Q ua những phân t ích phân tích những tác động cũng như ảnh hưởng của việc
định giá thấp đồng nhân dân tệ của Tru ng Quốc t a thấy rõ nó t ác động lớn thế nao đến
thương mại toàn cầu m à điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước trên
thế giới qua đó ảnh hưởng đến t oàn bộ người lao động trên toàn thế giới. Sự mất cân
bằng thư ơng mại toàn cầu không thể kéo dài mãi mãi, một mình Trun g quốc được lợi
trong khi phần còn lại của thế giới chịu t hiệt thòi Nếu không điều chỉnh thì toàn bộ nền
kinh tế toàn cầu sẽ bị trả giá, lúc đấy hậu quả sẽ vô cùng lớn.
27 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2980 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động của việc định giá thấp đồng nhân dân tệ đến thương mại toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện nay đóng góp không nhỏ bởi nguyên nhân này.
Trong t iểu luận môn học Tài chính quôc tế, chúng em xin được trình bày “Tác
động của việc định giá thấp đồng Nhân dân Tệ đến thương mại toàn cầu”
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
2
Chương 1: Thương mại toàn cầu và những thành quả đạt được từ
khi có cuộc cách mạng toàn cầu hóa
1.1. Thương mại toàn cầu và lịch sử
Thương mại: là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền
tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông
qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi
hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa,
dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị
tương đương nào đó.
Lị ch sử thương m ai toàn cầu: Sự phát triển của nông nghiệp tạo nên và cho
phép sự tích trữ lương thực t hặng dư có thể dùng để cung cấp cho những người không
dính dáng trực tiếp tới việc s ản xuất lương thực. Sự phát triển của nông nghiệp cho
phép sự xuất hiện của những thành phố đầu tiên. Chúng là những trung t âm của quốc
gia và hầu như không tự mình sản xuất ra lương t hực. Các thành phố là những kẻ ăn
bám và được cung cấp lương thực từ những vùng nông thôn xung quanh, nhưng trái lại
nó cung cấp sự bảo vệ quân sự ở nhiều mức độ khác nhau.
Sự phát triển của các t hành phố dẫn tới cái được gọi là văn minh: đầu tiên Văn
minh Sumerian ở hạ Lưỡng Hà (3500 TCN), tiếp theo là văn minh Ai Cập dọc sông
Nin (3300 TCN) và nền văn minh Harappan ở lưu vực sông Ấn (3300 TCN). Đã có
bằng chứng về những thành phố phức tạp với những mức độ xã hội cao và nền kinh tế
phát triển. Tuy nhiên, những nền văn minh này khá khác biệt so với nhau bởi vì chúng
hầu như có nguồn gốc độc lập. Chính ở t hời gian này chữ viết và thương mại ở tầm
rộng bắt đầu xuất hiện.
Tại Trung Quốc, những xã hội t iền thành thị có thể đã phát triển từ 2500 TCN,
nhưng triều đình đầu tiên được khảo cổ học xác định là nhà Thương. Thiên niên kỷ thứ
2 TCN chứng kiến sự nổi lên của nền văn minh ở Crete, lục địa Hy Lạp và trung
tâm Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở Châu Mỹ, các nền văn minh như Maya, Moche và Nazca nổi lên
ở Mesoamerica và Peru vào cuối thiên niên kỷ thứ 1 TCN. Những đồng t iền xu đã
được sử dụng ở Lydia.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
3
Những con đường thương mại t ầm xa xuất hiện lần đầu thiên niên kỷ thứ 3
TCN, khi những người Sumerians ở Lưỡng Hà buôn bán với nền văn minh
Harappan ở lưu vực sông Ấn. Những con đường thương mại cũng xuất hiện ở phía
đông Địa Trung Hải vào thiên niên kỷ thứ 4 TCN. Con đường t ơ lụa giữa Trung
Quốc và Syria bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN. Các thành phố ở Trung Á và Ba
Tư là nơi ngã ba đường của những con đường thương mại đó. Các nền văn
minh Phoenician và Hy Lạp đã lập ra các đế quốc ở lưu vực Địa Trung Hải vào thế kỷ
thứ 1 TCN dựa trên thương mại. Người Ả Rập thống trị các con đường thương mại
ở Ấn Độ Dương, Đông Á, và Sahara vào cuối t hiên niên kỷ thứ 1 và đầu thiên niên kỷ
thứ 2. Những người Ả Rập và Do Thái cũng thống trị thương mại ở Địa Trung Hải vào
cuối thiên niên kỷ thứ 1. Người Ý chiếm vai trò này vào đầu thiên niên kỷ thứ 2.
Các thành phố người Flemish và Đức nằm ở trung t âm các con đường t hương
mại ở Bắc Âu vào đầu thiên niên kỷ thứ 2. Ở mọi vùng, các thành phố chính phát triển
ở những ngã ba đường dọc theo những con đường thương mại.
1.2. Khái niệm toàn cầu hóa
Trong hơn một t hập kỷ trở lại đây xu thế toàn cầu hoá gia tăng ngày càng mạnh
mẽ. Và cùng với điều đó là những cách lý giải và t hái độ không giống nhau đối với xu
thế này.
Có quan điểm cho rằng toàn cầu hoá chỉ mới xuất hiện gần đây. Họ cho rằng
toàn cầu hoá là chính sách của M ĩ nhằm bành trướng quyền lực, thống trị thế giới theo
kiểu Mĩ, thực chất toàn cầu hoá là Mĩ hoá. Quan niệm này đã đẩy tới thái độ phải
chống lại quá trình này nhằm đảm bảo cho sự phát triển độc lập, đa dạng của các quốc
gia.
Loại quan điểm thứ hai là quan điểm thừa nhận tính t ất yếu khách quan của
quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Nhưng trong quan điểm này cũng có nhiều ý kiến khác
nhau: Có người cho rằng toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình tăng lên mạnh mẽ
những mối liên hệ sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các
khu vực, các quốc gia các dân tộc trên toàn thế giới; có người lại cho rằng: “Toàn cầu
hoá là giai đoạn cao của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất trên thế giới, là kết
quả tất yếu của phát triển kinh tế thị trường và khoa học công nghệ”
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
4
M ặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá nhưng điểm quan trọng
mà t a nhận thấy là toàn cầu hoá không chỉ là quá trình phản ánh sự gia t ăng của các
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mà nét quan trọng hơn là phản ánh qui mô của các
hoạt động liên quốc gia.Từ đó ta có thể đưa ra một khái niệm mang tính chất khái quát
về toàn cầu hoá: “Toàn cầu hoá là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác
động phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng qui mô và cường độ hoạt động giữa các
khu vực, các quốc gia các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự vận động phát triển”
1.3. Thương mại toàn cầu ra sao sau khi có Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa kinh tế, lá kết quả của sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản
xuất, và đến lượt nó, lại tác động trở lại thúc đẩy sự phát triển tài chính, dịch vụ, lao
động…Giữa các Quốc gia được kết nối với nhau, t ạo nên dòng chảy vốn, hàng hóa,
dịch vụ, lao động, công nghệ ngày càng tự do trong phạm vi khu vực và toàn cầu, hỗ
trợ cho mọi quốc gia tham gia toàn cầu hóa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
một cách nhanh chóng hơn.
Đó là tích cực mang tính tổng quát nhất của toàn cầu hóa kinh tế, mà thể hiện
nổi trội và dễ nhận thấy nhất là tăng trưởng và giảm thiểu đói nghèo. Điều này thể hiện
đặc biệt rõ đối với các nước đang phát triển chủ động tham gia toàn cầu hóa có chính
sách đúng đắn và lựa chọn các bước đi thích hợp trong quá trình hội nhập kinh tế.
Nhiều nước Đông Bắc Á và Đông Nam Á đã tạo nên thần kỳ phát triển kinh tế, gớp
phần tăng trưởng và giảm thiểu đói nghèo một cách rõ rệt. Nhìn chung các nước đang
phát triển tham gia mạnh mẽ toàn cầu hóa đã được tăng tỷ lệ t ăng trưởng trên đầu
người từ 1% vào thập kỷ 60 lên 3 % vào thập kỷ 70,4 % vào thập kỷ 80 và 5% vào
thập kỷ 90.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
5
Chương 2: Tác động của việc định giá thấp ảnh hưởng đến
thương mại toàn cầu hiện nay
2.1 Thế nào là tỷ giá hối đoái việc xác định nó như thế nào và tác động của nó lên
thương mại của quốc gia
2.1.1 Khái niệm về tý giá
Có hai khái niệm về tỷ giá hối đoái:
- Khái niệm 1: Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị
trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy,
giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị t iền t ệ nước kia gọi là tỷ
giá hối đoái.
Ví dụ: M ột người nhập khẩu ở nước Mỹ phải bỏ ra 160.000 USD để mua một tờ
séc có mệnh giá 100.000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh. Như vậy, giá 1
GBP = 1,6 USD, đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đôla Mỹ.
- Khái niệm 2: Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở một khía cạnh khác, đó là
quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau theo tiêu chuẩn nào đó.
+ Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là t iền đúc bằng vàng và
giấy bạc ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó. Tỷ giá
hối đoái là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau hoặc là so sánh
hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau.
Ví dụ: Hàm lượng vàng của 1 bảng Anh là 2,488281 gam và của 1 đô la Mỹ là
0,888671 gam, do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là:
SD8,2
888671,0
488281,21 UGBP
So sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng. Hay
nói một cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái trong
chế độ bản vị vàng.
+ Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa,
giấy bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó, do đó,
ngang giá vàng không còn làm cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
6
Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của
hai tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ.
Ví dụ: Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị của Anh và Mỹ là như nhau.
M ột tấn lúa mì loại 1 ở Anh có giá là 100 GBP, ở Mỹ có giá là 178 USD.
Ngang giá sức mua là:
USDGBP 78,1
100
1
1
Đây là tỷ giá hối đoái giữa bảng Anh và đôla Mỹ
2.1.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên thương mại quốc gia
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan
trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của TGHĐ giữa U SD với Euro, giữa USD/JPY
cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá
luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất
nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn
ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Khi TGHĐ biến động theo chiều
hướng không thuận, N gân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện nhiều giải
pháp như: nới rộng biên độ +/-5% (3/2009); hạ biên độ xuống +/- 3% (2/2010), đồng
thời với việc điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng 3,36% ; 4/2010 NHNN yêu cầu các
Tổng công ty, Tập đoàn có thu ngoại tệ phải bán cho ngân hàng và kiểm kiểm soát
chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa điểm mua bán ngoại tệ. Gần đây
nhất vào ngày 18/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên hơn 2%
(từ 18.544VND/USD lên 18.932 VND/USD) và giữa nguy ên biên độ. Với những giải
pháp này, thị trường ngoại t ệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức
so với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước lành mạnh hóa các giao
dịch vốn trong xã hội.
Trong thời gian t ới, TGHĐ biến động t heo hướng nào, quả thật không dễ dự
đoán. Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác động như: nhập siêu
còn lớn không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung hạn; t hâm hụt ngân s ách vẫn ở
mức cao (trên dưới 6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do
khủng hoảng chi t iêu công t ại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
7
nói chung, USD nói riêng vào những t háng cuối năm s ẽ tăng cao do khách hàng vay
vốn đến hạn trả nợ ngân hàng; do nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu
tư nước ngoài; do kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn,
nên đôla hóa nền kinh tế còn ở mức cao; do thực hiện chính sách đồng tiền mạnh/ hay
yếu của một số quốc gia trong khu vực… Như vậy sẽ có vài vấn đề đặt ra đối với
TGHĐ:
M ột là : có thể điều chỉnh TGHĐ theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trong bối cảnh
một số nước Châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, còn Trung quốc lại
nâng giá đồng nhân dân t ệ. T rong bối cảnh khủng hoảng nợ công từ một số nước Châu
Âu đang có chiều hướng lan rộng.Trong 7 tháng đầu năm 2010, Euro đã giảm giá
15,7% so với USD, giảm 8,5% so với đồng G BP và thậm chí giảm 20% so với đồng
JPY. Trung quốc nâng giá N hân dân t ệ, ít nhiều tác động đến quan hệ ngoại thương
giữa hai nuớc, tuy không lớn.
Tỷ giá USD/EUR từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010
Như vậy TGHĐ sẽ phải điều chỉnh thế nào và khi nào để không gây ra những
cú sốc và không tạo kỳ vọng mất giá đồng Việt Nam. TGHĐ là giá cả đối ngoại của
đồng tiền, theo tín hiệu thị trường tỷ giá lúc lên, lúc xuống phải được xem là việc bình
thường của nền kinh tế. Còn khi tỷ giá diễn biến theo chiều hướng bất lợi, thì bất cứ
Quốc gia nào cũng cần can thiệp tỷ giá. Điểm khác nhau ở chỗ: thời điểm can thiệp;
công cụ can thiệp, mức độ can thiệp và sự giám sát của quá trình can thiệp. Kinh
nghiệm của nhiều Quốc gia trong điều hành chính sách tỷ giá cho thấy, việc chọn thời
điểm điều chỉnh với “liều lượng” hợp lý là yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định cho
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
8
việc ổn định tỷ giá và khắc phục áp lực cộng hưởng lên tỷ giá và thị trường. Với kinh
nghiệm này, khi tỷ giá đang dần ở thế ổn định, NHTW sẽ chủ động (tính toán một
cách cụ thể) điều chỉnh tăng/giảm nếu dự báo trong thời gian tới là cần thiết, không
nên để diễn biến tỷ giá ở mức “nóng” mới điều chỉnh, bởi điều chỉnh t hời điểm này dễ
gây hiệu ứng bất ổn từ tỷ giá sang các chỉ tiêu vĩ mô khác.
Hai là : Để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thì xử lý TGHĐ có
phải là biện pháp hữu hiệu? Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu đã cho rằng:
các đợt phá giá tiền vừa qua, không có t ác dụng cải thiện cán cân thương mại”, vì thế
nếu cứ coi TGHĐ là một trong những rào cản cho xuất khẩu, để “ lập luận” cần phải
giảm giá VND, để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam sẽ là chưa ổn. Do cơ
cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của m ặt
hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị
trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Ở khía cạnh nhập
khẩu, TGH Đ có thực sự hạn hạn chế nhập khẩu, để t hông qua đó hạn chế nhập siêu.
Điều này cũng không hẳn như vậy. Do xuất khẩu nhiều, nhưng hầu hết ở dạng thô, giá
trị gia tăng trên từng đơn vị xuất khẩu không cao, trong khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu
từ Trung Quốc (chiếm đến 80-90%/tổng kim ngạch nhập khẩu). Như vậy sự phụ thuộc
của giá cả trong nước vào giá cả thị trường quốc t ế khá lớn. Do đó, các ý kiến cho rằng
cần xử lý tỷ giá theo hướng t ăng để khuyến khích xuất khẩu, chủ động nhập khẩu là
trực tiếp hoặc gián tiếp thu hẹp vai trò của tỷ giá , trong khi TGHĐ còn liên quan đến
hàng loạt vấn đề như cán cân thanh toán, nợ quốc gia, thị trường tiền tệ, thị trường
chứng khoán và bất động sản. Chỉ xét riêng mối quan hệ giữa tỷ giá với nợ quốc gia
cũng cho thấy cần rất t hận trọng trong việc nâng hay giảm giá của t iền đồng. Nợ quốc
gia của Việt Nam chủ yếu là nợ nước ngoài (khoảng 40% GDP), nếu giảm giá tiền tệ
thì ảnh hưởng không nhỏ đến nợ quốc gia. Với cơ cấu nợ công iv của Việt Nam
nghiêng về nợ nước ngoài, thì khi tỷ giá điều chỉnh tăng lên, sẽ dẫn đến rủi ro nợ công
do lãi suất biến động theo xu hướng tăng. Như vậy sẽ dẫn đến chênh lệch lãi suất quá
lớn giữa thị trường trong nước và t hị trường quốc tế, sẽ làm gia tăng mức độ đôla hóa
và tiếp tục tạo áp lực lên TGHĐ. Vì vậy, khi cần điều chỉnh tỷ giá không chỉ đặt nó
trong mối quan hệ với xuất, nhập khẩu, mà còn phải xem nó trong mối quan hệ với đầu
tư, lãi suất và vay nợ nước ngoài v.v… trong chiến lược chung là nâng cao uy tín và
vị thế của VND, hướng đến một đồng tiền tự do chuyển đổi trong khu vực.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
9
Ba là: Có khắc phục được yếu tố kỳ vọng VND mất giá?
Khi người dân và doanh nghiệp luôn kỳ vọng VND mất giá, sẽ làm giảm niềm
tin của người dân vào điều hành chính sách tài chính – tiền tệ của Chính phủ, NHNN,
tiếp tục gây ra những bất ổn trên thị trường. Điều này đã và đang xảy ra trong dân
chúng. Khi tỷ giá trên thị trường tự do biến động tăng, người dân nghĩ ngay đến việc
NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá theo hướng VND giảm giá. Khi giảm giá VND thì giá một
số hàng hóa dịch vụ t ăng, lãi suất cho vay và huy động cũng bị đẩy lên cao, các giao
dịch ngắn hạn trở lên phổ biến hơn lúc nào hết (gửi tiền cũng chỉ chấp nhận kỳ hạn
ngắn từ tuần, đến tháng; nếu có gửi kỳ hạn 6 tháng hay 1 năm thì các NHTM lại phải
áp dụng theo kiểu “rút ra trước hạn ở thời điểm nào sẽ được hưởng lãi suất ở kỳ hạn
đó”. Nếu vẫn cứ tiếp cách hành xử này, VND luôn đặt trong xu t hế điều chỉnh giảm.
Điều này là rất bất ổn trong trung hạn. Vậy có khắc phục được vấn đề này không?
Theo chúng tôi có thể khắc phục được bằng cách trong ngắn hạn cần chấp nhận một tỷ
lệ tăng trưởng thấp hơn hiện tại (trên dưới 5%), duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp (trên
dưới 6%), đồng thời với nó là dùng các biện pháp để nâng giá t iền đồng, tạo một sự
thay đổi từ nhận thức của người dân. Việc làm này sẽ tạo yếu t ố tâm lý rất quan trọng,
đặc biệt trong bối cảnh niềm tin của người dân bị suy giảm về sự không ổn định sức
mua của tiền đồng, họ có tiền nhàn rỗi sẽ nhanh chóng chuyển sang vàng và ngoại tệ
nắm giữ v.
Khi VND lên giá, có thể sẽ làm t ăng t hêm tình trạng nhập siêu, xuất khẩu có thể giảm
đi. Nhưng như đã phân tích trên, yếu tố tỷ giá có tác động đến xuất nhập khẩu nhưng
không hẳn là yếu tố quyết định. Vì vậy hướng đến sự ổn định tỷ giá trong trung hạn,
rất cần thiết có cách nhìn mới về vấn đề này./.
2.2 Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ của Trung quốc như thế nào tác động
của nó lên thương mại toàn cầu ra sao ( Trực tiếp là thương mại Trung –Mỹ)
2.2.1 Đồng nhân dân tệ yếu đang tấn công người nghèo
Chính sách tỷ giá của Trung Quốc chủ y ếu được nhìn nhận thông qua lăng kính
của sự mất cân đối toàn cầu. Điều đó tạo ra những hậu quả đáng tiếc thứ nhất nó giúp
Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận khỏi chính sách của mình, thứ hai nó che mờ đi
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
10
nạn nhân thực sự của chính sách này và cuối cùng nó khiến giải pháp chính trị của
những nước mới nổi và đang phát triển trở nên khó khăn hơn.
Việc định giá t hấp đồng tiền trên hết chính là chính sách bảo hộ thương m ại,
vừa áp đặt thuế nhập khẩu, vừa trợ cấp xuất khẩu. Nạn nhân thực sự của chính sách
này là các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển khác.Do yếu tố lợi thế so
sánh tương đồng mà họ đang cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc chứ không phải với
Mỹ hay EU. Thực tế, các nước đang phát triển phải chịu hai chi phí riêng biệt do chính
sách tỷ giá của Trung Quốc.
Trong ngắn hạn, khi nguồn vốn đổ vào các nước mới nổi, khả năng phản ứng
với những đe dọa từ bong bóng tài sản và tăng trưởng nóng của họ suy giảm.Các thị
trường mới nổi như Braz il, Ấn Độ và Hàn Quốc miễn cưỡng phải để đồng bản t ệ lên
giá để hạn chế t ăng trưởng nóng trong khi đối thủ thương mại chính vẫn neo đồng bản
tệ với đôla.
Nhưng chi phí dài hạn và cũng nghiêm trọng hơn là các khu vực nghèo hơn của
thế giới phải thu hẹp thị trường cũng như giảm bớt tăng trưởng.Dani Rodrik từ ĐH
Havard ước tính rằng chính sách tỷ giá thấp của Trung Quốc tăng tốc độ tăng trưởng
dài hạn của nước này thêm 2% nhờ tăng sản lượng hàng hóa ngoại thương, động lực
của t ăng trưởng kinh tế và cũng là lối thoát khỏi t ình trạng kém phát triển của những
bài học thành công thời hậu chiến như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.Tăng sản
lượng hàng hóa ngoại thương tại Trung Quốc dẫn đến giảm sản lượng loại hàng hóa
này tại các nước đang phát triển khác, t ạo ra một thứ chi phí tăng trưởng cho các quốc
gia này.Đương nhiên một phần chi phí cũng được nhu cầu hàng hóa đi kèm với tốc độ
tăng trưởng cao của Trung Quốc bù đắp. Nhưng thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ
của Trung Quốc cho thấy sự bù đắp này chẳng đáng là bao.
Những nạn nhân “mới nổi” của chính sách tỷ giá Trung Quốc vẫn im lặng vì
đơn giản với họ Trung Quốc quá to lớn, quá hùng mạnh.Sự thật là những tổ chức bất
mãn nay không chỉ gồm có doanh nghiệp mà còn cả giới ngân hàng trung ương, những
người cảm thấy năng lực quản lý kinh tế vĩ mô của mình bị hạn chế bởi chính sách
đồng nhân dân tệ yếu. Chính phủ các nước đang phát triển vẫn đang loay hoay với
đồng nhân dân tệ yếu, với một chính sách “ăn xin” của Trung Quốc mà không có giải
pháp nào cho vấn đề này, tất cả đều chỉ là những lời đề nghị, đề xuất ở mức “nhẹ
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
11
nhàng”. Trong khi đó người nghèo ở những quốc gia này vẫn không có việc làm, đói
kém, bệnh tật, thất học…và Chính phủ các nước đang phát triển ngày càng trở nên phụ
thuộc vì thâm hụt t hương mại ngày càng phình to, trở thành những con nợ khổng lồ
của nước ngoài.
Bảng 1: Báo cáo nhập siêu của các nước đang phát triển với Trung Quốc năm 2012
Đơn vị: triệu USD
Nước
Chỉ tiêu
Việt Nam Ấn Độ Philipines Thailand Malaysia
Giá trị nhập
siêu
9.118 28.930 10.202 6.780 1.520
(Nguồn:
2.2.2 Đồng nhân dân tệ làm “mất ngủ” người giàu
2.2.2.1 Nhân tệ làm EU lo lắng
Người giàu là ai, đó chính là Mỹ và EU hai khu vực kinh tế hùng mạnh của thế
giới cũng đang cuống cuồng tìm cách đối phó với đồng nhân dân tệ yếu.
M ột thực tế đáng lo ngại đối với Liên minh châu Âu (EU) là thâm hụt thương
mại với Trung Quốc sẽ tăng lên đều đặn qua các năm từ mức 128 tỷ USD năm 2006
lên mức 168 tỷ USD trong năm 2011 và 170 tỷ USD năm 2012, trong bối cảnh đồng
Nhân dân tệ đang giảm giá tới 8% so với đồng EUR của châu Âu. Chính vì vậy, tỷ giá
đồng Nhân dân tệ đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại
Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc – EU gần đây.Dư luận châu Âu đang lo ngại rằng tỷ
giá đồng Nhân dân tệ quá thấp của Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến hàng hoá
Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu và đã khiến thâm hụt thương mại của châu
Âu với Trung Quốc ngày càng tăng. Điều đáng lo ngại là kể từ khi Trung Quốc nới
rộng biên độ tỷ giá đồng Nhân dân tệ, đồng tiền này tăng giá dần so với đồng USD,
nhưng lại giảm giá tới 8% so với đồng EUR của châu Âu. Kim ngạch thương mại
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
12
Trung Quốc, châu Âu đã tăng rất nhanh trong mấy năm gần đây. Năm 2003 lần đầu
vượt mức 100 tỷ USD; năm 2005 đã vượt mức 200 tỷ USD và 9 tháng đầu năm nay đã
đạt bằng mức năm 2006 là 250 tỷ USD và năm 2012 đạt 500 tỷ USD. Nhưng, đồng
thời với việc kim ngạch thương mại tăng, thâm hụt t hương mại cũng gia t ăng. Dư luận
cho rằng, trước kỳ họp này, thái độ của châu Âu với Trung Quốc đã cứng rắn hơn so
với các kỳ họp trước; những bất đồng của hai bên cũng nhiều hơn. Trong các buổi tiếp
các quan chức phụ trách tài chính châu Âu, Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo đã lên
tiếng khẳng định: Trung Quốc sẽ chủ động từng bước hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái
đồng Nhân dân tệ. Trung Quốc rất chú trọng việc châu Âu quan tâm tỷ giá đồng Nhân
dân t ệ và sẽ cùng nỗ lực từng bước giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại; sẽ cố gắng
tăng cường nhập khẩu để thúc đẩy thương mại hai chiều trở nên cân đối. Để giải quyết
tình trạng mất cân đối thương mại song phương, Trung Quốc và EU đã quyết định
thiết lập cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại cấp cao. Cơ chế hợp tác này còn đề cập
nhiều lĩnh vực khác liên quan tới kinh tế - thương mại, trong đó có bảo vệ môi trường,
năng lượng, khoa học công nghệ cao.
2.2.2.2 Nhân tệ làm M ỹ bức xúc
Công nhân Mỹ có thể cạnh tranh hiệu quả trên từng đồng đô-la một với công
nhân Trung Quốc. Họ chỉ không thể cạnh tranh khi tỉ giá đô-la với đồng nhân dân tệ bị
thao túng.
Nếu tiền là căn nguyên của mọi xấu xa, thì sự thao túng của Trung Quốc đối với
đồng nhân dân tệ là gốc rễ sâu xa của mọi lệch lạc trong quan hệ thương mại M ỹ-
Trung. Trong hơn một thập kỷ, thâm hụt mậu dịch kinh niên của Mỹ với Trung Quốc
đã làm chậm đáng kể tỉ lệ tăng trưởng kinh tế và đẩy tỉ lệ thất nghiệp Mỹ vọt cao.
Trung Quốc đã không thể t iếp tục hút cạn s inh lực của kinh tế Mỹ nếu như thiếu
những chiếc răng nanh của thao túng tiền tệ.
Trung Quốc thao túng tiền tệ bằng cách cố tình “neo” nhân dân tệ với đô-la Mỹ
ở một tỉ giá sâu dưới giá trị thật. Để hiểu t ại sao điều này lại phá hoại kinh tế Mỹ, điều
cốt yếu cần hiểu là kinh t ế bất kỳ quốc gia nào cũng đều chỉ phụ thuộc vào bốn yếu tố:
mức t iêu dùng, mức đầu tư kinh doanh, chi tiêu chính phủ và “ cán cân xuất nhập
khẩu”.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
13
Động lực tăng trưởng sau cùng – cán cân xuất nhập khẩu – là quan trọng nhất
khi bàn về thao túng tiền t ệ, vì nó đo lường sự chênh lệch khi đem tổng doanh số
chúng ta xuất khẩu ra thế giới trừ đi doanh số nhập khẩu. Nhận xét đặc biệt dưới đây
nhấn mạnh vai trò thiết yếu của cán cân xuất nhập khẩu lên nền kinh tế:
Khi nước M ỹ chịu thâm hụt triền miên với Trung Quốc, một số phần trăm tăng
trưởng kinh tế quan trọng bị bào mòn. Tỉ lệ tăng trưởng bị chậm lại này đến lượt nó lại
kéo giảm số công ăn việc làm được tạo ra.
Dĩ nhiên, khi kinh tế Mỹ chịu đựng mức tăng trưởng kém và thất nghiệp cao thì
ở đầu bên kia, Trung Quốc là người hưởng lợi. Con rồng Trung Quốc tăng trưởng
mạnh, trong khi nước Mỹ suy thoái.
Nước Mỹ Ngày một già cỗi hơn, chìm sâu hơn trong nợ nần và chậm hơn trong
tăng trưởng
Hãy bắt đầu với quy mô thâm hụt mậu dịch của Mỹ.Xét về con số tuyệt đối,
Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với Trung Quốc gần 1 tỷ đôla mỗi ngày. Đây
không phải lỗi đánh máy, hàng tỷ chứ không phải hàng triệu.Còn xét về con số tương
đối, mức thâm thủng cũng đem lại sự kinh ngạc không kém. Trung Quốc chiếm đến
khoảng một nửa mức thâm hụt thương mại về hàng hóa của M ỹ và tròn 75% khi loại
bỏ doanh số nhập khẩu dầu mỏ ra khỏi phép tính. Như vậy, suy luận lô-gích từ các
thống kê này là:Nếu Hoa Kỳ muốn giảm mức thâm hụt mậu dịch, nhằm cải thiện tỉ lệ
tăng trưởng và tạo thêm công ăn việc làm, nơi tốt nhất để bắt đầu chính là cải cách tiền
tệ với Trung Quốc.
Tương tự, t ầm ảnh hưởng thực tế của việc lệ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc
lên mức tăng trưởng và tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ cũng làm chúng ta giật mình. Cả
thập kỷ vừa qua, mức thâm thủng với Trung Quốc đã lấy mất gần nửa phần trăm t ăng
trưởng GDP hàng năm của chúng t a. Trong khi con số trông có vẻ không lớn, nhưng
nửa phần trăm này đã có tác động tích lũy làm kinh tế nước Mỹ không thể cung cấp
hàng triệu việc làm. Giả sử ngay bây giờ, nếu chúng ta có được số lượng việc làm
này, cộng thêm hàng triệu công việc trong khu vực sản xuất không bị hủy hoại do các
thủ đoạn t hương mại bất công khác của Trung Quốc, chúng ta sẽ không phải thấy
những hàng người thất nghiệp rồng rắn quanh các tòa nhà chính phủ, những khu nhà
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
14
khóa cửa im ỉm chờ bị tịch thu, và những công xưởng trống trơn đầy cỏ dại ở Mỹ.
Thay vào đó, chúng ta hẳn đang bon bon tiến về phía trước.
Như một lưu ý bên lề, những số liệu gây choáng này luôn nhắc chúng ta câu
chuyện về Willie Sutton, tay cướp nhà băng khét tiếng. Khi Sutton được hỏi tại sao lại
cướp ngân hàng, hắn đã có câu trả lời nổi tiếng, “bởi vì ở đó có tiền”. Cũng giống như
nhà băng là nơi có tiền, thao túng t iền tệ của Trung Quốc là nơi chúng ta nên kỳ vọng
nhất để giảm thâm hụt thương mại và lấy lại phong độ tăng trưởng vững chãi cho nền
kinh tế.
Những thời khắc khó khăn của Hoa Kỳ do chính sách neo cứng tỉ giá của Trung
Quốc
Như vậy, Trung Quốc đã làm thế nào để thao túng tiền t ệ? Họ đã thực hiện điều
này hữu hiệu bằng chính sách neo cứng đồng nhân dân tệ với đồng đô-la ở một tỉ quá
thấp dưới giá trị thực: khoảng 6 t ệ ăn 1 đô-la. Đồng tệ siêu rẻ này đến lượt nó trở thành
một thứ trợ cấp hấp dẫn cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trong khi lại là thứ thuế
nặng đánh lên hàng xuất khẩu của Mỹ. Kết cục của chính sách thao túng đồng tiền
này, song hành cùng các thủ đoạn t hương mại bất công khác như đã được đề cập, đã
gây nên căn bệnh thâm thủng mậu dịch mãn tính của Hoa Kỳ mà chúng ta đã mổ xẻ,
phân tích ở trên.
Còn đây là chìa khóa cho vấn đề thâm hụt: sự bất cân xứng mậu dịch Mỹ-Trung
sẽ không bao giờ tồn tại trong thế giới thương mại tự do, khi mà Trung Quốc thả nổi tự
do đồng tiền của mình cũng như bao đồng tiền thả nổi khác trên thế giới
như yên Nhật, real Bra-xin, franc Thụy Sỹ, ru-pi Ấn Độ, và đô-la M ỹ.
Trong một thế giới tự do mậu dịch đặc trưng bởi các tỉ giá được thả nổi hoàn
toàn, sự bất cân xứng thương m ại Mỹ-Trung sẽ không bao giờ hiện diện, bởi vì khi
mức thâm hụt tăng lên, giá trị đồng đô-la sẽ giảm tương đối với đồng tệ. Khi đô-la rớt
giá, hàng xuất khẩu của Hoa K ỳ sang Trung Quốc sẽ tăng lên, hàng nhập từ Trung
Quốc sẽ giảm, và mậu dịch sẽ quay về vị trí cân bằng. Tuy nhiên, bằng cách neo đồng
tệ vào đồng đô-la, một Trung Quốc bảo hộ đã làm đảo lộn tiến trình điều chỉnh thương
mại tự nhiên này, thậm chí nó còn làm suy yếu cơ cấu mậu dịch tự do toàn cầu vốn
dựa trên triển vọng các bên cùng có lợi.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
15
Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu một chiến dịch hiệp đồng tung ra các răn đe
kinh tế chống lại Hoa Kỳ, ngụ ý rằng họ có thể thanh lý số trái phiếu Mỹ khổng lồ họ
đang nắm giữ, nếu Washingt on áp đặt các trừng phạt mậu dịch… Được mô tả như là
“phương án chiến tranh hạt nhân” trên báo chí nhà nước của Trung Quốc, hành động
đó có thể kích hoạt một cuộc sụp đổ đồng đô-la… Nó cũng làm lãi suất trái phiếu
chính phủ Mỹ tăng vọt, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế
Hoa Kỳ vào suy thoái.
Thật là tồi t ệ khi mà chính sách thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã đẩy kinh tế
Hoa Kỳ mắc kẹt ở tốc độ chậm trong khi hủy diệt hàng triệu công ăn việc làm. Còn tồi
tệ hơn nữa, “cái chết đến từ thao túng tiền tệ” này lại đe dọa kéo theo “cái chết của chủ
quyền chính trị Hoa Kỳ”. Tâm điểm của vấn đề là các đe dọa mà những kẻ diều hâu
đang điều hành Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đưa ra. Chúng gọi đó là “phương
án chiến tranh hạt nhân tài chính”, và nó bao hàm cả chuyện sử dụng dự trữ ngoại hối
khổng lồ của T rung Quốc để làm bất ổn các ngân hàng Mỹ, thị trường chứng khoán,
và thị trường trái phiếu.
Để hiểu mối đe dọa của T rung Quốc “đánh gục gã khổng lồ” trên phương diện
hệ thống tài chính là đáng tin đến mức nào, sẽ có ích nếu chúng tôi mô tả chi tiết hơn
cách Trung Quốc thao túng tiền tệ. Quá trình này bắt đầu khi bạn hay tôi bước vào một
cửa hàng như Walmart chẳng hạn và mua một sản phẩm Trung Quốc, sau đó các đồng
đô-la này sẽ được di chuyển vượt đại dương. Lúc này, để duy trì chính sách neo chặt
đô-la với đồng tệ, Trung Quốc phải nhanh chóng hồi chuyển “số đô-la Walmart” đó
của chúng ta quay trở lại Mỹ bằng cách mua tài sản t ài chính như trái phiếu chính phủ
Mỹ, bất động sản Mỹ, hay các công ty Mỹ; nếu không, áp lực tăng giá sẽ được đặt lên
đồng tệ.
Bây giờ là câu chuyện đáng quan tâm nhất về thủ thuật thao túng tiền tệ: trước
khi chính phủ Trung Quốc có thể hồi chuyển bất cứ đồng đô-la Walmart nào của
chúng ta, họ phải giành quyền kiểm soát những đô-la này từ tay những nhà xuất khẩu
Trung Quốc. Điều này đòi hỏi một quá trình xoay vòng được gọi là “trung hòa tiền tệ”.
Để trung hòa những đồng đô-la Walmart của chúng ta ra khỏi t hị trường nội địa,
chính phủ Trung Quốc ép các nhà xuất khẩu trong nước phải mua trái phiếu chính phủ
Trung Quốc định giá bằng đô-la Mỹ. Đổi lại việc giao nộp những tờ giấy bạc Mỹ, các
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
16
nhà xuất khẩu được nhận lãi suất khoảng 4% trên các trái phiếu trung hòa tiền này. Kế
tiếp, chính phủ Trung Quốc xoay vòng và tái đầu tư những tờ đô-la này vào trái phiếu
chính phủ Hoa Kỳ với lãi suất thấp hơn 2% . Trung Quốc do đó mất 2% hay nhiều hơn
về lãi suất cho mỗi đô-la Mỹ được trung hòa, và khoản lỗ lã này lên đến hàng tỷ đô-la.
Câu hỏi là t ại sao Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẵn sàng gánh khoản lỗ
khổng lồ như vậy ? Câu trả lời là bởi vì đảng Cộng sản Trung Quốc quan tâm nhiều
hơn đến việc t ạo công ăn việc làm để duy trì sự ổn định chính trị và sự toàn trị đất
nước so với việc kiếm tiền thực tế. Đó là một trong những điều khác biệt lớn giữa chủ
nghĩa tư bản M ỹ thực dụng và chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc đã bị bóp méo
qua chủ trương “lợi mình – hại người”. Và đừng bao giờ nghi ngờ rằng trong quá trình
thao túng t iền tệ có tổng bằng không này, rất nhiều công ăn việc làm mà Trung Quốc
lấy được sẽ bằng đúng số việc làm bị mất đi tại Hoa Kỳ.
Trên thực tế, quá trình thao túng t iền tệ này đã tích lũy được một quỹ dự trữ
ngoại hối trên hai nghìn tỷ đô-la Mỹ do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nắm giữ, mà
nay đã nghiễm nhiên trở thành một ngân hàng cho vay cầm cố của người Mỹ. Để hiểu
hết ý nghĩa con số gây sốc này, chúng t a nên biết nó còn lớn hơn tổng sản phẩm quốc
dân của Ấn Độ hay Canada, và gần bằng nếu so với nước Anh. Nó cũng lớn hơn GDP
của cả ba nước Hàn Quốc, M exico, và Ireland gộp lại!
Con số khổng lồ này cũng có nghĩa rằng: Trung Quốc có thể đem quỹ dự trữ
ngoại hối của họ mua quyền kiểm soát trong tất cả công ty lớn của Mỹ có niêm yết
trên danh sách chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, gồm cả những gã khổng lồ
như Microsoft, Exxon, và Walmart, rồi tiền còn dư lại vẫn đủ để mua cổ phần đa số
của Apple, Intel, và Ford. Chính xác là sự tích lũy khổng lồ quỹ dự trữ ngoại hối bằng
đô-la Mỹ cho phép đảng Cộng sản Trung Quốc có cơ sở đe dọa “tấn công hạt nhân” hệ
thống tài chính Hoa Kỳ. Như He Fan thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc đã nói
khi đe dọa sử dụng “phương án t ấn công hạt nhân” về tài chính, rằng nếu giả sử Trung
Quốc bắt đầu bán tháo đô-la, "sự rớt giá thê thảm của đồng đô-la sẽ xảy ra". Và như
trích dẫn ở đầu chương đã khéo léo mô tả, sự sụp đổ đồng đô-la “sẽ làm lãi suất trái
phiếu Mỹ tăng vọt, làm chao đảo thị trường nhà đất và có lẽ sẽ đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ
vào suy thoái”.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
17
Trong thực tế đã có bằng chứng rõ cho thấy một chú Sam khúm núm bắt đầu
dâng hiến cho Trung Quốc ít nhất một vài chủ quyền chính trị của M ỹ do nguy cơ có
thực của phương án t ấn công hạt nhân tài chính từ phía Trung Quốc. Thực vậy, lúc này
bất cứ khi nào mà Nhà Trắng, Quốc hội hay Đại diện Thương mại Hoa Kỳ lên tiếng
đòi xóa bỏ các thủ đoạn thương mại bất công, Trung Quốc liền bắn một phát hỏa tiễn
bằng cách đe dọa bán tháo - và trong vài trường hợp có bán tháo thật – dự trữ đồng đô-
la. Thực tế, sự tồn t ại của mối “đe dọa hạt nhân t ài chính” giải thích phần lớn hành vi
rụt rè kinh niên đối với Trung Quốc của mấy đời Bộ trưởng Tài chính thập niên vừa
qua, từ Hank Paulson dưới thời Bush cho đến Timothy Geithner dưới thời Obama.
Hãy vui lòng hiểu rõ điều này: với thời gian, sẽ cực kỳ ngây thơ cho bất kỳ
người M ỹ nào nghĩ rằng chính sách “tống tiền đồng bạc xanh” của Trung Quốc chỉ
hạn chế trong các vấn đề mậu dịch. Một lúc nào đó, các quan chức Trung Quốc có thể
sử dụng vũ khí này trên bất cứ vấn đề nào thuộc một số đề tài địa chính trị: từ chuyến
thăm Nhà Trắng của Đạt Lai Lạt M a, thương vụ bán vũ khí cho Ấn Độ cho đến mối
xung đột dai dẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như chuyện nhạy cảm Hoa Kỳ ủng hộ
Đài Loan.
Trung Quốc, ngài có thể dành cho chúng tôi tỷ tỷ đô?
Sự thao t úng tiền tệ của Trung Quốc không chỉ làm mất mát chủ quyền chính trị
của Mỹ. Nó còn làm người Mỹ tự sa vào “cái chết từ sự tiêu hoang”. Hãy nhớ: trong
quá trình thao túng tiền tệ, chính phủ Trung Quốc phải duy trì cái neo giữa đồng tệ và
đô-la, chủ yếu bằng cách mua trái phiếu chính phủ M ỹ. Bằng cách này, người cho vay
đến từ T rung Quốc đã giúp các chính khách Hoa Kỳ tài trợ cho mức thâm hụt ngân
sách khổng lồ.
Sự kiện Trung Quốc giúp chúng ta tài trợ các chương trình, như chương trình
kích thích t ài chính hàng loạt của H oa Kỳ, cũng như cám dỗ về việc in tiền dễ dàng
của Cục Dự trữ Liên bang M ỹ không phải là một sự chua chát bình thường. Sau rốt,
phần lớn bởi vì mức thâm hụt hút máu với Trung Quốc mà các chính khách Mỹ cảm
thấy họ cần tiếp tục mồi nước cho cỗ máy bơm kinh tế bằng các chi tiêu thâm thủng,
thậm chí cả khi chúng ta tiếp tục lún ngày một sâu vào nợ nần với một chế độ chuyên
chế, bòn rút cạn kiệt từ các nhượng bộ của Mỹ.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
18
Thực tế, toàn bộ quá trình đáng buồn này mà trong đó Trung Quốc đóng vai người
cho vay thế chấp của nước Mỹ, là một phần của cuộc “mặc cả với Quỷ” mà Tổng thống
Barrack Obama đã mắc phải ngay từ lúc nhậm chức và quên lời hứa sẽ mạnh tay với chủ
nghĩa con buôn Trung Quốc. Ởđây, chúng ta cần nhớ rõ rằng trong chiến dịch tranh cử
2008, tại các bang công nghiệp chủ chốt vẫn còn đang do dự như Illinois, Michigan, Ohio,
và Pennsylvania, ứng cử viên tổng thống Barack Obama đã hứa đi hứa lại rằng sẽ chấm dứt
các thủ đoạn thương mại không công bằng của Trung Quốc.
Nhưng từ khi nhậm chức, Bộ Tài chính của Tổng thống Obama, dẫn đầu bởi
Timothy Geithner như đã đề cập ở trên, đã từ chối nhiều lần việc quy tội Trung Quốc
là quốc gia thao túng tiền tệ. Đáng tiếc là, chính một lời quy tội như vậy sẽ cho phép
Hoa Kỳ áp đặt các nghĩa vụ bồi hoàn thích hợp, nhằm loại bỏ một trong các vũ khí
quan trọng nhất của chủ nghĩa con buôn Trung Quốc. Nhưng thay cho việc thực thi lời
hứa khi tranh cử, Tổng thống Obama đã chọn một cuộc mặc cả nguy hiểm với Quỷ:
“Ngài, T rung Quốc, hãy tiếp tục mua trái phiếu của chúng t ôi, đổi lại chúng tôi sẽ
không áp dụng bất kỳ hành động nào đáng kể để cải cách mậu dịch”. Bằng cách này,
Tổng thống đã sai lầm khi đặt chính trị và nhu cầu t ài chính trước mắt của nội các ông
ta lên trên triển vọng phục hồi kinh tế dài hạn của Hoa Kỳ. Đây là sai lầm chết người,
bởi vì cho dù có mượn bao nhiêu nghìn tỷ “đô-la Walmart” từ Trung Quốc để ném vào
nền kinh tế Mỹ, những đồng tiền kích thích này cũng sẽ không tạo nên khác biệt, cho
đến khi nào chúng ta đạt được cải cách tiền tệ tích cực với Trung Quốc.
Hoa Kỳ mắc kẹt trong thang máy kinh tế toàn cầu
Quan sát từ trên cao 10.000 mét, việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc không
chỉ làm tổn hại kinh t ế M ỹ. Nó đe dọa xé tan toàn bộ cấu trúc kinh tế toàn cầu và cơ
cấu tự do mậu dịch. Vấn đề là ở chỗ: bất cứ khi nào đồng đô-la giảm so với các loại
tiền t ệ khác như euro, real, won, hay yên – chuyện bây giờ xảy ra thường xuyên – thì
đồng tệ cũng rớt giá theo nó. Đến lượt nó, việc rớt giá của nhân dân tệ so với các đồng
tiền khác lại cung cấp cho con buôn Trung Quốc một mũi dùi sắc bén hơn chống lại
các đối thủ cạnh tranh khắp thế giới, từ châu Âu và Braxin cho đến Nhật Bản và Hàn
Quốc. H ệ lụy là nhu cầu xuất khẩu suy giảm đã dẫn châu Âu vào cơn vật vờ kinh tế,
cũng như kéo dài thêm sự tăng trưởng uể oải của Nhật Bản vốn đã lê thê cả chục năm
nay. Trong khi đó, lạm phát chồm lên ở các quốc gia như Úc và Braxin, do các dòng
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
19
tiền nóng đầu cơ đổ vào và do sự tăng giá nguyên liệu cơ bản mà có thể truy ngược
trực tiếp là do đồng tệ được định giá thấp.
Qua tất cả các điều này – và bất chấp các lời kêu gọi lặp đi lặp lại từ các định
chế như Quỹ T iền tệ Quốc tế và N gân hàng Thế giới – Trung Quốc đã áp dụng các
biện pháp cứng rắn nhất có thể để chống lại cải t ổ. Đường lối cứng rắn này xuất phát
ngay từ cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc; như một câu ngạn ngữ nói: “cá ươn từ
đầu xuống”.
Ví dụ, hãy xét câu trả lời đầy ngờ vực của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trước áp lực
đòi định giá lại đồng t ệ của các t hành viên khác trong khối G-20. Thủ tướng Ôn nói:
”Trước tiên, tôi không nghĩ đồng tệ được định giá thấp”. Đúng đấy, ngài Ôn, cũng như
không khí ở Bắc K inh thì trong lành, người Tây Tạng mong muốn là một phần của
Trung Quốc, người dân được phát biểu tự do ở Thượng H ải, và phi thuyền thăm dò
M ặt Trăng của Trung Quốc cho thấy chị Hằng được tạo ra từ phó mát Thụy Sĩ.
Trong thực t ế, với các kiểu trả lời vô lý như vậy trước áp lực quốc t ế của các
lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc, thật khó để nói việc chối bỏ mình đang thao t úng
tiền t ệ của Trung Quốc là giống với bi kịch Shakespear hay hài kịch của M olière. Sau
cùng, trong số các quốc gia hưởng lợi từ một đồng nhân dân tệ mạnh hơn, Trung Quốc
là nước hưởng lợi nhất.
Đầu tiên, một đồng tệ mạnh lên sẽ khắc phục lạm phát đang gia tăng nhanh chóng ở
Trung Quốc, vì một đồng tệ mạnh sẽ hạ nhiệt giá dầu, nguyên liệu, và vô số chi phí đầu vào
mà Trung Quốc cần để vận hành các nhà máy. Như một phần thưởng chống lạm phát quan
trọng, một đồng tệ mạnh cũng nhanh chóng chặn đứng các dòng tiền nóng đầu cơ đang thổi
phồng cả thị trường chứng khoán và bong bóng nhà đất Trung Quốc.
Điều quan trọng nhất là đồng tệ mạnh sẽ cải t hiện đáng kể sức mua của người
tiêu dùng nghèo khó ở Trung Quốc. Bằng cách này, cải cách tiền tệ sẽ làm Trung Quốc
ít phụ thuộc hơn nhiều vào mức xuất khẩu ra thị trường thế giới –một điểm yếu được
mô tả như gót chân Achilles của mô hình tăng trưởng Trung Quốc.
Không may, các lãnh đạo Trung Quốc từ chối chấp nhận lý lẽ thuyết phục của
thông điệp này. Thay vào đó, họ bảo vệ quan điểm không khoan nhượng bằng tuyên
bố rằng đồng tệ mạnh lên sẽ hủy hoại nền kinh t ế Trung Quốc do xuất khẩu sẽ giảm
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
20
mạnh. Nhưng đó cũng là một cách khác để nói phương thức duy nhất giữ Trung Quốc
tiếp tục phát triển là bằng cách làm nghèo đi phần còn lại của thế giới. Đây cũng rất có
thể là thông điệp cho thấy một trong những mục tiêu quân sự và chiến lược lâu dài của
Trung Quốc chính là làm nghèo phần còn lại của thế giới và đặc biệt là làm suy nhược
nền kinh tế và nền tảng sản xuất của Mỹ.
Bảng 2: Báo cáo nhập siêu của Mỹ đang phát triển với Trung Quốc năm 2012
Đơn vị: triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị nhập siêu của Mỹ
đối với Trung Quốc
268.039 226.877 273.041 298.392 315.095
(Nguồn:
2.3 Phản ứng của các nước trên thế giới hiện nay để đối phó với Trung Quốc sau
khi bị mất cân bằng thương mại trầm trọng.
Phản ứng từ phía Mỹ
Mỹ có động cơ to lớn gây sức ép buộc đồng nhân dân tệ phải tiếp tục tăng giá
bởi các nguyên nhân sau:
Trước hết là nguyên nhân về chính trị. Nền kinh tế Trung Quốc giờ đây đang
nằm trong danh sách 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thực lực và tham vọng về kinh tế,
chính trị và quân sự của Trung Quốc luôn là một nguy cơ đối với Mỹ và là điểm nóng
trong mối quan hệ giữa hai nước. Nước Mỹ rất lo ngại về sự lớn mạnh dường như
không gì cưỡng lại nổi của Trung Quốc đã làm thay đổi cán cân quyền lực và ảnh
hưởng không chỉ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà còn trên phạm vi toàn
thế giới. Vì vậy, gây sức ép buộc đồng nhân dân tệ tăng giá, qua đó làm giảm thặng dư
thương mại của Trung Quốc là một cách từ chối tiếp tục “tiếp tay cho địch”.
Về kinh t ế, thâm hụt thương mại của M ỹ đối với Trung Quốc đã t ăng lên mức
kỷ lục 232,5 tỷ USD trong năm 2006, mức thâm hụt lớn nhất mà M ỹ từng có đối với
một đối tác t hương mại. Trong khi đó thặng dư t hương mại hàng năm của Trung Quốc
vào t hời điểm đó đã vượt 100 tỷ USD và dữ trự ngoại hối cũng trên 800 tỷ U SD (theo
nghiên cứu của Frankel 2006, Zhang and Pan 2004), vì thế các học giả Mỹ cho rằng
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
21
đồng nhân dân tệ đã được định giá t hấp hơn so với giá trị thực tế từ 15 đến 35% và cần
phải tăng mức tối thiểu một lần là 15%. Về vấn đề Mỹ nóng vội như vậy trong việc
gây sức ép Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ là do ba lý do chính sau.
Thứ nhất, nhìn từ mục tiêu ngắn hạn, T rung Quốc chỉ cần liên hệ đến kế hoạch
của Mỹ do Chính quyền Obama đưa ra là t ăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu trong
vòng 5 năm tới, cũng như sự phụ thuộc cao độ vào xuất khẩu trong quá trình phục hồi
của nền kinh tế Mỹ, thì đã có thể thấy việc các chính khách quan trọng của Mỹ gây sức
ép với Trung Quốc, t hị trường nhiều khả năng trở thành điểm đến xuất khẩu lớn nhất
của hàng hóa M ỹ, yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ là rất rõ ràng.
Thứ hai, cùng với suy thoái của k inh tế toàn cầu, con số thâm hụt tài chính
khổng lồ của M ỹ cũng như tỷ lệ thất nghiệp trong nước Mỹ, khiến rất nhiều người Mỹ
lo ngại về khoản trái phiếu Mỹ mà Trung Q uốc có tron g t ay. Một mặt người Mỹ lo
ngại Trung Quốc bất ngờ giảm bớt lượng nắm giữ trái phiếu sẽ tạo ra đòn tấn công rất
lớn đối với nền kinh tế Mỹ. Mặt khác cũng lo ngại sự gia tăng trái phiếu Mỹ mà Trung
Quốc nắm giữ trong tay sẽ khiến cho sự phụ thuộc t ài chính của Mỹ vào Trung Quốc
gia tăng. Vậy là gây sức ép để đồng nhân dân tệ t ăng giá, khiến cho giá trị trái phiếu
Mỹ mà Trun g Q uốc có trong t ay thu hẹp ở mức độ lớn, trở thành biện pháp chiến lược
quan trọng để Mỹ giảm bớt nợ nần.
Thứ ba, đồng nhân dân tệ đang tiến theo phương hướng thực hiện tự do chuyển
đổi và trở thành đồng tiền quốc t ế quan trọng, điều này không chỉ khiến cho nhu cầu
của quốc tế đối với đồng đôla M ỹ giảm mạnh, mà khá nhiều nước có kim ngạch mậu
dịch lớn với Trung Quốc, trong đó bao gồm ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, N ga do
ngày càng nhiều giao dịch thương mại được thanh toán bằng đồng nhân dân tệ, cho
nên giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng đôla M ỹ, từ đó khiến cho địa v ị quốc tế của đồng
đôla M ỹ, thực tế cũng chính là địa vị bá chủ toàn cầu của Mỹ chịu sự đe dọa nghiêm
trọng. Vì thế, đối mặt với Trung Quốc ngày c àng trỗi dây, kiên trì vấn đề tỷ giá đồng
nhân dân tệ, ép Trung Quốc t ăng giá đồng nhân dân tệ, gây sức ép đối với đồng nhân
dân t ệ, bảo vệ địa vị đồng tiền quốc tế của đồng đôla Mỹ, có thể nói là sự lựa chọn tất
yếu của Mỹ.
Quan điểm của Washingt on từ lâu vẫn là Bắc Kinh đang ghìm giữ tỷ giá đồng
Nhân dân t ệ ở mức thấp hơn giá trị thực, nhằm t húc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng của
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
22
nền kinh tế Trung Quốc, gây bất lợi cho hàng xuất khẩu của các quốc gia khác, đặc
biệt là M ỹ. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng, nếu tỷ giá Nhân dân t ệ gia
tăng, thì đó có thể là cách để tạo thêm khoảng nửa triệu việc làm nữa cho người Mỹ
trong vòng 2 năm tới, mà không làm gia tăng nợ công hay thâm hụt ngân sách của M ỹ,
đồng thời sẽ làm giảm thâm hụt thương mại M ỹ và bình ổn hệ thống kinh tế quốc tế.
Mặc dù Trung Quốc gần đây đã tăng cường sự linh hoạt cho tỷ giá Nhân dân tệ
và tỷ giá đồng tiền này so với USD cũng diễn biến theo chiều hướng tăng, Washington
vẫn gia tăng sức ép với Bắc Kinh trong vấn đề tỷ giá.
Thượng nghị s ĩ bang New York Charles Schumer đe dọa nếu như đồng nhân
dân tệ không t ăng giá, thì tất cả hàng hóa của Trung Quốc đi vào thị trường M ỹ đều
phải nộp thêm khoản thuế tỷ giá là 27,5% và Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những đòn
trả đũa mang tính chính sách của Mỹ.
Ngoài ra, cũng trong tháng 3/2010, Mỹ ban bố "quốc sách xuất khẩu". Thay vì,
mở rộng thị trường để nhập khẩu từ các nước và dùng đó làm lợi thế ngoại giao và an
ninh, ngày nay Mỹ phải hạn chế nhập khẩu và đẩy bộ máy công quyền vào hỗ trợ
doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người dân
Phản ứng của các tổ chức và quốc gia khác
Sau Mỹ, đến lượt những nước đang phát triển như Braz il và Ấn Độ cũng cho
rằng Trung Quốc nên bắt đầu thay đổi chính sách đối với đồng nhân dân tệ. Sự t ăng
giá của đồng nhân dân t ệ rất cần thiết đối với sự cân bằng của kinh t ế thế giới. Nếu
Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ, t ác động tích cực sẽ sớm xuất hiện. Nếu một số
nước kiểm soát tỷ giá hối đoái và cố giữ chúng ở mức thấp, những tác động tiêu cực sẽ
rơi vào các nước thả nổi tỷ giá.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng lên tiếng ủng hộ Mỹ trong việc kêu gọi Trung
Quốc xem xét nâng giá trị nhân dân tệ. Bởi theo đánh giá của IMF, chính sách thương
mại của Trung Quốc có bất lợi cho các nền kinh t ế khác. Chỉ riêng việc giữ giá nhân
dân tệ ở mức thấp cũng đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động xuất khẩu của các nền
kinh t ế đang phát triển khác, chứ không chỉ riêng với M ỹ, châu Âu và Nhật Bản. Tại
hội nghị thượng đỉnh Âu - Á mới đây, Chủ tịch EU và Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn
mạnh với Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo rằng châu Âu mong muốn Bắc Kinh
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
23
phải ấn định một tỉ giá chuyển đổi nhân dân tệ tương xứng với đồng euro để tránh hạn
chế xuất khẩu của châu Âu và từ đó tăng trưởng của châu Âu không bị ảnh hưởng.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
24
KẾT LUẬN
Qua những phân t ích phân tích những tác động cũng như ảnh hưởng của việc
định giá thấp đồng nhân dân tệ của Trung Quốc t a thấy rõ nó t ác động lớn thế nao đến
thương mại toàn cầu mà điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế các nước trên
thế giới qua đó ảnh hưởng đến t oàn bộ người lao động trên toàn thế giới. Sự mất cân
bằng thương mại toàn cầu không thể kéo dài mãi mãi, một mình Trung quốc được lợi
trong khi phần còn lại của thế giới chịu thiệt thòi Nếu không điều chỉnh thì toàn bộ nền
kinh tế toàn cầu sẽ bị trả giá, lúc đấy hậu quả sẽ vô cùng lớn.
Từ năm 2008 đến nay liên tiếp các cuộc khủng khoảng kinh tế diễn ra ở các khu
vực k inh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ và đến Châu Âu. Với hàng loạt các cuộc
giải cứu kinh t ế khổng lồ mà cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng nào cuộc
khủng khoảng đã kết thúc hoàn toàn
Nhưng dưới sức ép của thế giới tiêu biểu là Hoa Kỳ thì Trung quốc vẫn còn rất
chần chừ trong việc tăng giá đồng nhân dân t ệ bởi lợi ích của Quốc gia Trung Quốc
hay các tài phiệt quốc tế mà ảnh hưởng trực t iếp thì cuối cùng vẫn là người dân lao
động toàn thế giới.
Đó là vấn đề lớn mà các nước lớn đang cố ghắng t ìm cách giải quy ết và gây áp
lực với Trung Quốc , với các biện pháp đưa ra chúng ta h i vọng vấn đề sẽ được giải
quyết trong thời gian tới.
Tiểu luận môn học Tài chính quốc tế GVGD: TS. Mai Thu Hiền
25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Tài chính quốc tế -
Tác giả: GS.TS. Lê Văn Tư. Thạc sĩ Nguyễn Quốc Khánh.
Nhà xuất bản: Nxb Lao động Xã hội
2. Giáo trình: Tài Chính Quốc Tế
Tác giả: PGS. TS Phan Thị Cúc
Nhà xuất bản: Nxb ĐHQGHN
3. Nguồn thông tin trên Internet
-vi.wikipedia.org
-cafef.vn
-Vneconomy.vn
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_14_tcqt_7847.pdf