Đề tài Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An

PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Là cửa ngõ nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, được kết nạp chính thức vào thành viên của Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam ( KTTĐPN ) từ năm 2000, lại nằm trong vành đai dãn nở công nghiệp và đô thị của trung tâm kinh tế lớn thành phố Hồ Chí Minh, Long An có lợi thế rất lớn trong cơ hội nâng cao năng lực sản xuất, trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, trong trao đổi buôn bán quốc tế và đặc biệt là việc sớm tiếp thu và ứng dụng các thành tựu khoa học trong sản xuất, trong quản lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với xuất phát điểm thấp hơn so với các Tỉnh trong vùng KTTĐPN do kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, đã làm hạn chế cơ hội thu hút đầu tư vào địa bàn Tỉnh Long An. Với vị trí và những điều kiện thuận lợi sẵn có, để có thể phát triển, hội nhập nhanh vào Vùng KTTĐPN thì vai trò của đầu tư công trên địa bàn Tỉnh là một yếu tố quan trọng. Để tìm hiểu sự tác động của đầu tư công với tăng trưởng kinh tế của Tỉnh trong thời gian qua, tôi đã lựa chọn đề tài: “Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Long An trong thời gian qua. Từ đó, đưa ra các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp lãnh đạo Tỉnh có chính sách đầu tư hợp lý để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao và ổn định trong dài hạn. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài được thiết kế nghiên cứu theo các bước và quy trình như sau: Lý thuyết đầu tư Đầu tư công Thiết kế mô hình phân tích các chỉ tiêu Thu thập và xử lý số liệu Kết quả và kết luận - Bước 1: nghiên cứu các lý thuyết đầu tư công. - Bước 2: từ các mô hình lý thuyết, chọn mô hình phù hợp để thiết kế phân tích tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. - Bước 3: thu thập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS qua mô hình hồi bội. - Bước 4: sử dụng kết quả tính toán, kết luận vấn đề nghiên cứu và minh chứng cho lý thuyết. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: tác động đầu tư của khu vực công đến tăng trưởng kinh tế của Tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: được thực hiện trên địa bàn Tỉnh Long An trong giai đoạn 1987-2007 5. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Góp phần đánh giá đúng tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Tỉnh. - Đề xuất các giải pháp, khuyến nghị để thực hiện đầu tư công có hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao và bền vững trong dài hạn. - Có thể giúp cho lãnh đạo Tỉnh tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách đầu tư và phân bổ vốn đầu tư công có hiệu quả hơn. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Đề tài được kết cấu thành 3 chương chính, bao gồm: Chương 1: Tổng quan về lý thuyết đầu tư. Chương 2: Đánh giá thực trạng đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế Tỉnh Long An. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Long An.

pdf76 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3267 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g các Nghị quyết của Đảng, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh. Thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Long An đã có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể nhằm phát triển kết cấu hạ tầng trong từng lĩnh vực, Tỉnh đã vận dụng nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là chính sách xã hội hoá, khuyến khích, thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Các chính sách tập trung vào việc đẩy mạnh huy động các nguồn lực để ưu tiên cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng xã hội… Giai đoạn từ 1987-1997 giai đoạn này cơ cấu kinh tế của Tỉnh được xác định là nông nghiệp - công nghiệp - thương mại, dịch vụ. Đầu tư khu vực công chủ yếu tập trung vào kết cấu hạ tầng kinh tế nhằm tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư. Trong đó, đầu tư cho ngành nông nghiệp mà chủ yếu là kết cấu hạ tầng vùng Đồng Tháp Mười để khai hoang phục hoá, ngăn lũ, nâng cao năng suất nông nghiệp chung cả Tỉnh, ổn định đời sống nông dân. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 44 Sơ đồ 2.6: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1987-1997 Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1987-1997 QL nhà nước 2,2 Khác 1,8% Giáo dục 8% Văn hoá 4% Xây dựng 5% Y tế 7% Giao thông 25% Nông nghiệp 37% Xây dựng 10% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An Giai đoạn 1998-2007 cơ cấu kinh tế của Tỉnh được xác định là công nghiệp - nông nghiệp - thương mại, dịch vụ. Giai đoạn này cơ cấu đầu tư có sự thay đổi rất rõ rệt, đầu tư khu vực công tập trung mạnh vào đường sá, hạ tầng ngoài hàng rào các khu cụm công nghiệp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo bước đột phá trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 45 Sơ đồ 2.7: Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1998-2007 Cơ cấu đầu tư giai đoạn 1998-2007 Văn hoá 3% QL nhà nước 2,8% Giáo dục 20% Y tế 10% Cấp nước 5% Khác 4,2% Nông nghiệp 15% Xây dựng 5% Giao thông 35% Nguồn : Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An 2.1.2.3. Kết quả và hạn chế của đầu tư công trên địa bàn Tỉnh Long An 2.1.2.3.1. Kết quả đạt được  Về kinh tế Cơ cấu đầu tư đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như các Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ, kết quả đạt được rất khả quan:  Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP bình quân đầu người tăng 11,6%/năm. Bình quân giai đoạn 1992-1996 (8,6%) GDP tăng 2,1% so với giai đoạn 1987-1991 (6,7% ). Giai đoạn 2002-2007 (12,6%) GDP tăng gần gấp đôi giai đoạn 1997-2001 (6,4%).  Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 15,6% năm 1995 lên 22,5% năm 2000 và lên 27% năm 2007; tỷ Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 46 trọng giá trị nông - lâm - thuỷ sản giảm từ 48% năm 2000 xuống còn 42,6% năm 2007.  Về kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội  Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bám sát vào bốn chương trình kinh tế trọng điểm của Tỉnh; hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh được hoàn thiện hơn; bước đầu cải thiện được môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, điều kiện sống khu vực nông thôn được nâng lên rõ rệt + Tính đến năm 2007 đã xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, các cụm, tuyến dân cư và các cơ sở y tế, giáo dục, các chợ trung tâm vượt đỉnh lũ lịch sử năm 2000, tạo điều kiện phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nói chung và mục tiêu an toàn dân cư trong vùng lũ nói riêng. Đã có 85% xã vùng lũ có đường ô tô đến trung tâm xã; 3/8 thị trấn vùng lũ và 5/8 thị trấn vùng lũ đã được đê bao, đã hoàn thành san nền 184/184 cụm tuyến dân cư vượt lũ với 20 cụm tuyến được xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã giao nền cho 20.000/35.000 hộ dân. + Hệ thống giao thông, điện, nước phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp được cải thiện đáng kể. Đường bộ: nếu giai đoạn 1987-1997 Tỉnh có 1.188 km đường bộ, trong đó có 142 km đường nhựa, chiếm tỷ lệ 12% thì đến thời điểm cuối năm 2007, toàn Tỉnh có 1.698 km đường bộ, tăng 30% so với giai đoạn 1987-1997, tỷ lệ đường nhựa chiếm 36%. Mật độ đường là 0,34 km/km2 và 0,99 km/1.000 dân, thấp hơn bình quân chung toàn vùng ĐBSCL (0,71km/km2 và 1,62km/1.000 dân). Tỷ lệ đường nhựa chiếm 43% trong tổng số đường ô tô, tăng 40% so với thời kỳ 1987-1997. Đường thuỷ: trên địa bàn Tỉnh Long An có 2.651km đường thủy được đưa vào cấm mốc chỉ giới. Mật độ giao thông thủy theo diện tích đạt 0,59 km/km2, theo dân số đạt 1,90 km/1.000 dân, mạng lưới đường Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 47 thủy của Tỉnh được phân bố khá đều khắp, tạo thuận lợi cho việc khai thác vận tải và đi lại của nhân dân, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận tải do trong thời kỳ 1987-1997 Tỉnh đã tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng để khai hoang phục hoá, thau chua rửa mặn vùng Đồng Tháp Mười. Hệ thống giao thông của Tỉnh được đánh giá ở mức trung bình khá so với sự phát triển chung toàn ngành và so với các Tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, sự phát triển hạ tầng giao thông của Tỉnh trong thời gian qua mặc dù đã có định hướng và đầu tư đáng kể, nhưng chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đặt ra, nguồn vốn đầu tư cần là rất lớn. Công nghệ thông tin và truyền thông: trên địa bàn Tỉnh Long An hiện nay có tất cả 24 bưu cục, trong đó có 1 bưu cục cấp 1 trung tâm đặt tại thị xã Tân An, còn lại là các bưu cục huyện, xã. Bên cạnh hệ thống các bưu cục, mạng lưới các điểm bưu điện văn hóa xã của Tỉnh phát triển rất nhanh, từ 70 điểm năm 2000, đến năm 2005 đã có 131 điểm và đến 2007 lên đến 216 điểm. Thực hiện chương trình mở rộng tổng đài EWSD Tỉnh Long An, gồm 24.176 số giai đoạn 2003-2004 và 10.496 số giai đoạn 2004- 2005, trong đó có 27 vệ tinh được mở rộng dung lượng và 11 vệ tinh được lắp đặt mới. Hiện nay, tổng dung lượng toàn Tỉnh đạt 107.038 số, đưa vào sử dụng 105.996 số, đạt hiệu suất sử dụng 99,02%. Hiện nay, tất cả các địa phương xã phường trong Tỉnh đều có đường dây điện thoại, tạo thuận lợi cho việc thông tin liên lạc của người dân, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa của Tỉnh. Mật độ máy điện thoại trang bị năm 2004 bình quân đạt 7,57 máy/100 dân, đến cuối Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 48 năm 2007 tăng lên 23,75 máy/100 dân, về trước 1 năm so với chỉ tiêu mà Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ Long An đề ra. Cấp nước sinh hoạt: tổng công suất cấp nước sạch của các đô thị của Tỉnh đạt 63.000m3/ngày đêm, tăng 50% so với giai đoạn 1987- 1997. Tuy nhiên với dân số 1,4 triệu người và nước sạch cung cấp bình quân đầu người còn thấp vì thế nước sạch đang là một nhu cầu cấp thiết. Cấp nước cho sản xuất sản xuất công nghiệp: đến năm 2007 Long An có 7.708 cơ sở công nghiệp đang hoạt động, quy mô doanh nghiệp lớn hơn và nhu cầu sử dụng nước cao hơn. Nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay khai thác từ nguồn nước ngầm đã đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất trước mắt, trong tương lai cần có quy hoạch mở rộng đến 1 triệu m3/ngđ. Cấp điện: Long An có lưới truyền tải điện 220kV Phú Lâm – Cai Lậy và 220kV Cai Lậy – Phú Mỹ chạy ngang qua, tuy vậy Tỉnh vẫn chưa có trạm 220kV (đang xây dựng), nên nguồn cung cấp điện của tỉnh chủ yếu từ 3 trạm 220kV Cai Lậy, Nhà Bè và Phú Lâm. Tổng chiều dài đường dây trung thế toàn Tỉnh là 2.901,74km Toàn bộ lưới điện phân phối của Tỉnh đang vận hành ở 2 cấp điện áp 15kV và 22kV, hiện đã có 100% xã, phường, thị trấn có điện, tỷ lệ hộ có điện là 95%.  Nét nổi bật trong đầu tư công là Tỉnh đã điều hành khá thành công 4 chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần VII và chương trình phát triển vùng hạ - Đã tập trung vào đào tạo nghề, tạo thị trường lao động qua hội chợ việc làm, thực hiện đề án xuất khẩu lao động, đặc biệt là kết hợp Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 49 lồng ghép với chương trình mục tiêu quốc gia, hoạt động thu hút đầu tư trong, ngoài nước…,đã giải quyết việc làm cho trên 200.000 lao động, xuất khẩu 1200 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 15,3% năm 2000 lên 25% năm 2005, giảm tỷ lệ lao động không có việc làm từ 5,4% xuống còn 4,8%, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động; tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 42% lên 48% và tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 58% xuống còn 52%. Hoạt động xoá đói giảm nghèo được triển khai tích cực đến tận cơ sở; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo, xã biên giới, xã vùng hạ, dự án xây dựng mô hình xã thoát nghèo. Đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,8% xuống còn 2,88%, số xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 15% giảm từ 38 xã xuống còn 2 xã. - Nguồn nhân lực ngày càng được nâng lên về số lượng và chất lượng. Đến cuối năm 2007 có 95,3% cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp Tỉnh có trình độ Đại học và Cao cấp chính trị; cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp huyện có 78,1% đạt trình độ Đại học và 92% có trình độ Cao cấp chính trị; cán bộ chủ chốt cấp xã phường có 90% tốt nghiệp Phổ thông trung học và 45% Trung cấp chính trị; nâng tỷ lệ xã có Bác sĩ lên 80%, đào tạo thêm 150 cán bộ sau Đại học , trong đó có 8 Tiến sĩ. Với những thành tựu đã đạt được, tại Đại hội lần thứ VIII (2005- 2010) Tỉnh Đảng bộ đã xác định “Khâu đột phá để thu hút đầu tư nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng là đẩy mạnh phát triển đầu tư công, đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, ưu tiên vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực khác để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp đi liền với xây Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 50 dựng đồng bộ các điểm dân cư mới, bảo đảm điều kiện sống cho người lao động. Trong đó, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng để sớm đưa vào khai thác 5.000 ha đất xây dựng công nghiệp và phát triển kết cấu hạ tầng về giao thông, điện, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường, bưu chính viễn thông cho các khu, cụm công nghiệp để nâng cao khả năng thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài”. - Hạ tầng trong và ngoài các khu cụm công nghiệp, dân cư và đô thị được tập trung đầu tư tạo điều kiện thu hút trực tiếp của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài: đã quy hoạch 20 khu, cụm công nghiệp với tổng diện tích hơn 8.600 ha, trong đó có 3 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, thu hút 300 dự án đầu tư trong nước và 230 dự án đầu tư nước ngoài. Tổng vốn dự án thu hút năm 2001 bằng 41% so với cả thời kỳ 1987-2000 và liên tục tăng bình quân 40%/năm so với năm 2000. 2.1.2.3.2. Hạn chế trong đầu tư công của Tỉnh  Bố trí đầu tư dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa mang tính mang tính đột phá do nguồn vốn có hạn Việc phân bổ vốn đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung cao theo cơ cấu, chưa gắn công tác quy hoạch với kế hoạch đầu tư phát triển. Trong phân bổ đầu tư còn dàn đều trên tất cả các lĩnh vực do xuất phát điểm kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Tỉnh thấp nên nhu cầu đầu tư các ngành đều bức thiết như nhau. Trong lựa chọn đầu tư, chưa có phương pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng để từ đó có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục. Hiện tại các dự án đầu tư của Tỉnh còn quá sơ sài, còn nhiều nhược điểm, chưa có dự án đầu tư Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 51 công nào phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội. Phương pháp phân tích chi phí vòng đời chưa được áp dụng trong so sánh chọn lựa phương án.  Hiệu quả kinh tế đầu tư công chưa cao, thể hiện qua hệ số ICOR luôn cao hơn ICOR chung của toàn Tỉnh và khu vực tư . Kết quả cho thấy là hệ số ICOR chung trên địa bàn Tỉnh có chiều hướng giảm dần qua các giai đoạn, điều này chứng tỏ đầu tư trên địa bàn ngày càng có hiệu quả, giai đoạn 2002-2007 giảm 1,25 lần so với giai đoạn 1997-2001. Các hệ số này có nghĩa là: trong giai đoạn 1997-2001 phải đầu tư 4,59 đồng để tạo thêm một đồng GDP thì giai đoạn 2002-2007 chỉ cần đầu tư 3,67 đồng để tạo thêm một đồng GDP. Tuy nhiên, nếu xét từng khu vực thì hệ số ICOR khu vực công luôn cao hơn khu vực tư, theo lý thuyết nghĩa là đầu tư khu vực công chưa đạt hiệu quả cao như khu vực tư do đầu tư khu vực công chủ yếu là hàng hoá công cộng, có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu. Sơ đồ 2.8: Hệ số ICOR các khu vực Hệ số ICOR các khu vực 5,55 4,25 4,59 3,67 5,64 10,36 17,81 5,77 6,91 3,14 2,96 3,27 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1987-1991 1992-1996 1997-2001 2002-2007 Toàn tỉnh Khu vực công Khu vực tư Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 52  Có sự thất thoát và lãng phí trong đầu tư công qua các cuộc thanh tra và kiểm toán với tỷ lệ trên 20%. Năng lực chủ đầu tư và tư vấn hạn chế, chủ trương chuẩn bị đầu tư quá nhiều nhưng nguồn lực không đủ để cân đối dẫn đến lãng phí chi phí chuẩn bị đầu tư. Áp dụng phổ biến hình thức chỉ định thầu trên cơ sở tách nhỏ các hạng mục của dự án nên không tiết kiệm được vốn. Ngoài ra, chưa có biện pháp chế tài các hợp đồng xây dựng, nhiều dự án lớn có tiến độ chậm, làm giảm đi hiệu quả kinh tế, làm mất đi cơ hội thu hút đầu tư.  Chưa huy động được các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư, chính sách xã hội hoá đầu tư chưa phát huy, tổng nguồn vốn chi đầu tư công phần lớn do nhà nước đảm nhận.. Chi đầu tư hàng hoá công của Tỉnh phần lớn do ngân sách nhà nước đảm nhận, chưa thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia xây dựng. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm đi tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của Tỉnh do ngân sách nhà nước không cân đối được cung và cầu trong đầu tư. 2.1.2.3.3. Nguyên nhân hạn chế Nhìn chung, thời gian qua tuy phải đối mặt với những khó khăn thách thức khó lường nhưng Tỉnh đã cố gắng cân đối hàng năm 20% tổng chi ngân sách cho đầu tư công để giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân khá cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi tích cực, tiếp tục phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, ổn định đời sống nhân dân, an ninh chính trị được giữ vững. Đạt được kết quả đó là nhờ tinh thần đoàn kết, phấn đấu của toàn Đảng bộ và nhân dân, các ngành, các cấp. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 53 Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại trong một số lĩnh vực, nguyên nhân có thể là: Môi trường kinh tế thế giới biến động bất lợi đến quá trình thu hút đầu tư, tổ chức sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Những biến động lớn về thị trường trong nước như thị trường bất động sản, giá cả nông sản phẩm hàng hóa bấp bênh, thiên tai lũ lụt thường xuyên đe dọa.  Công tác tổ chức chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch còn có những mặt yếu kém. Năng lực quản lý nhà nước còn bất cập, trình độ cán bộ chưa theo kịp xu thế phát triển. Việc triển khai thực hiện 4 chương trình trọng điểm có nơi có lúc chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực. Công tác kiểm tra, đôn đốc không thường xuyên và thiếu các giải pháp khả thi.  Trong điều kiện còn quá nhiều khó khăn, các nhu cầu bức xúc còn quá lớn, nguồn lực lại có hạn nên việc đầu tư còn mang tính dàn trải, thiếu tính tập trung cho các mục tiêu trọng điểm. 2.1.2.3.4. Bài học kinh nghiệm từ thực trạng đầu tư công 20 năm qua Một là: Nắm vững chủ trương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cụ thể hoá bằng các mục tiêu, chương trình, các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế, đặc thù của địa phương. Trong từng ngành, từng cấp, từng lĩnh vực phải xây dựng các chương trình dự án cụ thể; định hướng phát triển chung phải toàn diện nhưng phải xác định cho được nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm phải biết chọn khâu đột phá để phát huy nội lực và lợi thế so sánh đồng thời tranh thủ nắm bắt, khai thác yếu tố ngoại lực. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 54 Hai là: Trong tổ chức thực hiện phải có giải pháp cụ thể khả thi, trong chỉ đạo điều hành phải kiên quyết, linh hoạt sáng tạo; phải tạo ra sự liên kết, gắn bó chặt chẽ giữa ngành với ngành, giữa ngành với lãnh thổ. Kịp thời tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình mới hiệu quả, khơi dậy và phát huy các tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế. Tiếp cận và giải quyết, xử lý đúng đắn kịp thời các vấn đề mới cũng như các tồn tại, vướng mắc của các đơn vị kinh tế cơ sở. Trong quản lý, điều hành kinh tế, chú trọng công tác kế hoạch hoá, kết hợp chặt chẽ quy hoạch, kế hoạch cho trung hạn và kế hoạch hàng năm. Tránh các yếu tố tự phát, nóng vội làm ảnh hưởng đến mục tiêu chung và sự phát triển bền vững. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong tổ chức và quản lý. Mạnh dạn phân cấp quản lý cho cấp cơ sở, gắn liền trách nhiệm và quyền hạn trong giải quyết nhiệm vụ, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát của cấp trên. Ba là: Chủ trương phải hợp lý có lựa chọn và cân nhắc, trong bố trí đầu tư tránh bố trí dàn trải, cần tập trung hơn cho các công trình trọng điểm mang tính đột phá góp phần quyết định trong thu hút đầu tư cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, cần tập trung đầu tư cho những công trình bức xúc ở những địa phương đặc biệt khó khăn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân đảm bảo tính cân đối, bền vững trong phát triển kinh tế. Chủ động thu hút đầu tư bằng những chương trình, dự án cụ thể. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao vai trò quyết định của nguồn nội lực và tranh thủ tối đa nguồn ngoại lực FDI, ODA, BT, BOT,...để đẩy mạnh đầu tư và bố trí đầu tư theo kế hoạch. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 55 Phát huy các cực phát triển tạo đà lôi kéo, lấp bớt lỗ trống những lĩnh vực chậm phát triển đưa mặt bằng kinh tế đi lên. Có kế hoạch tạo, sử dụng lợi thế trong trung và dài hạn. Bốn là: Chú trọng hơn đến chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là quan tâm đầu tư cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt chiến lược xây dựng và phát triển đội ngủ cán bộ, nhất là cán bộ khoa học, cán bộ đầu đàn có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống lành mạnh, có trình độ chuyên môn cao, có tư duy sáng tạo, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp đáp ứng nhu cầu tổ chức, quản lý phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới. Năm là: Phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng phải gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, nâng cao dân trí, nâng cao năng lực khoa học công nghệ. 2.2. Đánh giá tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An 2.2.1. Chọn mô hình phân tích Từ lý thuyết các mô hình tăng trưởng ở chương 1, ta thấy các nhà kinh tế đều kết luận rằng có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế và họ đều thừa nhận rằng đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng kinh tế: muốn có tăng trưởng kinh tế thì phải có đầu tư. Mô hình Harrod – Domar là một trong những mô hình giản đơn cho thấy rất rõ mối tương quan giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Harrod - Domar cho rằng nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 56 gia, tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia phụ thuộc vào mức tăng vốn đầu tư để tạo ra vốn sản xuất trong nền kinh tế. Đây là mô hình phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài để phân tích tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế cũng như ứng dụng mô hình trong hoạch định chính sách kinh tế của địa phương. Từ các phương trình của mô hình có thể rút ra các tính toán để phục vụ cho công tác kế hoạch hoá như tính tốc độ tăng trưởng sản lượng quốc gia, vốn đầu tư của nền kinh tế trong một giai đoạn (I), tỷ lệ đầu tư (s) và quy mô GDP (Y)… Từ mô hình Harrod-Domar, Kasliwal (1995) đưa ra công thức tăng trưởng như sau: Tốc độ tăng trưởng = Lượng đầu tư x ICOR. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 57 Bảng số liệu ví dụ về mối quan hệ giữa đầu tư và hiệu quả đầu tư. Đầu tư và tăng trưởng ở các nước đang phát triển (1960 -1984) Nước Tốcđộ tăng GDP trên đầu người Tỷ lệ đầu tư/GDP ICOR Nhóm tăng trưởng cao Philipines 2,5 17 4,3 Colombia 2,7 14 3,9 Turkey 3,1 14 3,6 Mexico 3,4 16 3,3 Malyasia 4,3 16 3,3 Brazil 4,4 19 3,7 Thailand 4,5 17 3,3 Greece 4,6 18 4,5 HongKong 6,1 27 3,9 Korea 6,4 17 2,7 Botswana 7,3 27 3,2 Singapore 7,4 24 3,3 Trung bình nhóm tăng trưởng cao 4,5 18 3,6 Trung bình nhóm tăng trưởng thấp 0,4 11 7,2 Nguồn: Kasliwal 1995 – Báo cáo phát triển thế giới Bảng số liệu trên cho thấy mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tỷ lệ đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Những nước với tỷ lệ đầu tư cao có khuynh hướng sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn, thể hiện ở hệ số ICOR thấp hơn, tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Cũng từ bảng số liệu cho thấy sự khác biệt trong hệ số ICOR giữa các nước, ICOR đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa các nước so với tỷ lệ đầu tư trên GDP. Điều này có nghĩa là yếu tố hiệu quả kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 58 Để đẩy nhanh tăng trưởng cần tăng tiết kiệm để gia tăng đầu tư. Nhưng nếu GDP/người thấp thì khó mà nâng cao tỷ lệ tiết kiệm. Đây là trở ngại của nhiều quốc gia có thu nhập thấp. Những nước có tỷ lệ đầu tư cao có khuynh hướng sử dụng vốn đầu tư hiệu quả hơn, thể hiện ở hệ số ICOR thấp hơn, tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Như vậy hệ số ICOR càng thấp thì chứng tỏ đầu tư càng hiệu quả. Hệ số ICOR thấp hơn có nghĩa là cần một tỷ lệ đầu tư/GDP thấp hơn để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, theo quy luật về lợi tức biên giảm dần, khi nền kinh tế càng phát triển (GDP/đầu người tăng lên) thì hệ số ICOR sẽ gia tăng, lúc này tiền lương gia tăng cao và nền kinh tế mang tính thâm dụng vốn, nền kinh tế cần một tỷ lệ đầu tư/GDP cao hơn để duy trì cùng một tốc độ tăng trưởng. Theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, đối với các nước đang phát triển, trung bình chung ICOR = 3, đối với các nước phát triển hệ số này là 5. Lý do ICOR tăng dần là do năng suất biên của vốn sản xuất giảm dần. 2.2.2. Ứng dụng mô hình Harrod - Domar trong phân tích tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế Tỉnh Long An Để đo lường nguồn tiết kiệm trong và ngoài nước ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP, có thể mở rộng việc ứng dụng mô hình Harrod - Domar vào tính toán tác động của đầu tư đến tăng trưởng kinh tế như sau: * Tốc độ tăng trưởng GDP: gY = s / ICOR gY : tốc độ tăng trưởng GDP, s : tỷ lệ đầu tư quốc gia. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 59 S : tổng tiết kiệm quốc gia, với S= I= Id + If , trong đó Id là tiết kiệm trong nước, If là tiết kiệm nước ngoài. * Tốc độ tăng trưởng GDP do đầu tư khu vực công mang lại: đầu tư khu vực công là đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước. gYg = sg / ICOR sg = Ig: là tiết kiệm của khu vực công * Tốc độ tăng trưởng GDP do đầu tư khu vực tư mang lại: đầu tư khu vực tư là đầu tư của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước, nước ngoài và dân cư. gYp = sp / ICOR Sp : tiết kiệm khu vực tư , Sp= Ip = Sf + Se + Sh , trong đó: Se : tiết kiệm của các doanh nghiệp, Sf : tiết kiệm của đầu tư nước ngoài, Sh : tiết kiệm của dân cư. 2.2.3. Khung phân tích của đề tài - Thu thập số liệu về tổng vốn đầu tư xã hội và tổng GDP qua niên giám thống kê của Tỉnh trong thời gian 20 năm từ 1987-2007. - Thu thập số liệu tổng vốn đầu tư của khu vực công và khu vực tư. - Tính toán động thái tăng trưởng, tỷ lệ đầu tư trên GDP và trên tổng vốn đầu tư xã hội của hai khu vực. So sánh mức độ tác động đầu tư của hai khu vực đến GDP toàn Tỉnh. - Dựa vào các số liệu thu thập, xây dựng hàm hồi quy GDP = f(I) để tính tương quan giữa tổng đầu tư - tăng trưởng và tổng đầu tư hai khu vực – tăng trưởng. Vẽ đồ thị minh hoạ chung. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 60 Sử dụng phần mềm SPSS để tính kết quả các biến, các hệ số hồi quy và giải thích ý nghĩa của chúng. Qua đó, đánh giá mức độ tương quan các biến, tính toán và kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy. - Kết hợp mô hình hồi quy đã xây dựng và kết quả tính toán để đưa ra nhận xét về mức độ đóng góp đầu tư của tổng đầu tư xã hội và tổng đầu tư hai khu vực đến GDP và đưa ra các giải pháp, khuyến nghị trong hoạch định chính sách đầu tư của Tỉnh. 2.2.4. Kết quả tính toán 2.2.4.1. Mô hình tính tương quan GDP của Tỉnh với vốn đầu tư công và vốn đầu tư khu vực tư I_g: đầu tư khu vực công I_p: đầu tư khu vực tư. Model Summary(b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df 1 df2 Sig. F Change 1 ,986(a) ,973 ,970 392,500 ,973 324,469 2 18 ,000 ,861 a Predictors: (Constant), I_P, I_G b Dependent Variable: GDP ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 99972986,029 2 49986493,014 324,469 ,000(a) Residual 2773011,114 18 154056,173 Total 102745997,143 20 a Predictors: (Constant), I_P, I_G b Dependent Variable: GDP Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 61 Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolera nce VIF 1 (Constant) 983,442 294,114 3,344 ,004 I_G 1,608 ,484 ,196 3,323 ,004 ,431 2,320 I_P 2,998 ,213 ,830 14,075 ,000 ,431 2,320 a Dependent Variable: GDP Từ kết quả ước lượng mô hình Linear, R2 cho biết mức độ % của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. - R2 = 0,973 có nghĩa là 97,3% sự thay đổi của GDP được giải thích bởi sự thay đổi của tổng vốn đầu tư của hai khu vực. Còn lại 2,7% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình đề cập. - Kết quả thống kê F trong bảng ANOVA là 324,469 với mức ý nghĩa tương ứng Sig = 0,000 (<0,05) nên R2 thực sự có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%, nói cách khác mô hình phù hợp với dữ liệu. - Sig của thống kê t tương ứng với hệ số hồi quy trong bảng Coefficients của I_g và I_p lần lượt là 0,004 và 0,000 cho thấy một hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (vì Sig của thống kê t nhỏ hơn 0,05). - Biến phụ thuộc (Dependent variable) GDP, bảng số liệu cho biết khi tổng vốn đầu tư khu vực tư tăng 1 đơn vị thì tổng GDP tăng 3 đơn vị với giả định quy mô đầu tư khu vực công không đổi, và khi tổng vốn đầu tư khu vực công tăng 1 đơn vị thì tổng GDP tăng 1,6 đơn vị với giả định quy mô đầu tư khu vực tư không đổi. - Hệ số hồi quy quy đổi của I_g là 0,484 và I_p là 0,830 cho biết tổng đầu tư của hai khu vực có tác động đến tăng trưởng GDP toàn tỉnh, trong đó đầu tư khu vực tư có tác động nhiều hơn đầu tư của khu vực công. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 62 Phương trình ước lượng tăng trưởng GDP theo hai khu vực: GDP = 983,442 + 1,608 I_g + 2,998 I_p. t = 3,344 t = 3,323 t = 14,075 Kết luận: vốn đầu tư của khu vực tư và khu vực công có tác động đến tăng trưởng GDP của toàn Tỉnh. 2.2.4.2. Mô hình tính tương quan GDP của Tỉnh với tổng vốn đầu tư toàn xã hội Model Summary(b) Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Change Statistics Durbin- Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 ,983(a) ,966 ,965 426,532 ,966 545,756 1 19 ,000 ,701 a Predictors: (Constant), I b Dependent Variable: GDP ANOVA(b) Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 99289329,684 1 99289329,684 545,756 ,000(a) Residual 3456667,459 19 181929,866 Total 102745997,143 20 a Predictors: (Constant), I b Dependent Variable: GDP Coefficients(a) Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 483,047 188,469 2,563 ,019 I 2,605 ,111 ,983 23,361 ,000 1,000 1,000 a Dependent Variable: GDP Từ kết quả ước lượng mô hình Linear, R2 cho biết mức độ % của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 63 - Bảng số liệu cho thấy, R2 = 0,966 có nghĩa là 96,6% sự thay đổi của GDP được giải thích bởi sự thay đổi của vốn đầu tư. Còn lại 3,4% được giải thích bởi các biến ngoài mô hình đề cập. - Kết quả thống kê F trong bảng ANOVA là 545,756 với mức ý nghĩa tương ứng Sig = 0,000 (<0,05) nên R2 thực sự có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%, nói cách khác mô hình phù hợp với dữ liệu. - Sig của thống kê t tương ứng với hệ số hồi quy trong bảng Coefficients thì ta có một hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (vì Sig của thống kê t nhỏ hơn 0,05). - Biến phụ thuộc (Dependent variable) GDP, bảng số liệu cho biết khi tổng vốn đầu tư xã hội tăng 1 đơn vị thì GDP tăng 2,6 đơn vị. - Hệ số hồi quy quy đổi là 0,983 cho biết yếu tố vốn đầu tư đóng góp đến 98,3% đối với tăng trưởng GDP của toàn Tỉnh. Phương trình ước lượng tăng trưởng là: GDP = 483,047 + 2,605 I t = 2,563 t = 23,631 Kết luận: Tổng vốn đầu tư xã hội có tương quan đến tăng trưởng GDP của Tỉnh. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 64 Từ kết quả các số liệu tính toán, ta có đồ thị tương quan như sau: Sơ đồ 2.2: Tương quan GDP và vốn đầu tư Đồ thị tương quan GDP và vốn đầu tư 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 0 1000 2000 3000 4000 vốn đầu tư G D P GDP Linear (GDP) Kết luận Chương 2 Nhìn chung, thời gian qua đầu tư công đã có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, đã góp phần giữ được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển đổi, hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện đáng kể, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế đều phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, xoá đói giảm nghèo và thu hút được lượng lớn nhà đầu tư vào Tỉnh. Thực trạng và cơ cấu đầu tư của Tỉnh qua các giai đoạn nhìn chung rất phù hợp với lý thuyết đầu tư trình bày ở Chương 1, trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, quy mô chi đầu tư công của ngân sách nhà nước chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng đầu tư xã hội. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 65 - Hệ số ICOR khu vực công còn cao, Tỉnh cần có giải pháp tốt hơn trong hoạch định chính sách đầu tư và phân bổ đầu tư có hiệu quả hơn để tạo ra một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn. Qua tính toán bằng phần mềm SPSS với số liệu thống kê thu thập được từ 1987-2007 của Long An, khẳng định: - Có mối tương quan tỷ lệ thuận giữa đầu tư với tăng trưởng kinh tế như các mô hình lý thuyết đã khẳng định ở Chương 1. - Kết quả ước lượng mô hình hai khu vực (mô hình 3.4.1) với hệ số hồi quy quy đổi I_g = 0,484, I_p = 0,830 cho thấy: đầu tư khu vực công có tác động đến tăng trưởng kinh tế chung của toàn Tỉnh ít hơn đầu tư khu vực tư. Điều này cho thấy có phần vì đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội có vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, tác động đến tăng trưởng GDP có độ trễ. Tuy nhiên, điều này cũng gợi lên cho các nhà lãnh đạo suy nghĩ phải xem xét lại chính sách và cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn tới sao cho đạt hiệu quả hơn. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 66 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN Từ phân tích thực trạng và kết quả kiểm định tác động đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế của Tỉnh ở Chương 2 cho thấy, tăng trưởng kinh tế của Tỉnh thời gian qua phụ thuộc chủ yếu vào vốn đầu tư, hệ số ICOR của Tỉnh cao, điều này nói lên vì sao để tạo được một đơn vị tăng trưởng GDP, Tỉnh lại cần phải đầu tư nhiều hơn so với các Tỉnh khác trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. 3.1. Đầu tư công trong chiến lược phát triển của Tỉnh Là Tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước, là vành đai dãn nở công nghiệp và đô thị của TP Hồ Chí Minh, Long An có nhiều cơ hội thuận lợi trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh từ nay đến 2015, giải pháp chính của Tỉnh vẫn là tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và có chính sách huy động mọi nguồn lực để thực hiện đầu tư, trong cơ cấu phân bổ đầu tư công phải có trọng tâm, trọng điểm đi đôi với các giải pháp điều hành hữu hiệu thỉ mới đạt kết quả cao. Cũng trong giai đoạn này, dự báo các chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ VIII đã, đang đầu tư sẽ tiếp tục phát triển, tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và an sinh xã hội. Nhiều danh mục công trình được TW và địa phương đã và đang đầu tư trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế phát triển kinh tế như Quốc lộ N1, Quốc lộ N2, Quốc lộ 50, đường cao tốc, Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 67 Cảng Long An, cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp, Mỹ Quý Tây, hạ tầng trong và ngoài các khu cụm công nghiệp, dân cư và đô thị đã và đang tập trung đầu tư tạo điều kiện thu hút trực tiếp của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài dự báo sẽ tăng đột biến trong kỳ kế hoạch, một số mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế năng động, hiệu quả được nhân rộng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Tuy nhiên, Long An vẫn có một số khó khăn, thách thức trong đầu tư công đó là: Nhu cầu đầu tư phát triển rất lớn, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trong khi nguồn vốn thì có hạn; Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nhất là trình độ nghiệp vụ chuyên sâu. Trình độ quản lý đầu tư chưa theo kịp tốc độ phát triển của xã hội. Dự báo trong 5 năm 2010-2015, về khả năng tích lũy và tiêu dùng trong nội bộ nền kinh tế, tổng GDP (giá hiện hành) đạt khoảng 104.500 tỷ đồng. Tổng quỹ tiêu dùng chiếm 70%, tỉ lệ tiết kiệm nội địa 30%. Nguồn vốn huy động từ tiết kiệm trong tỉnh để đầu tư đạt 75% tổng tiết kiệm, tương đương 25.600 tỷ đồng, bằng 24,5% GDP. Dự tính nguồn tiết kiệm từ những địa phương khác đầu tư trên địa bàn tỉnh khoảng 3.500 tỷ đồng. Về khả năng thu hút nguồn vốn từ bên ngoài , với việc đổi mới các cơ chế chính sách thu hút nguồn vốn nước ngoài, cải cách thủ tục hành chính, đầu tư hạ tầng, đặc biệt hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, điện, nước..., gia tăng thu hút đầu tư, góp phần tăng trưởng kinh tế, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý. Dự báo nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) trong 5 năm thu hút khoảng 1.000 triệu USD. Nguồn vốn khác như ODA hay NGO thu hút có giới hạn nhất định. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 68 Về khả năng cân đối ngân sách Nhà nước, dự báo tỉ lệ thu ngân sách đạt 9% GDP, dự báo cân đối ngân sách trong 5 năm giai đoạn 2010-2015 như sau: - Tổng thu ngân sách Nhà nước (giá hiện hành) khoảng 9.400 tỷ đồng. Thu từ nguồn trợ cấp của Trung ương là 1.200 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách dự kiến là 9.800 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển chiếm tỉ lệ trên 40% tổng chi ngân sách Nhà nước (tính cả các khoản vay và tạm ứng). - Tăng trưởng kinh tế: phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm khoảng 15% cho cả giai đoạn 2010-2015 Trong đó: Khu vực I tăng trưởng 5,5%; Khu vực II tăng 20,3% và Khu vực III là 15,2%. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: dự kiến cộng thêm yếu tố trượt giá trong từng khu vực kinh tế, đến năm 2015, Khu vực I chiếm 25-26%; Khu vực II chiếm 42-43%; Khu vực III chiếm 30-31%. - Đầu tư: để đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 15%/năm giai đoạn 2010-2015, tỉ lệ đầu tư/GDP phấn đấu đạt từ 47- 49%. - Thu chi ngân sách: đảm bảo tốc độ tăng thu và chi ngân sách cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP, đạt ít nhất là 15%/năm (đã trừ đi lạm phát) cho cả giai đoạn 2010-2015. - Về nhu cầu vốn đầu tư phát triển, trong 5 năm 2010-2015 hệ số suất đầu tư (ICOR) dự kiến khoảng 3,52. Để đảm bảo mục tiêu phát triển 15% năm cần huy động nguồn vốn đầu tư khoảng 45,5% GDP, tức là khoảng 47.000 tỷ đồng. Trong đó: Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 69 + Nguồn vốn ngân sách Nhà nước: 9.850 tỷ đồng, chiếm 21% tổng vốn đầu tư. Trong đó: Vốn ngân sách trung ương: 4.700 tỷ đồng, chiếm 10% tổng vốn đầu tư; Vốn ngân sách địa phương:5.150 tỷ đồng, chiếm 11% tổng vốn đầu tư. + Nguồn vốn DN trong nước: 11.850 tỷ đồng, chiếm 25% tổng vốn đầu tư. + Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: 17.5000 tỷ đồng, chiếm 32% tổng vốn đầu tư. + Nguồn vốn tín dụng: 1.800 tỷ đồng, chiếm 4% tổng vốn đầu tư. + Vốn dân cư và vốn huy động khác: 6.000 tỷ đồng, chiếm 18% tổng vốn đầu tư. - Dự kiến phân bổ nguồn vốn: Đầu tư Nông lâm ngư nghiệp: 5.100 tỷ đồng (ICOR là 2,52) chiếm 10,9%; Đầu tư lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng : 23.600 tỷ đồng (ICOR là 3,35) chiếm 50,2%; Đầu tư Thương mại - Dịch Vụ: 18.300 tỷ đồng (ICOR là 4,27) chiếm 38,9%. Sơ đồ 3.1: Cơ cấu đầu tư công 2010-2015 Cơ cấu đầu tư công giai đoạn 2010-2015 Thương mại - Dịch vụ 38.90% Công nghiệp Xây dựng 50.20% Nông Lâm Ngư nghiệp, 10.90% Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Long An Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 70 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công 3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công  Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch Để đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch từ tỉnh đến huyện, quy hoạch phải do Tỉnh quản lý, điều phối chung, không được mạnh ai nấy làm. Quy hoạch phải được hiệu chỉnh kịp thời, đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường. Phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Chuyển mạnh từ lối quy hoạch hành chính, áp đặt và thiếu khả thi, không tính đến nhu cầu của thị trường sang quy hoạch xuất phát từ yêu cầu của thị trường, từ đó có bước đi và lộ trình đầu tư có hiệu quả hơn Để tạo được các nguồn vốn bền vững và đa dạng, công tác quy hoạch phải luôn đi trước một bước. Các ngành, các cấp cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, coi trọng chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, phải coi quy hoạch là cơ sở xuất phát để xây dựng các kế hoạch đầu tư phát triển của ngành, của địa phương.  Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước thường xuyên hơn, liên tục hơn để chống thất thoát lãng phí trong đầu tư công. Một là, xây dựng các thể chế quản lý chi tiêu công trong từng thời kỳ cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước. Với tư cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia và liên quan đến việc thực hiện phân bổ và sử dụng các nguồn Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 71 lực tài chính công, nên vấn đề xuyên suốt của quản lý chi tiêu công phải thực hiện được các mục tiêu của Chính phủ đề ra và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Cụ thể là phải xây dựng các thể chế nhằm tạo ra một khu vực công năng động, bao gồm tăng cường xây dựng các thể chế về chính sách, chính quyền có khả năng xây dựng và phối hợp chính sách trong việc lựa chọn mục tiêu chiến lược, phân bổ nguồn lực gắn kết với kế hoạch và chính sách, thực hiện, kiểm soát và đánh giá kết quả các hoạt động chi tiêu công. Hai là, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án đầu tư công. Kiểm toán nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính cần tăng cường công tác chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lượng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, vượt dự toán lớn. Cần thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất, kể cả trách nhiệm đối với nhà thầu, tư vấn giám sát trong việc xác nhận thanh toán khối lượng thiếu trung thực, không đúng quy định. Việc thanh toán vốn đầu tư phải được tiến hành theo đúng quy trình và phương thức thanh toán theo tiến độ thực hiện. Ba là, sử dụng nguồn vốn Ngân sách tập trung, chống dàn trải, chống thất thoát, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực và lãng phí. Xử lý kịp thời, nghiêm minh trong việc sử dụng Ngân sách Nhà nước cho đầu tư công. Làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với Thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nước trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí và chi tiêu không đúng mục đích. Phải kiên quyết đình Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 72 hoãn những dự án không hiệu quả, không bố trí vốn những dự án không đủ thủ tục đầu tư, không phê duyệt dự án nếu không xác định được nguồn vốn thực hiện cho việc đầu tư mới. Bốn là, có chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư. Người quyết định đầu tư sai, gây lãng phí, thất thoát phải bị xử phạt hành chính, cắt chức hoặc truy cứu trách nhiệm. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lượng của dự án, chấm dứt tình trạng giao cho người không đủ điều kiện năng lực và chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý dự án. Sắp xếp Ban quản lý dự án theo đúng các tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp. Chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thường xuyên Ban quản lý dự án, phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời. Năm là, cần nâng cao chất lượng sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng hơn nữa. Đó là cách huy động vốn theo chiều sâu. Cần khắc phục tư duy cho rằng hạ tầng địa phương yếu kém nên bất cứ dự án hạ tầng nào cũng sẽ đưa lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế-xã hội. Qua kết quả tính toán 20 năm cho thấy hiệu quả đầu tư khu vực công thấp, vì vậy cần xem xét thứ tự ưu tiên trong đầu tư. Muốn vậy, phải có phương pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng, từ đó mới có cơ sở xác định thứ tự ưu tiên các dự án một cách thuyết phục. Hiện tại, các dự án đầu tư của Tỉnh còn quá sơ sài, còn nhiều nhược điểm, chưa có dự án đầu tư công nào phân tích hiệu quả kinh tế-xã hội. Phương pháp phân tích chi phí vòng đời chưa được áp dụng trong so sánh chọn lựa phương án. Đánh giá tác động môi trường nếu có chỉ là hình thức. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 73  Cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư: Giải pháp này dựa vào bằng chứng về sự thiếu tập trung trong phân bổ đầu tư công đã đưa ra ở chương 2. Cần khắc phục tư duy đầu tư dàn trải cho tất cả các ngành với tỷ lệ đều nhau. Nên tăng đầu tư cho kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp đã quy hoạch từ nhiều nguồn khác nhau, tạo cú hích tác động lan toả đến các ngành khác để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.  Cần đánh giá hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế chung, cần chú ý rằng hiệu quả kinh tế và xã hội khi phát triển một công trình hạ tầng chỉ đạt mức độ cao nhất khi xây dựng lần đầu, mức độ hiệu quả sẽ giảm đi nhiều khi nâng cấp và mở rộng nó. Thế nhưng đấy vẫn là việc phải làm sau một thời gian đưa công trình vào sử dụng, do đó góp phần làm chỉ số ICOR cao dần trong khi chỉ số đó hiện tại đã rất cao. Vì vậy, cần đánh giá hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế chung của Tỉnh, các dữ liệu giám sát và đánh giá cần được đưa vào quỹ đầu tư để làm tài liệu tham khảo khi xây dựng quy hoạch và lập dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.  Tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế sử dụng quỹ đất, tạo quỹ đất để tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng bằng cách phát triển các khu đô thị mới, khu, cụm công nghiệp tập trung trên cơ sở sử dụng quỹ đất hợp lý theo quy hoạch.  Cần có sự phối hợp giữa chi đầu tư công và chi thường xuyên cho bảo dưỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng. Sự thiếu phối hợp này là nhược điểm của hệ thống ngân sách kép: ngân sách đầu tư xây dựng do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị nhưng ngân sách chi thường xuyên Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 74 lại do Sở Tài chính trình duyệt. Hiện nay, phần lớn công trình hạ tầng mới xây dựng xong chưa bao lâu đã xuống cấp nhưng không được duy tu. bảo dưỡng, qua thời gian thì chi phí bảo dưỡng sẽ tănng nhiếu, nếu không kịp đáp ứng công trình sẽ xuống cấp nhanh. Kinh nghiệm ở Châu Phi cho thấy cứ thiếu 1 đồng vốn sửa chữa kịp thời cho công trình giao thông thì sau này sẽ tốn 4 đồng để xây lại nó. 3.2.2. Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực tư Như đã nêu trên, để đáp ứng nhu cầu phát triển, trong những năm tới, việc huy động GDP vào đầu tư kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải tăng lên. Để đảm bảo có đủ lượng vốn cần, việc đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kết cấu hạ tầng được coi là giải pháp mang tính đột phá, với lợi thế phát triển, Tỉnh Long An có nhiều cơ hội huy động đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng. Để tận dụng tốt các cơ hội, vượt qua thách thức, cần thực hiện một số biện pháp chủ yếu sau:  Cải tiến mạnh mẽ việc hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật : Từ bằng chứng về đóng góp cao của khu vực tư vào tăng trưởng qua phương trình ước lượng tăng trưởng GDP theo hai khu vực đã tính toán: GDP = 983,442 + 1,608 I_g + 2,998 I_p, cho thấy trong giai đoạn hiện nay, trên địa bàn Tỉnh, đầu tư khu vực tư đang lớn mạnh và phát triển. Vì vậy Tỉnh cần đẩy mạnh thu hút đầu tư khu vực tư, trong cơ cấu đầu tư cần khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng bằng các hình thức thích hợp để giảm dần danh mục các công trình sử dụng 100% vốn nhà nước. Vốn nhà nước chỉ tập trung đầu tư công tác quy hoạch, hỗ trợ các công trình hạ Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 75 tầng trọng yếu, đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước với các hình thức đa dạng hơn như BOT, BTO, BT…  Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, cần nghiên cứu thực hiện hình thức hợp tác đầu tư công tư (Public Private Partnership - PPP). Đây là hình thức giảm được chi phí thực hiện và san sẻ rủi ro. Theo kinh nghiệm ứng dụng PPP ở Singapore, mức giảm chi phí thực hiện dự án có thể đạt tới 15 - 20%. Các lĩnh vực đầu tư khuyến khích phát triển theo hình thức này gồm: giao thông, cấp nước, y tế và giáo dục.  Tiếp tục cải tiến thủ tục hành chính, thực hiện tốt hoạt động xúc tiến đầu tư, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách thuận lợi để tiếp nhận các doanh nghiệp nhất là các đơn vị di dời từ TP.HCM; Chú trọng đến các giải pháp thu hút vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư vào đầu tư phát triển. Tóm lại, các giải pháp nhìn chung có quan hệ tương tác lẫn nhau và để thực hiện đòi hỏi nhà nước phải tăng cường hiệu quả quản lý của mình. Thực tế, tác động đến tăng trưởng kinh tế ngoài yếu tố vốn đầu tư còn có một số yếu tố khác như lạo động, khoa học công nghệ… nhưng đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư. Do đó, về dài hạn, để nâng cao hiệu quả đầu tư công và duy trì được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao ở mức hợp lý đi đôi với tăng phúc lợi và xoá đói giảm nghèo, đòi hỏi phải có cách tiếp cận sâu hơn trong xây dựng chính sách, vì vậy vẫn cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa bằng những nghiên cứu tiếp theo. Luận văn Thạc sĩ – Cao học K15 SVTH: Ngô Lý Hoá GVHD: PGS TS Sử Đình Thành 76 KẾT LUẬN Với nội dung nghiên cứu của luận văn được trình bày ở các phần trên đã minh chứng rằng, trong thời gian qua đầu tư công đã có tác động tích cực không những đến tăng trưởng kinh tế của Long An mà cả trong lĩnh vực an sinh xã hội, thu hút đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả đầu tư công chưa cao, do nền kinh tế Long An có điểm xuất phát thấp nên phải đầu tư nhiều vào các công trình kết cấu hạ tầng, loại dự án này đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, tác động đến tăng trưởng GDP có độ trễ nhất định. Với nhu cầu đầu tư giai đoạn tới rất lớn nhưng nguồn lực nhà nước có hạn, Tỉnh cần có những cơ chế, chính sách hợp lý để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng bằng các hình thức thích hợp để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Tỉnh. Thực tế chứng minh rằng, sự phát triển của xã hội trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại đã cho thấy đầu tư công hoàn toàn không mất đi mà trái lại nó tạo ra sự tái phân phối giữa các khu vực trong nền kinh tế mà Chính phủ là người đóng vai trò là một trung tâm của quá trình tái phân phối thu nhập thông qua các khoản đầu tư công. Với ý nghĩa đó, đầu tư công đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang có những bước chuyển đổi nhằm sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả. Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, đầu tư công chuyển mạnh sang đầu tư cho phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, cho sự nghiệp giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có một vai trò rất lớn trong đầu tư công để tạo những bước đột phá phát triển đất nước. /.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An.pdf
Luận văn liên quan