Đề tài Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam thực trạng và hướng phát triển

Cùng với quá trình thúc đẩy liên kết kinh tế, các hình thức độc quyền mới sẽ xuất hiện do đó Chính phủ cần có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, tránh gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng và của nền kinh tế. Ngoài ra, Luật cạnh tranh và các chính sách có liên quan khác cần được tiến hành nhất quán tránh tình trạng ưu đãi hoặc quyền hành thị trường quá mức. Mở rộng quyền hạn, bổ sung thêm nhân lực cho Cục Quản lý cạnh tranh hoặc thành lập Ủy ban về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền nhằm kiểm soát chặt hơn nội dung này. Cụ thể Nhà nước cần xóa bỏ độc quyền và đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn, bình đẳng cho tập đoàn tư nhân và giải phóng được các nguồn lực kinh tế khác. Sửa đổi Luật cạnh tranh theo hướng quy định rõ hơn về các hành vi độc quyền. Quy định hiện nay liệt kê chín hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không bao quát hết các hành vi diễn ra trên thực tế, chẳng hạn như vụ VNPT lợi dụng quyền nắm giữ đường trục đã không đáp ứng nhu cầu kết nối cho Viettel rõ ràng là một hành động phi cạnh tranh, mang tính độc quyền rõ ràng nhưng lại không nằm trong bất cứ hành vi nào được nêu trong Luật cạnh tranh.

pdf109 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam thực trạng và hướng phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tập đoàn kinh tế Việt Nam cần thuê các công ty kiểm toán độc lập báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của tất cả các công ty thành viên cũng như toàn bộ tập đoàn. Các tập đoàn tư nhân đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì công bố báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán định kỳ ra công chúng là điều bắt buộc thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp xin hoãn công bố báo cáo vài tháng hay thậm chí cả năm như trường hợp của Tập đoàn Mai Linh đầu năm 2009 vẫn chưa có báo cáo kiểm toán của năm tài chính 2007. Còn các tập đoàn Nhà nước thì việc công bố báo cáo tài chính rộng rãi gần như là không có. Trong danh sách Lễ trao giải Cuộc bình chọn báo cáo thường niên năm 2007, ba giải cao nhất đều được trao cho ba tập đoàn tư nhân là Sacombank, FPT và Hòa Phát chứ không hề có sự góp mặt của các tập đoàn Nhà nước. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề gian lận, tham nhũng và hạn chế trong việc thu hút các nhà đầu tư vào tập đoàn. Bên cạnh đó, các tập đoàn cần áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế như IAS thay vì các chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay. Đây là giải pháp bắt buộc nhằm minh bạch hóa tình hình tài chính trong các báo cáo. Thêm nữa, đại diện chủ sở hữu tại công ty mẹ (có thể là Nhà nước nếu là tập đoàn Nhà nước, HĐQT nếu là tập đoàn tư nhân) cần kiểm soát thông qua việc hoàn thành kế hoạch đã phê duyệt của các doanh nghiệp thành viên. Các doanh nghiệp Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển thành viên bao gồm công ty con, công ty liên kết, các đơn vị hành chính cần xây dựng kế hoạch để công khai với công ty mẹ, nhất là phải hoàn thành đúng và đầy đủ các nội dung đã xây dựng và báo cáo kế hoạch kinh doanh lên công ty mẹ kịp thời. 2.5. Kiểm soát từ bên ngoài Thông qua các nhà đầu tư mà điển hình là đại diện như HĐQT, hội đồng cổ đông các tập đoàn sẽ được kiểm soát một cách hiệu quả. Bất cứ một hoạt động yếu kém, không minh bạch hay quyết định sai lầm sẽ phải chịu trách nhiệm trước toàn bộ các chủ sở hữu các nhà đầu tư. Điều đó sẽ tạo động lực cho các tập đoàn ngày càng phát triển, từng bước tiến bộ hơn. Các tập đoàn tư nhân cũng như Nhà nước cần tiến đến việc cổ phần hóa 100% tập đoàn, công ty mẹ và công ty con, đồng thời niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bằng việc tham gia thị trường chứng khoán, khối tập đoàn sẽ tiếp cận được với không chỉ nhiều nhà đầu tư trong nước mà còn với cả nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời đây sẽ là nơi cung cấp vốn và giám sát hoạt động hiệu quả cho tập đoàn Minh chứng điển hình của việc kiểm soát thành công từ bên ngoài là tập đoàn FPT, từ một doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán giờ đây đã trở thành một trong những tập đoàn thành công hàng đầu trong nước. Điều này cho thấy kiểm soát từ bên ngoài gắn với lợi ích của công chúng, với điều tiết của thị trường là một phương thức hiệu quả góp phần thúc đẩy sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam. 2.6. Quy định chặt chẽ về chất lượng, đào tạo nhân sự Hầu hết lãnh đạo các tập đoàn xuyên quốc gia lớn đều là những tiến sỹ hoặc có trình độ tương đương. Họ là những sản phẩm của các trường đại học hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. Chẳng hạn, chủ tịch hãng điện tử NEC Nhật Bản, tiến sỹ Kobayashi đã từng là giảng viên của Đại học Havard. Chủ tịch tập đoàn Sumitomo, tiến sỹ Kenji Miyahara đã từng là quan chức cao cấp của Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Nhật Bản (MITI)…Và rất nhiều người khác đều là những viên chức cao cấp trong chính phủ các nước, sau khi về hưu đã làm chủ tịch các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, nếu so sánh với tỷ lệ 45% chủ doanh nghiệp Việt Nam có bằng đại học thì việc so sánh quả là khập khiễng. Nhưng đây thực sự là vấn đề đáng quan Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển tâm, nhất là trong thời đại nền kinh tế tri thức bùng nổ như hiện nay. Một chủ doanh nghiệp thực sự cần có năng lực, có tầm nhìn xa trông rộng để có thể chèo lái con thuyền doanh nghiệp qua thời kỳ khó khăn, đồng thời hướng doanh nghiệp vào những lĩnh vực kinh doanh tiềm năng. Tất cả những khả năng đó không thể bỗng dưng có được mà phải trải qua những tháng năm học hỏi, nghiên cứu và đặc biệt phải được đào tạo một cách chính thống. Tuy vậy, yếu điểm hiện nay về trình độ học vấn cũng như khả năng quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam không thể một sớm một chiều khắc phục ngay được. Kinh nghiệm ở Nhật Bản cho thấy, để có được đội ngũ những chủ tập đoàn có học vấn và thực sự có năng lực, Chính phủ Nhật Bản đã kiến thiết thành công một hệ thống giáo dục có thể là bậc nhất thế giới. Những đứa trẻ ngay từ ngày đầu cắp sách đến trường đã được xác định rằng muốn tiếp tục sinh tồn thì không có cách nào khác là phải học tập và vượt qua các kỳ thử thách. Dẫu rằng còn có nhiều quan điểm không đánh giá cao kiểu cách giáo dục tại Nhật Bản, nhưng bất kì ai cũng phải thừa nhận rằng, nhờ vào nó mà Nhật Bản có thể làm được điều kỳ diệu mà không ai sống ở những năm 40, 50 của thế kỷ 20 có thể tưởng tượng nổi. Và chính hệ thống giáo dục đó đã không những đáp ứng mà còn vượt quá nhu cầu của nền kinh tế về một lực lượng lao động có trình độ cao. Do đó, Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược đào tạo các nhà quản lý, từng bước hình thành các nhà quản lý giỏi, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành công ty lớn trong nền kinh tế thị trường. Cần có chương trình, kế hoạch cụ thể đào tạo lại đội ngũ giám đốc và thành viên hội đồng quản trị như hiện nay. Các tập đoàn kinh tế cần liên kết với các trường đại học trong và ngoài nước các cơ sở đào tạo, chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho nhân viên các cấp từ cao đến thấp. Đồng thời cần có kế hoạch cụ thể đào tạo đội ngũ cán bộ kế cận. Điều quan trọng là phải thường xuyên phân loại, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý trong các tập đoàn, trên cơ sở đó tiến hành xây dựng quy trình đào tạo, bố trí cán bộ chủ động. Thực hiện chế độ phân cấp cán bộ quản lý, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với lãnh đạo tập đoàn kinh tế. Tất cả các công ty trong tập đoàn cần được quản chế bằng một chế độ nhân sự thích hợp về trình độ giáo dục cũng như khả năng về chuyên môn. Đây cũng chính là một điều Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển kiện pháp lý khi thành lập và trong tiến trình hoạt động của tập đoàn, cũng như yêu cầu tri thức hóa, chuyên môn hóa tầng lớp lãnh đạo của các tập đoàn. Các giám đốc điều hành công ty, các giám đốc về tài chính, marketing, sản xuất, nhân lực và kế toán công ty đều phải có bằng về quản trị kinh doanh, phải qua các khoá học về đạo đức kinh tế và có kiến thức kinh tế sâu rộng. Có như vậy mới đảm bảo điều kiện về chuyên môn, chất lượng đồng thời tạo ra một văn hoá làm việc mà đội ngũ quản lý vừa có khả năng, vừa có đạo đức. Điều này sẽ kiến tạo nên văn minh kinh doanh mới với tầm mức cao cho các tổ chức tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, song song với việc thuê các Tổng giám đốc nước ngoài là chiến lược thuê và đào tạo Giám đốc điều hành-CEO, Giám đốc tài chính-CFO đáp ứng các yêu cầu phát triển tập đoàn trong thời gian tới. Trước mắt, có thể thuê các giám đốc nước ngoài để khắc phục những lỗ hổng trong quản lý nhưng về lâu về dài cần đào tạo chính những nguồn lực trong nước bởi không ai hiểu tâm lý, tính cách thói quen tiêu dùng, văn hóa người Việt bằng chính nguồn nhân lực Việt Nam. Ngoài ra cần có cơ chế cạnh tranh bình đẳng trong tuyển dụng doanh nhân nhằm một mặt tạo cơ hội cho những nhà quản lý chuyên nghiệp, có năng lực, mặt khác tạo áp lực với các nhà quản trị hiện tại. Việc lựa chọn cán bộ quản lý cần bắt đầu từ cách tiếp cận về mục tiêu hình thành các tập đoàn Nhà nước, với tư cách chủ đầu tư, xác định mục tiêu chủ yếu của tập đoàn kinh tế là tìm kiếm lợi nhuận và nâng tầm thương hiệu. Thêm nữa, phải thay đổi cách thức trả lương hiện nay cả với các đội ngũ chuyên gia, các cán bộ quản lý có năng lực và với cả toàn thể người lao động theo hướng trả lương trên kết quả và hiệu quả công việc. Đồng thời cần thực hiện những biện pháp ưu đãi vật chất, các chế độ xã hội, các khoản thưởng nhằm thu hút nhân tài, tránh để tình trạng chảy máu chất xám ra nước ngoài và xu hướng đổ xô làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới đặt tại Việt Nam đặc biệt ở lĩnh vực ngân hàng, tài chính như thời gian vừa qua. 3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và Nhà nước 3.1 Ổn định môi trường vĩ mô Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển Muốn hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế một cách hiệu quả không chỉ cần những chiến lược, kế hoạch và quản trị hiện đại từ bản thân các tập đoàn mà còn phải có sự hỗ trợ từ một môi trường kinh tế, pháp luật, chính trị lành mạnh. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ giúp cho sự phát triển của các tập đoàn thuận lợi hơn. Do vậy, trước hết Nhà nước cần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm việc ổn định tiền tệ thông qua các chính sách lãi suất, tỷ giá hối đoái, chính sách giá cả…hướng vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những động thái mới đây của Chính phủ như cắt giảm lãi suất cơ bản xuống 7%, nới rộng biên độ tỷ giá từ 3% lên 5%...cũng đã cho thấy sự cố gắng điều tiết thị trường tài chính, tiền tệ của Việt Nam tuy nhiên vẫn chưa thể hiện được hiệu quả. Nhà nước cũng cần sử dụng linh hoạt, phối hợp đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ và các công cụ, chính sách khác như thu chi ngân sách, cân bằng cán cân thương mại, đảm bảo cân đối giữa tích lũy và đầu tư…nhằm vừa tạo lập sự ổn định, vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn đầu tư, cam kết đảm bảo hộ quyền sở hữu và các loại tài sản khác của các nhà đầu tư bằng các biện pháp cụ thể như tập trung giải quyết thất nghiệp, tham nhũng, giảm nghèo, xóa bỏ tệ nạn xã hội, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc y tế, phát triển giáo dục, ổn định văn hóa…Môi trường chính trị xã hội ổn định một mặt là điều kiện để các tập đoàn thụ hưởng trực tiếp những thành quả của nó như thu hút được nguồn nhân sự có tài năng, có sức khỏe…mặt khác nó sẽ khuyến khích các tập đoàn phát triển các thế mạnh, mở rộng sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng lớn cho kinh tế. 3.2 Hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng từ bỏ cấu trúc lưỡng thể Hoàn thiện thể chế kinh tế không chỉ có tác động thúc đẩy phát triển tập đoàn kinh tế mà tác động toàn diện đến sự phát triển nói chung. Xây dựng và hoàn thiện thể chế hỗ trợ phát triển các tập đoàn kinh tế trước hết cần tập trung giải quyết các mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền, quan hệ giữa công đoàn và lãnh đạo tập đoàn, về cơ chế ủy quyền, cơ chế đại diện, cơ chế trách nhiệm, giữa các nhóm lợi ích khác nhau theo hướng quy định cụ thể các quyền hạn, trách nhiệm của các bên, xác định mối quan hệ trong các trường hợp cụ thể. Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế bằng nhiều biện pháp, trong đó cần tạo lập môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Không quá nhấn mạnh vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước mà xem nhẹ các thành phần kinh tế khác, cần xác định cụ thể là chủ đạo, dẫn dắt, định hướng mở đường và là điển hình của công nghệ mới, quản lý hiện đại, hiệu quả cao. Sự lớn mạnh của các thành phần kinh tế sẽ tất yếu hình thành các tập đoàn tư nhân, và đối với các tập đoàn này, Nhà nước chỉ có thể là một cổ đông trong rất nhiều cổ đông khác và tham gia với tư cách nhà đầu tư. Sự phát triển của các thành phần kinh tế cũng sẽ tạo những liên kết bền chặt hơn, những mối quan hệ đan xen là tiền đề hình thành những tập đoàn trong tương lai. Mặc dù đại diện cho sức mạnh kinh tế quốc gia nhưng các tập đoàn kinh tế không thể tồn tại và phát triển độc lập, nó cần hợp tác, liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, trong đó có những doanh nghiệp vừa và nhỏ hay cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, sự phát triển mạnh của khu vực kinh tế tư nhân trong thời gian gần đây được coi là một động lực để phát triển các tập đoàn kinh tế, đặc biệt là tập đoàn tư nhân. Bản thảo luận chính sách số 2 của trường Đại học Havard – Kenedy ra ngày 24 tháng 6 năm 2008 cũng đã chỉ ra những yếu kém của nền kinh tế 2 thể chế ở Việt Nam và đưa ra nhận xét: “Để đạt được mục tiêu phát triển đầy tham vọng của mình, Chính phủ Việt Nam phải quyết định từ bỏ cấu trúc lưỡng thể này và phân bổ vốn trên cơ sở cạnh tranh. Nói một cách khác, khu vực Nhà nước được bảo hộ và trợ cấp không phải và sẽ không bao giờ là công thức dẫn đến thành công trong một nền kinh tế hội nhập toàn cầu”. Trong khi đó, dự báo của tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) cũng cho rằng “những nhóm có đặc quyền về chính trị có thể gây trở ngại cho cải cách và ngăn chặn quá trình cấu trúc lại một số doanh nghiệp Nhà nước, ảnh hưởng tới việc tăng cường năng lực cạnh tranh và hạn chế kết quả tăng trưởng của Việt Nam” 19. Tóm lại, Nhà nước cần hành động tức khắc và quả quyết trong việc loại bỏ nền kinh tế lưỡng thể nhằm phát triển mô hình tập đoàn nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung. 19 Economist Intelligence unit, Vietnam: Country Forecast, September 2007, trang 36 Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển 3.3 Tăng cường giám sát trong các tập đoàn Thực trạng phát triển các tập đoàn hiện nay cho thấy ngoài một số ít các tập đoàn tư nhân kinh doanh hiệu quả và hướng ngoại, phần lớn các tập đoàn mà điển hình là các tập đoàn kinh tế Nhà nước đang đi ngược lại với xu hướng phát triển chung của các mô hình tập đoàn trên thế giới. Các tập đoàn kinh tế quốc doanh ở Việt Nam đang đi lên nhờ sự hỗ trợ, độc quyền từ phía Nhà nước, hoạt động hướng nội và nhất là không có sự giám sát đúng nghĩa nào từ phía Chính phủ cũng như Nhà nước. Do vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần phải đưa các biện pháp giám sát chặt chẽ của mình đến các tập đoàn. Điều đầu tiên là đưa Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trở thành một cơ quan độc lập, giao quyền và năng lực đầy đủ cho kiểm toán Nhà nước để kiểm toán thường xuyên tập đoàn kinh tế quốc doanh, với mật độ kiểm toán dày hơn. Các báo cáo kiểm toán của cơ quan này đồng thời phải được công khai rộng rãi cho công chúng biết. Việc kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán hàng năm cũng được áp dụng với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra cần quy định những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các tập đoàn vi phạm tránh để tình trạng kiểm soát lỏng lẻo như hiện tại làm tiền đề cho những vi phạm tái diễn. Bên cạnh đó, Nhà nước cần thành lập một cơ quan riêng biệt giám sát chặt chẽ các hoạt động đầu tư của các tập đoàn, đánh giá mức độ rủi ro và hiệu quả đầu tư đó để sớm có quyết định thu hồi nguồn vốn Nhà nước nếu không thấy hiệu quả hay thâm hụt ngân sách. 3.4 Loại bỏ những ưu đãi tín dụng từ các ngân hàng quốc doanh cho các tập đoàn kinh tế Nhà nước Có thể thấy một phần nguyên nhân dẫn đến việc đầu tư ra ngoài ngành quá nhiều vào các lĩnh vực nóng như chứng khoán, bảo hiểm, tài chính…ở không ít các tập đoàn đặc biệt là tập đoàn quốc doanh trong thời gian vừa qua là do những ưu đãi tín dụng của Nhà nước. Trong khi một khu vực hoạt động hiệu quả là doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân đang khát vốn thì các chính sách ưu đãi tín dụng lại không hề ngó Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển ngàng đến. Thậm chí ngay cả những doanh nghiệp, tập đoàn tư nhân có kết quả kinh doanh khả quan cũng rất khó vay được tiền. Thay vào đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước mà đứng đầu là các tập đoàn quốc doanh lại được hướng hết ưu đãi này đến ưu đãi khác. Theo số liệu của Tổng cục thống kêm năm 2007, các doanh nghiệp Nhà nước chiếm giữ 80% lượng vốn tín dụng của các ngân hàng trong nước; 70% vốn vay nước ngoài, trong khi chỉ tạo ra 40% GDP 20, chưa kể trong 40% GDP ấy một phần lớn có được là nhờ đặc quyền khai thác các tài nguyên quốc gia. Không những thế, nguồn vốn này đều ưu đãi, được Nhà nước đứng ra bảo lãnh. Do vậy tình trạng thừa vốn và huy động vốn giá rẻ mạt xảy ra phổ biến trong các tập đoàn quốc doanh, dẫn đến hệ quả tất yếu là đầu tư dàn trải ra các ngành rủi ro để kiếm lợi tức thì đồng thời tạo ra sức ép tăng lạm phát cho Chính phủ. Do đó, giải pháp tối ưu hiện nay nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh hóa cho các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam là chấm dứt việc bảo lãnh cho các khoản vay trong nước và quốc tế, loại bỏ ưu đãi tín dụng cho các tập đoàn nhà nước. Để thắt chặt ngồn cung vốn ưu đãi, biện pháp tốt nhất là để các tập đoàn Nhà nước tự chịu trách nhiệm trong việc cung ứng vốn dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh của họ. Chính phủ phải luôn sẵn sàng coi tập đoàn Nhà nước cũng bình đẳng như các doanh nghiệp khác, sẵn sàng cho giải thể nếu thua lỗ quá mức. Thêm vào đó, có thể quy định các doanh nghiệp Nhà nước muốn phát hành nợ phải có sự tham gia ít nhất 10% của các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở thương mại, không ưu đãi, bảo lãnh. 3.5 Sửa đổi một số quy định về tổ chức tập đoàn Đối với các tập đoàn Nhà nước cần sửa đổi lại quy định về loại hình công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần. Hiện nay, loại hình này vẫn được coi là doanh nghiệp Nhà nước, chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 trên một số nội dung sẽ tạo ra những tiền đề của sự bất bình đẳng. Hơn nữa các loại hình này không hấp dẫn các nhà đầu tư bởi vì họ quan niệm rằng đây vẫn là loại hình Nhà nước chi phối và không dại gì đầu tư vào các doanh nghiệp do Nhà nước điều hành. Chính phủ cần quy định rõ những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, có 20 Bản Thảo luận chính sách số 2, trường đại học Havard – Kenedy School, ngày 24/6/2008, trang 11 Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thì mới cần duy trì tỷ lệ cổ phần chi phối, những ngành không được phép bán cổ phẩn cho nhà đầu tư nước ngoài, những ngành giới hạn tỷ lệ…, khắc phục tình trạng một số công ty không muốn sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài vì nhiều lý do khác nhau. Bên cạnh đó, cũng cần có thêm những quy định cụ thể tạo nền tảng cho chuyển đổi các doanh nghiệp độc lập và các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn chẳng hạn như việc tập đoàn Nhà nước được tiếp quản và mua lại các doanh nghiệp Nhà nước độc lập, quy định cho các nhà đầu tư nước ngoài được mua số lượng lớn cổ phần, kể cả cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực nhất định, buộc các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải áp dụng những phương pháp quản trị hiện đại theo hướng dẫn của ủy ban chứng khoán Nhà nước và chịu trách nhiệm về cáo bạch tài chính. Quy định hạn chế về việc chuyển các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Mặc dù về lý thuyết, hình thức công ty này sẽ hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005 như các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn khác nhưng không thể thoát khỏi các chi phối hành chính, chủ quản. Việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không thể khắc phục được tính chất một chủ hờ của doanh nghiệp Nhà nước, không góp phần đổi mới phong cách quản lý, không làm giảm được sự can thiệp trực tiếp của các cơ quan Nhà nước vào hoạt động sản xuất kinh doanh”. Hiện tại, các tập đoàn thí điểm có số lượng công ty thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn khá lớn như Tập đoàn Than – Khoáng sản có 16 doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, con số này ở Tập đoàn Dệt May là 7, Tập đoàn Điện lực là 11…đồng thời số lượng doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn là khá lớn , trong đó nhiều doanh nghiệp không cần thiết phải giữ tỷ trọng trên chứng tỏ Nhà nước vẫn muốn duy trì sự can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm hạn chế năng lực quản trị của các tập đoàn, đồng thời vẫn bó hẹp nền kinh tế nước ta trong cơ chế lưỡng thể đầy yếu kém. Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển 3.6 Hoàn thiện Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền Cùng với quá trình thúc đẩy liên kết kinh tế, các hình thức độc quyền mới sẽ xuất hiện do đó Chính phủ cần có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, tránh gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng và của nền kinh tế. Ngoài ra, Luật cạnh tranh và các chính sách có liên quan khác cần được tiến hành nhất quán tránh tình trạng ưu đãi hoặc quyền hành thị trường quá mức. Mở rộng quyền hạn, bổ sung thêm nhân lực cho Cục Quản lý cạnh tranh hoặc thành lập Ủy ban về cạnh tranh và kiểm soát độc quyền nhằm kiểm soát chặt hơn nội dung này. Cụ thể Nhà nước cần xóa bỏ độc quyền và đặc quyền kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn, bình đẳng cho tập đoàn tư nhân và giải phóng được các nguồn lực kinh tế khác. Sửa đổi Luật cạnh tranh theo hướng quy định rõ hơn về các hành vi độc quyền. Quy định hiện nay liệt kê chín hành vi cạnh tranh không lành mạnh, không bao quát hết các hành vi diễn ra trên thực tế, chẳng hạn như vụ VNPT lợi dụng quyền nắm giữ đường trục đã không đáp ứng nhu cầu kết nối cho Viettel rõ ràng là một hành động phi cạnh tranh, mang tính độc quyền rõ ràng nhưng lại không nằm trong bất cứ hành vi nào được nêu trong Luật cạnh tranh. Ngoài ra có thể kiểm soát độc quyền bằng việc thúc đẩy cạnh tranh. Những biện pháp có thể áp dụng như xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các tập đoàn tư nhân phát triển, đa dạng hóa sở hữu trong các tập đoàn đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam, tham gia vào các lĩnh vực mà các tập đoàn hiện nay đang kinh doanh trừ lĩnh vực Dầu khí. Cần tách riêng hạ tầng trong các ngành độc quyền ra khỏi các tập đoàn, thành lập một công ty quản lý phần hạ tầng như đường trục trong lĩnh vực viễn thông. Điều này sẽ thu hút các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia khai thác đường trục và cạnh tranh bình đẳng với tập đoàn kinh tế Việt Nam. 3.7 Khuyến khích hợp tác trong các tập đoàn Xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia, các doanh nghiệp chủ động liên kết để đạt được mục tiêu và Nhà nước xây dựng các chính sách của mình nhằm tạo điều Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển kiện cho các liên kết này phát triển. Các quy định về liên kết bao gồm liên kết nội bộ tổng công ty, tập đoàn kinh tế và liên kết với các pháp nhân toàn tập đoàn. Trong điều kiện hiện nay, mỗi tập đoàn dù có quy mô lớn nhưng rất cần đến hệ thống doanh nghiệp vệ tinh nhằm tăng cường phân công, chuyên môn hóa, đồng thời xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy cơ chế, chính sách thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác một mặt thúc đẩy phát triển bản thân các tập đoàn mặt khác thúc đẩy cả sự phát triển của các doanh nghiệp liên kết, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Nhà nước cần xây dựng cơ chế về mối quan hệ, liên kết và tính liên thông giữa các tập đoàn để phục vụ cho lợi ích kinh tế chung như liên kết về vốn đầu tư, công nghệ…tránh tình trạng “vườn nhà ai nhà rào”. Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển 3.8 Nghiêm khắc kiểm tra, loại bỏ tình trạng tham nhũng trong tập đoàn kinh tế Theo cuộc khảo sát do Ngân hàng thế giới World Bank tiến hành từ tài liệu “Chống tham nhũng ở Đông Á” (2004) đã cho thấy quy mô doanh nghiệp càng lớn, tình trạng tham nhũng càng khó kiểm soát và điều này đã làm gia tăng đáng kể đến chi phí kinh doanh và làm giảm đi sức cạnh tranh của các tập đoàn. Với một số vốn lớn được cung cấp từ phía Nhà nước, cộng thêm hoạt động kiểm soát bên ngoài lỏng lẻo, các tập đoàn quốc doanh đã và đang bỏ túi vào cá nhân một lượng tiền đáng kể. Các nhà lãnh đạo trong các tập đoàn giành những hợp đồng béo bở về các công ty do mình hoặc gia đình làm chủ để lại cho tập đoàn kinh tế những hợp đồng ít hiệu quả. 3.9 Kiểm soát và xóa bỏ đầu tư công Trong Bản thảo luận chính sách số 3 của trường Đại học Havard- Kenedy School, nhóm nghiên cứu có nhận xét tăng trưởng của Việt Nam trong những năm vừa qua là phụ thuộc quá mức vào đầu tư. Mà một trong các nguồn đầu tư chiếm tỷ trọng vốn lớn lại là đầu tư công do các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước thực hiện. Mặc dù Chính phủ đã tuyên bố cắt giảm song vẫn chưa cho thấy các động thái nào thể hiện điều đó. Tình trạng đầu tư dàn trải khắp mọi nơi vẫn diễn ra và danh mục các dự án đầu tư công vẫn không hề giảm bớt. Theo số liệu thống kê không chính thức, đầu tư công chiếm khoảng 18% GDP và 45% tổng đầu tư toàn xã hội. Trên thực tế, con số này có thể còn cao hơn do vai trò quan trọng của Nhà nước trong nhiều công ty cổ phần 21. Một điều dễ dàng nhận thấy là các danh mục đầu tư công là những danh mục không trực tiếp tạo ra hàng hóa, nhưng thâm hụt ngân sách thì rất cao. Do đó, sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thông và chênh lệch cung - cầu, dẫn đến tăng lạm phát tiền tệ và lạm phát cơ cấu. Một điểm nữa là lợi ích do các doanh nghiệp Nhà nước mà dẫn đầu là các tập đoàn kinh tế quốc doanh không thể cân bằng lại những thất thoát và lãng phí bởi đầu tư công của chính những tập đoàn này đem lại. Bởi vậy, một biện pháp cần thiết hiện nay là xây dựng một cơ chế kiểm soát chặt chẽ đầu tư công kết hợp với minh bạch các hoạt động đầu tư của các tập 21 Bản thảo luận chính sách số 4, trường đại học Havard – Kenedy School, ngày 1/1/2009, trang 14 Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển đoàn. Đầu tiên là phải lập tiêu chí xác định, đánh giá, thẩm định nhằm loại bỏ những dự án đầu tư công thâm dụng vốn và nhập khẩu nhiều, đồng thời đẩy mạnh các dự án thâm dụng lao động và không phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Thêm nữa cần đẩy nhanh tiến độ của những dự án đầu tư công có hiệu quả. Các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước đề xuất Nhà nước tăng quyền chỉ định thầu song đây không phải là biện pháp tối ưu và cũng không thể cải thiện hiệu quả của quá trình ra quyết định đầu tư công. Do vậy, để khắc phục điều này, Chính phủ nên thay thế cơ chế chỉ định thầu bằng cơ chế đấu thầu công khai, đồng thời đơn giản hóa thủ tục xét duyệt đầu tư song vẫn đảm bảo tính minh bạch cho thị trường. 3.10 Phát triển đồng bộ thị trường Trước mắt cần tập trung hoàn thiện một số thị trường quan trọng như thị trường lao động, khoa học và công nghệ, tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến thị trường vốn. Tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán để thị trường chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho các tập đoàn. Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến các hoạt động của thị trường này, sửa đổi quy trình lựa chọn tư vấn nước ngoài trong việc định giá doanh nghiệp quy mô lớn, khắc phục tình trạng đánh giá thấp hơn giá trị thị trường, thông đồng nhằm hạ giá cổ phiếu, quy định lại tỷ lệ phần trăm của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường OTC. Hiện nay tỷ lệ đặt cọc 10% giá trị cổ phiếu tham gia ở các sàn giao dịch tại Việt Nam là quá thấp, dẫn đến các hiện tượng đánh bạc trên thị trường này. Thêm nữa, cần công khai hóa thông tin của doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình cổ phần hóa, cần quy định quyền hạn của việc công bố thông tin và trách nhiệm cá nhân đối với những thông tin thiếu trung thực, không chính xác dẫn đến những thiệt thòi cho các nhà đầu tư. Hoàn thiện thị trường lao động để có thể cung ứng được nguồn nhân lực có trình độ có tay nghề và đội ngũ quản lý cấp cao. Việt Nam cần đổi mới công tác dạy nghề, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo đại học, kết hợp giữa các trường đại học với các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế nhằm cung ứng nguồn nhân lực cấp Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển chất lượng cao. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao, bên cạnh công tác đào tạo cơ bản, Chính phủ cần thiết kế những chương trình đào tạo chuyên sâu, gắn với thực tiễn, nhằm xây dựng đội ngũ các nhà quản lý có trình độ quản trị hiện đại, am hiểu thực tiễn Việt Nam, có bản lĩnh và đạo đức kinh doanh. Một thị trường lao động với lượng cung dồi dào và đảm bảo về chất sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế ổn định sản xuất. 3.11 Sửa đổi một số chính sách trong hệ thống luật pháp. Chính sách tài chính: Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo cho các tập đoàn bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, bình đẳng về lãi suất như cần rà soát lại các quy định còn mang tính phân biệt đối xử hay còn quá chặt chẽ về thủ tục cho vay, điều kiện thế chấp đối với các tập đoàn tư nhân trong khi đó lại dễ dàng rót hàng ngàn tỷ đồng cho khối tập đoàn Nhà nước vay mà ít ràng buộc trách nhiệm. Tăng mức độ ưu đãi cho các tập đoàn tư nhân, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch, miễn thuế cho các khâu như chi phí đào tạo người lao động, sản xuất sản phẩm mới. Với các tập đoàn cần tiếp tục sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến quá trình tích tụ và tập trung vốn đặc biệt tập đoàn Nhà nước cần quy định trách nhiệm của người đại diện phần vốn Nhà nước tại tập đoàn. Quy định cho phép công ty mẹ được sử dụng phần lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn điều lệ, tăng nhanh khả năng tích tụ, tập trung vốn. Về thuế thu nhập doanh nghiệp: do đặc thù mô hình và các mối quan hệ dựa trên dây chuyền sản xuất nên có thể chỉ để cho công ty mẹ thay mặt toàn bộ tập đoàn đứng ra nộp thuế. Trường hợp các doanh nghiệp hoạt động độc lập thì nộp thuế theo quy định hiện hành. Riêng đối với khoản lợi nhuận của công ty mẹ thu được qua các công ty con thì không phải nộp thuế bởi phần lợi nhuận này đã được các công ty con nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi về cho công ty mẹ và các bên góp vốn khác. Về vấn đề tín dụng: cần quy định quyền của công ty mẹ được bảo lãnh tín dụng đối với các công ty con bằng vốn điều lệ. Các công ty con thì có thể huy động thêm Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển vốn bằng nhiều hình thức khác như phát hành cổ phiếu, vay vốn từ ngân hàng, huy động thêm vốn cổ phần từ các cổ đông, người lao động trong doanh nghiệp. Về chính sách khoa học công nghệ: khuyến khích các tập đoàn ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lý, từng bước tiến tới quy định cụ thể trình độ công nghệ, quy trình quản lý trong mỗi tập đoàn chẳng hạn quy trình quản lý nên áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO online. Bên cạnh đó thúc đẩy tiến trình tách các trung tâm nghiên cứu khoa học không hiệu quả ra khỏi cơ cấu kinh doanh của tập đoàn. Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi với nhiều chính sách hấp dẫn để khuyến khích, các nhà đầu tư nước ngoài triển khai các hoạt động nghiên cứu công nghệ ở Việt Nam, phát triển các công ty đầu tư mạo hiểm, khuyến khích các trường đại học, Viện nghiên cứu tự bỏ vốn hay liên doanh, liên kết các tổ chức trong nước và ngoài nước để thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội cho các tập đoàn ở Việt Nam tiếp cận được với công nghệ hiện đại mà chi phí không quá cao. Ngoài ra có thể xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ gắn với nhu cầu của kinh tế - xã hội để hỗ trợ các tập đoàn sớm có đội ngũ chuyên gia công nghệ có năng lực. Việc Tập đoàn FPT đầu tư vào trường đại học FPT, với các trung tâm trực thuộc như Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech, Trung tâm Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena… và đào tạo được rất nhiều nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao là một minh chứng hùng hồn cho điều này. Bên cạnh đó, để gia tăng năng lực công nghệ, doanh nghiệp cần có thông tin đầy đủ về công nghệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt là những công nghệ hiện đại, cập nhật. Để có đầy đủ thông tin, ngoài sự nỗ lực của chính các tập đoàn thì cần xây dựng các hệ thống hỗ trợ cung cấp thông tin qua các hình thức như tổ chức các hội trợ công nghệ để giới thiệu, triển lãm các thiết bị và công nghệ. Các nhà cung cấp công nghệ và người cần mua công nghệ có thể ký kết ngay hợp đồng mua bán tại chợ. Thêm vào đó, cần phát triển mạnh hệ thống các tổ chức dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, các trung tâm giao dịch và thực hiện các dịch vụ Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển tư vấn chuyển giao công nghệ, giám định và đánh giá chất lượng công nghệ để từ đó các tập đoàn kinh tế có thể rút ngắn được thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể tiếp cận được đúng chủng loại công nghệ. Kết luận Việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trước hết phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tạo tiền đề và điều kiện cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Mặc dù tập đoàn kinh tế là những mô hình rất quen thuộc, phổ biến ở các nước phát triển song tại Việt Nam mô hình này vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Với 8 tập đoàn kinh tế Nhà nước và một số tập đoàn tư nhân thành lập trong khoảng thời gian ngắn gần đây, Việt Nam chưa thể có sự thống nhất về mặt lý luận, nhận thức và do đó còn gây rất nhiều tranh cãi. Các tập đoàn Nhà nước với sự bảo hộ thái quá từ Chính phủ cộng thêm việc cả hai khối tập đoàn tư nhân và quốc doanh đầu tư đa ngành quá nhiều vào các lĩnh vực tài chính có rủi ro cao đã bộc lộ không ít hạn chế. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về tập đoàn kinh tế, Khóa luận tốt nghiệp đã phân tích được những quan điểm về tập đoàn kinh tế, xu thế phát triển, phương thức thành lập, đặc điểm, vai trò của các tập đoàn trên thế giới và quan trọng nhất là chỉ ra được cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển của cả hai mô hình tập đoàn kinh tế quốc doanh và dân doanh ở Việt Nam với những hạn chế cũng như nguyên nhân của các hạn chế đó. Mặt khác, dựa vào những báo cáo khách quan tình hình kinh tế xã hội Việt Nam từ các tổ chức uy tín hàng đầu trên thế giới như World bank, Havard – Kenedy School…, khóa luận đã đánh giá, phân tích một cách thẳng thắn các mặt tồn tại từ đó đưa ra định hướng giải pháp cho chính doanh nghiệp đi theo mô hình tập đoàn cùng với các kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo động lực hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế lành mạnh. Tóm lại, khóa luận đã đóng góp được một phần nhỏ nhoi vào các nghiên cứu về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam. Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển Có được kết quả như vậy, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thấy giáo – Th.S Ngô Quý Nhâm. Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt 1. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ Việt Nam (2006), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2007 – Việt Nam hướng đến tầm cao mới, 14-15 tháng 12, Hà Nội. 2. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006 3. Báo Người đại biểu Nhân dân (2009), Giám sát các tập đoàn kinh tế Nhà nước, số ngày 2/3/2009. 4. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Viện ngiên cứu trung ương – Australian Goverment, AusAID (2005), Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về tập đoàn kinh tế, ngày 24-25 tháng 2 năm 2005, Hà Nội. 5. Havard Kenedy School (2008), Báo cáo “Lựa chọn thành công: bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam”, ngày 14 tháng 2, 2009. 6. Havard Kenedy School (2008), Bản thảo luận chính sách số 1, ngày 20/2/2008 7. Havard Kenedy School (2008), Bản thảo luận chính sách số 2 ngày 24/6/2008 8. Havard Kenedy School (2008), Bản thảo luận chính sách số 3, ngày 18/9/2008 9. Havard Kenedy School (2009), Bản thảo luận chính sách số 4 ngày 1/1/2009 10. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế – Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội. 11. Tấn Đức (2007), Số lượng doanh nghiệp tăng, nhưng hiệu quả giảm - Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 14/2007, trang 24-25. 12. Võ Văn Kiệt (2007), Thận trọng với việc thành lập các tập đoàn kinh tế -Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 31/2007 (867), trang 12-13. 13. Hà Linh (2006), Raymond Kroc – Hình thành công nghiệp ăn nhanh với McDonald’s, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 95, ngày 15-5-2006, trang 12. 14. Việt Nam - Japan Joint Research (2000), Vấn đề cải tổ các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Hà Nội. 15. Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển Một số trang web: 16. Báo diễn đàn doanh nghiệp (2008), Đến lúc siết lại tập đoàn, số 17-11-2008, 17. Cổng thông tin kinh tế Việt Nam (VNEP) 18. 19. Tạp chí Fortune 500 (2007, 2008, 2009), 20. Tạp chí Fortune, Fortune Rankings 21. Tạp chí Người cộng sản số ra ngày 31/12/2008. ( _ID=311260442) 22. Thời báo kinh tế Sài Gòn (2008), Lạm phát và tập đoàn, số 3-8-2008, 23. Trang web Bộ tài chính, 24. Trang web tập đoàn FPT, 25. Trang web tập đoàn Hòa Phát, 26. Báo diễn đàn doanh nghiệp (2008), Đến lúc siết lại tập đoàn, số 17-11-2008, B. Tiếng Anh 27. Khana and Rivkin (2001), Estimating the performance effects of business groups in emerging markets, Strategic Management Journal No..22. 28. Tarun Khana and Krishna Palepu (1999), The right way to restructure conglomerates in emerging markets, Havard Business Review. 29. Marshal W.Meyer and Xiaohui Lu (2003), “The structure of a Chinese Business firm: Management indefinite boundaries”, Department of Management, The Wharton School, University of Pennsylvani. Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển MỤC LỤC Lời mở đầu ............................................................................................................. 1 Chương I: Cơ sở lý luận và sự phát triển của mô hình tập đoàn kinh tế............ 4 1. Tổng quan về tập đoàn kinh tế ...................................................................... 4 1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế ........................................................................ 4 1.2. Đặc điểm chung của tập đoàn kinh tế ........................................................ 6 1.2.1 Quy mô vốn, doanh thu thường lớn .............................................................................. 7 1.2.2 Lực lượng lao động có số lượng đông đảo, trình độ cao. ........................................... 8 1.2.3 Tập đoàn không có tư cách pháp nhân, nhưng cơ câu tổ chức phức tạp .............. 9 1.2.4 Phạm vi hoạt động rộng .................................................................................................. 10 1.2.5 Tập đoàn kinh doanh đa ngành nhưng thường có một ngành chủ lực. .............. 11 1.2.6 Quan hệ sở hữu hỗn hợp, phức tạp .............................................................................. 12 1.2.7 Hình thức liên kết đa dạng song liên kết về vốn mang tính phổ biến .................... 13 1.3. Đặc điểm của mô hình tập đoàn ở một số quốc gia ................................. 13 1.4. Vai trò của các tập đoàn kinh tế ............................................................... 15 1.4.1 Góp phần phát triển sức mạnh kinh tế của quốc gia ................................................ 15 1.4.2 Chi phối thị trường tài chính .......................................................................................... 16 1.4.3 Huy động lượng vốn đáng kể ......................................................................................... 17 1.4.4 Triển khai khoa học công nghệ .................................................................................... 17 1.4.5 Thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế ................................................................................ 17 1.4.6 Đào tạo nguồn nhân lực và tạo việc làm ..................................................................... 18 1.4.7 Chuyển giao công nghệ ................................................................................................... 19 1.5. Tác động tiêu cực của các tập đoàn kinh tế ............................................. 19 2. Phân loại mô hình tập đoàn kinh tế ............................................................ 19 2.1. Căn cứ trình độ liên kết ..................................................................................................... 19 2.1.1 Liên kết cứng .................................................................................... 19 2.1.2 Liên kết mềm ..................................................................................... 20 2.1.3 Liên kết tài chính .............................................................................. 20 2.2. Căn cứ theo biểu hiện của liên kết .................................................................................. 20 Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển 2.2.1 Mô hình tập đoàn theo liên kết ngang ............................................. 20 2.2.2 Mô hình tập đoàn theo liên kết dọc ................................................... 21 2.2.3 Mô hình tập đoàn theo liên kết hỗn hợp ........................................... 22 2.3. Căn cứ theo tính chất sở hữu:.......................................................................................... 22 2.4. Căn cứ theo cơ cấu tổ chức .............................................................................................. 23 2.4.1 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc hợp nhất( Unitary Structure) ......... 23 2.4.2 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc công ty mẹ nắm giữ vốn (Holding Structure) ................................................................................................... 24 2.4.3 Mô hình tập đoàn theo cấu trúc đa trung tâm (Multi – divisional) .. 25 2.5. Căn cứ theo quan hệ đầu tư ............................................................................................. 26 2.5.1 Quan hệ đầu tư xuôi ......................................................................... 26 2.5.2 Quan hệ đầu tư ngang ...................................................................... 26 2.5.3 Quan hệ đầu tư chéo, ngược ............................................................. 27 3. Con đường và xu hướng hình thành các tập đoàn kinh tế ......................... 28 3.1. Điều kiện hình thành các tập đoàn kinh tế ................................................................... 28 3.1.1 Điều kiện từ môi trường .................................................................... 29 3.1.2 Điều kiện từ bản thân các doanh nghiệp .......................................... 30 3.1.3 Điều kiện từ Chính phủ .................................................................... 30 3.2. Con đường hình thành các tập đoàn kinh tế ................................................................ 31 3.3. Xu thế phát triển của hình thức tập đoàn kinh tế hiện nay ........................................ 33 Chương II: Thực trạng hoạt động của một số tập đoàn kinh tế ở Việt Nam .... 34 1. Giới thiệu tổng quan về lịch sử ra đời và sự phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam ........................................................................................... 34 2. Thực trạng hoạt động và phát triển của tập đoàn kinh tế ở Việt Nam...... 36 2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh của một số tập đoàn Nhà nước và tư nhân ...... 36 2.1.1 Tập đoàn Nhà nước .......................................................................... 37 2.1.2 Một số tập đoàn tư nhân ................................................................... 40 2.2. Thực trạng mô hình tổ chức của các tập đoàn kinh tế Việt Nam ............................. 44 2.2.1 Liên kết kinh tế.................................................................................. 44 2.2.2 Cơ chế phân bổ vốn .......................................................................... 47 Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển 2.2.3 Hợp tác nội bộ ................................................................................... 48 2.2.4 Mối quan hệ giữa công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên....... 49 2.2.5 Bộ máy quản lý.................................................................................. 52 2.2.6 Về thương hiệu.................................................................................. 53 2.3. Thực trạng cơ chế hoạt động của các tập đoàn kinh tế Việt Nam ............................ 54 2.3.1 Về tên gọi ................................................................................................. 54 2.3.2 Về cơ chế công khai tài chính ........................................................... 56 2.4. Những tác động cơ bản của tập đoàn kinh tế Việt Nam ............................................. 56 2.4.1 Khuyến khích cạnh tranh ................................................................. 56 2.4.2 Tạo tiền đề cho tình trạng độc quyền ................................................ 57 3. Đánh giá chung............................................................................................. 58 3.1 Những kết quả đạt được sau khi một số tập đoàn ra đời ............................................. 58 3.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối khả quan ........... 58 3.1.2 Hiệu quả kinh doanh của một số tập đoàn cũng khá cao: ............... 59 3.1.3 Quy mô tăng trưởng rất nhiều so với trước khi thành lập ................ 60 3.1.4 Thu hút lực lượng lao động đông đảo .............................................. 61 3.1.5 Về đóng góp cho nền kinh tế: ........................................................... 61 3.2 Một số hạn chế ..................................................................................................................... 62 3.3 Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................................... 68 3.3.1 Nguyên nhân nội tại doanh nghiệp................................................... 68 3.3.2 Nguyên nhân từ phía Nhà nước ....................................................... 71 3.3.3 Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh .......................................... 74 Chương III: Giải pháp và hướng phát triển cho mô hình tập đoàn kinh tế ở Việt Nam .............................................................................................................. 76 1. Xu hướng hình thành các tập đoàn kinh tế tại Việt Nam ......................... 76 2. Định hướng và giải pháp hình thành, phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt Nam ... 77 2.1. Xây dựng tập đoàn kinh tế có trọng điểm và có chọn lọc ........................................... 77 2.2. Lựa chọn mô hình .............................................................................................................. 78 2.2.1 Về sở hữu .......................................................................................... 78 2.2.2 Về cấu trúc ........................................................................................ 79 Sự phát triển của mô hình Tập đoàn ở Việt Nam – Thực trạng và hướng phát triển 2.2.3 Về liên kết.......................................................................................... 81 2.2.4 Về cơ cấu sở hữu ............................................................................... 83 2.2.5 Quan hệ đầu tư ................................................................................. 83 2.3. Mở rộng đầu tư nhưng cần chú ý giới hạn đa dạng hóa ngành nghề .................... 84 2.4. Chủ động kiểm soát nội bộ và minh bạch thông tin trong tập đoàn ........................ 86 2.5. Kiểm soát từ bên ngoài ...................................................................................................... 87 2.6. Quy định chặt chẽ về chất lượng đào tạo nhân sự....................................................... 87 3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ và Nhà nước ...................................... 89 3.1 ổn định môi trường vĩ mô................................................................................................... 89 3.2 Hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng từ bỏ cấu trúc lưỡng thể .............................. 85 3.3 Tăng cường giám sát trong các tập đoàn ....................................................................... 86 3.4. Loại bỏ những ưu đãi tín dụng từ các ngân hàng quốc doanh cho các tập đoàn kinh tế Nhà nước ........................................................................................................................ 87 3.5. Sửa đổi một số quy định về tổ chức tập đoàn .............................................................. 88 3.6. Hoàn thiện Luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. ................................................ 89 3.7. Khuyến khích hợp tác trong các tập đoàn ................................................................... 90 3.8. Nghiêm khắc kiểm tra, loại bỏ tình trạng tham nhũng trong tập đoàn kinh tế ..... 91 3.9. Kiểm soát và xóa bỏ đầu tư công .................................................................................... 91 3.10. Phát triển đồng bộ thị trường ......................................................................................... 92 3.11. Sửa đổi một số chính sách trong hệ thống luật pháp. .............................................. 93 Kết luận ............................................................................................................... 95 Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 96

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4471_3274.pdf