Đề tài Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 97 - 98 đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam
Mục lục
Mở đầu
PHẦN 1: TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG ĐẾN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VÀ THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM
1.Tác động chung .
2.Tác động đến hệ thống tiền tệ Việt Nam .
3.Tác động đến hoạt động FDI tại Việt Nam .
PHẦN 2: TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VN
1.Phân tích tác động của sự mất giá đồng tiền và suy giảm
đầu tư đến hoạt động xuất khẩu .
2.Sự giảm sút của xuất khẩu và ảnh hưởng
PHẦN 3: ĐỘNG THÁI CỦA CHÍNH PHỦ THỜI KHỦNG HOẢNG
¬Chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ .
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3044 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 97 - 98 đến hoạt động xuất khẩu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: TÁC ĐỘNG KHỦNG HOẢNG ĐẾN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ VÀ THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM
1.Tác động chung
P Đồng tiền bị mất giá dẫn đến sự rối loạn của hệ thống tiền tệ quốc gia và khu vực.
PSự bất ổn của thị trường Tài chính tiền tệ, giao dịch trên thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán bị suy giảm.
PLạm phát gia tăng, kéo theo lãi suất tín dụng tăng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều công ty bị thua lỗ, bị phá sản, nhiều Ngân hàng và công ty tài chính bị phá sản hoặc phải đóng cửa hoạt động.
PNền kinh tế trì trệ, thất nghiệp gia tăng
PTình hình kinh tế, chính trị, xã hội diễn biến phức tạp do mức sống bị giảm sút, thất nghiệp tăng dẫn đến biểu tình, bạo động. Chính phủ bị mất niềm tin dẫn đến sự thay đổi chính phủ mới ở tất cả các nước có khủng hoảng tài chính tiền tệ.
2.Tác động đến hệ thống tiền tệ Việt Nam
Nằm trong trung tâm cuộc khủng hoảng, Việt Nam lúc bấy giờ kinh tế kém phát triến, thị trường chứng khoán chưa có, thị trường vốn chưa gia nhập thị trường vốn toàn cầu.Do đó nhiều người cho rằng Việt Nam miễn dịch với khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997. Tuy nhiên sự thật không hoàn toàn như vậy.Thị trường tài chính nhỏ bé của Việt Nam cũng không thoát khỏi những ảnh hưởng
P Gây sức ép giảm giá đồng VND trên thị trường hối đoái.
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã gây giảm giá hàng loạt và dây chuyền đồng tiền các nước trong khu vực so với USD. Vì vậy nó đã gây hiệu ứng về việc đẩy tỉ giá USD/VND tăng cao sức ép giảm giá VND là khó tránh khỏi .Với sự giảm giá đồng VND trên thị trường ảnh hưởng đến cơ cấu tiền gửi của hệ thống ngân hàng Việt Nam :Tiền gửi bằng đồng Việt Nam tăng rất chậm trong khi tiền gửi ngoại tệ (chủ yếu là đồng USD) tăng nhanh. Phần lớn các doanh nghiệp tìm cách nắm giử ngoại tệ mà không bán cho các ngân hàng để tránh bị thiệt khi VND bị mất giá.
PHoạt động giao dịch ngoại tệ trên thị trường bị ngưng trệ
Do sức ép giảm giá VND, cung cầu ngoại tệ mất cân đối lớn.Nhu cầu mua ngoại tệ tăng và luôn cao hơn nguồn cung. Doanh số giao dịch ngoại tệ giảm đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh tế tài chính đối ngoại.
P Gia tăng gánh nặng nợ cho các doanh nghiệp.
Tỉ giá USD/VND tăng cao đã gián tiếp làm tăng thêm gánh nặng nợ nước ngoài của doanh nghiệp, nhất là các khoản nợ ngắn hạn, do phải mua ngoại tệ với giá cao để trả nợ. Khoản lỗ rất lớn rủi ro về tỉ giá hối đoái đã trở thành hiện thực đối với các doanh nghiệp có nợ nước ngoài
3.Tác động đến hoạt động FDI tại Việt Nam
PKhủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực khiến các nhà đầu tư nước ngoài mất niềm tin vào hệ thống Tài chính Tiền tệ của nước bị khủng hoảng, do đó lĩnh vực đầu tư trực tiếp ngoài cũng bị ảnh hưởng, điều này có tác động không tốt đến chiến lược huy động vốn nước ngoài của Việt Nam.
Năm
DTNN
1995
1996
1997
1998
1999
Cam kết FDI
(triệu USD)
7500
5950
4450
4000
1980
Số giải ngân
(triệu USD)
2230
1980
2000
800
600
Nguồn:Thời báo kinh tế Việt Nam
P Đầu tư trực tiếp nước ngoài có dấu hiệu chựng lại. Năm 1997, tổng vốn đầu tư đã cấp giấy phép cho các dự án là 5,5 tỷ USD, trong khi đó năm 1996 là 9,2 tỷ USD. Sang năm 1998, 1999, các cam kết FDI và số vốn dự án được thực hiện lại tiếp tục giảm so với năm trước Điều đáng lưu ý là khoảng 70% đầu tư nước ngoài vào VN trong thời gian qua là từ các nước Châu Á. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore.
Tất cả chúng tỏ cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
PHẦN 2: TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VN
1. Phân tích tác động của sự mất giá đồng tiền và suy giảm đầu tư đến hoạt động xuất khẩu
Chính từ việc mất giá nhanh chóng của đồng tiền các nước bị ảnh hưởng đã gây ra tác động nghiêm trong đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
PĐồng tiền các nước ASEAN bị mất giá, tỉ giá USD với các đồng tiền các nước khu vực tăng cao, giá hàng xuất khẩu của họ có thể giảm linh hoạt nên khả năng cạnh tranh xuất khẩu của họ cao hơn , đẩy hàng VN ra khỏi thị trường quốc tế hoặc là phải giảm giá theo, từ đó làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam.
PĐầu tư mới từ nước ngoài giảm mạnh, hoặc là tốc độ giải ngân của nhũng dự án đang thực hiện chậm làm khó khăn cho việc sản xuất trong nước, nhất là trong giai đoạn cần vốn để phục hồi sau suy khủng hoảng. .
PSản xuất trong nước vốn đã khó khăn, nay bị hàng ngoại tràn vào do giá rẻ, từ đó gây ra tình trạng đình đốn trong sản xuất, khả năng thanh toán nợ trong ngân hàng giảm sút, nguy cơ phá sản de dọa nhiều doanh nghiệp.
2.Sự giảm sút của xuất khẩu và ảnh hưởng
PTrong thời khủng hoảng xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, hàng xuất khẩu VN bị cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá cả hàng hóa
PGiá xuất khẩu gạo, lạc, càphê, cao su, dầu thô...đã giảm đáng kể. Theo Bộ thương mại giá hàng xuất khẩu VN rớt mạnh: cao su giảm giá 450 - 480 USD/tấn, dầu thô giảm 20 - 30 USD/tấn, gạo giảm 30 - 40 USD/tấn, hạt điều 60 - 70 USD/tấn (Báo Tuổi trẻ 1.3.1998). Xuất khẩu điện tư gặp khó khăn do cạnh tranh trong khu vực, hai công ty điện tư lớn ơ TP.HCM là JVC VN, Sony VN cho đến cuối tháng 2.1998 chưa xuất khẩu được lô hàng nào (Thời báo kinh tế Sài Gòn 5.3.1998), trong 6 tháng cuối năm 97, VN thiệt hại 500 triệu USD do giá hàng xuất khẩu giảm (Thời báo kinh tế Sài Gòn 1.1998).
P Năm 1995, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ ở nước ta là 10%, năm 1996 tăng lên 22%, năm 1997 là 32% và năm 1998 là 35%, bằng tỷ lệ thua lỗ trươc khi sắp xếp lại các doanh nghiệp 5 năm trước đó. Tại TP Hồ Chí Minh năm 1998 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp quốc doanh thành phố là 1,79%, còn của doanh nghiệp quốc doanh trung ương là 2,65%, như vậy hiệu quả kinh doanh là rất kém.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và tốc độ tăng GDP
Năm
Xuất khẩu (%)
GDP (%)
1992
23,6
8,6
1993
15,7
8,1
1994
35,8
8,8
1995
34,4
9,5
1996
33,2
9,3
1997
26,2
8,8
1998
1,9
5,8
1999
2,31
4,8
2000
19,6
6,7
PCán cân thương mại tuy có cải thiện nhưng vẫn nhập siêu mức độ lớn -2,39 tỷ USD vào năm 1997, cán cân thanh toán vãng lai thâm hụt ơ tỷ lệ cao khoảng 6% GDP (1,5 - 1,7 tỷ USD). Nhân tố chính ảnh hưởng dến tình trạng của cán cân vãng lai chính là kim ngạch xuất khẩu bị giảm sút, nhập khẩu gia tăng thì cán cân ngoại thương và cán cân thương mại sẽ bị mất cân đối. Nhập siêu và bội chi trong cán cân vãng lai là khó tránh khỏi Cán cân này lại bị thiếu hụt làm cho cầu ngoại tệ luôn luôn lớn hơn cung ngoại tệ. Giá ngoại tệ sẽ gia tăng: sức ép phá giá đồng Việt Nam ngày càng cao.
PDo xuất khẩu bị ảnh hưởng và suy giảm cán cân vãng lai lại bội chi nên gây ảnh hưởng lớn đến dự trữ ngoại hối quốc gia, đẩy tình trạng ngoại hối quốc gia rơi vào tình trạng bị sức ép suy giảm, do một phẩn phải đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, phần khác là do nguồn cung ngoại tệ bị giảm sút do cán cân vãng lai bị thiếu hụt. Dự trữ ngoại hối quốc gia có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với việc thực hiện chính sách tài chính đối ngoại, mà còn ảnh hưởng lớn đến tài chính tiền tệ đối nội. Vì vậy cần hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đến dự trữ ngoại hối của dất nước.
PHẦN 3: ĐỘNG THÁI CỦA CHÍNH PHỦ THỜI KHỦNG HOẢNG
Chính sách khuyến khích xuất khẩu của chính phủ
PThời kỳ 1997 - 1998 ngân hàng nhà nước đã phải ba lần điều chỉnh tỷ giá vào tháng 7-1997 (bình quân 11.690 VND/USD), tháng 2-1998 (bình quân 12.664 VND/USD) và tháng 8-1998 (bình quân 13.715 VND/USD) với kết quả tỷ giá VND/USD giảm khoảng 17%, nhằm giúp hàng Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa của các nước trong khu vực khi mà đồng tiền các nước này gần như đã phá giá hoàn toàn.
P Chính phủ cũng đã phải thông qua một loạt các chính sách nhằm khuyến khích xuất khẩu và đầu tư như : Khuyến khích đầu tư trong nước, tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế (Nghị định 07/NĐ - CP ngày 15 tháng 1 năm 1998 về việc quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước). Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, cho phép tất cả các công ty đều được xuất khẩu trực tiếp ngoại trừ 12 - 13 mặt hàng, giảm thuế xuất khẩu, theo đó từ ngày 15.2.1998 áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu: gạo các loại, cá, than đá, cao su tự nhiên
PNhà nước bảo đảm thực hiện ổn định, lâu dài chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài, bảo đảm thủ tục đơn giản nhanh chóng theo nguyên tắc "một cưa", "một đầu mối"; khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tư
.PTiếp tục đổi mới và chấn chỉnh hoạt động ngân hàng: công bố 2 luật ngân hàng, củng cố hệ thống ngân hàng thương mại, nâng cao hiệu quả công tác tín dụng, có những giải pháp xư lý nhanh chóng những vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực tín dụng (tài sản thế chấp trong các vụ án), nâng cao chất lượng công tác thanh tra kiểm soát trong hoạt động ngân hàng. Xây dựng chay chương trình cho vay ưu đãi đối với nhứng doanh nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện đẩy mạnh xuát khẩu, tăng thu ngoại tệ, đẩy mạnh khôi phục kinh tế sau khủng hoảng.