU “cập bến” có tác dụng phá vỡ những rào cản thương mại của Hàn Quốc,  tăng cường thêm mức độ hợp tác cũng như đầu tư giữa Hàn Quốc và EU. Đối với phía Hàn Quốc,  EU là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ ba chỉ sau Trung Quốc, và Nhật Bản, còn đối với EU, Hàn Quốc cũng là đối tác thương mại không thể thiếu. Năm 2008, quan hệ hợp tác thương mại Hàn Quốc và EU đã đạt mức 98,4 tỷ USD. Năm 2009, EU đã xuất khẩu hàng hóa sang Hàn Quốc với tổng trị giá là 215 tỉ €, và nhập khẩu khoảng 32 tỉ €. Việc xuất khẩu chủ yếu của EU và nhập khẩu từ Hàn Quốc trong năm 2009 là năng lượng, máy móc, viễn thông, thiết bị vận tải, hóa chất….. Về thương mại dịch vụ, EU đã nhập khẩu với trị giá 44 tỉ € từ Hà Quốc và xuất khẩu trị giá 780 tỉ € sang nước ngày. 5. Quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam Quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã thực sự có bước phát triển nhanh chóng, tăng gấp 3 lần sau 10 năm. Hiện tại, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Mỹ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Hàn Quốc là thủy hải sản, dầu thô, than đá, máy móc thiết bị điện và phụ tùng, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản chế biến, cao su, đồ gia dụng, quần áo may sẵn, sắn lát, cà phê. Thủy sản vẫn là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch cao nhất, chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta, tiếp theo là các mặt hàng giày dép, đồ gỗ, cà phê, cao su. Đặc biệt giày dép, đồ gỗ, cà phê và cao su là các mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong cả năm 2005 và 2 tháng đầu năm 2006. Các mặt hàng nhiên liệu khoáng như than đá, dầu thô có mức giảm tới 68,8% do năm 2005 ta không xuất được dầu thô. Riêng mặt hàng than đá có mức tăng khá trong những năm vừa qua thì năm nay cũng giảm 8,4%. Trong quan hệ đối ngoại, một trong những nhiệm vụ của Chính phủ Hàn Quốc là tăng cường ngoại giao kinh tế và thương mại để vượt qua khủng hoảng tài chính. Theo chủ trương mới, các cơ quan đại diện ngoại giao của Hàn Quốc ở nước ngoài sẽ chuyển mạnh theo hướng phục vụ nhiệm vụ kinh tế. Về phía Việt Nam, với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta chủ trương đưa các quan hệ hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, nhất là với các đối tác quan trọng trong đó có Hàn Quốc. Về thương mại, kim ngạch buôn bán giữa hai nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị xuất nhập khẩu của mỗi nước với thế giới. Vì vậy giữa hai nước còn nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ thương mại. Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và mức độ phát triển kinh tế, hai nước có nhiều điều kiện để bổ sung cho nhau. Việt Nam là một thị trường tương đối lớn với dân số hơn 86 triệu người và kinh tế Việt Nam đang có tốc độ phát triển cao. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế của mình, Việt Nam cần nhập khẩu nhiều máy móc thiết bị hiện đại, các loại nguyên liệu vật liệu cho sản xuất. Ngược lại Hàn Quốc là nước phát triển, sản xuất và cung cấp được những máy móc, trang thiết bị hiện đại phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam và giá cả hợp lý. Việt Nam có vị trí địa lý ở trung tâm vùng Đông Nam Á. Do vậy khi làm ăn với Việt Nam, các doanh nghiệp Hàn Quốc có thể mở rộng hoạt động của mình sang khu vực lân cận như Lào, Đông Bắc Thái Lan và đặc biệt là khu vực Tây Nam Trung Quốc- một khu vực chậm phát triển nhất của Trung Quốc với dân số khoảng 500 triệu người, nơi mà đường ra biển được rút ngắn một nửa nếu đi qua Việt Nam. Ngoài ra Việt Nam cũng cần nhập khẩu từ Hàn Quốc những công nghệ sản xuất tiên tiến, các loại hình dịch vụ như tư vấn, thiết kế mẫu mã... Hàn Quốc có thể nhập khẩu từ Việt Nam nhiều mặt hàng như khoáng sản, nông lâm thủy sản, rau quả nhiệt đới, hàng thủ công mỹ nghệ...là những mặt hàng mà Hàn Quốc còn thiếu hoặc không tự  sản xuất được. Việt Nam luôn coi Hàn Quốc là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hiện nay Việt Nam đang cùng với 10 nước ASEAN đàm phán với Hàn Quốc về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) và sơ bộ đã ký được một số văn kiện như Hiệp định khung, Hiệp định thương mại hàng hóa. Việc Hàn Quốc và các nước ASEAN trong đó có Việt Nam tạo lập khu vực mậu dịch tự do sẽ tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa trao đổi kinh tế-thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng cường thu hút đầu tư giữa hai nước.  IV – Lịch trình cắt giảm thuế quan của Hàn Quốc theo cam kết với WTO Bản chất của thương mại thời WTO là các thành viên dành ưu đãivề thuế quan cho nhau. Song để chắc chắn là các mức thuế quan đã đàm phán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng thuế suất, gây bất lợi cho đối tác của mình, sau khi đàm phán, mức thuế suất đã thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan. Đây gọi là các mức thuế suất rang buộc. Một nước có thể sửa đổi, thay đổi mức thuế đã cam kết, rang buộc chỉ sau khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù thiệt hại do việc tăng thuế đó gây ra. Là 1 nước có nền kinh tế phát riển, đứng thứ ba ở châu Á và đứng thứ 10 trên thế giới theo GDP năm 2006, ngay sau khi gia nhập wto vào năm 2005, Hàn Quốc đã bắt tay vào thực hiện các cam kết đối với tổ chức này. Với Hàn Quốc, một quốc gia với xuất khẩu chiếm trên 80% GDP, việc thực hiện các cam kết của hiệp định FTA sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Dưới đây là lộ trình cắt giảm thuế quan của Hàn Quốc đối với các đối tác chiến lược: Thỏa thuận FTA giữa Hàn Quốcvà Asean. * Đốivới ASEAN 6 X là tỷ lệ thuế quan MFN được áp dụng Tỷ lệ ưu đãi thuế quan thông qua thỏa thuận FTA (0 muộn hơn 1/1/N) 2006 2007 2008 2009 2010 20 13 10 5 0 15 10 8 5 0 10 8 5 3 0 5 5 3 0 0 Giữ nguyên 0 0 * Đối với Việt Nam X là tỷ lệ thuế quan MFN được áp dụng Tỷ lệ ưu đãi thuế quan thông qua thỏa thuận FTA (0 muộn hơn 1/1/N) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 60 50 40 30 20 115 10 0 45 40 35 25 20 15 10 0 35 30 30 20 15 10 0-5 0 30 30 25 20 15 10 0-5 0 25 25 20 20 10 7 0-5 0 20 20 15 15 10 7 0-5 0 15 15 15 10 7 5 0-5 0 10 10 10 8 5 0-5 0-5 0 7 7 7 7 5 0-5 0-5 0 5 5 5 5 5 0-5 0 0 Giữ nguyên 0 * Đối với vương quốc Campuchia, CHDCND Lào, Myanmar X là tỷ lệ thuế quan MFN được áp dụng Tỷ lệ ưu đãi thuế quan thông qua thỏa thuận FTA (0 muộn hơn 1/1/N) 2006 2007 2008 2009 2012 2015 2018 60 50 40 30 20 10 0 45 40 35 25 15 10 0 35 30 30 20 15 5 0 30 30 25 20 10 5 0 25 25 20 20 10 5 0 20 20 15 15 10 0-5 0 15 15 15 10 5 0-5 0 10 10 10 8 5 0-5 0 7* 7* 7* 7* 5 0-5 0 5 5 5 5 5 0-5 0 Giữ nguyên 0 (*): Myanmar sẽ được cho phép duy trì ưu đãi thuế quan FTA Asean – Hàn Quốc ở tỷ lệ không vượt quá 7.5% đến tận 2010 * Hàn Quốc cam kết: 1.Cắt giảm thuế quan của nước này cho ít nhất 70% loại thuế được quy định trong thỏa thuận FTA 2.Cắt giảm thuế quan của nước này cho ít nhất 95% của các loại thuế quy đinh trong FTA không muộn hơn 1/1/2008 3. Cắt giảm toàn bộ thuế quan theo thỏa thuận FTA không muộn hơn 1/1/2010. KẾT LUẬN Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra trên toàn thế giới hiện nay, Hàn Quốc đã và đang có những nỗ lực để ngày một khẳng định vị thế của mình. Mục tiêu của Hàn Quốc là phấn đấu trong một thời gian ngắn sẽ trở thành một cường quốc kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc đang rà soát lại một loạt các chính sách kinh tế - tài chính đã lỗi thời, thay đổi quy trình quản lí phù hợp với tiến trình phát triển của thế giới . Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn khó khăn của Hàn Quốc khi cuộc khủng hoảng thế giới bùng nổ vào năm 2008 và giao tranh về kinh tế trên thế giới đang diễn ra khắc nghiệt, với điển hình là Mỹ. Tuy nhiên, với tiềm lực mạnh mẽ và tầm nhìn chiến lược quốc gia hàng đầu của các nhà lãnh đạo, Hàn quốc vẫn có những bước chuyển biến trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới, nhận biết được tầm quan trọng của ngoại thương và tìm cách đưa ngoại thương phát triển trở lại. Hàn Quốc đã đặt vấn đề cạnh tranh lên hàng đầu, biết khai thác những ngành xuất khẩu thế mạnh của mình để tăng trưởng GDP bình quân và chiếm lĩnh thị trường thế giới. Đặc biệt, nước này đang nỗ lực trong cuộc chạy đua với hàng hoá của Nhật Bản – đất nước láng giềng, và Trung Quốc – cường quốc đông dân nhất thế giới. Hiện nay, ngoài nội lực, ngoại lực của Hàn Quốc được kinh tế Mỹ, kinh tế Nhật giúp sức. Là một nước ở gần Trung Quốc, nên Hàn Quốc được "cơn lốc tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc" thổi vào kích thích kinh tế Hàn Quốc phát triển. Hàn Quốc của Thế kỷ XXI sẽ như thế nào? Câu hỏi được đặt ra và cũng đã được các chính khách, giới doanh nghiệp, công chức, viên chức của Hàn Quốc trả lời bằng những dự án phát triển kinh tế với quy mô lớn hơn. Hàn Quốc có trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ vào năm 2025 như dự đoán được hay không, tất cả còn chờ vào sự nỗ lực của cả chính phủ và người dân Hàn Quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, GS.TS Bùi Xuân Lưu – PGS.TS.Nguyễn Hữu Khải, NXB Thông tin và Truyền thông Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy, Ban nghiên cứu Hàn học, NXB Thống kê. Trang web chính thức của WTO: Trang web chính thức của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam: Cổng thông tin Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: Trang web của Đài phát thanh thông tin đối ngoại duy nhất của Hàn Quốc: Trang web của báo Kinh tế và đô thị: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: PHÂN CÔNG TÌM HIỂU TÀI LIỆU, VIẾT BÀI Nguyễn Thị Minh Hằng Phần B – I – 1 – Các mặt hàng xuất khẩu và tỉ trọng của từng mặt hàng. Phần B – II – 1 – Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới kinh tế Hàn Quốc nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng Tập hợp bài, gắn ghép các phần với nhau, chỉnh sửa nội dung và hình thức Phạm Thị Ngọc Lý và Batchuluun Tsolmon Phần A – Quan điểm phát triển ngoại thương của Hàn Quốc Phần B – II – 2 – Các mặt hàng nhập khẩu Lê Việt Thắng Mở đầu, Kết luận, Chỉnh sửa hình thức Phần IV – Lịch trình cắt giảm thuế quan của Hàn Quốc theo cam kết với WTO Phần III – 5 – Quan hệ Hàn – Việt Nguyễn Đăng Việt Dương và Trần Hoàng Quân Phần B – II – 2 – Hàn Quốc đối phó với khủng hoảng, kinh tế phát triển trở lại, hoạt động ngoại thương lại tấp nập Phần III – Các đối tác ngoại thương của Hàn Quốc trừ phần quan hệ Hàn – Việt

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuá trình phát triển ngoại thương của Hàn Quốc 2006-2010.doc
Luận văn liên quan