Đề tài Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam

Đề tài Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam " Qũy đâù tư là một tổ chưc đầu tư chuyên nghiệp do các nhà đầu tư cùng góp vôń . Tư nhưng khoan̉ tiêǹ tiêt́ kiêṃ , nhaǹ rôĩ phân tań trong dân chuń g đươc tâp̣ trung lại thành các nguồn vốn lơn cho các nhà chuyên nghiệp sư dụng trong lĩnh vưc đầu tư kiếm lơi và phân chia cổ tưc cho cać cổ đông goṕ vôń . Cać khoan̉ tiêǹ tiêt́ kiêṃ naỳ thay vì đươc các nhà đầu tư đưa cho mô giơi chưng khoán để trưc tiếp mua chưng khoán trên thị trương thì laị đươc góp vào quỹ đầu tư để thưc hiện việc đầu tư tập thể. MỤC LỤC Nội dung I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ: . 3 1. Khái niệm 3 2. Các lợi ích của việc đầu tư qua quỹ . 3 2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro . 3 2.2 Quản lí đầu tư chuyên nghiệp . 3 2.3 Chi phí hoạt động thấp3 3. Các bên tham gia . 4 3.1.Công ty quản lý quỹ 4 3.2.Ngân hàng giám sát . 4 3.3. Người đầu tư 4 4. Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán 5 5. Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán 5 5.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn . 5 5.1.1 Qũy đầu tư dạng đóng (Closed – end funds)5 5.1.2 Qũy đầu tư dạng mở (Open end funds)6 5.2. Căn cứ vào cơ cầu tổ chức – điều hành 7 5.1.1 Qũy đầu tư dạng công ty 7 5.2.2Qũy đầu tư dạng tín thác 7 5.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động 9 5.3.1 Quỹ đầu tư tập thể (Qũy công chúng) 9 5.3.2. Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên ) . 9 6. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư . 10 6.1. Cơ cấu tổ chức 10 6.1.1 Hội đồng quản trị 10 6.1.2 Ban đại diện quỹ 10 6.1.3 Công ty quản lí quỹ 10 6.1.4 Công ty tư vấn đầu tư . 10 6.1.5 Ngân hàng giám sát bảo quản . 10 6.1.6 Cổ đông của quỹ 11 6.1.7 Người hưởng lợi 11 6.1.8 Công ty kiểm toán . 11 6.2 Hoạt động của quỹ đầu tư . 11 6.2.1 Hoạt động huy động vốn 11 6.2.2 trị tài sản ròng của quỹ ( Net aset value – NAV) . 11 6.2.3 Giao dịch chứng chỉ đầu tư 12 6.2.4 Hoạt động đầu tư 12 6.3. Các hạn chế đầu tư của quỹ công chúng . 13 II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI: . 13 1. Sơ lược sự hình thành và phát triển . 13 2. Quy mô của thị trường Quỹ đầu tư . 15 3. Quỹ đầu tư phát triển của liên hợp quốc16 III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM: . 17 1. Nửa đầu những thập kỷ 90 . 17 2. Giai đoạn 2002 – 2005 17 3. Giai đoạn 2006 – 2007 18 4. Giai đoạn 2008 đến nay 21 5. Nhận xét chung . 22 IV. QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – UNCDF23

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5464 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI : GVHD: ĐẶNG VĂN DÂN LỚP: T05 NHÓM SINH VIÊN: 1./ Tạ Văn Quý (030524085292) 2./ Nguyễn Văn Thọ (030524085343) 3./ Nguyễn Thạc Sáng (030524085303) 4./ Lâm Ngọc Hồng Vân (030524085422) 5./ Lê Thị Mai Thi (030524085338) 6./ Nguyễn Thị Bích Trâm (030524085379) TP. HỒ CHÍ MINH – 2010 MỤC LỤC Nội dung Trang I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ: 3 1. Khái niệm 3 2. Các lợi ích của việc đầu tư qua quỹ 3 2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro 3 2.2 Quản lí đầu tư chuyên nghiệp 3 2.3 Chi phí hoạt động thấp 3 3. Các bên tham gia 4 3.1. Công ty quản lý quỹ 4 3.2. Ngân hàng giám sát 4 3.3. Người đầu tư 4 4. Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán 5 5. Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán 5 5.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn 5 5.1.1 Qũy đầu tư dạng đóng (Closed – end funds) 5 5.1.2 Qũy đầu tư dạng mở (Open end funds) 6 5.2. Căn cứ vào cơ cầu tổ chức – điều hành 7 5.1.1 Qũy đầu tư dạng công ty 7 5.2.2 Qũy đầu tư dạng tín thác 7 5.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động 9 5.3.1 Quỹ đầu tư tập thể (Qũy công chúng) 9 5.3.2. Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên ) 9 6. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư 10 6.1. Cơ cấu tổ chức 10 6.1.1 Hội đồng quản trị 10 6.1.2 Ban đại diện quỹ 10 6.1.3 Công ty quản lí quỹ 10 6.1.4 Công ty tư vấn đầu tư 10 6.1.5 Ngân hàng giám sát bảo quản 10 6.1.6 Cổ đông của quỹ 11 6.1.7 Người hưởng lợi 11 6.1.8 Công ty kiểm toán 11 6.2 Hoạt động của quỹ đầu tư 11 6.2.1 Hoạt động huy động vốn 11 6.2.2 trị tài sản ròng của quỹ ( Net aset value – NAV) 11 6.2.3 Giao dịch chứng chỉ đầu tư 12 6.2.4 Hoạt động đầu tư 12 6.3. Các hạn chế đầu tư của quỹ công chúng 13 II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI: 13 1. Sơ lược sự hình thành và phát triển 13 2. Quy mô của thị trường Quỹ đầu tư 15 3. Quỹ đầu tư phát triển của liên hợp quốc 16 III. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM: 17 1. Nửa đầu những thập kỷ 90 17 2. Giai đoạn 2002 – 2005 17 3. Giai đoạn 2006 – 2007 18 4. Giai đoạn 2008 đến nay 21 5. Nhận xét chung 22 IV. QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – UNCDF 23 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA QUỸ ĐẦU TƯ: Khái niệm: Qũy đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do các nhà đầu tư cùng góp vốn. Từ những khoản tiền tiết kiệm, nhàn rỗi phân tán trong dân chúng được tập trung lại thành các nguồn vốn lớn cho các nhà chuyên nghiệp sử dụng trong lĩnh vực đầu tư kiếm lời và phân chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn. Các khoản tiền tiết kiệm này thay vì được các nhà đầu tư đưa cho mô giới chứng khoán để trực tiếp mua chứng khoán trên thị trường thì lại được góp vào quỹ đầu tư để thực hiện việc đầu tư tập thể. Các lợi ích của việc đầu tư qua quỹ : Khi các nhà đầu tư cảm thấy không đủ kiến thức, kinh nghiệm và thời gian để trực tiếp hoạt động trên thị trường chứng khoán, họ tìm đến những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp để ủy thác số tiền đầu tư của mình. Như vậy, so với hình thức đầu tư trực tiếp của từng cá nhân, hình thức đầu tư thông qua quỹ đầu tư có những lợi thế nhất định. Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro : Với một số tiền ít ỏi, nhà đầu tư muốn phân tán rủi ro rất khó khăn do gặp phải vấn đề giá trị của các chứng khoán đầu tư hay độ lớn của các dự án. Do đó, việc quỹ đầu tư hình thành trên cơ sở tập hợp những số tiền nhỏ thành một khoản lớn sẽ giúp các nhà đầu tư lớn hơn. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư duy trì được sự tăng trưởng tốt ngay cả khi có một vài loại cổ phiếu trong danh mục bị giảm giá, còn các cổ phiếu khác lại tăng giá hơn mức mong đợi, tạo ra sự cân bàng cho danh mục. Bởi vì các công ty trên thương trường với những đặc điểm hoạt động cảu các ngành nghề khác nhau sẽ có chu ky tăng trưởng và suy thoái khác nhau, việc đầu tư vào nhiều loại cổ phiếu giúp cho mức lợi nhuận của các danh mục luôn ở mức cân bàng. Quản lí đầu tư chuyên nghiệp : Các quỹ đầu tư phát triển được quản lí bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu có kinh nghiệm được lựa chon và sàng lọc, làm tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư. Một quỹ đầu tư với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, có khả năng phân tích và chuyên sâu và các lĩnh vực đầu tư sẽ có lợi thế hơn so với những cá nhân riêng lẻ, không chuyên nghiệp. Chi phí hoạt động thấp : Tiết kiệm chi phí đầu tư, việc đầu tư thông qua quỹ đầu tư sẽ tạo đăng kí tiết kiệm được các chi phí tính trên từng đồng vôn đầu tư và thường đucợ hưởng các ưu đãi về chi phí giao dịch. Ngoài ra, bên cạnh lợi ích của nhà đầu tư, bản thân các doanh nghiệp sủ dụng vốn cũng có nhũng lợi ích nhất định ; Các doanh nghiệ sẽ có nhiều khả năng thu hút được nguồn vốn với chi phí thấp hơn khi vay qua hệ thống ngân hàng. Việc đầu tư vào doanh nghiệp thông qua các quỹ đàu tư thường có giới hạn nhất định nên các doanh nghiệp vẫn đảm bảo tự chủ trong hoạt động kinh doanh mà không bị chi phối như các cổ đông lớn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động, quỹ đầu tư không chỉ thuần túy là nơi cung cấp các thông tin tin cậy và là nơi đánh giá hiệu quả các dự án, qua đó giúp các doanh nghiệp đánh giá được tính khả thi của các dự án đầu tư. Các bên tham gia : Ngân hàng giám sát Nhà đầu tư Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán la công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư. Công ty quản lý quỹ : Công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý quỹ đầu tư chúng khoán. Công ty quản lý quỹ được thành lập theo giấy phép hoạt dộng do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp và được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn với vốn pháp định 5 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, công ty quản lý quỹ có thể thành lập và quản lý đồng thời nhiều quỹ đầu tư. Ngân hàng giám sát : Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu kí tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của người đầu tư. Điều kiện để được làm ngân hàng giám sát phải là ngân hàng thương mại đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động lưu ký. Người đầu tư : Người đầu tư có nghĩa vụ góp vốn vào quỹ đầu tư chứng khoán qua việc mua chứng chỉ quỹ đầu tư và được hưởn lợi ích từ việc đầu tư cảu quỹ đầu tư chứng khoán. Vai trò của quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán : Góp phần huy động vốn cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và góp phần vào sự phát triển của thị trường sơ cấp. Các quỹ đầu tư tham gia bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, cung cấp vốn cho phất triển các ngành. Với chức năng này, các quỹ đầu tư giữ vai trò quan trọng trên thị trường sơ cấp. Góp phần vào việc ổn định thị trường thứ cấp. Với vai trò là các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư góp phần bình ổn giá cả giao dịch trên thị trường thứ cấp, góp phần vào sự phát triển của thị trường này thông qua các hoạt động đầu tư chuyên nghiệp với các phương pháp phân tích đầu tư khoa học. Tạo các phương thức huy động vốn đa dạng qua thị trường chứng khóa. Khi nền kinh tế phát triển và các tài sản tài chình ngày càng tạo khả năng sinh lời hơn, người đầu tư có khuynh hướng muốn có nhiều dạng công cụ tài chính để đầu tư. Để đáp ứng nhu cầu của người đầu tư, các quỹ đầu tư hình thành dưới nhiều dạng sản phẩm tài chinhskhacs nhaunhuw thời gianđáo hạn, khả năng sinh lời, độ an toàn ... Xã hội hóa hoạt động đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu tư tự tạo một phương thức đầu tư được các nhà đầu tư nhỏ, ít có sự hiểu biết về chứng khoán ưu thích. Nó góp phần tăng tiết kiệm của công chúng đầu tư bằng việc thu hút tiền đầu tư quỹ. Các loại hình quỹ đẩu tư : Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn : Quỹ đầu tư chia làm 2 loại : Qũy đầu tư dạng đóng (Closed – end funds) : Đây là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định thường chỉ tạo vốn qua một lần bán chứng khoán cho công chúng. Quyc đầu tư dạng đóng có thể phát hành cổn phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu. Quỹ không được phát hành thêm bất kì một loại cổ phiếu nào để huy động thêm vốn và cũng không mua lại các cổ phiếu đã phát hành. Những người tham gia góp vốn đầu tư không được phép rút vốn bằng cách bàn lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho chính quỹ đầu tư. Tuy nhiên, chính việc cấm rút vốn làm cho cấu trúc cảu quỹ rất chặc chẽ, nên các chứng chỉ quỹ đầu tư dạng dóng thường được niêm yết giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, vì vậy người đầu tư cố thể rút vốn bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư trên Sở giao dịch chứng khoán. Với tính chất cơ cấu vốn ổn định cho phép quỹ đầu tư dạng đóng có đăng kí đầu tư vào các dự án lớn và các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Quỹ đầu tư dạng đóng dùng số vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệp hay thị trường chứng khoán. Sau đó lại dùng số tiền và vốn lãi thu được để đầu tư tiếp. Như vậy, quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên thừ các khoản lợi nhuận thu được mà thôi. Việt Nam hiện có 22 quỹ đầu tư đang hoạt động theo mô hình quỹ đóng với 5 quỹ đại chúng và 17 quỹ hành viên. Ví dụ : Ngày 14/3/2006, Quỹ Đầu tư Việt Nam (VIF) với quy mô vốn 1.600 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD) chính thức khai trương tại Hà Nội.VIF là quỹ đầu tư thành viên dạng đóng của 20 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cùng với hai thành viên sáng lập là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (góp 96 tỷ đồng) và Vietnam Partners LLC (góp 80 tỷ đồng), có quy mô huy động tối đa là 1.600 tỷ đồng, hoạt động trong thời gian tám năm.VIF được phép đầu tư nắm giữ các loại cổ phần, chứng khoán, đầu tư vốn trực tiếp vào các dự án; được phép tổ chức góp vốn theo tiến độ đầu tư và vay vốn để phối hợp đầu tư. VIF sẽ ưu tiên đầu tư vào một số dự án có tiềm năng sinh lời cao như dự án bất động sản (khách sạn, văn phòng cho thuê...), các dự án khai khoáng (titan, bôxít nhôm), các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, bưu chính viễn thông. Qũy đầu tư dạng mở (Open end funds) : Quỹ đầu tư dạng mở còn được gọi là quỹ tương hỗ (Mutuai funds). Khác với quỹ đầu tư dạng đóng, các quỹ này luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới để tăng vốn và cũng sẵn sàng chuộc lại những cổ phiếu đã phát hành. Các cổ phiếu của quỹ được bán trực tiếp cho công chúng không thông qua thị trường chứng khoán. Muốn mua cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng mở chúng ta không qua mô giới, không phải trả tiền hoa hồng và cố thể viết thư hoặc điện thoại trực tiếp cho quỹ xincacs giấy tờ cần thiết, do đó tạo cơ hội cho bất kì ai cũng có thể tham gia và trỏ thành chủ sở hữu của quỹ. Tất cả các cổ phiếu phát hành của quỹ nà đề là cổ phiếu thường, so với quỹ đầu tư dạng đóng, quỹ đầu tư dạng mở có lợi thế rõ ràng về khả năng huy động, mở rộng quy mô vốn, do đó nó linh hoạt hơn trong việc lựa chon các dự án đầu tư. Do cấu trúc hoạt động của quỹ có tính chất “mở” nên rất thuận tiện cho người đàu tư trong việc rút vốn vào bất cứ lúc nào nếu họ thấy hoạt động của quỹ không hiệu quả. Tuy nhiên, đây cũng là điiểm bất lợi cho quỹ vì cơ cấu vốn không ổn định cho nên quỹ thường xuyên phải duy trì một tỷ lệ khá lớn những tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu Chính phủ hoặc cổ phiếu được niêm yết trên SGDCK, chứ ít có khả năng đầu tư vào dự án lớn có tiềm năng và nhưng dự án có lợi nhuận lớn nhưng có độ rủi ro cao. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam. Sự khác nhau giữa quỹ đầu tư dạng đóng và dạng mở có thể tóm tắt như sau : QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG MỞ QUỸ ĐẦU TƯ DẠNG ĐÓNG Loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu thường. Số lượng chứng khoán hiện hành luôn thay đổi. Chào bán ra công chúng liên tục. Quỹ sẵn sàng mua lại các cổ phiếu phát hành theo giá trị tài sản thuần. Cổ phiếu được phép mua trực tiếp từ quỹ đầu tư, người bảo lãnh phát hành hay mô giới thương gia. Giá mua là giá trị thuần cộng với lệ phí bàn (giá trị tài sản thuần được xác định bằng giá trị chứng khoán trong hồ sơ) Lệ phí bán được cộng thêm và giá trị tài sản thuần. Mọi phí tổn mua lại phải công bó rõ ràng trong bản cáo bạch ( Prospectus)...... Có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu. Số lượng chứng khoán hiện hành cố định. Chào bán ra công chúng chỉ một lần. Không mua lại các chứng khoán đã phát hành Cổ phiếu được phép giao dịch trên TTCK chính thức hay phi chính thức (OTC) Giá mua được xác định bởi lượng cung cầu. Do đó giá mua có thể cao hoặc thấp hơn giá trị tài sản thuần. Căn cứ vào cơ cầu tổ chức – điều hành : Quỹ đầu tư được tổ chức dước 2 hình thức là quỹ đầu tư dạng công ty (Corporate funds) và quỹ đầu tư dạng tín thác (Trust funds). Qũy đầu tư dạng công ty : Theo mô hình công ty, quỹ đầu tư được xem là một pháp nhân đầy đủ, những người góp vốn trỏ thành các cổ đông và có quyền biểu quyết và có quyền bầu ra Hội đồng quản trị quỹ. Đây là tổ chức cao nhất trong quỹ đứng ra thuê công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản tài sản quỹ và giám sát việc tuân thủ hoạt động của 2 tổ chức này. Trong đó, ngân hàng giám sát đóng vai trò bảo quản các tài sản quỹ, nhận hoặc giao chứng khoán cho quỹ khi thực hiện lệnh giao dịch. Còn công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cử người điều hành và sử dụng vốn của quỹ để đầu tư vào các chứng khoán hay các tài sản sinh lời khác. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng công ty thường được sử dụng ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, tiêu biểu là thị trường Mỹ và Anh. Qũy đầu tư dạng tín thác : Theo mô hình thác, quỹ đầu tư không được xem là một pháp nhân đầy đủ, mà chỉ là quỹ chung vốn giữa những người đầu tư để thuê chuyên gia quản lý quỹ chuyên nghiệp đầu tư sinh lời. Theo mô hình này, vai trò của công ty quản lý quỹ khá nổi bật. Đó là tổ chức đứng ra thành lập và sử dụng vốn thu được vào nơi có hiệu quả nhất. Còn ngân hàng giám sát đóng vai trò là người bảo quản an toàn vốn và tài sản của người đầu tư, giám sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ trong việc tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng tín thác thường được sử dụng ở các thị trường chứng khoansmoiws nổi (emerging market) đặc biệt là các thị trường chứng khoán đang phát triển ở Châu Á. Căn cứ vào nguồn vốn huy động : Quỹ đầu tư tập thể (Qũy công chúng) : Quỹ đầu tue tập thể là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Những người đầu tư vào quỹ có thể là các cá nhân hoạc tổ chức kinh tế, nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ, ít am hiểu veef thị trường chứng khoán. Quỹ đầu tư tập thể cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro, chi phí đầu tư thấp với hiệu quả đầu tư cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại. Tại VN hiện nay có 4 quỹ công chúng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán là: VF1, VF4, BF1, PF1 Quỹ Vốn điều lệ (tỷ đồng) Ngày thành lập Thời gian hoạt động VFMVF1 1.000 04/2004 10 năm VFMVF4 8.000 01/2008 10 năm PRUBF1 500 11/2003 07 năm MAFPF1 250 07/2007 07 năm Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên ) : Khác với quỹ đầu tư tập thể, quỹ đầu tư tư nhân huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một số nhóm nỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các thể nhân hoặc các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường đầu tư lượng vốn tương đối lớn và đổi lại họ đòi hỏi các yêu cầu về quản lý quỹ rất cao. Họ sẵn sàng chấp thuận khả năng thanh khoản thấp hơn so với các nhà đầu tư nhỏ – nhũng người đầu tư vào các quỹ tập thể – và vì thế họ khống chế việc đầu tư trong các quỹ tư nhân. Một đặc điểm khác của các quỹ tư nhân olaf các nhà quản lí quỹ thường tham gia kiểm soát hoạt động của các công ty nhận đầu tư. Việc kiểm soát này có thể dưới hình thức là thành viên Hội đồng quản trị, cung cấp tư vấn hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các thành viên của Hội đồng quản trị của công ty nhận đầu tư. Tại Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều các Quỹ đầu tư tư nhân từ các nước đang tìm đối tác là những doanh nghiệp nhỏ và vừa để hợp tác đầu tư như Thunderbird, Auxesia, Leopard, CB Solutions, Foreya Partners, American Indochina… Cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư : Cơ cấu tổ chức : Hội đồng quản trị : Là cơ quan đại diện cho các chủ sở hữu của quỹ đầu tư do cổ đông bầu ra, là cơ quan duy nhất có quyền quyết định mọi vấn đề của quỹ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm triển khai các chính sách đầu tư, chon công ty quản lý quỹ và giám sát việc tuân thủ các quyết định đề ra. Theo định kì, Hội đồng quản trị sẽ họp xem xét, kiểm tra giám sát tình hinhđiều hành của công ty quản lý quỹ để giải quyết những vấn đề nảy sinh. Chỉ có các quỹ đầu tư dạng công ty mới có Hội đồng quản trị quỹ. Ban đại diện quỹ : Là các thành viên đại diện quỹ do đâị hội người đầu tư bầu ra và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ. Ban đại diện quỹ thường được thành lập trong các quỹ đầu tư chứng khoán theo mô hình tín thác. Công ty quản lí quỹ : Là công ty có chức năng quản lý, điều hành các quỹ đầu tư chứng khoán. Công ty tư vấn đầu tư : Là công ty có trách nhiệm lập các dự án đầu tư và phân tích các thông tin để trình Hội đồng quản trị xem xét , đông thời cùng công ty quản lý quỹ thực hiện các dự án đầu tư. Thông thường công ty quản lý quỹ kiêm luôn vai trò tư vấn đầu tư cho quỹ đầu tư chứng khoán. Ngân hàng giám sát bảo quản : Là ngân hàng thương mại, thực hiên việc bảo quản, lưu kí tài sản của quỹ đồng thời giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của cổ đông. Cổ đông của quỹ : Là những người mua góp vốn mua cổ phần do quỹ phát hành, có quyền lợi như ccacs cổ đông của các công ty cổ phần bình thường. Người hưởng lợi : Là người mua chứng chỉ của quỹ theo mô hình tín thác và được hưởng lợi trên kết quả hoạt động của quỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư nắm giứ chứng chỉ quỹ đầu tư không chỉ có quyền biểu quyết cũng như thay đổi chính sách đầu tư của quỹ . Công ty kiểm toán : Là đơn vị xác nhân báo cáo tài chính của quỹ đầu tư. Hoạt động của quỹ đầu tư : Hoạt động huy động vốn : Phương thức phát hành : Đối với các quỹ đầu tư dạng công ty, quỹ phát hành cổ phần để huy động vốn hình thành nên quỹ. Tương tự như các công ty cổ phần, cổ đông của quỹ cũng nhận được các cổ phiếu các nhận cổ phần mình sở hữu tại công ty. Đối với các quỹ đầu tư dạng hợp đồng, thông thường lượng vốn dự kiến hình thành nên quỹ được chia thành các đơn vị (tương tự như cổ phần của quỹ dạng công ty). Qũy sẽ phát hành chứng chỉ đầu tư, xác nhận số đơn vị tương đương với số vốn góp của người đàu tư vào quỹ. Cũng như cổ phiếu phổ thông khác, chứng chỉ đàu tư có thể phát hành dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được chuyển nhượng như cổ phiếu. Định giá phát hành : Việc định giá cổ phiếu chứng chỉ đầu tư lần đầu để lập nên quỹ do các tổ chức đứng ra thành lập quỹ xác định. Đối với quỹ theo mô hình công ty, việc định giá cổ phiếu quỹ là do các tổ chức bảo lãnh phát hành xác định. Đối với quỹ đầu tư dạng hợp đồng, công ty quản lý quỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứng chỉ đầu tư của quỹ. Chi phí chào bán lần đầu (bao gồm chi phí cho các đâị lý, chi phí in ấn tài liêu ...) được khấu trừ từ tổng giá trị của quỹ huy động được. Giá trị tài sản ròng của quỹ ( Net aset value – NAV) : Bằng tổng giá trị tài sản có và các khoản đầu tư của quỹ trừ (-) đi các nghĩa vụ phải trả của quỹ. Đối với quỹ đầu tư, giá trị tài sản ràng của quỹ là một trong các chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở để định giá chào bán cũng như xác định giá mua lại đối với các quỹ đầu tư dạng mở. Nếu tỷ lệ chào bán được xác định trước trong các bản cáo bạch của quỹ, có thể tính được giá chào bán theo công thức sau ; Giao dịch chứng chỉ đầu tư : Đối với các quỹ đầu tư dạng đóng ở bất kì mô hình nào, sau khi phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư được niêm yết trên thị trường chứng khoán và giao dịch như bất kỳ loại cổ phiếu niêm yết nào. Chính vì vậy, giá của chứng chỉ quỹ đầu tư do cung cầu thì trường quyết định và dao động xung quanh giá trị tài sản ròng. Đối với quỹ đầu tư dạng mở, sau khi phát hành, chứng chỉ đầu tư của quỹ được phát hành thêm và mua lại tại chính ty quản lý quỹ hoặc thông qua các đại lý của công ty. Giá chứng chỉ đầu tư của quỹ luôn gắn liền với giá trị tài sản ròng của quỹ. Hoạt động đầu tư : Bất kỳ quỹ đầy tư chứng khoán nào được thành lập cững nhằm đạt được những mục tiêu ban đầu như sau : Thu nhập : Nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức Lãi vốn : làm gia tăng giá trị các nguồn vốn ban đầu thông qua đánh giá lại các cổ phiếu trong danh mục quỹ đầu tư của quỹ. Thu nhập và lãi vốn : Sự kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Để đạt được các mục tiêu ban đầu, mỗi quỹ đều hình thành các chính sách đầu tư riêng của mình, trên cơ sở đó có thể xây dựng danh mục đầu tư nhằm được mục tiêu đã đè ra. Người đầu tư sẽ lựa chon và quyết định đầu tư vào quỹ theo khả năng và mức độ chịu rủi ro của mình dựa vào các thông tin về chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ. Chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ thường thể hiện ở tên gọi của quỹ. Các hạn chế đầu tư của quỹ công chúng : Vốn và tài sản của quỹ công chúng chứng chỉ được đầu tư vào chứng khoán hoặc tài sản khác phù hợp với điều lệ quỹ và quy định của pháp luật. Việc đầu tư vốn và tài sản của quỹ công chúng phải tuân thủ các hạn chế sau : Một quỹ công chúng không được góp vốn hoặc đầu tư vào chứng chỉ quỹ của chính quỹ công chúng đó hoặc của mtj quỹ khác. Một quỹ công chúng khoong được đầu tư vào quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành cùa một tổ chức phát hành. Một quỹ công chúng không được đầu tư quá 20% tông giá trị tài sản quỹ vào chứng khoán đang lưu hành của một tổ chứng phát hành. Một quỹ công chúng không được đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản quỹ vào bất động sản. Một quỹ đầu tư công chúng không được đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản quỹ vào các công ty trong cùng một tập đoàn hay một nhóm công ty có quan hệ sở hưu lẫn nhau. Vốn và tài sản của quỹ công chúng không được dùng để cho vay hoặc bảo lãnh cho bất kỳ khoản vay nào, không được phép vay để tài trợ hoạt động củ quỹ công chúng, trừ trường hợp vay ngăn hạn để trang trải các chi phí cần thiết cho quỹ công chúng. Tổng giá trị các khoản vay của quỹ công chúng không được vượt quá 1% giá trị tài sản ròng của quỹ công chúng tại mọi thời điểm. Thời hạn vay tối đa không được vượt quá 30 ngày. Các quỹ công chúng không bị hạn chế đầu tư vào các trái phiếu chính phủ. Cơ cấu đầu tư của quỹ công chúng có thể sai lệch nhưng không vượt quá 10% và sai lệch phải là kết quả của việc tăng hoạc giảm thi giá tài sản đầu tư va các khoản thanh toán hợp pháp của quỹ công chúng. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI : Sơ lược sự hình thành và phát triển : Các Quỹ đầu tư ra đời theo hai xu hướng chính. Xu hướng thứ nhất là để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các cá nhân ở các nước phát triển. Xu hướng thứ hai là ở nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của đất nước trong việc phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển. Ý tưởng tập trung các khoản tiền nhỏ thành một nguồn lớn hơn để đầu tư xuất hiện tại châu Âu vào khoảng giữa thế kỷ 19, khởi thủy ở Hà Lan, đến nửa cuối thế kỷ 19 thì được du nhập sang Anh. Nước Anh Thế kỷ 19, cuộc Cách mạng công nghiệp đã tạo ra một lượng tiền khổng lồ sẵn sàng để đầu tư. Cung tiền quá cao làm cho lãi suất trên thị trường giảm xuống. Trong khi đó các nước trên lục địa châu Âu, Nam và Bắc Mỹ lại đang thiếu tiền trầm trọng: tiền để tiến hành Cách mạng công nghiệp. Để thu hút những khối lượng tiền lớn, các nước này đã phát hành các trái phiếu với lãi suất tương đối cao, hấp dẫn so với tỷ lệ lãi suất thấp ở Anh làm cho các nhà đầu tư lớn nhỏ ở Anh bắt đầu dần dần quan tâm tới các cơ hội kinh doanh hải ngoại. Mặc dù hứa hẹn thu được lợi nhuận cao nhưng các nhà đầu tư lại gặp phải những khó khăn đáng kể trong việc nghiên cứu và thực hiện đầu tư hải ngoại. Cuối cùng, việc huy động vốn và quản lý vốn đã được trao vào tay các chuyên gia đầu tư nhằm giảm tối đa rủi ro và tăng tối đa hiệu quả kinh tế. Quỹ đầu tư đầu tiên được thành lập ở London, Anh vào năm 1868 với cái tên Quỹ tín thác chính phủ nước ngoài và chính phủ thuộc địa (The Foreign and Colonial Government Trust). Quỹ này đưa ra lời hứa hẹn rằng các nhà đầu tư với số vốn khiêm tốn vẫn có thuận lợi như các nhà tư bản lớn bằng cách dàn trải đầu tư qua một số các chứng khoán khác nhau. Cho đến năm 1873, hơn 10 Quỹ đầu tư như vậy đã được thành lập dưới hình thức công ty đầu tư. Hầu hết các công ty đầu tư lúc bất giờ ở Anh và ở Mỹ đều giống hình thức các Quỹ đầu tư dạng đóng ngày nay. Họ bán một số lượng cố định các chứng chỉ Quỹ đầu tư với giá được xác định bởi cung và cầu. Tuy nhiên, cho đến những năm 1920, hầu hết những người Mỹ có thu nhập trung bình gửi tiền của họ vào các ngân hàng hoặc mua các cổ phiếu của một công ty nào đó. Việc đầu tư vào thị trường vốn vẫn giới hạn rất nhiều vào những nhà đầu tư giàu nhất. Mặc dù có gốc gác từ châu Âu, nhưng Hoa Kỳ mới là nơi các quỹ đầu tư phát triển mạnh mẽ nhất. Năm 1893, các khoản quyên góp và ủng hộ tài chính xây dựng và phát triển Đại học Harvard tại Hoa Kỳ được ghi nhận như sự xuất hiện một quỹ đầu tư. Vào ngày 21/3/1994, quỹ tương hỗ đầu tiên chính thức được thành lập bởi ba nhà kinh doanh chứng khoán tại Boston (Hoa Kỳ) có tên gọi Quỹ Tín thác các nhà đầu tư Massachusetts (Massachusetts Investors Trust-MIT). Có lẽ, chính những người sáng lập cũng không thể dự báo trước tương lai phát triển phổ biến của loại hình này. Sau một năm thành lập, Massachusetts Investors Trust với 50.000 đô-la Mỹ ban đầu đã sở hữu khối tài sản trị giá 392.000 USD và thu hút gần 200 nhà đầu tư. MIT tập trung và các cổ phiếu lớn, tăng trưởng nhanh và có trả cổ tức. Danh mục đầu tư của Quỹ gồm các loại cổ phiếu của General Electric Co., Standard Oil Of Indiana (ngày nay là một phần của BP PLC) và American Telephone & Telegraph Co. (AT&T Inc.). Không giống nhiều quỹ đầu tư hoạt động trong thời kỳ này, MIT tránh sử dụng các đòn bẩy tài chính để huy động nguồn đầu tư. Khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chạm đáy vào năm 1932, nhiều quỹ đầu tư đã gục ngã nhưng MIT vẫn trụ vững và tồn tại cho đến hôm nay, với tên gọi được biết đến rộng rãi MFS Investment Management. Khủng hoảng 1929 làm chậm quá trình tăng trưởng các quỹ đầu tư tương hỗ tại Hoa Kỳ. Luật chứng khoán năm 1933 và Luật Giao dịch chứng khoán năm 1934 được ban hành nhằm khôi phục thị trường. Theo hai đạo luật này, các quỹ đầu tư phải đăng ký hoạt động với Ủy ban SEC (Securities & Exchance Comission) và cung cấp bản báo bạch tới các nhà đầu tư tiềm năng. Tới năm 1940, SEC tiếp tục ban hành Luật Công ty đầu tư với các chỉ dẫn pháp lý bắt buộc các quỹ đầu tư phải tuân theo, được áp dụng tới tận ngày nay. Niềm tin được phục hồi trên thị trường chứng khoán và các quỹ tương hỗ bắt đầu nở rộ. Tới cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Hoa Kỳ có khoảng 270 quỹ với giá trị tài sản nắm giữ ước khoảng 48 tỷ đô-la Mỹ. Năm 1976, John C. Bogle mở quỹ đầu tư chỉ số thị trường đầu tiên, có tên First Index Investment Trust. Vào tháng 11 năm 2000, đây là quỹ tương hỗ có giá trị lớn nhất trong lịch sử với 100 tỷ đô-la Mỹ tài sản. Quỹ này ngày nay có tên gọi Vanguard 500 Index. 10 Quỹ tương hỗ tốt nhất năm 2007 theo bình chọn của MorningStar Thứ tự Quỹ Tăng trưởng 1 Direxion Commodity Bull 2X Inv 87,6% 2 Direxion Latin America Bull 2X Inv 83,7% 3 CGM Focus 79,9% 4 AIM China A 74,9% 5 Nationwide China Opportunities A 74,0% 6 Matthews China 70,1% 7 ProFunds Ultra Emerging Markets 70,1% 8 T. Rowe Price New Asia 66,4% 9 Guinness Atkinson China & Hong Kong 65,1% 10 Matthews India 64,1% Quy mô của thị trường Quỹ đầu tư Cuối những năm 1920, trên thế giới mới chỉ có khoảng 10 quỹ đầu tư, đến năm 1951 số quỹ đầu tư đã vượt qua ngưỡng 100 và đến cuối năm 2003, đã có khoảng trên 54.000 quỹ đang hoạt động với tổng số vốn quản lý gần 14 ngàn tỷ USD. Đó là sự minh họa đơn giản nhưng rất thuyết phục về tính hấp dẫn cũng như xu hướng phát triển tất yếu của quỹ đầu tư. Bảng 1: Giá trị vốn quản lý của các quỹ đầu tư Qũy đầu tư là một công cụ đầu tư rất phổ biến ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Theo thống kê của Viện nghiên cứu công ty đầu tư (Investment Company Institute – ICI) của Mỹ, trên một nửa dân số Mỹ có tài khoản đầu tư vào chứng chỉ các quỹ đầu tư. Điều đó cho thấy rằng quỹ đầu tư là một công cụ đầu tư rất được ưa chuộng. Mặc dù có trình độ phát triển khác nhau giữa các nước, quỹ đầu tư đã và đang trở thành một kênh huy động vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế. Bảng 3 dưới đây cho thấy mức độ huy động của quỹ đầu tư tính theo phần trăm GDP của một số quốc gia tiêu biểu có ngành quản lý quỹ phát triển. Bảng 3: Thị trường quỹ đầu tư của một số quốc gia trên thế giới – 2003 Quỹ đầu tư phát triển của liên hợp quốc (United Nations Capital Development Fund – UNCDF): Thành lập:năm 1966 theo Nghị quyết 2186(XXI) của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Nguồn vốn: chủ yếu là dựa vào  đóng góp tự nguyện của các nước thành viên, đồng tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế  và khu vực tư nhân Mục tiêu chính: là hỗ trợ các nước nghèo, chủ yếu là các nước chậm phát triển nhất (LDCs) thông qua các chương trình phát triển địa phương và các hoạt động tài chính vi-mô. Hiện nay các hoạt động của UNCDF tập trung vào 2 lĩnh vực chính, đó là: quản lý chính quyền địa phương (local governance) và tài chính vi-mô (microfinance). Phương thức hoạt động: là  đầu tư cho người nghèo, xây dựng năng lực sản xuất và tính tự lực cho cộng đồng người nghèo bằng cách tăng cường sự tiếp cận của người nghèo tới các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cơ bản tại  địa phương.  Các hoạt động của UNCDF đồng thời còn nhằm làm tăng cường ảnh hưởng của cộng đồng người nghèo đối với các hoạt động đầu tư về kinh tế và xã hội trực tiếp có tác động đến cuộc sống và kế sinh nhai của họ. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM : Nửa đầu những thập kỷ 90 : Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990,có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lượng vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Những khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm cơ hội bỏ vốn cùng tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1997 đã khiến các quỹ nản lòng và lần lượt rút lui. Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là Vietnam Enterprise Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý và Vietnam Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finasa. Bản thân VFF, với qui mô 50 triệu USD, rốt cuộc cũng ra khỏi Việt Nam sau 10 năm hoạt động. Chỉ khi thị trường chứng khoán có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, quỹ này mới trở lại với qui mô khiêm tốn hơn- 15 triệu USD, năm 2005. Giai đoạn 2002 – 2005 : Hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng. Mặc dù vậy giai đoạn này vẫn xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, VinaCapital, IDG, VietFund hay PXP Asset Management. Danh mục quỹ đầu tư thành lập giai đoạn 2002 – 2005: Quỹ Công ty Thành lập Hoạt động MekongEnterprise Fund Mekong Capital 2002 Vốn cổ phẩn riêng lẻ IDG Vietnam Ventures Fund IDG Venture 2004 Đầu tư công nghệ và mạo hiểm IndochinaLand Holdings Indochina Capital 2005 Bất động sản PXP Vietnam Fund PXP Vietnam Asset Management 2003 Cổ phiếu niêm yết, doanh nghiệp cổ phần hóa… VietnamOpportunity Fund Vina Capital 2003 Vietnam Securities Investment Fund(VF1) Viet Fund Management 2004 Vietnam Emerging Equity Fund PXP Vietnam Asset Management 2005 Vietnam Equity Fund Finansa 2005 Thống kê của www.saga.vn Tín hiệu tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Việt Nam được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao. Những tên tuổi tài chính hàng đầu như Merill Lynch, Goldman Sachs, JP Morgan Chase đều dành mối quan tâm lớn hơn cho thị trường Việt Nam với nhiều hoạt động khảo sát. Liên tiếp các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức này có chung đánh giá cổ vũ dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy vào Việt Nam trong nhiều năm tới. Trên thực tế, kết quả các đợt huy động vốn cả trong và ngoài nước đều vượt kỳ vọng ban đầu. Giai đoạn 2006 – 2007: Năm 2006 – 2007 là thời điểm vàng son của các quỹ đầu tư. Việc huy động vốn vào Việt Nam khá dễ dàng khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang bùng nổ, biến đổi tích cực và mạnh mẽ. Theo thống kê của giới tài chính, phải có tới khoảng 100 quỹ đầu tư lớn nhỏ các loại đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, có khoảng 20 quỹ mới được thành lập. UBCKNN cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có qui mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và một loạt công ty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với qui mô vốn lớn: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (vốn điều lệ lớn nhất thị trường- 110 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (vốn điều lệ 30 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (vốn điều lệ- 30 tỷ đồng) Còn phải kể tới hoạt động của các công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như Nomura Internetional (Hongkong), Blackhorse Asset Management Pte Ltd. (Singapore) hay Mirae Asset Maps Investment Management Co., Ltd. (Hàn Quốc). Thời điểm giữa năm 2006, VinaCapital khai trương quỹ đầu tư bất động sản Vinaland với dự kiến huy động 50 triệu USD nhưng đã nhận được 65 triệu USD từ các nhà đầu tư. Thành công trong lần phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London của Indochina Capital Vietnam Holding Limited thể hiện tính sẵn sàng của các dòng vốn cho thị trường Việt Nam và thực sự là một bất ngờ. Trong lần phát hành này, Indochina Capital dự kiến thu hút từ 300-350 triệu USD, kết quả: quỹ này huy động được 500 triệu USD. Số tiền 50 triệu USD còn lại trong quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) cũng được VinaCapital nỗ lực giản ngân tập trung trên thị trường địa ốc và các giao dịch OTC. Quĩ đầu tư mạo hiểm DFJ-VinaCapital ra đời trong năm 2006 với tổng vốn đầu tư ban đầu 50 triệu USD. Dragon Capital ngoài VEIL (Vietnam Enterprise Investments Ltd., thành lập 1995, qui mô 190 triệu USD) và VGF (Vietnam Growth Fund Limited, thành lập 2004, qui mô 75 triệu USD) cũng giới thiệu thêm VDF (Vietnam Dragon Fund, thành lập 2005, qui mô 35 triệu USD). Mekong Capital mở rộng qui mô với 50 triệu USD cho MEFII (Mekong Enterprise Fund II). Indochina Capital góp mặt với quỹ địa ốc qui mô 42 triệu USD và quỹ chứng khoán qui mô 50 triệu USD. Không chỉ có nguồn vốn từ bên ngoài, con số gần 20 công ty quản lý quỹ trong nước mới thành lập hứa hẹn nhiều quỹ đầu tư tiếp tục ra đời trong năm 2008. Tiếp sau “sự vụ” phát hành tăng vốn VF1, các quỹ VF2 và VF 3 đang hình thành, VietFund Management đang tích cực giới thiệu và chuẩn bị VF4, VF5 và theo như ông Trần Thanh Tân, Tổng giám đốc VFM, thì có thể còn có VF10 trong tương lai. Công ty quản lý quỹ được sáng lập bởi các tên tuổi lớn như SSI, FPT, Sabeco hẳn sẽ không chịu kém trong cuộc đua mở quỹ và huy động vốn. Công ty quản lý quỹ Cấp phép Quỹ Vốn điều lệ Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam 15/07/2003 100 tỷ VF1 500 tỷ VF2 33,35 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Thành Việt 10/11/2004 88 tỷ SFA1 Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư Prudential Việt Nam 26/5/2005 23 tỷ PRUBF1 500 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ Manulife Việt Nam 14/6/2005 26 tỷ ManulifeF 214 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt 08/11/2005 25 tỷ Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank 02/12/2005 8 tỷ VPF1 200 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội 16/11/2007 25 tỷ Cty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt 25/10/2006 94 tỷ Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư BIDV – VIETNAM PARTNERS 06/01/2006 32 tỷ VIF 1600 tỷ Cty TNHH liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoánAGRIBANK – VGFM 21/12/2006 16 tỷ Cty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long 22/12/2006 40 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bông Sen 27/12/2006 5 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 28/12/2006 30 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Anpha 28/12/2006 10 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông 28/12/2006 6,8 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Phúc 28/12/2006 8,1 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hải Phòng 29/12/2006 11 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Phú 29/12/2006 8 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ SSI 03/8/2007 30 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư FPT 25/7/2007 110 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á 24/9/2007 30 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt 06/11/2007 25 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ Sabeco 16/11/2007 25 tỷ Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Con số các quỹ đầu tư và qui mô vốn (dù mới chỉ là vốn điều lệ) cho thấy một thực tế: huy động vốn, trước giờ vẫn được xem như mấu chốt của các khó khăn, hóa ra không thực sự là vấn đề. Trong lúc đang chuẩn bị triển khai hoạt động tại Việt Nam của Vietnam Holding Asset Management, chúng tôi có dịp trao đổi với ông Juerg Vontobel- chủ tịch và sáng lập VNHAM. Huy động thành công 112,5 triệu USD tại châu Âu, vị chủ tịch đã từng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam từ năm 1992 chia sẻ, những nỗ lực trong hoạt động kêu gọi vốn sẽ không thấm vào đâu so với việc tìm kiếm những địa chỉ tin cậy và khả thi thương mại để đầu tư, đảm bảo cam kết lợi nhuận với các cổ đông. GS. Junichi Mori (ĐHTH Kyoto) cũng đồng tình với quan điểm này. Ở Nhật Bản hay châu Âu, cơ hội đầu tư mang lại mức lợi suất đột phá hầu như không còn, đặc biệt với khoản đầu tư từ vài chục tới trăm ngàn USD. Mức lãi suất thấp và lạm phát cũng là nhân tố thúc đẩy nhà đầu tư tại các nền kinh tế phát triển tìm kiếm cơ hội từ những nền kinh tế đang trỗi dậy như Việt Nam. Giai đoạn 2008 đến nay : Năm2008, khi thị trường chứng khoán Việt Nam quay đầu, các quỹ cũng sụt giảm. Đến 2009, tình hình còn có vẻ tệ hơn, bởi vì rất nhiều quỹ mất cơ hội khi VN-Index tăng giá. Đầu năm 2009, VN-Index tăng khoảng gần 70%, nhưng theo báo cáo về các quỹ đầu tư vào thị trường đang lên của LCF Rothschild, tính đến tháng 6.2009 các quỹ đầu tư vào Việt Nam trung bình tăng 25%. Đây là mức kém hơn tăng trưởng của thị trường ít nhất một nửa. Đây là chưa tính đến rất nhiều quỹ thành viên khác mà tình hình kinh doanh không được công bố ra công chúng Đặc biệt ngày 3/9/2009 việc Indochina Capital Vietnam quyết định thoái hóa vốn ảnh hưởng lớn tới thị trường chứng khoán việt nam hiện nay cũng có một số quỹ đã bắt đầu thoái vốn tại một số doanh nghiệp như: VF1 đã thoái vốn ở công ty cổ phấn thương mại xuất nhập khẩu Thủ Đức(185.120 cổ phần ,chiếm 5,21% vốn),công ty cổ phần nước giải khát Chương Dương(647.612 cổ phần chiếm 7,62% vốn),công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông(673.349 cổ phần,chiếm 5,85% vốn) Mekong Capital đã thoái vốn ở công ty cổ phần phát triển đô thị Kinh Bắc,công ty cổ phần nhựa Tân Đại Hưng,công ty cổ phần Sài Gòn Gas Vina Capital đã thoái vốn ở công ty cổ phần công nghiệp thương mại Massan(13,1 triệu đola) mới đây nhất là 70% vốn tại khách sạn Hilton Hanoi Opera Các quỹ đầu tư vào bất động sản ở VN: Quỹ Cty quản lý quỹ Tăng trưởng 2009 (%) Vietnam Property Holding (VPH) Saigon Asset Management 12,9 Bao Tin Real Estate Fund Bao Tin Capital Vietnam Property Fund (VPF) Dragon Capital 9,5 Indochina Land Holdings Indochina Capital Aseana Properties Ireka Corporation Berhad Vietnam Real-Estate Development Fund Korea Investment Trust Management Vietnam Infrastructure Limited (VNI) VinaCapital 3,1 VinaCapital's VinaLand -14,4 Nhận xét chung : Nguyên nhân khiến các Quỹ đầu tư phát triển nhanh đến như vậy là do : Thứ nhất, các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên quan tâm tới hoạt động đầu tư toàn cầu. Thứ hai, đó là trong thập kỷ qua, các Quỹ đầu tư ngày càng trở thành sự lựa chọn đầu tư chắc chắn nhất cho tầng lớp trung lưu đang giàu lên nhanh chóng. Sự tăng trưởng tài sản tuyệt đối của các Quỹ đầu tư rất đáng kể, đặc biệt ấn tượng trong các nước có tốc độ tăng trưởng cao, và thậm chí trong thị trường các quốc gia có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm. Trong suốt thập kỷ 90, sự thăng tiến liên tục ở tầng lớp trung lưu dẫn đến doanh thu của các Quỹ đầu tư phát triển đều đặn ở hầu hết các thị trường chứng khoán có tổ chức. Có thể thấy trước được rằng các hình thức Quỹ đầu tư sẽ phát triển không ngừng ở các nước công nghiệp hoá. Tỷ lệ dân số có mức thu nhập trên chỉ tiêu trung bình đã chiếm khoảng 1/3 tổng dân số các nước này. Ví dụ ở Mỹ, các hộ gia đình có thu nhập trên mức trung bình, mặc dù theo thống kê chỉ chiếm 40% dân số, đã chiếm 62% số cổ đông của các Quỹ đầu tư và sở hữu khoảng 75% tài sản của các Quỹ đầu tư cá nhân. Quỹ đầu tư có một đặc tính rất cần lưu ý: thời gian hoạt động hữu hạn, thông thường từ 7 đến 10 năm. Trước khi kết thúc hoạt động, đội ngũ điều hành quỹ có trách nhiệm chuyển các tài sản thành tiền cho cổ đông. Đó là cách làm bình thường của quỹ đầu tư. Như vậy, các công ty tiếp nhận đầu tư, hay rộng hơn là toàn bộ nền kinh tế, cần nhận thức rõ ràng: nguồn vốn từ các quỹ vào rồi sẽ đi ra, đặc biệt với dòng vốn huy động từ nước ngoài. Với vị thế một nền kinh tế thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sức ép cạnh tranh không ngừng gia tăng với cộng đồng kinh doanh Việt Nam. Cùng với việc chia sẻ sở hữu với các quỹ đầu tư, các nhà điều hành doanh nghiệp đều đặt kỳ vọng vào cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh, tiếp cận công nghệ quản lý và sản xuất tiến bộ, phát triển kinh doanh trong lĩnh vực mới… Nguồn tài chính dồi dào từ các quỹ đầu tư, trực tiếp qua các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần hay gián tiếp qua giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, đang khẳng định vai trò một kênh huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp nhưng rõ ràng, khi thực hiện các hợp tác chiến lược, doanh nghiệp không chỉ trông đợi vào đồng vốn. Tính chuyên nghiệp thấp tại phần đông các doanh nghiệp Việt Nam chính là điều các quỹ đầu tư lo ngại nhất. Nhiều chuẩn mực vận hành thông thường vẫn còn xa lại tại các đơn vị sản xuất kinh doanh. Các yêu cầu cung cấp thông tin và đòi hỏi khá khắt khe về qui trình vận hành từ phía người có vốn phần nào thúc ép doanh nghiệp thay đổi và hoàn thiện. Tuy vậy, năng lực thực sự cần được duy trì và bồi đắp liên tục theo thời gian. Hiệu quả của quỹ đầu tư được đánh giá qua nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó, phổ biến có chỉ số giá trị tài sản ròng trên chứng chỉ quỹ (Net Asset Value Per Share). Với các quỹ có đối tượng đầu tư tập trung là chứng khoán trên thị trường, xác định giá trị tài sản tương đối dễ dàng và cũng biến động thường xuyên theo vận động của thị trường. Xác định giá trị tài sản dự án phức tạp và ổn định hơn. Trong báo cáo vận hành, các quỹ đầu tư thường đưa ra con số về NAV (Giá trị tài sản ròng) tại thời điểm gần nhất. Thường xuyên theo dõi biến động các chỉ số này trong báo cáo định kỳ giúp cổ đông theo sát hiệu quả vận hành của quĩ. QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – UNCDF Quan hệ hợp tác của Quỹ Đầu tư phát triển Liên hợp quốc (UNCDF)  với Việt Nam được thiết lập từ năm 1978 khi UNCDF bắt đầu giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam diễn ra cùng với công cuộc đổi mới đất nước,  UNCDF đã phối hợp UNDP hỗ trợ  thực hiện “công cuộc phát triển của dân, do dân và vì dân”, các dự án phát triển của UNDP/UNCDF đã thực sự tập trung tăng cường năng lực cho các cấp thôn, xã, huyện và tỉnh. Năm 1990, UNCDF đã hỗ trợ Việt Nam  xây dựng chương trình hợp tác phát triển 1990 – 1995 cho tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. (Chương trình có 5 dự án với tổng số vốn là 18,2 triệu  đô-la Mỹ, trong đó vốn của UNCDF là 17,5 triệu đô-la và 0,7 triệu của UNDP) . Nội dung chính của chương trình là đầu tư vào thuỷ lợi, giao thông, vận tải và cung cấp điện  ở một số khu vực nông thôn chọn lọc dựa theo mức nghèo khổ và khó khăn về cơ sở hạ tầng và những lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên; thiết lập một cơ chế xác định, thẩm định và thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng ;. tăng cường năng lực của chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Đà nẵng để cung cấp tín dụng cho các xí nghiệp sản xuất và xây dựng ở địa phương. Chương trình này đã được cả Chính phủ và UNCDF và UNDP đánh giá là có hiệu quả cao và có nhiều đóng góp về năng lực cũng như khả năng cho công cuộc xoá đói giảm nghèo của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lúc bấy giờ. Từ 1996 đến 2001, Chính phủ Việt Nam được UNCDF phối hợp với UNDP và Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôt-xtrây-lia  hỗ trợ cho tỉnh Quảng Nam-Đà nẵng một dự án quy mô lớn “Quỹ Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (RIDEF)”với tổng ngân sách 11,2 triệu đô-la Mỹ, (trong đó UNCDF đóng góp 7,9 triệu đô-la). Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực lập kế hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng tại chỗ của chính quyền và các nhóm cộng đồng ở địa phương bằng cách thúc đẩy việc phân cấp quản lý và sự tham gia của người dân; giảm nghèo đói ở các xã nghèo nhất của tỉnh thông qua việc đầu tư vào hạ tầng kinh tế và xã hội quy mô nhỏ.  Dự án đã xây dựng thành công mô hình thí điểm về Quỹ Phát triển Cơ sở hạ tầng nông thôn  một sáng kiến quan trọng nhằm thử nghiệm phương thức tiếp cận mới trong việc lập kế hoạch, đầu tư kinh phí và cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công tại Việt Nam. Mô hình RIDEF dựa trên khái niệm về tăng thêm quyền hạn cho chính quyền và cộng đồng địa phương. Nhờ có sự hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng cũng như sự tài trợ  của Cơ quan Phát triển Quốc tế AusAID, 122 xã và 15 huyện đã chứng tỏ rằng họ hoàn toàn có khả năng quản lý các hoạt động phát triển của địa phương mình, kể cả việc xác định nhu cầu cụ thể, lập kế hoạch, thực hiện và bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông thôn. Mặc dù RIDEF chưa phải là một khuôn mẫu để sử dụng cho việc phát triển địa phương, nhưng  nó được coi  là một mô hình có thể làm cơ sở cho các dự án tương tự  nhằm tăng cường hơn nữa trách nhiệm lập kế hoạch và tài trợ cho chính quyền địa phương ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam.doc
Luận văn liên quan