Ở hầu hết các nước trên thế giới, dù là nước phát triển cũng như đang phát
triển, người ta thường quan tâm đặc biệt đối với các khu vực có doanh nghiệp
kinh doanh. Khu vực này được đánh giá là những “hạn nhân” của những hoạt
động công nghiệp có tính chất đổi mới và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu
năng động, Chính vì vậy chính sách Nhà nước đều nhằm vào thúc đẩy quá trình
ra đời những mô hình mới năng động, thích ứng một cách nhanh nhất, tốt nhất
trong nhu cầu cạnh tranh của thị trường trong nước và trên thế giới. Cùng với sự
phát triển của cơ chế thị trường kéo theo không ít những thay đổi đáng kể thì đã
có không ít các doanh nghiệp của nước ta trong thời kỳ này đã có những nhận
thức nhạy bén vàđúng đắn, đưa doanh nghiệp của mình cùng đi lên bởi những
thay đổi đáng được kể đến như: thay đổi về trang thiết bị, về cơ chế quản lý, thay
đổi về nguồn nhân lực đặc biệt là trong tổ chức, tập thể
15 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý là một tất yếu khách quan: chứng minh bằng thực tiễn của doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận tổ chức quản lý.
Đề tài:
“Sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý là một tất yếu
khách quan: chứng minh bằng thực tiễn của doanh nghiệp”
Tiểu luận tổ chức quản lý.
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây thế giới nói chung và các tổ chức nói riêng đã
từng trải qua những sự thay đổi nhanh chóng, cơ bản quyết liệt vàđầy kịch tính
hơn bất kìđiều gì chúng ta có thể nghĩ tới. Ở Việt nam chính sách đổi mới mở
cửa, chuyển nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường theođịnh hướng
XHCN, có sựđiều tiết của Nhà nước đang vừa làđộng lực thúc đẩy nền kinh tế
vừa là những cú sốc lớn cho nhiều doanh nghiệp. Đối với các nhà quản trị hiện
nay chỉ còn một điều không thay đổi là: Sự thay đổi.
Vì vậy, sự thay đổi trong kinh doanh và quản líđã trở thành chủ một
chủđề cần thiết và cóý nghĩa đối với các nhà quản trị.Đó cũng là cầu nối đưa các
chiến lược và kế hoạch vào thực tiễn, làđộng lực làm nhạy cảm hoá của từng cá
nhân từng tổ chức với từng môi trường và vì vậy là một trong những điều kiện
đểđảm bảo sự phát triển của từng tổ chức. Do đó các nhà quản trị cũng phải thay
đổi tổ chức cho thích ứng.
Được sự phân công của khoa vềđề tài T77 “
SỰTHAYĐỔITRONGKINHDOANHVÀQUẢNLÝLÀMỘTTẤTYẾUKHÁCH
QUAN. CHỨNGMINHBẰNGTHỰCTIỄNCỦADOANHNGHIỆP”.Qua
nghiên cứu và tìm hiểu trong thời gian có hạn, em đã hoàn thành đề tài.Song
không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong được sự góp ý của các bạn cũng
như của các thầy, cô giáo để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tiểu luận tổ chức quản lý.
B. PHẦNNỘIDUNGCHÍNH.
I. LÝTHUYẾTVỀSỰTHAYĐỔITRONGKINHDOANHVÀQUẢNLÝ
1. Lực lượng thúc đẩy sự thay đổi
a. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theođịnh hướng XHCN có
sựđiều tiết của Nhà nước đãđược kiểm nghiệm và khẳng định. Tuy nhiên hệ
thống chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như cơ cấu tổ chức, cách thức
hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước hiện đang trong quátrình hoàn thiện.
Qua quá trình hoàn thiện này, thực chất nó cũng là quá trình thay đổi và bất kì
sự thay đổi nào ởđây cũng đều có tác động tới phương thức hoạt động của tổ
chức doanh nghiệp.
b. Xu hướng xã hội và nhu cầu của khách hàng
Quá trình quốc tế hoá trên mọi lĩnh vực đã có tác động mạnh mẽ tới các
tiêu chuẩn giá trị, phong cách sống của toàn xã hội.Trong một xã hội có tốc độ
thay đổi chậm, mức giao lưu với bên ngoài ít hơn thì sự tuân thủ, sự chăm chỉ là
những tiêu chuẩn giả trị hàng đầu. Tuy nhiên môi trường xã hội mở ra vời toàn
thế giới và thay đổi với tốc độ lớn thì giá trị hàng đầu đối với mỗi người lại là sự
năng động sáng tạo, dám thay đổi. Môi trường như vậy tạo điều kiện cho mỗi
người chứng tỏ sự năng động của mình và xã hội cũng thừa nhận họ một cách dễ
dàng hơn. Ngược lại, chính sự năng động sáng tạo của họ cũng góp phần làm
thúc đẩy XH phát triển nhanh hơn. Trong điều kiện đó, sự phân hoá vềthu nhập
diễn ra mạnh mẽ và vai trò của Nhà nước làđiều tiết hợp lý sự phân hoáđó chứ
không xoá bỏ chúng. Thu nhập của toàn xã hội: đó là
- Tốc độ thay đổi hàng hoá sử dụng ngày càng cao.
- Thời gian đang ngày càng trở nên khan hiếm quý báu
- Nhu cầu ngày càng đa dạng, sản phẩm đáp ứng cũng đa dạng
Tiểu luận tổ chức quản lý.
c. Sự phát triển của công nghệ.
Đây chính là sự thay đổi thường xuyên và rõ nét nhất từ trước đến nay. Sự
thay đổi của công nghệ tác động tới xí nghiệp theo những khía cạnh khác nhau,
đặc biệt nó không tách khỏi yếu tố con người. Hơn nữa yếu tố con người còn
quyết định sự thành công hay thất bại của những thay đổi lớn trong công
nghệ.Chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước theo hướng mở cửa và
hội nhập đã tạo ra môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng mang
tính toàn cầu hoá. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên đổi
mới công nghệđể giữ vị trí trên thị trường, đồng thời việc duy trì vị tríđộc tôn về
công nghệ sẽ trở nên vô cùng khó khăn tạo ra áp lực thúc đẩy doanh nghiệp phải
liên tục đổi mới công nghệ.Sự phát triển của công nghệ có xu hướng làm giảm
số lượng lao động sử dụng vàđòi hỏi về chất lương lao động này ngày càng cao.
Điều này là yếu tố tất yếu thúc đẩy nhanh chóng sự thay đổi của bản thân từng
doanh nghiệp.
d. Những thay đổi của đối tác cũng như của đối thủ cạnh tranh.
Những lức lượng này có tác động trực tiếp tới hoạt động của tổ chức sự
thay đổi trong hoạt động của đối thủ cạnh tranh như: Cải tiến công nghệ thay đổi
chiến lược Marketing, đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp doanh nghiệp của họ
Trong yêu cầu của khách hàng cũng như khả năng của người cung ứng thường
đều đòi hỏi tổchức có sự thích ứng phù hợp hoặc doanh nghiệp sẽ là người khởi
xướng, hoặc chỉ là người chạy theo sự thay đổi đó.
2. Sự thay đổi đối với từng cá nhân trong sản xuất kinh doanh
a.Chu trình thay đổi của từng cá nhân.
Quy trình thay đổi này gồm 3 bước: Tình trạng hiện tại – Thời kỳ quáđộ -
Trạng thái tương lai mong muốn.
Trong đó quan trọng nhất là bước quáđộ là giai đoạn chuyển từ tình trạng
hiện tại tới tình trạng tương lai mong muốn.Trên thực tế, các công ty các tổ chức
thương giải quyết tốt hơn, có hiệu quả hơn trong nhận định tương lai và xây
dựng chiến lược so với quản trị nhân viên của mình trong thời kỳ quáđộ, vàquản
Tiểu luận tổ chức quản lý.
trị sự thay đổi thực chất là quản trị con người trong việc thích ứng với sự thay
đổi đó. Đối với mỗi người, bất cứ sự thay đổi nào dù là không thể tránh khỏi,
đều đe doạ sự cân bằng hiện có trong cuộc sống vàđòi hỏi phải có sựđiều chỉnh
nhất định vể sức lực, về tâm lý và tình cảm… Trước mỗi sự thay đổi, mọi người
thường có những phản ứng sau:
- Sốc
- Ngạc nhiên
- Nuối tiếc
- Lẫn lộn - suy sụp
- Chấp nhân
b.Nguyên nhân có sự ngần ngại thay đổi
Chu trình thay đổi ở trên cho phép đi sâu phân tích nguyên nhân có sự
ngần ngại trước sự thay đổi là do:
- Cảm giác thiếu tự chủ
- Cảm giác hoang mang
- Sức ì của thói quen
- Sự mất mát
3. Sự thay đổi tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp
a. Chiến lược thay đổi kinh nghiệm hợp lý
Chiến lược thay đổi kinh nghiệm hợp lý dựa trên cơ sở 2 giảđịnh:
+ Thứ nhất: Con người là hợp lý
+ Thứ hai: Con người sẽtheođuổi mục đích cá nhân khi được nhận dạng.
Ý nghĩa của thuyết chiến lược thay đổi kinh nghiệm hợp lýở chổ sự khẳng
định con người sẽtheođuổi những thay đổi nếu thấy những thay đổi đó là hợp lý
và họ sẽđạt được các lợi ích nhất định thông qua sự thay đổi. Nhà quản trị tự
phải chủđộng xác định các mục tiêu thay đổi với sự chúý thích đáng đến lợi ích
cá nhân các thành viên.Đồng thời phải kiên trì giải thích thuyết phục để mỗi cá
nhân nhận thấy sự thay đổi đó là hợp lý.
b.Sự thay đổi về sử dụng quyền lực
Tiểu luận tổ chức quản lý.
Lý thuyết chiến lược thay đổi bằng sử dụng quyền lực cho rằng con người
sẽ hành động nếu họđược củng cố. Vì thế lý thuyết này khẳng định người ít
quyền lực sẽ bịép để hành động theo những chỉ dẫn của người có quyền lực hơn.
Theo đó, nhà quản trị phải đưa ra các kế hoạch, các chỉ dẫn về sự thay đổi
vàdùng quyền lực của mình buộc người dưới quyền thay đổi theo kế hoạch chỉ
dẫn mà mình đãđưa ra.
c. Quản trị quá trình thay đổi:
Việc xác định những gì cần thay đổi và quản trị quá trình thay đổi là một
quá trình phức tạp.Nếu tổng thể quá trình này được thực hiện tốt thì kết quả sẽ là
nâng cao hiệu qủa hoạt động của tổ chức. Sớm hay muộn trạng thái mới này sẽ
lại làđiểm bắt đầu của một chu kỳ mới.
Khuyến khích sự thay đổi
- Quá trình thay đổi của một tổ chức chính là quá trình chuyển từ trạng thái
hiện tại quen thuộc đối với mọi người sang trạng thái tương lai mới chỉ có trong
tưởng tượng. Vì chưa phải là hiện thực, trạng thái tương lai đó chứa nhiều rủi ro,
mạo hiểm. Nó có thểảnh hưởng một cách tiêu cực tới năng lực, tinh thần, khă
năng thích ứng của các thành viên. Nhìn chung các thành viên của tổ chức sẽ
nghi ngờ và mong muốn thay đổi nếu họ không nhận thức được các cơ sở có
tính thuyết phục của sự thay đổi đó.
Vì vậy vấn đề cơ bản trong việc chuẩn bị cho quá trình thay đổi là phải
tìm ra phương thức để tạo lập sự sẵn sàng và vượt qua sự cản trởđối với sự thay
đổi.
Tạo lập sự sẵn sàng
Tạo lập sự sẵn sàng đối với sự thay đổi thực chất là cho tạo lập sự nhận
thức về nhu cầu thay đổi. Thông thường mọi người chỉ thừa nhận có nhu cầu
thay đổi khi họ phải trải qua một nhu cầu khóchịu(hoặc không thoả mãn) rất lớn
đối với tình trạng hiện tại: Dưới đây là 3 biện pháp giúp cho quá trình này:
- Làm nhạy cảm hoá với tổ chức với sức ép phải thay đổi
Tiểu luận tổ chức quản lý.
- Làm nổi bật sự khác biệt giữa tình trạng hiện tại và tình trạng tương lai mong
muốn.
- Truyền đạt những mong muốn tích cực, đáng tin cậy đối với sự thay đổi
Vượt qua sự ngần ngại thay đổi
Trên góc độ từng cá nhân, sự thay đổi thực sự là quan trọng là quá trình
chuyển từ trạng thái quen thuộc sang trạng thái chưa chắc chắn.Trên góc độ của
cả tổchức , những ngần ngại có thể từ thói quen theo những phương pháp cũ, từ
những chi phí mới bỏ ra, nếu có sự thay đổi, sẽ không còn ý nghĩa. Sự thay đổi
cũng có thểđe doạ những nhân vật vốn cóảnh hưởng rất lớn đối với tổ chức: Có
3 biện pháp để vượt qua chướng ngại trên là:
- Thông cảm vàủng hộ
- Truyền đạt thông tin
- Lôi cuốn sự tham gia và nhiệt tình của họ
Vẽ nên cảnh tương lai
Là hoạt động thứ 2 trong quản trị sự thay đổi là việc vẽ nên bối cảnh
tương lai cho tổ chức. Hoạt động này phải chỉ ra được mục đích chung cần đạt
tới và lợi ích mang lại cho mọi người
Tạo lập sựủng hộ
Trên một góc độ nào đó, một tổ chức có thể coi như là tập hợp của nhiều
nhóm, nhiều phòng ban chức năng, nhiều đơn vị…Một tổ chức hoạt động và
phát triển ổn định khi có sự cân bằng quyền lực giữa các đơn vị nhỏđó
Củng cốđiểm tựa cho sự thay đổi
Khi sự thay đổi đã diễn ra thìtheo nguyên tắc không được “Đánh trống bỏ
rùi”. Phải luôn luôn thúc đẩy quá trình thay đổi đó bằng cách củng cốđiểm tựa
cho nó , cụ thể là những hoạt động sau:
- Tạo nên hệ thống ủng hộ cho người khởi xướng
- xây dựng tạo lập khả năng và kỹ xảo mới
- khuyến khích những hành vi mới phù hợp với quá trình thay đổi
Tiểu luận tổ chức quản lý.
II. SỰTHAYĐỔITRONGKINHDOANHVÀQUẢNLÝLÀMỘTTẤTYẾUKHÁCHQUAN.
Đổi mới cơ chế quản lý làđòi hỏi tính khách quan của nền kinh tế, vì bản
thân bất cứ một nền kinh tế nào cũng có xu hướng vận động phát triển theo xu
hướng xoáy trôn ốc, ngày một cao hơn. Vì vậy đổi mới hoàn thiện cơ chế quản
lý nền kinh tế nói chung, quản lý doanh nghiệp nói riêng, là việc phải làm
thường xuyên.
Đối với nước ta, một thời gian dài duy trì nền kinh tế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu, bao cấp. Khi chuyển sang nền k inh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lýcủa Nhà nước, đòi hỏi phải
chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế quản lý thị trường.
Muốn phát triển nền kinh tếđất nước, trước hết phải dựa vào doanh nghiệp
vừa và nhỏ, từđóđi nên thành doanh nghiệp lớn. Xuất phát từ vai trò quan trọng
của doanh nghiệp vừa và nhỏ vàđặc điểm của nước ta khi bước vào nền kinh tế
thị trường, với xuất phát điểm rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế
giới, đòi hỏi cần phải có cơ chế quản lý mới phù hợp, tạo ra được hành lang
pháp lý và môi trường kinh tế- xã hội thuận lợi, để thúc đẩy doanh nghiệp phát
triển.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cơ chế quản lý cũ
không tư nhiên mất đi, cơ chế quản lý cũ không tự nhiên hình thành, mà nó trải
qua một quá trình đấu tranh, cơ chế quản lý mới từng bước loại bỏ cơ chế quản
lý cũ.
Nền kinh tế thị trường với những quy luật kinh tếkhách quan vốn có của
nó, chính những quy luật ấy điều chỉnh nền kinh tế phát triển. Song không phải
không có những hạn chế, trái ngược với mục tiêu phát triển xã hội đó là sựđộc
quyền cá lớn nuốt cá bé, sự phân hoá giầu nghèo Trong điều kiện nước ta hiện
nay, với xu hướng nền kinh tế mở, bên cạnh sự tốn tại của hàng nghìn các doanh
nghiệp vừa và nhỏ là hàng ngàn các doanh nghiệp lớn của mọi thành phần kinh
tế, đặc biệt là doanh nghiệp lớn tư nhân, kể cả tư nhân trong nước và tư nhân
nước ngoài. Mà các doanh nghiệp đều có quyền tự chủ sản xuất - kinh doanh,
Tiểu luận tổ chức quản lý.
sản xuất cái gì?sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai là do doanh nghiệp tưđịnh
đoạt. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh không nhỏ giữa các doanh nghiệp vừa và
nhỏđối với các doanh nghiệp lớn khi cùng chung sản xuất một loại sản phẩm
nào đó, vì các doanh nghiệp lớn bao giờ cũng cóưu thế hơn về nguồn vốn, công
nghệ, kỹ thuật hiện đại… Từ những vấn đềđóđã làm cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ không cóđủ sức để cạnh tranh để tồn tại. Vậy với bất cứ một doanh
nghiệp nào muốn tồn tại thì phải cóđược sức mạnh nổi bất riêng của mình, có
thể là sự thay đổi trong từng cá nhân hay có sự thay đổi trong một tập thể, một tổ
chức, một bộ máy, hay thay đổi vể cơ chế quản lý hoặc về việc đổi mới trang
thiết bị hiện đại.Có như vậy mới có thể tồn tại được.
Để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh thì trước hết phải phát triển
sản xuất. Từ những thực tế trên đây, việc đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp
làđòi hỏi một tất yếu khách quan của nền kinh tế nước ta. Do đó cần thiết phải
có sự nghiên cứu một cách toàn diện những quy luật kinh tế và quá trình vận
động của nền kinh tế thị trường ở Việt nam. Để có thể thúc đẩy doanh nghiệp
phát triển.
III.
THỰCTRẠNGVỀSỰTHAYĐỔITRONGKINHDOANHVÀQUẢNLÝCỦADOANHNGHIỆ
PỞ VIỆTNAMLÀ:
Từ khi nền kinh tếđất nước chuyển hẳn sang vận hành theo cơ chế thị
trường thì thị trường quyết định sản xuất những thứ có nhu cầu. Doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển phải làm ra vàđưa đến cho khách hàng, xã hội những
thứ mà họ cần, chứ không thểđưa đến áp đặt cho họ những thứ mà họ có.ý thức
sâu sắc được vấn đềđó Công Ty Cơ khíô Tô 1-5 đã mạnh dạn đi sâu và nghiên
cứu tìm hiểu kỹ hướng phát triển của các nghành kinh tếđất nước trong giai đoạn
hiện nay để có thể sáng tạo ra những sản phẩm thích ứng với nhu cầu khách
hàng trong thời đại ngày nay. Để có thể làm được điều đó Công Ty Cơ KhíôTô
1-5 đã có những hướng thay đổi màđược coi là mục tiêu thực hiện của Công Ty
đó là:
- Đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng
Tiểu luận tổ chức quản lý.
- Con người làm chủ công nghệ, thị trường
1.Sự thay đổi trong đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Trong 35 năm tồn tại ở thời kỳ cơ chế còn bao cấp, Công ty làm nhiệm vụ
chủ yếu là sửa chữa nhỏ và vừa các loại ô tô vận tải theo kế hoạch Nhà nước
giao. Khi đất nước đổi mới, mở cửa, thực hiện cơ chế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, cũng như nhiều cơ sở sản xuất, sửa chữa cơ khí khác
công ty rơi vào hoàn cảnh ngưng trệ, có nguy cơ tan rã, giải thể vì thiếu trang
thiết bị, cở sở vật chất kỹ thuật quá nghèo nàng, lạc hậu,vốn liếng ít ỏi, không
đáng kể, lại tập trung chủ yếu vào phụ tùng, vật tư tồn kho không tiêu thụđược .
Bên cạnh đó còn có hơn 50% tổng số cán bộ công nhân viên phải nghỉ việc.
Trong hoàn cảnh khó khăn hết sức tưởng trừng như không thể vượt qua
nổi. Khi đó cán bộ công nhân viên của công ty đã hợp lực đấu trí, nghiên cứu
nắm bắt nhu cầu thị trường, tìm ra hướng đi cho phù hợp. Đã mạnh dạn đầu
tưđổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, để có thể làm ra các
sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Với cách làm hết sức sáng
tạo vàđi từng bước nhỏ vững chắc phù hợp với khả năng của mình, chỉ trong
vòng vài ba năm, với tổng số vốn đầu tư chỉ có 3,445 tỷđồng, công ty đã trang bị
cho các dây chuyền sản xuất chủ yếu chuyên chế tạo các thiết bị mới hiện đại
đãđược trang bịđồng bộ bằng một loạt các hệ thống máy mới và hiện đại nhất
hiện nay như: Máy cắt tôn, lốc tôn, máy hàn điện một chiều, mày hàn tựđộng, máy
mài, mày khoan, máy nâng hạ, cầu trục chạy điện, các thiết bị sơn sấy và chống
nén.
Hiện nay,Công Ty Cơ Khíô Tô 1-5 còn xây dựng và trang thiết bịđồng bộ
3 dây chuyền công nghệ hiện đại để tạo ra các loại sản phẩm có sức cạnh tranh
cao trên thị trường như: Dây chuyền lắp giáp ô tô cóđầy đủ nhà xưởng, các thiết
bị lắp giáp, thiết bị kiểm tra hệ thống chiếu sáng. Dây chuyền chế tạo dầm thép
với các máy hàn tựđộng, máy cắt tựđộng, máy hàn một chiều, thiết bị chuyên
dùng. Dây chuyền công nghệ chế tạo máy công trình, cóđủ các máy hàn một
chiều, hệ thống hàn cắt hơi, cắt ống tôn Bên cạnh đó công ty cũng bố trí thêm
nhiều dây chuyền công nghệ sản xuất, nhiều tổ chuyên môn hoá cùng với việc
sắp xếp lại sản xuất phù hợp với yêu cầu mới, tạo nên sựđồng bộ hóa từ khâu chế
Tiểu luận tổ chức quản lý.
tạo đến khâu lắp ráp, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm. Công ty còn hiện đại
hoáphương thức làm việc ở các phòng bằng máy vi tính, xây dựng quy trình chế tạo
sản phẩm hàng loạt theo phương thức hiện đại đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng
đều, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm Điều cần phải kểđến đó làđội
ngũ các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề của Công ty đã có nhiều
sáng kiến, áp dụng có kết quả các công nghệ mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty.
2. Sản phẩm thay đổi để có thể phù hợp với nhu cầu khách hàng
Yếu tố quan trọng đưa Công Ty Cơ Khíô Tô 1-5 vượt qua mọi khó khăn
thử thách, bứt lên hàng đầu trong ngành cơ khí giao thông vận tải nước ta những
năm qua và có khả năng phát triển ổn định vững chắc trong thời gian tới là công
ty đã mạnh dạn chuyển hướng sản xuất, kịp thời đem đến cho khách hàng nhiều
sản phẩm thích hợp và có nhu cầu ngày càng nhiều. Đó là các loại máy công
trình giành cho ngành giao thông, các hệ thống thiết bị cho các ngành xây dựng,
lắp giáp dạng IKD, CKD các loại ô tô tải nhẹ, các loại xe buýt chở khách có từ
25- 46 chỗ ngồi…Hiện nay các sản phẩm của công ty đang chiếm lĩnh thị phần
chủ yếu và quan trọng trong cả nước
3.Con người làm chủ công nghệ, thị trường.
Theo kỹ sư Trần Văn An–người đã hơn 30 năm gắn bó với Công Ty ô Tô
1-5 hiện là giám đốc công ty thì công ty luôn xác định con người là nhân tố quan
trọng hàng đầu quyết định sự thành công trong sản xuất, kinh doanh.
Do đó Công Ty đã có nhiều giải pháp thường xuyên giáo dục rèn luyện, đào tạo
đội ngũ cán bộ, đảng viên công nhân viên, nâng cao ý thức trách nhiệm, không
ngừng vươn lên nắm vững kỹ thuật, công nghệ có bản lĩnh thích ứng với cơ chế
kinh tế thị trường. Công ty đã chi phí hàng 100 triệu đồng vào việc đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao tay nghề cho 435 lượt thợ bậc cao, tổ chức cho 245 lượt cán bộ
học lý luận chính trị, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kỹ thuật ngoại ngữ và vi
tính…Đến nay công ty đã có một đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân
lành nghề bậc cao với tranh thiết bịđầy đủ, các hệ thống máy thiết bị văn
phòng,để làm tốt việc hợp tác và liên doanh với các cơ quan khoa học kỹ thuật ở
trong nước và các Công ty nước ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh. Bên
Tiểu luận tổ chức quản lý.
cạnh đó Công ty còn nghiên cứu bố trí, sắp xếp công việc sát hợp với khẳ năng,
sở trường của từng người và có cơ chế trả lương, trả thưởng thoảđáng cho từng
loại công việc khuyến khích mọi người hăng hái đóng góp sức lực, trí tuệ xây
dựng doanh nghiệp ngày càng phát triển giàu mạnh.
Để cóđược những thành tựu trên đây ắt hẳn phải có sự cố gắng không
riêng gì của một bộ phận hay chỉ là một tổ chức, màđiều đáng kểđến nữa đó là
từng cá nhân, nói cách khác đó chính là những con người đã tận tâm tận lực đối
với công việc của mình cho lợi ích của cả Công ty đểđem lại thành tựu như ngày
hôm nay.
C.KẾTLUẬNCHUNG.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, dù là nước phát triển cũng nhưđang phát
triển, người ta thường quan tâm đặc biệt đối với các khu vực có doanh nghiệp
kinh doanh. Khu vực này được đánh giá là những “hạn nhân” của những hoạt
động công nghiệp có tính chất đổi mới vàđóng vai trò quan trọng trong cơ cấu
năng động, Chính vì vậy chính sách Nhà nước đều nhằm vào thúc đẩy quá trình
ra đời những mô hình mới năng động, thích ứng một cách nhanh nhất, tốt nhất
trong nhu cầu cạnh tranh của thị trường trong nước và trên thế giới. Cùng với sự
phát triển của cơ chế thị trường kéo theo không ít những thay đổi đáng kể thìđã
có không ít các doanh nghiệp của nước ta trong thời kỳ này đã có những nhận
thức nhạy bén vàđúng đắn, đưa doanh nghiệp của mình cùng đi lên bởi những
thay đổi đáng được kểđến như: thay đổi về trang thiết bị, về cơ chế quản lý, thay
đổi về nguồn nhân lực đặc biệt là trong tổ chức, tập thể…Từđó không những tạo
nên sự phồn thịnh của doanh nghiệp mình mà còn của cảđất nước Việt nam.
Tiểu luận tổ chức quản lý.
Tiểu luận tổ chức quản lý.
TÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Quản trị kinh doanh tổng hợp tập II--------------------ĐH QL&KD
2. Quản trị học của ---------------------------------------Nguyễn Hải Sản
3. Đổi mới cơ chế quản lý kinh doanh của doanh nghiệp vừa & nhỏ trong
nền kinh tế thị trường ở Việt nam.-------------Nguyễn Hữu Hải
4. Tạp chí Kinh tế Việt nam và thế giới số 515.
Tiểu luận tổ chức quản lý.
MỤCLỤC
A. Lời mởđầu .................................................................................................... 1
B. Phần nội dung chính .................................................................................... 2
I. Lý thuyết về sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý ................................... 2
1. Lực lượng thúc đẩy sự thay đổi ...................................................................... 2
a. Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ................................................. 2
b Xu hướng xã hội và nhu cầu của khách hàng ................................................... 2
c. Sự phát triển của công nghệ ............................................................................ 3
d. Những thay đổi của đối tác cũng như của đối thủ cạnh tranh .......................... 3
2. Sự thay đổi với từng cá nhân trong sản xuất kinh doanh ................................ 3
a. Chu trình thay đổi của từng cá nhân ............................................................... 3
b. Nguyên nhân có sự ngần ngại thay đổi ........................................................... 4
3. Sự thay đổi tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp ......................................... 4
a. Chiến lược thay đổi kinh nghiệm hợp lý ......................................................... 4
b. Sự thay đổi về sử dụng quyền lực ................................................................... 4
c. Quản trị quá trình thay đổi .............................................................................. 5
II. Sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý là một yếu tố khách quan ........... 6
III. Thực trạng về sự thay đổi trong kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp
ở Việt Nam ........................................................................................................ 8
1. Sự thay đổi trong đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ..... 8
2. Sản phẩm thay đổi để có thể phù hợp với khách hàng .................................... 9
3. Con người làm chủ công nghệ, thị trường .................................................... 10
C. Kết luận chung ........................................................................................... 11
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tl_tcql_quan_ly__6957.pdf