Đề tài Sự tiến triển của các tư tưởng quản trị

Học cách quản trị là một điều quan trọng trong xã hội hôm nay vì hai lý do. Trước hết, xã hội chúng ta sống còn, là nhờ các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Những tổ chức này được lãnh đạo bởi một người hay nhiều người gọi là các quản trị viên. Họ là những người tìm ra tài nguyên, biến chế chúng thành những sản phẩm phục vụ con người. Họ đồng thời cũng là những người có quyền hành và trách nhiệm sản xuất những sản phẩm an toàn hoặc không an toàn cho sự sống của con người, mưu tìm chiến tranh hay hoà bình, xây dựng hay hủy diệt một thành phố, bảo vệ hoặc làm ô nhiễm môi sinh, vv Quản trị viên là những người tạo điều kiện để cung cấp công ăn việc làm, lương bổng, lối sống, sản phẩm, dịch vụ, bảo vệ, y tế, và kiến thức. Ngày nay, thật khó có thể kiếm được một người không phải là một quản trị viên mà không bị ảnh hưởng bởi những quyết định của những quản trị viên. Nói cách khác, ai trong chúng ta cũng một cách nào đó là một quản trị viên, quản trị bản thân, gia đình, xã hội, và môi trường. Vì thế, hãy học hỏi để thêm tinh tiến trong cách quản trị và đạt hiệu năng.

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7176 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sự tiến triển của các tư tưởng quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục: Trang Nội dung: Bối cảnh lịch sử:……………………………………………….02 Hoàn cảnh ra đời:………………………………………….02 Vai trò lịch sử:……………………………………………..03 Các trường phái học thuyết về quản trị:…………………….04 Trường phái học thuyết cổ điển về quản trị:…………....04 Học thuyết quản trị khoa học:…………….…..04 Học thuyết quản trị hành chính:……….………....07 Trường phái tâm lý xã hội trong trị:……….………….....09 Trường phái định lượng về quản trị:……..……………...10 Trường phái học thuyết quản trị hiện đại:……….………11 Nguyên tắc quản trị hiện đại:……………………..12 Công việc của quản trị viên hiện đại:……………..13 Chủ trương tư tưởng quản trị hiện đại:……...…..13 Quản trị công việc và tổ chức:…………………...13 Quản trị nhân sự:…………………………………..14 Quản trị sản xuất và điều hành:………………....14 KẾT LUẬN:…………………………………………………………..15 NỘI DUNG CHƯƠNG 2 : SỰ TIẾN TRIỂN CỦA CÁC TƯ TƯỞNG QUẢN TRỊ 2.1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ 2.1.1. Hoàn cảnh ra đời: có thể nói rằng quản trị ra đời cùng với nền văn minh nhân loại Trong thời kì trung cổ: năm nghìn năm trước công nguyên người sumerian(người vùng iraq hiện nay) đã hoàn thành hệ thống phức tạp những quy trình thương mại với hệ thống cân đong. Nguời Ai Cập thành lập nhà nuớc 8000 năm trước công nguyên và những kim tự tháp là dấu tích về trình độ kế hoạch, tổ chức và kiểm soát một công trình phức tạp. Người trung hoa cũng có những định chế chính quyền chặt chẽ, H1: Kim tự tháp thể hiện một trình độ tổ chức cao. Tuy nhiên, lý thuyết quản trị chưa được phát triển vì sản xuất kinh đoanh vẩn chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, cha truyền con nối. Đến TK XVIII: Là thời kỳ có những phát minh khoa học mới ra đời tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp, như: sự ra đời của động cơ hơi nước, nên việc sản xuất được chuyển từ gia đình tới nhà máy. Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của hoạt động sản xuất ngày càng trở thành một nhu cầu bức thiết..Vì thế quản trị cũng có vai trò đáng kể cùng với sự bộc phát của cuộc cách mạng công nghiệp H2: Động cơ hơi nước 2.1.2. Vai trò lịch sử: Từ cuối TK XVIII đến nay, vai trò quản trị thể hiện qua 3 giai đoạn chính(theo Robethay và Egray) Giai đoạn 1:từ cuối TK XVIII -> thập niên 1930( hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929). Vai trò của quản trị là tối đa hóa lợi nhuận, theo đó quản trị hiệu quả là làm cách nào để càng có lời càng tốt. Quan điểm này dựa trên cơ sở cá nhân chủ nghĩa của tư tưởng tư bản. Giai đoạn 2: Từ thập niên 1930-> 1960. Vai trò quản trị hướng đến tập thẻ, cá nhân và tổ chức quản trị cần liên kết với nhau để thực hiện những mục tiêu mà những nỗ lực riêng lẽ không thể đạ được, hình thành các tổ chức lớn như: Hội quốc liên, sauđó là Liên hiệp quốc và các tổ chức nhỏ như:công ty cổ phần, hiệp hộiGiai đoạn 3: Từ thập niên 1960-> nay. Vai trò quản trị càng có xu hướng xã hội hóa, chú trọng đến chất lượng, không chỉ là chất lượng sản phẩm, mà là chất lượng cuộc sống của mọi người trong thời đại ngày nay. Đến thế kỷ 18, cuộc cách mạng công nghiệp đã chuyển sản xuất từ phạm vi gia đình sang nhà máy.. Quy mô và độ phức tạp gia tăng, việc nghiên cứu quản trị bắt đầu cấp bách, song cũng chỉ tập trung vào kỹ thuật sản xuất hơn nội dung của hoạt động quản trị. Đến thế kỷ 19, những mối quan tâm của những người trực tiếp quản trị các cơ ở sản xuất kinh doanh và của cả những nhà khoa học đến các hoạt động quản trị mới hật sự sôi nổi. Tuy vẫn tập trung nhiều vào khía cạnh kỹ thuật của sản xuất nhưng đồng thời cũng có chú ý đến khía cạnh lao động trong quản trị, như Robert Owen đã tìm cách cải thiện điều kiện làm việc và điều kiện sống của công nhân. Xét về phương diện quản trị, việc làm của Owen đã đặt nền móng cho các công trình nghiên cứu quản trị nhất là các nghiên cứu về mối quan hệ giữa điều kiện lao động với kết quả của doanh nghiệp. Từ cuối thế kỷ 19, những nỗ lực nghiên cứu và đưa ra những lý thuyết quản trị đã được tiến hành rộng khắp Và chính Frederick W. Taylor ở đầu thế kỷ 20 với tư tưởng quản trị khoa học của mình đã là người đặt nền móng cho quản trị hiện đại và từ đó đến nay các lý thuyết quản trị đã được phát triển nhanh chóng, góp phần tích cực cho sự phát triển kỳ diệu của xã hội loài người trong thế kỷ 20. 2.2 CÁC  TRƯỜNG PHÁI HỌC THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ 2.2.1 Trường phái học thuyết cổ điển về quản trị 2.2.1.1. Học thuyết quản trị khoa học      TAYLOR (1861-1919)  Năm 1911,Taylor (1856-1915) dựa vào kinh nghiệm làm việc tại các nhà máy Midvase Steel, Simond Rolling Machine và Bethlehem Steel cho xuất bản tác phẩm “Những nguyên tắc quản trị theo khoa học” nhằm chống lại phương thức sản xuất đương thời mà ông gọi là kiểu “trại lính” và họ quản trị bằng cách “làm sai rồi sửa” và rút kinh nghiệm mà không dựa trên cơ sở khoa học nào.       Ông cho rằng nhiệm vụ của nhà quản trị là phải xác định cho được “phương pháp làm” cũng như tiêu chuẩn của công việc đồng thời phải cung cấp cho công nhân sự kích thích bằng quyền lợi để họ gia tăng năng suất.       Ông đưa ra 4 yếu tố chính cần có để quản trị một cách khoa học gồm:     1/  Các nhà quản trị cần dành nhiều thời gian và công suất để lập kế hoạch hoạt động và kiểm tra, thay vì cùng tham gia công việc cụ thể của người thừa hành.     2/ Các nhà quản trị phải đầu tư để tìm ra phương cách hoạt động khoa học để hướng dẫn cho công nhân, thay vì cứ làm sai rồi sửa, rút kinh nghiệm.     3/ Các nha quản trị nên sử dụng các biện pháp kinh tế để động viên công nhân hăng hái lạm việc, thay vì cách làm việc với nỗ lực tự nguyện.     4/ Cần có sự phân chia trách nhiệm va quyền hạn giữa nhà quản trị và người thừa hành, tránh đổ hết trách nhiệm cho người công nhân.      Kết luận: học thuyết quản trị khoa học của Taylor có 2 đóng góp đáng kể cho ngành quản trị học: -         Phương pháp làm việc tốt nhất. -         Công nhân được tả lương theo sản phẩm. Các đại biểu khác của trường phái.  Henry Gantt Tiểu sử Henry Laurence Gantt (sinh 1861 - mất 23 tháng 11 năm 1919) là một kĩ sư cơ khí và cố vấn dự án người Mỹ, nổi tiếng với việc phát triển sơ đồ Gantt năm 1910. Đóng góp trong sự nghiệp của mình như là một nhà tư vấn quản lý, ngoài các biểu đồ Gantt, ông tiếp tục làm nên lịch sử quản lý khoa học của đặt ra "của các nhiệm vụ và hệ thống tiền thưởng. Lý thuyết đằng sau" của công việc và tiền thưởng phương thức thanh toán tiền lương (1901) là nó sẽ tạo ra hiệu quả lao động cao hơn và năng suất bằng cách khen thưởng cho các nhiệm vụ giám sát thông qua biểu đồ Gantt. Trực tiếp chống lại hệ thống phần trả công việc của Taylor, cũng bị xử phạt thực hiện không tốt, Henry Gantt của phương pháp cho phép người lao động để kiếm được mức lương của họ với một tiền thưởng thêm cho việc hoàn thành của họ mục tiêu năng suất. Điều này cho phép người lao động để duy trì một mức lương ổn định trong khi họ đang học tập công việc, và khen thưởng cho họ để tận dụng trình độ này bổ sung. Nói tóm lại Henry Gantt đã có nhiều đóng góp cho môn khoa học quản lý, đáng nói nhất bao gồm: * Bổ sung vào việc trả lương theo san phẩm bằng hệ thống tiền thưởng * Biểu đồ Gantt Sơ đồ Gantt là một trong những công cụ cổ điển nhất mà vẫn được sử dụng phổ biến trong quản lý tiến độ thực hiện dự án. Sơ đồ này được xây dựng vào năm 1915 bởi Henry L. Gantt, một trong những nhà tiên phong về lĩnh vực quản lý khoa học. Ưu nhược điểm của sơ đồ thanh ngang: Ưu điểm: Dễ xây dựng và làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện của các công tác Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc Nhược điểm: Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công tác, không ghi rõ quy trình công nghệ. Trong dự án có nhiều công tác thì điều này thể hiện rất rõ nét. Chỉ phù hợp áp dụng cho những dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp.  Đến ngày nay, sơ đồ Gantt vẫn được coi là một công cụ quản lý quan trọng. Sơ đồ Gantt biểu thị thời gian biểu của dự án dùng để quản lý, lên kế hoạch và kiểm soát tiến độ công việc trong dự án. PERT (Program Evaluation and Review Technique - Phương pháp ước lượng và xem xét chương trình) là một biến thể của sơ đồ Gantt. * Hiệu suất công nghiệp: Hiệu suất công nghiệp có thể được nâng cao bằng cách phân tích một cách khoa học mọi khía cạnh của công việc. Công tác quản lý công nghiệp là cải tiến hiệu suất bằng cách hạn chế tối đa rủi ro. * Hệ thống thưởng năng suất: Henry Gantt thưởng phần trăm quản lý viên tương ứng với năng suất vượt định mức nhân viên dưới quyền họ đạt được. * Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Henry Gantt tin rằng doanh nghiệp phải có trách nhiệm với xã hội. Ông bà Gilberth Rất có công trong việc đề ra cac biện pháp kiểm soát lao động bằng cách loại bỏ công tác thừa. Ví dụ: trong 12 thao tac cua người thợ xây thực hiện để xây gạch lên tường có thể giảm xuống còn bốn và nhờ đó mỗi ngày một người thợ có thể xây đượ 2700 viên gạch thy vì 1000 viên  * Các khuyết điểm của học thuyết. -         Thiếu nhân bản vì chủ trương tận dung sức lao động cua người thợ. -         Chỉ chú trọng quản trị viên cấp cơ sở và tầm vi mô trong hoạt động quản trị. 2.2.1.2 Học thuyết quản trị hành chính Trong trường phái quản trị khoa học chú trọng đến hợp lý hóa công việc và những nhiệm vụ mà các công nhân phải làm thì trường phái quản trị tổng quát (hay hành chánh) lại phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức, chính vì thế trường phái này còn được gọi là tư tưởng quản trị tổ chức cổ điển. Đây là tên gọi để chỉ các ý kiến về cách thức quản trị xí nghiệp do Henry Fayol ở Pháp và Max Weber ở Đức nêu lên, cũng cùng thời với Taylor ở Mỹ Max Weber (1864-1920): - Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều đóng góp vào lý thuyết quản trị thông qua việc phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy là phương thức hợp lý tổ chức một công ty phức tạp. - Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công phân nhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. - Cơ sở tư tưởng của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp pháp và hợp lý. Ngày nay thuật ngữ "quan liêu" gợi lên hình ảnh một tổ chức cứng nhắc, lỗi thời, bị chìm ngập trong thủ tục hành chánh phiền hà và nó hoàn toàn xa lạ với tư tưởng ban đầu của Weber. - Thực chất những đặc tính của chủ nghĩa Weber là: * Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ và được hợp pháp hóa như nhiệm vụ chính thức * Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mỗi chức vụ nằm dưới một chức vụ khác cao hơn * Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn luyện và kinh nghiệm Các hành vi hành chánh và các quyết định phải thành văn bản * Quản trị phải tách rời sở hữu * Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công bằng và được áp dụng thống nhất cho mọi người. Henry Fayol (1841-1925): - Là một nhà quản trị hành chánh ở Pháp. Với tác phẩm "Quản trị công nghiệp và quản trị Tổng quát. Khác với Taylor, cho rằng năng suất lao động kém là do công nhân không biết cách làm việc, và không được kích thích kinh tế đầy đủ, Fayol cho rằng năng suất lao động của con người làm việc chung trong tập thể tùy vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà quản trị. - Việc sắp xếp tổ chức đó được gọi là quản trị tổng quát và việc này cũng quan trọng như 5 việc khác trong cơ sở sản xuất kinh doanh. 1. Sản xuất, 2. Tiếp thị hay Marketing, 3. Tài chính, 4. Quản lý tài sản và con người, 5. Kế toán - thống kê. - Để có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức Xí nghiệp Fayol đã đề nghị các nhà quản trị nên theo 14 Nguyên tắc quản trị: 1. Phải phân công lao động 2. Phải xác định rõ mối quan hệ giữa quyền hành và trách nhiệm 3. Phải duy trì kỷ luật trong Xí nghiệp 4. Mỗi công nhân chỉ nhận lệnh từ một cấp chỉ huy trực tiếp duy nhất 5. Các nhà quản trị phải thống nhất ý kiến khi chỉ huy 6. Quyền lợi chung luôn luôn phải đặt trên quyền lợi riêng 7. Quyền lợi kinh tế phải tương xứng với công việc. 8. Quyền quyết định trong xí nghiệp phải tương xứng về một mối 9. Xí nghiệp phải được tổ chức theo cấp bậc từ giám đốc xuống đến công nhân 10. Sinh hoạt trong xí nghiệp phải có trật tự 11. Sự đối xử trong xí nghiệp phải công bình 12. Công việc của mỗi người trong xí nghiệp phải ổn định 13. Tôn trọng sáng kiến của mọi người 14. Xí nghiệp phải xây dựng cho được tin thần tập thế Tóm lại Trường phái hành chính chủ trương rằng năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý - Nó đóng góp rất nhiều trong lý luận cũng như thực hành quản trị, nhiều nguyên tắc quản trị của tư tưởng này vẫn còn áp dụng ngày nay. Các hình thức tổ chức, các nguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền ...đang ứng dụng phổ biến ngày nay chính là sự đóng góp quan trọng của trường phái hành chánh. Giới hạn: Các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định, ít thay đổi, quan điểm quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người và xã hội nên dễ dẫn đến việc xa rời thực tế. Nên vấn đề quan trọng là phải biết cách vận dụng các nguyên tắc quản trị cho phù hợp với các yêu cầu thực tế chứ không phải là từ bỏ các nguyên tắc đó. 2.2.2. Trường phái tâm lý xã hội trong trị ( lý thuyết tác phong – chủ nghĩa tác phong – lý thuyết tương quan nhân sự ) - hiệu quả của quản trị cũng do năng suất lao động quyết định, nhưng năng suất lao động không chỉ do các yếu tố vật chất quyết định mà còn do sự thỏa mãn các nhu cầu tâm lý xã hội của con người A. Maslow (1908 - 1970): DN là một hệ thống XH Khi động viên, ngoài yếu tố vật chất còn phải quan tâm đến nhu cầu XH Tập thể ảnh hưởng trên cá nhân Tháp nhu cầu Tự thể hiện Đýợc tôn trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn Nhu cầu sinh lý D. Mc Gregor (1906 – 1964) : Thuyết X Thuyết Y - Con người không thích làm việc, ít khát vọng. -   Tìm cách trốn việc, lảng tránh công việc. -   Khi làm việc phải giám sát chặt chẽ. -   Con người muốn bị điều khiển. - Làm việc là 1 bản năng như vui chơi, giải trí. - Mỗi người đều tự điều khiển, kiểm soát bản thân. - Con người sẽ gắn bó với tổ chức nếu được khen ngợi, thưởng xứng đáng, kịp thời. - Con người có óc sáng tạo, khéo léo. Ưu điểm: - Rất chú trọng tới con người cả về vật chất và tinh thần. - Các nhà lãnh đạo phải nắm bắt tâm lý nhân viên. - Tập thể có tác động rất lớn đến người lao động. Hạn chế: - Quá chú trọng đến yếu tố tình cảm. - Quan niệm đơn giản : khi nhân viên hạnh phúc, NSLĐ sẽ cao hơn. 2.2.3. Trường phái định lượng về quản trị Theo lý thuyết định lượng hệ thống được các tác giả định nghĩa như sau: Berthalanfly: Hệ thống là phối hợp những yếu tố luôn luôn tác động lại với nhau. Miller: Hệ thống là tập hợp các yếu tố cùng với những mối quan hệ tương tác Tổng hợp những khái niệm trên, chúng ta có thể thấy hệ thống là phức tạp của các yếu tố: - Tạo thành một tổng thể - Có mối quan hệ tương tác - Tác động lẫn nhau để đạt mục tiêu - Doanh nghiệp là một hệ thống. Đó là một hệ thống mở có liên hệ với môi trường (Với khách hàng, với nhà cung cấp, với đối thủ cạnh tranh,...). Nó có một mục tiêu đặt thù: Tạp ra lợi nhuận. Hệ thống doanh nghiệp bao gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ tương tác với nhau như: Phân hệ công nghệ, phân hệ nhân sự, phân hệ tài chính, phân hệ tổ chức, phân hệ quản trị, phân hệ kiểm tra... Tóm lại: Đóng góp của trường phái định lượng là: - Định lượng là sự nối dài của trường phái cổ điển (quản trị một cách khoa học) - Trường phái định lượng thâm nhập hầu hết trong mọi tổ chức hiện đại với những kỹ thuật phức tạp. Khoa học quản trị, quản trị tác nghiệp và quản trị hệ thống thông tin rất quan trọng cho các nhà quản trị các tổ chức lớn và hiện đại ngày nay. Các kỹ thuật của trường phái này đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao trình độ hoạch định và kiểm tra hoạt động. Hạn chế của trường phái này là - Không hề chú trọng đến yếu tố con người trong tổ chức quản trị. - Các khái niệm và kỹ thuật quản trị của lý thuyết này khó hiểu, cần phải có những chuyên gia giỏi, do đó việc phổ biến lý thuyết này còn rất hạn chế. 2.2.4. Trường phái học thuyết quản trị hiện đại Phương pháp quản trị cổ điển chú trọng đến năng suất của công việc và các tổ chức được coi như một hệ thống sản xuất. Vai trò của con người trong hệ thống này chỉ là một cơ phận nhỏ bé trong guồng máy vĩ đại, hay nói cách khác, chỉ là một công cụ sản xuất. Do đó, kết quả sản suất tuy đạt hiệu năng, nhưng không trường tồn, bởi con người bị mệt mỏi, sinh chán nản và bỏ việc. Nhiều lý thuyết gia đã ra công tìm kiếm những giải pháp dung hoà hay sửa sai nhằm thăng tiến các phương pháp quản trị, nhờ đó khoa Quản Trị học đã thành hình và phát triển. Tiến trình tìm kiếm giải pháp này đã nảy sinh nhiều trường phái quản trị như: trường phái Tâm Lý Xã Hội với Mayo, Maslow, Mc Gregor, Herzberg, và Argyris… trường phái Hệ Thống Xã Hội với Argyris, Herzberg… trường phái Khoa Học với Simon, và trường phái Kinh Tế - Xã Hội với Mintzberg, Ouchi, Ansoff, và Drucker… hoặc gần đây nhất là lý thuyết về Six Sigma và Lean Six Sigma. Ở đây, chúng ta chỉ lược qua hai trường phái có lẽ sẽ giúp ích cho công tác Quản Trị Mục Vụ hơn cả là trường phái Tâm Lý Xã Hội và trường phái Kinh Tế - Xã Hội. ªQuản trị học hiện đại Chú trọng đến năng suất, phương pháp quản trị cổ điển đối xử với con người như một công cụ sản xuất, ngược lại, những trường phái quản trị hiện đại quan tâm đến con người nhiều hơn. Từ năm 1924 đến năm 1927, Hội Đồng Nghiên Cứu Quốc Gia (National Research Council) Hoa Kỳ đã khởi công nghiên cứu tại nhà máy Western Electric’s Hawthorne Work ở thành phố Cicero, Tiểu Bang Illinois. Mặc dù chương trình nghiên cứu này bị Hội Đồng bỏ dở, nhưng sau đó, Mayo và đội ngũ của ông từ Đại Học Đường Harvard đã tiếp tục và hoàn tất năm 1932. . Nguyên Tắc Quản Trị Hiện Đại Khoa Quản Trị học ngày nay đã nhận chân giá trị đích thực của con người trong guồng máy sản xuất hay phục vụ. Con người tạo ra sản phẩm để phục vụ con người, vì thế họ phải được tôn trọng và được đối xử công bằng. Một quản trị viên trong phương pháp quản trị cổ điển chỉ đóng vai trò một quản trị viên thuần túy. Nói cách khác, họ đóng vai trò một cảnh sát viên để kiểm soát (control), theo dõi, đốc thúc và trừng phạt nếu nhân viên không tuân thủ những luật lệ sản xuất của tổ chức, hoặc không đạt năng suất qui định. Quan niệm ấy đã trở thành lỗi thời trong xã hội hôm nay. Thực vậy, một quản trị viên đúng nghĩa trong xã hội hiện đại phải đóng một lúc hai vai trò: Lãnh đạo (leader) và quản trị (manager). Cả hai vai trò ấy đều quan trọng ngang nhau và sánh vai nhau song hành. Lãnh đạo là chức năng đối với người và quản trị là chức năng đối với việc. Người và việc được quan tâm ngang hàng và quản trị viên phải cùng một lúc đầu tư trọn vẹn nỗ lực để phát triển cả hai chức năng tới mức tối đa. Việc phải được hoạch định (planning) kỹ lưỡng và được kiểm tra (controlling) một cách chính xác. Người (nhân sự) phải được tổ chức (organizing) hợp lý và được lãnh đạo (leading) một cách hiệu quả. Cũng một từ ngữ “control” nhưng cách hành xử giữa cổ điển và hiện đại khác nhau. Ở phương pháp quản trị cổ điển, “control” có nghĩa kiểm soát, bao hàm sự trừng phạt và bạo động, còn với khoa Quản Trị học hiện đại, “control” mang ý nghĩa kiểm tra, bao hàm sự khuyến khích, thông cảm và hướng dẫn. Sự quan hệ giữa vai trò và chức năng được diễn đạt qua biểu đồ sau đây: Quản trị: Lãnh đạo: Hoạch định (Planning) Tổ chức (Organizing) Kiểm Tra (Controlling) Lãnh đạo (Leading) Ở bất cứ cương vị quản trị nào trong tổ chức, dù thượng tầng hay hạ tầng cơ sở, vai trò và chức năng phải được phối hợp chặt chẽ và thực hiện, thì tổ chức mới đạt hiệu năng mong muốn. Để đạt được điều đó, trước khi thuê mướn hay bổ nhiệm một nhân viên vào vai trò quản trị, ứng viên phải được huấn luyện hay tái huấn luyện cho phù hợp với cương vị ứng viên sẽ đảm nhận. Công việc của Quản Trị Viên hiện đại Tất cả các quản trị viên hiện đại, dù ở bất cứ lãnh vực nào, thương mại, dịch vụ, phục vụ, bệnh viện, học đường, công quyền hay tư nhân, vụ lợi hay bất vụ lợi, vv… đều phải đảm đương ba công việc thiết yếu sau đây: Quản trị công việc (work) và tổ chức (organization), quản trị nhân sự (people), quản trị sản xuất (production) và điều hành (operation). Như vậy, quản trị viên không chỉ chú tâm đến việc giải quyết các vấn đề hành vi hay lối cư xử với nhân viên, hoặc giải quyết các vấn đề kỹ thuật, máy móc, kiểm tra công việc của từng nhân viên, hay hoạch định tương lai cho khâu việc mình đảm trách, nhưng là tất cả các công việc đó. Quản Trị Công việc và Tổ chức Quản Trị Sản Xuất và Điều hành Quản Trị Nhân Sự 2.2.4.3. Chủ trương tư tưởng quản trị hiện đại. Quản trị công việc và tổ chức: Dù bất kỳ một tổ chức lớn hay nhỏ, công quyền hay tư nhân, quản trị viên phải bảo đảm công việc được hoàn tất và tổ chức phải được điều hành đúng mức. Chẳng hạn, một trường đại học bao gồm nhiều phân khoa. Ban Giám Hiệu của trường phải bảo đảm công việc trong trường được thực hiện tốt, nghĩa là chương trình học của mỗi phân khoa được hoạch định và các lớp phải được lên thời khóa biểu đúng kỳ hạn. Sinh viên phảì được cố vấn, lớp phải được dạy, giáo sư phải được thuê mướn và giám định chính xác. Tuy nhiên, trường đại học tự nó đã là một thực thể, một tổ chức, nên vẫn phải được điều hành một cách tổng quát: Quyết định về cách tổ chức trường đại học phải được thực hiện, các phân khoa, ban ngành, các đơn xin giảng dạy vẫn phải được cập nhật hóa, ban tư vấn, ban giáo sư, ban điều hành có các phiên họp định kỳ, ban kế toán phải tường trình sổ sách chính xác. Các quyết định về xây cất thêm các phòng thí nghiệm phải tiến hành. Việc hoạch định ngân sách xây dựng chỗ đậu xe, tăng học phí, con số sinh viên dự trù cho những lớp sẽ mở thêm, vv… vẫn giữ nguyên lịch trình họp bàn. Như vậy, tất cả mọi sinh hoạt từ nhỏ đến lớn của trường phải được điều hành một cách hoàn hảo, và trường đại học là một tổ chức phải được quản trị một cách tổng quát và đạt hiệu năng. 2.2.4.3.2. Quản trị nhân sự: Công việc có hoàn tất hay không là do nhân viên, nhưng công việc có hanh thông và đạt hiệu năng hay không là do quản trị viên. Thực vậy, quản trị viên không phải là người làm tất cả mọi việc từ A tới Z. Họ là người điều hành nhân công nhưng không được phép lợi dụng và bóc lột nhân công. Điều hành nhân công là phân phối nhân công một cách hợp lý đối với một công việc. Trong đó, động viên, hướng dẫn, đối thoại, thông cảm, và cư xử công bằng là chìa khoá của sự thành công. Các tổ chức trong xã hội hiện đại không chỉ là công cụ cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho mỗi người chúng ta, nhưng các tổ chức còn là nơi chốn hầu hết chúng ta đặt để cuộc sống của mình trong đó. Thời gian và năng lực chúng ta đầu tư cho các tổ chức chiếm ít nhất 1/3 cuộc sống thường ngày của mỗi người. Như thế, các tổ chức có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và lối sống của mỗi người. Một quản trị viên hiện đại không thể không quan tâm đến những ảnh hưởng tâm sinh lý này khi đối diện với nhân viên của mình. 2.2.4.3.3. Quản trị sản xuất và điều hành: Mỗi tổ chức được thành lập đều có một mục đích, chẳng hạn, chế tạo xe hơi, chữa bệnh, giáo dục, cai trị, dịch vụ, hoặc giải trí, vv… Tiến trình đạt tới mục đích gọi là sản xuất (production). Danh từ sản xuất nhắm đến kỹ thuật sản xuất và nguồn nguyên liệu trong một tổ chức sản xuất. Tiến trình sản xuất trong một tổ chức chế tạo hoặc chế biến liên hệ đến những hoạt động sản xuất các sản phẩm gồm: thiết kế, điều hành nhân sự, nguyên liệu, máy móc, tài chánh và thông tin để hoàn thành sản phẩm. Danh từ điều hành được hiểu một cách rộng rãi hơn và được sử dụng cho những hoạt động sản xuất trong một tổ chức nói chung, như sản xuất vật dụng, cung cấp dịch vụ, công cộng, tư nhân, vụ lợi, bất vụ lợi, vv… Như vậy, quản trị viên phụ trách sản xuất hay giám đốc sản xuất có trách nhiệm hoàn thành sản phẩm theo qui định của công ty. Ông sẽ chịu trách nhiệm tổ chức nhân công, điều hành máy móc, sử dụng nguyên liệu và hoàn thành sản phẩm. Quản trị viên điều hành hay giám đốc điều hành có trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm, chiết tính lời lỗ, thu mua nguyên liệu, quảng cáo sản phẩm và điều hành công ty một cách tổng quát KẾT LUẬN Sự ra đời của các lý thuyết quản trị hiện đại là sự kế thừa các tư tưởng quản trị truyền thống nhằm đáp ứng những thay đổi của: Môi trường kinh doanh Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thương trường. Khoa học quản trị là một trong những thành tựu của loài người, cần được trân trọng và khai thác triệt để, tránh cực đoan. ¯Các lý thuyết quản trị tuy xuất hiện tuần tự theo thời gian, nhưng chúng không thay thế nhau mà bổ sung cho nhau. ¯Việc quản trị có hiệu quả chỉ đạt được trên cơ sở vận dụng sáng tạo các lý thuyết quản trị vào những tình huống cụ thể trong mỗi tổ chức. Học cách quản trị là một điều quan trọng trong xã hội hôm nay vì hai lý do. Trước hết, xã hội chúng ta sống còn, là nhờ các tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Những tổ chức này được lãnh đạo bởi một người hay nhiều người gọi là các quản trị viên. Họ là những người tìm ra tài nguyên, biến chế chúng thành những sản phẩm phục vụ con người. Họ đồng thời cũng là những người có quyền hành và trách nhiệm sản xuất những sản phẩm an toàn hoặc không an toàn cho sự sống của con người, mưu tìm chiến tranh hay hoà bình, xây dựng hay hủy diệt một thành phố, bảo vệ hoặc làm ô nhiễm môi sinh, vv… Quản trị viên là những người tạo điều kiện để cung cấp công ăn việc làm, lương bổng, lối sống, sản phẩm, dịch vụ, bảo vệ, y tế, và kiến thức. Ngày nay, thật khó có thể kiếm được một người không phải là một quản trị viên mà không bị ảnh hưởng bởi những quyết định của những quản trị viên. Nói cách khác, ai trong chúng ta cũng một cách nào đó là một quản trị viên, quản trị bản thân, gia đình, xã hội, và môi trường. Vì thế, hãy học hỏi để thêm tinh tiến trong cách quản trị và đạt hiệu năng. Thứ đến, xã hội chúng ta đang sống là một xã hội có tổ chức. Bất cứ một tổ chức nào cũng cần có các quản trị viên. Một người dù không được huấn luyện để trở nên một nhà quản trị, họ vẫn có thể trở thành một nhà quản trị tốt và đôi khi tài ba do những khả năng thiên phú. Nhưng những trường hợp này rất hiếm hoi vì có câu “một thần đồng, nếu không được gọt dũa và huấn luyện, sẽ không trở nên một thiên tài”. Chúng ta được huấn luyện để trở nên bác sĩ, kỹ sư, kế toán viên, thầy cô giáo, nhạc sĩ, thương gia, vv… Trong một tương lai rất gần, chúng ta có thể được thăng cấp để điều hành bệnh viện, trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng kế toán, hiệu trưởng, giám đốc,… liệu chúng ta đã sẵn sàng để được bổ nhiệm vào các vai trò quản trị và lãnh đạo chưa? Ai cũng có thể làm được, nhưng hiệu năng chỉ thuộc về những người lãnh đạo đã được huấn luyện kỹ càng. Chúng ta hãy học hỏi để luôn sẵn sàng cho những công tác ấy. HẾT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSự tiến triển của các tư tưởng quản trị.doc
Luận văn liên quan