Đề tài Quan hệ tổ chức – Quản lý đất đai - Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam

Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM 13 1.1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai, nông nghiệp, nông thôn . 13 1.1.1 Vị trí, vai trò của đất đai trong đời sống kinh tế – xã hội 13 1.1.2 Vai trò của nông nghiệp, nông thôn 15 1.2 Một số nội dung lý luận về sở hữu và sở hữu ruộng đất 19 1.2.1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về sở hữu và sở hữu ruộng đất 19 1.2.2 Quan điểm tư sản về sở hữu ruộng đất và các mô hình về chế độ sở hữu ruộng đất ở các nước TBCN . 27 1.2.3 Lý luận về sở hữu trong nền kinh tế thị trường XHCN ở Trung Quốc 31 1.3 Một số nội dung lý luận về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn . 33 - iv - 1.3.1 Khái niệm, nội dung quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn 33 1.3.2 Quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam 38 1.4 Chính sách đất đai một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn . 46 1.4.1 Chính sách đất đai ở một số nước . 46 1.4.2 Những bài học kinh nghiệm về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai của các nước đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn . 60 Tổng kết chương 1 . 63 Chương 2 - THỰC TRẠNG QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỜI KỲ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM 65 2.1 Tổng quan về tình hình đất đai trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam . 65 2.2 Những thay đổi cơ bản của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam . 68 2.2.1 Đổi mới hệ thống tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn . 68 2.2.2 Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân về đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn 70 2.3 Sự vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam . 74 2.3.1 Về tổ chức - quản lý đất đai từ lúc chuyển đổi kinh tế đến nay 74 2.3.2 Quan hệ giữa các nông hộ trong giao dịch trao đổi, mua bán đất đai nông thôn và sự xuất hiện tình trạng nông dân không có đất, thiếu đất sản xuất 78 2.3.3 Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với nông dân có đất bị thu hồi để thực hiện các dự án . 81 - v - 2.3.4 Một số vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình vận hành quan hệ tổ chức – quản lý đất đai nông nghiệp . 89 2.4 Đánh giá chung về quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam 102 2.4.1 Những thành tựu của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp từ khi đổi mới đến nay 102 2.4.2 Những bất cập hiện nay của quan hệ tổ chức – quản lý đất đai trong nông nghiệp . 112 2.4.3 Những thách thức đang đặt ra đối với quá trình hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đất đai nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay . 129 Tổng kết chương 2 137 Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUAN HỆ TỔ CHỨC – QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 138 3.1 Xu hướng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế 138 3.1.1 Xu hướng phát triển bền vững nông nghiệp, nông dân và nông thôn . 138 3.1.2 Cơ hội và thách thức phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn khi Việt Nam thực hiện các cam kết tự do hóa thương mại quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp . 141 3.1.3 Dự báo một số tiêu chí về dân số và đất đai nông nghiệp đến năm 2020 . 144 3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quan hệ tổ chức - quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam 147 3.2.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai nông nghiệp . 147 3.2.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức - quản lý đất đai NN 163 3.2.3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác 176 3.3 Một số kiến nghị . 178 - vi - Tổng kết chương 3 179 KẾT LUẬN

doc338 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan hệ tổ chức – Quản lý đất đai - Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oàn thành 52% 60% 15. Thống Nhất- TP.Buôn Ma Thuột 1 1 0 Cao đẳng 100% 80% 80% 16. Băjanrêh-H. K rôfra 2 2 0 Trung học 80%-90% 80% 85% 17. ĐắkLưng –H.Lắk 1 1 0 Trung học Chưa hoàn thành 55% 60% 18. Quảng Tiến – H.Cơngan 1 1 0 Đại học Chưa hoàn thành 93% 93% 19. Draysáp – H.Krông ana 2 2 0 Trung học 80%-90% 90% 80% 20. Cư Ni –H.Eakar 1 1 0 Trung học 80%-90% 80% 85% 21. Eamdroh – H.Cưmgàr 1 1 0 Trung học 50%-70% 65% 70% 22. Ea Kiết - H.Cưmgàr 2 2 0 Trung học Chưa hoàn thành 40% 50% 23. Cự An -.BMì 1 1 0 Trung học Chưa hoàn thành 85% 85% 24. Quảng Hiệp- H.Cưmgàr 1 1 0 Trung học Chưa hoàn thành 70% 75% 25. T2 Ea Pốc - H.Cưmgàr 1 1 0 Trung học 50%-70% 85% 90% 26. Ea Cư Lang – H.Ea Ka 1 1 0 Trung học Chưa hoàn thành 48% 53% 3. Đắk Lắk 27. Ea Kpam- H.Cưmgàr 1 1 0 Trung học 80%-90% 97% 98% 4. Đắk 28. Nam Xuân – 1 1 0 Đại 80%-90% 85% 85% - 13 - Nông H.Krông Nô học 29. Buôn Choah– H.Krông Nô 1 1 0 Đại học 80%-90% 90% 25% 30. Quang Trung – TP.Biên Hòa 2 1 1 Đại học 80%-90% 85% 90% 31. Long An-H.Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 97% 98% 32. Bình An –H. Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 95% 96% 33. An Phước –H. Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 95% 97% 34. Lộc An –H. Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 98% 98% 35. Long Phước – H.Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 100% 100% 36. Cẩm Đường – H.Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 98% 99% 37. Bình Sơn – H.Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 97% 95% 38. Phước Tân – H.Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 93% 94% 39. Tam Phước- H.Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 100% 100% 40. Phước Thái –H. Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 90% 95% 41. Long Hưng – H.Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 100% 100% 42. Suối Trầu -.Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 100% 100% 5. Đồng Nai 43. Phước Bình - .Long Thành 1 1 0 Trung học 100% 98% 97% 44. Trường Thọ – Thủ Đức 4 1 3 Đại học 80%-90% 90% 95% 45. Bình Chiểu – Thủ Đức 4 1 3 Đại học 50%-70% 80% - 46. Linh Xuân-Thủ Đức 2 2 0 Đại học 100% 80% 90% 47. Hiệp Bình Phước – Thủ Đức 3 1 2 Đại học 50%-70% - 60% 48. An Khánh – Quận 2 2 2 0 Trung học 80%-90% 69% - 49. Bình An – Quận 2 2 2 0 Đại học 80%-90% - - 50. Thủ Thiêm – Quận 2 2 2 0 Đại học 50%-70% - 70% 51. Long Trường – Quận 9 1 1 0 Đại học 80%-90% 79% - 52. Phú Hữu – Quận 9 1 1 0 Cao đẳng 80%-90% 98% - 6. TP.HCM 53. Trường Thạnh – Quận 9 1 1 0 Cao đẳng 80%-90% 89% - 54. Tân Lý Đông – H.Châu Thành 1 1 0 Đại học 100% 100% 100% 55. Tân Lý Tây – H.Châu Thành 1 1 0 Trung học 100% 45% 35% 56. Thân Cửa Nghĩa- H.Châu Thành 1 1 0 Đại học 100% 98% 98% 57. Tân Hội Đông- H.Châu Thành 1 1 0 Trung học 100% - - 58. Hữu Đạo – H.Châu Thành 1 1 0 Trung học 100% 100% 100% 59. Bình Trưng – H.Châu Thành 1 1 0 Trung học Chưa hoàn thành 97% 97% 60. Thạnh Phú – H.Châu Thành 1 1 0 Trung học 100% 100% - 61. Kim Sơn – H.Châu Thành 1 1 0 Đại học 100% 100% 100% 7. Tiền Giang 62. Thới Sơn – H.Châu Thành 1 1 0 Trung học cơ 100% 100% - - 14 - sơ 63. Long Hưng – H.Châu Thành 1 1 0 Trung học 100% 100% 100% 64. Long An – H.Châu Thành 1 1 0 Trung học cơ sơ 80%-90% 30% 90% 65. Long Định – H.Châu Thành 1 1 0 Đại học 100% 60% 60% 66. Vĩnh Gia – H.Châu Thành 1 1 0 Đại học 100% - 98% 67. An Định –H.Mỏ Cày 1 1 0 Cao đẳng Chưa hoàn thành 40% 47% 68. Tân Trung – H.Mỏ Cày 1 1 0 Trung học Chưa hoàn thành 98% - 69. Minh Đức –H.Mỏ Cày 1 1 0 Trung học Chưa hoàn thành 96% 97% 70. Thừa Đức – H.Bình Đại 2 1 1 Trung học 100% 70% 80% 71. An Thủy –H.Ba Tri 1 1 0 Trung học 80%-90% 80% 75% 72. Phú An Hào- H.Châu Thành 1 1 0 Trung học 80%-90% - - 8. Bến Tre 73. Bình Phú –Thị xã Bến tre 1 1 0 Trung học 50%-70% 95% 96% 74. Đông Hiệp – H.Cờ Đỏ 1 1 0 Trung học 50%-70% 80% 80% 75. Thới Lại –H.Cờ Đỏ 1 1 0 Trung học 80%-90% 100% 100% 76. Thới Hưng – H.Cờ Đỏ 1 1 0 Trung học 80%-90% 100% 100% 77. Đông Bình – H.Cờ Đỏ 1 1 0 Trung học 50%-70% 90% 90% 78. Xuân Thắng – H.Cờ Đỏ 1 1 0 Trung học 50%-70% 90% 80% 79. Long Tuyền – Quận Bình Thủy 2 2 0 Trung học Chưa hoàn thành - - 80. Long Hòa –Quận Bình Thủy 1 1 0 Trung học 80%-90% 100% 100% 9. Cần Thơ 81. Trường Lại –H.Ô Môn 1 1 0 Trung học Chưa hoàn thành 98% 98% - 15 - PHỤ LỤC 6 DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ MỚI THỦ THIÊM 1. Đặc điểm 5 phường thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm - Phường Bình Khánh: phường Bình Khánh bao gồm Bình Khánh 1 và Bình Khánh 2. Tại Bình Khánh 1, cụ thể là tại Đình Bình Khánh, người dân tỏ ra rất bức xúc về việc cưỡng chế chuyển đi của Chính quyền và giá đền bù không thỏa đáng. Tuy vậy, ở một số nơi khác của Bình Khánh, cụ thể là người dân ở dọc đường Trần Não lại ít người biết thông tin về việc Nhà nước giải tỏa, đền bù như thế nào. Họ chỉ biết đất của họ sẽ bị thu hồi còn đền bù như thế nào, họ chưa biết . Do vậy, nhiều người không hợp tác khi điều tra. - Phường Bình An: dọc theo đường Trần Não nhiều người dân cho biết họ không có thông tin gì về việc giải tỏa đền bù. Đất phường Bình An ở khu vực dọc đường Lương Định Của và đối diện với Bình Khánh 1 thì đã được các công ty tư nhân quản lý. Người dân cũng cho biết đất của họ ở đây nếu có đền bù, giải tỏa thì cũng được các công ty thực hiện chứ không phải từ phía Nhà nước. Một số người dân có thông tin thì cho rằng đất dọc theo đường Trần Não được đền bù co hơn các nơi khác, theo điều tra một số hộ thì khoảng 6,5 đến 6,8 triệu đồng/m2 kể cả tiền hỗ trợ. Trong khi đi sâu về phía phường An Khánh thì đất được đền bù chỉ khoảng 6,3 triệu/m2 . Hầu hết các hộ dân không đồng ý với mức giá đến bù này. - Phường An Khánh: người dân phường An Khánh đều biết thông tin về giải tỏa, đền bù cho dự án. Đất ở đây phổ biến được đền bù 6,38 triệu đồng/m2 . Hầu hết người dân ở đây cũng không hài lòng về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Chính quyền. - Phường Thủ Thiêm: cũng giống như ở phường An Khánh, đất ở Thủ Thiêm được đền bù 6,38 triệu đồng/m2 và người dân cũng búc xúc với mức giá đền bù này. Chỉ có những hộ dân sống ở vùng sông nước, ở nhà sàn và có một ít đất nông nghiệp trên bờ là đồng ý với mức giá đền bù này. Người dân ở Thủ Thiêm biết khá rõ về công tác đền bù, giải tỏa của Chính quyền địa phương. - Phường An Lợi Đông: khác với các phường khác, đất ở phường An Lợi Đông phần lớn là đất nông nghiệp. Người dân cho biết khi thực hiện đền bù, Ban Bồi thường đã chia đất thành 3 loại: đất thổ cư, đất trồng và đất kênh rạch. Mức giá đền bù ở phường này cũng rất khác nhau: đất thổ cư có nơi đền bù 1,9 triệu đồng/m2, 2,1 triệu đồng/m2 và 2,4 triệu đồng/m2 … tùy vị trí đất. Đất thổ cư thường chỉ được tính là 200 m2 dù hộ dân có đất ít hay nhiều. Các loại đất còn lại được đền bù 320.000 đồng/m2, 380.000 đồng /m2, 300.000 đồng/m2, 200.000 đồng /m2 …cũng có những hộ dân được quy về tính trung bình giá cho - 16 - các loại đất vào khoảng 150.00 đồng/m2 nếu có nhiều loại đất. Cũng như các phường khác, các hộ dân cũng không hài lòng với mức giá đền bù của Nhà nước. Thành phần dân cư ở khu vực dự án Thủ Thiêm: buôn bán nhỏ: 33%, cán bộ công nhân viên:15,6%, hưu trí:11,7%, nông dân:9,7% và nghề nghiệp khác: 30%. Bảng : Nghề nghiệp hiện nay của dân cư sống trong khu vực Thủ Thiêm Nghề nghiệp Phường Nông nghiệp Công nhân viên Buôn bán nhỏ Về hưu Thất nghiệp Nghề khác Bình Khánh 5/18 4/18 4/18 2/18 0/18 3/18 Bình An 0/21 4/21 9/21 3/21 0/21 5/21 An Khánh 0/20 0/20 8/20 3/20 0/20 9/20 Thủ Thiêm 2/25 6/25 6/25 4/25 0/25 7/25 An Lợi Đông 3/19 2/19 7/19 0/19 0/19 7/19 Tỷ lệ 9,7% 15,6% 33% 11,7% 0% 30% Nguồn: Kết quả khảo sát 103 hộ nông dân Thủ Thiêm có đất nông nghiệp bị thu hồi, tháng 05 năm 2008. Dân cư ở khu vực dự án đô thị mới Thủ Thiêm cũng khá đa dạng từ những người đã gắn bó nhiều thế hệ đến những bộ phận mới chuyển về lập nghiệp trong những năm gần đây. Có đến 33,2% người dân được khảo sát đã sống ở đây từ trước năm 1975, 20,3% sống từ năm 1975 đến nay. Số người lập nghiệp ở Thủ Thiêm từ 10 đến 20 năm qua là 25,2%. Một bộ phận mới chuyển về sinh sống trong 10 năm gần đây là 16,9%. 2. CÁC MỨC HỖ TRỢ BỒI THƯỜNG, BẢNG GIÁ ĐẤT Bảng: Các mức hỗ trợ bồi thường đối với đất nông nghiệp (Kèm theo quyết định số 123/2006/QĐ-UBND ngày 16/8/2006 của UBND TP.HCM) Bồi thường đất nông nghiệp bằng hỗ trợ m2 căn hộ chung cư Tỷ lệ Diện tích đất nông nghiệp Đơn giá bồi thường Thành tiền và diện tích quy đổi hộ chung cư Tỷ lệ Diện tích 100 150.000 15.000.000 4,5% 4,5 200 150.000 30.000.000 4,5% 9 300 150.000 45.000.000 4,5% 13,5 400 150.000 60.000.000 4,5% 18 500 150.000 75.000.000 4,5% 22,5 1.000 150.000 150.000.000 4,5% 45 2.000 150.000 300.000.000 4,5% 90 3.000 150.000 450.000.000 4,5% 135 4.000 150.000 600.000.000 4,5% 180 5.000 150.000 750.000.000 4,5% 225 6.000 150.000 900.000.000 4,5% 270 7.000 150.000 1.050.000.000 4,5% 315 - 17 - 8.000 150.000 1.200.000.000 4,5% 360 9.000 150.000 1.350.000.000 4,5% 405 10.000 150.000 1.500.000.000 4,5% 450 11.000 150.000 1.650.000.000 4,5% 595 12.000 150.000 1.800.000.000 4,5% 540 13.000 150.000 1.950.000.000 4,5% 585 14.000 150.000 2.100.000.000 4,5% 630 15.000 150.000 2.250.000.000 4,5% 675 16.000 150.000 2.400.000.000 4,5% 720 17.000 150.000 2.550.000.000 4,5% 765 18.000 150.000 2.700.000.000 4,5% 810 19.000 150.000 2.850.000.000 4,5% 855 20.000 150.000 3.000.000.000 4,5% 900 21.000 150.000 3.150.000.000 4,5% 945 22.000 150.000 3.300.000.000 4,5% 990 23.000 150.000 3.450.000.000 4,5% 1.035 24.000 150.000 3.600.000.000 4,5% 1.080 25.000 150.000 3.750.000.000 4,5% 1.125 26.000 150.000 3.900.000.000 4,5% 1.170 27.000 150.000 4.050.000.000 4,5% 1.215 28.000 150.000 4.200.000.000 4,5% 1.260 29.000 150.000 4.350.000.000 4,5% 1.305 30.000 150.000 4.500.000.000 4,5% 1.350 Trên 30.000 150.000 4,5% 1.350 Nguồn: Ban Quản lý dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (2008) Bảng: Trích bảng đơn giá bồi thường (Theo Quyết định 773/QĐ-UB ngày 26-02-2003 của Chủ tịch UBND TP.HCM về việc phê duyệt đơn giá đất ở để tính đền bù, hỗ trợ thiệt hại trong khu quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm và các khu tái định cư tại quận 2) STT Vị trí – Tên đường Đơn giá theo QĐ 05/QĐ- QLĐT và QĐ 1460/QĐ- QLĐT Hệ số K Đơn giá đất ở để tính bồi thường 1 Đường Trần Não: 1. Cầu Đen đến ngã tư Trần Não- Lương Định Của 2.Ngã tư Trần Não – Lương Định Của đến tim cầu Cá Trê 1 3. Tim cầu Cá Trê 1 đến giáp sông Sài Gòn 1.000.000 đ/m2 600.000 đ/m2 500.000 đ/m2 3,6 5,33 5,0 3.600.000 đ/m2 3.200.000 đ/m2 2.500.000 đ/m2 2 Đường ven sông Sài Gòn 400.000 đ/m2 6,25 2.500.000 đ/m2 3 Đường Lương Định Của (từ cầu Ông Tranh đến Phà Thủ Thiêm 700.000 đ/m2 4,86 3.400.000 đ/m2 4 Đường Nhà Thờ (từ ngã ba Lương Định Của đến tim cầu Ong Cậy 500.000 đ/m2 6,0 3.000.000 đ/m2 - 18 - 5 Đường Liên tỉnh lộ 25 A (từ ngã ba An Phú đến qua cầu Giồng Ông Tố 500 m. 700.000 đ/m2 800.000 đ/m2 4,86 4,25 3.400.000 đ/m2 Nguồn: Ban quản lý dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (2008) 3. Ý KIẾN CHUYÊN GIA HỘP: Ý kiến chuyên gia về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm - Ông Mai Văn An – Phó văn phòng BQL khu đô thị mới Thủ Thiêm A. Câu hỏi 1: Tại sao người dân vẫn khiếu kiện, khiếu nại về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm? Có phải là do giá đền bù và các phương án hỗ trợ của Nhà nước thấp hơn giá thị trường, đồng thời chưa đảm bảo được lợi ích của dân? B. Trả lời : Do tâm lý muốn được bồi thường nhiều hơn. Trong khi mức giá bồi thường thực hiện theo qui định nhà nước. A. Câu hỏi 2: Tại sao UBNDTP.HCM lại thay đổi các khu tái định cư so với phương án đã được Thủ tướng phê duyệt? B. Trả lời: Để phù hợp với thiết kế tổng thể quy hoạch theo yêu cầu của đơn vị tư vấn A. Câu hỏi 3: Quỹ nhà đất tái định cư (nền đất, căn hộ chung cư) có đủ về số lượng và đảm bảo quyền lợi khi bố trí tái định cư cho người dân Thủ Thiêm? B.Trả lời: Hiện nay UBND TP giao sở Xây dựng phối hợp với các sở ngành và đơn vị có liên quan triển khai đầu tư xây dựng 12500 căn hộ chung cư phục vụ tái định cư dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm ngay trung tâm gồm: dự án Bình khánh 38,4 ha gồm 6500 căn; dự án Bình Khánh 30ha do công ty Thế kỷ 21 đầu tư gồm 4200 căn và dự án 17,3 ha do công ty Keppeland-Tiến Phước đầu tư gồm 1886 căn hộ. Ngoài ra, TP đã đầu tư xây dựng các dự án tại 50 ha Cát Lái với số lượng (do khu trungtâm không có nền đất) A. Câu hỏi 4: Khó khăn, vướng mắc nào lớn nhất hiện nay trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án? B.Trả lời: Do người dân hiểu chưa đầy đủ về chính sách bồi thường của dự án Thủ Thiêm A. Câu hỏi 5: Giải pháp nào được xem là hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án? B. Trả lời: 1. Tuyên truyền phổ biến chính sách.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự làm công tác bồi thườngđủ mạnh, chuyên nghiệp và khoa học. - 19 - PHỤ LỤC 7 Hộp 1: Danh sách 15 doanh nghiệp tham gia thu gom “sổ đỏ” tại tỉnh Hòa Bình 1/ Công ty TNHH trồng rừng Việt Ban. Đ/c: Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). 2/ Công ty TNHH Hồng Thảo. Đ/c: Xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây (Hà Nội). 3/ Công ty TNHH Xây dựng & TM Vạn Xuân. Đ/c: Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). 4/ Công ty TNHH Thành Vinh. Đ/c: Tổ 6, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình (Hòa Bình). 5/ Công ty TNHH Bằng Tân Mai. Đ/c: Xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). 6/ Công ty CP TM & Đầu tư PT công nghiệp Hà Nội. Đ/c: Khu tập thể Đồng Xa, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (Hà Nội). 7/ Công ty TNHH Thế Dinh. Đ/c: Phường Yết Kiêu, quận Hà Đông (Hà Nội). 8/ Công ty TNHH Xuân Trường (TP Hòa Bình). 9/ Công ty CPTM Dịch vụ Minh Hiếu. Đ/c: thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). 10/ Công ty TNHH Văn Nguyên. Đ/c: 18 Quang Trung, thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng). 11/ Công ty CPĐT Phát triển lâm nghiệp Quý Nhân. Đ/c: TP Vinh (Nghệ An). 12/ Công ty TNHH Hồng Tháp. Đ/c: Xóm Thá, xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình). 13/ Công ty CP Phú Thịnh. Đ/c: Tổ 11, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình. 14/ Công ty TNHH Xuân Lộc. Đ/c: Xã Cao Răm, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). 15/ Công ty PT Miền núi Trường Sơn. Đ/c: Thị trấn Bo, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) Tổng số sổ các doanh nghiệp đã thu gom là 18.891 sổ. Chưa gom thu là 810 sổ. Nguồn: truy cập: 14/8/2009 Hộp 2: Ý kiến của người dân ở ấp 3, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP.HCM về tình trạng quy hoạch “treo” - Lê Văn Nghiệp: Dân có nhu cầu về nhà ở thực sự nhưng không cho phép xây dựng để đất cho dự án “treo”! - Trương Kỳ Quýt: Quá khổ cho người dân! Còn ép dân quá đáng, nếu giao đất cho chủ đầu tư, người dân chuyển đi nơi khác thì biết ở đâu? Hộp 3: Ý kiến của nguyên Bộ trưởng Bộ TN & MT, Mai Ái Trực về bỏ quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp Nguyên Bộ trưởng Bộ TN & MT, Mai Ái Trực: theo tôi, nếu đã giao đất là giao luôn chứ không nên quy định thời hạn. Còn nếu thuê đất thì phải có thời hạn rõ ràng. Ví dụ, người nông dân được giao đất nông nghiệp thông qua giấy chứng nhận từ năm 1993 với thời hạn được ghi là 20 năm, thì năm 2013 phải gia hạn tiếp. Việc này đẻ thêm thủ tục hành chính không cần thiết trong khi cơ quan nhà nước còn biết bao nhiêu việc phải làm… Nguồn: Trích phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật đất đai, tổ chức tại TP.HCM ngàt 7/3/2008. - 20 - PHỤ LỤC 8 Ý KIẾN CỦA ÔNG LÊ HUY NGỌ NGUYÊN BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ VẤN ĐỀ TAM NÔNG: NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN Ông Lê Huy Ngọ đặt mình trong “vai” người nông dân 09/11/2008 08:21 (GMT + 7) Ông Lê Huy Ngọ thường được gọi là “Bộ trưởng nông dân”. Có lẽ vì ông đã có hơn 10 năm giữ chức bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1997 – 2007). Và có lẽ vì ông đã từng lăn lộn rất nhiều từ khi còn làm bí thư hai tỉnh Vĩnh Phú và Thanh Hoá. CHÙM BÀI: "ĐỐI THOẠI VỚI QUAN CHỨC VỀ HƯU" "Tôi không làm trái những gì mình mong xã hội làm" Chuyện ngoài chính sự với nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An Có không ít điều, về nông nghiệp và nông thôn, ông Ngọ tích luỹ được từ khi đang tại chức. Nhưng cũng có những điều ông chỉ có thể thực sự nói ra khi không còn giữ một chức vụ gì. "Quyền lực thực tế về đất đai đã rơi vào tay của một số cá nhân nắm quyền" - Thưa ông, ông nghĩ gì về “tam nông”, một vấn đề đang được bàn luận? - Chính sách “tam nông” bắt đầu từ Trung Quốc. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, tuy nhiên tôi cũng muốn lưu ý rằng, bài học “cải cách ruộng đất” cho thấy, trong các vấn đề về nông dân, không phải thành công nào của Trung Quốc đem áp dụng vào Việt Nam cũng được. - Thưa ông, dường như “kinh nghiệm Trung Quốc” không được đề cập trong các thảo luận gần đây, nhưng vì sao ông lại có vẻ như không hài lòng với “tam nông”? - Tam nông là nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Nói thì dài dòng vậy nhưng tựu trung của 3 vấn đề này chỉ là nông dân. Nông dân thì làm nông nghiệp và ở nông thôn. Trong một nước nông nghiệp và có tới 73% dân số là nông dân như Việt Nam, nông dân vẫn luôn là “hậu phương”, là nền tảng tạo ra sự ổn định về chính trị. Chỉ khi giải quyết được vấn đề nông dân thì các vấn đề khác mới có cơ may giải quyết. - Đồng ý với ông rằng nông dân phải là vấn đề trung tâm, tuy nhiên, có thể “tam nông” cũng là một cách tiếp cận? - Chỉ khi nông dân được xác định là trung tâm của một chính sách, thì chính sách ấy mới có thể phát huy. Cải cách ruộng đất, chia ruộng cho dân nghèo là một chính sách nhắm Ông Lê Huy Ngọ (Ảnh: Lê Tân Bình) - 21 - vào nông dân. Khi người dân yên tâm có ruộng, hàng vạn thanh niên nông thôn mới sẵn sàng lên đường. Hoà bình lập lại, ruộng đất được tập trung vào các tập đoàn, hợp tác xã cho các tham vọng nông nghiệp, nông thôn lớn, thì người nông dân “ra rìa”. Đến khi “khoán sản phẩm”, giao ruộng lại để cho nông dân tự làm thì không những giải quyết được vấn đề lương thực cho cả nước mà chính nông dân còn đi đầu “đổi mới tư duy”. - Theo ông thì như thế nào để xác định một chính sách đã coi nông dân là trung tâm? - Hãy quan sát từ những hiện tượng: bên cạnh ầm ầm thuỷ điện chỉ là những nông dân đứng nhìn; rồi chính những người dân đã hiến đất để làm nhà máy điện lại là những người cuối cùng sống trong những vùng không có điện. Tương tự, khi lấy đất làm khu công nghiệp (KCN), nông dân cũng bị đặt ra bên lề. Nông dân chưa được coi là trung tâm, là chủ thể của quá trình quy hoạch, thu hồi đất và xây dựng các công trình ấy. Họ chưa được hỏi đầy đủ và chưa được tham gia các quá trình đàm phán như là một chủ thể của quá trình này. - Thưa ông, nông dân chưa được coi là chủ thể tham gia các quá trình đàm phán phải chăng là bởi các bên vẫn quan niệm đất đai thuộc sở hữu toàn dân chứ không phải là của nông dân? - Vâng, đó là mấu chốt. Từ bao đời nay, đất đai vừa là nhu cầu căn bản, vừa là khát vọng lớn nhất của người nông dân. Đất đai là cuộc sống và cũng là văn hoá. Thái độ của chúng ta đối với đất đai đã biến nông dân, từ vị trí lẽ ra là người làm chủ lại trở thành những người đóng vai trò mờ nhạt trong những tiến trình thay đổi đó. Ở nhà nguyên Bộ trưởng Lê Huy Ngọ (Ảnh: Lê Tân Bình) - Thưa ông, tại sao đất đai cứ nhất định phải là “sở hữu toàn dân”? "Chỉ khi giải quyết được vấn đề nông dân thì các vấn đề khác mới có cơ may giải quyết". - 22 - - Khi tôi còn làm, trong lãnh đạo có những người sợ rằng, mai đây, nhu cầu công nghiệp hoá đất nước sẽ cần đất đai nhiều, giao sở hữu cho dân rồi làm sao thu hồi. Cái gốc của vấn đề là, chúng ta vẫn coi tập thể, kinh tế nhà nước đóng vai trò “định hướng”. Khi nhà nước đã là định hướng thì làm sao đất đai có thể được giao sở hữu cho người dân. Giờ đây thì chúng ta đã có những bài học để thấy, “vô chủ” như tình trạng quản lý đất đai hiện nay làm sao trở thành “nền tảng”; hiệu quả kinh tế thấp như khối kinh tế quốc doanh thì sẽ “định hướng” đất nước tới nơi nào. Cho dù đất đai, về danh nghĩa, thuộc sở hữu của ai thì quyền sử dụng đất của nông dân vẫn là tài sản, việc định giá tài sản đó vẫn phải áp dụng cơ chế thị trường để giải quyết - Thưa ông, đất đai nói là thuộc sở hữu toàn dân nhưng thực ra lại đang nằm trong tay của chính quyền cơ sở. Sự lạm quyền trong việc thu hồi đất của nông dân để giao cho các nhà kinh doanh đang khiến cho 85% khiếu kiện của nhân dân hiện có liên quan đến vấn đề ruộng đất, vì sao Nhà nước không nhận thấy để tháo sớm “ngòi nổ” này? - Có lẽ phải bắt đầu từ các hiện tượng xảy ra trong nông dân. Có thời kỳ ở nông thôn, nông dân nhận khoán chui; giờ đây, nông dân đang phải bán ruộng chui với bao nhiêu tiêu cực. Các doanh nghiệp đang mua đất của nông dân để làm sân golf, KCN bằng cách ép giá. Bởi vì đất của nông dân mà họ đâu có được thảo luận giá với người mua. Các doanh nghiệp chủ yếu làm ăn với chính quyền địa phương, chính quyền bằng nhiều cách khác nhau đã gây áp lực để người dân nhận một khoản “đền bù” không hợp lý. Nếu người nông dân bán ruộng dựa trên quyền sở hữu của họ, tôi tin là họ sẽ cân nhắc hơn, không chỉ về giá. - Theo ông, nên giải quyết vấn đề này thế nào? - Cho dù đất đai, về danh nghĩa, thuộc sở hữu của ai thì quyền sử dụng đất của nông dân vẫn là tài sản, việc định giá tài sản đó vẫn phải áp dụng cơ chế thị trường để giải quyết. Tuy nhiên, “sở hữu toàn dân” trên thực tế đã bộc lộ rằng, không những những “ưu việt” mà ta mong không đạt được, quyền lực thực tế về đất đai đã rơi vào tay của một số cá nhân nắm quyền ở các địa phương. Những tiêu cực trong vấn đề quản lý thu hồi và giao đất không những đã tác động tới tiến trình sử dụng hiệu quả đất đai mà còn khiến cho mâu thuẫn giữa Nhà nước và nông dân trở thành một vấn đề chính trị. Chính vì thế, theo tôi chúng ta cũng không nên ngần ngại sửa một vài điều trong Hiến pháp. Cái gì cũng vậy, có danh chính ngôn thuận thì mới có minh bạch vừa tránh được tiêu cực vừa tạo ra nền tảng ổn định cho cả chính trị và xã hội. "Thái độ của chúng ta đối với đất đai đã biến nông dân, từ vị trí lẽ ra là người làm chủ lại trở thành những người đóng vai trò mờ nhạt trong những tiến trình thay đổi đó". Ông Lê Huy Ngọ, vào năm 2005, khi là Trưởng ban Phòng chống lụt bão TƯ, thăm những gia đình bị thiệt hại do lũ ở huyện Hương Trà tỉnh Thừa Thiên-Huế (Ảnh: SGGP) - 23 - - Một quy định khác trong luật Đất đai có liên quan đến nông dân là “hạn điền”, thưa ông, hạn chế tích tụ ruộng đất cũng đang là một nguyên nhân khiến cho nông nghiệp không thể nào phát triển? - Bình quân ruộng đất của cả nước hiện nay chỉ có 1000m2/nông dân; một hộ ở đồng bằng sông Hồng chỉ có 3.600m2 và một hộ ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 5.000m2. Muốn cho nông dân thoát nghèo thì chính sách đất đai phải làm sao để chuyển nông nghiệp truyền thống sang một nền nông nghiệp hiện đại tạo ra giá trị cao. Với quy mô đất đai như vậy thì không thể nào thực hiện được. Tất nhiên, muốn có những vùng sản xuất hàng hoá lớn cũng có thể thực hiện bằng cách “dồn điền đổi thửa”; các hộ nông dân có thể liên kết lại để áp dụng khoa học kỹ thuật. Nhưng không đơn giản để thực hiện điều này, theo tôi, tích tụ ruộng đất là một quy luật không thể cưỡng lại. "Mọi chính sách đều phải đặt người nông dân vào vai trò trung tâm..." Ông Lê Huy Ngọ, vào tháng 5/2004, khi trao đổi với Bí thư Tỉnh ủy Sơn La Thào Xuân Sùng (trái) tại Quốc hội về tình hình di dân tái định cư 9 vạn dân trong công trình thủy điện Sơn La (Ảnh: Tuổi Trẻ) - Thưa ông, những người không ủng hộ tích tụ ruộng đất biện minh rằng, tích tụ sẽ khiến cho một số nông dân bán ruộng trở thành thất nghiệp. Trong khi đó, Nhà nước lại đang ủng hộ nhiều doanh nghiệp “thu hồi” hàng ngàn hecta ruộng của nông dân để làm sân golf hoặc KCN. Hai quá trình này đâu có gì khác nhau và lý lẽ này liệu có còn đủ sức thuyết phục? - Như tôi đã nói, làm sân golf, KCN hay tích tụ ruộng đất để hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp đều có tính hai mặt. Tuy nhiên, nếu như quá trình này diễn ra minh bạch, nông dân là chủ thể đàm phán và có thể tham gia ngay từ đầu thì họ sẽ không bị đặt ra bên lề. Đừng nghĩ, cho tích tụ, nông dân sẽ ồ ạt bán ruộng. Ruộng đất là cuộc sống của cả gia đình họ, Nhà nước không thể nào lo lắng cho họ hơn chính họ được đâu. "... đất của nông dân mà họ đâu có được thảo luận giá với người mua. Các doanh nghiệp chủ yếu làm ăn với chính quyền địa phương, chính quyền bằng nhiều cách khác nhau đã gây áp lực để người dân nhận một khoản “đền bù” không hợp lý". - 24 - - Thưa ông, công nghiệp hoá không chỉ theo một hướng áp đặt như Nhà nước vẫn làm, mang nhà máy về xây dựng trên đất ruộng, mà công nghiệp hoá còn có thể xuất hiện tự nhiên bắt đầu từ việc tích tụ ruộng đất, làm nảy sinh nhu cầu cơ giới hoá, hiện đại hoá, nhu cầu phát triển đa dịch vụ tại nông thôn, tại sao Nhà nước lại không cho tích tụ để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá tự nhiên đó? - Chúng ta hãy quan sát những người nông dân phải lên thành phố ở nhà thuê, ăn cơm bụi, thu nhập của những người đó dù có đạt 2 triệu/tháng cũng khó mà đủ sống. Trong khi nếu cũng những người đó vẫn ở nông thôn, lao động trong các cơ sở công nghiệp dịch vụ tại chỗ, thì mức lương khoảng một triệu là đã rất ổn rồi. Phải thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn từ thuần nông sang đa dạng hơn, có công nghiệp, có dịch vụ. Phải đầu tư hạ tầng phục vụ nông dân. Làm sao giữ chân được thanh niên, làm sao trí thức có thể về nông thôn nếu như ở đấy không có nước sạch, không có điện… Đừng bỏ quên nông dân trong những điều kiện thiếu thốn ở làng. Đừng để cho những nông dân phải vật vã trên những góc phố đô thị để lây lất kiếm sống. Hầu hết người dân Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ nông dân. Đừng vội quên nguồn cội. Hãy đặt mình trong hoàn cảnh của cha anh mình trước khi ban hành một chính sách nào đó. Không nhà nước nào có thể lo hết mọi thứ. Tích tụ ruộng đất chỉ là một vấn đề cụ thể. Cái lớn hơn trong phương pháp tiếp cận theo tôi là, mọi chính sách đều phải đặt người nông dân vào vai trò trung tâm, phải làm sao để người nông dân trở thành chủ thể quyết định những vấn đề của họ. Theo Huy Đức (Sài Gòn Tiếp Thị, tháng 7/2008) trong những điều kiện thiếu thốn ở làng. Đừng để cho những nông dân phải vật vã trên những góc phố đô thị để lây lất kiếm sống. Hầu hết người dân Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ nông dân. Đừng vội quên nguồn cội. Hãy đặt mình trong hoàn cảnh của cha anh mình trước khi ban hành một chính sách nào đó". - 25 - PHỤ LỤC 9 TÌNH TRẠNG DOANH NGHIỆP THU GOM “SỔ ĐỎ” CỦA NÔNG DÂN Hòa Bình khẩn trương thu hết 18.891 sổ đỏ trả cho dân 15:21:00 31/07/2009 Thời điểm này, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Hoà Bình đã cử cán bộ phối hợp với lực lượng Công an sở tại đôn đốc, giám sát công việc gom thu, trả lại sổ đỏ cho dân theo đúng yêu cầu đặt ra. Hòa Bình được coi là một trong những địa phương "khắc phục" nhanh nhất, sớm nhất việc thu và trả lại sổ đỏ cho người dân bởi phát hiện sớm, giải quyết dứt điểm, kịp thời. Chúng tôi có mặt tại tỉnh Hòa Bình - một trong những địa phương có lượng sổ đỏ được các doanh nghiệp gom thu lớn nhất toàn quốc, vào ngày 30/7, trước một ngày được coi là hạn chót mà UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu các doanh nghiệp phải gom đủ sổ đỏ để trả lại cho người dân. Bài 1: Chân dung các doanh nghiệp ngoại tỉnh Tại cuộc họp sáng 30/7 của Công an tỉnh Hòa Bình do Đại tá Bùi Đức Sòn, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì, một nội dung quan trọng được đề cập chính là nói về thực trạng việc thu lại sổ đỏ trả cho dân và đề xuất các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc mới phát sinh. Giám đốc bỏ trốn, khó khăn trong việc trả lại sổ Quá trình thu thập tài liệu, làm rõ chân tướng vụ việc gom thu sổ đỏ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trong danh sách 15 doanh nghiệp đã từng gom thu sổ đỏ trên địa bàn, chúng tôi đặc biệt chú ý đến cái tên: Công ty cổ phần Đầu tư phát triển lâm nghiệp Quý Nhân (Công ty Quý Nhân), địa chỉ tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Theo công tác nắm tình hình bước đầu của cơ quan chức năng, Công ty Quý Nhân đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép kinh doanh với ngành nghề: Trồng rừng và kinh doanh trồng rừng; kinh doanh hàng lâm, nông sản; mua bán, vận chuyển cây giống, hạt giống vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Giám đốc Công ty Quý Nhân là ông Nguyễn Viết Quý. Nói về ngành nghề kinh doanh và vốn điều lệ của Công ty Quý Nhân thì "oai" như vậy, nhưng thực chất, theo công tác nắm tình hình ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, từ ngày thành lập đến nay (cuối năm 2008), Công ty Quý Nhân chưa có hoạt động gì ngoài việc gom bìa đất lâm nghiệp (sổ đỏ) của 5 xã thuộc huyện Yên Thành để chạy vốn trồng rừng. Đến nay, nhiều người dân ở tỉnh Nghệ An đang "khóc dở" khi trót nghe lời đường mật của Giám đốc Công ty Quý Nhân, giao sổ đỏ cho Công ty để "chạy" vốn trồng rừng nhưng thời gian trôi qua đã lâu, vốn không thấy đâu mà sổ đỏ cũng rơi vào tình trạng "một đi không trở lại". Không chỉ có người dân ở Nghệ An mới rơi vào cảnh trớ trêu như trên mà ở Hòa Bình, chúng tôi cũng nhận thấy một thực tế là nhiều người dân ở tỉnh này cũng đang mắc phải tình trạng nêu trên. Theo xác minh bước đầu của cơ quan chức năng, từ cuối tháng 6/2009, Giám đốc Công ty Quý Nhân đã xin chính quyền địa phương nghỉ 1 tuần để giải quyết việc riêng nhưng đến nay vẫn "lặn mất tăm", chưa trở về. Việc này gây khó khăn cho quá trình xác minh của Công an tỉnh Hòa Bình cũng như gom thu số sổ đỏ mà Công ty này đã nhận của người dân và đây cũng chính là một trong những vướng mắc phát sinh trong hành trình tìm sổ đỏ, trao trả lại cho dân. Trao đổi với PV Báo CAND, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Hòa Bình cho biết, tất cả các "vệ tinh, chân rết" của Công ty Quý Nhân đã được cơ quan Công an triệu tập, xác minh làm rõ và yêu cầu tự gom thu lại sổ đỏ cho dân. Đến nay, số sổ đỏ của Công ty Quý Nhân chỉ còn rất ít và đang được thu hồi tiếp. - 26 - Giao sổ đỏ cho doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản Điển hình là Công ty TNHH Văn Nguyên, trụ sở tại đường Quang Trung, thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng). Qua xác minh của cơ quan chức năng cho thấy, Công ty TNHH Văn Nguyên đã được Sở Kế hoạch - Đầu tư Lâm Đồng cấp giấy phép kinh doanh ngày 14/8/2007 (đăng ký thay đổi lần thứ 7). Tuy nhiên, đến thời đ___________iểm việc gom thu sổ đỏ trả lại cho dân đang trở thành tâm điểm nóng trên toàn quốc thì Công ty TNHH Văn Nguyên đã dừng hoạt động. Năm 2005, Công ty TNHH Văn Nguyên thành lập Công ty liên doanh dâu tằm tơ Dương Quang với tổng vốn đầu tư 500.000 USD, liên doanh với một công ty ở Trung Quốc, mỗi bên góp vốn 50% nhưng thực tế Công ty này cũng "chết yểu", hiện đang làm thủ tục giải thể. Cũng trong quá trình hoạt động, Công ty TNHH Văn Nguyên còn liên doanh hợp tác với đối tác tại Cộng hòa Liên bang Đức, xây dựng nhà máy sản xuất rượu, hiện cũng đã ngừng hoạt động, đang làm thủ tục giải thể. Năng lực kinh doanh của Công ty yếu kém là vậy nhưng khi giao sổ cho doanh nghiệp, nhiều người vẫn cả tin rằng Công ty TNHH Văn Nguyên có thể "chạy" được Dự án trồng rừng, cho vay với lãi suất không cao. Theo thống kê ban đầu của Công an tỉnh Hòa Bình, trong số 15 doanh nghiệp đã gom thu sổ đỏ trên địa bàn thì chỉ có 10 Công ty có trụ sở tại Hòa Bình, số còn lại nằm rải rác tại Hà Nội, Nghệ An, Lâm Đồng… Chính vì vậy, việc triệu tập những người có liên quan đến làm việc là vô cùng khó khăn. Hiện tại, Công an tỉnh Hoà Bình đang thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, phối hợp với Công an các tỉnh, TP liên quan làm rõ vai trò, mục đích của các doanh nghiệp đã gom thu sổ của dân và yêu cầu doanh nghiệp phải giao trả sổ đỏ đúng thời hạn. Thực tế, dù sổ đỏ chưa thu để trả cho dân ở tỉnh Hòa Bình không nhiều, khoảng 810/18.891 sổ nhưng đó chính là khâu "hóc búa" nhất, chủ yếu là ở huyện Đà Bắc còn vài trăm sổ đỏ chưa thu được và TP Hòa Bình là nơi trung chuyển gom thu sổ đỏ tuy không nhiều nhưng vẫn còn. Theo ghi nhận của PV, đến hạn chót - ngày 31/7, vẫn còn một số doanh nghiệp chưa gom thu hết sổ đỏ trả lại cho dân như cam kết. Danh sách các doanh nghiệp đã thu gom sổ đỏ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình 1/ Công ty TNHH trồng rừng Việt Ban. Đ/c: Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). 2/ Công ty TNHH Hồng Thảo. Đ/c: Xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây (Hà Nội). 3/ Công ty TNHH Xây dựng & TM Vạn Xuân. Đ/c: Thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). 4/ Công ty TNHH Thành Vinh. Đ/c: Tổ 6, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình (Hòa Bình). 5/ Công ty TNHH Bằng Tân Mai. Đ/c: Xã Mãn Đức, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). 6/ Công ty CP TM & Đầu tư PT công nghiệp Hà Nội. Đ/c: Khu tập thể Đồng Xa, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy (Hà Nội). 7/ Công ty TNHH Thế Dinh. Đ/c: Phường Yết Kiêu, quận Hà Đông (Hà Nội). 8/ Công ty TNHH Xuân Trường (TP Hòa Bình). 9/ Công ty CPTM Dịch vụ Minh Hiếu. Đ/c: thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). 10/ Công ty TNHH Văn Nguyên. Đ/c: 18 Quang Trung, thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng). 11/ Công ty CPĐT Phát triển lâm nghiệp Quý Nhân. Đ/c: TP Vinh (Nghệ An). 12/ Công ty TNHH Hồng Tháp. Đ/c: Xóm Thá, xã Thu Phong, huyện Cao Phong (Hòa Bình). 13/ Công ty CP Phú Thịnh. Đ/c: Tổ 11, phường Hữu Nghị, TP Hòa Bình. 14/ Công ty TNHH Xuân Lộc. Đ/c: Xã Cao Răm, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). 15/ Công ty PT Miền núi Trường Sơn. Đ/c: Thị trấn Bo, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) Tổng số sổ các doanh nghiệp đã thu gom là 18.891 sổ. Chưa gom thu là 810 sổ. Lừa đảo sổ đỏ ở Lào Cai, bài học mất cảnh giác từ cơ sở giac-tu-co-so/ 9 huyện, thành phố, nhất là những huyện có dự án trồng rừng lớn như: Văn Bàn, Bát Xát....đều bị sức hấp dẫn của cái gọi là "nguồn vốn ODA" ưu đãi với khoản "hoa hồng" chi trực tiếp rất hấp dẫn: 50 triệu đồng mỗi ha đất rừng trồng, trong đó Bộ giữ lại 35 triệu đồng, người môi - 27 - giới nhận 6 triệu đồng và HTX nhận 9 triệu đồng của một nhóm người lừa đảo có tên Hán Thị Vân Anh, đội lốt chuyên viên cao cấp Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa ra để mê hoặc. Vì "miếng mồi" ngon này, một số cán bộ Xã Liêm Phú, Sơn Thuỷ (huyện Văn Bàn), xã Quang Kim (Bát Xát)... đã vào cuộc cử người tới Phòng Tài nguyên Môi trường huyện để mượn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản lưu) photocopy công chứng theo yêu cầu của Vân Anh, tính nhanh có tới hàng vạn sổ, diện tích đất cho “dự án ma‘‘ trồng rừng lên tới vài ngàn ha, vốn đầu tư trực tiếp "ODA" ma lên tới ngàn tỷ. Tỷ lệ hưởng chênh lệch "hoa hồng" của các đầu mối cũng không nhỏ. Sự việc kéo dài liên tục 4 tháng từ tháng tư đến giữa tháng 7 mới vỡ lở, trong khi cán bộ xã bị qua mặt đã đành, cán bộ huyện cắm và nắm địa bàn cũng không hề hay biết thông tin, chỉ đến khi một số đối tượng có liên quan đến đường dây lừa đảo sổ đỏ ở Văn Bàn thấy động ở một số nơi, cảm thấy không nuốt trôi, tự ra trình báo với cơ quan công an thì sự việc mới được phơi bày. Để giải thích cho sự cả tin của mình, ông Chủ tịch UBND xã Quang Kim bùi ngùi: "Họ bảo sau khi chuyển tiền cho xã, năm sau Bộ sẽ cử đại diện lên kiểm tra địa phương có trồng rừng hay không và trồng bao nhiêu? Nói thế thì tin quá còn gì!?" Điểm chung tại các địa phương không may thành nạn nhân của đường dây lừa đảo là việc thực hiện rất lặng lẽ, ngấm ngầm với suy nghĩ "chắc Bộ Nông nghiệp chỉ ưu tiên mỗi xã mình". Và cũng bởi tư tưởng muốn nhận "đặc cách", nhận "trọn gói" số tiền ưu đãi trên đã dẫn đến tình trạng xã nhận dự án mà huyện không biết, các ngành chức năng không hay. Thậm chí việc thực hiện cũng thiếu tính thống nhất, trong nội bộ các xã chỉ một số ít những người có liên quan được biết. Tại xã Quang Kim (Bát Xát), Hán Thị Vân Anh trong vai chuyên viên cao cấp Bộ NN & PTNT và người đồng hành tự xưng là Bùi Thị Lan Hương, chuyên viên cao cấp Bộ Tài chính đã ít nhất 4 lần tiếp xúc trực tiếp với cán bộ chủ chốt xã - không kể những lần đàm thoại. Thậm chí Vân Anh còn tìm đến cả Trường Chính trị tỉnh, nơi đang có Lớp bồi dưỡng chủ tịch UBND cấp xã để gặp cán bộ một số xã nhằm thực hiện ý đồ vận động họ tham gia. Vẫn chiêu bài hỗ trợ đầu tư 50 triệu đồng/ha đất lâm nghiệp, trong đó có mức "hoa hồng" chi cho người môi giới, người "có công" đóng góp cho "Dự án" song lãnh đạo xã Quang Kim đã đồng ý ngay. Kết quả là toàn bộ trên 500 sổ đỏ photocopy có công chứng và hồ sơ pháp lý của HTX Tiền Phong được xã trao cho Hán Thị Vân Anh mang về Hà Nội "hoàn thiện Dự án". Điều này đã được ông Phan Văn Trang, Chủ nhiệm HTX Tiền Phong và ông Trần Văn Hưng, cán bộ địa chính xã, những người trực tiếp "về Hà Nội nhận tiền Dự án" khẳng định. Nhưng khi đoàn công tác xã Quang Kim gồm đại diện lãnh đạo UBND xã, Ban quản trị HTX về Hà Nội để làm thủ tục "nhận vốn ODA" thì cũng là ngày nhóm Vân Anh và một số đối tượng có liên quan đến đường dây lừa đảo sổ đỏ bị "vạch mặt" ở huyện Văn Bàn. Biết không thể "nuốt trôi", Hán Thị Vân Anh đã ẩn mình, dùng qua điện thoại "giúp đỡ" đoàn công tác xã Quang Kim tìm chỗ ở tạm ở Hà Nội đợi mình. Nhưng sau đó Vân Anh lấy lý do chưa thể xếp hàng vào nhận tiền tại Bộ Tài chính và cuối cùng thị yêu cầu đoàn phải bàn giao sổ đỏ bản gốc mới có thể nhận được tiền. Cán bộ địa chính Trần Văn Hưng cho biết, đã ghi hình, ghi âm và lưu giữ các cuộc liên lạc bằng điện thoại với Vân Anh và "đồng nghiệp" của cô ta vào điện thoại trong thời gian ở Hà Nội và dọa, nếu không trả lại hồ sơ sẽ báo cơ quan công an. Nửa tiếng sau, qua một kẻ lạ mặt, đoàn mới nhận lại được bao tải hồ sơ mà họ đã dày công chuẩn bị. Chắc không ai rút ra được bài học kinh nghiệm sâu sắc hơn những người trong cuộc - nhất là khi họ còn là những người đương chức ở chính quyền cấp cơ sở và một số chuyên ngành. Đây cũng là bài học cho những cán bộ huyện, tỉnh nắm địa bàn cần sâu sát cơ sở hơn nữa, các xã cần sớm tổ chức kiểm tra việc thu hút đầu tư ngoài kế hoạch cấp có thẩm quyền giao. Các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xử lý những đối tượng lừa đảo theo pháp luật./. (TTXVN) Lừa đảo "sổ đỏ" ở Gia Lai 19/07/2009 23:19 Sau một số tỉnh trên địa bàn cả nước, đến lượt nhiều người dân tỉnh Gia Lai trở thành nạn nhân của chiêu bài lừa đảo thu gom giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). - 28 - Vụ việc gần đây được phát hiện khi Công an huyện Ia Grai đề nghị Công an huyện Đức Cơ xác minh đối tượng Mai Xuân Bảo (sinh năm 1954, ở thôn Thanh Tân, xã Ia Kêl, H.Đức Cơ) vì có liên quan đường dây thu gom sổ đỏ của người dân ở Gia Lai. Theo thông tin ban đầu, vào tháng 6.2009, Bảo cùng Nhung (ở H.Đắk Đoa) cho biết là Công ty TNHH Phú Tài ở khối phố 2, P.Trường Thi, TP Vinh (Nghệ An) đang thực hiện dự án hỗ trợ tiền phát quang rừng và hỗ trợ vay vốn ưu đãi cho những hộ dân nhiễm chất độc da cam. Điều kiện là phải có bản photo công chứng sổ đỏ. Cứ mỗi hecta, người dân sẽ được hỗ trợ ít nhất 5 triệu đồng. Người thu gom sẽ nhận được 4% hoa hồng trên tổng số tiền hỗ trợ cho người dân. Mai Xuân Bảo đã sang huyện Ia Grai vận động thu gom sổ đỏ. Theo thông tin ban đầu của chúng tôi, tổng cộng Bảo đã tiến hành thu gom sổ đỏ của tập thể từ Công ty cà phê 705 và Công ty cà phê Ia Blang cùng 30 cá nhân ở 2 xã: Ia O và Ia Chía với tổng diện tích đất trên 1.300 ha. Lãnh đạo huyện Ia Grai và Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Gia Lai đều khẳng định trong thời điểm trên không hề có một dự án nào kiểu huy động sổ đỏ như vậy triển khai trên địa bàn. Hiện Công an huyện Ia Grai đang gấp rút mở rộng điều tra, xác minh thêm những người đã đưa sổ đỏ của mình cho Bảo để có biện pháp xử lý. Cơn lốc thu gom tràn qua nhiều huyện Vụ việc gần đây gây xôn xao dư luận khi có tin bà Nguyễn Thị Phương - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Ia Lang (H.Đức Cơ) cùng với ông Nguyễn Thành Nhân - Phó chủ tịch UBND xã Ia Lang thu gom sổ đỏ của dân cũng với chiêu bài như trên (căn cứ theo thông báo của UBND huyện Đức Cơ). Theo bản thống kê ban đầu cũng do UBND huyện Đức Cơ lập, 2 đối tượng trên đã thu gom được 310 sổ đỏ của người dân. Ông Nhân cũng góp vào 2 sổ đỏ của gia đình mình cho "dự án". Trong số người thu gom "giúp" sổ đỏ cho bà Phương còn có cả cán bộ, công chức của UBND Ia Lang, đó là Nguyễn Văn Thân - cán bộ địa chính xã. Thân đã đích thân thu gom 85 sổ đỏ. Ngay cả Trưởng công an xã, ông Kpuih Bơn cũng cả tin và đem 2 sổ đỏ nhà mình đưa cho bà Phương. Cơn lốc thu gom sổ đỏ cũng lan đến một số huyện trên địa bàn Gia Lai. Tại huyện Đắk Đoa, vụ việc nhanh chóng bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời khi 2 đối tượng Nhung và Thảo (trú ở Đắk Đoa) bị phát hiện nhận 100 bản photo (đã công chứng) của người dân với mục đích "thực hiện dự án". 10 hộ dân thuộc địa bàn 2 xã: Đê Ar và Đắk Trôi (huyện Mang Yang) cũng đã giao cho những người thu gom 5 sổ đỏ với tổng diện tích 2.000 ha đất rừng. Số nạn nhân của vụ lừa đảo sổ đỏ đang được tiếp tục thống kê. Hiện nhiều khổ chủ thấp thỏm lo âu, chưa biết sổ đỏ của mình sẽ được sử dụng vào mục đích gì. Thiên Trúc (Dân trí) - Cục C15 - Bộ CA chỉ đạo công an các địa phương khẩn trương nắm tình hình, làm rõ danh sách các tổ chức, cá nhân đứng ra huy động sổ đỏ, giấy ủy quyền... lập dự án xin hỗ trợ vốn; nếu có dấu hiệu lừa đảo thì kịp thời đấu tranh, ngăn chặn. htm Nhiều tháng qua, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng một số tổ chức, công ty TNHH đứng ra huy động Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp (dưới dạng bản photo công chứng, giấy ủy quyền...) với quảng cáo rằng: lập dự án xin hỗ trợ vốn từ các tổ chức trong vào ngoài nước. Cục C15 - Bộ Công an đã có công văn chỉ đạo Công an các địa phương khẩn trương nắm tình hình, làm rõ danh sách các tổ chức, cá nhân đứng ra huy động sổ đỏ, giấy ủy quyền... để lập dự án xin hỗ trợ vốn; nếu có dấu hiệu lừa đảo thì kịp thời đấu tranh, ngăn chặn. Cục C15 - Bộ Công an khẳng định: qua thu thập tài liệu tại một số cơ quan như Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ NN & PTNT, Trung ương Hội cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương hội nạn nhân chất độc màu da cam dioxin Việt Nam, đều khẳng định hiện không có nguồn vốn nào kể cả trong và ngoài nước hỗ trợ cho các dự án “Phát quang, Phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường”. Việc huy động sổ đỏ của nhiều hộ dân mang về trụ sở một số công ty để công chứng, đối chiếu đã gây nên tình trạng tập trung đông người, tiềm ẩn nguy cơ mất TTAN và khiếu kiện tại các địa phương. - 29 - Nhóm phóng viên có mặt tại tầng 16 tòa nhà 172 Ngọc Khánh (TP Hà Nội) vào sáng ngày 7/7 khi hoạt động thu gom sổ đỏ của các nông, lâm trường đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đang diễn ra sôi nổi. Nơi đây là trụ sở của công ty TNHH Phú Tài. Trao đổi với phóng viên, những đại diện doanh nghiệp có mặt tại đây đều khẳng định: họ đưa sổ đỏ đến để nhờ doanh nghiệp này tìm nguồn vốn đầu tư phát triển rừng. Lúc này, dưới nền nhà còn vưỡng vãi khá nhiều những giấy tờ ghi rõ dự án của một số công ty tư nhân. Anh Lương Hữu Chiến, đại diện cho Lâm trường LơKu (xã Kbang, tỉnh Gia Lai) cho biết, đơn vị thu gom sổ đỏ công ty Phú Tài trước đó đã gọi điện đến lâm trường ngỏ ý vay tiền dự án giúp với mức 50 triệu đồng/ha. Công ty này cũng hứa sẽ làm đại diện cho các nông, lâm trường để tìm kiếm nguồn vốn đầu tư dự án phát triển trồng rừng và chỉ trong vòng một tuần sẽ có kết quả mà không cần phải kiểm tra thực tế đến địa phương, chỉ cần nộp sổ đỏ cho công ty này là xong. Công ty này có trụ sở tại khối 2, phường Trường Thi, thành phố Vinh, Nghệ An, do bà Nguyễn Thị Thuỷ làm giám đốc, nhưng hẹn anh Chiến nộp sổ đỏ bản gốc tại tầng 16 tòa nhà 172 Ngọc Khánh (Hà Nội). Một luật sư có mặt tại đây nói, anh đại diện cho một lâm trường tại miền Trung đến đây tiến hành thủ tục vay vốn. Nhưng ngay khi có mặt, anh đã nhận ra một số điểm đáng ngờ: danh nghĩa là vay vốn, công ty gom sổ đỏ yêu cầu các đơn vị lập giấy ủy quyền nhưng không nêu rõ mục đích và phạm vi ủy quyền. Do đó nếu xảy ra vấn đề gì, rất khó có thể chứng minh doanh nghiệp gom sổ đỏ có gian dối. Mặt khác, dự án cấp vốn có phần quá "chểnh mảng" khi không cần vào tận nơi để thẩm định, thủ tục cấp vốn cũng quá dễ dàng. Anh Lương Hữu Chiến mang nộp sổ đỏ gốc cho công ty Phú Tài, giấy biên nhận có đóng dấu đỏ, chữ ký xác nhận của bên nhận là bà Nguyễn Thị Thủy. Tuy nhiên, sau những thông tin báo chí đăng tải về những nghi án lừa đảo thu gom sổ đỏ “xôi hỏng, bỏng không”, anh Chiến đã đòi sổ đỏ về. Lúc này, một đại diện công ty gom sổ đỏ đã thuyết phục anh không rút sổ và “bật mí”: “Sẽ có tiền từ… Cục tiền tệ an ninh quốc gia”. Theo quan sát của chúng tôi, tại cùng thời điểm đã có hàng trăm quyển sổ đỏ các cá nhân, nông lâm trường khác nộp và làm thủ tục. Trao đổi qua điện thoại, bà Thủy khẳng định: “Bản thân tôi là một người trồng rừng. Biết rằng Bộ NN& PTNT có dự án hỗ trợ vốn cho việc trồng rừng nên tôi chỉ xin được cấp vốn cho 200ha đất của mình… Tôi cũng có liên kết với một số đơn vị khác, đại diện cho họ đi xin vay vốn của Bộ NN & PTNT nhưng chỉ nhận bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của họ để đối chiếu chứ không nhận bản gốc của ai cả”. Khi phóng viên đề nghị gặp mặt để phỏng vấn trực tiếp, bà Thủy từ chối và nói chuẩn bị đi nước ngoài. Trước tình hình thu gom sổ đỏ nêu trên, ông Đinh Đức Thuận - Trưởng Ban quản lý các dự án lâm nghiệp (Bộ NN & PTNT) nêu rõ: tất cả các trường hợp vay vốn ODA để phát triển các dự án trồng rừng đều phải thông qua BQL dự án các cấp, từ cấp huyện – tỉnh đến TW. Quy trình đã quy định là BQL dự án cũng sẽ làm việc trực tiếp với các hộ, các đơn vị trồng rừng chứ không chấp nhận làm việc qua bất kỳ một người đại diện hay trung gian nào. “Vì vậy, nếu có việc một cá nhân hay tổ chức nào đó thu gom sổ đỏ để nói là đi vay vốn trồng rừng thì người dân phải tìm hiểu, xem xét kỹ càng, tránh việc bị lừa đảo”, ông Thuận khẳng định. Trước đó, ngày 11/5/2009, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) đã có Công văn số 395/LNVP gửi Sở NN&PTNT các tỉnh thành đề nghị phòng ngừa hiện tượng lừa đảo kinh tế. Công văn nêu rõ: “Hiện đang có một số công ty đã và đang tiếp cận với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước các địa phương để vận động ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết lập dự án đầu tư trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn vay rất lớn có nguồn gốc từ tổ chức phi chính phủ nước ngoài... Bộ NN&PTNT không quản lý và điều hành loại dự án như vậy. Hoạt động của các công ty như đã nêu trên có dấu hiệu lừa đảo về kinh tế”. Phúc Hưng - 30 - Một số DN gom sổ đỏ có dấu hiệu lừa đảo Trong quá trình điều tra, Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện một vài doanh nghiệp gom sổ đỏ có dấu hiệu lừa đảo có dấu hiệu lừa đảo. Hiện Công an tỉnh Lạng Sơn đã ngăn chặn, thu hồi trả lại cho nhân dân 1.082 giấy chứng nhận QSDĐ (989 sổ gốc, 193 bản photo). >> Lạng Sơn, Thanh Hóa: Gần 8.000 sổ đỏ chưa rõ tung tích Theo thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn, đến đầu tháng 8/2009, CQĐT Công an tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện 6 doanh nghiệp và 12 cá nhân hoạt động thu gom được tổng số 6.245 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1.059 sổ gốc, 5.186 bản photo công chứng). Hiện Công an tỉnh Lạng Sơn đã ngăn chặn, thu hồi trả lại cho nhân dân 1.082 giấy chứng nhận QSDĐ (989 sổ gốc, 193 bản photo). Sau khi Lạng Sơn diễn ra tình trạng các doanh nghiệp, cá nhân tự đứng ra thu gom giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo tăng cường công tác nắm tình hình, điều tra xác minh làm rõ các sai phạm trong hoạt động thu gom GCNQSDĐ. Theo đó, lực lượng CSĐT tội phạm về TTQLKT & CV, Công an tỉnh Lạng Sơn đã vào cuộc điều tra. Ngoài 5 doanh nghiệp, 6 cá nhân đứng ra thu gom GCNQSDĐ mà Báo CAND đã thông tin, thì đến thời điểm hiện nay, Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện thêm một số đơn vị, cá nhân tham gia thu gom và giao nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm: - Một số cán bộ thôn Đề Thám (Đại Đồng, Tràng Định); một số cán bộ xã Vũ Lễ (Bắc Sơn, Lạng Sơn) tham gia hoạt động thu gom được 386 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ gốc) để nộp cho một số doanh nghiệp và cá nhân đứng ra thu gom. Hiện Công an tỉnh Lạng Sơn đã thu hồi và trả lại hết 386 sổ đỏ cho nhân dân. - Công ty cổ phần VACVINA: Thu gom trên 100 sổ gốc (tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn). Hiện đã trả lại trên 30 sổ gốc, còn 71 sổ gốc doanh nghiệp cam kết sẽ trả lại cho nhân dân trong tháng 8/2009. - Công ty TNHH Hưng Đức: Thu gom 320 bản photo công chứng (319 GCNQSDĐ tại huyện Tràng Định, Lạng Sơn; 1 bản của Lâm trường Hữu Lũng, Lạng Sơn). - Phạm Thị Lợi (thường trú tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn): Thu gom 360 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, đã cam kết sẽ trả lại cho nhân dân trong tháng 8-2009. - Lâm trường Hữu Lũng III thuộc Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc: mang bản photo công chứng nộp cho Công ty TNHH Hưng Đức (địa chỉ: xã Tân Dĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang). Trao đổi với PV Báo CAND, lãnh đạo Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT & CV, Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, tính đến thời điểm này, tại Lạng Sơn còn Công ty TNHH Hưng Hà giữ nhiều GCNQSDĐ nhất chưa trả cho dân (3.461 bản photo). Được biết, quá trình điều tra, Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện một vài doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo. Hiện Công an tỉnh Lạng Sơn đang điều tra xác minh, làm rõ những sai phạm của các doanh nghiệp này H.Giang Khởi tố vụ án lừa đảo lấy sổ đỏ của nông dân 33048.html Sáng 4.2, PC 15 Công an TP Cần Thơ đã ký quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến Doanh nghiệp (DN) tư nhân Nguyên Trung, do ông Chế Minh Trung (SN 1980) làm chủ. Theo hồ sơ vụ án, DN Nguyên Trung được thành lập ngày 26.12.2003, địa chỉ tại số 188/14 Nguyễn Văn Cừ, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều (TP Cần Thơ). Trong quá trình hoạt động, DN này đã thực hiện các hành vi có dấu hiệu lừa đảo bằng thủ đoạn: khi người dân có nhu cầu vay vốn để làm ăn, DN đứng ra nhận cho vay tiền với điều kiện là phải thế chấp sổ đỏ và sang tên cho Trung đứng chủ quyền trong thời hạn 3 năm. Trung thỏa thuận khi nào người dân trả lại - 31 - tiền, sẽ trả lại sổ đỏ và sang tên trở lại. Nhưng sau khi đưa cho các hộ nông dân có nhu cầu vay một ít tiền thì Trung đem các sổ đỏ làm thủ tục chuyển nhượng, sang tên cho Trung, sau đó đem đi thế chấp tại ngân hàng hoặc sang nhượng cho người khác. Qua xác minh ban đầu, Trung đã lừa đảo lấy trên 20 sổ đỏ của các hộ nông dân tại các huyện thuộc TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang đem cầm cố, thế chấp, sang nhượng để chiếm đoạt trên 2 tỉ đồng. Mai Trâm__

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuan hệ tổ chức – quản lý đất đai-trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam.doc
Luận văn liên quan