Tóm lại, lý thuyết lượng cầu tài sản hay lý thuyết lựa chọn danh mục (theory of asset demand) là một trong những lý thuyết phổ biến đối với bất kì nhà đầu tư nào khi đưa ra quyết định đầu tư. Trong đó, hai yếu tố rủi ro và tính thanh khoản được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Lý thuyết này cung cấp công cụ cơ bản để phân tích động thái, hành vi hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường tài chính, đồng thời cũng giải thích được các câu hỏi: tại sao các nhà đầu tư lại rút vốn khỏi thị trường này, đồng loạt đầu tư vào thị trường kia?; Với tình hình kinh tế chính trị như vậy thì nên đầu tư vào đâu?; hình thức đầu tư nào thích hợp với các loại chủ thể, ngắn hạn hay dài hạn, hình thức đầu tư nào mang lợi nhuận cao nhất? Nắm được lý thuyết này là một công cụ để các nhà đầu tư có các quyết định đúng đắn mà sử dụng nguồn vốn của mình một cách tốt nhất, để các nhà thực hiện chính sách nắm được quy luật cung cầu tiền tệ cũng như cầu đầu tư thay đổi tương quan giữa các thị trường.
48 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4178 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro và tính thanh khoản trong lý thuyết lượng cầu tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương sai tỷ suất sinh lợi của danh mục. Công thức tính phương sai danh mục đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục để giảm thiểu rủi ro tổng thể và cũng chỉ ra cách đa dạng hóa đầu tư hiệu quả.
Một tài sản riêng lẻ hay danh mục của những tài sản được xem như là có hiệu quả nếu không có tài sản hay danh mục tài sản nào khác đem lại tỷ suất sinh lợi mong đợi cao hơn với cùng mức độ rủi ro, hoặc ít rủi ro hơn với cùng tỷ suất sinh lợi mong đợi.
Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư giảm thiểu rủi ro như thế nào? Để hiểu rõ thêm vấn đề này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ của danh mục đầu tư với tỷ trọng vốn đầu tư bằng nhau của 20 cổ phần của chỉ số Major Maket.Vào tháng 12/1992, những cổ phần này có rủi ro bình quân là 27,8%, trong khi danh mục đầu tư có tỷ trọng vốn đầu tư bằng nhau có rủi ro là 20,4%. Biểu đồ sau thể hiện sự giảm thiểu rủi ro tương ứng với sự tăng lên của số lượng cổ phiếu.
Rõ ràng danh mục cổ phần sẽ có rủi ro thấp hơn so với từng cổ phần riêng lẻ. Các nghiên cứu khác đã kết luận rằng một danh mục cổ phiếu được đa dạng hóa tốt phải có ít nhất 30 cổ phiếu đối với một nhà đầu tư đi vay và 40 cổ phiếu đối với một nhà đầu tư cho vay.
Tuy nhiên ta cũng phải lưu ý rằng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư chỉ giảm thiểu rủi ro chứ không xóa bỏ hoàn toàn rủi ro. Rủi ro còn lại (nghĩa là không thể giảm được nữa) được gọi là rủi ro thị trường.
Nhưng nhìn chung, mục đích của đa dạng hóa là giảm độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi của danh mục, nghĩa là giảm rủi ro của danh mục đầu tư. Đa dạng hóa danh mục đầu tư không chỉ có nghĩa là đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư, mà còn có nghĩa là đa dạng hóa trong nội bộ từng lĩnh vực đầu tư, chẳng hạn đa dạng hóa các loại chứng khoán. Khái niệm đa dạng hóa đôi khi có thể hiểu xa là sự mở rộng phạm vi đầu tư ra thị trường quốc tế, chẳng hạn nhà đầu tư không chỉ đầu tư ở Mỹ mà còn có thể đầu tư ở Đức, hay Nhật, hay Việt Nam,vv..vv
1.5. Sự kết hợp cân nhắc giữa suất sinh lời và rủi ro
Chúng ta hãy bắt đầu với khái niệm mới “đường biên hiệu quả”. Đường biên hiệu quả miêu tả tập hợp những danh mục đầu tư có tỷ suất sinh lợi lớn nhất có thể tương ứng với mỗi mức độ rủi ro. Điều này có nghĩa là những danh mục đầu tư nằm trên đường biên hiệu quả có tỷ suất sinh lợi lớn nhất đối với một mức độ rủi ro cho trước. Đồ thị dưới đây là một đường biên hiệu quả, trục tung thể hiện suất sinh lợi, trục hoành thể hiện rủi ro.
So sánh danh mục A (nằm trên đường biên hiệu quả) và danh mục B(nằm trên đường biên hiệu quả):
- Danh mục A có suất sinh lợi thấp, rủi ro cũng thấp.
- Danh mục B có suất sinh lợi cao, bù lại rủi ro cũng cao tương ứng.
Vậy một khi đã là danh mục nằm trên đường biên hiệu quả, không còn cách nào hơn là phải đánh đổi giữa suất sinh lợi và rủi ro. Không có bất kì danh mục nào nẳm trên đường biên hiệu quả mà lại vừa đạt suất sinh lợi cao, vừa có rủi ro thấp.
So sánh danh mục A (nằm trên đường biên hiệu quả) và danh mục C (không nằm trên đường biên hiệu quả), Chúng ta có thể nói rằng danh mục A trong hình tốt hơn danh mục C bởi vì danh mục A có tỷ suất sinh lợi bằng với danh mục C nhưng lại có rủi ro ít hơn.
Tương tự, danh muc B chiếm ưu thế hơn danh mục C bởi vì nó có rủi ro bằng nhau nhưng lại có tỷ suất sinh lợi cao hơn.
Hình biểu diễn đường biên hiệu quả đã minh họa hai nguyên tắc rất quan trọng trong đầu tư tài chính:
- Rủi ro tỷ lệ thuận với suất sinh lời: rủi ro cao thì suất sinh lời cao và ngược lại.
-Với cùng một suất sinh lợi, người ta ưa thích tài sản nào có tính rủi ro thấp hơn. Tương tự, với cùng một mức độ rủi ro, người ta ưa thích những tài sản có suất sinh lợi cao hơn.
1.6. Tóm lược các rủi ro đặc trưng của bốn lĩnh vực đầu tư chính tại Việt Nam và hướng hạn chế rủi ro
1.6.1. Tóm lược các rủi ro đặc trưng của bốn lĩnh vực đầu tư chính tại Việt Nam
Đầu tư vàng:
Rủi ro mà nhà đầu tư trên sàn vàng ở Việt Nam thường xuyên phải đương đầu chủ yếu gồm ba loại:
Rủi ro đến từ biến động giá vàng thế giới. Do chịu tác động cùng lúc từ rất nhiều yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị thế giới, thị trường chứng khoán, tỷ giá đồng USD, giá dầu, tình hình cung cầu, thậm chí cả hoạt động thao túng thị trường vàng quốc tế của những quỹ đầu tư lớn mà những yếu tố này cũng thường xuyên có những diễn biến bất ngờ, nên dự báo giá vàng gặp phải nhiều khó khăn.
Phiên giao dịch ngày 18/3/2009 tại thị trường New York là một bằng chứng rõ ràng cho thấy tính biến động khó lường của thị trường vàng thế giới. Ở nửa đầu của phiên giao dịch, giá vàng tiếp tục giảm sâu, kéo dài đà giảm sẵn có của hai phiên trước, khiến không ít nhà đầu tư tin chắc thị trường vàng có thể lặp lại chuỗi ngày giảm giá lên tới 8 phiên liên tục. Nhưng ngay sau đó, từ mức đáy 882,8 USD/oz, giá vàng lại tăng vọt lên 950,6 USD/oz.
Rủi ro từ giá vàng trong nước. Giữa giá vàng trong nước và thế giới nhiều khi có những biến động “lệch pha”, khiến các nhà đầu tư không thể chỉ tham khảo giá thế giới khi quyết định đầu tư vàng. Do khác biệt địa lý nên khi sàn vàng ở Việt Nam đóng cửa cũng là lúc sàn vàng ở Mỹ thường có những thay đổi lớn. Giá vàng thường biến động nhiều nhất vào buổi tối.
Rủi ro đến từ phía các sàn giao dịch. Những sự cố như trục trặc kỹ thuật, nghẽn mạng, sập sàn… hoàn toàn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chỉ cần vài phút sàn vàng ngừng giao dịch, giá vàng thế giới đã có thể đổi chiều từ tăng sang giảm và ngược lại, làm mất đi cơ hội chốt lãi hoặc cắt lỗ của nhà đầu tư.
Năm 2007, sự cố sập sàn đã xảy ra vài lần ở sàn vàng ACB, khiến các nhà đầu tư gặp nhiểu khó khăn. Năm 2008, sàn vàng Phương Nam thuộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam cũng xảy ra sự cố sập mạng.
Đầu tư bất động sản:
Nhà đầu tư chọn bất động sản tại Việt Nam làm kênh đầu tư sẽ phải đối mặt với những rủi ro chính sau:
Rủi ro thanh khoản: khi thị trường bất động sản đóng băng, nghĩa là nhà đầu tư không tìm được người mua hoặc người muốn mua không đủ khả năng tài chính để mua, với tốc độ lạm phát cao, nhà đầu tư bất động sản sẽ bị thiệt hại so với các kênh đầu tư khác.
Rủi ro liên quan đến biến động giá vàng, USD: Do đặc thù của lĩnh vực bất động sản, thời gian thanh toán của khách hàng khi mua sản phẩm thường kéo dài 2-3 năm, do vậy giá bất động sản thường được niêm yết bằng vàng hay USD. Việc vàng và USD tăng giá khiến những nhà đầu tư đang tiến hành mua bất động sản thiệt hại. Ngược lại, việc giá vàng và giá USD giảm khiến những nhà đầu tư đang cần bán bất động sản bị thiệt hại.
Rủi ro liên quan đến thông tin: Tính minh bạch của thị trường bất động sản Việt Nam là rất thấp. Đội ngũ môi giới nhà đất thường cố tình tạo thông tin sai lệch nhằm can thiệp giá bất động sản một cách chủ quan, tùy tiện. Giá bất động sản qui định trong bảng giá đất được UBND cấp tỉnh, thành phố ban hành hằng năm hầu như không có ý nhĩa đáng kể trên thị trường. Sự thiếu thông tin dễ dẫn đến bất lợi cho nhà đầu tư khi mua cao hơn giá thực nhiều lần.
Tình trạng “quy hoạch treo” là một nguyên nhân khiến nhà đầu tư bất động sản bị thiệt hại khi đã mua lô đất nằm trong vùng quy hoạch đang kỳ vọng tăng giá.
Đầu tư ngoại tệ
Việc đầu tư vào ngoại tệ ở Việt Nam có nhiều rủi ro do cung-cầu ngoại tệ phụ thuộc vào quá nhiều nguyên nhân:
Giá ngoại tệ trồi sụt phụ thuộc tình hình xuất nhập khẩu của đất nước, vào chính sách can thiệp tỷ giá hối đoái của Nhà nước (vd: chính sách phá giá đồng nội tệ, chính sách neo giữ tỷ giá)
Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài, việc giá ngoại tệ bị động và phụ thuộc vào đầu tư trực tiếp, gián tiếp của nước ngoài là điều khó tránh khỏi. Do lượng kiều hối có tỷ trọng đáng kể trong GDP quốc gia nên biến động lượng kiều hối cũng là tác nhân gây biến động giá ngoại tệ.
Cung-cầu ngoại tệ dễ bị bóp méo bởi giới đầu cơ, bọn buôn ngoại tệ khiến tỷ giá hối đoái thay đổi không thể lường trước.
Những nguyên nhân chính trên lại kết hợp nhằng nhịt, chồng chéo không có nguyên lý chính xác, cụ thể nào nên việc nhà đầu tư dự đoán sai biến động tỷ giá hối đoái dẫn đến thua lỗ là điều khó tránh khỏi.
Đầu tư chứng khoán:
Để dễ theo dõi, nhà đầu tư có thể tham khảo thứ tự sắp xếp mức độ rủi ro sau:
Loại hình đầu tư có mức độ rủi ro thấp nhất là trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tiết kiệm. Trái phiếu Chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất vì Chính phủ luôn có khả năng in tiền và thu thuế để trả nợ nhưng ngược lại lợi nhuận cũng thấp hơn.
Loại hình đầu tư có mức độ rủi ro lớn hơn là trái phiếu của các công ty lớn, kinh doanh ổn định, khả năng phá sản thấp. Doanh thu của các doanh nghiệp tồn tại nhiều yếu tố rủi ro hơn nên công ty phải trả mức lãi suất cao hơn một chút so với trái phiếu Chính phủ và tiền gửi tiết kiệm.
Tiếp đến là trái phiếu của các công ty nhỏ, ít tên tuổi, hoạt động không ổn định bằng những công ty lớn. Do khả năng phá sản của những công ty này cao hơn nên lãi suất trái phiếu mà công ty này trả cho nhà đầu tư phải cao hơn.
Cổ phiếu nói chung có mức độ rủi ro cao hơn trái phiếu do mức độ dao động giá cổ phiếu lớn hơn trái phiếu rất nhiều. Cổ phiếu các công ty lớn có thể đem lại tiềm năng tăng trưởng giá trị cao nhưng cũng có thể sẽ không thu hồi được vốn.
Cuối cùng, cổ phiếu các công ty nhỏ, ít tên tuổi có mức độ rủi ro rất cao, nhưng lại hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng cao.
Cụ thể hơn, ta hãy xem xét các rủi ro chính mà nhà đầu tư gặp phải khi đầu tư vào trái phiếu và cổ phiếu:
Đầu tư trái phiếu:
Rủi ro về lãi suất thị trường: khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại.
Rủi ro tín dụng: khi công ty phát hành không có khả năng chi trả mệnh giá và lãi đúng hạn thì công ty chịu rủi ro tín dụng.
Rủi ro lạm phát :nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu có lãi suất 8%/năm, nhưng tỷ lệ lạm phát là 9%/năm, thì thực tế, sức mua lưu lượng tiền mặt của trái phiếu đã giảm.
Rủi ro về tỷ giá :một nhà đầu tư mua trái phiếu dựa vào đơn vị đồng bảng Anh. Nếu đồng bảng Anh mất giá so với đồng USD, thì người đầu tư sẽ nhận được ít USD hơn. Rủi ro ở đây được gọi là rủi ro về tỷ giá hay rủi ro tiền tệ.
Rủi ro thanh lý: xảy ra khi không thể bán trái phiếu hay bán với giá thấp hơn mong đợi.
Rủi ro do biến cố bất ngờ: đôi khi khả năng chi trả lãi và mệnh giá của nhà phát hành thay đổi lớn lao và bất ngờ bởi vì một biến cố nào đó.
Đầu tư cổ phiếu:
Rủi ro lãi suất Lãi suất thị trường càng tăng, giá cổ phiếu càng giảm và ngược lại.
Rủi ro thanh khoản Khi nhà đầu tư cổ phiếu cần tiền mặt mà thị trường lại thiếu tính thanh khoản, sẽ khó lòng tìm được người sẵn sàng mua lại cổ phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của cổ phiếu.
Rủi ro khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh Giá cổ phiếu trên thị trường luôn biến động và chịu tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau từ kinh tế, chính trị, đến tâm lý v.v... Nhà đầu tư thiệt hại lớn từ rủi ro này.
Rủi ro liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty niêm yết cổ phiếu. Nhà đầu tư phải chấp nhận một thực tế là khoản đầu tư của họ có thể bị mất, một phần hay thậm chí toàn bộ giá trị. Trường hợp xấu nhất xảy ra khi công ty mà họ mua cổ phần bị phá sản, tờ cổ phiếu mà họ sở hữu trở thành một tờ giấy lộn và họ không nhận lại được một xu nào cả.
Rủi ro liên quan đến thông tin: Những cổ phiếu giao dịch trên thị trường OTC có mức độ rủi ro liên quan đến thông tin rất cao. Hiện tại không có kênh thông tin chính thống nào từ các doanh nghiệp chưa niêm yết đến với nhà đầu tư mà chủ yếu là trên diễn đàn. Rất ít công ty chưa niêm yết thực hiện việc công khai sớm và đầy đủ thông tin, hoạt động kinh doanh trên trang web của mình. Ngoài ra, thông tin từ những đơn vị này đưa ra không được kiểm soát chặt chẽ. Không ít công ty đã tự thổi phồng, quảng bá mình quá mức với mục đích bán cổ phần để huy động vốn.
Hướng hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư:
Đối với nhà đầu tư qui mô nhỏ có thể kể đến bốn nguyên tắc chính giảm thiểu rủi ro khi đầu tư:
Nhà đầu tư phải tự bảo vệ mình qua việc trang bị kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, theo dõi sát sao các diễn biến trên thị trường. Một số website thông tin tài chính hàng đầu có thể tham khảo bao gồm Bloomberg, Reuters, CNBC…và các bản tin tài chính hàng ngày trên các kênh đại chúng. Hiện nay, các sàn giao dịch vàng, chứng khoán đều cung cấp cho các nhà đầu tư rất nhiều thông tin bổ trợ như các chỉ số kinh tế quan trọng sẽ công bố trong ngày, diễn biến giá dầu, tỷ giá USD,…
Tuân thủ nguyên tắc “chốt lời cắt lỗ” dứt khoát, tránh dây dưa để tình hình trở nên ngoài kiểm soát.
Cảnh giác, cân nhắc kĩ lưỡng, xác nhận lại tính đúng đắn của thông tin vừa tiếp nhận, tránh hội chứng “đầu tư theo đám đông”.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư.Riêng đối với nhà đầu tư vàng, cổ phiếu, bất động sản có những lưu ý riêng:
Với đầu tư vàng:
Tham khảo các bản tin tư vấn thị trường vàng hàng ngày của các sàn vàng lớn ACB, Eximbank,... Sàn SBJ mới thành lập nhưng đã có một cuốn cẩm nang “Đầu tư vàng” dành cho các nhà đầu tư.
Theo dõi sát biến động vàng nhiều thời điểm, nhất là buổi tối khi giá vàng thế giới có nhiều biến động nhất. Hiện nay, nhiều sàn giao dịch vàng đang kéo dài thời gian giao dịch sang buổi tối, như sàn SJC-Eximbank có thời gian giao dịch kéo dài tới 20h, hoặc mở thêm phiên tối từ 18h đến 23h như sàn SBJ...
Với đầu tư bất động sản:
Khi mua phải tìm hiểu thấu đáo vị trí dự án, lô đất, thủ tục pháp lý, giá cả trong tương quan so sánh với các bất động sản tương đương. Mọi thủ tục, quy trình phải làm theo đúng pháp luật, không vội vàng nôn nóng mua bán trên giấy tờ bởi đây là hình thức ít có giá trị thực, gây nhiều rủi ro và thiệt thòi cho khách hàng nhiều nhất. Nếu là đất dự án thì cần phải đợi chủ đầu tư xây xong móng đàng hoàng, hoạt động ổn định thì lúc đó mới tiến hành giao dịch.
Đầu tư vào đất thổ cư là an toàn nhất bởi đây là loại đất ít có rủi ro. Đối với loại đất này, người mua cần chú ý đất phải có giấy tờ thật, lô đất đàng hoàng, không nằm trong quy hoạch.
Với đầu tư cổ phiếu, trái phiếu công ty:
Nhà đầu tư chỉ nên đầu tư vào những doanh nghiệp mà mình thật sự hiểu, có chính sách công bố thông tin minh bạch và phải hiểu rõ về ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Không đặt giá theo phong trào. Đến với các công ty chứng khoán nhờ tư vấn, nhà đầu tư có khả năng xác định đúng giá trị thị trường cổ phần doanh nghiệp. Khi đó, nhà đầu tư có thể quyết định việc đặt giá mua phù hợp với khả năng tài chính của mình và có thể bắt trúng được cổ phần doanh nghiệp với giá hợp lý.
Mở tài khoản thặng dư. Khi thu được một khoản lợi nhuận nhất định, đưa chúng vào tài khoản thặng dư và chỉ sử dụng tài khoản này trong trường hợp khẩn cấp.
CHƯƠNG 2: TÍNH THANH KHOẢN
2.1: Một số vấn đề lý luận về tính thanh khoản
2.1.1 Một số khái niệm và vai trò của tính thanh khoản
Trong lĩnh vực tài chính, tính thanh khoản ( hay tính lỏng, tính lưu động) của một loại tài sản là khả năng nhanh chóng chuyển tài sản đó thành tiền mà không phải chịu chi phí cao, chi phí ở đây bao gồm cả thời gian và tiền bạc. Tức là tính thanh khoản được hiểu hiểu là mức độ mà tài sản như là chứng khoán hay vàng, bất động sản, các khoản nợ, khoản phải thu...có thể được mua bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó, khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu.
Thông thường, một tài sản có tính thanh khoản cao thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn.
Trong tất cả các tài sản thì tiền có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng được trực tiếp để thanh toán, lưu thông, tích trữ..., tức là nó không cần qua bất kì công đoạn nào để chuyển hóa thành tiền, vì bản thân nó là tiền. Tiền (cash) luôn luôn có khả năng chuyển đổi thành chính bản thân nó. Vì vậy, các nhà kinh tế mới coi tiền là tài sản chuẩn để đo lường khả năng chuyển đổi của các tài sản khác
Trong hoạt động kinh doanh của công ty, thì tính thanh khoản được xem như là mạch máu duy trì sự sống của công ty, nó nói đến khả năng đáp ứng nợ ngắn hạn của công ty – khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt để trả nợ, ngắn hạn là khoảng thời gian dưới 1 năm hay là 1 chu kỳ hoạt động bình thường của một công ty (đó là thời gian bao gồm mua nguyên liệu – sản xuất – bán – thu tiền). Có rất nhiều công thức cho phép xác định tương đối khả năng trả nợ của doanh nghiệp, tuy nhiên chúng tôi đưa ra công thức Tỉ lệ nợ rất đơn giản và dễ hình dung như sau:
Tỉ lệ nợ =
Tổng tài sản
Nợ phải trả (ngắn hạn và dài) )hạn)
Nếu tỉ lệ nợ > 1 có nghĩa là doanh nghiệp đang nợ nhiều hơn số tài sản mà mình có. Nếu công ty gặp phải tình trạng như thế này sẽ rất khó để có thể thu hút được nhà đầu tư hoặc ngân hàng cho vay tín dụng bởi vì rủi ro không trả được nợ của công ty là quá lớn.
Nếu tỉ nợ < 1 có nghĩa rằng tổng tài sản của doanh nghiệp có khả năng bù đắp được cho khoản nợ. Khi đó lại phải cân nhắc thêm một số yếu tố khác.
Nếu tài sản của doanh nghiệp không thể chuyển thành tiền mặt khi cần (tức là khả năng thanh khoản kém) thì doanh nghiệp không có khả năng trả nợ khi đến hạn. Khả năng thanh khoản kém không hẳn đồng nghĩa với việc vỡ nợ nếu về lâu dài tài sản vẫn có khả năng bán đi được. Tuy vậy, rõ ràng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi vì nợ quá hạn có thể còn phải gánh lãi suất và tiền phạt do trả chậm. Rủi ro cao hơn xảy ra nếu tài sản hoàn toàn không có tính thanh khoản, khi đó doanh nghiệp không có tiền trả nợ và tất nhiên sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn đề thời gian, bởi vì sau khi bị vỡ nợ doanh nghiệp hoặc các chủ nợ có thể nộp đơn yêu cầu tòa án phá sản tuyên bố phá sản để thanh lý tài sản trả nợ.
Ngoài ra, đối với cổ đông công ty, thiếu khả năng thanh toán thường báo trước khả năng sinh lợi thấp và ít cơ hội. Điều này tiên đoán việc chủ sở hữu sẽ mất đi quyền kiểm soát công ty hoặc mất vốn đầu tư. Khi chủ sỡ hữu công ty chịu trách nhiệm vô hạn đối với nợ của công ty (công ty tư nhân và công ty hợp danh), thì thiếu khả năng khả năng thanh khoản còn gây nguy hiểm cho cả tài sản cá nhân của chính họ.
Những điều mà chúng tôi trình bày ở trên nhấn mạnh tại sao tính toán tính thanh khoản là cực kì quan trọng trong việc phân tích của công ty. Nếu một công ty không đủ khả năng trả nghĩa vụ nợ trong hiện tại thì việc công ty có tồn tại được hay không cũng rất đáng ngờ. Do vậy, tất cả những tính toán phân tích khác chỉ đóng vai trò quan trọng thứ hai mà thôi.
Ngoài ra, xét về khía cạnh các giao dịch mua và bán, tính thanh khoản còn liên quan đến khả năng vận hành trơn tru của thị trường.
Nhìn chung, dù xét ở khía cạnh nào đi nữa, thì tính thanh khoản cũng được hiểu tổng quát là “khả năng nhanh chóng chuyển tài sản thành tiền mặt”. Vì tính cấp thiết của đề tài là nghiên cứu tính thanh khoản và ảnh hưởng của tính thanh khoản đến quyết định đầu tư, giải thích về nhu cầu đầu tư tài sản này so sánh với các tài sản khác, đồng thời phân tích về động thái hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường tài chính.., nên ở đây chúng tôi sẽ xoáy sâu vào tính thanh khoản trong lĩnh vực tài chính.
Lấy 1 ví dụ đơn giản, nếu năm 2006, nhà đầu tư giữ tài sản là cổ phiếu thì tính thanh khoản của tài sản rất cao. Có nghĩa là khi mà họ cần tiền, họ có thể bán ngay để thu về tiền mặt. Nhưng đến thời điểm hiện tại 2011, tính thanh khoản của cổ phiếu là thấp bởi nhà đầu tư khi muốn bán cổ phiếu thì khó tìm được người mua.
Vậy câu hỏi được đặt ra là tại sao phải cần thanh khoản? Điều này được lý giải đơn giản là vì thanh khoản là giá trị tiền mặt thực sự mà nhà đầu tư nhận được. Nếu nhà đầu tư muốn nắm trong tay một mớ giấy lộn với niềm ảo tưởng về giá trị của nó, thì hãy mua cổ phiếu mà không cần thanh khoản.
2.1.2. Các vụ khủng hoảng tính thanh khoản nổi tiếng trong lịch sử
Thứ nhất, đó là Công ty quản lý quỹ hedge fund - LTCM 1998, bắt đầu từ việc chính phủ Nga bị vỡ nợ khiến trái phiếu chính phủ không còn tính thanh khoản, dẫn đến việc LTCM bị lỗ nặng vì công ty này kinh doanh sử dụng rất nhiều tài sản không có tính thanh khoản như Trái phiếu chính phủ Nga. Đây là nguyên nhân khiến LTCM bị phá sản.
Thứ hai, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 bắt đầu tự Thái Lan và lan sang các nước Đông Á khác. Chỉ số thị trường chứng khoán các nước đồng loạt giảm đột ngột và không còn tính thanh khoản. Nền kinh tế các nước rơi vào thời kì khó khăn một thời gian dài trước khi có thể phục hồi trở lại.
Thứ ba, khủng hoảng nợ dưới chuẩn mùa thu 2007 ở Mỹ gây hậu quả vô cùng khủng khiếp đối với tính thanh khoản của các ngân hàng, thị trường tài chính, nền kinh tế Mỹ và thị trường chứng khoán toàn thế giới.
Tình hình đó dẫn đến ngày 11/03/2008 Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) bơm 200 tỉ đôla dưới dạng trái phiếu để đổi lấy các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp đã bị giảm giá rất nhiều do nỗi lo về các khoản nợ có nguy cơ không trả được ở các ngân hàng. FED hy vọng hành động này sẽ giúp các ngân hàng tăng tính thanh khoản và nới lỏng các tiêu chuẩn cho vay, từ đó các doanh nghiệp và cá nhân có nguồn tiền vay để phát triển kinh doanh hoặc trang trải nợ nần, đưa nền kinh tế vực dậy. Cùng với biện pháp bơm thêm tính thanh khoản vào thị trường, FED cũng đã tiến hành cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm giữa các ngân hàng và lãi suất chiết khấu cũng với mục đích giải quyết vấn đề khủng hoảng tín dụng và thanh khoản.
Nhưng cho đến nay, các phương pháp trợ giúp của FED vẫn chưa phát huy tác dụng rõ rệt, thị trường chứng khoán vẫn chưa trở về với thời hoàng kim của nó, ngân hàng lớn thứ 5 nước Mỹ Bear Stearns vừa mới phá sản, việc làm suy giảm trầm trọng, các ngành công nghiệp tăng trưởng chậm…
Những bài học đắt giá mà con người đã trải qua và việc giải quyết tính thanh khoản ngày nay vẫn đang làm dày thêm kho bằng chứng chứng minh tầm quan trọng của tính thanh khoản trong bất cứ cơ thể kinh doanh nào, từ doanh nghiệp nhỏ đến các ngân hàng lớn và đến cả nền kinh tế đồ sộ như Hoa Kỳ.
2.2 Tính thanh khoản của một số loại tài sản, công cụ
2.2.1. Tính thanh khoản của vàng
Vàng được xem là tiền tệ trước khi có tiền giấy, tức là loại tiền nhân tạo do con người tạo ra để thay thế cho một lượng giá trị, nhằm thuận tiện trao đổi hàng hóa. Từ trước đến nay, vàng được đánh giá là tài sản có tính thanh khoản mạnh, và tính thanh khoản này không hề phụ thuộc vào yếu tố kinh tế vĩ mô nào cả.
Trong một nền kinh tế, vàng có tính thanh khoản cao nhất là vào lúc mà giá vàng trên thị trường càng ngày càng tăng. Bởi vàng được xem là kênh đầu tư, là công cụ thanh toán và cũng là một khoản tiết kiệm truyền thống của đông đảo người dân, thói quen cất trữ vàng đã có từ nhiều đời nay. Và cũng chính những thói quen huy động vốn vàng đó trong dân cư đã tạo tính thanh khoản cho vàng. Mặt khác, việc mua bán vàng lại có sự phát triển của thị trường phi chính thức (hay thị trường chợ đen) và việc xuất hiện của hình thức tài khoản vàng so với kinh doanh vàng vât chất nên tính thanh khoản của vàng hiện đang khá vượt trội so với các hình thức đầu tư khác.
Tuy nhiên, có một nghịch lý là giá vàng liên tục tăng lâu nay là do tính kém lưu hoạt, có nghĩa là rất khó chuyển vàng ra tiền mặt. Thời gian gần đây giá vàng liên tục tăng là do tình hình chính trị và khủng hoảng nợ châu Âu quá nặng khiến cho nhà đầu tư không tin tưởng vào ngoại tệ, và hạn chế đầu tư vào nó, họ tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn là vàng, dự trữ vàng an toàn hơn so với ngoại tệ. Đặc biệt, hiện nay nhà nước cấm các cơ sở kinh doanh vàng miếng, họ không được bán ra hay thu vàng miếng vào, muốn mua hoặc bán vàng miếng chỉ thông qua ngân hàng, nên nhu cầu dự trữ cũng có phần tăng lên làm tính thanh khoản càng tăng.
2.2.2 Tính thanh khoản của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối (Forex) là 1 bộ phận quan trọng của thị trường tiền tệ, đây là một cơ chế mà nhờ đó giá trị tương đối của các đồng tiền quốc gia được xác lập. Nói cách khác, thị trường ngoại hối là một thị trường quốc tế nơi diễn ra các hoạt động mua bán và trao đổi ngoại tệ (tiền ghi sổ - bút tệ).
Khác với thị trường khác, nơi mà người ta dùng tiền để đổi lấy hàng hóa, trên thị trường ngoại hối, tiền được đổi lấy tiền. Và đối tượng tham gia trên thị trường này rất phức tạp từ ngân hàng Trung ương, ngân hàng thương mại, các công ty xuất nhập khẩu cho đến sự tham gia thường xuyên của các nhà môi giới, nhà kinh doanh tiền tệ…Vì thế, thị trường hối đoái là thị trường có tính thanh khoản cao nhất và doanh số giao dịch lớn nhất, vượt xa doanh số giao dịch của thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Tính thanh khoản cao thể hiện ở chỗ giao dịch được nhanh chóng thực hiện chỉ với 1 cái nhấp chuột trong điều kiện bình thường, nhà đầu tư có thể mua bán ngay lập tức tùy ý và không bao giờ bị kẹt trong thị trường. Họ cũng có thể thiết lập chế độ tự động cho sàn giao dịch kết thúc lệnh giao dịch khi đã đạt được lợi nhuận mong muốn (định mức lãi) hoặc đóng khi thị trường dịch chuyển ngược chiều mong muốn (chống lỗ).
Không giống như kinh doanh chứng khoán - đòi hỏi phải có đủ tiền, phải giao dịch tại một sàn cố định, phải chờ khớp lệnh, chỉ được phép giao dịch tại những giờ qui định và quan trọng là rất dễ bị rơi vào tình trạng thiếu thông tin trên thị trường chứng khoán…, kinh doanh tại Thị trường Ngoại hối không cần đến những trung tâm giao dịch mà được tiến hành qua điện thoại hoặc trực tuyến hoạt động 24/24 giao dịch nhanh chóng và chi phí giao dịch thấp nên rất phổ biến với những nhà giao dịch cá nhân. Mặt khác, thị trường ngoại hối là thị trường hai chiều, chính đặc điểm này làm cho thị trường ngoại hối có tính thanh khoản cao. Trên thị trường này, tiền được giao dịch theo cặp, ví dụ: đô/yên, hoặc đô/đồng Thụy Sỹ. Mỗi vị trí đều liên quan đến việc bán đồng tiền này và mua đồng tiền kia. Nếu người giao dịch (nhà đầu tư) tin rằng đồng Thụy Sỹ sẽ cao giá hơn đô, họ có thể bán đô và mua đồng Thụy Sỹ (bán sớm). Nếu người khác tin ngược lại thì họ sẽ mua đô và bán đồng Thụy Sỹ (mua và trữ). Khả năng lợi nhuận tồn tại vì tỷ giá trao đổi (giá cả) luôn luôn dao động. Giao dịch Forex cho phép thu lời từ 2 phía cả tăng và giảm giá trị tiền tệ, đó cũng chính là lý do kinh doanh tỷ giá hối đoái ngày nay đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Thông thường, có rất nhiều cặp ngoại tệ khác nhau trên thị trường nhưng các giao dịch tập trung vào những cặp ngoại tệ có liên quan đến đôla Mỹ. Đó là những cặp ngoại tệ có tính linh hoạt và tính thanh khoản cao. Điều đó làm cho nhà kinh doanh có những cơ hội tốt hơn để kiếm lợi nhuận.
2.2.3 . Tính thanh khoản của chứng khoán
Tính thanh khoản là yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư của các nhà đầu tư khi đầu tư trên thị trường chứng khoán, vì hầu hết các nhà đầu tư không phải lúc nào cũng tính được những nhu cầu tiêu dùng và đáp ứng đầy đủ những nhu cầu tiêu dùng đó. Nên hành động bán chứng khoán xảy ra là tất yếu. Đặc biệt, đối với cổ phiếu, ngoài các nguyên nhân dẫn đến nhu cầu bán cổ phiếu trên đây, còn có một nguyên nhân cơ bản là: phần lợi nhuận chủ yếu có được trong hoạt động đầu tư cổ phiếu là lợi nhuận thu được sau khi bán cổ phiếu.
Khả năng thanh khoản của chứng khoán phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Tỷ trọng cổ phần: thông thường số cổ phần chủ có quyền (ký danh) càng lớn thì càng khó chuyển đổi và thời gian để bán lại cổ phần sẽ lâu hơn.
Ngoại hối: các nhà đầu tư nước ngoài khi bán lại cổ phần ở nước đầu tư vào thường chuyển tiền bán (kể cả lợi nhuận) ra nước ngoài. Vì thế, nếu thủ tục chuyển đổi ngoại hối phức tạp, thời gian thanh toán kéo dài sẽ giảm tính thanh khoản của chứng khoán.
Chi phí: các nhà đầu tư luôn phải trả cho các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán một khoản chi phí hợp lí khi thực hiện việc mua bán chứng khoán. Do đó, chi phí hợp lí dễ quyết định nhanh chóng. Thông thường, tính thanh khoản của chứng khoán tỉ lệ nghịch với thời gian đáo hạn của chứng khoán.
Khối lượng khớp lệnh: khi mà khối lượng khớp lệnh càng lớn thì khả năng thanh khoản của chứng khoán càng cao.
Chính sự hoàn thiện của thị trường chứng khoán, uy tín của các công ty phát hành chứng khoán đã làm cho chứng khoán có tính thanh khoản cao, đã làm cho chứng khoán được công chúng tin tưởng không khác gì tiền. Và chính niềm tin này đã làm cho không có tính nghi ngại nào tồn tại khi cần chuyển dịch chứng khoán trở thành trở thành tiền mặt và ngược lại. Bất kể công ty phát hành ra chứng khoán tồn tại đến bao nhiêu năm (kể cả hang triệu năm), khi cần tiền mặt để tiêu xài, để giải quyết những công việc khác, mua một loại cổ phần khác, trái phiếu khác có lãi hơn.., người chủ chứng khoán có thể đem bán nó dễ dàng trên thị trường chứng khoán. Trong vòng đời tồn tại của công ty, nó có thể thay đổi chủ nhân đến hàng nghìn lần hoặc nhiều hơn vì tính chất mua bán này. Cho nên, chứng khoán là tiền, là tài sản. Một tài sản tốt hơn tiền mặt vì nó sinh ra lãi hàng ngày. Thừa tiền, họ đem đi mua chứng khoán như mua một loại hàng hóa sinh lời. Kẹt tiền, họ đem đi nó ra bán như một món hàng hóa vốn.
Có 3 điều kiện để đảm bảo tính thanh khoản của mỗi chứng khóan:
Một là, việc chuyển đổi chứng khoán phải nhanh chóng và phí tổn chuyển đổi phải thấp. Như vậy, chứng khoán nào đòi hỏi nhiều thời gian và phí tổn chuyển đổi thành tiền tệ, chứng khoán đó mang tính thanh khoản thấp. Nói nôm na, tính thanh khoản là khi cần tiền có thể đổi ngay ra được, nó tùy thuộc vào 2 yếu tố:
Thời gian từ lúc muốn bán chứng khoán để lấy lại tiền mặt nhanh hay lâu;
Tùy theo chi phí giao dịch gồm tiền phí tổn trả cho các trung gian và sai biệt giá mua vào và giá bán ra;
Khoản sai biệt (Spread) = giá mua vào (bid price) – giá bán ra (offer price)
Nếu khoản sai biệt này càng lớn, chi phí giao dịch sẽ càng lớn đối với người đầu tư, vì chi phí giao dịch (transaction cost) = hoa hồng trung gian (broker commission) + khoản sai biệt (Spread). Khoản sai biệt càng lớn thì thị trường càng mất ổn định. Khoản sai biệt tùy thuộc thị trường, trong khi hoa hồng trung gian thì có chừng mực nhất định.
Hai là, đồng vốn (giá trị tiền tệ) của chứng khoán đó phải được đảm bảo tránh sự thăng trầm của giá cả trên thị trường. Như vậy, tính thanh khoản của một chứng khoán biến đổi tùy sự ổn định của giá thị trường, vào quy luật cung cầu quyết định. Vì vậy, có thể suy luận rằng tính thanh khoản của một trái phiếu kho bạc cao hơn một cổ phiếu công ty.
Ba là, những thông tin tác động tới kì vọng, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các thị trường bất động sản, bảo hiểm, vàng, chứng khoán… có sự liên thông với nhau. Nhà đầu tư luôn tìm cách hạn chế rủi ro bằng cách phân bổ nguồn vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi thị trường khi có dấu hiệu “nóng” hay “lạnh”, tức là thị trường có sự tác động của bất kì thông tin kinh tế vĩ mô đều ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán nói chung và tính thanh khoản của chứng khoán nói riêng.
Để đo lường tính thanh khoản của chứng khoán thì có 1 chỉ số phổ biến được niêm yết trên thị trường là chỉ số P/E (Price/Earnings Ratio), đó chính là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập mà nó mang lại, trước hết biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lời thu được từ cổ phiếu đó.Ví dụ, P/E = 25 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 25 đồng để thu được 1 đồng lãi từ cổ phiếu này.
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa chỉ số P/E và tính thanh khoản chứng khoán, nhìn vào bảng thống kê tính thanh khoản của cổ phiếu, nhà đầu tư dễ dàng nhận ra những cổ phiếu giao dịch sôi động nhất cũng là những cổ phiếu có P/E cao hơn mức trung bình của thị trường (được đánh giá cao hơn các cổ phiếu có cùng lợi tức). Đây là những chứng khoán có tốc độ tăng giá cao và mang lại giá trị thặng dư cao cho cổ đông thông qua việc chia tách cổ phiếu hay phát hành cổ phiếu mới.
Chỉ số P/E nên dùng để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu chỉ sau khi đã đối chiếu giữa các công ty cùng ngành và quan trọng là sau khi đã theo dõi xu hướng chỉ số này trong một thời gian tương đối dài.
Ví dụ: Chúng ta thấy CTN có tính thanh khoản rât tốt bởi lẽ PE của CTN = 58.47 ( ngày 16/03/2007) điều đó có nghĩa lòng tin của nhà đầu tư vào CTN đã được khẳng định. Mặt khác mỗi một phiên giao dịch CTN chiếm một khối lượng rất lớn. Điều đó có nghĩa thị trường của CTN rất sôi động. và như thế thì việc khi bạn cần mua hoặc cần bán CTN sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Điều đó chứng mình CTN có khả năng thanh khoản cao.
Tóm lại, chứng khoán tương đương với tiền, tuy nhiên không phải tất cả các loại chứng khoán đều thuộc nhóm tài sản tương đương với tiền. Chỉ có các chứng khoán ngắn hạn dễ bán mới được coi là có tính thanh khoản cao tương đương với tiền. Trên thực tế ranh giới giữa chứng khoán ngắn hạn và chứng khoán dài hạn không hoàn toàn rõ ràng, việc xếp hạng phụ thuộc vào quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Gỉa sử như bạn là nhà đầu tư đang sở hữu 1000 cổ phiếu của công ty máy tính IBM. Bạn quyết định giữ 600 cổ phiếu IBM một cách dài hạn, tức là đầu tư chứng khoán dài hạn, 400 cổ phiếu còn lại sẽ bán khi giá lên cao (thị giá) hoặc khi cần thiết để bổ sung tiền cho các nhu cầu của mình. Trong trường hợp này, tuy cũng một loại chứng khoán, nhưng chỉ có trị giá của 400 cổ phiếu nói trên mới là tài sản tương đương với tiền.
Vì vậy, khi lựa chọn chứng khoán để đầu tư, nhà đầu tư dứt khoát phải xem xét đến tính thanh khoản của chứng khoán, hay nói cách khác là khả năng bán chứng khoán để tái tạo nguồn vốn đầu tư ban đầu.
2.2.4. Tính thanh khoản của bất động sản
Bất động sản là một thuật ngữ dùng trong luật bao gồm đất đai và bất cứ thứ gì "gắn" trên mảnh đất đó, như nhà cửa, đất đai, vườn tược…
Đầu tư bất động sản cần nguồn vốn lớn, nên phải tính toán để có thể đi được một đoạn đường dài mà không ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác. Đây cũng chính là 1 yếu tố khiến tính thanh khoản của bất động sản kém. Tính thanh khoản của bất động sản kém còn do các nguyên nhân sau:
Khả năng thanh toán của người mua: Không như những tài sản thông thường khác, do đặc thù riêng nên giá bất động sản, cụ thể là giá nhà, giá đất luôn vào loại cao nhất trong các loại tài sản. Để đi đến quyết định mua hay bán một bất động sản, giá cả luôn là vấn đề quan trọng. Giá quá cao là nguyên nhân gây đóng băng thị trường bất động sản, khi đó người muốn mua bất động sản không đủ khả năng tài chính để mua bất động sản, người bán lại không muốn bán với một mức giá thấp hơn. Giao dịch không xảy ra và coi như bất động sản gần như không có tính thanh khoản.
Kì vọng của người mua: Trong rất nhiều trường hợp người mua bất động sản không xuất phát từ nhu cầu thực mà muốn hưởng chênh lệch từ việc mua đi bán lại (đầu cơ nhà đất). Một khi kỳ vọng tăng giá bất động sản không còn thì nhà đầu tư bất động sản xem như đã nắm giữ một tài sản gần như không thể chuyển đổi thành tiền mặt trong ngắn hạn. Chẳng hạn, khi vừa có thông tin chưa chính thức trung tâm hàng chính của Hà Nội sẽ di dời về huyện Ba Vì, giá đất khu vực này tăng vọt. Nhưng khi thông tin được xác minh là không đúng, kỳ vọng tăng giá đất Ba Vì không còn, bong bóng nhà đất Ba Vì nhanh chóng bị vỡ, những nhà đầu tư không thể bán đất khu vực này hoặc phải bán với giá không cao như khi đã mua vào.
Thời gian: Thời gian để một bất động sản chuyển được thành tiền mặt không nhanh như những loại tài sản khác, khoảng thời gian từ khi rao bán đến khi có người mua trung bình cũng mất khoảng 3-6 tháng, nếu chậm có thể kéo dài nhiều năm. Sau khi đã tìm được người mua và thỏa thuận giá cả, ban đầu người bán cũng chỉ được nhận tiền đặt cọc và sau khi trải qua các thủ tục mua bán nhà đất mới có thể nhận đủ số tiền bán bất động sản. Các thủ tục này đòi hỏi nhiều thời gian đi lại, chờ đợi ở các cơ quan chức năng để thực hiện sang tên mua bán, chuyển nhượng,vv..vv. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tính thanh khoản kém của bất động sản.
Chi phí: Đầu tư bất động sản là trung hạn và dài hạn nên phải có một tầm nhìn. Và vì đòi hỏi vốn lớn nên nhà đầu tư bất động sản phải cân nhắc rất nhiều yếu tố như tình trạng pháp lý, đền bù, giải phóng mặt bằng, quy hoạch, hạ tầng, giao thông kết nối. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần xét đến những tác động của chính sách như thuế các loại, tình trạng cho vay của ngân hàng…Vì tốn nhiều chi phí như thế nên việc bất động sản được chuyển thành tiền sẽ không dễ dàng như các loại tài sản khác.
2.2.5. Tính thanh khoản của 1 số công cụ trên thị trường tiền tệ
2.2.5.1. Tính thanh khoản của tín phiếu kho bạc
Tín phiếu kho bạc được đánh giá là có tính thanh khoản cao nhất trong các loại chứng khoán vì đây là một loại giấy nợ do chính phủ phát hành và được bảo đảm thanh toán bởi chính phủ. Theo lý thuyết, chính phủ là người có khả năng chi trả cao nhất và thời gian chi trả là ngắn hạn. Nhờ có thị trường mở mà tính thanh khoản của tín phiếu kho bạc được nâng lên rất nhiều.
Tín phiếu kho bạc không chỉ được chuyển đổi thành tiền mặt thông qua việc thanh tóan với chính phủ khi đáo hạn, mà còn có thể bán lại cho người mua thứ hai (theo hình thức ngang mệnh giá hay hình thức chiết khấu với công thức xác định). Điều này càng góp phần tạo nên tính thanh khoản cao của tín phiếu kho bạc.
Ngoài ra, toàn bộ chi phí thanh toán tín phiếu kho bạc do ngân sách Trung ương đảm bảo và chi trả Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo tỉ lệ là 0.05% trên giá trị tín phiếu kho bạc trúng thầu. Như vậy, đối tượng nắm giữ tín phiếu kho bạc cũng không phải chịu chi phí chuyển đổi tín phiếu kho bạc thành tiền mặt, đây cũng là một ưu điểm tạo tính thanh khoản cao cho tín phiếu kho bạc.
Tuy nhiên, tính thanh khoản của tín phiếu kho bac cũng không cố định mà có thể tăng hoặc giảm theo thời gian. Thứ hạng của một Chính phủ trên bảng xếp hạng định mức tín nhiệm quốc tế là cơ sở đánh giá tính thanh khoản của tín phiếu kho bạc. Tại một giai đoạn nào đó, chính phủ có thứ hạng cao (nghĩa là tình hình chính trị, kinh tế khả quan, ổn định), tính thanh khoản của tín phiếu kho bạc do chính phủ đó phát hành cũng cao theo tương ứng. Nếu tình hình chính trị của quốc gia trở nên rối ren, bất ổn, kinh tế không tăng trưởng khả quan, hay xấu hơn là quốc gia đang có nguy cơ lâm vào tình trạng vỡ nợ (như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và một số quốc gia châu Âu vào thời điểm 2010), thì tính thanh khoản của tín phiếu kho bạc do chính phủ quốc gia đó phát hành cũng sẽ giảm tương ứng.
2.2.5.2. Tính thanh khoản của chứng chỉ tiền gửi (CD)
Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Một điều đáng chú ý chính là chứng chỉ tiền gửi không có thị trường thứ cấp, nghĩa là tính thanh khoản của nó kém.
So với việc gửi tài khoản tiết kiệm, CD có tính thanh khoản kém hơn nhiều. CD có hình phạt nếu nhà đầu tư muốn rút tiền của mình trước khi đáo hạn thì họ không chỉ bị mất số tiền lãi có thể nhận được mà còn bị mất 10% tài sản gốc của mình. Đây gọi là hình phạt rút sớm cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, xét về khối lượng thanh toán thì CD có ưu điểm. Khác với cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp có khối lượng giao dịch phụ thuộc vào khối lượng khớp lệnh trên sàn giao dịch, đối với CD do NHTM là bên chịu trách nhiệm thanh toán cả tiền gốc và lãi nên nhà đầu tư có thể đem CD đã đáo hạn đến ngân hàng chuyển đổi thành tiền mặt với số lượng không hạn chế.
Việc mua bán chứng chỉ tiền gửi giữa các doanh nghiệp với nhau khiến các chứng chỉ tiền gửi đó trở thành NCD. Những NCD sẽ có tính thanh khoản cao hơn so với các CD thông thường vì NCD do ngân hàng lớn phát hành để vay trong thời gian ngắn, và chỉ có NCD mới giao dịch trên thị trường tiền tệ được, mua đi bán lại được.
2.2.5.3. Tính thanh khoản của thương phiếu
Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán một lượng tiền giữa hai doanh nghiệp, thương phiếu khiến người ta nghĩ ngay đến tính rủi ro cao. Do quá rủi ro nên thương phiếu rất khó giao dịch trên thị trường tiền tệ, đặc biệt là thương phiếu giữa các công ty quy mô nhỏ, và điều này cũng đồng nghĩa với tính thanh khoản kém.
Vì thế, để giao dịch được, để có thể nhanh chóng chuyển thương phiếu thành tiền thì việc giao dịch phải phát sinh giữa hai doanh nghiệp lớn. Nói cách khác, tính thanh khoản của thương phiếu tỷ lệ thuận với quy mô doanh nghiệp phát hành.
2.2.5.4.Tính thanh khoản của chấp phiếu
Chấp phiếu là các hối phiếu do công ty phát hành, có thời hạn ngắn và được NHTM chấp nhận thanh toán bằng cách đánh dấu chấp nhận lên hối phiếu.
Việc chấp nhận của ngân hàng làm tăng thêm độ tin cậy và tính thanh khoản cho hối phiếu, tuy vậy điều này đặt ngân hàng trước rủi ro tiềm năng trong trường hợp chủ thể phát hành không đảm bảo khả năng thanh toán. Vì vậy, công ty phát hành hối phiếu phải ký gửi một món tiền bắt buộc vào tài khoản của họ tại ngân hàng để đảm bảo khả năng chi trả hối phiếu. Điều này nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng với tư cách chấp nhận thanh toán hối phiếu. Các hối phiếu đã được chấp nhận này thường được bán lại ở thị trường thứ cấp với giá nhỏ hơn mệnh giá.
Vậy tính thanh khoản của chấp phiếu là khá cao bởi có sự chấp nhận của ngân hàng.
2.2.5.5. Tính thanh khoản của Eurodolla
Euro-đôla đơn giản là những khoản tiền ký gửi bằng đồng đôla tại những ngân hàng nước ngoài. Những khoản này thường được gửi trong một thời hạn nhất định với một lãi xuất cho trước. Thị trường Euro-đôla mang tính thanh khoản rất cao và nó cho ta những lợi nhuận mà chính phủ Mỹ không hề quy định bởi các ngân hàng ngoài nước Mỹ không phải chịu những khoản chi phí như là các ngân hàng tại nước Mỹ.
2.3: Lý thuyết lượng cầu tài sản
2.3.1. Lý thuyết lượng cầu tài sản với yếu tố rủi ro
2.3.1.1. Lý thuyết
Với các yếu tố khác không thay đổi, lượng cầu tài sản tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của tài sản đó, nếu rủi ro của một tài sản giảm xuống so với các tài sản thay thế khác thì nhu cầu về loại tài sản này sẽ tăng lên. Và ngược lại, nếu rủi ro của một tài sản tăng lên so với các tài sản thay thế khác thì nhu cầu về loại tài sản này giảm xuống.
2.3.1.2. Các ví dụ
Có thông tin Chính phủ miễn thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản. Ngay lập tức cầu cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp do các công ty này phát hành sẽ tăng, vì mức độ rủi ro của các cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp bây giờ trở nên thấp hơn.
Có thông tin giá dầu mỏ chuẩn bị tăng, người ta bán cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp để cắt lỗ, nghĩa là cầu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp giảm. Nguyên nhân là do dầu mỏ là đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất, giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Mặt khác giá dầu tăng gây nên lạm phát, đồng nghĩa với việc thu nhập của dân cư giảm tương đối. Mà thu nhập giảm người ta sẽ có xu hướng chi tiêu ít đi, điều đó khiến các công ty sản xuất và dịch vụ gặp khó khăn (ví dụ Công ty sản xuất kinh doanh mỹ phẩm cao cấp). Cầu về cổ phiếu các công ty này sẽ giảm do tính rủi ro tăng cao so với trước khi có thông tin.
Khi có thông tin Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá tôm, cá, cầu cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp do các công ty xuất khẩu thuỷ hải sản phát hàng giảm vì tính rủi ro của chúng tăng lên. Nếu doanh nghiệp bị kiện bán phá giá và không bán được sản phẩm, thì khả năng doanh nghiệp không thể chi trả cổ tức là điều khó tránh khỏi.
Khi một dự án công cộng sắp khởi sự thì cầu bất động sản nằm trong dự án bỗng giảm sút nghiêm trọng vì tính rủi ro của tài sản đã tăng lên (không ai mong muốn lô đất mua về nay mai sẽ bị giải tỏa với số tiền đền bù thấp hơn so với giá thị trường). Nhưng cầu về bất động sản bao chung quanh khu vực dự án thì lại tăng vọt. Nguyên nhân là do rủi ro mất giá và rủi ro thanh khoản của các bất động sản đó giảm xuống mạnh.
Có thông tin chị X - một thành viên ban quản trị cao cấp công ty A vửa bán ra số lượng lớn cổ phiếu công ty A. Người ta nghĩ ngay đến trường hợp giá cổ phiếu công ty A sắp giảm, vì chị B nắm rõ hoạt động của công ty A. Việc dự đoán giảm giá cổ phiếu A làm tính rủi ro của cổ phiếu A tăng, lượng cầu cổ phiếu A sẽ giảm xuống.
2.3.2. Lý thuyết lượng cầu tài sản với tính thanh khoản
2.3.2.1. Lý thuyết
Lượng cầu của 1 loại tài sản tỷ lệ thuận với tính thanh khoản của loại tài sản đó so với các loại tài sản thay thế khác, nghĩa là với các yếu tố rủi ro, suất sinh lợi,và 1 khoản đầu tư như nhau thì tài sản nào mà có khả năng chuyển thành tiền nhanh hơn thì người ta sẽ đầu tư vào nó nhiều hơn.
2.3.2.2. Các ví dụ
Chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ngưng hoạt động của sàn vàng và chấm dứt giao dịch vàng trên tài khoản, quyết định này khiến tính thanh khoản của vàng giảm vì sàn vàng tạo tính thanh khoản cho vàng đã bị chấm dứt. Thông thường điều kiện một loại tài sản có tính thanh khoản cao là phải có một thị trường tập trung cho loại tài sản đó để tăng số lượng người mua và người bán, sàn vàng là một hình thức như thế. Theo lý thuyết lượng cầu tài sản, tính thanh khoản của vàng giảm khiến các nhà đầu tư lập tức chuyển hướng cho việc kinh doanh đầu tư vào các loại tài sản khác, ví như thị trường chứng khoán có tính thanh khoản khá cao với 1 vài thuận lợi nữa đó là 2 kênh đầu tư vàng và chứng khoán có mối liên thông rất nhanh và dễ dàng từ cơ sở hạ tầng đến nguồn nhân lực; hay cũng có thể chuyển sang đầu tư bất động sản nếu nhà đầu tư có số vốn khá cao và biết được nhiều cách tính toán và đầu tư vào từng phân khúc thị trường, đồng thời đây là hình thức đầu tư có mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với vàng và chứng khoán. Vậy, lượng cầu của chứng khoán, bất động sản sẽ tăng lên.
Do các nhà đầu tư dự đoán Ngân hàng trung ương Nhật sẽ bơm tiền ra để cứu lấy nền kinh tế, khuyến khích nhà đầu tư mua thêm lượng công nợ chính phủ, các nhà đầu tư Nhật đã đổ xô vào thị trường trái phiếu Nhật khiến thị trường này tăng điểm. Mức độ quan tâm của công chúng tới việc đầu tư trái phiếu phản ánh tính thanh khoản của trái phiếu tăng lên vì khối lượng giao dịch chính là một thước đo của tính thanh khoản. Như thế, lượng cầu vào các hình thức đầu tư khác sẽ giảm xuống.
2.3.3. Lý thuyết lượng cầu tài sản với các yếu tố khác
2.3.3.1. Thông tin:
Thị trường tài chính chịu tác động rất lớn của thông tin, thông tin tốt hay xấu tác động đến quyết định của các chủ thể tham gia trên thị trường. Để lý giải cho hiện tượng nhu cầu đầu tư tăng lên hay giảm xuống áp dụng lý thuyết lượng cầu tài sản, người ta phải tiếp nhận được một lượng thông tin tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các yếu tố kinh tế vĩ mô để xác định lượng của cải trong xã hội, các thông tin về giá tài sản, lãi suất, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những yếu tố biến động kinh tế chính trị xã hội và của chính tài sản tác động lên rủi ro. Cuối cùng, những thông tin về khối lượng mua bán giao dịch tài sản, khả năng thực hiện giao dịch mua bán có khả thi, nhanh chóng dễ dàng hay không, chi phí tiền bạc và thời gian thực hiện… tác động lên tính thanh khoản. Do vậy, thị trường tài chính rất nhạy cảm với thông tin. Điều này lý giải cho tiêu chí công khai minh bạch thông tin được đặt lên hàng đầu trong việc điều hành hệ thống tài chính.
2.3.3.2. Dự tính
Yếu tố dự tính, yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng để lý giải biến động của thị trường. Liên quan đến vốn, tài sản, hoạt động mua bán đầu tư của thị trường trong hiện tại là đặt cơ sở trên dự tính từ tương lai.
Trong quyết định mua bán tài sản và đầu tư, yếu tố giá cả không là yếu tố cơ bản. Ngay cả khi giá cả tài sản giảm xuống và được xem là rẻ, nhu cầu mua tài sản vẫn không tăng mà nhu cầu bán tài sản lại tăng lên. Trường hợp này có thể giải thích rằng nhà đầu tư dự tính thị giá có thể còn xuống nữa và do vậy thay vì mua vào họ lại còn bán ra để sau này mua lại với giá rẻ hơn. Và điều này cũng được giài thích tương tự đối với trường hợp giá tài sản tăng, nhu cầu mua tài sản cũng tăng theo.
2.3.3.3. Sự biến động tương quan so sánh giữa các thị trường
Mô hình phân tích thị trường tài chính áp dụng lý thuyết lượng cầu tài sản là một mô hình động, có sự liên quan chặt chẽ giữa các thị trường với nhau. Nhà đầu tư luôn so sánh suất sinh lợi dự tính, rủi ro và tính thanh khoản giữa các tài sản, các thị trường với nhau. Nếu tài sản A tốt hơn tài sản B thì không những nhu cầu dầu tư vào tài sản B giảm xuống mà nhu cầu bán B tăng lên để chuyển sang đầu tư vào phương án A tốt hơn. Điều này làm cho nhu cầu tư B lại càng giảm và nhu cầu đầu tư vào A lại càng tăng. Do vậy khi có một thông tin trực tiếp hay gián tiếp tác độn lên một tài sản hay mở rộng ra lên thị trường một dạng tài sản thì khôn chỉ làm cho thị trường biến động mà còn làm cho các thị trường khác liên quan biến động tương ứng.
Hiện nay trên các bản tin tài chính có những thông tin cơ bản mà thị trường quan tâm hàng đầu là: thông tin biến động giá dầu mỏ, giá vàng, thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản, các thị trường hàng hóa cơ bản, biến động lãi suất và tỷ giá.
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm lại, lý thuyết lượng cầu tài sản hay lý thuyết lựa chọn danh mục (theory of asset demand) là một trong những lý thuyết phổ biến đối với bất kì nhà đầu tư nào khi đưa ra quyết định đầu tư. Trong đó, hai yếu tố rủi ro và tính thanh khoản được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu. Lý thuyết này cung cấp công cụ cơ bản để phân tích động thái, hành vi hoạt động của các chủ thể tham gia thị trường tài chính, đồng thời cũng giải thích được các câu hỏi: tại sao các nhà đầu tư lại rút vốn khỏi thị trường này, đồng loạt đầu tư vào thị trường kia?; Với tình hình kinh tế chính trị như vậy thì nên đầu tư vào đâu?; hình thức đầu tư nào thích hợp với các loại chủ thể, ngắn hạn hay dài hạn, hình thức đầu tư nào mang lợi nhuận cao nhất?…Nắm được lý thuyết này là một công cụ để các nhà đầu tư có các quyết định đúng đắn mà sử dụng nguồn vốn của mình một cách tốt nhất, để các nhà thực hiện chính sách nắm được quy luật cung cầu tiền tệ cũng như cầu đầu tư thay đổi tương quan giữa các thị trường.
Tài liệu tham khảo:
Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính - Sử Đình Thành, Trần Viết Hoàng, Cung Trần Việt - NXB Thống Kê - 2009.
Thị trường chứng khoán – GS.TS.LÊ VĂN TƯ – Nhà xuất bản thống kê-2006
Phân tích tài chính-PGS.TS. Nguyễn thị ngọc trang-TS. Nguyễn thị liên hoa - Nhà xuất bản Lao Động - Xã Hội – 2007.
Giáo trình Lý thuyết Tài Chính – Tiền Tệ- PGS.TS. LÊ VĂN TỀ- TS. NGUYỄN VĂN HÀ- Nhà xuất bản thống kê – 2005
Các nguyên lý tiền tệ ngân hàng và thj trường tài chính – TRẦN VIẾT HOÀNG- CUNG TRẦN VIỆT- NAHF XUẤT BẢN THỐNG KÊ-2009
Các trang web:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rủi ro và tính thanh khoản trong lý thuyết lượng cầu tiền tệ.doc