Dựa vào những phân tích đánh giá ưu, nhược điểm cũng như việc đưa ra những giải
pháp nêu trên về việc sử dụng quyền hạn quyền lực của tổng thống G.W.Bush, nhóm
chúng tôi xin đưa ra một vài bài học kinh nghiệm với mong muốn góp phần giúp cho
những nhà lãnh đạo tương lai có thể sử dụng một cách tối ưu các công cụ lãnh đạo thiết
yếu và đặc biệt là cách sử dụng quyền hạn quyền lực trong vai trò lãnh đạo của mình.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quyền hạn và quyền lực của George Walker Bush, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WWWWWWW
Ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP: K07407A
Môn: TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
Đề tài :
QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC
CỦA GEORGE WALKER BUSH
Giáo viên hướng dẫn: TS.Huỳnh Thanh Tú
ThS. Trần Văn Thành
Nhóm thực hiện: NHÓM 7-NHÓM 3W
TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 11 NĂM 2009
1
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ người lãnh đạo nào mà việc sử sụng quyền lực trong quyền hạn của
mình là rất quan trọng. Có lúc họ sử dụng quyền lực chưa phù hợp với quyền hạn, có lúc
lại sử dụng quyền lực vượt quá quyền hạn cho phép. Tất cả điều đó đều có ảnh hưởng rất
lớn đến sự hoạt động của một tổ chức. Đôi lúc làm cho tổ chức phát triển mạnh và có khi
có thể kéo nguyên một bộ máy đi xuống trầm trọng. Với cương vị là tổng thống, mà cụ
thể là tổng thống Mỹ. Mọi quyết định của ông đều có tác động rất lớn đến sự phát triển
của cả nước Mỹ và thế giới. Đặc biệt sự ủng hộ của người dân và cả thế giới cũng là vấn
đề quan tâm của tổng thống Mỹ.
Vị tổng thống thứ 43 của nước Mỹ_George Walker Bush qua 2 nhiệm kỳ từ
2001-2009 đã đề lại một khối di sản khổng lồ mà cả nước Mỹ và thế giới đều quan tâm.
Với đề tài “quyền hạn quyền lực George Walker Bush”, nhóm chúng tôi rất
mong góp phần đưa ra cái nhìn rõ ràng hơn về quá trình sử dụng quyền hạn quyền lực
của ông Bush ở một vài lĩnh vực chủ yếu để dẫn đến tình hình kinh tế suy thoái nghiêm
trọng và tại sao ông Bush lại bị chỉ trích khá mạnh mẽ từ phía người dân nước Mỹ cũng
như toàn thế giới trong thời gian hiện tại. Đồng thời qua việc phân tích đánh giá những
ưu nhược điểm trong quá trình sử dụng quyền hạn quyền lực của ông Bush nhóm chúng
tôi mong muốn đưa đến cho những nhà quản trị tương lai một vài bài học kinh nghiệm
cho việc sử dụng quyền hạn quyền lực một cách hiệu quả.
Nhóm thực hiện
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp bách của đề tài .
Nhắc đến nước Mỹ người ta thường nghĩ ngay nó là một cường quốc kinh tế,
chính trị,quân sự... Sự phát triển của nó có sức ảnh hưởng lớn đến hầu hết quốc gia khác
trên khắp thế giới. Ngày nay, đã có một số các quốc gia khác đang ngày càng lớn mạnh
và đã vượt qua Mỹ trong một số lĩnh vực. Tuy nhiên, Mỹ vẫn không đánh mất vị thế của
nó trên trường quốc tế. Một trong những yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đến sự thành
bại của nước Mỹ chính là vai trò của người đứng đầu trong các quyết định quan trọng của
quốc gia.
Chức vụ tổng thống Mỹ là một trong những chức vụ lãnh đạo có nhiều quyền lực
lớn nhất trên thế giới. Tổng thống phải “đôn đốc việc thi hành pháp luật một cách đúng
đắn”. Theo lịch sử, Mỹ đã trải qua 43 đời tổng thống và đang trong giai đoạn điều hành
của vị tổng thống thứ 44, các vị tổng tống điều có những đặc điểm, tính cách và cách thức
lãnh đạo khác nhau. Có lúc chính hoạt động của vị tổng thống này làm cho nước Mỹ có
sự phát triển vượt bậc nhưng đôi lúc lại làm cho kinh tế nước Mỹ đi xuống ảnh hưởng lớn
đến kinh tế toàn cầu. Trong Hiến Pháp, Mỹ luôn luôn có quy định rõ ràng về quyền hạn
và quyền lực của tổng thống. Tuy nhiên việc sử dụng nó nhu thế nào thì dưới sự tác động
của các tổng thống.
GEORGE W. BUSH vị tổng thống đời thứ 43 của nước Mỹ trong 8 năm hoạt động
của mình đã để lại cho nước Mỹ bên cạnh những điểm tiến bộ thì đó là một tài sản nợ nần
khổng lồ cũng như làm cho nền kinh tế nước Mỹ có nhiều biến đổi sâu sắc. Việc sử dụng
quyền hạn quyền lực của G. W. BUSH là một vấn đề cần phải quan tâm trong khi đánh
giá tìm ra nguyên nhân của những hậu quả trên.
2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm góp phần làm cho các bạn sinh viên trong khoá có cái nhìn mới hơn trong
việcsử dụng quyền hạn quyền lực của G. W. BUSH trong hai nhiệm kỳ tại Mỹ.
3
Sau khi phân tích được những ưu điểm, nhược điểm trong việc sử dụng quyền hạn
của G. W. BUSH có thế góp phần rút ra những bài học trong việc thực hiện vai trò lãnh
đạo của một cá nhân.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hiểu đúng khái niêm quyền hạn, quyền lực và mối quan hệ giữa chúng
Trình bày những sự kiện tại Mỹ khi chịu sự tác động của G.W.BUSH
Phân tích ưu nhược điểm trong việc sử dụng quyền hạn, quyền lực của
G.W.BUSH
Đưa ra giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong vấn
đề sử dụng quyền hạn, quyền lực thành công của một người lãnh đạo
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến Bush, những hậu quả và lợi ích mà ông đã để lại cho
nước Mỹ và cả thế giới trong 2 nhiệm kì vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi. Trên thực tế,
có rất nhiều bài viết bài báo nói về những quyết định của ông khi còn đương nhiệm tổng
thống, tuy nhiên nghiên cứu sâu về nó thì vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu thật
sự sâu sắc. Chẳng hạn như những công trình nghiên cứu về học thuyết Bush, nghiên cứu
so sánh chính sách của Bush trong lịch sử chính sách của Hoa Kì, tác động của chính
sách của Hoa Kì đối với việc mở rộng NATO, sự phát triển ở Nam Mĩ, Châu Phi và
Trung Đông, các vấn đề Mĩ và Đông Á, các mối quan hệ giữa các nước lớn... Những
công trình trên nghiên cứu khá toàn diện chính sách và điều chỉnh chính sách của Hoa Kì,
tác động của nó đến đời sống chính trị và quan hệ quốc tế. Gần đây nhất, Ủy ban Nghiên
cứu tình hình Iraq đã công bố phúc trình, trong đó có nói rằng chính sách của Tổng
Thống Bush không hiệu quả, và cần phải có thay đổi trong chính sách ngoại giao và quân
sự. Phúc trình cũng đề nghị rút phần lớn binh sĩ tác chiến của Mỹ trước đầu năm 2008.
Bên cạnh những công tình nghiên cứu mang tính chất khoa học thì chủ đề về Bush
cũng được các nhà văn, nhà báo khác chú ý. Có khá nhiều tác phẩm, chẳng hạn như: “Sự
Thật Về Tổng Thống Bush Bên Trong Nhà Trắng” của tác giả David Frum, phóng viên
Robert Draper với cuốn "Dead Certain: The Presidency of George W. Bush” Kế hoạch
tấn công” của ông Bob Woodward - trợ lí chủ bút báo của tờ Washington post
4
Tại Việt Nam cũng có một số đề tài nghien cứu về Bush, mới đây nhất, trong công
trình nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ của Nguyễn Lan Hương – trường ĐHKHXH&NV
với đề tài “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Hoa Kì dưới thời Tổng thống
George W. Bush".Và bên cạnh đó còn rất nhiều bài nghiên cứu về những vấn đề xung
quanh vị tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ.
5. Cấu trúc đề tài :
Đề tài gồm có 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Riêng phần
nội dung gồm có 3 chương: Cơ sở lý luận, phân tích - đánh giá thực trạng và phần giải
pháp.
5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN HẠN-QUYỀN LỰC
1.1 Khái niệm về quyền hạn, quyền lực:
1.1.1 Quyền hạn:
a. Định nghĩa:
Quyền hạn là giới hạn của quyền lực của một cá nhân hay tổ chức nào đó, được
xem như là những vũ khí mà người sở hữu có được những đặc quyền, đặc lợi từ việc nắm
giữ những công cụ vô hình này.
Bất kì một người nào trong xã hội cũng có một quyền hạn nhất định ứng với vị
trí,đặc điểm, nhiệm vụ của họ trong tổ chức và quyền hạn được sinh ra khi con người ở
trong một vị trí nào đó . Vậy quyền hạn được xác định như một sự phân công trách nhiệm
đối với tổ chức, cá nhân được giao quyền và gắn liền với nghĩa vụ nhằm can thiệp người
sở hữu không đi quá xa trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng giúp cho người
sở hữu không phải chịu trách nhiệm nếu việc đó nằm ngoài quyền hạn của mình.
b. Phân loại:
Mỗi quyền hạn đều có những trách nhiệm, nghĩa vụ riêng gắn liền với những năng
lực khác nhau. Tùy vào năng lực và vị trí, một người có thể có được nhiều quyền hạn
khác nhau. Chúng ta chia quyền hạn thành 3 loại: quyền hạn tham mưu, quyền hạn trực
tuyến và quyền hạn chức năng:
6
9Quyền hạn tham mưu: Bản chất của tham mưu là cố vấn, những người sở hữu
quyền hạn tham mưu có các trách nhiệm như: điều tra, khảo sát, nghiên cứu, phân tích và
đưa ra những ý kiến tư vấn cho cấp cao hơn - ở đây là người có quyền hạn trực tuyến –
nhằm đưa ra những lời khuyên, vì vậy quyết định của quyền hạn tham mưu chỉ mang tính
tham khảo, không phải là quyết định cuối cùng. Nhưng vai trò của quyền hạn tham mưu
rất quan trọng và góp phần thành công vào quyết định cuối cùng trong hầu hết các vấn
đề.Người sở hữu quyền hạn tham mưu là người có khả năng hiểu rõ tổng quát mọi vấn đề,
phải là người biết nắm rõ thông tin, toàn diện và đưa ra các kiến nghị phù hợp với mục
tiêu để người sở hữu quyền hạn trực tuyến dựa vào đó có thể cân nhắc mọi hành động.
Trách nhiệm của người sở hữu quyền hạn tham mưu thường gắn liền với kết quả mà
quyết định của quyền hạn trực tuyến đưa ra.
9Quyền hạn trực tuyến: Là quyền ra quyết định và giám sát toàn bộ cấp dưới. Khi
được giao cho quyền hạn trực tuyến, người sở hữu có toàn quyền ra quyết định, điều
khiển và nhận báo cáo từ những cấp dưới quyền. Người sở hữu quyền hạn trực tuyến là
người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm với quyết định đó. Họ
phải là những người có khả năng kiểm soát mọi hoạt động của cấp dưới, trách nhiệm
nặng nề vì phải chịu trách nhiệm toàn bộ nếu cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ.
9Quyền hạn chức năng: Là quyền được ra quyết định và kiểm soát ở một bộ phận
hay một nhiệm vụ nhất định nào đó. Người sở hữu quyền hạn chức năng còn được gọi là
người được ủy quyền, nên trách nhiệm đối với người sở hữu quyền hạn chức năng cũng
được thu hẹp. Và để thu được kết quả tốt nhất, người sở hữu quyền hạn trực tuyến cần
phải chỉ rõ phạm vi cho phép của người được ủy quyền.
1.1.2 Quyền lực:
a. Khái niệm:
Al Capone đã từng nói rằng “Lời nói tử tế kèm theo khẩu súng trong tay sẽ giúp bạn
thu được nhiều thứ hơn so với việc đơn thuần chỉ có lời nói tử tế suông”.Quyền lực
thường gắn liền với với vị trí chính thức trong tổ chức,gọi là quyền hợp pháp. Điều kiện
cho việc chấp nhận quyền lực của một người là sự nhận thức của những người khác về
tính hợp pháp của người đó trong vị trí lãnh đạo tổ chức
7
Quyền lực là khả năng ảnh hưởng tới người khác, tức khả năng tác động đến thái độ
và hành vi của một người bất kì và khiến người đó hành động theo mong muốn của mình.
Quyền lực này là những khả năng hay tiềm năng sẵn có, tự bản thân nó đã có ảnh hưởng
tới người khác mà không cần đến hành động nào đó để trở nên có hiệu lực.
b. Nguồn gốc của quyền lực:
Căn cứ vào quyền hạn, ta nhận thấy quyền lực có thể có được từ những nguyên nhân :
9Quyền lực vị trí: Tức quyền lực chính thức dựa trên những nhận thức về quyền hạn,
nghĩa vụ trách nhiệm được gắn liền với những vị trí cụ thể trong tổ chức hoặc trong xã
hội. Trong quyền lực vị trí nó sẽ bao gồm: sự kiểm soát đối với các nguồn lực và phần
thưởng, sự kiểm soát đối với sự trừng phạt, sự kiểm soát đối với thông tin và sự kiểm soát
đối với môi trường.
9Quyền lực cá nhân: Mỗi cá nhân đều có quyền lực riêng của mình,đôi khi quyền đó
lại không được đem đến từ quyền hợp pháp của họ trong tổ chức mà họ có được nó là do
tài năng chuyên môn của họ trong một lĩnh vực nào đó.Chuyên môn cao, làm việc hiệu
quả dẫn đến một sự khâm phục của người khác, và ngược lại.Hay đó là do sự thân thiện,
trung thành , sự hấp dẫn lôi cuốn, cái tôi, tính cách mà họ có được và đã tạo ảnh hưởng
đến những người xung quanh. Sự ảnh hưởng này khiến những người xung quanh luôn có
cái nhìn mến mộ hay căm ghét phụ thuộc vào mức độ cá nhân. Mức độ càng cao thì sự
ảnh hưởng càng lớn.
9Quyền lực chính trị :là dạng quyền lực mà họ có được thông qua các hoạt động
mang tính chính trị như việc giành lấy,củng cố và tăng cường quyền lực của mình trong
tổ chức.Loại quyền lực này thường được tạo ra từ quyền lực vị trí, song nó cũng được tạo
ra từ các hoạt động trong tổ chức như: việc kiểm soát đối với quá trình ra quyết định, việc
xây dụng liên minh, việc kết nạp nhân viên hay việc thế chế hóa.
1.1.3. Mối quan hệ giữa quyền hạn và quyền lực:
Quyền hạn và quyền lực có mối quan hệ nhân quả với nhau. Để được công nhận một
quyền hạn nào đó trước hết chúng ta cần phải thể hiện khả năng về chuyên môn, tính
cách, năng lực, và thể hiện cả địa vị xã hội của mình. Chính việc có được quyền hạn, mới
giúp chúng ta thiết lập một quyền lực – một sự ảnh hưởng nhất định đến người xung
quanh - khiến những người xung quanh phải lắng nghe, thực thi.
8
Khi đã có quyền lực, thì người sở hữu chúng phải sử dụng quyền lực như thế nào,
nếu lạm dụng quyền lực để mưu lợi cá nhân, hay gây bất công thì dễ dàng đánh mất niềm
tin của những người xung quanh – yếu tố này cực kỳ quan trọng – và khi đó, đồng thời
cũng khiến quyền hạn của người sở hữu lung lay, dẫn đến việc bị tước quyền, hạ
chức, .v.v.
Vì vậy, quyền hạn là cái có trước, còn quyền lực là cái có sau, quyền hạn sinh ra
quyền lực và quyền lực cũng gây tác động ngược trở lại quyền hạn. Do đó, người sở hữu
phải hết sức thận trọng khi đưa ra quyết định, cần phải khéo léo, nắm bắt rõ tình hình
hiện tại, hiểu rõ được đối tượng, phải biết cân bằng trong mọi mối quan hệ xã hội để đạt
được mục tiêu, đem lại lợi ích cho tổ chức, xã hội.
1.2. Quyền hạn, quyền lực của Tổng thống Hoa Kỳ theo quy định của Hiến Pháp:
1.2.1 Quyền han quyền lực của tổng thống Hoa Kỳ
Theo Hiến Pháp, Tổng thống Hoa Kỳ là nguyên thủ quốc gia và cũng là người đứng
đầu chính phủ Hoa Kỳ. Đây là viên chức chính trị cao cấp nhất về mặc ảnh hưởng và
được công nhận như vậy tại Hoa Kỳ. Tổng thống lãnh đạo ngành hành pháp của chính
phủ liên bang Hoa Kỳ và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốc
Hoa Kỳ bầu lên Chức vụ tổng thống Hoa Kỳ là một trong những chức vụ lãnh đạo có
nhiều quyền lực nhất trên thế giới. Tổng thống phải "đôn đốc việc thi hành pháp luật một
cách đúng đắn". Để làm nhiệm vụ, Tổng thống cai quản bộ máy hành pháp của chính phủ
liên bang - một tổ chức bao gồm 4 triệu nhân viên, trong đó có 1 triệu là nhân viên quân
sự. Thêm vào đó, Tổng thống có nhiều quyền lập pháp và tư pháp.
9Quyền hành pháp: Tổng thống có nhiều quyền điều hành sự việc của chính phủ
liên bang; có quyền tạo ra điều lệ, quy định và chỉ thị gọi là mệnh lệnh hành pháp, có
hiệu lực như là luật trong các cơ quan liên bang nhưng không cần thông qua quốc hội.
Với tư cách Tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ, Tổng thống có quyền điều
khiển những Lực Lượng Quốc Phòng của mỗi tiểu bang. Trong tình huống chiến tranh
hay trường hợp khẩn cấp, Quốc hội có thể cấp cho Tổng thống nhiều quyền hơn để quản
lý nền kinh tế và bảo vệ an ninh Hoa Kỳ.
9
9Quyền lập pháp: Tuy Hiến Pháp có nói "tất cả quyền lập pháp" của chính phủ liên
bang được nằm trong tay Quốc hội, Tổng thống cũng đóng một vai trò lập pháp quan
trọng vì ông có quyền định chính sách. Tổng thống có quyền phủ quyết bất cứ đạo luật
nào từ Quốc hội, và trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi nghị viện bỏ phiếu bác bỏ phủ
quyết, đạo luật sẽ không có hiệu lực. Tổng thống có quyền báo cáo Quốc hội về tình
trạng của Liên bang và đề nghị Quốc hội xem xét những biện pháp mà Tổng thống thấy
cần thiết và thích hợp. Nếu Quốc hội hoãn trước khi xem xét những đạo luật này, Tổng
thống có quyền triệu tập Quốc hội lại. Ngoài vai trò chính thức này, với tư cách là người
lãnh đạo một đảng và là nhân vật quan trọng nhất trong bộ máy hành pháp của chính phủ,
có thể ảnh hưởng đến dư luận và vì thế ảnh hưởng các luật được Quốc hội xem xét.
9Quyền tư pháp: Một trong những quyền mà Hiến Pháp cấp cho Tổng thống là
quyền bổ nhiệm các viên chức quan trọng. Tổng thống có quyền bổ nhiệm các quan tòa
liên bang, kể cả các thẩm phán trong Tòa án tối cao, nhưng phải được Thượng nghị viện
chấp thuận. Một quyền quan trọng khác là quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá bất cứ ai
phạm luật liên bang (trừ các vụ xét xử cách chức). Nhiều tổng thống đã dùng quyền này
để giảm án nhiều tội nhân khi toà án nhắm vào những cố vấn hay nhân viên thân cận của
mình như “Vụ tổng thống Bush và cố vấn Karl Rose”
Mỗi Tổng thống đều đạt được ít nhất một phần của các mục tiêu pháp luật và ngăn
ngừa một số dự luật ông tin rằng không tốt bằng cách dùng quyền phủ quyết. Quyền lực
tổng thống trong quyết định chiến tranh và hòa bình, kể cả việc điều đình các hiệp ước,
rất đáng kể. Tổng thống cũng có thể dùng chức vụ đặc biệt của mình để biện hộ và giải
thích ý mình với quần chúng, được nhiều người chú ý hơn các chính trị gia khác.
10
1.2.2 Giới hạn quyền tổng thống:
Tổng thống chỉ có quyền bổ nhiệm khoảng 3.000 trong một hệ thống chính phủ có
hơn 3 triệu nhân viên. Tổng thống thường nhận thấy bộ máy chính phủ tự hoạt động mà
không cần Tổng thống xen vào, và đã hoạt động như vậy trong quá khứ cũng như trong
tương lai. Những tổng thống mới thường phải miễn cưỡng với những quyết định từ chính
quyền tổng thống trước. Họ được để lại một ngân sách đã được viết và thành luật trước
khi họ nhận chức, cũng như những chương trình chi tiêu như phúc lợi cho cựu quân nhân,
tiền An sinh Xã hội, và bảo hiểm y tế Medicare cho người già, tất cả đều phải thi hành
theo luật. Trong vấn đề đối ngoại, Tổng thống cũng phải đương đầu với những hiệp ước
và thoả thuận mà các tổng thống trước đã ký kết.
11
Chương 2:
PHÂN TÍCH VIỆC SỬ DỤNG QUYỀN HẠN
QUYỀN LỰC CỦA GEORGE WALKER BUSH
2.1. Giới thiệu về George Walker Bush
2.1.1. Tiểu sử:
George Walker Bush, sinh ngày 06 tháng 07 năm 1946, tại
New Haven, Connecticut nhưng lớn lên ở miền Nam tại Midland
và Houston, Texas. G.W.Bush là một chính khách và là tổng
thống thứ 43 của Hoa Kỳ. G.W.Bush sinh trưởng trong một gia
đình có truyền thống chính trị với cha – George H.W.Bush đã
từng là một nhà chính khách lừng lẫy và là tổng thống thứ 41 của
Hoa Kì (nhiệm kỳ 1989-1993).
Sau khi tốt nghiệp đại học vào năm 1968, G.Bush gia nhập
một đơn vị không quân thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia tại Texas. Trong suốt thời
gian Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, Bush là phi công máy bay F-102 cho đến năm
1972.
Năm 1973, ông được phép rời quân ngũ và theo học tại Trường đại học Kinh doanh
thuộc Viện Đại học Harvard, và nhận bằng MBA năm 1975.
Từ 1979-1986, Bush đi theo con đường kinh doanh dầu mỏ và trở thành một trong
những giám đốc của tập đoàn Harken Energy. Đây là khoảng thời gian mà tên tuổi ông
được biết đến với nhiều thiện cảm khắp tiểu bang Texas.
Ông đã từng đắc cử thống đốc tiểu bang Texas vào năm 1998. Đến 2000 Bush đước
đảng Cộng hoà chọn làm ứng cử viên tổng thống.
Từ 2001-2009, G.Bush là chủ nhân của Toà Bạch Ốc trong cả 2 nhiệm kỳ liên tục.
12
2.1.2. Con đường đến với Nhà Trắng:
Sinh ra trong một gia tộc đầy uy quyền Bush - bị ảnh hưởng bởi cha – cựu tổng thống
George H.W.Bush nên chảy trong con người G.bush là dòng máu chính trị. Tài năng của
G.Bush được bộc lộ rất sớm, từ những năm còn đi học, ông đã tiến hành cuộc vận động
tranh cử đầu tiên trong cuộc đời mình để gia nhập hội sinh viên, làm lớp trưởng, là hội
trưởng hội liên minh bóng chày những năm ngồi trên ghế Đại học.
Năm 1978 G.Bush quyết định tham gia tranh cử Quốc hội, điều đó chứng tỏ ông là
một người rất đam mê chính trị. Ông đã chuyên tâm và nổ lực hết sức mình cho cuộc
tranh cử, nhưng vì ít kinh nghiệm và thật sự chưa được người dân Texas yêu mến nên
ông đã thất bại trước đối thủ Kelha.
Sau đó, G.Bush đã trở thành trợ tá của Bush
bố- lúc bấy giờ là phó tổng thống trong cuộc chạy
đua vào Nhà Trắng năm 1988. Bush con gia nhập
vào tổng bộ tranh cử và làm nhiệm vụ là một người
giám sát, và đôn đốc, báo cáo với bố mình điều mà
mọi người thảo luận. Ông được dịp tiếp xúc và làm
việc với những chính khách lão làng của Hoa Kì
như: Azel, Bolish Denisor…Danh tiếng của ông
ngày càng được củng cố và đạt được một phong
thái ung dung, cái vẻ ung dung đó gần như đã bộc lộ được vẻ phi thường của một vĩ nhân
trong vỏ bọc của một con người bình thường.
Năm 1994, một lần nữa thách thức lại đến với G.Bush khi ông phải đối đầu với bà
quyền lực Anna Richasson thuộc đảng Dân chủ để tranh cử chức thống đốc. Bằng sự
thông minh và khéo léo, ông đã tận dụng mối quan hệ tốt đẹp ở Texas cũng với việc lợi
dụng sự căm ghét của người dân bang Texas đối với Bill Clinton để đánh bại Anna
Richasson để đắc cử chức thống đốc bang, một bước tiến quan trọng đến với đỉnh cao
tiếp bước bố mình trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
13
Năm 2000, sau khi giành được sự đề cử của đảng Cộng hoà, Bush phải đối đầu với
Phó tổng thống Al Gore, người được đảng Dân chủ chọn làm ứng cử viên cho cuộc chạy
đua vào Toà Bạch Ốc. Đó là một cuộc tranh tụng gay gắt trước khi được công nhận thắng
cử bởi phán quyết của Tối cao Pháp viện.
Sau khi trở thành chủ nhân của toà Nhà Trắng vào năm 20/01/2001, và liên tục thắng
cử chức vị tổng thống trong hai nhiệm kỳ liên tục (2001-2004) và (2004-2008), Bush đã
trở thành vị tổng thống thứ 43 kế nhiệm hai nhiệm kỳ liên tục, nên có thể nói đó cũng là
một thành công nhất định trong sự nghiệp chính trị của G.Bush. Ông đã sử dụng quyền
lực của mình để ban hành các quyết định liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội và đối
ngoại... Các chính sách của ông vừa mang lại sự phát triển cho kinh tế Hoa Kì, cải thiện
mối quan hệ ngoại giao với Triều Tiên, Ấn Độ và một số nước Châu Á (có cả Việt
Nam)… Đầu năm 2009, G.Bush kết thúc 8 năm cầm quyền khi nước Mỹ ngập sâu trong
cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất trong 80 năm qua và rời nhiệm sở với tỷ lệ ủng hộ
thấp nhất trong số tất cả các tổng thống Mỹ thời kỳ hiện đại. Tỷ lệ ủng hộ ông ở thời
điểm cuối nhiệm kỳ này chỉ vào khoảng 25%.
2.2. Phân tích quyền hạn, quyền lực của G.W.Bush
2.2.1. Thực trạng của Hoa Kì trong hai nhiệm kỳ của G.W.Bush
Nước Mỹ dưới thời của tổng thống G.W.Bush- đương nhiệm từ năm 2001-2008 đã
thật sự trải qua nhiều biến cố. Những gì đã xảy ra ở nước Mỹ trong thời gian đó chịu sự
tác động của các yếu tố khách quan nhưng chủ yếu vẫn là ảnh hưởng từ những quyết định
của chính quyền liên bang Mỹ mà đặc biệt quan trọng là ảnh hưởng của vị tổng thống Mỹ
G.W.Bush.
Những người cầm quyền đều mong muốn sẽ phục hồi phát triển nền kinh tế này trở
lại vị trí mạnh nhất trên thế giới. Trên thực tế nền kinh tế ấy đang trong đỉnh cao bỗng
phút chốc rơi vào tình trạng suy thoái từ tháng 3/2001 – 1/2002 nhưng cũng nhanh chóng
tăng trưởng trở lại. Năng suất lao động tăng mạnh do ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ thông tin. Kinh tế Hoa Kỳ sớm thoát khỏi khủng hoảng hơn so với trước đây. Cuối
thời kỳ đó khủng hoảng tài chính xất phát từ phố Wall và lan ra toàn bộ nền kinh tế Mỹ,
tỷ lệ thất nghiệp của nước Mỹ ở mức cao nhất trong vòng 16 năm trước đó, thị trường nợ
thế chấp, tiền tiết kiệm của người dân hao hụt.
14
Sau khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 Mỹ đã phát động cuộc chiến
chống khủng bố toàn cầu mà mục tiêu đầu tiên chính là bọn khủng bố Taliban ở
Afghanistan. Tiếp đó với lý do là chống vũ khí huỷ diệt hàng loạt nên đã gây ra cuộc
chiến Iraq. Và chính những sự kiện này đã tạo ra những rạn nứt trong quan hệ ngoại giao
của Hoa Kỳ.
Bão Katrina_một cơn bão lịch sử đã ập đến nước Mỹ một cách bất ngờ và gây thiệt
hại vô cùng nặng nề cho đất nước này. Con số thiệt hại 100 tỷ USD vượt xa các thảm họa
thiên nhiên trước đó ở Mỹ và hơn cả tổng thiệt hại do vụ khủng bố 11/9 gây ra.
Trên đây là một số thực trạng nổi bật của nước Mỹ dưới sự cầm quyền của G.Bush
trong suốt hai nhiệm kỳ của. Và thông qua những thực trạng nêu trên,chúng ta sẽ đi vào
việc phân tích và tìm hiểu về những ưu và nhược điểm trong việc sử dụng quyền hạn
quyền lực của mình.
2.2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng
Để thấy rõ những ưu và nhược điểm của Bush khi sử dụng quyền hạn quyền lực của
mình để lãnh đạo Hoa Kỳ, chúng ta lật lại lịch sử, những quyết định, và những hậu quả
mà ông đã tác động đến, ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi nước Mỹ mà còn trên chính
trường quốc tế, qua đó có thể đánh giá rõ việc sử dụng quyền hạn quyền lực của ông như
thế nào, từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị cần thiết để khắc phục những nhược điểm
của ông.
a. Ưu điểm:
Sử dụng quyền hạn quyền lực một cách khôn khéo:
Để loại bỏ cái gai Taliban, G.Bush đã khôn khéo tận dụng thời cơ 11/9 để đưa ra
chính sách chống khủng bố ở Afghanistan. Chứng kiến sự cuồng tín của những nhà lãnh
đạo Taliban với những hành động chà đạp nhân quyền, văn hoá cùng với dung dưỡng tập
đoàn khủng bố Binladen trong những hoạt động khủng bố trên khắp thế giới nhưng
không thể tấn công. Sự kiện 11/9 là một lý do tốt để tiến hành cuộc chiến. Đó là lý do bảo
vệ lợi ích quốc gia, an ninh toàn cầu cũng như trả thù cho những người đã khuất. Với lý
do này thì Tổng Thống dễ dàng tiến hành cuộc chiến vì sẽ được sự ủng hộ của toàn thế
giới.
15
Trong vụ tranh cử lần thứ hai với John Terry, G.Bush đã sử dụng óc khôn ngoan của
mình nhằm tranh thủ sự ủng hộ của người dân Mỹ. Bởi vì sau vụ kiện ngày 11/9 lịch sử,
ông lợi dụng tâm lý của người dân lúc đó là rất căm ghét chủ nghĩa khủng bố, nên ông đã
nhanh trí đưa ra cương lĩnh chống chủ nghĩa khủng bố trên toán thế giới, điểm chính
trong chiến dịch tranh cử của mình..Điều đó giúp cho ông đã được số phiếu cao nhất và
thắng cử trước John Terry.Đây cũng được xem là một cách thể hiện sự khôn ngoan của
G.Bush
Một vấn đề khác cho thấy sự khôn khéo trong việc giải quyết tình hình của tổng
thống Bush đó là đã đưa ra chính sách quyết định đối xử bình thường với Ấn Độ, qua đó
hòng giải quyết vấn đề thiếu nhiên liệu của nhà máy năng lượng hạt nhân Tarapur. Nhà
máy đã được Mỹ xây dựng gần khu vực Mumbai và đang trong tình trạng thiếu nhiên liệu
bởi chính sách “cấm vận Ấn Độ”. Với quyết định công nhận Ấn Độ là một nước hạt nhân
và cam kết gia tăng “lợi thế và thế mạnh” của hạt nhân, Mỹ đã đạt được mục đích cuối
cùng là cung cấp nhiên liệu cho nhà máy Talapur.
Sử dụng quyền hạn quyền lực có chiến lược:
Tư duy chiến lược của tổng thống Bush có thể thấy rõ trong việc giải quyết các vấn
đề về kinh tế với chính sách giảm thuế và giảm lãi suất ngân hàng thì ông đã làm giảm
thất nghiệp, tác động mạnh mẽ vào tỷ giá đồng USD, qua đó làm cho hàng hoá Mỹ rẻ hơn
và tăng khả năng cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Việc hỗ trợ lãi suất đã làm cho nhu cầu mua nhà nhiều hơn, thúc đẩy các doanh
nghiệp vay vốn đầu tư và mở rộng sản xuất từ đó giúp nền kinh tế Mỹ khởi sắc.
Ký kết các hiệp định song phương, đa phương để mở rộng quan hệ mậu dịch thì ông
đã làm và chính điều đó làm cho GDP nước Mỹ tăng gấp đôi trong hai nhiệm kỳ mà ông
nhiệm chức.
Để bảo vệ nền công nghiệp năng lượng, đồng thời mang lại lợi ích cho Hoa Kỳ thì
tổng thống đã tiến hành bán vũ khí cho Arabia Saudi nhằm tạo mối quan hện giao hữu
với đồng minh quan trọng này. Mỹ công khai bán vũ khí trị giá 123 triệu USD cho Arabia
Saudi và đề nghị nước này nâng sản lượng khai thác dầu, với hành động này Mỹ muốn
tăng khả năng phòng vệ cho các nước đồng minh ở vùng vịnh qua đó hạn chế thấp nhất
khả năng nguồn dầu mỏ quý giá này tuột khỏi tầm ảnh hưởng của mình.
16
b. Nhược điểm:
Lạm dụng quyền lực:
Tổng thống Bush đã vượt quá quyền hạn của mình, vi phạm quyền “tự do ngôn luận
của công dân”. G.Bush là người chủ xướng “chương trình giám sát khủng bố” cho phép
cơ quan an ninh quốc gia nghe lén điện thoại cũng như xem email của công dân Mỹ
nhằm phát hiện và ngăn chặn âm mưu khủng bố.
Tổng thống còn tự ý quyết định đem các phần tử tình nghi khủng bố ra toà án quân
đội thay vì dân sự mà chưa được sự chấp nhận của quốc hội. đó là hành động vi phạm
nhân “nhân quyền”. thẩm phán cấp liên bang Mỹ Anna Diggs đã phán quyết buộc ngưng
chương trình này và tuyên bố rõ: “khuôn khổ hiến pháp Mỹ không bao giờ cho phép tổng
thống có những quyền hạn vượt rào như thế này”
Ông còn vi phạm hiệp ước về đối xử với tù nhân chiến tranh, tự ý thành lập toà án xét
xử khi xử nghi phạm khủng bố bị giam giữ tại nhà tù Guantanamo. Dư luận cũng đã
nhiều lần lên tiếng cáo buộc chính quyền Bush ngược đãi những người bị giam giữ trong
nhà tù này. bên cạnh đó còn khá nhiều nhà tù bí mật đã được lập mà không được sự ủng
hộ của quần chúng.
Sử dụng quyền hạn quyền lực thiếu trách nhiệm:
Nổi bật cho vấn đề này là thông qua sự kiện bão Katrina. Có thể thấy rằng, cơn
bão đột ngột ập tới nhưng lại thiếu sự phòng chống của chính quyền, dẫn đến thụ động
trước cơn bão. Trong 7 ngày diễn ra cơn bão, giới cầm quyền đặc biệt là G.Bush đã
không đưa ra những chính sách cứu trợ kịp thời. Thảm kịch to lớn đã cướp đi mạng sống
của khoảng 1.800 người, thiệt hại lên tới 100 tỷ USD.
Những ngày sau khi cơn bão đi qua, việc khắc phục vẫn còn trong thế lung túng,
kém hiệu quả. Kết quả như vậy là do chính phủ hoàn toàn không được chuẩn bị trong
việc phòng ngừa cũng như khắc phục hậu quả từ thảm hoạ thiên nhiên trên. Gần như suốt
một tuần sau cơn bão Katrina, “chính phủ dường như vẫn không muốn thừa nhận một
thảm kịch rõ ràng như vậy”, những biện pháp cứu trợ và khắc phục vẫn chỉ được đặt
trong “chế độ tự động”.
17
Vụ việc này đã khiến cho mọi người có cảm tưởng như tổng thống đã đánh mất mối
liên hệ với dân chúng và đang cố gắng lảng tránh tình huống này. Cũng chính vì vậy mà
tỷ lệ ủng hộ của ông đã giảm rõ rệt, mặc dù ông đã nhiều lần ra sức thuyết phục và công
khai xin lỗi nhưng vì sự mất mát quá lớn khiến cho quần chúng nhân dân đã không thể
cho qua hết những gì ông đã làm.Đây chính là hình phạt mà nhân dân đã giành cho vị
tổng thống thiếu trách nhiệm của quốc gia mình.
Sử dụng quyền hạn quyền lực một cách vội vàng và đơn phương của Bush trong
chiến tranh
Trong thời gian đương nhiệm, quyết định tấn công Iraq là một trong những quyết
định lớn song nó lại được xem là một quyết định vội vàng của G.Bush. Thực tế đã chứng
minh, Uỷ ban lưỡng đảng trong một cuộc điều tra tình báo đã không tìm thấy bất kỳ
chứng cứ nào chứng minh Saddam Hussein tàng trữ WMD, bản tường trình cũng không
tìm thấy mối quan hệ hợp tác giữa Saddam và Al-Qaeda. Mặc dù thế tổng thống Bush
vẫn kiên quyết bảo vệ quyết định của mình, cho rằng: “Thế giới ngày nay trở nên an toàn
hơn” khi không còn Saddam Hussein.
Quyết định chiến tranh cũng là một quyết định mang tính đơn phương. Ông đã tiến
hàng chiến tranh mà không có sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và các nước đồng minh
thân thiết của Mỹ ở Châu Âu như Pháp, Đức. Thậm chí ngay trong nội bộ nước Mỹ, ông
cũng chịu tác động nhiều hơn từ phía “phe diều hâu” mà ít chịu lắng nghe ý kiến của phe
ngoại trưởng Collin Powell.
Rất nhiều người coi cuộc chiến này là sai lầm lớn nhất trong thời gian cầm quyền của
ông Bush. Mà sự thật cũng đã nói lên điều đó. Cuộc chiến giữa Iraq và Mỹ kéo dài trong
sáu năm làm 4.316 lính Mỹ tử trận tại Iraq từ năm 2003, tổng chi phí mà Mỹ đã bỏ ra ở
Iraq có thể sẽ lên tới 2.000 đến 3.000 tỉ USD, Nội bộ nước Mỹ thì bị chia rẽ giữa các phe
đối lập, giữa các Đảng phái với nhau, đồng thời cũng đã nhận không ít sự phẫn nộ của
nhân dân trong nước nói riêng và thế giới nói chung.
.
18
Chương 3:
GIẢI PHÁP CHO VIỆC SỬ DỤNG QUYỀN HẠN
QUYỀN LỰC CỦA G.W.BUSH
3.1. Mục tiêu
Thông qua việc phân tích những ưu điểm và nhược điểm trong việc sử dụng quyền
hạn quyền lực của G.W.Bush như trên để có thể đưa ra một số giải pháp xác đáng nhằm
phát huy hơn nửa những ưu điểm hiện có và khắc phục những nhược điểm đang tồn tại,
từ đó giúp hoàn thiện hơn nữa việc sử dụng quyền hạn quyền lực của bất kì một cá nhân
tiêu biểu nào.
3.2. Giải pháp
3.2.1. Phát huy ưu điềm:
Với cách sử dụng quyền lực một cách khôn khéo tổng thống Bush đã có những quyết
định đúng đắn, mang lại lợi ích không nhỏ cho nước Mỹ. Chính vì vậy, đây được xem là
một lợi thế của ông. Và để phát huy lợi thế này, thiết nghĩ ông cần duy trì và ngày càng
rèn luyện, trao dồi, nâng cao khả năng tư duy, nắm bắt thời cơ vào những vấn đề hiện tại
của nước Mỹ. Sử dụng những cách giải quyết khôn khéo của mình vào các chính sách
của Mỹ thông qua việc nêu lên ý kiến công khai nhằm đưa nước Mỹ trở về vị thế dẫn
đầu.Và bên cạnh việc đem lại lợi ích ngày càng nhiều cho nước Mỹ thì cũng không quên
lợi ích của các quốc gia khác nhằm tăng cường mồi quan hệ với các đồng minh của Mỹ,
từ đây tạo tiền đề cho những hành động sau này của Mỹ được thực hiện dễ dàng hơn.
19
Việc sử dụng quyền lực có chiến lược có thể được xem là cái hay nhất của G.Bush
trong suốt tám năm cầm quyền. Thiết nghĩ với tầm nhìn chiến lược như vậy thì Bush cần
phát huy hơn nữa trong việc giải quyết vấn để nổi cộm của Mỹ hiện tại đó chính là vấn đề
suy thoái, khủng hoảng của Mỹ. Tổng thống Bush đã từng tăng thuế nhập khẩu đối với
thép nhằm mục đích bảo hộ ngành thép của Mỹ_một trong những ngành mũi nhọn của
nền kinh tế Mỹ. Ông có ý định tốt nhưng cách làm này thật sự vẫn chưa thỏa đáng. Việc
tăng thuế không phải lúc nào cũng đem lại kết quả mong đợi, nó sẽ chịu sự phản công từ
các phía, do đó để giải quyết những vấn đề như thế này thì cần có một bộ óc chiến lược
để đưa ra một chính sách hợp lý hơn nữa, thúc đẩy sản xuất những mặt hàng chủ đạo để
từ đó kéo theo sự vươn lên của Mỹ, củng cố vị thế dẫn đầu trên quốc tế và Bush có thể
làm được điều này nếu như ông biết sử dụng óc tư duy chiến lược đúng lúc và đúng cách
3.2.2. Khắc phục nhược điểm
Với cương vị là một tổng thống, bản thân ông nên tuân thủ Luật định, sử dụng đúng
quyền hạn của một tổng thống Hoa Kỳ theo quy định của Hiếp pháp, không nên thực hiện
các hoạt động bí mật khiến cả thế giới phải lên án. Có như thế thì mọi người mới có lòng
tin và đi theo ủng hộ ông trong những quyết định về sau. Thực tế đã cho thấy việc lạm
dụng quyền lực của G.Bush đã để lại cho đời sau cái nhìn không thiện cảm về cách cầm
quyền của ông trong suốt tám năm qua. Ông đã sử dụng quá quyền lực của mình dẫn đến
việc mất cả danh tiếng, phủ nhận mọi công lao đóng góp cho nước Mỹ như vậy là điều
không đáng xảy ra.
Bên cạnh đó ông cũng cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi vấn đề. Đặc
biệt ở đây,ông nên tăng cường hơn nửa mối quan hệ với dân để có thể nắm bắt kịp thời
tình trạng khó khăn của dân và từ đó có những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Thiếu trách
nhiệm là từ mà mọi người thường hay gán cho tổng thống Bush trong vụ bão Katrina. Nó
tác động mạnh mẽ đến lợi ích của người dân Mỹ. Trong vụ việc này ông đã vô trách
nhiệm khi không có những chính sách kịp thời nằm giải quyến vấn đề khó khăn của
người dân và điều đó làm cho ông bị xã hội chỉ trích.
20
Nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện và đúng đắn hơn là điều mà G.Bush cần khắc
phục hơn cả. Với bài học kinh nghiệm_cuộc chiến Iraq, ông cần phải biết lắng nghe, suy
xét cẩn thận, đầy đủ mọi khía cạnh của một vấn đề. Quyết định tấn công Iraq mà chưa có
chứng cớ rõ ràng, cũng không chịu lắng nghe hết ý kiến của mọi người đã khiến ông bị
chỉ trích là đã quyết đinh đơn phương và vội vàng.
3.3 Bài học kinh nghiệm:
Dựa vào những phân tích đánh giá ưu, nhược điểm cũng như việc đưa ra những giải
pháp nêu trên về việc sử dụng quyền hạn quyền lực của tổng thống G.W.Bush, nhóm
chúng tôi xin đưa ra một vài bài học kinh nghiệm với mong muốn góp phần giúp cho
những nhà lãnh đạo tương lai có thể sử dụng một cách tối ưu các công cụ lãnh đạo thiết
yếu và đặc biệt là cách sử dụng quyền hạn quyền lực trong vai trò lãnh đạo của mình.
Trước hết nhà lãnh đạo cần biết sử dụng quyền lực trong vị trí hiện tại của mình một
cách thích hợp. Phải quyết đoán trong việc tận dụng thời cơ để đưa ra quyết định nhằm
đạt mục tiêu cao nhất.Những quyết định mang tính chất chiến lược là hết sức cần thiết có
thể khi nhà lãnh đạo đảm nhận vị tri hiện tại sẽ có những vấn đề gây cản trở cho hành
động mà tồn tại trong quá khứ. Do đó, cần phải sử dụng quyền lực của mình cùng với kết
hợp nhận thức sâu sắc để có hành động chỉnh sửa, cải cách và đôi lúc cũng cần xóa bỏ
nhằm đem lại lợi ích tốt hơn cho tổ chức .Bên cạnh đó việc xây dựng mối quan hệ tốt với
các thành viên trong một tổ chức là một yếu tố quan trọng trong việc giữ vững danh tiếng,
vị trí hiện tại của nhà lãnh đạo.
Tuy nhiên việc sử dụng quyền han quyền lực không phải lúc nào cũng có những ưu
điểm,mà đôi lúc cũng mắc những sai lầm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Khi đó
nhà lãnh đạo cần phải có những biện pháp kịp thời nhằm khắc phục những sai lầm.Chẳng
hạn như trong quyết định của mình nhà lãnh đạo không nên chỉ dựa vào cảm nhận đánh
giá chủ quan mà cần phải biết lắng nghe ý kiến góp ý của những người xung quanh.
Trước khi muốn đưa ra bất kỳ một quyết định nào cũng cần có một kế hoạch điều tra,
xem xét cụ thế, rõ ràng, không nên quá nóng vội
Tóm lại với những bài học nêu trên nhóm chúng tôi hy vọng rằng nó có thể là một
trong những hành trang giúp cho các bạn có thể thành công hơn với vai trò lãnh đạo trong
tương lai của mình.
21
PHẦN KẾT LUẬN
Qua bài phân tích trên, khẳng định một lần nữa quyết định người lãnh đạo có
tác động rất lớn đến sự phát triển của cả một tổ chức. Những quyết định ấy nhiều lúc
giống như môt người nhạc trưởng hướng dẫn cho một dàn nhạc đi đúng hướng, nhiều lúc
như một tảng đá vô hình đè nén sự phát triển của tổ chức đó. Quyền hạn quyền lực của
ông Bush cũng như vậy, đôi lúc những quyết định của ông rất tài tình khéo léo, có chiến
lược nhưng thỉnh thoảng nó lại không nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ở đây, nhóm
chúng tôi không muốn ca ngợi hay chỉ trích, đánh giá việc sử dụng quyền hạn quyền lực
của G.Bush là đúng hay sai mà chỉ muốn thông qua phân tích những quyết định mà ông
đã đưa ra trong thời gian nhậm chức để có thể rút ra những bài học quý báu trong việc sử
dụng quyền hạn quyền lực như thế nào là hợp lý nhằm mục tiêu chung là sự phát triển
của tổ chức.
22
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. TS. Nguyễn Hữu Lam , “ Nghệ Thuật Lãnh Đạo”, NXB Hồng Đức,(2007)
2. David Frum , “Sự Thật Về Tổng Thống Bush Bên Trong Nhà Trắng”,
3. Người dịch: Hà Sơn , Lưu Kỳ biên soạn, “ G.W.Bush – Đường Đến Nhà
Trắng”, NXB Công An Nhân Dân , 2006
4. Bob WoodWard , First News biên dịch, “Bush và Quyền Lực nước Mỹ” ,
NXB Lao Động , 2006
5. Website: , “Những Di Sản Của Tổng Thống
Bush”
6. Website : , “Tổng Thống Bush Và Di Sản Triều
Tiên”
7. Website : , “Bush Công Bố Kế Hoạch Thương
Mại Tư Do Trung Đông”
8. Và nhiều website liên quan tới G.W.Bush như:
………
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ - LUẬT
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP : K07407A
BỘ MÔN:
TÂM LÝ VÀ NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO
ĐỀ TÀI:
QUYỀN HẠN VÀ QUYỀN LỰC CỦA
GEORGE WALKER BUSH
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 7- NHÓM 3W
1. HÀ KIM CÚC K074071194
2. TRẦN THỊ LAM HƯƠNG K074071206
3. MAI THỊ HUỆ K074071219
4. VÕ THỊ LÀI K074071226
5. CÁP NGUYỄN THẢO NGUYÊN K074071242
6. NGUYỄN NGỌC PHI K074071252
7. HUỲNH DUY QUANG K074071255
8. VÕ NGỌC THẮNG K074071268
9. ANH PHÚ VĂN K074071291
10. NGUYỄN HỒNG VINH K074071297
11. NGÂN KIM YẾN K074071301
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu .....................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU ...........................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................2
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm về quyền hạn, quyền lực ........................................ ……5
1.1.1. Quyền hạn là gì?.....................................................................5
. 1.1.2. Quyền lực là gì?......................................................................6
1.1.3. Mối quan hệ giữa quyền hạn và quyền lực………………….7
1.2. Quyền hạn, quyền lực của Tổng thống Hoa Kỳ theo quy định của Hiến
Pháp …………………………………………………………………………8
Chương 2: Phân tích việc sử dụng quyền hạn, quyền lực của
George Walker Bush tại Hoa Kì
2.1. Giới thiệu về George Walker Bush ............................................. 11
2.1.1. Tiểu sử ................................................................................. 11
2.1.2. Con đường đến với Nhà Trắng ........................................... 12
2.2. Phân tích quyền hạn, quyền lực của G.W.Bush .......................... 13
2.2.1. Thực trạng Hoa Kì trong hai nhiệm kỳ của G.W.Bush ...... 13
2.2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng .............................................. 14
a. Ưu điểm ............................................................................... 14
b. Nhược điểm ......................................................................... 16
Chương 3: Giải pháp cho việc sử dụng quyền hạn quyền lực của
G.Bush
3.1. Mục tiêu ....................................................................................... 18
3.2. Giải pháp ...................................................................................... 18
3.2.1. Phát huy ưu điểm ................................................................ 18
3.2.2. Khắc phục nhược điểm ....................................................... 19
3.3 Bài học kinh nghiệm ..................................................................... 20
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................... 21
Tài liệu tham khảo ................................................................................ 22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- Quyền hạn và quyền lực của George Walker Bush.pdf