Đề tài Tác động của các hình thức khuyến mại lên hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mobifone của tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT

Với những nội dung trên, Khoá luận với đề tài “Tác động của các hình thức khuyến mại lên hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động Mobifone của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT” hi vọng đã phân tích được phần nào thực trạng của vấn đề nghiên cứu, cũng như đưa ra một số giải pháp tổng quát nhất. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức, Khoá luận chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Sinh viên thực hiện rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, phê bình từ phía các Thầy Cô giáo trong Hội đồng bảo vệ cũng như các Thầy Cô giáo có chuyên môn quan tâm để vấn đề được phân tích hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ phía PGS, TS Nguyễn Thanh Bình trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp.

pdf136 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2423 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của các hình thức khuyến mại lên hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mobifone của tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết, cộng tác với các nhà cung cấp nước ngoài trong công tác chuyển giao công nghệ, đào tạo và trao đổi nhân lực, kĩ thuật thiết bị. Với việc tiếp cận với công nghệ hiện đại, tiên tiến không hcỉ giúp Mobifone đảm bảo chất lượng dịch vụ mà còn giúp mạng đi tiên phong trong các thay đổi về công nghệ tại thị trường trong nước. Thứ ba, việc mở rộng vùng phủ sóng luôn phải đi đôi với tăng lên về chất lượng ở mức Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 99 - tương đương, chưa muốn nói là gấp nhiều lần. Tình trạng nghẽn mạng, rớt mạng cần được hạn chế hoàn toàn, các cuộc gọi, dịch vụ giá trị gia tăng cũng cần được cải thiện cả về chất và lượng. Nhìn chung, chất lượng dịch vụ là vũ khí quan trọng đã và đang phát huy hiệu quả lớn của Mobifone, trong bối cảnh bão hoà về khuyến mại, đây sẽ là lợi thế quí giá mà Mobifone có được trong sự cạnh tranh gay gắt tại Việt Nam. 3.2. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng Công tác chăm sóc khách hàng cũng là một trong hai mục tiêu chủ đạo của Mobifone trong thời gian tới. Với rất nhiều giải thưởng về chăm sóc khách hàng trong những năm qua, Mobifone đã thể hiện mình là doanh nghiệp tiên phong trong công cuộc làm hài lòng khách hàng bằn tầm nhìn dài hạn, không chỉ dừng lại bằng cuộc đua khuyến mại về giá như những doanh nghiệp khác. Các chương trình khách hàng trung thành như Bông sen vàng, Kết nối dài lâu đang đem lại uy tín và sức mạnh cho thương hiệu Mobifone bởi tính hiệu quả của nó. Trong thời gian tới, Mobifone cần đầu tư nghiên cứu, sáng tạo và tìm tòi hơn nữa trong các cách thức chiều lòng khách hàng, đảm bảo lợi ích lâu dài của khách hàng. Các đối tượng được chăm sóc cần mở rộng nhiều hơn, khôgn chỉ dừng lại ở các thuê bao trung thành trả sau, mà còn cả các thue bao trả trước duy trì hoạt động lâu dài với doanh nghiệp. Mục tiêu chăm sóc khách hàng theo độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau cũng cần được lưu tâm Có như vậy mới xây dựng được lực lượng trung thành, bền vững , là nền tảng phát triển cho doanh nghiệp. Khi thị trường rơi vào tình trạng bão hoà, sẽ không còn có chuyện một doanh nghiệp nào đó dễ dàng dẫn dắt thị trường như thời gian qua. Mỗi doanh nghiệp sẽ chỉ dẫn dắt một phân khúc thị trường nhất định mà thôi. Thị trường sẽ trở nên đa chiều hơn và người tiêu dùng cũng đủ tỉnh táo để lựa chọn cho mình mạng tốt nhất chứ khôgn chỉ đơn thuần là mạng rẻ nhất như trước nữa. Dù thế nào đi nữa thì chắc chắn rằng mạng di động nào thực sự hướng đến nhu cầu và lợi ích của người dùng thì mạng đó sẽ được người dùng ủng hộ. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 100 - III. Một số kiến nghị khác 1. Hoàn thiện cơ chế quản lý của nhà nƣớc đối với ngành viễn thông di đông 1.1. Quy định về quản lý số lượng thuê bao Về thực trạng thuê bao ảo, thời gian vừa qua, Nhà nước đã ban hành Thông tư số 22/2009/TT- BTTTT về việc quản lý thuê bao trả trước, theo đó, các thuê bao trả trước đều phải đăng kí thông tin với nhà cung cấp. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện nghiêm túc đúng qui định, thể hiện ở việc một lượng lớn sim vẫn được bán ở các đại lý, trung gian nhỏ đã được đăng kí qua tên người bán. Qua đợt đăng kí thông tin thuê bao trả trước cuối năm 2009, tình trạng sử dụng chứng minh thư giả, một người đăng kí cho vài chục thuê bao khác nhau vẫn xuất hiện, các đại lý chỉ cần đăng kí bằng một số chứng minh thư ảo là có thể kích hoạt sim số. Hơn nữa, với qui định một người chỉ được đăng kí cho 3 thuê bao cho mỗi mạng xem ra vẫn không thoả đáng, bởi với sự tồn tại của 7 nhà cung cấp như hiện nay, mỗi người có thể sở hữu tới 21 sim khác nhau, thuê bao ảo là không thể tránh khỏi. Chưa kể tới viễc qui định này có thể ảnh hưởng tới quyền sở hữu của công dân, giống như bài học về hạn chế đăng kí sở hữu xe gắn máy trước đây. Theo tính toán của các chuyên gia viễn thông, nếu phải sử dụng chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu chính xác của mình để đăng kí chính chủ thì ước tính hiện có ít nhất 40 triệu sim sẽ phải đăng kí lại. Như vậy, số thuê bao thực, chính chủ đang hoạt động và phát triển bền vững có lẽ khác xa rất nhiều so với mức tăng trưởng rất mạnh của thị trường viễn thông di động được coi là cán mức bão hoà như hiện nay. Để đối phó với tình trạng này, Bộ cần ra qui định chặt chẽ hơn nữa yêu cầu các doanh nghiệp quản lý các địa điểm đại lý sim số, tiến hành đẩy mạnh rà soát, kiểm tra, kiểm soát các đại lý và xử lý nghiêm các đơn vị kích hoạt không đúng qui định. Về tình trạng cạn kiệt kho số, trên thực tế, dù qui định mỗi cá nhân chỉ được đăng kí tối đa 3 sim của một nhà mạng nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, khai thác hiệu quả tài nguyên kho số và phát triển bền vững, nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông lại có những bước đi mâu thuẫn. Đó là việc cấp mới đầu số liên tục cho các nhà cung cấp. Hiện nay Viettel và Mobifone đều đã có 7 đầu số, Vinaphone với 5 đầu số, chưa kể các Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 101 - mạng di động nhỏ hơn, chỉ cần các mạng sử dụng hết 2/3 kho số này thì lượng thuê bao ảo đã là vô cùng lớn. Với tiêu chí tiết kiệm kho số, Bộ nên có những tính toán hợp lý lượng đầu số vừa đủ cho mỗi doanh nghiệp. Với số dân trên 80 triệu, thực chất mỗi doanh nghiệp chỉ cần 2-3 đầu số là quá đủ để phát triển, do mỗi đầu số tương đương với khoảng 10 triệu thuê bao. Ba doanh nghiệp hàng đầu là Mobifone, Vinaphone và Viettel, mỗi doanh nghiệp chỉ cần 3 đầu số là đã thừa khả năng phát triển.47 Về việc quản lý số lượng thuê bao của mỗi nhà cung cấp, Nhà nước nên qui định rõ tiêu chí tính số thuê bao, tránh tình trạng khai “vống” của các mạng di động trong thời gian vừa qua. Tháng 8 năm 2009, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra qui định rất rõ ràng về việc báo cáo số liệu thuê bao di động, trong đó, mỗi mạng di động sẽ phải báo cáo đủ 6 số liệu: số thuê bao đang hoạt động hai chiều, thuê bao bị khoá một chiều, thuê bao kháo hai chiều đang lưu giữa trên hệ thống trong thời gian 1 tháng, tổng số thuê bao mà Bộ đã phân bổ cho doanh nghiệp, hiệu suất sử dụng kho số và tổng số thuê bao chưa kích hoạt trên kênh phân phối. Theo đó, tổng số thuê bao của một mạng di động được xác định là tổng số thuê bao phát sinh lưu lượng đi hoặc đến trong thời gian 1 tháng tính từ 0 giờ ngày đầu tiên của tháng đến 24 giờ ngày cuối cùng của tháng báo cáo, không tính số thuê bao bị khoá 2 chiều với bất kì thời gian nào kể cả thuê bao mở 2 chiều nhưng không phát sinh cước.48 Với qui định như vậy, các mạng di động sẽ phải công bố đúng số thuê bao theo qui định. Thế nhưng trên thực tế, dù đã có quy định như vây, vẫn có nhiều mạng di động ngại báo cáo số thuê bao của mình cho Cơ quan chức năng, hoặc vẫn công nhận số lượng thuê bao “khai vống” của mình là đúng với thực tế nhằm xin thêm đầu số và mở rộng kênh phân phối. Với những mạng di động này, cơ quan chức năng cần có biện pháp xử phạt nặng và nêu tên trước công luận. Việc xử phạt nặng đôi khi vẫn chưa đủ 47 Mạnh Chung (15/9/2009), “Thị trường viễn thông Việt Nam: Bão hoà kiểu nửa vời”, 28/2/2010. 48 Thái Khang (21/8/2009), “Vì sao nhà mạng ngại báo cáo thuê bao thực”, thong/Vi-sao-nha-mang-ngai-bao-cao%C2%A0thue-bao-thuc/2009/08/1MSVC520528/View.htm, 1/3/2010. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 102 - sức răn đe, nhưng nếu nêu tên các doanh nghiệp vi phạm sẽ là ảnh hưởng nhiều tới hình ảnh thương hiệu của các nhà mạng, qua đó tác động lớn tới việc lựa chọn sử dụng dịch vụ của khách hàng. Qua đó, việc các doanh nghiệp bị nêu gương xấu chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh tới họ hơn nhiều lần so với xử phạt hành chính. 1.2. Quản lý số lượng nhà cung cấp Hiện tại, nhà nước vẫn không hạn chế việc gia nhập của các mạng di động mới. Nhà nước cũng khuyến khích cạnh tranh lành mạnh bằng việc áp dụng cơ chế ưu tiên về giá cước đối với các doanh nghiệp không có thị phần khống chế, nếu không những nhà cung cấp mới sẽ rất khó tồn tại. Trên thực tế, với số lượng 7 nhà cung cấp khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn, nhưng với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay rất khó đảm bảo khách hàng được hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhất và tránh được mọi phiền toái từ sự cạnh tranh này mang lại (chất lương thu phát sóng, chăm sóc khách hàng…). Theo một số chuyên gia trên thế giới, mỗi quốc gia chỉ nên có từ 3 tới 6 nhà cung cấp lớn cho dịch vụ viễn thông di động. Một đất nước lớn như Trung Quốc cũng chỉ cho phép 5 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông cố định và 2 nhà cung cấp dịch vụ di động. Tương tự vậy, số nhà cung cấp tại Mỹ là 6, Anh là 5, ở Nhật là 3, Úc là 4 nhà cung cấp , trong khi Hàn Quốc, Malaysia chỉ dừng lại ở con số 3.49 Trở lại với trường hợp của Việt Nam, Nhà nước nên có biện pháp quản lý và hạn chế sự gia tăng số lượng nhà cung cấp để tránh làm loãng thị trường. Tại Việt Nam, những nhà cung cấp như EVN Telecom hay Vietnamobile đều có thị phần rất nhỏ và chất lượng còn ở cách xa so với các mạng lớn, Nhà nước có thể khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ này bắt tay cộng tác nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của mình, đặc biệt trong đầu tư phát triển công nghệ mới. 1.3. Quản lý các chương trình khuyến mại Đây là một công việc hết sức phức tạp vì các doanh nghiệp có rất nhiều các hình thức khuyến mại đa dạng khác nhau. Mặc dù hiện nay, các văn bản qui phạm pháp luật 49 Tổng hợp tài liệu, số liệu nghiên cứu của phòng Kế hoach – Bán hàng và Marketing, Công ty Thông tin di động VMS, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 103 - về hoạt động khuyến mại nói chung khá đầy đủ, nhưng qui định về chương trình khuyến mại trong lĩnh vực viễn thông di động lại chưa nhiều và đặc biệt chỉ được đưa ra khi tình hình đua tranh khuyến mại quá căng thẳng. Về nguyên tắc, khuyến mại nhằm hạn chế thuê bao ảo, kéo người tiêu dùng ở lại với dịch vụ được nhiều hơn. Tuy nhiên, thời gian qua các doanh nghiệp đã chạy đua phát triển thuê bao nên thi nhau đại hạ giá và khuyến mại sim khiến cho lượng thuê bao ảo tăng lên nhanh chóng gây cạn kiệt kho số. Điều đáng lưu ý chính là tình trạng “tức nhau tiếng gáy” của đa phần các nhà cung cấp hiện nay. Kể từ khi thị trường viễn thông bùng nổ với 7 nhà cung cấp, các chương trình khuyến mại nở rộ với tần suất vài ba lần một tháng. Trị giá khuyến mại thẻ nạp đã tăng lên từ 50% đến 100%, 130%, 150% và có lúc là 200%. Các giải thưởng từ các cuộc thi hay chương trình may rủi cũng liên tục tăng về giá trị như từ xe máy, chuyến du lịch châu Âu, ôtô Innova đến xe Mercedes. Mỗi lần như vậy, khách hàng đều đổ xô tham gia hi vọng may mắn, còn nhà mạng “hả hê” với con số vài chục nghìn thuê bao mới phát triển mỗi ngày. Văn bản hạn chế mức khuyến mại được ban hành đúng vào thời điểm khuyến mại đã lên tới cao trào, các doanh nghiệp đang say sưa với chạy đua khuyến mại. Bởi lẽ bản chất cuộc đua khuyến mại chính là việc kẻ theo sau phải trội hơn người đi trước, các doanh nghiệp muốn cạnh tranh nổi phải đưa ra mức khuyến mại cao hơn hẳn hoặc ít ra cũng phải ngang bằng.50 Quyết định hạn chế mức khuyến mại được ban hành thực sự đã làm cuộc đua giảm nhiệt đáng kể, được coi như “liều thuốc” có tác dụng trị bệnh khuyến mại lớn tràn lan của doanh nghiệp thời gian qua. Tuy nhiên, người tiêu dùng thực sự đã quá quen, thậm chí “nghiện” khuyến mại nên các doanh nghiệp không thể ngay lập tức từ bỏ thói quen này. Những chiêu thức “lách luật” nhằm tăng trị giá khuyến mại hút khách hàng đang dần xuất hiện đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có biện pháp siết chặt hơn nữa. 50 Hồng Anh (19/01/2010), “Khuyến mãi di động: Chỉ dành cho khách hàng trung thành”, 1/3/2010. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 104 - Một hướng đi khác cho các qui định quản lý hoạt động khuyến mại của nhà nước đó là thay đổi dần hình thức khuyến mại của các doanh nghiệp viễn thông. Hiện tại, dự thảo “Thông tư hướng dẫn chi tiết hoạt động xúc tiến thương mại cho dịch vụ viễn thông di động” đang trong quá trình xin ý kiến. Theo đó, hoạt động khuyến mại nên được chuyển theo hướng giảm bớt các chương trình khuyến mại cho thuê bao mới gia nhập mạng và tăng thêm các chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành. Các chương trình khuyến mại kiểu giảm giá, tặng tiền vào tài khoản cũng nên được hạn chế. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện sẽ thực hiện đồng loạt các đợt giảm cước cho các thuê bao, tăng tần suất giảm giá đối với một số gói cước dành riêng cho đối tượng khách hàng có thu nhập thấp như học sinh, sinh viên hoặc tặng tiền vào tài khoản theo hình thức quy số tiền tặng thành tin nhắn, số phút gọi, tránh tình trạng sử dụng sim một lần, gây lãng phí kho số và đảm bảo sự công bằng với đại bộ phận thuê bao. Trước những động thái nhằm siết chặt quản lý khuyến mại, nhiều khách hàng tỏ ra không đồng tình và cho rằng, khi doanh nghiệp khuyến mại nhiều cho khách hàng chứng tỏ họ kinh doanh có lãi và có khả năng thực để giảm giá. Bản chất kinh doanh là lợi nhuận, nếu không có lợi từ khuyến mại thì các doanh nghiệp đã không đổ xô làm. Tình trạng các doanh nghiệp vẫn tìm được cách “biến tướng” và “lách luật” trong khuyến mại rất khó kiểm soát. Các cơ quan chức năng rất cần xem xét và có biện pháp cụ thể để đảm bảo pháp luật được tôn trọng, thị trường quay về quy luật thuận mua vừa bán, môi trường kinh doanh lành mạnh và nhất là đảm bảo lợi ích tối đa của người tiêu dùng để lựa chọn được những dịch vụ chất lượng tốt và giá cả phải chăng nhất. 2. Xây dựng môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong ngành viễn thông di động 2.1. Đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các nhà cung cấp dịch vụ Nước ta có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh dịch vụ viễn thông di động, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng tham gia. Điều này tạo nên sự mất công bằng không nhỏ trong hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp này bằng những ưu thế sẵn có sẽ tạo áp lực đáng kể lên các doanh Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 105 - nghiệp còn lại. Những ưu thế này chủ yếu là cơ sở hạ tầng sẵn có, đặc biệt đối với cơ sở hạ tầng thông tin của Quân đội, những lợi thế về thương hiệu, uy tín sẵn có được gây dựng trong nhiều năm. Khi thực hiện các hoạt động khuyến mại nhằm lôi kéo khách hàng, các doanh nghiệp lớn rất có thể làm ảnh hưởng tới các chủ thể khác, đặc biệt là các doanh nghiệp mới gia nhập do họ không có khả năng thực hiện các hình thức khuyến mại tương tự nhằm hút khách hàng. Nếu khuyến mại bị lạm dụng quá mức, trường hợp xấu nhất có thể gây phá sản cho các doanh nghiệp này. Khi đó, người tiêu dùng sẽ không có cơ hội lựa chọn những nhà cung cấp khác và doanh nghiệp khuyến mại sau khi đã chiếm được thị trường sẽ bỏ khuyến mại và có thể sẽ áp đặt những điều kiện bất lợi cho khách hàng. Sự cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế đáng kể và lợi ích cơ bản của khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một số hình thức khuyến mại do đó cũng trở thành hành vi nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Để xây dựng một môi trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước và các cơ quan chức năng cần có những biện pháp điều tiết hợp lý. Nhà nước đã có nhiều cải thiện đáng kể trong cơ chế quản lý. Ví dụ như Luật Viễn thông và Luật Tần số vô tuyến điện mới ban hành, thì đối với dịch vụ viễn thông sử dụng các nguồn tài nguyên có nhiều cạnh tranh thì sẽ chuyển từ hình thức “xin cho” trước đây sang hình thức đấu thầu cạnh tranh. Về nội dung các hình thức khuyến mại, văn bản điều tiết trị giá khuyến mại được ban hành cũng thể hiện hiệu quả đáng kể. Bên cạnh đó, trong năm 2010, để tránh xảy ra chiến tranh giá cước, Bộ Thông tin và Truyền thông cần sớm đặt ra giá sàn cước di động, đề phòng một số doanh nghiệp phá giá thị trường nhằm thôn tính thị trường rồi lại tăng giá trở lại. Một số chế tài xử phạt cũng cần được áp dụng, thậm chí rút giấy phép các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm túc. Hiện nay, việc quản lý giá cước viễn thông chỉ nên áp dụng với các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế để ngăn cản các doanh nghiệp này cản trở sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới. Đây cũng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mới không chiếm thị phần khống chế như Beeline hay Vietnamobile có cơ hội cạnh tranh. Cơn bão khuyến mại thời gian vừa rồi đã cuốn cả những doanh nghiệp mới Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 106 - tham gia, mặc dù họ còn phải tốn rất nhiều kinh phí cho việc xây dựng và phát triển mạng lưới. Nếu áp giá sàn cước di động ở mức cao cho toàn bộ thị trường, đó sẽ thực sự là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp mới. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, vấn đề pháp lý và hệ thống các qui tắc, điều ước điều tiết hoạt động cạnh tranh cũng cần sớm được xây dựng, giúp các doanh nghiệp trong nước sớm thích nghi và chuẩn bị cho việc mở cửa thị trường với sự đe doạ gia nhập từ nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong tương lai. 2.2. Khuyến khích cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ Như đã nói tới, chất lượng dịch vụ sẽ là đích ngắm của các doanh nghiệp viễn thông di động trong thời gian tới. Nhà nước luôn khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện những chương trình xúc tiến hỗ trợ kinh doanh và đem lại lợi ích gia tăng cho người tiêu dùng, nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố cốt lõi là chất lượng dịch vụ. Hiện nay, theo quyết định số 33/2006/QĐ-BBCVT ngày 9 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), công tác quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính - viễn thông chủ yếu do Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông thực hiện. Hàng năm, Cục đều tiến hành kiểm tra và đánh giá chất lượng dịch vụ của tất cả các mạng trên các chỉ tiêu đo kiểm khác nhau. Kết quả đo kiểm này được công bố công khai trên các phương tiện thông tin, do đó ảnh hưởng đáng kể tới uy tín cũng như hình ảnh các doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng hơn tới cải thiện chất lượng dịch vụ của mình, và thực tế kết quả đo kiểm những năm qua cho thấy chất lượng dịch vụ ở các chỉ tiêu khác nhau của các mạng di động đều tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra vẫn chỉ diễn ra khoanh vùng một số tỉnh, thành phố lớn, dẫn đến kết quả kiểm tra chỉ đúng với địa bàn được đo kiểm, chưa thể hiện đúng chất lượng trên phạm vi cả nước. Nếu hoạt động kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng được thực hiện chủ động bởi các Sở Ban ngành của từng địa phương thì kết quả tổng hợp sẽ chính xác hơn Việc tăng cường các hoạt động biểu dương trao thưởng dịch vụ di động tốt nhất cũng nên được quan tâm, nhằm tạo động lực cho các mạng di động phấn đấu không Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 107 - ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay, hệ thống giải thưởng cho lĩnh vực viễn thông di động được biết đến nhiều nhất là Vietnam Mobile Awards do tạp chí Echip và Vietnamnet tổ chức. Điều đáng lưu ý là trong hệ thống giải này, chính khách hàng sẽ là những giám khảo chấm điểm các mạng di động qua việc bỏ phiếu cho các mạng di động mình hài lòng và đánh giá cao nhất,bởi dù sao, khách hàng chính là nguồn đánh gia chính xác nhất về chất lượng của dịch vụ. Trải qua 5 năm tồn tại, trọn bộ giải thưởng “Mạng di động được ưa chuộng nhất” đều thuộc về tay Mobifone, đây thực sự là đòn bẩy thương hiệu cực kỳ có sức mạnh, khẳng định vị thế của Mobifone trên thị trường. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, các mạng di động đã tiến gần sát nhau trong các cuộc bình chọn, năm 2009, Mobifone chỉ vượt qua Viettel đúng 6 phiếu bầu và công bằng mà nói, sức mạnh thương hiệu đã giúp Mobifone một lần nữa giành danh hiệu năm nay. Trong bối cảnh thị trường có sự đồng đều nhau về các nhà cung cấp, hoặc chưa thấy được một nhà cung cấp mới thực sự xuất sắc, khách hàng có xu hướng bầu cho những thương hiệu mình đã quen tên, hoặc được nghe nói nhiều, mặc dù họ chưa từng sử dụng thương hiệu này, cuộc bầu chọn do đó ít nhiều mang tính cảm tính. Tuy nhiên, mùa giải VMA vừa qua đã chứng kiến một số những bất ngờ rất thú vị và ấn tượng. Đó là sự lên ngôi của không chỉ các “ông lớn” trong ngành mà các tên tuổi mới cũng hoàn toàn có được vị thế riêng của mình. Mới ra mắt vào giữa năm 2009, Beeline tham dự lễ trao giải nhưng không hề mặn mà với chương trình mang tính chất bình chọn nhiều năm qua vinh danh các nhà mạng lớn. Thế nhưng Beeline đã gây bất ngờ khi nhận giải “Mạng có gói cước hấp dẫn nhất” dành cho gói cước Big zero. Đây thực sự là nguồn động viên cổ vũ lớn lao, đặc biệt dành cho các nhà cung cấp mới gia nhập thị trường, khuyến khích họ nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình. Hơn thế nữa, những giải thưởng thường niên như trên cũng nên được tổ chức nhiều và thường xuyên hơn bởi qua con mắt đánh giá của người tiêu dùng, sự cống hiến của nhà cung cấp luôn được ghi nhận chính xác và trung thực nhất. Những giải thưởng cũng là một cách thức cực kỳ hiệu quả để các doanh nghiệp quảng bá cho hình ảnh của mình trước công chúng. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 108 - KẾT LUẬN Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong một thập kỉ qua đi đôi với sự phổ biến các tiến bộ khoa học công nghệ vào cuộc sống. Hiện nay, hầu hết người dân Việt Nam đều đã có thể sở hữu ít nhất một máy điện thoại di động, chưa kể là hai, ba máy khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu liên lạc mọi lúc, mọi nơi. Có cầu ắt sẽ có cung. Thị trường viễn thông di động Việt Nam hiện tại đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các 7 nhà cung cấp, trong đó, các hình thức khuyến mại đang trở thành công cụ chủ yếu được sử dụng nhằm giúp các doanh nghiệp giành giật từng mảng thị trường, thu hút tối đa khách hàng về phía mình. Các hình thức khuyến mại được các nhà cung cấp sử dụng hết sức phong phú, đa dạng nhằm tăng cường tối đa lợi ích cho mọi đối tượng khách hàng, khuyến khích họ sử dụng nhiều hơn dịch vụ mà nhà cung cấp mang lại. Tại Mobifone - một trong những mạng di động tốp đầu hiện nay, các chương trình khuyến mại không chỉ giúp nhà mạng thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tăng số lượng thuê bao hay tăng doanh thu mà còn có tác dụng đáng kể trong xây dựng thương hiệu, tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, khuyến mại với ý nghĩa là môt công cụ xúc tiến trong ngắn hạn đã bộc lộ những mặt trái. Việc Mobifone và những nhà cung cấp khác lạm dụng khuyến mại trong thời gian qua đã gây nên những hậu quả tiêu cực, đó là sự gia tăng lượng thuê bao ảo, sự mất ổn định của chất lượng dịch vụ, lãng phí tài nguyên kho số, tiêu tốn chi phí của doanh nghiệp… Tất cả đang tạo nên sự tăng truởng kém ổn định và có phần không thực của thị trường viễn thông di động Việt Nam. Trước vấn nạn này, điều quan trọng là các doanh nghiệp cung cấp, trong đó có Mobifone phải xác định đúng hướng đi bền vững cho mạng di động của mình. Trong xu hướng hiện nay, bên cạnh lợi ích vật chất từ khuyến mại, chất lượng dịch vụ và công tác chăm sóc khách hàng mới chính là lợi ích dài hạn mà các doanh nghiệp cần mang đến cho khách hàng của mình. Bên Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 109 - cạnh đó, những tác động về phương diện pháp luật, quản lý từ phía nhà nước đối với hoạt động khuyến mại nói riêng và hoạt động kinh doanh dịch vụ di động nói chung cũng rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững cho thị trường viễn thông Việt Nam. Với những nội dung trên, Khoá luận với đề tài “Tác động của các hình thức khuyến mại lên hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động Mobifone của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT” hi vọng đã phân tích được phần nào thực trạng của vấn đề nghiên cứu, cũng như đưa ra một số giải pháp tổng quát nhất. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức, Khoá luận chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Sinh viên thực hiện rất mong nhận được nhiều ý kiến góp ý, phê bình từ phía các Thầy Cô giáo trong Hội đồng bảo vệ cũng như các Thầy Cô giáo có chuyên môn quan tâm để vấn đề được phân tích hoàn thiện hơn trong các nghiên cứu tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình từ phía PGS, TS Nguyễn Thanh Bình trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 110 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Duy An (18/1/2010), “Ông lớn đề nghị khống chế giảm cước di động”, giam%C2%A0cuoc-di-dong/2010/01/1SVCM524080/View.htm, 1/3/2010. 2. Hồng Anh (28/8/2009), “Các đòn hiểm khuyến mãi cước di động”, 1/3/2010. 3. Hồng Anh (19/01/2010), “Khuyến mãi di động: Chỉ dành cho khách hàng trung thành”, 1/3/2010. 4. Hồng Anh (25/9/2009), “Khuyến mãi di động đã loạn quá lâu”, 1/3/2010. 5. Hồng Anh (17/7/2009), “Lỗ hổng trong khuyến mãi di động”, 1/3/2010. 6. Hồng Anh (11/2/2010), “Đã có khuyến cáo, di động vẫn đua khuyến mại”, 28/2/2010. 7. Hồng Anh (10/2/2010), “Nhà mạng chuyển từ giảm giá sang khuyến mại”, 5/3/2010. 8. Hồng Anh (21/2/2010), “Chiến dịch miễn phí di động nội mạng”, 1/3/2010. 9. Hồng Anh (7/9/2009), “Cuộc tháo chạy của thuê bao di động trả sau”, 1/3/2010. 10. Hồng Anh (7/10/2009), “Gần 50 triệu thuê bao di động bị liệt vào danh sách chết”, 1/3/2010. 11. Thông tư số 22/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Thông tin truyền thông qui định về quản lý thuê bao trả trước. 12. Thông tư liên tịch số 07/2007-BTM-BTC ngày 6 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định 37 NĐ-CP. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 111 - 13. Phạm Trung Chính (1/11/2009), “ Khuyến mại di động khủng đã thực sự hết thời?” thuc-su-het-thoi.htm, 5/3/2010. 14. Nghị định 37 NĐ-CP Nghị định số 37/2006 NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mạivề hoạt động xúc tiến thương mại. 15. Mạnh Chung (1/2/2010), “Thuê bao điện thoại: Di động gấp 6 lần cố định”, co-dinh.htm, 28/2/2010. 16. Mạnh Chung (15/9/2009), “Thị trường viễn thông Việt Nam: Bão hoà kiểu nửa vời”, hoa-kieu-nua-voi.htm, 28/2/2010. 17. Công văn số 966/XTTM-QLXTTM ngày 7 tháng 9 năm 2009 của Cục Xúc tiến thương mại. 18. Chu Tiến Đạt (19/10/2006), “Khuyến mại và các tác động của khuyến mại”, 1/3/2010. 19. GS.TS Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing Căn bản, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân. 20. Thiên Đức (22/6/2009), “Sau giảm giá các mạng di động sẽ cạnh tranh bằng gì”, se-canh-tranh-bang-gi.htm, 1/3/2010. 21. Hương Giang (8/2/2009), “Khuyến mãi điện thoại di động: không phải của cho không”, 28/2/2010. 22. Việt Hà (30/12/2009), “Doanh thu viễn thông Việt Nam tăng trưởng cao”, cao/200912/29332.vnplus, 28/2/2010. 23. Hoàng Hùng (16/5/2006), “Khuyến mại di động: Con gà tức nhau tiếng gáy?”, gay/20570919/217/, 28/2/2010. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 112 - 24. ICT News (16/4/2009), “Mobifone: ngày 16/4 này 16 năm về trước”, 28/2/2010. 25. InfoTV 9(4/3/2010),“Thuê bao di động Việt Nam đã vượt xa số dân”, 10/3/2010. 26. Văn Khách (13/10/2009), “Nhà mạng tranh đua, thượng đế hưởng lợi”, huong-loi.htm 28/10/2010, 5/3/2010. 27. Thái Khang (25/5/2009), “Đua nhau bỏ ưu đãi tặng tiền nghe cuộc gọi”, goi/2009/05/1VCMS518459/View.htm, 1/3/2010. 28. Thái Khang (21/8/2009), “Vì sao nhà mạng ngại báo cáo huê bao thực”, bao-thuc/2009/08/1MSVC520528/View.htm, 1/3/2010. 29. Thái Khang (7/5/2008), “Thuê bao di động: phải về với con số thực”, 28/2/2010. 30. Thái Khang (5/4/2010), “Mobifone muốn lấy lại ngôi đầu Vietnam ICT Awards 2010”, Awards-2010/2010/04/1SVCM526242/View.htm, 5/4/2010. 31. Quốc Khánh (30/11/2006), “Viễn thông: giành thuê bao quên chất lượng”, 28/2/2010. 32. Hiền Mai (10/3/2009), “Tính số thuê bao thực: Nên quy định thế nào cho đúng”, 10/3/2010. 33. TS. Tăng Văn Nghĩa (2009), Giáo trình Luật Cạnh tranh, NXB Giáo dục. 34. Bích Ngọc (22/3/2010), “Thị trường di động: Thương hiệu nhỏ thì vẫn có quà”, 900069/, 22/3/2010. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 113 - 35. Thanh Ngọc (8/1/2009), “Mobifone quyết tâm cổ phần hoá trong năm 2009”, 1/3/2010. 36. Thuỷ Nguyên (23/2/2010), “Mobifone mở rộng địa bàn gọi 10 tính 1”, 1/3/2010. 37. Thuỷ Nguyên(12/10/2009), “Mobifone gây sốc tại Hà Nội”, 1/3/2010. 38. Thuỷ Nguyên (30/10/2009), “Mobifone tăng mạnh doanh thu nhờ dịch vụ giá trị gia tăng”, 1/3/2010. 39. Thuỷ Nguyên (23/6/2009), “Di động, Mobifone dẫn đầu, Viettel tụt hạng”, 1/3/2010. 40. Long Nguyễn (4/6/2007), “Mobifone giảm cước, chiêu thức cũ, hiệu quả mới”, 1/3/2010. 41. Đông Nhiên (11/12/2009), “Khuyến mại gây shock của Mobifone có phạm luật”, pham-luat/200912/71975.datviet, 1/3/2010. 42. Kết quả nghiên cứu thị trường của công ty nghiên cứu độc lập Nielsen công bố tháng 9 năm 2009. 43. Hà Phương (8/2/2010), “Bộ thúc đảm bảo chất lượng, nhà mạng vẫn đua khuyến mại”, khuyen-mai-893733/, 5/3/2010. 44. Thanh Phương (8/3/2010), “Mobifone xếp số 1 về mức độ ưa thích và mong muốn sử dụng”, va-mong-muon-su-dung/2010/03/1MSVC525447/View.htm, 4/4/2010. 45. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7, số 36/2005- QH11. 46. Luật Viễn thông 2009 của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6, số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 1 năm 2009. 47. Phạm Thanh (1/4/2010), “Thuê bao di động đè bẹp máy cố định”, 4/4/2010. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 114 - 48. Thanh Thanh (12/1/2010), “10 cách giúp chương trình khuyến mãi đạt hiệu quả cao”, 7/3/2010. 49. Đức Thiện (28/2/2010), “Sau 5 tháng triển khai 3G: 14 triệu người dùng”, 1/3/2010. 50. Minh Tuấn (8/3/2010), “Di động cạnh tranh thời bão hoà: Chất Lượng!”, 10/3/2010. 51. Quốc Việt (13/2/2010), “Di động dậy sóng vì khuyến mại triệu đô”, 5/3/2010. 52. Quốc Việt, (22/10/2009), “Giải mã chương trình khuyến mại của Mobifone”, 874822/, 1/3/2010. 53. Tổng hợp tài liệu, số liệu nghiên cứu của phòng Kế hoach – Bán hàng và Marketing, Công ty Thông tin di động VMS, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông. 54. VNPT (26/2/2010), “Mobifone: Năm 2010, sẽ tiếp tục ghi điểm chất lượng”, %E2%80%9Cghi-diem%E2%80%9D-chat-luong.html, 1/3/2010. 55. Website Mobifone: www.mobifone.com.vn. 56. Hải Yến (3/2/2010), “Qteen được bình hcọn là gói cước xuất sắc nhất 2009”, 2009/20102/33576.vnplus, 7/3/2010. 57. Philip Kotler & Gary Amstrong (2004), Principles of Marketing, 10th edition. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 115 - PHỤ LỤC I. Bảng biểu, sơ đồ 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty thông tin di động VMS – Mobifone. (Nguồn: www.mobifone.com.vn) Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 116 - 2. Bảng giá gói cƣớc trả sau của Mobifone STT Tên gọi cƣớc Số block 01 giây cam kết sử dụng/tháng SMS miễn phí Giá mua gói cƣớc(đồng/tháng) Chƣa bao gồm thuế GTGT Đã bao gồm thuế GTGT 1 G 1 5.000 block 1 giây 50 141.818 156.000 2 G2 10.000 block 1 giây 50 216.364 238.000 3 G3 15.000 block 1 giây 100 300.000 330.000 4 G4 20.000 block 1 giây 150 377.273 415.000 5 G5 25.000 block 1 giây 250 465.455 512.000 6 G6 30.000 block 1 giây 350 531.818 585.000 (Nguồn: www.mobifone.com.vn) 3. Bảng mệnh giá thẻ nạp của Mobifone Loại thẻ Thời gian sử dụng Thời gian nhận cuộc gọi 50.000 đồng 12 ngày 10 ngày 100.000 đồng 30 ngày 10 ngày 200.000 đồng 70 ngày 10 ngày 300.000 đồng 115 ngày 10 ngày 500.000 đồng 215 ngày 10 ngày (Nguồn: www.mobifone.com.vn) Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 117 - 4. Bảng tính cƣớc dịch vụ Mobi365 của Mobifone Loại cƣớc Mức cƣớc Cƣớc cuộc gọi (nội mạng và liên mạng) Mức cước 10 giây đầu 1.080 đồng/phút Block 6 giây đầu: 108 đồng/block 6 giây Từ giây thứ 7 đến giây thứ 10: 18 đồng/1 giây Mức cước từ giây thứ 11 trở đi 1.680 đồng/phút Từ giây thứ 11 trở đi 28 đồng/giây Cước quốc tế IDD Chỉ bao gồm cước IDD Giảm 50% cước gọi trong nước nội mạng từ 23h hôm trước đến 5h:59:59 sáng hôm sau tất cả các ngày trong năm, trừ các khoảng thời gian sau: 23h:00:00 ngày 24/12 đến 05h:59:59 sáng ngày 25/12 (Dương lịch); 23h:00:00 ngày 31/12 đến 05h:59:59 sáng ngày 01/01 (Dương lịch); 23h:00:00 ngày 30/12 đến 05h:59:59 sáng ngày 01/01 (Tết Âm lịch). Cƣớc SMS (Nội mạng và Liên mạng) Giờ bận: 350 đồng/SMS Giờ rỗi (1h00 - 5h00 tất cả các ngày trong tuần) 250 đồng/SMS (Nguồn: www.mobifone.com.vn) Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 118 - 5. Thông tin khuyến mại cho khách hàng trả sau hoà mạng đăng kí gói cƣớc của Mobifone tháng 3-2010 Gói cƣớc Gold 1 Gold 2 Gold 3 Gold 4 Cước thuê bao tháng (đồng) 200.000 300.000 450.000 600.000 Số phút gọi miễn phí (phút) 150 220 350 450 SMS miễn phí (tin) 100 150 200 400 Lưu lượng GPRS/EDGE sử dụng miễn phí 100MB 300MB 1GB Không giới hạn Cước thuê bao dịch vụ Funring Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí Cước thuê bao dịch vụ MCA Miễn phí Miễn phí Miễn phí Miễn phí (Nguồn: www.mobifone.com.vn) 6. Thông tin khuyến mại cho thuê bao trả trƣớc hoà mạng Mobifone tháng 3-2010 Loại bộ trọn gói Số tiền nạp sẵn trong tài khoản Khuyến mại vào tài khoản sau khi kích hoạt sử dụng Tổng số tiền có trong tài khoản sau khi kích hoạt sử dụng Bộ nạp sẵn 300.000đ 310.000đ 370.000đ 680.000đ Bộ nạp sẵn 200.000đ 210.000đ 270.000đ 480.000đ Bộ nạp sẵn 100.000đ 110.000đ 170.000đ 280.000đ Bộ nạp sẵn 60.000đ 60.000đ 120.000đ 180.000đ Bộ nạp sẵn 50.000đ 50.000đ 110.000đ 160.000đ (Nguồn: www.mobifone.com.vn) Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 119 - 7. Thuê bao phát triển mới trong chƣơng trình “Đón xuân 2007 trẩy lộc Mobifone” tại khu vực phía Bắc (Đơn vị: thuê bao) Chỉ tiêu Số lƣợng thuê bao Số lượng thuê bao trả sau phát triển mới được hưởng khuyến mại 6,697 Số lƣợng thuê bao trả trƣớc phát triển mới đƣợc hƣởng khuyến mại - Bộ nạp sẵn 50.000 đồng 312,182 - Bộ nạp sẵn 100.000 đồng 357 - Bộ nạp sẵn 200.000 đồng 216 - Bộ nạp sẵn 300.000 đồng 5,163 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Bán hàng & Marketing của Mobifone) 8. Thuê bao phát triển mới trong chƣơng trình khuyến mại cho thuê bao trả trƣớc và trả sau hoà mạng tháng 1/2010 (Đơn vị: Thuê bao) Chỉ tiêu Số lƣợng thuê bao Số lượng thuê bao trả sau phát triển mới 20,612 Số lượng thuê bao trả trước phát triển mới được hưởng khuyến mại - Bộ nạp sẵn 50.000 đồng 870,159 - Bộ nạp sẵn 100.000 đồng 2,078 - Bộ nạp sẵn 200.000 đồng 782 - Bộ nạp sẵn 300.000 đồng 18,557 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Bán hàng & Marketing của Mobifone) 9. Thuê bao phát triển mới trong chƣơng trình “Sim cũ dùng lại, nạp 1 tặng 2” tại khu vực phía Bắc (Đơn vị: thuê bao) Chỉ tiêu Số lƣợng thuê bao Số lượng thuê bao trả sau phát triển mới được hưởng khuyến mại 5,976 Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 120 - Số lượng thuê bao trả truớc phát triển mới được hưởng khuyến mại Thuê bao kích hoạt - Bộ nạp sẵn 50.000 đồng 194,609 - Bộ nạp sắn 100.000 đồng 186 - Bộ nạp sẵn 200.000 đồng 144 - Bộ nạp sẵn 300.000 đồng 715 Thuê bao nạp thẻ 2,3,4 - Mệnh giá 50.000 đồng 113,985 - Mệnh giá 100.000 đồng 99,455 - Mệnh giá 200.000 đồng 22,484 - Mệnh giá 300.000 đồng 12,785 - Mệnh giá 500.000 đồng 12,771 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Bán hàng & Marketing của Mobifone) 10. Chi phí tặng cƣớc, tiền khuyến mại cho MobiGold tháng 10 và 11 năm 2009 khu vực phía Bắc (Đơn vị: Thuê bao, đồng) Chỉ tiêu Số lƣợng thuê bao/ số tiền Thuê bao MobiGold tháng 10 và tháng 11 Thuê bao trả sau phát triển mới 1. Số lượng thuê bao trả sau phát triển mới được hưởng khuyến mại 10,612 2. Chi phí tặng tiền khi hoà mạng 1,591,800,000 3. Chi phí tặng tiền cước sử dụng các tháng tiếp theo 483,130,924 Thuê bao trả sau đang hoạt động 1. Số thuê bao trả sau đang hoạt động trên mạng được hưởng khuyến mại 259,181 2. Chi phí tặng cước sử dụng 2,604,720,416 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Bán hàng & Marketing Mobifone – Trung tâm thông tin di động I) Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 121 - 11. Chi phí tặng tiền, giá trị thẻ nạp chƣơng trình “Tƣng bừng sắc màu mới” (Đơn vị: đồng) Chỉ tiêu Số tiền Tƣng bừng sắc màu mới Thuê bao trả trƣớc phát triển mới 1. Chi phí tặng tiền vào tài khoản khi kích hoạt - Bộ nạp sẵn 50.000 đồng 85,743,510,130 - Bộ nạp sẵn 100.000 đồng 302,200,040 - Bộ nạp sẵn 200.000 đồng 254,000,015 - Bộ nạp sẵn 300.000 đồng 25,832,400,000 2. Thuê bao nạp thẻ 2,3,4 - Mệnh giá 50.000 đồng 20,399,827,195 - Mệnh giá 100.000 đồng 24,300,600,200 - Mệnh giá 300.000 đồng 8,596,349,800 - Mệnh giá 500.000 đồng 13,449,817,880 Thuê bao trả trƣớc đang hoạt động Chi phí tặng tiền khi nạp thẻ - Mệnh giá 50.000 đồng 34,556,535,965 - Mệnh giá 100.000 đồng 32,951,735,615 - Mệnh giá 200.000 đồng 7,915,058,425 - Mệnh giá 300.000 đồng 6,750,835,920 - Mệnh giá 500.000 đồng 16,465,061,060 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Bán hàng & Marketing Mobifone) 12. Tổng chi phí truyền thông- quảng cáo năm 2009 của Mobifone (Đơn vị: đồng) STT TIÊU CHÍ CHI PHÍ I Chi phí quảng cáo 150,676,236,364 1 Media 20,600,000,000 2 Biển quảng cáo lớn 25,460,781,818 3 Quảng cao Neonsign 2,454,545,400 4 PR và tổ chức sự kiện 30,800,000,000 4.1 Theo chỉ thị công ty 28,300,000,000 4.2 Tham gia chương trình khác 2,500,000,000 Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 122 - 6 Tài trợ 6,480,000,000 7 Các loại hình khác 5,881,909,091 II Ấn phẩm 32,561,000,000 TỔNG CHI PHÍ 183,273,236,364 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Bán hàng & Marketing của Mobifone) II. Các yếu tố điều tiết hoạt động khuyến mại đối với lĩnh vực viễn thông di động 3.5. Luật Thƣơng mại và các văn bản liên quan 1.1. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7, số 36/2005-QH11 Đây là văn bản pháp luật đầu tiên có thể kể tới có nêu rõ các khái niệm và điều chỉnh một số vấn để liên quan. Đầu tiên, Luật thương mại có nêu rõ khái niệm khuyến mại tại điều 88, các hình thức khuyến mại tại điều 92, các khái niệm về hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, và hàng hoá dịch vụ dùng để khuyến mại tại điều 93,94. Những khái niệm này đã được đề cập tới tại chương I của khoá luận. Trong văn bản Luật này, Nhà nước cũng qui định rõ quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại tại điều 95,96. Theo đó, thương nhân có quyền “(1). Lựa chọn hình thức, thời gian địa điểm khuyến mại hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại; (2). Quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với qui định về hạn mức giá trị khuyến mại, mức giảm giá tối đa với hàng hoá dịch vụ được khuyến mại…; (3). Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình; (4). Tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại qui định tai điều 92 Luật Thương mại 2005”. Thương nhân cũng có các nghĩa vụ như thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo qui định pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại, thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động khuyến mại cho khách hàng theo qui định cũng như thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã cam kết. Riêng đối với hình thức khuyến mại Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 123 - kèm theo các chương trình mang tính may rủi, thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng, cụ thể từng trường hợp được Bộ Thương Mại qui định rõ hơn. Ngoài ra , thương nhân cũng có nghĩa vụ tuân thủ các thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại. ( Điều 95, 96 Luật thương mại Việt nam 2005) Tại điều 100, Luật Thương mại có chỉ rõ 10 hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại, đó là các hành vi như  Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ bị cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông hay cung ứng.  Sử dụng hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại là hang hoá dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu thông hay cung ứng.  Khuyến mại hay sử dụng rượu bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.  Khuyến mại hay sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.  Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gaâ hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.  Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm hại tới môi trường, sức khoẻ con người và lơi ích công cộng khác.  Khuyến mại tại trường học, bênh viện, trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.  Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.  Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, những hoạt động khuyến mại thuộc nhóm này được qui định rõ trong điều 46 Luật cạnh tranh 2004 bao gồm - Tổ chức khuyến mại gian dối về giải thưởng. - Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 124 - - Phân biệt đối xử đối với các khách hàng như nhau tại các địa bàn tổ chức khuyến mại khác nhau trong cùng một chương trình khuyến mại. - Tặng hàng hoá cho khách dùng thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đó đang sử dụng dể dùng hàng hoá của mình. - Các hoạt động khuyến mại khác mà pháp luật có qui định cấm.  Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo qui định. (Điều 100 Luật thương mại 2005) Ngoài ra, Luật Thương mại cũng qui định một số vấn đề khác như các thông tin phải khai báo công khai (điều 97), cách thức thông báo (điều 98) hay qui định về đảm bảo bí mật thông tin về chương trinh khuyến mại mà theo đó cơ quan có chương trình khuyến mại đang cần được cơ quan nhà nước chấp thuận phải có nghĩa vụ giữ bí mật nội dung khuyến mại (điều 99). 1.2. Nghị định số 37/2006 NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại Trong văn bản này, Chính phủ qui định rõ hơn về các yếu tố khác trong hoạt động khuyến mại nhằm đảm bảo các doanh nghiệp không những lựa chọn những hình thức khuyến mại hợp pháp mà còn triển khai và thực hiện chúng theo đúng qui định của pháp luật. Tại chương II, mục 1, điều 4, Nghị định có chỉ rõ 7 nguyên tắc thực hiện khuyến mại.  Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác.  Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 125 -  Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).  Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại và hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại.  Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kì thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân nào.  Việc tổ chức thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.  Không được dùng thuốc chữa bệnh cho nhười (kể cả loại thuốc đã được lưu thông) để khuyến mại. (Điều 4, nghị định 37/2006) Về hạn mức tối đa giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, Điều 5 Nghị định này có qui định, giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của một đơn vị hàng hoá, dịch vụ đó trước thời gian khuyến mại. Các hình thức tặng hàng mẫu, tặng hàng hoá, dịch vụ không thu tiền, các hình thức kèm theo phiếu dự thi hay việc tham dự trò chơi trúng thưởng, chương trình khách hàng thường xuyên được qui định rõ hơn tại các điều 7, 8, 11, 12, 13 của Nghị định 37. Bên cạnh đó, mức giảm tối đa đối với hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại cũng không được vuợt quá 50% giá hàng hoá, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại. (Điều 6, nghị định 37/2006) Trong Nghị định này, Chính phủ qui định rất rõ trình tự, thủ tục đăng ký thực hiện khuyến mại cho các thương nhân tại mục 3 chương II. Theo đó, đối với hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi, và Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 126 - các hình thức khác không nằm trong các hình thức có qui định tại điều 92 Luật Thương mại 2005, Chính phủ có qui định riêng trình tự, các thủ tục cần thiết cho doanh nghiệp tại điều 16 và 17. Đối với các hình thức còn lại, thương nhân muốn thực hiện chỉ cần gửi thông báo đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại (khoản 1 điều 15 Nghị định 37). Nội dung cụ thể của thông báo được qui định tại khoản 2 điều 15 của Nghị định. Bổ sung cho Nghị định 37 NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Thương mại cũng ban hành Thông tư liên tịch số 07/2007-BTM-BTC ngày 6 tháng 7 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định 37 NĐ-CP. Thông tư nêu rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện khuyến mại. Ngoài ra là một số các qui định về chấm dứt và đình chỉ việc thực hiên chương trình khuyến mại, cũng như việc xử lý giải thưởng không có người trúng thưởng của chương trình khuyến mại mang tính may rủi. 2. Luật Viễn thông 2009 của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6, số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 1 năm 2009 Luật Viễn thông mới được ban hành đầu năm 2009 nhằm điều chỉnh các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông, bao gồm cả viễn thông di động. Văn bản Luật này cũng qui định một số yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông di động nói chung và hoạt động khuyến mại thông tin di động nói riêng. Về chủ thể tham gia, Luật qui định rõ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông tại điều 14. Các hành vi không lành mạnh trong kinh doanh dịch vụ viễn thông được nêu rõ tại điều 19. Ngoài ra, tại điều 53 tới điều 56, các qui đinh, nguyên tắc, căn cứ xác định giá cước viễn thông, trách nhiệm quản lý của các cơ quan có liên quan cũng cần được lưu ý nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động khuyến mại, đặc biệt là khuyến mại về giá một cách hợp pháp, đúng theo qui định của Nhà nước. Luật Viễn thông ra đời ngoài mục đích điều chỉnh hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông còn nhằm ổn định, điều tiết tình hình phát triển quá nóng của dịch vụ viến thông Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 127 - di động ở nước ta hiện nay, đảm bảo cho sự phát triển cân bằng và hợp lý cho lĩnh vực viễn thông còn non trẻ này ở Việt Nam. 3. Công văn số 966/XTTM-QLXTTM ngày 7 tháng 9 năm 2009 của Cục Xúc tiến thƣơng mại Năm 2008 và nửa đầu năm 2009, thị trường viễn thông di động Việt Nam chứng kiến sự phát triển quá nóng, với việc lần lượt xuất hiện các mạng di đông mới, sự tăng trưởng thuê bao tới chóng mặt và cuộc chạy đua khuyến mại nhằm tranh giành khách hàng tưởng chừng như không bao giờ kết thúc của các mạng di động. Đỉnh điểm là khoảng thời gian giữa năm 2009, khi mà giá trị khuyến mại thẻ nạp của các mạng di động đã lên tới 130-150%, khiến cho thị trường khuyến mại dịch vụ di động thực sự rơi vào tình trạng mất kiểm soát, méo mó và không bền vững. Trước bối cảnh đó, Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công thương đã ra Công văn số 966 cảnh báo tình trạng một số chương trình khuyến mại dành cho các thuê bao di động trả trước theo hình thức tặng thêm tiền vào tài khoản cho cac thuê bao khi nạp tiền với giá trị tiền tặng thêm cho mỗi thẻ nạp tiền vượt quá 50% giá trị của thẻ nạp. Điều này rõ ràng trái với qui định tại khoản 1 điều 5 Nghị định số 37/2006.NĐ-CP ngày 4 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ qui định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, như đã đề cập tới ở trên. Theo đó, Công văn yêu cầu các doanh nghiệp tiến hành rà soát kỹ các chương trình khuyến mại đang thực hiện hoặc dự kiến thực hiện trong thời gian tiếp theo, nhằm đảm bảo tuyệt đối không thực hiện các chương trình khuyến mại mà trong đó giá trị dùng để khuyến mại vượt quá 50% giá của hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại, đặc biệt đối với các hình thức khuyến mại dành cho thuê bao di động trả trước. Công văn cũng nêu rõ, nếu phát hiện có các hành vi vi phạm pháp luật trong các chương trình khuyến mại, Cục Xúc tiến thương mại sẽ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xử lý theo qui định của pháp luật hiện hành. Nguyễn Hà Vân- Anh 3 Luật KDQT K45 - 128 - 4. Thông tƣ số 22/2009/TT-BTTTT ngày 24 tháng 6 năm 2009 của Bộ Thông tin truyền thông qui định về quản lý thuê bao trả trƣớc. Thông tư được ban hành nhằm quản lý đối tượng thuê bao trả trước, đối tượng khó quản lý nhất trong các đối tượng sử dụng dịch vụ di động. Theo đó, Thông tư chỉ rõ các nguyên tắc đăng ký, lưu giữ và sử dụng thông tin thuê bao trả trước, các hành vi bị cấm khi đăng ký lưu giữ và sử dụng thuê bao này. Các thủ tục, trình tự đăng ký thông tin cũng như trách nhiệm thực hiện đăng ký và quản lý thuê bao di động trả trước của các cơ quan có thẩm quyền, các đơn vị có liên quan cũng được liệt kê đầy đủ. Nhìn chung, qui định quan trọng nhất của Thông tư là việc các chủ thuê bao chỉ được sử dụng chứng minh thư hoặc hộ chiếu của mình để đăng ký tối đa 3 số thuê bao di động trả trước của mỗi mạng thông tin di động (khoản 9 Điều 7 Thông tư 22). Qui đình này nhằm hạn chế tình trạng sim rác, thuê bao ảo tăng lên chóng mặt do tình trạng khuyến mại tràn lan của các doanh nghiệp thông tin di động, gây lãng phí tài nguyên kho số và đặc biệt gây khó khăn trong việc quản lý hết lượng thuê bao ảo của các “nhà mạng” và các cơ quan chức năng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4963_8694.pdf
Luận văn liên quan