Triển khai, tăng cường thời lượng kiểm tra gắt gao hơn so với thời gian trước, rút kinh nghiệm để có biện pháp tốt. Mở nhiều lớp tập huấn cho lực lượng thanh tra TP, quận, huyện trong lĩnh vực này, nhằm tăng cường khả năng quản lý, kiểm tra do đội ngũ thanh tra hiện còn yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Lực lượng thanh tra nên mời các dịch vụ kinh doanh Internet, thường xuyên có những phổ biến về quy định, nghị định của chính phủ, các bộ ngành, UBND TP. để tránh sai phạm, và khi những chủ kinh doanh dịch vụ đã được phổ biến điều luật, vẫn cố tình sai phạm sẽ bị phạt nặng. Cần có sự phân cấp quản lý cụ thể trong lĩnh vực này, và trong thời gian tới, sẽ có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa.
- Quy định các đại lý internet chỉ được mở cửa hoạt động từ 8 giờ sáng đến 22 giờ, trừ các nhà hàng, khách sạn, v.v. nơi cung cấp dịch vụ internet trong phạm vi của mình. Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, ông Lưu Vũ Hải thông báo: "Để đảm bảo giờ đóng cửa của các đại lý internet đúng quy định, Bộ TT-TT có đề xuất phương án giải pháp kỹ thuật là các doanh nghiệp ISP dừng đường truyền internet đến các đại lý sau 23h hàng ngày"
36 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý nhà nước về internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
er (YM), số còn lại sử dụng các dịch vụ ICQ, AIM và các phòng chat công cộng. Đa số TTN VN sử dụng Internet để giải trí (trong đó có không ít các loại hình giải trí vô bổ, thậm chí độc hại), số ít phục vụ nhu cầu học tập, trau dồi kiến thức. Ai cũng có thể nhận thấy ở các quán café Internet, nơi các khách hàng ở độ tuổi đi học luôn chiếm đa số, những màn hình đọc tin, tìm kiếm thông tin trên mạng thật sự vô cùng hiếm hoi. Tự phát, thiếu định hướng và quá ít hiệu quả: Lợi bất cập hại? "Chẳng được ai hướng dẫn", đó là tình trạng chung của TTN hiện nay đối với CNTT nói chung và Internet nói riêng.
Ngày càng nhiều tệ nạn, văn hóa phẩm đồi trụy xuất phát từ hệ thống dịch vụ Internet. Hiện nay, những em học sinh cấp 1, cấp 2 đến các điểm Internet ngày càng nhiều. Các em này đến không chỉ để chat, để tìm hiểu thông tin trau dồi thêm kiến thức, mà truy cập vào những trang web xấu, bạo lực. Và hệ thống dịch vụ Internet này hoạt động với công suất lớn, lại khá gần trường học.
Bên cạnh đó còn có những hậu quả do game gây ra với thanh thiếu niên như: bỏ nhà, bỏ học, không ăn không ngủ vì "nghiện" game, chơi game sex, cờ bạc trá hình... thì những "tệ nạn" khác như: Lợi dụng game để phát tán virus máy tính, cài phần mềm để hack cơ sở dữ liệu, nạp tiền vào tài khoản game để gửi tin nhắn lừa đảo... bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật
Còn có các trò lừa đảo, khiêu khích, các trang web đen trên mạng, các trang web phản động khiêu khích chia rẽ đoàn kết trong nội bộ tổ chức và lớn hơn là quốc gia…
Trước những thực trạng đau lòng trên đáng để chúng ta phải suy nghĩ: Nguyên nhân là do đâu ?
Trước tình hình trên thì việc nâng cao ý thức và quản lý của nhà nước khi tham sử dụng internet của người dân đặc biệt là học sinh , sinh viên hiện nay là điều vô cùng cấp bách để từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục và giáo dục, bồi dưỡng và nâng cao ý thức và mức độ quản lý của nhà nước khi sử dụng internet cho người dân.
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG
Quản lý, quản lý nhà nước về kinh tế, quản ký nhà nước về thương mại
Quản lý
- Tiếp cận thứ nhất : Quản lý là một quá trình, trong đó các chủ thể quản lý, tổ chức, điều hành, tác động có định hướng, có chủ đích một cách khoa học và nghệ thuật vào khách thể quản lý nhàm đạt được kết quả tối ưu đã đề ra thông qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ thích hợp.
- Tiếp cận thứ hai : quản lý còn được hiểu là một hệ thống, bao gồm các thành tố đầu vào, đầu ra, qú trình biến đổi các yéu ttố đầu vào thành đầu ra, môi trường và mục tiêu. Một mặt chúng đặt ra các yêu cầu, những vấn đề quản lý phải giải quyết. Mặt khác chúng ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả của quản lý.
Quản lý là một hiện tượng khách quan trong mọi hình thái kinh tế xã hội. no là sự tất yếu của lao động tập thể và các hoạt động mang tính cộng đồng xã hội. Ngày nay, nhận thức của con người về lợi ích và hiệu quả to lớn của quản lý trong nền kinh tế nói chung, cũng như trong thương mại nói riêng ngày cáng cao. Quản lý trở thành vấn đề quan trọng trong cải cách kinh tế của các quốc gia trên thế giới, và ở nước ta trong suốt hơn 20 năm đổi mới vừa qua cũng là thời kỳ tiến hành cải cách kinh tế vf thay đổi cơ chế quản lý trên cả tầm vĩ mô
Quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý nhà nước về kinh tế là quá trình tác động có ý thức và kiên tục, phù hợp với quy luật của các cơ quan quản lý nhà nước trên tâm vĩ mô đến các hoạt động kinh tế, các quá trình kinh tế nhằm tạo ra kết qủa theo mục tiêu xác định trong điều kiện môi trường luôn biến động.
Quản lý nhà nước về kinh tế còn được tiếp cận theo các lĩnh vực, các mặt cụ thể của quản lý. Đó là một hệ thống tổng thể bao gồm các yếu tố, mục tiêu, nội dung, phương pháp, nguyên tắc tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho quản lý, môi trường của hoạt động kinh tế…trong trường hợp này quảnlý nhà nước về kinh tế là sự tác động vào cả quá trình hoặc từng thành tố trong quá trình làm cho quá trình vận động tới muc tiêu
Để thực hiện công tác quản lý, cơ quan quản lý nhà nước phải hoạch định các chiến lược, các quy hoạch và các kế hoạch phát triển kinh tế, tổ chức, và phối hợp theo cấp ngành trong quản lý, điều hành kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động các quá trình kinh tế đảm bảo phát triển đúng hướng, đạt mục tiêu.
Quản lý nhà nước về thương mại
Quản lý nhà nước về thương mại là một bột phận hợp thành của quản lý nhà nước về kinh tế, đó là sự tác động có hướng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định
Quản lý nhà nước về thương mại bao giờ cũng là một quá trinhg thực hiện và phối hợp bốn loại chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiẻm saót của các cơ quan quản lý vĩ mô các cấp.
Các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước về thương mại là người ra quyết định, người tổ chức, điều hành và tác động tới các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân tiến hành các hoạt động thương mại trong phạm vi thị trường cả nước, thị trường từng địa phương cũng như thị trường ngoài nước theo phạm vi phân công, phân cấp quản lý.
Nhà nước sử dụng quyền lực của mình trong điều kiện quản lý thương mại thông qua ban hành và sử dụng các công cụ kế hoạch hóa, chính sách, luật pháp và các quy định khác về thương mại để tác động tới các chủ thể người bán và người mua trên thị trường. sự tác động của hệ thống quản lý nhà nước về thương mại đến từng đối tượng trao đổi luôn đặt trong mối quan hệ với môi trườgn cụ thể, xác định trong từng thời kì
Khái niệm internet, quản lý nhà nước về internet
Khái niệm về internet
Internet là một tập hợp các máy tính được nối vơi nhau và chủ yếu là qua đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích là trao đổi và chia sẻ thông tin. Internet chứa đựng một lượng thông tin khổng lồ bao gồm rất nhiều các chủ đề. Nó chứa đựng các dnh mục của các thư viện, bài báo, mẫu tin, báo cáo, hình ảnh âm thanh, thông tin tham khảo, thông tin công ty và ý kiến cá nhân. Trước đây mạng internet được sử dụng chủ yếu trong các tổ chức chính phủ và các trường học. Ngày nay, mạng internet được sử dụng bởi hàng tỷ người bao gồm các cá nhân doanh nghiệp lớn nhỏ, trường học…
Tài nguyên Internet bao gồm hệ thống các tên và số dùng cho Internet, được ấn định thống nhất trên phạm vi toàn cầu. ở Việt Nam, tài nguyên Internet là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia cần được quản lý, quy hoạch và sử dụng có hiệu quả
Khái niệm quản lý nhà nước về internet
Là quá trình tác động liên tục và phù hợp với các vơ quan quản lý nhà nước trong mạng internet bằng các công cụ chính sách cụ thể để phát triển hệ thống mạng Internet bằng các công cụ và chính sách cụ thể để phát triển hệ thống mạng Internet theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra như điều kiện quán nét, các quy định cho các cá nhân hay các doanh nghiệp khi sử dung mạng Internet, hay xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm
3. Các khái niệm khác liên quan
3.1. Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định về quản lý dịch vụ truy nhập Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.
3.2. Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là doanh nghiệp nhà nước, hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được Tổng cục Bưu điện cấp giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các quy định về quản lý dịch vụ kết nối Internet do Tổng cục Bưu điện ban hành.
3.3. Dịch vụ ứng dụng Internet là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho người sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ bao gồm : bưu chính, viễn thông, thông tin, văn hoá, thương mại, ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet.
Dịch vụ thông tin Internet là một loại hình dịch vụ ứng dụng Internet bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo nói, báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên Internet và dịch vụ cung cấp các loại hình tin tức điện tử khác trên Internet.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) là doanh nghiệp sử dụng Internet để cung cấp các dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet ngoài việc chấp hành các quy định của Nghị định này, phải tuân theo các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước chuyên ngành.
3.4 Băng thông
Băng thông là độ rộng của một dải tần số điện từ, đại diện cho tốc độ truyền dữ liệu của một đường truyền, hay, chuyên môn một chút, là độ rộng (width) của một dải tần số mà các tính hiệu điện tử chiếm giữ trên một phương tiện truyền dẫn, đồng nghĩa với số lượng dữ liệu được truyền trên một đơn vị thời gian. Bandwidth cũng đồng nghĩa với độ phức tạp của dữ liệu đối với khả năng của hệ thống
3.5 Đại lý Internet, người sử dụng internet
Đại lý Internet là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân danh doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet để cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý và hưởng thù lao có trách nhiệm cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ theo đúng các quy định về loại hình, chất lượng và giá, cước dịch vụ đã thoả thuận trong hợp đồng đại lý ký với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và thực hiện các quy định về quản lý dịch vụ Internet do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành.
Người sử dụng dịch vụ Internet là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam sử dụng dịch vụ Internet thông qua việc giao kết hợp đồng với đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ INTERNET
Quản lý, kiểm soát thông tin, dịch vụ và các hoạt động cung cấp dịch vụ internet
Thực trạng
Việt Nam chính thức có chính sách quản lý, kiểm soát và phát triển Internet từ 1997. Hiện nay, các chính sách quản lý Internet bao gồm: Nghị định số 55/2001-NĐ-CP (thay Nghị định 21-CP); Thông tư số 04/2001/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, và dịch vụ kết nối; Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT Bộ Văn hoá Thông tin về quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet; Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA (A11) về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, sử dụng Internet tại VN
Theo thống kê, hiện nay trên thế giới đã có hàng tỷ các website và số lượng các website đang tăng lên từng ngày. Sự phát triển nhanh chóng của CNTT cho phép việc cung cấp thông tin lên Internet được "toàn cầu hóa" hoàn toàn. Bên cạnh những trang tin có nội dung tốt, là kho kiến thức vô tận cung cấp cho người dùng một cách hữu ích thì cũng có không ít các website có nội dung khiêu dâm, đồi truỵ, phản động, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục và nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Văn hoá Thông tin thì phải có đến hàng nghìn website loại này mà chủ yếu là các website của nước ngoài, trang web của một số Việt kiều xây dựng nhằm mục đích xấu. Thực trạng này đặt ra một nhiệm vụ nặng nề cho các nhà quản lý. Vào quý II/2002, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin đã có cuộc kiểm tra việc kinh doanh và sử dụng Internet tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng), kết quả 100% đại lý Internet công cộng có vi phạm.
Sau đó, Bộ Văn hóa Thông tin đã nghiên cứu và ban hành được quy chế thiết lập và quản lý các trang thông tin điện tử. Việc quản lý quảng cáo trên Internet cũng được đưa vào Pháp lệnh Quảng cáo với quy định kiểm duyệt gắt gao. Tuy việc quản lý đã được tăng cường nhưng kết quả không mấy khả quan. Ông Phan An Sa, Chánh thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin cho biết, các văn bản này chỉ mới có hiệu lực đối với các trang tin trong nước, còn đối với các trang tin nước ngoài có nội dung xấu thì không có cách gì để quản lý nổi. "Sự xuất hiện của các trang web độc hại ngày càng nhiều và tính chất nguy hại ngày càng nghiêm trọng", ông Sa nói.
Hiện nay những thông tin xấu, độc hại trên Internet xuất hiện vô cùng nhiều và dưới mọi hình thức. Nếu như vài năm trước những người có trách nhiệm mới chỉ cảnh báo về những hình ảnh sex trên net thì đến nay những thông tin loại này đã được bổ sung thêm dưới nhiều dạng khác như truyện ngắn, thơ, ca nhạc, video... Số lượng các website loại này bằng tiếng Việt cũng tăng lên nhanh chóng.
Theo ông Sa, sự vi phạm của các trang tin trong nước cũng đáng kể trong khi đó các quy định xử phạt trong Nghị định 55/2001. Và Nghị định 31/2001 còn rất chung chung, chủ yếu là xử phạt hành chính.
Trước tình trạng đó nhà nước đã có những biện pháp quản lý thắt chặt như theo thông báo 99/TB-VPCP ngày 18/5/2004 của Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã yêu cầu các cơ quan hữu quan phải tăng cường quản lý nhằm ngăn chặn việc khai thác, truyền bá các thông tin xấu, độc hại trên mạng Internet. Trong đó, Bộ Văn hoá Thông tin là cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công an thường xuyên kiểm tra việc đưa thông tin và khai thác thông tin có nội dung xấu và không lành mạnh lên mạng Internet. Thực hiện nghiêm việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm; nghiên cứu để đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các chế tài và quy định quản lý cho phù hợp. Bên cạnh đó, Bộ Văn hoá Thông tin là cơ quan chủ trì xây dựng quy định cụ thể về tiêu chuẩn Tổng biên tập báo điện tử, làm việc với các cơ quan chủ quản để chấn chỉnh và củng cố đội ngũ Tổng biên tập báo điện tử. Đồng thời, Bộ Văn hoá Thông tin cũng chủ trì trong việc xây dựng đề án đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật và quản lý tin học cho các cơ quan báo chí. Theo một quan chức của Bộ Văn hoá Thông tin với tốc độ phát triển nhanh chóng của Internet thì việc quản lý nội dung trên Internet là nhiệm vụ cực kỳ khó khăn đặt ra cho các cơ quan chức năng. Trước mắt, Bộ Văn hoá Thông tin đang trình Chính phủ ban hành bổ sung Nghị định 31/2001 về xử lý vi phạm trong lĩnh vực văn hoá thông tin, trong đó có những quy định cụ thể để xử phạt những vi phạm liên quan đến nội dung Internet.
Quyết định 71/QĐ-BCA của Bộ Công an về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam có hiệu lực từ cuối tháng 1 năm 2004. Ngày 19/7/2004 Bộ Bưu chính Viễn thông tiếp tục ban hành chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý các đại lý Internet công cộng. Vậy nhưng cho đến nay vẫn có hàng ngàn trang web độc hại vượt qua sự kiểm soát của "bức tường lửa" và việc quản lý loại hình kinh doanh dịch vụ Internet công cộng vẫn rất phức tạp...
Thành tựu
Nhờ các biện pháp, chính sách kiểm soát thông tin và nguồn tài nguyên internet sẽ hạn chế ô nhiễm tài nguyên internet, hướng người sử dụng tới việc sủ dụng internet lành mạnh là công cụ đắc lưc phục vụ cho công việc và cuộc sống. Internet phát triển một cách nhanh chóng trên tát cả các phương diện. Theo công bố này, từ 2000 đến 2009, tỉ lệ tăng trưởng số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam là 10,882%. Tại khu vực thành thị có khoảng 50% dân số truy cập Internet (riêng Hà Nội là 60%), với thời gian trung bình đạt 2 giờ 20 phút/ngày. Trong đó, 90% người dân truy cập Internet để đọc tin tức, tìm kiếm thông tin... Theo kết quả nghiên cứu, số người sử dụng Internet để đọc tin tức trực tuyến đã tăng từ 89% năm 2008 lên 97% năm 2009. Đọc tin tức trực tuyến là hoạt động online phổ biến nhất trong tất cả nhóm tuổi và giới tính.
Bảng số liệu về tình hình phát triển internet ở Việt Nam
Số người sử dụng
25781898
Tỉ lệ số dân sử dụng Internet
29.98%
Tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam
116412 Mbps
Tổng băng thông kênh kết nối ở Việt Nam
238131 Mpbs
Tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển
62533727 gybts
Tổng số tên miền .vn đã đăng ký
170245
Tổng số tên miền Tiếng Việt đã đăng ký
5359
Tổng số địa chỉ IPv4 đã cấp
12559360 đại chỉ
Số lượng địa chỉ IPv6 qui đổi theo đơn vị /64 đã cấp
46360852480 /64 địa chỉ
Tổng thuê bao băng rộng (xDSL)
3489453
2.1.3 Hạn chế
Internet là một lĩnh vực mới ở Việt Nam và nó có tầm phủ sóng rất rộng vì vậy để quản lý và kiểm soát không phải là vấn đề đơn giản
Đến nay vẫn có hàng ngàn trang web độc hại vượt qua sự kiểm soát của "bức tường lửa" và việc quản lý loại hình kinh doanh dịch vụ Internet công cộng vẫn rất phức tạp...
Việc đưa thông tin và khai thác thông tin có nội dung xấu và không lành mạnh lên mạng Internet vẫn diễn ra mặc dù các cơ quan chức năng có vào cuộc cứng rắn đến mức nào.
2.2 Quản lý hệ thống các nhà cung cấp dịch vụ và các giao dịch thương mại liên quan.
2.2.1 Thực trạng
- Ngày 19/11/1997, dịch vụ Internet chính thức có mặt tại Việt Nam. Lúc đó, nó được xem là dịch vụ cao cấp dành cho một nhóm cá nhân, tập thể thật sự có nhu cầu. Tuy nhiên chỉ sau hơn 10 năm có mặt tại Việt Nam internet đã trở nên vô cùng phổ biến. Tính đến tháng 9 năm 2010 cả nước có hơn 2.5781.898 người sử dụng internet.
- Lúc đầu, khi Internet xuất hiện ở Việt Nam chỉ có một DN cung cấp hệ thống đường trục kết nối trong nước và quốc tế (IXP) là VNPT cùng bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) là VNPT, FPT, SPT và Netnam được phép kinh doanh dịch vụ này.
- Năm 2002, để tạo động lực cạnh tranh, nhà nước không còn cho phép VNPT độc quyền khai thác hạ tầng kỹ thuật và cho phép thành lập các IXP khác. Quy định này đã làm thị trường Internet Việt Nam có sự đột phá mới. Giá cước ngày càng rẻ. Thủ tục ngày càng đơn giản. Từ một nhà IXP và bốn ISP thuở ban đầu, đến lúc đó, số lượng nhà kinh doanh dịch vụ Internet đang hoạt động thực tế trên thị trường gồm có bốn IXP và tám ISP. “Thời sơ khai” của Internet Việt Nam chỉ có các dịch vụ cơ bản: thư điện tử, truy cập cơ sở dữ liệu, truyền dữ liệu, truy nhập từ xa. Thì nay, các loại hình dịch vụ đã rất đa dạng và phong phú.
- Năm 2003, với các quyết định cho giảm cước truy cập sử dụng Internet ngang với các quốc gia trong khu vực, thậm chí có khung cước còn rẻ hơn, đồng thời cho phép các DN tự mình áp dụng các chính sách quản lý và ấn định mức cước, số khách hàng thuê bao của các ISP tăng đột biến. VNPT tăng 258%, SPT - 255%, NetNam - 227%, Viettel - 184% và FPT - 174%. Tuy nhiên, đến nay chất lượng dịch vụ vẫn còn là nỗi khổ của khách hàng lẫn nhà cung cấp. Vấn đề chất lượng chỉ được “cải thiện” bằng thiện chí chăm sóc khách hàng của các ISP chứ chưa có một cuộc thay đổi toàn diện, mà điều dễ thấy nhất là ở tốc độ truy cập.
- Tháng 5/2003, dịch vụ Internet băng thông rộng, gọi tắt là ADSL với nhà cung cấp đầu tiên là FPT, được chính thức tung ra thị trường cũng ngay từ buổi ban đầu dịch vụ này luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Các nhà cung cấp lắp đặt cáp tới đâu, khách hàng đăng ký tới đó. Có nhiều khu vực, dù chưa có cáp nhưng đã có khách hàng đăng ký “chờ”. Sau năm tháng triển khai, số khách thuê bao dịch vụ ADSL của VNPT và FPT đã đạt đến gần 20.000, và sau một năm, số khách thuê bao đã tăng lên đến 71.000.
Ban đầu, dịch vụ này chỉ được cung cấp cho người sử dụng tại Hà Nội và TP.HCM. Đến nay, ADSL đã phủ khắp 64 tỉnh thành, từ đô thị cho đến các vùng nông thôn với các nhà cung cấp VNPT, Viettel và EVN. Netnam, SPT và FPT chỉ triển khai dịch vụ tại Hà Nội và TP.HCM. Riêng FPT, trong năm 2007 đã bắt đầu mở rộng dịch vụ ADSL đến các tỉnh thành có số dân đông như Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương và Đồng Nai.
Chính nhờ công nghệ băng thông rộng ADSL ra đời mà dịch vụ nội dung trên môi trường mạng cũng phong phú hơn thuở ban đầu rất nhiều. Nhiều dịch vụ cao cấp hơn như VoIP, Wi-Fi, các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng (chat, trò chơi trực tuyến, blog...) ngày càng nhộn nhịp. Nhưng quan trọng hơn là khi băng thông lớn, tốc độ truy cập nhanh, Internet Việt Nam đã có sự phát triển đột biến. Bên cạnh các tờ báo điện tử lớn như VietNamNet, VnExpress,... các trang web thông tin của các báo, DN và cá nhân đều phát triển rất mạnh. Đây không chỉ là nơi cung cấp thông tin cho người đọc mà còn là nơi trao đổi kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống của con người trong môi trường ảo.
- Với vai trò điều phối, tháng 10/2003, Bộ Bưu chính-Viễn thông (nay là Bộ Thông tin-Truyền thông) đã tạo sự thống nhất giữa các IXP trong vấn đề kết nối Internet trong nước bằng việc thành lập hệ thống VNIX - hệ thống mạng trung chuyển lưu lượng Internet quốc gia. VNIX đã góp phần làm giảm sự quá tải, tăng băng thông Internet trong nước, tránh lãng phí thuê kênh Internet quốc tế. - Sau mười năm hoạt động, Internet Việt Nam đã có 16 ISP. Nhưng theo các cơ quan chức năng, chỉ có tám ISP thực sự có hàng hóa cung cấp cho thị trường, đó là VNPT, SPT, FPT, Viettel, EVN, Netnam... Để thu hút khách hàng, ngoài việc mở rộng địa bàn “phủ sóng”, các nhà cung cấp đã đưa ra nhiều dịch vụ mới như danh bạ, luyện thi trực tuyến, thông báo điểm tuyển sinh, diễn đàn trên mạng, truyền hình theo yêu cầu (Video on Demand - VOD), mở rộng hình thức kết nối không dây bằng việc tặng các hotspot cho các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn, trường học... như mô hình “thành phố Wi-Fi” do FPT Telecom xây dựng tại TP.HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông Lê Nam Thắng, độ phủ và sự phong phú của các dịch vụ giá trị gia tăng của các ISP hiện nay chỉ dựa vào hệ thống mạng điện thoại công cộng là chính, còn các phương thức khác như mạng cáp quang, vệ tinh VSAT IP... tuy có nhưng chưa phổ biến.
Các ISP còn lại đang hoạt động yếu ớt hoặc chưa làm gì như Công ty Sản xuất-Kinh doanh-Xuất nhập khẩu Điện tử quận 10 (TIE), Công ty cổ phần Dịch vụ Một kết nối (OCI), Công ty Thông tin Điện tử Hàng hải, Công ty Điện tử Tin học Hóa chất (Elinco), Công ty Thanh Tâm… Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng trên mạng ( OSP ) đều là các ISP, đây cũng là điều dễ hiểu khi ta nhìn vào mục đích kinh doanh và thế mạnh của các ISP.
- Theo số liệu thống kê từ Trung Tâm Inernet Việt Nam thì tính đến hết ngày 27/9/2010, cả nước có trên 87 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet. Trong đó thị phần của một số doanh nghiệp lớn như sau:
Thị phần các ISP tại VN(Nguồn: Trung Tâm Internet Việt Nam-VNNIC-tháng 9/2010 )
Đơn vị
Tổng số thuê bao quy đổỉ
Thị phần (%)
Công ty cổ phần viễn thông Hà Nội (HPT)
643
0,01
Tổng công ty Viễn thông Quân đội (VIETTEL)
810638
16,49
Công ty cổ phần dịch vụ Một kết nối (OCI)
130309
2,65
Công ty cổ phần dịch vụ BC-VT
Sài Gòn
203540
4,14
Công ty NETNAM - Viện CNTT (NETNAM)
78345
1,59
Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ (FPT)
910791
18,53
Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT)
2532108
51.52
Công ty SAXKD XNK điện tử Q.10 (TIE)
1035
0,02
Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN)
247057
5,02
( ISP =Internet Service Provider - là nhà cung cấp dịch vụ Internet chuyên cung cấp các giải pháp kết nối Internet cho các đơn vị tổ chức hay các cá nhân người dùng ).
Hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam:
Sự phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới đã làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại những lợi ích to lớn cho xã hội. Với Việt Nam, TMĐT tuy còn khá mới mẻ, nhưng đã hé mở nhiều triển vọng sáng sủa, đặc biệt là sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới cuối năm 2006.
Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam
Ngày 19/11/1997 là ngày đầu tiên đánh dấu sự hoạt động của Internet tại Việt nam. Đến nay, cả nước có 4,3 triệu thuê bao Internet quy đổi, đáp ứng nhu cầu của 15,5 triệu dân, đạt mật độ 18,64 người/100 dân, cao hơn bình quân khu vực ASEAN và thế giới; vượt xa Thái Lan (15,65%), Trung Quốc (9,41%), Philippinnes (9,12%),... Nguyên Bộ trưởng Bộ BCVT Đỗ Trung Tá đã phát biểu tại Lễ kỷ niệm 10 năm Internet Việt Nam rằng “đến năm 2020, mức độ sử dụng Internet của Việt Nam sẽ đạt trình độ của các nước phát triển”.
Với tốc độ tăng trưởng tỷ lệ người sử dụng Internet là 123,4%/năm (cao nhất trong khu vực ASEAN), đạt 1,9 triệu thuê bao Internet và gần 5,9 triệu người trong năm 2004, Việt Nam là quốc gia được đánh giá là có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển TMĐT. Theo dự báo về mức tăng trưởng thị trường CNTT Việt Nam của IDG, trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2008, mức chi cho CNTT của Việt Nam nằm trong tốp 10 nước đứng đầu thế giới và sẽ vượt qua Trung Quốc với tỷ lệ tăng trưởng đạt 16%. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia rất nhanh nhạy với mô hình kinh doanh trực tuyến.
Tuy nhiên, hoạt động TMĐT ở Việt Nam vẫn còn chưa được như mong muốn. Hầu hết các website B2B chưa có định hướng hoạt động rõ ràng, mà chúng ta chủ yếu mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thiết lập và thử nghiệm, giá trị giao dịch thực tế còn chưa cao. Loại giao dịch B2B chưa thật sự hình thành ở Việt Nam, mới chỉ dừng lại ở mức tìm thông tin thị trường, bán hàng qua thư điện tử và các website TMĐT. Các hệ thống mua bán trực tuyến giữa các doanh nghiệp lớn với nhau hầu như chưa tồn tại. Các công ty nói chung khá nhanh nhạy trong việc áp dụng TMĐT, nhưng còn không ít các công ty đến với hình thức này theo kiểu “phong trào”, chưa kể số lượng các website cung cấp dịch vụ TMĐT quy mô lớn chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khi đó, việc mua bán trực tuyến B2C và C2C tại Việt Nam chưa phổ biến và cũng chưa có doanh nghiệp nào cung cấp hoàn chỉnh các công đoạn của một chu trình mua bán trực tuyến
Số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam cho thấy, hiện tại có 15 triệu người Việt Nam sử dụng Internet và trong 3 năm tới số người sử dụng Internet ở Việt Nam khoảng 30 triệu người. Thị trường rộng lớn đó cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ là tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, theo điều tra của Bộ Công Thương lần gần đây nhất với 1.000 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có website chiếm 20-25%, nhưng tính năng TMĐT trong các website này còn mờ nhạt. Chức năng website chủ yếu là giới thiệu về công ty, chiếm 93,8%, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ chiếm 62,5%, trong khi tính năng giao dịch TMĐT cho phép đặt hàng chỉ chiếm 27,4%, hoạt động thanh toán trực tuyến chỉ có 3,2%.
Hoạt động TMĐT mới chỉ manh nha ở các doanh nghiệp lớn, đại đa số các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam vẫn đang nằm ngoài guồng quay của phương thức kinh doanh hiện đại này. Theo ông Miguel Pardo de Zela – Tham tán thương mại, Đại sứ quán Mỹ: “TMĐT là tạo ra, thực hiện các giao dịch buôn bán qua Internet chứ không phải tạo ra những điều kiện để mua bán trên Internet. Mạng Internet được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau, tạo ra các điều kiện mua bán. Tuy nhiên ở Việt Nam điều này mới đang ở bước khởi đầu. Có rất ít lĩnh vực mà người ta có thể thực sự thực hiện việc mua bán trên Internet”. Một hệ thống bán hàng trực tuyến hoàn chỉnh phải đảm bảo yêu cầu: thay vì đến cơ sở của người bán, người mua có thể thực hiện tất cả các công đoạn của việc mua hàng chỉ thông qua Internet. Nghĩa là người mua có thể thực hiện việc xem hàng, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng, thụ hưởng các dịch vụ sau bán hàng thông qua mạng Internet. TMĐT ở Việt Nam hiện nay thực chất chỉ gồm việc thiết lập một “showroom trên mạng” để giới thiệu về doanh nghiệp và trưng bày các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa, dịch vụ. Một số website thiết lập cơ chế để người tiêu dùng có thể đặt hàng thông qua email hoặc gọi điện thoại đến nhà cung cấp. Sau đó nhà cung cấp sẽ vận chuyển hàng hóa đến tận tay người mua hàng và sẽ tiến hành thanh toán. Nhưng việc mua bán hiện nay chỉ thể hiện ở giai đoạn xem hàng và đặt hàng, còn các công đoạn khác vẫn tiến hành theo cách thức thương mại truyền thống.
Trong bối cảnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TMĐT là công cụ thiết yếu trong việc giảm chi phí giao dịch, tiết kiệm thời gian, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và tốc độ tham gia thị trường chung. Vì vậy, việc xác định những chính sách, giải pháp, điều kiện cần thiết cho phát triển TMĐT, tìm ra những mô hình thích hợp cho TMĐT tại Việt Nam đang trở nên cấp thiết. Hơn nữa, việc nâng cao nhận thức của xã hội, khuyến khích ứng dụng và tăng cường hợp tác giữa khu vực này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung. Ông Lê Xuân Vũ - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng & Phát triển Sản phẩm Dịch vụ - Công nghệ Techcombank cho biết: “Các ngân hàng đã nhận thức rất rõ vai trò và xu thế phát triển TMĐT. Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu của khách hàng và cộng đồng nhà cung ứng đã bắt buộc các ngân hàng phải nhập cuộc. Phương thức kinh doanh truyền thống sẽ giảm dần, thay vào đó là phương thức kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ giúp chúng ta đưa ra nhiều sản phẩm đến khách hàng hơn một cách thuận tiện hơn. Vì thế, tận dụng những thế mạnh công nghệ để giảm chi phí hoạt động là xu thế tất yếu”.
Trước nhu cầu và sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT đòi hỏi có một cơ quan thống nhất quản lý về hoạt động này, Vụ Thương mại Điện tử trực thuộc Bộ Công thương đã được thành lập với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực TMĐT, tổ chức ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước về thương mại. Trong thời gian qua, Bộ Công thương đã tích cực chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các chiến lược, kế hoạch, dự án phát triển, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn về TMĐT. Bộ đã có nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng TMĐT, trong đó có việc đưa hoạt động Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia www.ecvn.gov.vn. Bộ Công thương đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về TMĐT. Bên cạnh đó, Bộ Công thương (Vụ Thương mại Điện tử) cũng là cơ quan đầu mối trong các hướng dẫn hợp tác quốc tế về TMĐT.
2.2.2 Thành tựu
Đa số người Việt Nam truy cập Internet để đọc tin tức. Ảnh: Hoàng Huy
Phát triển thuong mại điện tử, từ đó dẫn đến thu hẹp khoảng cách với thế giới. trao đổi buôn bán giữa các quốc gia khác nhau sẽ không con gì trỏ ngại, bằng một cú click đơn gian , bạn có thể thực hiện trao đổi buôn bán dễ dang. Các thông tin sự kiện trên thế giới sẽ không còn xa lại
Nhờ hoạt động thương mại điện tử hình thức bán hàng trực tuyến sẽ phát triển nhanh chóng. Tiết kiệm thoiừ gian và nhiều chi phí khác…
2.2.3 Hạn chế
Hệ thống quy phạm pháp luật và luật pháp, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn tiêu chuẩn về các giao dịch trong hoạt động dịch vụ internet còn chưa đầy đủ
Trong hoàn cnảh phát triển nhanh chóng của internet đặc biệt là thương mại điện tử thì luật pháp chưa hoàn thiện sẽ là một rào cản lớn
Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho các dịch vụ Internet
2.3.1 Thực trạng quản lý
Một trong những thứ tuyệt vời nhất về Internet là không ai thực sự sở hữu được nó. Nó là một tập hợp (collection) các mạng mang tính toàn cầu, cả lớn và nhỏ. Các mạng này ra còn nhiều doanh nghiệp cung cấp internet không có hạ tầng. Tuy nhiên có thể nói chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp hiện tại chưa thực sự đáp ứng được các nhu cầu đa kết nối với nhau theo nhiều cách khác nhau để tạo thành một thực thể đơn nhất, cái mà chúng ta vẫn được biết đến với tên gọi Internet. Trong thực
tế, tên này được xuất phát từ ý tưởng của các mạng kết nối chéo
(interconnectednetworks), được lấy từ hai chữ này mà ra.
Chính phủ và bộ TT&TT rất quan tâm đến cơ sở hạ tầng mạng có nhiều chính sách phát triển cơ sở hạ tầng mạng. Như chính sách quản lý và phát triển internet, nghị định của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên điện tử trên internet,đặc biệt là Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt đề án”Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”. Nhà nước đã đua ra các chính sách nhằm thúc đẩy phát triển hạ tầng mạng ngày càng hiện đại. Như:
+ Chính sách về đầu tư: Ban hành các chính sách ưu đãi cao về đầu tư với các dự án phát triển hạ tầng viễn thông băng thông rộng,các dự án phát triển khu công nghệ thông tin tập trung....
Phát triển mạng internet có độ an toàn, tin cậy cao, kết nối nhiều hướng trên cơ sở kết hợp các tuyến cáp quang biển, tuyến cáp quang trên đất liền và hệ thống thông tin vệ tinh, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ băng rộng.
Phát triển mạng cáp quang đến tất cả các huyện trong cả nước. Đối với những khu vực quan trọng, hình thành các mạng cáp quang có cấu trúc mạch vòng để tăng cường an toàn thông tin
Bảo đảm tất cả các Bộ, ngành, cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền cấp tỉnh và huyện được kết nối Internet băng rộng và kết nối với mạng diện rộng của Chính phủ; 100% viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông có kết nối để truy nhập Internet băng rộng; trên 90% các trường trung học cơ sở, bệnh viện được kết nối Internet
Phát triển các mạng thông tin dùng riêng hiện đại, phù hợp với sự phát triển của mạng công cộng quốc gia; vừa đáp ứng nhu cầu thông tin riêng của các ngành, vừa sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng thông tin của mạng công cộng đã xây dựng
Ưu tiên phát triển mạng thông tin dùng riêng hiện đại phục vụ Đảng, Chính phủ, quốc phòng, an ninh; đảm bảo chất lượng phục vụ, yêu cầu bảo mật và an toàn thông tin.
+ Chính sách về tài chính: Đối với thuế thì NN có chính sách ưu đãi đặc biệt đối với các dự án phát triển công nghệ thông tin, nhất là các dự án phát triển hạ tầng cơ sở. NN còn dùng vốn ngân sách để ưu tiên cho các dự án, chương trình phát triển hạ tầng,ứng dụng công nghệ thông tin ....
+ Chính sách đất đai, địa điểm: thực hiện hỗ trợ đất đai hợp lý, ưu tiên lựa chọn, bố trí vị trí và diện tích phù hợp cho yêu cầu xây dựng hạ tầng....
2.3.2 Thành tựu
Việc phát triển hạ tầng cơ sở vật chất tạo điều kiện cho việc phát triển và phổ cập internet tại Việt nam, phát triển trình độ dân trí, ứng dụng CNTT vào đời sống, thúc đẩy kinh tế phát triển và tạo ra nhiều công việc mới....
Theo thống kê mới nhất của bộ thông tin và truyền thông thì tổng băng thông kênh kết nối trong nước là 238138Mbps, tổng băng thông kênh kết nối quốc tế là 116412 Mbps, tổng lưu lượng trao đổi qua trạm trung chuyển VNIX là 62533727 Gybts, tổng thuê bao băng thông rộng là 3489453
Với băng thông rộng tốc độ truy cập internet nhanh đặc biệt là mạng 3G ra đời cùng với đó hàng loạt báo điện tử ra đời, kích thích nhu cầu tìm kiếm thông tin, trao đổi thông tin và kinh nghiệm trên mạng từ đó nâng cao vốn hiểu biết cho người sử dụng và biết đến nhiều hơn tài nguyên mạng. Theo thống kê gần đây nhất có khoảng 23,2 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, số lượng người mua hàng qua mạng đã tăng từ 4% năm 2008 lên 11% năm 2009 hay số người sử dụng Internet để đọc tin tức trực tuyến đã tăng từ 89% năm 2008 lên 97% năm 2009….
2.3.3 Hạn chế
Việc quản lý còn nhiều bất cập như: quản lý ở một số khâu quản lý còn kém hiệu quả, tình trạng trồng chéo trong việc xây dựng và sử dụng hạ tầng mạng, các nhà hạ tầng mạng dùng một hạ tầng riêng dẫn đến tình trạng quản lý trở lên khó khăn. Điều này một phần đã làm cản trở việc phát triển hạ tầng mạng và quy hoạch phát triển.
Tính tới nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính cấp giấy phép xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông cho 13 doanh nghiệp. Như tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, công ty thông tin di động VMS-VNPT, công ty viễn thông tin thông điện lực EVN Telecom, công ty cổ phần viễn thông FPT(FPT telecom)....Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp cung cấp internet không có hạ tầng.
Có thể nói chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp hiện tại chưa thực sự đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng, thể hiện qua sự nghẽn mạch, hạn chế tốc độ truy nhập download /up load, dịch vụ hỗ trợ khách hàng và cả về giá thành dịch vụ; Mặt khác còn có sự lãng phí lớn khi việc chia sẻ hạ tầng viễn thông giữa các nhà khai thác chưa được thực hiện tốt giữa các doanh nghiệp.
Quản lý chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong quản lý nhà nước về Internet
Thực trạng
"Để áp dụng cho đợt thanh tra đại lý Internet diện rộng trên phạm vi toàn quốc, ngày 29/06/2006 Bộ Bưu Chính Viễn Thông (BCVT) đã ban hành thông tư số 03/2006/TT-BBCVT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của thông tư 05/2004/TT-BBCVT… Nội dung thông tư này quy định rõ các hành vi vi phạm về quản lý đại lý Internet, quản lý trò chơi trực tuyến, hình thức và mức xử phạt được dẫn chiếu đến nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Đây là nội dung được trích trong văn bản số 340/Ttra ngày 30/06/2006 về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 03/2006/BBCVT của thanh tra Bộ BCVT gửi đến sở BCVT các tỉnh, thành phố
Năm 2010 Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiến hành cuộc điều tra thống kê toàn quốc về hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe-nhìn.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có công văn gửi các địa phương, các doanh nghiệp có liên quan về việc tăng cường công tác quản lý đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến là công văn số 2455/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 2/8 của Bộ thông tin và Truyền thông về việc tăng cường công tác quản lý đối với dịch vụ trò chơi trực tuyến Kể từ 1/9/2010, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ internet sẽ triển khai biện pháp kỹ thuật ngừng cung cấp dịch vụ đối với các đại lý internet vi phạm giờ đóng cửa theo quy định của chính quyền địa phương. Các sai phạm của đại lý sẽ bị xử lý nghiêm.Cũng trong thời gian chờ Quy chế mới được ban hành, các cơ quan chức năng sẽ tạm ngừng thẩm định, phê duyệt các nội dung kịch bản trò chơi mới.
Nói riêng ở Hà Nội theo Sở Thông tin và Truyền thông , trong 7 tháng đầu năm 2009, hầu hết các hành vi vi phạm trong lĩnh vực viễn thông và Internet phát hiện qua công tác thanh, kiểm tra đều xuất phát từ việc các tổ chức, cá nhân vì mục đích lợi nhuận với tính chất và mức độ nguy hiểm cao. Đã có tới 19 thiết bị viễn thông gồm hai loại: thiết bị kết nối vào mạng thông tin di động và thiết bị kết nối vào mạng điện thoại cố định bị tịch thu.
Theo thống kê, đến hết ngày 30/9/2010, toàn TP có 2.244 đại lý Internet, trong đó có 485 đại lý gần trường học dưới 200m. Tất cả các đại lý này sử dụng từ 2 đến 4 đường truyền và có từ 20 đến 100 máy. Hầu hết các đại lý này đều không đảm bảo các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường và không cài đặt phần mềm quản lý người chơi. Qua đó, Thanh tra Sở đã ngừng hoạt động 485 đại lý Internet gần trường học dưới 200m, 60% các đại lý Internet đã ngừng cung cấp dịch vụ sau 23 giờ.
Thành tựu
Thắt chặt quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ internet nhằm ngăn chặn các hành động vi phạm pháp luật, khuyến khích mọi người sử dụng Internet cho mục đích học tập, làm việc, nâng cao tri thức.
Hạn chế
Một loạt văn bản ra đời từ cấp bộ đến cấp địa phương nhằm theo kịp sự phát triển không ngừng của Internet đã gây không ít khó khăn cho những người thực thi pháp luật và cả chủ đại lý Internet.
Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA ngày 01/06/2006 về quản lý trò chơi trực tuyến (TCTT) quy định: "Chỉ được cung cấp dịch vụ TCTT ở các địa điểm cách cổng ra vào của các trường học (từ mẫu giáo đến phổ thông trung học) tối thiểu 200m, không phân biệt trường đó thuộc địa phương nào". Thế nhưng tại hội nghị triển khai các văn bản pháp luật về quản lý Internet do Sở BCVT Bình Dương tổ chức ngày 30/06/2006, nhiều chủ đại lý phản ánh: "Điểm kinh doanh Internet và TCTT của họ có trước khi trường học ra đời thì phải xử lý ra sao?!". Ông Đỗ Khắc Điệp - giám đốc Sở Văn Hóa Thông Tin Bình Dương cho biết, nhiều trường học mới xây dựng hoặc sửa lại cổng trường gần sát với điểm kinh doanh TCTT thì chỉ còn cách vận động chủ đại lý chuyển nghề vì không có biện pháp chế tài.
Điều kiện hoạt động kinh doanh đại lý Internet được quy định tại thông tư liên tịch 02 về quản lý đại lý Internet quy định: "3- Làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương theo qui định của pháp luật. 4- Ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet". Thế nhưng khi vận dụng nhiều phòng kinh doanh của cấp quận/huyện đã yêu cầu tổ chức, cá nhân đi đăng ký kinh doanh làm đại lý Internet phải có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp (DN) cung cấp trước thì mới cấp phép. Về phía DN cung cấp thì yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh mới ký hợp đồng đại lý!
“Quy định trẻ em dưới 14 tuổi sử dụng Internet tại đại lý phải có người đi kèm hoặc bảo lãnh là rất khó thực hiện. Bởi thực tế hiếm thấy phụ huynh dẫn con em vào truy cập Internet hoặc bảo lãnh” - GĐ Sở BC&VT Ninh Thuận Nguyễn Anh Cả thừa nhận.Theo ông Cả, dù đại lý Internet có cài phần mềm chặn web sex, nhưng do chúng xuất hiện quá nhiều nên các đại lý không thể cập nhật hết được. Ông kiến nghị yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet có phần mềm ngăn chặn web đen từ đầu nguồn.
Hay như hầu hết các ý kiến đề xuất, kiến nghị của hơn 500 đại lý Internet tại một hội nghị ở Bình Dương, đều nêu việc sử dụng chương trình phần mềm quản lý đại lý để lưu giữ thông tin người sử dụng dịch vụ, bao gồm địa chỉ đã truy cập, thời gian truy cập, loại hình dịch vụ (email, chat, ftp, Telnet…) trong thời gian 30 ngày là không khả thi vì máy tính thường xuyên hư hỏng phải định dạng (format) và cài đặt lại. Hơn nữa, đến nay việc trang bị phần mềm quản lý đại lý Internet cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ký hợp đồng đại lý cung cấp cũng chưa có.
GĐ Sở BC&VT Khánh Hoà Nguyễn Kim Hòa cho rằng việc bắt buộc khách hàng phải đăng ký thông tin cá nhân trước khi sử dụng Internet khiến họ phản ứng và đại lý vì thế sẽ vắng khách. Cho nên, để tránh ảnh hưởng doanh thu, các đại lý cố tình không lập sổ ghi thông tin khách hàng.
Theo ông Nguyễn Hoàng Tuấn Anh – phụ trách truyền thông Cty VinaGame, trong khi các game mới liên tục được tung ra, người chơi sẽ chơi cùng lúc nhiều game nên sau mỗi lần hưởng 100% điểm thưởng trong thời gian quy định, họ có thể chuyển sang chơi game khác để ghi điểm mà không sợ tốn công vô ích.
Đối với game online, theo các chuyên gia, mục tiêu hạn chế thời gian chơi của game thủ cũng rất khó đạt được thông qua biện pháp chỉ chơi dưới 3 giờ mới được 100% điểm thưởng.
Do không thể chơi game như game thủ để duyệt từng cảnh, lời thoại, âm thanh cụ thể nên việc thẩm định, theo ông Toàn, chủ yếu dựa vào một số hình ảnh, lời thoại cố định mà doanh nghiệp trình lên.
Theo quy định, Bộ VH&TT là cơ quan tiếp nhận hồ sơ và phê duyệt nội dung, kịch bản của các game online với thời hạn trả lời kết quả trong vòng 15 ngày.
Song, cho đến thời điểm này, đã 4 tháng trôi qua, Bộ mới chỉ phê duyệt cho 2 game của Cty VinaGame là Võ lâm truyền kỳ 1 và Cửu long tranh bá. Trong khi đó, nhiều game mới liên tiếp được các nhà cung cấp cả mới lẫn cũ tung ra thị trường như Audition, Cao bồi không gian, Con đường tơ lụa…
Ông Ngô Huy Toàn – chuyên viên thanh tra Bộ VH&TT thừa nhận việc thẩm định game online là công việc hết sức khó khăn. “Chúng tôi đang phải làm công việc tương đối trái nghề. Hàng chục game đang chờ phê duyệt trong khi hội đồng thẩm định phải làm việc cả ngày nghỉ nhưng tiến độ vẫn rất chậm” - Ông Toàn nói.
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ INTERNET
- Khuyến khích việc ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội để nâng cao năng suất lao động; mở rộng các hoạt động thương mại; hỗ trợ cải cách hành chính, tăng tiện ích xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Thúc đẩy việc ứng dụng Internet trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, trường học, bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và đưa Internet đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về Internet. Có biện pháp để ngăn chặn những hành vi lợi dụng Internet gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục, vi phạm các quy định của pháp luật và để bảo vệ trẻ em khỏi tác động tiêu cực của Internet.
- Phát triển Internet với đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao và giá cước hợp lý nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Khuyến khích tăng cường đưa thông tin tiếng Việt lên Internet.
- Tên miền quốc gia “.vn”, địa chỉ Internet và số hiệu mạng Internet do Việt Nam quản lý là một phần của tài nguyên thông tin quốc gia, cần phải được quản lý, khai thác, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Khuyến khích và tạo điều kiện để sử dụng rộng rãi tên miền quốc gia “.vn” và thế hệ địa chỉ Internet IPv6.
- Bí mật đối với các thông tin riêng trên Internet của tổ chức, cá nhân được bảo đảm theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Việc kiểm soát thông tin trên Internet phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật.
- Internet Việt Nam là một bộ phận quan trọng thuộc cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, được bảo vệ theo pháp luật, không ai được xâm phạm. Bảo đảm an toàn, an ninh cho các hệ thống thiết bị và thông tin điện tử trên Internet là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, mọi tổ chức và cá nhân.
- Tiếp tục nâng cao và hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nhà nước nhằm đảm bảo điều tiết sự phát triển hài hoà với mạng lưới băng thông rộng và nội dung thông tin đa dạng trên đó. - Nâng cao nhận thức đúng đắn về Internet cho cả người cung cấp dịch vụ và người sử dụng để Internet được phát triển và sử dụng hiệu quả, phục vụ cho tăng trưởng kinh tế xã hội và đời sống nhân dân. - Phát triển nguồn nhân lực có tri thức, người lao động biết sử dụng Internet và từng bước tham gia "tương tác" với Internet phục vụ cho lợi ích của mình, nhân rộng các mô hình kinh doanh sáng tạo và thúc đẩy một môi trường canh lành mạnh. - Coi trọng hệ thống cơ sở dữ liệu, chất lượng các nội dung thông tin trên mạng, tạo lập môi trường ảo phục vụ thực sự hiệu quả cho quốc kế dân sinh. Công nghiệp phần mềm phải phục vụ được quá trình sáng tạo nội dung.
- Nhà nước cần tập trung vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh mạng lưới quản lý nhà nước về internet, kiên quyết không cho đăng và lưu hành các loại chương trình, thông tin không có tiêu chuẩn an toàn kĩ thuật không phù hợp với thuần phong mỹ tục.
- Mong muốn Bộ GD-ĐT sớm có chương trình đào tạo tin học đồng bộ và phù hợp cho từng cấp học, cũng như có các phần mềm giáo dục, sách điện tử, cơ sở dữ liệu và website có nội dung thiết thực, liên quan trực tiếp một cách khoa học tới mọi môn học để học sinh, sinh viên có điều kiện tự nghiên cứu, khám phá. Nếu không có những định hướng căn bản như vậy thì bao nhiêu tiền của để trang bị máy móc, bao nhiêu thời gian của các em tiêu tốn vào Internet sẽ phí hoài và thậm chí "lợi bất cập hại".
- Quy định kiểm tra chứng minh nhân dân của người truy cập, và các chủ đại lý là lực lượng có nhiệm vụ kiểm soát. Đồng thời, các điểm dịch vụ phải lưu giữ thông tin khách hàng truy cập trong vòng 3 ngày để khi lực lượng chức năng đến kiểm tra có thể phát hiện những sai phạm. Tích cực kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các điểm Internet chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.
- Triển khai, tăng cường thời lượng kiểm tra gắt gao hơn so với thời gian trước, rút kinh nghiệm để có biện pháp tốt. Mở nhiều lớp tập huấn cho lực lượng thanh tra TP, quận, huyện trong lĩnh vực này, nhằm tăng cường khả năng quản lý, kiểm tra do đội ngũ thanh tra hiện còn yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Lực lượng thanh tra nên mời các dịch vụ kinh doanh Internet, thường xuyên có những phổ biến về quy định, nghị định của chính phủ, các bộ ngành, UBND TP... để tránh sai phạm, và khi những chủ kinh doanh dịch vụ đã được phổ biến điều luật, vẫn cố tình sai phạm sẽ bị phạt nặng. Cần có sự phân cấp quản lý cụ thể trong lĩnh vực này, và trong thời gian tới, sẽ có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa.
- Quy định các đại lý internet chỉ được mở cửa hoạt động từ 8 giờ sáng đến 22 giờ, trừ các nhà hàng, khách sạn, v.v... nơi cung cấp dịch vụ internet trong phạm vi của mình. Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, ông Lưu Vũ Hải thông báo: "Để đảm bảo giờ đóng cửa của các đại lý internet đúng quy định, Bộ TT-TT có đề xuất phương án giải pháp kỹ thuật là các doanh nghiệp ISP dừng đường truyền internet đến các đại lý sau 23h hàng ngày"
- Để quản lý được Internet và games online thì cần có sự phối hợp của nhiều đơn vị liên quan, như với Sở Giáo dục và Đào tạo, Thành đoàn Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ và các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên khi sử dụng Internet và trò chơi trực tuyến một cách lành mạnh, chú trọng tuyên truyền về tính 2 mặt của Internet và games o nline. Tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn các quận/huyện/thị xã về các quy định trong quản lý Internet nói chung, quản lý đại lý Internet, trò chơi trực tuyến nói riêng và kỹ năng, kỹ thuật công nghệ, nghiệp vụ kiểm tra hoạt động kinh doanh của các đại lý Internet trên địa bàn và siết chặt đại lý internet để "chặn" tiêu cực từ game online
Cuối cùng, xây dựng một hạ tầng thông tin hiện đại, cập nhật với xu thế thế giới, là môi trường tốt cho sự hội tụ của viễn thông, Internet và phát thanh truyền hình, hội tụ giữa các thiết bị cố định và di động, phục vụ cho việc triển khai phiên bản Internet mới IPv6, tiến hành cấu trúc hệ thống máy tính mạng, máy tính rẻ, phần mềm mã nguồn mở... góp phần tạo dựng một xã hội thông tin trong đó mọi người được áp dụng mọi thông tin theo yêu cầu.
Tài Liệu Tham Khảo
1. Nguồn: Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia
2. Nguồn: Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet
3. Số liệu của bộ thông tin truyền thông
4. Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28-8-2008
5. Thông tư liên tịch số 60 ngày 1/6/2006 do liên bộ Văn hóa thông tin, Bưu chính viễn thông, Công an ban hành.
6. Nghị Định 55/2001/NĐ-CP của Chính phủ
7. Báo VnExpress ngày 11/10/2010)
8. Báo Đất Việt ngày 02/8/2010
9. Báo Vnexpress ngày 22/5/2010
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản lý nhà nước về internet.doc