Đề tài Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nem chua Trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa

- Chọn Thành phố Thanh hóa. - Chọn xã đại diện gồm 3 xã phường: xã Đông Hương, phường Tân An, phường Tân Bình vì đây là nơi có nguồn gốc ra đời của Nem chua cũng như là nơi tập trung sản xuất Nem lớn của Thành phố. - Chọn hộ, cơ sở: mỗi xã phường chọn 30 hộ, cơ sở có sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua, theo tiêu chí qui mô (nhỏ, trung bình, lớn); có hợp đồng sản xuất, không có hợp đồng sản xuất.

doc14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2933 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nem chua Trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc N«ng nghiÖp HÀ NỘI -----------***----------- NGUYỄN VĂN CÔNG ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ Đề tài: Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nem chua Trên địa bàn Thành phố Thanh hóa Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 011 5 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 21C Người HDKH: PSG.TS NGÔ THỊ THUẬN HÀ NỘI – 2013 Phần I: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài. - Ở mỗi một Quốc gia hay mỗi địa phương khác nhau, đều có các sản phẩm ẩm thực khác nhau mang đậm đà bản sắc dân tộc và vùng miền. - Cùng với sự phát triển của đất nước và khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại thì các sản phẩm thực phẩm chế biến ngày càng đa dạng. Nhưng không thể thiếu các món ăn truyền thống của dân tộc. - Khi nhắc tới Thanh hóa người ta liền nghĩ tới: Dân ca đi cấy, Điệu hò Sông mã… và chắc hẳn có một món ăn không thể không nhắc tới đó là Nem chua Thanh hóa. - Nem chua là món ăn đặc sản của Thanh hóa mà ai đã từng một lần đặt chân đến quê Thanh, đã một lần được thưởng thức sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc trưng mà không nơi nào có được. Đó là vị chua chua, ngọt ngọt nơi đầu lưỡi của thịt lên men tự nhiên, cảm giác giai giai, giòn giòn của da lợn hòa với vị thính thơm nồng, một chút cay cay của tiêu bắc, điểm màu đỏ của ớt và màu xanh không thể thiếu của lá đinh lăng. Để tạo nên hương vị đặc biệt của nem chua Thanh hóa mà không vùng nào có được đó là cách lựa chọn nguyên liệu và pha trộn với nhau. Chính vì vậy mà Nem chua chỉ có thể ngon khi được sản xuất tại Thanh hoá. - Tuy sản xuất nem chua rất phát triển ở Thanh hóa, số lượng nem chua bán ra ngày càng lớn. Nem chua được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc liên hoan, hội nghị, làm quà tặng. Rất nhiều người từ mọi miền đất nước rất thích loại nem này, họ mua để ăn, làm quà cho gia đình người thân, bạn bè và nem chua Thanh hóa cũng được sử dụng như một món quà quê hương khi những người con Thanh hóa thăm bạn bè trong và ngoài nước. - Những sản phẩm ẩm thực của các làng nghề nói chung và sản phẩm nem chua Thanh hóa nói riêng, hiện nay đang đứng trước những cơ hội và thách thức về thị trường với những sản phẩm chế biến theo công nghệ hiện đại và những món ăn du nhập từ nước ngoài. - Thanh hóa là Tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ẩm thực làng nghề như Nem chua. Vì Thanh hóa có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng, có nhiều du khách trong và ngoài nước. Hơn nữa Thanh hóa nằm trên tuyến giao thông xuyên suốt Bắc Nam của đất nước, rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt cũng như đường không. - Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua đang gặp nhiều bất cập, hạn chế như: Sản xuất tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có tính tổ chức, chất lượng sản phẩm không đồng đều, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được kiểm soát, Thị trường và kênh tiêu thụ còn nhỏ lẻ, chưa ổn định. - Các nghiên cứu trước đây về nem chua Thanh hóa rất ít và mới đề cập đến sản xuất, chưa có một nghiên cứu nào về kinh tế xã hội trong sản xuất và tiêu thụ. - Để góp phần giải quyết các vấn đề trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu. 1.2.1. Mục tiêu chung. Trên cơ sở đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ, các yếu tố ảnh hưởng mà đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua trên địa bàn Thành phố Thanh hóa. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể. - Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua. - Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua trên địa bàn Thành phố Thanh hóa trong những năm qua. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua trên địa bàn Thành phố Thanh hóa. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua trên địa bàn Thành phố Thanh hóa cho các năm tiếp theo. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài này là: 1. Thế nào là sản xuất và tiêu thụ? Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua có đặc điểm gì khác với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thực phẩm nói chung? 2. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua có vai trò, đặc điểm gì trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương? 3. Các mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua trên địa bàn Thành phố Thanh hóa như thế nào? 4. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua tại Thành phố Thanh hóa có các hình thức nào? Loại hình hoạt động? Qui mô? Xu hướng phát triển? 5. Làm thế nào để ổn định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua và nâng cao chất lượng sản phẩm đảm bảo cho an toàn thực phẩm? 1.4. Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu. 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm Nem chua thông qua các đối tượng khảo sát sau: - Người sản xuất Nem chua: hộ gia đình, cơ sở sản xuất … - Người tiêu thụ Nem chua: Hộ thu gom, bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng… - Chủng loại sản phẩm: Nem chua các loại. - Quy trình kỹ thuật sản xuất xuất Nem chua. - Các tổ chức kinh tế - xã hội có liên quan: Hội làng nghề, Hội tiểu thủ công nghiệp, Hội doanh nghiệp, Khuyến nông, Y tế cộng đồng… - Các cơ chế chính sách có liên quan. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu: * Địa điểm: Đề tài được tiến hành trên phạm vi toàn Thành phố. Một số nội dung chuyên sâu được khảo sát tại một số đại diện (hộ gia đình, cá nhân, cơ sở sản xuất và tiêu thụ) trên địa bàn Thành phố Thanh hóa, tỉnh Thanh hóa. * Thời gian: - Dữ liệu sử dụng cho đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua được thu thập chủ yếu trong 3 năm 2010 đến năm 2012; - Dữ liệu cần thu thập ở một số cơ sở đại diện được tiến hành năm 2013. - Giải pháp cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem sẽ áp dụng từ năm 2015 đến 2020. 1.4.3. Nội dung nghiên cứu: Tập trung đánh giá thực trạng, tìm ra được các ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua, từ đó đề xuất giải pháp cho phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua cho các năm 2015-2020. Phần II- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 2.1. Lý luận sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nem chua. 2.1.1. Lý luận về sản xuất Nem chua. a. Các khái niệm cơ bản. - Sản xuất, sản phẩm, phát triển sản xuất sâu, rộng. - Yếu tố sản xuất: sản phẩm hàng hóa. - Quy trình sản xuất. b. Các quy luật trong sản xuất. - Quy luật cung cầu. - Quy luật giá trị. - Quy luật cạnh tranh… c. Đặc điểm và vai trò sản xuất Nem chua. * Đặc điểm: Sản xuất và tiêu thụ phải tuân theo qui trình nghiêm ngặt về: - An toàn thực phẩm của sản phẩm. - Tiêu chuẩn chủng loại, kích thước. - Thành phần dinh dưỡng… * Vai trò: - Tạo việc làm cho lao động địa phương. - Góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. - Góp phần đa dạng hóa các món ăn dân gian. - Cung cấp thêm cho người tiêu dùng các chất dinh dưỡng… d. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất Nem chua. - Giá nguyên liệu đầu vào. - Dịch bệnh liên quan liên quan đến nguyên liệu. - Giá sản phẩm đầu ra. - Quy mô sản xuất. - Đầu tư công nghệ và kỹ thuật. - Kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất. e. Các chủ trương chính sách khuyến khích cơ sở sản xuất Nem chua. - UBND Tỉnh Thanh hóa và các sở như: Sở Tài chính, Sở Công thương, Hội nông dân… - Thành phố Thanh hóa cũng có cơ chế hỗ trợ cho các hộ gia đình và các Cơ sở sản xuất nem chua. 2.1.2. Lý luận tiêu thụ Nem chua. a. Các khái niệm cơ bản. - Tiêu thụ sản phẩm. - Kênh tiêu thụ. - Thị trường tiêu thụ. - Tác nhân... b. Ý nghĩa tiêu thụ sản phẩm Nem chua - Tiêu thụ có vai trò gắn kết người sản xuất, chế biến với người tiêu dùng. - Giúp cho các cơ sở sản xuất hiểu rõ thêm về kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của mình thông qua sự phản ánh của người tiêu dùng thực phẩm. - Giúp cơ sở sản xuất có những biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh sản phẩm cho các thị trương khác nhau... c. Nội dung và đặc điểm tiêu thụ sản phẩm Nem chua. - Nem chua tiêu thụ nhiều về mùa hè. - Hạn sử dụng ngắn. - Chất lượng còn phụ thuộc vào Thời gian sử dụng và cách bảo quản... d. Các yếu tố ảnh hưởng. - Kinh tế thị trường. - Dịch bệnh của nguyên liệu. - Thời gian, không gian. - Thị hiếu người tiêu dùng của từng vùng miền khác nhau... 2.2. Thực tiễn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua. 2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm của các làng nghề trong nước. 2.2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua Thanh hóa. 2.3. Các nhận xét rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua. - Sản xuất và tiêu thụ nem chua của nhân dân Thành phố Thanh hóa đã và đang trở thành hàng hóa dịch vụ thương mại. - Sản xuất và tiêu thụ nem chua đã đem lại thu nhập kinh tế cho các hộ sản xuất khá hơn, tuy nhiên vẫn còn khó khăn như trong thời kỳ các bệnh về lợn còn bùng phát và thị trường tiêu thụ chưa ổn định. - Còn rất ít các nghiên cứu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua Thanh hóa. Phần III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên. 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội. - Diện tích đất. - Nhân khẩu, lao động. - Cơ sở hạ tầng. 3.1.3. Các ngành sản xuất chính. 3.1.4. Kết quả phát triển KT-XH. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài - Phương pháp thống kê - kinh tế. - Phương pháp PRA. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. - Mô hình kinh tế lượng (hàm sản xuất). 3.2.2. Trình tự nghiên cứu. a. Chọn điểm: - Chọn Thành phố Thanh hóa. - Chọn xã đại diện gồm 3 xã phường: xã Đông Hương, phường Tân An, phường Tân Bình vì đây là nơi có nguồn gốc ra đời của Nem chua cũng như là nơi tập trung sản xuất Nem lớn của Thành phố. - Chọn hộ, cơ sở: mỗi xã phường chọn 30 hộ, cơ sở có sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua, theo tiêu chí qui mô (nhỏ, trung bình, lớn); có hợp đồng sản xuất, không có hợp đồng sản xuất. b. Thu thập dữ liệu: * Dữ liệu thứ cấp: - Bao gồm các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước; Các báo cáo của các ban ngành Thành phố; Các công trình nghiên cứu… - Phương pháp thu thập: Tìm, đọc, sao chép, trích dẫn… * Dữ liệu sơ cấp: - Gồm dữ liệu có liên quan đặc điểm, tình hình sản xuất, tiêu thụ, kết quả, hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của sản xuất tiêu thụ ở các xã đại diện. - Phương pháp thu thập: - Quan sát. Phỏng vấn. Thảo luận. Điều tra chọn mẫu. Xin ý kiến tham vấn của cơ sở c. Xử lý và tổng hợp thông tin: * Xử lý: Làm sạch, hiệu chỉnh thông tin. * Tổng hợp: - Hệ thống hoá theo các tiêu thức phân tổ. - Xây dựng bảng số liệu, đồ thị, sơ đồ, tranh ảnh … * Công cụ hỗ trợ - Máy tính - Phần mềm EXCEL d. Phương pháp phân tích thông tin. - Thống kê mô tả. - Thống kê so sánh. - Phân tích SWOT. - Mô hình hàm sản xuất. - Cây nguyên nhân, cây vấn đề - Tổng hợp ý kiến chuyên gia, nhà quản lý, người dân 3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. * Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất và tiêu thụ nem chua: số lao động bình quân/hộ, cơ sở; vốn sản xuất/hộ, cơ sở; phương tiện, dụng cụ máy móc... * Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất và tiêu thụ nem chua: - Năng xuất, sản lượng. - Đầu tư chi phí /đơn vị sản phẩm - Giá trị sản xuất, Giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp/đơn vị sản phẩm... - Giá thành 1 sản phẩm… - Hiệu quả sử dụng chi phí... * Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất và tiêu thụ: - Tốc độ tăng, giảm cơ sở sản xuất, năng suất, sản lượng qua các năm, số lượng sản phẩm được tiêu thụ. - Tốc độ tăng giảm hiệu suất sử dụng chi phí * Hiệu quả xã hội và Môi trường Phần IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ Nem chua trên địa bàn Thành phố Thanh hóa những năm qua. 4.1.1. Số hộ gia đình và cơ sở sản xuất. 4.1.2. Sản lượng. 4.1.3. Các hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ 4.1.4. Các chương trình, dự án hỗ trợ. 4.1.5. Thuận lợi, khó khăn 4.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố Thanh hóa. 4.2.1. Về sản xuất: a. Đặc điểm các cơ sở sản xuất nem chua. - Đặc điểm của chủ cơ sở. - Điều kiện sản xuất… b. Quy mô, sản lượng. c. Đầu tư chi phí d. Kết quả và hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nem chua. 4.2.2. Về tiêu thụ sản phẩm: + Khối lượng tiêu thụ qua các năm. + Thị trường. + Kênh. + Giá bán. + Chi phí tiêu thụ. + Doanh thu. 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua. a) Quy hoạch vùng sản xuất. b). Thị trường. c). Tổ chức quản lý. d). Kỹ thuật. e). Năng lực người sản xuất. 4.4. Các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua. 4.4.1. Căn cứ để đề ra giải pháp: - Phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua tại Thành phố và tại 3 xã (phường) đại diện. - Định hướng của Thành phố - Nhu cầu của các cơ sở sản xuất và tiêu thụ. - Tình hình thị trường tiêu thụ nem chua trong nước và thế giới. 4.4.2. Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua tại Thành phố Thanh hóa. - Phát triển sản xuất tập trung theo vùng. - Sản xuất phải gắn liền với hợp đồng bao tiêu sản phẩm. - Sản xuất phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 4.4.3. Các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nem chua. - Giải pháp về quy hoạch, kế hoạch. - Giải pháp về kinh tế. - Giải pháp về kỹ thuật. - Giải pháp về tổ chức liên kết sản xuất. Phần V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận. 5.2. Kiến nghị. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI Thời gian Nội dung công việc Kết quả 15/3 – 15/4/2013 Thống nhất đề tài nghiên cứu với GV hướng dẫn, hoàn thiện đề cương sơ bộ Được duyệt đề tài, đề cương sơ bộ; Có tài liệu thứ cấp 20/4 – 15/6/2013 Điều tra thử tại địa phương, hoàn thiệu phiếu điều tra Viết phần 1,2,3 Bản thảo phần 1,2,3 Phiều điều tra Báo cáo tiến độ và được GV hướng dẫn chấp thuận 20/6 – 15/8/2013 Điều tra Hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh Thu thập tài liệu nghiên cứu Báo cáo tiến độ với GV hướng dẫn Thu thập đầy đủ số liệu theo hướng nghiên cứu 20/8 – 15/10/2013 Tìm hiểu mô hình hoạt động trong và ngoài tỉnh để phân tích so sánh Có được sự khác biệt và tương đồng từ các mô hình trong và ngoài tỉnh với đề tài nghiên cứu 20/10 – 31/12/2013 Nhập dữ liệu sơ cấp, xử lý và viết phần 4, thu thập thêm dữ liệu Báo cáo kết quả thu thập số liệu với GV hướng dẫn Bản thảo phần 4 01/01 – 15/2/2014 Ghép các phần, nộp bản thảo GV hướng dẫn Bản thảo lần 1 20/2 – 30/4/2014 Sửa chữa báo cáo, thu thập thêm tài liệu Nộp GV hướng dẫn bản thảo đã sửa cơ bản 01/5 – 15/6/2014 Hoàn thiện báo cáo, Thông qua kết quả nghiên cứu trước Bộ môn Có bản báo cáo Bản tóm tắt thông qua Bộ môn 20/6 -15/8/2014 Hoàn thiện báo cáo, Chuẩn bị thủ tục bảo vệ Được hội đồng duyệt 20/8 – 20/10/2014 Bảo vệ luận văn Hoàn thiện khóa học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccong_nem_chua_2328.doc
Luận văn liên quan